Tải bản đầy đủ (.pdf) (103 trang)

Làng bản của người tày ở huyện trùng khánh tỉnh cao bằng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.1 MB, 103 trang )

/...
...

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
------------o0o-------------

TRIỆU QUỲNH CHÂU

LÀNG BẢN CỦA NGƯỜI TÀY
Ở HUYỆN TRÙNG KHÁNH TỈNH CAO BẰNG
Chuyên ngành : Lịch Sử Việt Nam
Mã số

: 60 22 54

LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS ĐÀM THỊ UYÊN

THÁI NGUYÊN, NĂM 2010

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên




ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
------------o0o-------------


TRIỆU QUỲNH CHÂU

LÀNG BẢN CỦA NGƯỜI TÀY
Ở HUYỆN TRÙNG KHÁNH TỈNH CAO BẰNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ

THÁI NGUYÊN, NĂM 2010

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên




MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong q trình cơng nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập quốc tế hiện
nay, bản sắc văn hoá của cộng đồng các dân tộc Việt Nam cần được bảo tồn
và phát huy. Một trong những yếu tố cần được bảo tồn là văn hoá làng bản
của dân tộc thiểu số vùng niền núi phía Bắc. Tại huyện Trùng Khánh tỉnh Cao
Bằng, yếu tố làng bản của người Tày cũng có những nét truyền thống rất
phong phú và đặc sắc. Làng bản dân tộc Tày vừa phải đổi mới, hiện đại nhưng
cũng phải giữ được những bản sắc dân tộc và truyền thống tốt đẹp.
Lâu nay việc tìm hiểu nghiên cứu văn hố làng bản của các dân tộc nói
chung trên phạm vi cả nước bước đầu đã đạt được những thành tựu. Tuy
nhiên việc tìm hiểu làng bản của của người Tày ở Cao Bằng, tỉnh miền núi,
biên giới phía Bắc do nhiều nguyên nhân khách quan còn bỏ ngỏ chưa được
chú ý quan tâm và việc nghiên cứu cũng chưa có hệ thống.
Với những lý do trên, chúng tôi đã chọn vấn đề: “Làng bản của người
Tày ở huyện Trùng Khánh tỉnh Cao Bằng” làm đề tài nghiên cứu. Qua đề

tài, tác giả mong muốn giúp cho thế hệ trẻ ở huyện gắn bó sâu sắc hơn với
quê hương, để từ đó có những việc làm thiết thực góp phần xây dựng quê
hương Trùng Khánh ngày càng giàu đẹp hơn.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Trong quá trình thực hiện đề tài chúng tơi được thừa hưởng rất ít các
kết quả nghiên cứu của những người đi trước bởi vì chưa có một cơng trình
nghiên cứu cụ thể nào về làng bản của người Tày ở huyện Trùng Khánh. Tuy
nhiên, ở từng lĩnh vực và khía cạnh khác nhau của các nhà nghiên cứu đã đề
cập đến vấn đề nói trên một cách trực tiếp hay gián tiếp.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

1




Ở vùng Tày, Nùng ở Việt Bắc cũng có những tác giả là những nho sĩ
quan sát ghi chép về đất nước, núi sông và con người ở đây như: Phan Lê
Phiên ( 1973-1809) viết “ Cao Bằng Lục”, Phạm An Phủ viết “Cao Bằng kí
Lược”. Và cuốn sách “Cao Bằng thực lục” của tác giả Bế Hữu Cung viết năm
1810, là cuốn sách đầu tiên giới thiệu về vị trí địa lý sơng núi, phong tục tập
qn và thành trì Cao Bằng. Năm 1920, tác giả Bế Huỳnh cho xuất bản cuốn
“Cao Bằng tạp chí nhật tập”, tác phẩm đã đề cập chi tiết đến nguồn gốc,
phong tục tập quán của dân tộc Tày, Nùng ở Cao bằng. Tác phẩm “Văn hố
Tày, Nùng” của nhóm tác giả Hà Văn Thư, Lã Văn Lô, tác phẩm đã đề cập
đến một cách khái quát về đặc điểm của hai dân tộc Tày, Nùng trên hai
phương diện lớn của nền văn hoá vật chất và văn hố tinh thần.
Gần đây cơng trình “Nhà sàn truyền thống của người Tày ở Đông Bắc
Việt Nam” của tác giả Ma Ngọc Dung xuất bản năm 2005, tác phẩm đi sâu

vào tìm hiểu đời sống vật chất của người Tày nói chung, cách chọn chọn thế
đất của họ đề xây dựng nhà cửa, làng bản. Ngoài ra những báo cáo quy hoạch
tổng thể phát triển kinh tế –xã hội tỉnh Cao Bằng, báo cáo quy hoạch phát
triển kinh tế - xã hội huyện Trùng Khánh đến năm 2020.
Tuy nhiên, cho đến nay vẫn chưa có cơng trình nào cụ thể tìm hiểu, nghiên
cứu về làng bản của người Tày ở huyện Trùng Khánh tỉnh Cao Bằng. Bởi vậy còn
rất nhiều vấn đề quan trọng chưa được làm sáng tỏ như: nguồn gốc dân tộc, sinh
hoạt tín ngưỡng, phong tục tập quán đã từng tồn tại hoặc cịn duy trì đến ngày
nay…Song chúng tơi vẫn xem thành quả của các nhà nghiên cứu đi trước là ý
kiến gợi mở quý báu , là cơ sở để tác giả hồn thành tốt đề tài của mình.
3. Nguồn gốc và phương pháp nghiên cứu
Nguồn tư liệu
Thực hiện đề tài này chúng tôi sử dụng một số sử sách và địa chỉ cổ
như: “Lịch sử tỉnh Cao Bằng”, tác phẩm giới thiệu về đất và người Cao Bằng,
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

2




quá trình hình thành phát triển trên mọi lĩnh vực (kinh tế, chính trị, xã hội)
của tỉnh từ thời tiền sử đến nay. “Cao Bằng Thực Lục” (Bế Hữu Cung) tác
phẩm gồm 4 phần, trong đó có phần ba: “Sơn Thuỷ Lục” chép lịch sử Cao
Bằng và phần bốn: “Cương giới phong tục” chép lịch sử Cao Bằng từ đời
Kinh Dương Vương đến đời Chiêu Thống và các sách tên làng bản Việt Nam
đầu thế kỷ XIX… còn lưu lại tại Vện Hán Nôm, Viện Sử học. Nguồn tư liệu
điền dã, để thực hiện đề tài này chúng tôi sẽ tiến hành thực địa tại tất cả các
xã thuộc huyện Trùng Khánh để quan sát địa hình, quang cảnh làng bản, đời
sống văn hoá, xã hội của dân tộc Tày ở huyện Trùng Khánh. Từ đó giúp

chúng tơi có thể tìm hiểu về làng bản của người Tày ở huyện Trùng Khánh
tỉnh Cao Bằng.
Phương pháp nghiên cứu
Cơ sở lý luận của đề tài, tác giả đứng trên quan điểm của chủ nghĩa
duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử để xem xét, đánh giá sự
vật, hiện tượng diễn ra trong các làng bản của người Tày huyện Trùng
Khánh tỉnh Cao Bằng.
Phương pháp chủ yếu vận dụng trong đề tài là diễn dã lịch sử kết hợp với
quan sát xã hội học nhằm làm nổi bật những đặc trưng làng bản của người Tày ở
Trùng Khánh nói riêng và Cao Bằng nói chung. Ngồi ra, đề tài cịn sử dụng
phương pháp lịch sử, phương pháp logíc, phương pháp hệ thống hoá, …. để
nghiên cứu làng bản của người Tày ở Trùng Khánh.
4. Mục đích, đối tượng, phạm vi và nhiệm vụ nghiên cứu đề tài
Về mục đích nghiên cứu, đề tài nghiên cứu tìm hiểu về làng bản của
người Tày ở huyện Trùng Khánh, nhằm khắc phục bức tranh toàn cảnh về
làng bản dân tộc Tày ở một huyện miền núi biên giới Cao Bằng. Qua kết quả
nghiên cứu đề tài góp phần thêm cơ sở khoa học về làng bản của người Tày ở
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

3




Cao Bằng nói chung và Trùng Khánh nói riêng mà lâu nay ít người quan tâm.
Mặt khác, trong cuộc sống mới, thời đại mới, chúng ta nhất là giới trẻ ngày
nay tuỳ theo hoàn cảnh và khả năng sẽ phải có mặt ở nhiều nơi cơng tác ở
nhiều mơi trường, những tình cảm q hương, tình làng nghĩa xóm vẫn sẽ mãi
mãi đậm đà. Hiểu biết về làng xã Việt Nam nói chung và làng bản của người
Tày ở huyện Trùng Khánh tỉnh Cao Bằng nói riêng chính là để giúp chúng ta

nâng cao tình cảm ấy.
Đối tượng nghiên cứu, đề tài đi sâu nghiên cứu các vấn đề có liên
quan đến tổ chức xã hội làng bản, đời sống văn hoá - xã hội làng bản của dân
tộc Tày ở Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng.
Phạm vi nghiên cứu: không gian nghiên cứu của đề tài là địa bàn huyện
Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng. Từ những tài liệu khảo sát, điền dã tại Trùng
Khánh hiện tại kết hợp với khai thác các tài liệu khác, chúng tơi tìm lọc những
yếu tố cổ truyền về làng bản của người Tày ở huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao
Bằng trước cách mạng Tháng Tám và những biến đổi từ sau cách mạng Tháng
Tám đến nay. Chính vì vậy mà đề tài được bố cục trình bày theo từng vấn đề cụ
thể và có sử dụng tất cả các nguồn tài liệu mà chúng tôi đã thu thập được có
liên quan đến nội dung đưa ra khơng giới hạn niên đại của tư liệu.
5. Đóng góp của đề tài
Đảng và Nhà nước ta đang tiến hành sự nghiệp: “Xây dựng nền văn hoá
tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc”. Trong sự nghiệp ấy di sản văn hoá của mỗi
dân tộc được xem là: “Tài sản vô giá gắn kết cộng đồng dân tộc là cốt lõi của
bản sắc dân tộc, là cơ sở để sáng tạo ra những giá trị mới và giao lưu văn
hố”. Làng xã, mường bản Việt Nam đã có một lịch sử lâu đời. Chính từ
những làng bản đơn vị cơ sở này mà đất nước ta tồn tại và ghi được nhiều
thành tựu tạo nên một nền văn hoá làng có nhiều nét riêng. Ngày nay muốn

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

4




xây dựng một nền văn hoá đậm đà bản sắc dân tộc như Đảng ta ln nhấn
mạnh, thì cần phải tiếp cận với văn hoá làng.

Hiện nay, dưới ảnh hưởng của sự giao lưu văn hoá và tác động cư chế
thị trường, của cơng nghiệp hố và hiện đại hố, văn hố làng bản truyền
thống của người Tày đang có những biến đổi lớn. Bên cạnh những giá trị văn
hoá tích cực mà ta cần bảo tồn, kế thừa, phát huy, cũng còn những yếu tố đã
tỏ ra lạc hậu, khơng cịn phù hợp với cuộc sống đương đại và xu thế phát triển
chung đòi hỏi chúng ta phải cải biên, nâng cao, thậm chí phải lọc bỏ. Mặt
khác chúng ta lại đang chứng kiến một thực tế là nhiều giá trị văn hố truyền
thống đích thực đang bị mai một, xuống cấp, bị pha tạp, lai căng một cách
phản văn hố khơng phù hợp với bản sắc văn hố dân tộc. Trong thời gian
qua chúng ta cũng đã đầu tư nhiều cơng sức, có nhiều chủ trương chính sách
để phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội ở vùng đồng bào các dân tộc như tuyên
truyền, vận động đồng bào xoá bỏ những hủ tục lạc hậu, xây dựng nếp sống
văn hóa mới, thực hiện định canh định cư…
Tuy nhiên kết quả thu được chưa nhiều. Một trong những nguyên nhân
của tình hình trên là thiếu hiểu biết về phong tục tập quán, tâm lý, chưa thấy
hết được những giá trị văn hoá tinh thần, vật chất cũng như ảnh hưởng của nó
trong đời sống của đồng bào các dân tộc. Tuy có những hạn chế rõ ràng
nhưng cũng phải cơng nhận là đã có nhiều làng rất xứng đáng với sự tơn vinh.
Tìm hiểu những nét đẹp truyền thống của các làng xã để rút kinh nghiệm bồi
bổ cho nhiệm vụ xây dựng làng văn hoá mới hiện nay là u cầu chính đáng
và chắc chắn có nhiều hứa hẹn. Đề tài nghiên cứu một cách có hệ thống về
làng bản của người Tày ở huyện Trùng Khánh tỉnh Cao Bằng, đó là sự kế thừa
những truyền thống văn hố, tinh hoa trí tuệ của ơng cha để lại để từ đó giáo
dục và làm thức tỉnh lịng yêu nước, yêu quê hương làng bản của đồng bào
dân tộc Tày nói riêng và dân tộc Việt Nam nói chung.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

5





Qua nghiên cứu cơ cấu tổ chức làng bản đề tài làm nổi bật được tính
cấu kết cộng đồng của cư dân, sự gắn bó tương trợ giúp đỡ lẫn nhau thông
qua các mối quan hệ giữa con người với con người, giữa con người với môi
trường tự nhiên. Đây là một bài học kinh nghiệm quý báu mà chúng ta được
tiếp thu, kế thừa và sẽ phát triển trong chiến lược đại đoàn kết dân tộc của
Đảng và Nhà nước ta hiện nay. Qua kết quả nghiên cứu mà đề tài đạt được sẽ
giúp cho bạn đọc thấy được những nét đẹp truyền thống, nét văn hoá đặc
trưng trong văn hoá làng bản của người Tày ở huyện Trùng Khánh. Đề tài:
“Làng bản của người Tày ở huyện Trùng khánh tỉnh Cao Bằng” còn là một
nguồn tài liệu cho sinh viên các bộ môn khoa học như: Lịch sử địa phương,
văn hoá học, dân tộc học...
6. Cấu trúc của đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, bản đồ, tranh ảnh, phụ
lục, đề tài được chia làm 3 chương:
Chương 1: Khái quát về huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng.
Chương 2: Làng bản truyền thống của người Tày ở huyện Trùng Khánh
tỉnh Cao Bằng trước cách mạng Tháng Tám (1945)
Chương 3: Những biến đổi dưới xã hội mới của làng bản người Tày ở
huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

6





BẢN ĐỒ HÀNH CHÍNH
HUYỆN TRÙNG KHÁNH TỈNH CAO BẰNG

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

7




Chương 1
KHÁI QUÁT VỀ HUYỆN TRÙNG KHÁNH, TỈNH CAO BẰNG

1.1. Vị trí, điều kiện tự nhiên
Huyện Trùng Khánh nằm ở phía Đơng Bắc tỉnh Cao Bằng cách thị xã
63km, phía Bắc và Đông Bắc giáp huyện Trịnh Tây và huyện Đại Tân (thuộc
tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc). Phía Đơng và Đơng Nam giáp huyện Hạ Lang.
Phía Nam giáp huyện Quảng Uyên. Phía Tây giáp huyện Trà Lĩnh. Theo sách
Đại Nam nhất thống chí ghi: “Huyện Thượng Lang cách phủ 81 dặm về phía
đơng bắc, Đơng - Tây cách nhau 109 dặm, Nam - Bắc cách nhau 76 dặm. phía
Đơng đến địa giới huyện Hạ Lang 79 dặm, phía Tây đến địa giới huyện
Quảng Uyên 30 dặm, phía Nam đến địa giới huyện Hạ Lang 33 dặm, phía Bắc
đến địa giới châu An Bình nước Thanh 43 dăm” [28, tr. 404-405 ]
Huyện Trùng Khánh nằm ở độ cao trung bình từ 500- 800m so với
mực nước biển, là một huyện miền núi có địa hình tương đối phức tạp bởi
nhiều dãy núi cao xen kẽ là những sông suối ngắn, thung lũng hẹp dần từ
Tây Bắc xuống đến Đông Nam. Huyện có 3 dạng địa hình chính: dạng đồi,
dạng núi vơi và địa hình thung lũng. Dạng đồi có 6 xã hình thành trên đá
phiến thạch sét và sa thạch, phân bố ở các xã Đông Nam với độ cao biến
động từ 500 - 800 m. Tuy nhiên, vùng này cũng có nơi xen kẽ địa hình

Caster. Dạng núi đá vơi, có 11 xã chiếm diện tích khá lớn, phân bố ở các xã
phía Bắc và phía Tây Nam của huyện với độ cao trung bình khoảng 700 800m, có nhiều hang động, nổi bật là động Ngườm Ngao và xen kẽ một số
thung lũng nhỏ hẹp.
Dạng địa hình thung lũng có 3 xã là những dải đất tương đối bằng
phẳng, những cánh đồng nhỏ hẹp kéo dài và cao thấp khác nhau, chạy dọc

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

8




theo 2 hệ thống sông Quây Sơn và sông Bắc Vọng. Xen giữa những dãy núi
đá là những thung lũng bằng phẳng, được kiến tạo bởi thiên nhiên và công
sức khai phá của nhân dân các dân tộc từ nhiều đời, đã tạo nên những cánh
đồng, bãi rẫy trù phú như các vùng Ngọc Kh, Đình Phong, Chí Viễn, Đàm
Thuỷ, Phong Nặm, Lăng Hiếu, Phong châu, Đức Hồng, Cao Thăng…
Nét đặc trưng của địa hình Trùng Khánh là giữa các thung lũng bằng
phẳng có những ngọn núi đá, núi đất sừng sững, nhấp nhơ với nhiều hình
dạng, tiêu biểu là vùng Ngọc Khuê dọc sông Quây Sơn, được dân gian gian ca
ngợi là vùng “Hà lục sơn thuỷ hữu tình”. Huyện Trùng Khánh cịn có những
dãy núi đá cao, chạy dọc biên giới giữa Việt Nam và Trung Quốc, ở phía Bắc
và Đơng Bắc, tựa như một phên dậu, bức tường thành che chắn. Trong những
dãy núi đó cao nhất là ngọn Giang Mũ, thuộc xã Ngọc Khuê, với độ cao trên
873m. Phía Nam và Tây Nam là địa hình chuyển tiếp của cao nguyên miền
Đông cao dần từ Nam lên Bắc. Trong những đèo dốc ở Trùng Khánh, nổi
tiếng nhất là Đèo Liêu, được xác định là mốc giới giữa hai huyện Quảng Hồ
và Trùng Khánh, có độ cao 664m, nằm trên trục đường giao thông liên huyện
Quảng Uyên - Trùng Khánh. Về khí hậu, huyện nằm trong khu vực khí hậu

nhiệt đới gió mùa. Mùa Đơng, độ ẩm thấp, khơ hanh và rét buốt; mùa hè nóng
bức, chỉ dịu mát về ban đêm. Khí hậu hai mùa nóng, lạnh rõ rệt. Mùa lạnh bắt
đầu từ tháng 10, kéo dài đến hết tháng 5 năm sau. Nửa đầu mùa lạnh là thời kì
khơ hanh, ban ngày nhiệt độ ấm áp, nhưng ban đêm nhiệt độ thường thấp, với
độ chênh lệnh giữa ngày và đêm từ 5-100C, nhiệt độ trung bình năm vào
khoảng 240C, tối đa đến 400C (tháng 7) và tối thiểu là 00C (tháng 12) với
nhiệt độ trung bình vào mùa đơng là 170C. Theo nhận xét của các triều đại
phong kiến ở Trùng Khánh: “Mùa xuân còn rét, mùa hè mưa nhiều, mùa thu
rất nóng, mùa đơng rất lạnh. Ruộng đất khô cằn xấu xa, chỉ cấy được một vụ

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

9




mùa khơng có vụ chiêm, nếu cấy muộn sang thu lúa không trổ bông được mạ
chết khô” [28, tr. 406-407]
Lượng mưa trung bình năm thấp vào khoảng 1.777mm, cao nhất là vào
tháng 5 đến tháng 9 (82%), và thấp nhất vào tháng 1, tháng 2, có mưa đá. Gió
mùa đơng bắc thổi từ tháng 12 đến tháng 3 năm sau. Gió mùa đơng nam bắt
đầu từ tháng 4 và kết thúc vào tháng 11. Độ ẩm trung bình khoảng 81%, có
sương muối xuất hiện bình qn 6 ngày trong năm (tháng 11, 12), ảnh hưởng
xấu đến sản xuất nông lâm nghiệp.

Cọn nước của người Tày
Trong hệ thống sơng suối, có hai con sông chảy qua là sông Quây Sơn và
sông Bắc Vọng. Sơng Qy Sơn có hai nhánh chính đều bắt nguồn từ Trung
Quốc, chiều dài khoảng 76km. Nhánh lớn nhất chảy qua xã Ngọc Khuê; nhánh

thứ hai còn gọi là sông Tà Pè, chảy theo hướng Đông Nam, qua xã Phong Nậm,
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

10




Ngọc Khê, họp lưu với nhánh chính tại Khả Mong, xã Ngọc Kh, chảy qua các
xã Đình Phong, Chí Viễn, Đàm Thuỷ qua huyện Hạ Lang rồi chảy sang Trung
Quốc. Lịng sơng tuy khơng rộng nhưng sâu, nước chảy xiết, độ dốc bình qn là
0.010, có nhiều thác ghềnh như thác Khoang (Thoong Khoang) ở xã Ngọc Khê,
cao 10m; thác Gót (Thoong Gót) ở xã Trí Viễn, cao trên 20m.
Đặc biệt là thác Bản Giốc, xã Đàm Thuỷ, có độ cao trên 50m; thác có 2
nhánh: nhánh bên phải dịng nước đổ thẳng xuống vực, nhánh bên trái dòng
nước hạ dần thành 3 bậc, nối tiếp nhau thành một dòng chảy, do độ dốc lớn
dòng chảy đổ xuống vực sâu, tung bọt trắng xoá và bay lưng chừng núi, hơi
nước bốc lên tạo thành những màn sương mù huyền ảo, như những dải lụa
trắng vắt ngang sườn núi, vừa hùng vĩ, vừa thơ mộng.

Thác Bản Giốc

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

11




Gần thác Bản Giốc có hang Ngườm Ngao, một hang lớn ngầm sâu trong

lịng núi, có dịng nước chảy qua. Thác Bản Giốc, hang Ngườm Ngao là những
danh thắng nổi tiếng, liền kề nhau tạo thành khu du lịch giàu tiềm năng.

Động Ngườm Ngao
Do địa hình thấp dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam, nên phần lớn các
con sông, con suối bắt nguồn từ phía Tây Bắc chảy theo hướng Đông Nam
qua các vùng núi đá vôi, dọc các con sơng Bắc Vọng, Qy Sơn…có nhiều
thác ghềnh, nước chảy xiết. Các dịng sơng lớn như Qy Sơn, Bắc Vọng và
nhiều suối, ao, hồ là nguồn lợi thuỷ sản dồi dào. Nơi đây có nhiều loại cá quý,
có giá trị kinh tế cao như cá Chiết (có con nặng tới hàng chục kg), cá chép, cá
Dầm Xanh, cá Chuối, ba ba…Đặc biệt là cá trầm hương (ở vực Lũng Đĩnh,
nay thuộc xã Đình Phong), thơm ngon nổi tiếng nhất vùng. Cá nặng 5-8 kg,
vẩy trắng, gần mang có một vịng vẩy điểm màu xanh cửu long. Đây là loại cá
đặc sản của huyện Trùng Khánh.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

12




Sơng Qy Sơn
Bên cạnh đó cịn có các cánh đồng Chí Viễn, Đàm Thuỷ. Dọc theo sơng
Bắc Vọng là những cánh đồng xã Trung Phúc, Thơng Huề, Thân Giáp…
Ngồi ra cịn có các cánh đồng lúa dựa vào nguồn nước tưới chủ yếu là các
con suối và nước mưa như: Lăng Hiếu, Lăng Yên, Phong Châu, Bồng Sơn,
Cao Thăng, Đức Hồng, Đồi Cơn. Những cánh đồng lúa trên là nguồn cung
cấp lương thực chủ yếu cho nhân dân huyện Trùng Khánh. Sơng Bắc Vọng có
2 nhánh, nhánh chính bắt nguồn từ Trung Quốc chảy qua Trà Lĩnh rồi đổ vào

Trùng Khánh tại xã Trung Phúc, nhánh phụ chảy từ xã Đức Hồng rồi đổi vào
xã Giáp Thân. Chiều dài của 2 nhánh này trong huyện dài 27,5 km, lưu lượng
nước vào mùa mưa đạt 350m3/s, và mùa khơ cịn 0,76m3/s và mùa khơ cịn
0,76m3/s. Ngồi 2 hệ thống sơng này trên địa bàn huyện có nhiều hang động
có tích nước và một số hồ, đập…

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

13




Về tài nguyên động thực vật, do đặc điểm khí hậu, đất đai địa hình
chi phối nên quần thể động thực vật ở huyện Trùng Khánh rất đa dạng và
phong phú. Thực vật tự nhiên có nguồn tài nguyên rừng, tổng diện tích
đất lâm nghiệp của huyện là 29.464 ha (2007) trong đó rừng trồng phịng
hộ là khoảng 30%, rừng đặc dụng là 0,3%, rừng sản xuất là trên 65% và
diện tích rừng trồng lên tới gần 1000 ha. Trong rừng có nhiều loại gỗ q
như: nghiến, q lát, thơng…các loại động vật như: hổ, báo, gấu, sơn
dương, lợn rừng, hươu, nai, cầy vòi… Cá lâm thổ sản: nấm hương, mộc
nhỉ, sa nhân… Cây ăn quả gồm các loại như: mận, đào, lê, cam, quýt…
Đặc biệt hạt dẻ là một loại đặc sản ở Trùng Khánh, rất thơm ngon, đã trở
thành sản phẩm hàng hố có giá trị trên thị trường trong nước và quốc tế.
Rừng là nơi cung cấp nguyên liệu (trữ lượng hàng nghìn m3 ), và nhiều tre
cho sản xuất đồ gỗ và làm nhà.
Về tài nguyên khoáng sản: Mangan là loại tài nguyên quan trọng nhất,
phân bố hầu hết trong các xã và thịt trấn. Hiện nay có 05 mỏ Mangan đang
hoạt động khai thác bao gồm các mỏ: Lũng Luông, Kha Moong, Rỏng Thay,
Nậm Sum và Bản Khuâng với sản lượng khai thác đạt tới trên 50.000 tấn /

năm. Thứ nhì là đá vơi có trữ lượng lớn thuận lợi để phát triển sản xuất vật
liệu xây dựng như xi măng, đá xây dựng. Ngoài ra đất thịt pha sét, là nguyên
liệu sản xuất gạch ngói, phân bố ở nhiều xã nhưng tập trung ở vùng đồng
bằng nhỏ hẹp.
Về đất đai, thổ nhưỡng, tổng diện tích tự nhiên của huyện là 46.872 ha,
trong diện tích đất tự nhiên của huyện là 46.872 ha, trong đó đất nông nghiệp
là 38.798 ha chiếm 82%, đất phi nông nghiệp là 3.524 ha chiếm 7,5%, đất
chưa sử dụng là 4.550 ha chiếm 9,7% (số liệu năm 2007 nguồn tổng cục
thống kê). Theo thông báo của hội khoa học Việt Nam huyện Trùng Khánh có
7 nhóm đất sau:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

14




Đất phù sa chiếm 1,69%

Đất nâu: 12,18%

Đất Glây chiếm 0,42%

Đất đỏ: 4,49%

Đất tích vơi chiếm 6,92%

Đất xám: 34,58%


Đất mịn trơ trọi: 3,9%
Về giao thông, Trùng Khánh là một huyện biên giới, có đường tỉnh lộ đi
cửa khẩu Pị Peo (xã Ngọc Khuê), dài trên 20km, và đường liên huyện Trùng
Khánh - Bằng Ca (Hạ Lang), dài 38km; Trùng Kháng đi Trà Lĩnh khoảng 26km,
trước năm 1930 giao thông Trùng Khánh chủ yếu là đi bộ và ngựa thồ.
1.2. Tộc người Tày ở Trùng Khánh tỉnh Cao Bằng
Huyện Trùng Khánh có 7 dân tộc anh em cùng chung sống: Tày, Nùng,
Kinh, Hoa, Mơng, Dao...thuộc các nhóm ngữ hệ khác nhau như: Tày - Thái,
Mông - Dao, Việt - Mường, Hán...

Thiếu nữ Tày
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

15




Theo số liệu mới nhất, huyện Trùng Khánh hiện nay có 46.348 nhân
khẩu gồm... được phân bố theo dân tộc như sau:
STT

Dân tộc

Số người

Tỷ lệ %

1


Tày

31.415

67

2

Nùng

14.640

31,59

3

Kinh

293

0,63

4

Các dân tộc khác

300

0,8


Cộng

46.348

Ghi chú

100

Người Tày, Nùng vốn thuộc nhóm Âu - Việt trong khối Bách Việt mà
địa bàn cư trú là miền Bắc Việt Nam và miền Hoa Nam Trung Quốc - Liên
minh bộ lạc Âu Việt (Tày - Nùng) đã cùng với liên minh bộ lạc Việt (Việt Mường) thành lập nên vương quốc Âu - Lạc (thế kỷ III trước công nguyên)
với thủ lĩnh An Dương Vương Thục Phán.
Thời Lý - Trần, nhất là thời Lê sơ, nhà nước phong kiến Việt Nam đặt
chế độ “ Thế tập, phiên thần”, tức chế độ thổ ty, phái một số công thần hay
con cháu của họ chọn trong những phần tử trung kiên nhất đem theo gia đình,
tộc thuộc lên chiêu dân lập ấp ở các tỉnh biên giới. Sau mỗi trận chiến thắng,
quét sạch quân xâm lược ra khỏi bờ cõi, các vị lưu quan này đời đời kế tục cai
trị địa phương rất mực trung thành với chính quyền trung ương làm nhiệm vụ
bảo vệ biên thuỳ. Một sự hoà hợp dân tộc đáng chú ý xảy ra vào khoảng thế kỉ
XVI -XVII, triều đình lưu vọng họ Mạc bị quân Lê, Trịnh đánh đuổi chạy lên
chiếm giữ vùng Cao Bằng trong vòng gần một thế kỉ. Sau khi họ Mạc bị diệt
vong, con, cháu và quân quan dư Đảng họ Mạc có thể hàng vạn người đã thay
tên đổi họ để tránh sự khủng bố, sống hoà vào nhân dân địa phương đồng hoá
với người Tày. Như vậy, đồng bảo Tày ở Trùng Khánh nói riêng và Cao Bằng
nói chung phần lớn là cư dân có nguồn gốc bản địa, bộ phận cịn lại là người
Kinh bị Tày hố (trong những năm 1964 -1965 Cao Bằng đã tiếp nhận 10.095

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

16





người từ miền xi di cư lên) và q trình tộc người vẫn tiếp tục cho đến tận
những năm đầu của thế kỷ XXI...).
Dân tộc Tày ở Trùng Khánh Cao Bằng xét về diễn biến tộc người chủ yếu
thuộc các nhóm: Tày Thổ trước, Tày Thổ ty, Tày Phụ đạo, và Người biến Thổ.
Tày thổ trước: là người Tày ở địa phương đã sinh sống từ lâu đời.
Tày thổ ty và Tày lưu quan (đây là tên gọi theo nhà Nguyễn sau này): là
con cháu các công thần triều Lê, có 11 họ: Bế Nguyễn, Bế Kim, Hồng ích, Nùng
Cơng, Nùng ích, Nùng Trí, Nùng Hữu, Nguyễn, Tống Đình, Lương Đình, Đàm
Vũ. Đều được nhà Lê sơ phong làm phiên thần và điều lên trấn ải biên cương sau
đó, được phân phong thế tập cai quan địa phương, họ vốn có gốc từ miền xi
lên về sau đã Tày hố. Nhà Nguyễn đã đổi làm thổ ty, bãi bỏ lệ thế tập, nhưng
cho hưởng chế độ miễn trừ lao dịch. Con cháu đến tuổi có đơn xin làm việc thì
chuẩn cho, cấp học bổng cho họ học tập nghề văn võ rồi tuỳ tài mà bổ dụng.
Tày Phụ đạo: Đó là những người Tày bản địa theo vua Lê mở nước có
cơng dẫn đường, được phong làm phụ đạo ở bản địa, hưởng chế độ miễn phu
lính. Có bốn họ: Hồng, Nguyễn, Nùng, Bế.
Người Biến Thổ: là những người có nguồn gốc từ miền xi lên vì
việc vua hoặc đi dạy học, hoặc tìm đất sinh nhai sau ở lại địa phương làm
ăn với người Tày. Đặc biệt là con cháu của bề tơi nhà Mạc và những người
phị giúp Tây Sơn hoặc dân tứ xứ đến bn bán…Cũng có người từ Trung
Quốc lưu tán sang, qua nhiều năm sinh sống tại địa phương trải mấy đời
đều gọi là Người Biến Thổ.
Theo số liệu của cuộc tổng điều tra dân số và nhà ở ngày 01/04/2009,
dân số Cao Bằng có 510.884 người, trong đó người Tày có 208.822 người
(42%). Huyện Trùng Khánh người Tày chiếm đến 67% dân số của huyện.
Họ sống tập trung đông ở thị trấn Trùng Khánh và một số xã như : Cảnh

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

17




Tiên, Bình Minh, Phong Châu, Đàm Thuỷ, …. Cho đến ngày nay, người
Tày huyện Trùng Khánh vẫn còn lưu giữ được khá nhiều những câu
chuyện kể về nguồn gốc dân tộc mình như, chuyện cổ tích: “Chín chúa
tranh vua”, sự tích “Báo Lương bao cải”, “Nạn hồng thuỷ”, “ý phịa”,
“chàng mồ côi”…
Qua những đặc điểm khái quát về huyện Trùng Khánh tỉnh Cao Bằng
như đã nêu ở trên, là cơ sở cho việc đi sâu tìm hiểu và nghiên cứu về môi
trường sinh thái tự nhiên, về cơ cấu tổ chức xã hội và văn hoá làng bản của
người Tày ở huyện Trùng Khánh tỉnh Cao Bằng.
1.3. Sự thay đổi địa danh hành chính qua các thời kỳ lịch sử
Cao Bằng là tỉnh miền núi biên giới phía Đơng Bắc nước ta, từ lâu đã
có vị trí chiến lược trong xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Tỉnh có 2 mặt Bắc và
Đông giáp Trung Quốc với đường biên giới dài 332 km. Từ xa xưa, Cao Bằng
được coi là bức phên giậu quan trọng che chở cho phía Bắc của Tổ quốc. Nằm
ở phía Đơng Bắc của tỉnh Cao Bằng có đường biên giới tiếp giáp với Trung
Quốc trên 62 km, từ cột mốc 63 (xã Đàm Thuỷ) đến cột mốc 86 (xã Lãng
Yên). Tuyến đường biên giới huyện Trùng Khánh có 2 cửa khẩu chính, cửa
khẩu Pị Peo (xã Ngọc Khuê) và cửa khẩu Đàm Thuỷ. Ngoài ra cịn có nhiều
đường mịn khác để nhân dân 2 nước qua lại trao đổi kinh tế văn hoá.
Huyện Trùng Khánh tỉnh Cao Bằng “đời Hùng Vương xưa là bộ Vũ Định,
đời Lý thuộc đất Thái Nguyên, Thời thộc Minh, là đất phủ Lạng Sơn.Đời Lê
thuộc Bắc Đạo, năm Quang Thuận thứ 7 đặt Thái Nguyên thừa tuyên gọi là phủ
Bắc Bình, năm Quang Thuận thứ 10 đổi làm Ninh Sóc thừa tuyên gọi là phủ Bắc

Bình lãnh 4 châu là Thái Nguyên, Lộng Nguyên, Thượng Lang, Hạ Lang, sau
đổi châu Thái Nguyên làm châu Thạch Lâm, Lộng Nguyên làm châu Quảng
Uyên. Đến năm 1676, không lệ thuộc vào Thái Nguyên nữa. [28,tr.402]

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

18




Theo tác giả Đào Duy Anh: “Châu Thượng Lang phía Đơng giáp Hạ
Lang, phía Tây giáp huyện Quảng Un, phía Nam giáp huyện Hạ Lang, phía
Bắc giáp châu n Bình nước Thanh, như thế là tương đương với các huyện
Trùng Khánh và Trấn Biên tỉnh Cao Bằng ngày nay” [2, tr. 187 ]
Đến thời Lê (1428-1527), năm Quang Thuận thứ 7 (1466), vua Lê Thánh
Tông chia cả nước làm 12 đạo thừa tuyên, trong đó có thừa tuyên Thái Nguyên.
Miền đất Cao Bằng đương thời được gọi là phủ Bắc Bình trực thuộc thừa tuyên
Thái Nguyên [2, tr.239]. Phủ Cao Bằng thuộc thừa tuyên Thái Nguyên có 4 châu:
Châu Thượng Lang (có 24 xã); châu Hạ Lang (29 xã), châu Thạch lâm (92 xã, 4
thôn, 8 trang), châu Quảng Uyên (22 xã, 4 trang) [241]; Đến năm Cảnh Thống thứ
2 (1499) đời vua Lê Hiến Tông (1498 -1504), nhà Lê đã quyết định tách phủ Cao
Bằng ra khỏi thừa tuyên Thái Nguyên đặt thành trấn Cao Bằng [2, tr. 242]. Từ thời
điểm này, Cao Bằng đã trở thành một đơn vị hành chính độc lập, trực thuộc chính
quyền trung ương. Khi mới thành lập Cao bằng gồm 1 phủ, 4 châu: Phủ Cao Bình,
châu Thái Nguyên (Thạch Lâm); châu Lộng Nguyên; châu Thượng Lang; châu
Hạ Lang. Thời Nguyễn (1802 - 1884). Cao Bằng là một trong 11 trấn thuộc Bắc
Thành và được xếp vào ngoại trấn. Trấn Cao Bằng có một phủ là Cao Bằng và 4
châu là Thạch Lâm, Quảng Uyên, Thượng Lang và Hạ Lang. Theo sách Đại Nam
Nhất Thống Chí có mơ tả diện cách châu Thượng Lang: Châu Thượng Lang năm

Minh Mệnh thứ 15 (1834) đổi làm huyện, tương đương với các huyện Trùng
Khánh và Trấn Biên tỉnh Cao Bằng ngày nay [25,Tr 336]. Tên huyện Trùng
Khánh được sử dụng từ ngày đó cho đến nay. Năm 1950, Cao Bằng có 10 huyện:
Bảo Lạc, Hạ Lang, Hồ An, Ngun Bình, Phú Thạnh, Phục Hồ, Quảng Un,
Thạch An, Trấn Biên, Trùng Khánh. Đến năm 1969, giải thể huyện Hạ Lang, nhập
vào 2 huyện Quảng Hoà và Trùng Khánh (quyết định số 176 - CP ngày
13/09/1969). Sau đó huyện Hạ Lang lại được tái lập lại năm 1981.
Trong q trình phát triển, các đơn vị hành chính của Trùng Khánh
có nhiều thay đổi. Tháng 10 năm 1964 theo quyết định số 273-NV của Bộ
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

19




Trưởng Bộ nội vụ, xã Đoài Dương được tách thành 3 xã: Thân Giáp, Đồi
Cơn, Thơng H (trừ xóm Nà Chá được hợp nhất với xã Bình Lăng của
huyện Quảng Uyên). Ngày 15-09-1969, Hội đồng chính phủ ra quyết định
số 176-CP sáp nhập các xã Minh Long, Lý Quốc, Đức Quang, Thắng Lợi
và Kim Loan của huyện Hạ Lang vào huyện Trùng Khánh. Theo quyết định
số 332-CP của hội đồng chính phủ ngày 08-10-1980, xã Quang Thành của
huyện Trùng Khánh và sáp nhập các thôn của xã vào các xã cùng huyện.
Thơn Lũng Đính sáp nhập vào xã Đình Phong; thơn Hồnh Phong sáp nhập
vào xã Chí Viễn; Thơn Đơng Khê sáp nhập vào xã Phong Châu. Ngày 1006-1981 Hội đồng chính phủ ra quyết định số 245- CP, thành lập xã Đồng
Loan trên cơ sở sáp nhập các xóm Lũng Nặm, Lũng Sún, Lũng Phục, Lũng
Bụa, Lũng Cúng, Lũng Mán, các xóm Bản Nha, Luộc Phjong (tách từ xã
Minh Long, và các xóm Khau Ra, Bản Sáng, Bản Lẹng, Bản Lung, Bản
Mìao, Bản Thuộc (tách từ xã Thắng Lợi); Tách các xóm Vạn Lý, Lũng
Phấu, Khi Chao, Nậm Tốc, của xã Minh Long để sáp nhập vào xã Lý Quốc;

tách các xóm Sộc Mạ, Háng Thoang, Lũng Phjắc của xã Chí Viễn vào xã
Đàm Thuỷ. Ngày 10-06-1981, Hội đồng chính phủ ra quyết định số 245CP, thành lập lại huyện Hạ Lang; 5 xã của huyện Trùng Khánh (trước năm
1969 thuộc huyện Hạ Lang) được tách về huyện Hạ Lang, gồm: Minh
Long, Lý Quốc, Thắng Lợi, Kim Loan, Đức Quang, và Đồng Loan. Thị
trấn Trùng Khánh năm 1976 được mở rộng địa giới đến xóm Thang Lý (xã
Đình Minh) và xóm Phia Khoang (xã Lăng Hiếu); năm 1998 mở rộng thêm
đến các xóm Nậm Lìn và Kéo Tác (xã Cảnh Tiên). Huyện Trùng Khánh
ngày nay nằm ở phía Đơng giáp huyện Hạ Lang phía Nam giáp huyện
Quảng Uyên và phía Tây giáp huyện Trà Lĩnh.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

20




Chương 2
LÀNG BẢN TRUYỀN THỐNG CỦA NGƯỜI TÀY
Ở HUYỆNTRÙNG KHÁNH, TỈNH CAO BẰNG TRƯỚC
CÁCH MẠNG THÁNG TÁM
2.1 Khái niệm làng, bản truyền thống

Nước ta là một nước nông nghiệp truyền thống, từ xa xưa làng bản là
cái nôi sản sinh, nuôi dưỡng, che trở cho biết bao thế hệ con người trong cuộc
đấu tranh với thiên nhiên và xã hội để tồn tại và phát triển. Làng bản nông
nghiệp cổ truyền đã chi phối mọi mặt đời sống con người, in dấu ấn sâu đậm
trong bản sắc văn hoá truyền thống dân tộc. Tuy nhiên, ở mỗi vùng quê, trong
mỗi giai đoạn lịch sử, tuỳ theo ngôn ngữ của mỗi dân tộc mà làng bản nước ta
có những tên gọi khác nhau và mang những sắc thái khác nhau.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

21




Về mặt lãnh thổ: làng bản nào cũng được xác định bởi một không
gian sinh tồn mà ranh giới của nó được nhà nước và các cộng đồng làng bản
khác thừa nhận khơng gian sinh tồn đó, bao gồm: phần đất ở; đất canh tác;
khu rừng phòng hộ; rừng cấm; bãi tha ma; khu vui chơi … tất cả đều thuộc
quyền sở hữu chung của làng bản. Địa hình và cách bố trí làng bản có thể
khác nhau, tuỳ theo tập quán canh tác (định canh, định cư hay du canh, du
cư), địa hình cư trú (vùng núi cao hay thung lũng, núi thấp, ven chân núi …).
Về mặt dân cư: Dân cư trong làng bản có thể nhiều hay ít, sống tập
trung hay rải rác xong các gia đình đều có mối quan hệ huyết thống hay láng
giềng. Đó là những gia đình phụ hệ có quy mơ lớn nhỏ khác nhau sống chung
trong cùng một mái nhà được cất dựng theo những quy cách riêng.
Về mặt xã hội: Làng bản truyền thống là một cộng đồng xã hội tự
quản vận hành theo các nguyên tắc của luật tục hay tập quán. Đứng đầu mỗi
làng bản là một trưởng làng hay trưởng bản. Tổ chức tự quản của làng bản có
chức năng điều tiết, thực hiện các quan hệ xã hội, duy trì các phong tục, lễ
nghi, sinh hoạt trong nội bộ cộng đồng. đồng thời đại diện cho cộng đồng khi
quan hệ với các bản làng và các đơn vị xã hội khác. Làng bản còn là một cộng
đồng về văn hố. Tính cộng đồng về văn hố của làng bản được thể hiện trong
ý thức chung của các thành viên về cội nguồn của mình thơng qua các nghi lễ,
tín ngưỡng liên quan đến các thành hồng, thần linh, những người sáng lập
làng bản và vận mệnh của cộng đồng dân cư … ở sự đồng cảm về lễ hội, văn
hoá dân gian, kiến trúc, cách bố trí nhà cửa, kiểu ăn mặc, ứng xử …
Tuy cùng một loại hình với những đặc trưng chung như trên, xong làng

bản ở nước ta lại có những dạng thức với các sắc thái và trình độ phát triển
khác nhau, tuỳ thuộc vào môi trường, điều kiện lịch sử, văn hố, hình thức tổ
chức và quan hệ xã hội của mỗi tộc người. Căn cứ vào những yếu tố đó, nhiều
nhà nghiên cứu đã phân loại làng bản thành các lo¹i nh- sau:
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

22




Làng bản của cư dân vùng thấp và vùng thung lũng (Tày, Thái,
Mường), làng bản của cư dân vùng cao (H’Mông, Dao), làng buôn của các
dân tộc vùng Tây Nguyên. Như vậy, khi tìm hiểu làng bản truyền thống nói
chung, ta thấy đây là một thiết kế xã hội bền vững, là môi trường tồn tại sinh
sống, là nơi tổ chức các hoạt động sinh hoạt xã hội, văn hóa của đồng bào dân
tộc ít người, phù hợp với đặc điểm của cư dân nơng nghiệp truyền thống.
Trong q trình tồn tại và thích ứng, làng bản đã tỏ rõ những mặt ưu việt, tích
cực, đồng thời cũng cịn khơng ít những mặt tiêu cực, bất cập, lạc hậu. Vì vậy,
khi xem xét ta phải đặt nó trong những mối quan hệ xã hội, những điều kiện
lịch sử cụ thể, có tính đến yếu tố vùng miền và tâm lý dân tộc, tránh siêu hình,
máy móc. Nắm vững những đặc trưng cơ bản của làng bản làm cơ sở để tìm
hiểu văn hóa làng bản.
Trong đời sống đồng bào các dân tộc, bản làng truyền thống vừa là đơn
vị xã hội cơ sở, vừa là môi trường sinh tồn, là nơi tổ chức các hoạt động sinh
hoạt văn hóa vật chất và tinh thần. Cũng từ đây, mà truyền thống và bản sắc
văn hóa dân tộc - những đặc trưng của văn hóa cộng đồng được hình thành và
lưu giữ tạo lên những giá trị sắc thái phong phú của văn hóa dân tộc. Có thể
nói, có văn hóa làng bản là vì chúng ta đã có những làng văn hóa truyền
thống. Văn hóa làng bản đã được hình thành và phát huy tác dụng như một

thực thể trong lịch sử văn hóa Việt Nam trong các tập thể cộng đồng và các cá
nhân người Việt. Tập thể và cá nhân ấy chính là các làng của chúng ta (làng
và bản). Nắm được các làng văn hóa truyền thống tức là chúng ta nắm được
biểu hiện của văn hóa làng. Vì vậy, bản làng có thể được nhìn nhận từ nhiều
góc độ khác nhau, song chung nhất, sâu sắc nhất, đặc trưng nhất có lẽ là từ
góc độ văn hóa bản làng. Vậy, văn hóa bản làng là gì? Để làm rõ vấn đề này,
chúng ta cần tìm hiểu thêm một số phạm trù có liên quan đến văn hóa, văn
hóa tộc người, văn hóa các dân tộc, văn hóa vùng, bản sắc văn hóa dân tộc …

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

23




×