Tải bản đầy đủ (.pdf) (143 trang)

Nghiên cứu thực trạng sức khỏe bệnh tật một số yếu tố liên quan ở người mông hai huyện vùng cao mù cang chải trạm tấu tỉnh yên bái và một số giải pháp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.7 MB, 143 trang )

..

BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y – DƯỢC THÁI NGUYÊN

LƯỜNG VĂN HOM

NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG SỨC KHỎE, BỆNH TẬT,
MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN Ở NGƯỜI MÔNG
HAI HUYỆN VÙNG CAO MÙ CANG CHẢI VÀ TRẠM TẤU
TỈNH YẾN BÁI VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP

LUẬN ÁN BÁC SĨ CHUYÊN KHOA CẤP II

Thái Nguyên - 2012


BỘ Y TẾ
TRƢỜNG ĐẠI HỌC Y – DƢỢC THÁI NGUYÊN

LƢỜNG VĂN HOM

NGHIÊN CƢ́U THỰC TRẠNG SỨC KHỎE , BỆNH TẬT,
MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN Ở NGƢỜI MÔNG
HAI HUYỆN VÙNG CAO MÙ CANG CHẢI VÀ TRẠM TẤU,
TỈNH YẾN BÁI VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP

LUẬN ÁN BÁC SĨ CHUYÊN KHOA CẤP II

Chuyên ngành: Y tế công cộng
Mã số: 62 72 76 01



Hƣớng dẫn khoa học:
PGS.TS. Đàm Khải Hoàn

Thái Nguyên - 2012


ii

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan rằng các số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận án
do tôi thu thập là trung thực và chưa được công bố trong bất kỳ cơng trình
nghiên cứu khoa học nào.
Tơi xin cam đoan các thơng tin trích dẫn trong luận án đã được chỉ rõ
nguồn gốc.
Thái Nguyên, ngày 02/01/2012

Lường Văn Hom


iii

LỜI CẢM ƠN

Tơi xin được bày tỏ lịng biết ơn chân thành và sâu sắc đến thầy, Phó
Giáo sư, Tiến sỹ Đàm Khải Hồn, Phó Trưởng khoa Y tế cộng cộng, Trường
Đại học Y - Dược Thái Nguyên - Người đã tận tình hướng dẫn tơi để hồn
thành luận án tốt nghiệp này.
Tôi xin trân trọng cảm ơn Đảng ủy, Ban Giám hiệu, Khoa y tế công

cộng, Khoa Sau đại học cùng tập thể các Thầy, Cô giáo Trường Đại học Y Dược Thái Nguyên, đã tạo điều kiện giúp đỡ, giảng dạy, chỉ bảo, hướng dẫn
và đóng góp những ý kiến q báu cho tơi trong q trình học tập, nghiên cứu
và hồn thành luận án.
Tơi xin cảm ơn Ban Giám đốc và tồn thể cán bộ cơng chức Sở Y tế
tỉnh Yên Bái đã quan tâm tạo điều kiện, động viên trong thời gian tôi học tập.
Tôi xin cảm ơn Bệnh viện Đa khoa, Trung tâm Y tế các huyện Mù
Cang Chải, Trạm Tấu; Ủy ban nhân dân, Trạm Y tế và nhân dân các xã: Chế
Cu Nha, Mồ Dề huyện Mù Cang Chải, xã Bản Công, Bản Mù huyện Trạm
Tấu, tỉnh Yên Bái đã tạo điều kiện thuận lợi, giúp đỡ tôi thu thập số liệu trong
quá trình nghiên cứu.
Tơi xin cảm ơn các anh, các chị em, bạn bè đồng nghiệp và gia đình
ln động viên khuyến khích, tạo điều kiện giúp đỡ tơi trong suốt q trình
học tập, nghiên cứu và hồn thành cơng trình nghiên cứu này.
Yên Bái, ngày 02 tháng 01 năm 2012
Tác giả
Lường Văn Hom


iv

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
BC

- Xã Bản Công

BM

- Xã Bản Mù

CCN


- Xã Chế Cu Nha

CSSK

- Chăm sóc sức khỏe

CSSKBĐ

- Chăm sóc sức khỏe ban đầu

CSSKND

- Chăm sóc sức khỏe nhân dân

CSSKSS

- Chăm sóc sức khỏe sinh sản

DS-KHHGĐ

- Dân số - Kế hoạch hóa gia đình

DTTS

- Dân tộc thiểu số

GDSK

- Giáo dục sức khỏe


HGĐ

- Hộ gia đình

HTCNTT

- Hệ thống cấp nước tập trung

HVS

- Hợp vệ sinh

KHHGĐ

- Kế hoạch hóa gia đình

KCB

- Khám chữa bệnh.

MD

- Xã Mồ Dề

MCC

- Huyện Mù Cang Chải

NCKH


- Nghiên cứu khoa học

NHS

- Nữ hộ sinh

Miền núi phía Bắc

- MNPB

NVYTTB

- Nhân viên Y tế thôn bản


v

PKĐKKV

- Phòng khám đa khoa khu vực.

PCBXH

- Phòng chống bệnh xã hội

PTTT

- Phương tiện truyền thông


SD

- Sử dụng

TP

- Thành phố

TT

- Trung tâm

TrT

- Huyện Trạm Tấu

TTYT

- Trung tâm y tế

TT- GDSK

- Truyền thông giáo dục sức khỏe

TTYTDP

- Trung tâm y tế dự phòng tỉnh

TT PCBXH


- Trung tâm Phòng chống bệnh xã hội

TYT

- Trạm y tế

VSMT

- Vệ sinh môi trường.

UBND

- Ủy ban nhân dân


vi

MỤC LỤC

Trang
Trang phụ bìa ..................................................................................................... i
LỜI CAM ĐOAN …………………………………………..………………ii
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................. iiii
MỤC LỤC ........................................................................................................ iv
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ................ Error! Bookmark not defined.
DANH MỤC CÁC BẢNG............................................................................. viii
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ ......................................................................... ixi
ĐẶT VẤN ĐỀ .................................................................................................. 1
Chƣơng 1. TỔNG QUAN ............................................................................... 4
1.1. Thực trạng sức khỏe và bệnh tật của người Mông ..................................... 4

1.2. Các nguy cơ thách thức đối với sức khỏe người dân tộc thiểu số nói
chung và người Mơng phía Bắc. ................................................................. 18
1.3. Các giải pháp của Đảng và Nhà nước để CSSK người DTTS nói chung
và người Mơng nói chung ở khu vực miền núi phía Bắc............................ 26
1.4. Vài nét khái quát về huyện Mù Cang Chải, Trạm Tấu ............................ 29
Chƣơng 2. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............. 31
2.1. Đối tượng nghiên cứu............................................................................... 31
2.2. Địa điểm, thời gian nghiên cứu ................................................................ 31
2.3. Phương pháp nghiên cứu .......................................................................... 31
Chƣơng 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ........................................................ 42
3.1. Thực trạng sức khoẻ, bệnh tật của người Mông ở hai huyện Mù Cang
Chải, Trạm Tấu tỉnh Yên Bái ...................................................................... 42


vii

3.2. Tình hình nhân lực y tế, cơ sở vật chất trạm y tế và kết quả thực hiện 10
chuẩn quốc gia về y tế xã ở các xã và huyện nghiên cứu Error! Bookmark
not defined.
3.3. Các yếu tố liên quan đến sức khỏe, bệnh tật của người Mông ........... 54
3.4. Các giải pháp CSSK cho người Mông ở 2 huyện Mù Cang Chải, Trạm
Tấu tỉnh Yên Bái ........................................................................................ 71
Chƣơng 4. BÀN LUẬN ................................................................................. 80
4.1. Thực trạng sức khoẻ, bệnh tật của người Mông tại hai huyện Mù Cang
Chải, Trạm Tấu tỉnh Yên Bái năm 2010 ..................................................... 80
4.2. Các yếu tố liên quan đến sức khỏe, bệnh tật của người Mông ........... 92
4.3. Các giải pháp CSSK cho người Mông ở 2 huyện Mù Cang Chải, Trạm
Tấu tỉnh Yên Bái ........................................................................................ 96
KẾT LUẬN .................................................................................................. 100
KIẾN NGHỊ ................................................................................................. 103

TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................. a
PHỤ LỤC .......................................................................................................... h


viii

DANH MỤC CÁC BẢNG

Số

Tên bảng

Trang

3.1

Chiều cao, cân nặng và BMI của học sinh THPT người Mông

32

3.2

Kết quả BMI học sinh trung học phổ thông

33

3.3

Mối liên quan giữa các yếu tố với BMI thấp của HS THPT


35

3.4

Tỷ lệ suy dinh dưỡng của trẻ < 5 tuổi

36

3.5

Mối liên quan giữa các yếu tố với tình trạng SDD thể nhẹ cân
của trẻ < 5 tuổi

3.6

Một số chỉ tiêu kinh tế văn hóa của các hộ gia đình người Mơng
ở các xã điều tra

37

39

3.7

Tình hình vệ sinh mơi trường

40

3.8


Tình hình chăm sóc sức khoẻ cho bà mẹ và trẻ em

41

3.9

Tình hình thực hiện chương trình DS-KHHGĐ

43

3.10 Tình hình bệnh tật trong 2 tuần qua ở các hộ gia đình

45

3.11 Tình hình sử dụng các dịch vụ y tế

46

3.12 Mối liên quan giữa KT, VH, XH với bệnh tật của người dân

48

3.13 Mối liên quan giữa yếu tố VSMT với bệnh tật của người dân

49

3.14 Tình hình nhân lực tại các xã nghiên cứu

51


3.15 Tình hình nhân lực tại các đơn vị y tế của hai huyện Trạm Tấu,
Mù Cang Chải

52

3.16 Tình hình cơ sở vật chất, trang thiết bị tại các xã nghiên cứu

53

3.17 Kết quả chấm điểm theo 10 Chuẩn quốc gia về y tế xã giai đoạn

56


ix

2001-2010, tháng 12 năm 2010

DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ

Số

Tên biểu đồ

Trang

3.1 Tỷ lệ BMI học sinh THPT tại hai huyện nghiên cứu

34


3.2 Tỷ lệ suy dinh dưỡng tại hai huyện điều tra

37

3.3 Tình hình sử dụng nhà tiêu tại các hộ được điều tra

41

3.4 Tỷ lệ phụ nữ đẻ tại nhà và tại cơ sở y tế tại các hộ được điều tra

43

3.5

Tình hình lựa chọn nơi và phương pháp chữa bệnh của các hộ có
người ốm được điều tra

3.6 Mối liên quan giữa yếu tố VSMT với bệnh tật của người dân

47
50


1

ĐẶT VẤN ĐỀ

Miền núi vùng cao, vùng người dân tộc thiểu số sinh sống luôn được
Đảng và Nhà nước dành nhiều sự quan tâm đặc biệt [3]. Nhưng các chỉ số sức
khỏe của người dân tộc thiểu số ở miền núi phía Bắc thường thấp hơn các khu

vực khác ở nước ta. Theo báo cáo của Bộ Y tế, năm 2009 tỷ suất sinh thô
vùng Đồng bằng Sông Hồng là 17,6%o, của vùng núi phía Bắc là 19,6%o. Tỷ
suất chết thô vùng Đồng bằng Sông Hồng là 7,2%o, của vùng núi phía Bắc là
6,6%o. Tỷ suất chết trẻ em < 1 tuổi vùng Đồng bằng Sông Hồng là 12,4%o,
của vùng núi phía Bắc là 24,5%o. Tuổi thọ trung bình người dân tộc thiểu số
thấp: Tuổi thọ trung bình năm 2009 tồn quốc là 72,8 cịn ở miền núi phía bắc
mới đạt 70 tuổi...[18]. Trong các dân tộc thiểu số ở miền núi phía Bắc thì
người Mơng là một trong số ít dân tộc có chỉ số sức khỏe kém nhất [35], [39].
Người Mơng ở miền núi phía Bắc phân bố rải rác ở vùng biên giới Việt
Trung, Việt Lào. Theo Tổng điều tra dân số năm 2009, người Mông ở nước ta
có khoảng 1 triệu người sống tập trung ở miền núi phía Bắc [55].
Thơng qua các chính sách đầu tư phát triển cho các huyện miền núi,
vùng cao và vùng dân tộc ít người về cơ sở hạ tầng, đường giao thơng, trường
học, trạm xá cũng như chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội khác, thu
nhập và đời sống của người dân tộc thiểu số ở miền núi phía Bắc từng bước
được cải thiện và nâng lên rõ rệt. Nhưng tất cả các cố gắng đó chưa đáp ứng
được yêu cầu phát triển đối với miền núi, vùng sâu, vùng xa như Yên Bái và
các tỉnh miền núi khác. Nhiều chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước
chưa được thực hiện kịp thời, hiệu quả chưa cao, từ đó nguy cơ vùng miền
núi, vùng sâu vùng xa, vùng đồng bào dân tộc ngày càng tụt hậu so với các
vùng khác trong cùng một khu vực, một tỉnh [11], [21], [22].


2

Ngành Y tế Yên Bái, với chức năng nhiệm vụ chăm sóc, bảo vệ và
nâng cao sức khỏe cho nhân dân các dân tộc trong tỉnh. Trong những năm qua
nhờ sự đầu tư của nhà nước về CSVC, trang thiết bị y tế, nhu cầu chăm sóc
sức khỏe nhân dân trên địa bàn đã đạt được những thành tựu đáng kể như
khống chế bệnh sốt rét, bệnh phong, các bệnh do thiếu hụt Iốt và nhiều bệnh

tật khác. Tuy nhiên, Mù Cang Chải và Trạm Tấu là 2 huyện vùng cao của tỉnh
Yên Bái có dân số chủ yếu là người Mông và là hai trong tổng số 62 huyện
nghèo nhất cả nước [52]. Vấn đề chăm sóc sức khỏe cho người Mơng tại đây
vẫn cịn nhiều hạn chế so với các vùng khác; nhiều bệnh tật vẫn có nguy cơ
phát thành dịch, việc khám chữa bệnh cũng gặp khó khăn, mơi trường sống bị
ơ nhiễm nghiêm trọng, trình độ dân trí thấp, nhiều phong tục, tập quán lạc hậu
như: Tảo hôn, đẻ nhiều, cúng ma khi ốm, đau ...đã ảnh hưởng lớn đến cơng
tác chăm sóc sức khỏe nhân dân trên địa bàn [35], [37], [54].
Để có những bằng chứng giúp cho các nhà hoạch định chính sách của
tỉnh n Bái có một cách nhìn tổng thể về tình hình sức khỏe, bệnh tật và các
yếu tố ảnh hưởng của người Mông nhằm đưa ra các giải pháp phù hợp để
nâng cao chất lượng sức khỏe cho người Mông tại hai huyện Trạm Tấu và Mù
Cang Chải. Để ngày càng nâng cao chất lượng cuộc sống đối với đồng bào
dân tộc Mông cũng như đồng bào các dân tộc ít người, vùng sâu, vùng xa của
tỉnh. Tỉnh Yên Bái cần phải phát triển toàn diện, đồng bộ kinh tế, giáo dục,
văn hóa, y tế đưa cuộc sống của người dân ngày càng được nâng cao, có như
vậy mới tạo tiền đề vững chắc cải thiện bộ mặt của đời sống trong đó có sức
khỏe của nhân dân. Câu hỏi nghiên cứu của chúng tôi là: Thực trạng sức
khoẻ, bệnh tật của người Mông tại hai huyện Mù Cang Chải, Trạm Tấu tỉnh
Yên Bái hiện nay ra sao ? yếu tố nào là nguy cơ đến sức khỏe, bệnh tật người
Mông và giải pháp nào để nâng cao chất lượng các hoạt động chăm sóc sức
khỏe cho người Mơng tại hai huyện Mù Cang Chải, Trạm Tấu tỉnh Yên Bái?


3

Với những lý do trên chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài: “Nghiên cứu
thực trạng sức khỏe, bệnh tật, một số yếu tố liên quan, ở người Mông hai
huyện vùng cao Mù Cang Chải, Trạm Tấu tỉnh Yên Bái và một số giải pháp”.
Mục tiêu nghiên cứu nhƣ sau:

1. Đánh giá thực trạng sức khoẻ, bệnh tật của người Mông tại hai
huyện vùng cao Mù Cang Chải, Trạm Tấu tỉnh Yên Bái năm 2010.
2. Mô tả một số yếu tố liên quan đến sức khỏe người Mông ở hai
huyện vùng cao Mù Cang Chải, Trạm Tấu tỉnh Yên Bái.
3. Đề xuất một số giải pháp nâng cao chất lượng các hoạt động chăm
sóc sức khỏe cho người Mơng tại hai huyện vùng cao Mù Cang Chải,
Trạm Tấu tỉnh Yên Bái.


4

Chƣơng 1
TỔNG QUAN

1.1. Thực trạng sức khỏe và bệnh tật của ngƣời Mông
1.1.1. Một số đặc điểm chung về kinh tế, văn hóa, xã hội, sức khoẻ và hệ
thống y tế ở miền núi phía Bắc
1.1.1.1. Kinh tế văn hóa xã hội
Miền núi phía Bắc (MNPB) là khu vực kinh tế văn xã hội cịn hết sức
khó khăn. Vùng sâu, vùng cao, vùng xa xôi hẻo lánh của miền núi phía Bắc là
nơi sinh sống chủ yếu của các dân tộc thiểu số, là nơi kinh tế khó khăn, đường
xá đi lại hiểm trở. Đa số người dân với kinh tế tự cấp tự túc, sống dựa vào
thiên nhiên, nương bãi. Trong những năm gần đây, được hỗ trợ của Nhà nước
về xây dựng cơ sở hạ tầng như làm đường, xây dựng trường học, trạm y tế,
cung cấp điện, hỗ trợ sản xuất ..., đời sống người dân đã khá lên về mọi mặt,
sức khỏe đã được cải thiện, khống chế được một số bệnh lưu hành ở địa
phương như sốt rét, bướu cổ, suy dinh dưỡng, các bệnh truyền nhiễm ở trẻ em
và tai biến sản khoa. Tuy nhiên, tình hình phát triển kinh tế - xã hội và sức
khỏe của người dân ở vùng miền núi phía Bắc còn thấp so với các vùng đồng
bằng. Vùng Tây Bắc và Đơng Bắc có chỉ số phát triển con người (HDI) thấp

hơn so với cả nước. Đói nghèo mang tính chất theo vùng rõ rệt, tập trung chủ
yếu ở các vùng núi, vùng sâu vùng xa, vùng các đồng bào dân tộc thiểu số. Tỷ
lệ người dân sống dưới ngưỡng nghèo, cao nhất là ở vùng Tây Bắc trong khi
đó ở Đồng Bằng Sơng Hồng thấp nhất. Người dân miền núi phía Bắc cịn sinh
sống trong vùng thiếu điều kiện phát triển về hạ tầng cơ sở và dịch vụ xã hội
cơ bản đặc biệt là người dân tộc thiểu số. Người dân tộc thiểu số (DTTS) chỉ
có 14% dân số nhưng chiếm gần 30% số người nghèo ở Việt Nam. Khoảng


5

31% người Kinh nghèo theo ngưỡng quốc tế, còn DTTS có tới 75%. Khoảng
cách về mức sống giữa người DTTS và người Kinh đang mở rộng ra, trong đó
dân tộc Mơng tụt hậu khá nhiều trong q trình tăng trưởng - trên 90% tỷ lệ
hộ nghèo [10], [29].
Các nguyên nhân cơ bản dẫn đến đói nghèo như:
- Nguồn lực cịn hạn chế và nghèo nàn.
- Trình độ học vấn thấp, việc làm thu nhập thấp.
- Dễ bị ảnh hưởng bởi thiên tai, rủi ro khác.
- Khơng có đủ điều kiện tiếp cận với các dịch vụ kinh tế xã hội nhất là
các dịch vụ y tế, dân số.
Người DTTS ở miền núi phía Bắc có đủ các ngun nhân trên, bởi vậy
đói nghèo tăng cao ở vùng núi, vùng có người DTTS là lẽ đương nhiên. Do
vậy các chính sách nhằm xố đói giảm nghèo, nâng cao mức sống cho người
dân thì phải tìm được ngun nhân và có các biện pháp hữu hiệu để loại trừ.
Về trình độ học vấn, các nghiên cứu về miền núi phía bắc cho thấy tỷ lệ
học vấn của người dân rất thấp, tỷ lệ mù chữ khá cao, đa số (>70%) là chỉ
đang học tiểu học rồi bỏ học, chưa đọc thông viết thạo. Tỷ lệ biết chữ của
người DTTS ở MNPB là 73% trong khi trung bình cho cả nước là 90%. Mù
chữ vẫn đặc biệt dai dẳng trong số phụ nữ thuộc các cộng đồng vùng cao,

những người khơng nói được tiếng Kinh. Tỷ lệ mù chữ cao ở phụ nữ độ tuổi
trên 35, Hà Giang có nơi trên 50%. Trình độ học vấn thấp nhất là phụ nữ
người Mông, người Dao. Tỷ lệ học sinh người DTTS học từ cấp học Trung
học trở lên đều thấp hơn so với người Kinh. Mặc dù Nhà nước đã có chính
sách ưu tiên trong thi tuyển, chế độ cử tuyển theo yêu cầu của địa phương,
cấp học bổng, miễn giảm học phí nhưng tỷ lệ học sinh DTTS đi học vẫn thấp,
thậm chí ở Tây Bắc có dân tộc chỉ có một học sinh đi học theo chế độ cử
tuyển như dân tộc Si La, Phù Lá, Củ Chu.... Chất lượng đào tạo giáo dục ở


6

vùng núi cịn kém (khoảng 50% thầy giáo khơng được đào tạo đầy đủ. Tỷ lệ
người dân biết đọc biết viết ở vùng Tây Bắc và Đông Bắc thấp hơn so với
miền xuôi: 73,3%; 89,3% so với 94,5% (ở Hà Giang 68,1%, Lao Cai 69,3%)
[10], [42]. Nguyên nhân cơ bản là do nghèo đói, khơng đủ tiền cho chi phí ăn
học, trẻ em không thạo tiếng Kinh, cô giáo không thạo tiếng dân tộc, đường
xá đi lại khó khăn...
1.1.1.2. Phong tục tập quán
Người dân ở vùng núi cao có tập qn du canh du cư, khơng có nơi ở
ổn định, do đó nguồn nước sử dụng cho ăn uống và sinh hoạt không đảm bảo
vệ sinh. Việc sử dụng nguồn nước chung cho các đối tượng khoẻ mạnh làm
tăng nguy cơ nhiễm bệnh. Người DTTS ở các nơi vùng cao, vùng núi xa có
tập qn khơng sử dụng nhà tiêu, họ thải phân tươi ra bìa rừng xung quanh
nhà, hoặc họ đào nhà tiêu thùng, không che chắn cẩn thận, rất mất vệ sinh. Đa
số người DTTS sử dụng nhà sàn để sinh hoạt cho cả gia đình: nơi tiếp khách,
ăn nghỉ, đun nấu ... Nhà sàn bao giờ cũng gắn liền với tập quán đun bếp ở
trong nhà để tiện sinh hoạt. Chuồng gia cầm, gia súc dưới gầm sàn là thói
quen trước đây đã có một thời được vận động đưa ra khỏi nhà nhưng gần đây
do tình hình an ninh khơng tốt, nó lại trở lại tập quán xưa với việc người nằm

trên sàn dưới là đống phân gia cầm, gia súc. Khói bếp, phân trâu bị, lợn gà
thải ra nguồn nước gây ô nhiễm môi trường sống nặng nề. Một tập quán
không tốt, mất vệ sinh thường gặp ở người DTTS như để người chết lâu trong
nhà để cúng ma sau đó mới chơn cất như dân tộc Mơng, dân tộc Tày (Cao
Bằng), ...có thể để người chết trong nhà 3 - 5 ngày. Cúng bái là tập quán của
người dân miền núi phía Bắc, nhiều DTTS có tập quán cúng bái khi ốm đau,
chỉ bao giờ cúng không khỏi mới đi đến cơ sở y tế. Tình trạng cúng trừ tà ma
khi ốm đau rải rác còn ở nhiều dân tộc ở các vùng cao miền núi như Lao Cai,
Lai Châu, Hà Giang, Yên Bái...Lạm dụng rượu cũng là một tập quán ở khu


7

vực miền núi, vùng cao và ở mọi dân tộc thiểu số, kể cả những người Kinh di
cư lên sống lâu đời ở khu vực này. Thường bất cứ một bữa tiệc nào ở các tỉnh
miền núi phía Bắc như cưới xin, vào nhà mới, mừng sinh nhật, đầy tháng, ma
chay...đều uống rượu tập thể. Từ thói quen và do cuộc sống văn hố nghèo
nàn, ít có dịp gặp nhau nên họ mời nhau uống đến say. Tỷ lệ uống rượu gặp
nhiều nhất ở miền núi Đông Bắc 31,9%, Tây Bắc 32,5%, trong khi đó ở Đồng
bằng là 22,2%. Đã có nhiều cơng trình nghiên cứu chỉ rõ ảnh hưởng của rượu
tới bệnh xơ gan, ung thư gan, tim mạch, bạo lực xã hội và tai nạn thương tích
[35], [37], [44].
Việc thực hiện truyền thơng dân số kế hoạch hố gia đình nhiều năm
nay được làm tốt ở Việt Nam, trong đó có khu vực miền núi phía Bắc. Tuy
vậy trong cộng đồng các dân tộc thiểu số ở đây vẫn còn quan niệm nặng nề về
sinh con trai, do vậy nếu chỉ có con gái họ vẫn tiếp tục sinh con nên tỷ lệ sinh
đẻ ở khu vực này cao hơn vùng đồng bằng và thành thị. Sinh con tại nhà,
thậm chí làm lều để đẻ và chỉ có chồng là người không thông thạo kỹ năng đỡ
đẻ, đây là một tập quán vẫn còn rất phổ biến của dân tộc Mơng. Nhiều dân tộc
thiểu số vẫn có thói quen khi đẻ không đến cơ sở y tế, chủ yếu do người nhà

đỡ... Tất cả các phong tục tập quán lạc hậu trên đều ảnh hưởng không tốt đến
sức khoẻ của người dân đặc biệt là người DTTS [37], [40].
1.1.2. Một số nét đặc trung của ngƣời Mông
1.1.2.1 Người dân tộc Mông trên thế giới
Dân tộc Mông cư trú trên một địa bàn rộng ở châu Á, trên lãnh thổ 5
nước: Trung Quốc, Việt Nam, Lào, Thái Lan và Myanma. Ở Trung Quốc,
người Mơng có dân số đơng nhất, khoảng 7.398.000 người, chủ yếu ở tỉnh
Quý Châu, gồm 4 nhóm: Mơng trắng, Mơng xanh, Mơng đen, Mơng hoa. Ở
Lào, người Mơng có 315.000 người, chủ yếu từ Trung Quốc và Việt Nam di
cư sang, gồm người Mông trắng, Mông xanh. Ở Thái Lan, có 152.000 người,


8

gồm Mông trắng, Mông xanh, chủ yếu di cư từ Trung Quốc, Lào sang. Tại
Myanma có khoảng 25.000 người, di cư từ Trung Quốc và Lào tới. Ngoài ra,
hiện nay ở các nước phương Tây như Mỹ, Pháp, Úc... cũng có cộng đồng
người Mơng sinh sống, song chủ yếu là ở Mỹ (250.000 đến 300.000 người),
di cư từ Lào sang sau năm 1975. Ở Pháp có khoảng 11.400 người, ở Úc có
khoảng 2.000 người, Canađa có 600 người ...
Về lịch sử, theo các nhà nghiên cứu, dân tộc Mông là dân tộc thiểu số
sống ở Trung Quốc (người Trung Quốc gọi là Miêu). Trong lịch sử, từ thế kỷ
thứ IV, ở Trung Quốc đã hình thành Vương quốc Mơng. Trong nhiều thế kỷ,
họ phải liên tục đấu tranh chống lại sức ép của người Hán. Đến thế kỷ X,
Vương quốc Mông tan rã. Tuy nhiên, người Mông không chịu sự đồng hóa
của người Hán. Do sự chèn ép của người Hán, người Mơng di cư xuống phía
Nam. Như vậy, người Mông sống ở các nước trên thế giới hiện nay đều có
nguồn gốc từ Trung Quốc... [47] [54].
1.1.2.2. Người dân tộc Mông ở Việt Nam
Ở Việt Nam, người Mông là dân tộc thiểu số có số dân đơng, sinh sống

chủ yếu ở vùng núi phía Bắc. Theo điều tra dân số năm 2009, ở nước ta có
khoảng 1 triệu người Mông, chiếm hơn 1% dân số cả nước [55]. Trong những
năm gần đây, có sự di chuyển của người Mơng vào các tỉnh phía Nam, chủ
yếu vào các tỉnh Tây Nguyên, bên cạnh xu hướng từ Đông sang Tây (Lào)
vẫn tiếp tục. Trước năm 1960, dù có một số tài liệu được cơng bố về dân tộc
Mơng, vẫn chưa có một cơng trình nào xác định được chính xác dân tộc Mơng
ở Việt Nam có bao nhiêu người. Chỉ đến ngày 01 - 3 - 1960, với cuộc Tổng
điều tra dân số toàn miền Bắc, người ta mới biết được người Mơng có
105.521 người. Đến cuộc Tổng điều tra dân số toàn miền Bắc lần thứ hai ngày
01 - 4 - 1974, người Mơng có 348.722 người. Như vậy, sau 14 năm dân số
người Mông tăng thêm 243.201 người. Tại cuộc Tổng điều tra dân số toàn


9

quốc lần thứ nhất (01 - 4 - 1979), dân số Mông là 411.074 người. Ở cuộc
Tổng điều tra dân số toàn quốc lần thứ hai (01 - 4 - 1989), dân số Mông là
558.053 người, vậy là sau khoảng 10 năm, dân số Mơng tăng thêm 146.979
người, bình qn hàng năm trong giai đoạn này tăng 3.2%. Đến cuộc Tổng
điều tra dân số và nhà ở Việt Nam lần thứ ba (01 - 4 - 1999), dân số Mông là
787.604 người, sau 10 năm tăng thêm 229.551 người, bình quân tăng hằng
năm là 3.4%. So với các dân tộc ở Việt Nam, tốc độ tăng dân số bình quân
của người Mông thuộc loại cao. Đến cuộc tổng điều tra 2009, người Mơng có
số dân khoảng 1 triệu người [55].
Người Mơng khơng những có tỉ lệ phát triển dân số cao mà cịn có tốc
độ di chuyển dân cư cũng khá lớn. Nếu như năm 1960 họ chỉ có mặt ở 398 xã,
năm 1979 có mặt ở 677 xã, thì năm 1989 họ đã có mặt ở 802 xã và năm 1999
có mặt ở trên 1.000 xã. Chỉ tính ở cuộc Tổng điều tra dân số và nhà ở năm
1999, họ đã có mặt ở tất cả các vùng trong cả nước, đông nhất là khu vực
Đông Bắc 445.782 người (56.60%), tiếp đến là Tây Bắc 289.000 người

(36.69%), Bắc Trung Bộ 39.373 người (4.99%), Tây Nguyên 12.392 người
(1.57%), đồng bằng Sông Hồng 533 người, Đông Nam Bộ 431 người và đồng
bằng Sông Cửu Long 53 người [63].
Ở nước ta, người Mơng nằm trong nhóm các dân tộc nói ngơn ngữ
Mơng - Dao (gồm ba dân tộc: Mông, Dao và Pà Thẻn). Trước năm 1979, họ
được gọi là người Mèo. Ở Trung Quốc, người Mông được gọi là người Miêu,
ở Lào gọi là người Mẹo. Hiện nay, ngồi Trung Quốc, cịn ở hầu hết các nước
trên thế giới, họ đều được gọi là người Mơng.
Hiện nay ở nước ta có các nhóm Mơng như sau:
- Mơng Đơ hoặc Mơng Đâu (Mơng trắng).
- Mông Đu (Mông Đen).
- Mông Si (Mông Đỏ).


10

- Mông Dua (Mông Xanh).
- Mông Lềnh (Mông Hoa).
- Mông Xúa (Mơng Lai).
- Ná Mẻo (Mơng Nước).
Riêng nhóm Ná Mẻo, cho đến nay cũng có các ý kiến khác nhau, vì
sống tách biệt với cộng đồng người Mơng nói chung và sống kề cận với các
dân tộc nói ngơn ngữ Tày - Thái, Việt - Mường nên hiện có những đặc điểm
riêng, có thể là một nhóm dân tộc Mơng hoặc là một nhóm của dân tộc khác,
cần được nghiên cứu tiếp [46], [48].
Hiện nay, tuyệt đại đa số người Mơng ở Việt Nam cư trú ở vùng núi
cao phía Bắc. Người Mơng có mặt ở 2.384 bản, thuộc 538 xã, tập trung đông
nhất ở Hà Giang, Lai Châu, Điện Biên, Sơn La, Yên Bái, Cao Bằng, Nghệ
An, Tuyên Quang, Thanh Hóa, Bắc Thái, Hịa Bình, Lạng Sơn và một số tỉnh
khác. Trong lịch sử, người Mơng có xu hướng di cư khơng thích nghi được

với hồn cảnh. Hướng di cư truyền thống của người Mông ở Việt Nam là từ
Đông sang Tây, bám theo rừng. Từ năm 1990 đến nay thêm hướng di cư mới,
từ miền núi phía Bắc vào Tây Nguyên và một số tỉnh phía Nam (hướng Bắc Nam). Người Mông ở Việt Nam, cũng như người Mơng ở Lào, Thái Lan,
Myanma đều có nguồn gốc từ Trung Quốc di cư sang. Theo các học giả Việt
Nam: Người Mông đến Việt Nam bằng các con đường khác nhau và chia
thành nhiều đợt, trong đó có 3 đợt chính. Một học giả Trung Quốc cho rằng,
lịch sử di cư của người Mơng (Miêu) vào Việt Nam có 4 đợt, từ giữa thế kỷ
XVII đến sau chiến tranh Nha phiến ở Trung Quốc. Một trong những thuộc
tính của người Mông là dịch chuyển, khi họ không đủ sức ứng phó với hồn
cảnh. Q trình dịch chuyển của người Mơng rất phức tạp, sự di cư tự do của
người Mông vào các tỉnh Tây Nguyên (có cả các dân tộc khác, như người
Nùng, người Thái, người Dao...) diễn ra do nhiều nguyên nhân. Do có sự


11

chuyển đổi cơ chế kinh tế (giao đất đến các hộ gia đình, có sự địi đất tổ tiên,
thiếu đất canh tác ...), đất canh tác xấu, rừng bị tàn phá nhiều... Chiến tranh
biên giới 1979 cũng có tác động nhất định. Bên cạnh đó, vấn đề tơn giáo kết
hợp với sự lôi kéo của các thế lực thù địch cũng dẫn đến di chuyển cư. Tuy
nhiên, sự di cư của người Mơng cịn có những yếu tố lịch sử và truyền thống
khác. Người Mông cư trú trên địa bàn rộng, nên ngay trong cộng đồng của họ
đã có những cách ứng xử rất đa dạng, thể hiện sự thích nghi của người Mông,
đặc biệt là thông qua hệ thống canh tác. Đối với những vùng cao như Mèo
Vạc, Đồng Văn (Hà Giang), cách thích nghi của họ chủ yếu là trồng ngơ trong
các hốc đá và món ưa thích là mèn mén (ngô xay). Nhưng ở Lào Cai, Yên Bái
họ lại có những cánh đồng lúa nước khá rộng và những thửa ruộng bậc thang
rất đẹp [46], [48], [61].
1.1.3. Tình hình sức khỏe bệnh tật của DTTS nói chung và của ngƣời
Mơng nói riêng ở MNPB

1.1.3.1. Tình trạng sức khoẻ kém
Tỷ suất chết trẻ em dưới 1 tuổi (IMR), 1 - 4 tuổi (CMR), tỷ lệ suy
dưỡng, tỷ suất chết mẹ (MMR) và tuổi thọ trung bình là những chỉ số sức
khỏe đều còn rất thấp ở miền núi phía Bắc. Việc thực hiện tốt cơng tác chăm
sóc sức khỏe bà mẹ trước và sau khi sinh cũng như các can thiệp y tế, nhất
là chương trình tiêm chủng mởr ộng, đã tác động trực tiếp làm giảm tỷ suất
tử vong trẻ em dưới 1 tuổi. Năm 2001, tỷ suất tử vong trẻ em dưới 1 tuổi là
30‰, từ năm 2005 đến năm 2009, tỷ suất tử vong trẻ em dưới 1 tuổi chỉ dao
động ở mức 15‰-16‰. Như vậy, đã đạt trước mục tiêu trong kế hoạch phát
triển kinh tế xã hội giai đoạn 2006-2010 là giảm tỷ suất tử vong trẻ em
dưới 1 tuổi xuống còn 16‰. Mặc dù tỷ lệ này giảm ở hầu hết các vùng khó
khăn ở MNPB (Đơng Bắc, Tây Bắc), nhưng vẫn còn sự chênh lệch lớn so với


12

các vùng có điều kiện kinh tế xã hội phát triển hơn (Đông Nam Bộ, Đồng
bằng sông Hồng) (Bảng 1.1).
Bảng 1.1. Tỷ suất tử vong trẻ em dưới 1 tuổi ở các vùng (trên 1000 trẻ đẻ
ra sống), 2005 - 2009
Vùng

2005

2006

2007

2008


2009

ĐB Sông Hồng

11,5

11

10

11

12,4

Đông Bắc

23,9

24

22

21

24,5

Tây Bắc

33,9


30

29

21

24,5

Bắc Trung Bộ

24,9

22

20

16

17,2

Duyên hải Nam Trung Bộ

18,2

18

17

16


17,2

Tây Nguyên

28,8

28

27

23

27,3

Đông Nam Bộ

10,6

8

10

8

10,0

ĐB Sông Cửu Long

14,7


11

11

11

13,3

16,0
16
16
15
Nguồn: Tổng điều tra dân số và nhà ở, 2009 [54]

16,0

Toàn quốc

Mặc dù được Đảng, Nhà nước và ngành Y tế quan tâm nhưng do xuất
phát điểm thấp nên khu vực này vấn đề sức khoẻ cộng đồng khu vực MNPB
luôn luôn thấp hơn các khu vực khác. Tuổi thọ trung bình người dân nơi đây
cũng cịn thấp: Tuổi thọ trung bình của nữ vùng Tây Bắc mới có 64 tuổi trong
khi đó ở vùng Đông Nam Bộ là 74,4 tuổi, cả nước trung bình là 71,5 tuổi
(2005). Về tỷ suất chết trẻ em dưới 1 tuổi và tuổi thọ của các DTTS đều
không được cải thiện bằng các chỉ số này của dân tộc Kinh, chẳng hạn IMR
của dân tộc Mông là 56%o cao hơn gấp 3 lần IMR của dân tộc Kinh (21%o
trẻ đẻ ra sống) và về tuổi thọ kém khoảng 10 năm.
Về tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi: Mức chênh lệch giữa các
vùng miền cũng được thể hiện ở tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suydinh dưỡng. Mặc
dù có sự cải thiện rõ rệt trong giai đoạn 2005 - 2009 nhưng MNPB vẫn là

vùng có tỷ lệ suy dưỡng dưỡng trẻ em cao (Bảng 1.2).


13

Bảng 1.2. Tỷ lệ suy dinh dưỡng theo vùng (%), 2005 - 2009
Vùng

2005

2006

2007

2008

2009

ĐB sông Hồng

21,3

20,1

19,4

18,1

16,7


Đông Bắc

28,4

26,2

25,4

24,1

22,3

Tây Bắc

30,4

28,4

27,1

25,9

24,6

Bắc Trung bộ

30,0

24,8


25,0

23,7

22,9

Duyên hải Nam Trung bộ

25,9

23,8

20,5

19,2

19,3

Tây Ngun

34,5

30,6

28,7

27,4

28,5


Đơng Nam Bộ

18,9

19,8

18,4

17,3

16,4

ĐB Sơng Cửu Long

23,6

22,9

20,7

19,3

18,7

Tồn quốc

25,2

23,4


21,2

19,9

18,9

Nguồn: Tổng điều tra dân số và nhà ở, 2009 [54]
Phân tích nguyên nhân của sự khác biệt về tỷ lệ suy dinh dưỡng ở các
vùng miền, các nghiên cứu đã chỉ ra rằng: yếu tố kinh tê xã hội của mỗi vùng
là nguyên nhân chính của sự khác biệt trên. Mặt khác, trẻ bị suy dinh dưỡng
thường mắc các bệnh nhiễm trùng, chỉ trong những nạn đói thì suy dinh
dưỡng mới là nguyên nhân trực tiếp gây tử vong. Một nguyên nhân khác cũng
cần được đề cập đến là tỷ lệ SDD liên quan đến kiến thức nuôi con của các bà
mẹ, làm thế nào chuyển tải được các thông tin về phòng chống suy dinh
dưỡng đến với đồng bào DTTS đang là vấn đề nan giải, cần được xem xét
nghiêm túc để tìm giải pháp phù hợp như truyền thơng trực tiếp nhóm nhỏ,
câu lạc bộ, truyền hình, truyền thanh phát tiếng dân tộc, dùng chữ dân tộc
Về tỷ suất tử vong mẹ: Thể hiện sự khác biệt lớn về tình trạng sức khỏe
giữa các vùng, miền, dân tộc.Theo kết quả của chương trình “Giảm tử vong
mẹ và tử vong sơ sinh” được triển khai năm 2009 tại 14 tỉnh miền núi, trong
đó tại 10 tỉnh vùng núi phía Bắc và 4 tỉnh Tây Nguyên cho thấy: vấn đề sức
khỏe bà mẹ và trẻ sơ sinh đã được cải thiện. Tính chung tại 14 điểm điều tra,


14

nguy cơ tử vong mẹ là 1/521 thấp hơn so với điều tra của Bộ Y tế năm 2000 –
2001 (1/334). Điều này có nghĩa cứ 521 phụ nữ bước vào độ tuổi sinh đẻ (1549) thì sẽ có 1 trường hợp tử vong mẹ. Tuy nhiên, nếu phân tích theo từng địa
phương sẽ có sự khác biệt, nguy cơ tử vong mẹ cao nhất ở Điện Biên, cứ 148
phụ nữ vào tuổi 15 - 49 thì có 1 tử vong mẹ; sau đó đến Lai Châu 218; Gia

Lai là 271, các tỉnh Sơn La, Cao Bằng, Lào Cai dao động ở mức trên 300 và
thấp nhất là Lạng Sơn, chỉ có 1 trên 3.567 phụ nữ trong độ tuổi 15 - 49. Tỷ lệ
chênh lệnh này cũng phản ánh sự thiếu hiểu biết về chăm sóc sức khỏe sinh
sản có liên quan đến việc tăng tử vong mẹ. Số trường hợp tử vong cao nhất
thường gặp ở những bà mẹ mù chữ, khơng có nghề nghiệp và sống trong tình
trạng nghèo đói, thu nhập thấp đặc biệt những phụ nữ là người dân tộc có
nguy cơ tử vong cao hơn hẳn so với phụ nữ là người dân tộc Kinh. Người
Kinh ln nhận thức được nguy hiểm có thể xảy ra khi mang thai nhưng hầu
hết người dân tộc thiểu số cho rằng việc chửa đẻ là những sự kiện tự nhiên và
một số nơi, khi phụ nữ sinh con, họ sinh tại nhà và khơng cần có sự can thiệp
của nhân viên y tế. Các nghiên cứu cũng đã chỉ ra các nguy cơ làm tăng tử
vong mẹ như: phụ nữ lớn tuổi (trên 44 tuổi), đẻ nhiều lần (trên 3 lần) sẽ có tỷ
lệ tử vong mẹ cao gấp 4 lần nhóm sinh 1 - 2 con, các bà mẹ càng nhiều con
thì những lần đẻ sau càng có nguy cơ phải can thiệp bằng phẫu thuật so với
những lần trước. Tập quán sinh con tại nhà hay khoảng cách quá xa và mất
nhiều thời gian vận chuyển sản phụ đi cấp cứu trước khi tử vong cũng là
những nguy cơ dẫn đến tử vong mẹ. 100% phụ nữ Mơng ở Sìn Hồ - Lai Châu
đẻ tại nhà và khơng đi khám thai. Sự thiếu chăm sóc của y tế là mối đe dọa
tính mạng lớn nhất đối với phụ nữ trong khi sinh. Vì trong thời gian này,
những tai biến bất thường có thể xuất hiện đe dọa tính mạng người phụ nữ.
Điều đáng quan tâm là các nguyên nhân chính gây tử vong mẹ như xuất
huyết, nhiễm khuẩn, sản giật, phá thai khơng an tồn là hồn tồn có thể


15

phòng tránh được. Do vậy, việc tăng cường cơ hội cho người dân, đặc biệt là
đồng bào dân tộc ít người ở các vùng sâu vùng xa kịp thời tiếp cận được với
các dịch vụ y tế chất lượng cao chắc chắn sẽ góp phần làm giảm đáng kể tỷ lệ
tử vong mẹ.

1.1.3.2. Một số đặc thù về bệnh tật của người dân ở MNPB
1) Bệnh sốt rét: Trước đây là bệnh lưu hành chủ yếu ở MNPB, Tây
Nguyên đến nay bệnh đã được khống chế và đang giảm dần. Tỷ suất mắc và
chết sốt rét/100.000 dân như sau: Đồng bằng sơng Hồng: 32,83 và 0; Miền
núi phía bắc: 162,74 và 0; Tây Nguyên cao nhất là 213,14 và 0,14.
2) Bệnh lao. Theo thống kê của WHO năm 2005 tỷ lệ phát hiện lao
dương tính của tồn quốc là 80/100.000 dân, tỷ suất mới mắc và chết vì lao
cũng có sự khác nhau giữa các tỉnh có đơng DTTS và các tỉnh có ít DTTS.
Năm 2000 và 2001, tỷ suất mới mắc lao ở 10 tỉnh có tỷ lệ DTTS cao nhất là
29/100.000 ca AFB +/năm và 30/100.000 ca AFB +/; trong khi ở 10 tỉnh có tỷ
lệ DTTS thấp, tỷ suất trên là 66 và 65. Tuy nhiên, không có nghĩa là DTTS ít
mắc và chết vì lao, mà vì phát hiện lao chủ yếu được thực hiện ở tuyến huyện,
do đó vùng sâu, vùng xa khơng tiếp cận để phát hiện được. Về chẩn đoán chết
do lao cũng trong trình trạng tương tự. Nguyên nhân điều trị bệnh lao chậm là
do người bệnh ở xa cơ sở khám chữa bệnh, họ sợ bị xã hội cô lập, thiếu tiền đi
lại và tiếp cận với dịch vụ y tế, chất lượng dịch vụ y tế còn kém ở những vùng
núi xa xơi hẻo lánh.
3) Tai nạn thương tích hiện đang là một vấn đề đáng lo ngại trên toàn
cầu, gây ảnh hưởng đến sức khoẻ và tính mạng của con người thuộc mọi lứa
tuổi, mọi nghề nghiệp và mọi thành phần xã hội. Trong thời gian gần đây,
nước ta có tỷ lệ chết do tai nạn thương tích ở nông thôn là 10,6%, thành thị là
11,2%. Đáng lưu ý tỷ lệ này lại có sự khác biệt giữa các vùng khác nhau,
miền núi cao hơn thành thị: Đồng bằng Sông Hồng chiếm 6,4%, miền núi


×