Tải bản đầy đủ (.pdf) (108 trang)

Một số giải pháp tạo việc làm cho thanh niên nông thôn huyện phú lương tỉnh thái nguyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.46 MB, 108 trang )

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn “Một số giải pháp tạo việc làm cho thanh niên nông thôn
huyện Phú Lương, tỉnh Thái Ngun” là cơng trình nghiên cứu của cá nhân tơi. Đề tài
hồn tồn trung thực và chưa được sử dụng để bảo vệ một học vị nào. Các thông tin sử
dụng trong đề tài đã được chỉ rõ nguồn gốc, các tài liệu tham khảo được trích dẫn đầy
đủ, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được cảm ơn.
Tác giả luận văn

Triệu Tiến Dũng

i


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành bản đề tài này, ngoài sự cố gắng, nỗ lực của bản thân, tôi luôn nhận
được sự giúp đỡ tận tình của nhiều cá nhân và tập thể.
Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc đến TS. Tơ Minh Hương, người đã tận tình chỉ bảo,
hướng dẫn giúp đỡ tơi thực hiện và hồn thành đề tài này.
Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban Giám hiệu, Phòng Đào tạo Sau đại học cũng như các
khoa chun mơn, phịng ban của Trường Đại học Thủy Lợi Hà Nội đã tạo điều kiện
thuận lợi cho tôi trong q trình học tập và nghiên cứu tại trường.
Tơi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình của UBND huyện Phú Lương,
Phòng LĐ Thương binh - Xã hội huyện Phú Lương, Chi cục Thống kê huyện Phú
Lương, phịng Nơng nghiệp, phịng Kinh tế - Hạ tầng, Trung tâm Giáo dục nghề
nghiệp giáo dục thường xuyên và huyện Đồn Phú Lương; cấp ủy, chính quyền và
các tổ chức xã hội các xã Yên Trạch, Hợp Thành, Cổ Lũng, Phú Đô đã tạo điều kiện
thuận lợi cho tôi trong việc thu thập số liệu thứ cấp, sơ cấp và các thơng tin hữu ích
phục vụ nghiên cứu.
Xin cảm ơn gia đình, bạn bè và đờng nghiệp đã giúp đỡ, đợng viên tơi trong śt q
trình thực hiện đề tài tốt nghiệp.


ii


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ............................................................................................................. i
LỜI CẢM ƠN ..................................................................................................................ii
MỤC LỤC ..................................................................................................................... iii
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, BIỂU ĐỒ ...................................................................... vi
DANH MỤC CÁC BẢNG ............................................................................................vii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT .......................................................................... viii
PHẦN MỞ ĐẦU.............................................................................................................1
CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ TẠO VIỆC LÀM CHO
THANH NIÊN NÔNG THÔN ........................................................................................ 5
1.1 Cơ sở lý luận về thanh niên và tạo việc làm cho lao động thanh niên nông thôn 5
1.1.1 Việc làm và tạo việc làm cho lao động thanh niên nông thôn ...................5
1.1.2 Các nhân tố ảnh hưởng tới tạo việc làm cho lao động thanh niên nông
thôn ....................................................................................................................13
1.1.3 Nội dung của công tác tạo việc làm cho lao động thanh niên nông thôn.17
1.1.4 Các chỉ tiêu đánh giá công tác việc làm và tạo việc làm cho lao động
thanh niên nông thôn ......................................................................................... 22
1.2 Cơ sở thực tiễn của vấn đề tạo việc làm cho thanh niên nông thôn ...................23
1.2.1 Kinh nghiệm của một số nước trên thế giới về việc tạo việc làm cho
thanh niên nông thôn ......................................................................................... 23
1.2.2 Kinh nghiệm ở Việt Nam và các địa phương ...........................................27
1.2.3 Bài học kinh nghiệm về tạo việc làm cho thanh niên hụn Phú Lương .32
1.3 Những cơng trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài ........................................33
Kết luận chương 1 ......................................................................................................... 34
CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG TẠO VIỆC LÀM CHO THANH NIÊN NÔNG THÔN
HUYỆN PHÚ LƯƠNG, TỈNH THÁI NGUYÊN ......................................................... 35
2.1 Điều kiện tự nhiên, dân sinh huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên ...................35

2.1.1 Điều kiện tự nhiên ....................................................................................35
2.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội .........................................................................35

iii


2.2 Đặc điểm lao động thanh niên và thực trạng về việc làm của thanh niên nông
thôn huyện Phú Lương ............................................................................................. 38
2.2.1 Đặc điểm thanh niên huyện Phú Lương ................................................... 38
2.2.2 Chất lượng nguồn lao động thanh niên nông thôn huyện Phú Lương ..... 43
2.2.3 Thực trạng việc làm của thanh niên nông thôn huyện Phú Lương .......... 45
2.3 Thực trạng tạo việc làm cho thanh niên nông thôn huyện Phú Lương .............. 49
2.3.1 Công tác hướng nghiệp, đào tạo nghề, tu vấn và giới thiệu việc làm cho
thanh niên nông thôn ......................................................................................... 49
2.3.2 Công tác phát triển sản xuất tạo việc làm cho thanh niên nông thôn huyện
Phú Lương ......................................................................................................... 53
2.3.3 Hoạt động xuất khẩu lao động ................................................................. 57
2.3.4 Công tác hỗ trợ giải quyết việc làm cho thanh niên nông thôn huyện Phú
Lương ................................................................................................................ 59
2.3.5 Những nhân tố ảnh hưởng đến năng lực tạo việc làm của lao động thanh
niên nông thôn huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên. ...................................... 62
2.4 Đánh giá thực trạng năng lực tạo việc làm của lao động thanh niên nông thôn
huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên ....................................................................... 65
2.4.1 Những mặt đạt được ................................................................................. 66
2.4.2 Những mặt hạn chế và nguyên nhân ........................................................ 67
Kết luận chương 2 ......................................................................................................... 70
CHƯƠNG 3 ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU TẠO VIỆC LÀM CHO
THANH NIÊN NÔNG THÔN HUYỆN PHÚ LƯƠNG, TỈNH THÁI NGUYÊN ...... 71
3.1 Những quan điểm, định hướng và mục tiêu chủ yếu để nâng cao năng lực tạo
việc làm cho lao động thanh niên nông thôn huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên

trong thời gian tới ..................................................................................................... 71
3.1.1 Những quan điểm chủ yếu nhằm nâng cao năng lực tạo việc làm cho LĐ
thanh niên nông thôn huyện Phú Lương và tỉnh Thái Nguyên trong thời gian
tới ...................................................................................................................... 71
3.1.2 Định hướng nâng cao năng lực tạo việc làm cho lao động thanh niên
nông thôn huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên .............................................. 72

iv


3.1.3 Mục tiêu nâng cao năng lực tạo việc làm cho lao động thanh niên nông
thôn huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên trong thời gian tới .......................... 73
3.2 Những cơ hội và thách thức đối với tạo việc làm cho lao động thanh niên nông
thôn ở huyện Phú Lương .......................................................................................... 74
3.2.1 Những cơ hội ............................................................................................ 74
3.2.2 Thách thức ................................................................................................ 74
3.3 Nghiên cứu đề xuất một số giải pháp tạo việc làm cho lao động thanh niên nông
thôn ở huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên………………………………………75
3.3.1 Nâng cao hiệu quả công tác hướng nghiệp, đào tạo nghề, giới thiệu việc
làm cho thanh niên nông thôn trên địa bàn huyện ............................................75
3.3.2 Giải pháp tập trung phát triển kinh tế tạo việc làm ..................................85
3.3.3 Đẩy mạnh xuất khẩu lao động ..................................................................89
3.3.4 Tăng cường hỗ trợ cho vay giải quyết việc làm đối với thanh niên, các
doanh nghiệp .....................................................................................................91
3.3.5 Tăng cường phối hợp giữa các ban, ngành, đồn thể trong cơng tác tạo
việc làm cho thanh niên nông thôn ...................................................................93
Kết luận chương 3 ......................................................................................................... 95
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ....................................................................................... 97
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................. 99


v


DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, BIỂU ĐỒ
Hình 2.1 Tỷ lệ thanh niên tham gia vào các lĩnh vực SXKD năm 2018 .................................. 57
Hình 2.2 Sớ lượng thanh niên nơng thơn xuất khẩu LĐ .......................................................... 58
Hình 2.3 Cơ cấu vớn tín dụng hỗ trợ giải quyết việc làm…………………….........................62

vi


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1 Dân số và lao động huyện Phú Lương giai đoạn 2014 - 2018 .................................. 36
Bảng 2.2 Giá trị sản xuất của huyện Phú Lương giai đoạn 2014 - 2018 .................................. 38
Bảng 2.3 Cơ cấu thanh niên huyện Phú Lương phân theo nông thôn và thành thị .................. 40
Bảng 2.4 Lao động huyện Phú Lương phân theo độ tuổi ........................................................ 41
Bảng 2.5 Thực trạng lao động thanh niên huyện Phú Lương phân theo giới tính.................... 42
Bảng 2.6 LĐ thanh niên nông thôn huyện Phú Lương phân theo trình đợ học vấn ................. 43
Bảng 2.7 Lao đợng thanh niên nơng thơn hụn Phú Lương phân theo trình độ ..................... 44
Bảng 2.8 Lao động thanh niên nông thôn phân theo tình hình việc làm .................................. 45
Bảng 2.9 Lao đợng thanh niên nơng thơn phân theo nhóm ngành ........................................... 48
Bảng 2.10 Kết quả công tác định hướng nghề nghiệp cho thanh niên .................................... 49
Bảng 2.11 Tỷ lệ học sinh nông thôn học trung cấp, cao đẳng nghề, đại học ........................... 50
Bảng 2.12 Kết quả đào tạo nghề cho thanh niên huyện Phú Lương ........................................ 51
Bảng 2.13 Kết quả tập huấn, chuyển giao tiến bộ KHKT cho đối tượng thanh niên nông thôn
giai đoạn 2014 - 2018 ............................................................................................................... 52
Bảng 2.14 Tỷ lệ thanh niên nông thôn được tư vấn giới thiệu việc làm .................................. 53
Bảng 2.15 Lao động thanh niên nông thôn tại các doanh nghiệp, làng nghề ................................. 56
Bảng 2.16 Vớn tín dụng hỗ trợ giải quyết việc làm cho thanh niên nông thôn ........................ 60
Bảng 2.17Thống kê số thanh niên nông thôn vay vốn giải quyết việc làm .............................. 61


vii


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt
CC

Chữ viết đầy đủ
: Cơ cấu

CN

: Cơng nghiệp

CNH

: Cơng nghiệp hố

CNTTCN

: Cơng nghiệp, tiểu thủ công nghiệp

DN

: Doanh nghiệp

GDTX

: Giáo dục thường xuyên


GTSX

: Giá trị sản xuất

KHKT

: Khoa học kỹ thuật

HĐH

: Hiện đại hố

LLLĐ

: Lực lượng LĐ

NN

: Nơng nghiệp

SL

: Sớ lượng

SS

: So sánh

SXKD


: Sản xuất kinh doanh

SXNN

: Sản xuất nông nghiệp

TH

: Tiểu học

THCS

: Trung học cơ sở

THPT

: Trung học phổ thông

THCN

: Trung học chuyên nghiệp

TN

: Thanh niên

TNNT

: Thanh niên nông thôn


UBND

: Uỷ ban nhân dân

TTCN

: Tiểu thủ công nghiệp

XD

: Xây dựng

viii


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong những năm qua, Đảng, Nhà nước ta đã có nhiều chủ trương, chính sách thúc đẩy
phát triển nơng nghiệp, nơng thơn theo hướng hiện đại. Với dân số trên 92 triệu người,
gờm 55,1 triệu LĐ, trong đó có 66,7% LĐ ở khu vực nơng thơn và có đến gần 1/2
trong đợ tuổi thanh niên, thì vấn đề tạo việc làm, tăng thu nhập cho LĐ nơng thơn,
nhất là thanh niên có tính chất rất quan trọng và quyết định chiến lược phát triển kinh
tế, xã hội. Nghị quyết số 25 của BCH Trung ương Đảng (khóa X) khẳng định “Thanh
niên là lực lượng xã hội to lớn, một trong những nhân tố quan trọng quyết định tương
lai, vận mệnh của dân tộc; là lực lượng chủ yếu trên nhiều lĩnh vực, đảm nhiệm những
cơng việc địi hỏi hy sinh, gian khổ, sức khỏe và sáng tạo... Trong quá trình lãnh đạo
đất nước, Đảng ta ln đề cao vai trị, vị trí của thanh niên” [1]. Đặc biệt, trong thời kỳ
đẩy mạnh cơng nghiệp hố, hiện đại hố và xu thế chủ động hội nhập kinh tế khu vực
và thế giới, thanh niên Việt Nam có nhiều cơ hợi để tìm kiếm việc làm. Thanh niên có

thể vươn lên nắm bắt tri thức và tự do làm giàu bằng tri thức của mình. Tuy nhiên
cũng có những thách thức đặt ra cho thanh niên Việt Nam: đó là yêu cầu về chất lượng
nguồn LĐ, người LĐ không biết nghề, hoặc biết nhưng khơng đến nơi đến chớn thì rất
khó tìm việc làm. Mặt khác kinh nghiệm các nước cho thấy, khi hội nhập WTO, tiến
tới ký kết các hiệp định thương mại tự do, nhất là CPTPP, ngành dễ bị tổn thương nhất
là nơng nghiệp, nhóm dân cư dễ bị tổn thương nhất là nơng dân trong đó có thanh niên.
Chính vì vậy, quan tâm đến vấn đề tạo việc làm, tăng thu nhập cho thanh niên nông
thôn luôn là vấn đề mang tính cấp bách và lâu dài [1].
Thái Nguyên là một tỉnh miền núi lực lượng LĐ làm nông nghiệp là thanh niên chiếm
một tỷ lệ khá cao, vấn đề tạo việc làm cho thanh niên nông thôn những năm gần đây
đã được tỉnh quan tâm và đã có mợt sớ chương trình dự án, biện pháp nhằm giải quyết
vấn đề này như: chương trình đào tạo nghề cho LĐ nơng thơn đến năm 2020; chương
trình mục tiêu q́c gia giảm nghèo bền vững, chương trình 135, các chương trình vay
vớn, chương trình 120, đề án 103… nhưng qua thực tiễn cho thấy cũng chưa đáp ứng
được nhu cầu việc làm cho thanh niên nông thôn; chưa giải quyết thấu đáo tận gốc vấn
đề tạo việc làm cho thanh niên nông thôn.

1


Phú Lương là huyện miền núi phía bắc của tỉnh Thái Nguyên, dân số năm 2018 là hơn
97.100 người, 85% dân sớ với cơng việc chính là sản xuất nơng nghiệp trong đó có
gần 25.400 người trong đợ tuổi thanh niên sớng ở nơng thơn; tỷ lệ người có việc làm
thường xuyên chiếm khoảng 73% [2]. Với sự phát triển nhanh chóng của khoa học kỹ
thuật, cùng với việc áp dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật vào sản xuất nơng nghiệp
ngày càng nhiều và có hiệu quả, dẫn tới tình trạng giảm rõ rệt về nhu cầu sử dụng LĐ.
Thêm vào đó, ng̀n lực đất đai hạn chế do nhu cầu phát triển đô thị và một số mục
đích khác đã dẫn tới tình trạng dư thừa LĐ trong nông thôn đặc biệt là lực lượng thanh
niên, cùng với những tồn tại của xã hội đang là vấn đề bất cập cần phải giải quyết [2].
Xuất phát từ thực tế trên, chúng tôi lựa chọn đề tài: “Một số giải pháp tạo việc làm

cho thanh niên nông thôn huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên” để làm đề tài ḷn
văn tớt nghiệp.
2. Mục đích của đề tài
Mục đích của đề tài nhằm đưa ra một số giải pháp tạo việc làm cho LĐ thanh niên nông
thôn huyện Phú Lương, tỉnh Thái Ngun, góp phần nâng cao mức sớng cho người dân,
ổn định xã hợi nơng thơn, thực hiện có hiệu quả chương trình phát triển kinh tế - xã hợi,
xóa đói giảm nghèo của hụn đến năm 2025.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là nghiên cứu và đề xuất một số giải pháp tạo việc
làm cho thanh niên vùng nông thôn của huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên.
3.2. Phạm vi và nội dung nghiên cứu
- Về thời gian: Số liệu thứ cấp nghiên cứu trong khoảng thời gian 5 năm từ năm 2014
đến năm 2018. Số liệu sơ cấp được thu thập vào tháng 12 năm 2018.
- Về không gian: Đề tài được nghiên cứu tại địa bàn nông thôn huyện Phú Lương, tỉnh
Thái Nguyên.

2


- Về nội dung: Đề tài tập trung nghiên cứu một số vấn đề như: Các hoạt động đào
tạo, dạy nghề, hướng nghiệp, lập nghiệp, giới thiệu việc làm, tạo việc làm cho
thanh niên sinh sống ở khu vực nông thôn huyện Phú Lương.
4. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu
4.1 Cách tiếp cận
Dựa trên cơ sở lý luận thực tiễn về lao động việc làm của thanh niên nơng thơn Việt
Nam nói chung và thanh niên hụn Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên nói riêng.
4.2 Phương pháp nghiên cứu
Để giải quyết các nội dung nghiên cứu nhằm đạt được mục tiêu nêu ra, luận văn sử dụng
các phương pháp như thống kê, tổng hợp; sử dụng các phương pháp so sánh, chỉ sớ trong

phân tích để chỉ ra điểm mạnh, điểm yếu của công tác tạo việc làm cho thanh niên nông
thôn trên địa bàn huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên; phương pháp chuyên gia để đề ra
các giải pháp hồn thiện cơng tác quản lý tài chính.
Sớ liệu trong luận văn là các số liệu thứ cấp được trích từ niên giám thớng kê hụn Phú
Lương giai đoạn 2014 – 2018, các báo cáo tổng kết của các phòng chức năng huyện Phú
Lương về vấn đề tạo việc làm nói chung và tạo việc làm cho thanh niên nơng thơn nói
riêng, các báo cáo về xuất khẩu lao động, đào tạo hướng nghiệp...
5. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài
5.1 Ý nghĩa khoa học
Những kết quả nghiên cứu có giá trị tham khảo trong học tập, giảng dạy và nghiên
cứu các vấn đề về việc làm và tạo việc làm cho thanh niên nông thôn huyện Phú
Lương, tỉnh Thái Nguyên.
5.2 Ý nghĩa thực tiễn
Đề tài nghiên cứu nhằm giúp các nhà quản lý đề ra những chủ trương trong công
tác việc làm và tạo việc làm cho thanh niên nông thôn huyện Phú Lương, tỉnh
Thái Nguyên.

3


6. Kết quả đạt được của luận văn
Các kết quả đạt được của luận văn bao gồm :
- Luận văn đã làm rõ những vấn đề lý luận về việc làm, tạo việc làm cho lao động
thanh niên; các nhân tố ảnh hưởng đến việc làm của thanh niên nông thôn trong thời
gian tới cũng như xu hướng phát triển việc làm của thanh niên.
- Nghiên cứu phân tích các đặc điểm kết cấu của nguồn lao động thanh niên, thực
trạng việc làm và tạo việc làm cho thanh niên nông thôn trên địa bàn huyện Phú
Lương, tỉnh Thái Nguyên thời gian qua. Phân tích, đánh giá những kết quả đạt được,
những tồn tại trong công tác tạo việc làm cho thanh niên nông thôn trên địa bàn huyện
Phú Lương, tìm hiểu những ngun nhân tờn tại làm cơ sở để đưa ra giải pháp có tính

khả thi nhất.
- Đề xuất các giải pháp nhằm tạo việc làm cho thanh niên nông thôn trên địa bàn
huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên.
7. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn bao gồm 3 chương với nội dung chính sau:
Chương 1: Cơ sở lý luận về thanh niên và việc làm cho lao động thanh niên nông thôn.
Chương 2: Thực trạng tạo việc làm cho thanh niên nông thôn huyện Phú Lương, tỉnh
Thái Nguyên.
Chương 3: Giải pháp tạo việc làm cho thanh niên nông thôn huyện Phú Lương, tỉnh
Thái Nguyên.

4


CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ TẠO VIỆC LÀM
CHO THANH NIÊN NÔNG THÔN
1.1 Cơ sở lý luận về thanh niên và tạo việc làm cho lao động thanh niên nông thôn

1.1.1 Việc làm và tạo việc làm cho lao động thanh niên nông thôn
1.1.1.1 Khái niệm về việc làm
Việc làm là một phạm trù tồn tại khách quan trong nền sản xuất xã hội, phụ thuộc vào
các điều kiện hiện có của nền sản xuất.
Có nhiều quan niệm về việc làm:
- “Việc làm là trạng thái phù hợp giữa sức LĐ và tư liệu sản xuất, tức là những điều
kiện cần thiết để sử dụng sức LĐ đó” [3].
- “Việc làm là cơ sở vật chất để huy động nguồn nhân lực vào hoạt động sản xuất
trong nền kinh tế quốc dân” [4].
Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) đưa ra khái niệm: “Việc làm là những hoạt động lao
động được trả công bằng tiền và bằng hiện vật”.
Khoản 2, Điều 3, Chương I, Luật Việc làm- 2013 xác định: “Việc làm là hoạt động LĐ

tạo ra thu nhập mà không bị pháp luật cấm” [5].
Một người LĐ có việc làm khi người ấy chiếm được mợt vị trí nhất định trong hệ
thớng sản xuất của xã hội. Thông qua việc làm, người ấy thực hiện quá trình LĐ tạo ra
sản phẩm và thu nhập.
Như vậy, việc làm là một phạm trù tồn tại khách quan trong nền sản xuất xã hội, phụ
thuộc vào các điều kiện hiện có của nền sản xuất; mợt hoạt đợng được coi là việc làm
khi có những đặc điểm sau: Đó là những cơng việc mà người LĐ nhận được tiền cơng,
đó là những cơng việc mà người LĐ thu lợi nḥn cho bản thân và gia đình, hoạt đợng
đó phải được pháp luật thừa nhận. Người LĐ được coi là có việc làm khi chiếm giữ
mợt vị trí nhất định trong hệ thống sản xuất của xã hội. Nhờ có việc làm mà người LĐ
mới thực hiện được quá trình LĐ tạo ra sản phẩm cho xã hợi, cho bản thân.

5


1.1.1.2 Khái niệm thanh niên
Thanh niên là khái niệm được sử dụng nhiều trong công tác cũng như trong cuộc sống
hàng ngày với nhiều cách hiểu khác nhau. Tùy theo từng tình h́ng cụ thể mà khái
niệm thanh niên dùng để chỉ một con người cụ thể, hoặc dùng để chỉ tính cách, phong
cách trẻ trung của người nào đó, hoặc dùng để chỉ cả một lớp người trẻ tuổi.
Thanh niên là đối tượng nghiên cứu của nhiều ngành khoa học; tùy theo góc đợ tiếp
cận của mỗi ngành mà người ta đưa ra các định nghĩa khác nhau về thanh niên.
Về mặt sinh học, thanh niên được coi là một giai đoạn phát triển trong cuộc đời con
người, bởi từ đây các em bước sang một giai đoạn mới để trở thành người lớn, người
trưởng thành.
Các nhà tâm lý học thường nhìn nhận thanh niên gắn với các đặc điểm tâm lý lứa tuổi
và coi đó là yếu tớ cơ bản để phân biệt với các lứa tuổi khác.
Từ góc đợ xã hợi học, thanh niên lại được nhìn nhận là mợt giai đoạn xã hợi hóa - thời
kỳ kết thúc của tuổi thơ phụ thuộc chuyển sang xác lập vai trị cá nhân qua các hoạt
đợng đợc lập với tư cách đầy đủ của một công dân, là một trong các chủ thể của các

quan hệ xã hội.
Các nhà kinh tế học lại nhấn mạnh thanh niên với góc đợ là mợt lực lượng lao đợng xã
hợi hùng hậu, là nguồn lực bổ sung cho đội ngũ những người lao động trên các lĩnh
vực sản xuất…
Đặc điểm chung về mặt sinh học của thanh niên là giai đoạn kết thúc tuổi thiếu niên,
đạt tới đỉnh cao của sự trưởng thành. Đây là giai đoạn quan trọng nhất trong sự phát
triển của cá thể con người.
Ở Việt Nam, Theo Luật Thanh niên 2005, “Thanh niên là công dân Việt Nam từ đủ 16
tuổi đến 30 tuổi” [6].
* Đặc điểm của thanh niên :
Thanh niên là nhóm dân sớ đăc thù, có mặt trong tất cả các nhóm dân tợc, giai cấp, các
thành phàn xã hội và địa bàn trong cả nước. Theo cách quản lý và phân loại đối tượng

6


thanh niên của Trung ương Đồn thanh niên cợng sản Hờ Chí Minh, thanh niên Việt
Nam được chia thành các nhóm sau: Thanh niên nơng thơn, thanh niên cơng nhân,
thanh niên công chức, viên chức, thanh niên đô thị, thanh niên học sinh và sinh viên,
thanh niên trong lực lượng vũ trang. Như vậy, có thể hiểu thanh niên nơng thôn là
những người thanh niên sinh sống ở khu vực nơng thơn [7].
Với những đặc tính của thanh niên, Nghị quyết Hợi nghị lần thứ 7 BCH Trung ương
Đảng (khóa X) về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác thanh niên thời
kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đã khái quát: “Thanh niên là lực lượng xã
hội to lớn, một trong những nhân tố quan trọng quyết định tương lai, vận mệnh dân
tộc; là lực lượng chủ yếu trên nhiều lĩnh vực, đảm nhiệm những cơng việc địi hỏi hy
sinh, gian khổ, sức khỏe và sáng tạo. Thanh niên là độ tuổi sung sức nhất về thể chất
và phát triển trí ṭ, ln năng đợng, sáng tạo, ḿn khẳng định mình. Song do cịn
trẻ, thiếu kinh nghiệm nên thanh niên cần được sự giúp đỡ, chăm lo của các thế hệ đi
trước và toàn xã hợi…” [8]. Bên cạnh những mặt tích cực, Nghị quyết cũng chỉ rõ

“Một bộ phận thanh niên sống thiếu lý tưởng, giảm sút niềm tin, ít quan tâm tới tình
hình đất nước, thiếu ý thức chấp hành pháp luật, sớng thực dụng, xa rời truyền thớng
văn hóa dân tợc. Học vấn của một bộ phận thanh niên nhất là thanh niên nơng thơn,
thanh niên dân tợc thiểu sớ cịn thấp; nhiều thanh niên thiếu kiến thức và kỹ năng hợi
nhập q́c tế. Tính đợc lập, chủ đợng, sáng tạo, năng lực thực hành sau đào tạo của
thanh niên còn yếu, chưa đáp ứng u cầu cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa” [8].
1.1.1.3 Phân loại việc làm
* Phân loại việc làm theo vị trí LĐ của người LĐ:
Tùy theo các mục đích nghiên cứu khác nhau mà người ta phân chia việc làm ra thành
nhiều loại.
Việc làm chính: Là cơng việc mà người LĐ thực hiện dành nhiều thời gian nhất và địi
hỏi u cầu của cơng việc cần trình độ chuyên môn kỹ thuật [5].
Việc làm phụ: Là công việc mà người LĐ thực hiện dành nhiều thời gian nhất sau cơng
việc chính.

7


* Phân loại việc làm theo mức độ sử dụng thời gian LĐ:
- Việc làm tồn thời gian: Chỉ mợt công việc làm 8 tiếng mỗi ngày, hoặc theo giờ hành
chính 8 tiếng mỗi ngày và 5 ngày trong tuần. Tuy nhiên việc xác định sớ người có việc
làm theo khái niệm trên chưa phản ánh trung thực trình đợ sử dụng LĐ xã hợi vì khơng
đề cập đến chất lượng của công việc làm. Trên thực tế, nhiều người LĐ đang có việc
làm nhưng làm việc nửa ngày, việc làm có năng suất thấp và thu nhập thấp; đây chính
là sự khơng hợp lý trong khái niệm người có việc làm và cần được bổ xung với ý nghĩa
đầy đủ của nó đó là việc làm đầy đủ [5].
Việc làm đầy đủ căn cứ trên hai khía cạnh chủ yếu đó là: Mức đợ sử dụng thời gian
LĐ, năng suất LĐ và thu nhập. Mọi việc làm đầy đủ đòi hỏi người LĐ phải sử dụng
đầy đủ thời gian LĐ theo luật định (ở Việt Nam hiện nay quy định 8 giờ mợt ngày)
mặt khác việc làm đó phải mang lại thu nhập không thấp hơn mức tiền lương tối thiểu

cho người LĐ.
Vậy với những người làm việc đủ thời gian qui định và có thu nhập lớn hơn tiền lương
tới thiểu hiện hành là những người có việc làm đầy đủ.
- Việc làm bán thời gian: Mô tả cơng việc làm khơng đủ thời gian giờ hành chính quy
định của Nhà nước 8 tiếng mỗi ngày và 5 ngày mỗi tuần. Thời gian làm việc có thể
dao đợng từ 0.5 đến 5 tiếng mỗi ngày và không liên tục.
- Việc làm thêm: Mô tả một công việc không chính thức, khơng thường xun bên
cạnh mợt cơng việc chính thức và ổn định.
- Thiếu việc làm: Là trạng thái trung gian giữa việc làm đầy đủ và thất nghiệp. Như vậy,
thiếu việc làm được hiểu là trạng thái việc làm khơng tạo điều kiện cho người tiến hành nó
sử dụng hết thời gian quy định và mang lại thu nhập thấp hơn mức tiền lương tối thiểu.
Theo Tổ chức LĐ Thế giới (ILO) thì khái niệm thiếu việc làm được biểu hiện dưới hai
dạng sau:
+ Thiếu việc làm vô hình: là trạng thái những người có đủ việc làm, làm đủ thời gian,
thậm chí nhiều thời gian hơn mức bình thường nhưng thu nhập thấp. Trên thực tế, họ

8


vẫn làm việc nhưng sử dụng rất ít thời gian trong sản xuất do vậy thời gian nhàn rỗi
nhiều và thường có mong ḿn tìm cơng việc khác có mức thu nhập cao hơn.
+ Thiếu việc làm hữu hình: là hiện tượng người LĐ làm việc thời gian ít hơn thường
lệ, họ khơng đủ việc làm, đang tìm kiếm thêm việc làm và sẵn sàng làm việc.
- Thất nghiệp: Gắn với khái niệm việc làm là khái niệm thất nghiệp.
Theo tổ chức LĐ q́c tế (ILO), “Thất nghiệp là tình trạng tồn tại một số người
trong lực lượng LĐ muốn làm việc nhưng khơng thể tìm được việc làm ở mức
lương thịnh hành”.
Thất nghiệp là hiện tượng mà người LĐ trong đợ tuổi LĐ có khả năng LĐ ḿn làm
việc nhưng lại chưa có việc làm và đang tích cực tìm việc làm [4].
Thất nghiệp được chia thành các loại sau:

+ Xét về ng̀n gớc thất nghiệp, có thể chia thành: Thất nghiệp tạm thời, thất nghiệp
cơ cấu, thất nghiệp chu kỳ. Thất nghiệp tạm thời: Phát sinh do di chuyển không ngừng
của sức LĐ giữa các vùng, các công việc hoặc các giai đoạn khác nhau của cuộc sống;
thất nghiệp cơ cấu: Xảy ra khi có sự mất cân đối giữa cung và cầu LĐ, việc làm. Sự
không ăn khớp giữa số lượng và chất lượng đào tạo và cơ cấu về yêu cầu của việc làm,
mất cân đối giữa cung và cầu LĐ; thất nghiệp chu kỳ: Phát sinh khi mức cầu chung về
LĐ thấp và không ổn định. Những giai đoạn mà cầu LĐ thấp nhưng cung LĐ cao sẽ
xảy ra thất nghiệp chu kỳ.
+ Xét về tính chủ đợng của người LĐ, thất nghiệp bao gờm: thất nghiệp tự nguyện và
thất nghiệp không tự nguyện.
+ Ở các nước đang phát triển, người ta chia thất nghiệp thành thất nghiệp hữu hình và
thất nghiệp vơ hình.
Thất nghiệp hữu hình: Xảy ra khi người có sức LĐ ḿn tìm kiếm việc làm nhưng
khơng tìm được trên thị trường.
Thất nghiệp vơ hình: Hay cịn gọi là thất nghiệp trá hình là biểu hiện chính của tình
trạng chưa sử dụng hết LĐ ở các nước đang phát triển. Họ là những người có việc làm
9


trong khu vực nơng thơn hoặc thành thị khơng chính thức nhưng việc làm đó có năng
suất thấp, những người này đóng góp rất ít hoặc khơng đáng kể vào phát triển sản xuất.
1.1.1.4 Vai trò của việc làm
Việc làm có vai trị quan trọng trong đời sớng xã hợi, nó khơng thể thiếu đới với từng
cá nhân và tồn bộ nền kinh tế, là vấn đề cốt lõi và xun śt trong các hoạt đợng
kinh tế, có mới quan hệ mật thiết với kinh tế và xã hợi, nó chi phới tồn bợ mọi hoạt
đợng của cá nhân và xã hợi.
Đới với từng cá nhân, có việc làm đi đơi với có thu nhập để ni sớng bản thân mình,
vì vậy nó ảnh hưởng trực tiếp và chi phới tồn bợ đời sớng của cá nhân. Việc làm ngày
nay gắn chặt với trình đợ học vấn, trình đợ tay nghề của từng cá nhân. Thực tế cho
thấy, những người khơng có việc làm thường tập trung vào những vùng nhất định

(vùng đơng dân cư khó khăn về điều kiện tự nhiên, cơ sở hạ tầng,...), vào những nhóm
người nhất định (LĐ khơng có trình đợ tay nghề, trình đợ văn hố thấp,...). Thất
nghiệp sẽ làm mất cơ hợi trau dời, nắm bắt và nâng cao trình đợ kĩ năng nghề nghiệp,
làm hao mòn và mất đi kiến thức, kỹ năng vớn có.
Đới với nền kinh tế, LĐ là mợt trong những nguồn lực quan trọng nhất, là đầu vào
không thể thay thế, vì vậy nó là nhân tớ tạo nên tăng trưởng kinh tế và thu nhập quốc
dân. Nền kinh tế luôn phải đảm bảo tạo cầu về việc làm cho từng cá nhân nhằm duy trì
mới quan hệ hài hoà giữa việc làm và tăng trưởng kinh tế, tức là ln bảo đảm cho nền
kinh tế có xu hướng phát triển bền vững, ngược lại nó cũng duy trì lợi ích và phát huy
tiềm năng của người LĐ.
Đới với xã hợi, mỗi mợt cá nhân, gia đình là một yếu tố cấu thành nên xã hội. Khi mọi
cá nhân trong xã hợi có việc làm thì xã hợi đó được duy trì và phát triển… Ngược lại,
khi nền kinh tế không đảm bảo đáp ứng nhu cầu về việc làm cho người LĐ có thể dẫn
đến nhiều tiêu cực trong đời sống xã hội và ảnh hưởng xấu đến sự phát triển nhân cách
con người. Con người có nhu cầu LĐ, ngoài việc đảm bảo nhu cầu đời sớng cịn đảm
bảo các nhu cầu về phát triển và tự hồn thiện. Vì vậy, trong nhiều trường hợp khi
khơng có việc làm sẽ ảnh hưởng đến lịng tự tin của con người, sự xa lánh cộng đồng
và là nguyên nhân của các tệ nạn xã hợi. Ngồi ra, khơng có việc làm trong xã hợi sẽ

10


tạo ra các hố ngăn cách giàu nghèo là nguyên nhân nảy sinh ra các mâu thuẫn và ảnh
hưởng đến tình hình chính trị.
Vai trị việc làm đới với từng cá nhân đối với phát triển kinh tế, ổn định chính trị xã
hợi là rất quan trọng. Vì vậy, để đáp ứng được nhu cầu việc làm của toàn xã hợi địi
hỏi nhà nước và từng địa phương phải có những chiến lược, kế hoạch cụ thể đáp ứng
được nhu cầu này.
1.1.1.5 Tạo việc làm
Có thể hiểu tạo việc làm cho người LĐ là đưa người LĐ vào làm việc để tạo ra trạng

thái phù hợp giữa sức LĐ và tư liệu sản xuất, tạo ra hàng hoá và dịch vụ đáp ứng nhu
cầu thị trường.
Tạo việc làm còn được hiểu là q trình tạo ra sớ lượng và chất lượng tư liệu sản xuất;
số lượng và chất lượng sức LĐ và các điều kiện kinh tế- xã hội cần thiết khác để kết
hợp tư liệu sản xuất và sức LĐ [9].
Quá trình kết hợp sức LĐ và điều kiện để sản xuất là quá trình người LĐ làm việc.
Người LĐ làm việc không chỉ tạo ra thu nhập cho riêng họ mà còn tạo ra của cải vật
chất, tinh thần cho xã hợi. Vì vậy, tạo việc làm khơng chỉ là nhu cầu chủ quan của
người LĐ mà còn là yếu tố khách quan của xã hội [9], [10].
Chúng ta cần phân biệt việc làm và tạo việc làm: Tạo việc làm là mợt q trình như đã
nói ở trên, cịn việc làm là kết quả của q trình ấy. Ḿn có được nhiều việc làm cần
có các chính sách tạo việc làm hiệu quả như: chính sách về vốn, di dân đến vùng kinh
tế mới, phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, phát triển ngành nghề truyền
thống, xuất khẩu LĐ…[10]
Việc hình thành việc làm thường là sự tác động đồng thời giữa ba yếu tố:
- Nhu cầu thị trường.
- Điều kiện cần thiết để sản xuất ra sản phẩm, dịch vụ.
+ Người LĐ (sức lực và trí lực).
+ Công cụ sản xuất.
11


+ Đối tượng LĐ.
- Môi trường xã hội: Xét cả góc đợ kinh tế, chính trị, pháp ḷt, xã hợi.
Có thể mơ hình hố quy mơ tạo việc làm theo phương trình sau:
Y = f (C,V,X,…)
Trong đó:

Y: Sớ lượng việc làm được tạo ra
C: Vốn đầu tư

V: Sức LĐ
X: Thị trường tiêu thụ sản phẩm…

Trong đó, quan trọng nhất là các yếu tố đầu tư (C) và sức LĐ (V). Hai yếu tố này hợp
thành năng lực sản xuất. Mối quan hệ giữa (C) và (V) phụ tḥc vào tình trạng công
nghệ và tồn tại dưới dạng khả năng. Để chủn hố khả năng đó thành hiện thực địi
hỏi những điều kiện nhất định. Đó là những điều kiện kinh tế, xã hợi, thơng qua hệ
thớng các chính sách của Nhà nước như chính sách thu hút người LĐ, qua việc phát
triển các ngành nghề, chính sách vay vớn,…
Chương 2, Luật Việc làm 2013 xác định: Nhà nước có định hướng chính sách hỗ trợ,
tạo việc làm cho người LĐ [5].
1.1.1.6 Việc làm mới
Khái niệm việc làm thường gắn với vị trí làm việc bởi vì mỗi cơng việc cụ thể phải có
mơi trường làm việc nhất định. Như thế việc làm tạo ra những chỗ làm việc mới cũng
hàm ý với việc tạo ra việc làm mới. Việc làm mới bao gờm những cơng việc địi hỏi kỹ
năng và những việc làm được tạo thêm cho người LĐ. Đối với những cơng việc mới
này cần phải có sự thay đổi kỹ năng LĐ thơng qua đào tạo, cịn đới với những việc làm
được tạo thêm (tăng lượng cầu LĐ) đồng nghĩa với việc tạo thêm những chỗ làm việc
mà không yêu cầu phải thay đổi kỹ năng của người LĐ. Như vậy, việc làm mới là
phạm trù nói lên sự tăng lượng cầu về LĐ, nó được thể hiện dưới hai dạng: Những
việc làm đòi hỏi kỹ năng LĐ mới và những chỗ làm việc mới được tạo thêm, song
khơng địi hỏi sự thay đổi về kỹ năng của người LĐ [4].
12


1.1.2 Các nhân tố ảnh hưởng tới tạo việc làm cho lao động thanh niên nông thôn
a. Tư liệu sản xuất:
Tư liệu sản xuất là tồn bợ những tư liệu vật chất cần thiết cho sản xuất của con người,
bao gồm tư liệu LĐ và đối tượng LĐ. Trong sản xuất nông nghiệp, tư liệu sản xuất
gồm công cụ LĐ, phương tiện LĐ như máy móc, đất đai, kết cấu hạ tầng kỹ thuật,

nguồn lực sinh học, các phương tiện hố học và hệ thớng cây trờng vật ni...
Trong tư liệu LĐ thì cơng cụ LĐ có vai trị quan trọng nhất. Công cụ LĐ do con người
sáng tạo ra, là "sức mạnh của tri thức đã được vật thể hóa", nó "nhân" sức mạnh của
con người trong q trình LĐ sản xuất; nó tác dụng trực tiếp vào đới tượng LĐ, quy
định trực tiếp năng suất LĐ. Trình đợ công cụ LĐ là cơ sở để phân biệt sự khác nhau
giữa các thời đại kinh tế.
Một số nhân tố cơ bản trong tư liệu sản xuất ảnh hưởng đến tạo việc làm cho LĐ thanh
niên nông thôn:
* Đất đai: Trong nông nghiệp, ruộng đất không chỉ tham gia với tư cách là yếu tố
thông thường mà là yếu tố tích cực của sản xuất, là tư liệu chủ yếu không thể thiếu,
không thể thay thế được. Đất đai trong nơng nghiệp có đặc điểm: ṛng đất bị giới
hạn về mặt không gian nhưng sức sản xuất là vô hạn. Mỗi q́c gia có giới hạn diện
tích đất khác nhau và tỷ lệ ruộng đất trong nông nghiệp ở mỗi q́c gia lại càng khác
biệt nhau vì nó cịn tuỳ tḥc vào điều kiện đất đai, địa hình và trình độ phát triển kỹ
thuật của từng nước. Với nước ta, mặc dù đất chật người đông nhưng tỷ lệ đất sản
xuất nông nghiệp chiếm khá lớn là 11.530.160 ha chiếm 34,81% tổng diện tích đất cả
nước, đất lâm nghiệp là 14.923.560 ha chiếm 45,05% tổng diện tích đất cả nước, đất
phi nông nghiệp chiếm 11,93%. Tuy nhiên đất chưa sử dụng (có cả sơng ngịi) cịn
nhiều 2.123.042 ha, chiếm 6,41 % tổng diện tích tự nhiên cả nước. Diện tích đất lớn
cho phép khai thác theo cả chiều sâu và chiều rợng để mỗi đơn vị diện tích đất ngày
càng đáp ứng nhiều sản phẩm theo yêu cầu của con người và thị trường thế giới.
Chính việc sử dụng đất hợp lý kết hợp với sử dụng nguồn lực con người sẽ tạo ra sự
hài hoà cho việc giải quyết việc làm cho người LĐ với việc tăng sản lượng nông,
lâm, ngư nghiệp [11].

13


Ṛng đất có vị trí cớ định và chất lượng khơng đờng đều, nó khác tư liệu sản xuất khác là
khơng bị hao mịn, khơng bị đào thải khỏi q trình sản xuất nếu sử dụng hợp lý.

Như vậy, ṛng đất có ý nghĩa to lớn trong sản xuất nơng nghiệp. Mỗi mợt vùng có vị
trí địa lý khác nhau. Do đó, để có việc làm cho người LĐ nơng thơn thì Đảng và Nhà
nước cần có chính sách hỗ trợ, khuyến khích họ đờng thời đưa ra những giải pháp tăng
sức sản xuất của ruộng đất, làm tăng số lần quay vịng của đất.
* Vốn: Vớn trong sản xuất nông nghiệp là biểu hiện bằng tiền của tư liệu LĐ và đối
tượng LĐ được sử dụng vào sản xuất nông nghiệp. Vốn sản xuất nông nghiệp mang
đặc điểm sau:
Sản xuất nơng nghiệp cịn lệ tḥc vào điều kiện tự nhiên nên việc sử dụng vốn gặp
nhiểu rủi ro, làm tổn thất hoặc giảm hiệu quả sử dụng vốn.
Một bộ phận sản phẩm nông nghiệp không qua lĩnh vực lưu thông mà được chuyển
trực tiếp làm tư liệu sản xuất cho bản thân ngành nông nghiệp. Do vậy, một phần vớn
được thực hiện ở ngồi thị trường và được tiêu dùng trong nội bộ nông nghiệp khi vốn
lưu động được khơi phục trong hình thái hiện vật.
Đới với người nơng dân, đặc biệt là những người dân nghèo thì vớn là yếu tố quan
trọng và cần thiết để tiến hành sản xuất. Để tạo việc làm cho người LĐ, nguồn vốn
được huy động chủ yếu từ trợ cấp, từ các quỹ, các tổ chức tín dụng.
Ngồi các yếu tớ đất đai, vớn, sức LĐ, thị trường LĐ, cịn có yếu tớ quan trọng nữa đó
là hệ thớng cơ sở hạ tầng kỹ thuật: hệ thống thuỷ lợi, hệ thống đường giao thông, điện,
thông tin liên lạc, cơ sở chế biến… Hệ thớng này là yếu tớ gián tiếp góp phần tạo ra
việc làm và nâng cao hiệu quả việc làm. Việc phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật ở các
cộng đồng dân cư sẽ tạo khả năng thu hút nhiều LĐ trực tiếp và gián tiếp tạo môi
trường phát triển việc làm trong từng cộng đồng.
b. Nhân tố dân sớ:
Dân sớ là yếu tớ chủ yếu của q trình phát triển, dân số vừa là chủ thể vừa là khách
thể của xã hội, vừa là người sản xuất, vừa là người tiêu dùng. Vì vậy, quy mơ, cơ cấu

14


và chất lượng dân số ảnh hưởng rất lớn đến q trình phát triển kinh tế - xã hợi, ảnh

hưởng đó là tích cực hay tiêu cực tuỳ tḥc vào mối quan hệ giữa tốc độ phát triển dân
số với nhu cầu và khả năng phát triển kinh tế - xã hội của mỗi nước trong mỗi thời kỳ.
Do quy mô dân số lớn, tốc độ tăng cao đã làm quy mơ sớ người trong đợ tuổi LĐ có
khả năng tăng cao. Quy mô dân số đông, nguồn LĐ dồi dào, đó là sức mạnh của q́c
gia, là yếu tớ cơ bản để mở rộng và phát triển sản xuất. Nhưng đối với nước ta - nước
đang phát triển, khả năng mở rợng và phát triển sản xuất cịn có hạn, ng̀n vớn, thiết
bị, ngun nhiên vật liệu cịn thiếu thốn, nguồn LĐ đông và tăng nhanh lại gây sức ép
về việc làm rất lớn. Mỗi năm phải tạo thêm từ 1,5 triệu - 1,55 triệu chỗ làm việc chưa
kể số sinh viên sắp ra trường, số người làm việc nợi trợ thì sớ người chưa có việc làm
hàng năm là rất lớn.
* Năng lực bản thân của người LĐ:
Sức LĐ cũng là yếu tớ quan trọng của q trình tạo việc làm, sức LĐ là khả năng trí
lực, thể lực của con người. Đó là tri thức, sức khoẻ, kỹ năng, kinh nghiệm, truyền
thớng, bí quyết cơng nghệ,…
Theo C.Mác: “Sức LĐ là tồn bợ thể lực và trí lực tờn tại trong cơ thể con người, nó
được vận dụng vào q trình LĐ sản xuất”.
Trình đợ văn hố, chun mơn, nghiệp vụ có tác đợng rất lớn đến cơ hợi việc làm của
thanh niên, những thanh niên có tay nghề, có trình đợ sẽ có nhiều cơ hợi lựa chọ việc
làm và có thu nhập cao, có điều kiện phát triển. Tuy nhiên, trên địa bàn cả nước đến
năm 2017 có 80% thanh niên nơng thơn chưa qua đào tạo chun mơn kỹ tḥt (có
bằng chứng chỉ nghề trở lên), 2,2% có trình đợ sơ cấp, 4,2% có trình đợ trung cấp và
3,3% có trình đợ cao đẳng trở lên. Do đó việc làm cần thiết hiện nay là nâng cao tỷ lệ
đào tạo cho LĐ nói chung trong đó có LĐ thanh niên.
c. Nhân tớ giáo dục và công nghệ:
Tiềm năng kinh tế của một đất nước phụ tḥc vào trình đợ khoa học và cơng nghệ
của đất nước đó, trình đợ khoa học cơng nghệ lại phụ thuộc vào các điều kiện giáo

15



dục. Đã có rất nhiều bài học thất bại khi mợt nước nào đó sử dụng cơng nghệ ngoại
nhập tiên tiến trong khi tiềm lực khoa học công nghệ trong nước còn rất non yếu. Giáo
dục và đào tạo cho người LĐ có đủ tri thức, năng lực, sẵn sàng đáp ứng mọi u cầu
của cơng việc và khi có trong tay kiến thức về xã hợi, về trình đợ chun mơn người
LĐ sẽ có nhiều cơ hợi để thực hiện các công việc mà xã hội phân công sắp xếp.
Bên cạnh sự đảm bảo nguồn lực về số lượng, chất lượng đáp ứng u cầu cơng việc thì
việc phát triển công nghệ là yếu tố quan trọng trong việc đưa đất nước trở thành nước
cơng nghiệp. Cơng nghiệp hố với xu hướng tri thức hố cơng nhân, chun mơn hoá
LĐ, giảm bớt LĐ chân tay nặng nhọc.
Ngày nay, để cơng nghiệp hố nơng nghiệp nơng thơn nói riêng và cơng nghiệp hố,
hiện đại hố đất nước nói chung thì việc thiếu LĐ có trình đợ chun mơn hố cao và
thừa LĐ trình đợ thấp rất nhiều gây ra sức ép việc làm lớn. Nếu bên cạnh việc nâng
cao trình độ cho người LĐ mà kết hợp với việc áp dụng thành tựu khoa học trong sản
xuất thì sẽ tạo ra những chỗ làm việc hợp lý. Ngược lại, nếu Nhà nước có những chính
sách tạo việc làm cho người LĐ mà họ thiếu hiểu biết, thiếu kiến thức chuyên mơn thì
chương trình tạo việc làm sẽ khơng đạt hiệu quả nữa.
d. Chính sách LĐ và việc làm trong xã hợi:
Chính sách việc làm là mợt trong những chính sách xã hợi cơ bản của mọi q́c gia
nhằm góp phần bảo đảm an toàn, ổn định và phát triển xã hợi. Chính sách việc làm
thực chất là mợt hệ thớng các biện pháp có tác đợng mở rợng cơ hợi để lực lượng LĐ
của tồn xã hợi tiếp cận được việc làm. Ngồi ra chính sách việc làm cịn bao gồm các
giải pháp trợ giúp các loại đối tượng đặc biệt (cho người tàn tật, đối tượng tệ nạn xã
hội, người hời hương…) có cơ hợi và đều được làm việc.
Chính sách việc làm tḥc hệ thớng chính sách xã hội nhằm giải quyết một vấn đề xã
hội vừa cấp bách trước mặt hiện nay vừa cơ bản lâu dài. Trong quá trình chuyển sang
cơ chế thị trường tình trạng thất nghiệp là điều khó tránh khỏi, đặc biệt là khi Việt
Nam đã gia nhập tổ chức Thương mại quốc tế (WTO), ký kết hiệp định đới tác tồn
diện và tiến bợ xun Thái Bình dương (CPTPP) thì khả năng tìm việc làm đới với
người LĐ có trình đợ thấp lại càng khó. Để hạn chế thất nghiệp mợt mặt phải tạo chỗ


16


làm việc mới; mặt khác phải tránh cho người LĐ đang làm việc lâm vào thất nghiệp.
Ngồi ra, phải có hệ thống bảo hiểm cho người LĐ khi họ thất nghiệp.
Trong chính sách giải quyết việc làm, mợt ngun tắc cơ bản cần phải được chú ý, đó
là đảm bảo cho mọi người được tiếp cận với cơ hội làm việc, trên cơ sở Nhà nước tạo
điều kiện thuận lợi cho mọi người có cơ hợi chủ đợng tìm kiếm việc làm. Đồng thời
cũng chống việc coi nhẹ trách nhiệm xã hội của các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế
khiến cho tình trạng thất nghiệp trở thành vấn đề xã hội gay cấn.

1.1.3 Nội dung của công tác tạo việc làm cho lao động thanh niên nông thôn
1.1.3.1 Hướng nghiệp, đào tạo nghề, tư vấn và giới thiệu việc làm
a. Hướng nghiệp:
Hướng nghiệp là các hoạt động nhằm hỗ trợ mọi cá nhân chọn lựa và phát triển chuyên
môn nghề nghiệp phù hợp nhất với khả năng của cá nhân đồng thời thỏa mãn nhu cầu
nhân lực cho tất cả các lĩnh vực nghề nghiệp (thị trường LĐ) ở cấp độ địa phương và
quốc gia. Thực chất của hướng nghiệp không phải là sự quyết định nghề mà là giúp
các em có được những hiểu biết cần thiết về bản thân, về thế giới nghề nghiệp xung
quanh, về những yếu tố ảnh hưởng/tác động tới bản thân trong việc chọn nghề để lựa
chọn nghề phù hợp và giải quyết thỏa đáng mối quan hệ giữa cá nhân với nghề, giữa
cá nhân với xã hội. Hướng nghiệp là giáo dục sự lựa chọn nghề mợt cách có chủ đích
nhằm đảm bảo cho người học hạnh phúc trong lao động nghề nghiệp, lao động đạt
hiệu suất cao và cống hiến được nhiều nhất cho xã hội. Hướng nghiệp không chỉ được
thực hiện trong nhà trường bởi các thầy, cô giáo mà hướng nghiệp được tiến hành tại
gia đình và cợng đờng với sự tác động, hỗ trợ của các cơ quan, đồn thể, tổ chức xã
hợi, đặc biệt là cha mẹ [12], [13].
Hướng nghiệp nói chung, hướng nghiệp cho thanh niên nơng thơn nói riêng đa sớ được
thực hiện trong trường học hoặc tại các tổ chức chính trị xã hợi như Đồn thanh niên,
Hợi phụ nữ. Trong trường học, hoạt động hướng nghiệp theo quy định tại Việt Nam

được thực hiện ở bậc THCS và THPT. Theo đó, mục tiêu của hoạt động hướng nghiệp
là giúp cho người học hiểu được ý nghĩa và tầm quan trọng của việc lựa chọn nghề
nghiệp tương lai; Biết được thông tin cơ bản về việc phát triển kinh tế - xã hội của địa

17


×