Tải bản đầy đủ (.pdf) (92 trang)

(Luận văn thạc sĩ) Truyện ngắn Nam Cao từ góc nhìn văn hóa nông thôn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (634.52 KB, 92 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

CAO THỊ THU HẰNG

TRUYỆN NGẮN NAM CAO
TỪ GĨC NHÌN VĂN HĨA NƠNG THƠN

LUẬN VĂN THẠC SĨ
NGƠN NGỮ VÀ VĂN HĨA VIỆT NAM

THÁI NGUN - 2016


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

CAO THỊ THU HẰNG

TRUYỆN NGẮN NAM CAO
TỪ GĨC NHÌN VĂN HĨA NƠNG THƠN
Chun ngành: Văn học Việt Nam
Mã số: 60.22.01.21

LUẬN VĂN THẠC SĨ
NGÔN NGỮ VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM

Người hướng dẫn khoa học: GS. Phong Lê

THÁI NGUYÊN - 2016



LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn này là do tôi viết. Mọi số liệu, tư liệu cũng
như kết quả nghiên cứu là của riêng tôi.
Tôi xin chịu trách nhiệm về lời cam đoan này.
Hà Nam, ngày 5 tháng 4 năm 2016
Tác giả luận văn

Cao Thị Thu Hằng

Xác nhận của giáo viên hướng dẫn

Xác nhận của khoa chuyên môn

GS. Phong Lê

i


LỜI CẢM ƠN
Với lịng kính trọng và biết ơn sâu sắc, tôi xin gửi lời cảm ơn tới
GS. Phong Lê - người đã tận tình hướng dẫn tơi trong suốt q trình tìm hiểu,
nghiên cứu và hồn thiện luận văn.
Tơi xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến các thầy cô, giáo
trường Đại học sư phạm Thái Nguyên đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong
suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài.
Cuối cùng, tơi xin gửi lời cảm ơn đến bạn bè, đồng nghiệp và người thân
đã giúp đỡ tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt thời gian học tập và
thực hiện luận văn.
Hà Nam, ngày 5 tháng 4 năm 2016

Tác giả luận văn

Cao Thị Thu Hằng

ii


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN................................................................................................ i
LỜI CẢM ƠN .................................................................................................... ii
MỤC LỤC ......................................................................................................... iii
MỞ ĐẦU ............................................................................................................. 1
1. Lý do chọn đề tài ............................................................................................. 1
2. Lịch sử vấn đề .................................................................................................. 2
3. Phạm vi nghiên cứu ......................................................................................... 4
4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu .................................................................. 5
4.1 Mục đích nghiên cứu ..................................................................................... 5
5. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................. 5
Chương 1 ............................................................................................................ 8
CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI ....................................................................... 8
1.1. Nông thôn Việt Nam dưới góc nhìn văn hóa................................................ 8
1.1.1. Khái niệm về “văn hóa” và “văn hóa nơng thơn” ..................................... 8
1.2. Khái qt về văn hóa nơng thơn Việt Nam đầu thế kỉ XX......................... 13
1.3. Mối quan hệ giữa văn hóa và văn học ........................................................ 14
Tiểu kết chương 1 .............................................................................................. 19
Chương 2 .......................................................................................................... 20
DẤU ẤN VĂN HĨA NƠNG THƠN TRONG NỘI DUNG TRUYỆN
NGẮN NAM CAO ........................................................................................... 20
2.1. Nông thôn và người nông dân trong truyện ngắn Nam Cao ...................... 20
2.1.1. Vài nét về cuộc đời và sự nghiệp Nam Cao ............................................ 20

2.1.2. Đề tài nông thôn và người nông dân trong truyện ngắn Nam Cao ......... 22
2.2. Phong tục tập quán ..................................................................................... 24
2.2.1. Tục hôn nhân ........................................................................................... 24
2.2.2. Tục tang ma ............................................................................................. 28
2.3. Trật tự nông thôn ........................................................................................ 30

iii


2.4. Tập tục sinh hoạt......................................................................................... 35
2.4.1. Thói quen ăn uống. .................................................................................. 35
2.4.2. Trang phục và ngành nghề truyền thống. ................................................ 38
2.4.3. Xây dựng nhà ở........................................................................................ 41
2.5 Giao tiếp và ứng xử ..................................................................................... 43
2.5.1 Lối sống đậm tình nghĩa cùng những thói xấu của người nơng dân. ....... 43
2.5.2. Sự tế nhị, ý tứ trong giao tiếp .................................................................. 50
KẾT LUẬN....................................................................................................... 80
TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................... 83

iv


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Nam Cao là một nhà văn xuất sắc của nền văn học Việt Nam hiện đại, có
một vị trí đặc biệt quan trọng trên văn đàn Việt Nam trước 1945, Gần một thế
kỉ trôi qua cho đến hôm nay tác phẩm của ông vẫn còn nguyên giá trị, vẫn thu
hút bạn đọc và các nhà nghiên cứu.
Năm 2015 cũng chính là năm kỉ niệm 100 năm ngày sinh Nam Cao, vẫn
tiếp tục khẳng định tiếng nói của Nam Cao trong nền văn học Việt Nam. 100

năm qua đi, người ta vẫn nhớ, vẫn nhắc đến Nam Cao, những trang viết của
ơng vẫn cịn ngun giá trị hiện thực cho đến ngày nay. 100 năm thử thách
trong dư luận, Chí Phèo vẫn tồn tại, chất “Chí Phèo” vẫn cịn có nghĩa là tính
thời sự của trang văn Nam Cao vẫn cịn.Có lẽ, khơng một ai khơng biết đến Chí
Phèo, khơng biết đến Bá Kiến, những con người ấy không chỉ tồn tại trên trang
viết của Nam Cao mà đó chính là những ngun mẫu ngồi đời. Sau Cách
mạng, người ta vẫn cứ nghĩ rằng, Chí Phèo đã chết, nhưng hồn tồn khơng
phải vậy, hắn vẫn khật khưỡng bước từ trang văn của Nam Cao ra đời thực. Cái
làng quê Việt Nam hiện đại đâu thiếu những tên Chí Phèo, đâu vắng bóng
những Bá Kiến. Khơng chỉ có vậy, những phong tục ở làng quê vẫn cịn đó,
những đám cưới, ma chay rồi những thói quen sinh hoạt, nếp sống từ bao đời
nay vẫn hiện hữu.
Không chỉ dừng lại ở những yếu tố phong tục, tập quán như một số nhà
văn khác, Nam Cao đi sâu vào những yếu tố văn hóa đã ăn sâu vào tâm thức
người Việt và kết hợp nó với sự biến động dữ dội của xã hội hiện đại mà khái
quát nên bi kịch của con người. Để khám phá toàn diện vấn đề này chúng ta
khơng chỉ đặt nó trong hồn cảnh xã hội đương thời mà cần nhìn nhận qua lăng
kính của văn hóa nơng thơn. Các cơng trình nghiên cứu về Nam Cao rất nhiều,

1


tuy nhiên dưới góc độ về văn hóa thì chưa có được sự nhìn nhận, đánh giá một
cách tồn diện.
Tìm hiểu truyện ngắn Nam Cao trước Cách mạng tháng Tám từ góc độ
văn hóa sẽ giúp cho việc giảng dạy các tác phẩm của ông ở các cấp học được
sâu sắc hơn.
Một yếu tố thuộc về phía cá nhân khi chọn Nam Cao để nghiên cứu là
bởi tơi có vinh dự là người cùng chung quê hương với nhà văn. Sinh ra và lớn
lên ở Hà Nam, một mảnh đất đồng chiêm trũng, quanh năm ngập úng, tôi hiểu

được cái đói,cái nghèo, cuộc sống quẩn quanh lam lũ của con người q tơi và
đặc biệt là văn hóa nơng thơn đồng bằng Bắc Bộ còn nhiều điều phải bàn. Nhắc
đến Hà Nam có lẽ điều khiến người ta nhớ nhất chính là Nam Cao, tơi tự hào,
tơi hãnh diện vì điều đó.
Chọn “Truyện ngắn Nam Cao, từ góc nhìn văn hóa nơng thơn”làm đề tài
nghiên cứu,chúng tơi mong muốn đem đến một cái nhìn hệ thống và tồn diện
về con người và sự nghiệp của Nam Cao, trên cơ sở đó khẳng định vị trí và
đóng góp của ơng trong nền văn học hiện đại Việt Nam.
2. Lịch sử vấn đề
Đã có rất nhiều cơng trình nghiên cứu về sáng tác của nhà văn Nam
Cao từ giọng điệu, nhân vật, phong cách cho đến chất hài…và hầu như tất
cả đều xốy sâu vào hồn cảnh đương thời để lí giải tấn bi kịch của người
nông dân trước Cách mạng tháng Tám thế nhưng cịn ít người chú ý đến
việc đặt tác phẩm trong khơng gian văn hóa nơng thơn. Trong khi, theo
chúng tơi thì đây là một chiếc chìa khóa để khám phá chiều sâu tác phẩm của
Nam Cao.
Trong một số bài nghiên cứu về đề tài người nông dân trong sáng tác của
Nam Cao, các tác giả tuy đã ít nhiều đề cập tới yếu tố văn hóa nơng thơn nhưng
lại chưa nhấn mạnh đến yếu tố này. Có chăng các tác giả chỉ nhắc đến một vài
yếu tố và vai trị của nó trong từng tác phẩm chứ chưa khái quát một cách toàn

2


diện. Trong bài viết Thứ nhất sợ kẻ anh hùng (đi tìm ẩn số nghệ thuật truyện
(Chí Phèo), tác giả Đỗ Lai Thúy cũng đã đề cấp đến tính chất đóng kín của cấu
trúc nơng thơn Việt Nam và phân tích kĩ tác động của nó tới tâm thức nhân vật:
“… Tính chất đóng kín là một hằng số nghệ thuật của truyện ngắn này. Nó
chẳng những đổ bóng vào không gian và thời gian truyện, hằn dấu trên số
phận các nhân vật, mà còn khớp đúng với thực tiễn của làng xã Việt Nam, nhất

là ở đồng bằng và trung du Bắc Bộ trước Cách mạng tháng Tám năm bốn
nhăm.” [51, tr.218]. Tuy nhiên ở đây, tác giả mới chỉ dừng lại ở vài nét tâm lí
của người nơng dân trong tác phẩm Chí Phèo như tâm lí hám danh, an phận, sự
nhận thức về cái tôi…
Trong bài viết Các mối quan hệ xã hội trong làng Vũ Đại, tác giả Đức
Mậu cũng có đề cập đến khơng gian nơng thơn khép kín và các mối quan hệ
cạnh tranh của nó: “Từ con người, tính cách, địa vị xã hội, đời sống vật chất
tinh thần cùng các mối quan hệ giữa những con người ấy là sản phẩm của cái
làng đóng kín vùng đồng bằng Bắc Bộ”. [50, tr.245]. Tác giả cũng tập trung thể
hiện quan hệ thống trị - bị trị của Bá Kiến với Chí Phèo, quan hệ tranh chấp
giữa Bá Kiến và Đội Tảo nhưng chưa có sự khái quát các mối quan hệ này.
Giáo sư Phong Lê khi viết về những dị dạng của nông thôn Việt Nam
trong truyện ngắn Nam Cao cũng nhấn mạnh : “Những con người dị dạng bẩm
sinh hoặc do hoản cảnh, ta thường thấy ở nông thôn, như một hiện tượng dị
biệt, lại như bổ sung để tô đậm thêm cảnh sống mù xám, trì độn và kinh rợn
của nó, đến trực tiếptừ sự bần cùng, hoặc sự lưu cữu và hậu quả của những
thói hủ tục lạc hậu” (Nam Cao - văn và đời,Lời giới thiệu Tuyển tập Nam Cao,
Nxb Văn học, Hà Nội 1987). Trong bài viết Nam Cao nhìn từ cuối thế kỉ, tác
giả Phong Lê cũng có viết: “Vũ Đại - khơng chỉ gợi một đơn vị làng với những
ao chuôm, những lũy tre, những vườn chuối, giàn trầu quen thuộc mà còn là sự
biểu hiện chung cho sự phong bế, trì trệ, nhếch nhác của bất cứ một quần thể
cư dân nào, cả nông thôn và thành thị.” [39, tr.116]. Như vậy, tác giả bài viết

3


đã có lưu ý đến sự khép kín, lạc hậu của nơng thơn Việt Nam. Nó tạo nên
những mẫu người dị biệt sau lũy tre làng.
Tác giả Hà Minh Đức trong bài viết Tầm quan trọng của hoàn cảnh
trong tác phẩm của Nam Cao cũng cho thấy sự xung đột của không gian làng

xã với văn minh thành thị : “Thứ trong “Sống mịn” là một nhân vật mà hành
trình đi khá xa từ làng quê đến những thành phố xa xơi như sài Gịn, rồi Hà
Nội và cuối cùng lại bị thành thị khước từ để ném trở về q” [50, tr.88].
Gần đây là cơng trình Làng q Việt Nam trong văn xuôi hiện thực trước
1945 của Nguyễn Kim Hồng. Trong khi khảo sát một mảng rộng của văn học
Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám ở những nhà văn như Ngơ Tất Tố, Tơ
Hồi…tác giả đã nhấn mạnh đến yếu tố văn hóa là phong tục, tập quán. Tuy
nhiên với Nam Cao thì ơng mới chỉ dừng lại ở việc nghiên cứu tâm lí những
kiếp lầm than của người nông thôn, nêu lên số phận của con người làng quê
chịu tác động của hoàn cảnh xã hội đương thời mà chưa nhấn mạnh đến những
nét tâm lí ở tầng sâu văn hóa của con người nơng thơn. Nói chung, cơng trình
mới khái qt được chiều rộng làng q Việt Nam trong sáng tác trước 1945
còn chiều sâu văn hóa vẫn bỏ ngỏ.
Qua các cơng trình nghiên cứu kể trên, chúng tơi thấy việc tìm hiểu các
tác phẩm của Nam Cao dưới góc nhìn văn hóa nơng thơn cịn chưa thật thấu
đáo. Các tác giả mới chỉ dừng ở mức độ khái quát qua một vài dấu hiệu của văn
hóa nơng thơn và cũng chưa làm rõ sự tác động của nó đến đời sống con người.
Chọn đề tài này, chúng tơi mong muốn có một cách tiếp nhận toàn diện hơn,
đầy đủ hơn với các sáng tác của Nam Cao qua góc nhìn văn hóa.
3. Phạm vi nghiên cứu

4


Nghiên cứu Truyện ngắn Nam Cao từ góc nhìn văn hóa nơng thơn luận
văn chủ yếu tập trung khảo sát các truyện ngắn viết về đề tài người nông dân
của Nam Cao trước 1945.
4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
4.1 Mục đích nghiên cứu
Trong luận văn này chúng tơi nghiên cứu những yếu tố văn hóa có trong

sáng tác của Nam Cao qua thể loại truyện ngắn. Đặc biệt tìm hiểu về những nét
đẹp văn hóa cũng như những hủ tục lạc hậu nơi làng quê để từ đó thấy những
sáng tạo nghệ thuật độc đáo của Nam Cao góp phần làm sáng rõ sức sống văn
chương ơng. Trên cơ sở đó, chúng tơi hi vọng có thể góp một phần nhỏ bé vào
việc nghiên cứu truyện ngắn Nam Cao, khẳng định những giá trị đích thực,
những cống hiến to lớn của ông cho nền văn xuôi hiện đại Việt Nam.
4.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
Luận văn tập trung làm rõ giá trị của truyện ngắn Nam Cao từ phương
diện văn hố nơng thơn trên các phương diện về nội dung và nghệ thuật, từ đó
đưa ra được hướng tiếp cận mới cho các sáng tác của Nam Cao đồng thời thấy
được những đóng góp của Nam Cao cho văn xuôi hiện đại Việt Nam giai đoạn
1930 – 1945.
5. Phương pháp nghiên cứu
5.1. Phương pháp hệ thống
Luận văn nghiên cứu về truyện ngắn Nam Cao dưới góc nhìn văn hóa
nên phải xuất phát từ từng tác phẩm, khảo sát mối quan hệ giữa các yếu tố
trong một chỉnh thể nghệ thuật. Vì vậy, việc sử dụng phương pháp hệ thống sẽ
giúp cho người nghiên cứu tránh được nguy cơ nhận biết thiếu tính khái qt,
chỉ thấy được cái bề ngồi không thấy được bản chất vấn đề.

5


5.2. Phương pháp nghiên cứu liên ngành
Kết hợp kiến thức từ các lĩnh vực, các bộ mơn, chun ngành có liên
quan sẽ giúp cho vấn đề nghiên cứu được sâu rộng, toàn diện và sâu sắc hơn.
5.3. Phương pháp so sánh, đối chiếu
Sử dụng phương pháp này để so sánh với một số truyện ngắn, tiểu thuyết
của các nhà văn cùng thời để làm rõ những vấn đề cần giải quyết. Đồng thời
qua đó để nhận diện và khẳng định phong cách nghệ thuật của Nam Cao

5.4 Phương pháp phân tích tổng hợp
Các phương pháp trên sẽ được kết hợp sử dụng linh hoạt trong quá trình
nghiên cứu để làm sáng rõ vấn đề.
6. Những đóng góp của luận văn.
- Tìm hiểu một cách có hệ thống về những yếu tố văn hố nơng thơn
trong truyện ngắn Nam Cao thơng qua nội dụng và nghệ thuật của các tác
phẩm.
- Làm rõ được tài năng, sáng tạo của Nam Cao khi đưa những yếu tố văn
hoá vào các sáng tác của mình.
7. Cấu trúc luận văn
Ngồi phần mở đầu và kết luận, nội dung của luận văn được triển khai
gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lí luận của đề tài
Nghiên cứu truyện ngắn Nam Cao dưới góc nhìn văn hóa chúng tôi bắt
đầu với việc xác định các khái niệm nội hàm : Văn hóa, đặc trưng của văn hóa
nơng thơn Việt Nam.
Chương 2: Dấu ấn văn hóa nơng thơn trong nội dung truyện ngắn Nam
Cao

6


Trong chương này chúng tôi đề cập đến các vấn đề thuộc về nội hàm văn
hóa trong truyện ngắn Nam Cao như phong tục tập quán, cách tổ chức xã
hội…Qua đó để thấy được những nét đẹp, thuần phong mĩ tục cũng như những
hạn chế của các hủ tục lạc hậu đang đè nặng lên vai người nơng dân. Đó là
những biểu hiện cụ thể của văn hóa ở nơng thôn trong phạm vi hiện thực được
phản ánh.
Chương 3: Dấu ấn văn hố nơng thơn trong nghệ thuật truyện ngắn Nam
Cao

Nói đến truyện ngắn Nam Cao, ngồi yếu tố thuộc về nội dung thì khơng
thể khơng nói đến nghệ thuật trong truyện ngắn của ông. Những nét đặc sắc
nghệ thuật đã làm nên một nét rất riêng, rất Nam Cao.

7


Chương 1
CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI
1.1. Nơng thơn Việt Nam dưới góc nhìn văn hóa
1.1.1. Khái niệm về “văn hóa” và “văn hóa nơng thơn”
Thế khỉ XXI, thế kỉ của sự hội nhập và phát triển về mọi mặt, sự đổi thay
khiến con người ta thấy bất ngờ. Và trong sự vui mừng đón nhận nhịp điệu của
cuộc sống mới, chúng ta vẫn ln chạnh lịng khi những giá trị thuộc về văn
hóa truyền thống đang dần bị mai một, đang dần bị lãng quên trong thế hệ trẻ
mà sự ảnh hưởng của nó khơng chỉ ở các thành phố lớn, nó đang len lỏi vào sâu
từng ngóc ngách ở nơi làng quê xưa vốn thanh bình. Cũng chính bởi vậy mà
khái niệm về “văn hóa” được nhắc đến nhiều hơn.
“Văn hóa” vốn khơng cịn là khái niệm xa lạ nhưng nó được biết nhiều
hơn, được phổ biến rộng rãi hơn trong thế kỉ này. Có rất nhiều định nghĩa về
“văn hóa” được các nhà nghiên cứu đưa ra, mỗi định nghĩa đều đề cập đến
những khía cạnh, những đặc trưng của văn hóa. UNESSCO đã đưa ra một khái
niệm về văn hóa: “Văn hóa phản ánh và thể hiện một cách tổng quát và mọi
mặt của cuộc sống (của mỗi cá nhân và cả cộng đồng) đã diễn ra trong quá
khứ cũng như đang diễn ra trong hiện tại, qua hàng bao thế kỉ, nó đã cấu thành
một hệ thống các giá trị, truyền thống thẩm mĩ và lối sống mà dựa trên đó từng
dân tộc tự khẳng định bản sắc riêng của mình”.
GS. Viện sĩ Trần Ngọc Thêm trong cuốn Cơ sở Văn hóa Việt Nam cũng
đưa ra nhận định của mình về “văn hóa”, theo ông “văn hóa là một hệ thống
hữu cơ các giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo và tích lũy qua

q trình hoạt động thực tiễn , trong sự tương tác giữa con người với môi
trường tự nhiên và xã hội”. Cũng theo đó Edouard Herriot, Viện sĩ Viện Hàn
lâm Pháp đã có câu nói bất hủ “Văn hóa là cái cịn lại khi người ta đã quên đi
tất cả, là cái vẫn thiếu khi người ta đã học tất cả” [47, tr.i].

8


Có thể thấy rằng, trong q trình phát triển của lồi người, của một
quốc gia, văn hóa có một vị trí vơ cùng quan trọng, là yếu tố sống cịn.
Nhận thức được điều này, cố thủ tướng Phạm Văn Đồng đã từng nói “văn
hóa là sợi chỉ đỏ xuyên suốt tồn bộ lịch sử của dân tộc, nó làm nên sức
sống mãnh liệt, giúp cộng đồng dân tộc Việt Nam vượt qua biết bao sóng
gió và thác ghềnh tưởng chừng không thể vượt qua được, để không ngừng
phát triển và lớn mạnh” [47, tr.i]
Từ những nhận định của các nhà nghiên cứu có thể thấy : Văn hóa là một
hiện tượng khách quan, là sự tổng hòa của tất cả các mối quan hệ giữa con
người với môi trường xung quanh. Văn hóa tồn tại cả hữu thức và vơ thức trong
mỗi con người.
Để hiểu về khái niệm “văn hóa nơng thơn” trước hết chúng ta đi tìm
hiểu về khái niệm “nông thôn”
Nông: là chỉ nghề nông nghiệp.
Thôn: Là từ Hán Việt chỉ đơn vị hành chính cấp dưới xã, là một phần của
làng hoặc tương đương với một làng nhỏ.
Như vậy có thể thấy, nơng thơn là khu vực hành chính mà ở đó cư dân
sinh sống chủ yếu bằng nông nghiệp, lấy sự phát triển nông nghiệp làm đầu.
Tuy nhiên cần phải lưu ý rằng, Việt Nam có nhiều vùng miền, nhiều dân tộc
khác nhau bởi vậy mà nơng thơn ở từng vùng , từng miền lại có những đặc
điểm khác nhau. Ở đây, chúng tôi chỉ nghiên cứu nông thôn thuộc vùng đồng
bằng Bắc Bộ, vốn là vùng nông thôn với những đặc điểm tiêu biểu nhất, rất ổn

định và mang tính khái qt cao. Nơng thơn vùng đồng bằng Bắc Bộ mang
những đặc trưng văn hóa của người Việt, đây cũng là nơi mà các sáng tác của
Nam Cao tập trung hướng đến.
Qua đó có thể thấy, văn hóa nơng thơn là tất cả những giá trị thuộc về
mặt vật chất cũng như tinh thần tồn tại trong không gian nông thôn , những giá
trị ấy được bảo lưu từ thế hệ này sang thế hệ khác.

9


1.1.2. Đặc trưng cơ bản của văn hóa nơng thơn Việt Nam
1.1.2.1. Tính cộng đồng
Việc tổ chức nơng thơn đồng thời theo nhiều nguyên tắc khác nhau tạo
nên tính cộng đồng. Tính cộng đồng là sự liên kết các thành viên trong làng lại
với nhau, mỗi người đều hướng tới những người khác - nó là đặc trưng dương
tính, hướng ngoại.
Biểu tượng truyền thống của tính cộng đồng là hình ảnh sân đình, bến
nước, cây đa. Làng nào cũng có một cái đình, đây chính là trung tâm văn hóa,
chính trị của cả làng. Đây là nơi diễn ra nhiều hoạt động quan trọng từ hội họp,
thu sưu thuế cho đến việc diễn ra các lễ hội văn hóa như diễn chèo, tuồng.
Khơng chỉ vậy, đình cịn là trung tâm về mặt tơn giáo, nơi đây thờ Thành
Hồng làng, bảo vệ cho cả làng. Chính vì giữ những vị trí quan trọng như vậy
mà hình ảnh mái đình cịn chi phối tình cảm của những con người nơng thơn.
Nhắc đến nông thôn, đặc biệt là những ai đi xa khi nhớ về quê hương của mình
họ thường nghĩ ngay đến mái đình chứ khơng phải ngơi nhà của mình:
Qua đình ngả nón trơng đình
Đình bao nhiêu ngói thương mình bấy nhiêu.
Bên cạnh cái đình làng, hình ảnh cây đa, bến nước cũng là một biểu
tượng quen thuộc ở nông thôn. Nếu bến nước là nơi hàng ngày những người
phụ nữ giặt giũ, chuyện trị thì cây đa lại có qn nước, là nơi nghỉ chân của

những người đi làm đồng, những khách qua đường. Nơi đây họ trò chuyện,
giao lưu, gặp gỡ nhau để từ đó gắn kết hơn với mọi người trong làng và với cả
thế giới bên ngoài.
Do đặc trưng lối sống của nơng thơn là tính tập thể, bởi vậy con
người nơi đây ln đồn kết gắn bó với nhau như anh em trong gia đình.
Trong quan hệ ứng xử giữa con người với nhau từ gia đình đến làng xóm
đều theo ngun tắc trọng tình. Do q trình sản xuất nơng nghiệp địi hỏi
con người phải sống gắn bó và lâu dài với nhau tạo ra một cuộc sống hòa

10


thuận trên cơ sở lấy tình nghĩa làm đầu. Cũng vì thế mà bên cạnh những
mặt tích cực từ lối sống này tạo nên thì nó cũng nảy sinh khơng ít những
tiêu cực. Lối sống trọng tình đã dẫn đến cách ứng xử hết sức linh hoạt và
thích ứng nhanh với điều kiện hồn cảnh cụ thể:
Ở bầu thì trịn, ở ống thì dài.
hay
Đi với bụt mặc áo cà sa
Đi với ma mặc áo giấy
Với nhu cầu sống hòa thuận trên cơ sở cái gốc là tình cảm giữa con
người với nhau trong làng xóm càng làm cho lối sống linh hoạt trở nên đậm nét
và chính là cơ sở của tâm lý hiếu hòa trong các mối quan hệ xã hội dựa trên sự
tơn trọng và cư xử bình đẳng với nhau. Lối sống linh hoạt, trọng tình, dân chủ
là những đặc điểm tích cực, nhưng mặt trái của nó là đặc điểm tâm lý áp đặt,
tuỳ tiện, tâm lý "hòa cả làng", coi thường phép nước: "Phép vua thua lệ làng".
Sức mạnh của tính cộng đồng cịn thể hiện hiện ở tinh thần đùm bọc, yêu
thương nhau. Mọi người có trách nhiệm cưu mang, hỗ trợ nhau nhau về vật
chất, tinh thần và dìu dắt, làm chỗ dựa cho nhau về chính trị (Một người làm
quan cả họ được nhờ). Tuy nhiên, cũng vì sự đồn kết gắn bó mà ý thức về cá

nhân bị thủ tiêu dẫn đến thói quen dựa dẫm, ỷ lại vào tập thể, vào số đơng đưa
đến tình trạng Cha chung khơng ai khóc là điều rất phổ biến. Cũng từ đó, một
nhược điểm của của người nông dân là tâm lý cào bằng, đố kỵ, khơng muốn
cho ai hơn mình (để cho tất cả mọi người đồng nhất, như nhau) - Xấu đều hơn
tốt lỏi.
Như vậy có thể thấy, tính cộng đồng trong lối sống của người Việt có rất
nhiều điểm tích cực. Chính đặc trưng văn hóa này đã tạo nên truyền thống tốt
đẹp, tương thân tương ái, đùm bọc lẫn nhau, đoàn kết để đấu tranh chống giặc
ngoại xâm. Tuy nhiên, cũng khơng thể khơng nói đến những tiêu cực do đặc

11


trưng này tạo ra vì vậy cần phải điều chỉnh lối sống sao cho phù hợp để giữ gìn
và phát huy bản sắc văn hóa tốt đẹp của dân tộc.
1.1.2.2 Tính tự trị
Nơng thơn Việt Nam với nét tiêu biểu là cấu trúc làng xã mà sản phẩm
đặc trưng chính là tính tự trị: làng nào biết làng ấy, các làng tồn tại khá biệt lập
với nhau và phần nào biệt lập với triều đình phong kiến. Chính điều này tạo nên
truyền thống Phép vua thua lệ làng. Đây là đặc trưng âm tính, hướng nội. Biểu
hiện rõ nhất của tính tự trị trong văn hóa nơng thơn Việt Nam đó là hình ảnh
lũy tre. Lũy tre bao kín làng tạo một thành trì kiên cố bất khả xâm phạm.
Cũng giống như tính cộng đồng, tính tự trị cũng mang lại nhiều mặt tích
cực. Đầu tiên đó là tính tự lập, mỗi làng, mỗi tập thể phải tự lo liệu lấy mọi
việc. Bên cạnh đó, tính tự trị cũng tạo nên đức tính cần cù cho người nơng dân
Việt Nam. Sở dĩ có điều này vì mỗi làng phải tự đáp ứng mọi nhu cầu cho cuộc
sống của làng mình. Mặt khác, vì tính tự trị này mà người nơng dân Việt Nam
đã nảy sinh nhiều thói xấu. Mỗi người chỉ biết lo, biết giữ của riêng mình Ai có
thân người ấy lo, ai có bị người ấy giữ. Vì làng nào biết làng ấy nên đã nảy
sinh bè phái, địa phương cục bộ:

Ta về ta tắm ao ta
Dù trong dù đục ao nhà vẫn hơn
Một thói xấu nữa nảy sinh từ tính tự trị là óc gia trưởng tơn ti. Chính điều
này trở thành một vật cản đáng sợ cho sự phát triển của xã hội. Nó càng trở nên
nghiêm trọng hơn khi mà thói gia đình chủ nghĩa đang là một căn bệnh lan tràn.
Những người đàn ông đứng đầu gia đình thường tự mình quyết định mọi việc,
áp đặt tâm lý lên các thành viên khác, tạo nên những thứ bậc vô lý.
Đặc điểm môi trường sống đã quy định tính cách của con người Việt
Nam, đặc biệt là những người ở nông thôn khi cuộc sống gắn liền với nơng
nghiệp lúa nước. Họ vừa có tinh thần đồn kết tương trợ lại có óc tư hữu ích kỉ
và thói cào bằng. Vừa có tính tập thể hịa đồng lại vừa có óc gia trưởng tơn ti,
vừa có tinh thần tự lập lại vừa xem nhẹ vai trị cá nhân, vừa có tính cần cù và
12


nếp sống tự cấp tự túc vừa có thói dựa dẫm ỷ lại. Tất cả những cái tốt và cái
xấu ấy đều tồn tại thành từng cặp trong mỗi người; bởi lẽ nó bắt nguồn từ hai
đặc trưng trái ngược nhau là tính cộng đồng và tính tự trị. Tùy lúc tùy nơi mà
mặt tốt mặt xấu sẽ được phát huy; khi đứng trước những khó khăn lớn, những
nguy cơ đe dọa sự sống cịn của cộng đồng thì mặt tích cực nổi lên sẽ là tinh
thần đồn kết và tính tập thể; khi những nguy cơ ấy đi qua rồi thì thói tư hữu và
óc bè phái địa phương có thể nổi lên.
1.2. Khái qt về văn hóa nơng thôn Việt Nam đầu thế kỉ XX
Bởi những đặc trưng của mình mà văn hóa nơng thơn tương đối ổn định,
dù là mặt tích cực hay tiêu cực, nó đều được lưu giữ sau lũy tre làng mà ít có sự
biến động. Tuy nhiên, trong tiến trình lịch sử của dân tộc, có những giai đoạn
diễn ra những biến động dữ dội, điều này khiến cho văn hóa nơng thơn khơng
tránh khỏi sự ảnh hưởng đó, nhiều giá trị văn hóa của vùng nơng thơn gìn giữ
lâu đời bị thay đổi hoặc thậm chí bị mất đi. Nguyên nhân của sự biến động này
chính là q trình xâm lược của thực dân Pháp vào nước ta kể từ nửa sau thế kỉ

XIX.
Đầu thế kỉ XX, khi thực dân Pháp hoàn thành quá trình xâm lược nước ta
chúng bắt tay vào công cuộc khai thác thuộc địa. Sự thay đổi về mặt cấu trúc
của nơng thơn chính là hệ quả của công cuộc khai thác thuộc địa của thực dân
Pháp. Pháp tích cực đầu tư vào nước ta để phục vụ cho mục đích bóc lột của
chúng, dưới sự tác động đó nhiều đơ thị đã mọc lên kéo theo cả những hệ lụy
của nó. Bên cạnh việc được tiếp xúc với nền văn minh Châu Âu hiện đại thì
những lố lăng , những trò dởm trong xã hội cũng được hình thành. Nơng thơn
là nơi ít chịu ảnh hưởng của cuộc khai thác song khơng phải là khơng có mà
khía cạnh đều tiên chịu ảnh hưởng đó chính là nền văn hóa truyền thống ở nơng
thơn, nó tạo nên những biến đổi trong lối sống, trong tính cách và trong tâm
hồn con người Việt, những người nông dân xưa nay vốn thật thà chất phác.

13


Khi đơ thị mở rộng và phát triển thì khơng gian nơng thơn khơng cịn là
một khơng gian khép kín sau lũy tre làng, khơng cịn là cây đa, giếng nước, mái
đình mà thay vào đó người nơng dân đã biết rộng hơn, biết xa hơn cái vùng quê
nơi mình ở. Họ được tiếp thu cả những văn minh lẫn cặn bã của xã hội thuộc
địa, bởi vậy mà quan niệm, cách nhìn của họ cũng thay đổi, làng quê khơng thể
trói buộc được họ nữa, họ đã bắt đầu có tư tưởng hướng ngoại. Khi mà văn
minh nơi đơ thị tác động đến vùng nơng thơn thì những giá trị văn hóa truyền
thống bị biến dạng ghê gớm, trở nên kì quái hơn bao giờ hết giữa sự giao thoa
của nông thôn và thành thị, của Châu Âu và Châu Á. Người nông dân trước kia
khi bị bần cùng, bị áp bức đến cùng cực thì họ cũng khơng dám nghĩ đến việc
rời khỏi lũy tre làng, nhưng bây giờ họ đã nghĩ đến việc “thoát li” đi ra thành
phố để kiếm sống. Sau lũy tre làng khơng cịn là sự bình n như thuở nào mà
thay vào đó là sự biến động dữ dội. Những người nông dân vốn hiền lành chất
phác, quanh năm chỉ biết đến cái cày cái cuốc, với cây đa, mái đình nay họ lạc

lõng giữa cái mới với đủ sự hay dở của xã hội đương thời. Nhưng sự đời luôn
trớ trêu, những cái xấu luôn được tiếp thu nhanh hơn, họ nhanh chóng vứt bỏ
những điều tốt đẹp nơi làng quê để nhận lấy những thứ cặn bã của thành thị và
rồi khi trở về làng lại nhân rộng nó ra như một mơ hình. Chính điều này là nguy
cơ làm rạn nứt những giá trị văn hóa truyền thống được xây dựng từ lâu đời,
cũng chính từ việc làm thay đổi, làm mất đi nền văn hóa ấy mà những vùng
nơng thơn n bình từ bao đời nay bỗng nảy sinh ra nhiều chuyện mới , nhiều
con người mới - những con người kì dị đến khó lường. Những sự việc ấy,
những con người ấy được phản ánh rất nhiều trong văn học thơng qua nhiều
khía cạnh, nhiều phương diện đời sống. Có thể thấy rằng, sự am hiểu về văn
hóa với hai mặt ổn định và biến động là cơ sở để đi sâu tìm hiểu các tác phẩm
văn chương nói chung và của Nam Cao nói riêng.
1.3. Mối quan hệ giữa văn hóa và văn học
Văn học là nghệ thuật dùng ngơn từ và hình tượng để thể hiện con người
và đời sống xã hội, “văn học thời nào cũng phải đặt trong cấu trúc tổng thể của
14


văn hóa, nhưng ở ta xem xét văn học và tiếp cận văn học từ góc độ văn hóa
hiện nay vẫn là vấn đề hết sức mới mẻ. Trước đây, văn học và văn hóa bị xem
xét một cách biệt lập do người ta quan niệm văn học có đặc trưng loại biệt.
Bây giờ đặc trưng loại biệt không phải là khơng cịn nhưng trong nhiều cách
tiếp cận văn học từ góc độ văn hóa đang cho thấy một hướng tiếp cận có hiệu
quả. Cách tiếp cận này xem văn học như một thành tố trong cấu trúc tổng thể
của văn hóa nó truyền tải, lưu giữ được những giá trị văn hóa” [51, tr.3].
Văn học được coi là một sản phẩm của văn hóa tinh thần. Vì thế khi
nghiên cứu một hiện tượng văn học, nhà nghiên cứu nếu tách khỏi mơi trường
văn hóa đã sản sinh ra nó sẽ dẫn đến cách hiểu khơng đúng giá trị đích thực của
hiện tượng văn học đó. Trước đây, quan hệ văn hóa và văn học được coi là
quan hệ tương hỗ. Bởi thế, nghiên cứu văn hóa thì văn học được coi như một

nguồn tài liệu, còn nghiên cứu văn học thì lại tìm thấy ở nó những chủ đề văn
hóa, cũng là một kiểu tài liệu. Như vậy văn hóa và văn học làm tài liệu nghiên
cứu cho nhau. Gần đây, sau khi UNESSCO phát động những thập kỉ phát triển
văn hóa nên quan hệ văn hóa, văn học được chú ý nhiều hơn. Đã có một số tác
giả đi theo hướng nghiên cứu này như Trần Đình Hượu, Trần Ngọc Vương, Đỗ
Lai Thúy, Trần Nho Thìn…và các cơng trình của M. Bakhtin được giới thiệu,
các nhà nghiên cứu đã thống nhất văn hóa là nhân tố chi phối văn học. Tác giả
Đỗ Lai Thúy đã khẳng định “Văn hóa là một tổng thể , một hệ thống bao gồm
nhiều yếu tố, trong đó có văn học. Như vậy, văn hóa chi phối văn học với tư
cách là hệ thống chi phối yếu tố, toàn thể chi phối bộ phận. Đây là quan hệ bất
khả kháng. Tuy nhiên, văn học so với các yếu tố khác là một yếu tố mạnh và
năng động. Bởi thế, nó ln có xu hướng đi trượt ra ngồi hệ thống. Trong khi
đó thì hệ thống, nhất là hệ thống văn hóa, ln có xu hương duy trì sự ổn
định.Như vậy, sự xung đột, sự chống lại của văn học đối với văn hóa là không
thể tránh khỏi. Nhưng nhờ thế mà văn học có sáng tạo. Sáng tạo những giá trị
mới cho bản thân nó và cho hệ thống. Sáng tạo lớn thì có thể dẫn tới sự thay

15


đổi của hệ thống”[51, tr.3]. Lịch sử văn học đã chứng minh, văn hóa chính là
chất liệu để văn học sáng tạo nên thế giới nghệ thuật của mình.
Văn hóa dân gian Việt Nam vô cùng phong phú và đa dạng, có thể nói,
đó là nơi lưu giữ và bảo tồn đầy đủ nhất những giá trị thuộc về văn hóa truyền
thống. Ở đó, người Việt có thể tìm về được cội nguồn của chính mình qua
những lời ru, những câu chuyện cổ tích hay những truyền thuyết, thần thoại từ
thuở dựng nước. Những phong tục từ xưa đến nay được giữ gìn trong kho báu
văn học dân gian, ta bắt gặp tục ăn trầu trong sự tích trầu cau, ngày tết người
Việt ta lại bồi hồi nhớ lại chàng Lang Liêu trong sự tích bánh chưng bánh dầy.
Như vậy, các phong tục tập quán, các yếu tố văn hóa được đưa vào văn học,

làm đề tài cho văn học. Cũng chính vì thế mà nhiều giá trị văn hóa đã chiến
thắng được thời gian để tồn tại cho tới bây giờ.
Văn hóa thời kì phong kiến cũng được phán ánh sâu sắc qua các tác
phẩm văn học. Chúng ta thấy được lịch sử qua các trang sách, thấy được cuộc
chiến đấu oanh liệt,vẻ vang của ông cha ta trong quá trình dựng nước và giữ
nước hay gần gũi hơn là bức tranh dân gian trong thơ Hồ Xuân Hương, là
những trò chơi, những câu đố, tục ngữ…. Trước đây khi nghiên cứu thơ trào
phúng Hồ Xuân Hương , các nhà nghiên cứu khẳng định thơ bà là sự thể hiện
mạnh mẽ bản năng tính dục của con người bị xã hội kìm nén. Các nhà nghiên
cứu theo quan điểm xã hội học lại khẳng định thơ Hồ Xuân Hương mang giá trị
phê phán. Nhà thơ đã dùng cái tục như một phương tiện để đả kích xã hội
phong kiến thối nát, hạ bệ bọn vua chúa, hiền nhân quân tử dâm ơ trụy lạc. Tuy
nhiên, nếu đọc tồn bộ và đọc kĩ thơ Hồ Xuân Hương chúng ta thấy khơng phải
tồn bộ thơ bà viết ra đều nhằm vào mục đích phê phán đả kích. Ở một số bài
thơ cịn hết lời ca ngợi vẻ đẹp của tình u. Muốn hiểu đúng thơ Hồ Xuân
Hương phải đặt nó trong văn hóa Việt , có vậy mới tránh được lối hiểu phiến
diện , mới thấy được hết ý nghĩa giá trị của thơ bà. Thơ Hồ Xuân Hương là
trường thơ vừa mang tính văn hóa truyền thống với tín ngưỡng phồn thực vừa

16


mang tính thời sự. Từ đó có thể khẳng định rằng, muốn hiểu đúng, hiểu sâu sắc
về một tác phẩm văn học, phải đặt nó trong nền văn hóa mà nó ra đời chứ
khơng chỉ đặt riêng trong hồn cảnh xã hội.
Qua văn học, chúng ta thấy được văn hóa qua từng thời kì lịch sử. Tuy
nhiên, văn học khơng thể phản ánh trực tiếp được văn hóa mà “chỉ có thể phản
ánh thơng qua “lăng kính” văn hóa, thơng qua “bộ lọc” của các giá trị văn
hóa. Nhờ thế mà tránh được sự phản ánh “gương”, phản ánh một cách trần
trụi. Và có lẽ, cũng nhờ thế mà tạo cho văn học một lối phản ánh đặc trưng,

phản ánh, như người ta nói, có nghệ thuật” [51, tr.3].
Văn hóa qua từng thời kì, từng giai đoạn lịch sử lại có một chuẩn mực
riêng. Bởi vậy, khi thưởng thức một tác phẩm văn học chúng ta hãy đặt nó
trong mơi trường văn hóa hình thành nên tác phẩm ấy để mà hiểu, mà soi xét.
Thời kì trung đại chúng ta quen với những lễ giáo phong kiến thì đến thời hiện
đại chúng ta lại bắt gặp những cái mới, đó có thể là văn hóa uống trà trong tùy
bút của Nguyễn Tuân hay cốt cách người nông dân được đào tạo qua biến thiên
cách mạng trong truyện ngắn của Nguyễn Minh Châu, rồi những tín ngưỡng,
những phong tục trong tiểu thuyết Mẫu thượng ngàn của Nguyễn Xuân
Khánh….Có thể nói, văn hóa phát triền theo từng thời kì lịch sử. Ở đó, có
những giá trị vẫn cịn tồn tại nhưng cũng có những giá trị đã mất đi hay dần bị
mai một. Chẳng hạn như trong bài thơ Ông đồ của Vũ Đình Liên, đó là nỗi xót
xa của tác giá trước một nét văn hóa đang dần bị mai một và cùng với đó là sự
suy tàn của xã hội phong kiến. Hay với Nguyễn Tn, ơng đã dùng ngịi bút
của mình để vẽ lại bức tranh của một thời quá khứ vàng son với những thú vui
tao nhã như thưởng trà, ngắm hoa… Thời gian qua đi, nhiều biến cố lịch sử đã
đổi thay nền văn hóa của dân tộc, nhưng khi đọc lại những tác phẩm văn học
ấy, chúng ta vẫn như sống lại khơng khí lịch sử của cả một thời xưa. Hiện nay,
dưới sự phát triển của khoa học hiện đại và q trình đơ thị hóa, văn hóa nơng
nghiệp đang dần bị mai một. Nó như một hồi chuông cảnh tỉnh về sự mất dần

17


của một nền văn hóa, có lẽ sự biến mất này một phần nào đó là do nó ít được
phản ánh trong các tác phẩm văn học. Bàn về điều này, tác giả Đỗ Lai Thúy đã
khẳng định “văn học không thể ảnh hưởng tức thời, trực tiếp đến hành động
của con người mà chỉ có thể tác động đến con người với tư cách là chủ/ khách
thể của văn hóa, làm cho con người biến chuyển rồi mới phát sinh hành động
cụ thể. [51, tr.3].

Nói về mối quan hệ giữa văn hóa và văn học, chúng tơi muốn khẳng
định việc tìm hiểu văn học dưới góc độ văn hóa là hồn tồn đúng đắn và
mang tính thiết thực. Với nhiều tác phẩm văn học, nếu chỉ tìm hiểu trên
bình diện đạo đức, thẩm mĩ thì khơng thể khơi hết được giá trị của nó. Bởi
vậy, tiếp cận văn học có nhiều con đường nhưng con đường văn hóa là một
phương pháp có nhiều thuận lợi bởi lẽ “nó dẫn người ta đi từ cái đã biết
đến cái chưa biết, cái biết nhiều đến cái biết ít, cái tồn thể đến cái bộ
phận bằng con đường loại suy” [51, tr.3].

18


Tiểu kết chương 1
Qua việc tìm hiểu những khái niệm tiền đề về văn hóa và những đặc
trưng của văn hóa, chúng tơi muốn thấy rõ hơn những nét cơ bản trong văn hóa
Việt Nam mà biểu hiện rõ nhất chính là văn hóa ở nơng thơn với hai đặc trưng
cơ bản là tính cộng đồng và tính tự trị.
Bên cạnh đó, chúng tơi đi vào tìm hiểu tình hình nông thôn Việt Nam
trước Cách mạng tháng Tám 1945 để thấy được đặc điểm về kinh tế, chính trị,
xã hội…của nông thôn trong giai đoạn này. Đây là giai đoạn mà văn học Việt
Nam xuất hiện nhiều tác giả với sức sáng tạo hết sức dồi dào và có phong cách
độc đáo.
Để hiểu một tác phẩm văn học không chỉ đặt nó trong thời kì lịch sử,
trong hồn cảnh sáng tác mà cần phải tìm hiểu nó trong nét văn hóa đặc trưng.
Điều này đã được thể hiện rõ ngay cả trong văn học dân gian thông qua những
câu ca dao, những bài đồng dao, những truyền thuyết từ xa xưa hay trong văn
học trung đại với Hồ Xuân Hương, văn học hiện đại với Nam Cao, Nguyễn
Tuân… Từ đó chúng tơi tìm hiểu truyện ngắn của Nam Cao mà cụ thể là trong
các sáng tác về đề tài nông thơn và người nơng dân dưới góc nhìn văn hóa nông
thôn.


19


×