Tải bản đầy đủ (.pdf) (106 trang)

Đánh giá nguyên nhân và đề xuất giải pháp quản lý an toàn lao động trong xây dựng tại công trình doanh trại e285 f363 qc pkkq

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.88 MB, 106 trang )

LỜI CẢM ƠN
Sau một thời gian nghiên cứu, tìm hiểu và thực hiện với tất cả sự nỗ
lực của bản thân tác giả đã hoàn thành luận văn thạc sĩ của mình với đề tài “
Đánh giá nguyên nhân và đề xuất giải pháp quản lý an toàn lao động
trong xây dựng tại cơng trình doanh trại E285/F363/QC- PKKQ”
Trong q trình thực hiện tác giả đã nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình
của khoa Cơng Trình, khoa Kinh tế cùng các thầy cô giáo, bạn bè và sự giúp
đỡ tạo điều kiện từ gia đình. Đặc biệt tác giả xin chân thành cảm ơn sự hướng
dẫn của thầy giáo PGS.TS Dương Đức Tiến đã tận tình chỉ bảo, giúp đỡ,
động viên trong thời gian học và đặc biệt là trong thời gian nghiên cứu và
thực hiện luận văn thạc sĩ này.
Tuy đã có những cố gắng song do thời gian có hạn, trình độ bản thân
cịn hạn chế, luận văn này không tránh khỏi những tồn tại, tác giả mong nhận
được những ý kiến đóng góp và trao đổi quý báu từ các thầy cô giáo, các anh
chị em và bạn bè. Tác giả rất mong muốn những vấn đề còn tồn tại sẽ được
tác giả phát triển ở mức độ nghiên cứu sâu hơn góp phần ứng dụng những
kiến thức khoa học vào phục vụ đời sống sản xuất.
Xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 09 tháng 03 năm 2016
Học viên thực hiện

Phạm Thị Huệ


LỜI CAM ĐOAN
Họ và tên học viên: Phạm Thị Huệ
Lớp cao học: 22QLXD22
Chuyên ngành: Quản lý xây dựng
Tên đề tài luận văn:“ Đánh giá nguyên nhân và đề xuất giải pháp quản lý an
toàn lao động trong xây dựng tại cơng trình doanh trại E285/F363/QCPKKQ”
Tơi xin cam đoan đề tài luận văn của tơi hồn tồn do tơi làm, những


kết quả nghiên cứu tính tốn trung thực. Trong q trình làm luận văn tơi có
tham khảo các tài liệu liên quan, nguồn trích dẫn rõ ràng nhằm khẳng định
thêm sự tin cậy và tính cấp thiết của đề tài. Tơi không sao chép từ bất kỳ
nguồn nào khác, nếu vi phạm tôi xin chịu trách nhiệm trước Khoa và Nhà
trường.
Hà Nội, ngày 09 tháng 03 năm 2016
Học viên

Phạm Thị Huệ


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1
1. Tính cấp thiết của đề tài .......................................................................................1
2. Mục đích nghiên cứu của đề tài ...........................................................................2
3. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài ............................................................................2
4. Đối tượng nghiên cứu ......................................................................................................... 3
5. Phạm vi nghiên cứu ............................................................................................................. 3
6. Phương pháp nghiên cứu.................................................................................................... 3
7. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài ............................................................................................... 3
8. Kết quả đạt được .................................................................................................................. 3
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ AN TOÀN LAO ĐỘNG TRONG XÂY DỰNG
.....................................................................................................................................4
1.1. Lý thuyết về các vấn đề an toàn lao động ...................................................4
1.1.1. Một số khái niệm về an toàn lao động ......................................................4
1.1.2. Khái niệm quản lý an toàn lao động.........................................................7
1.1.3. Vấn đề về quản lý an toàn lao động ở nước ta hiện nay ..........................7
1.2. Các vấn đề về tai nạn lao động hiện nay ......................................................8
1.2.1. Tình hình tai nạn lao động ngành xây dựng năm 2010 ............................8
1.2.2. Tình hình tai nạn lao động ngành xây dựng năm 2011 ..........................10

1.2.3. Tình hình tai nạn lao động ngành xây dựng năm 2012 ..........................12
1.2.4. Tình hình tai nạn lao động ngành xây dựng năm 2013 ..........................13
1.2.5. Tình hình tai nạn lao động ngành xây dựng năm 2014 ..........................15
1.2.6. Đánh giá tai nạn lao động qua các năm gần đây...................................16
1.3. Quá trình phát triển hệ thống pháp lý an toàn lao động trong xây dựng ở
Việt Nam ...............................................................................................................17
1.3.1. Hệ thống văn bản về an toàn lao động tại Việt Nam ...............................18
1.3.2. Hệ thống văn bản về quản lý an toàn lao động trong xây dựng ở Việt
Nam

................................................................................................................24

Kết luận chương 1 .....................................................................................................25


CHƯƠNG 2: CƠ SỞ NGHIÊN CỨU VÀ CÁC GIẢI PHÁP QUẢN LÝ AN
TOÀN LAO ĐỘNG TRONG XÂY DỰNG ..........................................................26
2.1

Đánh giá việc quản lý an toàn lao động trong xây dựng ở Việt Nam ..26

2.1.1. Sơ đồ quản lý an toàn lao động xây dựng ..............................................26
2.1.2. Quyền và nghĩa vụ của các bên trong lĩnh vực an toàn lao động trong
xây dựng .............................................................................................................28
2.1.3. Đánh giá hiệu quả quản lý an toàn xây dựng ở một số cơng trình cụ thể........31
2.2.

Những ngun nhân gây tai nạn lao động ngành xây dựng .................38

2.2.1. Ngun nhân về thiết kế và thi cơng cơng trình .....................................38

2.2.2. Nguyên nhân về kỹ thuật ..........................................................................39
2.2.3. Nguyên nhân về tổ chức ...........................................................................40
2.2.4. Nguyên nhân do môi trường và điều kiện làm việc ..................................40
2.2.5. Nguyên nhân do bản thân người lao động ...............................................40
2.3. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến việc thực hiện an toàn lao động
trong xây dựng .....................................................................................................41
2.3.1. Theo tình hình thực tế ở nước ta ..............................................................41
2.3.3. Theo nghiên cứu của các chuyên gia trên thế giới .................................45
2.3.4. Tổng hợp các yếu tố ảnh hưởng đến an tồn lao động ..........................47
2.4. Các giải pháp phịng và chống các yếu tố ảnh hưởng tới an toàn lao động
trong xây dựng .....................................................................................................56
2.4.1. Giải pháp chung ...................................................................................................... 56
2.4.2. Các giải pháp cho an toàn lao động trong xây dựng .................................... 58
Kết luận chương 2 ...................................................................................................63
CHƯƠNG 3: PHÂN TÍCH HIỆN TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP
QUẢN LÝ AN TOÀN LAO ĐỘNG TẠI CƠNG TRÌNH DOANH TRẠI
E285/F363/QC- PKKQ ...........................................................................................64
3.1. Giới thiệu về cơng trình Doanh trại E285/F363/QC-PKKQ ....................64
3.1.1. Thơng tin chung ....................................................................................................... 64
3.1.2. Giải pháp kiến trúc cho cơng trình .................................................................... 66


3.1.3. Giải pháp kết cấu cho cơng trình........................................................................ 68
3.1.4. Giải pháp mặt bằng và mặt đứng ....................................................................... 70
3.2. Phân tích hiện trạng về công tác quản lý ATLĐ tại công trình nghiên
cứu .........................................................................................................................71
3.2.1. Những mặt tích cực trong việc thực hiện quản lý ATLĐ tại cơng trình ...71
3.2.2. Những mặt hạn chế trong việc thực hiện quản lý ATLĐ tại cơng trình ...72
3.3. Đề xuất giải pháp quản lý an tồn lao động cho cơng trình Doanh trại
E285/F363/QC - PKKQ .......................................................................................74

3.3.1. Đánh giá cơng tác quản lý an tồn lao động tại cơng trình Doanh trại
E285/F363/QC- PKKQ bằng tiêu chí. ...............................................................75
3.3.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý ATLĐ .............................82
Kết luận chương 3 ...................................................................................................93
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................................94
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................96


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Tiếng việt
- ATLĐ: An toàn lao động
- ATLĐ&PCCN: An tồn lao động và Phịng cháy chữa cháy
- BHLĐ: Bảo hộ lao động
- BLĐTB&XH: Bộ Lao Động Thương Binh và Xã hội
- E285: Trung đoàn 285
- F363: Sư đồn 363
- QC- PKKQ: Qn chủng- Phịng khơng Khơng quân
- TNLĐ: Tai nạn lao động
- VSLĐ: Vệ sinh lao động


DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ

Hình 1.1: Biểu đồ so sánh tình hình TNLĐ năm 2009 và năm 2010 ................................. 9
Hình 1.2: Biểu đồ ngành nghề xảy ra nhiều tai nạn lao động năm 2010 ......................... 10
Hình 1.3: Biểu đồ so sánh tình hình TNLĐ năm 2010 và năm 2011 ............................... 11
Hình 1.4: Biểu đồ ngành nghề xảy ra nhiều tai nạn lao động năm 2011 ......................... 11
Hình 1.5: Biểu đồ so sánh tình hình TNLĐ năm 2012 và năm 2011 ............................... 12
Hình 1.6: Biểu đồ ngành nghề xảy ra nhiều tai nạn lao động năm 2012 ......................... 13
Hình 1.7: Biểu đồ so sánh tình hình TNLĐ năm 2013 và năm 2012 ............................... 14

Hình 1.8: Biểu đồ ngành nghề xảy ra nhiều tai nạn lao động năm 2013 ......................... 14
Hình 1.9: Biểu đồ so sánh tình hình TNLĐ năm 2013 và năm 2014 ............................... 15
Hình 1.10: Biểu đồ ngành nghề xảy ra nhiều tai nạn lao động năm 2014 ....................... 16
Hình 1.11: Biểu đồ so sánh tổng số vụ tai nạn lao động trong 5 năm.............................. 17
Hình 1.12: Biểu đồ gia tăng số người chết do tai nạn lao động ngành xây dựng những
năm gần đây ............................................................................................................. 17
Hình 2.1: Sơ đồ quản lý an toàn lao động xây dựng ở Việt Nam .................................... 26
Hình 2.2. Cơng trình xây dựng nhà cao tầng ở phố Đền Lừ, Hoàng Mai, Hà Nội ........ 48
Hình 2.3. Cơng nhân làm việc tại một cơng trình xây dựng khơng có biện pháp bảo hộ an
tồn lao động. ........................................................................................................... 49
Hình 2.4. Cơng nhân thi cơng trên cao nhưng khơng có mũ bảo hộ .... Error! Bookmark
not defined.
Hình 3.1. Quy hoạch trung đoàn 285- sư đoàn 363- Quân chủng PK- KQ ..................... 66
Hình 3.2. Trang thiết bị, máy móc phục vụ thi cơng cịn lạc hậu .................................... 73
Hình 3.3. Cơng nhân khơng có đồ bảo hộ khi làm việc trên cao ..................................... 74
Hình 3.4. Sơ đồ quản lý ATLĐ ........................................................................................ 84


DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU

Bảng 2.1: Những nguyên nhân để xảy ra TNLĐ do người sử dụng lao động.......42
Bảng 2.2: Những nguyên nhân để xảy ra TNLĐ do người lao động ....................42
Bảng 2.3: Những nguyên nhân để xảy ra TNLĐ do người sử dụng lao động.......44
Bảng 2.4: Những nguyên nhân để xảy ra TNLĐ do người lao động ....................44
Bảng 2.5. Tổng hợp các yếu tố ảnh hưởng đến việc thực hiện ATLĐ ..................52
Bảng 3.1. Bảng thông số kỹ thuật của dự án .........................................................65
Bảng 3.2. Bảng quy định trách nhiệm của từng thành viên trong ban quản lý an
toàn .............................................................................................................85
Bảng 3.3. Các công tác đặc biệt lưu ý về ATLĐ gắn liền với tiến độ thi công .....92



1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
An tồn lao động (ATLĐ) là công tác không thể thiếu cho mỗi dự án
xây dựng nói chung và dự án xây dựng dân dụng nói riêng. Nó ảnh hưởng
trực tiếp đến tiến độ thi cơng và chất lượng cơng trình, qua đó ảnh hưởng tới
uy tín nhà thầu và sự thành cơng của dự án.
Bởi lẽ đó, vấn đề ATLĐ đã được quy định thông qua các thông tư, nghị
định và các văn bản ban hành của các cấp có thẩm quyền liên quan. Nhằm tạo
ra những tiêu chuẩn, quy phạm để các đơn vị thi công thực hiện để đảm bảo
vấn đề ATLĐ cho cơng trình của mình.
Ngồi những ảnh hưởng kể trên, việc quản lý không tốt dẫn đến việc để
mất ATLĐ trong thi cơng xây dựng cơng trình cịn gây ra những hậu quả
khơn lường. Đó khơng những là gây thiệt hại về tài sản cho các bên có liên
quan mà có thể gây tổn thất to lớn về tính mạng của người lao động.
Thực tế đã chứng minh điều đó. Chỉ trong vịng chưa đầy bốn tháng (từ
25/03/2015 đến 11/07/2015) tại công trường dự án Formosa (Hà Tĩnh) đã xảy
ra liên tiếp hai vụ vi phạm trong quản lý và thực hiện ATLĐ dẫn đến những
thiệt hại vô cùng to lớn về tính mạng người lao động. Cụ thể, ngày 25/03, do
sự cố sập giàn giáo đã khiến 13 người thiệt mạng và 29 người khác bị thương.
Đến ngày 11/07, cũng tại cơng trình này lại xảy ra sự cố mất ATLĐ khiến
một công nhân thiệt mạng. Hay tiếp đó, có thể kể đến hàng loạt các sai phạm
nghiêm trọng trong quản lý ATLĐ của nhà thầu Trung Quốc khi thực hiện thi
công dự án đường sắt trên cao Cát Linh- Hà Đông (Hà Nội). Tại công trường
thi công xây dựng tuyến đường sắt trên cao này, ngày 06/11/2014, đã xảy ra
tai nạn lao động nghiêm trọng khiến 1 người tử vong và 2 người bị thương
nặng. Sau đó khơng lâu, ngày 28/12/2014, tiếp tục xảy ra tai nạn sập giàn giáo
xuống 1 taxi đang lưu thông trên đường khiến 1 người bị thương, xe ôtô hư



2

hỏng nặng. Và mới đây, ngày 12/05/2015, tại một đoạn đang thi công của dự
án này lại tiếp tục xảy ra sự cố làm rơi 1 thanh sắt trúng một chiếc xe ô tô
đang lưu thông trên đường khiến chiếc xe bị hư hỏng;...
Và trên thực tế, tại rất nhiều các cơng trường đang thi cơng các cơng
trình xây dựng nói chung và cơng trình xây dựng dân dụng nói riêng cịn đang
tồn tại rất nhiều sai phạm trong cơng tác quản lý thực hiện ATLĐ để dẫn đến
những tai nạn lao động đáng tiếc.
Vậy, câu hỏi được đặt ra rằng, liệu các thông tư, nghị định và văn bản
của các cơ quan có thẩm quyền ban hành đã đầy đủ, rõ ràng và đã đưa vào
vận dụng sát sao trong sản xuất?. Nguyên nhân do đâu để dẫn đến những sai
phạm kéo dài trong công tác quản lý về ATLĐ của các đơn vị liên quan tới
các dự án xây dựng? Và câu hỏi tiếp theo là phải làm thế nào để khắc phục
được tình trạng đang mang tính thời sự này của lĩnh vực xây dựng hiện nay,
để giảm thiểu các thiệt hại khơng đáng có về tính mạng con người và tài sản
trong q trình thi cơng xây dựng cơng trình?
Để phần nào trả lời cho câu hỏi trên, dưới sự hướng dẫn nhiệt tình của
thầy giáo PGS.TS Dương Đức Tiến, tôi đã chọn nghiên cứu đề tài “Đánh
giá nguyên nhân và đề xuất giải pháp quản lý an tồn lao động trong xây
dựng tại cơng trình Doanh trại E285/F363/QC- PKKQ ”.
2. Mục đích nghiên cứu của đề tài
- Đánh giá các nguyên nhân gây ra tai nạn lao động.
- Đề xuất các giải pháp quản lý an toàn lao động.
3. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
- Nắm được các yêu cầu, quy định liên quan đến an toàn lao động.
- Nắm được các vấn đề quản lý an tồn lao động tại các cơng trình xây
dựng.



3

4. Đối tượng nghiên cứu
- An toàn lao động trong xây dựng cơng trình.
5. Phạm vi nghiên cứu
- Nghiên cứu về an tồn lao động trong xây dựng cơng trình dân dụng,
cụ thể tại cơng trình Doanh trại E285/F363/QC- PKKQ.
6. Phương pháp nghiên cứu
Để đạt được mục tiêu nghiên cứu, tác giả luận văn đã dựa trên cách tiếp
cận cơ sở lý luận về khoa học quản lý xây dựng và những quy định hiện hành
của hệ thống văn bản pháp luật trong lĩnh vực này. Đồng thời luận văn cũng
sử dụng phép thống kê, so sánh để phân tích, đề xuất các giải pháp mục tiêu.
Luận văn đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu phù hợp với đối
tượng và nội dung nghiên cứu trong điều kiện Việt Nam, đó là: Phương pháp
tổng hợp, so sánh, phân tích; phương pháp tham vấn chuyên gia; phương pháp
điều tra, khảo sát thực tế; phương pháp sử dụng lý thuyết và một số phương
pháp kết hợp khác.
7. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài
Kết quả nghiên cứu, phân tích đánh giá và các giải pháp đề xuất, đóng
góp thiết thực cho cơng tác quản lý an toàn lao động và nhằm đánh giá, giảm
thiểu tai nạn trong lao động xây dựng.
8. Kết quả đạt được
- Đánh giá được nguyên nhân gây tai nạn lao động
- Đề xuất được giải pháp quản lý an tồn lao động trong xây dựng tại
cơng trình Doanh trại E285/F363/QC- PKKQ.


4


CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ AN TOÀN LAO ĐỘNG TRONG XÂY DỰNG
1.1. Lý thuyết về các vấn đề an toàn lao động
1.1.1. Một số khái niệm về an toàn lao động
Điều kiện lao động là tổng thể các yếu tố về tự nhiên, xã hội, kỹ thuật,
kinh tế, tổ chức thực hiện quy trình cơng nghệ, cơng cụ lao động, đối tượng
lao động, môi trường lao động, con người lao động và sự tác động qua lại
giữa chúng tạo điều kiện cần thiết cho hoạt động của con người trong quá
trình sản xuất. Điều kiện lao động có ảnh hưởng đến sức khỏe và tính mạng
con người. Những cơng cụ và phương tiện có tiện nghi, thuận lợi hay ngược
lại gây khó khăn nguy hiểm cho người lao động, đối tượng lao động. Đối với
q trình cơng nghệ, trình độ cao hay thấp, thô sơ, lạc hậu hay hiện đại đều có
tác động rất lớn đến người lao động. Mơi trường lao động đa dạng, có nhiều
yếu tố tiện nghi, thuận lợi hay ngược lại rất khắc nghiệt, độc hại, đều tác động
rất lớn đến sức khỏe người lao động.
Các yếu tố của lao động bao gồm: máy, thiết bị công cụ, nhà xưởng,
năng, nguyên vật liệu, đối tượng lao động, người lao động.
Các yếu tố liên quan đến lao động bao gồm:
 Các yếu tố tự nhiên liên quan đến nơi làm việc.
 Các yếu tố kinh tế, xã hội, các mối quan hệ đời sống, hồn cảnh gia
đình người lao động.
Yếu tố nguy hiểm và có hại là trong một điều kiện lao động cụ thể, bao
giờ cũng xuất hiện các yếu tố vật chất có ảnh hưởng xấu, nguy hiểm, có nguy
cơ gây tai nạn hoặc bệnh nghề nghiệp cho người lao động cụ thể là: các yếu tố
vật lý như nhiệt độ, độ ẩm, tiếng ồn, rung động, các bức xạ có hại, bụi… Các
yếu tố hóa học như hóa chất độc, các loại hơi, khí, các chất phóng xạ… Các
yếu tố sinh vật, vi sinh vật như các loại vi khuẩn, siêu vi khuẩn, ký sinh trùng,



5

côn trùng… Các yếu tố bất lợi về tư thế lao động, không tiện nghi do không
gian chỗ làm việc, nhà xưởng chật hẹp, mất vệ sinh… Các yếu tố tâm lý
không thuận lợi…
Bảo hộ lao động (BHLĐ) là hệ thống bao gồm các văn bản pháp luật và
các biện pháp tương ứng về tổ chức, kỹ thuật, vệ sinh và kinh tế xã hội nhằm
đảm bảo an toàn, bảo vệ sức khỏe và khả năng lao động của con người trong
quá trình lao động. (Theo nguồn: TCVN 3153:79)
Hiện nay, BHLĐ được hiểu là các hoạt động đồng bộ trên các mặt pháp
luật, tổ chức, quản lý, kinh tế- xã hội, khoa học kỹ thuật, nhằm cải thiện điều
kiện lao động, đảm bảo an toàn và vệ sinh lao động, phòng chống tai nạn lao
động và bệnh nghề nghiệp, bảo vệ tính mạng và sức khỏe cho người lao động.
Kỹ thuật an toàn là hệ thống các biện pháp, phương tiện về tổ chức và
kỹ thuật nhằm phòng ngừa các yếu tố nguy hiểm trong sản xuất đối với người
lao động. (Theo nguồn: TCVN 3153:79)
An toàn lao động là giải pháp phòng, chống tác động của các yếu tố
nguy hiểm nhằm bảo đảm không xảy ra thương tật, tử vong đối với con người
trong quá trình lao động.(Theo nguồn: Luật số 84/2015/QH13)
Tai nạn lao động là tai nạn gây tổn thương cho bất kỳ bộ phận, chức
năng nào của cơ thể hoặc gây tử vong cho người lao động, xảy ra trong quá
trình lao động, gắn liền với việc thực hiện công việc, nhiệm vụ lao động.
Bệnh nghề nghiệp là bệnh phát sinh do điều kiện lao động có hại của
nghề nghiệp tác động đối với người lao động.
An toàn lao động là những chế định của luật lao động bao gồm những
quy phạm pháp luật quy định việc đảm bảo an tồn lao động nhằm bảo vệ tính
mạng, sức khỏe của người lao động, đồng thời duy trì tốt khả năng làm việc
lâu dài của người lao động.



6

An toàn lao động là hệ thống các biện pháp về tổ chức và quản lý, điều
hành trên công trường nhằm cải thiện điều kiện lao động ngăn chặn tai nạn
lao động trong xây dựng cơng trình.
An tồn lao động là tình trạng điều kiện lao động khơng gây nguy hiểm
trong sản xuất. An tồn lao động khơng tốt thì gây ra tai nạn lao động.(Theo
nguồn: TCVN 3153:79)
Trước đây, an toàn lao động là bộ phận nằm trong chế định bảo hộ lao
động. Còn bảo hộ lao động được hiểu là những quy định của Nhà nước liên
quan đến việc bảo đảm an toàn lao động và các chế độ, thể lệ bảo hộ lao động
khác. Như vậy, nếu hiểu theo nghĩa này thì bảo hộ lao động có ý nghĩa quá
rộng và khó phân biệt với nhiều vấn đề khác của luật lao động, có chức năng
chung là bảo vệ người lao động. Khi đó, tiền lương, thời giờ làm việc, thời
giờ nghỉ ngơi, bảo hiểm lao động... đều thuộc phạm trù "bảo hộ lao động".
Nếu dùng khái niệm "bảo hộ lao động" với nghĩa hẹp, chỉ bao gồm những quy
định an toàn lao động và vệ sinh lao động thì khơng tương xứng với khái
niệm này. Chính vì vậy, trong Bộ Luật Lao động, tại chương IX dùng tiêu đề
an toàn lao động và vệ sinh lao động. Như vậy, các quy định tại chương IX
của Bộ luật Lao động sẽ chủ yếu đề cập đến an toàn, vệ sinh lao động. Tuy
nhiên, an toàn lao động, vệ sinh lao động và bảo hộ lao động có quan hệ mật
thiết với nhau, do đó khi trong một chừng mực nhất định khi phân tích những
vấn đề về an tồn lao động và vệ sinh lao động thì vấn đề bảo hộ lao động
cũng sẽ được đề cập.
Dưới góc độ pháp lý, an toàn lao động là tổng hợp những quy phạm
pháp luật quy định các biện pháp bảo đảm an toàn lao động nhằm ngăn ngừa
tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, và cải thiện điều kiện lao động cho người
lao động.



7

1.1.2. Khái niệm quản lý an toàn lao động
Quản lý lao động là hoạt động quản lý lao động con người trong một tổ
chức nhất định trong đó chủ thể quản trị tác động lên khách thể bị quản trị
nhằm mục đích tạo ra lợi ích chung của tổ chức. Trong nền kinh tế thị trường
các doanh nghiệp được đặt trong sự cạnh tranh quyết liệt. Vì vậy để tồn tại và
phát triển doanh nghiệp phải thường xuyên tìm cách nâng cao hiệu quả sản
xuất kinh doanh.
Quản lý an toàn lao động là việc đề ra các giải pháp và kế hoạch thực
hiện, kiểm tra, đánh giá nhằm ngăn ngừa sự cố tai nạn xảy ra trong quá trình
lao động, làm giảm thiểu tối đa những thương tích đối với cơ thể cho người
lao động.
1.1.3. Vấn đề về quản lý an tồn lao động ở nước ta hiện nay
Chính phủ thực hiện việc thống nhất quản lý nhà nước về an toàn lao
động trong phạm vi cả nước. Hội đồng quốc gia về an toàn lao động do Thủ
tướng thành lập có nhiệm vụ tư vấn cho thủ tướng Chính Phủ và tổ chức phối
hợp hoạt động của các ngành, các cấp về an toàn lao động.
Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội có trách nhiệm xây dựng, trình
ban hành hoặc ban hành văn bản pháp luật, các chính sách chế độ về bảo hộ
lao động, an tồn lao động; xây dựng, ban hành và quản lý thống nhất hệ
thống quy phạm nhà nước về an toàn lao động; ban hành tiêu chuẩn phân loại
lao động theo điều kiện lao động; hướng dẫn chỉ đạo thực hiện thanh tra về an
toàn lao động; huấn luyện về an toàn lao động; hợp tác quốc tế trong lĩnh vực
an toàn lao động.
Bộ Khoa học, Cơng nghệ và Mơi trường có trách nhiệm quản lý thống
nhất việc nghiên cứu và ứng dụng khoa học kỹ thuật về an toàn lao động; ban
hành hệ thống tiêu chuẩn chất lượng, quy cách các phương tiện bảo vệ cá
nhân trong lao động; phối hợp với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ



8

Y tế xây dựng ban hành và quản lý thống nhất hệ thống tiêu chuẩn kỹ thuật
Nhà nước về an tồn lao động;
Bộ Giáo dục và Đào tạo có trách nhiệm chỉ đạo việc đưa nội dung an
toàn lao động vào chương trình giảng dạy trong các trường đại học, các
trường kỹ thuật, nghiệp vụ, quản lý và dạy nghề;
Các Bộ, ngành ban hành hệ thống tiêu chuẩn quy phạm, an tồn lao
động cấp ngành sau khi có thỏa thuận bằng văn bản của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế;
Việc quản lý Nhà nước về an tồn lao động trong các lĩnh vực: phóng
xạ, thăm dị khai thác dầu khí, các phương tiện vận tải đường sắt, đường thủy,
đường bộ, đường hàng không và các đơn vị lực lượng vũ trang do các cơ quan
quản lý ngành đó chịu trách nhiệm có sự phối hợp của Bộ Lao động - Thương
binh và xã hội, Bộ Y tế;
Ủy ban Nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện
quản lý Nhà nước về an toàn lao động trong phạm vi địa phương mình; xây
dựng các mục tiêu bảo đảm an toàn và cải thiện điều kiện lao động đưa vào kế
hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách của địa phương.
Tuy nhiên, trên thực tế, trong các lĩnh vực lao động nói chung và lao
động trong lĩnh vực xây dựng nói riêng, vấn đề quản lý an tồn lao động vẫn
cịn rất nhiều hạn chế và bất cập. Điều đó thể hiện qua những con số đáng báo
động phản ánh tình hình tai nạn lao động qua các năm gần đây. Đòi hỏi các
chuyên gia cần phân tích, nghiên cứu kỹ hơn vấn đề này.
1.2. Các vấn đề về tai nạn lao động hiện nay
1.2.1. Tình hình tai nạn lao động ngành xây dựng năm 2010
Theo thông báo số 464/TB-BLĐTBXH của Bộ Lao Động Thương Binh
và Xã Hội ngày 22 tháng 02 năm 2011 về tình hình tai nạn lao động năm
2010 như sau:



9

1.2.1.1.

Số vụ tai nạn lao động (TNLĐ)

Theo báo cáo của 63/63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, trong
năm 2010 trên toàn quốc đã xảy ra 5125 vụ tai nạn lao động làm 5307 người
bị nạn, trong đó:
- Số vụ tai nạn lao động chết người: 554 vụ
- Số người chết: 601 người
- Số vụ TNLĐ có hai người bị nạn trở lên: 105 vụ
- Số người bị thương nặng: 1260 người
- Nạn nhân là lao động nữ: 944 người
1.2.1.2. So sánh tình hình TNLĐ năm 2009 với năm 2010
Phân tích các số liệu thống kê cơ bản về tình hình TNLĐ năm 2010 so
với năm 2009 cho thấy: Số vụ tai nạn lao động và số nạn nhân giảm, nhưng số
vụ tai nạn lao động có người chết và số người chết tăng 9,27%
7000
6000
5000
4000

Năm 2009

3000

Năm 2010


2000
1000
0
Số vụ

Số nạn Số vụ có
nhân
người
chết

Số
người
chết

Số
Số lao Số vụ có
người bị động nữ 2 người
thương
bị nạn
nặng
trở lên

Hình 1.1: Biểu đồ so sánh tình hình TNLĐ năm 2009 và năm 2010
1.2.1.3.

Lĩnh vực xảy ra nhiều TNLĐ nghiêm trọng

Tổng hợp số liệu thống kê TNLĐ thì những ngành nghề để xảy ra nhiều
tai nạn lao động nghiêm trọng trong năm 2010 vẫn là khai thác mỏ, xây
dựng, lao động giản đơn và thợ gia công kim loại, lắp ráp cơ khí.



10

Hình 1.2: Biểu đồ ngành nghề xảy ra nhiều tai nạn lao động năm 2010
1.2.2. Tình hình tai nạn lao động ngành xây dựng năm 2011
Theo thông báo số 303/TB-BLĐTBXH của Bộ Lao Động Thương Binh
và Xã Hội ngày 10 tháng 02 năm 2012 về tình hình tai nạn lao động năm
2011 như sau:
1.2.2.1. Số vụ tai nạn lao động (TNLĐ)
Theo báo cáo của 63/63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, trong
năm 2011 trên toàn quốc đã xảy ra 5896 vụ tai nạn lao động làm 6154 người
bị nạn, trong đó:
- Số vụ tai nạn lao động chết người: 504 vụ
- Số người chết: 574 người
- Số vụ TNLĐ có hai người bị nạn trở lên: 90 vụ
- Số người bị thương nặng: 1314 người
- Nạn nhân là lao động nữ: 1363 người
1.2.2.2. So sánh tình hình TNLĐ năm 2011 với năm 2010
Qua các số liệu thống kê cơ bản về tình hình TNLĐ năm 2011 so với
năm 2010 cho thấy: Số vụ tai nạn lao động và số nạn nhân được thống kê


11

trong năm 2011 tăng, nhưng số vụ tai nạn lao động có người chết giảm 9,02%
và số người chết vì tai nạn lao động giảm 4,49% so với năm 2010.
7000
6000
5000

4000

Năm 2010

3000

Năm 2011

2000
1000
0
Số vụ

Số nạn Số vụ có
nhân
người
chết

Số
người
chết

Số
Số lao Số vụ có
người bị động nữ 2 người
thương
bị nạn
nặng
trở lên


Hình 1.3: Biểu đồ so sánh tình hình TNLĐ năm 2010 và năm 2011
1.2.2.3. Lĩnh vực xảy ra nhiều TNLĐ nghiêm trọng
Tổng hợp số liệu thống kê TNLĐ thì những ngành nghề để xảy ra nhiều
tai nạn lao động nghiêm trọng trong năm 2011 vẫn là lao động giản đơn trong
khai thác mỏ, xây dựng, thợ gia cơng kim loại, thợ cơ khí, thợ vận hành máy,
thiết bị.
180
160
140
120
100
80
60
40
20
0
Khai thác và xây
dựng

Gia công kim loại, Thợ vận hành máy, Lắp ráp và vận hành
cơ khí, và các thợ thiết bị sản xuất vật
máy
có liên quan
liệu sản xuất

Hình 1.4: Biểu đồ ngành nghề xảy ra nhiều tai nạn lao động năm 2011


12


1.2.3. Tình hình tai nạn lao động ngành xây dựng năm 2012
Theo thông báo số 543/TB-BLĐTBXH của Bộ Lao Động Thương Binh
và Xã Hội ngày 25 tháng 02 năm 2013 về tình hình tai nạn lao động năm
2012 như sau:
1.2.3.1. Số vụ tai nạn lao động
Theo báo cáo của 63/63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, trong
năm 2012 trên toàn quốc đã xảy ra 6777 vụ tai nạn lao động (TNLĐ) làm
6967 người bị nạn, trong đó:
- Số vụ tai nạn lao động chết người: 552 vụ
- Số người chết: 606 người
- Số vụ TNLĐ có 02 người bị nạn trở lên: 95 vụ
- Số người bị thương nặng: 1470 người
- Nạn nhân là lao động nữ: 1842 người
1.2.3.2. So sánh tình hình TNLĐ năm 2012 với năm 2011
Qua các số liệu thống kê cơ bản về tình hình TNLĐ năm 2012 so với
năm 2011 cho thấy số vụ tai nạn lao động và số nạn nhân được thống kê trong
năm đều tăng so với năm 2011:
8000
7000
6000
5000
4000
3000
2000
1000
0

Năm 2011
Năm 2012


Số vụ

Số nạn Số vụ có
nhân
người
chết

Số
người
chết

Số
Số lao Số vụ có
người bị động nữ 2 người
bị nạn
thương
trở lên
nặng

Hình 1.5: Biểu đồ so sánh tình hình TNLĐ năm 2012 và năm 2011


13

1.2.3.3.

Lĩnh vực xảy ra nhiều TNLĐ nghiêm trọng

Tổng hợp số liệu thống kê TNLĐ thì những ngành, nghề để xảy ra
nhiều tai nạn lao động nghiêm trọng trong năm 2012 vẫn là lao động giản đơn

trong khai thác mỏ, xây dựng, thợ gia cơng kim loại, thợ cơ khí, thợ vận hành
máy, thiết bị.
Tổng số vụ
800
700
600
500
400
300
200
100
0

Tổng số vụ

Thợ khai thác
mỏ, xây dựng
715

Thợ vận hành Thợ lắp ráp và vận Thợ khai thác, Thợ cơ khí và thợ
máy móc, thiết bị
hành máy
thợ nổ mìn, thợ lắp ráp máy móc
235

258

37

43


Hình 1.6: Biểu đồ ngành nghề xảy ra nhiều tai nạn lao động năm 2012
1.2.4. Tình hình tai nạn lao động ngành xây dựng năm 2013
Theo thông báo số 380/TB-BLĐTBXH của Bộ Lao Động Thương
Binh và Xã Hội ngày 19 tháng 02 năm 2014 về tình hình tai nạn lao động năm
2013 như sau:
1.2.4.1. Số vụ tai nạn lao động (TNLĐ)
Theo báo cáo của 63/63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, năm
2013 trên toàn quốc đã xảy ra 6695 vụ TNLĐ làm 6887 người bị nạn trong
đó:
- Số vụ TNLĐ chết người: 562 vụ
- Số vụ TNLĐ có hai người bị nạn trở lên: 113 vụ
- Số người chết: 627 người
- Số người bị thương nặng: 1506 người


14

- Nạn nhân là lao động nữ: 2308 người
1.2.4.2. So sánh tình hình TNLĐ năm 2013 với năm 2012
Qua các số liệu thống kê về tình hình TNLĐ năm 2013 so với năm 2012
cho thấy số vụ tai nạn lao động và số nạn nhân được thống kê trong năm 2013
so với năm 2012 như sau:
8000
7000
6000
5000
4000
3000
2000

1000
0

Năm 2012
Năm 2013

Số vụ

Số nạn Số vụ có
nhân
người
chết

Số
người
chết

Số lao Số vụ có
Số
người bị động nữ 2 người
bị nạn
thương
trở lên
nặng

Hình 1.7: Biểu đồ so sánh tình hình TNLĐ năm 2013 và năm 2012
1.2.4.3. Lĩnh vực xảy ra nhiều TNLĐ nghiêm trọng
Tổng hợp số liệu thống kê TNLĐ thì những ngành, nghề để xảy ra
nhiều tai nạn lao động nghiêm trọng trong năm 2013 vẫn là lao động giản
đơn trong khai thác mỏ, xây dựng, thợ gia cơng kim loại, thợ cơ khí, thợ vận

hành máy, thiết bị.
35,00%
30,00%

Số vụ

25,00%
20,00%
15,00%
10,00%
5,00%
0,00%
Lĩnh vực xây dựng
chiếm

Lĩnh vực khai thác
khoáng sản

Lĩnh vực sản xuất
kinh doanh điện

Lĩnh vực cơ khí chế
tạo

Hình 1.8: Biểu đồ ngành nghề xảy ra nhiều tai nạn lao động năm 2013


15

1.2.5. Tình hình tai nạn lao động ngành xây dựng năm 2014

Theo thông báo số 653/TB-LĐTBXH của Bộ Lao Động Thương Binh
và Xã Hội ngày 27 tháng 02 năm 2015 về tình hình tai nạn lao động năm
2014 như sau:
1.2.5.1. Số vụ tai nạn lao động (TNLĐ)
Theo báo cáo của 63/63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, năm
2014 trên toàn quốc đã xảy ra 6.709 vụ TNLĐ làm 6.941 người bị nạn trong
đó:
- Số vụ TNLĐ chết người: 592 vụ
- Số vụ TNLĐ có hai người bị nạn trở lên: 166 vụ
- Số người chết: 630 người
- Số người bị thương nặng: 1.544 người
- Nạn nhân là lao động nữ: 2.136 người
1.2.5.2. So sánh tình hình TNLĐ năm 2014 với năm 2013
Qua các số liệu thống kê về tình hình TNLĐ năm 2014 so với năm
2013 cho thấy số nạn nhân nữ được thống kê trong năm 2014 giảm so với
năm 2013 như sau:
8.000
7.000
6.000
5.000
4.000
3.000
2.000
1.000
0

Năm 2013
Năm 2014

Số vụ


Số nạn Số vụ có
nhân
người
chết

Số
người
chết

Số
Số lao Số vụ có
người bị động nữ 2 người
thương
bị nạn
nặng
trở lên

Hình 1.9: Biểu đồ so sánh tình hình TNLĐ năm 2013 và năm 2014


16

1.2.5.3. Những lĩnh vực sản xuất kinh doanh xảy ra nhiều tai nạn lao động
chết người
- Lĩnh vực xây dựng chiếm 33,1% tổng số vụ tai nạn và 33,9% tổng số
người chết;
- Lĩnh vực khai thác khoáng sản chiếm 11% tổng số vụ và 12% tổng số
người chết;
- Lĩnh vực dịch vụ chiếm 9,4% tổng số vụ và 8,5% tổng số người chết;

- Lĩnh vực cơ khí chế tạo chiếm 5,5 % tổng số vụ và 5,8% tổng số
người chết;
- Lĩnh vực dệt may, da giày chiếm 4,9% tổng số vụ và 4,5% tổng số
người chết.
35,00%
30,00%
25,00%
20,00%
15,00%
10,00%
5,00%
0,00%
Lĩnh vực xây dựng
chiếm

Lĩnh vực khai thác
khống sản

Lĩnh vực cơ khí chế
tạo

Lĩnh vực dệt may, da
giày

Hình 1.10: Biểu đồ ngành nghề xảy ra nhiều tai nạn lao động năm 2014
1.2.6. Đánh giá tai nạn lao động qua các năm gần đây
Qua số liệu thu thập được của năm năm gần đây nhất năm 2010, 2011,
2012, 2013, 2014 nhận thấy số vụ tai nạn của các năm cao, và vẫn có xu
hướng gia tăng (thể hiện trên biểu đồ các năm).



17

TỔNG SỐ VỤ TAI NẠN
8000
7000
6000
5000
4000
3000
2000
1000
0
NĂM 2010

NĂM 2011

NĂM 2012

NĂM 2013

NĂM 2014

TỔNG SỐ VỤ TAI NẠN

Hình 1.11: Biểu đồ so sánh tổng số vụ tai nạn lao động trong 5 năm
Trong đó ngành xây dựng ln đứng ở vị trí cao nhất, có tỉ lệ tai nạn
lao động lớn nhất trong các ngành cịn lại. Ngành xây dựng có tỷ lệ người
chết do tai nạn lao động ngày càng gia tăng qua các năm gần đây.
BIỂU ĐỒ TỶ LỆ TAI NẠN TRONG NGÀNH XÂY DỰNG

40,00%
35,00%
30,00%
25,00%
20,00%
15,00%
10,00%
5,00%
0,00%
NĂM 2010

NĂM 2011

NĂM 2012

NĂM 2013

NĂM 2014

SỐ NGƯỜI CHẾT

Hình 1.12: Biểu đồ gia tăng số người chết do tai nạn lao động ngành xây
dựng những năm gần đây
Vì vậy, việc tìm hiểu nguyên nhân đưa đến các tai nạn lao động, đặc biệt
là tai nạn lao động ngành xây dựng là cần thiết.
1.3. Quá trình phát triển hệ thống pháp lý an toàn lao động trong xây
dựng ở Việt Nam



×