Tải bản đầy đủ (.pdf) (184 trang)

Hoạt động ngân hàng phi truyền thống và hiệu quả ngân hàng - trường hợp các ngân hàng thương mại niêm yết tại Việt Nam giai đoạn 2011-2019.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.82 MB, 184 trang )

vi

MỤC LỤC
LỜICAMĐOAN...............................................................................................................................i
LỜICẢMƠN....................................................................................................................................ii
TĨMTẮTLUẬNÁN.....................................................................................................................iii
DANHMỤCTỪVIẾTTẮT...........................................................................................................v
MỤCLỤC.........................................................................................................................................vi
DANHMỤCBẢNG.........................................................................................................................ix
DANHMỤCHÌNH...........................................................................................................................x
CHƯƠNG1:GIỚITHIỆU.............................................................................................................1
1.1. Lý do nghiên cứu ............................................................................................................. 1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu ........................................................................................................ 4
1.3. Câu hỏi nghiên cứu: ........................................................................................................ 4
1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................................................... 4
1.5. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................................. 6
1.6. Các đóng góp và điểm mới của luận án .......................................................................... 7
1.7. Kết cấu luận án ................................................................................................................ 8
CHƯƠNG2:LÝTHUYẾTVÀCÁCNGHIÊNCỨUTHỰCNGHIỆMCÓLIÊNQUAN.....10
2.1. Hiệu quả của ngân hàng thương mại .............................................................................. 10
2.1.1. Khái niệm hiệu quả ngân hàng thương mại ................................................................. 10
2.1.2. Phân loại hiệu quả ngân hàng ...................................................................................... 11
2.1.3. Các phương pháp đo lường hiệu quả ngân hàng thương mại ...................................... 12
2.1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả ngân hàng thương mại ........................................ 20
2.2. Hoạt động ngân hàng phi truyền thống .......................................................................... 26
2.2.1. Khái niệm hoạt động ngân hàng phi truyền thống....................................................... 26
2.2.2. Phân loại hoạt động ngân hàng phi truyền thống ........................................................ 34
2.2.3. Đo lường hoạt động ngân hàng phi truyền thống ........................................................ 36
2.2.4. Các nguyên nhân dẫn đến sự phát triển của hoạt động ngân hàng phi truyền thống... 37
2.3. Cơ sở lý thuyết về tác động của hoạt động NHPTT đến hiệu quả ngân hàng ................ 41
2.3.1. Lý thuyết trung gian tài chính – The Intermediation theory of banking ..................... 41


2.3.2. Lý thuyết danh mục đầu tư hiện đại ............................................................................ 42


vii

2.3.3. Lý thuyết lợi ích kinh tế nhờ quy mơ (Economies of Scale) ....................................... 43
2.4. Tác động của hoạt động NHPTT đến hiệu quả ngân hàng ............................................. 44
2.4.1. Tác động tích cực......................................................................................................... 44
2.4.2. Tác động tiêu cực......................................................................................................... 47
2.5. Lược khảo các cơng trình nghiên cứu có liên quan ........................................................ 48
2.5.1. Các nghiên cứu về tác động của hoạt động ngân hàng phi truyền thống đến hiệu quả
ngân hàng ............................................................................................................................... 48
2.5.2. Các nghiên cứu thực nghiệm về các yếu tố tác động đến hoạt động ngân hàng phi
truyền thống ........................................................................................................................... 61
2.5.3. Các nghiên cứu thực nghiệm về hiệu quả ngân hàng ở Việt Nam .............................. 66
2.5.4. Khoảng trống nghiên cứu ............................................................................................ 73
Tóm tắt chương 2 ................................................................................................................... 74
CHƯƠNG3:PHƯƠNGPHÁPNGHIÊNCỨU.......................................................................75
3.1 Quy trình nghiên cứu ....................................................................................................... 75
3.2. Mơ hình nghiên cứu tác động của hoạt động ngân hàng phi truyền thống đến hiệu quả
ngân hàng ............................................................................................................................... 76
3.2.1. Mơ hình nghiên cứu đề xuất ........................................................................................ 76
3.2.2. Mơ tả các biến trong mơ hình nghiên cứu ................................................................... 78
3.3. Mơ hình nghiên cứu các yếu tố tác động đến hoạt động ngân hàng phi truyền thống ... 84
3.3.1. Mơ hình nghiên cứu đề xuất ........................................................................................ 84
3.3.2. Mơ tả các biến trong mơ hình nghiên cứu ................................................................... 86
3.4. Dữ liệu nghiên cứu ......................................................................................................... 90
3.5. Phương pháp ước lượng.................................................................................................. 91
3.5.1. Phương pháp đo lường hiệu quả ngân hàng ............................................................... 91
3.5.2. Phương pháp hồi quy ................................................................................................... 95

Tóm tắt chương 3 ................................................................................................................... 98
CHƯƠNG4:KẾTQUẢNGHIÊNCỨUTHỰCNGHIỆMVÀTHẢOLUẬN.......................99
4.1. Đánh giá khái quát hiệu quả ngân hàng và hoạt động ngân hàng phi truyền thống của
các Ngân hàng thương mại niêm yết Việt Nam giai đoạn 2011 – 2019 ................................ 99
4.1.1. Đánh giá khái quát hiệu quả ........................................................................................ 99
4.1.2. Đánh giá khái quát về hoạt động ngân hàng phi truyền thống .................................. 101
4.2. Thống kê mô tả mẫu ..................................................................................................... 105


viii

4.3 Kết quả nghiên cứu thực nghiệm ................................................................................... 109
4.3.1. Kết quả nghiên cứu tác động của hoạt động ngân hàng phi truyền thống đến hiệu quả
ngân hàng ............................................................................................................................. 109
4.3.2. Kết quả ước lượng mơ hình các yếu tố tác động đến hoạt động ngân hàng phi truyền
thống .................................................................................................................................... 123
Tóm tắt chương 4 ................................................................................................................. 128
CHƯƠNG5:KẾTLUẬNVÀHÀMÝCHÍNHSÁCH.............................................................129
5.1. Kết luận nghiên cứu ...................................................................................................... 129
5.2. Hàm ý chính sách ......................................................................................................... 130
5.2.1. Nội dung của các nhóm giải pháp ............................................................................. 130
5.2.1.1. Đẩy mạnh phát triển các hoạt động ngân hàng phi truyền thống bằng cách đa dạng
hoá sản phẩm, dịch vụ để gia tăng hiệu quả ngân hàng....................................................... 130
5.2.1.2. Nâng cao chất lượng hoạt động ngân hàng truyền thống ....................................... 133
5.2.1.4. Tiếp tục nâng cao vốn tự có .................................................................................... 135
5.2.1.5. Các giải pháp bổ trợ ................................................................................................ 135
5.2.2. Tính khả thi của các giải pháp ................................................................................... 139
5.2.3. Lộ trình thực hiện ...................................................................................................... 140
5.3. Kiến nghị về việc hỗ trợ các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của các ngân hàng
thương mại niêm yết ở Việt Nam từ Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước .......................... 142

5.4. Hạn chế của nghiên cứu và hướng nghiên cứu tiếp theo .............................................. 143
TÀILIỆUTHAMKHẢO............................................................................................................145
PHỤLỤC........................................................................................................................................clv


ix

DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1. Các yếu tố chủ quan và khách quan tác động đến hiệu quả ngân hàng ................ 24
Bảng 2.2. Tỉ lệ thu nhập từ phí trên tổng thu nhập của 15 nước trên thế từ 1980 – 1990 ..... 28
Bảng 2.3. Các hoạt động tạo phí của NHTM ........................................................................ 34
Bảng 2.4. Thị phần tài sản của các định chế tài chính ở Mỹ từ 1890 – 1993 ........................ 38
Bảng 2.5. Tóm tắt về các tổ chức giám sát bởi FED tính đến quý 2/2019 ............................ 39
Bảng 2.6: Tổng hợp các nghiên cứu về tác động của hoạt động ngân hàng phi truyền thống
đến hiệu quả ngân hàng ......................................................................................................... 56
Bảng 2.7. Bảng tổng hợp các nghiên cứu về các yếu tố tác động đến hoạt động ngân hàng
phi truyền thống ..................................................................................................................... 64
Bảng 2.8. Tổng hợp các nghiên cứu về hiệu quả ngân hàng ở Việt Nam tập trung vào đo
lường hiệu quả ngân hàng ...................................................................................................... 68
Bảng 2.9. Tổng hợp những nghiên cứu về các yếu tố tác động đến hiệu quả ngân hàng ở
Việt Nam................................................................................................................................ 70
Bảng 3.1. Mô tả các biến trong mơ hình nghiên cứu tác động của hoạt động ngân hàng phi
truyền thống đến hiệu quả ngân hàng .................................................................................... 82
Bảng 3.2. Mô tả các biến trong mơ hình nghiên cứu các yếu tố tác động đến hoạt động ngân
hàng phi truyền thống ............................................................................................................ 89
Bảng 4.1. Kết quả phân tích DEA về hiệu quả kỹ thuật của các NHTMNY ........................ 99
Bảng 4.2. Kết quả thống kê phân tích DEA của các NHTMNY Việt Nam ........................ 100
Bảng 4.3. Kết quả thống kê mô tả các biến trong mô hình ................................................. 105
Bảng 4.4. Ma trận hệ số tương quan .................................................................................... 107
Bảng 4.5. Kiểm tra đa cộng tuyến giữa các biến độc lập trong mơ hình tác động của hoạt

động ngân hàng phi truyền thống đến hiệu quả ngân hàng ................................................. 107
Bảng 4.6. Kiểm tra đa cộng tuyến giữa các biến độc lập trong mơ hình các yếu tố tác động
đến hoạt động ngân hàng phi truyền thống.......................................................................... 108
Bảng 4.7. Kết quả ước lượng mơ hình tác động của hoạt động ngân hàng phi truyền thống
đến hiệu quả ngân hàng ....................................................................................................... 109
Bảng 4.8. Kết quả ước lượng mơ hình tác động của tỷ lệ thu nhập từ dịch vụ trên tổng thu
nhập (SER) đến hiệu quả ngân hàng ................................................................................... 113


x

Bảng 4.9. Kết quả ước lượng mơ hình tác động của tỷ lệ thu nhập từ kinh doanh ngoại hối
trên tổng thu nhập (FOREX) đến hiệu quả ngân hàng ........................................................ 116
Bảng 4.10 Kết quả ước lượng mơ hình tác động của tỷ lệ thu nhập từ mua bán chứng khoán
trên tổng thu nhập (SEC) đến hiệu quả ngân hàng .............................................................. 119
Bảng 4.11. Kết quả ước lượng mơ hình tác động của tỷ lệ thu nhập khác trên tổng thu nhập
(OTHER) đến hiệu quả ngân hàng ...................................................................................... 121
Bảng 4.12. Kết quả ước lượng mơ hình các yếu tố tác động đến hoạt động ngân hàng phi
truyền thống ......................................................................................................................... 124

DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1. So sánh DEA và FHD ............................................................................................ 16
Hình 2.1. Tỷ lệ thu nhập phi lãi trên tổng thu nhập của các NHTM Mỹ .............................. 29
giai đoạn 2000 – 2018 ........................................................................................................... 29
Hình 2.2. Tỷ lệ thu nhập phi lãi trên tổng thu nhập của các NHTM Canada ........................ 30
giai đoạn 1996 – 2017 ........................................................................................................... 30
Hình 2.3. Tỷ lệ thu nhập phi lãi trên tổng thu nhập của các NHTM Đức ............................. 30
giai đoạn 1996 – 2017 ........................................................................................................... 30
Hình 2.4. Tỷ lệ thu nhập phi lãi trên tổng thu nhập của các NHTM Pháp ............................ 30
giai đoạn 1996 – 2017 ........................................................................................................... 30

Hình 2.5 Thu nhập từ lãi và thu nhập phi lãi của các ngân hàng lớn ở Anh giai đoạn 1996 –
2017 ....................................................................................................................................... 31
Hình 2.6. Tỷ lệ thu nhập phi lãi trên tổng thu nhập của các NHTM Thụy Sỹ ...................... 31
giai đoạn 1996 – 2017 ........................................................................................................... 31
Hình 2.7. Tỷ lệ thu nhập phi lãi trên tổng thu nhập của các NHTM Úc ............................... 31
giai đoạn 1996 – 2017 ........................................................................................................... 31
Hình 2.8. Tỷ lệ thu nhập phi lãi trên tổng thu nhập của các NHTM Nhật Bản ..................... 32
giai đoạn 1996 – 2017 ........................................................................................................... 32
Hình 2.8. Tỷ lệ thu nhập phi lãi trên tổng thu nhập của các NHTM Trung Quốc ................. 32
giai đoạn 1996 – 2017 ........................................................................................................... 32
Hình 2.9. Tỷ lệ thu nhập phi lãi trên tổng thu nhập của các NHTM Singapore .................... 32
giai đoạn 1996 – 2017 ........................................................................................................... 32
Hình 4.1. Hiệu quả kỹ thuật của các NHTMNY Việt Nam qua các năm ............................ 100


xi

Hình 4.2. Tỉ trọng thu nhập ngồi lãi trên tổng thu nhập hoạt động của các NHTMNY từ
2011 – 2019 ......................................................................................................................... 101
Hình 4.3. Thu nhập từ hoạt động dịch vụ của các NHTMNY từ 2011-2019 ...................... 102
Hình 4.4. Lãi/lỗ thuần từ hoạt động kinh doanh ngoại hối của các NHTMNY từ 2011 –
2019 ..................................................................................................................................... 103
Hình 4.5. Lãi thuần từ mua bán chứng khoán đầu tư của các NHTM niêm yết . ................ 104
Hình 4.7. Thu nhập từ hoạt động khác của các NHTMNY từ 2011-2019 .......................... 105


1

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU
1.1. Lý do nghiên cứu

Hiện nay, với chỉ riêng hệ thống các NHTM ở Việt Nam (gồm 4 NHTM Nhà nước,
31 NHTM cổ phần trong nước, 9 ngân hàng có 100% vốn nước ngồi và 2 ngân hàng liên
doanh) thì các NHTM Việt Nam đã và đang đối mặt với thực trạng cạnh tranh ngày càng
gay gắt. Không chỉ ở mảng hoạt động ngân hàng truyền thống với việc tăng lãi suất huy
động vốn và giảm lãi suất cho vay, các ngân hàng còn mở rộng sang các hoạt động ngân
hàng phi truyền thống bao gồm các dịch vụ phi tín dụng như thanh tốn, bảo hiểm, tư vấn,
quản lý tài sản, quản lý rủi ro đầu tư cho khách hàng và các hoạt động đầu tư, ngoại hối,
mua bán chứng khốn, góp vốn, mua cổ phần… để thu hút khách hàng. Điều này được hỗ
trợ về pháp lý bởi 2 đề án “Cơ cấu lại hệ thống tổ chức tín dụng giai đoạn 2011 – 2015” và
“Cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2016 - 2020” với
những nội dung đáng chú ý như sau:
Giai đoạn 2011-2015: từng bước chuyển dịch mơ hình kinh doanh của các NHTM
theo hướng giảm bớt sự phụ thuộc vào hoạt động tín dụng và tăng nguồn thu nhập từ hoạt
động dịch vụ phi tín dụng. Đa dạng hố dịch vụ ngân hàng trong đó tập trung nâng cao chất
lượng dịch vụ ngân hàng truyền thống và phát triển nhanh các dịch vụ thanh toán, ngoại hối,
đầu tư, quản lý tài sản, quản lý rủi ro cho khách hàng ..
Phấn đấu đến năm 2020 tăng gấp 2 lần tỷ trọng thu nhập từ hoạt động dịch vụ phi tín
dụng trong tổng thu nhập của các ngân hàng thương mại; Chuyển đổi mạnh mẽ mơ hình
kinh doanh của các ngân hàng thương mại theo hướng từ “độc canh tín dụng” sang mơ hình
đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ ngân hàng phi tín dụng.
Ngồi ra, Chính phủ cũng đã ban hành quyết định số 986/QĐ - TTg về việc phê
duyệt Chiến lược phát triển ngành Ngân hàng Việt Nam đến năm 2025, định hướng đến
năm 2030 và sau đó được NHNN cụ thể hố thành chương trình hành động của ngành ngân
hàng thực hiện chiến lược phát triển ngành ngân hàng Việt Nam đến năm 2025, định hướng
đến năm 2030 ban hành theo quyết định số: 34/QĐ - NHNN ngày 07/01/2019 với những
điểm đáng quan tâm sau:
“Đến năm 2020, tỷ lệ thu nhập từ hoạt động dịch vụ phi tín dụng trong tổng thu nhập
của các NHTM lên khoảng 12 - 13%”



2

“Đến năm 2025, tỷ lệ thu nhập từ hoạt động dịch vụ phi tín dụng trong tổng thu nhập
của các NHTM lên khoảng 16-17%”
Như vậy, có thể thấy rằng, NHNN đã đưa ra những định hướng rất rõ ràng cho hệ
thống NHTM Việt Nam là chuyển đổi mơ hình kinh doanh từ phụ thuộc vào hoạt động tín
dụng sang mơ hình ngân hàng đa năng vừa nâng cao chất lượng các hoạt động ngân hàng
truyền thống, vừa phát triển mạnh các hoạt động NHPTT. Với những chỉ đạo quyết liệt, sát
sao của chính phủ, hệ thống NHTM đã có những cơ sở pháp lý vững chắc để cải thiện năng
lực cạnh tranh, nâng cao hiệu quả nói chung theo hướng an tồn, lợi nhuận cũng như đóng
góp nhiều hơn cho quá trình phát triển kinh tế đất nước. Tuy nhiên, việc chuyển đổi mơ hình
hoạt động, gia tăng các hoạt động NHPTT sẽ có ảnh hưởng đến hiệu quả của ngân hàng. Vì
vậy, việc tìm hiểu mối quan hệ giữa hoạt động NHPTT và hiệu quả ngân hàng là rất quan
trọng đối với những nhà điều hành ngân hàng, người làm chính sách, những nhà đầu tư để
có thể đưa ra những quyết định đúng đắn.
Hầu hết các tài liệu hiện có về hoạt động NHPTT trong ngành ngân hàng tập trung vào
tìm hiểu tác động của hoạt động NHPTT đến hiệu quả ngân hàng thông qua việc đo lường
các loại hiệu quả ngân hàng bằng những mơ hình có và khơng có biến đầu ra là hoạt động
NHPTT, chỉ một số ít nghiên cứu tiến hành phân tích tác động của hoạt động NHPTT đến
hiệu quả ngân hàng bằng các mơ hình hồi quy với điểm hiệu quả ngân hàng là biến phụ
thuộc, hoạt động NHPTT là biến độc lập cùng với một số biến kiểm soát khác. Kết quả
nghiên cứu cũng dẫn đến 2 quan điểm trái ngược nhau về mối quan hệ giữa hoạt động
NHPTT và hiệu quả ngân hàng. Một quan điểm cho rằng hoạt động NHPTT làm tăng hiệu
quả bởi các ngân hàng có thể tái sử dụng thông tin, chia sẻ các yếu tố đầu vào như lao động
và công nghệ cùng lúc cho nhiều hoạt động khác nhau nên được hưởng lợi ích về quy mô.
Những nghiên cứu thực nghiệm ủng hộ cho giả thuyết này như Rogers (1998), Clark &
Siems (2002), Isik & Hassan (2002), Tortosa-Ausina (2003), Lieu và cộng sự. (2005),
Huang và cộng sự. (2006), Budd (2009), Sufian & Habibullah (2009), Lozano-Vivas &
Pasiouras (2010) và Gulati & Kumar (2011). Một số nghiên cứu như Pasiouras (2008),
Akhigbe & Stevenson (2010) và Bian và cộng sự. (2015) lại ủng hộ quan điểm thứ hai cho

rằng hoạt động NHPTT tác động xấu đến hiệu quả ngân hàng khi làm giảm hiệu quả của các
NHTM hoặc có tác động khơng đáng kể đến hiệu quả ngân hàng. Như vậy, các nghiên cứu
hiện tại trên thế giới về tác động của hoạt động NHPTT đến hiệu quả của các NHTM chưa
đi đến kết luận thống nhất.


3

Bên cạnh đó, nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động NHPTT cũng chưa
thật sáng tỏ vì chỉ có một số ít nhà nghiên cứu quan tâm đến vấn đề này như của Rogers &
Sinkey (1999), DeYoung & Rice (2004b), Shahimi và cộng sự. (2006), Hahm (2008), Sáng
& Hoa (2013), Firth và cộng sự. (2016). Việc tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng hoạt động
NHPTT cũng rất cần thiết để ngân hàng có giải pháp tác động các yếu tố này nhằm thực
hiện các hoạt động NHPTT tốt hơn, mang lại hiệu quả cao cho ngân hàng.
Ở Việt Nam, các nghiên cứu về hiệu quả ngân hàng chủ yếu tập trung vào đo lường
các loại hiệu quả như Hùng (2007), Vu & Turnell (2010), Thành (2010), Vinh (2012),
Nahm & Vu (2013), Nguyen & Simioni (2015), Ngo & Tripe (2017), Tu (2017) hoặc tìm
hiểu về tác động của cạnh tranh, rủi ro, đa dạng hoá, cải cách quản lý đến hiệu quả ngân
hàng như Minh và cộng sự. (2013), Vu & Nahm (2013b), Matousek và cộng sự. (2016),
Thanh và cộng sự. (2016), Thanh & Sơn (2018), Sáng (2017), Tu (2018), Loan và cộng sự.
(2019), chứ chưa quan tâm đến tác động của hoạt động NHPTT đến hiệu quả ngân hàng
cũng như tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động NHPTT, ngoại trừ nghiên cứu của
Sáng & Hoa (2013) về các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập ngoài lãi của các NHTM Việt
Nam và nghiên cứu của Hùng (2019) về các yếu tố vĩ mô tác động đến thu nhập ngoài lãi
của các NHTM Việt Nam.
Bên cạnh đó, Theo Quyết định số 242 được Thủ tướng Chính phủ ký ngày 28/2/2019
phê duyệt Ðề án "Cơ cấu lại thị trường chứng khoán và thị trường bảo hiểm đến năm 2020
và định hướng đến năm 2025", đến hết năm 2020, tất cả các NHTM sẽ phải đưa cổ phiếu
lên niêm yết hoặc đăng ký giao dịch trên sàn UPCoM. Tuy nhiên cho đến thời điểm hiện tại,
trong số 31 ngân hàng đang hoạt động trên thị trường thì mới có 13 cổ phiếu ngân hàng

đang được niêm yết chính thức và giao dịch trên sàn chứng khốn, trong đó 10 cổ phiếu
được giao dịch trên sàn HOSE gồm VCB, CTG, BID, TCB, MBB, VPB, HDB, EIB, STB,
TPB; 3 cổ phiếu niêm yết trên sàn HNX là ACB, SHB, NVB. Những ngân hàng đã niêm yết
chính thức này khơng chỉ là những ngân hàng có kết quả hoạt động kinh doanh tốt, có uy
tín, thương hiệu mạnh, đi đầu trong việc đẩy mạnh phát triển các hoạt động NHPTT mà cịn
có tổng tài sản chiếm tỷ trọng lớn (70%) trong hệ thống NHTM (theo tính tốn của tác giả
dựa trên BCTC đã kiểm toán 2019 của các NHTM trong nước).
Như vậy, qua sự tìm hiểu của tác giả, có thể thấy rằng chưa có cơng trình nghiên cứu
đầy đủ cả về tác động của hoạt động NHPTT đến hiệu quả ngân hàng và các yếu tố ảnh
hưởng đến hoạt động NHPTT để từ đó các NHTM Việt Nam nói chung và các NHTMNY


4

nói riêng có cơ sở đánh giá đầy đủ về hoạt động NHPTT cũng như tìm ra hướng phát triển
hoạt động NHPTT sao cho mang lại hiệu quả ngân hàng cao nhất. Vì vậy, đề tài nghiên cứu
“HOẠT ĐỘNG NGÂN HÀNG PHI TRUYỀN THỐNG VÀ HIỆU QUẢ NGÂN HÀNG:
TRƯỜNG HỢP CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI NIÊM YẾT VIỆT NAM GIAI
ĐOẠN 2011 - 2019” là cần thiết để bổ sung cơ sở lý luận cũng như bằng chứng thực
nghiệm về tác động của hoạt động NHPTT đến hiệu quả ngân hàng tại các NHTMNY Việt
Nam, cũng như xác định các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động NHPTT tại NHTMNY Việt
Nam. Từ đó, giúp các NHTMNY nói riêng và các NHTM tại Việt Nam nói chung có cơ sở
để đẩy mạnh phát triển hoạt động NHPTT nhằm tăng hiệu quả cũng như sức cạnh tranh của
ngân hàng.

1.2. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu nghiên cứu tổng quát: đánh giá tác động của hoạt động NHPTT đến hiệu quả
ngân hàng và các yếu tố tác động đến hoạt động NHPTT. Trên cơ sở đó, đề xuất một số
hàm ý chính sách và các giải pháp phù hợp để đẩy mạnh phát triển các hoạt động NHPTT
giúp nâng sao hiệu quả và sức cạnh tranh cho các NHTMNY nói riêng và các NHTM Việt

Nam nói chung.
Mục tiêu nghiên cứu cụ thể:
Để đạt được mục tiêu tổng quát, nghiên cứu có các mục tiêu cụ thể sau:
Thứ nhất, đánh giá tác động của các hoạt động NHPTT đến hiệu quả ngân hàng tại các
NHTMNY Việt Nam
Thứ hai, đánh giá các yếu tố tác động đến hoạt động NHPTT tại các NHTMNY Việt
Nam.

1.3. Câu hỏi nghiên cứu:
Để đạt được các mục tiêu nghiên cứu cụ thể trên, luận án trả lời các câu hỏi nghiên cứu sau:
Một là, hoạt động NHPTT tác động như thế nào đến hiệu quả ngân hàng tại NHTMNY
Việt Nam?
Hai là, các yếu tố nào tác động đến hoạt động NHPTT tại NHTMNY Việt Nam? Các
yếu tố đó tác động theo chiều hướng như thế nào?

1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Tác động của hoạt động NHPTT đến hiệu quả ngân hàng tại
NHTMNY Việt Nam và các yếu tố tác động đến hoạt động NHPTT tại các NHTMNY Việt
Nam.


5

Phạm vi nghiên cứu:
Theo NHNN, tính đến 31/12/2019, hệ thống ngân hàng Việt Nam mới chỉ có 13
NHTM niêm yết chính thức tại Sở giao dịch chứng khốn Thành phố Hồ Chí Minh và Sở
giao dịch chứng khố Hà Nội gồm ACB, BID, CTG, EIB, HD, MBB, NCB, SHB, STB,
TCB, TPB, VCB, VPB. Những ngân hàng đã niêm yết chính thức này khơng chỉ là những
ngân hàng có kết quả hoạt động kinh doanh tốt, có uy tín, thương hiệu mạnh, đi đầu trong
việc đẩy mạnh phát triển các hoạt động NHPTT mà cịn có tổng tài sản chiếm tỷ trọng lớn

(70%) trong hệ thống NHTM (theo tính tốn của tác giả dựa trên BCTC đã kiểm toán 2019
của các NHTM trong nước).
Thêm vào đó, xét theo tổng tài sản, 13 ngân hàng trên cịn có tính đại diện cho các
nhóm ngân hàng có tổng tài sản khác nhau trong cả hệ thống ngân hàng. Cụ thể là, theo
BCTC đã kiểm toán của các NHTM, dựa vào tổng tài sản tính đến 31/12/2019, có thể chia
các NHTM trong nước thành 4 nhóm: nhóm 1, những ngân hàng có tổng tài sản lớn nhất,
trên 1 triệu tỉ đồng; nhóm 2, những NHTM có tổng tài sản từ 200 ngàn đến dưới 500 ngàn tỉ
đồng; nhóm 3, những ngân hàng có tổng tài sản từ 100 ngàn đến 200 ngàn tỉ đồng và nhóm
cuối cùng là những ngân hàng có tổng tài sản dưới 100 ngàn tỉ đồng. Theo đó, BID, CTG
và VCB đại diện cho nhóm 1; STB, MBB, TCB, ACB, VPB, SHB và HDB đại diện cho
nhóm 2; EIB và TPB đại diện cho nhóm 3 và NCB là đại diện cho nhóm 4.
Ngồi ra, vì 13 ngân hàng này đều đã được niêm yết chính thức nên về mặt dữ liệu sẽ
đầy đủ và minh bạch để luận án có thể thu thập được.
Với những lý do trên, việc luận án lựa chọn các NHTMNY để nghiên cứu là có cơ
sở, khả thi và bao qt được cho tồn bộ các NHTM trong nước.
Thời gian nghiên cứu: luận án nghiên cứu giai đoạn từ năm 2011 đến năm 2019 vì
nhiều lý do.
Thứ nhất, đây là giai đoạn NHNN Việt Nam tiến hành 2 đề án tái cơ cấu căn bản,
triệt để và toàn diện hệ thống các tổ chức tín dụng sau khủng hoảng kinh tế thế giới nhằm
nâng cao sức cạnh tranh, sự phát triển cho hệ thống NHTM Việt Nam nói riêng và tồn hệ
thống tổ chức tín dụng nói chung theo hướng hoạt động an tồn, hiệu quả vững chắc. Do đó,
sẽ có đủ dữ liệu cho luận án.
Thứ hai, về phía các NHTM Việt Nam nói chung và các NHTMNY nói riêng, giai
đoạn này là giai đoạn bản lề, quan trọng trong chiến lược phát triển dài hạn của các ngân
hàng, là giai đoạn mà các ngân hàng phải từng bước chuyển dịch từ mô hình kinh doanh


6

nặng về hoạt động truyền thống (tập trung vào việc cấp tín dụng) sang mơ hình ngân hàng

đa năng, có khả năng thực hiện đa dạng các hoạt động ngân hàng phi truyền thống để trước
hết là thực hiện các mục tiêu do NHNN đề ra trong 2 đề án tái cơ cấu cũng như chiến lược
và kế hoạch phát triển ngành Ngân hàng Việt Nam đến năm 2025, định hướng đến năm
2030 đã được cơng bố và sau đó là để có thể cạnh tranh với các định chế tài chính phi ngân
hàng và các ngân hàng nước ngồi ngay tại Việt Nam và xa hơn là vươn ra tầm khu vực
cũng như thế giới.
Thứ ba, hai đề án tái cơ cấu cùng với các kế hoạch, thông tư, chỉ thị hướng dẫn thực
hiện được ban hành trong giai đoạn này chính là những cơ sở pháp lý vững chắc để các
NHTMNY tự tin phát triển mạnh hơn các hoạt động NHPTT so với giai đoạn trước.

1.5. Phương pháp nghiên cứu
Để đạt được mục tiêu và các câu hỏi nghiên cứu đề ra, luận án sử dụng phương pháp
nghiên cứu định tính kết hợp với phương pháp nghiên cứu định lượng, cụ thể như sau:
Để xây dựng được các mơ hình nghiên cứu, luận án tiến hành lược khảo các nghiên
cứu trước để đưa ra được các biến và mối quan hệ phù hợp cho mơ hình nghiên cứu áp dụng
tại Việt Nam.
Cụ thể, với câu hỏi nghiên cứu thứ nhất, hoạt động NHPTT tác động như thế nào đến
hiệu quả ngân hàng tại NHTMNY Việt Nam tác giả phát triển mơ hình hồi quy với dữ liệu
bảng động từ nghiên cứu của Akhigbe & Stevenson (2010), với biến phụ thuộc là hiệu quả
kỹ thuật của các NHTMNY, đo lường bằng phương pháp Bao dữ liệu – DEA, các biến độc
lập là thu nhập phi lãi (đại diện cho hoạt động NHPTT), quy mô ngân hàng, tỷ lệ an toàn
vốn, tỷ lệ sinh lời trên tài sản, tỷ lệ cho vay của ngân hàng, tốc độ tăng trưởng kinh tế và
lạm phát.
Với câu hỏi nghiên cứu thứ hai, những yếu tố nào tác động đến hoạt động NHPTT ,
tác giải phát triển mơ hình hồi quy với dữ liệu bảng động từ nghiên cứu của Rogers &
Sinkey (1999), với biến phụ thuộc là thu nhập phi lãi (đại diện cho các hoạt động NHPTT),
các biến độc lập bao gồm tỷ lệ thu nhập lãi cận biên, tỷ lệ tiền gửi, tỷ lệ vốn chủ sở hữu, tỷ
lệ dự phòng rủi ro tín dụng và số lượng chi nhánh, điểm giao dịch.
Để ước lượng các mơ hình đã đưa ra, luận án sử dụng phương pháp ước lượng
Moment tổng quát hệ thống 2 bước (SGMM two – step) của Arellano & Bover (1995) và

Blundell & Bond (1998) vì ước lượng này có thể xử lý được một số khuyết tật của mơ hình
gồm hiện tượng tự tương quan, phương sai thay đổi và đặc biệt là hiện tượng nội sinh mà


7

các mơ hình khác khơng xử lý được (Greene, 2003).
Bên cạnh đó, tác giả cịn sử dụng các phương pháp định tính truyền thống như phân
tích tài liệu (content-analysis), mơ tả thống kê, phân tích và tổng hợp, quy nạp và suy diễn,
khái quát hoá, trừu tượng hoá để phân tích riêng lẻ các hiện tượng rồi kết hợp chúng ở cấp
độ mới, tổng kết những sự kiện cụ thể thành các kết luận khái quát và chứng minh những
giả thuyết bằng các sự kiện thực tiễn và số liệu.

1.6. Các đóng góp và điểm mới của luận án
Các đóng góp của luận án:
Về cơ sở lý luận, nghiên cứu này đóng góp các bằng chứng thực nghiệm cho các lý
thuyết trung gian tài chính, lý thuyết đa dạng hố danh mục đầu tư hiện đại của Harry M.
Markowitz, lý thuyết kinh tế theo quy mô và lý thuyết lợi ích kinh tế nhờ phạm vi khi mà
kết quả nghiên cứu cho thấy tác động tích cực của hoạt động NHPTT đến hiệu quả NHTM.
Về thực tiễn, kết quả nghiên cứu cung cấp những bằng chứng thực nghiệm, giúp các
nhà quản trị ngân hàng thấy rõ hơn về tác động của hoạt động NHPTT đến hiệu quả ngân
hàng cũng như nhận diện được những yếu tố nào tác động tích cực, những yếu tố nào tác
động tiêu cực đến hoạt động NHPTT để đừ đó có những quyết sách tốt hơn trong quá trình
điều hành quản lý hoạt động kinh doanh ngân hàng cũng như xây dựng những chiến lược, lộ
trình phát triển các hoạt động NHPTT phù hợp giúp nâng cao hiệu quả hoạt động trong
tương lai, chuyển đổi mơ hình kinh doanh, cải thiện sức cạnh tranh của ngân hàng. Đối với
các nhà hoạch định chính sách, kết quả nghiên cứu giúp cung cấp thêm bằng chứng thực
nghiệm để có cơ sở đề ra các quy định, hướng dẫn cho việc phát triển hoạt động NHPTT
nhằm thực hiện thành cơng q trình tái cơ cấu hệ thống ngân hàng và các chiến lược phát
triển ngành ngân hàng trong tương lai. Bên cạnh đó, nghiên cứu cũng cung cấp những thơng

tin hữu ích cho những nhà nghiên cứu trong lĩnh vực ngân hàng tiếp tục nghiên cứu sâu và
rộng hơn những vấn đề liên quan.
Các điểm mới của luận án bao gồm:
Một là, dựa trên dữ liệu của 13 NHTMNY Việt Nam, luận án đã phân tích được tác
động của hoạt động NHPTT đến hiệu quả ngân hàng. Kết quả nghiên cứu cho thấy khi ngân
hàng gia tăng các hoạt động NHPTT thì hiệu quả kỹ thuật của ngân hàng cũng tăng. Cụ thể,
cả bốn nhóm hoạt động NHPTT là hoạt động dịch vụ phi tín dụng, mua bán chứng khoán,
kinh doanh ngoại hối và những hoạt động khác đều làm gia tăng hiệu quả ngân hàng. Liên
quan đến hướng nghiên cứu này, đa phần các nghiên cứu trước phân tích tác động của hoạt


8

động NHPTT đến hiệu quả lợi nhuận và hiệu quả chi phí của ngân hàng. Ngồi ra, kết quả
nghiên cứu cũng cho thấy tác động tích cực của hiệu quả hoạt động năm trước, tỷ lệ cho vay
ngân hàng, thu nhập phi lãi có tác động tích cực đến hiệu quả hoạt động ngân hàng trong khi
tỷ lệ lạm phát và quy mơ ngân hàng sẽ có tác động tiêu cực đến hiệu quả hoạt động ngân
hàng.
Hai là, luận án cũng đã phân tích tác động của một số yếu tố đến hoạt động NHPTT.
Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng thu nhập phi lãi năm trước, tỷ lệ an tồn vốn và số lượng chi
nhánh có tác động tích cực đến thu nhập phi lãi hiện tại trong khi Dự phịng rủi ro tín dụng
lại có tác động tiêu cực đến hoạt động NHPTT. Đáng chú ý là nghiên cứu đã tìm thấy tác
động tích cực của yếu tố số lượng chi nhánh, điểm giao dịch đến hoạt động NHPTT của các
NHTMNY Việt Nam. Đây là yếu tố chưa được xem xét đến trong các nghiên cứu trước đây
về hướng nghiên cứu này.
Ba là, luận án tiến hành nghiên cứu đồng thời tác động của hoạt động NHPTT đến
hiệu quả ngân hàng cùng với các yếu tố tác động đến hoạt động NHPTT của các NHTMNY
Việt Nam giai đoạn 2011 – 2019 để đưa ra góc nhìn đầy đủ về hoạt động NHPTT. Trong
khi đó, các nghiên cứu trước trên thế giới (về các nước phát triển hoặc các nền kinh tế mới
nổi) chỉ tập trung vào phân tích tác động của các hoạt động NHPTT đến hiệu quả ngân hàng

hoặc các yếu tố tác động đến hoạt động NHPTT chứ chưa có nghiên cứu đầy đủ kết hợp cả
2 vấn đề trên. Còn ở Việt Nam, các nghiên cứu đến thời điểm hiện tại chưa có nghiên cứu
phân tích tác động của hoạt động NHPTT đến hiệu quả ngân hàng và chỉ một số ít nghiên
cứu phân tích các yếu tố tác động đến thu nhập phi lãi của ngân hàng (thường được dùng
làm biến đại diện cho các hoạt động NHPTT).
Bốn là, luận án đề xuất được một số hàm ý chính sách và khuyến nghị để đẩy mạnh
phát triển các hoạt động NHPTT, góp phần ổn định và gia tăng hiệu quả, lợi nhuận, sức
cạnh tranh cũng như đẩy nhanh q trình chuyển đổi mơ hình kinh doanh cho các
NHTMNY nói riêng và các NHTM Việt Nam nói chung.

1.7. Kết cấu luận án
Để đạt được các mục tiêu nghiên cứu đề ra, luận án được kết cấu bao gồm 5 chương:
Chương 1: GIỚI THIỆU
Chương này trình bày tổng quan về vấn đề nghiên cứu bao gồm lý do, mục tiêu, đối
tượng và phạm vi nghiên cứu cũng như phương pháp, các đóng góp, điểm mới và kết cấu
của nghiên cứu.


9

Chương 2: LÝ THUYẾT VÀ CÁC NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM CĨ LIÊN
QUAN
Trong chương này sẽ phân tích tổng quan lý thuyết về hoạt động NHPTT và hiệu quả
ngân hàng, tác động của hoạt động NHPTT đến hiệu quả ngân hàng. Chương này cũng lược
khảo các nghiên cứu trước để tìm ra khe hở nghiên cứu.
Chương 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.
Chương này trình bày cụ thể về phương pháp nghiên cứu, quy trình nghiên cứu và
mơ hình nghiên cứu, trong đó sẽ mô tả chi tiết về các biến và cách đo lường các biến trong
mơ hình. Đồng thời, trong chương này cũng trình bày rõ cách thức thu thập dữ liệu của
nghiên cứu.

Chương 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN.
Trong chương này, luận án phân tích kết quả nghiên cứu cũng như trình bày bằng
chứng thực nghiệm về tác động của hoạt động NHPTT đến hiệu quả ngân hàng và những
yếu tố tác động đến hoạt động NHPTT tại các NHTMNY Việt Nam giai đoạn 2011 – 2019.
Chương 5: KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý CHÍNH SÁCH.
Dựa trên kết quả nghiên cứu của chương 4, chương này trình bày kết luận rút ra từ
nghiên cứu và gợi ý một số giải pháp, hàm ý chính sách để đẩy mạnh phát triển hoạt động
NHPTT giúp tăng hiệu quả ngân hàng. Ngoài ra, chương 5 cũng trình bày hạn chế của
nghiên cứu và hướng nghiên cứu tiếp theo liên quan đến chủ đề này.


10

CHƯƠNG 2: LÝ THUYẾT VÀ CÁC NGHIÊN CỨU THỰC
NGHIỆM CÓ LIÊN QUAN
Giới thiệu chương
Trong chương này, tác giả trình bày cơ sở lý thuyết phục vụ cho đề tài bao gồm các
lý thuyết liên quan về hiệu quả ngân hàng, hoạt động NHPTT và các lý thuyết về tác động
của hoạt động NHPTT đến hiệu quả ngân hàng. Bên cạnh đó, tác giả cũng tiến hành lược
khảo các nghiên cứu trong và ngồi nước có liên quan làm cơ sở cho việc phát triển đề tài.

2.1. Hiệu quả của ngân hàng thương mại
2.1.1. Khái niệm hiệu quả ngân hàng thương mại
Căn cứ trên cơ sở lý luận về đường khả năng sản xuất (Production Possibilities Frontier –
PPF), hiệu quả được hiểu là khả năng chuyển đổi các yếu tố đầu vào thành các yếu tố đầu ra hay nói
một cách khác là khả năng sinh lời thông qua việc tiết kiệm các chi phí đầu vào để làm gia tăng lợi
nhuận từ đó góp phần làm gia tăng khả năng cạnh tranh trong quá trình cung ứng các sản phẩm và
dịch vụ.
Theo định nghĩa trong cuốn "Từ điển Toán kinh tế, Thống kê, kinh tế lượng Anh-Việt" trang
255 của Minh (2004) thì "hiệu quả - efficiency" trong kinh tế được định nghĩa là "mối tương quan

giữa đầu vào các yếu tố khan hiếm với đầu ra hàng hóa và dịch vụ" và "khái niệm hiệu quả được
dùng để xem xét các tài nguyên được các thị trường phân phối tốt như thế nào." Như vậy, có thể
hiểu hiệu quả là mức độ thành công mà các doanh nghiệp hoặc ngân hàng đạt được trong việc phân
bổ các đầu vào có thể sử dụng và các đầu ra mà họ sản xuất, nhằm đáp ứng một mục tiêu nào đó.
Theo Bhattacharyya và cộng sự. (1997) hiệu quả của ngân hàng là khả năng biến đổi nhiều
nguồn lực thành nhiều dịch vụ.
Theo Berger & Mester (1997) thì hiệu quả của các NHTM thể hiện ở mối quan hệ giữa
doanh thu và chi phí sử dụng các nguồn lực hay chính là khả năng biến các nguồn lực đầu vào thành
các đầu ra tốt nhất trong hoạt động kinh doanh. Một ngân hàng được coi là hoạt động hiệu quả nếu
đạt đến mức tối đa về kết quả đầu ra trong điều kiện sử dụng tối ưu các yếu tố đầu vào cho trước.
Như vậy, hiệu quả biểu hiện mối quan hệ tương quan giữa kết quả thu được (đầu ra) và toàn
bộ chi phí bỏ ra để có kết quả đó (đầu vào). Hiệu quả phản ánh được chất lượng của hoạt động kinh
tế. Độ chênh lệch giữa hai đại lượng này càng lớn thì hiệu quả càng cao. Trong nền kinh tế thị
trường, hiệu quả chính là một trong những tiêu chí để đánh giá sự thành cơng của các doanh nghiệp
nói chung và các ngân hàng nói riêng. Ngồi ra, đối với các NHTM, hiệu quả của các NHTM còn
được sử dụng để xem xét mức độ an toàn và lành mạnh của ngân hàng so với toàn bộ hệ thống ngân
hàng trong quan hệ chặt chẽ với sự phát triển ổn định của nền kinh tế. Nguyên nhân là do các
NHTM được xem là các tổ chức trung gian tài chính với vai trị làm chất xúc tác, kết nối giữa khu


11

vực tiết kiệm và khu vực đầu tư của nền kinh tế, theo Rose (1996). Chính vì vậy, những biến động
nhỏ của hệ thống ngân hàng đơi khi có thể gây ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động của các doanh
nghiệp cũng như ảnh hưởng đến sự phát triển ổn định của toàn bộ nền kinh tế.
Trong luận án này, xuất phát từ mục đích nghiên cứu, hiệu quả ngân hàng được tiếp cận
dưới góc độ kinh tế, thể hiện mối quan hệ tối ưu giữa kết quả kinh tế đạt được và chi phí bỏ ra để
đạt được kết quả đó, hay nói một cách khác hiệu quả mà luận án tập trung nghiên cứu trong đánh
giá hoạt động của NHTM được hiểu là khả năng biến các đầu vào thành các đầu ra trong hoạt động
kinh doanh của NHTM.


2.1.2. Phân loại hiệu quả ngân hàng
Với nguồn gốc từ hiệu quả trong sản xuất kinh doanh, các loại hiệu quả ngân hàng
được sử dụng trong nhiều nghiên cứu bao gồm:
Thứ nhất, hiệu quả kỹ thuật, phản ánh khả năng cực tiểu hoá sử dụng đầu vào để sản
xuất một véc tơ đầu ra cho trước, hoặc khả năng thu được đầu ra cực đại từ một véc tơ đầu
vào cho trước) theo Koopmans (1951) . Theo Yannick và cộng sự. (2016), hiệu quả kỹ thuật
lại được chia thành 2 loại: hiệu quả kỹ thuật thuần tuý (Pure technical efficiency – PTE) và
hiệu quả quy mô (Scale efficiency – SE) trong đó, PTE phản ánh cách mà đơn vị sản xuất
quản lý các nguồn lực của mình cịn SE cho biết đơn vị sản xuất có hoạt động ở mức tối ưu
về quy mô hay không. Mức tối ưu về quy mơ được hiểu là tình huống tốt nhất mà đơn vị sản
xuất đạt được bằng cách gia tăng một cách cân đối tất cả các yếu tố của nó.
Thứ hai, hiệu quả phân bổ, thành phần phản ánh khả năng của các nhà sản xuất trong
việc lựa chọn đúng véc tơ đầu vào - đầu ra hiệu quả về mặt kỹ thuật dựa trên giá cả đầu vào
và đầu ra hiện hành, theo Farrell (1957). Điều này khiến Farrell đưa ra định nghĩa hiệu quả
sản xuất tổng thể (OTE) còn gọi là hiệu quả kinh tế bao gồm hiệu quả kỹ thuật (Technical
Efficiency - TE) và hiệu quả phân bổ (Alllocation Efficiency -AE).
Thêm vào đó, (Berger & Mester, 1997) cho rằng hiệu quả chi phí, hiệu quả lợi nhuận
và hiệu quả lợi nhuận thay thế là những loại hiệu quả cần quan tâm đối với các ngân hàng.
Cụ thể, hiệu quả chi phí đưa ra thước đo mức độ chi phí của ngân hàng gần với chi phí của
ngân hàng thực hành tốt nhất thế nào để sản xuất cùng một gói đầu ra trong cùng điều kiện,
hiệu quả lợi nhuận tiêu chuẩn đo lường mức độ gần của lợi nhuận ngân hàng với lợi nhuận
tối đa có thể với một mức giá cụ thể của giá đầu vào và giá đầu ra (và các biến khác). Và
hiệu quả lợi nhuận thay thế được đo lường bằng cách mức độ ngân hàng tiến gần đến mức
lợi nhuận tối đa dựa trên mức độ đầu ra của nó thay vì giá đầu ra.


12

Tóm lại, quan điểm về hiệu quả là đa dạng, tùy theo mục đích nghiên cứu có thể xét

hiệu quả theo những khía cạnh khác nhau.

2.1.3. Các phương pháp đo lường hiệu quả ngân hàng thương mại
Có 2 định hướng tổng quát về đo lường hiệu quả ngân hàng là định hướng cấu trúc
và phi cấu trúc Hughes & Mester (2008). Định hướng cấu trúc dựa trên mơ hình lý thuyết về
ngân hàng và ý tưởng tối ưu hoá. Định hướng cấu trúc trong đo lường hiệu quả ngân hàng
tập trung vào tối thiểu hố chi phí, tốt đa hố lợi nhuận và tối đa hố lợi ích quản trị. Định
hướng phi cấu trúc cho rằng có nhiều nhân tố khác ngoài cấu trúc và sự tập trung thị trường
ảnh hưởng đến hành vi của các ngân hàng. Do đó, định hướng này sử dụng một loạt các chỉ
tiêu tài chính phản ánh các khía cạnh hiệu quả khác nhau để so sánh hiệu quả giữa các ngân
hàng và xem xét mối quan hệ giữa hiệu quả với chiến lược đầu tư và những yếu tố khác như
những đặc điểm về quản lý.

2.1.3.1. Định hướng phi cấu trúc
Định hướng phi cấu trúc trong đo lường hiệu quả ngân hàng thường tập trung vào
hiệu quả đã đạt được thông qua việc đo lường một loạt các chỉ số tài chính. Định hướng phi
cấu trúc còn khám phá mối quan hệ giữa hiệu quả ngân hàng với những đặc điểm riêng của
ngân hàng và môi trường hoạt động bao gồm chiến lược đầu tư của ngân hàng, vị trí, bộ
máy quản lý, mơi trường kiểm sốt.
Theo Wozniewska (2008), những chỉ số tài chính này có thể được chia thành 4
nhóm:
Một là nhóm chỉ số về khả năng sinh lời bao gồm các chỉ số như: thu nhập trên tổng
tài sản bình quân (Return on Total Assets - ROA), thu nhập trên tổng vốn chủ sở hữu bình
quân (Return on Equity - ROE), lợi nhuận trên doanh thu (Return on Sale -ROS) ; ROS hay
tỷ lệ chi phí (Cost to Income - C/I). Đây là các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả của việc sử dụng
và quản lý vốn đầu tư và quản lý tài sản của các NHTM. ROA và ROE là hai chỉ số thường
được sử dụng phổ biến để đo lường hiệu quả hoạt động kinh doanh của các NHTM. Trong
đó, chỉ tiêu tổng tài sản bình qn thường là tổng các tài sản có sinh lời của ngân hàng, được
xác định theo các khoản mục tiền gửi của ngân hàng tại NHNN, tại các tổ chức tín dụng
(TCTD), cho vay các TCTD khác, cho vay khách hàng, chứng khoán đầu tư.Thơng qua tỷ lệ

này, ngân hàng có thể quản trị một cách hiệu quả các tài sản sinh lời và đánh giá nguồn tài
trợ nào có chi phí thấp nhất.


13

Hai là nhóm chỉ số về tỉ lệ biên với 2 chỉ số chính là tỉ lệ thu nhập lãi thuần (NIM –
Net interest margin) và biên lãi (Interest spread, là chênh lệch giữa tài sản có sinh lời trung
bình và chi phí trung bình của tài sản nợ sinh lời)
Ba là nhóm chỉ số về kết quả có trọng số bao gồm các chỉ số như: tỉ lệ kết quả có tính
đến dự trữ và tỉ lệ chi phí hoạt động so với kết quả
Thứ tư là nhóm chỉ số về hiệu quả sử dụng lao động bao gồm các chỉ số như: tỉ lệ tài
sản trên một số lượng nhân viên (tính theo các vị trí cơng việc) và tỉ lệ kết quả trên một số
lượng nhân viên
Những ưu điểm chính của định hướng phi cấu trúc thơng qua các chỉ số tài chính là:
đơn giản và dễ áp dụng; áp dụng được trên phạm vi toàn cầu; những thông số đo được là
những giá trị chắc chắn có thể dùng để đánh giá, so sánh, xếp hạng và dữ liệu có sẵn. Vì
vậy, các giám sát viên, chủ sở hữu, các nhà quản trị và kể cả các khách hàng của ngân hàng
có quan tâm đến hiệu quả ngân hàng đều có thể áp dụng định hướng này. Tuy nhiên, quá
nhiều các chỉ số cần được tính tốn chính là điểm hạn chế của hướng tiếp cận này vì nếu sử
dụng quá nhiều thước đo sẽ dễ dẫn đến sự bất đồng trong so sánh còn nếu sử dụng ít thước
đo lại khơng phản ánh hết bức tranh tổng thể về hiệu quả ngân hàng vì mỗi nhóm chỉ số chỉ
biểu đạt một mảng thơng tin riêng lẻ. Thêm vào đó, theo Sherman & Gold (1985) các chỉ số
tài chính gộp chung nhiều mảng hoạt động của ngân hàng như tài chính, marketing và hoạt
động điều hành nên ngân hàng vẫn có thể có hiệu quả cho dù một mảng nào đó yếu kém
miễn là hiệu quả ở những mảng khác đủ để bù đắp. Chính vì những hạn chế trên mà định
hướng phi cấu trúc kém phù hợp hơn định hướng cấu trúc trong đo lường hiệu quả ngân
hàng.

2.1.3.2. Định hướng cấu trúc (phân tích hiệu quả biên) – Phương pháp Bao dữ

liệu - DEA
Định hướng cấu trúc thường dựa trên tính kinh tế của việc tối thiểu hố chi phí hoặc
tối đa hố lợi nhuận khi hàm hiệu quả biểu thị dưới dạng hàm chi phí hay hàm lợi nhuận.
Ước lượng các hàm này có thể cho chúng ta biết một doanh nghiệp có đạt hiệu quả kỹ thuật
hay không nghĩa là nếu các nhà quản lý tổ chức sản xuất sao cho doanh nghiệp tối đa hoá
được sản lượng đầu ra với một lượng đầu vào cho trước (tức là doanh nghiệp đang hoạt
động trên biên sản xuất của nó).
Kỹ thuật phân tích biên đi tìm hiệu quả biên hay cịn được gọi là hiệu quả X( Xefficiency), thuật ngữ được sử dụng để mô tả tất cả các hiệu quả kỹ thuật và phân bổ của các


14

công ty riêng lẻ theo Berger và cộng sự. (1993). Harvey Leibenstein là người khởi xướng
nghiên cứu X – efficiency trong nghiên cứu của mình vào năm 1966 nhưng mãi đến năm
1990 mới được quan tâm nhiều bởi công bố của Ferrier & Lovell (1990) cùng với Berger &
Humphrey (1991). Biên hiệu quả của một tổ chức đo lường xem hoạt động của tổ chức đó
tốt đến mức nào so với năng lực hoạt động dự đoán của những tổ chức tốt nhất trong ngành
nếu những tổ chức hàng đầu này cũng đối mặt với cùng những điều kiện thị trường.
Kỹ thuật phân tích này vượt trội hơn phương pháp chỉ số tài chính (định hướng phi
cấu trúc) vì nó sử dụng các chương trình và các kỹ thuật thống kê để loại bỏ những ảnh
hưởng do sai biệt về giá cả và những nhân tố thị trường ngoại sinh có tác động đến các chỉ
số hoạt động chuẩn để có được những ước lượng tốt hơn.
Các nhà nghiên cứu cịn sử dụng nhiều kỹ thuật này vì 2 lý do sau. Thứ nhất, kỹ thuật
này cho phép các cá nhân có ít kiến thức về tổ chức hay kinh nghiệm lựa chọn được những
cơng ty có hiệu quả tốt nhất trong ngành( hoặc chọn được chi nhánh có hiệu quả nhất của
một công ty), chỉ định được những giá trị hiệu quả bằng con số, xác định được những lĩnh
vực đầu vào sử dụng quá mức và/hoặc đầu ra sản xuất dưới khả năng và gắn kết những kết
quả này với những câu hỏi của những nhà làm chính sách hoặc những nhà nghiên cứu. Thứ
hai, khi ở trong tay những cá nhân có đủ kiến thức nền về tổ chức, kỹ thuật phân tích biên
cho phép các nhà quản trị xác định một cách khách quan các lĩnh vực có kết quả tốt nhất

trong tổ hợp hoạt động dịch vụ phức tạp, một quyết định không phải luôn khả thi với kỹ
thuật định chuẩn truyền thống vì thiếu phương pháp tối ưu mạnh mẽ như chương trình tuyến
tính.
Hai định hướng về phân tích biên đã được biết đến rộng rãi là định hướng tham số và
phi tham số. Định hướng tham số dựa trên mơ hình tốn kinh tế còn định hướng phi tham số
dựa trên các kỹ thuật về chương trình tuyến tính.
Định hướng biên tham số
Định hướng biên tham số sử dụng các kỹ thuật ước lượng để xây dựng một biên giới
sản xuất hiệu quả dựa trên một dạng hàm sản xuất giả định. Theo Berger & Humphrey
(1997) có ba định hướng để xây dựng các biên tham số: định hướng Biên ngẫu nhiên (SFA
– Stochastic Frontier Approach), định hướng Phân phối tự do (DFA – Distribution – Free
Approach) và định hướng Biên dày (TFA – Thick Frontier Approach). Các cách tiếp cận
này tương tự nhau ở việc xác định hình thức của hàm sản xuất. Có nhiều dạng hàm sản xuất
khác nhau như: Cobb-Douglas, thay thế co giãn không đổi (constant elasticity of


15

substitution - CES) và translog. Tuy nhiên, chúng khác nhau khi nói đến các giả định về sự
phân bố của sai số ngẫu nhiên và tính khơng hiệu quả. Sai số ngẫu nhiên và tính khơng hiệu
quả trong trường hợp SFA và DFA được giả định là được phân phối theo một trong nhiều
loại hàm phân phối: hàm nửa chuẩn, hàm không âm, đối xứng hoặc hàm mũ. Ngược lại,
không có giả định nào như vậy trong trường hợp TFA.
DFA cũng chỉ định một dạng hàm cho biên hiệu quả; tuy nhiên, nó phân tách sự kém
hiệu quả khỏi lỗi ngẫu nhiên. Cách tiếp cận này không đưa ra giả định chắc chắn về chức
năng phân phối của sự kém hiệu quả hoặc sai số ngẫu nhiên. Nó giả sử rằng hiệu quả là ổn
định và trung bình của sai số ngẫu nhiên bằng 0 theo thời gian. Sự kém hiệu quả có thể tn
theo dạng phân phối khơng âm hoặc đối xứng.
Cách tiếp cận TFA giả định một đặc điểm kỹ thuật nhất định của hàm hiệu quả và sai
lệch so với các giá trị hiệu suất được dự đoán giữa các phần tư hiệu suất cao nhất và thấp

nhất của các quan sát chỉ ra lỗi ngẫu nhiên; và những sai lệch của hiệu suất dự đoán ở giữa
phần tư cao nhất và thấp nhất thể hiện sự kém hiệu quả. Cách tiếp cận này không đưa ra giả
định về dạng phân phối của lỗi ngẫu nhiên hoặc không hiệu quả.
Ưu điểm của việc sử dụng phương pháp tham số là nó bao gồm xác định các sai số
đo lường và các tác động ngẫu nhiên trong mô hình, cho phép ước lượng khoảng tin cậy
cũng như suy luận thống kê về điểm hiệu quả. Tuy nhiên, phương pháp này cũng có một số
nhược điểm. Ví dụ, nó áp đặt một đặc điểm kỹ thuật cho hàm sản xuất, điều này có thể dẫn
đến lỗi sai khơng cụ thể của hàm. Vì phương pháp này dựa trên các kỹ thuật ước lượng nên
đòi hỏi một số lượng lớn các quan sát để làm cho kết quả ước tính trở nên đáng tin cậy theo
Coelli và cộng sự. (2005), Simar & Wilson (1998); do đó phạm vi của phương pháp này
được thu hẹp đáng kể và đặc biệt đối với trường hợp cỡ mẫu nhỏ.
Định hướng biên phi tham số - Phương pháp phân tích Bao dữ liệu DEA
Cách tiếp cận phi tham số dựa trên các kỹ thuật lập trình tuyến tính khơng u cầu đặc
tả các hàm sản xuất. Hầu hết các nghiên cứu sử dụng cách tiếp cận này đều áp dụng các
phương pháp Phân tích bao dữ liệu (DEA) và Bao loại bỏ miễn phí (FDH – Free Disposal
Hull).
Kỹ thuật DEA liên quan đến việc hình thành một biên tuyến tính từng mảnh liên kết
một tập hợp các quan sát thực tiễn tốt nhất. FDH là một trường hợp đặc biệt của DEA do
Deprins và cộng sự. (1984) đề xuất, trong đó biên hiệu quả được xây dựng bằng cách kết
nối một tập hợp các đỉnh DEA và các điểm xử lý tự do bên trong với các đỉnh này.


16

Hình 2.1. So sánh DEA và FHD
Ghi chú: Một đơn vị ra quyết định (DMU) bao gồm năm quan sát (b, c, e, f, g) theo
định hướng đầu ra với hai đầu ra và một đầu vào và điều kiện lợi nhuận thay đổi theo quy
mô. Biên hiệu quả DEA được xây dựng bởi a-b-c-d, trong khi đó là a-b-e-f-g-c-d là trường
hợp FDH.
Phương pháp phân tích Bao dữ liệu – DEA

Ý tưởng về DEA được khởi xướng bởi Michael J. Farrell vào năm 1957, mở rộng bởi
Farrell và Fieldhouse vào năm 1962 và hoàn thiện nhờ vào Charnes, Cooper và Rhodes
Charnes và cộng sự. (1978a).
DEA đặc biệt hiệu quả trong việc phân tích các quy trình phức tạp liên quan đến nhiều
đầu vào và nhiều đầu ra như nông nghiệp với nghiên cứu của Thompson và cộng sự. (1990),
năng lượng với nghiên cứu của Taylor & Thompson (1995), trường trung học với nghiên
cứu của Johnes (2006), lực lượng cảnh sát với nghiên cứu của Thanassoulis (1995) và dĩ
nhiên không thể thiếu ngành ngân hàng.
DEA là một kỹ thuật dựa trên lập trình tuyến tính (tốn học) mạnh mẽ được sử dụng
để xác định hiệu quả tương đối của các đơn vị tương tự (còn được gọi là Đơn vị ra quyết
định - DMU hay là các ngân hàng trong nghiên cứu này). DEA hiệu chỉnh mức độ hiệu quả
kỹ thuật (TE) trên cơ sở biên riêng lẻ ước tính (hay còn gọi là biên hiệu quả hoặc mặt trận
thực hành tốt nhất hoặc bề mặt bao bọc) được tạo thành bởi các ngân hàng trong mẫu. Trong
mọi trường hợp, các ngân hàng hiệu quả Pareto nằm trên đường biên hiệu quả, so với các
ngân hàng khác, sử dụng các nguồn lực sản xuất tối thiểu được cung cấp cho đầu ra (định
hướng đầu vào) hoặc tối đa hóa đầu ra cho các đầu vào (định hướng tăng đầu ra), và được
gọi là đơn vị thực hiện tốt nhất hoặc đơn vị tham chiếu hoặc đơn vị ngang hàng trong mẫu
ngân hàng. Các ngân hàng hiệu quả Pareto này có điểm số hiệu quả mà khơng ngân hàng
riêng lẻ nào có thể vượt qua. Ngồi ra, ngân hàng khơng thể cải thiện bất kỳ đầu vào hoặc
đầu ra nào mà không làm xấu đi một số đầu vào hoặc đầu ra khác. Điều quan trọng cần lưu


17

ý là biên hiệu quả cung cấp thước đo để đo lường hiệu quả tương đối của tất cả các ngân
hàng khác không nằm ở trên biên. Các ngân hàng không nằm trên biên hiệu quả được coi là
tương đối kém hiệu quả (tức là các ngân hàng không tối ưu Pareto) và nhận được điểm TE
từ 0 đến 1. Điểm hiệu quả của mỗi ngân hàng có thể được hiểu là khoảng cách xuyên tâm
đến biên hiệu quả. Nói tóm lại, DEA tạo thành một biên giới bề mặt khơng tham số (chính
thức hơn là một đường đẳng lồi tuyến tính từng phần) trên các điểm dữ liệu để xác định hiệu

quả của mỗi ngân hàng so với biên giới này.
Fethi & Pasiouras (2010) đã xem xét tổng cộng 196 nghiên cứu và nhận thấy rằng
DEA là kỹ thuật nghiên cứu hiệu quả được sử dụng phổ biến nhất trong việc đánh giá hoạt
động của ngân hàng. Họ xác định một số lợi thế từ việc sử dụng DEA. Đầu tiên, DEA hoạt
động tốt với các mẫu có kích thước nhỏ để có thể áp dụng ở bất kỳ quốc gia nào. Ở hầu hết
các quốc gia, số lượng ngân hàng hoạt động tương đối nhỏ, từ hàng chục đến hàng trăm
ngân hàng ngoại trừ Hoa Kỳ có hàng nghìn ngân hàng. Thứ hai, DEA khơng u cầu bất kỳ
giả định nào về bản chất của mối quan hệ giữa đầu vào và đầu ra và và hàm phân phối của
sự kém hiệu quả để xác định biên giới. Do đó, DEA rất đơn giản và thuận tiện cho người
dùng.
Tuy nhiên, DEA cũng có một số hạn chế. Theo Coelli và cộng sự. (2005), DEA
không xác định sai số và các yếu tố gây nhiễu khác có thể ảnh hưởng đến hình dạng và vị trí
của biên hiệu quả. Việc loại trừ hoặc chỉ bao gồm một đầu vào hoặc đầu ra sẽ dẫn đến kết
quả sai lệch. Hơn nữa, việc coi đầu vào/đầu ra là đồng nhất trong khi chúng khơng đồng
nhất có thể làm sai lệch kết quả. Trong mơ hình DEA chỉ bao gồm đầu vào và đầu ra trong
khi các yếu tố quản lý khác ảnh hưởng đến mức đầu ra được tạo ra từ các đầu vào nhất định
hoặc mức đầu vào được sử dụng để tạo ra mức đầu ra nhất định bị bỏ qua. Do đó, việc
khơng tính tốn các biến số mơi trường có thể đưa ra các chỉ dẫn sai lệch về năng lực quản
lý tương đối.
Lựa chọn đầu vào – đầu ra trong đo lường hiệu quả ngân hàng bằng DEA
Một vấn đề rất quan trọng trong đo lường hiệu quả ngân hàng bằng phương pháp
DEA là việc lựa chọn các biến trong nghiên cứu hiệu quả vì ảnh hưởng đáng kể đến kết quả.
Và thực tế trong nghiên cứu là lựa chọn biến thường bị hạn chế bởi sự ít ỏi của dữ liệu trên
các biến có liên quan. Các phép đo chi phí và đầu ra trong ngân hàng đặc biệt khó khăn vì
nhiều dịch vụ tài chính được sản xuất chung và giá cả thường được gán cho một gói dịch vụ
tài chính. Ba cách tiếp cận chủ yếu trong các nghiên cứu tính đến nay gồm có: hướng tiếp


18


cận sản xuất, hướng tiếp cận trung gian, hướng tiếp cận tài sản, hướng tiếp cận chi phí
người dùng, hướng tiếp cận giá trị gia tăng và gần đây là hướng tiếp cận hiện đại theo
Frexias & Rochet (1997). Bốn hướng tiếp cận đầu áp dụng lý thuyết kinh tế vi mô truyền
thống của công ty vào ngân hàng và chỉ khác nhau về đặc điểm kỹ thuật của hoạt động ngân
hàng. Cách tiếp cận cuối tiến thêm một bước khi kết hợp một số hoạt động cụ thể của ngân
hàng vào lý thuyết cổ điển và từ đó sửa đổi nó.
Hướng tiếp cận sản xuất (production approach), được George J. Benston là người đầu
tiên giới thiệu cách tiếp cận này trong nghiên cứu vào năm 1965 về các ngân hàng ở New
England Benston (1965), giả định các ngân hàng như là 1 đơn vị sản xuất, sản xuất ra các
khoản vay, các tài khoản tiền gửi và các dịch vụ tài chính bằng việc sử dụng các yếu tố đầu
vào vật lý như lao động (số lượng nhân viên, chi phí trên đầu người) và vốn (tài sản cố định
và các tài sản khác) vì chỉ cần đầu vào vật lý để thực hiện giao dịch, xử lý tài liệu tài chính
hoặc cung cấp dịch vụ tư vấn và tư vấn cho khách hàng. Chi phí lãi suất được loại trừ khỏi
phương pháp này với lý do chỉ có quy trình hoạt động là phù hợp. Đầu ra theo phương pháp
này thể hiện các dịch vụ cung cấp cho khách hàng và được đo lường tốt nhất bằng số lượng
và loại giao dịch, tài liệu được xử lý hoặc dịch vụ chuyên biệt được cung cấp trong một
khoảng thời gian nhất định. Trong trường hợp khơng có sẵn dữ liệu lưu lượng giao dịch chi
tiết, chúng được thay thế bằng dữ liệu về số lượng tài khoản tiền gửi và tiền vay, thay thế
cho mức độ dịch vụ được cung cấp. Theo Berger và cộng sự. (1997), hướng tiếp cận này
phù hợp cho đánh giá hiệu quả của những chi nhánh ngân hàng được xem như những người
sản xuất ra các dịch vụ tiền gửi cho ngân hàng và được quyết định sẽ trung gian các nguồn
quỹ ấy như thế nào.
Hướng tiếp cận trung gian (the Intermediation approach) lại xem ngân hàng như là 1
trung gian của các dịch vụ tài chính giữa người vay tiền và người tiết kiệm, sản xuất ra các
khoản vay và những tài sản sinh lời khác bằng việc sử dụng những khoản tiền gửi và lao
động (Sealey Jr & Lindley, 1977). Cách tiếp cận này bao gồm cả chi phí hoạt động và lãi
suất làm đầu vào, trong khi cho vay và các tài sản lớn khác được tính là đầu ra. Nhìn chung,
cách tiếp cận này phù hợp hơn để đánh giá một ngân hàng vì các dữ liệu đều có sẵn trên báo
cáo thường niên của ngân hàng và có tính đến tổng chi phí và doanh thu có được do hoạt
động quản trị. Tuy nhiên, hướng tiếp cận trung gian cũng là nguyên nhân dẫn đến một cuộc

tranh cãi lâu dài về việc tiền gửi nên được coi là đầu vào hay đầu ra. Các nghiên cứu về việc
xác định đầu ra của ngân hàng đã dẫn đến việc hình thành ba hướng tiếp cận: tài sản, chi phí


19

người dùng và giá trị gia tăng, có thể được xem là các biến thể của hướng tiếp cận trung
gian. Tất cả ba cách tiếp cận tập trung vào các hoạt động trung gian của các ngân hàng và
chủ yếu sử dụng dữ liệu tài chính theo Berger & Humphrey (1992).
Hướng tiếp cận tài sản (asset approach) là mơ hình giảm bớt của hoạt động ngân
hàng, tập trung hoàn toàn vào vai trò của các ngân hàng với vai trò trung gian tài chính giữa
người gửi tiền và người sử dụng cuối cùng của tài sản ngân hàng. Tiền gửi và các khoản nợ
khác, cùng với các nguồn lực thực tế (lao động và vốn) được xác định là đầu vào, trong khi
bộ đầu ra chỉ bao gồm các khoản vay và các tài sản khác. Theo Berger & Humphrey (1992)
các ngân hàng làm nhiều hơn việc mua quỹ từ các ngân hàng khác để chuyển thành những
khoản vay và họ cũng cung cấp nhiều dịch vụ quan trọng cho những người gửi tiền nhưng
những dịch vụ này lại không được tính là đầu ra của ngân hàng trong định hướng tài sản.
Hướng tiếp cận chi phí người dùng (The user cost approach), được Donovan (1978)
và Barnett (1980) tiên phong sử dụng trong việc phát triển các chỉ số cung tiền. Hướng tiếp
cận này quyết định một sản phẩm tài chính là đầu vào hay đầu ra trên cơ sở đóng góp rịng
của nó vào doanh thu ngân hàng. Nếu lợi nhuận tài chính của một tài sản vượt quá chi phí
cơ hội của các quỹ hoặc nếu chi phí tài chính của một khoản nợ thấp hơn chi phí cơ hội, thì
cơng cụ đó được coi là một sản phẩm tài chính. Mặt khác, nó được coi là một đầu vào tài
chính theo Hancock (1985).
Hướng tiếp cận giá trị gia tăng xác định các mục trên bảng cân đối kế tốn (tài sản
hoặc nợ) là các đầu ra đóng góp vào giá trị gia tăng của ngân hàng, tức là, kinh doanh gắn
liền với việc tiêu thụ tài nguyên thực theo Berger và cộng sự. (1987). Theo cách tiếp cận
này, các loại tiền gửi sản xuất chính (ví dụ: tiền gửi không kỳ hạn, kỳ hạn và tiền gửi tiết
kiệm) và các khoản vay (ví dụ: thế chấp và cho vay thương mại) được xem là đầu ra vì
chúng chịu trách nhiệm cho tỷ lệ giá trị gia tăng đáng kể. Những loại khác được coi là đại

diện chủ yếu của đầu ra không quan trọng, sản phẩm trung gian hoặc đầu vào, tùy thuộc vào
chi tiết cụ thể của từng loại. Các quỹ đi vay (chứng chỉ tiền gửi lớn, tiền gửi nước ngoài, các
khoản nợ khác để vay) được coi là đầu vào tài chính cho quá trình trung gian, bởi vì chúng
địi hỏi một lượng rất nhỏ đầu vào vật chất (lao động và vốn). Về mặt tài sản, chứng khốn
chính phủ và các khoản đầu tư phi lợi nhuận khác được coi là đầu ra khơng quan trọng, bởi
vì các u cầu giá trị gia tăng của chúng cũng rất thấp. Drake và cộng sự. (2006) cũng sử
dụng cách tiếp cận giá trị gia tăng (phương pháp doanh thu) trong mơ hình DEA, các mục
tạo ra giá trị cho ngân hàng được coi là đầu ra.


×