Tải bản đầy đủ (.pdf) (116 trang)

Nghiên cứu thực trạng cung cấp và sử dụng dịch vụ khám chữa bệnh tại bệnh viện đa khoa huyện văn yên tỉnh yên bái và đề xuất giải pháp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.15 MB, 116 trang )

1
..

ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong hệ thống y tế ở các Quốc gia bệnh viện chiếm một vị trí quan
trọng trong cơng tác chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân. Bệnh viện được
hình thành từ lâu đời, theo quan điểm thời xưa bệnh viện được xem là nhà tế
bần cứu giúp những người nghèo khổ bị ốm đau, bệnh tật; ngày nay, bệnh
viện được coi là nơi chẩn đoán và điều trị bệnh tật, nơi tiến hành các hoạt
động chăm sóc sức khỏe và các nghiên cứu y sinh học. Trong các chức năng
của bệnh viện, chức năng khám bệnh, chữa bệnh được xem là chức năng quan
trọng nhất.
Hệ thống y tế Việt Nam phân thành các tuyến [6]: tuyến trung ương,
tuyến tỉnh, tuyến huyện và tuyến xã. Tuyến y tế cơ sở bao gồm tuyến huyện
và tuyến xã, đây là đơn vị y tế gần dân nhất; giải quyết 80% khối lượng công
tác y tế tại chỗ [51]
Ngành y tế Yên Bái từ năm 2008, thực hiện Nghị định 13, 14 và Thông
tư 03 của liên bộ hệ thống y tế, nhất là y tế tuyến huyện đã được phân tách ra
các lĩnh vực; quản lý Nhà nước, khám chữa bệnh, dự phòng với các chức
năng, nhiệm vụ rõ ràng và cho đến nay các đơn vị y tế huyện đang hoạt động
khá hiệu quả [29],[30], Hệ thống y tế dự phịng hiện có 01 Trung tâm y tế dự
phòng tuyến tỉnh, 9 Trung tâm y tế huyện bảo đảm cơng tác dự phịng, triển
khai các chương trình y tế và thực hiện Chuẩn quốc gia về y tế xã. Hệ thống
khám chữa bệnh hiện có 8 bệnh viện đa khoa tuyến huyện, 01 bệnh viện đa
khoa khu vực, 01 bệnh viện đa khoa tỉnh và 4 bệnh viện chuyên khoa gồm:
Nội tiết, Lao và bệnh phổi, bệnh viện Y học cổ truyền, bệnh viện Tâm thần.
Hệ thống y tế huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái hiện nay có 01 bệnh viện đa
khoa huyện hạng 3 đảm nhiệm chức năng khám chữa bệnh cấp cứu và thực
hiện 7 nhiệm vụ theo Quy chế bệnh viện của Bộ Y tế [5]. Trung tâm y tế



2

huyện đảm nhiệm cơng tác y tế dự phịng, triển khai các chương trình y tế,
thực hiện Chuẩn quốc gia về y tế xã, tồn huyện có 27/27 xã có trạm y tế làm
nhiệm vụ chăm sóc sức khỏe ban đầu cho người dân, Phòng y tế thực hiện
chức năng quản lý Nhà nước về Y tế. Ngoài y tế cơng lập trên địa bàn cịn có
2 phịng khám đa khoa tư nhân, 4 phòng khám chuyên khoa và dịch vụ Y tư
nhân, 8 cơ sở hành nghề dược về cơ bản đã đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức
khỏe cho nhân dân trên địa bàn.
Bệnh viện đa khoa huyê ̣n Văn Yên là bệnh viện hạng III

[4] trực thuộc

Sở Y tế Yên Bái , với quy mô 95 giường bệnh kế hoạch , (giường thực kê 150
giường bê ̣nh ). Về tổ chức, bệnh viện Văn Yên có 8 khoa và 3 phòng chức
năng với tổng số 82 cán bộ trong biên chế, trong đó có 5 bác sỹ chuyên khoa
cấp 1, 15 bác sỹ, 01 dược sỹ đại học 02 cử nhân điều dưỡng và nhiều cán bộ
có trình độ cao đẳng, trung cấp, hàng năm bệnh viện luôn bảo đảm công tác
cấp cứu, khám chữa bệnh cho nhân dân trong huyện và các vùng lân cận.
Năm 2011 bệnh viện đã khám cho trên 60 ngàn lượt người bệnh, điều trị nội
trú cho trên 10 ngàn lượt, đặc biệt với một huyện miền núi xa trung tâm,
đường xá đi lại khó khăn nên trong nhiều năm qua, bệnh viện luôn chú trọng
phát triển ngoại khoa và Hồi sức cấp cứu để cứu chữa người bệnh được tốt
hơn. Năm 2011 bệnh viện đã phẫu thuật trên 1300 ca an toàn, trong lĩnh vực
Hồi sức cấp cứu bệnh viện đã cứu sống nhiều người bệnh mắc các bệnh hiểm
nghèo như nhồi máu cơ tim cấp, suy thận cấp, suy hô hấp cấp, tai biến mạch
máu não… Công suất sử dụng giường bệnh đạt 160,3% [23], [24]. Nhiều năm
liền bệnh viện ln hồn thành đạt và vượt các chỉ tiêu kế hoạch chuyên môn
được cấp trên giao.
Vâ ̣y câu hỏi đă ̣t ra là : Nhân lực , cơ sở hạ tầng - trang thiế t bi ̣y tế và

thuốc thiết yếu của bệnh viện có đủ không ? bệnh viện có cung cấ p đủ các kỹ
thuâ ̣t theo phân tuyế n c ủa Bộ Y tế hay không ? Thực tra ̣ng sử du ̣ng dich
̣ vu ̣


3

khám chữa của bệnh viện như thế nào ? Những khó khăn thuâ ̣n lơ ̣i trong viê ̣c
cung cấ p và sử du ̣ng dich
̣ vu ̣ khám chữa bệnh của bệnh viện là gì ? Hiê ̣n nay
chưa có nghiên cứu nào đề cấp đ ến. Để trả lời các câu hỏi trên , chúng tôi tiế n
hành nghiên cứu đề tài “Nghiên cứu thực trạng cung cấp và sử dụng dịch
vụ khám chữa bệnh ta ̣i bệnh viện đa khoa huyêṇ Văn Yên , tỉnh Yên Bái
và đề xuất giải pháp”, nhằm 3 mục tiêu sau:
1. Đánh giá thực trạng cung cấ p và sử dụng di ̣ch vụ khám chữa bê ̣nh tại
Bê ̣nh viê ̣n Đa khoa huyê ̣n Văn Yên, tỉnh Yên Bái năm 2011.
2. Xác định những bất cập trong cung cấ p và sử dụng di ̣ch vụ khám chữa
bê ̣nh tại Bê ̣nh viê ̣n.
3. Đề xuất một số giải pháp khắc phục nhằm nâng cao khả năng cung
cấp Dịch vụ tại Bệnh viện.


4

Chƣơng 1
TỔNG QUAN TÀ I LIỆU
1.1. Một số khái niệm
Sức khỏe: “Sức khoẻ là tình trạng thoải mái về thể chất, tinh thần và xã
hội, chứ không phải chỉ đơn thuần là khơng có bệnh hay tật” [51].
Khái niệm về bệnh viện: Theo bách khoa toàn thư “Bệnh viện hay nhà

thương là cơ sở để khám và chữa trị cho người bệnh khi bệnh của họ không
thể chữa ở nhà hay nơi nào khác, đây là nơi tập trung các chuyên viên y tế
gồm bác sỹ nội và ngoại khoa, các y tá, các kỹ thuật viên xét nghiệm, cận lâm
sàng” [25].
Khái niệm dịch vụ: Theo bách khoa toàn thư “Dịch vụ trong kinh tế học
được hiểu là những thứ tương tự như hàng hóa nhưng là phi vật chất” [25].
1.2. Phân loại bệnh viện
Hệ thống bệnh viện công ở Việt Nam được phân cấp theo quản lý hành
chính và phân tuyến kỹ thuật từ trung ương đến địa phương. Tuyến
quận/huyện thực hiện các kỹ thuật chăm sóc sức khỏe (CSSK) cơ bản, mang
tính đa khoa. Tuyến tỉnh/thành phố thực hiện CSSK với các kỹ thuật phức tạp
hơn, mang tính chuyên khoa, tiếp nhận người bệnh (NB) do tuyến huyện
chuyển đến.Tuyến trung ương là tuyến cuối cùng, thực hiện các kỹ thuật
chuyên khoa sâu và tiếp nhận người bệnh từ tuyến dưới chuyển lên [13].
Hệ thống các bệnh viện công lập hiện nay đã được Chính phủ quan tâm
đầu tư phát triển khá toàn diện trên phạm vi toàn quốc [10]. Từ năm 2008,
thực hiện Quyết định 47/TTg của Thủ tướng Chính phủ về sử dụng nguồn vốn
trái phiếu Chính phủ để dầu tư cơ sở hạ tầng cho bệnh viện [31], đến nay
100% các bệnh viện tuyến huyện đã được đầu tư, nâng cấp, xây dựng mới,


5

khắc phục được tình trạng xuống cấp, thiếu hụt giường bệnh. bên cạnh sự
nâng cấp về cơ sở vật chất, các thiết bị dùng cho chẩn đoán và điều trị tại
bệnh viện tuyến huyện đã được đầu tư về cơ bản, một số thiết bị hiện đại như
máy siêu âm 4 chiều, máy nội soi, máy xét nghiệm, bằng các nguồn vốn từ
ngân sách Nhà nước, vốn xã hội hóa, liên danh, liên kết..., cùng với nâng cấp
trang thiết bị, cơ sở hạ tầng, Bộ Y tế (BYT) cũng đã chỉ đạo về tăng cường
công tác đào tạo cán bộ [17], từ năm 2008, Bộ Y tế đã cho phép một số bệnh

viện đầu ngành như Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Trung ương Huế, Bệnh viện
Thống Nhất …được mở các khóa đào tạo sau đại học như đào tạo bác sỹ CKI,
CKII, … để đáp ứng nhu cầu về nguồn nhân lực chất lượng cao trong các cơ
sở khám chữa bệnh hiện nay. Do đó, nhiều kỹ thuật mới và phức tạp đã được
thực hiện thành cơng, trình độ và kỹ thuật y tế Việt Nam đang dần tiến bộ
ngang với các nước trong khu vực [39], góp phần chữa trị và cứu sống được
nhiều người bệnh hiểm nghèo.
* Phân hạng bệnh viện: Căn cứ vào chức năng nhiệm vụ, quy mô giường
bệnh và khả năng chuyên môn kỹ thuật các bệnh viện được phân thành 5
hạng: Hạng đặc biệt, hạng I, hạng II, hạng III và hạng IV [4]. Hạng đặc biệt
và hạng I là hạng cao nhất bao gồm một số bệnh viện có quy mơ q lớn,
trang thiết bị (TTB) hiện đại như Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Trung ương
Huế, Bệnh viện Thống Nhất…, hạng IV là thấp nhất gồm nhóm các bệnh viện
chưa xếp hạng vì chưa đạt tiêu chuẩn xếp hạng III.
Bệnh viện Đa khoa huyện (Bệnh viện hạng III) là đơn vị sự nghiệp trực
thuộc Sở Y tế, có chức năng triển khai các hoạt động khám chữa bệnh (KCB),
thực hiện 7 nhiệm vụ của bệnh viện theo Quy chế bệnh viện của BYT.
1.3. Tổ chức Bệnh viện ha ̣ng III
Cơ cấu BV ha ̣ng III có những khoa phịng sau [52].


6

Các phòng chức năng
1. Phòng Kế hoạch tổng hợp
và Vật tư – Trang thiế t bi ̣y tế
3. Phòng Y tá (Điề u dưỡng)

2. Phịng Hành chính quản trị và Tổ chức cán
bơ ̣

4. Phịng Tài chính kế tốn
Các khoa

1. Khoa Khám bê ̣nh

8. Liên khoa Tai- Mũi – Họng, Răng – Hàm –
Mă ̣t, Mắ t

2. Khoa Hồ i sức cấ p cứu

9. Khoa Xét nghiê ̣m (Huyế t ho ̣c, Hóa sinh,
Vi sinh)

3. Khoa Nơ ̣i Tở ng Hơ ̣p

10. Khoa Chẩ n đoán hình ảnh

4. Khoa Truyề n Nhiễm

11. Khoa Giải phẫu bệnh

5. Khoa Nhi

12. Khoa Chố ng nhiễm khuẩ n

6. Khoa Ngoa ̣i Tổ ng Hơ ̣p

13. Khoa Dươ ̣c

7. Khoa Phu ̣ Sản


14. Khoa Dinh dưỡng


6

BAN GIÁM ĐỐC

CÁC PHỊNG
CHỨC NĂNG
Phịng KH – TH
VTYT
Phịng HC TCCB

KHỐI CẬN
LÂM SÀNG

KHỐI LÂM
SÀNG

Khoa XN
Khoa chẩn đốn
Hình ảnh

Khoa KB

Khoa CNK
Khoa HSCC
Khoa dược và
Các khoa Cận LS #

Sơ đồ 1.1: Mô hin
̀ h tở chƣ́c của bệnh viện hạng 3

Phịng mổ

Khoa sản phụ
Khoa Ngoại
tổng hợp

Phòng TCKT

Khu phẫu
thuâ ̣t

Các khoa…….

5

Phòng YTĐD

Các Hội đồng tư vấn:
- HĐ Thuốc & ĐT,
- Hội đồng KHKT……


7

1.4. Nhiệm vụ của bệnh viện
1.4.1. Cấp cứu, khám bệnh, chữa bệnh và phục hồi chức năng
Đây là nhiệm vụ quan trọng nhất của bệnh viện. Muốn thực hiện nhiệm

vụ này bệnh viện phải có đội ngũ thầy thuốc lâm sàng giỏi, có tổ chức chặt
chẽ, có trang thiết bị và thuốc. Mục tiêu là khám và chẩn đoán sớm, đúng
bệnh, điều trị kịp thời, chăm sóc phù hợp tránh được các tai nạn điều trị, phục
hồi chức năng, mau chóng trả người bệnh về cuộc sống lao động, sản xuất
bình thường.
Có hai hình thức khám và điều trị: Khám và điều trị trong bệnh viện thì
người bệnh bắt buộc phải nằm nội trú tại bệnh viện trong suốt thời gian điều
trị nội trú và được điều trị 24/24 giờ. Khám và điều trị ngoại trú thì người
bệnh chỉ đến khám theo sự chỉ dẫn của thầy thuốc hoặc bản thân người bệnh
thấy cần, không nhất thiết phải nằm viện theo dõi trong thời gian điều trị.
Ngày nay công tác khám điều trị ngoại trú bệnh viện ngày càng được chú
trọng và phát triển. Bởi vì, nhờ đó mà bệnh viện có thể phát hiện sớm các
bệnh qua đợt khám lâm sàng và mang lại lợi ích kinh tế cao. Thông qua
nhiệm vụ khám và điều trị, bệnh viện tiến tới quản lý được bệnh tật trong khu
dân cư.
1.4.2. Phòng bệnh
Đây là quan điểm trong việc phân biệt bệnh viện ngày nay với quan niệm
trước kia. Nhiệm vụ phòng bệnh bao gồm: Phịng lây chéo các khoa, phịng
khơng cho bệnh lây từ bệnh viện ra ngoài dân cư, muốn vậy việc xử lý nước
thải, rác thải của bệnh viện phải được củng cố. Hiện nay còn rất nhiều bệnh
viện nhất là bệnh viện tuyến huyện chưa xử lý tốt nước thải và rác gây ô
nhiễm nặng và gây bệnh cho nhân dân [35]. Tham gia phát hiện và dập tắt vụ
dịch trong phạm vi được phân công. Giáo dục sức khỏe cho nhân dân, người
nhà người bệnh và nhân dân trong phạm vi phụ trách để họ tự phòng bệnh và


8

bảo vệ sức khỏe cho chính bản thân họ và cộng đồng (dự phòng cấp I). Phát
hiện sớm bệnh, điều trị sớm tránh các biến chứng cho người bệnh là thực hiện

tốt dự phòng cấp II. Ngăn chặn các biến chứng nặng và phục hồi chức năng là
dự phòng cấp III.
1.4.3. Đào tạo cán bộ y tế
Đào tạo cho mọi cán bộ y tế của bệnh viện, không ngừng nâng cao kiến
thức và khả năng về chuyên môn cũng như lĩnh vực khác. Bệnh viện có trách
nhiệm đào tạo sinh viên và học viên y khoa, đào tạo cán bộ cho tuyến dưới về
chun mơn và nghiệp vụ, các hình thức đào tạo có thể dưới dạng: Chính quy
dài hạn, bổ túc ngắn hạn, kiểm tra, đánh giá, trao đổi, tự học.
1.4.4. Nghiên cứu khoa học về y học
Nghiên cứu mơ hình bệnh tật của người bệnh tới khám, điều trị theo
mùa, vùng địa lý, dân tộc, tôn giáo, kinh tế, văn hóa. Nghiên cứu ứng dụng
hay phương pháp mới, các thuốc mới phục vụ cho nhiệm vụ của bệnh viện.
Phát huy sáng kiến cải tiến hay các phát minh nếu có. ….
1.4.5. Chỉ đạo tuyến
Nhiệm vụ này thể hiện quan điểm rất mới về bệnh viện vì thơng qua
nhiệm vụ này bệnh viện thể hiện rõ chức năng trong chỉ đạo, quản lý cơng tác
dự phịng địa phương do bệnh viện phụ trách. Nội dung chỉ đạo cụ thể là: Đào
tạo cán bộ về các chuyên khoa lâm sàng và cận lâm sàng, Cố vấn, hỗ trợ,
chuyên gia hoặc giúp tuyến dưới về công nghệ, đặc biệt chỉ đạo tuyến dưới
thực hiện 10 nội dung chăm sóc sức khỏe (CSSKBĐ) [51]
1.4.6. Quản lý kinh tế
Nhiệm vụ quản lý kinh tế đối với các bệnh viện ngày càng trở nên hết
sức nặng nề. Theo quan điểm đường lối của Đảng và Nhà nước hiện nay,
bệnh viện là đơn vị sự nghiệp có thu sẽ dần tách khỏi bao cấp chuyển sang cơ
chế tự chủ về tài chính một phần hoặc toàn bộ [2]. Theo Nghị định 43 của


9

Chính phủ, nên nhiệm vụ quản lý kinh tế của bệnh viện là một nhiệm vụ trọng

tâm hàng đầu để phát triển đáp ứng nhu cầu về dịch vụ có chất lượng phục vụ
người bệnh được tốt hơn và giảm gánh nặng cho Ngân sách Nhà nước [26]
1.4.7. Hợp tác quốc tế
Trong xu thế hiện nay nhiều bệnh viện nhất là các tuyến trung ương đề
có hợp tác với các tổ chức Quốc tế, các Bệnh viện ở các nước và các trường
đại học…để học tập, trao đổi kinh nghiệm, hợp tác về chuyên môn, đào tạo,
tài trợ trang thiết bị.
1.5. Tình hình cung cấp và sử dụng dịch vụ khám chữa bệnh tại Việt Nam
hiện nay
Theo số liệu thống kê năm 2008 của Cục quản lý khám chữa bệnh Bộ Y
tế, Việt Nam có 1.024 bệnh viện cơng với 126.772 giường bệnh (chiếm
93,3%) [8]. Song song với bệnh viện thuộc Bộ Y tế, cịn có bệnh viện do các
bộ, ngành khác quản lý như Quân đội, Công an, Bưu điện, Giao thông, Gang
thép, May mặc...Các bệnh viện này thường là bệnh viện đa khoa và điều
dưỡng phục hồi chức năng, chủ yếu phục vụ cho cán bộ công nhân viên của bộ,
ngành đó. Quy mơ của các bệnh viện này thường ở mức trung bình và nhỏ [6].
Ở khu vực tư nhân, đến nay cả nước có 68 bệnh viện với hơn 4.000
giường bệnh, hơn 30.000 phòng khám, dịch vụ y tế tư nhân (chiếm 3,7% và
2,2%). Số lượng các cơ sở y tế ngồi cơng lập nhiều nhưng quy mơ cịn manh
mún, nhỏ lẻ. Tỷ lệ bệnh viện tư và giường bệnh tư của Việt Nam là rất thấp so
với các nước trong khu vực như Thái Lan (30% và 22,5%), Indonesia (42%
và 32%), Malaysia (62,4% và 164,4%), Philippin (67% và 50%) [6].
Nhìn chung các bệnh viện Việt Nam có quy mơ nhỏ. Số bệnh viện dưới
100 giường chiếm gần 70% (570 bệnh viện). Số bệnh viện có quy mô 101 300 giường chiếm 20% (165 bệnh viện); số giường từ 300 - 500 giường
chiếm 7,2%; số từ 501 - 700 giường chiếm 2,4% (20 bệnh viện). Có 8 bệnh


10

viện trên 700 giường, khoảng 1%, trong đó có 3 bệnh viện có quy mơ trên

1.000 giường là Bạch Mai, Trung ương Huế và Chợ Rẫy [43]. So với quy mô
giường bệnh của các bệnh viện của một số nước trong khu vực cũng rất khác
nhau: số giường bình quân của bệnh viện ở Malaysia là 288 giường, của
Trung Quốc là 138,7. Theo số liệu năm 2008 của 932 bệnh viện có báo cáo,
trong đó có 559 bệnh viện tuyến huyện, thị thì năm 2008 số giường tại các
bệnh viện tuyến huyện chiếm 35,1 %, số lượt khám bệnh tại tuyến huyện
chiếm 49,9 %, số lượt điều trị ngoại trú là 42,8%, số lượt điều trị nội trú là
40,2%, công suất sử dụng giường bệnh bình quân tại các bệnh viện tuyến
huyện là 101% [12]. Theo như báo cáo của Bô ̣ Y tế năm 2007, tỷ lệ sử dụng
dịch vụ y tế Việt Nam rất thấp , chỉ khoảng từ 0,3 đến 0,5 lầ n khám bê ̣nh hàng
năm cho mô ̣t đầ u người ta ̣i các dic̣ h vu ̣ khám chữa bệnh cơ sở , trong khi đó ở
các nước đang phát triển khác các chỉ số này trung bình khoảng 4 đến 5 lầ n
khám chữa bệnh (KCB) cho mô ̣t người mô ̣t năm [6],[61],[62].
Tại Yên Bái trong nhiều năm qua, hệ thống y tế nhất là y tế cơ sở đã
được quan tâm về chính sách thu hút cán bộ, cơ chế tài chính [53],[54],
khuyến khích đào tạo nguồn nhân lực [56], củng cố cơ sở vật chất, trang thiết
bị đến nay toàn tỉnh đã có 149/180 xã đạt Chuẩn quốc gia về y tế xã theo tiêu
chí của Bộ Y tế (Quyết định 370/2002/ QĐ-BYT), các dịch vụ y tế đã được
cung ứng ngày càng gần dân hơn và chất lượng tốt hơn. Nếu như trước đây
hầu hết các ca đẻ là do các bà đỡ dân gian thực hiện ở tại nhà thì hiện nay trên
95% số ca đẻ được thực hiện ở trạm Y tế hoặc bệnh viện do cán bộ y tế đỡ.
Chính vì các dịch vụ được cung ứng tốt hơn, thuận tiện hơn cùng với sự quan
tâm hơn của đối với sức khỏe nên các cơ sở y tế từ trạm y tế xã đến bệnh viện
ngày càng thu hút nhiều người bệnh đến khám và điều trị. Theo số liệu báo
cáo của Sở Y tế Yên Bái năm 2009 thì số lượt khám bệnh bình quân/ người/
năm là 1,69 lượt [49], tỷ lệ này cao hơn so với tỷ lệ chung của cả nước [8].


11


* Về quản lý chất lượng dịch vụ khám chữa bệnh: Nâng cao chất lượng
CSSK người bệnh là mục tiêu số một của bệnh viện trong công tác quản lý
chuyên mơn.
* Đề cập đến chất lượng chăm sóc sức khỏe người bệnh: Chất lượng
CSSK người bệnh bao gồm khám chữa bệnh và chăm sóc điều dưỡng (ĐD)
[51]. Theo người bệnh: Chất lượng CSSK là người bệnh được điều trị đúng
mức, được thương yêu, tôn trọng. Theo thầy thuốc: Chất lượng CSSK là sử dụng
kiến thức, kỹ thuật tiên tiến cho người bệnh. Theo quản lý bệnh viện (BV) [52],
chất lượng CSSK cho người bệnh tốt khi có bác sỹ giỏi, có phịng điều trị tốt.
Như vậy chất lượng CSSK cho người bệnh tốt là: Có hiệu quả, khoa học,
thích hợp với người bệnh, an tồn khơng gây biến chứng, người bệnh tiếp cận
được và chấp nhận với sự hài lòng, ít tốn kém so với cách điều trị khác.
* Đánh giá chất lượng chuyên môn bệnh viện dựa vào các tiêu chuẩn
theo quy định của Bộ Y tế [52].
- Tỷ lệ sử dụng giường bệnh: Tuyến huyện > 70%
- Ngày điều trị trung bình: Tuyến huyện < 6 ngày
- Thời gian chờ đợi: Cấp cứu được khám chữa ngay, khám bệnh (KB),
xét nghiệm (XN), điện quang chờ không quá 1 giờ.
- Phẫu thuật: Chỉ định phẫu thuật và điều trị theo đúng phương pháp chẩn
đốn, quy trình kỹ thuật tỷ lệ nhiễm khuẩn sau mổ < 10%
- Tỷ lệ chết các loại bệnh: ỉa chảy < 1%
+ Ỉa chảy không mất nước: 0
+ Viêm cấp đường hô hấp: < 3%
- Một số chỉ số đánh giá chất lượng chuyên môn:
+ Khơng có người bệnh chết do tai biến sản khoa
+ Khơng có uốn ván Bệnh viện
+ Tỷ lệ lt ở bệnh viện do nằm lâu


12


+ Chất lượng của xét nghiệm, Xquang, đạt yêu cầu
+ Vơ khuẩn tiệt khuẩn tốt
+ An tồn điều trị: Sử dụng an tồn hợp lý thuốc
+ Chăm sóc y tá Điều dưỡng: Chăm sóc tồn diện
+ Đủ trang thiết bị theo tiêu chuẩn
+ Đội ngũ chun mơn kỹ thuật có học hàm, học vị, tay nghề giỏi
- Tỷ lệ nhân lực:
+ Tính theo tỷ lệ được phân phối: 1,1-1,2/GB
+ Cách bố trí:
Khu vực lâm sàng chiếm: 60-65%
Khu vực cận lâm sàng & dược chiếm: 12-15%
Khu vực quản lý – hành chính: 18-20%
Tỷ lệ bác sỹ/ Điều dưỡng, KTV, Hộ sinh: 1/3
Tỷ lệ Dược sỹ đại học/ bác sỹ: 1/8 – 1/15
Tỷ lệ dược sỹ đại học/ dược sỹ trung học: 1/2 – 1/3
1.6. Những bất cập trong cung cấ p và sƣ̉ du ̣ng dich
̣ vu ̣ khám chƣ̃a bênh
̣
tại Bệnh viện của Việt Nam
* Về nhân lực: Năm 2005, tỷ số bình quân giữa cán bộ nhân viên/một
giường bệnh chung cả nước xấp xỉ là 0,92 và nếu tính cả số cán bộ hợp đồng
là 1,15. Trong đó, số cán bộ hợp đồng của tuyến trung ương là 20,9%, bệnh
viện tỉnh là 22,2%, tuyến huyện là 11,8%. Tỷ số bình quân giữa số cán bộ trên
một giường bệnh ở các bệnh viện trực thuộc Bộ Y tế cao hơn (1,38) so với
bệnh viện tỉnh (1,13) và huyện (1,09); các bệnh viện thuộc các bộ ngành, tỷ số
bình quân giữa số cán bộ nhân viên/một giường bệnh thấp hơn (khoảng 1).
Bình qn cứ 10 giường thì có 2 bác sĩ và 3 y tá. Tỷ số y tá/điều dưỡng so với
bác sĩ còn thấp và bất hợp lý. Tỷ số chung cho các bệnh viện vào khoảng 1,5
điều dưỡng/1 bác sĩ. Tỷ số này thấp nhất ở các bệnh viện trực thuộc Bộ Y tế



13

là 1,22 và cao nhất ở các bệnh viện tỉnh là 1,56. Nếu so với mục tiêu chiến
lược của Bộ Y tế về đổi mới công tác điều dưỡng theo định hướng chăm sóc
tồn diện bệnh nhân và tỷ số điều dưỡng/bác sĩ cần phải đạt ít là 2,5 thì các
bệnh viện ở tất cả các tuyến đều chưa đạt được [34].
Sự thiếu hụt điều dưỡng, cả về số lượng và chất lượng tại các bệnh viện
đều rất lớn nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc tồn diện người bệnh. Sự bất
hợp lí về cơ cấu, số lượng cán bộ viên chức y tế và phân bố nhân lực mất cân
đối giữa các vùng miền sẽ ảnh hưởng lớn đến chất lượng cơng tác chăm sóc
và khám chữa bệnh cho bệnh nhân [50]. Nghiên cứu của Phan Trọng Quyền
(2009) về chất lượng khám chữa bệnh tại Bệnh viện đa khoa thành phố Bắc
Giang đã cho thấy tình hình nhân lực thì thiếu cán bộ so với quy định ( đạt
90,9%); tỷ lệ điều dưỡng viên/ bác sỹ thấp (1,76). Về cơ sở vật chất (diện tích
đất sử dụng, nhà làm việc) quá chật hẹp, thiếu thốn (đạt 26,46%). Ngân sách
nhà nước cấp chỉ chiếm 11,10% trong tổng số kinh phí chi phí cho hoạt động,
thiếu quá nhiều trang thiết bị y tế hiện đại [47].
* Về nguồn tài chính bệnh viện: Nguồn tài chính bệnh viện cơng có từ 4
nguồn: ngân sách Nhà nước, viện phí, Bảo hiểm y tế, và nguồn khác. Ngân
sách Nhà nước cấp cho các bệnh viện tuyến tỉnh, huyện theo chỉ tiêu kế hoạch
giường bệnh; trung ương theo quy mô dân số. Trên thực tế, số lượng giường
bệnh tại các địa phương chưa phải là chỉ số hợp lí về nhu cầu nguồn lực vì nó
khơng phản ánh đầy đủ thực tế năng suất và hiệu quả hoạt động các bệnh
viện. Với mức đầu tư thấp cho chăm sóc sức khoẻ như hiện nay (chiếm
khoảng 29% tổng nguồn thu của bệnh viện, qua kiểm tra 731 bệnh viện năm
2007 của Bộ Y tế cho thấy nguồn thu chủ yếu của bệnh viện là viện phí chiếm
59,4% các nguồn thu và tăng hơn 26,5% so với năm 2006. Từ năm 2002, một
số bệnh viện thực hiện cơ chế tự chủ tài chính theo Nghị định số 10/2002/NĐCP để cụ thể hoá việc phân cấp cho các đơn vị sự nghiệp có thu. Nghị định số



14

10/2002/NĐ-CP đã cho phép các đơn vị tự chủ động về mặt tài chính, tổ chức
nhân lực, nhằm quản lý thống nhất nguồn thu, khuyến khích tăng thu, tiết
kiệm chi đảm bảo trang trải kinh phí hoạt động, thực hiện tinh giản biên chế
và tăng thu nhập cho người lao động trên cơ sở hoàn thành nhiệm vụ được
giao và thực hiện đầy đủ nghĩa vụ với nhà nước [42].
Sau vài năm thực hiện, năm 2006, Nghị định số 43/2006/NĐ-CP thay thế
Nghị định số 10/2002/NĐ-CP quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực
hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy và tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp cơng lập.
Ngày 09/8/2006, Bộ Tài chính ban hành Thông tư số 71/2006/TT-BTC hướng dẫn
thực hiện Nghị định số 43/2006/NĐ-CP cho tất cả các đơn vị sự nghiệp công lập.
Ngày 23/01/2008, Liên bộ Bộ Y tế - Bộ Nội vụ ban hành Thông tư liên tịch số
02/2008/TTLT/BYT-BNV hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số
43/2006/NĐ-CP đối với đơn vị sự nghiệp công lập trong lĩnh vực y tế. Theo quy
định này, Nhà nước chủ trương trao quyền tự chủ toàn diện cho các đơn vị sự
nghiệp cơng lập y tế cả về tổ chức, bố trí sắp xếp bộ máy, nhân lực và tài chính.
Đối với tự chủ tài chính thì các đơn vị được hồn tồn chủ động về nguồn thu chi
tài chính, được tự chủ trong việc sử dụng kết quả hoạt động tài chính năm để trích
lập các quỹ như: quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp, quỹ khen thưởng, quỹ phúc
lợi, quỹ dự phòng rủi ro, quỹ thu nhập tăng thêm cho người lao động [26]. Đồng
thời cho phép các đơn vị sử dụng tài sản để liên doanh, liên kết hoặc góp vốn liên
doanh với các tổ chức¸ cá nhân trong và ngoài nước để đầu tư xây dựng, mua sắm
máy móc thiết bị y tế phục vụ hoạt động dịch vụ phù hợp với các chức năng
nhiệm vụ được giao theo quy định của pháp luật [15]. Việc trao quyền tự chủ tài
chính cho các bệnh viện sẽ là địn bẩy nhằm tăng cường hiệu suất hoạt động, tiết
kiệm chi phí, tăng thêm nguồn thu từ các hoạt động dịch vụ cho các cơ sở y tế
đồng thời tăng thêm tính sẵn có của các dịch vụ y tế để đáp ứng nhu cầu phục vụ

chăm sóc sức khoẻ của nhân dân [2].


15

Thực hiện tốt các quy định và quản lí tài chính bệnh viện theo quy định
tại Nghị định số 43/NĐ-CP có liên quan đến đời sống của nhân viên và phát
triển kỹ thuật - công nghệ của bệnh viện. Tự chủ tài chính bệnh viện là vấn đề
nhạy cảm và nó liên quan đến khả năng sử dụng dịch vụ bệnh viện của các
thành phần xã hội khác nhau, liên quan đến vấn đề cơng bằng xã hội trong
chăm sóc sức khoẻ.
* Về Tổ chức quản lý bệnh viện: Quản lý bệnh viện tốt tức là sử dụng có
hiệu quả cao nguồn ngân sách, nguồn nhân lực vào trong chăm sóc sức khoẻ.
Đánh giá về vấn đề này, trong tài liệu "Những nhiệm vụ cấp bách của công
tác khám và chữa bệnh" đã chỉ rõ: "Sai phạm về Y đức, về tinh thần trách
nhiệm là vấn đề nổi cộm lớn nhất, gây tổn hại sâu sắc tới niềm tin của nhân dân.
Tai biến trong điều trị còn nhiều, đặc biệt lĩnh vực sản phụ khoa, 5 tai biến sản
khoa vẫn là những thách thức lớn".
Theo tài liệu nghiên cứu về nguồn lực, đánh giá về nâng cao năng lực
quản lý và cán bộ quản lý của các bệnh viện cũng cịn nhiều bất cập: Trình độ
của cán bộ quản lý bệnh viện cũng yếu, theo một nghiên cứu đánh giá nhu cầu
đào tạo của cán bộ quản lý y tế bệnh viện tuyến huyện, ở Việt Nam năm 1999,
chỉ có 41,1% cán bộ quản lý tuyến huyện mô tả được các bước cơ bản của
quản lý. Kết quả nghiên cứu cho thấy, ở tuyến bệnh viện huyện chỉ có 34,8%
cán bộ quản lý bệnh viện có đủ kỹ năng lập kế hoạch hàng năm. Trình độ
chun mơn của cán bộ quản lý nói chung là khá cao khoảng 50% có trình độ
chun mơn sau đại học, nhưng trình độ tin học 3,4%, ngoại ngữ 8,2%, đa số
cán bộ quản lý chưa được đào tạo về quản lý bệnh viện (89,2%), tỉ lệ biết 7
nhiệm vụ của bệnh viện thấp 45% [52].
Nhằm khắc phục những tồn tại về tình trạng quá tải, nằm ghép tại các

bệnh viện, những việc làm vi phạm đạo đức nghề nghiệp của một số cán bộ y
tế chậm khắc phục đã giảm lòng tin của nhân dân. Nguyên nhân chính là: một


16

số bệnh viện thiếu bác sỹ, bác sỹ chuyên khoa, bác sỹ cận lâm sàng, giường
bệnh điều trị nội trú, sự chênh lệch về chất lượng khám bệnh, chữa bệnh giữa
các tuyến bệnh viện, công tác giáo dục y đức, thực hiện chưa thường xuyên, sự
kiểm tra, giám sát chưa liên tục [34].
1.7. Một số giải pháp nâng cao khả năng cung cấp dịch vụ khám chữa
bệnh tại các bệnh viện của Việt Nam hiện nay
Để nâng cao khả năng cung cấp dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh cho nhân
dân, ngày 07/12/2007, Bộ trưởng Bộ Y tế đã ban hành Chỉ thị số 06/2007/CTBYT [7], đã yêu cầu các bệnh viện cần thực hiện ngay một số nội dung công
việc cụ thể:
* Hạn chế tình trạng quá tải bệnh viện:
Cần bố trí, sắp xếp lại nơi làm việc hợp lý tạo thêm buồng bệnh điều trị;
xây dựng lịch làm việc và bố trí cán bộ hợp lí, cải tiến quy trình, thủ tục khám
bệnh rút ngắn thời gian chờ đợi khám bệnh và làm xét nghiệm cận lâm sàng;
nâng cao hiệu quả điều trị nhằm rút ngắn thời gian điều trị nội trú, tăng cường
điều trị ngoại trú.
Kết quả nghiên cứu của Lê Quang Cường, Trần Thị Mai Oanh, Khương
Anh Tuấn, Dương Huy Lương và cộng sự (2007) Đánh giá tình hình quá tải
của một số Bệnh viện ở Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh cũng đã đưa ra
những giải pháp tương tự [34].
* Nâng cao năng lực tuyến cơ sở:
Có biện pháp bổ xung nhân lực, trang thiết bị y tế để nâng cao năng lực y
tế tuyến cơ sở đặc biệt tuyến quận/huyện; Thực hiện tốt quy chế vào viện, ra
viện, chuyển viện góp phần giảm quá tải cho tuyến trên.
* Đẩy mạnh xã hội hoá công tác khám bệnh, chữa bệnh:

Bệnh viện tăng cường thực hiện có hiệu quả Nghị định số 43/2006/NĐCP của Chính phủ; chủ động huy động các nguồn vốn để hiện đại hoá bệnh


17

viện; đào tạo cán bộ có trình độ chuyền mơn cao, cải tạo cơ sở hạ tầng, nâng
cấp trang thiết bị y tế theo quy định nhằm đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh của
nhân dân ngày càng cao.
* Nâng cao y đức cho cán bộ y tế phải được thực hiện thường xuyên:
Cán bộ y tế phải làm tốt chun mơn nghiệp vụ của mình, thực hiện
nghiêm các quy chế chuyên môn, đặc biệt chú ý đến thái độ trong giao tiếp
với người bệnh và người nhà người bệnh. Không lạm dụng thuốc, xét nghiệm cận
lâm sàng, dịch vụ kỹ thuật cao gây tốn kém không cần thiết cho người bệnh [20].
Tăng cường kiểm tra, giám sát và xử lý nghiêm những trường hợp vi
phạm quy chế chuyên môn trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
* Nghiên cứu của Phan Trọng Quyền (2009) về chất lượng khám chữa
bệnh tại Bệnh viện đa khoa thành phố Bắc Giang đã cho thấy, muốn nâng cao
chất lượng khám bệnh, chữa bệnh tại đơn vị là phải chống tình trạng quá tải
trong khám bệnh và người bệnh phải nằm ghép tại bệnh viện. Đơn vị cần phải
được đầu tư về: Cơ sở vật chất, kinh phí sự nghiệp y tế, tăng cường nguồn
lực, cải tiến về lề lối làm việc quản lý, giám sát các hoạt động khám bệnh,
chữa bệnh của các khoa, phòng: Quản lý và giám sát cán bộ chấp hành kỷ luật
lao động, mọi hoạt động giao tiếp ứng xử giữa nhân viên y tế với người bệnh;
giữa nhân viên y tế các khoa phịng với nhau thơng qua triển khai thí điểm tổ
chức quản lý cán bộ, giám sát điều hành hoạt động đơn vị bằng hệ thống quan
sát camera, bằng ghi hình hàng ngày [47].
1.9. Tổ chức các đơn vị Y tế tại Yên Bái hiện nay
Năm 2006 thực hiện Nghị định 171/NĐCP quy định về tổ chức các cơ
quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung
ương và Nghị định 172/ NĐ -CP của Chính phủ quy định về tổ chức các cơ

quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân huyện, thị, thành phố, tỉnh Yên Bái
[27],[28], đã tiến hành chia tách Trung tâm y tế huyện thành 3 đơn vị gồm:


18

Phòng Y tế, Trung tâm Y tế dự phòng và Bệnh viện đa khoa huyện. Từ năm
2008 đến nay hệ thống Y tế tỉnh Yên Bái đang thực hiện theo quy định tại
Nghị định 13, 14 và Thông tư 03 của liên bộ Bộ Y tế - Bộ nội vụ.
1.9.1. Về tổ chức bộ máy
* Tuyến tỉnh: Sở Y tế là đơn vị quản lý Nhà nước, gồm các bộ phận: Văn
phòng Sở, Phòng Tổ chức cán bộ, Thanh tra Sở, Phịng Kế hoạch - Tài chính,
phịng Nghiệp vụ Y, phòng Nghiê ̣p vu ̣ Dược.
- Các Chi cục trực thuộc Sở: Chi cục Dân số - KHHGĐ, Chi cục ATVSTP.
- Các đơn vị sự nghiệp y tế tuyến tỉnh: Hệ Y tế dự phòng, gồm: Trung
tâm Y tế dự phòng, Trung tâm Phòng chống Sốt rét-KST-CT, Trung tâm
Phòng chống HIV/AIDS; Trung tâm phòng chống Bệnh xã hội. Hệ điều trị,
gồm: Bệnh viện đa khoa tỉnh , Bệnh viện đa khoa khu vực Nghĩa Lộ , Bê ̣nh
viê ̣n Y học cổ truyền , Bệnh viện Lao & bệnh Phổi, Bê ̣nh viê ̣n Nội tiết , Bệnh
viện Tâm thần; Các đơn vị chuyên khoa, gồm: Trung tâm Chăm sóc sức khỏe
sinh sản, Trung tâm Kiểm nghiệm thuốc mỹ phẩm- thực phẩm, Trung tâm
Truyền thông giáo dục sức khỏe, Trung tâm Giám định Y khoa, Trung tâm
pháp y [49].
* Tuyến huyện.
- Hệ dự phòng: Gồm 9 Trung tâm Y tế huyện, thị, thành phố.
- Hệ điều trị: Gồm 08 BVĐK tuyến huyện; 19 Phòng khám ĐKKV.
- 9 Trung tâm Dân số-KHHGĐ (trực thuộc Chi cục DS-KHHGĐ).
- Có 9 Phịng Y tế huyện, thành phố (trực thuộc UBND huyện, TP).
* Tuyến xã: Có 180 Trạm y tế (TYT) xã, phường, thị trấn
1.9.2. Về tình hình nhân lực

Theo báo cáo của Phịng Tổ chức cán bộ Sở Y tế, đến năm 2010 tồn
tỉnh có tổng số: 3100 cán bộ y tế, 752 cán bộ y tế có trình độ từ đại học trở
lên, trong đó bác sỹ (BS) có 575, điều dưỡng (ĐD) đại học là 51, thạc sỹ và


19

tương đương là 213, chỉ có 2 BSCK2, 01 tiến sỹ, 34 dược sỹ đại học. Tỷ lệ 7
BS/10.000 dân [49].
1.9.3. Thực trạng các cơ sở khám chữa bệnh tại tỉnh Yên Bái
Đến năm 2011 tỉnh Yên Bái có tổng số 17 bệnh viện trong đó tuyến tỉnh
có 2 bệnh viện đa khoa, 4 bệnh viện chuyên khoa gồm Bệnh viện Y học cổ
truyền, Bệnh viện Lao và bệnh phổi, Bệnh viện Tâm thần, Bệnh viện Nội tiết.
Tuyến huyện có 8 bệnh viện đa khoa, 19 phòng khám đa khoa khu vực, 2
trung tâm thuộc hệ dự phòng cũng thực hiện chức năng khám bệnh là Trung
tâm Chăm sóc sức khỏe sinh sản và Trung tâm Phòng chống bệnh xã hội, có 2
Bệnh viện ngành đóng trên địa bàn là Bệnh viện Chè Trần Phú và Bệnh viện
Giao thông vận tải, 180 Trạm y tế xã, phường, thị trấn. Khối y tế ngồi cơng
lập có 1 bệnh viện đa khoa với quy mơ 50 giường, 5 phịng khám đa khoa,
gần 200 phòng khám chuyên khoa, phòng chẩn trị Y học cổ truyền, dịch vụ y
tế. Tổng số giường bệnh là 2.537 (tuyến tỉnh có 779 giường bệnh, tuyến
huyện là 735 giường, xã là 993 giường, tư nhân là 30 giường). Tỷ lệ giường
bệnh là 33,35/10.000 dân [49].
- Về trang thiết bị: Đến năm 2011 từ các nguồn kinh phí khác nhau như
ngân sách Nhà nước, dự án tài trợ và xã hội hóa, hầu hết các bệnh viện đa
khoa tuyến huyện đã được trang bị khá đầy đủ các thiết bị phục vụ tốt cho
chẩn đoán, điều trị đặc biệt bệnh viện đa khoa thành phố Yên Bái còn trang bị
hệ thống chạy thận nhân tạo đáp ứng về lọc máu cho người bệnh suy thận
ngay tại tỉnh. Bên cạnh các trang thiết bị y tế, các thiết bị khác như máy vi
tính, bàn ghế, phương tiện làm việc cũng được trang bị đồng bộ [49].

- Về thực hiện các kỹ thuật chuyên môn: Hầu hết các bệnh viện tuyến
huyện đều thực hiện được trên 50% danh mục kỹ thuật do Bộ Y tế quy định,
nhiều bệnh viện đã triển khai một số kỹ thuật vượt tuyến như phẫu thuật cắt
lách cấp cứu, phẫu thuật kết hợp xương, cắt đoạn ruột, cắt tử cung bán phần,


20

toàn phần, các kỹ thuật hồi sức cấp cứu như đặt nội khí quản cấp cứu, thở
máy, cấp cứu ngừng tuần hồn, suy hơ hấp cấp, ngộ độc, rắn cắn, xuất huyết
tiêu hóa…. đã được triển khai ở một số bệnh viện...Về công tác điều dưỡng
cũng được quan tâm coi trọng để nâng cao chất lượng dịch vụ như công tác tư
vấn, chăm sóc, hướng dẫn cho người bệnh, một số bệnh viện bệnh viện đã
triển khai áp dụng khá hiệu quả mơ hình chăm sóc người bệnh theo đội, mơ
hình này đã góp phần tích cực trong cơng tác nâng cao chất lượng khám chữa
bệnh tại các bệnh viện [49].

UBND
huyện

Sở Y tế
Chi cục
Dân sốKHHGĐ

Phòng
Y tế

BV ĐK

Trung

tâm Y tế

TT DS KHHG
D

Trạm
Y tế

UBND
cấp xã
Mạng lƣới nhân
viên YTTB

Mạng lƣới cộng tác
viên DS
Chỉ đạo quản lý Nhà nước và chuyên môn
Chỉ đạo về quản lý Nhà nước
Phối hợp

Sơ đồ 1.2. Hệ thống tổ chức ngành Y tế tuyến huyện - tỉnh Yên Bái


21

Chƣơng 2
ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tƣợng nghiên cứu
- Đa ̣i diê ̣n ban giám đố c bệnh viện, lãnh đạo một số khoa
- Cán bộ y tế trực tiếp điều trị, chăm sóc, phục vụ người bệnh
- Người sử dụng dịch vụ tại bệnh viện (NB hoặc người nhà NB)

- Sổ sách, báo cáo lưu về nguồn lực, hoạt động công tác khám chữa bệnh
tại Bệnh viện đa khoa huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái năm 2011.
- Các văn bản của trung ương, của tỉnh, huyện và Sở Y tế Yên Bái
2.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu
2.2.1. Địa điểm nghiên cứu
Tại bệnh viện đa khoa huyện Văn Yên , tỉnh yên Bái . Văn n là mơ ̣t
hu ̣n miền núi phía Bắc th ̣c tỉnh n Bái , có diện tích tự nhiên là 1.391,
54 km2, có 26 xã và một thị trấn với 312 thôn bản, 60 tổ dân phố. Dân số tính
đến tháng 12 năm 2010 là 115.614 người, trong đó nam giới 57.686 người
(49,9%), nữ giới 57.928 người (50,1%), dân số thành thị 10.166 người
(8,79%), nông thôn 105.448 người (91,21%). Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên là
1,14%. Mật độ dân số trung bình 83 người/ km2. Có 12 dân tộc chung sống,
chủ yếu là dân tộc Kinh, Tày, Dao, H’Mơng cịn lại là các dân tộc khác
2.2.2. Thời gian nghiên cứu
Từ tháng 1 năm 2011 đến thảng 12 năm 2011
2.3. Phƣơng pháp nghiên cứu:
2.3.1. Thiết kế nghiên cứu:
- Hồi cứu số liệu Bệnh viện năm 2011(số liệu kiểm tra BV năm 2011)
- Mô tả điều tra cắt ngang, kết hợp định lượng với nghiên cứu định tính.


22

2.3.2. Phương pháp chọn mẫu
2.3.2.1. Cỡ mẫu
- Định lượng:
+ Điều tra về tổ chức, nguồn lực và hoạt động của Bệnh viện đa khoa
huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái trong năm 2011.
+ Phỏng vấn người bệnh sau khi ra viện được tính theo cơng thức:
n  Z


p 1  p 

2
1 

2

 p . 

2

Trong đó:
n: là cỡ mẫu cần có
: là ngưỡng ý nghĩa, chọn  bằng 0,05  Z (1 -  / 2) = 1,96.
P: ước tính tỷ lệ người bệnh hài lòng với thực trạng cung cấp và sử
dụng DV KCB của BV là 50% tức p=0,5.
ε : Sai số mong muốn, độ chính xác tương đối, chọn ε = 0,2 của tỷ lệ p
Thay vào cơng thức chọn mẫu, tính được n = 96. Thực tế chúng tôi điều
tra được 120 người bệnh, được chọn ngẫu nhiên theo danh sách khám chữa
bệnh tại thời điểm nghiên cứu
- Định tính:
+ Phỏng vấn sâu : 01 phó g iám đốc phụ trách chuyên môn , 04 trưởng
khoa (Nội - Truyền nhiễm, ngoại tổng hợp, sản phụ, khoa khám bệnh), 4 cán
bộ khoa và 05 người sử dụng dịch vụ, 05 người này đã làm xong các thủ tục
ra viện được mời đến phòng đã được chuẩn bị để tiến hành phỏng vấn.
+ Thảo luận nhóm: Thảo luận nhóm 10 cán bộ của bệnh viện và được
chia làm hai nhóm.
2.3.2.2 Kỹ thuật chọn mẫu:
Chọn mẫu chủ đích: Bệnh viện Đa khoa huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái



23

* Đối với nghiên cứu định lượng:
+ Thu thập số liệu thứ cấp: Chọn chủ đích sổ sách, báo cáo về nguồn lực,
hoạt động công tác khám chữa bệnh tại Bệnh viện đa khoa huyện Văn Yên,
tỉnh Yên Bái 2011 và các văn bản về tổ chức bộ máy của bệnh viện.
+ Cách chọn mẫu người bệnh vào nghiên cứu:
Lập danh sách người bệnh ra viện trong khoảng 1 tháng tính đến thời
điểm điều tra, tổng số có 520 người bệnh, cỡ mẫu cần nghiên cứu là 96 NB,
vậy khoảng cách mẫu: k = 520: 96 ≈ 5,4 người bệnh --> kết quả thu được 120
người bệnh vào diện nghiên cứu theo khoảng cách mẫu (dựa vào danh sách cứ
cách 5 người bệnh thì lấy 1 người bệnh vào nghiên cứu). Vì số người bệnh
điều trị và ra viện ở các khoa là tương đương nên số người bệnh cần điều tra
cho 4 khoa là như nhau: Khoa Nội truyền nhiễm, Ngoại tổng hợp, Sản phụ,
Cấp cứu-Nhi mỗi khoa là 30 người bệnh.
* Đối với nghiên cứu định tính: Sử dụng kỹ thuật chọn chủ đích để chọn
các đối tượng tham gia vào phỏng vấn sâu và các nhóm thảo luận.
2.3.3. Chỉ sớ nghiên cứu:
2.3.3.1. Nhóm các chỉ số về cung cấp di ̣ch vụ khám chữa bệnh
* Các chỉ số về nhân lực:
- Tổng số cán bộ chung của Bệnh viện.
- Phân bố nhân lực theo chuyên môn; Y, dược, cán bộ khác.
- Phân bố nhân lực theo trình độ học vấn.
- Tỷ lệ cán bộ/GB
- Tỷ lệ cán bộ lâm sàng/Số cán bộ hiện có
- Tỷ lệ cán bộ cận lâm sàng/ Số cán bộ hiện có
- Tỷ lệ cán bộ quản lý- hành chính/ Số cán bộ hiện có
- Tỷ lệ BS/ĐD



24

* Các chỉ số về cơ sở h tng và trang thiÕt bÞ:
- Số lượng các khoa phịng hiện có cơ sở vật chất.
- CSVC đáp ứng theo quy định của Bộ Y tế.
- Danh mục các trang thiết bị chính hiện có so với quy chuẩn.

* Các chỉ số đánh giá chất lượng chung theo quy chuẩn:
- Công suất sử dụng giường
- Ngày điều trị trung bình/ đợt điều trị
- Thời gian chờ đối với người bệnh cấp cứu.
- Thời gian chờ khám bệnh, xét nghiệm, XQ.
- Tỷ lệ người bệnh nhiễm khuẩn sau mổ
- Tỷ lệ người bệnh chết do tiêu chảy.
- Tỷ lệ người bệnh chết do viêm đường hô hấp
- Tỷ lệ người bệnh mắc 5 tai biến sản khoa
- Tỷ lệ người bệnh loét do nằm lâu.
- Số lượng kỹ thuật thực hiện được theo phân tuyến kỹ thuật
- Số lượng kỹ thuật áp dụng mi, k thut vt tuyn

* Các chỉ số về tài chÝnh y tÕ.
- Ngân sách được cấp
- Kinh phí thu được từ Viện phí, Bảo hiểm Y tế.
- Kinh phí chi thường xuyên, chi các hoạt động.

2.3.3.2. Nhóm các chỉ số về sử dụng dịch vụ khám chữa bệnh:
* C¸c chỉ sè vỊ kÕt qu¶ khám chữa bệnh, điều trị ngoại trú, điều trị nội
trú, công suất sử dụng giường, các chỉ tiêu về cận lâm sàng, phẫu thuật, số ca

tử vong.
+ Tổng số lần khám bệnh
+ Tổng số người bệnh điều trị nội trú
+ Tổng số người bệnh điều trị ngoại trú


×