Tải bản đầy đủ (.pdf) (116 trang)

Giải pháp nâng cao chất lượng tư vấn thiết kế các công trình xây dựng dân dụng của viện kiến trúc quốc gia viar bộ xây dựng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.99 MB, 116 trang )

LỜI CAM ĐOAN
Họ và tên học viên: Vũ Trọng Hoan
Chuyên ngành đào tạo: Quản lý xây dựng
Đề tài nghiên cứu: “Giải pháp nâng cao chất lượng tư vấn thiết kế các cơng trình xây
dựng dân dụng của Viện Kiến trúc Quốc gia (Viar) – Bộ Xây dựng”
Tôi xin cam đoan luận văn này là cơng trình nghiên cứu của riêng tơi. Các thơng tin,
tài liệu trích dẫn trong luận văn đã được ghi rõ nguồn gốc. Kết quả nêu trong luận văn
là trung thực và chưa từng ai công bố trong bất kỳ cơng trình nào trước đây.

Hà Nội, ngày 20 tháng 05 năm 2016
Tác giả

Vũ Trọng Hoan

i


LỜI CẢM ƠN
Sau thời gian học tập và nghiên cứu cùng với sự giúp đỡ nhiệt tình của thầy cơ, bạn bè
và đồng nghiệp. Luận văn Thạc sỹ chuyên ngành Quản lý xây dựng với đề tài“Giải
pháp nâng cao chất lượng tư vấn thiết kế các cơng trình xây dựng dân dụng của Viện
Kiến trúc Quốc gia (Viar) – Bộ Xây dựng” đã được hoàn thành.
Để hoàn thành được luận văn này tác giả đã nhận được rất nhiều sự động viên, giúp đỡ
của bạn bè, thầy cô và cơ quan nơi công tác.
Trước hết, tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến PGS. TS. Lê Văn Hùng đã hướng
dẫn tác giả thực hiện nghiên cứu của mình.
Tác giả cũng xin bày tỏ lịng biết ơn chân thành tới các thầy cô giáo, người đã đem lại
cho tác giả những kiến thức bổ trợ, vơ cùng có ích trong những năm học vừa qua.
Tác giả cũng xin chân thành cảm ơn đến ban lãnh đạo Viện Kiến trúc Quốc gia đã
hướng dẫn và góp ý về những thiếu sót trong luận văn.
Trong q trình thực hiện luận văn, tác giả đã cố gắng và nỗ lực để hoàn thành luận


văn một cách tốt nhất nhưng do những hạn chế về kiến thức, thời gian, kinh nghiệm và
tài liệu tham khảo nên luận văn cịn nhiều thiếu sót. Tác giả rất mong nhận được sự
góp ý, chỉ bảo của các thầy cô và đồng nghiệp.
Xin trân trọng cảm ơn !

Hà Nội, ngày 20 tháng 05 năm 2016
Tác giả

Vũ Trọng Hoan

ii


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ........................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................................ii
MỤC LỤC .................................................................................................................... iii
DANH MỤC HÌNH ẢNH ............................................................................................ vi
DANH MỤC BẢNG BIỂU .........................................................................................vii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT .......................................................................... viii
MỞ ĐẦU ......................................................................................................................... 1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ TƯ VẤN THIẾT KẾ CÁC CƠNG TRÌNH
XÂY DỰNG ................................................................................................................... 5
1.1. Khái qt chung về tư vấn xây dựng ................................................................... 5
1.1.1 Các loại hình tư vấn xây dựng ................................................................... .5
1.1.2 Quy trình hoạt động của tư vấn xây dựng trong nước ................................ 6
1.2 Chất lượng sản phẩm tư vấn và vai trị của cơng tác tư vấn thiết kế trong đảm
bảo chất lượng cơng trình ............................................................................................. 8
1.2.1 Chất lượng sản phẩm tư vấn ....................................................................... 8
1.2.2 Quản lý chất lượng sản phẩm ................................................................... 11

1.2.3 Vai trò của công tác tư vấn thiết kế trong đảm bảo chất lượng cơng trình .. .14
1.3. Thành tựu về tư vấn thiết kế cơng trình dân dụng của thế giới và Việt Nam 15
1.3.1. Các thành tựu về tư vấn thiết kế của thế giới ........................................... 15
1. 3.2. Các thành tựu về tư vấn thiết kế của Việt Nam ....................................... 17
1.4 Những nhận xét về tình hình chất lượng tư vấn thiết kế hiện nay và một số sự
cố cơng trình xây dựng ................................................................................................ 20
1.4.1 Tình hình chất lượng tư vấn thiết kế hiện nay ........................................... 20
1.4.2 Một số sự cố cơng trình xây dựng ............................................................. 21
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 ............................................................................................ 25
CHƯƠNG 2 : CƠ SỞ KHOA HỌC VÀ CƠ SỞ PHÁP LÝ TRONG QUẢN LÝ
CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM TƯ VẤN ..................................................................... 26
2.1. Khái niệm về tư vấn thiết kế xây dựng cơng trình .......................................... 26
2.1.1 Khái niệm................................................................................................... 26
2.1.2 Nội dung thiết kế cơng trình xây dựng ...................................................... 26
iii


2.1.3 Các mơ hình tổ chức sản xuất sản phẩm tư vấn thiết kế ........................... 27
2.1.4 Yêu cầu đối với thiết kế xây dựng cơng trình ............................................ 31
2.2. Cơ sở pháp lý, hệ thống quy chuẩn và các văn bản quản lý chất lượng ......... 32
2.2.1 Luật xây dựng và các văn bản hướng dẫn ................................................ 32
2.2.2 Quy định về nội dung các bước thiết kế xây dựng cơng trình................... 33
2.2.3 Quy định về lập và quản lý chi phí đầu tư xây dựng................................. 36
2.2.4 Quy định về quản lý chất lượng thiết kế.................................................... 40
2.2.5 Các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, các tiêu chuẩn trong hoạt động thiết kế
công trình xây dựng............................................................................................ 41
2.3. Thực trạng năng lực tư vấn thiết kế Việt Nam hiện nay .................................. 50
2.3.1 Khái quát về tư vấn thiết kế Việt Nam....................................................... 50
2.3.2 Đánh giá về năng lực chuyên môn của tư vấn thiết kế Việt Nam ............. 50
2.4. Các nguyên nhân ảnh hưởng đến chất lượng tư vấn thiết kế các cơng trình

xây dựng dân dụng ................................................................................................ 55
2.4.1 Nguyên nhân làm giảm chất lượng thiết kế trong giai đoạn khảo ................ 55
2.4.2 Nguyên nhân làm giảm chất lượng thiết kế trong giai đoạn lập dự ............... 56
2.4.3 Nguyên nhân làm giảm chất lượng thiết kế trong giai đoạn thiết kế kỹ thuật
và thiết kế bản vẽ thi công ....................................................................................... 57
2.4.4 Nguyên nhân làm giảm chất lượng thiết kế trong các khâu kiểm soát chất
lượng hồ sơ .............................................................................................................. 58
2.4.5 Nguyên nhân làm giảm chất lượng thiết kế trong việc áp dụng các văn bản
pháp luật, quy chuẩn, tiêu chuẩn xây dựng ............................................................. 58
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 ............................................................................................ 60
CHƯƠNG III : THỰC TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG
CAO CHẤT LƯỢNG TƯ SẢN PHẨM VẤN THIẾT KẾ CÁC CƠNG TRÌNH
XÂY DỰNG DÂN DỤNG CỦA VIỆN KIẾN TRÚC QUỐC GIA (Viar) ............. 61
3.1 Giới thiệu chung về Viện Kiến trúc Quốc gia ..................................................... 61
3.1.1. Thông tin chung........................................................................................ 61
3.1.2. Quá trình hình thành và phát triển .......................................................... 61
3.1.3 Vị trí, chức năng ........................................................................................ 62
3.1.4 Nhiệm vụ, quyền hạn của Viện Kiến trúc Quốc gia .................................. 62

iv


3.1.5 Cơ cấu tổ chức của Viện Kiến trúc quốc gia ............................................ 64
3.2 Công tác tư vấn thiết kế tại Viện Kiến trúc Quốc gia (Viar)............................. 67
3.2.1 Các cơng trình đã thực hiện trong thời gian qua ...................................... 67
3.2.2 Tình hình thực hiện cơng tác tư vấn thiết kế tại Viện Kiến trúc Quốc gia 71
3.2.3 Nguồn nhân lực ......................................................................................... 72
3.2.4 Nắm bắt thơng lệ quốc tế ........................................................................... 75
3.2.5 Trình độ ngoại ngữ .................................................................................... 75
3.2.6 Tiến độ thực hiện công tác tư vấn ............................................................. 75

3.2.7 Quản lý nguồn nhân lực ............................................................................ 75
3.2.8 Về đào tạo .................................................................................................. 76
3.2.9 Trang thiết bị và trình độ cơng nghệ ......................................................... 78
3.3 Đánh giá tổng quan về công tác tư vấn thiết kế và triển khai hệ thống quản lý
chất lượng tại Viện Kiến trúc Quốc gia ..................................................................... 81
3.3.1 Đánh giá về công tác tư vấn thiết kế ......................................................... 81
3.3.2 Đánh giá việc triển khai hệ thống quản lý chất lượng .............................. 85
3.4 Đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng sản phẩm tư vấn thiết kế các cơng
trình xây dựng dân dụng tại Viện Kiến trúc Quốc gia (Viar) ................................. 86
3.4.1. Nâng cao chất lượng công tác tuyển dụng nhân sự ................................. 87
3.4.2. Đổi mới và sắp xếp lại tổ chức ................................................................ 89
3.4.3 Nâng cao năng lực chuyên môn, tăng cường hàm lượng khoa học trong
các sản phẩm tư vấn ........................................................................................... 90
3.4.4 Đẩy mạnh công tác đào tạo, nghiên cứu và phát triển ............................. 92
3.4.5 Tăng cường hợp tác Quốc tế và tham gia các tổ chức hiệp hội tư vấn..... 92
3.4.6 Nâng cao trang thiết bị cơ sở vật chất và khả năng ứng dụng khoa học kỹ
thuật trong tư vấn thiết kế .................................................................................. 93
3.4.7 Nâng cao năng lực quản lý........................................................................ 94
3.4.8 Tạo động lực làm việc bằng các yếu tố vật chất và tình thần ................... 97
3.4.9 Nâng cao hiệu quả của hệ thống quản lý chất lượng ................................ 99
3.4.10 Những giải pháp hoàn thiện hệ thống quản lý chất lượng .................... 100
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 .......................................................................................... 104
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................................... 105

v


DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình 1.1 Tháp nghiêng Pisa – Italia .............................................................................. 15
Hình 1.2 Đền Taj Mahal - Ấn Độ.................................................................................. 15

Hình 1.3 Khách sạn Burj Al Arab - Dubai .................................................................... 16
Hình 1.4 Nhà hát Opera Sydney.................................................................................... 16
Hình 1.5 Khách sạn Marina Bay Sands......................................................................... 16
Hình 1.6 Trung tâm hành chính Đà Nẵng ..................................................................... 17
Hình 1.7 Nhà trẻ xanh Farming Kindergarten .............................................................. 18
Hình 1.8 Trung tâm hội chợ triển lãm thương mại văn hóa Hải Phịng ........................ 18
Hình 1.9 Tịa nhà chung cư QUAWACO ..................................................................... 19
Hình 1.10 Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn ............................................................... 19
Hình 1.11: Hình ảnh sự cố sập cơng trình kho nhà máy giấy Lee & Man .................... 21
Hình 1.12: Hình ảnh sự cố sập cơng trình chợ Thành phố Tuy Hịa ............................ 22
Hình 1.13: Hình ảnh sự cố sập sàn bê tơng Khách sạn Tân Khải Hồn ....................... 23
Hình1.14: Hình ảnh sự cố cơng trình Tịa nhà Văn phịng Nam Sài Gịn..................... 24
Hình 1.15: Sự cố nhà 4 tầng bị đổ nghiêng tại tỉnh Bình Dương.................................. 24
Hình 2.1: Mơ hình sản xuất theo chun mơn hóa ....................................................... 28
Hình 2.2: Mơ hình sản xuất theo hình thức tổng hợp các bộ mơn ................................ 29
Hình 2.3: Mơ hình sản xuất theo sơ đồ đầu mối ........................................................... 30
Hình 2.4: Mơ hình sản xuất theo sơ đồ một chuyên ngành ........................................... 31
Hình 2.5: Tính pháp lý của quy chuẩn xây dựng .......................................................... 42
Hình 3.1: Sơ đồ tổ chức Viện Kiến trúc Quốc gia ........................................................ 65
Hình 3.2: Quy trình tuyển dụng nhân sự ....................................................................... 88
Hình 3.3: Quy trình kiểm sốt tư vấn thiết kế ............................................................. 103

vi


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1 Hệ thống quy chuẩn do Bộ xây dựng ban hành ............................................. 43
Bảng 2.2 Tiêu chuẩn Việt Nam thường áp dụng thiết kế cơng trình dân dụng ............. 45
Bảng 2.3 Bảng thống kê các loại hình dịch vụ tư vấn ................................................... 51
Bảng 2.4 Bảng thống kê một số loại hình cơng trình với cơng nghệ cao do tư vấn Việt

Nam thực hiện ............................................................................................................... 52
Bảng 2.5 Bảng thống kê tỷ lệ trình độ cán bộ tư vấn hiện nay ..................................... 53
Bảng 2.6 Bảng thống kê tỷ lệ trình độ kỹ sư hiện nay .................................................. 53
Bảng 2.7 Bảng thống kê tỷ lệ kinh nghiệm chuyên môn của cán bộ tư vấn ................. 54
Bảng 2.8 Bảng thống kê tỷ lệ trình độ tiếng anh của tư vấn Việt Nam......................... 54
Bảng 3.1: Bảng thống kê các cơng trình trụ sở - văn phòng làm việc .......................... 67
Bảng 3.2: Bảng thống kê các cơng trình nhà ở.............................................................. 68
Bảng 3.3: Bảng thống kê các công giáo dục ................................................................. 69
Bảng 3.4: Bảng thống kê các cơng trình y tế ................................................................. 70
Bảng 3.5: Bảng thống kê các cơng trình văn hóa – thể thao ......................................... 70
Bảng 3.6: Bảng tổng hợp doanh thu từ năm 2011 đến năm 2015 ................................. 71
Bảng 3.7: Bảng tổng hợp tài sản từ năm 2011 đến năm 2015....................................... 71
Bảng 3.8: Bảng thống kê lực lượng cán bộ theo học vấn .............................................. 72
Bảng 3.9: Bảng thống kê lực lượng cán bộ theo chuyên ngành .................................... 73
Bảng 3.10: Bảng thống kê lực lượng cán bộ theo độ tuổi ............................................. 73
Bảng 3.11: Bảng thống kê các thiết bị tại Viện Kiến trúc Quốc gia ............................. 79

vii


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT VÀ GIẢI THÍCH CÁC THUẬT NGỮ
VKTQG

Viện Kiến trúc Quốc Gia (Viar)

TVTK

Tư vấn thiết kế

TKXD


Thiết kế xây dựng

TVGS

Tư vấn giám sát

TVXD

Tư vấn xây dựng

XDCT

Xây dựng cơng trình

QLCL

Quản lý chất lượng

QLCP

Quản lý chi phí

QLDA

Quản lý dựa án

QLKT

Quản lý kỹ thuật


CĐT

Chủ đầu tư

TCXD

Tiêu chuẩn xây dựng

TCVN

Tiêu chuẩn Việt Nam

QCXD

Quy chuẩn xây dựng

BTCT

Bê tông cốt thép

CNDA/TK
CTCN
KSLDA
KSTK

Chủ nghiệm dự án/ Thiết kế
Chủ trì chuyên ngành
Khảo sát lập dự án
Khảo sát thiết kế


viii


MỞ ĐẦU
1. Sự cần thiết phải nghiên cứu đề tài
Ở Việt Nam, hoạt động tư vấn thiết kế được ghi nhận và phổ biến rộng rãi nhiều năm
trở lại đây, các tổ chức tư vấn thiết kế đã và đang từng bước thay đổi để đáp ứng nhu
cầu phát triển của thị trường. Bên cạnh đó, Nhà nước và các Bộ, Ngành đã ban hành
hàng loạt chính sách, quy chế quản lý loại hình hoạt động kinh doanh chất xám này,
những chính sách đó đang phát huy hiệu lực trong việc quản lý, khai thác hoạt động tư
vấn trong toàn quốc.
Trong những năm gần đây, cùng với sự hồi phục của nền kinh tế các dự án đầu tư xây
dựng cơng trình ở nước ta khơng ngừng tăng về số lượng và quy mơ. Các cơng trình
được đầu tư một cách bài bản không những đảm bảo về chất lượng mà cịn phải thỏa
mãn về thẩm mỹ, cũng như cơng năng sử dụng. Các dự án xây dựng đã tạo nên những
điểm nhấn mạnh trong sự phát triển của đất nước cũng như nâng cao chất lượng sống
cho người dân. Điển hình như các dự án: Dự án chung cư Vinhomes Times City Park
Hill, thiết kế lấy cảm hứng từ kiến trúc sinh thái của đảo quốc Singapore do công ty
Kiến Trúc ACT Việt Nam thực hiện; Dự án chung cư Royal City được thiết kế theo tổ
hợp đô thị phức hợp hiện đại, là sự giao thoa hài hòa giữa lối kiến trúc hoàng gia Châu
Âu sang trọng và lối kiến trúc Á Đông cổ điển đem lại môi trường sống lý tưởng cho
cư dân do tập đoàn tư vấn hàng đầu của Pháp Site Architecture thiết kế; Dự án “Tòa
nhà chung cư kết hợp dịch vụ Quawaco” tại thành phố Hạ Long là khu phức hợp căn
hộ cao cấp và trung tâm thương mại đem lại không gian sống tiện nghi và đẳng cấp
cho cư dân do Viện kiến trúc Quốc gia thiết kế,...
Bên cạnh sự phát triển quá nhanh về số lượng còn nhiều vấn đề nổi cộm về chất lượng
sản phẩm tư vấn như: do năng lực của các tổ chức tư vấn còn hạn chế dẫn đến chất
lượng các sản phẩm TVTK kém, khó có thể cạnh tranh với các thương hiệu lớn trong
nước và các đơn vị tư vấn có uy tín trên thế giới; các cơng tác khảo sát, đo vẽ, lập dự

tốn cũng như tính tốn khi thiết kế cịn hạn chế về năng lực dẫn đến sai số trong quá
trình thiết kế, thi công ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng của sản phẩm tư vấn và chất
1


lượng cơng trình xây dựng; việc quản lý và vận dụng các cơ chế chính sách đối với các
tổ chức TVTK còn nhiều vấn đề bất cập, chưa linh hoạt dẫn đến không phát huy được
hiệu quả trong công tác tư vấn, hạn chế chất lượng của sản phẩm tư vấn thiết kế...
Mặt khác, vài năm trở lại đây quá trình hội nhập kinh tế quốc tế đang đặt ra cho tư vấn
xây dựng Việt Nam những cơ hội và thách thức mới. Với chính sách của nhà nước về
việc mở cửa thị trường xây dựng cho nhà thầu nước ngoài, tư vấn xây dựng Việt Nam
sẽ tận dụng được uy tín thương mại và kỹ thuật của họ để vươn lên, học tập được kỹ
năng quản lý toàn diện một dự án, nâng cao được kiến thức công nghệ, nắm bắt được
thị trường quốc tế. Tuy nhiên, Việt Nam mở cửa cho các nhà thầu nước ngoài đồng
nghĩa với việc các đơn vị tư vấn Việt Nam sẽ phải cạnh tranh quyết liệt hơn do khả
năng, trình độ, vốn liếng còn hạn chế.
Trong mối quan hệ giữa tư vấn trong nước và tư vấn nước ngoài, tư vấn xây dựng Việt
Nam thường đóng vai trị thầu phụ. Các nhà thầu chính nước ngồi chỉ dành cơ hội cho
nhà thầu phụ trong nước những phần việc nhỏ nhoi, với chi phí thấp hơn nhiều so với
họ. Thách thức, cơ hội và áp lực đan xen đòi hỏi bản lĩnh và sự phấn đấu của chính lực
lượng tư vấn xây dựng Việt Nam có bước đi thích hợp, khai thác lợi thế, hạn chế tiêu
cực, từng bước, bắt kịp với trình độ quốc tế, tiến tới vươn ra thị trường tư vấn thế giới.
Trong điều kiện như vậy, việc đưa ra những tiêu chí, biện pháp và lịch trình cho các
đơn vị hoạt động tư vấn Việt Nam trên con đường hội nhập là một nhu cầu bức thiết cả
trước mắt và lâu dài. Nhất là xét đến bối cảnh hiện nay, khi Việt Nam đã gia nhập tổ
chức thương mại thế giới (WTO), đã tham gia hiệp định đối tác kinh tế xuyên Thái
Bình Dương (TPP) và gần đây nhất là gia nhập cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC). Đó
là lý do đòi hỏi phải tăng cường năng lực tư vấn xây dựng Việt Nam nói chung và tư
vấn thiết kế tại Viện Kiến trúc Quốc gia nói riêng để có thể đem lại cho thị trường
những sản phẩm tốt nhất đủ sức cạnh tranh với các sản phẩm tư vấn của các tổ chức uy

tín trong và ngồi nước.
Vì vậy tác giả chọn đề tài: “Giải pháp nâng cao chất lượng tư vấn thiết kế các cơng
trình xây dựng dân dụng của Viện Kiến trúc Quốc gia (Viar) – Bộ Xây dựng”.

2


2. Mục đích nghiên cứu
- Hệ thống hóa và làm rõ những vấn đề lý luận cơ bản về tư vấn xây dựng, năng lực tư
vấn xây dựng và sự cần thiết phải nâng cao năng lực tư vấn xây dựng Việt Nam trong
điều kiện nền kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế.
- Đánh giá được thực trạng công tác quản lý chất lượng tư vấn thiết kế các cơng trình
xây dựng dân dụng tại Viện Kiến trúc Quốc gia (Viar) – Bộ Xây dựng.
- Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng tư vấn thiết kế các cơng trình xây
dựng dân dụng của Viện Kiến trúc Quốc gia (Viar) – Bộ Xây dựng.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
a. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là chất lượng sản phẩm tư vấn thiết kế các cơng trình xây dựng
dân dụng tại Viện Kiến trúc Quốc gia (Viar) – Bộ Xây Dựng.
b. Phạm vi nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu các cơng trình xây dựng dân dụng được thực hiện tại Viện
Kiến trúc Quốc gia (Viar) – Bộ Xây Dựng từ năm 2008 - 2015.
4. Phương pháp nghiên cứu và nguồn tư liệu
a. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn áp dụng các phương pháp nghiên cứu sau:
- Phương pháp tổng quan.
- Phương pháp khảo sát, điều tra, thu thập số liệu và phân tích tổng hợp.
- Phương pháp phân tích về tài chính, kinh tế.
- Phương pháp chuyên gia: Qua tham khảo xin ý kiến của các thầy cô trong Trường và
một số chuyên gia có kinh nghiệm chun mơn.

b. Nguồn tư liệu
- Các văn bản về chính sách của Đảng và Nhà nước về phát triển kinh tế.
- Các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý hoạt động đầu tư xây dựng.
3


- Các nghiên cứu trước có liên quan đến vấn đề tư vấn.
- Các số liệu về hoạt động trong lĩnh vực tư vấn thiết kế của Viện Kiến trúc Quốc gia
(Viar) trong thời gian qua.
5. Đóng góp của luận văn
Thứ nhất: Góp phần hệ thống hóa và hồn thiện cơ sở lý luận về tư vấn thiết kế, năng
lực tư vấn thiết kế và các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm tư vấn thiết kế
xây dựng các cơng trình dân dụng.
Thứ hai: Phân tích, đánh giá thực trạng chất lượng sản phẩm tư vấn thiết kế các cơng
trình xây dựng dân dụng tại Viện Kiến trúc Quốc gia trong thời gian vừa qua. Từ đó
đánh giá những kết quả đạt được, những mặt tồn tại hạn chế, ngun nhân để từ đó tìm
ra những giải pháp khắc phục.
6. Bố cục của luận văn
Tên đề tài: Giải pháp nâng cao chất lượng tư vấn thiết kế các cơng trình xây dựng dân
dụng của Viện Kiến trúc Quốc gia (Viar) – Bộ Xây dựng.
Đề tài bao gồm các nội dung sau:
Phần Mở đầu
Chương 1: Tổng quan về tư vấn thiết kế các cơng trình xây dựng dân dụng
Chương 2: Cơ sở khoa học và cơ sở pháp lý trong quản lý chất lượng sản phẩm tư vấn
thiết kế
Chương 3: Thực trạng và đề xuất một số giải pháp nâng cao chất lượng sản phẩm tư
vấn thiết kế các cơng trình xây dựng dân dụng của Viện Kiến trúc Quốc gia
Phần Kết luận và Kiến nghị

4



CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ TƯ VẤN THIẾT KẾ CÁC CƠNG
TRÌNH XÂY DỰNG
1.1 Khái quát chung về tư vấn xây dựng
Trong những năm gần đây dịch vụ Tư vấn đã xuất hiện và được sử dụng rộng rãi tại
Việt Nam. Tuy nhiên thuật ngữ “Tư vấn“ thường được hiểu một cách phổ biến như là
giảng giải, đưa ra lời khuyên về một vấn đề nào đó nhưng khơng có quyền quyết định.
Tư vấn có thể có nhiều định nghĩa theo những quan điểm khác nhau, có thể định nghĩa
tư vấn như sau:
- Tư vấn là một dịch vụ trí tuệ, một hoạt động “chất xám” cung ứng cho khách hàng
những lời khuyên đúng đắn về chiến lược, biện pháp hành động và hướng dẫn khách
hàng thực hiện những lời khuyên đó.
- Tư vấn xây dựng là một loại hình tư vấn đa dạng trong công nghiệp xây dựng, kiến
trúc, quy hoạch đơ thị và nơng thơn...có quan hệ chặt chẽ với tư vấn đầu tư, thực hiện
phần việc tư vấn tiếp nối sau việc của tư vấn đầu tư.
- Tư vấn xây dựng cịn có thể được hiểu là các kiến trúc sư, kỹ sư, những chuyên gia
xây dựng có kỹ năng đa dạng, cung cấp các dịch vụ thiết kế, quản lý cho một dự án
xây dựng thông qua các hợp đồng kinh tế.
1.1.1. Các loại hình tư vấn xây dựng
Hiện nay các tổ chức tư vấn phát triển rất nhanh và đa dạng với nhiều hình thức khác
nhau. Nhưng có thể tóm tắt các loại hình tổ chức tư vấn hiện nay như sau:
1.1.1.1. Các doanh nghiệp Nhà nước cổ phần hóa
- Doanh nghiệp Nhà nước trực thuộc Bộ
- Doanh nghiệp Nhà nước trực thuộc các Tổng công ty
- Doanh nghiệp Nhà nước trực thuộc các Sở địa phương
1.1.1.2 Các doanh nghiệp ngồi quốc doanh
- Cơng ty trách nhiệm hữu hạn
5



- Công ty tư nhân
- Công ty liên doanh với nước ngồi
- Cơng ty liên danh
- Văn phịng tư vấn nước ngoài tại Việt nam
1.1.1.3 Các tổ chức tư vấn sự nghiệp có thu
- Viện nghiên cứu và Trung tâm tư vấn trực thuộc Viện nghiên cứu
- Trung tâm tư vấn trực thuộc Trường đại học
1.1.2. Quy trình hoạt động của tư vấn xây dựng trong nước
1.1.2.1 Đặc điểm cơ bản của các tổ chức tư vấn xây dựng
* Khối doanh nghiệp Nhà nước cổ phần hóa
Ưu điểm:
- Đây là lực lượng nòng cốt, chủ yếu của TVXD Việt Nam (chiếm 80%).
- Có lực lượng cán bộ tư vấn lớn tuổi, nhiều kinh nghiệm với đầy đủ lực lượng cán bộ
các chuyên ngành có thể thực hiện các dự án lớn, đồng bộ.
- Có cơ chế chính sách phát triển sản xuất và đầu tư chi phí cho cơng tác đào tạo.
Nhược điểm:
- Bộ máy quản lý cồng kềnh. Số lượng lao động lớn từ 100-500 người.
- Quyền chủ động của doanh nghiệp trên nhiều mặt bị hạn chế bởi cơ chế của Nhà
nước (như nhân sự, tiền lương…).
* Khối doanh nghiệp tư vấn ngoài quốc doanh
Ưu điểm:
- Cơ cấu bộ máy tổ chức quản lý gọn nhẹ, điều hành năng động, tính tự chủ cao.
- Tác phong làm việc công nghiệp, được trả lương thỏa đáng.
6


- Cơ chế huy động các chuyên gia giỏi luôn thích ứng với thị trường.
Nhược:

- Khơng đồng bộ các bộ mơn, thích hợp với các cơng trình có quy mơ vừa và nhỏ.
- Khơng chủ động trong q trình sản xuất do phải thuê chuyên gia bên ngoài.
* Các tổ chức tư vấn sự nghiệp có thu
Là các đơn vị trong Viện nghiên cứu có chức năng tư vấn xây dựng và các bộ phận tư
vấn xây dựng thuộc trường đại học.
Ưu điểm:
- Phần lớn nhân viên được hưởng lương từ ngân sách Nhà nước, được đảm bảo về tiền
lương, tiền thưởng, bảo hiểm xã hội và các khoản phúc lợi khác.
- Có nhiều chuyên gia giỏi, chuyên sâu (của Viện - Trường đại học)
Nhược điểm:
- Phần nào hạn chế tính chun nghiệp do cịn phải thực hiện nhiệm vụ chính là cơng
tác nghiên cứu, đào tạo…
1.1.2.1 Cơ cấu tổ chức của đơn vị tư vấn xây dựng
* Cơ cấu tổ chức quản lý chức năng
Là kiểu cơ cấu tổ chức quản lý theo chức năng với những nhiệm vụ quản lý được phân
chia cho các đơn vị riêng biệt thực hiện dưới dạng các phịng chức năng, hình thành
nên các phân hệ chun mơn hóa và những người lãnh đạo chức năng.
Đặc điểm chức năng quản lý chia thành từng đơn vị chuyên môn đảm nhận. Lãnh đạo
cao nhất của tổ chức làm nhiệm vụ phối hợp điều hòa các chức năng.
* Cơ cấu trực tuyến
Là dạng cơ cấu tổ chức quản lý chỉ có một cấp trên chỉ huy và một số cấp dưới thực
hiện. Vấn đề quản lý được giải quyết theo một kênh liên hệ đường thẳng.
7


Đặc điểm của cơ cấu này là người lãnh đạo của hệ thống một mình phải thực hiện tất
cả các chức năng quản lý và chịu hoàn toàn trách nhiệm về mọi kết quả của đơn vị
mình.
* Cơ cấu tổ chức quản lý hỗn hợp
Trong đó các nhiệm vụ quản lý giao cho những đơn vị chức năng riêng biệt (các phòng

chức năng) làm tham mưu tư vấn cho lãnh đạo cao nhất của tổ chức.
Đặc điểm của cơ cấu tổ chức quản lý theo kiểu kết hợp là lãnh đạo các phòng chức
năng tư vấn, chuẩn bị các quyết định quản lý và đưa tới cấp thực hiện (các văn phịng,
xưởng, xí nghiệp trực thuộc cơng ty) theo chỉ đạo của lãnh đạo công ty, việc điều hành
quản lý vẫn theo trực tuyến.
1.2. Chất lượng sản phẩm tư vấn và vai trị của cơng tác tư vấn thiết kế trong
đảm bảo chất lượng cơng trình
1.2.1 Chất lượng sản phẩm tư vấn
1.2.1.1 Khái niệm về chất lượng sản phẩm
Hiện nay có rất nhiều quan niệm khác nhau về chất lượng sản phẩm, mỗi quan điểm
đều có những căn cứ khoa học và thực tiễn khác nhau.
- Theo quan điểm chất lượng sản phẩm: Chất lượng sản phẩm được phản ánh bởi các
thuộc tính đặc trưng của sản phẩm. Chất lượng là cái cụ thể và có thể đo lường được
thơng qua các đặc tính đó.
- Theo khuynh hướng quản lý sản xuất: Chất lượng sản phẩm là sản phẩm là sự đạt
được và tuân thủ đúng những tiêu chuẩn, yêu cầu kinh tế kỹ thuật được đặt ra, đã được
thiết kế phê duyệt.
- Theo tổ chức tiêu chuẩn Quốc tế (ISO): Chất lượng là tập hợp các đặc tính của một
thực thể tạo cho thực thể đó khả năng thỏa mãn nhu cầu cụ thể hoặc tiềm ẩn.
1.2.1.2 Các thuộc tính chất lượng sản phẩm
Các thuộc tính kỹ thuật: Nhóm thuộc tính này phản ánh cơng dụng, chức năng của sản
phẩm.
8


Các yếu tố thẩm mỹ: Phản ánh đặc trưng về sự truyền cảm, sự hợp lý về hình thức,
dáng vẻ, kết cấu, kích thước, tính cân đối, màu sắc, trang trí, tính hiện đại.
Tuổi thọ của sản phẩm: Đây là yếu tố đặc trưng cho tính chất của sản phẩm giữ được
khả năng làm việc bình thường theo tiêu chuẩn thiết kế trong một thời gian nhất định.
Độ tin cậy của sản phẩm: Là một trong những yếu tố đảm bảo cho doanh nghiệp có

khả năng duy trì và phát triển thị trường của mình.
Độ an tồn của sản phẩm: Thuộc tính này là tất yếu và đăc biệt quan trọng đối với
những sản phẩm trực tiếp ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng.
Mức độ gây ô nhiễm của sản phẩm: Là một yêu cầu bắt buộc các nhà sản xuất phải
tuân thủ khi đưa sản phẩm ra thị trường.
Tính tiện dụng: Phản ánh những địi hỏi về tính sẵn có, tính dễ vận chuyển, bảo quản,
dễ sử dụng của sản phẩm và khả năng thay thế khi có những bộ phận bị hỏng.
Tính kinh tế của sản phẩm: Đây là yếu tố quan trọng đối với sản phẩm, phản ánh chất
lượng và khả năng cạnh tranh của các sản phẩm trên thị trường.
1.2.1.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm
Chất lượng sản phẩm được thể hiện trong toàn bộ chu kỳ sản xuất và chịu tác động của
rất nhiều các nhân tố khách quan và nhân tố chủ quan.
- Nhóm các yếu tố khách quan:
+ Tình hình thị trường: Đây là nhân tố quan trọng nhất, sản phẩm chỉ tồn tại khi nó
đáp ứng được những mong đợi của khách hàng.
+ Trình độ tiến bộ khoa học kỹ thuật: Nhân tố này tạo ra thay đổi to lớn trong sản xuất
cho phép rút ngắn chu trình sản xuất, tiết kiệm nguyên vật liệu nâng cao năng suất lao
động và chất lượng sản phẩm.
+ Cơ chế, chính sách quản lý của Nhà nước: Một cơ chế phù hợp sẽ kích thích các
doanh nghiệp phát triển, đẩy mạnh đầu tư, cải tiến nâng cao chất lượng sản phẩm và
dịch vụ.
9


+ Điều kiện tự nhiên: Điều kiện tự nhiên có tác động mạnh mẽ đến việc bảo quản và
nâng cao chất lượng sản phẩm, đặc biệt là đối với những nước có khí hậu nhiệt đới,
nóng ẩm nhiều như Việt Nam.
+ Các yếu tố về văn hóa, xã hội: Mỗi một đất nước, mỗi một vùng miền đều có một
nền văn đặc trưng riêng biệt, nó thể hiện phong tục tập quán và bản sắc riêng cho địa
phương đó.

- Nhóm các nhân tố chủ quan:
Là nhóm nhân tố thuộc mơi trường bên trong của doanh nghiệp mà doanh nghiệp có
thể kiểm sốt được. Nó gắn liền với các điều kiện của doanh nghiệp như: lao động,
thiết bị, công nghệ, nguyên vật liệu, trình độ quản lý,…Các nhân tố này ảnh hưởng
trực tiếp đến chất lượng sản phẩm của doanh nghiệp.
+ Trình độ của lực lượng lao động trong doanh nghi: Chất lượng phụ thuộc lớn vào
trình độ chun mơn, tay nghề, kinh nghiệm, ý thức trách nhiệm và tinh thần hợp tác
phối hợp giữa mọi thành viên và bộ phận trong doanh nghiệp.
+ Trình độ về máy móc thiết bị, công nghệ của doanh nghiệp: Cơ cấu công nghệ, thiết
bị của doanh nghiệp và khả năng bố trí phối hợp máy móc thiết bị, phương tiện sản
xuất ảnh hưởng lớn đến chất lượng sản phẩm của doanh nghiệp.
+ Trình độ tổ chức quản lý của doanh nghiệp: Mức độ chất lượng đạt được trên cơ sở
giảm chi phí phụ thuộc rất lớn vào trình độ tổ chức quản lý của mỗi doanh nghiệp. Vì
vậy hồn thiện quản lý là cơ hội tốt cho nâng cao chất lượng sản phẩm.
+ Chất lượng nguyên vật liệu: Chất lượng sản phẩm cao hay thấp phụ thuộc trực tiếp
vào chất lượng nguyên liệu đầu vào, quá trình cung ứng nguyên vật liệu đầu vào.
+ Quan điểm lãnh đạo của doanh nghiệp: Quan điểm lãnh đạo có ảnh hưởng rất lớn
tới phát triển của doanh nghiệp, chỉ có nhận thức được trách nhiệm của lãnh đạo thì
doanh nghiệp mới có cơ sở thực hiện việc cải tiến và nâng cao chất lượng sản phẩm.

10


1.2.2 Quản lý chất lượng sản phẩm
1.2.2.1 Khái niệm
Chất lượng sản phẩm là kết quả tác động của hàng loạt các yếu tố có liên quan chặt
chẽ lẫn nhau. Muốn đạt được chất lượng mong muốn cần phải quản lý một cách đúng
đắn các yếu tố này.
Hiện nay đang tồn tại nhiều quan điểm khác nhau về quản lý chất lượng:
- GOST 15467-70 (Nga) cho rằng: “Quản lý chất lượng là xây dựng, đảm bảo và duy

trì chất lượng tất yếu của sản phẩm khi thiết kế, chế tạo, lưu thông và tiêu dùng. Điều
này được thực hiện bằng cách kiểm tra chất lượng có hệ thống, cũng như tác động
hướng đích tới các nhân tố và điều kiện ảnh hưởng tới chi phí”.
- A.G Robertson chuyên gia người Anh về chất lượng cho rằng:” Quản lý chất lượng
được xác định như là một hệ thống quản trị nhằm xây dựng chương trình và sự phối
hợp của những đơn vị để duy trì và tăng cường chất lượng trong cơng tác tổ chức thiết
kế, sản xuất, đảm bảo sản xuất có hiệu quả và thỏa mãn nhu cầu người tiêu dùng”.
- Tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế ISO 9000:” Quản lý chất lượng là một hoạt động có
chức năng quản lý chung nhằm đề ra các chính sách mục tiêu, trách nhiệm và thực
hiện chúng bằng các biện pháp như hoạch định chất lượng, kiểm soát chất lượng, đảm
bảo chất lượng, cải tiến chất lượng trong khuôn khổ một hệ thống chất lượng”.
1.2.2.2 Vai trò của quản lý chất lượng sản phẩm
Quản lý chất lượng là nâng cao sự phồn vinh và uy tín của một tổ chức. Hệ thống quản
lý chất lượng hoạt động hiệu quả sẽ góp phần không ngừng nâng cao chất lượng sản
phẩm, tạo được uy tín cho tổ chức bằng chính những sản phẩm của họ tạo ra.
Quản lý chất lượng đòi hỏi sự tham gia của tất cả các bộ phận trong tổ chức và là một
thể thống nhất, có liên quan chặt chẽ, nhịp nhàng giữa các thành viên để đưa đến một
sự thống nhất chung.

11


Một hệ thống quản lý chất lượng tốt, có sự đầu tư và quản lý khoa học sẽ là cơ sở để
mỗi thành viên đưa ra những sản phẩm có chất lượng ca. Từ đó kích thích sự say mê,
tìm tòi, sáng tạo của mỗi thành viên để tổ chức ngày càng hoàn thiện và phát triển.
Quản lý chất lượng khơng những tạo ra được những sản phẩm có chất lượng, đáp ứng
được nhu cầu của khách hàng mà còn phải tiết kiệm được chi phí sản xuất nhất. Đó là
tiết kiệm nguyên vật liệu, thiết bị, máy móc và lao động trong quá trình sản xuất.
1.2.2.3 Các giai đoạn phát triển nhận thức về quản lý chất lượng
Trong lịch sử phát triển của sản xuất, chất lượng sản phẩm, dịch vụ đã khơng ngừng

tăng lên do tính chất cạnh tranh giữa cách doanh nghiệp ngày càng trở lên khốc liệt.
Quá trình nhận thức ứng dụng về quản lý chất lượng sản phẩm đã vận động qua các
giai đoạn khác nhau:
* Kiểm tra chất lượng – I (Inspection)
Một trong những phương pháp đảm bảo chất lượng đó chính là phương pháp kiểm tra,
phương pháp này giúp cho doanh nghiệp phát hiện những sai sót và có biện pháp ngăn
chặn những sai sót đó.
Để đảm bảo chất lượng sản phẩm phù hợp quy định một cách có hiệu quả bằng cách
kiểm tra sàng lọc 100% sản phẩm, cần phải thỏa mãn điều kiện sau đây:
- Công việc kiểm tra cần tiến hành một cách đáng tin cậy và khơng có sai sót.
- Chi phí cho sự kiểm tra phải ít hơn phí tổn do sản phẩm khuyết tật và những thiệt hại
do ảnh hưởng đến lòng tin của khách hàng.
- Quá trình kiểm tra khơng ảnh hưởng đến chất lượng.
Phương pháp này không tạo dựng lên chất lượng mà chỉ nhằm hạn chế những sai lệch
trong hoạt động tác nghiệp.
* Kiểm soát chất lượng –QC (Quality Control)
Là hoạt động kỹ thuật mang tính tác nghiệp được sử dụng một cách triệt để để đáp
ứng yêu cầu về chất lượng.
12


Kiểm sốt chất lượng tốt có nghĩa là kiểm sốt được mọi yếu tố ảnh hưởng tới quá
trình tạo ra chất lượng sản phẩm. Mỗi doanh nghiệp muốn có sản phẩm dịch vụ của
mình có chất lượng cần phải được kiểm soát 5 điều kiện cơ bản sau đây:
- Kiểm soát con người: Người thực hiện phải được đào tạo để có đủ kiến thức, kỹ năng
thực hiện cơng việc.
- Kiểm sốt phương pháp và q trình: Phương pháp và quá trình phải phù hợp nghĩa
là bằng phương pháp và quá trình chắc chắn sản phẩm và dịch vụ được tạo ra sẽ đạt
được những yêu cầu đề ra.
- Kiểm soát việc cung ứng các yếu tố đầu vào: Nguồn cung ứng nguyên vật liệu phải

được lựa chọn, kiểm tra chặt chẽ khi nhập và trong quá trình bảo quản,...
- Kiểm soát trang thiết bị dùng trong sản xuất và thử nghiệm: Các loại thiết bị đảm bảo
các yêu cầu như: hoạt động tốt; đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật; an tồn đối với cơng
nhân vận hành; khơng gây ô nhiễm môi trường, sạch sẽ,...
- Kiểm soát thông tin: Mọi thơng tin phải được người có thẩm quyền kiểm tra, duyệt
ban hành và phải được chuyển đến những chỗ cần thiết để sử dụng,...
Kiểm soát là hoạt động bao gồm các hoạt động Marketing, thiết kế, sản xuất, đánh giá
chất lượng và dịch vụ sau bán hàng, tìm nguyên nhân và biện pháp khắc phục.
* Đảm bảo chất lượng – QA (Quality Asurance)
Đảm bảo chất lượng là mọi hoạt động có kế hoạch, có hệ thống và được khẳng định để
đem lại lòng tin thỏa đáng của sản phẩm cho khách hàng.
Để những yêu cầu về chất lượng phản ánh đầy đủ những nhu cầu và tạo được lòng tin
thỏa đáng đến người tiêu dùng, thì đảm bảo chất lượng phải nhằm vào hai mục đích là
đảm bảo chất lượng nội bộ và đảm bảo chất lượng với bên ngoài.
- Đảm bảo chất lượng nội bộ (trong một tổ chức): nhằm tạo lòng tin cho lãnh đạo và
các thành viên trong tổ chức.

13


-Đảm bảo chất lượng với bên ngoài: nhằm tạo ra lịng tin cho khách hàng và những
người có liên quan khác rằng yêu cầu chất lượng được thỏa mãn.
* Quản lý chất lượng
Là việc xây dựng hệ thống đảm bảo chất lượng, đồng thời tính tốn hiệu quả kinh tế để
có thể có được đánh giá rẻ nhất. Bằng việc đề ra các chính sách thích hợp quản lý chất
lượng cho phép tiết kiệm tối đa và giảm thiểu các chi phí khơng cần thiết.
* Quản lý chất lượng tồn diện – TQC (Total Quality Control)
Quản lý là giai đoạn phát triển cao nhất của quản lý chất lượng sản phẩm, dựa trên sự
tham gia của mọi thành viên và hướng đến sự thành công dài hạn thông qua sự thỏa
mãn khách hàng và lợi ích của mọi thành viên trong cơng ty và xã hội.

1.2.3 Vai trị của cơng tác tư vấn thiết kế trong đảm bảo chất lượng cơng trình
Chất lượng cơng tác thiết kế có vai trị quan trọng, quyết định hiệu quả của vốn đầu tư.
Trong giai đoạn chuẩn bị đầu tư, chất lượng thiết kế quyết định việc sử dụng vốn đầu
tư tiết kiệm, hợp lý, kinh tế. Nếu chất lượng của công tác thiết kế trong giai đoạn này
không tốt dẫn đến việc lãng phí vốn đầu tư, ảnh hưởng đến các giai đoạn thiết kế sau.
Trong giai đoạn thực hiện đầu tư, chất lượng cơng tác thiết kế có ảnh hưởng lớn đến
chất lượng cơng trình tốt hay khơng tốt, an tồn hay khơng an tồn, tiết kiệm hay lãng
phí, điều kiện thi cơng thuận lợi hay khó khăn, tiến độ thi cơng nhanh hay chậm…
Trong giai đoạn khai thác dự án, chất lượng thiết kế có vai trị chủ yếu quyết định việc
khai thác, sử dụng cơng trình an tồn, thuận lợi hay nguy hiểm khó khăn; chất lượng
cơng trình tốt hay xấu; giá thành cơng trình cao hay thấp; tuổi thọ cơng trình có đảm
bảo u cầu đề ra trong dự án khơng.
Tóm lại, thiết kế xây dựng là khâu quan trọng hàng đầu trong hoạt động đầu tư xây
dựng. Nó có vai trị chú yếu quyết định hiệu quả kinh tế – xã hội của dự án đầu tư.
Đồng thời thiết kế xây dựng góp phần tạo ra mơi trường mới, một không gian thiên
nhiên mới thoả mãn yêu cầu sản xuất, sinh hoạt và đời sống của con người cả về mặt
vật chất lẫn tinh thần.
14


1.3 Thành tựu về tư vấn thiết kế cơng trình dân dụng của thế giới và Việt Nam
1.3.1 Các thành tựu về tư vấn thiết kế của thế giới
Kiến trúc cơng trình là một trong những ngành khoa học phát triển rất lâu đời, cho đến
nay lịch sử đã để lại cho nhân loại chúng ta hàng ngàn các công trình kiến trúc tiêu
biểu, mang những nét đặc trưng khác nhau. Các cơng trình kiến trúc khơng chỉ thể
hiện sự phát triển trong từng thời kỳ mà nó cịn thể hiện những nét văn hóa đặc trưng
riêng cho từng dân tộc, từng quốc gia và từng vùng lãnh thổ. Theo thời gian tư duy về
kiến trúc có thể bị thay đổi, nhưng vẻ đẹp của các cơng trình kiến trúc hay chính là trí
tuệ của các nhà tư vấn thiết kế vẫn còn tồn tại mãi tới các thế hệ sau. Điển hình như
các cơng trình kiến trúc tiêu biểu đặc trưng cho các quốc gia trên thế giới như:

Hình 1.1
Tháp nghiêng Pisa – Italia
Tháp cao 55,86 m, có hình trịn,
gồm 8 tầng trong đó 6 tầng giữa
thiết kế hồn tồn giống nha, trọng
lượng khoảng 14.500 tấn, có 294
bậc thang. Độ nghiêng tăng theo
thời gian cho đến khi cấu trúc được
ổn định vào cuối thế kỷ 20 và đầu
thế kỷ 21.

Hình 1.2
Đền Taj Mahal - Ấn Độ
Đền Taj Mahal là một kiệt tác được
xây dựng bởi hoàng đế Mughal
Shah Jahan nhằm tưởng nhớ người
vợ của ơng. Nó kết hợp các yếu tố từ
Ba Tư và Ấn Độ. Được xây dựng từ
năm 1632-1653. Năm 1983, nó đã
trở thành di sản thế giới UNESCO.

15


Hình 1.3
Khách sạn Burj Al Arab - Dubai
Là một trong những khách sạn cao
nhất thế giới, cao 321 mét. Nó được
biết đến như khách sạn 7sao và
được thiết kế bởi KTS Tom Wright

của Atkins. Việc xây dựng bắt đầu
vào năm 1994 có thiết kế kiến
trúc giống như cánh buồm của Ả
Rập.

Hình 1.4
Nhà hát Opera Sydney
Nằm ở cảng Sydney, được thiết kế
bởi kiến trúc sư Jorn Utzon người
Đan Mạch. Đó là một trong các tòa
nhà đặc biệt nhất của thế kỷ 20, là
trung tâm biểu diễn nghệ thuật nổi
tiếng nhất trên thế giới. Nó đã trở
thành di sản thế giới vào năm 2007.

Hình 1.5
Khách sạn Marina Bay Sands
Marina Bay Sands là khu nghĩ
dưỡng tổng hợp lớn nhất và cao cấp
nhất châu Á, được xây dựng trên
diện tích 15,5 héc ta. Được đầu tư
bởi nhà tỉ phú Sheldon Adelson, với
chi phí 5,5 tỉ đô la Mỹ.

16


1.3.2.Các thành tựu về tư vấn thiết kế của Việt Nam
Việt Nam được thế giới biết đến với sự hào hùng trong lịch sử, một đất nước giàu
truyền thống văn hóa, con người hiền hậu và những địa điểm danh lam thắng cảnh thu

hút khách du lịch khắp năm châu.
Việt Nam ngày nay còn bắt đầu được thế giới biết đến bởi những thành tựu trong sự
phát triển kinh tế ấn tượng, trong hoạt động sản xuất và đầu tư. Sự phát triển và hội
nhập đã tạo điều kiện cho sức sáng tạo của người Việt có được sân chơi và chứng
minh năng lực của mình với quốc tế. Các cơng trình kiến trúc cũng đã chuyển mình và
mang lại những dấu ấn riêng cho sự phát triển của kiến trúc Việt Nam. Tuy tư vấn thiết
kế Việt Nam so với các nước trên Thế giới vẫn phải học hỏi rất nhiều nhưng những tín
hiệu đáng mừng thể hiện bằng những sản phẩm kiến trúc được thế giới công nhận sẽ là
những ghi nhận tích cực cho sự phát triển trong tương lai của kiến trúc Việt Nam. Bởi
nếu chúng ta khơng tự thay đổi, khơng tự cố gắng thì chính chúng ta sẽ tự mất đi cơ
hội của chính mình ngay tại sân nhà. Dưới đây là một số cơng trình kiến trúc tiêu biểu
của Việt Nam ở các lĩnh vực: cơng trình trụ sở, cơng trình giáo dục, cơng trình văn
hóa, cơng trình căn hộ, cơng trình y tế,…do các đơn vị TVTK Việt Nam thực hiện:
Hình 1.6
Trung tâm hành chính
Đà Nẵng
Với độ cao 166,8 m, gồm 34 tầng
nổi và 2 tầng hầm cùng tổng diện
tích sàn 65.234 m2, đây là tòa
nhà cao nhất miền Trung hiện
nay.Ý tưởng thiết kế là ngọn hải
đăng đang trở thành một điểm
nhấn đáng nhớ cho kiến trúc đô
thị của TP Đà Nẵng.
Đơn vị TVTK: Viện Quy hoạch
Xây dựng Đà Nẵng.

17



×