Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

3.1.4. Nguyên tắc đảm bảo tính sư phạm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (65.32 KB, 2 trang )

3.1.4. Nguyên tắc đảm bảo tính sư phạm
Nguyên tắc bảo đảm tính sư phạm bao gồm một số nguyên tắc bộ phận là:
3.1.4.1.Nguyên tắc phân tán các khó khăn.
Nguyên tắc này đặt ra việc lựa chọn và phân chia tài liệu giáo khoa theo đặc điểm
lứa tuổi và tâm lí của việc tiếp thu tài liệu đó. Theo nguyên tắc này, tính phức tạp của tài
liệu giáo khoa phải tăng lên dần dần. Sự tập trung các vấn đề lí thuyết vào một chỗ của
chương trình sẽ làm phức tạp việc tiếp thu và ứng dụng chúng. Vì thế, những lí thuyết chủ
yếu của chương trình Hoá học PT cần được chia đều theo các năm học. Sau mỗi một lí
thuyết có đưa vào các tại liệu cho phép khẳng định sự phát triển và cụ thể hoá các quan
điểm của lí thuyết đó, dẫn ra những hệ quả sử dụng tích cực lí thuyết vào thực tiễn.
Hầu hết tất cả các lí thuyết chủ yếu được đưa vào phần đầu chương trình. Thực tế
dạy học đã chỉ ra rằng việc đưa các lí thuyết lên gần đầu chương trình và việc tăng cường
các vấn đề lí thuyết trong môn học không gây khó khăn mà trái lại, làm dễ dàng việc
nghiên cứu giáo trình vì nó tăng cường được sự giải thích và khái quát hoá các sự kiện và
khái niệm. Nguyên tắc phân tán các khó khăn đòi hỏi phải xếp xen kẽ những vấn đề lí
thuyết với các tài liệu thực nghiệm, xen kẽ vấn đề trừu tượng với vấn đề cụ thể. Việc tiếp
thu những khái niệm trừu tượng là khó khăn và phức tạp nhất, nhất là nếu chúng ít được
củng cố bằng thí nghiệm và các phương tiện trực quan. Chẳng hạn, các khái niệm về
nguyên tủ, phân tử, electron, trạng thái của electron trong nguyên tủ, hoá trị, số oxi hoá v
v..
Cần lưu ý rằng khả năng nhận thức của học sinh ngày nay đã được tăng lên rõ rệt.
Vì vậy sự nghiên cứu thuyết electron về cấu tạo nguyên tủ đã được đưa vào đầu lớp 10.
Nguyên tắc phân tán các khó khăn có xem xét đến sự vận động của kiến thức từ
đơn giản về mặt nhận thức đến phức tạp, từ quen biết gần gũi đến ít quen biết hơn, từ riêng
lẻ, cụ thể đến khái quát hơn và sâu sắc hơn. Tài liệu học tập quá phức tạp và không vừa
sức sẽ làm giảm hứng thú đối với Hoá học, sinh ra tình trạng học kém. Nhưng tài liệu giáo
khoa quá dễ dàng cũng nguy hiểm, nó gây ra buồn chán và lười biếng của trí tuệ. Sự dạy
học cũng cần tiến hành với sự phức tạp tăng dần.
Nguyên tắc phân tán các kho khăn còn xét đến mối liên hệ với điều đã học trước
đây, thiết lập những mối liên hệ liên bộ môn (giữa Hoá học với các môn học khác) và nội
bộ môn (giữa các phân môn Hoá học với nhau), khái quát hoá đúng lúc và hệ thống hoá


kiến thức.
3.1.4.2. Nguyên tắc đường thẳng và nguyên tắc đồng tâm.
Cấu trúc u chương trình Hoá học PT dựa đồng thời vào nguyên tắc đường thẳng và
nguyên tắc đồng tâm. Đó là nhân tố bảo đảm xây dựng được các kiến thức có hệ thống, có
liên hệ lẫn nhau, phân chia đều tài liệu giáo khoa phức tạp. Kiểu cấu trúc này xét đến việc
mở rộng liên tục, có theo giai đoạn và làm phức tạp dần dần các tài liệu lí thuyết của
chương trình Hoá học.
3.1.4.3. Nguyên tắc phát triển các khái niệm.
Nguyên tắc này xét đến sự phát triển vừa sức các khái niệm quan trọng nhất của
toàn bộ chương trình Hoá học PT và yêu cầu có liên hệ với chương trình ở cấp học trên và
cấp học dưới. Việc mở rộng một cách vừa sức nội dung của chúng được thực hiện phù hợp
với nhận thức luận của Lênin.
Nguyên tắc này đặt ra việc mở rộng và đào sâu nội dung các khái niệm, thiết lập và
xây dựng lại các mối liên hệ của chúng trong khi mở rộng ra những kiến thức mới. Theo
nguyên tắc này, khi chuyển từ một trình độ lí thuyết này sang trình độ khác sẽ xảy ra sự
đào sâu các khái niệm, sự khái quát hoá và hệ thống hoá chúng, thiết lập những mối liên hệ
giữa các khái niệm. Những khái niệm riêng biệt cần được đưa vào hệ thống lí thuyết chung
hơn,
3.1.4.4. Nguyên tắc bảo đảm tính lịch sử.
Theo nguyên tắc này, trong nội dung học tập cần thể hiện rõ ràng những thành tựu
của Hoá học hiện đại là kết quả của một chặng đường lịch sử dài của sự phát triển của nó,
là sản phẩm của thực tiễn lịch sử xã hội.
Mục đích của việc sử dụng tài liệu lịch sử trong môn học là giới thiệu những quy
luật của nhận thức lịch sử, lựa chọn với tư cách là những con đường lịch sử tối ưu của sự
hình thành kiến thức, trang bị cho học sinh những phương pháp hoạt động sáng tạo của các
nhà bác học, xác nhận và minh hoạ các lí thuyết và định luật hoá học, xây dựng các tình
huống có vấn đề, tích cực hoá hoạt động của học sinh, giáo dục tư tưởng và đạo đức cho
học sinh.

×