BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦY LỢI
LÊ THỊ XUÂN THUỲ
GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CƠNG TÁC
QUẢN LÝ DỰ ÁN CÁC CƠNG TRÌNH DÂN DỤNG TẠI
BAN QUẢN LÝ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH
HUYỆN HĨC MƠN
LUẬN VĂN THẠC SĨ
TP. HCM, 2020
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦY LỢI
LÊ THỊ XUÂN THUỲ
GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CƠNG TÁC
QUẢN LÝ DỰ ÁN CÁC CƠNG TRÌNH DÂN DỤNG TẠI
BAN QUẢN LÝ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH
HUYỆN HĨC MƠN
Chun ngành: QUẢN LÝ XÂY DỰNG
Mã số: 8580302
NGƯỜI HƯỚNG DẪN: PGS. TS. DƯƠNG ĐỨC TIẾN
TP. HCM, 2020
LỜI CAM ĐOAN
Học viên xin cam đoan đề tài Luận văn Thạc sĩ “Giải pháp nâng cao chất
lượng công tác quản lý dự án các cơng trình dân dụng tại Ban Quản lý đầu tư xây
dựng cơng trình huyện Hóc Môn” là đề tài nghiên cứu của bản thân học viên. Các tài
liệu thu thập và kết quả nghiên cứu được thể hiện hồn tồn trung thực, khơng sao
chép từ bất kỳ nguồn nào và dưới bất kỳ hình thức nào. Việc tham khảo các nguồn tài
liệu đã được thực hiện trích dẫn và ghi nguồn tài liệu tham khảo đúng quy định.
TP. Hồ Chí Minh, ngày ….tháng…. năm 2020
Tác giả Luận văn
Lê Thị Xuân Thuỳ
i
LỜI CÁM ƠN
Trước tiên, tôi xin gửi lời cám ơn sâu sắc đến các Phòng, Ban của trường
cùng tập thể quý thầy cô của trường Đại Học Thủy Lợi, các thầy cơ khoa cơng trình
của trường Đai Học Thủy Lợi và Thầy PGS.TS Dương Đức Tiến đã quan tâm, tận
tình giúp đỡ và hướng dẫn tơi trong suốt q trình thực hiện luận văn này. Tất cả
những kiến thức, kinh nghiệm mà các thầy, cô đã truyền đạt lại cho tơi trong suốt q
trình học cũng như những góp ý quý báu của các thầy cô về luận văn này sẽ mãi là
hành trang quý giá cho tôi trong suốt q trình học tập, nghiên cứu và cơng tác sau
này.
Tơi cũng xin cảm ơn những người bạn lớp cao học 25QLXD21-CS2 đã cùng
chung vai sát cánh, hỗ trợ cho tôi trong suốt quá trình học tập và truyền đạt cho tơi
những kinh nghiệm thực tế trong q trình cơng tác, điều đó đã giúp tơi làm phong
phú thêm cho luận văn của mình.
Cảm ơn các anh chị em đồng nghiệp đang công tác tại Ban Quản lý đầu tư xây
dựng cơng trình huyện Hóc Mơn đã hỗ trợ tơi trong công tác thu thập dữ liệu cho
Luận văn.
Cuối cùng, xin cám ơn những người thân trong gia đình tơi, những
người bạn thân của tôi đã luôn bên cạnh tôi, quan tâm, động viên và giúp đỡ tơi vượt
qua những khó khăn, trở ngại để hoàn thành Luận văn này.
ii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ........................................................................................................... i
LỜI CÁM ƠN ................................................................................................................ii
DANH MỤC HÌNH ẢNH ............................................................................................ vi
DANH MỤC BẢNG BIỂU .........................................................................................vii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT .......................................................................... viii
PHẦN MỞ ĐẦU ............................................................................................................ 1
1. Tính cấp thiết của đề tài .........................................................................................1
2. Mục đích của đề tài.................................................................................................2
3. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu ..........................................................2
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài........................................................2
4.1. Đối tượng nghiên cứu .........................................................................................2
4.2. Phạm vi nghiên cứu ............................................................................................3
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài ............................................................. 3
5.1. Ý nghĩa khoa học ................................................................................................ 3
5.2. Ý nghĩa thực tiễn ................................................................................................ 3
6. Kết quả đạt được ....................................................................................................3
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CHẤT LƯỢNG QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ
XÂY DỰNG CƠNG TRÌNH ........................................................................................ 4
1.1. Dự án đầu tư xây dựng cơng trình dân dụng ....................................................4
1.1.1. Khái niệm dự án đầu tư xây dựng cơng trình dân dụng ..................................4
1.1.1.1. Dự án đầu tư xây dựng cơng trình ................................................................ 4
1.1.1.2. Cơng trình dân dụng .....................................................................................4
1.1.1.3. Dự án đầu tư xây dựng cơng trình dân dụng ................................................5
1.1.2. Các đặc trưng cơ bản của dự án đầu tư xây dựng cơng trình ..........................5
1.1.3. Phân loại dự án đầu tư xây dựng công trình....................................................6
1.1.4. Tình hình đầu tư xây dựng cơng trình dân dụng .............................................9
1.2. Công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng cơng trình dân dụng ....................10
1.2.1. Khái niệm quản lý dự án ...............................................................................10
1.2.2. Các hình thức tổ chức quản lý dự án đầu tư xây dựng cơng trình ................12
1.2.3. Nguyên tắc quản lý dự án đầu tư xây dựng cơng trình .................................15
1.2.4. Các mục tiêu của quản lý dự án đầu tư xây dựng cơng trình ........................16
1.2.5. Các chủ thể tham gia quản lý dự án đầu tư xây dựng cơng trình ..................17
1.2.6. Tình hình quản lý dự án đầu tư xây dựng .....................................................23
1.2.6.1. Tình hình quản lý dự án đầu tư xây dựng trong nước ................................ 23
1.2.6.2. Tình hình quản lý dự án đầu tư xây dựng trên thế giới .............................. 23
1.3. Chất lượng quản lý dự án đầu tư xây dựng cơng trình dân dụng ................29
1.3.1. Chất lượng QLDA đầu tư xây dựng cơng trình dân dụng trong nước ..........29
1.3.2. Chất lượng quản lý dự án đầu tư xây dựng trên thế giới .............................. 32
Kết luận chương 1. ...................................................................................................33
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG
CƠNG TRÌNH ............................................................................................................. 34
2.1. Cơ sở pháp lý và lý luận về dự án đầu tư xây dựng cơng trình, quản lý dự án34
2.1.1. Các Luật liên quan đến đầu tư xây dựng cơng trình .....................................34
2.1.2. Các Nghị định hướng dẫn của Chính phủ có liên quan ................................ 35
2.1.3. Các Thông tư hướng dẫn của các Bộ, Ngành có liên quan ........................... 37
iii
2.1.4. Các quy định hiện hành của địa phương ....................................................... 39
2.2. Nội dung công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng cơng trình......................... 40
2.3. Các u cầu quản lý dự án đầu tư xây dựng cơng trình ................................ 41
2.3.1. Yêu cầu chung ............................................................................................... 41
2.3.2. Yêu cầu cụ thể ............................................................................................... 41
2.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý dự án đầu tư xây dựng cơng trình ........ 42
2.4.1. Năng lực các tổ chức tham gia thực hiện dự án ............................................ 43
2.4.2. Ảnh hưởng của nguồn vốn cho dự án ........................................................... 44
2.4.3. Môi trường của dự án .................................................................................... 45
2.4.4. Sự phối hợp của các cá nhân, tổ chức khác có liên quan đến dự án ............. 45
2.5. Các tiêu chí đánh giá chất lượng QLDA đầu tư xây dựng cơng trình ......... 46
2.5.1. Quản lý chất lượng ........................................................................................ 46
2.5.2. Quản lý chi phí .............................................................................................. 47
2.5.3. Quản lý thời gian, tiến độ .............................................................................. 48
2.5.4. Quản lý về an toàn lao động.......................................................................... 49
2.5.5. Quản lý về vệ sinh môi trường ...................................................................... 50
2.6. Quy trình cơng tác quản lý dự án đầu tư xây dựng cơng trình .................... 50
2.7. Phương pháp nghiên cứu .................................................................................. 52
2.7.1. Các nội dung cần giải quyết trong nghiên cứu.............................................. 52
2.7.2. Quy trình nghiên cứu .................................................................................... 52
2.7.3. Thiết kế bảng câu hỏi .................................................................................... 53
2.7.4. Thu thập dữ liệu ............................................................................................ 55
2.7.5. Tổng hợp phân tích các phiếu khảo sát ......................................................... 56
2.7.6. Thống kê đối tượng tham gia trả lời ............................................................. 56
2.7.7. Kiểm định thang đo ....................................................................................... 59
2.7.8. Kết quả phân tích theo trị số trung bình ........................................................ 59
Kết luận chương 2 .................................................................................................... 61
CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG
CÔNG TÁC QUẢN LÝ DỰ ÁN CÁC CƠNG TRÌNH DÂN DỤNG TẠI BAN
QUẢN LÝ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠNG TRÌNH HUYỆN HĨC MƠN .............. 62
3.1. Giới thiệu khái quát về Ban Quản lý đầu tư xây dựng cơng trình huyện Hóc
Mơn ............................................................................................................................ 62
3.1.1. Nội dung hoạt động của đơn vị ..................................................................... 62
3.1.2. Nhiệm vụ và quyền hạn về QLDA của BQLĐTXDCT HHM ..................... 63
3.1.3. Cơ cấu tổ chức và nguồn nhân lực ................................................................ 65
3.1.3.1. Cơ cấu tổ chức............................................................................................ 65
3.1.3.2. Nguồn nhân lực .......................................................................................... 66
3.1.4. Quy trình Quản lý dự án tại BQLĐTXDCT HHM ....................................... 66
3.2. Thực trạng công tác quản lý dự án của Ban Quản lý đầu tư xây dựng cơng
trình huyện Hóc Mơn ............................................................................................... 70
3.2.1. Thực trạng quản lý dự án của Ban Quản lý đầu tư xây dựng cơng trình huyện
Hóc Mơn.................................................................................................................. 70
3.2.1.1. Cơng tác lập, thẩm định, phê duyệt dự án và thiết kế - dự tốn cơng trình
dân dụng .................................................................................................................. 70
3.2.1.2. Cơng tác quản lý lựa chọn nhà thầu ........................................................... 73
3.2.1.3. Công tác quản lý chất lượng ...................................................................... 78
iv
3.2.1.4. Công tác quản lý tiến độ .............................................................................81
3.2.1.5. Công tác quản lý chi phí .............................................................................88
3.2.1.6. Cơng tác quản lý an tồn lao động, vệ sinh mơi trường............................. 93
3.2.1.7. Cơng tác bồi thường giải phóng mặt bằng .................................................94
3.2.2. Đánh giá chung về cơng tác quản lý dự án các cơng trình dân dụng của Ban
Quản lý đầu tư xây dựng công trình huyện Hóc Mơn .............................................97
3.3. Đề xuất một số giải pháp nâng cao chất lượng quản lý dự án đầu tư xây
dựng cơng trình tại Ban Quản lý đầu tư xây dựng cơng trình huyện Hóc Mơn 98
3.3.1. Phương hướng - nhiệm vụ trong giai đoạn tiếp theo của Ban Quản áy đầu tư
xây dựng cơng trình huyện Hóc Mơn ......................................................................98
3.3.2. Định hướng công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng cơ bản các cơng trình
dân dụng bằng vốn ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện Hóc Môn...................99
3.3.3. Giải pháp nâng cao chất lượng công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng cơng
trình tại Ban Quản lý đầu tư xây dựng cơng trình huyện Hóc Môn ......................100
3.3.3.1. Công tác quản lý chất lượng .....................................................................100
3.3.3.2. Công tác quản lý tiến độ ...........................................................................105
3.3.3.3. Công tác quản lý chi phí ...........................................................................109
3.3.3.4. Cơng tác lập, thẩm định, phê duyệt dự án, thiết kế - dự toán xây dựng ..112
3.3.3.5. Công tác lựa chọn nhà thầu ......................................................................116
3.3.3.6. Công tác bồi thường giải phóng mặt bằng ...............................................120
3.3.3.7. Cơng tác giải ngân và quyết toán vốn đầu tư ...........................................122
3.3.3.8. Nâng cao năng lực, kinh nghiệm quản lý dự án của Chủ đầu tư .............124
Kết luận chương 3...................................................................................................127
KẾT LUẬN - KIẾN NGHỊ ....................................................................................... 128
1. Kết luận ...............................................................................................................128
2. Kiến nghị .............................................................................................................129
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................. 130
PHỤ LỤC ................................................................................................................... 132
v
DANH MỤC HÌNH ẢNH
Số hiệu hình Tên hình ...................................................................................... Trang
Hình 1.1. Hai tòa nhà cao tầng cao nhất Việt Nam ....................................................... 10
Hình 1.2. 03 mục tiêu cơ bản của QLDA ...................................................................... 12
Hình 1.3. Hình thức Ban QLDA ĐTXD chuyên ngành, Ban QLDA ĐTXD khu vực . 13
Hình 1.4. Hình thức Ban QLDA ĐTXD một dự án ...................................................... 14
Hình 1.5. Hình thức thuê tư vấn QLDA ........................................................................ 15
Hình 1.6. Các mục tiêu của QLDA xây dựng ............................................................... 17
Hình 1.7. Một số chủ thể tham gia quản lý dự án tiêu biểu .......................................... 22
Hình 2.1. Nội dung cơng tác quản lý dự án................................................................... 41
Hình 2.2. Tóm tắt trình tự thực hiện dự án đầu tư ........................................................ 50
Hình 2.3. Các nội dung cần giải quyết trong nghiên cứu .............................................. 52
Hình 2.4. Quy trình nghiên cứu ..................................................................................... 52
Hình 2.5. Biểu đồ thể hiện vai trị người tham gia trả lời khảo sát ............................... 56
Hình 2.6. Thống kê đối tượng trả lời theo kinh nghiệm số dự án tham gia .................. 57
Hình 2.7. Thống kê đối tượng trả lời theo thời gian công tác ....................................... 58
Hình 3.1. Sơ đồ tổ chức của BQLĐTXDCT HHM ...................................................... 66
Hình 3.2. Quy trình quản lý dự án tại BQLĐTXDCT HHM ........................................ 67
Hình 3.3. Quy trình quản lý chất lượng trong q trình thi cơng xây dựng cơng trình
........................................................................................................... 103
Hình 3.4. Quy trình QLTĐ trong q trình thi cơng xây dựng cơng trình.................. 108
Hình 3.5. Quy trình quản lý chi phí trong q trình thi cơng xây dựng cơng trình .... 111
vi
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Số hiệu bảng Tên bảng ...................................................................................... Trang
Biểu 2.1. Bảng câu hỏi khảo sát ....................................................................................53
Biểu 2.2. Bảng thống kê đối tượng tham gia trả lời khảo sát ........................................56
Biểu 2.3. Bảng thống kê đối tượng tham gia trả lời khảo sát theo kinh nghiệm số dự án
tham gia .........................................................................................................................57
Biểu 2.4. Bảng thống kê đối tượng tham gia trả lời khảo sát theo thời gian công tác ..57
Biểu 2.5. Biểu sắp xếp các yếu tố ảnh hưởng theo thứ tự từ cao đến thấp........................
Biểu 3.1. Tình hình thực hiện lựa chọn nhà thầu từ năm 2014 – 2016 tại
BQLĐTXDCT HHM .................................................................................................... 75
Biểu 3.2. Tình hình thực hiện lựa chọn nhà thầu từ năm 2017 – 2018 tại
BQLĐTXDCT HHM .................................................................................................... 76
Biểu 3.3. Bảng thống kê một số cơng trình dân dụng chậm tiến độ thực hiện đã bàn
giao đưa vào sử dụng .....................................................................................................81
Biểu 3.4. Biểu thống kê một số cơng trình dân dụng tăng chi phí đã bàn giao đưa vào
sử dụng ..........................................................................................................................88
Biểu 3.5. Thời hạn nộp hồ sơ quyết toán, thẩm tra, phê duyệt quyết toán theo quy định .
.......................................................................................................................................92
vii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
ATLĐ
: An toàn lao động
BQLĐTXDCT HHM : Ban Quản lý đầu tư xây dựng công trình huyện Hóc Mơn
BTGPMB
: Bồi thường giải phóng mặt bằng
CTXD
: Cơng trình xây dựng
CLCTXD
: Chất lượng cơng trình xây dựng
CĐT
: Chủ đầu tư
QLDA
: Quản lý dự án
DAĐT
: Dự án đầu tư
ĐTXD
: Đầu tư xây dựng
HSMT
: Hồ sơ mời thầu
HSĐX
: Hồ sơ đề xuất
HSDT
: Hồ sơ dự thầu
KHLCNT
: Kế hoạch lựa chọn nhà thầu
LCNT
: Lựa chọn nhà thầu
NSNN
: Ngân sách Nhà nước
PCCC
: Phòng cháy chữa cháy
QLCL
: Quản lý chất lượng
QLCP
: Quản lý chi phí
QLĐT
: Quản lý đầu tư
QLNN
: Quản lý nhà nước
QLTĐ
: Quản lý tiến độ
QLXD
: Quản lý xây dựng
TMĐT
: Tổng mức đầu tư
TP.HCM
: Thành phố Hồ Chí Minh
TVGS
: Tư vấn giám sát
TVTK
: Tư vấn thiết kế
UBND
: Uỷ ban nhân dân
VSMT
: Vệ sinh mơi trường
XDCT
: Xây dựng cơng trình
viii
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Huyện Hóc Mơn là huyện ngoại thành ở phía Tây Bắc của thành phố Hồ Chí Minh.
Phía Bắc giáp huyện Củ Chi. Phía Nam giáp quận 12. Phía Đơng giáp huyện Thuận
An của tỉnh Bình Dương, ranh giới là sơng Sài Gịn. Phía Tây giáp huyện Đức Hồ của
tỉnh Long An, huyện Bình Chánh và quận Bình Tân.
Nằm ở cửa ngõ của thành phố Hồ Chí Minh, huyện Hóc Mơn có hệ thống đường quốc
lộ, đường vành đai, tỉnh lộ, hương lộ khá hồn chỉnh. Sơng, kênh rạch cũng là thế
mạnh về giao thông đường thủy, tất cả tạo cho huyện một vị trí thuận lợi để phát triển
cơng nghiệp và đơ thị hóa, hỗ trợ cho nội thành giảm áp lực dân cư đồng thời là vành
đai cung cấp thực phẩm cho thành phố.
Trong những năm gần đây, q trình đơ thị hóa trên địa bàn huyện diễn ra mạnh mẽ,
số lượng dân nhập cư mỗi năm đều tăng cao, do đó địi hỏi hệ thống cơ sở hạ tầng phải
ln được đầu tư mới và nâng cấp để đáp ứng được nhu cầu cho người dân trên toàn
huyện.
Ban Quản lý đầu tư xây dựng cơng trình huyện Hóc Mơn là đơn vị trực thuộc Ủy ban
nhân dân huyện, thực hiện chức năng, nhiệm vụ được giao là chủ đầu tư, quản lý các
cơng trình thuộc thẩm quyền của Ủy ban nhân dân huyện theo đúng các quy định hiện
hành. Về lĩnh vực xây dựng dân dụng, đến nay đã có nhiều cơng trình cơng được đưa
vào sử dụng hiệu quả như các trường học các cấp, trạm y tế, trung tâm văn hóa, nhà
thiếu nhi, trụ sở. Ban vẫn đang đẩy nhanh tiến độ xây dựng các cơng trình văn hóa –
xã hội để đáp ứng được nhu cầu cấp thiết cho người dân trên địa bàn huyện.
Trong bối cảnh hiện nay, đầu tư xây dựng được xem là một nhân tố quan trọng trong
quá trình phát triển xã hội. Việc tìm ra các giải pháp nâng cao chất lượng công tác
quản lý dự án là một nhiệm vụ hết sức quan trọng và cần thiết đối với một Ban Quản
lý dự án cấp huyện để từng bước hoàn thiện năng lực quản lý dự án của Ban, tìm ra
phương hướng giải quyết những khó khăn, vướng mắc tồn tại. Từ những kiến thức đã
được học trong chương trình đào tạo cao học của trường Đại học Thủy lợi và những
1
kiến thức tích lũy từ cơng việc thực tế, những nghiên cứu của các chuyên gia,tôi chọn
đề tài: “Giải pháp nâng cao chất lượng công tác quản lý dự án các cơng trình dân
dụng tại Ban Quản lý đầu tư xây dựng cơng trình huyện Hóc Mơn”.
2. Mục đích của đề tài
- Đánh giá các mặt đạt được, các hạn chế, khó khăn vướng mắc cịn tồn tại trong cơng
tác quản lý dự án các cơng trình dân dụng tại Ban Quản lý đầu tư xây dựng cơng trình
huyện Hóc Mơn.
- Đề xuất các giải pháp nâng cao và hồn thiện chất lượng công tác quản lý dự án đầu
tư xây dựng các cơng trình dân dụng tại Ban Quản lý đầu tư xây dựng cơng trình
huyện Hóc Mơn.
3. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu
- Tiếp cận và ứng dụng các quy định hiện hành của các Luật, Nghị định, Thông tư và
các văn bản hướng dẫn của các cơ quan chuyên môn về xây dựng;
- Tiếp cận các kết quả nghiên cứu khoa học, các thông tin về lĩnh vực đầu tư xây dựng
thông qua sách báo, internet;
- Tiếp cận các thông tin từ các dự án thực tế;
- Phương pháp điều tra thực tế, mời điền bảng khảo sát, thu thập và xử lý thông tin liên
quan;
- Phương pháp thống kê, phân tích số liệu;
- Phương pháp phân tích tổng hợp.
- Phương pháp chuyên gia
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là chất lượng quản lý dự án các cơng trình dân dụng
tại Ban Quản lý đầu tư xây dựng cơng trình huyện Hóc Mơn.
2
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu chủ yếu về công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng cơng
trình dân dụng tại Ban Quản lý đầu tư xây dựng cơng trình huyện Hóc Mơn từ năm
2013 đến nay và đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng quản lý dự án cho giai đoạn
mới.
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
5.1. Ý nghĩa khoa học
Hoàn thiện cơ sở lý luận về chất lượng quản lý dự án, các yếu tố ảnh hưởng đến chất
lượng quản lý dự án tại các Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng cơng trình.
5.2. Ý nghĩa thực tiễn
Từ kết quả nghiên cứu, phân tích đánh giá thực trạng và các giải pháp đề xuất, luận
văn là tài liệu tham khảo có giá trị gợi mở trong việc tăng cường hiệu quả công tác
quản lý dự án đối với các dự án đầu tư xây dựng không chỉ cho Ban Quản lý đầu tư
xây dựng công trình huyện Hóc Mơn mà cịn có ích cho các Ban Quản lý dự án đầu tư
xây dựng khác.
6. Kết quả đạt được
Tìm ra được các giải pháp góp phần nâng cao và dần hồn thiện cơng tác quản lý dự
án các cơng trình dân dụng tại Ban Quản lý đầu tư xây dựng cơng trình huyện Hóc
Mơn.
3
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CHẤT LƯỢNG QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU
TƯ XÂY DỰNG CƠNG TRÌNH
1.1. Dự án đầu tư xây dựng cơng trình dân dụng
1.1.1. Khái niệm dự án đầu tư xây dựng cơng trình dân dụng
1.1.1.1. Dự án đầu tư xây dựng cơng trình
Theo Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 [1]: “Dự án đầu tư xây dựng là tập hợp các đề
xuất có liên quan đến việc sử dụng vốn để tiến hành hoạt động xây dựng để xây dựng
mới, sửa chữa, cải tạo cơng trình xây dựng nhằm phát triển, duy trì, nâng cao chất
lượng cơng trình hoặc sản phẩm, dịch vụ trong thời hạn và chi phí xác định. Ở giai
đoạn chuẩn bị dự án đầu tư xây dựng, dự án được thể hiện thông qua Báo cáo nghiên
cứu tiền khả thi đầu tư xây dựng, Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng hoặc
Báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng.”
1.1.1.2. Cơng trình dân dụng
Theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia Ngun tắc phân loại, phân cấp cơng trình dân
dụng, cơng nghiệp và hạ tầng kỹ thuật đô thị do Bộ trưởng Bộ Xây dựng ban hành
kèm theo Thông tư 12/2012/TT-BXD ngày 28 tháng 12 năm 2012 [2]:
Cơng trình dân dụng là “cơng trình xây dựng bao gồm các loại nhà ở, nhà và cơng
trình cơng cộng.”
Trong đó, cơng trình xây dựng là “sản phẩm được tạo thành bởi sức lao động của con
người, vật liệu xây dựng, thiết bị lắp đặt vào cơng trình, được liên kết định vị với đất,
có thể bao gồm phần dưới mặt đất, phần trên mặt đất, phần dưới mặt nước, phần trên
mặt nước, được xây dựng theo thiết kế”.
Phân loại cơng trình dân dụng:
- Phân loại nhà ở: Nhà chung cư (gồm có nhà chung cư căn hộ độc lập, khép kín và
nhà tập thể (ký túc xá); nhà riêng lẻ.
- Phân loại nhà và cơng trình cơng cộng: gồm có cơng trình giáo dục; cơng trình y tế;
cơng trình thể thao; cơng trình văn hóa; cơng trình thương mại và dịch vụ; cơng trình
4
thơng tin liên lạc, viễn thơng; nhà ga; cơng trình dịch vụ cơng cộng; văn phịng, trụ sở
cơ quan; các cơng trình cơng cộng khác.
1.1.1.3. Dự án đầu tư xây dựng cơng trình dân dụng
Từ những nội dung tại mục 1.1.1.1 và 1.1.1.2, dự án đầu tư xây dựng công trình dân
dụng là tập hợp các đề xuất có liên quan đến việc sử dụng vốn để tiến hành hoạt động
xây dựng để xây dựng mới, sửa chữa, cải tạo các cơng trình nhà ở, nhà và cơng trình
cơng cộng nhằm phát triển, duy trì, nâng cao chất lượng cơng trình trong thời hạn và
chi phí xác định.
1.1.2. Các đặc trưng cơ bản của dự án đầu tư xây dựng cơng trình
Thứ nhất, dự án xây dựng có mục đích cuối cùng là cơng trình xây dựng hồn thành
đảm bảo các mục tiêu đã đề ra về thời gian, chi phí, chất lượng, an tồn, vệ sinh và bảo
vệ mơi trường… Sản phẩm (cơng trình) của dự án xây dựng mang tính đơn chiếc, độc
đáo và khơng phải là sản phẩm của một quá trình sản xuất liên tục, hàng loạt.
Thứ hai, dự án xây dựng có chu kỳ riêng, trải qua các giai đoạn hình thành và phát
triển, có thời gian tồn tại hữu hạn, nghĩa là có thời điểm bắt đầu khi xuất hiện ý tưởng
về xây dựng cơng trình dự án và kết thúc khi cơng trình xây dựng hoàn thành đưa vào
khai thác sử dụng.
Thứ ba, dự án xây dựng có sự tham gia của nhiều chủ thể, đó là chủ đầu tư/chủ cơng
trình, đơn vị thiết kế, đơn vị thi công, đơn vị giám sát, nhà cung ứng… Các chủ thể
này lại có lợi ích khác nhau, quan hệ giữa họ thường mang tính đối tác. Môi trường
làm việc của dự án xây dựng mang tính đa phương và dễ xảy ra xung đột quyền lợi
giữa các chủ thể.
Thứ tư, dự án xây dựng luôn bị hạn chế bởi các nguồn lực như tiền vốn, nhân lực, công
nghệ, kỹ thuật, vật tư thiết bị, thời gian. Ở góc độ là thời hạn cho phép,
dự án xây dựng thường yêu cầu một lượng vốn đầu tư lớn, thời gian thực hiện dài và vì
vậy có tính bất định và rủi ro cao. Một cách chung nhất, có thể hiểu dự án là một lĩnh
vực hoạt động đặc thù, một nhiệm vụ cụ thể cần phải được thực hiện với phương pháp
riêng, nguồn lực riêng và theo một tiến độ xác định.
5
Thứ năm, sản phẩm của dự án đầu tư xây dựng có tính duy nhất và gắn liến với đất.
Khác với quán trình sản xuất liên tục và gián đoạn, sản phẩm của dự án đầu tư xây
dựng không phải là sản phẩm hàng loạt mà có tính khác biệt ở một khía cạnh nào đó ,
đồng thời sản phẩm của dự án đầu tư xây dựng luôn gắn liền với đất. Có thể nói sản
phẩm hoặc dịch vụ do dự án xây dựng đem lại là duy nhất, lao động địi hỏi kỹ năng
chun mơn với những nhiệm vụ không lặp lại.
Thứ sáu, dự án đầu tư xây dựng phải phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế
- xã hội, quy hoạch phát triển ngành, quy hoạch sử dụng đất đai và quy hoạch xây
dựng, đồng thời phải đảm bảo an ninh, an tồn mơi trường - xã hội; phù hợp với các
quy định của Pháp luật hiện hành.
1.1.3. Phân loại dự án đầu tư xây dựng cơng trình
Phân loại dự án đầu tư là việc sắp xếp các dự án khác nhau vào các nhóm khác nhau để
việc quản lý các dự án được dễ dàng và khoa học. Có các cách phân loại dự án đầu tư
tiêu biểu theo Nghị định số 59/2015/NĐ-CP ngày 18/6/2015 về quản lý dự án đầu tư
xây dựng [3]:
a. Theo nguồn vốn
Theo khoản 3, Điều 5 Nghị định số 59/2015/NĐ-CP [3], dự án ĐTXD được phân loại
theo loại nguồn vốn sử dụng gồm: Dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước; dự án sử
dụng vốn nhà nước ngoài ngân sách và dự án sử dụng vốn khác.
b. Theo quy mô dự án
Theo khoản 1, Điều 5 Nghị định số 59/2015/NĐ-CP [3], dự án đầu tư xây dựng được
phân loại theo quy mơ, tính chất, loại cơng trình chính của dự án. Dự án theo tiêu chí
quy định của pháp luật về đầu tư công, bao gồm: Dự án quan trọng quốc gia, dự án
nhóm A, dự án nhóm B và dự án nhóm C.
- Dự án quan trọng quốc gia: là dự án đầu tư thuộc một trong các tiêu chí:
+ Dự án sử dụng vốn đầu tư công từ 10.000 tỷ đồng trở lên;
6
+ Dự án ảnh hưởng lớn đến môi trường hoặc tiềm ẩn khả năng ảnh hưởng nghiêm
trọng đến môi trường (nhà máy điện hạt nhân); Một số dự án sử dụng đất có u cầu
chuyển mục đích sử dụng đất vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên, khu bảo vệ cảnh
quan, khu rừng nghiên cứu, thực nghiệm khoa học, rừng phịng hộ đầu nguồn rừng
phịng hộ chắn gió, chắn cát bay, chắn sóng, lấn biển, bảo vệ mơi trường, đất trồng lúa
nước từ hai vụ trở lên; di dân tái định cư,… với định mức cụ thể theo quy định; Dự án
địi hỏi phải áp dụng cơ chế, chính sách đặc biệt cần được Quốc hội quyết định.
- Dự án nhóm A: thuộc một trong các nhóm dự án:
+Dự án không phân biệt tổng mức đầu tư thuộc một trong các trường hợp: Dự án tại
địa bàn có di tích quốc gia đặc biệt; Dự án tại địa bàn đặc biệt quan
trọng đối với quốc gia về quốc phòng, an ninh theo quy định của pháp luật về quốc
phòng, an ninh; Dự án thuộc lĩnh vực bảo vệ quốc phịng, an ninh có tính chất bảo mật
quốc gia; Dự án sản xuất chất độc hại, chất nổ; Dự án hạ tầng khu cơng nghiệp.
+ Dự án có tổng mức đầu tư từ 2.300 tỷ đồng trở lên thuộc lĩnh vực: Giao thông, bao
gồm cầu, cảng biển, cảng sông, sân bay, đường sắt, đường quốc lộ; Công nghiệp điện;
Khai thác dầu khí; Hóa chất, phân bón, xi măng; Chế tạo máy, luyện kim; Khai thác,
chế
biến
khống
sản;
Xây
dựng
khu
nhà
ở.
+ Dự án có tổng mức đầu tư từ 1.500 tỷ đồng trở lên thuộc lĩnh vực: Giao thơng; Thủy
lợi; Cấp thốt nước và cơng trình hạ tầng kỹ thuật; Kỹ thuật điện; Sản xuất thiết bị
thơng tin, điện tử; Hóa dược; Sản xuất vật liệu; Cơng trình cơ khí; Bưu chính, viễn
thơng.
+ Dự án có tổng mức đầu tư từ 1.000 tỷ đồng trở lên thuộc lĩnh vực: Sản xuất nông
nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản; Vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên
nhiên; Hạ tầng kỹ thuật khu đô thị mới; Công nghiệp.
+ Dự án có tổng mức đầu tư từ 800 tỷ đồng trở lên thuộc lĩnh vực: Y tế, văn hóa, giáo
dục; Nghiên cứu khoa học, tin học, phát thanh, truyền hình; Kho tàng; Du lịch, thể
dục thể thao; Xây dựng dân dụng.
- Dự án nhóm B: thuộc một trong các nhóm dự án:
7
+ Dự án có tổng mức đầu tư từ 120 tỷ đồng đến dưới 2.300 tỷ đồng thuộc các lĩnh vực:
Giao thông, bao gồm cầu, cảng biển, cảng sông, sân bay, đường sắt,
đường quốc lộ; Công nghiệp điện; Khai thác dầu khí; Hóa chất, phân bón, xi măng;
Chế tạo máy, luyện kim; Khai thác, chế biến khoáng sản; Xây dựng khu nhà ở.
+ Dự án có tổng mức đầu tư từ 80 tỷ đồng đến dưới 1.500 tỷ đồng thuộc các lĩnh vực:
Giao thơng; Thủy lợi; Cấp thốt nước và cơng trình hạ tầng kỹ thuật; Kỹ thuật điện;
Sản xuất thiết bị thơng tin, điện tử; Hóa dược; Sản xuất vật liệu; Cơng trình cơ khí;
Bưu chính, viễn thơng.
+ Dự án có tổng mức đầu tư từ 60 tỷ đồng đến dưới 1.000 tỷ đồng thuộc các lĩnh vực:
Sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản; Vườn quốc gia, khu bảo tồn
thiên nhiên; Hạ tầng kỹ thuật khu đơ thị mới; Cơng nghiệp.
+ Dự án có tổng mức đầu tư từ 45 tỷ đồng đến dưới 800 tỷ đồng thuộc lĩnh vực: Y tế,
văn hóa, giáo dục; Nghiên cứu khoa học, tin học, phát thanh, truyền hình; Kho tàng;
Du lịch, thể dục thể thao; Xây dựng dân dụng.
- Dự án nhóm C: thuộc một trong các nhóm dự án:
+ Dự án có tổng mức đầu tư dưới 120 tỷ đồng thuộc các lĩnh vực: Giao thông, bao
gồm cầu, cảng biển, cảng sông, sân bay, đường sắt, đường quốc lộ; Cơng nghiệp điện;
Khai thác dầu khí; Hóa chất, phân bón, xi măng; Chế tạo máy, luyện kim; Khai thác,
chế biến khoáng sản; Xây dựng khu nhà ở.
+ Dự án có tổng mức đầu tư dưới 80 tỷ đồng thuộc các lĩnh vực: Giao thơng; Thủy lợi;
Cấp thốt nước và cơng trình hạ tầng kỹ thuật; Kỹ thuật điện; Sản xuất thiết bị thơng
tin, điện tử; Hóa dược; Sản xuất vật liệu; Cơng trình cơ khí; Bưu chính, viễn thơng.
+ Dự án có tổng mức đầu tư dưới 60 tỷ đồng thuộc các lĩnh vực: Sản xuất nông
nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản; Vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên; Hạ
tầng kỹ thuật khu đô thị mới; Công nghiệp.
+ Dự án có tổng mức đầu tư dưới 45 tỷ đồng thuộc các lĩnh vực: Y tế, văn hóa, giáo
dục; Nghiên cứu khoa học, tin học, phát thanh, truyền hình; Kho tàng; Du lịch, thể dục
thể thao; Xây dựng dân dụng.
8
1.1.4. Tình hình đầu tư xây dựng cơng trình dân dụng
Trong những năm gần đây, sự gia tăng dân số cùng với các chính sách cho phép người
nước ngồi và Việt kiều mua nhà tại Việt Nam đã khiến nhu cầu về bất động sản tăng
nhanh. Bên cạnh đó lộ trình chiến lược phát triển đơ thị Việt Nam với diện tích đất đơ
thị sẽ tăng từ 105,000 ha lên đến 460,000 ha vào năm 2020, tỷ lệ đô thị hóa sẽ đạt
khoảng 45% vào năm 2025 cũng có ảnh hưởng tới thị trường.
Pháp luật và các thủ tục chính sách về bất động sản ngày càng được cải cách theo
hướng sát với yêu cầu của thực tiễn. Lợi nhuận cao, nhu cầu cao cùng các chính sách
quản lý ngày càng thơng thống đã tạo nên lực hấp dẫn mạnh mẽ thu hút một lượng
vốn đổ vào các dự án bất động sản của không chỉ các nhà đầu tư trong nước mà cịn cả
nước ngồi.
Với nhiều tín hiệu tốt ở kinh tế vĩ mơ, dịng vốn đầu tư nước ngồi, sự phát triển của
thị trường bất động sản có thể dự đoán ngành xây dựng sẽ tăng trưởng cao trong năm
nay.Theo đó, ngành xây dựng sẽ tiếp tục là ngành có tốc độ tăng trưởng hàng đầu
trong hơn 10 năm qua. Doanh thu ngành xây dựng tăng trưởng liên tục, từ mức 1,2 tỉ
USD năm 2007 lên 12,8 tỉ USD năm 2017. Trong chín tháng đầu năm 2007 cả nước đã
thu hút được 9.6 tỷ USD vốn FDI, trong đó đa số các dự án quy mơ lớn đều nằm trong
lĩnh vực bất động sản. Dòng vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài đến Việt Nam sẽ là
một sự bù đắp cho các vấn đề để ngành xây dựng phát triển.
Từ năm 2010 đến này, thị trường xây dựng tuy có lúc nhộn nhịp, lúc trầm lắng theo
tình hình bất động sản trong nước, nhưng vẫn có nhiều cơng trình thi cơng hồn thành
và đưa vào sử dụng, nhiều dự án nhà ở khu dân cư đô thị, chung cư cao tầng, toà nhà
thương mại, nhà chọc trời hình thành, góp phần mang đến mơi trường sống, làm việc
ổn định cho nhiều người, thêm nét mỹ quan và sự hiện đại cho những khu đô thị, tạo
công ăn việc làm cho nhiều con người. Những cơng trình xây dựng dân dụng quy mơ
lớn phải kể đến như: Tồ nhà Keangnam Hanoi Landmark Tower (72 tầng- Hà Nội),
toà nhà Lotte Center (65 tầng - Hà Nội), tồ nhà Tịa nhà Bitexco Financial (62 tầng TP.HCM), toà nhà The Landmark 81 (81 tầng - TP.HCM), Ánh Dương Soleil (57 tầng
- Đà Nẵng) và rất nhiều cơng trình dân cụng quy mơ lớn khác. Trong tương lai, tồ nhà
9
Empire Tower (88 tầng – TP.HCM) hiện đang khởi động khi hồn thành sẽ góp phần
tạo nên điểm nhấn cho khu vực phát triển nhanh chóng ở phía đơng của sơng Sài Gịn.
Giai đoạn 2018-2020 là cơ hội lớn cho nhóm cơng trình xây dựng dân dụng. Việc huy
động vốn của các công ty xây dựng và bất động sản từ nước ngồi hay trên thị trường
chứng khốn sẽ đổ vào ngành xây dựng tạo ra sự tăng trưởng nhanh và mạnh trong
thời gian tới. Các công ty nội địa tại Việt Nam đã dần làm chủ được thị trường và hứa
hẹn đạt được nhiều thành tựu trong tương lai.
The Landmark 81 (81 tầng – TP.HCM)
Keangnam Hanoi Landmark
Tower (72 tng – Hà Nội)
Hình 1.1. Hai tịa nhà cao tầng cao nhất Việt Nam
1.2. Công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng cơng trình dân dụng
1.2.1. Khái niệm quản lý dự án
Từ những thập kỷ gần đây, cùng với sự phát triển nhanh chóng của khoa học kỹ thuật
và kinh tế xã hội, các quốc gia trên thế giới đều cố gắng nâng cao sức mạnh tổng hợp
của bản thân nhằm theo kịp xu thế cạnh tranh toàn cầu hóa. Trong tiến trình này, các
tập đồn, các doanh nghiệp lớn khơng ngừng triển khai những dự án có quy mô lớn, kỹ
thuật cao, chất lượng tốt. Dự án đầu tư xây dựng đã trở thành phần cơ bản trong cuộc
sống xã hội. Với xu thế mở rộng quy mô dự án và khơng ngừng nâng cao
trình độ khoa học cơng nghệ, các nhà đầu tư dự án có u cầu ngày càng cao đối
với chất lượng dự án. Vì thế, quản lý dự án (QLDA) trở thành yếu tố quan trọng quyết
định sự tồn tại của dự án.
Hiện nay có nhiều cách diễn đạt khác nhau về khái niệm QLDA như:
10
Theo tác giả Garold D.Oberlender trong “Project Management For Engineering and
Construction”: “QLDA là nghệ thuật và khoa học phối hợp con người, thiết bị, vật tư,
tiền bạc, cùng với tiến độ để hoàn thành một dự án cụ thể đúng thời hạn trong vịng
chi phí đó được duyệt”.
“QLDA là q trình lập kế hoạch, điều phối thời gian, nguồn lực và giám sát quá trình
phát triển của dự án nhằm đảm bảo cho dự án hoàn thành đúng thời hạn, trong phạm vi
ngân sách được duyệt và đạt được các yêu cầu đó định về kỹ thuật và chất lượng sản
phẩm dịch vụ bằng những phương pháp và điều kiện tốt nhất cho phép”.
“QLDA là việc điều phối và tổ chức các bên khác nhau tham gia vào một dự án nhằm
hồn thành dự án đó theo những hạn chế được áp đặt bởi chất lượng, thời gian và chi
phí”.
“QLDA là sự vận dụng lý luận, phương pháp, quan điểm có tính hệ thống để tiến hành
quản lý có hiệu quả tồn bộ cơng việc liên quan tới dự án dưới sự ràng buộc về nguồn
lực có hạn”.
“QLDA là việc ứng dụng các kiến thức, các kỹ năng, các công cụ và các kỹ thuật vào
các hoạt động dự án để đáp ứng các yêu cầu dự án”.
Nhìn chung, QLDA là một quá trình hoạch định (Planning), tổ chức (Organizing),
lãnh đạo (Leading/Directing) và kiểm sốt (Controlling) các cơng việc và nguồn lực
để hoàn thành các mục tiêu đã định.
QLDA là việc áp dụng những kiến thức, kỹ năng, phương tiện và kỹ thuật trong quá
trình hoạt động của dự án để đáp ứng được (hoặc vượt) những nhu cầu và mong đợi
của người hùn vốn cho dự án. Trong thực tế, QLDA ln gặp vấn đề gay cấn vì những
lý do về quy mơ dự án, thời gian hồn thành, chi phí và chất lượng.
Mục tiêu cơ bản của QLDA thể hiện ở chỗ các cơng việc phải được hồn thành theo
yêu cầu, đảm bảo chất lượng, trong phạm vi chi phí được duyệt, đúng thời gian và giữ
cho phạm vi dự án không được thay đổi.
11
Mục tiêu cơ bản của QLDA là 03 yếu tố: thời gian, chi phí và chất lượng, chúng có
mối quan hệ chặt chẽ với nhau (Hình 1.2). Nhìn chung, để đạt được kết quả tốt đối với
mục tiêu này thường phải hy sinh một hoặc hai mục tiêu kia. Do vậy, trong quá trình
QLDA, điều quan trọng là đạt được sự kết hợp tốt nhất giữa các mục tiêu của dự án.
Để thực hiện mục tiêu dự án, các nhà đầu tư phải lên kế hoạch tổ chức, chỉ đạo, phối
hợp, điều hành, khống chế và đánh giá toàn bộ quá trình từ lúc bắt đầu đến lúc kết thúc
dự án. QLDA được thực hiện trong tất cả các giai đoạn khác nhau của chu trình dự án.
Hình 1.2. 03 mục tiêu cơ bản của QLDA
Trong lịch sử phát triển của nhân loại, loài người từ xa xưa đã quản lý thành công với
những dự án như Kim Tự Tháp (Ai Cập), Vạn Lý Trường Thành (Trung Quốc), Đấu
trường La Mã (Italia), Đền Taj Mahal (Ấn Độ), Đền Parthenon (Hy Lạp),...
Ngày nay, ở tất cả các nước phát triển, QLDA được công nhận là một hệ thống
phương pháp luận của hoạt động đầu tư.
1.2.2. Các hình thức tổ chức quản lý dự án đầu tư xây dựng cơng trình
Theo Điều 62 Luật Xây dựng 2014 [1]:
Căn cứ quy mơ, tính chất, nguồn vốn sử dụng và điều kiện thực hiện dự án, người
quyết định đầu tư quyết định áp dụng một trong các hình thức tổ chức quản lý dự án
sau:
a. Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng chuyên ngành, Ban quản lý dự án đầu tư xây
dựng khu vực: áp dụng đối với dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước, dự án theo
12
chuyên ngành sử dụng vốn nhà nước ngoài ngân sách của tập đồn kinh tế, tổng cơng
ty nhà nước.
Đối với hình thức này, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Chủ tịch Ủy
ban nhân dân cấp tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện, người đại diện có thẩm
quyền của doanh nghiệp nhà nước quyết định thành lập Ban quản lý dự án đầu tư xây
dựng chuyên ngành, Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng khu vực để quản lý một số dự
án thuộc cùng chuyên ngành, tuyến cơng trình hoặc trên cùng một địa bàn. Sơ đồ tổ
chức của hình thức này được minh họa ở Hình 1.3.
Hình 1.3. Hình thức Ban QLDA ĐTXD chuyên ngành, Ban QLDA ĐTXD khu vực
Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng chuyên ngành, Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng
khu vực được giao làm chủ đầu tư một số dự án và thực hiện chức năng, nhiệm vụ
quản lý dự án, tham gia tư vấn quản lý dự án khi cần thiết.
Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng chuyên ngành, Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng
khu vực có trách nhiệm sau:
- Thực hiện quyền và nghĩa vụ của chủ đầu tư theo quy định tại Điều 68 của Luật này,
trực tiếp quản lý đối với những dự án do người quyết định đầu tư giao và thực hiện
quyền, nghĩa vụ theo quy định tại Điều 69 của Luật này;
- Bàn giao cơng trình cho cơ quan, đơn vị quản lý vận hành, khai thác sử dụng; trường
hợp cần thiết được người quyết định đầu tư giao thì trực tiếp quản lý vận hành, khai
thác sử dụng cơng trình.
13
Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng chuyên ngành, Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng
khu vực được thực hiện tư vấn quản lý dự án đối với dự án khác khi có yêu cầu.
b. Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng một dự án áp dụng đối với dự án sử dụng vốn
nhà nước quy mơ nhóm A có cơng trình cấp đặc biệt; có áp dụng cơng nghệ cao được
Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ xác nhận bằng văn bản; dự án về quốc phịng,
an ninh có u cầu bí mật nhà nước.
Đối với hình thức này, Chủ đầu tư thành lập Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng một
dự án để trực tiếp quản lý thực hiện một dự án được áp dụng đối với dự án được quy
định tại khoản 2 Điều 62 của Luật Xây dựng 2014. Sơ đồ tổ chức của hình thức này
được minh họa ở Hình 1.4.
Hình 1.4. Hình thức Ban QLDA ĐTXD một dự án
Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng một dự án có con dấu, tài khoản, thực hiện nhiệm
vụ, quyền hạn theo ủy quyền của chủ đầu tư. Cơ cấu tổ chức của Ban quản lý dự án
gồm Giám đốc, Phó giám đốc và các cán bộ chun mơn, nghiệp vụ tùy thuộc u cầu,
tính chất của dự án. Thành viên của Ban quản lý dự án làm việc theo chế độ chuyên
trách hoặc kiêm nhiệm theo quyết định của chủ đầu tư.
c. Thuê tư vấn quản lý dự án đối với dự án sử dụng vốn nhà nước ngoài ngân sách,
vốn khác và dự án có tính chất đặc thù, đơn lẻ.
Đối với hình thức này, Chủ đầu tư ký kết hợp đồng tư vấn quản lý dự án với tổ chức,
cá nhân có đủ điều kiện năng lực hoạt động xây dựng theo quy định của Luật này để
thực hiện một, một số hoặc tồn bộ cơng việc quản lý dự án.
Chủ đầu tư có trách nhiệm giám sát cơng việc tư vấn quản lý dự án và được ủy quyền
cho tư vấn thực hiện nhiệm vụ quản lý dự án theo hợp đồng quản lý dự án.
14
Sơ đồ tổ chức của hình thức này được minh họa ở Hình 1.5.
Hình 1.5. Hình thức thuê tư vấn QLDA
d. Chủ đầu tư sử dụng bộ máy chuyên môn trực thuộc có đủ điều kiện năng lực để
quản lý thực hiện dự án cải tạo, sửa chữa quy mô nhỏ, dự án có sự tham gia của cộng
đồng.
1.2.3. Nguyên tắc quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình
Ngun tắc QLDA ĐTXD cơng trình theo các ngun tắc co bản trong hoạt động ĐTXD
được quy định tại Điều 4 của Luật Xây dựng năm 2014 [1], cụ thể như sau:
a. Bảo đảm đầu tư xây dựng cơng trình theo quy hoạch, thiết kế, bảo vệ cảnh quan,
môi trường; phù hợp với điều kiện tự nhiên, xã hội, đặc điểm văn hóa của từng địa
phương; bảo đảm ổn định cuộc sống của nhân dân; kết hợp phát triển kinh tế - xã hội
với quốc phòng, an ninh và ứng phó với biến đổi khí hậu.
b. Sử dụng hợp lý nguồn lực, tài nguyên tại khu vực có dự án, bảo đảm đúng mục đích,
đối tượng và trình tự đầu tư xây dựng.
c. Tuân thủ tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, quy định của pháp luật về sử dụng vật liệu
xây dựng; bảo đảm nhu cầu tiếp cận sử dụng cơng trình thuận lợi, an tồn cho người
khuyết tật, người cao tuổi, trẻ em ở các cơng trình cơng cộng, nhà cao tầng; ứng dụng
khoa học và công nghệ, áp dụng hệ thống thơng tin cơng trình trong hoạt động đầu tư
xây dựng.
15