Tải bản đầy đủ (.pdf) (146 trang)

Phát triển nuôi trồng thủy sản trên địa bàn huyện kim thành, tỉnh hải dương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.47 MB, 146 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

VŨ THỊ KIM HOA

PHÁT TRIỂN NUÔI TRỒNG THỦY SẢN TRÊN
ĐỊA BÀN HUYỆN KIM THÀNH, TỈNH HẢI DƯƠNG

Ngành:

Phát triển Nông thôn

Mã số :

60 62 01 16

Người hướng dẫn khoa học : PGS.TS Mai Thanh Cúc

NHÀ XUẤT BẢN HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP - 2018


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiên
cứu được trình bày trong luận văn là trung thực, khách quan và chưa từng dùng bảo vệ
để lấy bất kỳ học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được
cảm ơn, các thơng tin trích dẫn trong luận văn đều được chỉ rõ nguồn gốc.
Hà Nội, ngày 17 tháng 11 năm 2017
Tác giả luận văn

Vũ Thị Kim Hoa


i


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hồn thành luận văn, tơi đã nhận được
sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của các thầy cơ giáo, sự giúp đỡ, động viên của bạn bè,
đồng nghiệp và gia đình.
Nhân dịp hồn thành luận văn, cho phép tơi được bày tỏ lịng kính trọng và biết
ơn sâu sắc PGS.TS. Mai Thanh Cúc đã tận tình hướng dẫn, dành nhiều công sức, thời
gian và tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài.
Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn chân thành tới Ban Giám đốc, Ban Quản lý đào tạo, Bộ
môn Phát triển nông thôn, Khoa Kinh tế Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - Học
viện Nông nghiệp Việt Nam đã tận tình giúp đỡ tơi trong q trình học tập, thực hiện đề
tài và hồn thành luận văn.
Tơi xin chân thành cảm ơn tập thể lãnh đạo, cán bộ viên chức Sở Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn tỉnh Hải Dương, Chi cục Thủy sản tỉnh Hải Dương đã giúp đỡ và
tạo điều kiện cho tơi trong suốt q trình thực hiện đề tài.
Xin chân thành cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè, đồng nghiệp, những người
luôn bên tôi động viên, chia sẻ và hỗ trợ, cảm ơn ông xã, người chỉ "mỉm cười, khơng
nói" ln bên cạnh tơi, tạo mọi điều kiện thuận lợi và giúp đỡ tôi về mọi mặt, động viên
khuyến khích tơi hồn thành luận văn./.
Hà Nội, ngày 17 tháng 11 năm 2017
Tác giả luận văn

Vũ Thị Kim Hoa

ii


MỤC LỤC

Lời cam đoan ..................................................................................................................... i
Lời cảm ơn ........................................................................................................................ ii
Mục lục ............................................................................................................................ iii
Danh mục chữ viết tắt ...................................................................................................... vi
Danh mục bảng ............................................................................................................... vii
Danh mục hộp .................................................................................................................. ix
Danh mục đồ thị, sơ đồ ..................................................................................................... x
Trích yếu luận văn ........................................................................................................... xi
Thesis abstract................................................................................................................ xiii
Phần 1. Mở đầu ............................................................................................................... 1
1.1.

Tính cấp thiết của đề tài ...................................................................................... 1

1.2.

Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................................ 2

1.2.1.

Mục tiêu chung .................................................................................................... 2

1.2.2.

Mục tiêu cụ thể .................................................................................................... 2

1.3.

Câu hỏi nghiên cứu.............................................................................................. 2


1.4.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ....................................................................... 3

1.4.1.

Đối tượng nghiên cứu .......................................................................................... 3

1.4.2.

Phạm vi nghiên cứu ............................................................................................. 3

1.5.

Ý nghĩa khoa học của đề tài ................................................................................ 4

Phần 2. Cơ sở lý luận và thực tiễn ................................................................................. 5
2.1.

Cơ sở lý luận ....................................................................................................... 5

2.1.1.

Các khái niệm cơ bản .......................................................................................... 5

2.1.2.

Vai trò, đặc điểm của phát triển nuôi trồng thủy sản .......................................... 8

2.1.3.


Nội dung phát triển nuôi trồng thủy sản ............................................................ 11

2.1.4.

Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển NTTS ...................................................... 14

2.2.

Cơ sở thực tiễn về phát triển nuôi trồng thủy sản ............................................. 18

2.2.1.

Kinh nghiệm phát triển nuôi trồng thủy sản trên thế giới ................................. 18

2.2.2.

Kinh nghiệm phát triển nuôi trồng trồng thủy sản ở Việt Nam......................... 20

2.2.3.

Bài học kinh nghiệm rút ra từ phát triển nuôi trồng thủy sản tại một số
tỉnh nước ta ........................................................................................................ 29

iii


2.2.4.

Các chính sách của Đảng, Nhà nước về phát triển ni trồng thủy sản ............ 31


2.3.

Tổng quan các cơng trình nghiên cứu có liên quan ........................................... 35

Phần 3. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................... 37
3.1.

Đặc điểm địa bàn nghiên cứu ............................................................................ 37

3.1.1.

Điều kiện tự nhiên ............................................................................................. 37

3.1.2.

Đặc điểm kinh tế ............................................................................................... 38

3.1.3.

Đặc điểm Văn hóa - xã hội ................................................................................ 43

3.1.4.

Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội .................................... 44

3.2.

Phương pháp nghiên cứu ................................................................................... 46


3.2.1.

Chọn điểm nghiên cứu ...................................................................................... 46

3.2.2.

Phương pháp thu thập tài liệu............................................................................ 46

3.2.3.

Phương pháp xử lý số liệu ................................................................................. 49

3.2.4.

Phương pháp phân tích số liệu .......................................................................... 49

3.2.5.

Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu ............................................................................ 51

Phần 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận ................................................................... 54
4.1 .

Thực trạng phát triển nuôi trồng thủy sản trên địa bàn huyện Kim
Thành, tỉnh Hải Dương...................................................................................... 54

4.1.1.

Tổng quan về phát triển NTTS của huyện Kim Thành .................................... 54


4.1.3

Công tác quy hoạch vùng nuôi trồng thủy sản của huyện Kim Thành ............. 59

4.1.4.

Cơ cấu giống nuôi ............................................................................................. 60

4.1.5.

Mở rộng quy mô NTTS và gia tăng năng suất, sản lượng cá nuôi ................... 64

4.1.6.

Áp dụng khoa học - kỹ thuật trong sản xuất ..................................................... 65

4.1.7.

Bảo vệ môi trường và xử lý dịch bệnh .............................................................. 67

4.1.8.

Kết quả và hiệu quả phát triển nuôi trồng thủy sản ........................................... 69

4.2.

Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển nuôi trồng thủy sản ................................. 80

4.2.1.


Điều kiện tự nhiên ............................................................................................. 80

4.2.2.

Điều kiện sản xuất ............................................................................................. 82

4.2.3.

Nhu cầu thị trường............................................................................................. 91

4.2.4.

Vấn đề cơ chế, chính sách ................................................................................. 95

4.2.5.

Phân tích SWOT trong phát triển nuôi trồng thủy sản tại huyện Kim Thành ............ 97

4.3.

Định hướng và một số giải pháp phát triển nuôi trồng thủy sản ..................... 100

4.3.1.

Định hướng phát triển nuôi trồng thủy sản của huyện Kim Thành ................. 100

iv


4.3.2.


Một số giải pháp phát triển nuôi trồng thủy sản .............................................. 101

Phần 5. Kết luận và kiến nghị .................................................................................... 111
5.1.

Kết luận ........................................................................................................... 111

5.2.

Kiến nghị ......................................................................................................... 113

5.2.1.

Đối với nhà nước ............................................................................................. 113

5.2.2.

Đối địa phương ................................................................................................ 114

5.2.3.

Đối với hộ nuôi trồng thủy sản ........................................................................ 114

Tài liệu tham khảo ........................................................................................................ 116
Phụ lục ......................................................................................................................... 120

v



DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Nghĩa đầy đủ

ATTP

: An tồn thực phẩm

BQ

: Bình qn

BMP
CC

: Better Management Practices – Thực hành ni tốt hơn
: Cơ cấu

CP

: Chính phủ

CoC

: Cod of Conduct for Responsibe Aquaculture – Quy tắc ứng
xử có trách nhiệm trong nuôi trồng thủy sản

Cs


: Cộng sự

ĐVT

: Đơn vị tính

FAO

: Food and Agriculture Organisation - Tổ chức lương thực và
nông nghiệp Liên Hiệp Quốc

GAP

: Good Agriculture Production - Thực hành nông nghiệp tốt.

GDP

: Gross Domestic Product – Tổng sản phẩm quốc nội

GTSX

: Giá trị sản xuất

HTX

: Hợp tác xã



: Nghị định


NTTS

: Nuôi trồng thủy sản

PTNT

: Phát triển nông thôn



: Quyết định

QM

: Quy mô

STT

: Số thứ tự

TĂCN

: Thức ăn chăn nuôi

Tr. đ

: Triệu đồng

TS


: Thủy sản

TT

: Thị trường

Tỷ đ

: Tỷ đồng

UBND

: Ủy ban nhân dân

USD
VietGap

: United States dollar – Đô la
: Vietnamese Good Agricultural Practices – Thực hành sản
xuất nông nghiệp tốt ở Việt Nam

vi


DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1.

Tổng sản lượng thủy sản của thế giới .......................................................... 20


Bảng 2.2.

Sản phẩm thủy sản Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc năm 2014........ 23

Bảng 3.1.

Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp huyện Kim Thành giai đoạn 2014-2016 ... 39

Bảng 3.2

Giá trị sản xuất của các ngành trên địa bàn huyện giai đoạn 2014-2016 ..... 42

Bảng 3.3.

Số phiếu điều tra........................................................................................... 47

Bảng 3.4.

Cơ cấu mẫu điều tra theo quy mô nuôi và công thức nuôi ........................... 48

Bảng 3.5.

Ma trận SWOT ............................................................................................. 50

Bảng 4.1.

Tình hình NTTS huyện Kim Thành giai đoạn 2014-2016 ........................... 55

Bảng 4.2.


Thông tin cơ bản của các hộ điều tra............................................................ 56

Bảng 4.3.

Bảng phân loại số hộ và diện tích theo cơng thức ni................................ 59

Bảng 4.4.

Quy hoạch vùng NTTS tập trung đến 2020, định hướng 2030 .................... 60

Bảng 4.5. Diện tích ni trồng thủy sản phân theo cơ cấu giống nuôi huyện Kim
Thành giai đoạn 2014-2016.......................................................................... 60
Bảng 4.6.

Diện tích NTTS phân theo loại hình mặt nước ............................................ 62

Bảng 4.7.

Diện tích, năng suất, sản lượng theo quy mơ ni và công thức nuôi ........ 65

Bảng 4.8.

Các biện pháp áp dụng khoa học - kỹ thuật trong sản xuất theo quy mô nuôi .... 66

Bảng 4.9.

Các biện pháp áp dụng khoa học - kỹ thuật trong sản xuất theo công
thức nuôi ....................................................................................................... 67

Bảng 4.10. Một số bệnh thường gặp trong nuôi trồng thủy sản của các hộ điều tra ..... 68

Bảng 4.11. Chi phí sản xuất cho 1 ha ni cá phân theo công thức nuôi ....................... 70
Bảng 4.12. Chi phí sản xuất cho 1 ha ni cá phân theo quy mô ................................... 71
Bảng 4.13. Giá bán các loại cá thương phẩm ................................................................. 73
Bảng 4.14. Hiệu quả kinh tế cho 1ha của các hộ nuôi cá theo công thức nuôi ............. 76
Bảng 4.15 Hiệu quả kinh tế cho 1ha của các hộ nuôi cá theo quy mô nuôi .................. 79
Bảng 4.16. Ảnh hưởng của diện tích đến ni trồng thủy sản của hộ ............................ 80
Bảng 4.17. Kết quả phân tích mẫu thủy lý, lý hóa mơi trường nước tại các điểm nuôi ..... 81
Bảng 4.18. Nguồn vốn đầu tư của các hộ điều tra ......................................................... 82
Bảng 4.19. Trình độ lao động của các hộ điều tra ......................................................... 83
Bảng 4.20. Tình hình sử dụng con giống của các hộ theo Quy mô nuôi và theo
công thức nuôi ............................................................................................. 87

vii


Bảng 4.21. Tình hình sử dụng thức ăn thủy sản của các hộ nuôi tại huyện Kim
Thành giai đoạn 2014-2016......................................................................... 90
Bảng 4.22. Mối quan hệ tập huấn thủy sản với kết quả nuôi......................................... 91
Bảng 4.23. Mối quan hệ giữa liên kết và kết quả ni .................................................. 95
Bảng 4.24. Phân tích SWOT trong nuôi trồng thủy sản tại huyện Kim Thành ............. 97

viii


DANH MỤC HỘP
Hộp 4.1. Ảnh hưởng của hệ thống cấp thoát nước đến NTTS ........................................ 85
Hộp 4.2. Ảnh hưởng của công tác khuyến nống đến NTTS ........................................... 91
Hộp 4.3. Thị trường tiêu thụ ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế ........................................ 93
Hộp số 4.4. Cần có chính sách giúp nơng dân tiêu thụ sản phẩm ................................... 97


ix


DANH MỤC ĐỒ THỊ, SƠ ĐỒ
Đồ thị 4.1

Diện tích NTTS của hộ phân theo quy mô nuôi ........................................ 58

Đồ thị 4.2.

Tỷ lệ diện tích NTTS phân theo đối tượng ni của huyện Kim
Thành năm 2016 ........................................................................................ 61

Đồ thị 4.3.

Diện tích ni trồng thủy sản phân theo loại hình mặt nước..................... 62

Sơ đồ 4.1.

Các kênh tiêu thụ cá tại huyện Kim Thành ............................................... 92

x


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Tên tác giả: Vũ Thị Kim Hoa
Tên Luận văn: Phát triển nuôi trồng thủy sản trên địa bàn huyện Kim Thành, tỉnh Hải
Dương.
Ngành: Phát triển nông thôn


Mã số: 60.62.01.16

Tên cơ sở đào tạo: Học Viện Nông Nghiệp Việt Nam
Ngành nuôi trồng thủy sản hiện đang là ngành mang lại lợi ích kinh tế lớn và là
một mặt hàng xuất khẩu có giá trị cao. Phát triển ni trồng thủy sản được xác định là
ngành kinh tế mũi nhọn của Việt Nam, từng bước trở thành một trong những ngành sản
xuất hàng hóa chủ lực. Hải Dương là tỉnh nằm ở vùng đồng bằng sơng Hồng có nhiều
lợi thế để phát triển nuôi trồng thủy sản.Đây là một trong những tỉnh có tiềm năng phát
triển NTTS nước ngọt phát triển mạnh nhất khu vực phía Bắc nước ta; và là tỉnh có
phong trào NTTS nước ngọt phát triển mạnh đứng đầu về năng suất nuôi cá nước ngọt
của đồng bằng Sông Hồng. Huyện Kim Thành là một trong những huyện nuôi trồng
thủy sản phát triển mạnh của tỉnh Hải Dương. Tuy nhiên bên cạnh kết quả đạt được phát
triển ni trồng thủy sản của huyện cịn ở mức thấp chưa tương xứng với tiềm năng
hiện có của vùng và cịn chứa đựng một số nhân tố thiếu tính bền vững. Phát triển ni
trồng thủy sản của huyện cịn mang yếu tố tự phát, sản xuất nhỏ lẻ, manh mún, đào tạo
kỹ thuật còn yếu, chất lượng vệ sinh an tồn thực phẩm cịn hạn chế nên chưa tham gia
thị trường xuất khẩu được. Vì thế nghiên cứu này nhằm đánh giá tình hình phát triển
ni trồng thủy sản tại huyện Kim Thành từ đó đề xuất một số định hướng và giải pháp
phát triển nuôi trồng thủy sản. Với các mục tiêu cụ thể là: (1) Góp phần hệ thống hóa cơ
sở lý luận và thực tiễn về phát triển nuôi trồng thủy sản; (2) Đánh giá thực trạng phát
triển nuôi trồng thủy sản tại huyện Kim Thành; (3) Phân tích một số yếu tố ảnh hưởng
đến phát triển nuôi trồng thủy sản tại huyện; (4) Đề xuất một số định hướng và giải
pháp phát triển nuôi trồng thủy sản tại huyện Kim Thành.
Trong nghiên cứu này chúng tôi sử dụng số liệu sơ cấp và số liệu thứ cấp để đưa
ra các phân tích, đánh giá. Trong đó số liệu thứ cấp được lấy từ các báo cáo tổng kết của
huyện, chi cục thủy sản, niên giám thống kê, internet, sách,… Số liệu sơ cấp được thu
thập bằng các công cụ phỏng vấn, điều tra các cán bộ Phịng Nơng nghiệp, cán bộ và 90
hộ ni cá ở các xã Tam Kỳ, Đại Đức, Bình Dân.
Chúng tơi sử dụng các phương pháp phân tích số liệu như phương pháp hạch
toán kinh tế, phân tổ thống kê, thống kê mơ tả, so sánh, phân tích SWOT để đánh giá,

phân tích tình hình phát triển, các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển nuôi trồng thủy sản
của huyện.

xi


Qua q trình nghiên cứu đã hệ thống hóa được một số vấn đề lý luận và thực
tiễn về phát triển ni trồng thủy sản tại huyện Kim Thành. Có thể nhận thấy Kim
Thành đang phát triển sản xuất theo hướng tăng diện tích, năng suất, chất lượng, sản
xuất theo hướng tập trung. Từ năm 2014-2016 diện tích tăng 1,85%, năng suất tăng
1,77%. Đối tượng ni chính chủ yếu là cá truyền thống và cá rơ phi có xu hướng phát
triển trong những năm gần đây. Điều tra 90 hộ NTTS của huyện phân theo quy mơ diện
tích ni và cơng thức ni; nhận thấy các hộ có quy mơ sản xuất lớn thì hiệu quả sản
xuất sẽ cao hơn nhóm hộ có quy mơ sản xuất nhỏ, trung bình; Các hộ nuôi theo công
thức nuôi chuyên canh cá rô phi cho năng suất cao và sản lượng lớn hơn hai công thức
nuôi ghép Cá trăm, chép, mè, trôi, rô phi và công thức Cá trăm, chép, mè, trôi. Các yếu
tố chính ảnh hưởng đến phát triển ni trồng thủy sản của huyện Kim Thành bao gồm:
(1) Điều kiện tự nhiên; (2) Điều kiện sản xuất; (3) Nhu cầu thị trường; (4) Cơ chế, chính
sách, quy hoạch.
Thơng qua nghiên cứu chúng tôi đã đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển
ni trồng thủy sản của huyện như: (1) Hồn thiện và quanrlys quy hoạch phát triển
NTTS gắn với phát triển kinh tế; (2) Hoàn thiện cơ sở hạ tầng; (3) Giải pháp về khoa
học - kỹ thuật và khuyến nơng; (4) Giải pháp cơ chế chính sách; (5) Giải pháp về vốn;
(6) Giải pháp về môi trường và quản lý dịch bệnh; (7) Giải pháp về thị trường tiêu thụ.

xii


THESIS ABSTRACT
Author: Vu Thi Kim Hoa

Thesis title: Development of aquaculture in Kim Thanh district, Hai Duong province.
Major: Rural Development

Code: 60 62 01 16

University: Vietnam National University of Agriculture
The aquaculture industry is currently a great sector of economic benefit and a
high value export commodity. Aquaculture development has been identified as a key
economic sector in Vietnam and has gradually become one of the core commodity
industries. Hai Duong province is located in the Red River Delta region that has many
advantages for the development of aquaculture. This is a potential province of fastest
freshwater aquaculture development in northern areas of our country; and this province
has a strong freshwater aquaculture movement leading the freshwater fish productivity
of the Red River Delta.
Kim

Thanh

district

is

one

of

Hai

Duong's


strongest

aquaculture

districts. However, the district's aquaculture development remains low, which is not
commensurate with the region's existing potential and still contains a number of
unsustainable factors. Development of aquaculture of the district also has spontaneous
elements, small production, fragmentation, weak technical training, the quality of food
safety is limited to not participate in the export market. So this study was to assess the
development of aquaculture in Kim Thanh and then propose some solutions and
orientation of aquaculture development. With the specific objectives: (1) Contribute to
systematize a theoretical and practical basis of aquaculture development; (2) Assessment
of the status of aquaculture development in Kim Thanh; (3) Analysis of a number of
factors affecting the aquaculture development in the district; (4) Proposing some solutions
oriented and aquaculture development in Kim Thanh.
In this study, we used primary data and secondary data to provide analysis and
evaluation. The

secondary

data was

obtained

from

the

final


report of

the district, department of fisheries, statistical yearbooks, internet, books,... Primary
data was collected by interviewing tools, investigation officers of Agriculture
Department, officers and 90 fish farmers in Tam Ky, Dai Duc, Binh Dan.
We used the data analysis method such as economic accounting method,
statistical disaggregation, descriptive statistics, comparison, SWOT analysis to evaluate,
analyze the development situation, factors affecting the development of aquaculture in
the district.

xiii


Throughout the research process, a number of theoretical and practical issues
have been systematized for the development of aquaculture in Kim Thanh district. It
was probably noticed that
Kim
Thanh is
growing production by
increasing acreage, yield, quality, concentrated production. From 2014 to 2016, the area
increased by 1.85%, yield increased by 1.77%. Main cultured species are traditional fish
and tilapia tended to develop in recent years. Investigation of 90 aquaculture households
of the district by size of farming area and growing formula; It is found that households
with large production scale are more productive than small and medium
producers; Households cultured according to the tilapia cultivator formula for high yield
and higher productivity than the two polyculture formula. Key factors affecting the
development of aquaculture in Kim Thanh include: (1) natural conditions; (2)
production conditions; (3) market demand; (4) Mechanisms, policies, planning.
Through research we have proposed some solutions to develop aquaculture of
the district such as: (1) Complete and manage the aquaculture development plan

associated with economic development; (2) Improve infrastructure; (3) Scientifictechnical and agricultural extension; (4) Policy mechanism solutions; (5) Budget
solutions; (6) Environmental and disease management solutions; (7) Consumption
market solutions.

xiv


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay, địi hỏi mỗi ngành, mỗi
lĩnh vực, mỗi quốc gia khơng ngừng nâng cao hiệu quả hoạt động của mình, phát
huy lợi thế so sánh để tăng sức cạnh tranh trên thị trường. Nước ta là một nước
nông nghiệp với hơn 80% dân số bằng nghề nơng, vì vậy cần phải xác định nông
nghiệp là một thế mạnh cần phải khai thác trong điều kiện hiện nay.
Trong nơng nghiệp thì ngành ni trồng thủy sản đã và đang mang lại lợi
ích kinh tế lớn và là một mặt hàng xuất khẩu có giá trị cao. Phát triển ni trồng
thủy sản được xác định là ngành kinh tế mũi nhọn của Việt Nam, từng bước trở
thành một trong những ngành sản xuất hàng hóa chủ lực. Ni trồng thủy sản
khơng chỉ đóng vai trò quan trọng đối với việc gia tăng sản lượng thuỷ sản, mang
lại nguồn thu cho quốc gia, cải thiện đời sống mà còn giúp tái tạo và bảo vệ
nguồn gen và môi trường sinh thái. Trong xu thế hội nhập và tồn cầu hóa như
hiện nay, việc sản xuất các sản phẩm có chất lượng cao, đáp ứng được sở thích
của người tiêu dùng là một yêu cầu có tính sống cịn của nền kinh tế. Vì vậy phải
nâng cao hiệu quả sản xuất nơng nghiệp nói chung và sản xuất thủy sản nói riêng,
áp dụng những biện pháp khoa học kỹ thuật, tìm ra những giải pháp phát triển
sản xuất bền vững để các sản phẩm thủy sản có thể cạnh tranh được với thị
trường trong nước cũng như nước ngồi. Nhiều chính sách lớn khuyến khích phát
triển sản xuất thủy sản đã ra đời, trong đó có Nghị định số 67/2014/NĐ-CP ngày
7/7/2014 của Chính phủ về một số chính sách phát triển thủy sản, Quyết định số
1445/QĐ-TTg ngày 16/8/2013 về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển

thủy sản đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, đó là những yếu tố hết sức
thuận lợi cho sự phát triển thủy sản trong tương lai.
Hải Dương là tỉnh nằm ở vùng đồng bằng sơng Hồng có nhiều lợi thế
được bao bọc bởi một hệ thống các con sơng lớn như sơng Thái Bình, sơng
Thương, sơng Luộc, sông Kinh thầy, ... cung cấp cho tỉnh Hải Dương một lượng
nước, lượng phù sa dồi dào, tạo lên những cánh đồng màu mỡ có nhiều vùng
ruộng trũng nhất là vùng ven sông tạo cơ sở cho việc nuôi trồng thủy sản của
tỉnh. Đây là một trong những tỉnh có tiềm năng phát triển NTTS nước ngọt phát
triển mạnh nhất khu vực phía Bắc nước ta; và là tỉnh có phong trào NTTS nước
ngọt phát triển mạnh đứng đầu về năng suất nuôi cá nước ngọt của đồng bằng

1


Sơng Hồng. Tổng diện tích NTTS là 11.026 ha, sản lượng ni đạt 68.294 tấn,
năng suất ni bình qn ước đạt 6,27 tấn/ha (Chi cục thủy sản, 2016). Huyện
Kim Thành là một trong những huyện nuôi trồng thủy sản phát triển mạnh của
tỉnh Hải Dương. Trong những năm gần đây, nhiều hộ trong huyện đã thực hiện
chuyển đổi cơ cấu sản xuất tăng tỷ trọng ngành chăn nuôi, giảm tỷ trọng ngành
trồng trọt trong cơ cấu kinh tế. Xu hướng chuyển đổi này góp phần nâng cao thu
nhập cho người dân. Tuy nhiên bên cạnh những kết quả đã đạt được thì ni
trồng thủy sản của huyện trong những năm gần đây cịn gặp nhiều khó khăn như:
hoạt động sản xuất kinh doanh thuỷ sản vẫn là sản xuất nhỏ, phân tán, sản phẩm
hàng hố khơng tập trung; chất lượng vệ sinh an tồn thực phẩm cịn hạn chế nên
chưa tham gia thị trường xuất khẩu được, dịch bệnh trên đàn cá ngày càng có xu
hướng tăng, việc sử dụng thuốc phòng trị bệnh cá chưa thực hiện đúng quy trình
kỹ thuật, hướng dẫn của cán bộ kỹ thuật... gây thiệt hại cho nông dân, đội ngũ
cán bộ kỹ thuật chuyên ngành thuỷ sản còn thiếu và yếu.
Xuất phát từ những u cầu thực tiễn đó, tơi tiến hành đề tài: “Phát triển
nuôi trồng thủy sản trên địa bàn huyện Kim Thành, tỉnh Hải Dương” là cần thiết.

1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1. Mục tiêu chung
Đánh giá tình hình phát triển nuôi trồng thủy sản trên địa bàn huyện Kim
Thành, tỉnh Hải Dương từ đó đề xuất một số định hướng và giải pháp ổn định
phát triển nuôi trồng thủy sản tại địa bàn nghiên cứu.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
(1) Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển nuôi trồng thủy sản;
(2) Đánh giá thực trạng phát triển nuôi trồng thủy sản tại huyện Kim
Thành, tỉnh Hải Dương trong những năm qua;
(3) Phân tích một số yếu tố ảnh hưởng đến phát triển nuôi trồng thủy sản
tại huyện Kim Thành, tỉnh Hải Dương.
(4) Đề xuất một số định hướng và giải pháp ổn định phát triển nuôi trồng
thủy sản tại huyện Kim Thành tỉnh Hải Dương.
1.3. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
(1) Phát triển Nuôi trồng thủy sản là gì? Nội dung phát triển ni trồng
thủy sản gồm những nội dung gì? Kinh nghiệm nào cho phát triển nuôi trồng
thủy sản trên thế giới và Việt Nam cho huyện Kim Thành, tỉnh Hải Dương?

2


(2) Thực trạng phát triển nuôi trồng thủy sản ở huyện Kim Thành, tỉnh
Hải Dương diễn ra như thế nào?
(3) Những yếu tố nào ảnh hưởng đến phát triển nuôi trồng thủy sản trên
địa bàn huyện Kim Thành, tỉnh Hải Dương?
(4) Những thuận lợi, khó khăn trong phát triển ni trồng thủy sản trên
địa bàn huyện Kim Thành, tỉnh Hải Dương?
(5) Những giải pháp nào nhằm ổn định phát triển nuôi trồng thủy sản trên
địa bàn huyện Kim Thành, tỉnh Hải Dương?
1.4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU

1.4.1. Đối tượng nghiên cứu
- Những vấn đề lý luận và thực tiễn, các cơ chế chính sách về phát triển
ni trồng thủy sản tại huyện Kim Thành, tỉnh Hải Dương
- Đối tượng khảo sát của đề tài là người dân nuôi trồng thủy sản (nuôi cá
nước ngọt), các hợp tác xã nông nghiệp, cán bộ quản lý nhà nước trên địa bàn
huyện Kim Thành, tỉnh Hải Dương.
1.4.2. Phạm vi nghiên cứu
1.4.2.1. Phạm vi về nội dung
Đề tài tập trung nghiên cứu một số nội dung chính là:
+ Thực trạng phát triển nuôi trồng thủy sản trên địa bàn huyện Kim
Thành, tỉnh Hải Dương;
+ Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển nuôi trồng thủy sản trên địa bàn
huyện Kim Thành, tỉnh Hải Dương;
+ Đinh hướng và các giải pháp ổn định phát triển nuôi trồng thủy sản trên
địa bàn huyện Kim Thành, tỉnh Hải Dương.
1.4.2.2. Phạm vi về không gian
Đề tài được thực hiện trên địa bàn huyện Kim Thành, tỉnh Hải Dương các
nội dung chuyên sâu được khảo sát tại các hộ nuôi cá nước ngọt tại 03 xã trên địa
bàn huyện, là xã: Tam Kỳ, Đại Đức và Bình Dân.
Việc chọn 3 xã để nghiên cứu này đại diện cho 3 khu vực, địa hình khác
nhau của huyện, nơi có điều kiện, tập qn ni và có tổng diện tích ni cá
khác nhau.

3


1.4.2.3. Phạm vi thời gian
+ Thời gian thực hiện đề tài: từ tháng 8/2016 đến tháng 10/2017;
+ Số liệu thứ cấp sử dụng trong đề tài được thu thập trong thời gian 3 năm
từ năm 2014 đến năm 2016;

+ Số liệu sơ cấp sẽ khảo sát trong giai đoạn 2016 đến 2017.
1.5. Ý NGHĨA KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI
- Luận văn đã góp phần hệ thống hóa những vấn đề lý luận cơ bản và thực
tiễn về phát triển nuôi trồng thủy sản.
- Luận văn đã đánh giá được thực trạng phát triển nuôi trồng thủy sản và
các yếu tố ảnh hưởng chính đến phát triển ni trồng thủy sản tại huyện Kim
Thành, tỉnh Hải Dương. Đây là cơ sở thực tiễn cho các nghiên cứu liên quan đến
địa bàn huyện.
- Kết quả nghiên cứu của đề tài góp phần bổ sung cơ sở dữ liệu cho các
nghiên cứu về phát triển ni trồng thủy sản nói riêng và phát triển nơng nghiệp
nói chung.

4


PHẦN 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1.1 Các khái niệm cơ bản
2.1.1.1. Khái niệm phát triển
Hiện nay, có nhiều quan điểm khác nhau về phát triển:
Theo Từ điển Tiếng Việt (2010), "phát triển" được hiểu là quá trình vận
động, tiến triển theo hướng tăng lên, ví dụ phát triển kinh tế, phát triển văn hóa,
phát triển xã hội...
Theo Từ điển Bách khoa Việt Nam (2005) thì "phát triển" là phạm trù triết
học chỉ ra tính chất của những biến đổi đang diễn ra trong thế giới. Phát triển là
một thuộc tính của vật chất. Mọi sự vật hiện tượng của hiện thực không tồn tại
trong trạng thái khác nhau từ khi xuất hiện đến lúc tiêu vong... nguồn gốc của
phát triển là sự thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập.
Phát triển được hiểu là một phạm trù triết học dùng để chỉ quá trình vận
động tiến lên từ thấp tới cao, từ đơn giản đến phức tạp, từ kém hoàn thiện đến

hồn thiện hơn của sự vật. Q trình đó diễn ra vừa dần dần vừa nhảy vọt, đưa
tới sự ra đời của cái mới thay thế cái cũ. Quan điểm này cũng cho rằng, sự phát
triển là kết quả của quá trình thay đổi dần về lượng dẫn đến sự thay đổi về chất,
là quá trình diễn ra theo đường xoáy ốc và hết mỗi chu kỳ sự lặp lại dường như
sự vật ban đầu nhưng ở cấp độ cao hơn (Nguyễn Ngọc Long và Nguyễn Hữu
Vui, 2010).
Phát triển là khuynh hướng vận động đã xác định về hướng của sự vật,
hướng đi lên từ thấp đến cao, từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện hơn... Nhưng nếu
hiểu sự vận động phát triển một cách biện chứng toàn diện, sâu sắc thì trong tự
bản thân sự vận động phát triển đã bao hàm sự vận động thụt lùi, đi xuống với
nghĩa là tiền đề, điều kiện cho sự vận động đi lên, hoàn thiện
Phát triển là khuynh hướng vận động đã xác định về hướng của sự vật,
hướng đi lên từ thấp đến cao, từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện hơn... Nhưng nếu
hiểu sự vận động phát triển một cách biện chứng tồn diện, sâu sắc thì trong tự
bản thân sự vận động phát triển đã bao hàm sự vận dộng thụt lùi, đi xuống với
nghĩa là tiền đề, điều kiện cho sự vận động đi lên, hoàn thiện (Đoàn Quang Thọ
và cs., 2007).

5


Trong kinh tế, phát triển là quá trình chuyển biến về mọi mặt của nền kinh
tế trong một thời kỳ nhất định, trong đó bao gồm cả sự tăng thêm về quy mơ sản
lượng sản phẩm, sự hồn thiện về cơ cấu nền kinh tế và việc nâng cao chất lượng
mọi mặt của cuộc sống. Đồng thời, phát triển còn là sự thay đổi theo chiều hướng
tích cực (Mai Thanh Cúc và cs., 2005).
Như vậy, phát triển là sự tăng lên về quy mô, làm tăng giá trị sản lượng
của vật chất, dịch vụ và sự biến đổi tích cực về cơ cấu kinh tế, tạo ra một cơ cấu
kinh tế hợp lý, đồng thời là quy luật tiến hoá, tiến trình đáp ứng nhu cầu ngày
càng tăng của xã hội.

2.1.1.2. Khái niệm ni trồng thủy sản
The FAO (2008) thì nuôi trồng thủy sản là nuôi các thủy sinh vật trong
môi trường nước ngọt và lợ/mặn, bao gồm áp dụng các kỹ thuật vào qui trình
ni nhằm nâng cao năng suất; thuộc sở hữu cá nhân hay tập thể. Một số tác giả
khái niệm nuôi thủy sản đơn giản hơn đó là ni hay canh tác động và thực vật
dưới nước do xuất xứ từ thật ngữ aqua (nước) + culture (nuôi) (Nguyễn Thanh
Phương và cs., 2009).
Thuật ngữ nuôi trồng thủy sản được sử dụng tương đối rộng rãi để chỉ tất
cả các hệ thống, phương thức, hình thức ni động vật và trồng thực vật ở các
môi trường nước ngọt, lợ, mặn. Nuôi trồng thủy sản không bao gồm việc canh
tác các loại cây trồng chính trên cạn cũng như nuôi các động vật chủ yếu trên
cạn. Thuật ngữ nuôi trồng thủy sản được dùng để chỉ một kiểu hình kỹ thuật hay
một hệ thống ni trồng nào đó; một đối tượng nào đó; mơi trường mà nghề ni
đang được thực hiện; đặc điểm riêng của môi trường nuôi. Nuôi trồng thủy sản là
sự tác động của con người vào ít nhất một giai đoạn trong chu trình sinh trưởng,
phát triển của đối tượng nuôi trồng nhằm tăng tỉ lệ sống, tốc độ sinh trưởng để
đạt được hiệu quả kinh tế cao (Kim Văn Vạn, 2009).
Nuôi thủy sản nước ngọt là hoạt động kinh tế khai thác con giống trong
vùng nước ngọt tự nhiên, sản xuất giống nhân tạo và ương ni các lồi thuỷ sản
(nơi sinh trưởng cuối cùng của chúng là trong nước ngọt) để chúng đạt tới kích
cỡ thương phẩm. Ở đây, nước ngọt được hiểu là mơi trường nước có độ mặn thấp
hơn 0,5‰ (Nguyễn Quang Linh và cs., 2006).
Nuôi thủy sản nước lợ là hoạt động kinh tế ương, ni các lồi thuỷ sản
trong vùng nước lợ ở vùng cửa sông, ven biển. Ở đây “nước lợ” được hiểu là mơi
trường có độ mặn dao động mạnh theo mùa (Nguyễn Quang Linh và cs., 2006).

6


Nuôi thủy sản nước mặn là hoạt động kinh tế ương ni các lồi thuỷ sản

mà nơi sinh trưởng cuối cùng của chúng là ở biển. Hình thức ni chủ yếu là
lồng bè hoặc nuôi trên bãi triều. Đối tượng ni chính là tơm, tơm hùm, cá biển
(cá mú, cá giò, cá hồng, cá cam…), nhuyễn thể như nghêu, sò huyết, ốc hương,
trai ngọc…(Nguyễn Quang Linh và cs., 2006).
2.1.1.3. Khái niệm về phát triển nuôi trồng thủy sản
Nuôi trồng thủy sản là một hình thức tổ chức sản xuất cơ sở trong ngư
nghiệp với mục đích chủ yếu là sản xuất sản phẩm thủy sản hàng hóa để bán ra
thị trường, có sự tập trung mặt nước - Tư liệu sản xuất chính ở một địa bàn nhất
định (Nguyễn Việt Thắng, 2013).
Phát triển ni trồng thủy sản có thể diễn ra theo hai xu hướng là phát
triển theo chiều rộng và phát triển theo chiều sâu.
- Phát triển nuôi trồng thuỷ sản theo chiều rộng là nhằm tăng sản lượng
thuỷ sản ni trồng bằng cách mở rộng diện tích đất đai, mặt nước, với cơ sở vật
chất kỹ thuật phục vụ nuôi trồng thuỷ sản thấp kém, sử dụng những kỹ thuật sản
xuất giống giản đơn, kết quả nuôi trồng thuỷ sản đạt được chủ yếu nhờ vào độ
phì nhiêu đất đai, thuỷ vực và sự thuận lợi của các điều kiện tự nhiên, hiệu quả
sản xuất thấp (dẫn theo Phùng Huy Đại, 2011).
- Phát triển nuôi trồng thuỷ sản theo chiều sâu là tăng sản lượng nuôi trồng
thuỷ sản dựa trên cơ sở đầu tư thêm vốn, ứng dụng kỹ thuật, công nghệ mới, xây
dựng cơ sở hạ tầng ni trồng thuỷ sản phù hợp với mỗi hình thức nuôi. Như vậy
phát triển nuôi trồng theo chiều sâu là làm tăng sản lượng và hiệu quả nuôi trồng
thuỷ sản trên một đơn vị diện tích bằng cách đầu tư thêm vốn, kỹ thuật và lao
động (Phùng Huy Đại, 2011).
Phát triển nuôi trồng thuỷ sản phải thực hiện đồng thời nhiều nội dung
khác nhau, trong đó tập trung chủ yếu là phát triển các hình thức tổ chức sản
xuất, quản lý nuôi trồng thuỷ sản, phương thức khai thác và sử dụng các yếu tố
nguồn lực, tổ chức các hoạt động dịch vụ đầu vào, đầu ra cho nuôi trồng thuỷ
sản. Do đó khi đánh giá sự phát triển ni trồng thuỷ sản chủ yếu tập trung xem
xét kết quả tạo ra của q trình sản xuất như quy mơ diện tích ni trồng, sản
lượng, giá trị sản xuất, doanh thu. Phân tích sự tăng trưởng, chuyển dịch cơ cấu

trong nội bộ của các yếu tố đó theo thời gian, đồng thời đánh giá chất lượng tăng
trưởng bằng các hệ thống chỉ tiêu hiệu quả kinh tế, xã hội và môi trường (dẫn
theo Nguyễn Thị Phương Huyền, 2016).

7


2.1.2 Vai trị, đặc điểm của phát triển ni trồng thủy sản
2.1.2.1. Vai trị của phát triển ni trồng thủy sản
Phát triển nuôi trồng thủy sản hiện nay được coi là ngành kinh tế mũi
nhọn của nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam. Ni trồng thủy sản có vai trị
quan trọng khơng chỉ đối với việc gia tăng sản lượng thủy sản, mang lại nguồn
thu nhập cho quốc gia, cải thiện đời sống mà còn giúp tái tạo và bảo vệ nguồn
gen và môi trường sinh thái. Cụ thể:
- Cung cấp thực phẩm cho nhân dân: sản phẩm của ngành thuỷ sản rất
phong phú và đa dạng, là nguồn thực phẩm có chất lượng có thể đáp ứng được nhu
cầu dinh dưỡng cho dân cư. Hầu hết các loại thuỷ sản là thực phẩm giàu đạm, dễ
tiêu hoá, phù hợp với sinh lý của mọi lứa tuổi (Nguyễn Quang Linh và cs., 2006).
- Tạo việc làm cho người lao động: phát triển ni trồng thuỷ sản góp
phần nâng cao thu nhập và tạo công ăn việc làm cho người lao động. Hầu hết các
ngư dân ven biển từ chỗ chỉ sản xuất nhỏ lẻ, phân tán, đánh bắt nguồn lợi hải sản
ven bờ hiện nay đã vươn ra ngoài khơi, với công cụ kỹ thuật hiện đại và mục tiêu
kinh doanh đã mang tính hàng hóa rõ rệt. Bên cạnh đó một bộ phận khá lớn dân
cư vùng ven biển biết tận dụng lợi thế vùng nước lợ, nước mặn để phát triển.
Nuôi trồng thuỷ sản mang lại hiệu quả cao hơn so với sản xuất nông nghiệp và
sản xuất khác. Sản xuất tập trung, chun mơn hố ni trồng thuỷ sản vùng ven
biển đã và đang hình thành, xuất hiện nhiều mơ hình trang trại, doanh nghiệp
ni trồng thuỷ sản có hiệu quả góp phần nâng cao thu nhập tạo công ăn việc làm
cho người lao động.
- Phát triển nuôi trồng thủy sản tạo nguồn hàng xuất khẩu quan trọng.

Trong nhiều năm liền, ngành thủy sản luôn giữ vị trí thứ 3 hoặc thứ 4
trong bản danh sách các ngành có vị trí xuất khẩu lớn nhất đất nước. Năm 2016,
thủy sản tiếp tục khẳng định là ngành hàng xuất khẩu mũi nhọn lớn nhất trong
kim ngạch của toàn ngành, với giá trị 7 tỷ USD. Tổng sản lượng thủy sản cả năm
ước đạt hơn 6,7 triệu tấn, trong đó, tỷ trọng sản lượng ni trồng chiếm 54%, cao
hơn năm 2015. Kim ngạch xuất khẩu thủy sản tăng 6,5% (Minh Long, 2016).
- Cung cấp thức ăn chăn nuôi, phân bón cho nơng nghiệp: phát triển ni
trồng thuỷ sản cung cấp một phần thức ăn cho chăn nuôi, đặc biệt là cho chế biến
thức ăn chăn nuôi công nghiệp. Bột cá và các phế phẩm, phụ phẩm thuỷ sản chế
biến là nguồn thức ăn giàu đạm để chế biến thức ăn phục vụ chăn nuôi gia súc,

8


gia cầm. Ngồi chức năng dinh dưỡng thơng thường, ngày nay một số thực phẩm
thuỷ sản đang được nghiên cứu và sử dụng vào chữa trị một số bệnh cho con
người như: Vây cá nhám, bong bóng cá sư, bào ngư...
- Nâng cao thu nhập một cách đồng bộ và khá vững chắc cho các hộ nông
dân nuôi trồng thủy sản: Ni trồng thủy sản hợp lý góp phần bảo vệ môi trường
sinh thái.
- Phát triển nuôi trồng thủy sản làm thúc đẩy q trình CNH, HĐH nơng
nghiệp nơng thơn: Trông lĩnh vực nuôi trồng thủy sản việc ứng dụng khoa học
công nghệ tiên tiến ngày càng phổ biến, đặc biệt là công nghệ sản xuất giống.
Biểu hiện rõ nét nhất của q trình CNH, HĐH lĩnh vực ni trồng thủy sản là
việc phát triển mạnh các khu vực nuôi trồng thủy sản hàng hóa tập trung cơng
nghiệp cao, chun mơn hóa, tập trung hóa trong ni trồng thủy sản cịn thể
hiện theo chiều sâu đó là việc thay đổi phương thức nuôi trồng thủy sản, các
phương thức nuôi trồng lạc hậu quảng canh năng suất thấp ngày càng giảm, thay
vào đó là những phương thức ni tiến bộ như bán thâm canh, thâm canh hiệu
quả cao có xu hướng tăng nhanh. Mặt khác, phát triển nuôi trồng thủy sản cịn là

nền tảng để thúc đẩy các ngành cơng nghiệp chế biến thủy sản phát triển rộng
khắp với nhiều hình thức và tính chất khác nhau
- Tạo thị trường cho các sản phẩm công nghiệp: phát triển thủy sản cung
cấp nguyên liệu cho các ngành khác như công nghiệp, y dược, cơng nghiệp quốc
phịng, thúc đẩy sự phát triển của các ngành nghề liên quan. Sản phẩm thủy sản
làm nguyên liệu cho nhà máy chế biến đông lạnh, nguyên liệu cho xí nghiệp
dược phẩm, là dược liệu quý, làm nguyên liệu sản xuất đồ mỹ nghệ; phát triển
thủy sản tạo thị trường cho cơng nghiệp đóng tàu, dệt lưới, động cơ nổ…
2.1.2. 2. Đặc điểm của nuôi trồng thủy sản
- Nuôi trồng thủy sản phát triển rộng khắp đất nước và tương đối phức tạp
so với ngành sản xuất vật chất khác. Ở đâu có nước là ở đó có ni trồng thủy
sản. Vì vậy ni trồng thủy sản phát triển rộng khắp ở mọi cùng địa lý miền núi
xuống miền biển. Thủy sản nuôi rất đa dạng nhiều giống lồi mang tính địa lý rõ
rệt, có quy luật riêng của từng khu hệ sinh thái điển hình. Do vậy công tác quản
lý và chỉ đạo sản xuất của ngành cần chú ý đến các vấn đề như: xây dựng cơ sở
vật chất kỹ thuật, xây dựng các chỉ tiêu kế hoạch, triển khai thực hiện chính
sách,...phù hợp và đồng bộ với từng khu vực lãnh thổ hay từng vùng (dẫn theo
Phùng Huy Đại, 2011).

9


- Đối tượng sản xuất là các sinh vật sống trong nước: Đối tượng nuôi
trồng thuỷ sản rất đa dạng và phong phú, chúng là những cá thể sống trong môi
trường nước nên luôn tuân theo những quy luật sinh trưởng và phát triển riêng
của nó (Nguyễn Kim Phúc, 2011).
- Ni trồng thủy sản mang tính thời vụ cao, phụ thuộc vào điều kiện khí
hâu, địa lý, sinh thái, điều kiện kinh tế - xã hội, thị trường. Tính thời vụ địi hỏi
mỗi doanh nghiệp, hộ ni trồng thủy sản phải có kế hoạch và tổ chức thực hiện
tốt sản xuất, thu hoạch và tiêu thụ sản phẩm.

- Thâm canh trong ni trồng thủy sản địi hỏi đầu tư ban đầu lớn, độ rủi
ro cao.
* Theo phương thức nuôi, diện tích ni trồng thủy sản bao gồm:
- Ni thâm canh: là hình thức ni trồng thuỷ sản tn thủ theo qui tắc kỹ
thuật chặt chẽ (từ khâu chuẩn bị ao ni, chọn giống, chăm sóc, bảo vệ đến khi
thu hoạch). Các thông số kỹ thuật của ao nuôi phải đạt tiêu chuẩn chất lượng,
chọn con giống thuần, đủ kích cỡ, thả giống với mật độ cao, áp dụng nghiêm ngặt
các biện pháp kỹ thuật chăm sóc và bảo vệ như cho ăn thức ăn công nghiệp và
quản lý ao nuôi thường xuyên, phòng trừ dịch bệnh... ;cơ sở hạ tầng hồn thiện
gồm hệ thống ao đầm, thuỷ lợi, giao thơng, cấp thốt nước, máy sục khí (dẫn
theo Nguyễn Thị Phương Huyền, 2016).
- Ni bán thâm canh: là hình thức ni trồng thuỷ sản ở mức độ đầu tư
sản xuất và áp dụng kỹ thuật kết hợp giữa nuôi thâm canh và quảng canh: cho ăn
thức ăn tự nhiên hoặc công nghiệp. Hệ thống ao đầm nuôi được đầu tư một phần
để có thể chủ động cung cấp nguồn nước, xử lý mơi trường như bơm nước, sục
khí và phịng trừ dịch bệnh (dẫn theo Nguyễn Thị Phương Huyền, 2016) .
- Ni quảng canh và quảng canh cải tiến, là hình thức ni trồng thuỷ sản
ở trình độ kỹ thuật đơn giản, ít tác động đến q trình phát triển, sinh trưởng của
đối tượng nuôi, thả giống ở mật độ thấp hoặc khơng thả giống, lấy nguồn giống
sẵn có trong tự nhiên và khoanh ni, chăm sóc, bảo vệ. Thức ăn của đối tượng
nuôi lấy từ nguồn lợi tự nhiên là chủ yếu. Hình thức này cịn gọi là ni truyền
thống, có ưu điểm là phù hợp với quy luật tự nhiên, ít gây tổn hại đến mơi trường
nhưng năng suất ni đạt thấp (Tổng cục Thống kê, 2013).
* Theo hình thái mặt nước, diện tích ni thủy sản bao gồm:

10


×