Tải bản đầy đủ (.pdf) (95 trang)

Kết quả điều trị bệnh nhân hội chứng thắt lưng hông bằng phương pháp kết hợp nội khoa và kéo giãn cột sống tại bệnh vện đa khoa trung ương thái nguyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.68 MB, 95 trang )

..

BỘ Y TẾ
TRƢỜNG ĐẠI HỌC Y - DƢỢC THÁI NGUYÊN
––––––––––––––––––––––––––

LÊ HỮU TƢ

KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ BỆNH NHÂN
HỘI CHỨNG THẮT LƯNG HÔNG BẰNG PHƯƠNG PHÁP
KẾT HỢP NỘI KHOA VÀ KÉO GIÃN CỘT SỐNG
TẠI BỆNH VỆN ĐA KHOA TRUNG ƯƠNG THÁI NGUYÊN
Chuyên ngành: NỘI KHOA
Mã số: 62 72 20 40

LUẬN ÁN BÁC SỸ CHUYÊN KHOA CẤP II

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS Trần Văn Tuấn

THÁI NGUYÊN - 2013


i

LỜI CAM ĐOAN
Đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi. Tôi xin đảm
bảo những số liệu và kết quả trong luận án này là trung thực,
khách quan và chưa có ai cơng bố trong bất kỳ một cơng trình
nghiên cứu nào khác.
TÁC GIẢ


Lê Hữu Tƣ


ii

LỜI CẢM ƠN
Trong suốt quá trình học tập nghiên cứu để hồn thành luận án tơi đã
nhận được nhiều ý kiến đóng góp quý báu và sự giúp đỡ tận tình của các thày
cơ, các bạn bè đồng nghiệp và các đơn vị, bộ phận liên quan.
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu, Khoa Sau đại học, cùng các
Phòng, Ban của Trường Đại học Y Dược Thái Nguyên.
Xin trân thành cảm ơn Ban Giám đốc Bệnh viện, Các vị lãnh đạo cùng
toàn thể cán bộ Khoa Thần kinh, khoa Nội, khoa Phục hồi chức năng của
Bệnh viện Đa khoa Trung ương Thái Nguyên đã tạo điều kiện thuận lợi và
giúp đỡ tơi trong suốt q trình học tập và nghiên cứu.
Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS Dương Hồng Thái, TS
Trần Văn Tuấn, 2 người thày đã trực tiếp hướng dẫn, giúp đỡ tôi tận tình
trong suốt thời gian nghiên cứu để hồn thành luận án này.
Cuối cùng tơi xin bày tỏ lịng biết ơn đối với bạn bè, đồng nghiệp và gia
đình đã dành tình cảm động viên, giúp đỡ và cùng đồng hành với tôi trong suốt
thời gian học tập và nghiên cứu để tơi có được kết quả của ngày hơm nay.

Tác giả: Lê Hữu Tƣ


iii

MỤC LỤC
Lời cam đoan ...................................................................................................... i
Lời cảm ơn ........................................................................................................ ii

Mục lục............................................................................................................. iii
Danh mục chữ viết tắt ...................................................................................... iv
Danh mục các bảng ........................................................................................... v
Danh mục các biểu đồ ...................................................................................... vi
Danh mục các hình ........................................................................................... vi
Đặt vấn đề.......................................................................................................... 1
Chƣơng 1: TỔNG QUAN ............................................................................... 3
1.1. Những vấn đề cơ bản về hội chứng thắt lưng hông ................................... 3
1.2. Điều trị bệnh nhân hội chứng thắt lưng hông bằng phương pháp kết hợp
nội khoa và kéo giãn cột sống thắt lưng.......................................................... 13
1.3. Tình hình điều trị bệnh nhân hội chứng thắt lưng hông hiện nay trên thế
giới và Việt Nam ............................................................................................. 17
Chƣơng 2: ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............. 27
2.1. Đối tượng nghiên cứu .............................................................................. 27
2.2. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................... 28
2.3. Đạo đức trong nghiên cứu ........................................................................ 39
Chƣơng 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ........................................................ 40
3.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu ............................................. 40
3.3. Các yếu tố liên quan đến kết quả điều trị ................................................. 49
Chƣơng 4: BÀN LUẬN ................................................................................. 53
4.1. Đặc điểm của đối tượng tham gia nghiên cứu ......................................... 53
4.2. Kết quả điều trị ......................................................................................... 56
4.3. Các yếu tố liên quan đến kết quả điều trị ................................................. 65
KẾT LUẬN .................................................................................................... 70
KHUYẾN NGHỊ............................................................................................ 72
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 73


iv


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
CSTL

Cột sống thắt lưng

CSHQ

Chỉ số hiệu quả

ĐTL

Đau thắt lưng

ĐT

Điều trị

KAP

Knowledge, Attitude, Practice

KQ

Kết quả

MRI

Chụp cộng hưởng từ

NC


Nghiên cứu

TVĐ

Tầm vận động

&



XQ

X Quang


v

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1. Đánh giá khả năng thực hiện chức năng sinh hoạt ........................ 33
Bảng 2.2. Đánh giá tầm vận động cột sống thắt lưng ........................................ 33
Bảng 3.1. Phân bố bệnh nhân theo tuổi và giới ............................................. 40
Bảng 3.2. Phân bố bệnh nhân theo hoàn cảnh xuất hiện bệnh ....................... 41
Bảng 3.3. Phân bố bệnh nhân theo thời gian mắc bệnh ................................. 41
Bảng 3.4. Phân bố bệnh nhân theo thể trạng .................................................. 42
Bảng 3.5. Phân bố đối tượng theo số lần tái phát trên năm ........................... 42
Bảng 3.6. Phân bố bệnh nhân theo một số bệnh mắc kèm ............................ 43
Bảng 3.7. Hình thái tổn thương khớp cột sống thắt lưng ............................... 43
Bảng 3.8. Thay đổi mức độ đau sau điều trị ................................................. 44
Bảng 3.9. Sự thay đổi về khả năng thực hiện các chức năng sinh hoạt sau

điều trị ............................................................................................ 44
Bảng 3.10. Sự thay đổi độ giãn cột sống sau điều trị .................................... 45
Bảng 3.11.Thay đôi về tầm vận động của cột sống sau điều trị .................... 46
Bảng 3.12. Sự thay đổi về cảm giác sau điều trị ............................................ 47
Bảng 3.13. Sự thay đổi về vận động sau điều trị ........................................... 47
Bảng 3.14. Sự thay đổi độ cong sinh lý cột sống sau điều trị ........................ 48
Bảng 3.15. Sự thay đổi các triệu chứng kèm theo ......................................... 48
Bảng 3.16. Kết quả phục hồi chức năng đau thắt lưng .................................. 49
Bảng 3.17. Liên quan giữa độ tuổi bệnh nhân với kết quả điều trị ................ 49
Bảng3.18. Liên quan giữa giới tính với kết quả điều trị ................................ 50
Bảng 3.19. Liên quan giữa nghề nghiệp bệnh nhân với kết quả điều trị ....... 50
Bảng 3.20. Liên quan giữa thời gian mắc bệnh với kết quả điều trị .............. 51
Bảng 3.21. Liên quan giữa thể trạng bệnh nhân với kết quả điều trị ............. 51
Bảng 3.22. Liên quan giữa thời gian điều trị với kết quả điều trị .................. 52
Bảng 3.23. Liên quan giữa kết quả điều trị và một số bệnh mắc kèm ........... 52


vi

DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1. Phân bố bệnh nhân theo nghề nghiệp ........................................ 40
Biểu đồ 3.2. Chỉ số Shober trước và sau điều trị ........................................... 45
Biểu đồ 3.3. Chỉ số Lasègue trước và sau điều trị ......................................... 46

DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1.1. Mơ hình đoạn vận động của cột sống .............................................. 3
Hình 1.2.Mơ tả các vị trí giải phẫu khi tổn thương gây ra đau thắt lưng ......... 5
Hình 2.1. Bộ thước đo TVĐ khớp của hãng Ito (Nhật Bản) dùng trong NC 36



1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Hội chứng thắt lưng hông là biểu hiện bệnh lý phổ biến của nhiều bệnh,
với triệu chứng cơ bản là tình trạng đau vùng thắt lưng. Đau thắt lưng có tỷ
lệ mắc cao nhất trong nhóm các bệnh về khớp, khoảng 60 - 90% dân số
trong cuộc đời đã từng bị đau thắt lưng. Tỷ lệ mắc đau thắt lưng điều tra tại
một thời điểm giao động từ 12 - 30% [34],[39].
Đau thắt lưng thường xảy ra ở người trưởng thành, khoảng 50% số
người ở độ tuổi lao động bị đau thắt lưng hàng năm. Theo số liệu của Tổ
chức Y tế Thế giới, đau thắt lưng là nguyên nhân thường gặp gây tình trạng
ốm đau và mất sức lao động ở người dưới 45 tuổi, thời gian nghỉ việc do đau
thắt lưng chiếm 63% tổng số ngày nghỉ ốm của những người lao động. Chi
phí cho điều trị đau thắt lưng khá cao, theo ước tính ở Mỹ, tổng chi phí để
điều trị, đền bù sức lao động và thiệt hại về sản phẩm lao động do đau thắt
lưng gây ra khoảng 63 - 80 tỷ USD. Ở Anh, mỗi năm có khoảng 1,1 triệu
người đau thắt lưng và chi phí cho y tế khoảng 500 triệu USD [12], [45].
Hội chứng thắt lưng hông là bệnh lý của hệ vận động nên có thể áp
dụng một hay kết hợp nhiều phương pháp điều trị (nội khoa, ngoại khoa, vật
lý trị liệu…). Từ trước đến nay điều trị nội khoa vẫn là phương pháp được sử
dụng phổ biến tại các cơ sở y tế. Tuy nhiên do chủ yếu chỉ tác động theo cơ
chế hoá học nên phương pháp này có một số hạn chế như tác dụng chậm, có
tác dụng phụ của thuốc, khơng giải quyết được một số nguyên nhân mang tính
chất gây tổn thương cơ học của cột sống. Hiện nay vật lý lí trị liệu đang được
xem là một giải pháp tốt giải quyết các triệu chứng và cả nhiều nguyên nhân
gây ra hội chứng thắt lưng hông.
Tại bệnh viện Đa khoa Trung ương Thái Nguyên việc điều trị hội
chứng thắt lưng hông bằng các thuốc kháng viêm, giảm đau, sinh tố nhóm B



2

là phổ biến và đã được thực hiện từ rất lâu. Một số phương pháp vật lý trị liệu
trong đó có kỹ thuật kéo giãn cột sống được áp dụng vào điều trị từ những
năm đầu của thế kỷ này. Phần lớn đối tượng được thực hiện thủ thuật kéo giãn
cột sống là những bệnh nhân điều trị ngoại trú tại khoa Phục hồi chức năng
của bệnh viện. Một số bệnh nhân điều trị nội trú tại khoa thần kinh, ngoài việc
dùng thuốc cũng được kết hợp kéo giãn cột sống trong quá trình điều trị. Qua
khảo sát sơ bộ tình hình điều trị hội chứng thắt lưng hơng tại Bệnh viện chúng
tơi nhận thấy kết quả điều trị có nhiều khả quan, số lượng bệnh nhân đau thắt
lưng đến chữa bệnh tại bệnh viện ngày một nhiều. Tuy nhiên kết quả điều trị
ở mỗi bệnh nhân có sự khác nhau và có liên quan đến các yếu tố như: tuổi,
giới, nghề nghiệp, thời gian mắc bệnh, thể trạng người bệnh, bệnh kèm theo,
sự tuân thủ phác đồ điều trị của bệnh nhân…đây cũng là một vấn đề chưa
được nhiều tác giả quan tâm nghiên cứu. Với mong muốn xác định được thực
tế kết quả điều trị hội chứng thắt lưng hông bằng phương pháp kết hợp nội
khoa và kéo giãn cột sống tại Bệnh viện Đa khoa Trung ương Thái Ngun và
so sánh với các cơng trình nghiên cứu khác. Đồng thời tìm hiểu một số yếu tố
yếu tố ảnh hưởng đến kết quả của phương pháp điều trị này, chúng tôi tiến
hành đề tài nghiên cứu: “Kết quả điều trị bệnh nhân hội chứng thắt lưng
hông bằng phương pháp kết hợp nội khoa và kéo giãn cột sống tại Bệnh
viện Đa khoa Trung ương Thái Nguyên” với 2 mục tiêu:
1. Đánh giá kết quả của phương pháp điều trị nội khoa và kết hợp kéo
giãn cột sống thắt lưng trong điều trị bệnh nhân hội chứng thắt lưng hông tại
Bệnh viện Đa khoa Trung ương Thái Nguyên.
2. Phân tích một số yếu tố liên quan đến kết quả điều trị bệnh nhân
hội chứng thắt lưng hông bằng phương pháp kết hợp nội khoa và kéo giãn
cột sống.



3

Chƣơng 1
TỔNG QUAN
1.1. Những vấn đề cơ bản về hội chứng thắt lƣng hông
1.1.1. Sơ lược về giải phẫu và sinh lý cột sống thắt lưng
Cột sống thắt lưng gồm 5 đốt sống, được đánh số từ L1 đến L5, có 4
đĩa đệm và 2 đĩa đệm chuyển đoạn (ngực - thắt lưng và thắt lưng - cùng). Cột
sống thắt lưng có cấu tạo giải phẫu phù hợp chức năng là tham gia vận động
với động tác có biên độ rộng, linh hoạt như gập, duỗi, nghiêng và xoay, đồng
thời cịn có chức năng chịu lực nâng đỡ nửa trên cơ thể. Trong từng đoạn cột
sống có nhiều đơn vị chức năng gọi là đoạn vận động, theo khái niệm của
Junghanns và Schmorl đoạn vận động là một đơn vị cấu trúc và chức năng
vận động của cột sống gồm các thành phần: nửa phần thân đốt sống lân cận,
dây chằng trước, sau, dây chằng vòng, khớp đốt sống và tất cả phần mềm,
những bộ phận ở cùng đoạn cột sống tương ứng, lỗ sống, lỗ liên đốt cũng như
những khe khớp giữa mỏm gai sau, gai ngang của đốt sống [7],[29].
Nhân nhày

Hình 1.1. Mơ hình đoạn vận động của cột sống
Như vậy tất cả những biến đổi gây tác động về giải phẫu, sinh lý, chức
năng của đoạn vận động cột sống đều có thể là nguyên nhân dẫn đến ĐTL.


4

1.1.2. Nguyên nhân gây ra hội chứng thắt lưng hông
1.1.2.1. Nguyên nhân tại cột sống
- Nguyên nhân có nguồn gốc từ đĩa đệm
+ Thoái hoá đĩa đệm (hư đĩa đệm) là nguyên nhân hay gặp, có thể

chiếm tới 85% các trường hợp. Các thay đổi thoái hoá hoặc lồi đĩa đệm ở ít
nhất 1 đĩa đệm thắt lưng gặp ở 35% bệnh nhân trong độ tuổi 20 - 39 và hầu
như gặp ở tất cả các bệnh nhân trên 50 tuổi [2], [22].
+ Rách vòng sợi của đĩa đệm, do một phần ba ngồi của đĩa đệm có các
dây thần kinh nên khi rách vịng sợi ở vùng này có thể gây đau lưng và chi dưới.
+ Thoát vị đĩa đệm gây triệu chứng chèn ép rễ thần kinh.
+ Hẹp ống sống gây chẻn ép tuỷ sống và rễ thần kinh. Hẹp ống sống
mắc phải có thể do thối hố cột sống, lồi hoặc thoát vị đĩa đệm, thoái hoá
dây chằng, trượt đốt sống.
- Nguyên nhân từ hệ thống cơ: những thay đổi về sự thăng bằng của hệ
thống cơ cột sống có thể dẫn đến nguy cơ ĐTL.
- Nguyên nhân do dây chằng: ở bệnh nhân thoái hoá nặng các dây
chằng trở nên dày và mất tính đàn hồi, khiến cho ống sống có thể hẹp lại khi
cột sống ở tư thế duỗi do dây chằng lồi vào trong ống sống.
- Hư đốt sống (thoái hoá đốt sống): thoái hố thân sống là các thay đổi
thối hố khơng do viêm nhiễm xảy ra ở thân sống.
- Loãng xương: loãng xương có thể là nguyên phát ở người lớn tuổi
(týp II), phụ nữ sau mãn kinh (týp I) hoặc loãng xương thứ phát do bất động
lâu, do bệnh về chuyển hoá hay do dùng corticoid kéo dài.
- Nguyên nhân do bất thường bẩm sinh cột sống: các rối loạn nguồn gốc
phôi thai của cột sống, rối loạn liên quan đến q trình đóng ống sống, vẹo cột
sống…là những ngun nhân bẩm sinh gây ĐTL.


5

- Các nguyên nhân khác gây tổn thương tại cột sống: tổn thương cột
sống thắt lưng do chấn thương, các nguyên nhân do viêm, các khối u, các
trường hợp thất bại sau phẫu thuật đều có thể gây ĐTL [19], [20], [21].


Hình 1.2.Mơ tả các vị trí giải phẫu khi tổn thƣơng gây ra đau thắt lƣng
1.1.2.2.Nguyên nhân ngoài cột sống
Khi nghiên cứu các nguyên nhân ngoài cột sống, các tác giả thấy rằng
tổn thương các tạng trong, ngoài ổ bụng và tiểu khung có thể dẫn tới ĐTL như
các bệnh thận tiết niệu, bệnh đường sinh dục, đường đường tiêu hóa… Tuy
nhiên các trường hợp ĐTL này bao giờ cũng kết hợp với các triệu chứng khác
của tạng bị bệnh. Một số yếu tố khác như yếu tố tâm thần, trường hợp thấp
khớp cận ung thư cũng có thể là nguyên nhân gây ĐTL [2], [29], [48].


6

Cơ chế đau thắt lƣng
Ðau lưng nói chung hay đau thắt lưng nói riêng được chia làm 2 nhóm
do cơ chế cơ học (mechanical low back pain) hoặc thần kinh (dây thần kinh bị
chèn ép - neurogenic low back pain).
* Cơ bắp bị căng là lý do chiếm đại đa số đau thắt lưng vì cơ học. Cột
xương sống có 6 đốt sống và nhóm đốt xương cùng tạo thành đi cột sống.
Trong 1 đốt sống lưng có hai xương lồi ra từ trong thân đốt sống gọi là gai
sống ngang và 1 xương mọc ra từ phía sau là gai sống dọc. Ðể nối liền các
đốt sống các gai cột sống ngang và dọc, có hàng tá các dây chằng để giữ
chúng với nhau và để cột sống này nối thẳng vào các đốt sống lưng. Tất cả
các dây chằng và cơ ở hai bên có thể bị dãn ra khi cột sống bị tổn thương tạo
thành gân dãn/trật gân và vì đó gây đau lưng. Có những ngun do khác gây
nên đau lưng là do thoái hoá dĩa đệm, rách dĩa đệm, hoặc là thoái hoá các mặt
khớp của đốt sống lưng. Ðau lưng vì cơ học thường bắt đầu từ chỗ rách của
đốt sống phía dưới. Loại đau cơ học này cũng có thể làm đau lan ra mông
hoặc đùi nhưng rất hiếm bị đau lan xuống đầu gối.
* Ðau do chèp ép thần kinh xảy ra ở gốc dây thần kinh nơi mà dây thần
kinh rời cột sống để đến các nơi ngoại biên. Một nguyên nhân thơng thường

là thối vị nhân đĩa đệm (herniated disk). Các dây thần kinh từ cột sống ra tạo
thành dây thần kinh toạ. Dây thần kinh toạ cung cấp cảm giác và điều khiển
vận động cơ của phần dưới của cẳng chân. Ðè ép hoặc gây kích thích rễ của
dây thần kinh thắt lưng có thể làm ảnh hưởng đến chức năng của dây thần
kinh toạ. Một trong những dấu hiệu sớm của sự đè ép của rễ thần kinh là tê
cứng vùng mà dây thần kinh chi phối cảm giác, thường là có một vùng bị đau
đó là dưới đầu gối tới bàn chân. Khi mà có sự đè ép của dây thần kinh, nơi mà
nó vừa ra khỏi cột sống lưng thì thường chính lưng có thể khơng bị đau. Cho
nên đôi lúc làm cho nhiều người nhầm lẫn vì khơng thấy đau lưng mà tổn


7

thương lại nằm ở phía thắt lưng. Cuối cùng khi mà thần kinh chi phối các cơ
bị đè ép, bắp thịt sẽ trở nên yếu và phản xạ thần kinh sẽ bị mất đi. Ðó là vì sự
chèn ép/đè ép của rễ thần kinh ngăn cản những tín hiệu thơng tin từ não bộ
đến các cơ đó để chỉ thị cho cơ bắp đó co thắt làm việc. Hẹp ống tuỷ sống
(spinal stenosis) cũng là nguyên nhân làm đau do đè ép. Trong một số người,
thối hóa tuỷ sống tạo thành hẹp ống tuỷ nơi mà dây thần kinh cột sống ở đó.
Ðây là nguyên nhân gây ra tất cả dây thần kinh nằm trong ống tuỷ bị sưng và
không còn làm việc được nữa. Một lý do là khi ống tuỷ bị nhỏ lại máu không
lưu thông đủ để cung cấp cho các dây thần kinh này. Khi chúng ta nghỉ ngơi
thì các dây thần kinh này bình thường nhưng khi chúng ta vận động thì các
dây thần kinh này cần nhiều máu và chất dưỡng khí (oxygen), nhưng vì ống
tuỷ q nhỏ sự cung cấp máu khơng tăng lên được. Ðây là lý do gây tê cả hai
chân và tê trở nên tê hơn khi đi bộ. Ðau có thể đau cả hai chân. Ðau cũng trở
nên nhiều hơn như lúc đi bộ và đỡ hơn sau một lúc nghỉ ngơi. Yếu cơ cũng
có thể xảy ra một lần nữa và thường sẽ nặng hơn khi vận động tăng hơn.
* Trong một vài trường hợp thoái vị đĩa đệm cũng có thể nhiều đến nỗi
chiếm tồn bộ ống tuỷ sống. Sự đè ép tức thời trên các dây thần kinh tuỷ

sống sẽ gây nên liệt các cơ chi phối vận động của ruột và bàng quang. Bệnh
này được gọi là "cauda equina syndrome" - triệu chứng đuôi ngựa. Nếu mà
bệnh nhân không tự chủ được đại tiểu tiện, cần thông báo cho bác sĩ ngay, đây
là trường hợp cần phải phẫu thuật [16], [23], [49].
1.1.3. Dịch tễ học đau thắt lưng
Mặc dù chưa có một giải thích nào rõ ràng về dịch tễ học của bệnh lý
đau thắt lưng, tính chất thời kỳ của bệnh đau lưng có vẻ như tập trung ở 2 thời
kỳ với tỷ lệ cao nhất vào giữa lứa tuổi 30-50 và lứa tuổi 60 (hình 40.1).
Khoảng 80% trường hợp bị đau lưng lần đầu khơng tìm thấy ngun nhân gây
tổn thương đặc hiệu. Chỉ có 6 đến 8% trường hợp tìm thấy do bị lệch đĩa đệm


8

cột sống. Một số nghiên cứu cho thấy có tới trên một nửa số trường hợp đau
lưng khỏi trong vòng 2 tuần, nhưng tỷ lệ tái phát khá cao sau một tháng hoặc
một nǎm sau. Có khoảng 5 đến 10% bệnh nhân bị đau vùng thắt lưng cấp
chuyển thành mạn tính [2], [43].
Trong nhiều trường hợp, chúng ta khơng có khả nǎng xác định chính
xác nguyên nhân sinh lý bệnh của đau lưng, do vậy chẩn đoán và điều trị
thường là không đặc hiệu. Hơn nữa, đau đã ảnh hưởng đến tình thần của
người bệnh và thường gây ra cảm giác bệnh khơng đỡ, đặc biệt là ở những
người có tiền sử khỏe mạnh. Hậu quả sau đó là cả thầy thuốc và bệnh nhân
đều trở nên thất vọng. Việc có quá nhiều cách điều trị đã cho thấy những cố
gắng của thầy thuốc thường không đem lại hiệu quả trong việc xử lý vấn đề
này. Cũng như vậy, việc đến nhiều thấy thuốc khám nhiều lần của bệnh nhân
bị đau vùng thắt lưng cho thấy sự không thỏa mãn của bệnh nhân. Các thầy
thuốc gia đình, thầy thuốc nội khoa, bác sĩ sản khoa, các bác sĩ phòng cấp
cứu, bác sĩ chỉnh hình, các nhà thần kinh, phẫu thuật thần kinh, các nhà thao
tác trị liệu, các nhà điều trị bằng nắn bóp cột sống, các nhà chữa bệnh bằng

lòng tin, các nhà châm cứu, các nhà điều trị bằng xoa bóp và lý liệu pháp, tất
cả đều điều trị đau vùng thắt lưng. Sự chẩn đoán và điều trị phụ thuộc rất
nhiều vào thầy thuốc hoặc người điều trị đầu tiên. Thí dụ bệnh nhân đến gặp
một bác sĩ phẫu thuật thần kinh trước thì có nhiều khả nǎng được làm tủy đồ
hoặc chụp CT scan. Một bệnh nhân đến gặp một nhà nắn bóp cột sống thì có
nhiều khả nǎng sẽ được tiến hành một loạt các thao tác điều trị [10], [34].
Một số yếu tố liên quan đến hội chứng thắt lƣng hông.
Dương Thế Vinh (2001) nghiên cứu trên những công nhân hái chè
nông trường Thanh Ba (Phú Thọ) cho biết tỷ lệ ĐTL là 40,3%, điều kiện lao
động vất vả, tư thế lao động gò bó là yếu tố nguy cơ dẫn đến tỷ lệ ĐTL cao
như vậy. Có sự liên quan giữa tỷ lệ ĐTL và thâm niên hái chè, nhóm có thâm


9

niên hái chè dưới 10 năm tỷ lệ ĐTL 29,76%, nhóm thâm niên trên 20 năm tỷ
lệ ĐTL cao hơn rõ rệt là 49,56% [26].
Năm 2001 Lê Thế Biểu nghiên cứu tình hình ĐTL ở một số đối tượng
lao động và đơn vị quân đội thuộc tỉnh Hải Dương, Quảng Ninh thấy tỷ lệ
ĐTL 27,29%, trong đó tỷ lệ ĐTL ở những công nhân 27,11%, ở quân nhân
làm nhiệm vụ lái xe tải, lái xe tăng là 28,08% và ở học sinh là 25,21%.
Nghiên cứu cịn cho thấy có 47,88% ĐTL sau khi nâng vác nặng. Điều tra tại
phân xưởng đóng bao của nhà máy xi măng Hồng Thạch và cơng nhân bảo
quản vũ khí ở kho KV4 thấy 100% số công nhân bốc vác (nâng vác và xếp
các bao xi măng 50 kg lên ô tô, khiêng xếp thùng đạn vào kho) đều bị ĐTL.
Có thể do tải trọng được đặt lên cột sống một cách đột ngột đã làm tỷ lệ ĐTL
cao như vậy. Có 25,21% quân nhân nghĩa vụ quân sự ở đảo bị ĐTL, điều kiện
sống của những qn nhân này ở trong mơi trường khí hậu khắc nghiệt và
luôn sống trong một tâm lý căng thẳng vì xa nhà, xa đất liền là những yếu tố
nguy cơ có thể có liên quan đến tỷ lệ ĐTL ở đối tượng này [3].

Nguyễn Đình Dũng và cộng sự nghiên cứu tình hình đau thắt lưng ở
cơng nhân may công nghiệp cho biết tỷ lệ đau thắt lưng ở cơng nhân may là
60,5%, cao gấp 2,8 lần nhóm giáo viên (p < 0,05). Có 98,2% cơng nhân may
xuất hiện ĐTL trong và cuối ca lao động, ĐTL gây ảnh hưởng tới lao động và
sinh hoạt của công nhân rõ rệt: phần lớn công nhân may (76,7%) và giáo viên
(100%) đều hạn chế công việc và hạn chế vận động do ĐTL, số công nhân bị
rối loạn giấc ngủ chiếm tỷ lệ 38,3% và hạn chế tình dục 3,9%, cao hơn nhóm
giáo viên, 11,2% cơng nhân may và 2% giáo viên phải nghỉ việc vì ĐTL. Tỷ
lệ ĐTL cấp tính và bán cấp tính là 88,7%. Nguyên nhân gây ĐTL ở công
nhân may được cho rằng do lao động ở tư thế gị bó [9].
Nghiên cứu của Lưu Thu Hà từ năm 2007 đến 2010 về thực trạng đau
thắt lưng trong công nhân nhà máy gang thép Thái Nguyên và can thiệp


10

bằng kết hợp nhiệt nóng với tập thể dục có đưa ra một số yếu tố liên quan
như: những người cơng nhân có các hoạt động tăng gánh nặng cho CSTL có
tỷ lệ đau thắt lưng là 33,4%, hơn hẳn so với những cơng nhân trong cơng việc
có các hoạt động khác (27,2%). Những người có cơng việc vượt sức chịu
đựng của họ có tỷ lệ đau thắt lưng là 40,4%, nguy cơ đau thắt lưng cao gấp
1,91 lần những người cảm thấy công việc vừa với sức chịu đựng. Những công
nhân làm việc ở tư thế đứng và cúi có liên quan đến đau thắt lưng, tỷ lệ đau
thắt lưng của những người làm việc ở tư thế đứng và cúi là 41,3%, cao hơn tỷ
lệ mắc của những người làm việc ở tư thế khác là 30,0% . Có 607/1033 người
thực hiện tư thế ngồi làm việc khơng đúng, nguy cơ đau thắt lưng cao gấp
1,43 lần những người thực hiện tư thế ngồi đúng; có 915/1033 người thực
hiện bê vật nặng không đúng, nguy cơ đau thắt lưng cao gấp 1,89 lần những
người có tư thế đúng, có 949/1033 người có tư thế xách vật nặng khơng đúng,
nguy cơ đau thắt lưng cao gấp 4,10 lần những người có tư thế xách vật nặng

đúng [12].
1.1.4. Lâm sàng, cận lâm sàng của hội chứng thắt lưng hông
1.1.4.1. Lâm sàng: hội chứng thắt lưng hơng gồm có hai hội chứng thành
phần là hội chứng cột sống và hội chứng rễ thần kinh.
* Hội chứng cột sống:
- Đau: đau cột sống thắt lưng có thể xuất hiện đột ngột cấp tính tự phát
hoặc sau chấn thương, nhưng cũng có thể xuất hiện từ từ theo kiểu bán cấp
hoặc mạn tính. Đau thường khu trú rõ ở những đốt sống nhất định. Cường độ
đau nếu cấp tính có thể dữ dội, nếu bán cấp và mạn tính có thể chỉ âm ỉ.
- Điểm đau cột sống: khi khám ấn trên mỏm gai các đốt sống bệnh
nhân sẽ thấy đau chói ở các trên đốt sống bị bệnh.
- Biến dạng cột sống: biểu hiện là thay đổi cong sinh lý cột sống thắt
lưng (giảm ưỡn, mất ưỡn cột sống thắt lưng hoặc cong sinh lý đảo ngược có


11

nghĩa là cột sống thắt lưng khơng ưỡn như bình thường mà lại gù) và lệch vẹo
cột sống.
- Giảm biên độ hoạt động của cột sống thắt lưng: Các động tác cúi,
ngửa, nghiêng, xoay cột sống đều bị hạn chế. Khi cúi: chỉ số Schober giảm (<
14/10), khoảng cách ngón tay - nền nhà tăng (> 0 cm)[5], [21].
*Hội chứng rễ thần kinh
+ Đau rễ thần kinh:
- Đau lan dọc theo đường đi của rễ thần kinh tương ứng. Tính chất đau
nhức, buốt như nhức mủ.
- Đau có tính chất cơ học (khi nghỉ ngơi giảm hoặc không đau; khi
đứng, đi lại, ho hắt hơi... đau tăng). Tuy nhiên cũng có khi bệnh nhân đau liên
tục khơng lệ thuộc vào tư thế.
- Giảm khả năng đi lại, hoạt động và sinh hoạt của bệnh nhân.

+ Các dấu hiệu căng rễ thần kinh: Đó là các nghiệm pháp nhằm phát
hiện một dây hoặc rễ thần kinh nào đó có tăng kích thích khơng?
- Điểm đau cạnh sống: ấn trên đường cạnh sống, ngang điểm giữa của
khe gian đốt bệnh nhân thấy đau.
- Các điểm đau Valleix: ấn trên một số điểm dọc đường đi của dây thần
kinh hơng to thì bệnh nhân đau.
- Dấu hiệu Lasègue: bệnh nhân nằm ngửa, 2 chân duỗi thẳng, từ từ
nâng gót chân lên khỏi mặt giường. Bình thường có thể nâng được một góc
>700 bệnh nhân khơng đau, nếu nâng một góc dưới 700 bênh nhân đau phải
gấp gối lại là dương tính
- Dấu hiệu Déjerine dương tính: ho hắt hơi bệnh nhân đau tăng.
- Dấu hiệu Siccar dương tính: gấp bàn chân về phía mu, trong khi chân
duỗi thẳng bệnh nhân sẽ thấy đau.
- Dấu hiệu Bonnet dương tính: gấp mạnh cẳng chân vào đùi và đùi vào
bụng bệnh nhân thấy đau.


12

+ Rối loạn cảm giác:
Rối loạn cảm giác nông tại vùng da do các rễ thần kinh bị tổn thương
phân bố. Trong đó có hai rễ quan trọng là rễ L5 và S1.
- Rễ L5: phân bố cảm giác cho dải da dọc mặt ngoài đùi, cẳng chân tới
mắt cá ngồi, mu bàn chân và ngón chân 1- 2.
- Rễ S1: phân bố cảm giác cho dải da dọc mặt sau đùi, cẳng chân, tới
gót chân và gan bàn chân.
+ Rối loạn vận động:
- Bệnh nhân không đi xa được do đau, đi phải nghỉ từng đoạn.
- Yếu các cơ do các rễ thần kinh bị tổn thương phân bố
. Rễ L5: nhóm cơ chày trước bị yếu, bệnh nhân gấp bàn chân về phía mu

khó khăn, khi làm nghiệm pháp đứng trên gót chân bệnh nhân đứng rất khó.
. Rễ S1: giảm sức cơ dép, bệnh nhân gặp khó khăn khi duỗi thẳng
bàn chân, khi làm nghiệm pháp đứng trên mũi bàn chân bệnh nhân đứng
rất khó khân.
+ Rối loạn phản xạ: khi có tổn thương rễ thần kinh S1 sẽ thấy giảm
hoặc mất phản xạ gân gót.
+ Rối loạn thực vật dinh dưỡng: nhiệt độ da giảm, rối loạn tiết mồ hôi,
mất phản xạ dựng lông, lông chân khô dễ gẫy, teo cơ. Các triệu chứng rối
loạn thực vật chỉ thấy rõ khi có tổn thương dây thần kinh ngoại vi. Trong tổn
thương rễ thần kinh các biểu hiện trên không rõ rệt [5],[21],[32],[35].
1.1.4.2. Cận lâm Sàng
- Chụp XQ thẳng nghiêng thường qui hoặc cộng hưởng từ vùng cột
sống thắt lưng: Có thể xác định được các nguyên nhân gây bệnh: Thốt vị đĩa
đệm, rách vịng đĩa đệm, gai cột sống, hẹp ống sống…
- Các xét nghiệm khác như công thức máu, xét nghiệm đánh giá chức
năng gan, thận chủ yếu phục vụ điều trị và tiên lượng bệnh [21]


13

1.2. Điều trị bệnh nhân hội chứng thắt lƣng hông bằng phƣơng pháp kết
hợp nội khoa và kéo giãn cột sống thắt lƣng
1.2.1. Một vài nét về các phương pháp điều trị hội chứng thắt lưng hông
Hiện nay việc điều trị hội chứng thắt lưng hông đang được áp dụng
bằng các phương pháp sau:
1.2.1.1. Điều trị bảo tồn: có rất nhiều phương pháp điều trị bảo tồn có thể lựa
chọn điều trị cho các trường hợp ĐTL
- Sử dụng thuốc: có thể sử dụng các thuốc chống viêm, giảm đau khơng
có nhân Steroid (non – steroid) hoặc loại có nhân steroid, các thuốc giãn cơ,
an thần và các Vitamin nhóm B.

- Phong bế giảm đau cạnh cột sống, phong bế vào rễ thần kinh ở lỗ
ghép khi xác định chắc chắn vị trí định chọc hoặc phong bế ngồi màng cứng
cho các trường hợp ĐTL do căn nguyên đĩa đệm.
- Tiêm Hydrocortison vào đĩa đệm: phương pháp này được Feifer HL.
là người đầu tiên tiêm cho 18 bệnh nhân năm 1956, 14 bệnh nhân kết quả tốt.
Tuy nhiên phương pháp này hiện nay khơng được áp dụng vì thao tác khó và
nhiều biến chứng [37].
- Các phương pháp Vật lý trị liệu: nhiệt trị liệu, kéo giãn cột sống, điện
trị liệu, xoa bóp…
- Điều trị bằng phương pháp Đơng y như châm cứu, bấm huyệt
[18],[42].
1.2.2.2 Điều trị bằng phương pháp can thiệp tối thiểu: phương pháp điều trị
can thiệp tối thiểu được áp dụng điều trị cho các trường hợp ĐTL có nguyên
nhân do đĩa đệm cột sống mà muốn tránh một cuộc phẫu thuật, có thể lựa chọn
điều trị bằng một trong các phương pháp sau [24].
- Liệu pháp làm mất nước bằng dung dịch ưu trương
- Phương pháp hóa tiêu nhân


14

- Phương pháp tiêm ozon oxygen vào đĩa đệm
- Điều trị giảm áp đĩa đệm bằng tia laser
1.2.2.3. Điều trị bằng phương pháp phẫu thuật: chỉ đặt ra với những trường
hợp ĐTL do thoát vị đĩa đệm cột sống mức độ nặng hoặc điều trị nội khoa thất
bại. Có thể lựa chọn áp dụng một trong các phương pháp sau [24].:
- Cắt đĩa đệm bằng đường vào phía sau
- Cắt đĩa đệm thắt lưng bằng kính vi phẫu
- Cắt đĩa đệm thắt lưng bằng nội soi vi phẫu
- Cắt đĩa đệm và hàn xương bằng đường vào phía trước cột sống

- Cắt đĩa đệm và hàn xương tự thân bằng đường vào phía sau
- Phương pháp cấy nhân đĩa đệm giả
1.2.2. Những vấn đề cơ bản trong phương pháp điều trị kéo giãn cột sống
thắt lưng hiện nay
1.2.2.1. Cơ sở sinh học của phương pháp kéo giãn cột sống[25], [36].
Kéo giãn cột sống là hình thức dùng lực thích ứng để kéo cột sống giãn ra
một cách từ từ, thường được áp dụng để kéo cột sống cổ hoặc cột sống thắt lưng.
* Vài nét tổng quan về điều trị hội chứng thắt lưng bằng phương pháp
kéo giãn cột sống
Kéo giãn cột sống đã được chứng minh là phương pháp điều trị có kết
quả và được ứng dụng từ thời kỳ cổ đại trong việc chữa trị chứng bệnh đau
vùng thắt lưng hông, dựa trên cơ sở của sự tác động làm tách rời các đơn vị
chức năng vận động của cột sống.
Điều trị thoát vị đĩa đệm bằng kéo giãn cột sống đã được Wildhagen đề
xuất từ năm 1952. Đây là một kỹ thuật có tác dụng khá tốt nhưng chỉ được
tiến hành ở các cơ sở y tế chuyên khoa.
* Cơ chế tác dụng
Làm giãn cơ tích cực: trong bệnh lý đau cột sống, sự kích thích rễ thần
kinh và đau, sẽ gây ra co cứng cơ phản xạ, nếu sự co cứng tác động trở lại sẽ


15

làm cho cơn đau càng trầm trọng hơn. Kéo giãn cột sống trước tiên lực sẽ tác
động lên cơ và gây và giãn cơ thụ động, giảm co cứng cơ và cắt đứt vịng
xốy bệnh lý đau. Tuy nhiên trong khi kéo, nếu tăng giảm lực quá nhanh có
thể gây kích thích làm tăng co cơ, do đó cần tăng giảm lực từ từ, đặc biệt là
trong bệnh lý đau cấp.
Làm giảm áp lực nội đĩa đệm: lực kéo giãn dọc theo cột sống sẽ tác
động vào nhiều điểm khác nhau của đoạn cột sống làm các khoang được giãn

rộng và có thể cao thêm trung bình 1,1mm mỗi đốt. Trong quá trình làm giảm
áp lực nội đĩa đệm, sẽ mang lại tác dụng điều trị.
Làm tăng thẩm thấu nuôi dưỡng đĩa đệm, giúp nhân nhày và đĩa đệm
căng phồng trở lại, tăng dinh dưỡng cho đĩa đệm do đó làm giảm q trình
thối hóa của đĩa đệm. Có thể giúp thu nhỏ thể tích đĩa đệm bị lồi hoặc thốt
vị (nếu khối thốt vị chưa bị xơ hóa).
Điều chỉnh sai lệch của khớp đốt sống và cột sống: trong thối hóa hoặc
thốt vị đĩa đệm do chiều cao khoang gian đốt giảm, làm di lệch diện khớp
đốt sống. Sự di lệch này tuy nhỏ nhưng nó sẽ thúc đẩy q trính thối hóa và
kích thích gây đau tăng lên. Kéo giãn cột sống làm điều chỉnh di lệch, tăng tính
linh hoạt của khớp đốt sống và giải phóng sự khóa cứng của các khớp đốt sống.
Giải phóng sự chèn ép lên các rễ và dây thần kinh sống: do làm tăng
kích thước lỗ tiếp hợp, giảm thể tích khối thốt vị… từ đó làm giảm kích
thích rễ và giảm đau.
* Các yếu tố ảnh hưởng đến lực tác dụng lên cột sống
- Trọng lượng cơ thể: lực ép lên cột sống do trọng lực là tương đối nhỏ,
chiếm khoảng 55% trọng lượng cơ thể. Trung bình ở nam giới là 39 kg. Tuy
nhiên, khi cột sống chuyển động nhanh thì trọng lượng tác động lên cột sống
lại tương đối nhiều vì lực qn tính tương đương với mức độ chuyển động.


16

- Tư thế:
+ Khi đứng hoặc ngồi thì lực tác động lên đĩa đệm lần lượt từ ngoài vào
trong là 51 kg và 71 kg, trong đó 39 kg là trọng lượng cơ thể phần còn lại là
do cơ lưng và cơ bụng.
+ Khi cúi về phía trước hoặc nâng vật nặng từ dưới đất lên thì cơ lưng
tạo ra Moment lực duỗi lớn cơ dựng sống tác động lên trung tâm đĩa đệm cột
sống với cánh tay đòn ngắn, vì thế tạo ra một lực căng rất lớn ép lên cột sống

thắt lưng.. Khi cúi hoặc nâng vật nặng căng cơ ép lên cột sống một lực gấp 5
– 10 lần trọng lượng cơ thể.
+ Lực ép lên cột sống tăng dần từ 25kg, 51kg, 71kg lần lượt từ tư thế
nằm ngửa, đứng, ngồi. Khi sách một vật nặng 5 kg với cánh tay dạng lực này
là 194 kg và tăng tới 561 kg khi nâng một vật 30 kg từ mặt đất. Đĩa đệm là
nơi chịu trọng tải áp lực khá lớn ở cột sống thắt lưng, ở tư thế nằm là 15-25
kg, đứng là 100 kg, ngồi là 150 kg còn ở các tư thế nghiêng hay hạ nâng các
vật thì lực này sẽ tăng rất nhiều.
* Tóm lại: Phương pháp kéo giãn cột sống vùng thắt lưng sẽ làm giảm
áp lực của cột sống đè ép lên đĩa đệm, làm giảm chèn ép vào các các rễ của
thần kinh toạ, giảm dần triệu chứng tại vùng thắt lưng hơng và phần cơ thể
phía dưới do dây thần kinh toạ chi phối
1.2.2.2. Các kỹ thuật kéo giãn cột sống
- Nằm bàn dốc: chỉ cần một mặt bàn phẳng (giảm độ ma sát) cùng một
bộ đai cố định ở nách và ngực bệnh nhân. Lực kéo được điều chỉnh bằng góc
độ dốc của mặt bàn so với mặt phẳng nằm ngang (mặt phẳng nền), độ dốc
càng nhiều thi lực kéo càng lớn do tự trọng lượng của bệnh nhân trượt xuống
theo mặt bàn. Cách kéo này lực bị dàn đều từ chỗ cố định trở xuống, tuy
nhiên đoạn cột sống ở càng gần nơi cố định chựu lực càng lớn. Phương pháp
này đơn giản, thuận tiện dễ thực hiện ở mọi cơ sở và có thể áp dụng rộng rãi
trong cộng đồng. Hạn chế của kỹ thuật này là phụ thuộc vào trọng lượng của


17

bệnh nhân và khó khăn cho việc thực hiện kéo liên tục (gây khó chịu nhiều
cho bệnh nhân)
- Kéo giãn bằng lực đối trọng: kỹ thuật này được áp dụng ở tư thế nằm,
lực kéo thường được tập trung vào các vùng nhất định. Tại vùng định kéo
dùng 2 đai một đai cố định và một đai kéo (khoảng giữa 2 đai là phần chịu lực

kéo chủ yếu). Lực kéo xác định bằng số cân nặng của tạ kéo. Trong khi kéo
có thể tăng giảm lực kéo bằng cách thay đổi trọng lượng của tạ.
- Hệ thống kéo giãn dưới nước: là một kỹ thuật kết hợp thuỷ trị liệu và
kéo giãn cột sống. Hệ thống gồm một bể sâu khoảng 2m với nhiệt độ ấm giúp
cho giãn cơ lúc kéo. Kéo theo trục thẳng đứng được cố định ở các phao đặt ở
nách, lực kéo bằng tạ mác ở đai kéo thắt lưng. Do có sức đẩy của nước nên
lực kéo thơng thường phải lớn hơn khi kéo bình thường. [17],[44].
- Kéo giãn trên hệ thống bàn-máy kéo: hệ thống này được tự động hoá,
xử dụng nguyên lý trượt hiện đại và được xử lý các thông số qua máy vi tính.
Chế độ kéo có thể liên tục, ngắt quãng, có lực nền và có thể điều chỉnh tăng
giảm. Có thể tự điều chỉnh bằng tay hoặc đặt kéo theo chương trình, Có bộ
phận để bệnh nhân tụ ngừng kéo khi thấy khó chịu. Hiện nay các bàn – máy
kéo được sử dụng khá rộng rãi, một số bàn máy kéo được sử dụng phổ biến
như Trutrac(Mỹ), Eltrac(Hà Lan), TM 300, TM400 (nhật Bản). Tại Bệnh viện
Đa khoa Thái Nguyên đang sử dụng một số loại là Eltrac của Hà Lan,
BIOTRACK của Hàn Quốc và TM 400 do hãng ITO của Nhật Bản sản xuất.
1.3. Tình hình điều trị bệnh nhân hội chứng thắt lƣng hông hiện nay trên
thế giới và Việt Nam
1.3.1.Tình hình điều trị bệnh nhân hội chứng thắt lưng hông hiện nay trên
thế giới
1.3.1.1. Can thiệp bằng tác động vào KAP (Knowledge, Attitude, PracticeKiến thức - Hành vi - Thực hành) của đối tượng
932 bệnh nhân tuổi từ 18-65 được tham gia một thử nghiệm lâm sàng
can thiệp về tâm lý xã hội nhằm giảm thiểu sự lo lắng, trầm cảm, cải thiện


18

chất lượng cuộc sống cho những người ĐTL ở 38 Trung tâm Chăm sóc sức
khỏe Barcelona Tây Ban Nha và các khu vực lân cận. Kết quả các đối tượng
nghiên cứu đã cải thiện đáng kể hiểu biết về bệnh do vậy giảm được sự lo

lắng về bệnh.
37 đối tượng bị ĐTL cấp tính và mạn tính được Paatelma M và cộng
sự điều trị bằng tư vấn để thay đổi kiến thức, thái độ và các hoạt động trong
điều trị bệnh, đánh giá sau điều trị 3 tháng, 6 tháng và 1 năm thấy có sự cải
thiện đáng kể tình trạng ĐTL và đau thần kinh tọa ở các đối tượng trên.
Tác giả Rozenberg S cho rằng các yếu tố chính gây ĐTL trở thành mạn
tính là những yếu tố cá nhân, yếu tố tâm lý hoặc các yếu tố xã hội nghề
nghiệp trong đó các yếu tố xã hội nghề nghiệp gây nhiều ảnh hưởng hơn so
với các yếu tố vật lý, các liệu pháp làm thay đổi nhận thức, hành vi và trị liệu
phục hồi chức năng có thể cải thiện đáng kể tình trạng ĐTL .
Một bảng thống kê 495 tin tức từ báo chí và tạp chí xuất bản năm 20012003 và 2005-2006 ở Na Uy cho thấy thông tin về yếu tố nguy cơ đau thắt
lưng, phương phám khám, điều trị và phòng ngừa là chủ đề được đề cập nhiều
nhất, 44- 62% các ấn phẩm có hướng dẫn các động tác đúng trong hoạt động
hàng ngày và trong công việc, kết quả người dân có kiến thức về đau thắt
lưng tốt hơn nhờ những bài báo này.
108 bệnh nhân ĐTL mạn tính tự nguyện tham gia vào thử nghiệm lâm
sàng và được chia ngẫu nhiên vào ba nhóm điều trị: Nhóm 1 điều trị bằng
phương pháp vật lý trị liệu và vận động trị liệu, nhóm 2 điều trị vận động trị
liệu, nhóm 3 điều trị bằng tư vấn thay đổi hành vi. Trong 4 tuần đầu, khơng có
sự khác biệt kết quả điều trị giữa các nhóm, sau 6 tháng nhóm 1 giảm cường
độ đau hơn các nhóm cịn lại. Thử nghiệm cho thấý các phương pháp điều trị
riêng biệt không hiệu quả để cải thiện ĐTL mạn tính [47].


×