Tải bản đầy đủ (.pdf) (298 trang)

Nghiên cứu nhóm văn bản thí thực cô hồn văn lưu trữ tại viện nghiên cứu hán nôm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (19.93 MB, 298 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

NGUYỄN VĂN TĨNH
(Pháp danh THÍCH THANH ĐẠT)

NGHIÊN CỨU NHĨM VĂN BẢN
THÍ THỰC CƠ HỒN VĂN
LƢU TRỮ TẠI VIỆN NGHIÊN CỨU HÁN NÔM

LUẬN VĂN THẠC SĨ HÁN NÔM

Hà Nội - 2020


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI & NHÂN VĂN

NGUYỄN VĂN TĨNH
(Pháp danh THÍCH THANH ĐẠT)

NGHIÊN CỨU NHĨM VĂN BẢN
THÍ THỰC CƠ HỒN VĂN
LƢU TRỮ TẠI VIỆN NGHIÊN CỨU HÁN NƠM
Chun ngành: Hán Nơm
Mã số: 8.22.01.04.01
LUẬN VĂN THẠC SĨ HÁN NÔM
NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS.TRỊNH KHẮC MẠNH

Hà Nội - 2020



LỜI CẢM ƠN
Luận văn này đƣợc hoàn thành với sự hƣớng dẫn tận tình của PGS. TS.
Trịnh Khắc Mạnh và sự giúp đỡ nhiệt tình của các thầy cơ trong Bộ môn Hán
Nôm, Khoa Văn học, Trƣờng Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học
Quốc gia Hà Nội; cùng bạn bè, đồng nghiệp, ngƣời thân. Nhân đây, tôi xin
gửi lời cám ơn chân thành đến tất cả mọi ngƣời đã luôn động viên, giúp đỡ tôi
trong quá trình học tập.
Nguyễn Văn Tĩnh
(Pháp danh Thích Thanh Đạt)

i


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết
quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực và chƣa ai công bố. Các thơng
tin, tài liệu trích dẫn trong luận văn đều đƣợc ghi rõ nguồn gốc.
Tác giả

Nguyễn Văn Tĩnh
(Pháp danh Thích Thanh Đạt)

ii


KÍ HIỆU VIẾT TẮT

TMĐY


: Di sản Hán Nơm Việt Nam - Thư mục đề yếu

Nxb.

: Nhà xuất bản

tr.

: trang

VNCHN

: Viện Nghiên cứu Hán Nôm

iii


MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU............................................................................................................... 6
1. Lý do chọn đề tài .......................................................................................................... 6
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề........................................................................................... 7
3. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu ................................................................................ 11
3.1. Đối tượng nghiên cứu ........................................................................................... 11
3.2. Phạm vi nghiên cứu .............................................................................................. 12
4. Phƣơng pháp nghiên cứu .......................................................................................... 12
5. Đóng góp của đề tài .................................................................................................... 12
6. Cấu trúc của đề tài ..................................................................................................... 13
PHẦN NỘI DUNG ......................................................................................................... 15
Chƣơng 1: ....................................................................................................................... 15
KHẢO SÁT VĂN BẢN THÍ THỰC CƠ HỒN VĂN ................................................... 15

1.1. Mơ tả văn bản Thí thực cơ hồn văn ....................................................................... 15
1.1.1 Bản Cúng văn tạp lục 供文雜錄......................................................................... 15
1.1.2. Bản Hành đồng yếu lược 行童要略................................................................... 17
1.1.3. Bản Thủy lục toàn tập 水陸全集 ....................................................................... 20
1.1.4 Bản Ứng phó dư biên tổng tập 應赴餘編總集 ................................................... 22
1.2. Giám định văn bản Thí thực cơ hồn văn ............................................................... 25
1.2.1. Sự giống nhau và khác nhau giữa các bản ........................................................ 25
1.2.2. Vấn đề tên tác phẩm........................................................................................... 29
1.2.3. Xác định bản công bố ........................................................................................ 35
Tiểu kết chƣơng 1........................................................................................................... 25
Chƣơng 2: ....................................................................................................................... 27
VẤN ĐỀ TÁC GIẢ VÀ KẾT CẤU TÁC PHẨM THÍ THỰC CÔ HỒN VĂN ............... 27
2.1. Vấn đề tác giả Thí thực cơ hồn văn........................................................................ 27
2.1.1. Thiền sư Thanh Phát .......................................................................................... 27
2.1.2. Hòa thượng Phúc Điền (1784 - 1863) ............................................................... 27
2.1.3. Thiền sư Chính Đại ............................................................................................ 42
2.1.4. Vấn đề tác giả bài văn tế tương truyền của Nguyễn Du .................................... 30
2.2. Kết cấu chung của tác phẩm Thí thực cơ hồn văn ............................................... 31
2.2.1. Thỉnh về.............................................................................................................. 32
2.2.2. Thụ hưởng .......................................................................................................... 45
2.2.3. Chuyển hóa ........................................................................................................ 47
2.2.4.Hồi hướng........................................................................................................................55

Tiểu kết chƣơng 2........................................................................................................... 58

iv


Chƣơng 3: ....................................................................................................................... 59
ĐỐI TƢỢNG THỈNH VÀ Ý NGHĨA NHÂN VĂN CỦA TÁC PHẨM THÍ THỰC

CƠ HỒN VĂN ................................................................................................................. 59
3.1. Giới thiệu các đối tƣợng thỉnh ............................................................................... 59
3.1.1. Thỉnh lục đạo pháp giới ..................................................................................... 59
3.1.2. Thỉnh chúng sinh ................................................................................................ 78
3.2. Ý nghĩa nhân văn của tác phẩm Thí thực cơ hồn văn .......................................... 66
3.2.1. Tinh thần nhân đạo ............................................................................................ 66
3.2.2. Giáo dục hướng thiện ........................................................................................ 67
Tiểu kết chƣơng 3........................................................................................................... 69
PHẦN KẾT LUẬN......................................................................................................... 90
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................. 73
PHỤ LỤC........................................................................................................................ 77

v


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Thí thực cơ hồn văn 施食孤魂文 là một bài văn cúng cô hồn đƣợc
sử dụng trong các khóa lễ của nhà chùa và trong nhân dân, dùng vào các
buổi chiều tối hàng ngày và đặc biệt là đƣợc chƣ Tăng các chùa làm lễ
hàng năm vào ngày rằm tháng bảy, mục đích nhân văn là để cho các cô
hồn, ngạ quỷ nhờ phép Phật mà đƣợc thoát khỏi nơi tam ác đạo1, đƣợc ăn
uống tránh đói khổ và các cực hình nơi âm ty, thảnh thơi về cõi Tây
phƣơng cực lạc, siêu hóa lên cõi trời thanh tịnh, lạc đạo. Thờ cúng cô hồn
là một một nét đẹp văn hóa, truyền thống tín ngƣỡng Phật giáo và tín
ngƣỡng dân gian phổ biến trong cộng đồng ngƣời Việt, đây là một tập tục
thể hiện tính nhân văn trong văn hóa Việt Nam, đƣợc ngƣời Việt gìn giữ
và lƣu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác.
Về tác giả của Thí thực cơ hồn văn 施食孤魂文, hiện có nhiều ý
kiến khác nhau: phần nhiều ý kiến cho là của Nguyễn Du (1766 - 1820),

có sách ghi là của Hòa Thƣợng Phúc Điền (1784 - 1862) soạn, có sách ghi
là Thiền sƣ Thanh Phát biên tập và cũng có sách ghi là do Thiền sƣ Chính
Đại trụ trì chùa Hƣng Phúc biên tập. Về tiêu đề tác phẩm, hiện cũng có
nhiều cách gọi khác nhau. Qua luận văn này, chúng tôi sẽ làm sáng tỏ hơn
về tác giả, tên gọi và độ tin cậy của các bản Thí thực cơ hồn văn 施食孤魂
文.

1

Tam Ác đạo: Địa ngục, ngạ quỷ và súc sinh
6


Hiện kho sách của Viện Nghiên cứu Hán Nôm (VNCHN) có 4 tác
phẩm chép Thí thực cơ hồn văn 施食孤魂文, có cả in và chép tay, cụ thể
nhƣ sau: 1/ Cúng văn tạp lục 供文雜錄, A.1948/1-2; 2/ Hành đồng yếu
lược 行童要略, AB. 608; 3/ Thủy lục toàn tập 水陸全集, 3 bản, AC.691/16, AC.529/1-2 và AC.270/1-2; 4/ Ứng phó dư biên tổng tập 應赴餘編總集
, 2 bản, AB.568 và AB.21. Vấn đề đặt ra là, bản nào là bản hay bản
thƣờng phổ biến nhất trong sinh hoạt nghi lễ hiện nay, rất cần đƣợc xử lý
về văn bản học, từ đó chọn bản để biên dịch và công bố.
Từ những vấn đề nêu trên, chúng tơi cho rằng việc nghiên cứu Thí
thực cơ hồn văn 施食孤魂文, nhằm xác định tính tin cậy khoa học về tác
giả tác phẩm và văn bản tác phẩm là có ý nghĩa khoa học và giá trị thục
tiễn đối với ngành Hán Nơm. Thí thực cơ hồn văn là một trong những tác
phẩm có giá trị nhân văn và tính ứng dụng cao, tuy đã đƣợc biên dịch,
nhƣng còn nhiều vấn đề cần đƣợc trao đổi và xem xét lại. Nghiên cứu tác
phẩm Thí thực cơ hồn văn có thể thấy, qua đó, chúng ta thấy một nhu cầu
tín ngƣỡng tâm linh đƣợc phổ biến trong cộng đồng ngƣời Việt Nam từ
xƣa đến nay. Hơn nữa, trên thực tế, sau khi thực hiện khoa cúng này đã
làm cho con ngƣời đƣợc bình tâm, củng cố niềm tin và hƣớng con ngƣời

vào những giá trị “chân, thiện, mĩ” trong cuộc sống.
Đó chính là lý do chúng tơi chọn đề tài “Nghiên cứu văn bản tác
phẩm Thí thực cơ hồn văn” lƣu trữ tại Viện Nghiên cứu Hán Nôm làm đề
tài luận văn thạc sĩ của mình.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Thí thực cơ hồn văn, trƣớc nay đƣợc nhiều các nhà học giả, nhà
nghiên cứu đã nghiên cứu trên nhiều phƣơng diện, thể loại văn tế, giá trị
7


nội dung tác phẩm, phiên dịch công bố tác phẩm và đặc biệt là bàn luận
về tác giả của tác phẩm này. Chúng tôi mô tả tổng quan nhƣ sau:
- Trƣớc hết, phải kể đến tác phẩm Truyện cụ Nguyễn Du của Lê
Thƣớc. Nhà in Mạc Đĩnh Chi, Hà Nội, 1924. Trong tác phẩm, Lê Thƣớc
đề cập đến Thí Thực cô hồn văn với tiêu đề Văn chiêu hồn và viết: Văn
bản tác phẩm đầu tiên phát hiện ở chùa Diệc, điều đó cũng nói lên rằng,
sáng tác Văn chiêu hồn, trƣớc hết Nguyễn Du nhằm vào mục đích cúng tế.
Truyện cụ Nguyễn Du có đăng tồn văn bài Văn chiêu hồn. [41].
- Năm 1965, Đàm Quang Thiện đã hiệu chú và xuất bản tác phẩm
này với tiêu đề Chiêu hồn thập loại chúng sinh, Sài Gòn, Nam Chi tùng
thƣ xuất bản. Tác phẩm có bài đề Tựa của Thƣợng tọa Thích Tâm Châu,

bài giới thiệu tác phẩm về giá trị nội dung và nghệ thuật, đăng toàn
văn Chiêu hồn thập loại chúng sinh của Nguyễn Du. [12].
- Năm 1965, Xuân Diệu có bài “Đọc Văn chiêu hồn của Nguyễn Du”,
Tạp chí Văn học, (số 11); đã bình luận và giảng giải về giá trị tác phẩm Văn
chiêu hồn của Nguyễn Du. [11].
- Hồng Xn Hãn (1977) có bài “Lễ vu lan với văn tế cơ hồn”, Tạp
chí Văn học, (số 2). Tác giả cho biết: “Ngày xƣa ở các làng, trên khu đất
làm bãi tha ma để chôn cất những ngƣời quá cố, thƣờng có lập một chiếc

am nhỏ để thờ chung những ngƣời chết vô thừa nhận. Hàng năm vào ba
tháng hè, cứ ngày mồng 1 và ngày rằm, ngƣời ta nấu cháo đổ vào chiếc lá
đa cuộn tròn, cắm dọc đƣờng để cúng, gọi là cúng bách tính. Nhiều nơi
vào ngày rằm tháng 7 âm lịch, cũng có tục cúng cơ hồn. Bài Văn chiêu
hồn của Nguyễn Du sáng tác để cúng vào dịp này”.[18].
- Năm 1978, Vũ Văn Kính có bài “Mấy ý kiến về việc hiệu đính Văn
tế thập loại chúng sinh”, Tạp chí Văn học, số 4. Bài viết của tác giả Vũ

8


Văn Kính chủ yếu góp ý về cơng tác hiệu đính bài Văn tế thập loại chúng
sinh của Nguyễn Du. [25]
- Năm 1978, Văn tế thập loại chúng sinh, in trong Hợp tuyển thơ văn
Việt Nam - Nửa đầu thế kỷ XVIII nửa đầu thế kỷ XIX, Nxb. Văn học, Hà
Nội. Văn tế thập loại chúng sinh đƣợc in trong phần tác phẩm Nguyễn Du.
[22]
- Văn học Việt Nam (Nửa cuối thế kỷ XVIII - Hết thế kỷ XIX), do
Nguyễn Lộc biên soạn, Nxb. Giáo dục, 2001 (tái bản lần thứ 4), tại
Chương tám Nguyễn Du (1766 - 1820), Mục IV có tiêu đề Văn chiêu
hồn, một bản tổng kết (tr.467), đã nghiên cứu một cách toàn diện Văn
chiêu hồn. Trƣớc hết tác giả cho Văn chiêu hồn là của Đại thi hào
Nguyễn Du và viết: “Nhà thơ viết bài văn – thực tế là một bài thơ trữ
tình - nhằm mục đích gọi hồn cho những ngƣời đã khuất, nhờ phép
Phật “siêu linh tịnh độ”, giúp họ thoát khỏi kiếp bơ vơ lạc lõng của các
cô hồn để lên cõi thiên đƣờng...2 Nhƣ vậy, Văn chiêu hồn của Nguyễn
Du là một tác phẩm văn tế. Trong văn học phong kiến ở nƣớc ta, văn tế
thƣờng viết bằng thể phú... Văn chiêu hồn của Nguyễn Du không viết
theo thể phú, cũng không viết theo thể tài của Lê Thánh Tông (Thập
giới cô hồn quốc ngữ văn) mà viết bằng thể thơ song thất lục bát”. Về

nội dung của tác phẩm, tác giả Nguyễn Lộc phân tích theo hai nội
dung: phần nội dung có tính chất phi tơn giáo là phần nói về những con
ngƣời lúc đang sống và phần nội dung có tính chất tơn giáo là nói về
những con ngƣời sau khi chết, nói về những cơ hồn. [28, tr.467-474].
- Từ điển văn học (bộ mới), Nxb. Thế giới, 2004; tại Mục Văn tế
thập loại chúng sinh viết: “Tác phẩm của nhà thơ Nguyễn Du... Hình thức
mang tính chất tôn giáo trong văn học Việt Nam, đề cập đến xã hội hồn

2

Chỉ những câu lƣợc bỏ, khơng trích dẫn.
9


ma một cách thơng cảm nhất. Đó là hình ảnh lộn trái của xã hội trần thế,
song có khác biệt căn bản ở chỗ khơng có đối lập giàu nghèo, sang hèn...
Tác phẩm khơng sử dụng hình thức văn tế biền ngẫu thƣờng thấy, cũng
không viết bằng văn xuôi nhƣ Thập giới cô hồn quốc ngữ văn của Lê
Thánh Tông, mà chọn thể loại song thất lục bát vần điệu linh hoạt, truyền
cảm, có tác dụng khơi dậy lịng trắc ẩn từ phía ngƣời đọc ngƣời nghe”.[45,
tr.1972-1973].
- Phạm Tuấn trong bài “Nguyễn Du và Văn tế thập loại chúng sinh
trong tƣơng quan văn hóa Phật giáo”, Tạp chí Hán Nơm, (số 2), 2006; đã
đi sâu nghiên cứu lịch sử cúng cô hồn ở Việt Nam, tác giả viết: “Chúng
tôi chƣa có điều kiện khảo cứu kĩ về khoa cúng thí thực ở Việt Nam,
nhƣng theo Việt Nam Phật giáo sử luận của Nguyễn Lang thì từ thời Trần
đã có nghi thức cúng cô hồn, cho biết Huyền Quang đã từng đăng đàn
chẩn tế. Đồng thời trong các chùa Việt lƣu truyền sách Bảo Đỉnh hành
trì tập hợp khoa nghi bí mật nội truyền do Huyền Quang tổ sƣ soạn thảo
cũng phần nào nói lên việc thịnh hành nghi thức Phật giáo. Hơn thế, các

bộ sách sử nhƣ Việt sử lược, Đại Việt sử kí tồn thư.... đều ghi chép đời
Trần nƣớc ta đã xin vua Tống Đại tạng kinh. Điều này phần nào nói
lên Nghi quỹ thí thực tồn tại ở nƣớc ta từ rất sớm”. [44]. Tác giả Phạm
Tuấn đã dẫn ý kiến của Lê Thƣớc và Hoàng Xuân Hán cho rằng Văn tế
thập loại chúng sinh là của Nguyễn Du, nhƣng sau khi đối chiếu, nghiên
cứu, tác giả viết: “... không loại trừ khả năng tác giả bài Văn tế thập loại
chúng sinh không phải là Nguyễn Du. Tuy nhiên... có đồng cảm hơn với
các học giả đi trƣớc...”. [44].
- Nguyễn Du toàn tập (Tập 1) do Mai Quốc Liên và Nguyễn Minh
Hoàng biên khảo, Nxb. Văn học, 2015, tác phẩm văn cúng cơ hồn của
Nguyễn Du có tiêu đề là Chiêu hồn thập loại chúng sinh. Viết về q
trình truyền bản của tác phẩm, nhóm biên khảo viết: “Nguyên tác, thủ
10


bút của Nguyễn Du nay khơng cịn. Bản Chính Đại hay Chùa Diệc3 dù
sao cũng chỉ là bản sao, đã qua tay san nhuận sửa chữa. Từ Nguyễn Du
đến bản sao đầu tiên, nay gần một thế kỷ; từ các bản sao này đến nay
non một thế kỷ, bài văn đã đƣợc nhiều ngƣời tham gia hiệu đính. Việc
khơi phục đúng cái “bản lai diện mục” của Nguyên tác là việc khó. Chữ là
chữ của Nguyễn Du, “nhất tự thiên kim” – chữ của ngƣời đã viết Truyện
Kiều, “Khúc Nam âm tuyệt xƣớng”, và nói nhƣ Xuân Diệu có thể làm
“gãy lƣng” các nhà khảo cứ, bình luận... Về nhan đề bài thơ, chúng tôi
ghi Chiêu hồn thập loại chúng sinh theo nhƣ bản Đàm Quang Thiện,
lấy từ các nhan đề Văn chiêu hồn và Văn tế thập loại chúng sinh”. [13,
tr.246-253]. Sau đó là giới thiệu tồn văn Quốc ngữ Chiêu hồn thập
loại chúng sinh. [13, tr.254-271].
Năm 2017, Tỳ Kheo Minh Nhƣ có cuốn Trung khoa thí thực cơ hồn,
Nxb. Tôn giáo, Hà Nội. Đây là quyển sách chuyên dùng cho việc bố thí
pháp giới lục đạo thập loại cô hồn ở những đàn tổ chức chẩn tế long trọng,

nội dung bao quát ý nghĩa sâu rộng từ "Hiển giao" đến "Mật giáo", từ "Sự
tƣớng" đến "Lý tánh" dùng những lời khai thị sâu sắc, nhắc nhở đại chúng
tham dự pháp hội cũng nhƣ chúng cô hồn thức tỉnh, cuốn sách có giá trị
giúp cho âm - dƣơng lƣỡng lợi vậy.[34].
3. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tƣợng nghiên cứu của đề tài là các văn bản tác phẩm Thí thực cơ
hồn văn 施食孤魂文 ghi chép trong tƣ liệu Hán Nôm hiện lƣu giữ tại
VNCHN.

3

Hiện ở số 49, phố Quang Trung, TP Vinh, tỉnh Nghệ An. Chùa Diệc còn gọi là
Diệc Cổ Tùng Lâm, hay Diệc Cổ tự. Tên chùa đƣợc mƣợn ý trong kinh Phật, “diệc bộ
diệc xu”. Chùa đƣợc khởi dựng từ cuối thời Trần.
11


3.2. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu của đề tài là đi sâu nghiên cứu văn bản học và
giá trị tác phẩm Thí thực cơ hồn văn. Việc nghiên cứu văn bản học sẽ
đƣa đến kết quả chọn ra bản để phiên dịch, công bố và xác định tác giả
tác phẩm. Thông qua nghiên cứu giá trị nội dung tác phẩm để thấy
đƣợc tín ngƣỡng văn hóa Phật giáo và tín ngƣỡng dân gian cũng nhƣ ý
nghĩa xã hội của tác phẩm đối với xã hội hiện nay.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng các phƣơng pháp nghiên cứu nhƣ:
Phương pháp văn bản học, thực hiện các thao tác mơ tả văn bản, so
sánh, đối chiếu, phân tích dị văn giữa các văn bản, đƣa ra nhận xét về bản
và chọn bản để phiên dịch, công bố và nghiên cứu.

Phương pháp phiên dịch học: đƣợc áp dụng trong phiên dịch tác
phẩm, nhằm đảm bảo những yếu tố khoa học trong dịch thuật, nhƣ “tín,
đạt, nhã”.
Phương pháp phân tích tác phẩm: thông qua phƣơng pháp này chúng
tôi tiến hành tìm hiểu giá trị nội dung và nghệ thuật văn chƣơng của tác
phẩm.
Ngồi ra chúng tơi cũng áp dụng nghiên cứu liên ngành, nhƣ tôn
giáo học, xã hội học, v.v... để đáp ứng đƣợc yêu cầu đề tài đặt ra.
5. Đóng góp của đề tài
- Giới thiệu các văn bản tác phẩm Thí thực cơ hồn văn 施食孤魂文
hiện lƣu giữ tại VNCHN,
- Nghiên cứu quá trình truyền bản, đối chiếu so sánh, xác định bản
đáng tin cậy để biên dịch và xác định tác giả tác phẩm, góp phần vào việc
ứng dụng văn bản học Hán Nơm nói chung.

12


- Nghiên cứu giá trị nội dung Thí thực cơ hồn văn 施食孤魂文, góp
phần nghiên cứu tín ngƣỡng tâm linh của cộng đồng ngƣời Việt Nam.
- Giới thiệu ý nghĩa xã hội, tính nhân văn của tác phẩm trong đời
sống văn hóa tâm linh con ngƣời Việt Nam, góp phần tìm hiểu tín ngƣỡng
văn hóa Phật giáo và tín ngƣỡng dân gian trong việc thờ cúng cô hồn
trong xã hội Việt Nam.
- Phiên dịch nội dung 3 dị bản tác phẩm Thí thực cơ hồn văn 施食孤
魂文.
6. Cấu trúc của đề tài
Ngoài phần Mở đầu, phần Kết luận, Tài liệu tham khảo và phần Phụ
lục luận văn kết cấu 3 chƣơng:
Chương 1: Khảo sát văn bản Thí thục cơ hồn văn

Thí thực cơ hồn văn hiện lƣu giữ tại VNCHN có 4 văn bản (3 bản in và
1 bản chép tay). Chƣơng này, thực hiện nhiệm vụ khảo cứu, phân tích, so
sánh văn bản; từ đó xác định hệ bản, văn bản mang tính đại diện để nghiên
cứu và cơng bố.
Chương 2: Vấn đề tác giả và kết cấu tác phẩm Thí thực cơ hồn
văn
Chƣơng này, xác định tác giả tác phẩm Thí thực cơ hồn văn hiện lƣu
giữ tại VNCHN, với các tiêu đề khác nhau trong các văn bản khác nhau, từ
đó giới thiệu một kết cấu chung đối với tác phẩm Thí thực cơ hồn văn.
Chương 3: Đối tƣợng thỉnh và ý nghĩa nhân văn của tác phẩm
Thí thực cơ hồn văn
Chƣơng này chúng tơi giới thiệu 13 đối tƣợng thỉnh (cô hồn), bao gồm
các hạng ngƣời: từ các bậc đế vƣơng hùng bá, đến khanh tƣớng vong thân,
cung khuê mỹ nữ... trẻ sơ sinh chết yểu... rồi đến chƣ vị đói khát cơ nhỡ xin
13


ăn, v.v... Từ đó phân tích ý nghĩa nhân văn của tác phẩm Thí thực cơ hồn
văn trong đời sống văn hóa Việt Nam.

14


PHẦN NỘI DUNG
Chƣơng 1
KHẢO SÁT VĂN BẢN THÍ THỰC CƠ HỒN VĂN
Chƣơng này, chúng tôi khảo sát các văn bản Thí thực cơ hồn văn hiện
lƣu giữ tại VNCHN, tiến hành khảo cứu, phân tích, so sánh văn bản; từ đó xác
định hệ bản và văn bản mang tính đại diện để nghiên cứu và công bố.
1.1. Mô tả văn bản Thí thực cơ hồn văn

1.1.1 Bản Cúng văn tạp lục 供文雜錄
Tại VNCHN bản này có 4 bản viết: ký hiệu A. 1948/1-2, gồm 438 tr.;
ký hiệu A. 3066/1-8: 534 tr; ký hiệu A. 3087: 206 tr và ký hiệu A. 3124:1
tập 92 tr.
Sau khi khảo sát các bản, chúng tơi thấy chỉ có bản A. 1948/1-2 chép
tác phẩm Thí thực cô hồn văn, sách gồm 2 tập, nhƣng nội dung chép tác
phẩm Thí thực cơ hồn văn ở tập 1 (tức A.1948/1). Chúng tôi xin giới thiệu
cụ thể nội dung của cả 2 tập A.1948/1-2, để có cái nhìn tồn cảnh.
Sách chép tay bút lơng mực Tàu, chia 6 hàng, hàng dài nhất 12 chữ. Ở
tâm sách phần nội dung thứ hai có ghi một ngƣời tự là Pháp Trung san bản.
Nội dung gồm các khoa cúng:
- Bản A.1948/1 (tập 1)
1/ Thiên địa khoa 天地科 (tr.1a –tr.15a).
2/ Nhương tinh khoa 禳星科 (tr.1a-tr.21b) (Pháp Trung san bản).
3/ Nhương tiễn ôn bộ khoa 禳踐瘟部科 (tr.1a-tr.12b).
4/ Thí thực khoa 施食科 (tr.1a-tr.24b).
15


5/ Chiêu hồn văn 招魂文 (chữ viết bút sắt sau) từ tr.1a-tr.16b, nội
dung bài văn về cơ bản chép giống Thỉnh âm hồn văn dụng quốc âm 請陰
魂文用國音 trong bản Ứng phó dư biên tổng tập (ký hiệu AB. AB.568 và
ký hiệu AB.21).
6/ Mãn tán tạ quá nghi 滿散謝過儀 (tr.1a- tr.3b).
- Bản A.1948/2 (tập 2)
1/ Cung lục Thánh đản phi thăng nhật 恭錄聖誕飛升日 (tr.1a- tr.3b).
2/ Thánh hiệu lục 聖號錄 (tr.4a- tr.5b).
3/ Trần triều Hưng Đạo khoa 陳朝興道科 (tr.6a- tr.27a).
4/ Vương mẫu văn 王母文 (tr.27b- tr.29b).
5/ Trần triều nhị nữ văn 陳朝二女文 (tr.30a- tr.35b).

6/ Trần triều văn 陳朝文 (tr.36a- tr.39a).
7/ Hựu thể 又體 (tr.39b- tr.46a).
8/ Phạm thị nữ tử văn 范氏女子文 (tr.46b- tr.49a).
9/ Hựu thể 又体 (tr.49b-52b).
10/ Lễ tổ cô nghi văn 禮祖姑儀文 (tr.53a- tr.57b).
11/ Khai quang sớ, Thể thông dụng 開光疏, 体通用, Tạ lễ sớ 謝禮疏
(tr.57a- tr.60b).
12/ Đức thánh Ủng văn 德聖擁文 (tr.63a- tr.66a).

16


13/ Tổng hỏa bộ khoa 送火部科 (tr.1a- tr.11a).
14/ Giải quái khoa 解怪科 (tr.1a- tr.10a).
15/ Khâm thiên giải ách chân kinh 欽天解厄真經 (tr.1a- tr.27b).
16/ Lễ vô thường khoa 禮無常科 (tr.1a- tr.12b).
17/ Nhương Táo quân khoa 禳竈君科 (tr.1a-8a).
18/ Lễ thổ công khoa 禮土公科 (tr.8b- tr.13b).
19/ Sám tạ đương cảnh thành hoàng nghi 懺謝當境城隍儀 (tr.1atr.21b).
1.1.2. Bản Hành đồng yếu lược 行童要略
Tại VNCHN bản này có 1 bản in, ký hiệu AB.608, do Thiền sƣ Thanh
Phát 青發 biên tập, thợ khắc Nguyễn Văn Diệm xã Quần Phƣơng Trung
(nay thuộc huyện Hải Hậu tỉnh Nam Định) khắc ván. Ván tàng bản ở chùa
Quế Phƣơng tỉnh Nam Định in năm Bảo Đại thứ 5 (1930). Sách gồm 106 tr.,
có 1 tựa và 1 mục lục. Nội dung sách trích yếu những đoạn, những câu ở
Kinh Nhật tụng để dạy ngƣời mới học kinh Phật. Có các bài chú, niệm, tán,
kệ, châm... Các nghi lễ xuất hành, rửa tay, súc miệng, vào chùa, xem Phật,
đốt đèn, đốt hƣơng, tắm Phật, thí thực... Nội dung sách có ghi Thí thực khoa
nghi 施食科儀. Sau đây chúng tơi xin mơ tả chi tiết nội dung tác phẩm nhƣ
sau:

- Bản AB.608:
1/ Hành đồng yếu lược mục lục phàm tứ thập mục 行童要略目錄 凡
四十目(tr.1b).
17


2/ Hạ đơn chú 下單咒(tr.3a).
3/ Xuất hành chú 出行咒 (tr.3a).
4/ Tiểu tiện chú 小便咒 (tr.3a).
5/ Tẩy thủ chú 洗手咒 (tr.3b).
6/ Tẩy diện chú 洗面咒 (tr.3b).
7/ Sấu khẩu chú 漱口咒 (tr.3b).
8/ Nhập tự chú 入寺咒 (tr.4a).
9/ Quán Phật chú 觀佛咒 (tr.4b).
10/ Nhiên đăng chú 然燈咒 (tr.4b).
11/ Nhiên hương chú 然香咒 (tr.4b).
12/ Thủ thủy chú 取水咒 (tr.4b).
13/ Lự thủy chú 濾水咒 (tr.5a).
14/ Dục Phật chú 浴身咒 (tr.5a).
15/ Ẩm thủy chú 飲水咒 (tr.5b).
16/ Dục thân chú 浴身咒 (tr.5b).
17/ Thế phát chú 剃髮咒 (tr.6a).
18/ Xuất sinh chú 出生咒 (tr.6a).
19/ Tẩy bát chú 洗鉢咒 (tr.6a).

18


20/ Tảo tự chú 掃寺咒 (tr.6b).
21/ Xuất đường chú 出堂咒 (tr.6b).

22/ Nhiễu tháp chú 繞塔咒 (tr.6b).
23/ Đại tiện chú 大便咒 (tr.7a).
24/ Tẩy tịnh chú 洗凈咒 (tr.7a).
25/ Thụy miên chú 睡眠咒 (tr.7b).
26/ Minh chung chú 鳴鐘咒 (tr.7b- tr.10a).
27/ Minh mộc bản kệ 銘木板偈 (tr.10a- tr.12a).
28/ Ngũ thể triêu mộ cảnh sách niệm phật 五體朝暮警策念佛 (tr.12atr.16a).
29/ Chúng chức 眾職 (tr.16a- tr.17b).
30/ Hiến Phật trai 獻佛齋 (tr.18a-22a).
31/ Nhị thời cúng tổ 二時供祖 (tr.22a- tr.25a).
32/ Phóng sinh cảnh sách 放生警策(tr.25a- tr.27b).
33/ Nhị thời niệm thực nhị thể 二時念食二體 (tr.28a- tr.37b).
34/ Thí thực khoa nghi 施食科儀 (tr.38a-tr.47b).
35/ Lâm thụy niệm phật 臨睡念佛 (tr.48a- tr.51b).
36/ Phương danh 芳名 (tr.51b- tr.53b).

19


1.1.3. Bản Thủy lục toàn tập 水陸全集
Tại VNCHN bản này có 3 bản in. Bản ký hiệu AC/691/1-6, sách dày
696 tr., có hai niên đại, Mục Thỉnh giám kiều khoa 請鋻橋科 (tr.1a- tr.20b),
ghi năm in Cảnh Thịnh thứ 5 (1797), Mục Tiểu du già thí thực pháp 小瑜伽
施食法, (tr.1a-25b), ghi năm Đinh Mùi niên hiệu Thiệu Trị thứ 7 (1847).
Bản ký hiệu AC.529/1-2 và ký hiệu AC.270/1-2, hai sách đều 840 tr., ghi in
tại năm Đồng Khánh thứ 2 (1887). Sau khi khảo sát, chúng tơi thấy chỉ có
bản ký hiệu AC/691/1-6 chép Thí thực cơ hồn văn; cịn hai bản ký hiệu
AC.529/1-2 và ký hiệu AC.270/1-2, khơng ghi Thí thực cô hồn văn, nên
chúng tôi không mô tả và tập trung mô tả bản AC/691/1-6.
- Bản AC.691/1, nội dung nhƣ sau:

1/ Tân san minh dương thủy lục tự 新刊冥陽水陸序 (tr.2a - tr.7b).
2/ Phương danh 芳名(tr.8a- tr.8b).
3/ Nghinh sư duyệt định khoa 迎師閱定科(tr.9a- tr.19b).
4/ Dự tiếp linh khoa 預攝靈科 (tr.20a- tr.29b).
5/ Cấp thủy khoa 汲水科 (tr.30a- tr.36b).
6/ Tịnh trù khoa 淨廚科(tr.37a- tr.43b).
7/ Kiến đàn giải uế nghi 建壇解穢儀 (tr.44a- tr.52b).
8/ Cúng tài khoa 供財科 (tr.53a- tr.62b).
- Bản AC.691/2, nội dung nhƣ sau:
Thí thực cơ hồn văn có tiêu đề Tiểu du già thí thực pháp, in trong tập 2
(AC.691/2). Nội dung sách gồm có 2 khoa cúng:
20


1/ Thỉnh giám kiều khoa 請鋻橋科 (tr.1a-tr.20b), khoa cúng này đề in
năm Cảnh Thịnh thứ 5 (1797)4,
2/ Tiểu du già thí thực pháp 小瑜伽施食法 (tr.1a-tr.25b), ghi: “Thiệu
Trị thất niên tuế thứ Đinh Mùi nhất dƣơng nguyệt ký vọng Liên Trì giám tự
cung tả. Bản lƣu Thọ Xƣơng huyện Cựu Lâu thơn Liên Trì Hải Hội tự dĩ
hiểu hậu ấn/紹治七年歲次丁未一陽月既望蓮池監寺恭寫. 板留壽昌縣舊
樓村蓮池海會寺以曉後印/ Ngày rằm tháng 11 năm Đinh Mùi niên hiệu
Thiệu Trị thứ 7 (1847) Giám tự chùa Liên Trì viết chữ. Ván lƣu tại chùa
Liên Trì Hải Hội thơn Cựu Lâu, huyện Thọ Xƣơng để sau in ấn”
- Bản AC.691/3, nội dung nhƣ sau:
1/ Thỉnh xá khoa 請赦科(tr.1a- tr.10b).
2/ Phóng xá khoa 放赦科(tr.1a- tr.10b).
3/ Khai phương khoa 開方科(tr.1a- tr.16b).
4/ Phóng sinh khoa 放生科 (tr.1a- tr.17b).
5/ Phóng đăng khoa 放燈科 (tr.1a- tr.11b).
6/ Giải kết khoa 解結科 (tr.1a- tr.17b).

- Bản AC.691/4, nội dung nhƣ sau:
1/ Thỉnh xá khoa 請赦科(tr.2 a- tr.5a).
2/ Phóng xá khoa 放赦科(tr.1a- tr.10b).
3/ Khai phương khoa 開方科(tr.1a- tr.13a).
4

TMĐY đã lấy năm in của Khoa cúng này làm năm in của tác phẩm.
21


4/ Phóng sinh khoa 放生科(tr.1a- tr.17b).
5/ Phóng đăng khoa 放燈科(tr.1a- tr.11b).
- Bản AC.691/5, nội dung nhƣ sau:
1/ Mông sơn khoa 蒙山科(tr.1a- tr.52b).
2/ Thăng bảo đài nghi 昇寶臺儀(tr.1 a- tr.4b).
- Bản AC.691/6, nội dung nhƣ sau:
1/ Phá ngục khoa 破獄科(tr.1a- tr.57b).
1.1.4 Bản Ứng phó dư biên tổng tập 應赴餘編總集
Tại VNCHN bản này có 2 bản in, ký hiệu AB.568: 126 tr. và ký hiệu
AB.21: 74 tr., nhƣng thiếu phần cuối.
Hai 2 sách cùng in từ một bộ ván. Nhƣng sách AB.21 thiếu 1 số trang
phần cuối sách, cụ thể từ Thiên tiên thánh mẫu cơng đồng văn 天仙聖母公
同文, dịng niên đại và tàng bản sách (tr.11a) cho đến hết sách. Do đó,
chúng tơi chọn bản AB.568 làm bản cơng bố và mô tả.
- Bản AB.568, nội dung nhƣ sau:
“Thành Thái thất niên nhuận nguyệt đính san 成泰七年閏月訂刊/
Tháng nhuận năm Thành Thái thứ 7 (1895)” (tr.đầu a).
1/ Tổng tập 總集 (tr. đầu b).
Bắc Ninh, Vũ Giàng huyện, Bất Phí tổng, Xn Lơi xã, Hƣng Phúc tự
tàng bản/北寧武江縣不費總春雷社興福寺藏板/tàng bản tại chùa Hƣng

Phúc xã Xn Lơi, tổng Bất Phí, huyện Võ Giàng, Bắc Ninh” (tr.đầu b).
Ứng phó dư biên tiểu dẫn 應赴餘編小引(tr.đầu b).
22


“Phù Ứng phó nhất sự, nhƣ Bảo Đƣờng, Ban xá, Điệu thuyền, Triệu
linh, Phụ phan, Thỉnh cô hồn đẳng, Quốc âm văn, hƣớng lai chƣ phƣơng
kiến trai tiếu giả, đa vi hỗ dụng. Văn chi cú độc bất minh, từ chƣơng bỉ tục,
ý giả tiền nhân trứ thuật hữu niên, vị phó chi tân, tam sao thất bản, trí thất
kỳ chân hỹ. Thành Thái Ất Mùi nhuận, Đại lực gia đính chính, đằng tả
thành thiên dụng san vu bản dĩ thọ kỳ lai vân. Hƣng Phúc tự trụ trì Chính
Đại cẩn chí/夫應赴一事。如保塘, 頒赦, 掉船,召靈,附幡,請孤魂等,國音
文,向來諸方建齋醮者,多為互用。聞之句讀不明,詞章鄙俗,意者前人著
述有年未付之梓,三抄失本,致失其真矣.成泰乙未閏大力加訂正,謄寫成
篇,用刊于板以壽其來云。興福寺住持正大謹識/Ơi! Việc ứng phó các
việc nhƣ Bảo đƣờng, Ban xá, chèo thuyền, triệu linh, phụ phan, thỉnh cô
hồn bằng quốc âm từ trƣớc tới nay mọi nơi lập trai tiếu phần nhiều dùng
đến, nhƣng nghe cú đậu khơng rõ, văn chƣơng thì thơ bỉ. Ý là do ngƣời viết
ra đã lâu chƣa cho khắc in, lại bị tam sao thất bản đến nỗi mất đi chân thực.
Vào tháng nhuận năm Ất Mùi niên hiệu Thành Thái (1895) Chính Đại tơi
gia sức đính chính viết lại đằng tả biên thành thiên lại cho khắc thành ván
để truyền lại về sau lâu dài. Chính Đại Trụ trì chùa Hƣng Phúc kính cẩn viết
dẫn”.
2/ Bảo Đường ca 保塘歌 (tr.1a-tr.5b).
3/ Ban xá bản 頒赦本 (tr.6a-tr.10b).
4/ Trạo thuyền bản 掉船本 (tr.11a-tr.14b).
5/ Triệu linh than 召靈嘆 (tr.15a-15b).
6/ Phụ linh phan luyện văn 附靈幡練文 (tr.16a-tr.17a).
23



×