Tải bản đầy đủ (.doc) (1 trang)

3.1.3. Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn và giáo dục kĩ thuật tổng hợp.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (49.81 KB, 1 trang )

3.1.3. Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn và giáo dục kĩ thuật tổng hợp.
Nguyên tắc này xác định mối liên hệ thiết thực, chặt chẽ của tài liệu giáo khoa và
cuộc sống, với thực tiễn xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta và với việc chuẩn bị cho học
sinh đi vào lao động.
Để thực hiện tối ưu nguyên tắc này trong dạy học, môn Hoá học phải chứa các nội
dung sau:
• Những cơ sở của nền sản xuất hoá học;
• Hệ thống những khái niệm công nghệ học sơ bản và những sản xuất cụ thể (cá hoá
phẩm thông dụng, các vật liệu xây dựng v v..).
• Những kiến thức ứng dụng, phản ánh mối liên hệ của hoá học với cuộc sống, của
khoa học với sản xuất (đặc biệt với sản xuất nông nghiệp), những thành tựu của
chúng và phương hướng phát triển;
• Hệ thống những kiến thức làm sáng tỏ bản chất và ý nghĩa của hoá học, công
nghiệp hoá học và công cuộc hoá học hoá nền kinh tế quốc dân - như một nhân tố
quan trọng của cách mạng khoa học kí thuật;
• Những kiến thức về bảo vệ thiên nhiên, môi trường bằng phương tiện hoá học;
• Tài liệu khoa học cho phép giới thiệu những nghề nghiệp hoá học thông thường và
thực hiện việc hướng nghiệp.
Những cơ sở của khoa học hiện đại là nền tảng để làm rõ nội dung kĩ thuật tổng
hợp. Chỉ một cách trình bày có hệ thống nội dung này mới có thể làm sáng tỏ nội dung kĩ
thuật tổng hợp. Điều quan trọng là phải sử dụng các phương pháp lịch sử và so sánh cho
phép chỉ ra những thành quả của nền công nghiệp hoá hoá học của nước ta và của nền Hoá
học đã đạt được từ Cách mạng tháng Tám đến nay.

×