Tải bản đầy đủ (.pdf) (86 trang)

Bài giảng lượng giá giá trị tài nguyên môi trường (lưu hành nội bộ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.68 MB, 86 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦY LỢI
BỘ MÔN KINH TẾ

*****

BÀI GIẢNG

LƯỢNG GIÁ GIÁ TRỊ
TÀI NGUYÊN MÔI TRƯỜNG
(Lưu Hành nội bộ)

Biên soạn: Bùi Thị Thu Hòa

Hà Nội, 2018


---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

MỤC LỤC
CHƢƠNG 1- ĐÁNH GIÁ GIÁ TRỊ NGUỒN TÀI NGUYÊN VÀ CHÍNH SÁCH CƠNG
CỘNG ....................................................................................................................... 4
1.1.

TÀI SẢN THIÊN NHIÊN ....................................................................... 4

1.2.

LÝ THUYẾT KINH TẾ VỀ GIÁ TRỊ .................................................... 6

1.3.


GIÁ TRỊ, LỢI ÍCH, VÀ THIỆT HẠI ...................................................... 7

1.4.

CÁC GIÁ TRỊ KINH TẾ TRONG CHÍNH SÁCH CƠNG CỘNG........ 8

1.5.

PHÂN LOẠI GIÁ TRỊ ............................................................................ 9

CHƢƠNG 2 - NGHIÊN CỨU TỔNG QUAN ĐO LƢỜNG CÁC GIÁ TRỊ VÀ LỢI ÍCH
................................................................................................................................ 10
2.1. GIÁ TRỊ TÀI NGUYÊN NHƢ LÀ GIÁ BÓNG ........................................ 10
2.2. CÁC TIẾP CẬN ĐO LƢỜNG GIÁ TRỊ .................................................... 14
2.3. PHƢƠNG PHÁP LUẬN CỦA THƢỚC ĐO GIÁN TIẾP ......................... 14
2.4. MƠ HÌNH GIÁ TRỊ MÔI TRƢỜNG VÀ TÀI NGUYÊN ......................... 16
2.5. CÁC CƠ SỞ NỀN TẢNG PHI KINH TẾ CỦA ĐÁNH GIÁ GIÁ TRỊ TÀI
NGUYÊN ........................................................................................................... 18
2.5.1. Mô tả chất lƣợng tài nguyên và môi trƣờng ........................................ 18
2.5.2. Tổng hợp theo thời gian và không gian ............................................... 18
CHƢƠNG 3- ĐỊNH NGHĨA VÀ ĐO LƢỜNG THAY ĐỔI PHÚC LỢI: LÝ THUYẾT
CƠ BẢN ................................................................................................................. 19
3.1. QUAN HỆ ƢA THÍCH CÁ NHÂN VÀ ĐƢỜNG CẦU............................ 19
3.2. CÁC THƢỚC ĐO PHÚC LỢI CHO CÁC THAY ĐỔI TRONG GIÁ ..... 22
3.2.1.Nghiên cứu tổng quan ........................................................................... 22
3.2.2. Cái nhìn cận cảnh tới các thƣớc đo phúc lợi ........................................ 23
3.3. THẶNG DƢ NGƢỜI TIÊU DÙNG MARSHALL .................................... 24
3.4. BIẾN THIÊN ĐỀN BÙ ............................................................................... 26
3.5. BIẾN THIÊN TƢƠNG ĐƢƠNG................................................................ 29
3.6. SO SÁNH BA THƢỚC ĐO PHÚC LỢI .................................................... 30

--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- ------------

Bài giảng: Lƣợng giá kinh tế tài nguyên môi trƣờng
Biên soạn: Bùi Thị Thu Hịa, Bộ mơn Kinh tế, Đại học Thủy lợi

1


---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

3.7. THƢỚC ĐO PHÚC LỢI CHÍNH XÁC...................................................... 30
3.8. CÁC THƢỚC ĐO PHÚC LỢI ỨNG VỚI NHỮNG THAY ĐỔI TRONG NHÂN
TỐ GIÁ .............................................................................................................. 32
3.9. THƢỚC ĐO PHÚC LỢI ỨNG VỚI NHỮNG THAY ĐỔI TRONG KHỐI
LƢỢNG .............................................................................................................. 33
3.9.1. Mơ hình cơ bản .................................................................................... 33
3.9.2.Các thƣớc đo phúc lợi ........................................................................... 34
3.9.3. Các thƣớc đo phúc lợi xấp xỉ và chính xác .......................................... 39
3.10. PHÚC LỢI XÃ HỘI VÀ TỔNG HỢP ...................................................... 40
CHƢƠNG 4 - CÁC MƠ HÌNH ƢỚC LƢỢNG LỢI ÍCH GIÁN TIẾP: LÝ THUYẾT CƠ
BẢN ........................................................................................................................ 42
4.1. CHẤT LƢỢNG MÔI TRƢỜNG NHƢ MỘT ĐẦU VÀO NHÂN TỐ ...... 42
4.2. HÀM CẦU CÁ NHÂN ĐỐI VỚI CHẤT LƢỢNG MÔI TRƢỜNG ......... 44
4.3. CẤU TRÚC ƢA THÍCH VÀ CÁC THƢỚC ĐO GIÁ TRỊ ....................... 46
4.3.1. Khung sản xuất hộ gia đình ................................................................. 48
4.3.2. Các hàng hóa bố sung hồn hảo ........................................................... 49
4.3.3.Bổ sung yếu........................................................................................... 49
4.4. CÁC ĐIỀU KIỆN........................................................................................ 50
4.5. THƢỚC ĐO PHÚC LỢI ............................................................................. 51
4.6. TÍNH BỔ SUNG YẾU VỚI ĐA HÀNG HỐ .......................................... 52

4.7. CÁC THƢỚC ĐO PHÚC LỢI VỚI HÀM CẦU NGUYÊN THUỶ ......... 53
4.8. BỔ SUNG YẾU VÀ SẢN XUẤT .............................................................. 53
4.9. CÁC HÀNG HĨA THAY THẾ HỒN HẢO ........................................... 54
CHƢƠNG 5- CÁC PHƢƠNG PHÁP LƢỢNG GIÁ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƢỜNG
................................................................................................................................ 57
5.1.

CÁC PHƢƠNG PHÁP DỰA VÀO THỊ TRƢỜNG THỰC ................ 57

5.2.

PHƢƠNG PHÁP DỰA VÀO THỊ TRƢỜNG THAY THẾ ................. 58

5.3.

PHƢƠNG PHÁP DỰA VÀO THỊ TRƢỜNG GIẢ ĐỊNH ................... 59

--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- ------------

Bài giảng: Lƣợng giá kinh tế tài nguyên môi trƣờng
Biên soạn: Bùi Thị Thu Hịa, Bộ mơn Kinh tế, Đại học Thủy lợi

2


---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

CHƢƠNG 6 – PHƢƠNG PHÁP ƢA THÍCH ĐƢỢC PHÁT BIỂU ..................... 61
6.1. Phƣơng pháp ƣa thích đƣợc phát biểu để đánh giá giá trị ........................... 61
6.2. Đánh giá tính hợp lệ của đo lƣờng phúc lợi ƣa thích đƣợc phát biểu ......... 65

CHƢƠNG 7 - ỨNG DỤNG CÁC PHƢƠNG PHÁP LƢỢNG GIÁ GIÁ TRỊ MỘT SỐ
TÀ NGUYÊN THIÊN NHIÊN .............................................................................. 71
7.1.

ƢỚC LƢỢNG GIÁ TRỊ KINH TẾ ĐẤT .............................................. 71

7.1.1.

Giới thiệu ........................................................................................ 71

7.1.2. Tổng quan về phƣơng pháp tính tốn giá trị đất đai ............................ 71
7.1.3.Phƣơng pháp ƣớc lƣợng giá trị kinh tế của đất nông nghiệp ................ 72
7.1.4. Phƣơng pháp ƣớc tính giá trị kinh tế của đất thƣơng mại.................... 72
7.2.

Ƣớc lƣợng cầu và giá trị kinh tế của nƣớc tƣới ..................................... 75

7.2.1.

Phƣơng pháp luận tính cầu nƣớc tƣới ............................................. 76

7.2.2.Tính tốn minh họa và áp dụng thực tế................................................ 80

--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- ------------

Bài giảng: Lƣợng giá kinh tế tài nguyên môi trƣờng
Biên soạn: Bùi Thị Thu Hịa, Bộ mơn Kinh tế, Đại học Thủy lợi

3



---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

CHƢƠNG 1- ĐÁNH GIÁ GIÁ TRỊ NGUỒN TÀI NGUYÊN VÀ
CHÍNH SÁCH CÔNG CỘNG
1.1.TÀI SẢN THIÊN NHIÊN
Các nguồn tài nguyên thiên nhiên nhƣ những khu rừng và đàn cá có thể khai thác một cách
thƣơng mại và các thuộc tính mơi trƣờng nhƣ chất lƣợng khơng khí là những tài sản có giá trị vì
chúng tạo ra những luồng dịch vụ cho mọi ngƣời. Các chính sách cơng cộng và hành động của
các cá nhân và cơng ty có thể dẫn tới những thay đổi trong các luồng dịch vụ này, bởi vậy tạo ra
các lợi ích và chi phí. Vì các thuộc tính ngoại ứng, sở hữu chung và hàng cơng cộng của ít nhất
một số trong những dịch vụ này, các lực thị trƣờng chẳng thể chỉ dẫn gì để sử dụng chung một
cách có giá trị nhất cũng nhƣ chẳng bộc lộ giá cả để phản ánh các giá trị xã hội thực sự của
chúng. Đó là thất bại của hệ thống thị trƣờng trong việc phân bổ và định giá các dịch vụ tài
nguyên và môi trƣờng một cách đúng đắn và điều này tạo ra nhu cầu đo lƣờng các giá trị kinh tế
để chỉ dẫn cho việc làm quyết định.
Một trong những thay đổi đƣợc Smith nhận xét là một loạt các vấn đề quản lý tài nguyên
môi trƣờng đã trở thành đối tƣợng của phân tích kinh tế. Nhƣ Smith đã chỉ ra, phân tích lợi íchchi phí thoạt tiên đƣợc phát triển để đánh giá giá trị kinh tế ròng của các dự án các cơng trình
cơng cộng, đặc biệt là phát triển nguồn nƣớc thu hút những đầu vào nhân tố sản xuất (đất đai, lao
động, vốn và nguyên vật liệu) từ nền kinh tế để sản xuất ra những đầu ra hữu hình (ví dụ nhƣ
nƣớc, thủy điện, giao thơng). Nhiều đầu ra có những thị trƣờng tƣơng ứng, bởi vậy việc ƣớc
lƣợng các giá trị tiền tệ tƣơng đối là dễ dàng. Ví dụ: tiết kiệm chi phí tiền tệ của việc sửa chữa
các thiệt hại lũ lụt đƣợc lấy làm các thƣớc đo của lợi ích kiểm sốt lũ. Ngƣợc lại, ngày nay các
tác động của nhiều hoạt động công cộng là tinh vi và rộng khắp. Và điều này đúng cả với những
tác động thuận lợi (lợi ích) và tác động bất lợi (chi phí và thiệt hại). Những cái đã từng đƣợc coi
là khơng lƣợng hố đƣợc và dƣờng nhƣ vơ hình tƣơng đối khơng quan trọng nhƣ cải thiện giải trí
và các tiện nghi về tầm nhìn bây giờ đƣợc nhận thức nhƣ những nguồn giá trị đáng kể và đƣợc
cho là nhạy cảm với thƣớc đo kinh tế. Và những hậu quả đã từng không đƣợc nhận thức (ví dụ
nhƣ những thay đổi nhỏ trong rủi ro ung thƣ) hoặc đƣợc cho là nằm ngoài lĩnh vực phân tích
kinh tế (ví dụ nhƣ sự mất mát của hệ sinh thái và bảo vệ các giống lồi có nguy cơ tuyệt chủng


--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- ------------

Bài giảng: Lƣợng giá kinh tế tài nguyên môi trƣờng
Biên soạn: Bùi Thị Thu Hịa, Bộ mơn Kinh tế, Đại học Thủy lợi

4


---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

và hệ sinh thái thống nhất) thông thƣờng là những vấn đề trong phân tích lựa chọn chính sách
ngày nay.
Một thay đổi khác là sự phân biệt giữa tài nguyên thiên nhiên và môi trƣờng đã từng ngự trị
trong môn kinh tế học q lâu dƣờng nhƣ khơng cịn ý nghĩa nữa. Các mục đích của phân tích
đối với các nhà kinh tế học tài nguyên thiên nhiên một cách điển hình là các nguồn tài nguyên
nhƣ rừng, mỏ quặng, và các lồi cá tạo ra một luồng hàng hố cho nền kinh tế nhƣ gỗ, kim loại,
và các sản phẩm cá. Môi trƣờng đƣợc xem nhƣ phƣơng tiện thông qua đó các ngoại ứng gắn với
ơ nhiễm khơng khí, tiếng động, nƣớc chảy, và đôi khi nhƣ các nguồn tiện nghi. Sự phân biệt này
ngày càng trở nên nhân tạo khi chúng ta nhận thức đƣợc cả vô số luồng dịch vụ đƣợc cung cấp
bởi các nguồn tài nguyên thiên nhiên và tầm quan trọng của vô số dạng ngoại ứng. Nhận thức
này rõ ràng là cái mà Smith có trong đầu khi ơng đề xuất nhu cầu “mơ hình hố cả các nguồn tài
ngun lẫn mơi trƣờng nhƣ những tài sản” (1988, tr. 3) và đó là cái tạo ra vơ số các dịch vụ có
giá trị.
Nếu thay đổi này đƣợc chấp nhận trong tƣơng lai, thì sẽ cần thiết phải có một tầm nhìn mở
rộng hơn đối với các nguồn tài nguyên thiên nhiên và môi trƣờng nhƣ một hệ phức tạp với đađầu ra và các sản phẩm cùng tồn tại. Sự phức tạp tài nguyên-môi trƣờng thiên nhiên có thể đƣợc
nhìn nhận nhƣ sản xuất ra bốn loại luồng dịch vụ cho nền kinh tế. Thứ nhất, nhƣ theo quan điểm
quen thuộc của kinh tế học tài ngun, hệ thống tài ngun-mơi trƣờng đóng vai trò nhƣ một
nguồn nhập lƣợng vật chất cho nền kinh tế nhƣ nhiên liệu hoá thạch, sản phẩm gỗ, nguyên vật
liệu, nƣớc và cá. Thứ hai, một số cấu phần của hệ tài nguyên-môi trƣờng cung cấp những dịch vụ

hỗ trợ cuộc sống dƣới dạng bầu khơng khí có thể thở đƣợc và chế độ khí hậu có thể sống đƣợc.
Thứ ba, hệ tài nguyên-môi trƣờng cung cấp một dải rộng các dịch vụ tiện nghi, bao hàm cả
những cơ hội giải trí, quan sát đời sống hoang dã, sự thoải mái khi xem phong cảnh, và dƣờng
nhƣ thậm chí cả những dịch vụ không liên quan đến bất kỳ sự sử dụng trực tiếp đến môi trƣờng
(đôi khi gọi là các giá trị phi-sử dụng hoặc giá trị tồn tại). Cuối cùng, hệ thống này phân phối,
chuyển tải và cất giữ những phần dƣ thừa đƣợc tạo ra nhƣ một sản phẩm-phụ của hoạt động kinh
tế (Kneese, Ayres, và d’Arge, 1970; Freeman, Haveman, và Kneese (1973).
Một khu rừng nhƣ một đơn vị trong hệ thống Rừng Quốc gia của Mỹ là một ví dụ tốt của
hệ thống tài ngun-mơi trƣờng cung cấp một dải rộng các dịch vụ, từ nguyên vật liệu nhƣ gỗ và
sản phẩm có sợi cho đến những tiện nghi nhƣ cảnh đẹp, đi dã ngoại và quan sát cuộc sống hoang
--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- ------------

Bài giảng: Lƣợng giá kinh tế tài nguyên môi trƣờng
Biên soạn: Bùi Thị Thu Hịa, Bộ mơn Kinh tế, Đại học Thủy lợi

5


---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

dã, và từ điều chỉnh các dòng chảy và kiểm sốt xói lở đến hấp thụ dioxide carbon khí quyển. Và
vì cây cối đƣợc coi là thải ra các chất hydrocarbon khơng metan, ít nhất, trong một số tình huống
rừng có thể đóng góp vào việc suy giảm các dịch vụ hỗ trợ-cuộc sống (Chameides và các đồng
tác giả, 1988). Trong danh sách các luồng dịch vụ có những ví dụ về các sản phẩm cùng tồn tại,
tức là những cặp dịch vụ có thể đồng thời tăng hoặc giảm. Nhƣng nói chung, sự gia tăng luồng
của một kiểu dịch vụ phải đƣợc kết hợp với sự suy giảm trong luồng của một dịch vụ khác, trong
khi mọi thứ khác khơng đổi. Nói cách khác, hệ thống tài ngun-mơi trƣờng đƣợc đặc trƣng bởi
sự khan hiếm, sự đánh đổi và chi phí cơ hội.
Giá trị kinh tế của một hệ thống tài ngun-mơi trƣờng nhƣ một tài sản có thể đƣợc định
nghĩa nhƣ tổng số các giá trị hiện thời đã đƣợc chiết khấu của tất cả các luồng dịch vụ. Lợi ích

của bất kỳ chính sách cơng cộng nào làm tăng luồng của một kiểu dịch vụ là sự gia tăng trong
giá trị hiện thời của dịch vụ đó. Nhƣng chính sách có thể có chi phí dƣới dạng những suy giảm
trong các luồng dịch vụ khác. Tƣơng tự, cái đƣợc gọi là thiệt hại do ô nhiễm hoặc một số can
thiệp khác của con ngƣời là sự giảm sút trong giá trị của luồng dịch vụ mà nó gây ra. Tất cả
những thay đổi này trong luồng tài ngun, cho dù nó là lợi ích, chi phí hay thiệt hại, có những
đối tác của chúng trong những thay đổi trong giá trị của hệ tài nguyên-môi trƣờng nhƣ một tài
sản. Bởi vậy, cần phải có những sự chú ý đến lý thuyết định giá tài sản và vai trị của thời gian và
chiết khấu trong tính tốn những thay đổi trong các giá trị tài nguyên môi trƣờng; những chủ đề
này sẽ đƣợc thực hiện sau.
Một số luồng dịch vụ của các hệ tài nguyên môi trƣờng đƣợc liên kết một cách trực tiếp
hoặc gián tiếp với thị trƣờng và bởi vậy có khả năng phản ứng với các lực thị trƣờng. Nhƣng
nhiều luồng dịch vụ không đƣợc điều tiết một cách đúng đắn bởi thị trƣờng vì các ngoại ứng, các
thuộc tính hàng cơng cộng về tính không loại trừ và không cạn kiệt, và những nhân tố khác. Nhƣ
đã đƣợc biết rõ, điều này có nghĩa là hệ thị trƣờng phi tập trung dƣờng nhƣ không dẫn đến mẫu
hình tối ƣu của các luồng dịch vụ. Bởi vậy, xuất hiện một vai trò tiềm tàng của chính sách cơng
cộng trong quản lý các hệ tài ngun-mơi trƣờng và nhu cầu thông tin về giá trị của các luồng
dịch vụ.
1.2.LÝ THUYẾT KINH TẾ VỀ GIÁ TRỊ
Khái niệm giá trị kinh tế đƣợc sử dụng ở đây có cơ sở từ kinh tế học phúc lợi tân cổ điển.
Các tiền đề cơ bản của kinh tế học phúc lợi là mục đích của hoạt động kinh tế là làm tăng phúc
--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- ------------

Bài giảng: Lƣợng giá kinh tế tài ngun mơi trƣờng
Biên soạn: Bùi Thị Thu Hịa, Bộ mơn Kinh tế, Đại học Thủy lợi

6


---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------


lợi của các cá nhân, những ngƣời tạo thành xã hội, và mỗi cá nhân là ngƣời phán xét tốt nhất về
việc anh ta hay chị ta hạnh phúc nhƣ thế nào trong một tình huống đã cho. Phúc lợi của mỗi cá
nhân phụ thuộc không chỉ vào tiêu dùng của cá nhân về hàng tƣ dụng và hàng hoá và đƣợc đƣợc
sản xuất bởi chính phủ, mà cịn phụ thuộc vào khối lƣợng và chất lƣợng mà mỗi cá nhân nhận
đƣợc từ luồng hàng hoá và dịch vụ phi thị trƣờng từ hệ thống tài ngun-mơi trƣờng _ ví dụ nhƣ
sức khoẻ, tiện nghi về tầm nhìn và các cơ hội giải trí ngồi trời. Điều này suy ra rằng cơ sở cho
việc rút ra các thƣớc đo giá trị kinh tế của những thay đổi trong các hệ thống tài nguyên-môi
trƣờng là các tác động của chúng lên phúc lợi con ngƣời. Trọng tâm chú ý của đánh giá kinh tế
hƣớng con ngƣời không cản trở mối quan tâm về sự tồn tại và phúc lợi của các giống lồi khác.
Các cá nhân có thể đánh giá cao giá trị của sự tồn tại của các giống loài khác khơng chỉ vì mọi
ngƣời sử dụng chúng (ví dụ nhƣ cho lƣơng thực và giải trí), mà cũng cịn vì các mối quan tâm vị
tha và đạo đức. Đạo đức có thể là nguồn gốc của các giá trị tồn tại hoặc phi sử dụng, một dạng
giá trị kinh tế.
Lý thuyết kinh tế tiêu chuẩn cho việc đo lƣờng những thay đổi trong phúc lợi cá nhân đã
đƣợc phát triển cho mục đích giải thích những thay đổi trong giá cả và khối lƣợng của hàng hoá
đƣợc mua trên thị trƣờng. Lý thuyết này đã đƣợc mở rộng trong suốt năm mƣơi năm qua cho
hàng hố cơng cộng và các dịch vụ phi thị trƣờng khác nhƣ chất lƣợng môi trƣờng và sức khoẻ.
Lý thuyết này đã đƣa ra những giả thiết rằng mọi ngƣời có quan hệ ƣa thích đƣợc xác định-tốt
giữa các gói hàng hố thay thế nhau, trong đó những gói hàng bao gồm các khối lƣợng khác
nhau của cả hàng hoá thị trƣờng lẫn hàng hoá phi thị trƣờng. Các thƣớc đo giá trị dựa trên tính
thay thế có thể đƣợc biểu diễn hoặc theo nghĩa ý muốn thanh toán (WTP) hoặc ý muốn chấp
nhận đền bù (WAC). Các thƣớc đo WTP và WAC có thể đƣợc định nghĩa theo nghĩa bất kỳ một
hàng hoá nào khác mà cá nhân muốn thay thế cho hàng hoá đƣợc đánh giá giá trị. Trong thảo
luận sau đây, tôi sẽ sử dụng tiền tệ nhƣ một chỉ số trong đó các tỷ lệ đánh đổi đƣợc biểu diễn,
nhƣng WTP và WAC có thể đƣợc đo lƣờng bằng bất cứ hàng hoá nào khác quan trọng với cá
nhân.
1.3.GIÁ TRỊ, LỢI ÍCH, VÀ THIỆT HẠI
Các thuật ngữ “lợi ích”, “thiệt hại”, “chi phí mơi trƣờng”, và “chi phí ơ nhiễm” thƣờng đƣợc sử
dụng một cách thay thế cho nhau. Điều này gây ra tiềm năng không may cho sự lẫn lộn. Ví dụ,
chi phí cũng đƣợc nói tới nhƣ những thay đổi phúc lợi âm xảy ra khi các tài nguyên đƣợc hấp thụ

--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- ------------

Bài giảng: Lƣợng giá kinh tế tài ngun mơi trƣờng
Biên soạn: Bùi Thị Thu Hịa, Bộ môn Kinh tế, Đại học Thủy lợi

7


---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

trong q trình làm giảm ơ nhiễm hoặc quản lý tài nguyên. Do vậy, chúng ta có thể nói về “chi
phí của kiểm sốt ơ nhiễm” cũng nhƣ “chi phí của ơ nhiễm”. Việc phân biệt giữa lợi ích và thiệt
hại hoặc chi phí mơi trƣờng nằm trong lựa chọn của một điểm tham khảo mà từ đó các thay đổi
mơi trƣờng phải đƣợc đo lƣờng. Các lợi ích của một cải thiện môi trƣờng đƣợc đo lƣờng bằng
cách so sánh mức dịch vụ môi trƣờng đƣợc biết hiện nay với một phƣơng án thay thế giả tƣởng
đƣợc chỉ ra nào đó trong đó ơ nhiễm đã đƣợc làm giảm hoặc các dịch vụ môi trƣờng khác đã
đƣợc tăng lên. Các lợi ích là khoản thu đƣợc gắn với cải thiện mơi trƣờng.
1.4.CÁC GIÁ TRỊ KINH TẾ TRONG CHÍNH SÁCH CƠNG CỘNG
Có thể có tiềm năng cho các khoản thu thực sự trong phúc lợi kinh tế thông qua quản lý tài
nguyên tốt hơn và sử dụng khôn ngoan các nguyên tắc đánh giá giá trị tài nguyên trong một số
trƣờng hợp nhƣ những trƣờng hợp liên quan tới những vấn đề đƣợc mô tả tại đầu chƣơng này.
Nếu mục tiêu của quản lý là tối đa các giá trị kinh tế ròng gắn với sử dụng các tài nguyên thiên
nhiên và mơi trƣờng, thì phân tích chi phí-lợi ích, trên thực tế, trở nên một tập các quy tắc cho
quản lý tối ƣu và một tập các định nghĩa và thủ tục cho đo lƣờng lợi ích và chi phí.
Hãy xét trƣờng hợp giả tƣởng và đơn giản hóa nhiều của một chất gây ơ nhiễm khơng khí.
Giả sử thông tin sau đƣợc biết một cách chắn chắn. Tại các mức xả thải hiện thời, chất gây ô
nhiễm gây ra tử vong gia tăng là 1.000 ngƣời/năm. Việc cắt giảm xả thải 50% sẽ có chi phí là
$500.000 và sẽ làm giảm tỷ vong quá 500 ngƣời/năm. Kiểm soát một trăm phần trăm xả thải sẽ
cắn giảm gia tăng tử vong tới khơng, nhƣng sẽ có chi phí là $1,5 triệu.
Thơng tin này có thể đƣợc biểu diễn nhƣ sau:

Tử vong gia tăng (số ngƣời

Mức kiểm sốt (%)

Chi phí kiểm soát ($)

0

0

1.000

50

500.000

500

100

1.500.000

0

chết/năm)

Vấn đề rõ ràng là một trong những đánh-đổi giữa các nhân mạng và giá trị của các tài
ngun đƣợc sử dụng trong q trình kiểm sốt ơ nhiễm. Nếu giá trị bằng tiền của việc tiết kiệm
các nhân mạng đã đƣợc biết, cột bên phải của bảng có thể đƣợc biến đổi thành các thƣớc đo đơ la
của lợi ích, và các quy tắc chi phí-lợi ích thích hợp có thể đƣợc áp dụng để xác định mức kiểm

soát xả thải tối ƣu. Nhƣng khi thiếu vắng một cơ sở nhất trí nào đó cho việc tiến hành tiết kiệm
--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- ------------

Bài giảng: Lƣợng giá kinh tế tài ngun mơi trƣờng
Biên soạn: Bùi Thị Thu Hịa, Bộ mơn Kinh tế, Đại học Thủy lợi

8


---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

nhân mạng và chi phí kiểm sốt tƣơng xứng theo nghĩa đơ la, khơng có quy tắc đơn giản nào có
thể đƣợc áp dụng để xác định lựa chọn đúng đắn.
Các lựa chọn kiểu này đƣợc thực hiện trong lĩnh vực chính trị bởi các nhà làm quyết định
nhƣ các nhà quản lý hành chính của Cơ quan Bảo vệ Môi trƣờng (EPA). Cho dù lựa chọn nhƣ
thế nào, vẫn cịn có một giá trị ẩn tàng của tiết kiệm nhân mạng phù hợp với lựa chọn đó và có
thể đƣợc nói là đã đƣợc bộc lộ bởi lựa chọn đó. Trong ví dụ này, nếu ngƣời làm quyết định lựa
chọn mức kiểm soát 50%, giá trị của tiết kiệm nhân mạng đƣợc bộc lộ là ít nhất $1.000 cho một
nhân mạng đƣợc cứu sống. Mức kiểm soát 50% “mua” đƣợc 500 mạng sống với chi phí là
$500.000. Lựa chọn tiếp theo bộc lộ là giá trị của tiết kiệm nhân mạng cho ngƣời làm quyết định
là nhỏ hơn $2.000, vì ngƣời làm quyết định đã giảm cơ hội “mua” thêm 500 nhân mạng mà $1
triệu bổ sung của chi phí kiểm sốt sẽ làm cho có thể. Nếu mức kiểm soát 100% đƣợc lựa chọn,
điều này sẽ bộc lộ giá trị của tiết kiệm nhân mạng ít nhất là $2.000.
Trong ví dụ này, lựa chọn đã bộc lộ giá trị, chứ không phải giá trị xác định ra lựa chọn.
Nhƣng trong cả hai cách, vấn đề đánh giá giá trị khơng thể tránh đƣợc. Nó có thể là ẩn dấu.
Nhƣng lý luận là trong xã hội dân chủ, những ngƣời làm quyết định càng cởi mở về những vấn
đề làm quyết định và các giá trị liên quan và càng nhiều thơng tin mà họ có về các hàm ý của các
lựa chọn của họ, thì lựa chọn của họ dƣờng nhƣ càng tốt hơn. Các ƣớc lƣợng giá trị theo các
thành phần tiền tệ là một nguồn thông tin nhƣ vậy. Đa số các bài toán quản lý tài ngun mơi
trƣờng có các cấu trúc tƣơng tự với cấu trúc vừa đƣợc thảo luận.

1.5.PHÂN LOẠI GIÁ TRỊ
I.

Các kiểu phƣơng tiện tài ngun hoặc mơi trƣờng. Các ví dụ bao gồm khơng khí, nƣớc,
ngành cá, và rừng. Sự tách biệt pháp lý và quản lý hành chính của các trách nhiệm cho
kiểm sốt ơ nhiễm các nguồn khơng khí và nƣớc và việc gán các trách nhiệm cho các đàn
cá, các khu rừng, và các công viên quốc gia cho các cơ quan khác nhau dƣờng nhƣ phản
ánh tiếp cận phân loại này.

II.

Các kiểu tác động. Một cách khác để phân loại các luồng dịch vụ tài nguyên và môi trƣờng
là phân loại theo việc liệu chúng tác động trực tiếp lên con ngƣời, hay gián tiếp lên con
ngƣời thông qua tác động của chúng lên các cơ thể sống khác, hoặc gián tiếp thông các hệ
thống vô sinh.

III.

Các kênh kinh tế.

--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- ------------

Bài giảng: Lƣợng giá kinh tế tài ngun mơi trƣờng
Biên soạn: Bùi Thị Thu Hịa, Bộ mơn Kinh tế, Đại học Thủy lợi

9


---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------


CHƢƠNG 2 - NGHIÊN CỨU TỔNG QUAN ĐO LƢỜNG CÁC GIÁ TRỊ VÀ LỢI ÍCH
2.1. GIÁ TRỊ TÀI NGUYÊN NHƢ LÀ GIÁ BĨNG
Các giá trị kinh tế chỉ có thể đƣợc xác định theo nghĩa của tiêu chuẩn nằm bên dƣới nào đó để
nhận thức điều gì cần đƣợc coi là tốt. Nhƣ đƣợc thảo luận trong Chƣơng 1, trong kinh tế học
phúc lợi tân cổ điển, cái tốt đƣợc định nghĩa theo nghĩa phúc lợi của các cá nhân. Do vậy, giả
thiết là phúc lợi của cá nhân có thể đƣợc thể hiện bởi một hàm lợi ích có thứ tự. Tất nhiên, giả
thiết này chỉ là bƣớc đầu tiên trong việc định nghĩa cái tốt vì nó khơng làm việc với các so sánh
giữa các cá nhân con ngƣời. Đặc biệt, nó khơng trả lời cho câu hỏi liệu có là tốt khơng khi lợi ích
của một ngƣời tăng trong khi lợi ích của một ngƣời khác giảm.
Khái niệm tối ƣu Pareto là lộ trình để làm việc với tập hợp những vấn đề này. Một phân bổ
tài nguyên, hàng hóa, và dịch vụ trong nền kinh tế là tối ƣu Pareto nếu khơng có một tái phân bổ
nào có thể làm tăng lợi ích của một ngƣời bất kỳ mà khơng làm giảm lợi ích của một ngƣời nào
khác. Tất nhiên, có vơ số phân bổ tối ƣu Pareto cho một nền kinh tế, mỗi phân bổ với một phân
phối lợi ích khác nhau giữa các cá nhân. Để sắp hạng các phân bổ cần thiết phải có một hàm
phúc lợi xã hội tổng hợp các lợi ích của các cá nhân, có lẽ bằng cách gán các trọng số phúc lợi xã
hội. Nếu một hàm phúc lợi xã hội nhƣ vậy tồn tại, tối ƣu Pareto là một điều kiện cần nhƣng
không đủ để tối đa hàm đó. Do vậy, bất kể những hạn chế này, tối ƣu Pareto có một số tính hữu
ích trong tính toán các kết cục kinh tế.
Tối ƣu Pareto là một lời giải cho một bài tốn tối đa có ràng buộc trong đó một số ràng
buộc là các luồng dịch vụ môi trƣờng và tài nguyên đƣợc xác định một cách ngoại sinh. Giá
bóng cho các ràng buộc này là các giá trị kinh tế của những luồng dịch vụ này. Trong mơ hình
cân bằng tổng qt mà tơi sử dụng ở đây, rõ ràng là các giá trị đƣợc gán cho các luồng môi
trƣờng và dịch vụ không là các tham số cố định mà đƣợc xác định bởi các vai trò của chúng
trong việc cải thiện phúc lợi của các cá nhân và phát sinh từ sự khan hiếm của chúng hoặc khả
năng sẵn có bị giới hạn.
Trong mơ hình này có một véc tơ của m hàng hóa thị trƣờng (các tài nguyên), mà mỗi một
trong số chúng có thể phân chia với quyền sở hữu có thể cƣỡng chế. X thể hiện véc tơ các hàng
hóa (các tài nguyên) tiêu dùng; Y thể hiện véc tơ các hàng hóa (các tài nguyên) sản xuất; và S thể
hiện véc tơ các dự trữ thiên nhiên của các hàng hóa (tài nguyên) cho nền kinh tế. Đặc biệt hơn,
ký hiệu

--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- ------------

Bài giảng: Lƣợng giá kinh tế tài nguyên mơi trƣờng
Biên soạn: Bùi Thị Thu Hịa, Bộ mơn Kinh tế, Đại học Thủy lợi

10


---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

x ji = khối lƣợng hàng hóa (tài nguyên) thứ

j đƣợc tiêu dùng bởi cá nhân i, (j = 1,…, m) (i =

1,…, n),

y jk = khối lƣợng hàng hóa (tài nguyên) thứ j đƣợc sản xuất (sử dụng) bởi công ty k, (j = 1,…,
m) (k = 1,…, h),

s j = tổng dự trữ của hàng hóa (tài nguyên) thứ j sẵn có cho nền kinh tế (j = 1,…, m).
Đối với mỗi hàng hóa (tài nguyên), dự trữ khởi đầu cộng với các khối lƣợng đƣợc sản xuất ra bởi
các công ty phải vừa bằng với tổng số các khối lƣợng đƣợc sử dụng và đƣợc tiêu dùng bởi các
công ty và các cá nhân. Yêu cầu này đƣợc biểu diễn trong một tập hợp các ràng buộc tiêu dùngsản xuất:

Hơn nữa, ký hiệu luồng dịch vụ tài nguyên là r , là dịch vụ không thể phân chia sao cho,
trên thực tế, nó là hàng hóa cơng cộng. Dự trữ của r đƣợc xác định một cách ngoại sinh. Cho đơn
giản, giả thiết r không thay đổi theo khơng gian. Điều này có nghĩa là r có cùng các giá trị nhƣ
nhau cho tất cả các cá nhân. Cuối cùng, ký hiệu d là một tham số chất lƣợng mơi trƣờng nào
đó, ví dụ là độ tập trung của một chất gây ô nhiễm tại một điểm đặc biệt trong không gian. Mức
của d sẽ phụ thuộc vào xả thải chất gây ô nhiễm bởi các công ty và sẽ xác định các khối lƣợng ô

nhiễm mà mỗi ngƣời phải chịu đựng. Các mối quan hệ này sẽ đƣợc chỉ ra dƣới đây.
Ƣa thích của các cá nhân có thể đƣợc thể hiện bởi các hàm lợi ích:

i
Ký hiệu u / x ji  0 , u i / r  0 , và u / di  0 , trong đó

i

di là độ tập trung của chất gây ơ

nhiễm mà cá nhân thứ i có thể phải chịu đựng.
Mặt sản xuất của nền kinh tế có thể đƣợc thể hiện bởi một tập hợp các hàm sản xuất cho
các công ty đa-sản phẩm:

--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- ------------

Bài giảng: Lƣợng giá kinh tế tài nguyên môi trƣờng
Biên soạn: Bùi Thị Thu Hịa, Bộ mơn Kinh tế, Đại học Thủy lợi

11


---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

trong đó y jk là sản lƣợng hàng hóa j bởi công ty k ,
trƣờng, và

r

là mức luồng dịch vụ tài ngun phi thị


d k là đóng góp của cơng ty vào tham số chất lƣợng môi trƣờng d nhƣ đƣợc thể hiện

bởi, ví dụ, việc xả thải một chất gây ơ nhiễm. Biến d là một hàm nào đó của xả thải của tất cả các
công ty. Để đơn giản, ta giả thiết d 

 kd

k

. Cũng vậy, giả thiết là

di   i .d , trong đó  i liên

hệ khả năng bị ô nhiễm của mỗi cá nhân trƣớc chất gây ô nhiễm với mức ô nhiễm tổng hợp, d.
Các điều kiện tối ƣu Pareto cho nền kinh tế này có thể đƣợc tìm thấy bằng cách xác định
các điều kiện làm tối đa lợi ích của mỗi cá nhân, tùy thuộc vào hàm sản xuất và các ràng buộc tài
nguyên và ràng buộc mà tất cả các lợi ích của các cá nhân khác đƣợc giữ cho cố định tại một
mức nào đó thể hiện cho tình huống nguyên trạng (status quo). Thủ tục này cho thấy rõ ràng là
bất kỳ phân bổ tối ƣu Pareto nào cũng giống nhƣ xét đoán của chúng ta về phân phối lợi ích kèm
theo giữa các cá nhân. Đối với mỗi cá nhân, bài toán là lựa chọn các giá trị cho x ji và

di sao cho

trong đó r * là khối lƣợng của r đƣợc xác định một cách ngoại sinh. Các điều kiện bậc-nhất cho
tối ƣu Pareto là:

--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- ------------

Bài giảng: Lƣợng giá kinh tế tài nguyên môi trƣờng

Biên soạn: Bùi Thị Thu Hịa, Bộ mơn Kinh tế, Đại học Thủy lợi

12


---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

trong đó

ui / di , k , và f k / d k  0 .

Các điều kiện (1) và (2) tạo ra các tỷ lệ thay thế cận biên và các tỷ lệ biến đổi cận biên cho
các hàng hóa thị trƣờng. Chúng có thể đƣợc giải thích khi nói rằng giá trị cận biên của mỗi hàng
hóa của mỗi cá nhân phải bằng với chi phí cận biên cho các cơng ty sản xuất ra nó, và tỷ lệ thay
thế cận biên của mỗi cá nhân giữa bất kỳ cặp hàng hóa nào phải bằng với tỷ lệ biến đổi cận biên
của cơng ty giữa cặp hàng hóa đó.
Trong điều kiện (3), thành phần Lagrage  là giá trị bóng cho r * , tức là, nó mang lại một
gia tăng trong hàm mục tiêu cho một gia tăng cận biên trong dịch vụ tài nguyên r bị ràng buộc.
Điều kiện (3) cũng chỉ ra là giá bóng phụ thuộc vào các hàm lợi ích và sản xuất. Đặc biệt, giá
bóng bằng với tổng của các giá trị cận biên gán cho r bởi tất cả các cá nhân và các nhà sản xuất
trong lời giải có ràng buộc.
Thành phần đầu tiên trong (4) là giá trị cho các cá nhân của việc làm giảm xả thải của công
ty thứ k xuống một đơn vị. Điều kiện (4) nói rằng, trên thực tế, tối ƣu Pareto yêu cầu giá trị tổng
hợp của việc làm giảm xả thải của cơng ty k phải bằng với chi phí cận biên của việc làm giảm đó
(thành phần thứ hai trong phƣơng trình). Thành phần thứ hai trong (4) cũng có thể đƣợc giải
thích nhƣ giá trị cận biên cho cơng ty thứ k khi có khả thể xả thải một đơn vị vào mơi trƣờng _
tức là, đó là giá trị cận biên của các dịch vụ tiếp nhận chất thải của môi trƣờng.
Các điều kiện (3) và (4) mang lại các giá trị cận biên cho những thay đổi trong r và

dk .


Chúng cũng hàm ý sự tồn tại của các đƣờng cong ý muốn thanh toán cận biên tổng hợp, là những
đƣờng cho chúng ta ý muốn thanh toán (WTP) cận biên cho các luồng dịch vụ nhƣ các hàm số
của các khối lƣợng của các luồng đƣợc cung cấp. Nhƣ đƣợc chỉ ra trong Chƣơng 3, ý muốn
thanh tốn có thể đƣợc lấy bằng với diện tích bên dƣới một đƣờng cong ý muốn thanh toán cận
biên nhƣ vậy. Ƣớc lƣợng giá trị, khi đó, liên quan tới việc xác định trực tiếp hoặc gián tiếp các
hình dáng của các đƣờng cong ý muốn thanh toán cận biên cho các dịch vụ môi trƣờng.
Nếu các dịch vụ của mơi trƣờng có thể đƣợc mua trong thị trƣờng hoạt động hoàn hảo, việc
ƣớc lƣợng các đƣờng cong ý muốn thanh toán cận biên sẽ là một bài toán kinh tế lƣợng khá rõ
ràng, và quản lý môi trƣờng và tài ngun sẽ khơng là một vấn đề chính sách công cộng quan
trọng. Nhƣng các luồng dịch vụ môi trƣờng và tài ngun một cách điển hình có các đặc tính là
khơng loại trừ và khơng cạnh tranh trong tiêu dùng, là điều làm cho khó hoặc khơng thể làm cho
--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- ------------

Bài giảng: Lƣợng giá kinh tế tài nguyên môi trƣờng
Biên soạn: Bùi Thị Thu Hịa, Bộ mơn Kinh tế, Đại học Thủy lợi

13


---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

các thị trƣờng hoạt động tốt cho các dịch vụ này. Thông thƣờng các cá nhân không tự do thay đổi
một cách độc lập các mức dịch vụ mà họ tiêu dùng. Đặc tính hàng hóa cơng cộng của các dịch vụ
mơi trƣờng khi đó dẫn tới thất bại thị trƣờng. Và khơng có một thị trƣờng, khơng có số liệu giá
cả và khối lƣợng để mà từ đó có thể ƣớc lƣợng các mối quan hệ cầu.
2.2. CÁC TIẾP CẬN ĐO LƢỜNG GIÁ TRỊ
Trên cơ sở của hai đặc tính phƣơng pháp luận này, bất kỳ phƣơng pháp nào cho chúng ta
ƣớc lƣợng của các giá trị môi trƣờng và tài nguyên có thể đƣợc đặt vào một trong bốn phân loại
có thể _ Trực tiếp Quan sát đƣợc, Gián tiếp Quan sát đƣợc, Gián tiếp Giả tƣởng, và Trực tiếp Giả

tƣởng. Các phân loại này đƣợc chỉ ra trên Bảng 2-1. Các phƣơng pháp Trực tiếp Quan sát được
bao gồm sử dụng giá cả thị trƣờng cạnh tranh và sử dụng các kết quả từ các thị trƣờng mô phỏng
đƣợc sắp đặt đặc biệt để nghiên cứu về các giá trị cá nhân. Với các phƣơng pháp Trực tiếp Quan
sát đƣợc, các quan sát đƣợc dựa trên các lựa chọn thực tế đƣợc thực hiện bởi những ngƣời tối đa
hóa lợi ích của họ, tùy thuộc vào các ràng buộc thích hợp, và những ngƣời tự do lựa chọn khối
lƣợng hàng hóa ở mức giá đã cho. Số liệu bộc lộ các giá trị trực tiếp trong các đơn vị tiện tệ vì
các lựa chọn đƣợc thực hiện trên cơ sở giá cả.

Trực tiếp

Gián tiếp

Hành vi quan sát được

Giả tưởng

Trực tiếp Quan sát được

Trực tiếp Giả tưởng

Giá thị trƣờng cạnh tranh

Trị chơi đặt giá

Thị trƣờng mơ phỏng

Những câu hỏi về WTP

Gián tiếp Quan sát được


Gián tiếp Giả tưởng

Chi phí du lịch

Sắp đặt ngẫu nhiên

Giá trị thoả dụng

Hoạt động dự phòng

Kinh nghiệm phòng tránh

Trƣng cầu ý kiến ngẫu nhiên

Trƣng cầu dân ý

(tƣơng lai ngẫu nhiên)

2.3. PHƢƠNG PHÁP LUẬN CỦA THƢỚC ĐO GIÁN TIẾP
Các thƣớc đo giá trị và thay đổi phúc lợi đƣợc rút ra từ các mơ hình tối ƣu hóa thƣờng tạo
ra các kết quả tƣơng đối khác với những kết quả của các mơ hình ngây thơ đƣợc sử dụng trong
tài liệu nghiên cứu trƣớc đây về đo lƣờng giá trị và lợi ích. Các mơ hình trƣớc đây đã thƣờng
đƣợc dựa trên cái thƣờng đƣợc biết dƣới cái tên tiếp cận “hàm thiệt hại”. Tiếp cận hàm thiệt hại
--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- ------------

Bài giảng: Lƣợng giá kinh tế tài ngun mơi trƣờng
Biên soạn: Bùi Thị Thu Hịa, Bộ môn Kinh tế, Đại học Thủy lợi

14



---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

liên quan tới việc ƣớc lƣợng một mối quan hệ vật lý nào đó giữa một thƣớc đo chất lƣợng môi
trƣờng (hoặc ngƣợc lại, ô nhiễm) và thƣớc đo vật lý nào đó của thiệt hại hoặc mất mát (nhƣ số
lƣợng ngày làm việc bị mất do ốm trong trƣờng hợp sức khỏe, hoặc tỷ lệ phần trăm sản lƣợng
mùa màng bị mất trong trƣờng hợp các tác động của ơ nhiễm khơng khí lên năng suất nơng
nghiệp). Sau đó một mức giá đơn vị nào đó đƣợc áp dụng cho thƣớc đo vật lý để biến đổi nó
thành các thành phần tiền tệ. Trong một số nghiên cứu, ví dụ, tiền lƣơng bị mất và chi phí y tế đã
đƣợc sử dụng để xác định giá trị của việc tránh khỏi một ngày bị ốm do ô nhiễm không khí gây
ra. Tƣơng tự, giá thị trƣờng của một mùa vụ thƣờng đƣợc sử dụng để xác định giá trị của năng
suất bị mất. Lợi ích của một chƣơng trình kiểm sốt ơ nhiễm sẽ đƣợc ƣớc lƣợng nhƣ một giảm
sút trong các thiệt hại đƣợc tính theo tiếp cận hàm thiệt hại này.
Đặc trƣng hóa tiếp cận hàm thiệt hại nhƣ là ngây thơ vì tiếp cận này hàm ý một mơ hình
của thế giới mà trong đó các phản ứng hành vi và thị trƣờng với những thay đổi trong q bị loại
bỏ. Trên thực tế, những ngƣời nông dân điều chỉnh tới những thay đổi trong ô nhiễm khơng khí
bằng cách thay đổi thực hành canh tác, khi dịch chuyển tới những loại cây cùng loại mùa vụ có
khả năng kháng cự tốt hơn, hoặc thậm chí thay đổi tới các mùa vụ khác hồn tồn ít nhạy cảm
với ô nhiễm. Hơn nữa, các mức giá cả của các mùa vụ nơng nghiệp có thể thay đổi vì các thay
đổi trong cung cấp mùa vụ. Có thể là những thay đổi trong giá có ý nghĩa lớn hơn với phúc lợi
con ngƣời so với những thay đổi trong năng suất vật lý của mùa vụ. Tƣơng tự, mọi ngƣời có thể
lựa chọn các hoạt động bảo vệ hoặc giảm nhẹ để phản ứng với ô nhiễm không khí tác động tới
sức khỏe. Những thay đổi hành vi này tạo ra các hậu quả phúc lợi có đặc tính tiền tệ, là điều sẽ
đƣợc tính tới trong tính toán giá trị. Chƣơng 4 là các điều kiện trong đó một mơ hình hàm thiệt
hại ngây thơ sẽ tạo ra các thƣớc đo đúng đắn về mặt khái niệm của giá trị và thay đổi phúc lợi là
khá hạn hẹp.

--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- ------------

Bài giảng: Lƣợng giá kinh tế tài nguyên môi trƣờng

Biên soạn: Bùi Thị Thu Hịa, Bộ mơn Kinh tế, Đại học Thủy lợi

15


---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

2.4. MƠ HÌNH GIÁ TRỊ MƠI TRƢỜNG VÀ TÀI NGUN

Hình 2-1 minh họa ba tập hợp các mối quan hệ cho trƣờng hợp các lợi ích gắn với một cải
thiện trong chất lƣợng nƣớc xung quanh. Vô số các chất đƣợc thải vào các nguồn nƣớc. Các
giảm sút trong xả thải có thể tác động tới các chỉ báo vật lý, hóa học và sinh học của chất lƣợng
nƣớc nhƣ lƣợng oxygen hòa tan, nhiệt độ, các mức phát triển tảo, và các tổng thể cá (giai đoạn
1). Các thay đổi trong các chỉ báo có thể đƣợc dự báo với các mơ hình chất lƣợng nƣớc. Chất
lƣợng nƣớc đƣợc tạo thành, nhƣ đƣợc đo lƣờng bởi các chỉ báo, có thể, đến lƣợt mình, tác động
tới các sử dụng của con ngƣời tới nguồn nƣớc (giai đoạn 2). Các sử dụng này bao gồm các sử
dụng khoan hút nƣớc _ ví dụ, cho cung cấp nƣớc cơng nghiệp hoặc đô thị và tƣới_ các sử dụng
--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- ------------

Bài giảng: Lƣợng giá kinh tế tài nguyên môi trƣờng
Biên soạn: Bùi Thị Thu Hịa, Bộ mơn Kinh tế, Đại học Thủy lợi

16


---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

tại dịng chảy _ ví dụ, cho sản xuất cá hoặc giải trí. Khó khăn chính tại giai đoạn 2 phát sinh từ
sự kiện rất ít khi sử dụng một hàm đơn giản của chỉ báo chất lƣợng-nƣớc giống nhƣ lƣợng
oxygen hòa tan. Đúng hơn là, một số sử dụng (nhƣ trong trƣờng hợp ngành cá thƣơng mại hoặc

giải trí) phụ thuộc theo các cách thức phức tạp vào toàn bộ dãy các chỉ báo vật lý, hóa học và
sinh học của chất lƣợng-nƣớc.
Trong minh họa của chúng ta, ƣớc lƣợng các lợi ích chất lƣợng-nƣớc liên quan tới việc xác
định các giá trị tiền tệ mà mọi ngƣời đặt lên những thứ nhƣ các cơ hội giải trí đƣợc cải thiện,
những gia tăng trong sản lƣợng cá, và khả năng sẵn có của các lồi cá đặc biệt (giai đoạn 3). Đối
với phân tích của giai đoạn này, có một lý thuyết giá trị kinh tế đƣợc phát triển-tốt. Nhƣ đã đƣợc
thảo luận trƣớc đây, có một số lớn các tiếp cận cho ƣớc lƣợng các giá trị này trong các tình
huống khác nhau.

Hình 2-2 minh họa một ứng dụng tƣơng tự của mơ hình cho giảm thiểu ơ nhiễm khơng khí.
Hiểu giai đoạn 1 nhƣ là nhiệm vụ của các nhà khoa học về bầu khí quyển, những ngƣời nghiên
cứu quang hóa, phân tán và vận chuyển của bầu khí quyển, và những thứ khác. Họ phải cung cấp
--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- ------------ 17
Bài giảng: Lƣợng giá kinh tế tài nguyên mơi trƣờng
Biên soạn: Bùi Thị Thu Hịa, Bộ mơn Kinh tế, Đại học Thủy lợi


---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

các mơ hình chất lƣợng khơng khí liên hệ những thay đổi trong xả thải với những thay đổi trong
các độ tập trung xung quanh của các chất cần quan tâm.
2.5. CÁC CƠ SỞ NỀN TẢNG PHI KINH TẾ CỦA ĐÁNH GIÁ GIÁ TRỊ TÀI NGUYÊN
2.5.1. Mô tả chất lượng tài ngun và mơi trường
Một phân tích giá trị cho một tài nguyên hoặc các lợi ích của thay đổi chính sách mơi trƣờng và
tài ngun phải bắt đầu với một mô tả luồng tài nguyên hoặc một thƣớc đo nào đó của chất lƣợng
mơi trƣờng. Mơ tả này u cầu phải lựa chọn những thuộc tính hoặc đặc tính nào của dịch vụ tài
nguyên-môi trƣờng là quan trọng. Hai kiểu vấn đề phát sinh trong giai đoạn phân tích này. Vấn
đề thứ nhất liên quan tới lựa chọn các tham số để mô tả chất lƣợng tài nguyên hoặc môi trƣờng.
Vấn đề thứ hai liên quan tới xác định mối quan hệ hàm giữa cơng cụ chính sách và luồng dịch vụ
tài nguyên hoặc thƣớc đo chất lƣợng môi trƣờng.

2.5.2. Tổng hợp theo thời gian và không gian
Một cách điển hình, các thƣớc đo của chất lƣợng mơi trƣờng thay đổi theo thời gian và khơng
gian. Mức oxygen hịa tan tại bất kỳ điểm nào trong một con sông tăng và giảm theo những thay
đổi trong dòng chảy, tỷ lệ thải nƣớc, nhiệt độ nƣớc, và những thứ tƣơng tự, và khác nhau tại các
vị trí khác nhau. Sự hiểu biết về ơ nhiễm khơng khí thay đổi theo số lần trong ngày, ngày trong
tuần, trong cả năm, và từ chỗ này tới chỗ khác. Một vấn đề trong nghiên cứu thực nghiệm về các
tác động của ô nhiễm là làm thế nào để định nghĩa một biến hoặc tập hợp các biến theo một cách
thức phản ánh đầy đủ những biến thiên thời gian và không gian trong chất lƣợng mơi trƣờng
trong khi vẫn có khả năng quản lý.

--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- ------------

Bài giảng: Lƣợng giá kinh tế tài nguyên môi trƣờng
Biên soạn: Bùi Thị Thu Hịa, Bộ mơn Kinh tế, Đại học Thủy lợi

18


---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

CHƢƠNG 3- ĐỊNH NGHĨA VÀ ĐO LƢỜNG THAY ĐỔI PHÚC LỢI:
LÝ THUYẾT CƠ BẢN
3.1. QUAN HỆ ƢA THÍCH CÁ NHÂN VÀ ĐƢỜNG CẦU
Giả thiết các cá nhân có thể sắp hạng các gói hàng hóa thay thế lẫn nhau theo ƣa thích của
họ, việc sắp đặt trật tự tạo thành của các gói hàng hóa sẽ thể hiện các thuộc tính nào? Đối với
mục đích của chúng ta, hai thuộc tính quan trọng. Thuộc tính thứ nhất là khơng bão hịa, hoặc
thuộc tính “nhiều hơn là tốt hơn”. Điều này có nghĩa là một gói hàng với một khối lƣợng của một
thành phần lớn hơn sẽ đƣợc ƣa thích hơn so với một gói hàng hóa với một khối lƣợng nhỏ hơn
của thành phần đó, khi mọi thứ khác nhƣ nhau. Thuộc tính thứ hai là tính thay thế giữa các cấu
phần của các gói hàng hóa. Điều này có nghĩa là nếu khối lƣợng của một thành phần của một gói

hàng, ví dụ là

xi , bị giảm xuống, sẽ có khả năng làm tăng khối lƣợng của một thành phần khác,

ví dụ x j , đủ để làm cho cá nhân bàng quan giữa hai gói hàng hóa. Một cách hình thức hơn, giả
'
'
'
'
'
''
'
'
sử X' bao gồm x1 ,..., xi ,..., x j ,..., xn và X' ' bao gồm x1 ,..., xi ,..., x j ,..., xn , với xi  xi . Tính thay

''

'

'
''
*
'
thế có nghĩa là có một gói hàng hóa khác X* bao gồm x1 ,..., xi ,..., x j ,..., xn với xi  xi sao cho cá

*

'

nhân là bàng quan giữa X' và X* . Nói cách khác, X' và X* nằm trên cùng một mặt bàng quan.

Thuộc tính thay thế này nằm trong hạt nhân của khái niệm giá trị của nhà kinh tế. Điều này
là vì tính thay thế thiết lập các tỷ lệ đánh-đổi giữa các cặp hàng hóa quan trọng với mọi ngƣời.
Giá bằng tiền của một hàng hóa thị trƣờng chỉ là một trƣờng hợp đặc biệt của tỷ lệ đánh-đổi, vì
tiền bỏ ra để mua một đơn vị của một thành phần của gói hàng là một đại diện cho các khối
lƣợng của một hoặc nhiều các thành phần khác trong gói hàng hóa phải đƣợc làm giảm để thực
hiện mua sắm.
Nếu sắp đặt trật tự ƣa thích có các thuộc tính đƣợc mơ tả ở đây, nó có thể đƣợc đại diện bởi
một hàm ƣa thích thứ tự hoặc hàm lợi ích gán một con số cho mỗi gói hàng hóa nhƣ một hàm số
của các khối lƣợng của mỗi phần tử của gói hàng hóa. Đặc biệt

trong đó X là véc tơ của các khối lƣợng của hàng hóa thị trƣờng, Q là véc tơ của các hàng hóa
cơng cộng và các dịch vụ tài nguyên và môi trƣờng, mà các khối lƣợng hoặc các chất lƣợng của
chúng là cố định cho cá nhân, và T là véc tơ của thời gian đƣợc bỏ ra trong các hoạt động khác
--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- ------------

Bài giảng: Lƣợng giá kinh tế tài ngun mơi trƣờng
Biên soạn: Bùi Thị Thu Hịa, Bộ môn Kinh tế, Đại học Thủy lợi

19


---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

nhau tạo ra lợi ích cho cá nhân. Hàm lợi ích này đƣợc giả thiết là tăng theo tất cả các đối số của
nó và đồng nhất cho một biến đổi đơn điệu. Hàm ƣa thích này khơng là giống hệt nhƣ hàm lợi
ích số lƣợng của những ngƣời vị lợi cổ điển. Vì khơng có đơn vị đo lƣờng cho lợi ích thứ tự này,
khơng thể cộng hoặc so sánh các lợi ích của các cá nhân khác nhau.
Để đơn giản hóa việc diễn giải và ký hiệu, chúng ta bây giờ hãy xét một cá nhân mà lợi ích
của anh ta là một hàm chỉ của hàng hóa tƣ nhân có thể đƣợc mua và bán trên các thị trƣờng. Giả
thiết là các thị hiếu và quan hệ ƣa thích (tức là, hàm lợi ích) đƣợc cho trƣớc và không thay đổi.

Cá nhân đối mặt với một tập hợp của các giá cả đã có cho các hàng hóa này và đƣợc giả thiết sẽ
lựa chọn các khối lƣợng hàng hóa sao cho tối đa lợi ích của anh ta, khi đã cho biết các ràng buộc
giá và thu nhập bằng tiền cố định M . Bài toán tối đa có thể đƣợc biểu diễn là

trong đó X là véc tơ của các khối lƣợng

(X  x1,..., xi ,..., xn ) . Lời giải cho bài toán này dẫn tới

một tập hợp các hàm cầu thơng thƣờng

trong đó P là véc tơ của các mức giá
Thay thế các biểu thức cho

(P  p1 ,..., pi ,..., pn ) .

xi nhƣ các hàm số của P và M vào hàm lợi ích trực tiếp,

chúng ta nhận đƣợc hàm lợi ích gián tiếp, tức là lợi ích nhƣ một hàm số của giá cả và thu nhập,
giả thiết các lựa chọn hàng hóa tối ƣu:

Theo Đồng nhất thức Roy, các hàm cầu cũng có thể đƣợc biểu diễn theo các thành phần của các
đạo hàm của hàm lợi ích gián tiếp,

Hàm chi tiêu thể hiện một viễn cảnh hữu ích trong bài tốn lựa chọn cá nhân. Nó đƣợc rút ra
bằng cách xây dựng mơ hình đối ngẫu của bài tốn tối đa hóa lợi ích. Cá nhân đƣợc giả thiết tối
thiểu tổng chi tiêu,
--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- ------------

Bài giảng: Lƣợng giá kinh tế tài ngun mơi trƣờng
Biên soạn: Bùi Thị Thu Hịa, Bộ môn Kinh tế, Đại học Thủy lợi


20


---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

tùy thuộc vào ràng buộc lên mức lợi ích đạt đƣợc,

trong đó u 0 là lợi ích cực đại đạt đƣợc với lời giải cho bài toán căn bản. Cũng hệt nhƣ lời giải
cho bài tốn tối đa hóa lợi ích tạo ra một tập hợp của các đƣờng cong cầu thông thƣờng tùy thuộc
vào giá cả và thu nhập bằng tiền, lời giải của bài toán tối thiểu chi tiêu tạo ra một tập hợp các
hàm mang lại các khối lƣợng tối ƣu cho các mức giá cả và lợi ích đã cho. Những hàm này là các
hàm cầu đền bù-Hick chỉ ra các khối lƣợng đƣợc tiêu dùng tại các mức giá khác nhau giả thiết
rằng thu nhập đƣợc điều chỉnh (đền bù), do vậy lợi ích đƣợc bảo đảm cố định tại u 0 . Thay thế
những hàm cầu này vào biểu thức cho tổng chi tiêu, ta nhận đƣợc hàm chi tiêu. Biểu thức này
cho ta chi tiêu bằng tiền tối thiểu cần thiết để đạt đƣợc một mức lợi ích đã đƣợc chỉ ra, khi đã
biết trƣớc giá cả thị trƣờng. Trong ký hiệu hàm:

trong đó e là chi tiêu bằng tiền và u 0 là mức lợi ích đƣợc chỉ ra. Các hàm cầu đƣợc đền bù cũng
có thể đƣợc tìm thấy bằng cách vi phân hàm chi tiêu theo mỗi một trong những mức giá cả:

Bây giờ hãy xét tập hợp các hàm cầu thơng thƣờng đƣợc rút ra từ bài tốn tối đa lợi ích. Để
xác định dạng hàm và các tham số của những hàm cầu này, cần thiết phải biết hàm lợi ích nằm
bên dƣới, và đại lƣợng này có thể không quan sát đƣợc một cách trực tiếp. Giả sử thay vào đó là
chúng ta quan sát đƣợc hành vi của một cá nhân và ƣớc lƣợng các hàm cầu mô tả các phản ứng
của cá nhân với những thay đổi trong giá cả và thu nhập. Những hàm này cần chứa tồn bộ thơng
tin giống hệt với thơng tin chứa trong quan hệ ƣa thích nằm bên dƣới. Điều này đƣợc bảo đảm
miễn là các hàm cầu thỏa mãn cái-đƣợc-gọi-là các điều kiện khả tích. Các điều kiện này yêu cầu
ma trận các thành phần thay thế Slutsky


là bán xác định âm và đối xứng. Nếu các điều kiện này đƣợc thỏa mãn, hệ thống các hàm cầu có
thể đƣợc tích phân để tạo ra hàm chi tiêu, là hàm đến lƣợt mình có thể đƣợc sử dụng để rút ra các
--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- ------------

Bài giảng: Lƣợng giá kinh tế tài ngun mơi trƣờng
Biên soạn: Bùi Thị Thu Hịa, Bộ môn Kinh tế, Đại học Thủy lợi

21


---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

hàm lợi ích gián tiếp và trực tiếp. Nếu các điều kiện khả tích khơng đƣợc thỏa mãn, hàm ý là các
hàm cầu quan sát đƣợc không phù hợp với tối đa hóa hàm lợi ích có hành vi-tốt. Nhƣ tơi giải
thích dƣới đây, nếu các điều kiện khả tích đƣợc thỏa mãn, có thể có khả năng sử dụng các mô tả
đƣợc rút ra bằng thực nghiệm của hành vi cầu để đạt đƣợc một mô tả đầy đủ của quan hệ ƣa
thích nằm bên dƣới, cũng nhƣ các thƣớc đo chính xác của thay đổi phúc lợi cho một dải rộng của
những thay đổi đƣợc quy định trong các tình huống kinh tế.
3.2. CÁC THƢỚC ĐO PHÚC LỢI CHO CÁC THAY ĐỔI TRONG GIÁ
3.2.1.Nghiên cứu tổng quan
1. Biến thiên đền bù (CV) _ thƣớc đo này yêu cầu thanh toán đền bù nào (tức là, một thay
đổi bù đắp trong thu nhập) là cần thiết để làm cho cá nhân bàng quan giữa tình huống ban đầu (

A trên Hình 3-1) và tập giá mới..
2. Biến thiên tƣơng đƣơng (EV) _ Thƣớc đo này hỏi thay đổi nào trong thu nhập (khi đã
cho các mức giá ban đầu) sẽ dẫn tới cùng một thay đổi lợi ích khi thay đổi trong giá của

x1 .

Nhƣ


đƣợc chỉ ra trên Hình 3-1, khi đã cho các giá cả ban đầu, cá nhân có thể đạt tới mức lợi ích u1 tại
điểm D với một gia tăng thu nhập bằng với EV. EV là thay đổi thu nhập tƣơng đƣơng với khoản
thu phúc lợi do thay đổi giá. Thƣớc đo EV cũng đƣợc mơ tả nhƣ thanh tốn cả-gói tối thiểu mà
cơng nghiệp sẽ phải nhận để làm cho cá nhân đó tự nguyên từ bỏ cơ hội mua sắm tại tập giá mới.
Đối với một sự gia tăng giá, EV là khối lƣợng tối đa mà cá nhân sẽ muốn thanh toán để tránh
thay đổi trong giá.

--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- ------------

Bài giảng: Lƣợng giá kinh tế tài nguyên môi trƣờng
Biên soạn: Bùi Thị Thu Hịa, Bộ mơn Kinh tế, Đại học Thủy lợi

22


---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

3. Thặng dƣ đền bù (CS) _ thƣớc đo này hỏi thay đổi đền bù nào sẽ làm cho cá nhân bàng
quan giữa tình huống ban đầu và cơ hội mua sắm khối lƣợng mới

x1'' của hàng hóa mà giá của

nó đã thay đổi.
4. Thặng dƣ tƣơng đƣơng (ES) _ Thƣớc đo này hỏi thay đổi nào trong thu nhập đƣợc yêu
cầu, khi đã cho các mức giá cũ và mức tiêu dùng

x1 ,

để làm cho cá nhân cũng đƣợc tốt khi cá


nhân đó sẽ có với tập giá mới và tiêu dùng tại điểm B .
3.2.2. Cái nhìn cận cảnh tới các thước đo phúc lợi
Trong mục này đầu tiên trình bày thƣớc đo phúc lợi cơ bản cho thay đổi cận biên trong một mức
giá. Sau đó đƣa ra những biến đổi nghiêm ngặt hơn về các thƣớc đo thay đổi phúc lợi thặng dƣ
ngƣời tiêu dùng, biến thiên đền bù, và biến thiên tƣơng đƣơng cho trƣờng hợp các thay đổi trong
giá. Đối với một thay đổi cận biên trong, ví dụ

p1 ,

thƣớc đo phúc lợi cơ bản là thay đổi trong chi

tiêu cần thiết để giữ cho lợi ích cố định. Sử dụng phƣơng trình (1) từ mục trƣớc, chúng ta có

--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- ------------

Bài giảng: Lƣợng giá kinh tế tài nguyên môi trƣờng
Biên soạn: Bùi Thị Thu Hịa, Bộ mơn Kinh tế, Đại học Thủy lợi

23


---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

trong đó w p1 là thƣớc đo phúc lợi cận biên. Kết quả này cũng suy ra từ hàm lợi ích gián tiếp và
Đồng nhất thức Roy:

hoặc

Bên vế trái của biểu thức thứ nhất, lợi ích cận biên của thay đổi giá đƣợc biến đổi thành các đơn

vị tiền tệ bằng cách chia cho lợi ích cận biên của thu nhập. Biểu thức thứ hai nói là thay đổi trong
thu nhập đƣợc yêu cầu để giữ cho lợi ích cố định bằng với thay đổi trong giá nhân với khối
lƣợng hàng hóa đƣợc mua sắm.
3.3. THẶNG DƢ NGƢỜI TIÊU DÙNG MARSHALL
Trên Hình 3-2, đồ thị A chỉ ra bản đồ ƣa thích của một cá nhân trong trƣờng hợp hai-hàng hóa
đơn giản. Giả sử giá của hàng hóa

x1

giảm từ

p1' tới p1'' . Cá nhân phản ứng bằng cách dịch

chuyển từ cận biên ban đầu tại điểm A tới điểm B trên đƣờng ngân sách mới. Trên đồ thị B của
Hình 3-2, các vị trí cân bằng này đƣợc vẽ trên mặt phẳng giá và khối lƣợng. Các điểm A và B
nằm trên đƣờng cong cầu thông thƣờng giữ cho giá của hàng hóa

x2

và thu nhập bằng tiền là cố

định. Vì thặng dƣ Marshall gắn với tiêu dùng một hàng hóa tại một mức giá đã cho là diện tích
bên dƣới đƣờng cầu, thay đổi trong thặng dƣ đối với một thay đổi trong giá hàng hóa là diện tích
hình học

p1' ABp1'' trên đồ thị B của Hình 3-2. Dƣới dạng tốn học,

trong đó S là thay đổi trong thặng dƣ.
Các điều kiện trong đó S có thể đƣợc giải thích nhƣ một chỉ báo của thay đổi lợi ích có
thể đƣợc thấy bằng cách sử dụng Đồng nhất thức Roy:


và thế biểu thức này vào phƣơng trình (3) để nhận đƣợc
--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- ------------

Bài giảng: Lƣợng giá kinh tế tài nguyên môi trƣờng
Biên soạn: Bùi Thị Thu Hịa, Bộ mơn Kinh tế, Đại học Thủy lợi

24


×