Tải bản đầy đủ (.pdf) (109 trang)

Đánh giá thực trạng chất lượng nước mặt khu vực ba cửa sông văn úc, ba lạt, cửa đáy thuộc bốn tỉnh hải phòng, thái bình, nam định và ninh bình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.02 MB, 109 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

NGUYỄN ANH TUẤN

ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG NƯỚC MẶT
KHU VỰC BA CỬA SÔNG VĂN ÚC, BA LẠT, CỬA ĐÁY
THUỘC BỐN TỈNH HẢI PHÒNG, THÁI BÌNH,
NAM ĐỊNH VÀ NINH BÌNH

Ngành:

Khoa học mơi trường

Mã số:

8 44 03 01

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Nguyễn Xuân Thành

NHÀ XUẤT BẢN HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP - 2017


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiên
cứu được trình bày trong luận văn là trung thực, khách quan và chưa từng dùng để bảo
vệ lấy bất kỳ học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được cám
ơn, các thơng tin trích dẫn trong luận văn này đều được chỉ rõ nguồn gốc.
Hà Nội, Ngày tháng

năm 2017



Tác giả luận văn

Nguyễn Anh Tuấn

i


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hồn thành luận văn, tơi đã nhận được
sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của các thầy cơ giáo, sự giúp đỡ, động viên của bạn bè,
đồng nghiệp và gia đình.
Nhân dịp hồn thành luận văn, cho phép tơi được bày tỏ lịng kính trọng và biết
ơn sâu sắc tới PGS.TS Nguyễn Xuân Thành đã tận tình hướng dẫn, dành nhiều công
sức, thời gian và tạo điều kiện cho tơi trong suốt q trình học tập và thực hiện đề tài.
Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn chân thành tới Ban Giám đốc, Ban quản lý đào tạo, Khoa
Môi Trường - Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã tận tình giúp đỡ tơi trong q trình học
tập, thực hiện đề tài và hồn thành luận văn.
Tơi xin chân thành cảm ơn tập thể cán bộ Trung tâm Quy hoạch và Quản lý tổng hợp
vùng duyên hải khu vực phía Bắc. Xin cảm ơn các hộ gia đình và người dân đã tạo điều
kiện cho việc thu thập tài liệu, điều tra phỏng vấn cũng như những đóng góp ý kiến
đánh giá thực trạng môi trường trên địa bàn 6 huyện (Kiến Thụy, Tiễn Lãng, Thái Thụy,
Tiền Hải, Giao Thủy, Kim Sơn) chọn nghiên cứu, đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho tơi
trong suốt q trình thực hiện đề tài.
Xin chân thành cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè, đồng nghiệp đã tạo mọi điều
kiện thuận lợi và giúp đỡ tơi về mọi mặt, động viên khuyến khích tơi hồn thành luận văn.
Hà Nội, Ngày tháng

năm 2017


Tác giả luận văn

Nguyễn Anh Tuấn

ii


MỤC LỤC
Lờı cam đoan ..................................................................................................................... i
Lời cảm ơn ........................................................................................................................ ii
Mục lục .......................................................................................................................... iii
Danh mục chữ viết tắt ...................................................................................................... vi
Dach mục bảng ............................................................................................................... vii
Danh mục hình ............................................................................................................... viii
Trích yếu luận văn ........................................................................................................... ix
Thesis abstract.................................................................................................................. xi
Phần 1. Mở đầu ............................................................................................................... 1
1.1.

Tính cấp thiết của đề tài ..................................................................................... 1

1.2.

Mục đích và yêu cầu .......................................................................................... 2

1.2.1.

Mục tiêu nghiên cứu .......................................................................................... 2

1.2.2.


Yêu cầu nghiên cứu ........................................................................................... 2

Phần 2. Tổng quan nghiên cứu ..................................................................................... 3
2.1.

Khái niệm về lưu vực sông và cửa sông ............................................................ 3

2.1.1.

Thuật ngữ về lưu vực sông, cửa sông ................................................................ 3

2.1.2.

Các nghiên cứu về khu vực cửa sông ở việt nam .............................................. 6

2.2.

Hiện trạng chất lượng nước mặt khu vực cửa sông việt nam ............................ 9

2.3.

Hiện trạng chất lượng nước mặt khu vực cửa sông ven biển trên thế giới ...... 14

2.4.

Các nghiên cứu ứng dụng nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường nước
mặt cửa sông ven biển trên thế giới và việt nam ............................................. 17

2.4.1.


Nghiên cứu giảm thiểu ô nhiễm cửa sông ven biển trên thế giới. ................... 17

2.4.2.

Nghiên cứu giảm thiểu ô nhiễm cửa sông ven biển ở việt nam. ...................... 20

2.5.

Kết quả nghiên cứu, đánh giá về chất lượng môi trường nước khu vực 3
cửa sông văn úc, ba lạt, cửa đáy trước năm 2015. ........................................... 23

Phần 3. Đối tượng, phạm vi, nội dung và phương pháp nghiên cứu ..................... 26
3.1.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................................... 26

3.2.

Nội dung nghiên cứu........................................................................................ 26

3.2.1.

Giới thiệu về địa điểm nghiên cứu ................................................................... 26

iii


3.2.2.


Thực trạng quản lý môi trường nước vùng cửa sông văn úc, ba lạt, cửa
đáy và nhận thức cửa người dân địa phương. .................................................. 26

3.2.3.

Điều tra nguyên nhân gây ô nhiễm và các nguồn xả thải từ đất liền và
nuôi trồng thủy sản đến khu vực 3 cửa sông nghiên cứu................................. 26

3.2.4.

Đánh giá thực trạng chất lượng nước mặt vùng cửa sông văn úc, ba lạt,
cửa đáy (kết quả quan trắc phân tích chất lượng nước mặt 2 mùa: mùa
khơ, mùa mưa) ................................................................................................. 26

3.2.5

Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng môi trường nước
mặt khu vực 3 cửa sông văn úc, ba lạt, cửa đáy .............................................. 27

3.3.

Phương pháp nghiên cứu ................................................................................. 27

3.3.1.

Phương pháp điều tra thu thập số liệu thứ cấp ................................................. 27

3.3.2.

Phương pháp điều tra thu thập số liệu sơ cấp .................................................. 27


3.3.3.

Phương pháp lấy mẫu nước mặt theo sơ đồ lấy mẫu ....................................... 27

3.3.4.

Phương pháp phân tích nước mặt .................................................................... 27

3.3.5.

Xử lý số liệu thống kê ...................................................................................... 28

Phần 4. Kết quả và thảo luận ...................................................................................... 32
4.1.

Giới thiệu khu vực 3 cửa sông: văn úc, ba lạt, cửa đáy thuộc bốn tỉnh hải
phịng, thái bình, nam định và ninh bình ......................................................... 32

4.1.1.

Khái quát điều kiện tự nhiên ............................................................................ 32

4.1.2.

Đặc điểm ktxh của vùng nghiên cứu ............................................................... 38

4.2.

Thực trạng quản lý môi trường vùng ba cửa sông văn úc, ba lạt, cửa đáy

và nhận thức của người dân địa phương .......................................................... 41

4.2.1.

Thực trạng quản lý môi trường vùng ba cửa sông ........................................... 41

4.2.2.

Nhận thức của người dân địa phương về vấn đề môi trường vùng 3 cửa
sông văn úc, ba lạt và cửa đáy ......................................................................... 49

4.3.

Các nguồn thải và ảnh hưởng của hoạt động kinh tế tới môi trường nước
vùng cửa sông ba lạt, văn úc và cửa đáy.......................................................... 50

4.3.1.

Ảnh hưởng của hoạt động nuôi trồng và khai thác thủy, hải sản. .................... 51

4.3.2.

Ảnh hưởng của rác thải công nghiệp và sinh hoạt ........................................... 52

4.3.3.

Ảnh hưởng của hoạt động khai thác cát ........................................................... 53

4.3.4.


Ảnh hưởng của hoạt động du lịch và dịch vụ tại vùng cửa sông và khu
du lịch ven biển ................................................................................................ 54

iv


4.3.5.

Hoạt động khai thác rừng ngập mặn ................................................................ 55

4.4.

Đánh giá hiện trạng môi trường nước vùng 3 cửa sông văn úc, ba lạt và
cửa đáy ............................................................................................................. 59

4.4.1.

Hiện trạng môi trường nước cửa sông văn úc.................................................. 59

4.4.2.

Hiện trạng môi trường nước cửa sông ba lạt ................................................... 64

4.4.3.

Hiện trạng môi trường nước cửa sông đáy ...................................................... 70

4.4.4.

Đánh giá chung chất lượng nước cửa sông ba lạt, văn úc và cửa đáy ............. 74


4. 5.

Đề xuất giải pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường khu vực ba cửa sông
văn úc, ba lạt, cửa đáy...................................................................................... 78

4.5.1.

Giải pháp về quản lý tổng hợp vùng cửa sông................................................. 78

4.5.2.

Giải pháp về quản lý các nguồn thải ra các sông lớn....................................... 78

4.5.3.

Giải pháp tuyên truyền, nâng cao nhận thức cộng đồng .................................. 79

4.5.4.

Giải pháp về cơng trình .................................................................................... 80

4.5.5.

Giải pháp về đầu tư tài chính ........................................................................... 80

Phần 5. Kết luận và kiến nghị ..................................................................................... 81
5.1.

Kết luận ............................................................................................................ 81


5.2.

Kiến nghị.......................................................................................................... 82

Tài liệu tham khảo .......................................................................................................... 83
Phụ lục ......................................................................................................................... 86

v


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Từ viết tắt

Nghĩa tiếng việt

ASEAN

Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á

TCVN

Tiêu chuẩn Việt Nam

UBND

Ủy ban nhân dân

BVTV


Bảo vệ thực vật

HST

Hệ sinh thái

BĐKH

Biến đổi khí hậu

NTB

Nam Trung Bộ

QCVN

Quy chuẩn Việt Nam

VQG

Vườn quốc gia

UNESCO

Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hiệp quốc

RAMSAR

Cơng ước quốc tế về bảo tồn và sử dụng một cách hợp lý và
thích đáng các vùng đất ngập nước


GDP

Tốc độ tăng trưởng kinh tế

CN – TTCN

Công nghiệp – Tiểu thủ công nghiệp

NTTS

Nuôi trồng thủy sản

BTNMT

Bộ tài nguyên môi trường

DO

Nồng độ ô xy hòa tan

BOD

Nhu cầu ô xy sinh học

COD

Nhu cầu ô xy hóa học

RMN


Rừng ngập mặn

vi


DACH MỤC BẢNG
Bảng 2.1. Tính chất hình thái động lực đặc trưng các thủy vực ven bờ biển Việt
Nam ................................................................................................................. 4
Bảng 2.2. Một số cửa sông tiêu biểu ven bờ miền Trung Việt Nam ............................... 6
Bảng 3.1. Thời gian lẫy mẫu nước cửa song đợt 2........................................................ 28
Bảng 3.3. Chỉ tiêu phân tích và phương pháp phân tích các mẫu nước vùng ba cửa
sông nghiên cứu. ........................................................................................... 28
Bảng 4.1. Mật độ dân số vùng ba cửa sông Văn Úc, Ba Lạt, cửa Đáy ......................... 38
Bảng 4.2. Hiện trạng kinh tế địa phương vùng ba cửa sông năm 2015 ........................ 39
Bảng 4.3. Tổng hợp phiếu điều tra cư dân vùng cửa sông Văn Úc, Ba Lạt và cửa
Đáy năm 2016 ............................................................................................... 49
Bảng 4.4. Diện tích ni trồng thủy sản vùng ba cửa sông Văn Úc, Ba Lạt, Đáy
năm 2015....................................................................................................... 52
Bảng 4.5. Tải lượng các chất ô nhiễm từ đất liền đối với nước biển ven bờ ................ 52
Bảng 4.6. Tổng thải lượng một số chất ô nhiễm đổ ra biển qua hệ thống sơng Thái
Bình và sơng Hơng ....................................................................................... 53
Bảng 4.7. Hiện trạng hoạt đông du lịch tại khu vực ba cửa sông Văn Úc, Đáy và Ba
Lạt 2015 ........................................................................................................ 54
Bảng 4.8. Hiện trạng đất ngập nước vùng cửa sông Văn Úc ........................................ 55
Bảng 4.9. Hiện trạng đất ngập nước vùng cửa sông Ba Lạt .......................................... 57
Bảng 4.10. Hiện trạng đất ngập nước vùng cửa sông Đáy ............................................. 58
Bảng 4.11. Kết quả phân tích các chỉ tiêu mơi trường nước khu vực 3 cửa sông Ba
Lạt, cửa Đáy và Văn Úc. ............................................................................... 76


vii


DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1.

Vị trí tương đối giữa các loại hình thủy vực ven bờ biển ............................ 3

Hình 3.1.

Sơ đồ dự kiến khảo sát đo đạc, lấy mẫu khu vực cửa Văn Úc................... 29

Hình 3.2.

Sơ đồ dự kiến khảo sát đo đạc, lấy mẫu khu vực cửa Ba Lạt .................... 30

Hình 3.3.

Sơ đồ dự kiến khảo sát đo đạc, lấy mẫu khu vực cửa Đáy ........................ 31

Hình 4.1.

Vị trí 3 cửa sơng Văn Úc, Ba Lạt, Đáy ...................................................... 32

Hình 4.2.

Sơ đồ cơ cấu tổ chức quản lý khai thác, sử dụng tài nguyên môi
trường cấp tỉnh vùng ba cửa sông. ............................................................. 43

Hình 4.3.


Vị trí lẫy mẫu cửa sơng Văn Úc................................................................. 59

Hình 4.4.

Giá trị đo pH các mẫu nước cửa sơng Văn Úc .......................................... 60

Hình 4.5.

Giá trị đo DO các mẫu nước cửa sơng Văn Úc ......................................... 60

Hình 4.6.

Giá trị đo COD các mẫu nước cửa sơng Văn Úc ....................................... 61

Hình 4.7.

Giá trị đo BOD các mẫu nước cửa sông Văn Úc ....................................... 62

Hình 4.8.

Giá trị đo Fe các mẫu nước cửa sơng Văn Úc ........................................... 63

Hình 4.9.

Giá trị đo Dầu mỡ khống các mẫu nước cửa sơng Văn Úc...................... 63

Hình 4.10. Vị trí lẫy mẫu cửa sơng Ba Lạt .................................................................. 65
Hình 4.11. Giá trị đo pH các mẫu nước cửa sơng Ba Lạt ............................................ 65
Hình 4.12. Giá trị đo DO các mẫu nước cửa sơng Ba Lạt ........................................... 66

Hình 4.13. Giá trị đo COD các mẫu nước cửa sông Ba Lạt ........................................ 67
Hình 4.14. Giá trị đo BOD các mẫu nước cửa sơng Ba Lạt ........................................ 68
Hình 4.15. Giá trị đo Fe các mẫu nước cửa sông Ba Lạt ............................................. 68
Hình 4.16. Vị trí lẫy mẫu cửa Đáy ............................................................................... 70
Hình 4.17. Giá trị đo pH các mẫu nước cửa sông Đáy ................................................ 71
Hình 4.18. Giá trị đo pH các mẫu nước cửa sơng Đáy ................................................ 71
Hình 4.19. Giá trị đo COD các mẫu nước cửa sơng Đáy ............................................ 72
Hình 4.20. Giá trị đo COD các mẫu nước cửa sông Đáy ............................................ 72
Hình 4.21. Giá trị đo Fe các mẫu nước cửa sơng Đáy ................................................. 73
Hình 4.22. Giá trị đo Dầu, mỡ, khống các mẫu nước cửa sơng Đáy ......................... 73

viii


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Tên tác giả: Nguyễn Anh Tuấn
Tên Luận văn: “Đánh giá thực trạng chất lượng nước mặt khu vực ba cửa sông Văn
Úc, Ba Lạt, cửa Đáy thuộc bốn tỉnh Hải Phịng, Thái Bình, Nam Định và Ninh Bình”.
Ngành: Khoa học Mơi trường

Mã số: 8 44 03 01

Tên cơ sở đào tạo: Học viện Nông nghiệp Việt Nam
1. Mục đích nghiên cứu
- Đánh giá thực trạng chất lượng nước mặt khu vực ba cửa sông Văn Úc, Ba Lạt,
cửa Đáy thuộc bốn tỉnh Hải Phịng, Thái Bình, Nam Định và Ninh Bình;
- Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng nước mặt khu vực ba cửa
sông Văn Úc, Ba Lạt, cửa Đáy thuộc bốn tỉnh Hải Phịng, Thái Bình, Nam Định và Ninh
Bình.
2. Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp
- Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp
- Phương pháp lấy mẫu nước mặt theo sơ đồ lấy mẫu
- Phương pháp quan trắc mực nước
- Phương pháp phân tích nước mặt
- Phương pháp xử lý, thống kê số liệu.
3. Kết quả chính và kết luận
Luận văn đã đưa ra được một số các vấn đề sau:
1. Khu vực 3 cửa sông Ba Lạt, Văn Úc và cửa Đáy nằm trong vùng duyên hải
đồng bằng Bắc Bộ, trải dài từ Cửa Văn Úc (tọa độ 20°40'28" vĩ độ Bắc và 106°42'37"
kinh độ Đông), cửa Ba Lạt (20°15'32" vĩ độ Bắc và 106°34'42" kinh độ Đông) đến Cửa
Đáy (19°55'7" vĩ độ Bắc và 106°5'45" kinh độ Đông), với tổng chiều dài khoảng 179
km. Khu vực này nằm trong phạm vi 6 huyện thuộc 4 tỉnh/thành phố: Hải Phịng, Thái
Bình, Nam Định và Ninh Bình.
2. Hiện trạng mơi trường nước vùng cửa sơng phụ thuộc vào các yếu tố tự nhiên
là Biển (sóng, dịng chảy), Sơng ngịi (lưu lượng nước, các dịng chảy ở cửa sơng), Địa
chất, địa mạo, yếu tố khí hậu, thời tiết và yếu tố con người với các hoạt động trong sản
xuất Công – Nông nghiệp và du lịch, sinh hoạt.
3. Chất lượng nước mặt tại khu vực 3 cửa sơng Ba Lạt, Văn Úc và cửa Đáy có
sự biến động các chỉ tiêu môi trường nước theo mùa. Nồng độ các chỉ tiểu có xu hướng

ix


giảm từ mùa khô sang mùa mưa. Theo không gian lấy mẫu thì nồng độ pH và DO tăng
dần từ cửa sơng ra phía biển cịn các chỉ tiêu như Fe, NH4+ ,COD, BOD, dầu mỡ đều có
xu hướng giảm, cụ thể:
- Tại cửa Văn Úc: Hàm lượng của một số thơng số chất lượng nước nằm ngồi
tiêu chuẩn cho phép, như nồng độ pH thấp hơn tiều chuẩn Việt Nam về nước mặt cho
mục đích NTTS, ngồi ra trong mùa khô nhiều mẫu thu được cho kết quả ô nhiễm Fe

nhưng ở mức độ thấp, nồng độ Fe cao nhất ở cửa Văn Úc đo được là 0,43mg/l. các
thông số pH, DO, Fe có xu hướng giảm từ mùa khô sang mùa mưa. Các chỉ tiêu COD,
BOD, TSS, Mn, Pb, As, Coliform, Clo hữu cơ, P hữu cơ và Dầu mỡ khống có xu
hướng tăng nhưng khơng lớn.
- Tại cửa Ba Lạt: Nồng độ sắt trong nước khá cao, vượt ngưỡng cho phép nhiều
lần, nông độ cao nhất mùa khô đo được là 2,83mg/l, nồng độ thấp nhất là 0,79 đo được
trong mùa mưa. Chỉ số COD cũng khá cao dao động từ 3,19 - 3,41. Các chỉ tiêu khác
khơng có biến động mạnh theo mùa và đều ở mức cho phép theo tiêu chuẩn Việt Nam.
- Tại cửa Đáy: Khơng có sự biến động mạnh của các chỉ tiêu phân tích theo
mùa, các biến động giới hạn ở một biên động rất nhỏ. Các mẫu nước sông cửa Đáy
khơng có biến động mạnh của các chỉ tiêu phân tích theo mùa, các biến động giới hạn ở
một biên động rất nhỏ. Ngoài các chỉ tiêu về COD, và Fe đang ở ngưỡng cao có một số
mẫu đã vượt tiêu chuẩn cho phép về NTTS thì các chỉ tiêu khác đều ở trong giới hạn
thấp hơn mức tiêu chuẩn cho phép của QCVN 08-MT: 2015/BTNMT.
4. Một số giải pháp giảm thiểu và ngăn chặn ô nhiễm nguồn nước ba cửa sông
Văn Úc, Đáy và Ba Lạt gồm: Quản lý tổng hợp vùng cửa sông ven biển, Quản lý nguồn
thải ra sông, giải pháp về nâng cao nhận thức cộng đồng cư dân vùng cửa sông, giải
pháp về đầu tư tài chính và xây dựng cơng trình.

x


THESIS ABSTRACT
Master Student: Nguyen Anh Tuan
Topic: “Assessment of the surface water quality of the three river mouths of Van
Uc, Ba Lat and Day River basins in four provinces of Hai Phong, Thai Binh, Nam
Dinh and Ninh Binh”.
Major: Environmental Sciences

Code: 8 44 03 01


Training Institute: Vietnam National University of Agriculture
1. Research objectives
- Assess current status of surface water quality in the three estuaries of Van Uc,
Ba Lat, and Day basins in four provinces of Hai Phong, Thai Binh, Nam Dinh and Ninh
Binh;
- Proposing some solutions to improve the surface water quality of the three
river mouths of Van Uc, Ba Lat and Day basins in the four provinces of Hai Phong,
Thai Binh, Nam Dinh and Ninh Binh.
2. Methodology
-Secondary data collection methods
- Method of primary data collection
- Surface water sampling according to the sampling scheme
- Method of monitoring water level
3. Conclusions and recommendations
Thesis has made the following contributions:
1. The Ba Lat, Van Uc and Day Estuary area is located in the Northern Delta,
stretching from Van Uc (coordinates 20 ° 40'28 "north latitude and 106 ° 42'37"
longitude East, Ba Lat (20 ° 15'32 "north latitude and 106 ° 34'42" east longitude) to
Cua Day (19 ° 55'7 "north latitude and 106o 5'45" east longitude ), With a total length of
about 179 km. This area is located in 6 districts of 4 provinces / cities: Hai Phong, Thai
Binh, Nam Dinh and Ninh Binh.
2. The state of the water environment in the estuary depends on the natural
elements of the sea (waves, streams), rivers (water flow, river mouth flows), geology,
geomorphology Climate, weather and human factors with activities in production Agriculture and tourism and living.

xi


3. Surface water quality in the three estuaries of Ba Lat, Van Uc and Day basins has

fluctuations in seasonal water quality parameters. Concentration of the indigenous species
tends to decrease from dry to rainy season. According to the sampling space, the pH and
DO levels increase gradually from the estuarine to the sea while the norms such as Fe,
NH4+, COD, BOD, Grease all tend to decrease, specifically:
- At the Van Uc: the content of some parameters of water quality is beyond the
allowed standard, such as pH lower than the Vietnamese standard for surface water for
aquaculture purposes, besides in the dry season many samples are obtained The results
of Fe pollution but at low level, the highest Fe concentration at Van Australian gate
measured was 0.43mg / l. PH, DO, Fe parameters tend to decrease from dry to rainy
season. The COD, BOD, TSS, Mn, Pb, As, Coliform, organic chlorine, organic P and
mineral oil tends to increase but not great.
- At the mouth of the Ba Lat River: The iron content in the water is quite high,
exceeding the allowable multiple times, the highest level in the dry season is 2.83 mg /
l, the lowest concentration is 0.79 measured in rainy season . The COD is also quite
high, ranging from 3.19 to 3.41. Other indicators do not have seasonal fluctuations and
are at the level permitted by Vietnamese standards.
- At the mouth of the Day River: There is no strong fluctuation of the seasonal
analysis criteria, the fluctuations are limited to a very small fluctuation. Day river basin
water samples were not subject to strong fluctuations of seasonal analysis parameters,
fluctuations were limited to very small fluctuations. In addition to the COD, and Fe criteria,
which are at high levels, some samples have exceeded the aquaculture standards. Other
criteria are within the limits of QCVN 08-MT: 2015 / BTNMT.
4. Some measures to minimize and prevent water pollution in the three river
mouths of Van Uc, Day and Ba Lat rivers include: Integrated management of coastal
estuaries, river discharge management, lifting solutions High awareness of estuarine
community, solutions for financial investment and construction of works.

xii



PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Tài nguyên nước nói chung và tài nguyên nước mặt nói riêng là một trong
những yếu tố quyết định sự phát triển kinh tế - xã hội của một vùng lãnh thổ hay
một quốc gia. Sự gia tăng dân số, quá trình cơng nghiệp hóa và đơ thị hóa diễn ra
mạnh mẽ làm tăng nhu cầu sử dụng nước trong khi nguồn tài ngun nước khơng
thay đổi. Chính vì vậy dẫn đến việc tài nguyên nước bị suy giảm nghiêm trọng về
cả chất và lượng. Nước thải công nghiệp, nông nghiệp, sinh hoạt không những
gây ô nhiễm nguồn nước mặt mà chúng cịn gây ơ nhiễm các tầng nước dưới đất,
gây ảnh hưởng tới sức khỏe con người và đồng thời ảnh hưởng tới chu trình sinh
– địa – hóa trong các hệ thống sống.
Vùng cửa sông ven biển là vùng đất mới, được hình thành và phát triển
khơng ngừng, đồng thời có vai trị rất quan trọng đối với đời sống và sản xuất của
đại bộ phận dân cư ven biển, nhưng trong những năm qua việc khai thác, sử dụng
tài nguyên và bảo vệ môi trường cửa sông ven biển cịn mang tính tự phát, manh
mún, chủ yếu dựa vào kinh nghiệm của dân cư ven biển, thiếu quy hoạch phát
triển bền vững, kém hiệu quả, nạn khai thác quá mức, làm giảm sút dẫn đến cạn
kiệt về nguồn lợi thủy hải sản, đa dạng sinh học. Khai thác khoáng sản nhất là
khai thác cát là vấn đề nổi cộm gây xói lở, sụt đất, ảnh hưởng đến hệ thống thủy
lợi, đê điều, giao thông ven biển, dân cư, đô thị, gây ô nhiễm nghiêm trọng môi
trường biển. Hoạt động sử dụng tài nguyên một cách tự phát, thiếu quy hoạch
cịn dẫn tới xung đột về lợi ích của các ngành kinh tế đang gia tăng. Ví dụ giữa
khai thác cát, khống sản với nơng nghiệp, thủy sản; giữa bảo tồn, phát triển rừng
ngập mặn với nuôi trồng thủy sản; giữa xây dựng, công nghiệp với bảo tồn đa
dạng sinh học, môi trường sinh thái, v.v. Văn Úc, Ba Lạt và cửa Đáy là 3 dịng
chủ lưu, cửa sơng chính của hệ thống sơng Thái Bình, sơng Hồng và Sông Đáy.
Vùng ven biển 3 cửa sông này nằm trong vùng kinh tế trọng điểm của đồng bằng
Sông Hồng, nơi đang diễn ra các hoạt động kinh tế sôi động. Khu vực này cũng
có nhiều giá trị về tự nhiên, lịch sử và văn hóa có giá trị bảo tồn như Khu dự trữ
sinh quyển thế giới châu thổ sông Hồng, vườn quốc gia Xuân Thủy, di tích Phát

Diệm.v.v. Tài nguyên thiên nhiên trong khu vực đang bị khai thác mạnh mẽ, q
mức thiếu kiểm sốt làm cho mơi trường nói chung và mơi trường nước nói riêng
đã và đang bị ô nhiễm nhiều nơi. Khu vực này cũng chịu nhiều tác động của các

1


tai biến tự nhiên như bão lốc, xói lở bờ biển.v.v. Trong bối cảnh này, đây là vùng
xảy ra nhiều vấn đề về cân bằng giữa phát triển kinh tế - xã hội và sử dụng bền
vững tài nguyên, bảo vệ môi trường nước là vấn đề cần phải giải quyết.
Vì vậy, nghiên cứu đề tài: “Đánh giá thực trạng chất lượng nước mặt
khu vực ba cửa sông Văn Úc, Ba Lạt, cửa Đáy thuộc bốn tỉnh Hải Phịng,
Thái Bình, Nam Định và Ninh Bình” là hết sức cần thiết.
1.2. MỤC ĐÍCH VÀ YÊU CẦU
1.2.1. Mục tiêu nghiên cứu
- Đánh giá thực trạng chất lượng nước mặt khu vực ba cửa sông Văn Úc,
Ba Lạt, cửa Đáy thuộc bốn tỉnh Hải Phịng, Thái Bình, Nam Định và Ninh Bình;
- Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng nước mặt khu vực
ba cửa sông Văn Úc, Ba Lạt, cửa Đáy thuộc bốn tỉnh Hải Phịng, Thái Bình, Nam
Định và Ninh Bình.
1.2.2. Yêu cầu nghiên cứu
- Điều tra các nguồn thải từ đất liền gây ô nhiễm môi trường nước mặt khu
vực cửa biển Văn Úc, Ba Lạt, cửa Đáy;
- Chỉ ra được mức độ ô nhiễm và nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường
nước mặt tại khu vực ba cửa sông Văn Úc, Ba Lạt, Cửa Đáy. Trên cơ sở đó đề
xuất một số giải pháp có tính khả thi nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường nước
mặt tại khu vực nghiên cứu.

2



PHẦN 2. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
2.1. KHÁI NIỆM VỀ LƯU VỰC SÔNG VÀ CỬA SÔNG
2.1.1. Thuật ngữ về lưu vực sông, cửa sông
a. Lưu vực sông
Theo Luật tài nguyên nước năm 2012 định nghĩa thì Lưu vực sơng là vùng
đất mà trong phạm vi đó nước mặt, nước dưới đất chảy tự nhiên vào sơng và
thốt ra một cửa chung hoặc thốt ra biển.
Lưu vực sơng gồm có lưu vực sông liên tỉnh và lưu vực sông nội tỉnh.
Lưu vực sông liên tỉnh là lưu vực sông nằm trên địa bàn từ hai tỉnh, thành
phố trực thuộc trung ương trở lên.
Lưu vực sông nội tỉnh là lưu vực sông nằm trên địa bàn một tỉnh, thành
phố trực thuộc trung ương.
Thủy vực ven bờ biển là các vùng nước có sự tách biệt nhất định về mặt
không gian và các yếu tố tự nhiên với vùng biển phía ngồi. Ở ven bờ biển Việt
Nam nói chung và khu vực miền Trung nói riêng có mặt ba loại thủy vực ven bờ
biển tiêu biểu là các vũng vịnh, vùng cửa sông và đầm phá. Chúng là kết quả
tương tác giữa các quá trình nội sinh và ngoại sinh (sơng, sóng và triều) ở dải bờ
biển. Một số trường hợp có mặt các dạng chuyển tiếp về hình thái giữa các loại
hoặc thuỷ vực loại này là đơn vị thứ cấp của loại kia.

BIỂN

Vịnh biển

Biển nơng ven bờ

Vũng – vịnh

Vùng cửa sơng


Đầm phá

Hình 2.1. Vị trí tương đối giữa các loại hình thủy vực ven bờ biển
Mỗi thuỷ vực ven bờ biển là một hệ thống tài nguyên, bao gồm tài
nguyên sinh vật, phi sinh vật và tài nguyên vị thế. Mỗi thủy vực có những đặc

3


trưng riêng về hình thái, q trình tiến hóa bờ, động lực hình thành và tổ hợp các
dạng địa hình phản ánh đặc trưng hình thái đó.
Bảng 2.1. Tính chất hình thái động lực đặc trưng các thủy vực
ven bờ biển Việt Nam
Các vùng cửa sơng

Tính chất

Vũngvịnh

Châu Thổ

Hình phễu

Liman

Mức độ đóng kín

hở


nửa kín - hở

nửa kín

kín

rất kín

Yếu tố thủy động
lực thống trị

sóng hoặc
triều

sơng, sóng
hoặc triều

triều

sơng hoặc
sóng

sóng

Phân tầng nước

rất yếu

mạnh


yếu

khá mạnh

rất mạnh

xâm thực
xói lở ưu
thế

bồi tụ khá
mạnh,kiểu
lấp đầy

bồi tụ
mạnh,
kiếu lấp đầy

bờ bùn

bờ cát

bờ cát

khá ổn định

biến động
mùa mạnh

biến động

mạnh

Bắc Bộ và
Nam Bộ

Trung Bộ

Trung Bộ

Bồi tụ - xâm thực

bồi tụ rất
bồi tụ mạnh
chậm, kiểu
kiểu lấn tiến
lấp đầy

Kiểu bờ ưu thế

đá gốc, bờ
cát

bờ bùn và
cát

Độ ổn định cửa

ổn định lâu biến động
dài
mạnh


Phân bố ưu thế

Trung Bộ
và Bắc Bộ

Nam Bộ,
Bắc Bộ và
Trung Bộ

Đầm phá

Nguồn: Tạp chí Khoa học và Cơng nghệ biển 2006. (2). tr. 38 – 51

b. Cửa sông
Theo Xamoilov I.B. (1952), các vùng cửa sông gồm hai loại cơ bản là
châu thổ (delta) và vùng cửa sơng hình phễu (Estuary).
Theo Pritchard (1967), định nghĩa: “Cửa sông ven biển là một thủy vực
nước lợ bán kín ven bờ nối liền với biển khơi, trong đó giới hạn của nó là nơi mà
nước biển còn vươn tới pha trộn với dòng nước ngọt bắt nguồn từ nội địa”.
Đặc trưng vùng cửa sông phụ thuộc vào tính chất lưu vực, tải lượng nước,
bùn cát từ sơng và đặc điểm động lực sóng, thuỷ triều ven bờ. Vai trò thống trị
của các yếu tố động lực sơng, sóng hay thuỷ triều ảnh hưởng rất lớn đến hình thái
và mức độ đóng kín trong cấu trúc của chúng.

4


Vùng cửa sơng có nét đặc trưng riêng khác với các đối tượng địa lý khác:
- Được cấu tạo bởi một phần hạ lưu con sông và một phần biển nông ven

bờ. Giữa chúng là vùng “ngưỡng” phân định ranh giới tương đối, thường được
đặc trưng bởi đỉnh cồn cát chắn cửa sông (bar).
- Các thành tạo địa chất bao gồm vật liệu có nguồn gốc sơng, nguồn gốc
biển và nguồn gốc sông - biển hỗn hợp bị xáo trộn trong q trình tích tụ - mài
mịn để tạo nên châu thổ.
- Đặc điểm thổ nhưỡng cũng như quần thể động – lực vật có nét riêng biệt
mang tính pha trộn so với các vùng lục địa và vùng khơi.
Về chế dộ thủy văn, vùng cửa sơng có điểm đặc trưng cho quá trình
chuyển tiếp giữa hai chế độ thủy văn sơng ngịi và thủy văn biển:
- Trong q trình tương tác giữa hai khối nước mặn và ngọt có tính chất lý
– hóa khác nhau, tạo thành khối nước pha trộn có tỷ trọng biến đổi rất phức tạp
và ln tạo điều kiện cho các hồn lưu phát triển.
- Ở cửa sơng, trường tốc độ dịng chảy thay đổi đột ngột tạo điều kiện cho
các hạt nặng lắng đọng; sự thay đổi mơi trường thủy hóa đưa đến kết tủa các ion
muối khoáng thành vật liệu bổ sung vào trầm tích cửa sơng, hình thành bộ phận
châu thổ mới với q trình tích tụ thường vượt trội bào mịn.
Vùng cửa sơng có đới bờ phát triển rất đa dạng, thường diễn ra hiện tượng
bồi tụ lấp đầy lòng dẫn cũ, hình thành các lịng dẫn mới và đưa cửa sơng phát
triển kéo dài về phía biển. Các q trình này luôn biến đổi theo không gian và
thời gian, đôi khi là những biến động mang tính đột biến do ảnh hưởng của bão
và lũ lớn.
Về mặt hình thái, cửa sơng có thể phân thành 3 kiểu chính:
+ Cửa sơng châu thổ (Delta): được hình thành do sự bồi đắp của phù sa
sông lấn ra biển, hệ lạch đưa trầm tích sơng ra biển chiếm ưu thế. Châu thổ có 2
phần: phần nổi (kể cả vùng triều rất rộng) và phần chìm (ra tới độ sâu 15 – 20m ở
sơng Hồng, 20 -30m ở sông Cửu Long). Cửa sông châu thổ có động lực sơng
thống trị, với sự phối hợp của các động lực sóng hoặc triều, có thể nửa kín hoặc
hở.

5



Việt Nam có hai châu thổ lớn là sơng Hồng ở phía bắc (diện tích khoảng
17000 km2) và Mê Kơng ở phía nam (diện tích 35000 km2 - lớn nhất Đơng Nam
Á). Ở Trung Bộ có các châu thổ nhỏ như: Mã, Cả, Thu Bồn, Đà Rằng,…
+ Cửa sơng hình phễu (Estuary): là cửa sơng nửa kín, có dạng phễu, bị
ngập chìm khơng đền bù trầm tích. Trầm tích sơng nước ngọt ưu thế, cửa vào hạn
chế thu hẹp cửa sơng, trầm tích biển ưu thế. Thuỷ triều ở đây có vai trị quan
trọng.
Cửa sơng hình phễu điển hình ở nước ta là các cửa sông Bạch Đằng và
Đồng Nai.
+ Cửa sơng liman (Liman): Vùng ngập chìm khơng đền bù, khơng có thuỷ
triều hoặc thuỷ triều nhỏ với động lực sóng đáng kể, thường có doi cát chắn cửa.
Cửa sơng liman phổ biến ở Trung Bộ: cửa sông Ba – Phú Yên, cửa Lạch
Ghép, cửa Lạch Bạng – Thanh Hóa,…
Bảng 2.2. Một số cửa sông tiêu biểu ven bờ miền Trung Việt Nam

TT

Tên vùng
cửa sơng

Diện
tích lưu
vực
(km2)

Lượng
Lượng
nước

bùn cát
3
6
(m /năm) (10 tấn/năm)

Động lực
thống trị
ven bờ

Mức
độ
đóng
kín

Kiều loại
vùng
cửa sơng

1

Hới (s.Mã)

28 490

20,1

4,35

Sóng sơng


Nửa
kín

Châu thổ

2

Cả (s. Cửa
Hội)

27 200

24,2

4,41

Sóng sơng

Nửa
kín

Châu thổ

3

Hương

2 380

4,18


0,503

Sơng

Kín

Châu thổ

4

Đại (s. Thu
Bồn)

10 350

19,3

2,4

Sóng –
sơng

Nửa
kín

Châu thổ

5


Đà Rằng (s.
Ba)

13 900

9,39

2,2

Sóng sơng

Nửa
kín

Châu thổ

Nguồn: Trung tâm Quy Hoạch và tổng hợp vùng duyên hải khu vực phía Bắc (2014)

2.1.2. Các nghiên cứu về khu vực cửa sông ở Việt Nam
Nước ta nằm trong vùng nhiệt đới ẩm gió mùa, nên hệ thống thủy văn rất
phát triển, có tới 2360 con sơng lớn nhỏ có độ dài trên 10km và trên đoạn bờ biển

6


dài từ Móng Cái đến Hà Tiên vời hơn 3.200 km có hàng trăm cửa sơng , cửa
suối, lạch triều chảy ra biển. Các cửa sơng có mật độ dày ở hai khu vực đồng
bằng châu thổ lớn thuộc hệ thống sông Hồng và sông Cửu Long; trên hai vùng
đồng bằng này trung bình 10÷15 km đường bờ biển lại có một cửa sơng lớn , nơi
có khoảng cách giữa hai cửa sơng lớn chỉ khoảng 5÷7 km như vùng ven biển Hải

Phòng và vùng ven biển Vũng Tàu – Gị Cơng.
Nghiên cứu vùng ven biển và các cửa sơng ở Bắc Bộ được bắt đầu từ
nhiều triều đại phong kiến trước đây, điển hình là vào thời nhà Trần (Trần Thái
Tơng – năm 1248). Ơng cha ta đã rất chú trọng tới cơng việc phịng thủ bảo vệ
đất nước và đắp đê ngăn lũ, khai phá mở rộng vùng đồng bằng ven biển. Lịch sử
mãi mãi ghi nhận chiến công của Trần Hưng Đạo đánh thắng đạo thủy quân từ
phương Bắc ở cửa sông Bạch Đằng trong cuộc kháng chiến chống quân Nguyên
Mông lần thứ ba (1288) với những bãi cọc nhọn và tài trí lợi dụng dịng chảy
thủy triều. Vào đầu thế kỷ XIX, đáng chú ý nhất là công cuộc khai khẩn nổi tiếng
do Nguyễn Công Trứ lãnh đạo (1828-1830) ở vùng ven biển cửa sông Hồng và
lập ra các huyện Tiền Hải (Thái Bình), Kim Sơn (Ninh Bình); cho đến nay bài
học của cơng cuộc khai khẩn này vẫn còn nguyên giá trị khoa học và thực tiễn.
Những cơng trình đắp đê và củng cố các tuyến đê ngăn lũ, đê bao, xây cống ngăn
mặn ở ven biển ĐBSH được tiến hành trong suốt các triều đại phong kiến trước
đây và vẫn được tiếp tục cho đến nay. Vào đầu thế kỷ XX có những cơng trình
khoa học của các địa lý, thủy văn người Pháp như M. Chassigneux (1918),
M.Jacob (1921), M.Mormandin (1925), J.Gauthier (1930), P.Gourou (1931).
Nhưng tài liệu khoa học để lại cịn rất ít, chủ yếu là tổng kết các kinh nghiệm và
đề xuất các hướng chỉnh trị sơng ngịi. Hiện nay, những nghiên cứu khoa học
vùng ven biển – cửa sông ĐBSH và dải ven biển Việt Nam được thực hiện chủ
yếu trong khuôn khổ các đề tài khoa học thuộc các chương trình nghiên cứu do
nhà nước đầu tư và phần lớn được tiến hành sau khi hai miền Bắc- Nam thống
nhất (1975).
Sau ngày hịa bình lập lại ở miền Bắc (1954) việc nghiên cứu vùng ven
biển Bắc Bộ được chú ý quan tâm, phục vụ cho sản xuất và chiến đấu. Đáng lưu
ý nhất là các đợt điều tra khảo sát phối hợp Việt – Trung ở Vịnh Bắc Bộ (1960)
và đợt khảo sát hỗn hợp Việt – Xô nhằm mở rộng cảng Hải Phịng (1960 – 1963),
nghiên cứu chính trị luồng tàu biển khu vực sông Cấm – cửa Nam Triệu (1994 –

7



1999)… Ngành Khí tượng – Thủy văn (KTTV) đã thiết lập và duy trì hoạt động
một mạng lưới trạm quan trắc vùng ven biển và các cửa sơng, trong đó có các
trạm hải văn ven bờ tại Cửa Ơng, Hịn Gai, Hòn Dấu, Văn Lý, Hòn Nẹ, Hòn
Ngư; các trạm thủy văn cửa sông chủ yếu giữ nhiệm vụ đo mực nước, độ mặn và
nhiệt độ nước… Nhìn chung, mạng lưới các trạm KTTV phân bố không đồng
đều ở các khu vực ven biển Việt Nam, có những vùng khá thưa như ở ven biển
Miền Trung.
Ngồi ngành KTTV, cịn có một số cơ quan chức năm phục vụ sản xuất đã
tiến hành nghiên cứu các cửa sông như ngành Giao thông đường thủy, Thủy lợi,
xây dựng cảng… đã cho tiến hành các đợt khảo sát đo đạc về thủy văn, địa hình,
địa kỹ thuật theo yêu cầu phục vụ cho việc nạo vét luồng lạch giao thông, lập
luận chứng ky thuật phục vụ các cơng trình xây dựng như cầu cảng, đê kè, cống
lấy nước, kênh tiêu thoát nước. Trong một số chương trình nghiên cứu khoa học
cấp Nhà nước và điều tra cơ bản ở vùng đồng bằng ven biển, như điều tra tổng
hợp vịnh Bắc Bộ (1960-1963), các chương trình nghiên cứu biển (1986-1990,
1991-1995, 1996-2000), nghiên cứu mơi trường vùng ven biển, nghiên cứu quy
hoạch khai thác sử dụng các vùng bãi triều và các bãi bồi ven biển… ít nhiều có
đề cập đến các vùng cửa sơng ở ĐBSH. Trong đó, đáng chú ý là nội dung nghiên
cứu động lực vùng ven biển cửa sông (VBCS) thuộc đề tài 48B-02-01 (19861990) do PGS.TSKH Nguyễn Văn Cư làm chủ nhiệm. Ngồi những đề tài,
chương trình nghiên cứu do Nhà nước đầu tư nêu trên, cịn có các nghiên cứu
chuyên sâu dưới dạng các luận khoa học; những công trình khoa học này tập
trung chủ yếu ở các lĩnh vực: thủy văn – thủy lực, địa mạo – địa chất và nghiên
cứu các hệ sinh thái ven biển.
Về nghiên cứu thủy văn cửa sơng, những cơng trình có giá trị khoa học là
của tác giả: Nguyễn Văn Cư (1979) nghiên cứu qui luật vận chuyển sa bồi khu
vực cửa Cấm ( Hải Phòng); Nguyễn Ngọc Thụy (1985,1995) nghiên cứu đặc tính
thủy triều và nước dâng ở ven biển và các cửa sông Việt Nam; Đỗ Tất Túc
(1982) nghiên cứu và dự báo dịng chảy ở Hạ lưu sơng Mê Kông; Nguyễn Ngọc

Huấn ( 1987) nghiên cứu chế độ thủy văn vùng triều khu vực đồng bằng sông
Cửu Long (ĐBSCL); Nguyễn Bá Quỳ (1996) nghiên cứu diễn biến cửa sông
vùng triều dưới ảnh hưởng của bão – lũ; Nguyễn Thị Thảo Hương (2000) nghiên
cứu diễn biến cửa sông vùng luồng tàu vào cảng Hải Phịng (sơng Cấm – cửa

8


Nam Triệu); Nguyễn Bá Uân (2002) nghiên cứu diễn biến một số cửa sơng Miền
Trung và khả năng tiêu thốt lũ và khai thác kinh tế ven biển, vv…
Những năm gần đây cũng đã có rất nhiều dự án, đề tài nghiên cứu liên
quan đến chất lượng nước mặt khu vực cửa sộng trong đó đang chu ý là
Đề án tổng thể về điều tra cơ bản và quản lý tài ngun – mơi trường
biển đến năm 2010, tầm nhìn đến năm 2010 – Đề án 47 (Các Bộ và UBND các
tỉnh ven biển);
Điều tra, đánh giá, quy hoạch sử dụng đất, nước mặt tại các thủy vực ven
biển; tiềm năng nước dưới đất vùng ven biển và các hải đảo (Trung tâm Quy
hoạch và Điều tra tài nguyên nước, 2010);
Đánh giá tải lượng chất thải ảnh hưởng đến môi trường biển Việt Nam
(khu vực Bắc bộ từ Quảng Ninh đến Ninh Bình) (Trung tâm Quy hoạch, Điều
tra, Đánh giá tài nguyên – môi trường biển và hải đảo, 2009-2011).
Điều kiện môi trường vùng ven biển (Nguyễn Đức Cự và nnk, 1998;
Nguyễn Văn Cư và nnk, 1995; Lê Văn Cường, 2001; Lưu Văn Diệu, 1997.v.v.);
Qua các nghiên cứu trên kết quả đều chỉ ra rằng các vùng cửa sông ven
biển đều có chất lượng nước biến động rất mạnh và có nguy cơ ơ nhiễm cao do
phần lớn các cửa sông ven biển là nơi tập trung các đô thị lớn, các nhà máy, cảng
sông, cảng biển nên chịu tác động rất lớn đến môi trường nước khu vực cửa sơng.
Trong đó theo kết quả phân tích mẫu nước cửa sông ven biển Trung bộ và đối
chiếu với mức giới hạn của QCVN 08:2008/BTNMT, nhận thấy phần lớn các
thông số chất lượng nước cửa sông ven biển như pH, BOD5, COD, Fe, Pb,…

nằm trong giới hạn cho phép, tuy nhiên thông số Nitrit (NO2), một vài cửa sông
vượt quá tiêu chuẩn cho phép như khu vực cửa Sa Kỳ gấp 24 lần, cửa Cà Ty gấp
27 lần vào mùa khô, cửa Sa Kỳ gấp 21 lần, cửa Hàn gấp 8 lần giới hạn cho phép
vào mùa mưa.
2.2.

HIỆN TRẠNG CHẤT LƯỢNG NƯỚC MẶT KHU VỰC CỬA
SÔNG VIỆT NAM

 Khái quát
Nhiệt độ nước biển trong mùa hè (thời gian quan trắc tháng 5 và tháng 8)
ở hầu hết các điểm quan trắc đều có giá trị cao hơn giới hạn cho phép đối với
nước biển ven bờ dùng cho bãi tắm từ 0,4 - 2,00C.

9


Đã quan trắc được một số vùng biển bị ô nhiễm bởi tổng chất rắn lơ lửng
như vùng biển Cà Mau, và vùng biển Ba Lạt.
Các vùng biển bị ô nhiễm bởi hàm lượng silicate là: Ba Lạt, Định An,
Rạch Giá, Cà Mau.
Các vùng biển bị ô nhiễm NO2 là vùng biển Đồ Sơn, Ba Lạt, Sầm Sơn,
và vùng biển ngồi khơi Tây Nam Bộ.
Các vùng biển bị ơ nhiễm amoniac (NH4) là vùng biển Ba Lạt và vùng
biển khơi phía Tây Nam Bộ.
Hầu như tồn dải biển ven bờ bị ô nhiễm bởi dầu và kẽm
Các kim loại khác: Các khu vực Cửa Lục, Ba Lạt, Sầm Sơn và khu vực
ngồi khơi vùng biển phía Tây nam bộ và vùng biển Cơn Đảo có lần đã quan trắc
được hàm lượng đồng, khu vực Trà Cổ hàm lượng cadimi xấp xỉ giới hạn cho
phép, thuỷ ngân trong nước biển ở khu vực Sầm Sơn trong đợt đo tháng 5 rất cao

vượt quá giới hạn cho phép nuôi trồng thuỷ sản tới 9 lần.
Vùng biển phía Nam từ Nha Trang đến Rạch Giá thường xuyên bị ô
nhiễm bởi vi sinh.
 Sự suy giảm chất lượng nước vùng ven bờ
So sánh kết quả quan trắc, phân tích chất lượng mơi trường nước biển ven
bờ năm 2004-2005 với kết quả của năm 2000 cho ta những nhận xét sau:
-

Một số thơng số có xu hướng tăng cao hơn các năm trước như tổng

chất rắn lơ lửng, silicate ở một số vùng biển có các sơng lớn đổ ra.
-

Hàm lượng dầu có xu hướng tăng ở vùng biển phía nam và vượt quá

giới hạn cho phép đối với nước biển ven bờ cho mọi mục đích sử dụng.
-

Một số kim loại có hàm lượng tăng đột ngột và đã vượt giới hạn cho

phép đối với nước biển ven bờ dùng cho nuôi trồng thuỷ sản là đồng ở Cửa Lục,
Ba Lạt, Sầm Sơn, Thuỷ ngân ở khu vực Sầm Sơn.
-

Hàm lượng kẽm có xu hướng tăng ở vùng biển từ miền Trung trở vào

và đã vượt quá giới hạn cho phép đối với nước biển dùng cho nuôi trồng thuỷ
sản. Từ đầu tháng 2 đến cuối tháng 4 năm 2007, tại 20 tỉnh, thành phố ven biển
nước ta đã xẩy ra hiện tượng dầu thô trôi dạt vào bờ. Tổng lượng dầu thu gom là
2071,3 tấn. Dầu thô đã xuất hiện dọc bờ biển từ Hà Tĩnh đến Cà Mau và tại các


10


đảo như Cù Lao Chàm , Côn đảo, Bạch Long Vĩ. Quy mô của đợt ô nhiễm dầu là
rất lớn và kéo dài, tác động nghiêm trọng tới sự phát triển bền vững của đất nước.
Đặc biệt ngành du lịch và thuỷ sản đã bị thiệt hại nặng nề do ô nhiễm dầu.
Trên nét đại thể có thể tóm tắt như sau:
- Hàm lượng oxy hòa tan: Trong lớp nước tầng mặt, về mùa Đông, do nền
nhiệt độ thấp và cường độ xáo trộn mạnh nhất trong năm nên lượng oxy hòa tan
cũng cao nhất trong năm. Khu vực Vịnh Bắc bộ và Bắc Trung Bộ có lượng oxy
hịa tan trên tầng mặt dao động từ 4,75 ml/l đến 6.00 ml/l. Khu vực Nam Bộ và
Vịnh Thái Lan có lượng oxy hòa tan dao động trong khoảng 3,00-4,50 ml/l. Phân
bố hàm lượng oxy hòa tan của nước tầng mặt trong mùa Đơng có xu thế giảm
dần từ Bắc xuống Nam. Về mùa hè, hầu như toàn bộ vùng ven biển và khơi Việt
Nam có lượng oxy hịa tan nước tầng mặt khá cao (4,00-4,50 ml/l) và đồng nhất
cho mọi vùng.
- Hàm lượng tổng chất rắn lơ lửng (TSS) ở hầu hết các điểm đo thuộc
vùng biển phía Bắc (từ Cửa Lục đến cửa Lị) và khu vực vùng biển phía Nam
(từ Vũng Tàu đến Kiên Giang) đã vượt quá giới hạn cho phép đối với nước biển
ven bờ dùng cho bãi tắm. Đặc biệt ở Cà Mau đã vượt quá giới hạn cho phép đối
với nước biển ven bờ cho mọi mục đích sử dụng (TSS trung bình đạt 354,85
mg/l) cho bãi tắm: 25mg/l; cho nuôi trồng thuỷ sản: 50 mg/l; các nơi khác: 200
mg/l). Nước biển có giá trị TSS cao chủ yếu là do nước sông đổ ra vì vậy các giá
trị cực đại thường xảy ra vào mùa mưa lũ.
- Độ pH trong nước biển tầng mặt biến đổi trong khoảng 6,29-8,22, giá trị
pH thấp nhất đo được ở biển Trà Cổ vào quí IV/02, chưa rõ nguyên nhân.
- Nồng độ muối trong nước biển ven bờ biến đổi trong khoảng 0,10 33,40%o. Khu vực có nồng độ muối thấp là khu vực cửa Ba Lạt (~1,00%o), vùng
biển Rạch Giá (1,30%o) và vùng biển Định An (0,10%o), những nơi có nồng độ
muối thấp là do ảnh hưởng của nước lũ từ sơng chảy ra. Ngồi khơi nước biển có

nồng độ muối trong khoảng 33,00 - 33,90%o.
- Nồng độ silicate trong nước biển ở một số khu vực do ảnh hưởng của
mưa lũ đã có giá trị vượt quá giới hạn cho phép đối với nước biển cho mọi mục
đích sử dụng (TC của Đề tài KT03-07: Si = 3,0mg/l) như ở Đồng Hới, Qui
Nhơn, Định An, Cà Mau, Rạch Giá trong đợt đo tháng 8 (hàm lượng lớn nhất ở

11


Cà Mau đo được 4,047 mg/l). ở khu vực biển Ba Lạt hàm lượng silicate cũng
luôn vượt quá tiêu chuẩn.
- Tổng hàm lượng chất rắn lơ lửng (TSS) trong nước biển thay đổi trong
khoảng 1 – 2000 mg/l. Giá trị cao nhất quan trắc thấy ở Định An. Hàm lượng
TSS ở khu vực miền Bắc và miền Nam thường xuyên cao hơn giới hạn cho phép
đối với nước biển ven bờ dùng cho nuôi trồng thuỷ sản. (50mg/l) và bãi tắm
(25mg/l), nhất là những khu vực gần những cửa sông chính trong mùa mưa lũ (tại
cửa Ba Lạt trung bình đạt 171,2 mg/l, vùng Vũng Tầu, Rạch Giá còn đạt tới 698
mg/l). Vùng biển miền Trung cũng đã quan trắc được một số giá trị vượt giới
hạn cho phép ở các khu vực biển bị ảnh hưởng của nước sông trong mùa mưa lũ
như vùng biển Đồng Hới, Thuận An, Đà Nẵng. Theo thời gian, hàm lượng TSS
trong nước biển ở vùng biển miền Bắc có xu thế giảm dần từ năm 1999 đến năm
2002 những đã tăng lên trong năm 2003. Các vùng khác khơng có xu thế tăng
giảm rõ rệt.
- Nhu cầu ô xy sinh học và nhu cầu ơ xy hóa học: Nhu cầu ơ xy sinh
học (BOD) và nhu cầu ơ xy hóa học (COD) trong nước biển ven bờ khu vực
miền Bắc và miền Trung còn khá nhỏ so với giới hạn cho phép đối với nước
biển ven bờ cho mọi mục đích sử dụng (BOD nhỏ hơn 10 mg/l). Vùng biển
phía Nam, đặc biệt là vùng ven biển cửa sơng Cửu Long có chỉ số COD luôn
cao, dao động trong khoảng 10,9 – 23,2 mg/l. Tại khu vực này, hàm lượng
COD có xu hướng tăng dần từ năm 2000 đến 2003: Ở cửa Định An: 8,2 mg/l

(2000), 12 mg/l (2001), 14 mg/l (2002) và 16,2 mg/l (2003); Rạch Giá tương
ứng là: 8,2 mg/l, 12,2 mg/l, 16,1 mg/l và 18,8 mg/l.
- Nồng độ nitrat (NO3) trong nước biển dao động trong khoảng 0,020 –
0,668 mg/l trong thời kỳ 1999-2003. Tại nhiều vùng cửa sông ở miền Bắc và
đồng bằng sông Cửu Long, hàm lượng này đã vượt quá giới hạn cho phép đối
với nước biển ven bờ dùng để nuôi trồng thủy sản nhất là vào mùa lũ. Tại cửa
Ba Lạt, giá trị trung bình đạt 0,227 mg/l, tại cửa Định An là 0,220 mg/l và tại
cửa Rạch Giá là 0,306 mg/l. Ở khu vực miền Bắc và miền Trung hàm lượng
Nitrat tăng mạnh từ năm 1999 đến năm 2003, cịn ở miền Nam khơng có xu thế
rõ rệt. Ở khu vực miền Trung nhỏ hơn các khu vực miền Bắc và miền Nam..
Theo giá trị giới hạn của ASEAN cho biển Đông NO3- N = 0,060 mg/l), nước
biển thuộc các khu vực phía bắc và nam có hàm lượng nitrat cao hơn giá trị trên
2 - 4 lần, ở khu vực biển miền Trung cịn có một số khu vực có giá trị thấp hơn

12


×