Tải bản đầy đủ (.pdf) (107 trang)

Giải pháp nâng cao chất lượng công tác đấu thầu tại ban quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông thành phố hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.65 MB, 107 trang )

LỜI CAM ĐOAN
Tên tác giả: Chu Huy Mạnh
Học viên cao học lớp: 25QLXD21
Người hướng dẫn: PGS.TS. Dương Đức Tiến
Tên đề tài luận văn: “Giải pháp nâng cao chất lượng công tác đấu thầu tại Ban
Quản lý dự án đầu tư xây dựng cơng trình giao thơng Thành phố Hà Nội ”
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của bản thân học viên. Các kết quả
nghiên cứu và các kết luận trong luận văn là trung thực, không sao chép từ bất kỳ một
nguồn nào và dưới bất kỳ hình thức nào.Việc tham khảo các nguồn tài liệu (nếu có) đã
được thực hiện trích dẫn và ghi nguồn tài liệu tham khảo đúng quy định.
Tác giả luận văn

Chu Huy Mạnh

i


LỜI CẢM ƠN
Đề tài: “Giải pháp nâng cao chất lượng công tác đấu thầu tại Ban Quản lý dự án
đầu tư xây dựng cơng trình giao thơng Thành phố Hà Nội” được hoàn thành tại
trường Đại học Thủy lợi Hà Nội. Để hoàn thành được đề tài này, ngoài sự nỗ lực của
bản thân, em còn được sự ủng hộ và nhiệt tình giúp đỡ từ Q thầy cơ, bạn bè, đồng nghiệp và
gia đình.
Em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến tồn thể các thầy giáo, cơ giáo Khoa cơng trình
Trường đại học Thủy lợi đã giảng dạy, chỉ bảo giúp em trong quá trình học tập và
nghiên cứu tại trường.
Đặc biệt, em xin chân thành cảm ơn thầy PGS.TS Dương Đức Tiến đã tận tình giúp đỡ
và hướng dẫn em trong suốt quá trình thực hiện luận văn.
Xin trân trọng cảm ơn các đồng nghiệp Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng cơng trình
giao thơng Thành phố Hà Nội đã quan tâm, tạo điều kiện thuận lợi hỗ trợ, giúp đỡ tác
giả trong việc thu thập thơng tin, tài liệu trong q trình thực hiện luận văn.


Mặc dù đã cố gắng để thực hiện một đề tài hồn chỉnh, xong do trình độ và thời gian
nghiên cứu thực tế có hạn nên luận văn khơng tránh khỏi những thiếu sót. Em kính
mong nhận được những lời chỉ dẫn, góp ý của các thầy, cơ giáo và bạn đọc để khóa
luận được hồn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!

ii


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................................i
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................................. ii
DANH MỤC HÌNH ẢNH ............................................................................................ vii
DANH MỤC BẢNG BIỂU ......................................................................................... viii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ................................................................................ix
MỞ ĐẦU ......................................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài............................................................................................... 1
2. Mục đích nghiên cứu ...................................................................................................2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ...............................................................................2
4. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu ..................................................................2
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn .....................................................................................2
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TÁC ĐẤU THẦU TRONG XÂY DỰNG ....3
1.1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG ..................................3
1.1.1. Xét trên tổng thể chung của quá trình đầu tư ........................................................ 3
1.1.2. Xét về mặt hình thức ............................................................................................. 3
1.1.3. Xét trên góc độ quản lý ......................................................................................... 4
1.1.4. Xét trên góc độ kế hoạch hóa ................................................................................4
1.1.5. Xét trên góc độ phân cơng lao động xã hội ........................................................... 4
1.1.6. Xét về mặt nội dung .............................................................................................. 4
1.2. CÔNG TÁC ĐẤU THẦU CÁC DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG .......................... 5

1.2.1. Một số khái niệm cơ bản ....................................................................................... 5
1.2.2. Gói thầu ...............................................................................................................7
1.2.3. Hồ sơ yêu cầu ........................................................................................................7
1.2.4. Hồ sơ mời thầu ......................................................................................................8
1.2.5. Hồ sơ dự thầu.........................................................................................................8
1.2.6. Hình thức lựa chọn nhà thầu..................................................................................8
1.2.7. Phương thức thực hiện đấu thầu ..........................................................................11
1.2.8. Phương pháp đánh giá HSDT ..............................................................................14

iii


1.3. TỔNG QUAN VỀ CÔNG TÁC ĐẤU THẦU CÁC DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY
DỰNG Ở VIỆT NAM ................................................................................................... 15
1.3.1. Những kết quả đạt được ...................................................................................... 15
1.3.2. Những vấn đề còn tồn tại .................................................................................... 19
1.4. YÊU CẦU CHUNG VỀ NỘI DUNG CÔNG TÁC ĐẤU THẦU TẠI BAN
QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG................................................................. 22
1.4.1. Các mục tiêu cơ bản cần đạt trong công tác đấu thầu ......................................... 22
1.4.2. Nhân sự trong cơng tác đấu thầu ......................................................................... 23
1.4.3. Trình tự thực hiện công tác đấu thầu ................................................................... 23
1.4.4. Ký kết và thực hiện hợp đồng ............................................................................. 24
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 .............................................................................................. 24
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÔNG TÁC ĐẤU THẦU CÁC DỰ ÁN ĐẦU
TƯ XÂY DỰNG ........................................................................................................... 25
2.1. CÁC VĂN BẢN PHÁP QUY VỀ CÔNG TÁC ĐẤU THẦU .............................. 25
2.1.1. Luật xây dựng số 50/2014/QH13 ........................................................................ 25
2.1.2. Luật đấu thầu số 43/2013/QH13 ......................................................................... 26
2.1.3. Luật đầu tư công số 49/2014/QH13 .................................................................... 27
2.1.4. Nghị định số 63/2014/NĐ-CP ............................................................................. 28

2.1.5. Nghị định 32/2015/NĐ-CP.................................................................................. 30
2.1.6. Nghị định 59/2015/NĐ-CP.................................................................................. 31
2.1.7. Thông tư số 10/2015/TT-BKHĐT ...................................................................... 33
2.1.8. Thông tư số 10/2016/TT-BKHĐT ...................................................................... 33
2.2. NỘI DUNG CÔNG TÁC ĐẤU THẦU CÁC DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG ............ 34
2.2.1.Chất lượng đấu thầu xây dựng ............................................................................. 34
2.2.2. Các chỉ tiêu định lượng phản ánh chất lượng đấu thầu. ...................................... 35
2.2.3. Các tiêu thức định tính phản ánh chất lượng đấu thầu. ....................................... 37
2.3. TRÌNH TỰ TRONG CÔNG TÁC ĐẤU THẦU XÂY DỰNG: ........................... 42
2.3.1.Chuẩn bị đấu thầu ................................................................................................. 42
2.3.2.Tổ chức đấu thầu .................................................................................................. 44
2.3.3. Mở thầu và xét thầu ............................................................................................. 44
2.3.4.Thẩm định và phê duyệt kết quả đấu thầu............................................................ 46
iv


2.3.5. Thương thảo và hồn thiện hợp đồng ..................................................................48
2.3.6. Cơng bố kết quả đấu thầu. ...................................................................................48
2.3.7. Ký hợp đồng ........................................................................................................48
2.4. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG CÔNG TÁC ĐẤU THẦU CÁC DỰ ÁN ĐẦU
TƯ XÂY DỰNG ...........................................................................................................50
2.4.1. Bên mời thầu (Chủ đầu tư và các tổ chức đại diện cho chủ đầu tư)....................49
2.4.2. Nhà thầu .............................................................................................................50
2.4.3. Các cơ quan quản lý Nhà nước về đấu thầu ........................................................ 51
2.4.4. Các tổ chức xã hội có liên quan ...........................................................................51
2.4.5. Thơng tin .............................................................................................................52
2.4.6. Đặc điểm của các cơng trình ...............................................................................52
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 .............................................................................................. 54
CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÔNG
TÁC ĐẤU THẦU TẠI BAN QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠNG

TRÌNH GIAO THƠNG TP HÀ NỘI ............................................................................55
3.1. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TÁC ĐẦU TƯ XÂY DỰNG TẠI BAN QUẢN LÝ
DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠNG TRÌNH GIAO THƠNG TP HÀ NỘI....................55
3.1.1. Sự hình thành và phát triển của Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng cơng trình
giao thơng thành phố Hà Nội......................................................................................... 55
3.1.2.Cơ cấu tổ chức của Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng cơng trình giao thơng
thành phố Hà Nội ...........................................................................................................57
3.1.3. Chức năng, nhiệm vụ của Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng cơng trình giao
thơng thành phố Hà Nội.................................................................................................58
3.2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC ĐẤU THẦU TẠI BAN QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ
XÂY DỰNG CƠNG TRÌNH GIAO THÔNG TP HÀ NỘI GIAI ĐOẠN 2017-2018 ..........59
3.2.1. Một số đặc điểm hệ thống hạ tầng giao thông, công trình giao thơng Thành phố
Hà Nội............................................................................................................................ 59
3.2.2. Tình hình thực hiện công tác đấu thầu tại Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng
cơng trình giao thơng TP Hà Nội giai đoạn 2017-2018 ................................................60
3.2.3. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng công tác đấu thầu tại Ban quản lý dự án đầu tư
xây dựng cơng trình giao thơng TP Hà Nội ..................................................................79
v


3.2.4. Đánh giá thực trạng chất lượng công tác đấu thầu tại Ban quản lý dự án đầu tư
xây dựng cơng trình giao thơng TP Hà Nội .................................................................. 82
3.3. GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÔNG TÁC ĐẤU THẦU TẠI BAN
QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠNG TRÌNH GIAO THÔNG TP HÀ
NỘI ................................................................................................................................ 86
3.3.1. Chủ động lựa chọn hình thức đấu thầu phù hợp, nâng cao tính cạnh tranh trong
đấu thầu ......................................................................................................................... 87
3.3.2. Bồi dưỡng nâng cao trình độ đội ngũ nhân sự về hoạt động đấu thầu ................ 88
3.3.3. Nâng cấp trang thiết bị máy móc phục vụ công tác đấu thầu ............................ 89
3.3.4. Nâng cao chất lượng công tác chuẩn bị hồ sơ mời thầu ..................................... 89

3.3.5. Đẩy mạnh hình thức đấu thầu qua mạng ............................................................. 91
3.3.6. Cơng khai hố các hiện tượng tiêu cực trong đấu thầu ....................................... 92
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 ............................................................................................ 933
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ..................................................................................... 944
TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................... 966

vi


DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình2.1: Mơ hình hố các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng đấu thầu xây dựng các
công trình ....................................................................................................................... 49
Hình 3.1: Dự án đường Lê Trọng Tấn kéo dài .............................................................. 55
Hình 3.2: Cầu Vượt nút giao An Dương đường Thanh niên .........................................56
Hình 3.3: Đường vành đai 1 (đoạn Ơ Đơng Mác - Nguyễn Khối) .............................. 57
Hình 3.4: Sơ đồ bộ máy tổ chức Ban QLDA đầu tư xây dựng cơng trình giao thơng
thành phố Hà Nội ...........................................................................................................57

vii


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1 Kết quả đấu thầu từ năm 2008-2012 .............................................................. 16
Bảng 2.1: Phân cấp thẩm định và phê duyệt kết quả đấu thầu ...................................... 47
Bảng 3.1. Bảng tổng hợp chi tiết kết quả đấu thầu năm 2017-2018 tại Ban quản lý dự
án đầu tư xây dựng ........................................................................................................ 61
Bảng 3.2. Bảng tổng hợp chung kết quả lựa chọn nhà thầu năm 2017-2018 tại Ban
quản lý dự án đầu tư xây dựng cơng trình giao thơng thành phố Hà Nội ..................... 82

viii



DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
BMT

Bên mời thầu

BKH

Bộ kế hoạch

BXD

Bộ xây dựng

BGTVT

Bộ giao thông vận tải

BQLDA

Ban quản lý dự án

CTGT

Công trình giao thơng

CBCNV

Cán bộ cơng nhân viên


ĐTXD

Đầu tư xây dựng

HSDT

Hồ sơ dự thầu

HSMT

Hồ sơ mời thầu
Kế hoạch đầu tư

KHĐT
NĐ-CP
NSNN
NVL
TP
UBND
PGS.TS
QH11
QH13
QLDA
QLĐT
SXKD
Tr.đ
TT-KH
TT-XD
VNĐ


Nghị định – Chính phủ
Ngân sách nhà nước
Nguyên vật liệu
Thành phố
Ủy ban nhân dân
Phó Giáo sư, Tiến sĩ
Quốc hội khóa 11
Quốc hội khóa 13
Quản lý dự án
Quản lý đầu tư
Sản xuất kinh doanh
Triệu đồng
Thông tư – Bộ kế hoạch
Thông tư – Bộ xây dựng
Việt Nam đồng

ix



MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng cơng trình giao thơng Thành phố Hà Nội được
thành lập năm 2017 trên cơ sở hợp nhất 07 Ban quản lý dự án về giao thông và hạ tầng
kỹ thuật của Thành phố Hà Nội. Với vai trị là Chủ đầu tư các cơng trình giao thơng
trọng điểm trên địa bàn Thành phố do UBND Thành phố Hà Nội giao, cơng tác đấu
thầu đóng vai trị quan trọng trong q trình thực hiện nhiệm vụ quản lý dự án tại Ban,
đặc biệt là các dự án sử dụng vốn từ ngân sách Nhà nước.
Đấu thầu là nhằm thực hiện tốt yêu cầu “Cạnh tranh - Công bằng - Minh bạch –

Hiệu quả” thực hiện theo Luật đấu thầu và các quy định của Nhà nước có liên quan
giúp Chủ đầu tư lựa chọn được đơn vị đáp ứng được các yêu cầu về kỹ thuật, công
nghệ, thực hiện dự án với chất lượng cao nhất, chi phí thấp nhất. Trên thực tế hoạt
động đấu thầu đã chứng tỏ được sự cần thiết và tầm quan trọng của nó trong cơ chế thị
trường, nó khơng chỉ mang lại lợi ích cho nhà thầu mà cịn mang lại lợi ích cho chủ
đầu tư và các bên có liên quan khác. Vì vậy phương thức đấu thầu càng trở lên là một
phương thức sản xuất kinh doanh trong xây dựng khơng chỉ ở nước ta mà cịn nhiều
nước trên thế giới. Nó được nhìn nhận như một điều kiện thiết yếu để đảm bảo thành
công cho các nhà đầu tư dù họ thuộc nhà nước hay tư nhân, dù họ đầu tư trong hay
ngoài nước.
Ngày nay, cùng với sự phát triển không ngừng của nền kinh tế, quy mô cũng như tốc
độ hoạt động trong ngành xây dựng của nước ta ngày càng được mở rộng, thị trường
xây dựng ngày một trở nên sôi động hơn, cạnh tranh trong xây dựng ngày một quyết liệt hơn.
Các nhà thầu phải luôn luôn nỗ lực để nâng cao năng lực của mình. Hoạt động đấu
thầu quy định ngày càng chặt chẽ và trở nên có tính quyết định đến sự thành bại của
dự án nói chung và cho gói thầu nói riêng. Tính cấp thiết của vấn đề nêu trên cũng
chính là lý do để tác giả lựa chọn đề tài luận văn thạc sĩ “Giải pháp nâng cao chất
lượng công tác đấu thầu tại Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng cơng trình giao
thơng TP Hà Nội”.

1


2. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu, đề xuất các Giải pháp nâng cao chất lượng công tác lựa chọn nhà thầu tại
Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng cơng trình giao thơng Thành phố Hà Nội.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của Đề tài là công tác lựa chọn nhà thầu và năng lực của Ban
quản lý dự án(CĐT) trong hoạt động đấu thầu cơng trình giao thơng.
Phạm vi nghiên cứu của đề tài: Các vấn đề được luận văn tập trung nghiên cứu giới

hạn trong lĩnh vực lựa chọn nhà thầu và Giải pháp nâng cao chất lượng công tác lựa
chọn nhà thầu tại Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng cơng trình giao thơng TP. Hà Nội.
4. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu
Cách tiếp cận cơ sở lý luận và khoa học của các phương pháp, hình thức lựa chọn nhà
thầu. Đồng thời luận văn cũng nghiên cứu các quy định của Nhà nước để áp dụng phù
hợp với đối tượng và nội dung nghiên cứu của đề tài trong điều kiện Việt Nam nói
chung và tại Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình giao thơng Thành phố Hà
Nội nói riêng.
Đề tài áp dụng phương pháp nghiên cứu sau đây: phương pháp hệ thống các văn bản
pháp quy liên quan đến quản lý đầu tư xây dựng; phương pháp điều tra khảo sát;
phương pháp thống kê; phương pháp phân tích so sánh; phương pháp tổng hợp, hệ thống hóa.
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
Ý nghĩa khoa học: Nghiên cứu về nội dung và các quy định về công tác đấu thầu của
dự án đầu tư xây dựng.
Ý nghĩa thực tiễn: Nghiên cứu về nội dung và các quy định về đấu thầu từ đó đề xuất
giải pháp nâng cao chất lượng công tác đấu thầu tại Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng
cơng trình giao thơng Thành phố Hà Nội.

2


CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TÁC ĐẤU THẦU TRONG XÂY
DỰNG
1.1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG
Dự án đầu tư xây dựng là tập hợp các đề xuất có liên quan đến việc sử dụng vốn để
tiến hành hoạt động xây dựng để xây dựng mới, sửa chữa, cải tạo cơng trình xây dựng
nhằm phát triển, duy trì, nâng cao chất lượng cơng trình hoặc sản phẩm, dịch vụ trong
thời hạn và chi phí xác định. Ở giai đoạn chuẩn bị dự án đầu tư xây dựng, dự án được
thể hiện thông qua Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi đầu tư xây dựng, Báo cáo nghiên
cứu khả thi đầu tư xây dựng hoặc Báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng [1].

1.1.1. Xét trên tổng thể chung của quá trình đầu tư
Dự án đầu tư xây dựng có thể được hiểu như là kế hoạch chi tiết triển khai các hoạt
động đầu tư nhằm đạt được các mục tiêu đã đề ra trong một khoảng thời gian nhất
định, hay đó là một cơng trình cụ thể thực hiện các hoạt động đầu tư.
Như vậy, để có được một dự án đầu tư xây dựng, phải bỏ ra và huy động một lượng
nguồn lực to lớn về kỹ thuật vật chất – lao động – tài chính và quỹ thời gian. Phải bỏ
ra, chi một lượng chi phí to lớn địi hỏi nhà quản lý dự án phải phân tích – tính tốn –
đánh giá – so sánh và lựa chọn để tìm ra một kết luận tối ưu. Không tùy tiện, cảm tính.
Có nghĩa là dự án phải được nhà quản trị tiến hành một cách có bài bản, có cơ sở học
luận và có khoa học.
1.1.2. Xét về mặt hình thức
Dự án đầu tư xây dựng là một tập hồ sơ tài liệu trình bày một cách chi tiết và có hệ
thống các hoạt động và chi phí theo một kế hoạch đã đạt được những kết quả và thực
hiện những mục tiêu nhất định trong tương lai.
Dự án đầu tư xây dựng là tài liệu kinh tế – kỹ thuật về một kế hoạch tổng thể huy động
nguồn lực đầu vào cho mục tiêu đầu tư. Vì vậy, trong dự án đó, nội dung phải được
trình bày một cách có hệ thống và chi tiết theo một trình tự, logic và theo đúng quy
định chung của hoạt động đầu tư. Cụ thể:
– Giải trình sự cần thiết phải đầu tư và mục tiêu đầu tư.
3


– Xác định quy mô đầu tư và giải pháp đầu tư sẽ thực hiện.
– Tính tốn kinh tế và hiệu quả đầu tư của dự án.
– Xác định độ an tồn và tính khả thi của dự án.
1.1.3. Xét trên góc độ quản lý
Dự án đầu tư xây dựng là một công cụ hoạch định việc sử dụng vốn, vật tư, lao động
nhằm tạo ra những sản phẩm mới cho xã hội.
Do dự án đầu tư xây dựng là tài liệu được xây dựng trên những căn cứ khoa học và
thực tiễn, được trải qua thẩm định và phê duyệt của cơ quan có thẩm quyền nên hồ sơ

dự án đầu tư mang tính pháp lý và trở thành một công cụ quản lý quan trọng trong hoạt
động thực hiện một dự án đầu tư.
Việc quản lý dự án sẽ đi trong khuôn khổ mà nội dung dự án đã thể hiện về yêu cầu sử
dụng các nguồn lực, về hướng tới mục tiêu dự án: sinh lợi của nhà doanh nghiệp, cho
lợi ích kinh tế – xã hội của ngành, vùng – địa phương.
Các kết quả của nghiên cứu được xác lập liên quan đến nguồn lực huy động cho dự án:
kỹ thuật vật chất – lao động – tài chính và quỹ thời gian. Tài liệu dự án chính là cơ sở,
chỗ dựa cơ bản để tiến hành các hoạt động quản lý nguồn lực
1.1.4. Xét trên góc độ kế hoạch hóa
Dự án đầu tư xây dựng là kế hoạch hóa chi tiết để thực hiện chương trình đầu tư xây
dựng nhằm phát triển kinh tế xã hội làm căn cứ cho việc ra quyết định đầu tư và sử
dụng vốn đầu tư.
1.1.5. Xét trên góc độ phân công lao động xã hội
Dự án đầu tư xây dựng thể hiện sự phân cơng, bố trí lực lượng lao động xã hội nhằm
giải quyết mối quan hệ giữa các chủ thể kinh tế khác nhau với xã hội trên cơ sở khai
thác các yếu tố tự nhiên.
1.1.6. Xét về mặt nội dung
Dự án đầu tư là một tập hợp các hoạt động cụ thể, có mối liên hệ biện chứng, nhân quả
với nhau để đạt được mục đích nhất định trong tương lai.
4


Dự án đầu tư là bộ hồ sơ xác lập nhu cầu về việc sử dụng nguồn lực đầu vào (nhân tài
– vật lực) cho mục tiêu đầu tư (sản phẩm – lợi nhuận và lợi ích kinh tế – xã hội khác).
Trong đó, bao gồm các hoạt động đặc trưng mà nhà quản trị phải tiến hành: phân tích,
tính toán, đánh giá, so sánh và lựa chọn.
Nội dung phải thể hiện 4 vấn đề cơ bản:
+ Sự cần thiết phải đầu tư và mục tiêu đầu tư
+ Quy mô đầu tư và giải pháp thực hiện.
+ Tính tốn hiệu quả đầu tư.

+ Xác định độ an tồn và tính khả thi của dự án.
Thực hiện các nội dung này đòi hỏi các nhà quản trị phải làm việc nghiêm túc, cẩn
trọng và khách quan. Và nhờ có bản lĩnh đó, dự án xây dựng có được một nội dung cụ
thể, tồn diện và sâu sắc, có căn cứ khoa học về tồn bộ q trình sử dụng các nguồn
lực một cách tối ưu cho mục tiêu đầu tư.
Dự án đầu tư là công cụ để tiến hành các hoạt động đầu tư, do đó bên trong nó chứa
các yếu tố cơ bản của hoạt động đầu tư.
1.2. CÔNG TÁC ĐẤU THẦU CÁC DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG
1.2.1. Một số khái niệm cơ bản
1.2.1.1. Khái niệm về đấu thầu
Theo Luật Đấu thầu 43 năm 2013 [2]: “Đấu thầu là quá trình lựa chọn nhà thầu để ký
kết và thực hiện hợp đồng cung cấp dịch vụ tư vấn, dịch vụ phi tư vấn, mua sắm hàng
hoá, xây lắp; lựa chọn nhà đầu tư để ký kết và thực hiện hợp đồng DAĐT theo hình
thức đối tác cơng tư, có sử dụng đất trên cơ sở đảm bảo tính cạnh tranh, công bằng,
minh bạch và hiệu quả kinh tế”.
Đấu thầu qua mạng là đấu thầu được thực hiện thông qua việc sử dụng hệ thống mạng
đấu thầu quốc gia.
Đấu thầu quốc tế là đấu thầu mà nhà thầu, nhà đầu tư trong nước, nước ngoài được
5


tham dự thầu.
Đấu thầu trong nước là đấu thầu mà chỉ có nhà thầu, nhà đầu tư trong nước được tham
dự thầu.
1.2.1.2. Vai trò của đấu thầu
Hoạt động đấu thầu khơng những có vai trị quan trọng đối với Bên mời thầu - người
mua mà cịn có tác động tích cực tới các nhà thầu - người bán.
- Đối với Bên mời thầu - người mua, đấu thầu mang lại những lợi ích sau:
+ Tiếp cận với các nhà cung cấp mới, tiềm năng
+ Phát hiện ra sản phẩm thay thế

+ Mua với giá hợp lý nhất
+ Hạn chế những tác động từ những mối quan hệ “tế nhị”
+ Tránh được sự tranh luận trong nội bộ đối với việc chọn nhà cung cấp
+ Hạn chế sự thông đồng giữa một số cá nhân của Bên mời thầu với Nhà thầu
+ Nâng cao uy tín của tổ chức, doanh nghiệp
- Đối với Nhà thầu - người bán:
+ Tiếp cận với khách hàng mới
+ Tiếp cận với các đối thủ cạnh tranh
+ Tiếp cận với những quy định về mua sắm của các cơ quan quản lý nhà nước
+ Hoàn thiện sản phẩm
+ Mở rộng thị trường
+ Khẳng định vị trí, nâng cao uy tín.
1.2.1.3. Nguyên tắc của đấu thầu
Để đảm bảo mục đích là nâng cao hiệu quả sử dụng vốn thì hoạt động đấu thầu cần
6


tuân thủ những nguyên tắc sau:
Công bằng: Tất cả các Nhà thầu đều được đối xử như nhau khi tham gia dự thầu.
Cạnh tranh: Bên mời thầu phải tạo điều kiện thuận lợi để nhiều Nhà thầu có thể tham gia.
Minh bạch: Khơng có sự thơng đồng giữa Bên mời thầu với các Nhà thầu.
Hiệu quả kinh tế: Chọn được đơn vị trúng thầu với giá hợp lý.
1.2.2. Gói thầu
1.2.2.1. Khái niệm
Theo khoản 22, điều 4, Luật Đấu thầu 43 năm 2013 [2]: “Gói thầu là một phần hoặc
tồn bộ dự án, dự tốn mua sắm; gói thầu có thể gồm những nội dung mua sắm giống
nhau thuộc nhiều dự án hoặc khối lượng mua sắm một lần, khối lượng mua sắm cho
một thời kỳ đối với mua sắm thường xuyên, mua sắm tập trung”.
1.2.2.2. Phân loại
Theo đặc điểm của cơng việc cần thực hiện đấu thầu, gồm có:

- Gói thầu dịch vụ tư vấn
- Gói thầu dịch vụ phi tư vấn
- Gói thầu xây lắp
- Gói thầu mua sắm hàng hố
- Gói thầu hỗn hợp
- Gói thầu lựa chọn nhà đầu tư
1.2.3. Hồ sơ yêu cầu
Hồ sơ yêu cầu là tồn bộ tài liệu sử dụng cho hình thức chỉ định thầu, mua sắm trực
tiếp, chào hàng cạnh tranh, bao gồm các yêu cầu cho một dự án, gói thầu, làm căn cứ
để nhà thầu, nhà đầu tư chuẩn bị hồ sơ đề xuất và để bên mời thầu tổ chức đánh giá hồ
sơ đề xuất nhằm lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư.

7


1.2.4. Hồ sơ mời thầu
Hồ sơ mời thầu là toàn bộ tài liệu sử dụng cho đấu thầu rộng rãi hoặc đấu thầu hạn chế
bao gồm các yêu cầu cho một gói thầu làm căn cứ pháp lý để nhà thầu chuẩn bị hồ sơ
dự thầu và để bên mời thầu đánh giá hồ sơ dự thầu nhằm lựa chọn nhà thầu trúng thầu;
là căn cứ cho việc thương thảo, hoàn thiện và ký kết hợp đồng.
1.2.4.2. Yêu cầu đối với HSMT
Về nội dung:
- Cung cấp đầy đủ thông tin cần thiết cho Nhà thầu
- Thông tin phải rõ ràng, cụ thể
- Phát huy tính sáng tạo của Nhà thầu
Về hình thức:
- Trình bày rõ ràng, dễ đọc
- Các phần nội dung cần được đánh số thứ tự để thuận lợi cho việc tìm kiếm thơng tin.
1.2.5. Hồ sơ dự thầu
Hồ sơ dự thầu là toàn bộ tài liệu do nhà hầu, nhà đầu tư lập và nộp cho bên mời thầu

theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu.
1.2.6. Hình thức lựa chọn nhà thầu
Theo Luật đấu thầu số 43/2013/QH13 [2], bao gồm các hình thức như sau:
1.2.6.1. Đấu thầu rộng rãi
Đấu thầu rộng rãi là hình thức lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư trong đó khơng hạn chế
số lượng nhà thầu, nhà đầu tư tham dự.
1.2.6.2. Đấu thầu hạn chế
BMT chỉ cho phép một số Nhà thầu nhất định được tham gia dự thầu. Trong trường
hợp nhu cầu mua sắm của BMT phức tạp về mặt kỹ thuật, lớn về quy mơ thì BMT chỉ
lựa chọn một số Nhà thầu có năng lực thực sự để tham gia. Hình thức này có thể mang
lại sự tiết kiệm về thời gian cũng như chi phí tham gia và tổ chức đấu thầu cho cả
8


BMT cũng như các Nhà thầu. BMT ấn định trước tên và số lượng Nhà thầu được tham
gia đấu thầu trong một Danh sách ngắn.
1.2.6.3. Chỉ định thầu
* Chỉ định thầu đối với nhà thầu được áp dụng trong các trường hợp sau đây:
- Gói thầu cần thực hiện để khắc phục ngay hoặc để xử lý kịp thời hậu quả gây ra do
sự cố bất khả kháng; gói thầu cần thực hiện để bảo đảm bí mật nhà nước; gói thầu cần
triển khai ngay để tránh gây nguy hại trực tiếp đến tính mạng, sức khỏe và tài sản của
cộng đồng dân cư trên địa bàn hoặc để không ảnh hưởng nghiêm trọng đến cơng trình
liền kề; gói thầu mua thuốc, hóa chất, vật tư, thiết bị y tế để triển khai cơng tác phịng,
chống dịch bệnh trong trường hợp cấp bách;
- Gói thầu cấp bách cần triển khai nhằm mục tiêu bảo vệ chủ quyền quốc gia, biên giới
quốc gia, hải đảo;
- Gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn, dịch vụ phi tư vấn, mua sắm hàng hóa phải mua từ
nhà thầu đã thực hiện trước đó do phải bảo đảm tính tương thích về cơng nghệ, bản
quyền mà không thể mua được từ nhà thầu khác; gói thầu có tính chất nghiên cứu, thử
nghiệm; mua bản quyền sở hữu trí tuệ;

- Gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn lập báo cáo nghiên cứu khả thi, thiết kế xây dựng
được chỉ định cho tác giả của thiết kế kiến trúc cơng trình trúng tuyển hoặc được tuyển
chọn khi tác giả có đủ điều kiện năng lực theo quy định; gói thầu thi cơng xây dựng
tượng đài, phù điêu, tranh hoành tráng, tác phẩm nghệ thuật gắn với quyền tác giả từ
khâu sáng tác đến thi công cơng trì

;

- Gói thầu di dời các cơng trình hạ tầng kỹ thuật do một đơn vị chuyên ngành trực tiếp
quản lý để phục vụ cơng tác giải phóng mặt bằng; gói thầu rà phá bom, mìn, vật nổ để
chuẩn bị mặt bằng thi ơng xây dựng cơng trình;
- Gói thầu cung cấp sản phẩm, dịch vụ cơng, gói thầu có giá gói thầu trong hạn mức
được áp dụng chỉ định t ầu theo quy định của Chính phủ phù hợp với điều kiện kinh tế
- xã hội trong từng thời kỳ.

9


* Việc thực hiện chỉ định thầu đối với gói thầu phải đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:
- Có quyết định đầu tư được phê duyệt, trừ gói thầu tư vấn chuẩn bị dự án;
- Có kế hoạch lựa chọn nhà thầu được phê duyệt;
- Đã được bố trí vốn theo u cầu tiến độ thực hiện gói thầu;
- Có dự tốn được phê duyệt theo quy định, trừ trường hợp đối với gói thầu EP, EC,
EPC, gói thầu chìa khóa trao tay;
- Có thời gian thực hiện chỉ định thầu kể từ ngày phê duyệt hồ sơ yêu cầu đến ngày ký
kết hợp đồng không quá 45 ngày; trường hợp gói thầu có quy mơ lớn, phức tạp không
quá 90 ngày;
- Nhà thầu được đề nghị chỉ định thầu phải có tên trong cơ sở dữ liệu về nhà thầu của
cơ quan quản lý nhà nước về hoạt động đấu thầu.
* Chỉ định thầu đối với nhà đầu tư được áp dụng trong các trường hợp sau đây:

- Chỉ có một nhà đầu tư đăng ký thực hiện;
- Chỉ có một nhà đầu tư có khả năng thực hiện do liên quan đến sở hữu trí tuệ, bí mật
thương mại, cơng nghệ hoặc thu xếp vốn;
- Nhà đầu tư đề xuất dự án đáp ứng yêu cầu thực hiện dự án khả thi và hiệu quả cao
nhất theo quy định của Chính phủ.
1.2.6.4. Chào hàng cạnh tranh
- Chào hàng cạnh tranh được áp dụng đối với gói thầu có giá trị trong hạn mức theo
quy định của Chính phủ và thuộc một trong các trường hợp sau đây:
- Gói thầu dịch vụ phi tư vấn thơng dụng, đơn giản;
- Gói thầu mua sắm hàng hóa thơng dụng, sẵn có trên thị trường với đặc tính kỹ thuật
được tiêu chuẩn hóa và tương đương n au về chất lượng;
- Gói thầu xây lắp cơng trình đơn giản đã có thiết kế bản vẽ thi cơng được phê duyệt.
Chào hàng cạnh tranh được thực h ện khi đáp ứng đủ các điều kiện:
10


- Có kế hoạch lựa chọn nhà thầu được phê duyệt;
- Có dự tốn được phê duyệt theo quy định;
- Đã được bố trí vốn theo yêu cầu tiến độ thực hiện gói thầu.
1.2.6.5. Mua sắm trực tiếp
Mua sắm trực tiếp được áp dụng đối với gói thầu mua sắm hàng hóa tương tự thuộc
cùng một dự án, dự tốn mua sắm hoặc thuộc dự án, dự toán mua sắm khác, được thực
hiện khi đáp ứng đủ các điều kiện:
- Nhà thầu đã trúng thầu thông qua đấu thầu rộng rãi hoặc đấu thầu hạn chế và đã ký
hợp đồng thực hiện gói thầu trước đó;
- Gói thầu có nội dung, tính chất tương tự và quy mơ nhỏ hơn 130% so với gói thầu đã
ký hợp đồng trước đó;
- Đơn giá của các phần việc thuộc gói thầu áp dụng mua sắm trực tiếp không được
vượt đơn giá của các phần việc tương ứng thuộc gói thầu tương tự đã ký hợp đồng trước đó;
- Thời hạn từ khi ký hợp đồng của gói thầu trước đó đến ngày phê duyệt kết quả mua

sắm trực tiếp không quá 12 tháng.
Trường hợp nhà thầu thực hiện hợp đồng trước đó khơng có khả năng tiếp tục thực
hiện gói thầu mua sắm trực tiếp thì được áp dụng mua sắm trực tiếp đối với nhà thầu
khác nếu đáp ứng các yêu cầu về năng lực, kinh nghiệm, kỹ thuật và giá theo hồ sơ
mời thầu và kết quả lựa chọn nhà thầu trước đó.
1.2.6.6. Tự thực hiện
Tự thực hiện được áp dụng đối với gói thầu thuộc dự án, dự tốn mua sắm trong
trường hợp tổ chức trực tiếp quản lý, sử dụng gói thầu có năng lực kỹ thuật, tài chính
và kinh nghiệm đáp ứng u cầu của gói thầu.
1.2.7. Phương thức thực hiện đấu thầu
Phương thức thực hiện đấu thầu của một gói thầu được hiểu là cách thức đánh giá Hồ
sơ dự thầu của BMT và cách thức nộp Hồ sơ dự hầu tương ứng của các Nhà thầu.

11


Có bốn phương thức thực hiện đấu thầu, đó là:
- Phương thức một túi hồ sơ một giai đoạn
- Phương thức hai túi hồ sơ một giai đoạn
- Phương thức một túi hồ sơ hai giai đoạn
- Phương thức hai túi hồ sơ hai giai đoạn
1.2.7.1. Phương thức đấu thầu Một túi hồ sơ một giai đoạn
Nhà thầu nộp đề xuất kỹ thuật và đề xuất tài chính trong cùng một túi hồ sơ. BMT biết
được cả hai nội dung kỹ thuật và tài chính cùng một lúc. Áp dụng trong các trường
hợp sau đây:
- Đấu thầu rộng rãi, đấu thầu hạn chế đối với gói thầu cung cấp dịch vụ phi tư vấn; gói
thầu mua sắm hàng hóa, xây lắp, hỗn hợp có quy mơ nhỏ;
- Chào hàng cạnh tranh đối với gói thầu cung cấp dịch vụ phi tư vấn, mua sắm hàng
hóa, xây lắp;
- Chỉ định thầu đối với gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn, dịch vụ phi tư vấn, mua sắm

hàng hóa, xây lắp, hỗn hợp;
- Mua sắm trực tiếp đối với gói thầu mua sắm hàng hóa;
- Chỉ định thầu đối với lựa chọn nhà đầu tư.
1.2.7.2. Phương thức đấu thầu Hai túi hồ sơ một giai đoạn
Nhà thầu nộp đề xuất kỹ thuật và đề xuất tài chính trong hai túi hồ sơ riêng biệt. Người
nộp đề xuất tài chính là người trúng thầu. Thông tin về giá cả và phương thức thanh
tốn là bí mật cho đến khi mở đề xuất tài chính. Áp dụng trong các trường hợp sau đây:
- Đấu thầu rộng rãi, đấu thầu hạn chế đối với gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn, dịch vụ
phi tư vấn, mua sắm hàng hóa, xây lắp, hỗn hợp;
- Đấu thầu rộng rãi đối với lựa chọn nhà đầu tư .

12


1.2.7.3. Phương thức đấu thầu Một túi hồ sơ hai giai đoạn
Giai đoạn 1:
- Các nhà thầu nộp đề xuất kỹ thuật khơng có giá.
- BMT xem xét và thảo luận với riêng từng Nhà thầu về đề xuất kỹ thuật.
- Cho phép Nhà thầu sửa đổi, hiệu chỉnh đề xuất kỹ thuật.
- Loại bỏ những hồ sơ dự thầu không phù hợp với các tiêu chuẩn kỹ thuật được chấp nhận.
Giai đoạn 2:
- Các Nhà thầu nộp đề xuất kỹ thuật hồn chỉnh và tài chính cụ thể.
Phương thức này được áp dụng trong trường hợp đấu thầu rộng rãi, đấu thầu hạn chế
đối với gói thầu mua sắm hàng hóa, xây lắp, hỗn hợp có quy mơ lớn, phức tạp.
1.2.7.4. Phương thức đấu thầu Hai túi hồ sơ hai giai đoạn
Giai đoạn 1:
- Các nhà thầu nộp đề xuất kỹ thuật và đề xuất tài chính ở hai túi hồ sơ riêng biệt.
- BMT đánh giá đề xuất kỹ thuật.
- BMT xác định các nội dung hiệu chỉnh đề xuất kỹ thuật.
- Loại bỏ những hồ sơ dự thầu không phù hợp với tiêu chuẩn kỹ thuật được chấp nhận.

Giai đoạn 2:
- Các Nhà thầu nộp đề xuất kỹ thuật mới và đề xuất tài chính mới ở hai túi hồ sơ riêng biệt.
- BMT đánh giá đề xuất kỹ thuật mới và đánh giá đề xuất tài chính mới.
- BMT đánh giá đề xuất tài chính cũ.
Phương thức này được áp dụng trong trường hợp đấu thầu rộng rãi, đấu thầu hạn chế
đối với gói thầu mua sắm hàng hóa, xây lắp, hỗn hợp có kỹ thuật, cơng nghệ mới,
phức tạp, có tính đặc thù.
13


1.2.8. Phương pháp đánh giá HSDT
Quá trình đánh giá hồ sơ dự thầu về nguyên tắc là thực hiện theo hai bước, đó là đánh
giá sơ bộ và đánh giá chi tiết. Đánh giá sơ bộ có thể bao gồm nhiều nội dung như kiểm
tra bảo lãnh dự thầu, kiểm tra năng lực tài chính,...
Đánh giá chi tiết các Hồ sơ dự thầu được thực hiện theo phương pháp sử dụng Giá
đánh giá theo hai nội dung kỹ thuật và tài chính.
1.2.8.1. Đánh giá nội dung kĩ thuật
Đề xuất kỹ thuật là bản mô tả năng lực kỹ thuật của Nhà thầu và biện pháp kỹ thuật cụ
thể để thực hiện gói thầu.
Để đánh giá biện pháp kỹ thuật thực hiện gói thầu của các Nhà thầu thì BMT sử dụng
các tiêu chí đánh gIá đã được nêu trong HSMT bằng cách cho điểm hoặc dùng cách trả
lời Đạt/Không đạt. Các gói thầu khác nhau về quy mơ và về yêu cầu kỹ thuật được
đánh giá theo những tiêu chí khác nhau như:
- Tính hợp lý và khả thi của các giải pháp kỹ thuật, biện pháp tổ chức thi công và biện
pháp đảm bảo kỹ thuật.
- Mức độ đáp ứng về các yêu cầu kỹ thuật, chất lượng vật tư.
- Mức độ đáp ứng về thiết bị thi công.
- Các biện pháp đảm bảo an tồn, vệ sinh mơi trường, phòng cháy chữa cháy...
Sau khi đánh giá đề xuất kỹ thuật, BMT loại bỏ những đề xuất không đáp ứng yêu cầu
và tiến hành xem xét đề xuất tài chính của những hồ sơ dự thầu cịn lại.

1.2.8.2. Đánh giá đề xuất tài chính
Trong đấu thầu thì giá chào thầu của các Nhà thầu không phải là cơ sở duy nhất để lựa
chọn Nhà thầu vì giá chào thầu có thể được các Nhà thầu xây dựng theo những điều
kiện thực hiện khác nhau. Vì vậy, để đánh giá được chính xác đề xuất về giá của các
Nhà thầu, BMT cần xây dựng lại giá chào thầu trên cơ sở các điều kiện thực hiện gói
thầu như nhau hay còn gọi là Mặt bằng đánh giá chung. Giá chào thầu được BMT xác

14


định lại trên cơ sở mặt bằng đánh giá chung gọi là Giá đánh giá. Giá đánh giá dùng để
so sánh các Hồ sơ dự thầu và lựa chọn Nhà thầu.
Mặt bằng đánh giá chung bao gồm các yếu tố như mặt bằng kỹ thuật, mặt bằng tiến độ,
mặt bằng thương mại,... Nhà thầu có Hồ sơ dự thầu với giá đánh giá thấp nhất sẽ được
đánh giá tốt nhất và được lựa chọn để hoàn thiện và ký hợp đồng.
1.3. TỔNG QUAN VỀ CÔNG TÁC ĐẤU THẦU CÁC DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY
DỰNG Ở VIỆT NAM
1.3.1. Những kết quả đạt được
1.3.1.1. Hệ thống văn bản pháp luật về đấu thầu cơ bản đã được hoàn thiện, thống
nhất theo hướng tăng cường phân cấp
Luật Đấu thầu được ban hành đã tăng cường tính pháp lý của hoạt động đấu thầu;
thống nhất các quy định của nhà nước về đấu thầu; khắc phục các tồn tại trong đấu
thầu; tăng cường tính công khai, minh bạch, tăng cường phân cấp, đơn giản hóa thủ
tục, tăng cường hậu kiểm; tăng cường hội nhập với quốc tế và tăng cường năng lực
cạnh tranh giữa các nhà thầu trong nước.
Hệ thống văn bản pháp luật về đấu thầu cơ bản đã được hoàn thiện, thống nhất theo
hướng tăng cường phân cấp, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã ban hành các Thông tư hướng
dẫn về đấu thầu. Các mẫu hồ sơ hướng dẫn trong công tác đấu thầu được ban hành
ngày càng đầy đủ, chi tiết và đồng bộ đã tạo nên sự chuyên môn hóa trong cơng tác
đấu thầu, giúp cho các cơ quan chức năng quản lý về đấu thầu ở Bộ, ngành, địa

phương, chủ đầu tư trong quá trình thực hiện được dễ dàng và nhanh chóng, từ đó
nâng cao chất lượng tài liệu đấu thầu cũng như quá trình đấu thầu được cơng bằng,
minh bạch hơn. Ngồi ra việc ban hành các mẫu hồ sơ đấu thầu còn giúp hạn chế các
sai sót và cách hiểu khác nhau giữa các cơ quan chuyên môn, chủ đầu tư và các đơn vị
tư vấn. Vì vậy hệ thống văn bản pháp luật đấu thầu thực sự đã hướng theo hành lang
pháp lý chung, các chủ đầu tư và nhà thầu đã dần từng bước chấp hành tốt những quy
định trong Luật, khơng cịn nhiều sai sót như thời gian trước.
1.3.1.2. Tiết kiệm nguồn vốn
Thông qua đấu thầu các dự án đầu tư xây dựng đã góp phần tiết kiệm một phần ngân
sách khơng nhỏ cho quốc gia, và các địa phương mà vẫn đảm bảo chất lượng công
15


×