Tải bản đầy đủ (.pdf) (61 trang)

các yếu tố tài chính tác động đến rủi ro của các ngân hàng thương mại niêm yết tại việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.3 MB, 61 trang )

TRƢỜNG ĐẠI HỌC MỞ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA ĐÀO TẠO ĐẶC BIỆT

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
NGÀNH TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG

CÁC YẾU TỐ TÀI CHÍNH TÁC ĐỘNG
ĐẾN RỦI RO CỦA CÁC NGÂN HÀNG
THƢƠNG MẠI NIÊM YẾT TẠI VIỆT NAM
SVTH: Hồ Trần Nhƣ Ngọc
MSSV: 1254032256
Ngành: Tài chính – Ngân hàng
GVHD: TS. Nguyễn Thị Thùy Linh

Thành phố Hồ Chí Minh – Năm 2016


LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên, em muốn gửi lời cảm ơn sâu sắc đến giảng viên, Tiến sĩ Nguyễn Thị Thùy
Linh, ngƣời đã tận tình hƣớng dẫn để em có thể hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này một
cách chỉnh chu nhất.
Trong quá trình thực hiện khóa luận tốt nghiệp, với những hạn chế về kiến thức cũng nhƣ
kinh nghiệm thực tế nên bài báo cáo sẽ khó tránh khỏi những thiếu sót, em rất mong nhận
đƣợc sự chỉ bảo thêm từ thầy cô để em có thể hoàn thành và đạt kết quả tốt hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!

TP.HCM, ngày 05 tháng 04 năm 2016
Sinh viên thực hiện

Hồ Trần Nhƣ Ngọc


i


NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƢỚNG DẪN
............................................................................................
............................................................................................
............................................................................................
............................................................................................
............................................................................................
............................................................................................
............................................................................................
............................................................................................
............................................................................................
............................................................................................
TP.HCM, ngày

tháng

năm 2016

Giảng viên hƣớng dẫn

ii


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
STT

TỪ VIẾT TẮT


TỪ ĐẦY ĐỦ

1

ACB

Ngân hàng Thƣơng mại Cổ phần Á Châu

2

BID

Ngân hàng Thƣơng mại Cổ phần Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam

3

CTG

Ngân hàng Thƣơng mại Cổ phần Công Thƣơng Việt Nam

4

EIB

Ngân hàng Thƣơng mại Cổ phần Xuất nhập khẩu Việt Nam

5

MBB


Ngân hàng Thƣơng mại Cổ phần Quân đội

6

NHNN

Ngân hàng Nhà nƣớc

7

NHTM

Ngân hàng thƣơng mại

8

NPT

Nợ phải trả

9

NVB

Ngân hàng Thƣơng mại Cổ phần Quốc Dân

10

SHB


Ngân hàng Thƣơng mại Cổ phần Sài Gòn - Hà Nội

11

STB

Ngân hàng Thƣơng mại Cổ phần Sài Gòn Thƣơng Tín

12

TCTD

Tổ chức tín dụng

13

TMCP

Thƣơng mại cổ phần

14

TS

Tài sản

15

VCB


Ngân hàng Thƣơng mại Cổ phần Ngoại thƣơng Việt Nam

16

VCSH

Vốn chủ sở hữu

17

VN

Việt Nam

18

VPĐD

Văn phòng đại diện

iii


MỤC LỤC
CHƢƠNG 1

: GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI ............................................................................. 1

1.1


LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI ............................................................................................ 1

1.2

MỤC TIÊU VÀ CÂU HỎI NGHIÊN CỨU ........................................................... 2

1.2.1

Mục tiêu nghiên cứu ......................................................................................... 2

1.2.2

Câu hỏi nghiên cứu .......................................................................................... 2

1.3

PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .......................................................................... 2

1.3.1

Phƣơng pháp thu thập dữ liệu .......................................................................... 2

1.3.2

Phƣơng pháp xử lí và phân tích dữ liệu ........................................................... 3

1.4

ĐỐI TƢỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU........................................................ 3


1.4.1

Đối tƣợng nghiên cứu....................................................................................... 3

1.4.2

Phạm vi nghiên cứu .......................................................................................... 3

1.5

KẾT CẤU CỦA KHÓA LUẬN ............................................................................. 3

CHƢƠNG 2
: TỔNG QUAN LÝ THUYẾT LIÊN QUAN ĐẾN CÁC YẾU TỐ TÁC
ĐỘNG ĐẾN RỦI RO CỦA NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI ............................................ 5
2.1 LƢỢC KHẢO CHUNG LÝ THUYẾT LIÊN QUAN ĐẾN CÁC YẾU TỐ HÌNH
THÀNH RỦI RO .............................................................................................................. 5
2.1.1

Khái niệm rủi ro ............................................................................................... 5

2.1.2

Các yếu tố tác động đến rủi ro qua các nghiên cứu trƣớc đây ......................... 5

2.2 PHÁT TRIỂN CÁC GIẢ THUYẾT LIÊN QUAN ĐẾN CÁC YẾU TỐ HÌNH
THÀNH RỦI RO NGÂN HÀNG..................................................................................... 7
2.2.1

Tỷ lệ vốn chủ sở hữu/tổng tài sản .................................................................... 8


2.2.2

Giá trị những hoạt động ngoại bảng ................................................................. 8

2.2.3

Đòn bẩy hoạt động ........................................................................................... 9

2.2.4

Quy mô vốn hóa thị trƣờng ............................................................................ 10

CHƢƠNG 3

: DỮ LIỆU VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU .......................................... 12

3.1

TRÌNH TỰ THỰC HIỆN NGHIÊN CỨU ........................................................... 12

3.2

DỮ LIỆU NGHIÊN CỨU .................................................................................... 12

3.3

XÂY DỰNG MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU............................................................. 13

3.4


GIỚI THIỆU CÁC BIẾN ĐỘC LẬP VÀ BIẾN PHỤ THUỘC .......................... 13
iv


3.4.1

Biến phụ thuộc ............................................................................................... 14

3.4.2

Biến độc lập.................................................................................................... 14

CHƢƠNG 4
: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC NGÂN HÀNG
NIÊM YẾT TẠI VIỆT NAM ............................................................................................ 18
4.1

TÌNH HÌNH TÀI SẢN CỦA CÁC NGÂN HÀNG NIÊM YẾT TẠI VIỆT NAM
18

4.1.1

Tình hình tín dụng .......................................................................................... 20

4.1.2

Tình hình đầu tƣ ............................................................................................. 29

4.2 TÌNH HÌNH NGUỒN VỐN CỦA CÁC NGÂN HÀNG NIÊM YẾT TẠI VIỆT

NAM 31
4.2.1

Tình hình nợ phải trả ...................................................................................... 31

4.2.2

Tình hình vốn chủ sở hữu .............................................................................. 34

CHƢƠNG 5
: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI VỀ CÁC YẾU TỐ TÁC
ĐỘNG ĐẾN RỦI RO CỦA NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI NIÊM YẾT VIỆT NAM .. 36
5.1

PHÂN TÍCH THỐNG KÊ MÔ TẢ ...................................................................... 36

5.2

MA TRẬN HỆ SỐ TƢƠNG QUAN .................................................................... 40

5.3

KIỂM ĐỊNH HIỆN TƢỢNG ĐA CỘNG TUYẾN .............................................. 41

5.4

PHÂN TÍCH KẾT QUẢ HỒI QUY ..................................................................... 41

5.4.1


Hoạt động ngoại bảng .................................................................................... 43

5.4.2

Quy mô vốn hóa thị trƣờng ............................................................................ 43

5.4.3

Tỷ lệ vốn chủ sở hữu/Tổng tài sản ................................................................. 44

5.4.4

Đòn bẩy hoạt động ......................................................................................... 44

CHƢƠNG 6
: KẾT LUẬN VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐỐI VỚI RỦI RO CỦA CÁC
NGÂN HÀNG VIỆT NAM............................................................................................... 46
6.1

KẾT LUẬN ........................................................................................................... 46

6.2

ĐÓNG GÓP, Ý NGHĨA CỦA ĐỀ TÀI ................................................................ 46

6.3

GIẢI PHÁP ........................................................................................................... 47

6.4


HẠN CHẾ CỦA ĐỀ TÀI. .................................................................................... 48

6.5

HƢỚNG NGHIÊN CỨU TIẾP THEO ................................................................. 48

TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................................. 50
PHỤ LỤC ........................................................................................................................... 52
v


DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1: Kì vọng tƣơng quan giữa các biến ..................................................................... 11
Bảng 3.1: Cách thức đo lƣờng các biến .............................................................................. 15
Bảng 3.2: Kì vọng tƣơng quan giữa các biến ..................................................................... 16
Bảng 4.1: Số lƣợng chi nhánh, văn phòng đại diện của các ngân hàng trong ASEAN ..... 30
Bảng 5.1: Kết quả thống kê mô tả các biến quan sát.......................................................... 36
Bảng 5.2: Ma trận hệ số tƣơng quan giữa các biến ............................................................ 40
Bảng 5.3: Kiểm định hiện tƣợng đa cộng tuyến giữa các biến .......................................... 41
Bảng 5.4: Phân tích kết quả hồi quy ................................................................................... 42
Bảng 5.5: So sánh tác động giữa biến phụ thuộc và các biến độc lập theo kì vọng và theo
hệ số hồi quy ....................................................................................................................... 44

vi


DANH MỤC HÌNH
Hình 4.1: Tình hình tài sản của các ngân hàng niêm yết Việt Nam ................................... 18
Hình 4.2: Doanh số cho vay của các ngân hàng niêm yết Việt Nam ................................. 21

Hình 4.3: Tình hình nợ xấu các ngân hàng niêm yết Việt Nam ......................................... 23
Hình 4.4: Cơ cấu nợ xấu của Ngân hàng Thƣơng mại Cổ phần Sài Gòn - Hà Nội năm
2012 .................................................................................................................................... 24
Hình 4.5: Cơ cấu nợ xấu của Ngân hàng Thƣơng mại Cổ phần Quốc Dân năm 2013 ...... 25
Hình 4.6: Cơ cấu nợ xấu của Ngân hàng Thƣơng mại Cổ phần Quân đội năm 2014 ........ 26
Hình 4.7: Cơ cấu nợ xấu của Ngân hàng Thƣơng mại Cổ phần Quốc Dân năm 2015 ...... 27
Hình 4.8: Cơ cấu ngành nghề cho vay của các ngân hàng ................................................. 28
Hình 4.9: Tổng đầu tƣ/Tổng tài sản của các ngân hàng niêm yết tại Việt Nam ................ 29
Hình 4.10: Tỷ lệ nợ phải trả/nguồn vốn của các ngân hàng niêm yết tại Việt Nam .......... 32
Hình 4.11: Tỷ lệ nợ ngắn hạn/tổng nợ của các ngân hàng niêm yết tại Việt Nam ............ 33
Hình 4.12: Tỷ lệ VCSH/nguồn vốn của các ngân hàng niêm yết tại Việt Nam ................. 34
Hình 5.1: Diễn biến phƣơng sai lợi nhuận hàng ngày của cổ phiếu các ngân hàng niêm yết
theo từng quý giai đoạn 2012-2013 .................................................................................... 37
Hình 5.2: Tình hình hoạt động ngoại bảng các ngân hàng niêm yết theo từng quý giai
đoạn 2012-2015 .................................................................................................................. 38
Hình 5.3: Tình hình đòn bẩy hoạt động các ngân hàng niêm yết theo từng quý giai đoạn
2012-2015 ........................................................................................................................... 39

vii


CHƢƠNG 1 : GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI
Chƣơng 1 giới thiệu chung về đề tài. Trong chƣơng này sẽ nêu lên lí do chọn đề tài, mục
tiêu và câu hỏi nghiên cứu, phƣơng pháp nghiên cứu, đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu và
cuối cùng là kết cấu của khóa luận. Từng nội dung sẽ đƣợc trình bày rõ ràng, cụ thể qua
các mục dƣới đây.

1.1

LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI


Trong những năm gần đây, kinh tế Việt Nam đƣợc nhận định đang bƣớc vào đà phục hồi
và tăng trƣởng. Với tốc độ tăng trƣởng 6,68% trong năm 2015, Việt Nam đã gần đạt mức
tăng trƣởng của Trung Quốc. Năm 2016, Việt Nam có cơ hội trở thành nền kinh tế có tốc
độ tăng trƣởng cao nhất tại khu vực Đông Á và Đông Nam Á. Hiệp định đối tác kinh tế
xuyên Thái Bình Dƣơng (TPP), Hiệp định thƣơng mại tự do VN - EU, Cộng đồng kinh tế
ASEAN... là những tín hiệu tốt để thu hút các nguồn vốn đầu tƣ trực tiếp và gián tiếp từ
nƣớc ngoài vào Việt Nam. Đi kèm với sự phát triển kinh tế, ngành ngân hàng nói chung
và các ngân hàng thƣơng mại nói riêng cũng có nhiều chuyển biến tích cực. Tuy nhiên,
bên cạnh những cơ hội nhất định, ngành ngân hàng cũng phải đang đối mặt với nhiều khó
khăn, thách thức. Một trong số đó phải kể đến vấn đề rủi ro mà các ngân hàng đang gặp
phải. Nhƣ một quy luật kinh doanh tất yếu, lợi nhuận luôn đi kèm với rủi ro. Rủi ro có
thể gây nên những tổn thất, mất mát cho ngân hàng nhƣng đồng thời cũng mang lại những
lợi ích, cơ hội nếu chúng ta nhận dạng và kiểm soát đƣợc chúng. Do vậy, các vấn đề liên
quan đến rủi ro luôn là đề tài quan tâm không những của các nhà quản trị mà còn của các
nhà hoạch định chính sách, các khách hàng. Bên cạnh việc quản trị các rủi ro hiện hữu tại
ngân hàng: rủi ro lãi suất, rủi ro tín dụng, rủi ro tỷ giá,…việc tìm hiểu các yếu tố hình
thành rủi ro của các NHTM cũng không kém phần quan trọng. Việc hiểu biết và nắm bắt
các yếu tố này giúp các nhà quản trị đƣa ra các chính sách phù hợp nhằm giảm thiểu rủi ro
cho ngân hàng. Bên cạnh đó, tuy hiện nay có nhiều lý thuyết liên quan đến các yếu tố tác
động đến rủi ro của các ngân hàng thƣơng mại nhƣng việc kiểm định các lý thuyết này
trên thực tế chƣa thật sự đƣợc nhiều nhà nghiên cứu quan tâm.
Xuất phát từ những lí do nói trên, khóa luận tốt nghiệp với đề tài “ Các yếu tố tài chính
tác động đến rủi ro của các ngân hàng thƣơng mại niêm yết tại Việt Nam” mong
muốn đem lại cho các nhà quản trị ngân hàng cái nhìn sâu sắc về vấn đề này, từ đó điều
chỉnh và đƣa ra đƣợc các chiến lƣợc quản lí tốt hơn nhằm cải thiện và phát triển hoạt động
ngân hàng, bên cạnh đó giúp các nhà hoạch định chính sách đƣa ra những quy định, chính
sách vĩ mô nhằm giảm thiểu rủi ro cho ngân hàng, góp phần đƣa nền kinh tế Việt Nam
phát triển.
1



1.2

MỤC TIÊU VÀ CÂU HỎI NGHIÊN CỨU

1.2.1 Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu của bài nghiên cứu nhằm xác định rõ các yếu tố tác động đến rủi ro của các ngân
hàng thƣơng mại niêm yết tại Việt Nam. Đề tài nhằm đáp ứng ba mục tiêu sau:
Thứ nhất, đề tài xác định các yếu tố tác động đến rủi ro của các ngân hàng thƣơng mại
niêm yết Việt Nam.
Thứ hai, đề tài xem xét ảnh hƣởng của các yếu tố khác nhau đến rủi ro của các ngân hàng
thƣơng mại niêm yết.
Thứ ba, đề tài đề xuất một số giải pháp nhằm giải thiểu rủi ro đối với các ngân hàng
thƣơng mại niêm yết tại Việt Nam.

1.2.2 Câu hỏi nghiên cứu
Nhằm đáp ứng mục tiêu nghiên cứu nhƣ trên, đề tài tập trung trả lời ba câu hỏi nghiên
cứu sau đây:
Thứ nhất, các yếu tố nào có tác động đến rủi ro của các ngân hàng niêm yết tại Việt Nam?
Thứ hai, các yếu tố đó liệu có mức ảnh hƣởng nhƣ nhau hay khác nhau đối với rủi ro tại
các ngân hàng này?
Thứ ba, các ngân hàng thƣơng mại niêm yết niêm yết cần có những giải pháp gì để hạn
chế rủi ro?

1.3

PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Đề tài sử dụng phƣơng pháp thu thập, thống kê để thu thập dữ liệu, sử dụng công cụ Excel

cùng các hàm tính để xử lí dữ liệu và phần mềm thống kê Stata để phân tích dữ liệu. Cụ
thể các phƣơng pháp nhƣ sau:

1.3.1 Phƣơng pháp thu thập dữ liệu
Đề tài đã sử dụng phƣơng pháp thu thập, thống kê để thu thập dữ liệu. Về phƣơng pháp
này, đề tài đã sử dụng dữ liệu thứ cấp liên quan đến các biến của mô hình nghiên cứu lấy
từ các báo cáo tài chính theo quý, báo cáo thƣờng niên của các ngân hàng niêm yết tại Sở
giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội trong giai đoạn 2012 đến 2015
cùng với dữ liệu về lịch sử giá của các ngân hàng này.

2


1.3.2 Phƣơng pháp xử lí và phân tích dữ liệu
Dữ liệu thu thập đƣợc sẽ đƣợc xử lí thông qua công cụ Excel cùng với các hàm tính. Phần
mềm thống kê Stata đƣợc sử dụng để phân tích dữ liệu và chạy hồi quy đối với các biến
trong mô hình. Đề tài sử dụng phƣơng pháp bình phƣơng nhỏ nhất (OLS) với các biến số
độc lập là các yếu tố hình thành rủi ro của các ngân hàng niêm yết và biến phụ thuộc là
rủi ro tổng thể của các ngân hàng này. Từ đó xác định đƣợc các hệ số của phƣơng trình và
tiến hành phân tích các yếu tố đƣợc xác định tác động nhƣ thế nào đến rủi ro của các ngân
hàng niêm yết Việt Nam.

1.4

ĐỐI TƢỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU

1.4.1 Đối tƣợng nghiên cứu
Đối tƣợng nghiên cứu của đề tài là các yếu tố tác động đến rủi ro tổng thể của 9 ngân
hàng niêm yết tại Sở giao dịch Thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội.


1.4.2 Phạm vi nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu trên phạm vi không gian và thời gian nhƣ sau:
Về mặt không gian: Đề tài nghiên cứu các yếu tố hình thành rủi ro của 9 ngân hàng
thƣơng mại hiện đang niêm yết trên sàn chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội.
Về mặt thời gian: Đề tài nghiên cứu số liệu hàng quý từ năm 2012 đến năm 2015.

1.5

KẾT CẤU CỦA KHÓA LUẬN

Bài nghiên cứu này có kết cấu bao gồm 6 chƣơng, bao gồm:
CHƢƠNG 1: Giới thiệu về đề tài, trong đó bao gồm giới thiệu tổng quan về vấn đề
nghiên cứu, lí do chọn đề tài, mục tiêu, phƣơng pháp cũng nhƣ phạm vi nghiên cứu.
CHƢƠNG 2: Tổng quan lý thuyết liên quan đến các yếu tố tác động đến rủi ro ngân hàng.
Chƣơng này sẽ lƣợc khảo chung lý thuyết cùng với phát triển các giả thuyết liên quan đến
các yếu tố hình thành rủi ro. Việc phát triển chƣơng 3 sẽ là nền tảng cho chƣơng 4 bài
nghiên cứu đƣợc trình bày một cách trọn vẹn và sâu sắc nhất.
CHƢƠNG 3: Dữ liệu và mô hình nghiên cứu. Chƣơng này sẽ nêu lên trình tự thực hiện
nghiên cứu, dữ liệu nghiên cứu, mô hình nghiên cứu thực hiện trong đề tài cùng với việc
giới thiệu các biến độc lập và phụ thuộc trong mô hình. Việc thực hiện tốt chƣơng 3 sẽ
giúp cho việc phân tích kết quả nghiên cứu ở chƣơng 5 đầy đủ và hoàn thiện nhất.

3


CHƢƠNG 4: Tổng quan tình hình hoạt động của các ngân hàng niêm yết tại Việt Nam.
Chƣơng này sẽ trình bày tổng quan tình hình tài sản cũng nhƣ tình hình nguồn vốn của
chín ngân hàng niêm yết hiện nay.
CHƢƠNG 5: Phân tích kết quả nghiên cứu. Chƣơng này sẽ tiến hành phân tích các kết
quả: thống kê mô tả, ma trận hệ số tƣơng quan, kiểm định hiện tƣợng đa cộng tuyến và

cuối cùng là phân tích hồi quy.
CHƢƠNG 6: Kết luận và một số giải pháp đối với rủi ro của các ngân hàng Việt Nam.
Chƣơng này sẽ đƣa ra kết luận và trình bày một số giải pháp nhằm giảm thiểu rủi ro đối
với các ngân hàng niêm yết tại Việt Nam đồng thời nêu lên đóng góp, ý nghĩa của đề tài
cùng với các hạn chế và hƣớng nghiên cứu tiếp theo.
KẾT LUẬN CHƢƠNG 1
Nhƣ vậy, chƣơng 1 đã đề cập đến việc phân tích các yếu tố tác động đến rủi ro của các
ngân hàng thƣơng mại niêm yết tại Việt Nam cùng với việc đề ra những mục tiêu, phƣơng
pháp và phạm vi nghiên cứu của đề tài, kết cấu của khóa luận. Đây là tiền đề cho việc
phát triển các chƣơng tiếp theo.

4


CHƢƠNG 2 : TỔNG QUAN LÝ THUYẾT LIÊN
QUAN ĐẾN CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN
RỦI RO CỦA NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI
Chƣơng 1 đã giới thiệu chung về đề tài. Tiếp theo, chƣơng 2 sẽ trình bày tổng quan lý
thuyết liên quan đến các yếu tố tác động đến rủi ro của ngân hàng thƣơng mại. Trong
chƣơng này, đề tài sẽ lƣợc khảo chung lý thuyết liên quan đến các yếu tố tác động đến rủi
ro của NHTM, trên cơ sở đó phát triển các giả thuyết nghiên cứu đề tài.

2.1
LƢỢC KHẢO CHUNG LÝ THUYẾT LIÊN QUAN ĐẾN
CÁC YẾU TỐ HÌNH THÀNH RỦI RO
Ở phần này, bài nghiên cứu sẽ tìm hiểu các lý thuyết liên quan đến rủi ro cũng nhƣ các
yếu tố tác động đến rủi ro ngân hàng. Đây là nền tảng giải thích cho các biến trong mô
hình đƣợc thực hiện trong bài nghiên cứu.

2.1.1 Khái niệm rủi ro

Cho đến nay có rất nhiều định nghĩa về rủi ro theo nhiều trƣờng phái, quan điểm khác
nhau. Tuy nhiên, định nghĩa đƣợc sử dụng trong đề tài này chính là “Rủi ro là sự không
chắc chắn có thể đo lƣờng đƣợc”. Nói một cách khác, rủi ro đƣợc định nghĩa là sự khác
biệt giữa giá trị kì vọng và giá trị thực tế. Giá trị thực tế mà giá trị đƣợc xác định dựa trên
thực tế phát sinh. Giá trị kì vọng là giá trị đƣợc tính toán theo trung bình có trọng số của
một biến nào đó với trọng số là các xác suất xảy ra. Sự khác biệt đƣợc đo lƣờng bởi
phƣơng sai hay độ lệch chuẩn.
Rủi ro đƣợc phân thành nhiều loại khác nhau: rủi ro tín dụng, rủi ro lãi suất, rủi ro tỷ giá,
rủi ro phá sản, rủi ro đặc thù,…Tuy nhiên, trong phạm vi đề tài này chỉ tập trung quan tâm
đến một rủi ro duy nhất-rủi ro tổng thể của chín ngân hàng thƣơng mại niêm yết tại Việt
Nam. Rủi ro này đƣợc đo lƣờng bằng phƣơng sai lợi nhuận hàng ngày của cổ phiếu chín
ngân hàng này trong từng quý.

2.1.2 Các yếu tố tác động đến rủi ro qua các nghiên cứu trƣớc
đây
Nghiên cứu của Haq, Mamiza; Heaney, Richard (2012) về các yếu tố quyết định rủi ro
của các ngân hàng châu Âu và đƣa ra các biện pháp giảm thiểu rủi ro. Trong nghiên cứu
đó, tác giả sử dụng mẫu bao gồm 84 tổ chức tài chính tại 15 nƣớc châu Âu trong giai đoạn
1996-2005. Tác giả đƣa ra năm loại rủi ro cùng các cách đo lƣờng khác nhau: rủi ro tổng
thể, rủi ro hệ thống, rủi ro lãi suất, rủi ro đặc thù và rủi ro tín dụng cùng với một số biến
5


độc lập. Tác giả đã sử dụng phƣơng pháp pooled-OLS cùng với việc tiến hành một số các
phân tích khác nhau. Nghiên cứu thực nghiệm đã đạt đƣợc kết quả sau: Hoạt động ngoại
bảng là một yếu tố quan trọng cho việc đo lƣờng năm loại rủi ro trên. Bên cạnh đó, tác giả
còn tìm thấy các ngân hàng phụ thuộc vào nợ và các khoản tiền gửi liên ngân hàng chịu
ảnh hƣởng của rủi ro hệ thống. Không những thế, tác giả còn thấy rằng vốn của một ngân
hàng quan hệ phi tuyến tính với rủi ro của ngân hàng đó. Một yếu tố quan trọng khác là
vốn điều lệ của ngân hàng. Nghiên cứu tìm thấy mối liên hệ ngƣợc chiều giữa vốn điều lệ

và rủi ro tín dụng của ngân hàng. Tuy nhiên, vốn điều lệ của ngân hàng lại có mối tƣơng
quan cùng chiều với các rủi ro khác, cụ thể: rủi ro lãi suất, rủi ro hệ thống, rủi ro đặc thù
và rủi ro tổng thể. Bên cạnh đó, đúng nhƣ giả thuyết ban đầu, quy mô ngân hàng quan hệ
cùng chiều với rủi ro hệ thống và ngƣợc chiều với rủi ro tín dụng của ngân hàng. Tuy
nhiên, ngƣợc lại với những gi tác giả mong đợi, quy mô ngân hàng và rủi ro đặc thù, rủi
ro tổng thể có mối tƣơng quan cùng chiều nhau. Cuối cùng, bài nghiên cứu cho thấy các
ngân hàng châu Âu có rủi ro tổng thể cao hơn cùng với rủi ro đặc thù và rủi ro hệ thống
thấp hơn so với các ngân hàng không nằm trong khu vực này. Đây là những kết quả quan
trọng đối với các nhà đầu tƣ, nhà quản trị và các nhà hoạch định chính sách. Các nhà quản
trị và nhà hoạch định chính sách cần lƣu ý đến ảnh hƣởng của các hoạt động ngoại bảng
đến rủi ro ngân hàng. Một nghiên cứu mở rộng khác đó chính là so sánh những yếu tố
quyết định rủi ro của các ngân hàng châu Âu và các ngân hàng không thuộc khu vực này.
Nghiên cứu của Mohammad Morshedur Rahman, Kazi Mohammed Kamal Uddin, Syed
Moudud-Ul-Huq về các yếu tố tác động đến rủi ro của các ngân hàng thƣơng mại
Bangladesh. Trong bài nghiên cứu này, tác giả đã đề xuất các yếu tố sau: lợi nhuận, vốn,
quy mô ngân hàng, tính thanh khoản, giá trị vốn điều lệ, tỷ lệ chia cổ tức, sự tăng trƣởng
tổng sản phẩm quốc nội, tỷ lệ lạm phát, cơ cấu sở hữu nhƣ những yếu tố quyết định rủi ro
tín dụng và rủi ro tổng thể của các ngân hàng thƣơng mại Bangladesh. Tác giả sử dụng
mẫu nghiên cứu bao gồm 30 ngân hàng thƣơng mại ở Bangladesh trong thời gian từ năm
2005 đến năm 2013. Mục tiêu chính của nghiên cứu là xác định các yếu tố quyết định
chính rủi ro của các ngân hàng thƣơng mại ở Bangladesh. Bên cạnh đó, đề tài đã sử dụng
hai loại rủi ro là rủi ro tín dụng và rủi ro tổng thể trong phân tích thực nghiệm. Kết quả
của mô hình cho thấy vốn ngân hàng có mối tƣơng quan ngƣợc chiều với rủi ro tín dụng
và rủi ro tổng thể. Khả năng sinh lời cũng là một yếu tố quan trọng hình thành rủi ro tín
dụng của một ngân hàng. Kết quả mô hình cho thấy rủi ro tín dụng và lợi nhuận của ngân
hàng có mối tƣơng quan ngƣợc chiều mạnh mẽ. Điều đó có nghĩa là các ngân hàng có lợi
nhuận càng cao thì rủi ro tín dụng càng thấy và ngƣợc lại. Một yếu tố quan trọng khác
quyết định đến rủi ro của ngân hàng mà đề tài tìm thấy chính là quy mô ngân hàng. Kết
quả hồi quy cho thấy mối quan hệ tích cực giữa rủi ro (bao gồm rủi ro tín dụng và rủi ro
tổng thể) và quy mô của ngân hàng, trong đó các ngân hàng lớn có rủi ro cao hơn so với

6


các ngân hàng nhỏ. Tính thanh khoản đƣợc coi nhƣ một yếu tố quyết định đến rủi ro tín
dụng nhƣng không là yếu tố quyết định quan trọng đối với rủi ro tổng thể và tác giả tìm
thấy một mối quan hệ tích cực giữa rủi ro tín dụng và tính thanh khoản của ngân hàng.
Điều đó hàm ý rằng các ngân hàng có tính thanh khoản cao thì có mức rủi ro tín dụng cao
hơn. Một kết quả khác đƣợc rút ra từ mô hình chính là rủi ro của ngân hàng và giá trị vốn
điều lệ có mối quan hệ ngƣợc chiều nhau. Cơ cấu ngân hàng đƣợc tìm thấy nhƣ một yếu
tố tác động tích cực đến rủi ro tín dụng của ngân hàng cùng với hàm ý rằng các ngân hàng
thƣơng mại tƣ nhân có xu hƣớng có rủi ro tín dụng cao hơn so với các ngân hàng quốc
doanh. Bên cạnh đó, tỷ lệ chia cổ tức không là yếu tố quyết định quan trọng đến rủi ro của
ngân hàng, điều này hoàn toàn đúng theo lý thuyết tài chính doanh nghiệp. Các biến kinh
tế vĩ mô nhƣ tăng trƣởng GDP hay tỷ lệ lạm phát hàng năm cũng không là các yếu tố tác
động đến rủi ro của các ngân hàng thƣơng mại. Điều đó có thể giải thích bởi tác động
kinh tế vĩ mô cho tất cả các ngân hàng trong nƣớc là nhƣ nhau. Cuối cùng, kết quả từ
phân tích thực nghiệm của tác giả sẽ mang ý nghĩa quan trọng đối với nhà quản lý của các
ngân hàng, chính phủ, cổ đông, trái chủ, chủ nợ và những ai có liên quan tới rủi ro, vốn và
lợi nhuận của các ngân hàng thƣơng mại ở Bangladesh.
Nghiên cứu của Masaru Konishi, Yukihiro Yasuda (2004) về các yếu tố tác động đến rủi
ro của các ngân hàng Nhật Bản. Bài nghiên cứu này đo lƣờng thực nghiệm các yếu tố tác
động đến rủi ro qua việc sử dụng dữ liệu của Nhật Bản từ năm 1990 đến năm 1999. Kết
quả nghiên cứu cho thấy những quy định về tỷ lệ vốn bắt buộc đã giúp giảm thiểu rủi ro ở
các ngân hàng thƣơng mại. Bài nghiên cứu còn cho thấy sự cho phép các công chức, viên
chức chính phủ đã về hƣu thuộc hội đồng quản trị của ngân hàng không có tác động đáng
kể đến rủi ro của ngân hàng. Bên cạnh đó, tác giả còn tìm thấy mối quan hệ phi tuyến
giữa quyền sở hữu của các cổ đông thƣờng trực và rủi ro của ngân hàng. Một kết quả khác
đƣợc rút ra từ bài nghiên cứu là sự giảm sút giá trị thƣơng hiệu làm gia tăng rủi ro cho
ngân hàng. Đây là những kết quả quan trọng đối với các nhà đầu tƣ, nhà quản trị và các
nhà hoạch định chính sách.


2.2
PHÁT TRIỂN CÁC GIẢ THUYẾT LIÊN QUAN ĐẾN
CÁC YẾU TỐ HÌNH THÀNH RỦI RO NGÂN HÀNG
Sự tăng trƣởng lợi nhuận của bất kì ngân hàng thƣơng mại nào cũng đi kèm với các rủi ro
gia tăng. Vì thế, vấn đề rủi ro không còn mới mẻ với các nhà quản trị ngân hàng. Thay vì
né tránh rủi ro, họ đã bắt đầu tìm cách sống chung, đối mặt với chúng. Không những thế,
các lý thuyết cùng các nghiên cứu về các yếu tố tác động đến rủi ro của các ngân hàng
TMCP ngày một nhiều lên. Điều này chứng tỏ mức độ quan tâm không những của các
nhà quản trị ngân hàng mà còn của các nhà nghiên cứu, các nhà kinh tế học càng ngày
càng sâu sắc. Nói đến đây, có vô số các giả định về các yếu tố tác động đến rủi ro của một
7


ngân hàng TMCP. Tuy nhiên, trong số đó các yếu tố đƣợc chú trọng và quan tâm nhiều
nhất nhƣ là: tỷ lệ vốn chủ sở hữu/tổng tài sản, giá trị của những hoạt động ngoại bảng,
đòn bầy hoạt động và quy mô vốn hóa thị trƣờng. Các yếu tố này sẽ đƣợc phân tích cụ thể
dƣới góc độ lý thuyết ở phần sau đây.

2.2.1 Tỷ lệ vốn chủ sở hữu/tổng tài sản
Mục tiêu hoạt động hàng đầu của một ngân hàng TMCP là lợi nhuận.Từ lợi nhuận đó, các
ngân hàng sẽ gia tăng vốn điều lệ nhằm củng cố quy mô hoạt động cùng với khả năng tự
chủ tài chính. Nói cách khác, gia tăng vốn chủ sở hữu hay tỷ lệ vốn chủ sở hữu/tổng tài
sản là mục tiêu hoạt động của ngân hàng. Vậy tỷ lệ giá vốn chủ sở hữu/tổng tài sản có ảnh
hƣởng nhƣ thế nào đến rủi ro của một ngân hàng TMCP? Với tỷ lệ này cao hơn hơn, các
ngân hàng có nguy cơ tăng đầu tƣ vào các danh mục tài sản và điều đó đƣơng nhiên gây
ra rủi ro cao hơn so với trƣớc (Kahane 1977, Koehn and Santomero 1980, Gennotte and
Pyle 1991, Blum 1999). Mô hình đƣợc đề xuất bởi Calem và Rob (1999) nói lên mối quan
hệ giữa tỷ lệ vốn chủ sở hữu/tổng tài sản và rủi ro của ngân hàng. Mô hình này dự báo
một mối quan hệ hình chữ U giữa tỷ lệ VCSH/Tổng tài sản và rủi ro ngân hàng trong đó

hàm ý rằng các ngân hàng có tỷ lệ này lớn hoặc nhỏ có nhiều rủi ro hơn so với các ngân
hàng có tỷ lệ này mức trung bình. Theo Kwan và Eisenbeis (1997), rủi ro lãi suất và tỷ lệ
VCSH/Tổng tài sản có mối quan hệ cùng chiều, trong khi đó rủi ro tín dụng và tỷ lệ này
lại quan hệ ngƣợc chiều nhau. Kết quả này tƣơng tự đối với các ngân hàng thƣơng mại
Nhật Bản (Konishi và Yasuda 2004). Qua việc tìm hiểu sơ lƣợc các lý thuyết cùng các
nghiên cứu trƣớc đây, đề tài đƣa ra giả thuyết về mối quan hệ giữa tỷ lệ vốn chủ sở
hữu/Tổng tài sản và rủi ro của ngân hàng TMCP nhƣ sau:
Giả thuyết H1: Tỷ lệ vốn chủ sở hữu/tổng tài sản tƣơng quan thuận chiều với rủi ro tổng
thể của ngân hàng thƣơng mại.

2.2.2 Giá trị những hoạt động ngoại bảng
Bên cạnh các hoạt động chủ yếu của ngân hàng là huy động vốn, cấp tín dụng, cung cấp
các dịch vụ thanh toán,..hoạt động ngoại bảng ngày càng phát triển với sự đa dạng của các
sản phẩm. Hoạt động ngoại bảng là các hoạt động liên quan đến các cam kết hoặc các
nghĩa vụ phải thực hiện trong tƣơng lai tạo ra lợi nhuận cho ngân hàng, chẳng hạn nhƣ
các hợp đồng kì hạn, hoán đổi, quyền chọn hay các cam kết bảo lãnh. Các hoạt động này
giúp các ngân hàng trong thời kì cạnh tranh gia tăng nguồn thu nhập, mở rộng mạng lƣới
khách hàng mà không làm thay đổi cấu trúc vốn của ngân hàng. Tuy các hoạt động ngoại
bảng không đƣợc ghi nhận tài sản nợ hay có của ngân hàng theo nguyên tắc của kế toán
nhƣng giá trị của những hoạt động này thƣờng không hề nhỏ. Bên cạnh đó, các hoạt động
ngoại bảng có thể ảnh hƣởng đến trạng thái tƣơng lai của bảng cân đối tài sản kế toán bởi
8


vì các hoạt động ngoại bảng có thể tạo ra những tài sản có hoặc tài sản nợ bổ sung cho
bảng cân đối kế toán của ngân hàng. Chính vì thế, các hoạt động ngoại bảng này có sức
ảnh hƣởng nhất định đối với các ngân hàng TMCP. Một trong những ảnh hƣởng đó chính
là giá trị của các hoạt động ngoại bảng của một ngân hàng TMCP tác động đến rủi ro của
chính ngân hàng đó. Theo Angbazo (1997), ở các ngân hàng thƣơng mại của Mĩ tồn tại
mối tƣơng quan tích cực giữa rủi ro lãi suất của ngân hàng và các giá trị các hoạt động

ngoại bảng. Xuất phát từ tính chất của hoạt động ngoại bảng là những hợp đồng có thể
phát sinh nghĩa vụ trong tƣơng lai, do đó việc xuất hiện sai lệch giữa kì vọng và thực tế là
điều không thể tránh khỏi. Chính điều này đã làm gia tăng rủi ro cho các ngân hàng
TMCP. Với những lý thuyết và lập luận trên đây, bài nghiên cứu xin đề ra giả thuyết tiếp
theo liên quan đến mối quan hệ giữa giá trị các hoạt động ngoại bảng và rủi ro của các
ngân hàng TMCP:
Giả thuyết H2: Giá trị hoạt động ngoại bảng tƣơng quan thuận chiều với rủi ro tổng thể
của ngân hàng thƣơng mại.

2.2.3 Đòn bẩy hoạt động
Trong thời kì kinh tế khó khăn, bất kì doanh nghiệp nào cũng đều mong muốn tạo ra đƣợc
lợi nhuận lớn nhất từ số vốn nhất định đã bỏ ra, và các ngân hàng TMCP cũng không
ngoại lệ. Chính vì thế, để đạt đƣợc mục đích đó các nhà quản trị đã sử dụng các loại đòn
bẩy nhằm khuếch đại lợi nhuận. Một trong các loại đòn bẩy đó là đòn bẩy hoạt động. Đòn
bẩy hoạt động đƣợc định nghĩa là mức độ sử dụng chi phí hoạt động cố định của công ty (
Nguyễn Minh Kiều, 2013). Tuy nhiên, việc sử dụng đòn bẩy hoạt động đƣợc ví nhƣ sử
dụng con dao hai lƣỡi bởi đòn bẩy hoạt động giúp gia tăng lợi nhuận trong trƣờng hợp
ngân hàng kinh doanh có lời và đồng thời sẽ khuếch đại lỗ nếu ngân hàng kinh doanh thua
lỗ. Vậy đòn bẩy hoạt động có tác động nhƣ thế nào đến rủi ro của ngân hàng? Rủi ro của
ngân hàng phát sinh do những bất ổn trong dòng tiền vào và dòng tiền ra của ngân hàng.
Đây là hai yếu tố cốt lõi của rủi ro ngân hàng. Tuy nhiên, đòn bẩy hoạt động làm khuếch
đại sự ảnh hƣởng của hai yếu tố này đến lợi nhuận của doanh nghiệp. Chính vì thế, đòn
bẩy hoạt động đƣợc coi là rủi ro tiềm ẩn hay rủi ro gián tiếp của ngân hàng.
Từ giác độ đó, bài nghiên cứu xin đề ra giả thuyết tiếp theo liên quan đến mối quan hệ
giữa đòn bẩy hoạt động và rủi ro của ngân hàng:
Giả thuyết H3: Đòn bẩy hoạt động tƣơng quan thuận chiều với rủi ro tổng thể của ngân
hàng thƣơng mại.

9



2.2.4 Quy mô vốn hóa thị trƣờng
Giá trị vốn hóa thị trƣờng là thƣớc đo quy mô của một doanh nghiệp hay ngân hàng và
đƣợc xác định bằng số tiền bỏ ra để mua lại toàn bộ ngân hàng trong thời điểm hiện tại.
Đối với một ngân hàng niêm yết thì quy mô và tốc độ gia tăng giá trị vốn hóa thị trƣờng
là yếu tố hết sức quan trọng bởi nó quyết định mức độ thành công hay thất bại của ngân
hàng đó. Trong những năm gần đây, cùng những biến động của nền kinh tế, quá trình hợp
nhất các ngân hàng trở nên mạnh mẽ hơn bao giờ. Câu hỏi đặt ra là giữa ngân hàng lớn và
nhỏ, ngân hàng nào có nhiều rủi ro hơn và quy mô vốn hóa thị trƣờng có mối quan hệ nhƣ
thế nào với rủi ro của ngân hàng? Những lợi ích của việc hợp nhất các ngân hàng là để tận
dụng những lợi ích đa dạng hóa và đồng thời hoạt động với đòn bẩy lớn hơn cùng với khả
năng cấp tín dụng cao hơn mang lại lợi nhuận nhiều hơn (Demsetz và Strahan 1997).
Theo Saunders, Travlos và Strock (1990) và Anderson và Fraser (2000), xét trên khía
cạnh rủi ro hệ thống, các ngân hàng lớn có độ nhạy cao hơn với những thay đổi của thị
trƣờng sẽ có mối tƣơng quan với rủi ro hệ thống. Theo Mohammad Morshedur Rahman,
Kazi Mohammed Kamal Uddin, Syed Moudud Ul Huq (2015), quy mô của ngân hàng
đƣợc coi là yếu tố quyết định quan trọng cho hành vi chấp nhận rủi ro của ngân hàng. Các
ngân hàng lớn dễ dàng đầu tƣ vào nhiều dự án khác nhau nhằm đa dạng hóa danh mục
đầu tƣ. Theo Roy (2008), khi danh mục đầu đƣợc đa dạng hóa rủi ro sẽ đƣợc giảm thiểu.
Jacques và Nigro (1997); Altunbas et al (2007); González (2005); Hussain và Hassan
(2005); Jokipii và Milne (2011); Klomp và Haan (2012); Rime (2001); Roy (2008) và Z.y. Zhang et al. (2008) đã nhận định rằng quy mô của một ngân hàng có tác động đáng kể
đến rủi ro của ngân hàng đó.
Dựa vào những lập luận trên, bài nghiên cứu xin đề ra giả thuyết tiếp theo liên quan đến
mối quan hệ giữa quy mô vốn hóa thị trƣờng và rủi ro của ngân hàng:
Giả thuyết H4: Quy mô vốn hóa thị trƣờng tƣơng quan ngƣợc chiều với rủi ro tổng thể
của ngân hàng thƣơng mại.
Tóm lại, các giả thuyết và kì vọng tƣơng quan giữa các biến đƣợc thể hiện qua bảng 3.1
sau đây:

10



Bảng 2.1: Kì vọng tƣơng quan giữa các biến
Biến phụ thuộc: Rủi ro ngân hàng
Biến độc lập

Kì vọng tƣơng quan

Tỷ lệ VCSH/Tổng tài sản

+

Hoạt động ngoại bảng

+

Đòn bẩy hoạt động

+

Quy mô vốn hóa thị trƣờng

Nguồn: tổng hợp của tác giả

Chú thích:
(+): tác động cùng chiều với biến phụ thuộc
(-): tác động ngƣợc chiều với biến phụ thuộc
Trong tất cả bốn biến độc lập đƣợc nghiên cứu, có ba biến kì vọng tƣơng quan thuận
chiều với rủi ro ngân hàng chính là tỷ lệ VCSH/Tổng tài sản, hoạt động ngoại bảng và
đòn bẩy hoạt động. Biến còn lại-quy mô vốn hóa thị trƣờng kì vọng tƣơng quan ngƣợc

chiều với biến phụ thuộc-rủi ro ngân hàng.
KẾT LUẬN CHƢƠNG 2:
Chƣơng 2 đã lƣợc khảo chung lý thuyết và phát triển các giả thuyết liên quan đến các yếu
tố tác động đến rủi ro ngân hàng. Qua đó, ta có cái nhìn tổng quan về các yếu tố tác động
đến rủi ro ngân hàng dựa trên lý thuyết và các nghiên cứu trƣớc đây. Việc phân tích
chƣơng 2 sẽ là tiền đề cho các chƣơng tiếp theo phát triển.

11


CHƢƠNG 3 : DỮ LIỆU VÀ MÔ HÌNH
NGHIÊN CỨU
Bƣớc kế tiếp sau khi lƣợc khảo lý thuyết và các nghiên cứu trƣớc đây là tiến hành xác
định dữ liệu nghiên cứu và xây dựng mô hình nghiên cứu. Trong chƣơng này sẽ đề cập
đến các bƣớc thực hiện nghiên cứu, trình bày chi tiết dữ liệu nghiên cứu, mô hình nghiên
cứu cùng với việc giới thiệu các biến độc lập và phụ thuộc trong mô hình. Từng nội dụng
sẽ đƣợc trình bày rõ ràng ở từng phần mục dƣới đây.

3.1

TRÌNH TỰ THỰC HIỆN NGHIÊN CỨU

Bài nghiên cứu đƣợc thực hiện theo trình tự sau đây:
Bƣớc 1: Xác định dữ liệu nghiên cứu. Trong bƣớc này, cần xác định chính xác phạm vi
nghiên cứu nhằm phù hợp với các thông tin, dữ liệu cần có để thực hiện chạy mô hình.
Bƣớc 2: Xây dựng giả thuyết nghiên cứu. Ở bƣớc này, các giả thuyết của bài nghiên cứu
đƣợc dựng lên dựa vào cơ sở lý thuyết chung cùng các nghiên cứu đã đƣợc thực hiện
trƣớc đây cùng với việc đƣa những khác biệt, những điểm mới của bài nghiên cứu vào giả
thuyết
Bƣớc 3: Xây dựng mô hình nghiên cứu. Mô hình nghiên cứu đƣợc xây dựng dựa vào các

giả thuyết đƣợc đặt ra trƣớc đó. Ở bƣớc này, cần xác định rõ các biến độc lập và phụ
thuộc và cách đo lƣờng các biến.
Bƣớc 4: Tiến hành chạy mô hình và thu thập kết quả. Bƣớc này đƣợc thực hiện thông qua
phần mềm Stata sau khi dữ liệu của các biến đƣợc nhập đầy đủ. Sau đó tiến hành thu thập
kết quả của mô hình thông qua một số thao tác, câu lệnh trong Stata
Bƣớc 5: Phân tích kết quả nghiên cứu. Đây là bƣớc quan trọng nhất trong quá trình thực
hiện nghiên cứu, là mục tiêu của việc chạy mô hình nghiên cứu nhằm xem xét tính đúng
đắn của các giả thuyết đã đƣợc đƣa ra trƣớc đó. Phân tích kết quả nghiên cứu bao gồm:
phân tích thống kê mô tả, phân tích ma trận hệ số tƣơng quan, kiểm định hiện tƣợng đa
cộng tuyến và cuối cùng là phân tích kết quả hồi quy. Mỗi phân tích sẽ đƣợc trình bày rõ
ràng, chi tiết trong chƣơng 5 đƣợc trình bày dƣới đây.

3.2

DỮ LIỆU NGHIÊN CỨU

Đề tài thực hiện hồi quy các yếu tố tác động đến rủi ro tổng thể của ngân hàng theo
nghiên cứu của Haq, Mamiza; Heaney, Richard (2012). Dữ liệu nghiên cứu bao gồm giá
cổ phiếu theo từng ngày, một số chỉ tiêu từ báo cáo tài chính quý, báo cáo thƣờng niên
của chín ngân hàng niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán Tp. Hồ Chí Minh và Hà Nội
12


trong giai đoạn từ năm 2012 đến năm 2015. Tổng cộng dữ liệu nghiên cứu bao gồm 136
quan sát. Nghiên cứu chỉ quan sát các ngân hàng đƣợc niêm yết vì giới hạn thông tin về
giá cổ phiếu của các ngân hàng chƣa niêm yết.

3.3

XÂY DỰNG MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU


Ở bài nghiên cứu này, tác giả kế thừa và áp dụng vào thực tiễn Việt Nam mô hình nghiên
cứu của Haq, Mamiza; Heaney, Richard (2012) về các yếu tố quyết định rủi ro của các
ngân hàng châu Âu. Trong nghiên cứu của Haq, Mamiza; Heaney, Richard đƣa ra các yếu
tố tác động đến rủi ro lãi suất, rủi ro tín dụng, rủi ro đặc thù, rủi ro hệ thống và rủi ro tổng
thể. Bài nghiên cứu này kế thừa mô hình nghiên cứu đối với rủi ro tổng thể và ứng dụng
vào thực tiễn chín ngân hàng niêm yết tại Việt Nam.
Mô hình sử dụng ở đề tài nhƣ sau:

Trong đó:
RISK: rủi ro tổng thể của các NHTM
BC: tỷ lệ VCSH/tổng tài sản
OBS: tổng giá trị những hoạt động ngoại bảng
OPL: đòn bẩy hoạt động
Size: quy mô của ngân hàng
i: ngân hàng i
t: quý t
Các số liệu để chạy mô hình đƣợc thu thập từ chín ngân hàng niêm yết tại Việt Nam theo
báo cáo tài chính từng quý trong giai đoạn từ 2012-2015.Từng biến độc lập và phụ thuộc
trong mô hình sẽ đƣợc trình bày chi tiết qua mục dƣới đây.

3.4
GIỚI THIỆU CÁC BIẾN ĐỘC LẬP VÀ BIẾN PHỤ
THUỘC
Việc xác định các biến độc lập và phụ thuộc cùng với các cách thức đo lƣờng các biến
này tạo tiền đề cho việc chạy mô hình nghiên cứu. Trong phần này, các biến độc lập và
phụ thuộc sẽ đƣợc mô tả cụ thể về mặt lý thuyết và cách thức đo lƣờng.

13



3.4.1 Biến phụ thuộc
Biến phụ thuộc còn gọi là biến đầu ra, biến nội sinh hay biến đƣợc thuyết minh. Đúng nhƣ
tên gọi của nó, biến phụ thuộc có giá trị phụ thuộc vào các biến khác. Ví dụ nhƣ điểm bài
thi cuối kì phụ thuộc vào số giờ tự học của sinh viên, trong ví dụ này biến phụ thuộc là
biến điểm bài thi cuối kì. Trong bài nghiên cứu này, biến phụ thuộc đƣợc đề cập đến là rủi
ro tổng thể. Biến này đƣợc đo lƣờng bởi phƣơng sai lợi nhuận hàng ngày của cổ phiếu
chín ngân hàng niêm yết trong từng quý.

3.4.2 Biến độc lập
Biến độc lập còn đƣợc gọi là biến ngoại sinh hay biến thuyết minh. Biến độc lập là biến
mà giá trị của nó độc lập, không phụ thuộc bất kì biến nào trong mô hình. Sử dụng lại ví
dụ trên, điểm bài thi cuối kì phụ thuộc vào số giờ tự học của sinh viên, ở đây số giờ tự học
của sinh viên chính là biến độc lập. Trong bài nghiên cứu này, các biến độc lập đƣợc nhắc
đến là tỷ lệ vốn chủ sở hữu/tài sản, hoạt động ngoại bảng, đòn bẩy hoạt động và quy mô.
Các mục dƣới đây sẽ trình bày chi tiết từng biến độc lập đƣợc đề cập.
 Tỷ lệ vốn chủ sở hữu/Tài sản
Tỷ lệ vốn chủ sở hữu/tài sản cho biết bao nhiêu phần trăm tài sản của ngân hàng đƣợc tài
trợ bằng vốn chủ sở hữu. Đồng thời, từ tỷ số này ta có thể suy ra bao nhiêu phần trăm tài
sản của ngân hàng đƣợc tài trợ từ nợ phải trả. Tỷ số này mang nhiều ý nghĩa quan trọng,
vừa thể hiện đƣợc khả năng tự chủ tài chính của ngân hàng, vừa cho thấy mức độ đòn bẩy
tài chính mà ngân hàng sử dụng. Do đó, tỷ lệ này sẽ có mối liên quan đến rủi ro của ngân
hàng theo lý thuyết chung và các nghiên cứu trƣớc đây.
Tỷ lệ vốn chủ sở hữu/tài sản đƣợc tính toán nhƣ sau:

 Hoạt động ngoại bảng
Hoạt động ngoại bảng của ngân hàng là những hoạt động ảnh hƣởng đến khả năng thanh
toán và khả năng tìm kiếm lợi nhuận của ngân hàng trong tƣơng lai. Hoạt động ngoại
bảng bao gồm các cam kết thực hiện nghĩa vụ tài chính trong tƣơng lai, các bảo lãnh vay
vốn, những tài sản tiềm ẩn nhƣng có khả năng đƣợc báo cáo trên bảng cân đối kế toán

trong tƣơng lai…Vì đây là những hoạt động trong tƣơng lai nên rủi ro từ những hoạt động
này là vấn đề không thể tránh khỏi. Do đó, ít nhìu các hoạt động ngoại bảng góp phần gia
tăng rủi ro tổng thể cho ngân hàng.

14


Hoạt động ngoại bảng đƣợc xác định bằng tỷ số giữa tổng giá trị các chỉ tiêu ngoài bảng
cân đối kế toán và nợ phải trả của ngân hàng.
 Đòn bẩy hoạt động
Sử dụng đòn bẩy hoạt động trong kinh doanh là một trong những chiến lƣợc nhằm khuếch
đại lợi nhuận của các nhà quản trị. Đòn bẩy hoạt động liên quan đến việc kết hợp các chi
phí cố định và chi phí biến đổi của một doanh nghiệp hay ngân hàng. Bên cạnh việc
khuếch đại lợi nhuận khi ngân hàng kinh doanh có lời, sử dụng đòn bẩy hoạt động có thể
làm mức độ thiệt hại của ngân hàng nặng nề hơn khi ngân hàng kinh doanh thua lỗ. Chính
vì vậy, đây là yếu tố tạo nên rủi ro trong việc sử dụng đòn bẩy hoạt động.
Đòn bẩy hoạt động của ngân hàng trong bài nghiên cứu này đƣợc xác định nhƣ sau:

 Quy mô vốn hóa thị trƣờng
Giá trị vốn hóa thị trƣờng là một trong những thƣớc đo đo lƣờng quy mô của một doanh
nghiệp hay ngân hàng. Một trong những mục đích của việc hợp nhất các ngân hàng nhỏ,
lẻ trong thời gian qua của Ngân hàng Nhà nƣớc là nhằm mở rộng quy mô của ngân hàng.
Ngân hàng lớn có những lợi thế về khả năng cấp tín dụng đem lại lợi nhuận nhiều hơn, lợi
thế về đa dạng hóa danh mục đầu tƣ mà các ngân hàng nhỏ, lẻ khó thực hiện đƣợc nhằm
giảm thiểu rủi ro. Chính vì vậy mà quy mô của một ngân hàng có mối liên hệ với rủi ro
của ngân hàng đó.
Quy mô vốn hóa thị trƣờng của ngân hàng trong bài nghiên cứu này đƣợc xác định theo
Haq & Heaney (2012) nhƣ sau:

Tổng kết, các biến phụ thuộc và độc lập đƣợc xây dựng trong mô hình đƣợc đo lƣờng nhƣ

sau:
Bảng 3.1: Cách thức đo lƣờng các biến
Tên biến

Cách thức đo lƣờng

Rủi ro tổng thể Phƣơng sai lợi nhuận hàng ngày của cổ phiếu chín ngân hàng niêm yết
trong từng quý
Tỷ lệ vốn chủ
sở hữu/Tài sản


15


Hoạt động
ngoại bảng

Đòn bẩy
hoạt động
Quy mô vốn
hóa thị trƣờng
Nguồn: tổng hợp của tác giả

Nhƣ đã đề cập ở chƣơng lƣợc khảo lý thuyết và phát triển giả thuyết liên quan đến các
yếu tố tác động đến rủi ro của các ngân hàng thƣơng mại niêm yết, kì vọng tƣơng quan
giữa biến phụ thuộc và các biến độc lập nhƣ sau:
Bảng 3.2: Kì vọng tƣơng quan giữa các biến
Biến phụ thuộc: Rủi ro ngân hàng
Biến độc lập


Kì vọng tƣơng quan

Tỷ lệ VCSH/Tổng tài sản

+

Hoạt động ngoại bảng

+

Đòn bẩy hoạt động

+

Quy mô vốn hóa thị trƣờng

Nguồn: tổng hợp của tác giả

Chú thích:
(+): tác động cùng chiều với biến phụ thuộc
(-): tác động ngƣợc chiều với biến phụ thuộc
Trong tất cả bốn biến độc lập đƣợc nghiên cứu, có ba biến kì vọng tƣơng quan thuận
chiều với rủi ro ngân hàng chính là tỷ lệ VCSH/Tổng tài sản, hoạt động ngoại bảng và
đòn bẩy hoạt động. Biến còn lại-quy mô vốn hóa thị trƣờng kì vọng tƣơng quan ngƣợc
chiều với biến phụ thuộc-rủi ro ngân hàng.

16



KẾT LUẬN CHƢƠNG 3:
Chƣơng 3 đã trình bày chi tiết quy trình nghiên cứu, dữ liệu nghiên cứu, mô hình nghiên
cứu đồng thời giới thiệu các biến độc lập và phụ thuộc trong mô hình. Việc tìm hiểu rõ
chƣơng 3 và kết quả của việc chạy mô hình trong chƣơng 3 là cơ sở để phát triển chƣơng
phân tích kết quả nghiên cứu sau này.

17


×