BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦY LỢI
VŨ THU HUYỀN
ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG, VỆ SINH LAO
ĐỘNG TẠI BỆNH VIỆN BẠCH MAI VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP
NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ
LUẬN VĂN THẠC SĨ
HÀ NỘI, NĂM 2019
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦY LỢI
VŨ THU HUYỀN
ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG, VỆ SINH LAO
ĐỘNG TẠI BỆNH VIỆN BẠCH MAI VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP
NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ
Chuyên ngành: Khoa học môi trường
Mã số: 8440301
Người hướng dẫn khoa học: PGS TS VŨ ĐỨC TOÀN
HÀ NỘI, NĂM 2019
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan quyển luận văn được chính tơi thực hiện dưới sự hướng dẫn của
PGS TS Vũ Đức Toàn với đề tài nghiên cứu trong luận văn “Đánh giá hiện trạng môi
trường, vệ sinh lao động tại Bệnh viện Bạch Mai và đề xuất giải pháp nâng cao
hiệu quả quản lý”.
Đây là đề tài nghiên cứu mới, không trùng lặp với các đề tài luận văn nào trước đây,
do đó khơng có sự sao chép của bất kì luận văn nào. Nội dung của luận văn được thể
hiện theo đúng quy định, các nguồn tài liệu, tư liệu nghiên cứu và sử dụng trong luận
văn đều được trích dẫn nguồn.
Nếu xảy ra vấn đề gì với nội dung luận văn này, tơi xin chịu hồn tồn trách
nhiệm theo quy định./.
NGƯỜI VIẾT CAM ĐOAN
Vũ Thu Huyền
i
LỜI CẢM ƠN
Sau một thời gian nghiên cứu, tác giả đã hoàn thành luận văn thạc sĩ “Đánh giá hiện
trạng môi trường, vệ sinh lao động tại Bệnh viện Bạch Mai và đề xuất giải pháp
nâng cao hiệu quả quản lý”. Đây là một đề tài phức tạp và khó khăn trong việc cả
thu thập, phân tích thơng tin số liệu và cả những vấn đề liên quan đến đề xuất các giải
pháp cụ thể. Tuy vậy, trong quá trình triển khai thực hiện tác giả đã cố gắng đến mức
cao nhất để hoàn thành luận văn với khối lượng và chất lượng tốt nhất có thể. Trong
q trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn , tác giả đã nhận được rất nhiều
sự giúp đỡ của thầy cơ, bạn bè và gia đình.
Trước hết tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc và trân trọng tới PGS TS Vũ Đức
Toàn, người Thầy đã chỉ bảo, hướng dẫn và giúp đỡ tác giả rất tận tình trong suốt thời
gian thực hiện và hoàn thành luận văn. Tác giả xin gửi lời cảm ơn đến Phòng đào tạo đại
học và sau đại học, Khoa Môi trường của trường Đại học Thủy lợi và toàn thể các thầy cô
đã giảng dạy, giúp đỡ tác giả trong thời gian học tập cũng như thực hiện luận văn.
Cuối cùng tác giả xin gửi lời cảm ơn chân thành tới các bạn bè, người thân, đồng
nghiệp trong gia đình đã động viên, ủng hộ, chia sẻ và là chỗ dựa tinh thần giúp tác giả
tập trung nghiên cứu và hoàn thành luận văn. Do thời gian nghiên cứu khơng dài, trình
độ và kinh nghiệm thực tiễn chưa nhiều nên Luận văn chắc chắn không thể tránh được
những hạn chế và thiếu sót. Tác giả kính mong các thầy, cơ giáo, đồng nghiệp đóng
góp ý kiến để kết quả nghiên cứu được hoàn thiện hơn.
Tác giả xin chân thành cảm ơn.
Hà Nội, ngày 04 tháng 01 năm 2019
Học viên
Vũ Thu Huyền
ii
MỤC LỤC
DANH MỤC BẢNG BIỂU .............................................................................................v
DANH MỤC HÌNH ...................................................................................................... vi
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT .................................................................................... vii
MỞ ĐẦU .........................................................................................................................1
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU .................................................4
1.1 Một số vấn đề về quản lý môi trường, vệ sinh lao động tại các Bệnh viện của Việt
Nam ................................................................................................................................. 4
1.1.1 Quản lý môi trường tại các bệnh viện của Việt Nam ............................................. 4
1.1.2. Công tác vệ sinh lao động tại các bệnh viện của Việt Nam ................................ 20
1.2. Giới thiệu chung về bệnh viện Bạch Mai ............................................................... 26
1.2.1. Lịch sử hình thành và phát triển bệnh viện Bạch Mai......................................... 26
1.2.2. Bộ máy tổ chức ....................................................................................................26
1.3. Bộ máy tổ chức quản lý về môi trường, vệ sinh lao động tại bệnh viện Bạch Mai ... 41
CHƯƠNG 2. ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG, VỆ SINHLAO ĐỘNG
TẠI BỆNH VIỆN BẠCH MAI .....................................................................................44
2.1. Hiện trạng môi trường tại bệnh viện Bạch Mai ...................................................... 44
2.1.1. Hiện trạng mơi trường khí (bụi, khí độc) ............................................................ 44
2.1.2. Hiện trạng môi trường nước ................................................................................ 52
2.1.3. Hiện trạng quản lý chất thải rắn .......................................................................... 61
2.2 Công tác vệ sinh lao động tại bệnh viện Bạch Mai ................................................. 68
2.2.1. Các yếu tố vi khí hậu và vật lý, hóa học trong mơi trường lao động .................. 68
2.2.2. Yếu tố bụi trong môi trường lao động ................................................................. 72
2.2.3. Các yếu tố tiếp xúc nghề nghiệp, yếu tố tâm sinh lý và ergonomics .................. 72
2.3 Các vấn đề còn tồn tại về hiện trạng môi trường, vệ sinh lao động tại Bệnh viện
Bạch Mai........................................................................................................................ 73
2.3.1 Vấn đề về môi trường ........................................................................................... 73
2.3.2 Vấn đề về vệ sinh lao động................................................................................... 74
CHƯƠNG 3. ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ MÔI
TRƯỜNG, VỆ SINH LAO ĐỘNG TẠI BỆNH VIỆN BẠCH MAI............................78
iii
3.1. Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý môi trường .................................................. 78
3.1.1 Giải pháp tăng cường hiệu quả phân loại chất thải rắn, khí, ơ nhiễm tiếng ồn .... 78
3.1.2 Giải pháp xử lý nguồn nước ................................................................................. 80
3.1.2.1. Giải pháp về nguồn nước cấp bị nhiễm clo ...................................................... 80
3.2. Giải pháp cải thiện môi trường lao động ................................................................ 81
3.2.1 Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý, kiểm soát các yếu tố vi khí hậu phóng xạ
trong mơi trường lao động............................................................................................. 83
3.2.2 Giải pháp giảm yếu tố tiếp xúc nghề nghiệp ........................................................ 85
3.2.3 Giải pháp về ergonomics ...................................................................................... 88
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ....................................................................................... 91
1. Kết luận: .................................................................................................................... 91
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................. 92
iv
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1. Các loại chất thải rắn đặc thù phát sinh từ hoạt động của các Bệnh viện .....10
Bảng 1.2 Khối lượng chất thải y tế phát sinh tại các Bệnh viện trực thuộc Bộ Y tế. ...........10
Bảng 1.3. Nhiễm khuẩn thành phần do chất thải rắn ....................................................11
Bảng 1.4 Quy trình làm việc Bệnh viện ........................................................................27
Bảng 1.5 Quy trình quản lý chất thải rắn tại Bệnh viện Bạch Mai ...............................28
Bảng 2.1. Đánh giá đo quan trắc tại Bệnh viện Bạch Mai năm 2016 ...........................46
Bảng 2.2 Kết quả đo quan trắc tại Bệnh viện Bạch Mai năm 2016 ..............................47
Bảng 2.3 Kết quả đo quan trắc tại Bệnh viện Bạch Mai năm 2017 ..............................47
Bảng 2.4 Kết quả quan trắc hệ thống thu gom, xử lý nước thải y tế .............................57
Bảng 2.5 Kết quả quan trắc chất lượng nước thải của Bệnh viện .................................54
Bảng 2.6 Theo dõi hàm lượng clo dư tại Bệnh viện Bạch Mai .....................................58
Bảng 2.7 Khối lượng chất thải rắn y tế năm 2.16, 2017 ................................................62
Bảng 2.8 Kết quả quan trắc việc sử dụng bao bì, dụng cụ, thiết bị lưu chứa trong quá
trình thu gom, vận chuyển chất thải rắn y tế trong Bệnh viện theo quy định của Thông
tư liên tịch số 58/2015/TTLT-BYT-BTNMT................................................................63
Bảng 2.9 Kết quả kiểm tra bao bì đựng chất thải ..........................................................64
Bảng 3.1 Danh sách các vị trí quan trắc bao gồm 138 mẫu đã đo ................................69
v
DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1 Hình phân loại chất thải tại nguồn ................................................................... 7
Hình 1.2. Sơ đồ các nguồn phát sinh chất thải từ hoạt động Bệnh viện [2].................... 8
Hình 1.3 Quy trình xử lý nước thải Bệnh viện .............................................................. 39
Hình 1.4 Bộ máy sơ đồ tổ chức của Khoa Kiểm sốt nhiễm khuẩn ............................. 43
Hình 2.3 Biểu đồ khí NO2 năm 2016 và 2017 .............................................................. 49
Hình 2.4 Biểu đồ khí NH3 năm 2016 và 2017 .............................................................. 50
Hình 2.5 Biểu đồ khí HCHO năm 2016 và 2017 .......................................................... 50
Hình 2.7 Sơ đồ khu vực vị trí lấy mẫu khơng khí của Bệnh viện Bạch Mai ................ 51
Hình 2.8 Sơ đồ cơng nghệ khối xử lý AAO + MBR lựa chọn ...................................... 56
Hình 2.5 Sơ đồ phân loại chất thải rắn y tế ................................................................... 61
Hình 3.1: Phân loại chất thải sai ................................................................................... 79
vi
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
TỪ VIẾT TẮT
GIẢI THÍCH
ATLĐ
An tồn lao động
ATVSLĐ
An tồn vệ sinh lao động
BOD
Nhu cầu oxy sinh hóa
BTNMT
Bộ Tài nguyên môi trường
BYT
Bộ Y tế
CTNH
Chất thải nguy hại
COD
Nhu cầu oxy hóa học
CTTT
Chất thải thơng thường
CTRYT
Chất thải rắn y tế
KSNK
Kiểm soát nhiễm khuẩn
TCXDVN
Tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam
QCVN
Quy chuẩn Việt Nam
VSV
Vi sinh vật
YTCC
Y tế công cộng
vii
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong những năm gần đây, cùng với sự quan tâm của Nhà nước và Chính phủ, các cơ
sở y tế đã được đầu tư xây dựng hạ tầng cơ sở, cải tạo và nâng cấp các cơng trình vệ
sinh, hệ thống xử lý chất thải y tế. Tuy nhiên, tình trạng vệ sinh mơi trường, các cơng
trình vệ sinh, cơng tác quản lý chất thải y tế tại nhiều cơ sở y tế, đặc biệt là các bệnh
viện tuyến dưới còn chưa đáp ứng được các tiêu chí chất lượng của Bộ Y tế.Với mục
tiêu giúp các cơ sở y tế cải thiện điều kiện về vệ sinh môi trường, xử lý chất thải y tế,
tạo môi trường xanh, sạch, đẹp để nâng cao chất lượng khám chữa bệnh, bảo vệ sức
khỏe nhân dân, Bộ Y tế đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo, hướng dẫn triển khai việc
xây cơ sở y tế xanh-sạch-đẹp; quản lý chất thải tại các cơ sở y tế nhằm góp phần hạn
chế nguy cơ nhiễm khuẩn trong bệnh viện và tạo môi trường trong lành giúp người
bệnh hồi phục sức khỏe, giảm căng thẳng cho người bệnh và nhân viên y tế. Công tác
bảo vệ môi trường và đảm bảo vệ sinh lao động đang được quan tâm khơng chỉ trong
các cơ sở, đơn vị nói chung, mà ở một số nơi còn là vấn đề cấp bách, trong đó có các
bệnh viện.
Quản lý chất thải y tế là hoạt động quản lý theo phương thức an toàn việc phân loại,
thu gom, vận chuyển, lưu giữ, giảm thiểu, tái sử dụng, tái chế, xử lý tiêu hủy các loại
chất thải phát sinh từ bệnh viện. Hoạt động quản lý chất thải y tế phải bao gồm các
khâu phân loại, đóng gói, dán nhãn, và chuyên chở chất thải theo yêu cầu của quốc gia
hoặc qua các thỏa thuận riêng với nhà vận chuyển hoặc tiện ích tiêu hủy chất thải.
Theo thống kê của Cục Quản lý môi trường y tế (Bộ Y tế) cho thấy, chất thải y tế nguy
hại của các bệnh viện chiếm tỷ lệ khoảng 23% so với tổng lượng chất thải y tế phát
sinh. Tuy nhiên qua các khảo sát, điều tra gần đây cho thấy nhận thức của cán bộ y tế,
các cán bộ liên ngành, bệnh nhân và người nhà bệnh nhân cũng như cộng đồng dân cư
về chất thải y tế còn chưa đáp ứng được yêu cầu. Về hệ thống xử lý nước thải y tế có
khoảng 88% hệ thống hoạt động tốt, còn lại 9,9% bệnh viện có hệ thống xử lý nước
thải y tế khơng hoạt động tốt hoặc không hoạt động và 2% bệnh viện chưa có hệ thống
xử lý nước thải y tế hoặc đang trong quá trình xây dựng hệ thống xử lý mới. Đồng thời
1
theo kết quả nghiên cứu của Viện Sức khỏe nghề nghiệp và Môi trường, tại các bệnh
viện, nhân viên y tế thường phải làm việc với cường độ cao; thời gian làm việc kéo
dài, không ổn định; phải trực đêm, trách nhiệm công việc lớn; tiếp xúc trực tiếp với
máu, dịch tiết của bệnh nhân; tiếp xúc với nhiều loại hóa chất có hại trong q trình
pha chế thuốc, làm xét nghiệm và điều trị cho bệnh nhân; nguy cơ cao lây nhiễm các
bệnh lây truyền qua đường máu.
Hiện nay, các bệnh viện trên cả nước đã luôn không ngừng phấn đấu cải thiện về cơ sở
vật chất, môi trường, … để nâng cao chất lượng khám chữa bệnh. Tuy nhiên đôi khi
do quá chú trọng công tác khám chữa bệnh mà cơng việc quản lý mơi trường, an tồn
vệ sinh lao động cịn chưa được triển khai tích cực. Ở các thành phố lớn như Hà Nội,
thành phố Hồ Chí Minh với hầu hết là các bệnh viện tuyến Trung ương nên số lượng
người tham gia khám chữa bệnh hầu như luôn quá tải so với bệnh viện ở các tỉnh
thành khác, bệnh viện Bạch Mai - Hà Nội cũng nằm trong số đó.
Là một trong những cơ sở y tế lớn nhất ở Việt nam, bệnh viện Bạch Mai hiện nay đang
gặp phải những khó khăn về quản lý môi trường và vệ sinh lao động gây tác động xấu
đến môi trường và sức khỏe của mọi người. Trong lĩnh vực bảo vệ môi trường của
Bệnh viện, vấn đề phân loại chất thải còn đang là vấn đề cần được quan tâm và cần
được xử lý triệt để. Một vấn đề khác cũng quan trọng không kém là chất lượng nước
sinh hoạt, nguồn nước đối với mỗi đời sống con người rất quan trọng, nhưng nguồn
nước gắn liền với Bệnh viện, với nhân y tế dùng để sinh hoạt hay chữa bệnh cho bệnh
nhân còn quan trọng hơn nữa. Hiện nay nguồn nước trong Bệnh viện Bạch Mai ở một
số thời điểm khi kiểm tra các bể lượng clo còn cao, gây ảnh hưởng đến chất lượng
nguồn nước cấp của bệnh viện. Đồng thời, hiện nay các nghiên cứu về môi trường lao
động ở Bệnh viện Bạch Mai còn hạn chế. Do vậy, tác giả thực hiện đề tài: “Đánh giá
hiện trạng môi trường, vệ sinh lao động tại Bệnh viện Bạch Mai và đề xuất giải
pháp nâng cao hiệu quả quản lý”.
2. Mục tiêu của đề tài
- Đánh giá được hiện trạng môi trường khu vực tại Bệnh viện Bạch Mai, tình hình thực
hiện cơng tác BVMT để nâng cao chất lượng vệ sinh môi trường, an tồn lao động
trong bệnh viện nhằm đảm bảo mơi trường làm việc chữa bệnh tốt cho nhân viên y tế,
2
người nhà bệnh nhân.
- Đề xuất được các giải pháp phù hợp nhằm hoàn thiện và tăng cường năng lực thực
thi công tác BVMT, ATVSLĐ tại Bệnh viện.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: “Môi trường, công tác vệ sinh lao động tại Bệnh viện Bạch Mai”.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Bệnh viện Bạch Mai.
4. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu
4.1 Cách tiếp cận
- Cách tiếp cận hệ thống: đánh giá hệ thống mơi trường và vệ sinh an tồn lao động
tại bệnh viện Bạch Mai, những hạn chế còn tồn tại trong hệ thống. Từ đó đề xuất giải
pháp thích hợp để nâng cao chất lượng môi trường và vệ sinh lao động của bệnh viện
Bạch Mai.
- Cách tiếp cận kế thừa: kế thừa những nghiên cứu đánh giá đã có về mơi trường và
vệ sinh lao động, những báo cáo quan trắc về môi trường, báo cáo quan trắc an toàn vệ
sinh lao động.
4.2 Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp thu thập số liệu, tài liệu: Thu thập từ những báo cáo quan trắc môi
trường, vệ sinh lao động qua các định kì của bệnh viện Bạch Mai và các bệnh viện
khác.
- Phương pháp điều tra: Khảo sát thực tế tại các đơn vị, khoa, phòng về hiện trạng môi
trường, vệ sinh lao động.
- Phương pháp đánh giá: Căn cứ vào các văn bản quy phạm pháp luật, các quy chuẩn để
đánh giá về hiện trạng môi trường, vệ sinh lao động của bệnh viện Bạch Mai.
- Phương pháp điều tra: Căn cứ vào các phiếu đã phát ra cho nhân viên y tế trong Bạch
Mai để từ đó tổng hợp và kết luận tại Bệnh viện Bạch Mai. ( PHỤ LỤC 2 )
3
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1 Một số vấn đề về quản lý môi trường, vệ sinh lao động tại các Bệnh viện của
Việt Nam
1.1.1 Quản lý môi trường tại các bệnh viện của Việt Nam
Quản lý môi trường bệnh viện bao gồm các công việc: Đánh giá tác động môi trường,
kiểm tra việc quản lý chất thải, nước thải, nước cấp, giám sát vi sinh bề mặt mơi
trường bệnh viện. Đó là các hoạt động giữ gìn mơi trường trong lành, sạch đẹp; phịng
ngừa, hạn chế tác động xấu với mơi trường, ứng phó sự cố mơi trường; khắc phục ơ
nhiễm, suy thối, phục hồi cải thiện môi trường; khai thác, sử dụng hợp lý, bảo vệ đa
dạng sinh học. Để ngăn ngừa và giải quyết các hậu quả của ô nhiễm môi trường cần
phải thực hiện việc khống chế (hay kiểm sốt) ơ nhiễm. Khống chế ô nhiễm bao gồm
tất cả các biện pháp hành chính, luật pháp và kỹ thuật [1].
Vấn đề quản lý môi trường bệnh viện ở Việt Nam đã được Nhà nước quan tâm từ lâu,
qua các chương trình, đề tài nghiên cứu khoa học, các đồ án cải tạo môi trường.... Tuy
nhiên trên thực tế thì các nghiên cứu đó cũng chỉ dừng lại ở cơ quan nghiên cứu, các
nhà khoa học và quản lý môi trường. Công tác bảo vệ mơi trường của bệnh viện cịn
yếu kém dẫn đến một số vấn đề tiêu cực còn tồn tại như: Chưa có cơ chế tài chính để
thực thi các vấn đề bảo vệ môi trường; đội ngũ chuyên gia, nhân viên y tế về lĩnh vực
quản lý tài nguyên môi trường chưa thực sự vững vàng, yếu chun mơn. Vì vậy để
quản lý môi trường bệnh viện tốt phải tăng cường đội ngũ chuyên gia đủ năng lực thực
hiện đề án quy hoạch môi trường; tạo ra cơ chế bắt buộc thực hiện song song giữa việc
khám chữa bệnh và bảo vệ môi trường; tăng cường tiềm lực cơ sở vật chất phục vụ
cho quy hoạch môi trường; tạo cơ chế hỗ trợ tài chính cho việc quản lý tài nguyên môi
trường bệnh viện.
Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), trung bình trên thế giới hàng năm có hàng trăm
triệu người bị bệnh nhiễm trùng, trong đó có 15% người bị nhiễm trùng trong khi điều
trị tại bệnh viện. Do vậy, cung cấp nước sạch và vệ sinh môi trường, vệ sinh trong các
bệnh viện là hoạt động quan trọng trong việc nâng cao chất lượng khám chữa bệnh,
nhằm ngăn chặn, giảm thiểu tình trạng nhiễm khuẩn, bảo vệ sức khỏe cho cán bộ nhân
viên và bệnh nhân, người nhà bệnh nhân, đặc biệt đối với những đối tượng dễ bị tổn
thương như phụ nữ có thai, trẻ em, người già và những người tàn tật.
4
Quản lý mơi trường tại bệnh viện là q trình đánh giá tác động của các nguồn thải
đến môi trường và sức khỏe cộng đồng. bệnh viện là nơi phát sinh ra một lượng chất
thải lớn mỗi ngày, bao gồm chất thải rắn, chất thải lỏng và chất thải khí.
1.1.1.1 Quản lý chất thải rắn tại các bệnh viện Việt Nam
Chất thải rắn được phân ra 4 nhóm: Chất thải lây nhiễm sắc nhọn là chất thải lây
nhiễm có thể gây ra các vết cắt hoặc xuyên thủng bao gồm: kim tiêm; bơm liền kim
tiêm; đầu sắc nhọn của dây truyền; kim chọc dò; kim châm cứu; lưỡi dao mổ; đinh,
cưa dùng trong phẫu thuật và các vật sắc nhọn khác. Chất thải lây nhiễm không sắc
nhọn bao gồm: Chất thải thấm, dính, chứa máu hoặc dịch sinh học của cơ thể; các chất
thải phát sinh từ buồng bệnh cách ly. Chất thải có nguy cơ lây nhiễm cao bao gồm:
Mẫu bệnh phẩm, dụng cụ đựng, dính mẫu bệnh phẩm, chất thải dính mẫu bệnh phẩm
phát sinh từ các phịng xét nghiệm an toàn. Chất thải giải phẫu bao gồm: Mô, bộ phận
cơ thể người thải bỏ và xác động vật thí nghiệm. Vì thế, việc xử lý chất thải là một
trong những việc thực hành quan trọng của công tác KSNK trong tất cả các cơ sở y tế.
Nhân viên y tế phải có kiến thức và phân loại đúng chất thải rắn y tế trong Bệnh viện
ngày từ khi phát sinh.
Hiện nay việc đánh giá quản lý chất thải rắn y tế ( bao gồm cả chất thải thông thường,
chất thải nguy hại, chất thải tái chế) căn cứ theo Thông tư số 36/2015/TT – BTNMT
về quản lý chất thải nguy hại, Thông tư liên tịch 58/2015/TTLT – BYT- BTNMT về
Quản lý chất thải y tế, Thông tư 31/2013/TT-BYT về quan trắc tác động môi trường từ
hoạt động khám chữa bệnh của bệnh viện và Báo cáo đánh giá tác động môi trường
(ĐTM)/ Đề án bảo vệ môi trường/ Kế hoạch bảo vệ môi trường của Bệnh viện.
Thực hiện các quy định tại Thông tư liên tịch số 58/2015/TTLT- BYT - BTNMT có
hiệu lực thi hành từ ngày 01/04/2016, các chất thải rắn y tế phát sinh trong Bệnh
viện Bạch Mai được phân định và phân loại theo các loại chất thải như sau: Chất
thải lây nhiễm ( gồm chất thải lây nhiễm sắc nhọn và chất thải lây nhiễm không sắc
nhọn, chất thải lây nhiễm cao, chất thải giải phẫu), chất nguy hại không lây nhiễm,
chất thải thơng thường, chất thải thơng thường phục vụ mục đích tái chế hay còn
gọi là chất thải tái chế.
5
Chất thải lây nhiễm gồm chất thải lây nhiễm sắc nhọn ( như kim tiên, bơm liền kim
tiêm, đầu sắc nhọn của dây truyền, kim chọc dò, lưỡi dao mổ, đinh, cưa dùng trong
phẫu thuật, các vật sắc nhọn khác thấm dính máu hoặc dịch sinh học cơ thể), chất thải
lây nhiễm không sắc nhọn ( như chất thải thấm, dính, chứa máu hoặc dịch sinh học của
cơ thể khơng sắc nhọn), chất thải có nguy cơ lây nhiễm cao ( như mẫu bệnh phẩm,
dụng cụ đựng, dính mẫu bệnh phẩm, chất thải dính mẫu bệnh phẩm,...) và chất thải
giải phẫu ( như mô, bộ phận cơ thể người thải bỏ, các chất thải lây nhiễm phát sinh
chủ yếu từ các khoa phòng, lâm sàng, cận lâm sàng, xét nghiệm).
Chất thải nguy hại khơng lây nhiễm gồm hóa chất thải bỏ bao gồm hoặc có các thàn
phần nguy hại, dược phẩm thải (bỏ thuộc nhóm gây độc tế bào, thiết bị y tế bị vỡ,
hỏng, đã qua sử dụng thải bỏ có chứa thủy ngân ( chủ yếu là đèn neon ). Các chất thải
nguy hại không lây nhiễm phát sinh chủ yếu từ các khoa phòng lâm sàng, cận lâm
sàng ( xét nghiệm).
Chất thải y tế thông thường gồm giấy, báo bìa, vỏ hộp thuốc, chai nhựa đựng thuốc
khơng thuộc nhóm gây độc tế bào, chai nhựa, dây truyền, bơm tiêm ( không bao gồm
đầu sắc nhọn). Chất thải y tế thông thường phát sinh trong sinh hoạt hàng ngày (của
CBCNV, bệnh nhân và của người nhà bệnh nhân), chất thải ngoại cảnh trong Bệnh
viện và chất thải phát sinh trong hoạt động khám chữa bệnh.
Chất thải tái chế bao gồm: chai truyền, chai phế thải, thùng catton, báo chí....
Việc quản lý tài ngun mơi trường có mối liên hệ mật thiết và ảnh hưởng không nhỏ
đến con người. Chưa kể sức khỏe con người càng ngày càng ảnh hưởng bởi hóa chất
có trong thực phẩm trơi nổi ngồi thị trường dẫn đến bệnh nhân ngày càng đông hơn
trong Bệnh viện, lượng chất thải cũng tăng dần lên. Hoạt động phù hợp nhất của cộng
đồng dân cư là được tham gia vào việc xác định các kế hoạch hành động quản lý tài
nguyên và môi trường ở địa phương có liên quan trực tiếp đến quyền lợi và nghĩa vụ
của cộng đồng và quá trình triển khai thực hiện, quản lý duy trì kết quả hoạt động đó.
Việc phân loại chất thải là để thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải theo một chu
trình quản lý chất thải.
6
Chu trình đó được biểu hiện theo sơ đồ sau:
Phân loại chất thải tại nguồn
Thu gom
Vận chuyển
Xử lý
Chơn lấp
Tái chế
Hình 1.1 Hình phân loại chất thải tại nguồn
Theo sơ đồ trên mỗi đoạn trong chu trình đều phải lựa chọn phương án mang lại hiệu
quả về kinh tế và xã hội thích ứng với từng loại chất thải.
Các loại chất thải rắn điển hình được tạo thành từ hoạt động Bệnh viện bao gồm:
- Các chất thải rắn sinh hoạt
- Các cặn cống nạo vét từ các hệ thống cống rãnh thốt nước
- Các phế thải trong q trình phẫu thuật người bao gồm các bộ phận cơ thể và các tổ
chức nội tạng.
- Các phế thải trong quá trình phẫu thuật động vật bao gồm: các bộ phận cơ thể và các
tổ chức nội tạng.
- Các vật sắc nhọn và dễ gãy có tiếp xúc với máu, mủ, trong quá trình mổ xẻ, các chất
lỏng sinh học hoặc giấy thấm đã được sử dụng trong y tế, nha khoa.
- Các gạc bơng băng có máu mủ của bệnh nhân.
- Các loại ống nghiệm ni cấy trong q trình xét nghiệm.
- Các loại thuốc quá hạn sử dụng.
Sơ đồ các nguồn phát sinh chất thải từ hoạt động Bệnh viện được thể hiện ở hình 1.2:
Buồng tiêm
Phịng bệnh nhân khơng
lây lan
Phòng mổ
Phòng bệnh nhân truyền
nhiễm
7
Commented [HV1]: Sau khi phân loại các chất thải
đầy đủ theo thông tư 58 của Bộ Y tế, trên đây em có liệt
kê và cụ thể hóa các loại chất thải thường thấy nằm
trong số chất thải đã phân loại và kể tên rất rõ ở trê.
Phòng xét nghiệm
Khu bào chế dược
chụp và rửa phim
Phòng cấp cứu
Khu vực hành chính
Chất thải lâm sàng
Bình áp suất
Chất thải sinh hoạt
Chất thải hóa học
Chất thải phóng xạ
Hình 1.2. Sơ đồ các nguồn phát sinh chất thải từ hoạt động Bệnh viện [2]
Muốn nghiên cứu cũng như lập ra các kế hoạch phịng tránh việc ơ nhiễm mơi trường,
trước tiên cần phân loại chất thải y tế rõ. Theo tài liệu của Ủy ban Kiểm sốt mơi
trương Mỹ: Chất thải y tế bao gồm các loại điển hình sau đây:
Chất thải thông thường.
Các chế phẩm máu và máu người.
Các tác nhân lây nhiễm lưu trữ hoặc nuôi cấy và các sinh vật liên quan.
Chất thải cách ly.
Vật sắc nhọn gây ô nhiễm.
Xác động vật thí nghiệm và thải loại từ giường bệnh lây nhiễm.
Chất thải bệnh lý.
Vật sắc nhọn không được dùng.
Commented [HV2]: Tài liệu thống kê của bên Mỹ
những loại chất thải thường thấy.
Khoảng 85% chất thải Bệnh viện là chất thải hỗn hợp và 15% còn lại là các tác nhân lây
nhiễm và ơ nhiễm ( Ví dụ ni cấy vi sinh, các chế phẩm máu và máu, chất thải cách ly từ
bệnh nhân mắc bệnh xã hội, truyền nhiễm, bệnh phẩm và các loại kim tiêm chọc...)
Hóa chất thải trong Bệnh viện có nhiều dạng nhưng đều rất độc hại, nguồn phát sinh
thường từ hóa trị liệu, X – quang, hóa chất và dung mơi phịng thí nghiệm, các thiết bị
thủy ngân bị vỡ, gây mê và khử trùng. Hóa chất độc hại được phân loại ra theo quy
định từ chất thải y tế theo Quy chế mã số 22 California. Các loại chất thải phóng xạ
8
được quản lý theo quy chế của Ủy ban Quy chế Hạt nhân, phát sinh từ y học hạt nhân
và các phịng thí nghiệm chun khoa.
Chất thải rắn y tế nguy hại khi chưa loại bỏ hoặc xử lý thích đáng có thể gây ơ nhiễm
cho đất, nguồn nước mặt, nước ngầm, cũng có thể nguy hiểm đối với những người trực
tiếp làm nghề thu lượm phế liệu hoặc thậm chí cho trẻ em chơi ở vùng quanh đổ rác.
Tại châu Âu có một cơng trình nghiên cứu nhằm tìm ra mối quan hệ giữa tỷ lệ cao bất
thường bệnh ung thư trong dân cư sống gần các xưởng xử lý chất thải không vận hành
đúng quy tắc, nhất là về sự thải khói từ hoạt động của các lị đốt.
Nói chung các khả năng các vi sinh vật sống sót được trong mơi trường thiên nhiên
thấp. Khả năng đó tùy thuộc được thể hiện với khả năng chịu đựng nhiệt độ, độ ẩm, tia
tử ngoại, các vật thể hữu cơ có trong mơi trường đó, sự hiện diện của các lồi ăn
thịt.Ví dụ: vi rút viêm gan B chịu đựng với điều kiện môi trường tốt hơn nhiều so với
vi rút HIV.
Các vector truyền bệnh như chuột, ruồi, gián.. ăn chất thải hữu cơ là những vật thụ
động mang mầm vi sinh vật gây bệnh, chúng có thể gia tăng mạnh mẽ ở nơi nào chất
thải không được xử lý tốt. Gần đây một số bệnh dịch nguy hiểm mới xuất hiện (SARS,
cúm gà,...) càng đòi hỏi xử lý chất thải y tế một cách triệt để.
Mọi chất thải gây độc tế bào thải vào mơi trường đều có thể gây hậu quả thảm họa về
sinh thái. Do đó cần xem xét đặc biệt cẩn thận khi mang chuyển các loại chất thải. Đối
với chất thải hóa học cũng phải xem xét cẩn thận như vậy khi vận chuyển, lưu giữ và
tiêu hủy. Chúng có rất nhiều tác động và có thể rất có hại cho mơi trường.
Chất thải rắn y tế có thể gây ra một hay nhiều nguy hại như sau:
Nhiễm khuẩn: Mầm bệnh có thể vào cơ thể người bằng nhiều đường: tiêm chích, chầy
xước, hoặc vết đứt trên da, niêm mạc, hít, ăn uống.
Độc tính nguy hại do hóa chất và dược phẩm: Thành phần chủ yếu trong nhóm này là
chất tẩy uế. Các nguy hại liên quan đến các chất thải loại này như sau:
Độc tính
Độc tính di truyền
Tính ăn mịn da
Gây cháy
Gây phản ứng
Gây nổ
9
Gây sốc phản vệ
Các chất thải loại này thường có lượng nhỏ, bên cạnh các hóa chất, thuốc tồn đọng và
thuốc hết hạn. Chúng có thể gây ngộ độc qua da ( qua da, qua niêm mạc hoặc do hít
hay ăn phải) hay gây thương tích ( như bỏng). Ảnh hưởng gián tiếp của các yếu tố
nguy hại này xảy ra do nhiễm độc nước ngầm khi các chất này bảo quản và thải bỏ
khơng tốt (rị rỉ, trực tiếp thất thốt vào mơi trường,vv.v..) [3]
Nhìn chung chất thải rắn của các Bệnh viện có thể được phân loại theo như bảng 1.1.
Hầu hết các chất thải rắn Bệnh viện là các chất thải sinh học độc hại và mang tính đặc thù
khác với các loại khác. Các loại chất thải này nếu không được phân loại cẩn thận trước khi
xả chung với các loại chất thải sinh hoạt sẽ gây ra những nguy hại đáng kể. Các nguồn xả
lây lan độc hại chủ yếu là các khu vực xét nghiệm, khu phẫu thuật, bào chế dược.
Bảng 1.1. Các loại chất thải rắn đặc thù phát sinh từ hoạt động của các Bệnh viện
Loại chất thải rắn
Nguồn tạo thành
Chất thải sinh hoạt
Các chất thải ra từ nhà bếp, các khu nhà hành chính,hộp cơm
chai lọ, bịch rác bẩn, rác lá cây từ khu vực ngoại cảnh..
Chất thải tái chế
Chai truyền, chai nhựa, báo chí, thùng caton...
Chất thải lây nhiễm
Kéo, dao mổ, bông băng gạc
Chất thải nguy hại
không lây nhiễm
Thuốc quá hạn, dược phẩm kém chất lượng
Bảng 1.2 Khối lượng chất thải y tế phát sinh tại các Bệnh viện trực thuộc Bộ Y tế.
Chỉ số
Giá trị trung bình
Lượng phát sinh chất thải rắn y tế (kg/gb/ngày)
1.53
Lượng chất thải rắn nguy hại (kg/gb/ngày)
0.25
Tỷ trọng chất thải rắn y tế nguy hại (t/m3)
0.13
Tỷ lệ thành phần nguy hại/ Tổng lượng phát sinh (%)
16.2
[4]
10
Chất thải rắn y tế có thể gây ra nhiễm khuẩn: Mầm bệnh có thể vào cơ thể người bằng
nhiều đường: tiêm chích, chầy xước, hoặc vết đứt trên da, niêm mạc, hít, ăn uống.
Những ví dụ về nhiễm khuẩn do chất thải rắn y tế gây ra được thu nhập và trình bày
trong bảng 1.3
Bảng 1.3. Nhiễm khuẩn thành phần do chất thải rắn
Loại nhiễm khuẩn
Nhiễm khuẩn dạ dày – ruột
Ví dụ về căn nguyên vi sinh
gây bệnh
Trực khuẩn đường ruột như
Đường lây truyền
Phân hoặc chất nôn
thương, hàn, lỵ..
Nhiễm khuẩn đường hô hấp
Vi khuẩn lao, vi rút sởi, phế
Chất tiết hít phải, nước
cầu khuẩn
bọt
Nhiễm khuẩn mắt
Vi rút Herpes
Chất tiết ở mắt
Nhiễm khuẩn đường sinh
Lậu cầu khuẩn, vi rút Herpes
Chất tiết đường sinh
dục
dục
Bệnh than
Liên cầu khuẩn
Mủ
Viêm màng não
Não mô cầu
Chất tiết ở da
Hội chứng suy giảm miễn
Vi rút gây suy giảm miễn dịch
Dịch não tủy
dịch mắc phải ( AIDS)
ở người (HIV)
[5]
Chất thải sinh hoạt chủ yếu là chất thải rắn sản sinh trong sinh hoạt hằng ngày của con
người, thường được phân loại ngay từ đầu nguồn để vận chuyển và xử lý hằng ngày,
không để gây ô nhiễm. Các loại chất thải hữu cơ cần được thu gom, vận chuyển đến
địa điểm quy định để dùng làm phân ủ. Các loại chất thải rắn như: thủy tinh, giấy được
thu gom, vận chuyển tập trung thành khối lớn để tái chế.
Chất thải nguy hại cần được thu gom, xử lý nghiêm ngặt theo quy định của pháp luật
để đảm bảo an toàn cho cuộc sống của dân cư. Luật bảo vệ môi trường và các Nghị
11
định của Chính phủ đã quy định về yêu cầu quy hoạch, thiết kế xây dựng các cơ sở xử
lý chất thải nguy hại, bãi chôn lấp, chất thải nguy hại. Việc quy hoạch, thiết kế xây
dựng phải theo đúng yêu cầu kỹ thuật đã được phê duyệt của các cơ quan có trách
nhiệm theo quy định của Chính phủ.
Để quản lý được chất thải trong bệnh viện, phòng ngừa chính là một nguyên tắc hàng
đầu trong quản lý, bảo vệ mơi trường nói chung và quản lý chất thải nói riêng. Giảm
thiểu là việc làm để sao cho sự phát thải là ít nhất. Khi sự phát thải bằng 0 thì đó là sự
phịng ngừa tuyệt đối. Phịng ngừa được coi là phương thức tốt nhất để giảm thiểu chất
thải ngay từ nguồn phát sinh. Xét về phương diện kinh tế, phòng ngừa và giảm thiểu
chất thải trong quá trình khám chữa bệnh sẽ giảm được chi phí của Bệnh viện trong
việc khai thác và sử dụng tài nguyên, tài sản vật chất của Bệnh viện. Phòng ngừa và
giảm thiểu chất thải mang lại lợi ích kinh tế to lớn cho nền kinh tế Bệnh viện.
Chất thải nguy hại (CTNH) đã được nhiều nước trên thế giới quan tâm nghiên cứu từ
lâu vì CTNH ảnh hưởng lớn đến mơi trường và sức khỏe con người. Khác với các loại
chất thải thông thường, CTNH khi thải ra một lượng nhỏ ( ở cả dạng khí, lỏng, rắn) thì
chúng cũng có khả năng gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người và gây ô nhiễm môi
trường bệnh viện. Ở môi trường bệnh viện Việt Nam, CTNH phát sinh hằng ngày với
khối lượng khơng nhỏ như: kim tiêm, dao lam kính, bệnh phẩm.
CTNH là chất thải có chứa các các chất hoặc hợp chất có một trong các đặc tính gây
nguy hại trực tiếp (dễ cháy, dễ nổ, làm ngộ độc, dễ ăn mịn, dễ lây nhiễm và các đặc
tính gây nguy hại khác), hoặc tương tác với các chất khác và gây nên các tác động
nguy hại đối với môi trường và sức khỏe con người [6]
Giảm thiểu chất thải nguy hại là công đoạn được đánh giá xếp hạng ưu tiên trong thứ
bậc quản lý CTNH. Đối với các bệnh viện thì các hành động ban đầu để làm giảm
thiểu chất thải nói chung hay CTNH nói riêng được coi là biện pháp rất hữu ích nhưng
lại rẻ tiền. Giải pháp áp dụng sản xuất sạch hơn trong việc làm hợp lý hóa trong quy
trình phát thải chất thải có đóng góp rất lớn trong việc làm giảm khối lượng CTNH
sinh ra, vì như thế sẽ hạn chế được sự trộn lẫn giữa CTNH với các loại chất thải không
nguy hại khác.
12
Tái sử dụng CTNH bằng cách sử dụng dòng CTNH từ nguồn thải này làm nguyên liệu
đầu vào cho một quá trình sản xuất khác cũng là một giải pháp được nhiều người quan
tâm. Vì rõ ràng là, nếu tổ chức thực hiện được điều này một cách hiệu quả sẽ làm các
chủ thải giảm nhẹ chi phí xử lý, đồng thời tiết kiệm được nguồn nhiên liệu. Tuy nhiên
giải pháp tái sử dụng CTNH khó có thể áp dụng đạt hiệu quả như mong muốn trong
thực tế, vì việc tái sử dụng CTNH dễ gây ra nhiễm bẩn thứ cấp cho sản phẩm, do vậy
sẽ ít là sự lựa chọn của các bệnh viện.
Tái chế CTNH đang là xu hướng được quan tâm nhiều trong các hoạt động và bảo vệ
môi trường. Việc liên kết giữa các chủ thải với nhau dưới sự điều hành của Nhà nước
nhằm tạo ra một thị trường trao đổi CTNH đang là điều mong muốn ở nhiều khu vực
trên cả nước.
Thực tế thì hoạt động thu mua phế liệu là chất thải, bao gồm cả CTNH để tái chế cho
ra các sản phẩm nguyên liệu khác đang diễn ra phổ biến ở nhiều nơi. Đã có nhiều đơn
vị dịch mua thu mua tái chế chất thải ra đời, nhưng qua hoạt động thực tế thời gian qua
cho thấy có rất ít cơ sở đáp ứng được các yêu cầu về cơ sở vật chất cũng như trình độ
cơng nghệ.
Một trong những vấn đề mơi trường cần lưu ý trong q trình tái chế CTNH, đó là khả
năng kiểm sốt các nguồn ơ nhiễm độc hại mới phát sinh, bao gồm cả khí thải, nước
thải và chất thải rắn và như vậy đòi hỏi các cơ sở tái chế phải có sự đầu tư tương xứng
mới có thể đáp ứng được theo các tiêu chuẩn về môi trường.
Hiện tại để hạn chế được nguy cơ rủi ro từ CTNH thì các biện pháp quản lý môi
trường không thể chỉ dừng ở mức độ thông thường như hiện nay, mà phải được nâng
lên mức cao hơn, phải có quy trình quản lý chặt chẽ, hiệu quả hơn. Các hoạt động thu
gom, vận chuyển, lưu trữ, xử lý CTNH phải triệt để và an toàn hơn cho môi trường.
Các thông tin về CTNH cũng như cách thức lan truyền trong môi trường phải được
cung cấp đầy đủ đến với cộng đồng để giám sát, phòng ngừa. Muốn thực hiện tốt điều
này, toàn thể nhân viên y tế phải đồng lịng cùng nhau quyết tâm trong cơng tác bảo vệ
môi trường, từng bước đưa bệnh viện trở thành tiêu chí bệnh viện “xanh – sạch – đẹp”.
13
1.1.1.2 Quản lý mơi trường khí tại các bệnh viện Việt Nam
Đánh giá ơ nhiễm mơi trường khơng khí bệnh viện là một cơng việc phức tạp bởi vì có
q nhiều loại chất ô nhiễm khác nhau phát sinh từ q trình biến đổi năng lượng. Ảnh
hưởng của ơ nhiễm khơng khí tới mơi trường và sức khỏe con người. Một số các loại
vi khuẩn gây bệnh tổn hại và truyền bệnh theo đường khơng khí như loại trực khuẩn
lao, trực khuẩn bạch hầu, trực khuẩn dịch hạch, tụ cầu vàng.
Một số các loại khí khác như CO, CO2 với nồng độ lớn (>100 ppm) thì sẽ gây nhiễm
độc cấp tính đồng thời sự nhiễm độc CO gắn liền với sự nhiễm độc chì do việc đốt
cháy các loại xăng có chứa chì.
Ngồi ảnh hưởng của ơ nhiễm mơi trường khí là chính trong bệnh viện thì tiếng ồn
cũng đóng góp ơ nhiễm một phần khơng nhỏ. Tiếng ồn phát sinh từ nhiều nguồn: Khu
xử lý chất thải hằng ngày; tiếng ồn từ khu vận hành xử lý nước thải; tại các nơi khám
chữa bệnh đông như: Khoa khám bệnh, Khoa cấp cứu, tiếng ồn tại cổng chính của
bệnh viện – nơi có nhiều phương tiện giao thơng. Tiếng ồn có tác động xấu đối với sức
khỏe con người và hạ thấp chất lượng cuộc sống của xã hội, như là:
Quấy nhiễu, che lấp tiếng nói trong trao đổi thơng tin: Trao đổi thơng tin bằng tiếng
nói âm thanh là rất quan trọng đối với cuộc sống của con người nhất là trong các
phịng họp đơi khi ảnh hưởng đến lời nói của bệnh nhân.
Làm phân tán tư tưởng và dẫn đến làm giảm hiệu quả lao động: Rất nhiều điều tra
nghiên cứu thực tế chứng tỏ rằng làm việc, lao động trí óc cũng như lao động chân tay,
trong môi trường ồn ào dễ bị mệt mỏi tinh thần, tư tưởng bị phân tán hiệu quả làm việc
giảm xuống rõ rệt và các sai sót trong lao động tăng lên, đơi khi cịn xảy ra tai nạn
Vì các nhân viên y tế làm việc đơi khi trong điều kiện quá tải mệt mỏi thì tiếng ồn
cũng quấy rối sự yên tĩnh và giấc ngủ của con người.
Làm suy giảm thính lực: Sống và làm việc lâu ngày trong mơi trường bị ơ nhiễm
tiếng ồn, thính lực của nhân viên y tế sẽ bị suy giảm, có thể dẫn đến các bệnh về thính
giác, như là bệnh nghễnh ngãng, bệnh điếc. Tiếng ồn càng mạnh, từ 120 dBA trở lên
có thể gây chói tai, đau tai, thậm chí làm thủng màng nhĩ.
14
Để kiểm sốt tiếng ồn trong bệnh viện có hiệu quả, cần phải dựa vào các cơ sở có pháp
lý như Luật môi trường, tiêu chuẩn tiếng ồn.
Thực hiện biện pháp kỹ thuật xử lý, giảm thiểu tiếng ồn từ nguồn phát sinh
Xây dựng và ban hành các tiêu chuẩn tiếng ồn
Kiểm tra, thanh tra, cưỡng chế thi hành các quy định pháp luật, tiêu chuẩn về tiếng ồn
Sử dụng các công cụ kinh tế để khuyến khích thực hiện các giải pháp kỹ thuật và
tuân thủ pháp luật về môi trường nhằm giảm ô nhiễm từ nguồn phát sinh.
Các biện pháp giáo dục bệnh nhân, người nhà bệnh nhân và nhân viên y tế nhằm nhận
thức về môi trường, nâng cao ý thức tự giác không gây ô nhiễm tiếng ồn... Tiến hành
kiểm tra, thanh tra để cưỡng chế mọi nguồn ồn phải tuân thủ các quy định của tiêu
chuẩn môi trường.
Bệnh viện là nơi cần nhiều sự yên tĩnh để làm việc cũng như khám chữa bệnh, cần
giáo dục cộng đồng nâng cao ý thức không gây ô nhiễm tiếng ồn trong mọi hoạt động
của mình, cũng như nâng cao hiểu biết về kỹ thuật chống ô nhiễm tiếng ồn đối với mọi
người. Cần trồng nhiều cây xanh để khắc phục hạn chế tiếng ồn, mơi trường khí đặc
biệt ở những khoa như Ung bướu để hạn chế phóng xạ.
1.1.1.3 Quản lý mơi trường nước thải tại các Bệnh viện Việt Nam
Nước thải bệnh viện là một dạng của nước thải sinh hoạt và chỉ chiếm một phần nhỏ
trong tổng số lượng nước thải sinh hoạt của khu dân cư. Tuy nhiên nước thải bệnh viện
cực kỳ nguy hiểm về phương diện vệ sinh dịch tễ, bởi vì ở các bệnh viện tập trung
những người mắc bệnh là nguồn của nhiều loại mầm bệnh đã biết hoặc đơi khi cịn
chưa biết đối với khoa học hiện đại [7]
Ở Việt Nam, nước cấp cho các bệnh viện được tuân theo quy chuẩn Việt Nam về nước
sinh hoạt QCVN 02:2009/BYT: Giới hạn tối đa cho phép I: Áp dụng đối với các cơ sở
cung cấp nước. Giới hạn tối đa cho phép II: Áp dụng đối với các hình thức tự khai thác
nước của cá nhân, hộ gia đình (giếng khoan, giếng đào, bể mưa, máng lần, đường ống
tự chảy).
15