Tải bản đầy đủ (.pdf) (157 trang)

ỨNG DỤNG PHÂN TÍCH CHI PHÍ LỢI ÍCH – ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ VÀ MÔI TRƯỜNG CỦA CÔNG TRÌNH THỦY ĐIỆN AN KHÊ – KA NAK

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (7.06 MB, 157 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

VÕ VĂN TIẾN

ỨNG DỤNG PHÂN TÍCH CHI PHÍ LỢI ÍCH – ĐÁNH GIÁ
HIỆU QUẢ KINH TẾ VÀ MƠI TRƯỜNG CỦA CƠNG TRÌNH
THỦY ĐIỆN AN KHÊ – KA NAK

LUẬN VĂN THẠC SĨ KỸ THUẬT

Đà Nẵng, Năm 2018


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

VÕ VĂN TIẾN

ỨNG DỤNG PHÂN TÍCH CHI PHÍ LỢI ÍCH – ĐÁNH GIÁ
HIỆU QUẢ KINH TẾ VÀ MƠI TRƯỜNG CỦA CƠNG TRÌNH
THỦY ĐIỆN AN KHÊ – KA NAK

Chuyên ngành

: Xây Dựng Công Trình Thủy

Mã số


: 11598

LUẬN VĂN THẠC SĨ KỸ THUẬT

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. LÊ THỊ KIM OANH

Đà Nẵng, Năm 2018


i

LỜI CẢM ƠN
Qúa trình nỗ lực phấn đấu học tập và nguyên cứu của bản thân cùng với sự
giúp đỡ tận trình của các thầy, cơ giáo Trường ĐH Bách Khoa Đà Nẵng và các bạn
bè đồng nghiệp, luận văn thạc sỹ “Ứng dụng phân tích chi phí lợi ích – Đánh giá
hiệu quả kinh tế và môi trường của cơng trình Thủy điện An Khê – Ka Nak”
đã được tác giả hồn thành.
Để có được thành quả này, tác giả xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới
PGS.TS Lê THị Kim Oanh đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo và cung cấp các thông
tin khoa học cần thiết trong quá trình thực hiện luận văn.
Cuối cùng tác giả xin gửi lời cảm ơn chân thành đến toàn thể các Thầy, cô
giáo của khoa Xây dựng Thủy lợi và Thủy điện, Trường ĐH Bách Khoa Đà Nẵng,
gia đình, bạn bè đã động viên, tạo mọi điều kiện thuận lợi để tác giả hoàn thành luận
văn này.
Mặc dù đã hết sức cố gắng nhưng do hạn chế về thời gian, kiến thức khoa
học và kinh nghiệm thực tế của bản thân tác giả cịn ít nên luận văn khơng thể tránh
khỏi những thiếu sót. Tác giả rất mong nhận được ý kiến đóng gốp và trao đổi chân
thành giúp tác giả hoàn thiện hơn đề tài của luận văn.
Xin chân thành cảm ơn!


Bình Định, ngày

tháng 7 năm 2018

Học viên thực hiện

Võ Văn Tiến


ii
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Bình Định, ngày tháng 07 năm 2018

BẢN CAM ĐOAN
Tên học viên: VÕ VĂN TIẾN
Tôi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tơi, không sao chép
bất kỳ nguồn thông tin nào khác.
Các số liệu và kết quả tính nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng
được ai công bố trong bất kỳ cơng trình nào khác.
Tác giả luận văn

Võ Văn Tiến


iii
TĨM TẮT
ỨNG DỤNG PHÂN TÍCH CHI PHÍ LỢI ÍCH – ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ
KINH TẾ VÀ MÔI TRƯỜNG CỦA CÔNG TRÌNH THỦY ĐIỆN AN KHÊ –

KA NAK
Học viên: VÕ VĂN TIẾN
Mã số: 11.598 Khóa: K33

Chuyên ngành: Kỹ thuật xây dựng cơng trình thủy
Trường Đại học Bách khoa – Đại học Đà Nẵng

Tóm tắt – Các nhà máy thủy điện khơng những ngồi mục đích phát điện để đàm bảo an
ninh năng lượng Quốc Gia mà còn một số mục tiêu khác như: Phòng chống lũ lụt ở hạ du,
cấp nước sinh hoạt, tưới tiêu, ...., ngoài ra các dự án Thủy điện thường được đầu tư ở các
vùng kém phát triển, nên với việc dự án được triển khai sẽ góp phần thúc đẩy phát triển cơ
sở hạ tầng, phát triển nuôi trồng thủy sản, phát triển du lịch, nâng cao đời sống kinh tế xã
hội của địa phương và của khu vực. Tuy nhiên, các cơng trình thủy điện thường có vốn đầu
tư lớn và ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường và nhiều vấn đề khác trong xã hội, nghiên
cứu này đánh giá hiệu quả kinh tế và tác động đến môi trường của dự án thủy điện nhằm
đem lại hiệu quả cao nhất cho nhà đầu tư và cho toàn bộ nền kinh tế xã hội.
Luận văn mơ tả, đánh giá, phân tích các yếu tố rủi ro có tác động lớn đến hiệu quả
kinh tế và môi trường của thủy điện An Khê – Ka Nak.
Từ khóa – Giá trị hiện tại rịng; Suất sinh lợi nội tại; Tỷ số lợi ích trên chi phí; Chủ
đầu tư; Tổng mức đầu tư; Sản lượng điện; Lãy vay; Doanh thu.
APPLICATION OF COST BENEFIT ANALYSIS OF ANKHE-KANAK
HYDROPOWER PROJECT
Abstract – Apart from generating electricity to , hydropower is also responsible for
supplying irrigation water for downstream areas and contributing importantly to creating
resources for socio-economic development. Hydropower projects, however, often have
large capital investments and direct impacts on many other issues in society. This study
assesses the economic efficiency of hydropower projects to maximize efficiency. the
investor and the whole economy.
Abstract – Hydropower plants not only generate electricity for national energy
security but also some other targets such as flood prevention in the downstream, domestic

water supply, irrigation, etc. In addition, hydropower projects are often invested in
underdeveloped areas, so the project implementation will contribute to promoting
infrastructure, aquaculture, tourism developmen, improve the socio-economic life of local
and regional. Hydropower projects, however, often have large investments and direct
impacts on the environment and many other issues in society. This study assesses the
economic efficiency and impacts to environment of hydropower projects to bring the
highest efficiency for investors and the whole economy.
The thesis describes, evaluates and analyzes the risk factors that have a great impact
on the economic efficiency and environment of An khê – Ka Nak hydropower plant.
Keywords - The net present value; Internal rate of return; Benefit ratio over cost;
Investor; Total investment; Electricity output; interest expense; Revenue.


iv
PHỤC LỤC
MỞ ĐẦU:………………………………………………………………………….. 1
1. Cơ sở hình thành đề tài:………………………………………………………..1
2. Mục đích nghiên cứu:………………………………………………………….2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:……………………………………………. 2
4. Phương pháp nghiên cứu…………………………………………………….... 3
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài:…………………………………… . 3
CHƯƠNG 1:
TỔNG QUAN HIỆU QUẢ KINH TẾ VÀ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG CỦA
CÁC CƠNG TRÌNH THỦY ĐIỆN.........................................................................4
1.1. Tổng quan về phát triển các thủy điện Việt Nam………………………… ... 4
1.2. Lợi ích tác động kinh tế - môi trường của Thủy điện…………………….. ..6
1.2.1. Thúc đẩy các khả năng kinh tế ..................................................................... 6
1.2.2 Tạo năng lượng và cơ sở hạ tầng cho đất nước và khu vực ......................... 6
1.2.3. Bảo tồn các hệ sinh thái ............................................................................... 7
1.2.4. Linh hoạt và điều tiết nước hiệu quả ........................................................... 7

1.2.5. Tương đối sạch ............................................................................................. 8
1.2.6. Góp phần vào phát triển bền vững ............................................................... 8
1.2.7 Giảm phát thải............................................................................................... 8
1.2.8 Sử dụng nước đa mục tiêu ............................................................................. 8
1.2.9 Vai trị năng lượng của thủy điện ................................................................. 9
1.2.10 Góp phần phát triển cơ sở hạ tầng ............................................................. 9
1.2.11 Cải thiện công bằng xã hội ....................................................................... 10
1.2.12. Thay đổi về phát triển kinh tế xã hội khu vực ......................................... 10
1.3. Các ảnh hưởng về kinh tế và môi trường của dự án thủy điện ................... 11
1.3.1.Ảnh hưởng môi trường địa chất địa mạo:................................................... 11
1.3.2.Ảnh hưởng môi trường đất:......................................................................... 11
1.3.3. Ảnh hưởng môi trường nước:..................................................................... 12
1.3.3.1. Ảnh hưởng đến chế độ thủy văn .............................................................. 12
1.3.3.2. Ảnh hưởng đến chất lượng nước ............................................................. 12


v
1.3.4. Ảnh hưởng do q trình tập trung cơng nhân............................................ 13
1.3.5. Ảnh hưởng mơi trường khơng khí: ............................................................. 14
1.3.6. Ảnh hưởng môi trường sinh thái ................................................................ 14
1.3.7. Ảnh hưởng đối với thực vật ........................................................................ 14
1.3.8. Ảnh hưởng đối với động vật ....................................................................... 14
1.3.9 Ảnh hưởng đến sinh thái nước .................................................................... 15
1.3.10. Ảnh hưởng đến vùng trên đập .................................................................. 16
1.3.11. Ảnh hưởng Sức khỏe cộng đồng ............................................................... 16
1.4. Định hướng phát triển bền vững các Thủy điện…………………………… 16
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT CỦA PHÂN TÍCH CHI PHÍ - LỢI ÍCH
TRONG ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ VÀ MÔI TRƯỜNG…………….18
2.1. Cơ sở lý luận về phân tích chi phí – lợi ích………………………………… 18
2.2. Sự phát triển của CBA và mục đích của việc sử dụng CBA............................18

2.2.1. Sự phát triển của CBA................................................................................ 18
2.2.2. Mục đích của việc sử dụng CBA. ............................................................... 19
2.3. Các phương pháp sử dụng trong CBA……………………………………...21
2.3.1 Phương pháp phân tích bằng biểu đồ, đồ thị .............................................. 21
2.3.1.1. Nguyên lý........................................................................................... ..... 21
2.3.1.2. Nội dung............................................................................................ ...... 21
2.3.1.3. Ưu nhược điểm.................................................................................. ...... 22
2.3.2. Phương pháp phân tích bằng các chỉ tiêu giá trị....................................... 23
2.3.2.1. Giá trị hiện tại ròng (Net present value - NPV)...................................... 23
2.3.2.2.Hệ số hoàn vốn nội tại (IRR - Internal Rate of Return).................... ...... 23
2.3.2.3. Tỷ suất lợi ích – chi phí. (B/C).......................................................... ...... 24
2.4. Các bước tiến hành phân tích CBA………………………………………… 25
2.4.1. Nhận dạng vấn đề....................................................................................... 26
2.4.2. Xác định các phương án............................................................................. 26
2.4.3. Nhận dạng các lợi ích và chi phí ............................................................... 27
2.4.4. Lượng hóa các lợi ích và chi phí trong suốt vịng đời dự án ..................... 27
2.4.5 Quy ra giá trị bằng tiền các lợi ích và chi phí ............................................ 28


vi
2.4.6 Chiết khấu các lợi ích và chi phí ................................................................. 28
2.4.7 Thực hiện phân tích rủi ro .......................................................................... 28
2.4.8 Đề xuất dựa trên kết quả phân tích ............................................................. 29
2.5. Vận dụng CBA vào đánh giá hiệu quả đầu tư các dự án thủy điện……… 29
2.5.1. Nhận dạng vấn đề....................................................................................... 29
2.5.2. Xác định các phương án............................................................................. 30
2.5.3 Nhận dạng các lợi ích và chi phí ................................................................ 30
2.5.3.1 Nhận dạng lợi ích............................................................................... ...... 30
2.5.3.2 Nhận dạng chi phí.............................................................................. ...... 31
2.5.3.2.1 Chi phí đầu tư ban đầu……………………………………………… ......... 31

2.5.3.2.2. Chi phí hoạt động hàng năm………………………………………. ......... 32
2.5.3.2.3. Chi phí ngoại tác……………………………………………………........... 32
2.5.3.2.4 Chi phí sửa các tuyến đường vào dự án………………………….. .......... 33
2.6. Lượng hóa và qui ra giá trị bằng tiền lợi ích, chi phí…………………….. . 33
2.7. Chiết khấu lợi ích, chi phí…………………………………………………. .. 34
2.8 Phân tích rủi ro của dự án……………………………………………………34
2.8.1 Phân tích độ nhạy........................................................................................ 34
2.8.2 Phân tích tình huống ................................................................................... 35
2.8.3 Phân tích rủi ro bằng mơ phỏng ................................................................. 36
2.9. Dịng tiền trong phân tích CBA và sự khác nhau giữa phân tích CBA và
phân tích kinh tế, tài chính……………………………………………………… 37
2.9.1 Dịng tiền trong phân tích CBA ................................................................... 37
2.9.2 Sự khác nhau giữa dòng tiền trong phân CBA và dòng tiền trong phân tích
kinh tế, tài chính. ....................................................................................................... 37
2.10. Vai trị của phân tích lợi ích – chi phí trong đánh giá thẩm định các dự
án…………………………………………………………………………………..39
2.10.1 Yêu cầu nội dung thẩm định dự án đầu tư xây dựng cơng trình. .............. 39
2.10.1.1. Xem xét các yếu tố đảm bảo tính hiệu quả của dự án, bao gồm:.... ..... 39
2.10.1.2. Xem xét các yếu tố đảm bảo tính khả thi của dự án, bao gồm:....... ..... 39
2.10.1.3. Xem xét thiết kế cơ sở bao gồm:..................................................... ...... 39


vii
2.10.2 Vai trị của cơng tác phân tích chi phí lợi ích trong đánh giá thẩm định
các dự án thủy điện. .................................................................................................. 40
CHƯƠNG 3: ỨNG DỤNG PHÂN TÍCH CHI PHÍ – LỢI ÍCH ĐỐI VỚI
CƠNG TRÌNH THỦY ĐIỆN AN KHÊ – KA NAK............................................41
3.1. Tổng quan cơng trình thủy điện An Khê – Ka Nak.......................................41
3.1.1. Gới thiệu Cơng trình Thủy điện An Khê – Ka Nak .................................... 41
3.1.2. Nhiệm vụ công trình thủy điện An Khê – Ka Nak: ..................................... 41

3.1.3. Quy mơ, cơng suất: .................................................................................... 41
3.1.4. Các thơng số chính của dự án .................................................................... 42
3.1.4.1. Vốn đầu tư......................................................................................... ...... 42
3.1.4.2. Các thơng số chính theo quyết định đầu tư............................................. 42
3.1.4.3. Các thơng số chính theo thiết kế kỹ thuật.......................................... ..... 43
3.1.5. Các hạng mục cơng trình dự án đang được thi cơng ................................. 43
3.2. Các phương pháp chi phí lợi ích…………………………………………… . 46
3.2.1. Nhận dạng vấn đề về đầu tư dự án thủy điện An Khê – Ka Nak................ 46
3.2.2. Nhận dạng các lợi ích và chi phí, lượng hóa và qui ra giá trị bằng tiền của
lợi ích và chi phí ........................................................................................................ 47
3.2.2.1 Nhận dạng lợi ích, lượng hóa và qui ra giá trị bằng tiền.................. ...... 47
3.2.2.1.1 Lợi ích thu về do bán điện………………………………………….. .......... 47
3.2.2.1.2 Lợi ích thu về do tăng năng suất nuôi trồng thủy sản trong lịng hồ. ...... 47
3.2.2.2. Lợi ích khơng lượng hố được bằng tiền......................................... ...... 48
3.3 Nhận dạng chi phí, lượng hóa và qui ra giá trị bằng tiền…………………. 49
3.3.1 Chi phí đầu tư ban đầu................................................................................ 49
3.3.2 Chi phí hoạt động hàng năm ....................................................................... 52
3.3.3 Các chi phí ngoại tác .................................................................................. 52
3.4. Chiết khấu các lợi ích và chi phí, tính hiện giá rịng NPV ........................... 56
3.4.1 Phân tích tài chính ...................................................................................... 56
3.4.1.1 Phân tích số liệu....................................................................................... 56
3.4.1.2 Xác định tỷ suất chiết khấu tài chính............................................... ....... 57
3.4.1.3 Kết quả phân tích theo quan điểm của chủ đầu tư............................. ..... 58


viii
3.4.1.4 Kết quả phân tích theo quan điểm tổng đầu tư.................................. ...... 60
3.5. Phân tích lợi ích – chi phí…………………………………………………… 61
3.5.1 Phân tích số liệu .......................................................................................... 61
3.5.2 Xác định dịng tiền kinh tế của dự án .......................................................... 63

3.5.3 Kết quả tính tốn................................................................................... ...... 63
3.6. Thực hiện phân tích rủi ro .............................................................................. 64
3.6.1 Xác định biến rủi ro .................................................................................... 64
3.6.2 Kết quả phân tích độ nhậy .......................................................................... 64
3.6.2.1 Kết quả phân tích độ nhậy theo vốn đầu tư ......................................... 64
3.6.2.2 Kết quả phân tích độ nhậy theo sản lượng điện............................. ..... 65
3.6.3 Phân tích tình huống ................................................................................... 65
3.7. Phân tích rủi ro bằng mô phỏng…………………………………………… . 67
3.7.1 Xác định biến đầu vào và các phân phối xác suất ...................................... 67
3.7.2 Kết quả mô phỏng.................................................................................. ..... 67
3.8. Đề xuất dựa trên kết quả NPV và phân tích độ nhậy……………………...71
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ…………………………………………………...75
1. Kết luận…………………………………………………………………………75
2. Kiến nghị………………………………………………………………………..75
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO……………………………………… ... 77
Phụ lục -01: Bảng thông số dự án………………………………………………..80


ix

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
CBA
QLDA

Phân tích lợi ích – chi phí
Quản lý dự án

EVN

Tập đồn điện lực Việt Nam


CDM

Cơ chế phát triển sạch (Clean Development Mechanism)

VDB

Ngân hàng phát triển Việt Nam

PECC1

Công ty cổ phần tư vấn xây dựng Điện 1

TKKT

Thiết kế kỹ thuật

CĐT

Chủ đầu tư

TĐC

Tái định cư

MNDBT/MNC Mực nước dâng binh thường/Mực nước chết
EOR

Tỷ giá hối đối chính thức


AER

Tỷ giá hối đoái điều chỉnh

FIRR

Suất sinh lợi nội tại tài chính

EIRR

Suất sinh lợi nội tại kinh tế

NPV

Giá trị hiện tại rịng

OM

Chi phí vận hành và bảo dưỡng


x
DANH MỤC CÁC BẢN
Số hiệu bảng
1.1

Tên bảng
Sự khác nhau giữa dịng tiền trong phân tích CBA và
phân tích kinh tế, tài chính.


Trang
38

1.2

Quy mơ, cơng suất

41

3.1

Tổng mức đầu tư của dự án

49

3.2

Bảng phân bổ nguồn vốn đầu tư

50

3.3

Các thông số thiết kế chính

56

3.4

Số liệu phân tích tài chính


57

3.5

Kết quả tính tốn các chỉ tiêu tài chính theo quan điểm
chủ đầu tư

59

3.6

3.7

3.8

Kết quả tính tốn các chỉ tiêu tài chính theo quan điểm
tổng đầu tư
Số liệu phân tích lợi ích – chi phí
Kết quả phân tích lợi ích – chi phí theo phương pháp trực
tiếp

60

62

63

3.9


Kết quả phân tích độ nhậy với theo biến vốn đầu tư

64

3.10

Kết quả phân tích độ nhậy theo sản lượng điện

65

3.11

Kết quả phân tích tình huống

66

3.12

Xác định các biến rủi ro

67

3.13

Kết quả phân tích mơ phỏng theo quan điểm Chủ đầu tư

67


xi

Số hiệu bảng
3.14

Tên bảng
Kết quả phân tích mơ phỏng theo quan điểm Tổng đầu


Trang
68


1
MỞ ĐẦU
1. Cơ sở hình thành đề tài:
- Thực trạng trong những năm gần đây đất nước ta thường xuyên phải cắt,
giảm điện luân phiên do thiếu điện. Với sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế, nhu
cầu về điện năng ở Việt Nam luôn phát triển ở mức cao (khoảng 15-17%/năm). Tuy
nhiên với sản lượng điện sản xuất hiện có khơng đáp ứng được nhu cầu điện năng
tiêu thụ vì vậy hàng loạt các nhà máy điện đã được khởi công nhằm đáp ứng đủ
nguồn điện năng cho nền kinh tế quốc dân trong tương lai, đặc biệt là mục tiêu
nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020
như Nghị quyết của Đại hội Đảng lần thứ 11 đã khẳng định.
- Các nhà máy thủy điện khơng những ngồi mục đích phát điện để đàm bảo
an ninh năng lượng Quốc Gia mà còn một số mục tiêu khác như: Phòng chống lũ
lụt ở hạ du, cấp nước sinh hoạt, tưới tiêu, ...., ngoài ra các dự án Thủy điện thường
được đầu tư ở các vùng kém phát triển, nên với việc dự án được triển khai sẽ góp
phần thúc đẩy phát triển cơ sở hạ tầng, phát triển nuôi trồng thủy sản, phát triển du
lịch, nâng cao đời sống kinh tế xã hội của địa phương và của khu vực.
- Trong đó Quy hoạch bậc than thủy điện Sơng Ba nghiên cứu tính hợp lý
trong việc sử dụng nguồn nước Sơng Ba vào mục đích phát điện, phịng chống lũ và

đảm bảo nhu cầu tưới, không những của lưu vực Sơng Ba mà cịn chuyển sang lưu
vực sơng Cơn, để phát triển và cung cấp nước tưới cho lưu vực hạ lưu sơng Cơn và
vùng nam Bình Định.
- Trong đó Dự án thủy điện An Khê – Ka Nak nhằm trong quy hoạch bậc
than thủy điện Sông Ba đã được cơ quan có thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu
tư và đã thực hiện đầu tư. Nhằm để đánh giá tồn diện lợi ích, chi phí của việc đầu
tư cho lĩnh vực thủy điện cũng như công tác bảo vệ môi trường, người ta đã sử dụng
nhiều phương pháp phân tích đánh giá khác nhau, một trong những phương pháp
đang được sử dụng rộng rãi đó là phân tích chi phí – lợi ích (CBA – Cost and
benefit analysis). CBA được đánh giá là một công cụ hữu hiệu nhất cho chúng ta


2
một cách nhìn tồn diện về lựa chọn phương án hiệu quả nhất như định hướng đã đề
ra.
- Vì vậy để xem xét hiệu quả thực tế của dự án từ phân tích, đánh giá một
cách đầy đủ tồn diện hơn nữa về kinh tế, xã hội, môi trường bằng cách áp dụng lý
thuyết lợi ích – chi phí trong phân tích thẩm định dự án đầu tư, từ đó đề tài “ Ứng
dụng phương pháp phân tích lợi ích – Đánh giá hiệu qủa kinh tế à môi trường của
cơng trìnhThủy điện An Khê – Ka Nak” được hình thành.
- Qua đây hy vọng rằng với hướng nghiên cứu này sẽ bước đầu đặt ra một
hướng dẫn, chuẩn mực trong phân tích thẩm định dự án thủy điện sau này.
2. Mục đích nghiên cứu:

- Mơ tả, đánh giá, phân tích các yếu tố rủi ro có tác động lớn đến hiệu
quả kinh tế của thủy điện An Khê – Ka Nak.
- Phân tích hiệu quả tài chính của dự án trên quan điểm Chủ đầu tư,
phân tích hiệu quả kinh tế xã hội của dự án.
- Phân tích, đánh giá tác động môi trường của dự án
- Đề ra các giải pháp nâng cao hiệu quả kinh tế và đánh giá tác động

môi trường đối với thủy điện An Khê – Ka Nak.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
- Đối tượng nghiên cứu của đề tài là phân tích lợi ích - đánh giá hiệu quả
kinh tế và mơi trường của cơng trình thủy điện An Khê – Ka Nak. Những ảnh
hưởng tích cực, tiêu cực của dự án trong giai đoạn xây dựng cũng như vận hành sau
này.
- Phạm vi nghiên cứu: Luận văn kế thừa những số liệu Công ty CP Tư vấn
Xây dựng Điện 1 lập ở giai đoạn Báo cáo nghiên cứu khả thi, trên cơ sở đó tính tốn
kiểm tra lại các số liệu ở giai đoạn thiết kế. Thu thập số liệu ở giai đoạn đã đưa vào vận
hành và tiến hành phân tích chi phí lợi ích - đánh giá hiệu quả kinh tế và môi trường
của dự án.


3
4. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp thu thập dữ liệu và xử lý thông tin: Tổng hợp các nguồn thông
tin dữ liệu qua các nguồn khác nhau, phân tích, sử dụng trong đề tài.
Phương pháp phân tích tài chính và phương pháp phân tích chi phí lợi ích:
Đánh giá hiệu quả kinh tế tài chính của dự án.
Phương pháp chuyên gia: Tham khảo ý kiến của cô hướng dẫn và tư vấn ý
kiến của các thầy cô.
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài:
- Ứng dụng phân tích tác động lợi ích kinh tế và mơi trường đối với cơng
trình thủy điện An Khê – Ka Nak.
- Cung cấp tư liệu về lợi ích thiệt hại do cơng trình gây nên.
- Đề xuất biện pháp phịng tránh và xử lý những diễn biến tiêu cực
- Tăng cường những mục tiêu cơ bản và yêu cầu đối với việc tác động kinh tế
đối với nhà máy Thủy điện và tác động của mơi trường khi cơng trình Thủy điện An
Khê – Ka Nak hoạt động.
- Xây dựng luận cứ khoa học nhằm hỗ trợ đầu tư chọn lựa các phương án

- Tối ưu hóa hiệu quả của Cơng trình giảm nhẹ và phát huy các tác động hai
mặt đến môi trường và nhằm đem lại hiệu quả lợi ích kinh tế.


4
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN HIỆU QUẢ KINH TẾ VÀ TÁC ĐỘNG MƠI TRƯỜNG CỦA
CÁC CƠNG TRÌNH THỦY ĐIỆN
1.1. Tổng quan về phát triển các thủy điện Việt Nam.
- Việt Nam có hơn 3.450 hệ thống sông, suối lớn nhỏ, tiềm năng thủy điện về
lý thuyết khá lớn với tổng công suất khoảng 35.000 MW và điện lượng khoảng 300
tỷ kWh/năm, trong đó miền Bắc chiếm khoảng 60%, miền Trung chiếm khoảng
27% và miền Nam chiếm khoảng 13%. Tuy nhiên, nếu tính tốn về mức độ khả thi,
có thể khai thác được khoảng 26.000 MW (khoảng 100 tỷ kWh/năm), phân bố theo
các hệ thống sông như sau: sông Đà 33%, sông Đồng Nai 13,8%, sông Sê San 10%,
sông Vu Gia - Thu Bồn 5,2%,

sông Srêpốk 4%, sông Lô-Gâm-Chảy 3,8%, sông

Ba 2,4%, sông Cả 1,9% và các sông khác 22,3%. Đây là tài nguyên quý giá của
quốc gia, là nguồn năng lượng sạch, có khả năng tái tạo, cần được khai thác hợp lý.
Đến nay, về cơ bản, quy hoạch thủy điện trên cả nước đã được lập và phê duyệt, hầu
hết các dự án đã triển khai và hoàn thiện.
- Việt Nam sẽ tiếp tục ưu tiên phát triển các nguồn thủy điện, đưa tổng công
suất các nguồn thủy điện từ 14.000MW hiện nay lên 21.300MW vào năm
2020.Năm 2020, thủy điện tích năng dự kiến có tổng cơng suất 2.400MW, nâng lên
5.700 MW vào năm 2030. Việt Nam có nguồn tài nguyên năng lượng phong phú
như than, dầu khí, thủy điện và năng lượng tái tạo. Hiện tại, các nguồn năng lượng
hóa thạch đang ngày càng cạn kiệt, các nguồn thủy điện lớn đã được khai thác gần
hết. Vì vậy, để đáp ứng nhu cầu điện ngày một gia tăng phục vụ phát triển kinh tế xã hội, đảm bảo an ninh năng lượng và phát triển bền vững, Việt Nam đang thực

hiện các biện pháp mang tính chiến lược, bao gồm: tăng cường đầu tư các cơ sở sản
xuất năng lượng; giảm dần sự phụ thuộc vào năng lượng hóa thạch bằng cách đa
dạng hóa việc khai thác và sử dụng các nguồn năng lượng; tập trung khai thác các
nguồn năng lượng tái tạo sẵn có và phát triển điện hạt nhân; tích cực tìm kiếm và
gia tăng trữ lượng các nguồn dầu, khí thiên nhiên cũng như đẩy mạnh việc sử dụng
năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, ứng dụng công nghệ phát thải thấp… Bên cạnh


5
đó, Việt Nam cũng cân đối sử dụng các nguồn tài nguyên, trong đó có việc khai
thác hiệu quả thủy điện và cải cách thị trường điện.
- Việc đầu tư xây dựng các DATĐ đã và đang góp phần quan trọng trong
việc đảm bảo an ninh năng lượng nhằm thúc đẩy phát triển KT-XH của cả nước
theo hướng công nghiệp hóa - hiện đại hóa. Đến nay các NMTĐ đã đóng góp tới
48,26% cơng suất (13000 MW) và 43,9% (53 tỷ kWh) điện lượng cho hệ thống
điện. Đây là nguồn năng lượng sạch, có khả năng tái tạo, giá thành rẻ hơn so với các
nguồn điện khác. Quá trình đầu tư xây dựng và vận hành khai thác đã tạo nhiều việc
làm cho các lực lượng lao động trong cả nước. Việc hình thành các hồ chứa thủy
điện cũng góp phần quan trọng trong việc chủ động tích trữ để xả nước cho nhu cầu
dân sinh, nông nghiệp và tham gia cắt giảm lũ cho hạ du, cải tạo môi trường, phát
triển du lịch sinh thái, nuôi trồng thủy sản, giao thơng thủy... Các hồ thủy điện với
tổng dung tích hàng chục tỷ m3 đã đóng vai trị quan trọng trong việc chủ động tích
trữ để bổ sung lưu lượng, cấp nước về mùa kiệt và cắt giảm lũ phục vụ sinh hoạt,
sản xuất, bảo vệ môi trường... cho hạ du. Theo đánh giá của Bộ TN&MT, các hồ
thủy điện sẽ chiếm khoảng 86% tổng dung tích của các hồ chứa trong cả nước (56
tỷ m3 trong tổng số 65 tỷ m3).
- Đây là nguồn dung tích trữ nước cực kỳ quan trọng, bảo đảm an ninh nguồn
nước, đóng vai trò chủ chốt, đảm bảo chủ động điều tiết cấp nước và chống, giảm lũ
cho hạ du đặc biệt là khu vực miền Bắc. Đồng thời với việc đầu tư xây dựng các
DATĐ, một số cơ sở hạ tầng KT-XH như điện, đường, trường học, trạm y tế, nhà

văn hóa... trong các khu vực tái định cư được nâng cấp, xây dựng mới khá đồng bộ
và kiên cố, tạo điều kiện thúc đẩy phát triển KT-XH và văn hóa cho người dân địa
phương.
- Để đảm bảo phát triển thủy điện một cách bền vững, phát triển đi đôi với
bảo vệ mơi trường – xã hội, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo các Bộ ngành, các nhà
máy thủy điện vận hành theo đúng quy trình được phê duyệt, bảo đảm hiệu quả phát
điện, đáp ứng nhu cầu sử dụng nước của hạ du, cắt giảm lũ, hạn chế các tác động
tiêu cực đối với hạ du; nghiên cứu ban hành quy định về giám sát thực hiện công tác
bảo vệ và giảm thiểu tác động tiêu cực đối với môi trường, quy định về dòng chảy


6
tối thiểu ở hạ du các hồ chứa, quy trình vận hành liên hồ chứa về mùa kiệt trên các
lưu vực sông, tăng cường kiểm tra công tác quản lý vận hành các CTTĐ đảm bảo an
tồn cho cơng trình, người dân./.
- Theo các quy hoạch đã được phê duyệt, cả nước hiện có 815 DATĐ có
tổng Nlm= 24.324,3 MW. Trong đó, đã vận hành phát điện 268 dự án (14.240,5
MW); đang thi công xây dựng 205 dự án (6.198,8 MW), dự kiến đưa vào vận hành
khai thác từ nay đến năm 2017, tổng dung tích phịng lũ thường xun cho hạ du
Wpl = 10,51 tỷ m3.
1.2. Lợi ích tác động kinh tế - môi trường của Thủy điện
- Phát triển thủy điện sẽ góp phần mang lại nhiều lợi ích như: Thúc đẩy các
khả năng kinh tế, bảo tồn các hệ sinh thái, góp phần vào phát triển bền vững, sử
dụng nước đa mục tiêu, phát triển cơ sở hạ tầng và cải thiện công bằng xã hội… tuy
nhiên, đặc biệt là cung cấp nguồn năng lượng tái tạo và tương đối sạch.
1.2.1. Thúc đẩy các khả năng kinh tế
- Thơng thường các cơng trình thuỷ điện có vốn đầu tư lớn, thời gian xây
dựng kéo dài, song hiệu quả cao và tuổi thọ đến 100 năm hoặc hơn. Về lâu dài mà
nói thì khơng có cơng nghệ năng lượng nào rẻ bằng thuỷ điện. Các chi phí vận hành
và bảo dưỡng hàng năm là rất thấp, so với vốn đầu tư và thấp hơn nhiều các nhà

máy điện khác.
- Các dự án nhỏ và phân tán sẽ đóng vai trị quan trọng trong chương trình
điện khí hố nơng thơn trên khắp thế giới.
- Khai phóng tiềm năng thủy điện sẽ mang lại nguồn lợi lớn cho địa phương
và cả nước. Thông qua việc phát triển thủy điện, kết cấu hạ tầng khu vực cũng sẽ
được đầu tư xây dựng đồng bộ, và hiện đại với tốc độ rất nhanh.
1.2.2 Tạo năng lượng và cơ sở hạ tầng cho đất nước và khu vực
- Khi dự án xây dựng đập thuỷ điện đi vào hoạt động thì đây là nguồn năng
lượng đáng kể cung cấp điện cho hệ thống điện quốc gia trong tương lai khi nhu cầu
dùng điện của các ngành kinh tế cũng như sinh hoạt của người dân ngày một tăng
cao.


7
- Đối với khu vực địa phương, điện sẽ được cung cấp cho các ngành kinh tế,
và dân cư xung quanh dự án, góp phần phát triển cơng nghiệp, nơng nghiệp trong
các xã bị ảnh hưởng mà hiện tại vẫn còn nghèo. Việc sử dụng nước từ hồ chứa cho
việc tưới sẽ làm tăng cao năng suất cây trồng cho người dân sống xung quanh khu
vực dự án.
- Ngoài ra để tiến hành thi cơng và vận hành cơng trình, cần thiết phải làm
mới nhiều tuyến đường nối các công trình. Tồn bộ hệ thống đường sá và hệ thống
điện do cơng trình mang lại sẽ phục vụ cho giao thông địa phương đặc biệt là các
đồng bào dân tộc thiểu số được giao thương thuận lợi với người Kinh trong và
ngoài địa phương.
1.2.3. Bảo tồn các hệ sinh thái
- Thuỷ điện sử dụng năng lượng của dòng nước để phát điện, mà không làm
cạn kiệt các nguồn tài nguyên thiên nhiên, cũng khơng làm biến đổi các đặc tính của
nước sau khi chảy qua tuabin.
1.2.4. Linh hoạt và điều tiết nước hiệu quả
- Trong cung cấp điện năng, thủy điện là nguồn cung ứng linh hoạt, bởi khả

năng điều chỉnh công suất. Nhờ công suất phủ đỉnh của thủy điện, có thể tối ưu hóa
biểu đồ phụ tải chạy nền bởi các nguồn kém linh hoạt hơn (như các nhà máy nhiệt
điện hoặc điện hạt nhân).
- Nhà máy thủy điện tích năng làm việc như acquy, trữ khổng lồ bằng cách
tích và xả năng lượng theo nhu cầu hệ thống điện.
- Một ưu điểm của thủy điện là có thể khởi động và phát đến công suất tối đa
chỉ trong vòng vài phút, trong khi nhiệt điện (trừ tuốc bin khí - gas turbine) phải mất
vài giờ hay nhiều hơn trong trường hợp điện nguyên tử. Do đó, thủy điện thường
dùng để đáp ứng phần đỉnh là phần có yêu cầu cao về tính linh hoạt mang tải.
- Đặt biệt thủy điện gốp phần quan trọng điều tiết nước như điều tiết nước,
xả nước chống khơ hạn phía sau hạ du, điều tiết lũ


8
1.2.5. Tương đối sạch
- So với nhiệt điện, thủy điện cung cấp một nguồn năng lượng sạch, hầu như
không phát khí thải gây hiệu ứng nhà kính.
1.2.6. Góp phần vào phát triển bền vững
- Về khía cạnh bền vững, thuỷ năng có tiềm năng rất lớn về bảo tồn hệ sinh
thái, cải thiện khả năng kinh tế và tăng cường sự công bằng xã hội.
1.2.7 Giảm phát thải
- Bằng cách sử dụng nguồn nước thay vì các loại nhiên liệu hố thạch (đặc
biệt là than), thuỷ điện giảm bớt ơ nhiễm mơi trường, giảm bớt các trận mưa axít,
giảm axit hoá đất và các hệ thống thủy sinh. Thuỷ điện thải ra rất ít khí hiệu ứng
nhà kính so với các phương án phát điện quy mô lớn khác, do vậy làm giảm sự
nóng lên của trái đất.
- Lượng khí nhà kính mà thuỷ điện thải ra nhỏ hơn 10 lần so với các nhà máy
tuabin khí chu trình hỗn hợp và nhỏ hơn 25 lần so với các nhà máy nhiệt điện than.
Nếu tiềm năng thuỷ năng thực tế còn lại mà được sử dụng thay cho các nhà máy
nhiệt điện đốt nhiên liệu hố thạch thì hằng năm cịn có thể tránh được 7 tỷ tấn khí

thải nữa. Điều này tương đương với việc mỗi năm tránh được một phần ba các chất
khí do con người thải ra hiện nay, hoặc ba lần các khí thải của xe hơi trên hành tinh.
1.2.8 Sử dụng nước đa mục tiêu
- Thuỷ điện khơng tiêu thụ lượng nước mà nó đã dùng để phát điện, mà xả lại
nguồn nước quan trọng này để sử dụng vào những việc khác.
- Hơn nữa, các dự án thuỷ điện còn sử dụng nước đa mục tiêu. Trên thực tế,
hầu hết các đập và hồ chứa đều có nhiều chức năng như: cung cấp nước cho sản
xuất lương thực. Hồ chứa cịn có thể cải thiện các điều kiện nuôi trông thủy sản và
vận tải thủy.
- Tuy nhiên, lợi ích cục bộ của một nhà máy thủy điện đôi lúc mâu thuẫn với
chức năng căn bản của một hồ chứa. Ví dụ, trong mùa khơ hạn, nhà máy có thể
quyết định ngưng phát điện trong một thời gian nào đó (nghĩa là khơng xả nước về
hạ lưu) vì nhiều lý do khác nhau (ví dụ để sửa chữa tuốc bin). Tương tự trong mùa


9
lũ, nhà máy có thể giữ mực nước hồ cao (để tăng cơng suất phát điện) do đó làm
giảm khả năng điều tiết lũ của hồ chứa.
- Để phát huy được tối đa tài nguyên nước, các cơ quan chức năng với vai trò
là người quản lý tài nguyên và điều hịa lợi ích chung cho cả khu vực - cần có
những quy định hợp lý trong việc vận hành các nhà máy thủy điện để bảo đảm tài
nguyên nước được sử dụng một cách công bằng và hiệu quả cho toàn xã hội.
- Lưu lượng tối thiểu được quy định dựa trên nhu cầu và lợi ích của hạ lưu,
được cân bằng với thiệt hại của nhà máy điện, làm sao để đảm bảo lợi ích chung của
xã hội. Lưu lượng tối thiểu được xác định qua các nghiên cứu về môi trường và nhu
cầu khác nhau của hạ lưu, và có thể thay đổi tùy theo lượng mưa trên lưu vực của
hồ chứa. Quy định về lưu lượng tối thiểu của dịng sơng đặc biệt quan trọng khi nhà
máy thủy điện (là nơi xả nước về hạ lưu) khơng nằm cùng dịng sơng với hồ chứa
(chuyển nước) (như trường hợp nhà máy thủy điện Đa Nhim). Trong trường hợp
này hồ chứa phải xả nước thường xuyên qua đường hầm ở chân đập để duy trì lưu

lượng tối thiểu trong sơng ở phía hạ lưu của hồ chứa.
1.2.9 Vai trò năng lượng của thủy điện
- Hiện nay, thủy điện là nguồn năng lượng chính đáp ứng nhu cầu điện quốc
gia. Đến nay, các cơng trình thuỷ điện đã khai thác được khoảng 4.238 MW, chiếm
hơn 40% tổng công suất lắp máy của toàn hệ thống điện quốc gia (khoảng 10.445
MW). Lượng nước sử dụng để phát điện từ dung tích hữu ích của các hồ chứa thuỷ
điện khoảng 13,6 tỉ m3.
- Theo quy hoạch thuỷ điện trên 9 lưu vực sơng chính, dự kiến thuỷ điện sẽ
cung cấp khoảng 16.200MW, chiếm 62% trong tổng số 26.000MW cần bổ sung đến
năm 2020. Trong giai đoạn sau đó, tỷ trọng, khi tiềm năng thủy điện đã cơ bản được
sử dụng, thì tỷ trọng thủy điện sẽ giảm xuống.
1.2.10 Góp phần phát triển cơ sở hạ tầng
- Ngoài ra, thu nhập nhờ bán điện còn cho phép tài trợ cho các nhu cầu hạ
tầng cơ sở cơ bản khác, cũng như để xố đói giảm nghèo cho những người dân bị
ảnh hưởng bởi việc xây dựng thuỷ điện, và cộng đồng dân cư nói chung.


10
1.2.11 Cải thiện cơng bằng xã hội
- Thuỷ điện có tiềm năng rất lớn trong việc cải thiện công bằng xã hội trong
suốt thời gian dự án được triển khai và quản lý theo cách thức đẩy mạnh sự công
bằng giữa các thế hệ hiện tại và tương lai, giữa các cộng đồng bản địa và trong khu
vực, giữa các nhóm bị thiệt hại và tồn xã hội nói chung.
- Do chi phí đầu tư ban đầu cao cho các nhà máy thủy điện đã được các thế
hệ hiện tại trang trải, nên các thế hệ tương lai sẽ nhận được nguồn điện trong thời
gian dài với chi phí bảo trì rất thấp.
- Doanh thu của các nhà máy thủy điện thường “gánh thêm” phần chí phí cho
các ngành sử dụng nước khác như: nước sinh hoạt, tưới và chống lũ, do vậy nó trở
thành cơng cụ để chia sẻ nguồn tài nguyên chung một cách công bằng.
- Các dự án thuỷ điện cịn có thể là một cơng cụ để thúc đẩy sự cơng bằng

giữa các nhóm người bị thiệt hại và tồn xã hội nói chung, khi thực hiện cả những
chương trình di dân và tái định cư được quản lý tốt dẫn đến một sự chia sẻ lợi nhuận
để bảo đảm rằng những người bị thiệt hại sẽ có cuộc sống tốt hơn sau khi dự án
hồn thành so với trước kia.
1.2.12. Thay đổi về phát triển kinh tế xã hội khu vực
- Trong quá trình thi cơng cơng trình, nhiều cơ hội việc làm sẽ xuất hiện,
giúp cho bộ phận thanh niên thất nghiệp có việc làm. Những người có nghề nghiệp
chun mơn hoặc đã được đào tạo qua các trường đều có cơ hội được tiếp cận với
công nghệ mới trong nhiều lĩnh vực khác nhau trong công tác tư vấn, giám sát, thi
công tại hiện trường.
- Lưới điện quốc gia sẽ dẫn đến tận vùng xa nhất của các xã vùng sâu thuộc
dự án, với nguồn điện này ở đây sẽ hình thành các xưởng chế biến nông sản thực
phẩm tại chỗ, nơi giàu có về nguyên liệu như cà phê, chè, dâu tằm, cây ăn quả v.v..
Ngoài ra các kế hoạch phát triển cơng nghiệp, nơng nghiệp, tiểu thủ cơng nghiệp và
khai khống qui mô lớn tại các huyện sẽ được phát triển. Kinh tế phát triển sẽ làm
đời sống của nhân dân đặc biệt là người dân tộc thiểu số sẽ được cải thiện dần từng
bước.


11
1.3. Các ảnh hưởng về kinh tế và môi trường của dự án thủy điện
1.3.1.Ảnh hưởng môi trường địa chất địa mạo:
-Trong q trình xây dựng cần có hoạt động nổ mìn để khai thác vật liệu xây
dựng như: đất, đá,… và để chuyển hướng dịng chảy của sơng… do đó gây nên
những chấn động kích thích. Đối với các dự án có qui mơ lớn, những tác động này
có ảnh hưởng lớn đến địa chất, địa mạo của khu vực đập thuỷ điện cũng như chất
lượng cơng trình. Vì vậy việc khảo sát địa hình, quan trắc cấu tạo địa chất ở giai
đoạn tiền thi công sẽ được tiến hành một cách tỉ mỉ, kĩ càng. Đồng thời, việc nổ mìn
trong giai đoạn thi cơng cũng được quản lý chặt chẽ về khối lượng thuốc nổ, số
lượng và vị trí điểm đặt mìn,…

1.3.2.Ảnh hưởng mơi trường đất:
- Thiệt hại về diện tích đất do xây dựng: đây được xem là một tác động chính
yếu trong q trình xây dựng đập thuỷ điện bởi:
- Tổn thất về đất vĩnh viễn do việc xây dựng hồ chứa làm ảnh hưởng đến hệ
sinh thái. Tuy vậy việc thay đổi một diện tích đất bằng một diện tích nước hồ đối
với mơi trường đất khu vực lân cận hồ chứa lại là một chuyển biến tích cực: tăng
diện tích mặt nước dẫn đến tăng độ ẩm khơng khí, tăng lượng nước ngầm trong đất,
góp phần tăng trưởng tốt cho lớp phủ thực vật hoặc cây trồng xung quanh hồ. Điều
này có tác dụng chống xói mịn, giữ độ phì trong đất.
- Tổn thất về đất do việc chiếm dụng tạm thời trong xây dựng làm nơi ăn, ở
cho công nhân, kho, bãi chứa,…
Việc mất diện tích đất nói trên cịn dẫn đến nhiều tác động gián tiếp khác mà gây
hậu quả lâu dài làm thiệt hại về kinh tế:
- Gây nên sự thay đổi cơ cấu sử dụng đất:
- Nếu đất làm hồ chứa trước đây là khu vực dân cư sinh sống và hoạt động
canh tác nông nghiệp nay bị chiếm dụng và sau khi dự án đi vào hoạt động thì nó sẽ
là vùng để khai thác, ni trồng thuỷ sản.
- Nếu đất này trước đó là rừng nay bị chiếm dụng sẽ gây mất mát lớn cho hệ
sinh thái: từ hệ sinh thái cạn chuyển sang hệ sinh thái nước.


12
- Nếu những vùng bị chiếm dụng mà chứa các mỏ tài ngun khống sản
trong lịng đất thì q trình làm hồ chứa này đã làm mất mát tái nguyên trong khu
vực đó đồng thời làm cản trở việc khai thác tài nguyên.
- Gây nên sự thay đổi cơ cấu nghề nghiệp cho người dân: từ hoạt động nông
nghiệp, nghề rừng chuyển sang nghề nuôi trồng đánh bắt thuỷ sản.
1.3.3. Ảnh hưởng môi trường nước:
1.3.3.1. Ảnh hưởng đến chế độ thủy văn
- Chế độ thủy văn sẽ thay đổi căn bản từ dạng sông suối thành dạng hồ chứa

với mực nước hồ. Hàng năm mực nước hồ chứa sẽ thay đổi từ mực nước chết đến
mực nước dâng bình thường .
- Tại hạ lưu đập sẽ có thay đổi lớn về điều kiện thủy văn so với trước khi xây
dựng cơng trình, mùa kiệt dịng chảy vào hồ chứa sẽ bị giảm nhưng tăng lên đáng
kể ở hạ lưu nhà máy làm tăng khả năng tưới cho các vùng canh tác ven sông.
1.3.3.2. Ảnh hưởng đến chất lượng nước
- Trong q trình thi cơng:
+) Một lượng đất đá được đổ vào các sơng suối để chặn dịng, các hoạt động
về khai thác đất, đá, cát, khi đào bóc tầng phủ, các trạm sản xuất vật liệu khi rửa đá,
cát cho trạm trộn bê tơng, các cơng tác đào móng, đào làm đường thi công các đập,
đào kênh v.v..khi gặp trời mưa một lượng bùn cát chảy tràn xuống sông suối làm
tăng độ đục của nước sơng lên. Vì vậy trong q trình thi cơng cần có các biện pháp
giảm thiểu để hạn chế đến mức thấp nhất về lượng bùn cát chảy vào sơng. Các biện
pháp cần thiết đó là hạn chế việc đào bới đất, cần có các rãnh thoát nước hoặc cấp
thoát ra các bể lọc lắng và xử lý trước khi xả ra sông.
+) Một lượng nhiên liệu rất lớn để phục vụ cho nhu cầu hoạt động của các
phương tiện cơ giới, máy móc v.v… và nếu các nhiên liệu này bảo quản khơng cẩn
thân có thể gây ra sự cố tràn dầu, có thể tràn trực tiếp vào sơng hoặc được xâm nhập
theo dịng chảy vào sông. Khả năng khắc phục sự cố này là rất khó. Vì vậy ngay từ
đầu phải có khu vực dành riêng cho việc dự trữ nhiên liệu an toàn và được bảo vệ
nghiêm ngặt.


×