Tải bản đầy đủ (.pdf) (107 trang)

Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công đoàn cơ sở trên địa bàn thành phố sông công, tỉnh thái nguyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.28 MB, 107 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

PHẠM ĐỨC THẮNG

NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ
CƠNG ĐỒN CƠ SỞ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ
SÔNG CÔNG, TỈNH THÁI NGUYÊN

Ngành:

Quản trị kinh doanh

Mã số:

60 34 01 02

Người hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Cơng Tiệp

NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC NƠNG NGHIỆP - 2018


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiên
cứu được trình bày trong luận văn là trung thực, khách quan và chưa từng dùng để bảo
vệ lấy bất kỳ học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiên luận văn đã được cám
ơn, các thơng tin trích dẫn trong luận văn này đều được ghi rõ nguồn gốc.

Hà Nội, ngày 08 tháng8 năm 2017
Tác giả luận văn


Phạm Đức Thắng

i


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và hồn thành luận văn, tơi đã nhận được
sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của các thầy cơ giáo, sự giúp đỡ, động viên của bạn bè,
đồng nghiệp và gia đình.
Nhân dịp hồn thành luận văn, cho phép tơi được bày tỏ lịng kính trọng và biết ơn
sâu sắc đến TS. Nguyễn Cơng Tiệp đã tận tình hướng dẫn, dành nhiều công sức, thời
gian và tạo điều kiện cho tơi trong suốt q trình học tập và thực hiện đề tài.
Tơi xinh bày tỏ lịng biết ơn tới Ban Giám đốc, Ban Quản lý đào tạo, Bộ môn
Quản trị Kinh doanh, Khoa Kế toán và Quản trị Kinh doanh - Học viện Nơng nghiệp
Việt Nam đã tận tình giúp đỡ tơi trong q trình học tập, thực hiện đề tài và hồn thành
luận văn.
Tơi cũng nhận được sự giúp đỡ, tạo điều kiện của các Cơng đồn Cơ sở trên địa
bàn thành phố Sông Công, các anh chị em và bạn bè đồng nghiệp, sự động viên, tạo
mọi điều kiện về vật chất, tinh thần của gia đình và người thân.
Với tấm lịng biết ơn, tơi xin chân thành cảm ơn tất cả mọi sự giúp đỡ quý báu đó!
Xin trân trọng cảm ơn!

Hà Nội, ngày 08 tháng8 năm 2017
Tác giả luận văn

Phạm Đức Thắng

ii



MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................................. i
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................................... ii
MỤC LỤC ....................................................................................................................... iii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ............................................................................... v
DANH MỤC BẢNG ....................................................................................................... vi
DANH MỤC BIỂU ĐỒ .................................................................................................. vii
TRÍCH YẾU LUẬN VĂN ............................................................................................ viii
PHẦN 1. MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
1.1.

TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI.................................................................... 1

1.2.

MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ............................................................................. 2

1.2.1.

Mục tiêu chung ................................................................................................. 2

1.2.2.

Mục tiêu cụ thể ................................................................................................. 3

1.3.

ĐỐI TƯỢNG, PHƯƠNG PHÁP VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU ................... 3

1.3.1.


Đối tượng nghiên cứu ....................................................................................... 3

1.3.2.

Phạm vi nghiên cứu. ......................................................................................... 3

1.4.

NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI, Ý NGHĨA KHOA HỌC .................................... 3

PHẦN 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN ............................................................... 4
2.1.

CƠ SỞ LÝ LUẬN ............................................................................................ 4

2.1.1.

Các khái niệm ................................................................................................... 4

2.1.2.

CHẤT LƯỢNG CÁN BỘ CƠNG ĐỒN CƠ SỞ ........................................ 11

2.1.3.

NỘI DUNG NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÁN BỘ CĐCS ........................ 15

2.1.4.


Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng cán bộ cơng đồn ............................... 20

2.2.

CƠ SỞ THỰC TIỄN ...................................................................................... 25

2.2.1.

Kinh nghiệm nâng cao chất lượng cán bộ CĐCS ở một số địa phương ........ 25

2.2.2.

Bài học kinh nghiệm rút ra cho Thành phố Sông Công ................................. 30

PHẦN 3. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..................... 31
3.1.

KHÁI QUÁT VỀ THÀNH PHỐ SÔNG CÔNG ........................................... 31

3.1.1.

Đặc điểm về điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế - xã hội ............................ 31

3.1.2.

Đặc điểm, tình hình lao động trên địa bàn thành phố Sông Công.................. 33

3.2.

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................................................................. 40


iii


3.2.1.

Phương pháp thu thập tài liệu......................................................................... 40

3.2.2.

Phương pháp xử lỷ và phân tích số liệu ......................................................... 42

3.2.3.

Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu ................................................................... 43

4.1.

THỰC TRẠNG NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÁN BỘ CĐCS TẠI
THÀNH PHỐ SÔNG CÔNG ......................................................................... 45

4.1.1.

Thực trạng tổ chức của Liên đồn Lao động TP. Sơng Cơng ........................ 45

4.1.2.

Thực trạng chất lượng cán bộ CĐCS Thành phố Sông Công ........................ 47

4.1.3.


Đánh giá chung về thực trạng nâng cao chất lượng cán bộ CĐCS thành
phố Sông Công ............................................................................................... 55

4.2.

CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN VIỆC NÂNG CAO CHẤT
LƯỢNG CÁN BỘ CƠNG ĐỒN CƠ SỞ THÀNH PHỐ SƠNG
CƠNG............................................................................................................. 67

4.2.1.

Ảnh hưởng của các nhân tố khách quan......................................................... 67

4.2.2.

Ảnh hưởng của các yếu tố chủ quan .............................................................. 72

4.3.

GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÁN BỘ CĐCS THÀNH
PHỐ SÔNG CÔNG TRONG THỜI GIAN TỚI............................................ 73

4.3.1.

Quan điểm nâng cao chất lượng cán bộ CĐCS thành phố Sông Công .......... 73

4.3.2.

Định hướng nâng cao chất lượng cán bộ CĐCS thành phố Sông Công ........ 74


4.3.3.

Mục tiêu nâng cao chất lượng cán bộ CĐCS thành phố Sông Công. ............ 75

4.3.4.

Giải pháp nâng cao chất lượng cán bộ CĐCS thành phố Sông Công ............ 77

PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ........................................................................ 86
5.1.

KẾT LUẬN .................................................................................................... 86

5.2.

KIẾN NGHỊ ................................................................................................... 87

5.2.1.

Kiến nghị với nhà nước .................................................................................. 87

5.2.2.

Kiến nghị với tỉnh Thái Nguyên..................................................................... 88

5.2.3.

Kiến nghị đề xuất với lãnh đạo thành phố Sông Công................................... 88


TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................................. 89
PHỤ LỤC ....................................................................................................................... 91

iv


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

Chữ viết tắt

Nghĩa tiếng Việt

BCH

Ban chấp hành

CĐCS

Cơng đồn cơ sở

CNH, HĐH

Cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa

CNLĐ

Cơng nhân lao động

CNVCLĐ


Cơng nhân viên chức lao động

GTỷ LệN

Giai cấp cơng nhân

LĐLĐ

Liên đồn Lao động

NLĐ

Người lao động

UBKT

Ủy ban kiểm tra

v


DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1. Hệ số phụ cấp cán bộ cơng đồn cơ sở ........................................................ 24
Bảng 2.2. Hệ số phụ cấp trách nhiệm cán bộ cơng đồn cơ sở .................................... 25
Bảng 3.1. Các cấu cơng đồn cơ sở trực thuộc LĐLĐ thành phố Sông Công: ............ 34
Bảng 3.2. Số lượng cán bộ cơng đồn cơ sở theo cơ quan tổ chức và
doanh nghiệp ................................................................................................ 35
Bảng 3.1. Số phiếu điều tra ở các nhóm đối tượng ...................................................... 40
Bảng 4.1. Phân loại cán bộ CĐCS hàng năm ............................................................... 49
Bảng 4.2. Trình độ đào tạo của cán bộ CĐCS ............................................................. 50

Bảng 4.3. Trình độ đào tạo lý luận chính trị của cán bộ CĐCS hàng năm .................. 51
Bảng 4.4. Thâm niên công tác cơng đồn của cán bộ CĐCS thành phố
Sơng Cơng .................................................................................................... 53
Bảng 4.5. Đánh giá của lãnh đạo về khả năng giải quyết công việc và quan hệ
với doanh nghiệp, công nhân của cán bộ cơng đồn cơ sở .......................... 56
Bảng 4.6. Đánh giá của lãnh đạo về năng lực của Cán bộ cơng đồn cơ sở thành
phố Sơng Cơng ............................................................................................. 57
Bảng 4.7. Đánh giá về kiến thức chuyên môn của cán bộ cơng đồn cơ sở ................ 58
Bảng 4.8. Đánh giá về các kỹ năng làm việc của CBCĐ cơ sở ................................... 58
Bảng 4.9. Đánh giá về mức độ hoàn thành cơng việc của cán bộ cơng đồn cơ sở ..... 61
Bảng 4.10. Đánh giá của doanh nghiệp, công nhân về năng lực của cán bộ cơng
đồn cơ sở .................................................................................................... 62
Bảng 4.11. Đánh giá của doanh nghiệp, công nhân về tinh thần, trách nhiệm và
thái độ làm việc của cán bộ cơng đồn cơ sở ............................................... 63
Bảng 4.12. Ảnh hưởng của các nhân tố khách quan đến nâng cao chất lượng cán
bộ cơng đồn cơ sở trên địa bàn thành phố Sông Công ............................... 68
Bảng số 4.13. Kết quả đào tạo, bồi dưỡng cán bộ CĐCS giai đoạn 2014- 2016 ............ 69
Bảng 4.14. Kết quả đánh giá về công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ cơng đồn
cơ sở ............................................................................................................. 70
Bảng 4.15. Cơng tác bồi dưỡng cán bộ cơng đồn TP. Sông Công và cấp cơ sở
giai đoạn 2014 – 2016 .................................................................................. 71
Bảng 4.16. Ảnh hưởng của các nhân tố chủ quan đến nâng cao chất lượng cán bộ
cơng đồn cơ sở thành phố Sông Công ........................................................ 73

vi


DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1. Cơ cấu theo giới tính của cán bộ CĐCS..................................................... 35
Biểu đồ 4.1. Cơ cấu theo độ tuổi cán bộ CĐCS thành phố Sông Công .......................... 48


DANH MỤC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 2.1. Cơ cấu cán bộ CĐCS ....................................................................................... 6
Sơ đồ 4.1. Cơ cấu tổ chức LĐLĐ Thành phố Sông Công theo cấp quản lý ................... 48

vii


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Tên tác giả: Phạm Đức Thắng
Tên Luận văn: Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công đồn cơ sở trên địa bàn thành
phố Sơng Cơng, tỉnh Thái Nguyên
Ngành: Quản trị Kinh doanh

Mã số: 60.34.01.02

Tên cơ sở đào tạo: Học viện Nơng nghiệp Việt Nam
Mục đích nghiên cứu
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là phân tích, đánh giá thực trạng trạng chất lượng
đội ngũ cán bộ cơng đồn cơ sở trên địa bàn thành phố Sơng Cơng, tỉnh Thái ngun. Trên
cơ sở đó, nghiên cứu đề xuất các giải pháp để nâng cao chất lượng cán bộ cơng đồn cơ
sở trên địa bàn thành phố Sơng Công, tỉnh Thái Nguyên trong thời gian tới.
Phương pháp nghiên cứu
Đề tài sử dụng các phương pháp: Thu thập thông tin thứ cấp; Xử lý thơng tin,
phân tích thơng tin như thống kê mô tả, so sánh. Hệ thống tiêu chí nghiên cứu mà đề tài
sử dụng là các tiêu chí về các vấn đề như: Về nhận thức chính trị, phẩm chất đạo đức;
Tiêu chí về trình độ chun mơn; Tiêu chí về kỹ năng nghề nghiệp; Tiêu chí về kinh
nghiệm kỹ năng thực hiện nhiệm vụ; Tiêu chí về sức khỏe; Tiêu chí đánh giá mức độ
đảm nhận cơng việc của cán bộ cơng đồn. Sau đó phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến
Chất lượng đội ngủ cán bộ Cơng đồn cơ sở.

Kết quả chính và kết luận
Nghiên cứu góp phần hệ thống hóa các lý luận, phân tích, đánh giá thực trạng đội
ngũ cán bộ CĐCS thành phố Sông Công, chỉ ra những ưu điểm, hạn chế, nguyên nhân,
những thách thức yêu cầu đối với cán bộ cơng đồn thành phố trong thời gian tới và đưa
ra các giải pháp chủ yếu: Hoàn thiện tiêu chuẩn chức danh cán bộ CĐCS; lựa chọn
nguồn cán bộ; nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ CĐCS; hồn thiện chế độ
chính sách và cơng tác khen thưởng, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ của tổ chức công đồn
trong tình hình mới.
Đề tài triển khai thực hiện thành cơng sẽ đạt được một số kết quả chính sau: Xây
dựng được đội ngũ cán bộ CĐCS đủ về số lượng, mạnh về chất lượng, đáp ứng yêu cầu
nhiệm vụ cơng đồn trong thời kỳ CNH, HĐH và hội nhập quốc tế; Nâng cao vị thế của
tổ chức cơng đồn trong các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp; Thủ trưởng đơn vị, chủ
doanh nghiệp và CNVCLĐ tin tưởng vào đội ngũ cán bộ CĐCS và tổ chức cơng đồn.

viii


THESIS ABSTRACT
Author: Pham Duc Thang
Thesis title: Improve the quality of the union staffs at Song Cong city, Thai Nguyen
province.
Major: Business Administration

Code: 60.34.01.02

Educational organization: Vietnam National University of Agriculture (VNUA)
Research objectives
The research objectives is analysis, evaluation the situation to the union staff
group at Song Cong city, Thai Nguyen province. Thus, the thesis proposed some
solution in order to improve the quality of that group at Song Cong city, Thai Nguyen

province in the next period.
Research methods
The thesis has been used a number of reasearch methods: Collecting secondary
information; information processing, analysis of information such as descriptive
statistics, comparison. The research criteria used by are measures for such issues as:
political perceptions, ethical qualities; the criteria for qualifications; the criteria on
professional skills; the criteria for experience in performance skills; health criteria; the
criteria for evaluating the grade of job performance for the union staffs. After that, the
thesis analyzed some factors that affect to the quality of the union staffs group.
Main results and conclusions
The research contributed to systematize the theories, analysis and evaluation the
situation of the union staffs group at Song Cong city, Thai Nguyen province,
demonstrated the advantages, disadvantages, causes and requirements challenge to
union staffs in the next period and proposed some effective solutions: Completing
assessment criteria in terms of elected titles to uniton staffs, completing legislation and
rewarding activities, encounter the demand of the position of the union staffs group.
Some valuable results will be demonstrated such as: building up the group of
union staffs about quantity and quality, encounter the requirement of union mission in
the next important term and intergrating globally, enhance the positon of union staffs
group in the agencies, departmetns and enterprises, the chairman of the agency and
enterperises will believe in the union staff group.

ix


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Cán bộ và công tác cán bộ là một trong những vấn đề quan trọng hàng
đầu, là khâu then chốt trong toàn bộ hoạt động của Đảng, Nhà nước và các đồn
thể chính trị, xã hội, có tính chất quyết định đối với sự thành công hay thất bại

của cách mạng. Trong q trình lãnh đạo cách mạng, Đảng ta ln quan tâm tới
cán bộ và công tác cán bộ, lực lượng nịng cốt cùng tồn Đảng, tồn dân, tồn
qn làm nên những thắng lợi to lớn trong sự nghiệp cách mạng của đất nước.
Chủ tịch Hồ Chí Minh, Người sáng lập, tổ chức và rèn luyện Đảng ta đã chỉ rõ:
“Cán bộ là cái gốc của mọi công việc”, “Muôn việc thành công hoặc thất bại,
đều do cán bộ tốt hoặc kém”.
Công cuộc đổi mới, phát triển đất nước ngày nay đặt ra những yêu cầu cấp
bách đối với công tác cán bộ nói chung, cán bộ lãnh đạo, quản lý nói riêng phải
có bản lĩnh chính trị vững vàng, có phẩm chất đạo đức cách mạng; có trình độ,
năng lực, trí tuệ và hoạt động thực tiễn đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ cách mạng
trong giai đoạn mới. Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng
nhấn mạnh: “Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức cả về bản lĩnh chính trị, phẩm
chất đạo đức, năng lực lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành quản lý nhà nước. Có chính
sách đãi ngộ, động viên khuyến khích cán bộ cơng chức hồn thành nhiệm vụ,
bãi miễn những người khơng hồn thành nhiệm vụ, vi phạm kỷ luật, mất uy tín
với nhân dân...”. Trong cơng tác cán bộ, Đảng ta luôn quan tâm đến tiêu chuẩn
cán bộ, đến công tác tuyển dụng, quản lý và đánh giá cán bộ, từ đó có kế hoạch
đào tạo bồi dưỡng và sử dụng cán bộ đúng đắn.
Cán bộ cơng đồn là cán bộ quần chúng, đại diện cho người lao động,
thường xuyên tham gia trong lĩnh vực quan hệ lao động, nhằm bảo đảm quan hệ
lao động ngày càng hài hoà, ổn định và tiến bộ trong nền kinh tế thị trường định
hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay. Do vậy, xây dựng đội ngũ cán bộ
cơng đồn vững mạnh chính là giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa.
Thành phố Sông Công là thành phố công nghiệp của tỉnh Thái Nguyên,
đang trong quá trình phát triển theo hướng đẩy mạnh CNH, HĐH. Những năm
qua, dưới sự chỉ đạo của Tỉnh ủy Thái Nguyên, thành phố Sông Công đã quan
tâm xây dựng đội ngũ cán bộ. Nhờ đó, đội ngũ cán bộ nói chung, cán bộ cơng
đồn cơ sở nói riêng của thành phố Sơng Cơng đã có sự phát triển trưởng thành,

1



góp phần xứng đáng trong phát triển chung của thành phố. Tuy nhiên, chất lượng
đội ngũ cán bộ cơng đồn cơ sở trên địa bàn thành phố Sông Công hiện nay còn
nhiều hạn chế chưa ngang tầm với đòi hỏi của thời kỳ cơng nghiệp hóa, hiện đại
hóa. Trình độ lý luận về cơng đồn và thực tiễn hoạt động cơng đồn của nhiều
cán bộ cơng đồn cơ sở chưa cao, chưa đáp ứng được yêu cầu của tình hình hiện
nay. Cán bộ cơng đồn cơ sở chưa thực sự trở thành chỗ dựa tin cậy cho người
lao động, chưa tập hợp, thu hút được đông đảo người lao động tham gia sinh hoạt
cơng đồn và chưa có nhiều kinh nghiệm tổ chức các phong trào thi đua cũng
như các phong trào văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao nhằm nâng cao đời sống
tinh thần cho CNVCLĐ.
Nguyên nhân chủ yếu của những hạn chế đó là do cán bộ cơng đồn cơ sở
đều là kiêm nhiệm, cơng việc chính là công tác chuyên môn nên thời gian và tâm
huyết dành cho hoạt động cơng đồn chưa nhiều. Do kiêm nhiệm nên sự hiểu biết
về cơng đồn khơng sâu, thực hiện hoạt động chưa bài bản, quyền lợi của họ lại
gắn chặt với doanh nghiệp, do chủ doanh nghiệp quyết định, tiếng nói khơng có
sức nặng và khơng phát huy được vai trò đại diện bảo vệ cho người lao động…
dẫn đến hoạt động cơng đồn tại các cơng đồn cơ sở hiệu quả chưa cao.
Sau 32 năm phát triển và trưởng thành, đội ngũ công nhân viên chức lao động
và cán bộ cơng đồn thành phố Sơng Cơng đã nỗ lực phấn đấu giành được nhiều
thành tích xuất sắc trên các lĩnh vực. Kết quả đó có sự đóng góp to lớn của đội ngũ
cán bộ cơng đồn cơ sở. Tuy nhiên, cho đến nay chất lượng đội ngũ cán bộ cơng
đồn cơ sở thành phố Sơng Cơng vẫn cịn nhiều hạn chế về chun mơn nghiệp vụ
hoạt động cơng đồn, cơng tác vận động quần chúng, hiểu biết về các chế độ chính
sách pháp luật của Nhà nước…
Xuất phát từ những yêu cầu đòi hỏi của việc xây dựng được đội ngũ cán bộ
cơng đồn cơ sở vừa “hồng”, vừa “chuyên”, đủ năng lực, trình độ đáp ứng được
yêu cầu nhiệm vụ trong giai đoạn mới, nhằm đưa ra những giải pháp cụ thể giải
quyết những tồn tại, hạn chế trong hoạt động Cơng đồn tại địa phương hiện nay,

tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ cơng đồn
cơ sở trên địa bàn thành phố Sông Công, tỉnh Thái Nguyên”.
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1. Mục tiêu chung
Đánh giá thực trạng chất lượng đội ngũ cán bộ cơng đồn cơ sở, từ đó đề
xuất các giải pháp nâng cao chất lượng cán bộ cơng đồn cơ sở trên địa bàn
Thành phố Sơng Công, tỉnh Thái Nguyên.

2


1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về chất lượng cán bộ
cơng đồn nói chung và chất lượng cán bộ cơng đồn cơ sở nói riêng.
- Đánh giá thực trạng và phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới việc nâng cao
chất lượng cán bộ cơng đồn cơ sở trên địa bàn thành phố Sông Công, tỉnh Thái
Nguyên thời gian qua.
- Đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng cán bộ CĐCS trên địa bàn thành
phố Sông Công, tỉnh Thái Nguyên trong thời gian tới.
1.3. ĐỐI TƯỢNG, PHƯƠNG PHÁP VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.3.1. Đối tượng nghiên cứu
Luận văn nghiên cứu những vấn đề lý luận liên quan đến cán bộ CĐCS;
chất lượng cán bộ CĐCS; phân tích thực trạng chất lượng cán bộ CĐCS thành
phố Sông Công, tỉnh Thái Nguyên.
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu.
- Về nội dung: Luận văn tập trung nghiên cứu, đánh giá chất lượng cán bộ
CĐCS trực thuộc Liên đồn Lao động thành phố Sơng Cơng, tỉnh Thái Nguyên
nhằm đề ra giải pháp nâng cao chất lượng cán bộ cơng đồn cơ sở.
- Về khơng gian và thời gian: Luận văn phân tích đánh giá thực trạng chất
lượng cán bộ cơng đồn cơ sở trực thuộc Liên đồn Lao động thành phố Sơng

Cơng, tỉnh Thái Ngun giai đoạn 2014 - 2016.
1.4. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI, Ý NGHĨA KHOA HỌC
Hệ thống hóa cơ sở lý luận về chất lượng cán bộ CĐCS, phân tích thực
trạng để đánh giá chất lượng cán bộ CĐCS thành phố Sông Công, phát hiện được
hạn chế, nguyên nhân hạn chế và từ đó đưa ra các giải pháp nâng cao chất lượng
cán bộ CĐCS thành phố Sông Công, tỉnh Thái Nguyên.

3


PHẦN 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1.1. Các khái niệm
2.1.1.1. Khái niệm Cơng đồn
Cơng đồn Việt Nam là tổ chức chính trị - xã hội của giai cấp công nhân và
của người lao động được thành lập trên cơ sở tự nguyện, đại diện cho người lao
động, chăm lo và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động;
tham gia quản lý nhà nước, quản lý kinh tế - xã hội; tham gia kiểm tra, thanh tra,
giám sát hoạt động của cơ quan nhà nước, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp về những
vấn đề liên quan đến quyền, nghĩa vụ của người lao động; tuyên truyền, vận động
người lao động học tập, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề nghiệp, chấp hành pháp
luật, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc (Điều 10, Hiến pháp 2013).
Cơng đồn là tổ chức chính trị - xã hội rộng lớn của giai cấp công nhân và
của người lao động, được thành lập trên cơ sở tự nguyện, là thành viên trong hệ
thống chính trị của xã hội Việt Nam, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt
Nam; đại diện cho cán bộ, công chức, viên chức, công nhân và những người lao
động khác (sau đây gọi chung là người lao động), cùng với cơ quan nhà nước, tổ
chức kinh tế, tổ chức xã hội chăm lo và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính
đáng của người lao động; tham gia quản lý nhà nước, quản lý kinh tế - xã hội,
tham gia thanh tra, kiểm tra, giám sát hoạt động của cơ quan nhà nước, tổ chức,

đơn vị, doanh nghiệp; tuyên truyền, vận động người lao động học tập nâng cao
trình độ, kỹ năng nghề nghiệp, chấp hành pháp luật, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc
Việt Nam xã hội chủ nghĩa (Điều 1 Luật cơng đồn năm 2012).
2.1.1.2. Cán bộ Cơng đồn cơ sở
* Quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh về cán bộ cơng đồn.
Cán bộ cơng đồn là người đem chủ trương đường lối của Đảng và Nhà
nước tuyên truyền cho nhân dân, cán bộ, đoàn viên, hội viên hiểu rõ và thi hành,
đồng thời tập hợp những vướng mắc của đơng đảo nhân dân, đồn viên, hội viên
phản ánh lại cho Đảng và Nhà nước để Đảng và Nhà nước định ra chính sách cho
đúng. Cán bộ đóng vai trị then chốt trong việc thực hiện đường lối và nhiệm vụ
chính trị.

4


Là người sớm tham gia phong trào công nhân, dày cơng nghiên cứu phong
trào cơng đồn, Bác Hồ đã cụ thể hóa phương pháp hoạt động cơng đồn bằng
phương châm dễ nhớ, dễ làm “ Cán bộ cơng đồn phải cùng ăn, ở, làm việc và
bàn bạc với công nhân”. Đó là phong cách cần có của cán bộ cơng đoàn mà
Bác đã rút ra từ thực tiễn đào tạo, rèn luyện cán bộ cách mạng, cán bộ làm công
tác vận động quần chúng. Bởi theo Bác “Cán bộ công đồn phải nắm vững
chính sách của Đảng, đi đúng đường lối quần chúng, lãnh đạo phải dân chủ,
phải cùng công nhân đồng cam cộng khổ, phải hịa mình với cơng nhân thành
một khối, phải gương mẫu. Cán bộ cơng đồn phải hiểu biết sản xuất, đời sống,
nguyện vọng của công nhân, lao động, phải hiểu biết chính sách của Đảng,
phải hiểu quản lý kinh tế, khoa học kỹ thuật…”. Mọi việc cơng đồn làm phải
vì lợi ích của người lao động, mục đích của cơng đồn là phải cải thiện dần đời
sống công nhân, nâng cao đời sống vật chất, văn hóa của giai cấp cơng nhân nói
riêng và nhân dân lao động nói chung. Lời chỉ dẫn ân cần của Bác với cán bộ
cơng đồn cần: Phải óc nghĩ, mắt trơng, tai nghe, chân đi, miệng nói, tay làm,

chứ khơng phải nói sng, chỉ ngồi viết mệnh lệnh (Hồ Chí Minh Tồn tập,
NXB CTQG, H.2000, Tập 12, trang 568).
Chính vì vậy, Bác quan niệm cán bộ cơng đồn “Phải giỏi cả về chính trị,
thành thạo về kinh tế” thì mới lãnh đạo được đội ngũ công nhân ngày càng phát
triển lại có trình độ cả về tư tưởng văn hóa, kỹ thuật. “Cán bộ cơng đồn phải
tham gia lao động gần gũi công nhân, viên chức”, phải biết dựa vào quần chúng,
phát huy sức sáng tạo của quần chúng, học tập kinh nghiệm của quần chúng… thì
mới làm trịn được nhiệm vụ của mình. Cán bộ cơng đồn là trung tâm của đồn kết,
phải có trách nhiệm cao, vì lợi ích giai cấp, vì lợi ích cách mạng “ Muốn giáo dục tốt
công nhân, trước hết đội ngũ cán bộ cơng đồn phải đồn kết nhất trí.... Phải kiên
quyết xây dựng cho được sự đồn kết nhất trí trong hệ thống Cơng đồn…” (Hồ Chí
Minh tồn tập, NXB CTQG, H.2000, Tập 12, trang 568, 569 ).
Cán bộ cơng đồn cần phải tích cực khơng ngừng để nâng cao trình độ về
mọi mặt. Người nói: “Kinh tế của nước ta ngày càng phát triển, hàng ngũ công
nhân ngày càng đông. Muốn làm trịn nhiệm vụ của mình thì cán bộ cơng đồn
phải cố gắng học tập vươn lên để khơng ngừng tiến bộ. Có học tập mới hiểu được
khoa học, có hiểu được khoa học mới tổ chức được phong trào” (Phạm Thị Tuyết
Minh, năm 2016).
Quán triệt tư tưởng Hồ Chí Minh, Nhà nước đã ban hành các chính sách,

5


luật pháp liên quan đến giai cấp công nhân, tổ chức Cơng đồn và cán bộ cơng
đồn như: Luật Lao động, Luật Cơng đồn. Trong đó xác định rõ cán bộ cơng
đồn.
* Theo Điều 5, Điều lệ Cơng đồn Việt Nam: “Cán bộ cơng đồn là người
đảm nhiệm chức danh từ tổ phó cơng đồn trở lên thơng qua bầu cử tại đại hội
hoặc hội nghị cơng đồn; được cấp cơng đồn có thẩm quyền chỉ định, cơng
nhận, bổ nhiệm vào các chức danh cán bộ cơng đồn hoặc được giao nhiệm vụ

thường xuyên để thực hiện chức năng, nhiệm vụ của tổ chức Cơng đồn” (Điều lệ
Cơng đồn Việt Nam, Nhà xuất bản lao động, Hà Nội, 2014).
Hướng dẫn thi hành Điều lệ Cơng đồn Việt Nam khóa XI xác định: “Cán
bộ cơng đồn bao gồm: Tổ trưởng, tổ phó cơng đồn, ủy viên ban chấp hành
cơng đồn, ủy viên ủy ban kiểm tra cơng đồn, ủy viên các ban quần chúng cơng
đồn các cấp thơng qua kết quả bầu cử; hoặc cấp cơng đồn có thẩm quyền chỉ
định; cán bộ, công chức làm công tác chuyên môn nghiệp vụ trong bộ máy của tổ
chức cơng đồn các cấp” (Hướng dẫn thi hành Điều lệ Cơng đồn Việt Nam,
Nhà xuất bản lao động, Hà Nội, 2014).
Như vậy cán bộ cơng đồn cơ sở: là những cán bộ đảm nhiệm chức danh từ
Tổ trưởng, tổ phó cơng đồn, ủy viên ban chấp hành cơng đồn, ủy viên ủy ban
kiểm tra cơng đồn, thơng qua kết quả bầu cử hoặc cấp cơng đồn có thẩm quyền
chỉ định.
Vậy những tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh về cán bộ cơng đồn và quy
định của Điều lệ Cơng đồn về cán bộ cơng đồn khơng chun trách (cán bộ
CĐCS) đến nay vẫn là định hướng quý báu cho sự phát triển của tổ chức Cơng
đồn và việc xây dựng đội ngũ cán bộ CĐCS nước ta.
* Cơ cấu cán bộ cơng đồn cơ sở:
Chủ tịch Cơng đồn Cơ sở
Phó chủ tịch Cơng đồn Cơ sở
Ban chấp hành Cơng đồn Cơ sở
UB kiểm tra CĐCS (Trường hợp trên 30 đồn viên)
Các Cơng đồn bộ phận và tổ Cơng đồn

Sơ đồ 2.1. Cơ cấu cán bộ CĐCS
Nguồn: Văn phòng LĐLĐ TP

6



* Phân loại và đặc điểm của cán bộ CĐCS:
Cán bộ cơng đồn

Cán bộ cơng đồn chun trách

khơng Chun trách

* Giống nhau: Cán bộ cơng đồn chun trách và khơng chun trách cơng
đồn do tổ chức cơng đồn ra quyết định công nhận (theo phân cấp đối với từng cấp
công đồn)
* Khác nhau:
- Cán bộ cơng đồn chun trách
- Cán bộ cơng đồn khơng chun
hưởng lương từ ngân sách cơng đồn.
trách khơng hưởng lương ngân sách cơng
đồn.

- Do cơng đồn trực tiếp quản lý và thực
hiện chính sách cán bộ theo quy định và
phân cấp của Trung ương và của Tổng
Liên đồn.

- Việc quản lý và thực hiện chính sách
cán bộ do tổ chức cơng đồn và doanh
nghiệp, đơn vị cùng phối hợp thực hiện
theo nguyên tắc: Doanh nghiệp, đơn vị
thực hiện trả lương, nâng ngạch, bậc
lương và các chế độ, chính sách quản lý
cán bộ theo quy định chung của doanh
nghiệp, đơn vị. Cơng đồn cấp trên chỉ

đạo, kiểm tra, hướng dẫn về nghiệp vụ và
nội dung hoạt động cơng đồn; giám sát
việc thực hiện chính sách đối với cán bộ
cơng đồn theo quy định của pháp luật và
chế độ phụ cấp theo quy định của Tổng
Liên đoàn

(Nguồn: Hướng dẫn thi hành Điều lệ Cơng đồn Việt Nam 2014)

Như vậy, việc quản lý và thực hiện chính sách cán bộ do tổ chức cơng đồn
và doanh nghiệp phối hợp thực hiện. Cán bộ CĐCS do Cơng đồn cấp trên
(LĐLĐ thành phố, huyện) ra quyết định công nhận và chỉ đạo, kiểm tra, hướng
dẫn nghiệp vụ, nội dung hoạt động cơng đồn, giám sát việc thực hiện chính sách
đối với cán bộ CĐCS theo quy định của Tổng Liên đoàn. Cán bộ CĐCS được
hưởng lương từ doanh nghiệp, đơn vị chi trả và các chế độ chính sách khác được
thực hiện theo quy định chung của doanh nghiệp, đơn vị. Chính vì thế, cán bộ

7


CĐCS có một số đặc điểm sau:
Thứ nhất: Cán bộ CĐCS là đồn viên cơng đồn, được lựa chọn thơng qua
bầu cử tại đại hội hoặc hội nghị cơng đồn.
Thứ hai: Cán bộ CĐCS đều là không chuyên trách cùng đồng thời vừa làm
nhiệm vụ chun mơn của mình, vừa làm cơng tác cơng đồn và phần lớn trưởng
thành từ phong trào quần chúng, hiểu biết quần chúng, gắn bó với lợi ích của
quần chúng, lấy việc vận động, thuyết phục làm phương pháp hoạt động chủ yếu,
nên hầu hết cán bộ CĐCS đều là những người nhiệt tình trong cơng tác, có kinh
nghiệm vận động, tổ chức hoạt động, có uy tín với CNVCLĐ.
Thứ ba: Cán bộ CĐCS là người đại diện bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng,

hợp pháp của CNVCLĐ trong doanh nghiệp, đơn vị. Đặc trưng này phân biệt cán
bộ CĐCS khác với cán bộ Đảng, Chính quyền và cán bộ quần chúng khác.
2.1.1.3. Vị trí, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của cán bộ CĐCS
a. Vị trí của cán bộ cơng đồn cơ sở
Là người đại diện cho tập thể người lao động, thay mặt người lao động
động có trách nhiệm bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp chính đáng của người lao
động; tham gia trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế - xã hội, cụ thể là:
- Cán bộ CĐCS tham gia đổi mới và thực hiện cơ chế quản lý kinh tế mới;
cơng đồn tham gia cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước; Đẩy mạnh hoạt động
cơng đồn, vận động người lao động hăng say lao động nâng cao năng suất lao
động, chất lượng sản phẩm, hiệu quả sản xuất, kinh doanh, góp phần đẩy mạnh
sự nghiệp CNH, HĐH đất nước và hội nhập quốc tế.
- Cán bộ CĐCS góp phần tích cực vào việc xây dựng và nâng cao hiệu quả hệ
thống chính trị, tăng cường mối quan hệ mật thiết giữa Đảng với người lao động.
- Cán bộ CĐCS phải tuyên truyền, giáo dục người lao động không ngừng
nâng cao trình độ, tính tổ chức, kỷ luật. Giáo dục người lao động nâng cao lập
trường giai cấp công nhân, phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc.
b. Chức năng của cán bộ cơng đồn cơ sở
* Là người đại diện bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp chính đáng của
CNVCLĐ:
Lợi ích hợp pháp chính đáng của CNVCLĐ bao gồm lợi ích vật chất, lợi
ích tinh thần. Lợi ích vật chất đối với CNVCLĐ hiện nay là bảo đảm việc làm

8


ổn định, phù hợp với nâng lực, trình độ, sức khỏe, thời gian lao động hợp lý, có
thu nhập tương xứng với kết quả lao động và đảm bảo đời sống của bản thân, gia
đình, cải thiện điều kiện lao động. Lợi ích tinh thần là mọi người được đối xử
bình đẳng, được tạo điều kiện, cơ hội như nhau trong lao động, học tập và công

tác, được quan tâm đến đời sống văn hóa.
Để thực hiện được chức năng đó cán bộ CĐCS cần:
- Hướng dẫn, giúp đỡ người lao động ký giao kết hợp động với người sử
dụng lao động theo quy định của Bộ Luật lao động.
- Đại diện cho CNVCLĐ tham gia xây dựng Thỏa ước lao động tập thể và
thương lượng ký thỏa ước lao động tập thể với người sử dụng lao động và giám
sát việc thực hiện những quy định trong Thỏa ước lao động tập thể do các bên đã
ký. Giám sát việc thực hiện pháp lệnh bảo hộ lao động, vệ sinh an tồn lao động,
chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế…
Tổ chức giúp đỡ CNVCLĐ phát triển kinh tế gia đình, giúp CNVCLĐ được
vay vốn từ ngân hàng để tăng gia sản xuất cải thiện đời sống, nâng cao thu nhập
cho gia đình.
* Phải tham gia quản lý trong các đơn vị cơ sở:
Tham gia quản lý là một trong những chức năng của tổ chức công đoàn.
Thực chất của tham gia quản lý là nhằm phát huy quyền làm chủ của người lao
động, bảo vệ lợi ích trước mắt, lợi ích lâu dài, lợi ích cá nhân, lợi ích tập thể của
người lao động. Tham gia quản lý gồm:
- Cán bộ cơng đồn phối hợp với thủ trưởng đơn vị, giám đốc doanh nghiệp
tổ chức Đại hội công nhân viên chức, hội nghị người lao động, hội nghị cán bộ
công chức theo quy định của pháp luật và hướng dẫn liên tịch của Tổng LĐLĐ
Việt Nam và Bộ lao động thương binh và xã hội; xây dựng mối quan hệ hài hòa,
tiến bộ giữa người sử dụng lao động và người lao động.
- Tổ chức các phong trào thi đua lao động sản xuất trong công nhân, viên
chức, lao động: Giúp công nhân, viên chức, lao động phát huy sáng kiến, sáng
tạo, xây dựng các đề tài lao động sáng tạo. Vận động CNVCLĐ nâng cao trình
độ chun mơn nghiệp vụ, hồn thành vượt mức nhiệm vụ được giao, đạt năng
suất, chất lượng tốt, đoàn kết giúp đỡ nhau trong sản xuất.
- Vận động công nhân, viên chức, lao động thực hành tiết kiệm, chống

9



tham nhũng, lãng phí; đồn kết xây dựng đời sống văn hóa, xây dựng nếp sống
văn minh và gia đình văn hóa, phong trào thi đua người tốt, việc tốt trong cơ
quan, doanh nghiệp….
- Tham gia xây dựng và giám sát thực hiện chế độ, chính sách pháp luật
liên quan đến người lao động.
- Tham gia triển khai thực hiện các chế độ chính sách về tiền lương, về thi
hành chế độ Bảo hiểm xã hội, bảo đảm an toàn vệ sinh lao động cho CNVCLĐ.
* Cán bộ CĐCS phải thực hiện công tác tuyên truyền, giáo dục CNVCLĐ.
- Tuyên truyền, phổ biến các chế độ, chính sách, luật pháp có liên quan đến
quyền và lợi ích của CNVCLĐ.
- Cán bộ cơng đồn vận động CNVCLĐ xây dựng văn hóa doanh nghiệp và
đời sống văn hóa ở cơ sở:
+ Phát huy tinh thần yêu nước, đức tính cần cù, năng động, sáng tạo trong
lao động sản xuất, học tập và công tác trong công nhân, viên chức, lao động, xây
dựng ý thức tập thể và lối sống lành mạnh.
+ Xây dựng mơi trường văn hóa cơ sở lành mạnh, quan hệ ứng xử có văn
hóa, có đạo lý, tinh thần dân chủ, bình đẳng, tơn trọng, giúp đỡ nhau cùng tiến
bộ.
+ Cán bộ cơng đồn tham gia với đơn vị, doanh nghiệp xây dựng cơ sở vật
chất, phương tiện cho hoạt động văn hóa cơ sở. Tổ chức cho đơng đảo công
nhân, viên chức, lao động tham gia các hoạt động văn hóa thể thao.
Thơng qua cơng tác tun truyền, giáo dục giúp cho công nhân, viên chức,
lao động nâng cao nhận thức về mọi mặt góp phần tích cực nâng cao chất lượng
đội ngũ công nhân, viên chức, lao động.
c. Nhiệm vụ và quyền hạn của cán bộ công đồn
Tại Điều 6, Điều lệ Cơng đồn Việt Nam quy định nhiệm vụ và quyền hạn
của cán cơng đồn như sau:
* Nhiệm vụ của cán bộ cơng đồn:

- Liên hệ chặt chẽ với đồn viên và người lao động; tơn trọng ý kiến của
đoàn viên và người lao động. Báo cáo, phản ánh và thực hiện thông tin hai chiều
giữa các cấp cơng đồn, giữa người lao động với người sử dụng lao động hoặc
đại diện của người sử dụng lao động.

10


- Tổ chức đối thoại giữa người lao động với người sử dụng lao động trong
các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp hoặc giữa tổ chức cơng đồn với đại diện của
người sử dụng lao động.
- Phát triển đoàn viên và xây dựng cơng đồn cơ sở vững mạnh.
- Đấu tranh chống những biểu hiện vi phạm đường lối, chủ trương của
Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và nghị quyết của cơng đồn các cấp.
- Thực hiện các nhiệm vụ khác do tổ chức cơng đồn phân cơng.
* Quyền hạn của cán bộ cơng đồn:
- Là người đại diện theo pháp luật hoặc theo ủy quyền, bảo vệ quyền và lợi
ích hợp pháp, chính đáng của người lao động.
- Được thực hiện các quyền của cán bộ công đoàn trong quan hệ lao
động theo quy định của pháp luật, cơng đồn.
- Tổ chức và lãnh đạo đình cơng theo quy định của pháp luật.
- Được bảo đảm điều kiện hoạt động cơng đồn tại cơ quan, tổ chức, doanh
nghiệp theo quy định của Luật Cơng đồn. Được cơng đồn bảo vệ, giúp đỡ, hỗ
trợ khi gặp khó khăn trong quá trình thực hiện nhiệm vụ do tổ chức cơng đồn
phân cơng.
- Được đào tạo, bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ cơng tác cơng đồn.
- Được hưởng các chế độ, chính sách theo quy định của Đảng, Nhà nước và
tổ chức Cơng đồn.
- Cán bộ cơng đồn khơng chun trách khi có đủ điều kiện theo quy định
và có nguyện vọng được xem xét ưu tiên tuyển dụng làm cán bộ cơng đồn

chun trách khi cơ quan tuyển dụng có nhu cầu.
2.1.2. CHẤT LƯỢNG CÁN BỘ CƠNG ĐỒN CƠ SỞ
2.1.2.1. Quan điểm xác định chất lượng cán bộ CĐCS
* Quan điểm về tiêu chuẩn cán bộ cơng đồn:
Cơng tác cán bộ chính là việc xác định các tiêu chuẩn cho mỗi chức danh,
tuyển chọn cán bộ theo tiêu chuẩn, xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, bổ
nhiệm cán bộ. Từ khi ra đời đến nay Đảng ta luôn xem công tác cán bộ là một vấn
đề quan trọng, giữ vị trí quan trọng đối với sự nghiệp cách mạng của nước ta.
Đảng đã từng bước xây dựng một đội ngũ cán bộ có đủ sức thực hiện nhiệm vụ

11


trong từng giai đoạn Cách mạng. Thông qua đội ngũ cán bộ, Đảng lãnh đạo nhân
dân ta đánh thắng kẻ thù xâm lược giành lại độc lập tự do, thống nhất đất nước,
tiến hành xây dựng chủ nghĩa xã hội, bảo vệ vững chắc Tổ quốc.
Trong suốt quá trình lãnh đạo cách mạng Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí
Minh ln quan tâm đến công tác cán bộ, lựa chọn, đào tạo, rèn luyện đội ngũ
cán bộ. Người luôn cho rằng vấn đề cán bộ là một trong những vấn đề có ý nghĩa
quyết định đối với sự nghiệp cách mạng và đối với công cuộc xây dựng Đảng.
Người luôn dạy “Cán bộ là cái gốc của mọi công việc”, “Bất cứ chính sách cơng
tác gì nếu có cán bộ tốt thì thành cơng”. Ở mỗi bước phát triển của cách mạng
căn cứ vào yêu cầu, nhiệm vụ chính trị, Người đã ân cần chỉ ra phương hướng
phấn đấu và rèn luyện của cán bộ.
Một yêu cầu không thể thiếu được của người cán bộ là sự gắn bó mật thiết
với quần chúng, gần gũi với công nhân, tri thức, gần gũi với cấp dưới cơ sở, sâu
sát với công việc. Như vậy tiêu chuẩn lựa chọn, đề bạt cán bộ là một trong những
khâu quan trọng của công tác cán bộ, nắm vững và xác định đúng quan điểm này
sẽ tạo cho hệ thống chính trị một đội ngũ cán bộ có đầy đủ năng lực, phẩm chất,
cơng tác có hiệu quả.

Những tiêu chuẩn cụ thể của cán bộ theo tư tưởng Hồ Chí Minh là: Phải
trung thành với Tổ Quốc với cách mạng, chế độ XHCN; Có trình độ chun
mơn, nghiệp vụ giỏi; Phải có mối quan hệ mật thiết với mọi người xung quanh;
Dám phụ trách, dám quyết đốn, dám chịu trách nhiệm, nhất là những tình
huống khó; kiệm, liêm chính, chí cơng vơ tư, khiêm tốn giản dị, khơng ngừng
học tập nâng cao trình độ năng lực, phẩm chất của bản thân. Để hoàn thành mọi
nhiệm vụ được giao, để người cán bộ thực sự là người lãnh đạo và là người đầy
tớ trung thành của dân thì người cán bộ phải: “Có đạo đức, có tài, có phẩm chất
chính trị và năng lực lãnh đạo trong đó đức là gốc”. Người nhấn mạnh: “Cái làm
nền tảng trước hết là đạo đức cách mạng, người cách mạng phải có đạo đức
cách mạng làm nền tảng thì mới hoàn thành nhiệm vụ cách mạng một cách vẻ
vang”. Người nghiêm khắc phê phán những biểu hiện của chủ nghĩa cá nhân,
Người đặc biệt coi trọng việc giữ gìn và nâng cao đạo đức Cách mạng.
Trên cơ sở tiêu chuẩn chung về cán bộ, các cấp các ngành đã chủ động xây
dựng tiêu chuẩn cán bộ của ngành mình, đó là căn cứ để làm tốt công tác quy hoạch,
bồi dưỡng, đào tạo nguồn để đáp ứng yêu cầu công việc trong tình hình mới.

12


Nhận định của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam về cơng tác cán bộ:
“Đội ngũ cán bộ cơng đồn đều trưởng thành từ phong trào cơng nhân và cơng
đồn, có nhiệt tình tâm huyết, được quần chúng tín nhiệm. Là những người có
phẩm chất đạo đức, tin tưởng, biết vận dụng đường lối quan điểm của Đảng và
phong trào cơng nhân, hoạt động Cơng đồn. Có trách nhiệm ln cố gắng trong
nhiệm vụ được giao, gắn bó với tổ chức Cơng đồn, gắn bó với người lao động,
được đào tạo về chun mơn, chính trị, cơng tác Cơng đồn, tích cực học tập
nâng cao trình độ mọi mặt, bước đầu thích ứng với điều kiện hoạt Cơng đồn
trong nền kinh tế thị trường. Đội ngũ cán bộ cơng đồn đã giữ vững vai trò quyết
định đẩy mạnh phong trào cơng nhân và hoạt động phong trào Cơng đồn

trong thời gian qua, góp phần quan trọng vào việc thực hiện mục tiêu kinh tế,
xã hội của đất nước."
Báo cáo đánh giá về công tác cán bộ của Tổng LĐLĐ Việt Nam, nhiệm kỳ
2013 - 2018.
* Quan điểm đánh giá chất lượng cán bộ CĐCS
Đánh giá chất lượng cán bộ có thể được xem là khâu quan trọng đầu tiên
trong công tác cán bộ. Đánh giá cán bộ đúng có ý nghĩa quyết định trong việc
tuyển chọn đào tạo, bố trí sử dụng có hiệu quả nguồn cán bộ. Đánh giá chất
lượng cán bộ cơng khai, minh bạch, khách quan, tồn diện và cơng tâm, lấy hiệu
quả hồn thành nhiệm vụ công tác làm thước đo phẩm chất, năng lực của cán bộ.
Đánh giá chất lượng cán bộ phải căn cứ vào hiệu quả cơng tác, khả năng đồn
kết, quy tụ, phát huy sức mạnh tập thể, tạo ra sự tiến bộ và kết quả cụ thể trong
lĩnh vực mình phụ trách thực hiện.
Đánh giá chất lượng cán bộ là vấn đề quan trọng, đánh giá đúng sẽ quy
hoạch đúng người, sử dụng đúng đối tượng. Đánh giá chất lượng cán bộ địi hỏi
phải cơng tâm, khách quan tạo đồn kết nhất trí cao trong tổ chức. Đánh giá chất
lượng cán bộ cần phải được làm tốt để nâng cao chất lượng các khâu của công
tác cán bộ, đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ. Trong đánh giá chất lượng cán bộ
phải lấy kết quả hoàn thành nhiệm vụ được giao làm thước đo chính để đánh giá
phẩm chất năng lực của cán bộ một cách cụ thể, khoa học, chính xác. Khắc phục
tình trạng đánh giá chất lượng cán bộ một cách chung chung, cảm tính chủ quan,
lẫn lộn giữa điều kiện với tiêu chuẩn, coi bằng cấp học vị cao hơn phẩm chất,
năng lực.

13


Chất lượng cán bộ CĐCS là chỉ tiêu tổng hợp đánh giá phẩm chất đạo
đức, trình độ năng lực và khả năng đồn kết tập hợp đồn viên, cơng nhân viên
chức, lao động; bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của đồn viên,

CNVCLĐ; khả năng xây dựng và tổ chức thực hiện các nghị quyết của Đảng,
chính sách pháp luật của Nhà nước vào lĩnh vực hoạt động cơng đồn.
Đội ngũ cán bộ CĐCS được đánh giá có chất lượng phải được xem xét
hiệu quả việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ của CĐCS đó, kết quả bình xét
cơng đồn cơ sở hàng năm có đạt vững mạnh hoặc vững mạnh xuất sắc hay
không? Đây là cơ sở để tuyển chọn, bố trí cán bộ cho phù hợp với năng lực thực
tiễn của cán bộ cơng đồn.
2.1.2.2. Căn cứ xác định tiêu chuẩn cán bộ CĐCS
Từ yêu cầu thực tiễn Tổng Liên đoàn đưa ra những căn cứ chung để xây
dựng tiêu chuẩn cán bộ cơng đồn:
- Có bản lĩnh chính trị vững vàng; nhiệt tình, tâm huyết với sự nghiệp xây
dựng tổ chức cơng đồn; có uy tín và khả năng đồn kết tập hợp được đơng đảo
đồn viên, CNVCLĐ; có tinh thần đấu tranh bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp,
chính đáng của đồn viên, CNVCLĐ.
- Có năng lực, trình độ tham gia xây dựng và tổ chức thực hiện tốt các nghị
quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước vào các lĩnh vực hoạt động
cơng đồn; có kiến thức về quản lý kinh tế, xã hội, pháp luật; có kỹ năng hoạt
động cơng đồn và nghiệp vụ cơng tác cơng đồn.
- Có sức khỏe, đạo đức, lối sống lành mạnh, trung thực, giản dị, không cục
bộ bản vị, cơ hội; không lãng phí, tham nhũng và bao che cho tham nhũng, kiên
quyết chống tham nhũng và lãng phí.
Tiêu chuẩn cán bộ là những quy định đối với cán bộ về sức khỏe, phẩm chất
chính trị, đạo đức, lối sống, trình độ văn hóa, chun mơn, nghiệp vụ, khả năng đồn
kết, tập hợp quần chúng, tác phong, lề lối làm việc. Tiêu chuẩn cán bộ là căn cứ để
hoạch định chính sách vĩ mô phục vụ cho việc xây dựng đội ngũ cán bộ cơng chức
nói chung và cán bộ cơng đồn nói riêng. Tiêu chuẩn cũng là cơ sở để từng người
cán bộ phấn đấu tự rèn luyện để hoàn thiện bản thân.
Từ những tiêu chuẩn chung về cán bộ công đồn, trên cơ sở đó cấp ủy Đảng
và các cấp cơng đồn lựa chọn, quy hoạch, bồi dưỡng đào tạo nguồn cho cấp
mình theo từng nhiệm kỳ, tuyển chọn những cán bộ có đủ phẩm chất, trình độ,


14


năng lực xây dựng đội ngũ cán bộ CĐCS có đủ bản lĩnh chính trị, năng lực để
thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ của tổ chức cơng đồn.
2.1.3. NỘI DUNG NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÁN BỘ CĐCS
2.1.3.1. Về nhận thức chính trị, phẩm chất đạo đức
* Về chính trị:
- Cán bộ cơng đồn phải hiểu biết các quan điểm, đường lối, chính sách của
Đảng, Nhà nước, kiên định với mục tiêu chính trị của Đảng đề ra, nắm vững
đường lối của Đảng trong quá trình vận dụng thực hiện các mục tiêu chính trị,
kinh tế, xã hội của đất nước. Có tư duy chính trị nhạy cảm, năng động, sáng tạo,
nhiệt tình ủng hộ và gương mẫu đi đầu trong sự nghiệp đổi mới của đất nước,
tham gia có hiệu quả các nhiệm vụ công tác, sản xuất, kinh doanh.
- Chấp hành nghiêm kỷ luật lao động, gương mẫu chấp hành pháp luật của
Nhà nước, những quy định của tập thể, vận động cán bộ, đoàn viên chấp hành.
- Nhiệt tình, tâm huyết với phong trào CNVCLĐ và hoạt động cơng đồn,
gắn bó với tổ chức cơng đồn và CNVCLĐ. Giữ mối liên hệ mật thiết với quần
chúng, gần gũi với công nhân lao động, đại diện, bảo vệ và là chỗ dựa cho công
nhân viên chức lao động.
* Về phẩm chất đạo đức:
- Có đạo đức phẩm chất cách mạng, đấu tranh chống các biểu hiện tiêu cực,
kiên quyết bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của CNVCLĐ.
- Dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm trước công việc được giao.
Gương mẫu trong lao động sản xuất và cơng tác, trong sinh hoạt, có ý thức tổ chức
kỷ luật, ln tạo sự đồn kết, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chinh đáng của
CNVCLĐ.
- Có đạo đức, lối sống lành mạnh, trung thực, có mối quan hệ mật thiết với
đồn viên và cơng nhân viên chức lao động, khơng tham ơ, lãng phí, có ý thức tiết

kiệm và bảo vệ tài sản của tập thể.
2.1.3.2. Về trình độ chun mơn
Cán bộ CĐCS có trình độ chun mơn từ cao đẳng trở lên.
Có trình độ hiểu biết, tích lũy kinh nghiệm thực tiễn, tổ chức thực hiện có
hiệu quả nhiệm vụ được giao. Biết phát huy năng lực sở trường công tác.

15


×