Tải bản đầy đủ (.pdf) (120 trang)

Nghiên cứu đánh giá ô nhiễm nước và đề xuất giải pháp về quản lý bảo vệ chất lượng nước sông lô đoạn chảy qua tỉnh phú thọ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.87 MB, 120 trang )

LỜI CAM ĐOAN
Họ và tên: Nguyễn Văn Thanh

Lớp: 23KHMT21

Chuyên ngành đào tạo: Khoa học môi trường

Mã HV: 1582440301006
Mã số: 60440301

Tôi xin cam đoan luận văn được chính tơi thực hiện dưới sự hướng dẫn của PGS.TS
Nguyễn Thị Kim Cúc và PGS.TS Nguyễn Văn Thắng với đề tài “Nghiên cứu đánh
giá ô nhiễm nước và đề xuất giải pháp về quản lý bảo vệ chất lượng nước sông Lô
đoạn chảy qua Tỉnh Phú Thọ”.
Các kết quả nghiên cứu và các kết luận trong luận văn là trung thực, không sao chép từ
bất kỳ một nguồn nào. Việc tham khảo các nguồn tài liệu đã được trích dẫn và ghi
nguồn tài liệu tham khảo đúng quy định.
Hà Nội, ngày tháng

năm 2017

Học viên

Nguyễn Văn Thanh

i


LỜI CẢM ƠN
Trước tiên, tơi xin bày tỏ lịng biết ơn đến Ban giám hiệu trường Đại học Thủy
Lợi, Khoa Môi trường đã giúp đỡ, tạo mọi điều kiện cho tơi học tập, nghiên cứu và


hồn thành luận văn này.
Đặc biệt, tôi xin bày tỏ sự biết ơn sâu sắc đến PGS.TS Nguyễn Thị Kim Cúc và
PGS.TS Nguyễn Văn Thắng, đã trực tiếp tận tình hướng dẫn và giúp đỡ tơi hồn thành
luận văn này.
Qua đây, tơi xin cảm ơn bạn bè, đồng nghiệp và gia đình đã động viên, khích lệ,
giúp đỡ tơi trong q trình học tập và hoàn thành luận văn này.
Mặc dù bản thân đã rất cố gắng hoàn thiện luận văn bằng tất cả sự nhiệt huyết
và năng lực của mình, song với kiến thức còn nhiều hạn chế và trong giới hạn thời
gian quy định, luận văn này chắc chắn cịn nhiều thiếu sót. Tác giả rất mong nhận
được những đóng góp quý báu của quý thầy cô, và các chuyên gia để nghiên cứu một
cách sâu hơn, toàn diện hơn trong thời gian tới.
Xin trân trọng cảm ơn!

Hà Nội, ngày tháng

năm 2017

Học viên

Nguyễn Văn Thanh

ii


MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................................. ii
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT .....................................................................iv
MỞ ĐẦU ..................................................................................................................... viii

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN Ô NHIỄM NƯỚC VÀ QUẢN LÝ BẢO VỆ CHẤT
LƯỢNG NƯỚC TRÊN SÔNG LÔ VÀ GIỚI THIỆU VÙNG NGHIÊN CỨU ............4
1.1. Tổng quan về ô nhiễm nguồn nước lưu vực sơng Lơ chảy qua tỉnh Phú Thọ ........4
1.1.1. Ơ nhiễm nước lưu vực sông Lô ......................................................................4
1.1.2. Tổng quan các nghiên cứu quản lý bảo vệ chất lượng nước lưu vực sông và
trên lưu vực sông Lô ...................................................................................................9
1.2. Giới thiệu khu vực nghiên cứu .............................................................................10
1.2.1. Khu vực nghiên cứu .....................................................................................10
1.2.2. Điều kiện tự nhiên ........................................................................................13
1.2.3. Đặc điểm kinh tế - xã hội .............................................................................18
1.3. Những vấn đề đặt ra trong việc kiểm sốt ơ nhiễm nước mặt sơng Lơ ................20
1.3.1. Tình hình sử dụng nước sơng Lơ .................................................................20
1.3.2. Những vấn đề đặt ra trong việc kiểm sốt ơ nhiễm......................................22
CHƯƠNG 2: ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG NƯỚC VÀ Ô NHIỄM NƯỚC MẶT
SÔNG LÔ ĐOẠN CHẢY QUA TỈNH PHÚ THỌ ......................................................24
2.1 Xác định nguồn gây ơ nhiễm và ước tính tải lượng chất ơ nhiễm BOD5 ...............24
2.1.1 Các nguồn gây ô nhiễm nước ...........................................................................24
2.1.2 Ước tính tải lượng chất ơ nhiễm BOD 5 ...........................................................32
2.2 Đánh giá chất lượng nước .......................................................................................39
2.2.1 Tình hình số liệu quan trắc ...............................................................................39
2.2.2 Đánh giá chất lượng nước theo quy chuẩn Việt Nam ......................................40
2.2.3 Đánh giá chất lượng nước theo chỉ số WQI.....................................................63
iii


2.2.4 Đánh giá phân vùng chất lượng nước .............................................................. 70
2.3. Tình hình quản lý và bảo vệ chất lượng nước sơng Lơ .......................................... 73
2.3.1 Thể chế chính sách ........................................................................................... 73
2.3.2 Tổ chức cơ cấu quản lý .................................................................................... 73
2.3.3 Thanh tra giám sát, quan trắc cảnh báo ô nhiễm môi trường .......................... 74

2.3.4 Nguồn nhân lực và sự tham gia của cộng đồng ............................................... 74
CHƯƠNG 3: ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP QUẢN LÝ BẢO VỆ CHẤT LƯỢNG
NƯỚC SÔNG LÔ ......................................................................................................... 76
3.1 Mục tiêu, những lợi ích của việc quản lý chất lượng nước sông Lô ....................... 76
3.1.1 Mục tiêu ........................................................................................................... 76
3.1.2 Lợi ích .............................................................................................................. 76
3.2 Đánh giá tổ chức quản lý, bảo vệ chất lượng nước sông Lô ................................... 77
3.2.1 Cơ cấu tổ chức quản lý .................................................................................... 77
3.2.2 Tổ chức quản lý................................................................................................ 78
3.3 Đề xuất giải pháp..................................................................................................... 79
3.3.1 Giới thiệu chung............................................................................................... 79
3.3.2 Cơ sở đề xuất giải pháp .................................................................................... 79
3.3.3 Định hướng ...................................................................................................... 80
3.3.4 Giải pháp .......................................................................................................... 80
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ....................................................................................... 87
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................. 89
PHỤ LỤC ...................................................................................................................... 93

iv


DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình 1.1 Nước thải xả ra sơng Lơ của khu cơng nghiệp Nam Quang ............................5
Hình 1.2 Nước thải của nhà máy giấy An Hịa đổ ra sơng Lơ ........................................6
Hình 1.3 Tình trạng xả nước thải trực tiếp ra sơng Lơ ....................................................8
Hình 1.4 Bản đồ tỉnh Phú Thọ và vùng nghiên cứu ......................................................11
Hình 1.5 Sơ đồ vùng nghiên cứu ...................................................................................12
Hình 2.1 Biểu đồ thể hiện diện tích ni trồng thủy sản năm 2015 .............................32
Hình 2.2 Sơ đồ biểu diễn thông số pH của nước sông Lô theo 2 mùa ..........................43
Hình 2.3 Sơ đồ biểu diễn thơng số TSS của nước sơng Lơ theo 2 mùa ........................44

Hình 2.4 Sơ đồ biểu diễn thông số DO của nước sông Lô theo 2 mùa .........................47
Hình 2.5 Sơ đồ biểu diễn thơng số BOD 5 của nước sơng Lơ theo 2 mùa.....................49
Hình 2.6 Sơ đồ biểu diễn thông số COD của nước sơng Lơ theo 2 mùa ......................51
Hình 2.7 Sơ đồ biểu diễn thông số NH 4 +-N của nước sông Lô theo 2 mùa..................54
Hình 2.8 Sơ đồ biểu diễn thơng số NO 3 --N của nước sông Lô theo 2 mùa ..................56
Hình 2.9 Sơ đồ biểu diễn thơng số NO 2 --N của nước sơng Lơ theo 2 mùa ..................58
Hình 2.10 Sơ đồ biểu diễn thông số tổng Fe của nước sơng Lơ theo 2 mùa.................60
Hình 2.11 Sơ đồ biểu diễn thông số coliform của nước sông Lô theo 2 mùa ...............62
Hình 3.1 Sơ đồ cơng nghệ xử lý nước thải sinh hoạt AAO...........................................84

v


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1 Các sơng có chiều dài lớn hơn 20 km trong vùng điều tra ............................ 16
Bảng 1.2 Đặc trưng dòng chảy theo mùa tại các trạm thủy văn [10] ............................ 18
Bảng 1.3 Dân số các xã thuộc khu vực nghiên cứu năm 2015 [11] .............................. 19
Bảng 1.4 Nhu cầu sử dụng nước cho sinh hoạt, nông nghiệp và công nghiệp [11] ...... 22
Bảng 2.1 Các điểm xả nước thải ra sông Lô, sông Chảy tại huyện Đoan Hùng [9] ..... 25
Bảng 2.2 Các điểm xả nước thải ra sông Lô tại huyện Phù Ninh [9] ........................... 25
Bảng 2.3 Các điểm xả nước thải sinh hoạt ra sơng Lơ tại Thành phố Việt Trì [9] ....... 25
Bảng 2.4 Khối lượng nước thải sinh hoạt năm 2015 [11] ............................................. 26
Bảng 2.5 Các điểm xả nước thải ra sông Lơ tại huyện Phù Ninh và TP Việt Trì ......... 28
Bảng 2.6 Diện tích các Khu, Cụm cơng nghiệp trên địa bàn tỉnh Phú Thọ [12] .......... 28
Bảng 2.7 Tổng lượng thuốc BVTV sử dụng trên 3 huyện năm 2015 [3] ..................... 30
Bảng 2.8 Kết quả phân tích thành phần nước thải chăn nuôi [13] ................................ 31
Bảng 2.9 Hệ số phát sinh chất thải trong nước thải sinh hoạt theo TCXDVN 51:2006
....................................................................................................................................... 33
Bảng 2.10 Tải lượng BOD 5 của các xã thuộc khu vực nghiên cứu .............................. 33
Bảng 2.11 Tải lượng BOD 5 trong hoạt động sản xuất công nghiệp ............................. 35

Bảng 2.12 Nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải cơng nghiệp theo nhóm ngành
nghề sản xuất ................................................................................................................. 35
Bảng 2.13 Nồng độ các thành phần trong nước thải chăn nuôi ................................... 36
Bảng 2.14 Tải lượng ô nhiễm BOD 5 trong nông nghiệp của huyện Đoan Hùng ........ 37
Bảng 2.15 Tải lượng ô nhiễm BOD 5 trong nông nghiệp của huyện Phù Ninh ............ 37
Bảng 2.16 Tải lượng ô nhiễm BOD 5 trong nông nghiệp của thành phố Việt Trì ......... 37
Bảng 2.17 Tổng hợp tải lượng BOD 5 của các huyện thuộc vùng nghiên cứu .............. 38
Bảng 2.18 Vị trí quan trắc nước sơng Lơ ...................................................................... 39
Bảng 2.19 Kết quả quan trắc thông số pH theo 2 mùa .................................................. 42

vi


Bảng 2.20 Kết quả quan trắc thông số TSS theo 2 mùa ................................................43
Bảng 2.21. Kết quả quan trắc thông số DO theo 2 mùa ...............................................46
Bảng 2.22. Kết quả quan trắc thông số BOD 5 theo 2 mùa ...........................................48
Bảng 2.23 Kết quả quan trắc thông số COD theo 2 mùa ..............................................50
Bảng 2.24 Kết quả quan trắc thông số NH 4 +-N theo 2 mùa..........................................53
Bảng 2.25 Kết quả quan trắc thông số NO 3 --N theo 2 mùa ..........................................55
Bảng 2.26 Kết quả quan trắc thông số NO 2 --N theo 2 mùa ..........................................57
Bảng 2.27 Kết quả quan trắc thông số tổng Fe theo 2 mùa ...........................................59
Bảng 2.28 Kết quả quan trắc thông số Coliform theo 2 mùa ........................................61
Bảng 2.29 Bảng quy định các giá trị q i , BP i .................................................................66
Bảng 2.30 Bảng quy định các giá trị Bp i và q i đối với DO % bão hòa ...............................66
Bảng 2.31 Bảng kết quả đo nhiệt độ môi trường nước sông Lô ...................................67
Bảng 2.32 Bảng quy định các giá trị BP i và q i đối với thông số pH ............................67
Bảng 2.33 Bảng đánh giá chất lượng nước theo giá trị WQI ........................................68
Bảng 2.34 Kết quả tính tốn WQI tại các vị trí quan trắc .............................................68
Bảng 2.35 Đánh giá phân vùng chất lượng nước sông Lô mùa mưa và mùa khô theo
WQI tại các vị trí quan trắc và đánh giá ........................................................................70


vii


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT

STT
1
2
3
4
5
6
7
8

Ký hiệu
BVMT
CNN
HĐND
KCN
QCVN
TCXDVN
UBND
WQI

Diễn giải

Bảo vệ môi trường
Cụm công nghiệp

Hội đồng nhân dân
Khu công nghiệp
Quy chuẩn Việt Nam
Tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam
Ủy ban nhân dân
Water Quality Index (Chỉ số chất lượng nước)

viii


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Phú Thọ là tỉnh thuộc vùng đông bắc Việt Nam, giáp với Tuyên Quang và Vĩnh Phúc
là địa phương có hệ thống sơng ngịi chằng chịt với 3 dịng sơng là phụ lưu của sơng
Lơ đó là sơng Chảy, sơng Gâm và sơng Phó Đáy có chiều dài lớn hơn 20 km. Sơng
Chảy, chi lưu phía hữu ngạn, hợp lưu tại thị trấn Đoan Hùng, huyện Đoan
Hùng tỉnh Phú Thọ. Sông Gâm, chi lưu phía tả ngạn, đổ vào sơng Lơ ở Khe Lau,
tỉnh Tun Quang và phụ lưu Sơng Phó Đáy hợp lưu gần Việt Trì. Hiện nay, khi kinh
tế xã hội ngày càng phát triển các con sơng này ngồi nhiệm vụ cung cấp nước cho
tưới tiêu nơng nghiệp, cịn là nơi tiêu nước cho các hoạt động công nghiệp, nông
nghiệp, sinh hoạt, nuôi trồng thủy sản,... Dân số gia tăng, số lượng lớn các nhà máy, xí
nghiệp tập trung trên một diện tích nhỏ, cơ sở hạ tầng về xử lý chất thải chưa theo kịp
với tốc độ phát triển là một trong những nguyên nhân chính khiến cho các sông, nhánh
suối nhỏ thuộc tỉnh Phú Thọ bị ô nhiễm, vì đây là nơi trực tiếp tiếp nhận các nguồn
nước thải. Ơ nhiễm nước sơng đã và đang ảnh hưởng tới sản xuất và sức khỏe cộng
đồng tại một số khu vực.
Sông Lô đoạn chảy qua Tỉnh Phú Thọ với chiều dài khoảng 73,5km theo hướng Tây
Bắc – Đông Nam. Đây là nguồn cấp nước phục vụ cho sinh hoạt, các ngành công
nghiệp, nông – lâm – ngư nghiệp của các huyện Đoan Hùng, Phù Ninh và thành phố
Việt Trì. Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế, các loại hình sản xuất của

các cơ sở làng nghề, quá trình sinh hoạt của người dân, các hoạt động nông nghiệp,
công nghiệp diễn ra ngày càng mạnh mẽ dẫn đến nhu cầu sử dụng nước ngày càng
nhiều kéo theo áp lực ô nhiễm không ngừng ra tăng. Phần lớn lượng nước thải của các
hoạt động trên đều chưa được xử lý đạt tiêu chuẩn môi trường và được thải trực tiếp ra
nguồn tiếp nhận đó là sơng Lơ. Cơng tác quản lý, kiểm sốt nguồn thải, của cơ quan
nhà nước cũng chưa được thắt chặt nên tình hình ô nhiễm nước vẫn hàng ngày diễn ra,
tác động xấu đến môi trường sống của dân cư và phát triển kinh tế xã hội của các địa
phương. Trong những năm vừa qua nhà nước ta đã xây dựng chiến lược, ban hành
nhiều văn bản pháp luật và dành nhiều kinh phí cho các đề tài nghiên cứu, dự án quản
lý và bảo vệ tài nguyên, môi trường nước các lưu vực sông nhằm đánh giá thực trạng ô

1


nhiễm từ đó đề ra những biện pháp khắc phục. Đã có một số nghiên cứu về điều tra
đánh giá chất lượng nước, quản lý bảo vệ chất lượng nước sông Lô của sở tài nguyên
và môi trường các tỉnh Hà Giang, Tuyên Quang, Phú Thọ được thực hiện trong một
hai thập kỷ gần đây thu được những kết quả nhất định, tuy nhiên các kết quả vẫn còn
hạn chế, chưa đánh giá được một cách đầy đủ tình hình các nguồn thải, hiện trạng ô
nhiễm nước cũng như đề xuất các giải pháp phù hợp có hiệu quả để quản lý, kiểm soát,
đẩy lùi từng bước tiến tới làm chấm dứt tình trạng ơ nhiễm nguồn nước sơng Lơ tại các
tỉnh mà sông Lô chảy qua đặc biệt là đoạn sơng hạ lưu chảy qua tỉnh Phú Thọ.
Từ tình hình trên cho thấy cần phải có nhiều các nghiên cứu về đánh giá ô nhiễm nước
và quản lý bảo vệ chất lượng nước sơng Lơ nhằm góp phần cho phát triển bền vững
kinh tế xã hội các tỉnh Hà Giang, Tuyên Quang, Phú Thọ mà sông Lô chảy qua. Trong
cả 3 tỉnh trên, Phú Thọ nằm ở hạ lưu của sông Lô là vùng chịu tác động của nhiều
nguồn xả thải nhất nên nguy cơ gây ô nhiễm nguồn nước cũng nhiều nhất, vì vậy luận
văn chọn địa bàn Phú Thọ để nghiên cứu với tên đề tài “Nghiên cứu đánh giá ô
nhiễm nước và đề xuất giải pháp về quản lý bảo vệ chất lượng nước sông Lô đoạn
chảy qua Tỉnh Phú Thọ”

Qua nghiên cứu thực hiện đề tài này luận văn mong muốn làm rõ được các nguồn gây
ô nhiễm, cũng như đánh giá được hiện trạng ô nhiễm nước và đề xuất được các biện
pháp cho quản lý bảo vệ chất lượng nước sông Lô trong vùng nghiên cứu.
2. Mục tiêu của đề tài
Đánh giá được các nguồn gây ô nhiễm, hiện trạng chất lượng nước và ô nhiễm nguồn
nước sông Lô trong khu vực nghiên cứu.
Nghiên cứu và đề xuất được các biện pháp phù hợp cho quản lý bảo vệ chất lượng
nước của sông Lô đoạn chảy qua tỉnh Phú Thọ.
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
-

Đối tượng nghiên cứu: Chất lượng nước mặt sông Lô;

-

Phạm vi nghiên cứu: Khu vực nghiên cứu là phần lưu vực Sông Lô thuộc địa phận
Tỉnh Phú Thọ (từ huyện Đoan Hùng qua huyện Phù Ninh và Thành phố Việt Trì).
Với khoảng thời gian từ tháng 5 năm 2015 đến tháng 5 năm 2016

4. Phương pháp nghiên cứu

2


1) Phương pháp thu thập, tổng hợp phân tích thơng tin số liệu: Tổng hợp số liệu từ các
dự án, các báo cáo, số liệu từ các nguồn khác để phục vụ cho luận văn
2) Phương pháp điều tra, khảo sát thực địa: Phương pháp này sử dụng để thu thập bổ
sung các thông tin, số liệu tại hiện trường phục vụ cho việc đánh giá hiện trạng chất
lượng nước và ô nhiễm nguồn nước của sông Lô
3) Phương pháp so sánh:

+ Đánh giá chất lượng nước theo quy chuẩn Việt Nam (QCVN 08-MT:2015/BTNMT
– Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt)
+ Đánh giá chất lượng nước bằng chỉ số chất lượng nước (WQI –Water Quality Index)
được tính trên cơ sở các thơng số chất lượng nước. Giá trị WQI tại các điểm sẽ là cơ
sở đánh giá chất lượng nước (mức độ ô nhiễm của nguồn nước).
4) Phương pháp thống kê: Thống kê thu thập số liệu các kết quả nghiên cứu của các
chương trình, dự án đã được thực hiện có liên quan.
5) Phương pháp kế thừa tài liệu: Kế thừa các số liệu đã có về chất lượng nước của các
đề tài dự án và một số chương trình đã thực hiện những năm gần đây để đánh giá
chất lượng nước
5. Nội dung chính của luận văn
Phần mở đầu
Chương 1: Tổng quan ô nhiễm nước và quản lý bảo vệ chất lượng nước trên
sông Lô và giới thiệu vùng nghiên cứu
1.1 Tổng qan ô nhiễm nguồn nước lưu vực sông Lô chảy qua tỉnh Phú Thọ
1.2 Giới thiệu vùng nghiên cứu
1.3 Những vấn đề đặt ra trong việc kiểm sốt ơ nhiễm nước mặt sông Lô
Chương 2: Đánh giá chất lượng nước và ô nhiễm nguồn nước mặt sông Lô đoạn
chảy qua tỉnh Phú Thọ
2.1 Xác định nguồn gây ơ nhiễm và ước tính tải lượng BOD 5
2.2 Đánh giá chất lượng nước
2.3 Tình hình quản lý và bảo vệ chất lượng nước sơng Lô
Chương 3: Đề xuất các giải pháp quản lý bảo vệ chất lượng nước sơng Lơ
3.1 Mục tiêu, lợi ích của việc quản lý chất lượng nước sông Lô
3.2 Đánh giá tổ chức quản lý, bảo vệ chất lượng nước sông Lô
3.3 Đề xuất giải pháp
Kết luận và kiến nghị

3



CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN Ô NHIỄM NƯỚC VÀ QUẢN LÝ BẢO VỆ
CHẤT LƯỢNG NƯỚC TRÊN SÔNG LÔ, GIỚI THIỆU VÙNG NGHIÊN
CỨU
1.1.

Tổng quan về ô nhiễm nguồn nước lưu vực sông Lơ chảy qua tỉnh Phú Thọ

1.1.1. Ơ nhiễm nước lưu vực sông Lô
Sông Lô là phụ lưu tả ngạn (bên trái) của sơng Hồng, là dịng chính cấp 1 của sông
Hồng, bắt nguồn từ núi cao trên 2000m thuộc tỉnh Vân Nam - Trung Quốc, chảy
vào Việt Nam tại xã Thanh Thuỷ, huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang, Tuyên Quang nhập
vào sơng Hồng tại Việt Trì - Phú Thọ. Điểm cuối là ngã ba Việt Trì, cịn gọi là ngã ba
Hạc. Phần đầu nguồn tại Trung Quốc có tên là Bàn Long Giang cịn phần chảy tại Việt
Nam có tên là sông Lô.
Lưu vực sông Lô nằm giữa cánh cung Ngân Sơn, cánh cung Sông Gâm, dãy núi Tam
Đảo và dãy núi Con Voi. Hướng dốc chung theo hướng Tây Bắc - Đơng Nam. Sơng
Lơ có chiều dài khoảng 470km, phần lưu vực chảy qua địa phận tỉnh Phú Thọ (từ Chí
Đám – Đoan Hùng đến Bến Gót – Việt Trì) có chiều dài khoảng 73,5km. Diện tích lưu
vực sơng Lơ thuộc Việt Nam là 39.000km2, diện tích lưu vực tính đến trạm thuỷ văn
Vụ Quang là 33.240km2 chảy gần như song song với sông Hồng. Trên lưu vực sông
Lô trước kia các hoạt động kinh tế còn chưa phát triển nên tình hình ơ nhiễm nguồn
nước sơng Lơ khơng có vấn đề gì đáng lo ngại, tuy nhiên trong vài chục năm gần đây
do các hoạt động phát triển kinh tế xã hội của các tỉnh nằm quanh lưu vực sông Lô đặc
biệt là 3 tỉnh Hà Giang, Tuyên Quang và tỉnh Phú Thọ thì số lượng các khu công
nghiệp (KCN), cụm công nghiệp (CCN) ngày càng gia tăng nhu cầu sử dụng nước
ngày càng nhiều kéo theo áp lực ô nhiễm từ các nguồn thải ngày càng bị đè nặng. Hiện
nay trên dọc đoạn sơng này tình hình ô nhiễm nước đã thể hiện rất rõ qua những điểm
ô nhiễm từ thượng nguồn đến hạ nguồn với nguyên nhân chủ yếu là từ các nguồn thải
của các KCN, CCN, nước thải sinh hoạt, cũng như các hoạt động trong phát triển nông

nghiệp cụ thể:
Tại CCN Nam Quang thị trấn Vĩnh Tuy, huyện Bắc Quang tỉnh Hà Giang có 5 nhà
máy đã đi vào hoạt động, trong đó có ba nhà máy sử dụng nước phục vụ sản xuất và xả
thải ra môi trường gồm: Nhà máy sản xuất tinh bột sắn của Công ty TNHH MTV

4


Hùng Hà, Bắc Quang; nhà máy sản xuất giấy của Công ty cổ phần sản xuất nhập khẩu
thương mại dịch vụ Phúc Hưng và Nhà máy sản xuất giấy của Công ty cổ phần Hải
Hà. Nước thải được thải trực tiếp ra sông Lô qua các đường ống ngầm được nối từ các
nhà máy, để thuận lợi cho việc xả nước thải ra sơng, các nhà máy này cịn xẻ đường
dẫn nước tắt qua bãi soi, nối thẳng ra giữa lịng sơng. Nước thải từ những ống xả thải
này có màu vàng đục, sủi bọt và có mùi hơi rất khó chịu gây ơ nhiễm mơi trường
nghiêm trọng

Hình 1.1 Nước thải xả ra sông Lô của khu công nghiệp Nam Quang
Việc xả thải của các nhà máy này không những gây ảnh hưởng đến đời sống, sinh hoạt
của người dân mà còn gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến nguồn lợi thủy sản tự nhiên và
làm ảnh hưởng đến việc nuôi cá lồng phát triển kinh tế của người dân vùng hạ lưu gây
thiệt hại không nhỏ về mặt kinh tế khi các chất ô nhiễm độc hại của các nhà máy thải
ra làm cá chết hàng loạt, ảnh hưởng đến hệ sinh thái, vi sinh vật thủy sinh trong lịng
sơng. [1]
Tại tỉnh Tuyên Quang chất thải ô nhiễm do các KCN tại một số vị trí điểm cuối của
tỉnh Tuyên Quang thải ra sông Lô lại là nguồn gây ô nhiễm nghiêm trọng cho phía hạ
du là điểm đầu của tỉnh Phú Thọ, đáng chú ý là tình trạng gây ô nhiễm nước sông Lô
của công ty cổ phần giấy An Hịa, cơng ty này được thành lập từ năm 2002 chủ đầu tư
là nhà máy bột giấy và giấy An Hịa. Nhà máy có tổng diện tích 222,6ha, được xây
5



dựng tại thơn An Hồ, xã Vĩnh Lợi, huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang, với sản
lượng 130.000 tấn bột giấy/năm. Từ khi nhà máy đi vào hoạt động cho đến nay đã ảnh
hưởng lớn đến đời sống sinh hoạt của người dân, do nước thải của nhà máy có mùi hôi
thối được thải trực tiếp ra sông Lô qua các cống ngầm với khối lượng khoảng 1.500
m3/ngày, miệng cống nước bốc hơi ngùn ngụt hắc như axit nước thải ra sơng khi thì có
màu xanh, khi thì có màu đen kịt gây ô nhiễm cục bộ làm cá chết hàng loạt gây ảnh
hưởng đến mơi trường sống cho các lồi động vật thủy sinh trong sơng. [2]

Hình 1.2 Nước thải của nhà máy giấy An Hịa đổ ra sơng Lơ
Tỉnh Phú Thọ cũng như nhiều địa phương trên cả nước, hệ thống thoát nước, xử lý
nước thải của tỉnh hiện nay còn thiếu đồng bộ, gây ảnh hưởng nhất định đến môi
trường. Phần lớn hệ thống được dùng chung cho thốt nước mưa và nước thải, xây
dựng trên địa hình tự nhiên, nước tự chảy và độ dốc thủy lực thấp. Trong khi phần lớn
ở khu vực đô thị trên địa bàn tỉnh hiện nay đều chưa có hệ thống xử lý nước thải tập
trung dẫn đến nguy cơ ô nhiễm môi trường. Nguồn tiếp nhận nước thải chủ yếu là
những kênh tiêu rồi chảy thẳng ra sông Lô. Ước tính, lượng nước cấp cho sinh hoạt
trên địa bàn tỉnh khoảng 50.000m3/ngày đêm (TCXD33:2006). Lượng nước thải từ
sinh hoạt khoảng 50.000m3/ngày đêm (Lượng nước thải tính bằng 100% lượng nước
cấp). Toàn bộ nước thải sinh hoạt từ các khu dân cư, các xã thị trấn, nước thải của các
cơ sở sản xuất kinh doanh nằm xen kẽ trong khu vực đô thị hầu hết đều chưa qua xử
lý. Các khu dân cư chưa có hệ thống tiếp nhận nước thải tập trung, nước thải chủ yếu
được thu vào cống, rãnh đơn lẻ sau đó được xả vào hệ thống kênh mương nội đồng, ao
hồ trong khu dân cư. Hệ thống cống rãnh, tiêu thốt nước thải ở khu vực nơng thơn đa
phần khơng được xây dựng đồng bộ, tình trạng chắp vá, khơng có nắp đậy, tắc nghẽn

6


dòng chảy rất phổ biến. Mặt khác, hiện nay, các ao hồ trong khu vực dân cư đang dần

bị thu hẹp, tù đọng, phải tiếp nhận quá nhiều nguồn thải từ sản xuất làng nghề, sinh
hoạt, chăn nuôi đã dẫn đến tình trạng vượt quá khả năng làm sạch tự nhiên, một số nơi
xuất hiện tình trạng ơ nhiễm cục bộ.
Trong sản xuất cơng nghiệp, hiện nay tồn tỉnh Phú Thọ có khoảng 7 KCN với diện
tích 2.356 ha và 20 CCN với diện tích 1.066,4 ha. Theo ước tính, tổng lượng nước
hàng năm cấp cho sản xuất công nghiệp khoảng 65 triệu m3/năm, tổng lượng nước thải
sản xuất trong cơng nghiệp ước tính 40 triệu m3/năm. [3] Nước thải từ các cơ sở sản
xuất này cơ bản đều được qua hệ thống xử lý của từng doanh nghiệp, có thiết kế đảm
bảo chất lượng nước thải khi xả vào nguồn nước. Tuy nhiên vẫn cịn một số cơ sở
khơng có hệ thống xử lý hoặc hệ thống xử lý đã xuống cấp. Tỷ lệ các KCN, CNN
được đầu tư hệ thống xử lý nước thải tập trung còn thấp nên các cơ sở doanh nghiệp
trong KCN đều phải tự xử lý nước thải đạt chuẩn và thải ra môi trường. Từ đó dẫn đến
tình trạng các nguồn thải trong KCN, CNN bị phân tán, không tập trung nên rất khó
khăn trong cơng tác quản lý, kiểm sốt nguồn xả thải. Hơn nữa việc thu phí bảo vệ mơi
trường cũng như quản lý nước thải cơng nghiệp gặp khơng ít khó khăn khi phần lớn
các cơ sở sản xuất trên địa bàn tỉnh với quy mô vừa và nhỏ, thiết bị, công nghệ sản
xuất lạc hậu, hoạt động không liên tục, sản xuất theo mùa vụ, nên việc xác định chính
xác lưu lượng và nồng độ ơ nhiễm có trong nước thải rất khó thực hiện. Ý thức chấp
hành việc kê khai nộp phí bảo vệ mơi trường đối với nước thải của một số doanh
nghiệp chưa cao. Nhiều doanh nghiệp né tránh không chịu kê khai, hoặc kê khai không
đúng, không đủ, kê khai thấp hơn so với thực tế theo hướng có lợi cho doanh nghiệp.
Do địa bàn rộng, số doanh nghiệp vừa và nhỏ tương đối lớn trong khi lực lượng cán bộ
mỏng nên việc triển khai, rà soát, phân loại, thống kê danh sách các cơ sở phát sinh
nước thải đối với các doanh nghiệp nhỏ thuộc diện chịu phí cịn hạn chế.
Bên cạnh đó, chất thải từ hoạt động nông nghiệp, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản phân
tán, quy mô hộ chưa được xử lý sơ bộ cũng là vấn đề đáng quan tâm. Chất thải từ các
hoạt động này đang là một trong những nguồn gây áp lực lớn đến chất lượng môi
trường, nguy cơ gây ô nhiễm môi trường ở khu vực nông thôn. Trong chăn nuôi vấn đề
dịch bệnh thường xuyên xảy ra với hiện tượng vứt xác động vật chết ra sơng gây ơ
nhiễm nghiêm trọng, bốc mùi hơi thối tình trạng này vẫn còn lặp đi lặp lại nhiều lần


7


mà vẫn chưa quản lý kiểm soát được một cách đầy đủ. Đối với nước thải nông nghiệp,
hiện tổng lượng nước thải nơng nghiệp đổ ra các sơng chính ước tính khoảng 110 triệu
m3/năm. Trong sản xuất nơng nghiệp việc lạm dụng thuốc trừ sâu, phân bón hóa học
đã và đang là mối nguy hại với môi trường nước làm tăng hàm lượng NPK trong nước
ảnh hưởng đến hệ sinh thái. Các chất độc hại có trong thuốc trừ sâu, thuốc bảo vệ thực
vật, phân bón hóa học một phần theo dòng chảy qua hệ thống kênh mương nội đồng
rồi xả ra sơng Lơ làm cho tình trạng ơ nhiễm nguồn nước về mặt hữu cơ và vi sinh vật
ngày càng cao. Riêng vùng hạ du nguồn nước mặt bị ô nhiễm ngoài việc phải chịu ảnh
hưởng từ các nguồn thải sinh hoạt và hoạt động cơng nghiệp cịn có các hoạt động khai
khoáng tuyển chọn sàng lọc quặng tại vị trí cảng Việt Trì. [3]
Như vậy có thể nói ô nhiễm nước trên lưu vực sông Lô này trong bối cảnh hiện nay
đang là vấn đề bức xúc cho 3 tỉnh Hà Giang, Tuyên Quang và Phú Thọ, mà các nguồn
thải chủ yếu từ các hoạt động công nghiệp, nước thải từ các cơ sở sản xuất kinh doanh,
nước thải sinh hoạt cũng như hoạt động nơng nghiệp…nó ảnh hưởng đến quá trình
phát triển kinh tế xã hội, đời sống của người dân một vấn đề lớn đặt ra là cần phải có
những biện pháp kiểm sốt nguồn thải một cách chặt chẽ, nâng cao hiệu quả công tác
quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường, cùng với đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm
tra sau cấp phép nhằm kiểm sốt chặt chẽ các hoạt động có liên quan đến nguy cơ gây
ơ nhiễm suy thối nguồn nước.

Hình 1.3 Tình trạng xả nước thải trực tiếp ra sơng Lô tại xã Vụ Quang

8


1.1.2. Tổng quan các nghiên cứu quản lý bảo vệ chất lượng nước lưu vực sông và

trên lưu vực sông Lơ
Ở Việt Nam, tài ngun nước mặt đang có nguy cơ suy giảm do nhiều nguyên nhân
khác nhau như: sự nóng lên của Trái đất, ơ nhiễm mơi trường, khai thác quá mức tài
nguyên thiên nhiên,… Nhà nước bên cạnh việc xây dựng chiến lược, ban hành nhiều
văn bản pháp luật về mơi trường, cải tiến thể chế chính sách để tạo cơ sở cho việc thực
hiện phát triển bền vững tài nguyên nước các lưu vực sông. Nhà nước cũng đã quan
tâm và dành nhiều kinh phí cho các đề tài nghiên cứu bao gồm các đề tài nghiên cứu
khoa học cấp nhà nước thuộc bộ khoa học và công nghệ thực hiện trên các tỉnh. Các
nghiên cứu này đều dựa vào các tài liệu cơ bản của sở tài nguyên và môi trường của
tỉnh quan trắc trên các lưu vực sông hoặc các nhánh sông và các điểm chính của các
KCN quanh lưu vực sơng. Các nghiên cứu này tiếp tục được kế thừa và làm tiền đề
cho các cơng trình nghiên cứu, các dự án về bảo vệ mơi trường trong tương lai.
Ngồi ra các dự án quản lý và bảo vệ môi trường, đặc biệt với môi trường nước các
lưu vực sông cũng được quan tâm như dự án quản lý trên 3 lưu vực sông Cầu, sông
Nhuệ - Đáy và lưu vực sông Đồng Nai. Nhà nước đã cho thực hiện 3 đề án tổng thể
bảo vệ môi trường của 3 lưu vực sông này với mục tiêu đến năm 2020 sẽ khắc phục
được tình trạng ô nhiễm nước của các lưu vực sông, đưa chất lượng nước sông đạt tiêu
chuẩn loại B. Hiện nay trên cả ba lưu vực sông này đã thành lập được Uỷ ban bảo vệ
môi trường của từng lưu vực sơng. Trên lưu vực sơng Nhuệ - Đáy, chính quyền của 5
tỉnh có dịng sơng đi qua đã chủ động xây dựng cơ chế, chính sách và kế hoạch triển
khai đề án của địa phương mình. Riêng tại Nam Định đã triển khai 15 chương trình, đề
án, dự án bảo vệ môi trường thuộc khu vực sông Nhuệ - sông Đáy. Trên lưu vực sông
Đồng Nai trong năm 2010 đã triển khai thực hiện 16 dự án trọng điểm bảo vệ môi
trường lưu vực hệ thống sông Đồng Nai. Các dự án này cũng đã đánh giá được mức độ
ô nhiễm và đề xuất được các biện pháp giảm thiểu nhằm nâng cao hiệu quả quản lý tài
nguyên nước trên các lưu vực sông.
Để tạo các cơ sở khoa học cho việc thực hiện quản lý tài nguyên nước mặt, quản lý lưu
vực sông ở nước ta, nhiều đề tài nghiên cứu khoa học cấp Nhà nước, cấp Bộ về khai
thác sử dụng, quản lý và bảo vệ tài nguyên nước, bảo vệ môi trường các lưu vực sông
đã được các nhà khoa học của nhiều cơ quan nghiên cứu và các Trường đại học thực


9


hiện. Ví dụ như trên lưu vực sơng Hồng có đề tài “Nghiên cứu cơ sở khoa học và giải
pháp công nghệ để phát triển bền vững lưu vực sông Hồng”, trên lưu vực sơng Đà có
đề tài “Nghiên cứu mơ hình quản lý tổng hợp tài ngun và mơi trường lưu vực sơng
Đà”…
Trên lưu vực sơng Lơ có đề tài “Nghiên cứu giải pháp khai thác và sử dụng hợp lý tài
ngun, bảo vệ mơi trường và phịng tránh thiên tai lưu vực sông Lô – sông Chảy”
(2000 – 2005), do Bộ khoa học và cơng nghệ chủ trì. Báo cáo cũng đã đưa ra được một
số kết quả nghiên cứu và đề xuất ban đầu về cải tiến công tác quản lý tổng hợp tài
nguyên nước lưu vực sông Lô – Chảy, chỉ ra được ưu tiên phục vụ cấp nước cho sinh
hoạt và việc quản lý nhu cầu cũng như sử dụng nước cho các ngành nghề sao cho hiệu
quả. Bên cạnh đó cũng đã đưa ra đề xuất tổ chức lưu vực sông Lô – Chảy đó là Hội
đồng lưu vực sơng nhằm xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch dài hạn, ngắn hạn
về quản lý bảo vệ tài nguyên nước lưu vực sông; Thực hiện công tác điều tra cơ bản về
nguồn nước; Thực hiện công tác tuyên truyền giáo dục nhằm nâng cao nhận thức cộng
đồng trong việc bảo vệ tài nguyên nước trên lưu vực.
Những tổng hợp đã nêu ở trên cho thấy trong thời gian qua, nhà nước đã quan tâm chú
trọng trong việc xây dựng và phát triển thể chế chính sách, nghiên cứu cơ sở khoa học
cho thực hiện quản lý tài nguyên nước ở nước ta. Đây là tiền đề cho phát triển tài
nguyên nước các lưu vực sông của nước ta theo hướng bền vững trong các thập kỷ tới.
1.2.

Giới thiệu khu vực nghiên cứu

1.2.1. Khu vực nghiên cứu
Khu vực nghiên cứu của đề tài luận văn là phần lưu vực sông Lô chảy qua tỉnh Phú
Thọ (từ thị trấn Đoan Hùng qua huyện Phù Ninh và Thành Phố Việt Trì) như bản đồ

hình 1.4 và sơ đồ vùng nghiên cứu hình 1.5

10


Hình 1.4 Bản đồ tỉnh Phú Thọ và vùng nghiên cứu

11


Hình 1.5 Sơ đồ vùng nghiên cứu
Sơng Lơ đoạn chảy qua địa phận tỉnh Phú Thọ từ Chí Đám (Đoan Hùng) đến Bến Gót
(Việt Trì) với chiều dài 73,5 km, diện tích lưu vực khoảng 10.000 km2, lần lượt chảy
qua các xã Chí Đám, Hùng Long, Vụ Quang thuộc thị trấn Đoan Hùng; các xã Phú
Mỹ, Trị Quận, Tiên Du, An Đạo thuộc huyện Phù Ninh và các phường Phượng Lâu,
Dữu Lâu, Thanh Miếu thuộc thành phố Việt Trì. Sơng Lơ với phụ lưu chính là sơng
chảy hợp lưu tại thị trấn Đoan Hùng, huyện Đoan Hùng tỉnh Phú Thọ, ngồi ra cịn có
phụ lưu nhỏ là sơng phó Đáy chi lưu phía tả ngạn, hợp lưu gần Việt Trì cách cầu Việt
Trì khoảng 200m. Bên cạnh đó lưu vực sơng cịn có các nhánh suối, kênh tiêu, như

12


Ngòi Tế với chiều rộng 20-30m là nơi tiếp nhận nguồn nước thải sinh hoạt của thị trấn
Đoan Hùng; Ngòi Rậm có chiều dài 10,5 km là nơi tiếp nhận nguồn nước thải của xã
Vụ Quang và một số xã lân cận.
1.2.2. Điều kiện tự nhiên
1.2.2.1 Vị trí địa lý
Phú Thọ là một tỉnh trung du miền núi nằm trong vùng địa hình chuyển tiếp từ miền
núi Đơng Bắc xuống đồng bằng bắc bộ. Phú Thọ có tọa độ địa lý 20o55’ – 21o43’ vĩ độ

Bắc; 104o48’ – 105o27’ kinh độ Đơng. Phía Bắc giáp n Bái và Tun Quang, phía
Đơng giáp tỉnh Vĩnh Phúc và huyện Ba Vì của thành phố Hà Nội, phía Tây giáp tỉnh
Sơn La, phía Nam giáp tỉnh Hịa Bình. Tổng diện tích tự nhiên tồn tỉnh là 3.533 km2
[4]
Lưu vực sơng Lơ là phần lãnh thổ thuộc hai quốc gia Việt Nam và Trung Quốc. Hệ
thống sơng Lơ được hình thành từ 4 con sơng chính đó là dịng chính sơng Lơ, sơng
Chảy, sơng Gâm và sơng Phó Đáy với tổng diện tích lưu vực là 39.000 km2, trong đó
diện tích nằm trong địa phận Trung Quốc là 15.249 km2 chiếm 39,1% diện tích của
toàn lưu vực. Khu vực nghiên cứu là phần lưu vực sông Lô đoạn chảy qua tỉnh Phú
Thọ, theo chiều dịng chảy thì khu vực nghiên cứu nằm phía bờ phải bao gồm 12 xã,
phường thuộc địa bàn của 3 huyện Đoan Hùng, Phù Ninh và Thành Phố Việt Trì.
1.2.2.2 Đặc điểm địa hình, địa mạo
Địa hình của tỉnh Phú Thọ tạo ra 3 hình thái cơ bản là đồng bằng chiếm 6,65% trung
du chiếm 14,35% và miền núi chiếm 79% diện tích tự nhiên của tỉnh. Trên địa bàn tỉnh
tồn bộ giải đất phía ven sơng Hồng, phía hữu ngạn sơng Lơ, sơng Chảy có hướng dốc
từ Tây Bắc xuống Đơng Nam phù hợp với hướng dịng sơng. Riêng vùng phía Tây,
Tây Bắc và Tây Nam của tỉnh hướng dốc chính từ Tây sang Đơng [4]
Khu vực nghiên cứu có địa hình phức tạp, đặc trưng bởi các đới kiến tạo nâng và hạ bị
chia cắt mạnh mẽ, nhiều nơi tạo thành vách đứng dễ gây sập lở, trượt khối, sơng suối
có lịng hẹp, độ dốc lớn nên mùa mưa dễ xảy ra lũ quét. Địa hình được chia 2 khu vực
rõ rệt:

13


+ Dạng địa hình núi cao phân bố ở phía Bắc, độ cao trung bình so với mặt biển khoảng
900 - 1000 m; Dạng địa hình này bị phân cắt mạnh, đất ở đây có độ dốc lớn và cao.
Sơng suối đều ở dạng hẻm, có dạng độ dốc lớn và chảy xiết, do sườn núi quá dốc nên
đất đai bị q trình xói mịn và rửa trơi mạnh.
+ Dạng địa hình núi thấp và các dãy đồi phân bố ở phía Nam có độ cao trung bình từ

300 - 500m nằm trên phần lớn diện tích huyện Đoan Hùng, Phù Ninh tỉnh Phú Thọ.
1.2.2.3 Đặc điểm tài nguyên thiên nhiên
1) Đất:
Diện tích đất tự nhiên trên địa bàn tồn tỉnh là 353.456,09 ha, đang sử dụng vào các
mục đích như sau:
+ Đất nông nghiệp: 297.404,94 ha.
+ Đất phi nông nghiệp: 53.385,71 ha.
+ Đất chưa sử dụng: 2.665,44 ha. [5]
Đất lưu vực sơng Lơ được chia thành 8 nhóm đất, 22 loại đất và có các đối tượng sử dụng
đất như: đất nông nghiệp, đất lâm nghiệp, đất chuyên dùng, đất khu dân cư và đất chưa sử
dụng. Về tổng thể đất lâm nghiệp có rừng chiếm một tỷ lệ cao 47,51% sau đó đến đất chưa
sử dụng hoang hóa 38,77% tiếp đó là đất nơng nghiệp 11,29%, hai loại đất còn lại đất
chuyên dùng và đất chỉ chiếm một phần nhỏ trong diện tích đất tự nhiên tồn lưu vực. Do
điều kiện hình thành và sử dụng đất chưa hợp lý nên thực trạng thối hóa đất trên lưu vực
sơng được xác định: Thối hóa yếu có 324.762,9 ha; chiếm 14,35%, thối hóa trung bình có
776.328 ha chiếm 34,31% diện tích lưu vực, thối hóa nặng có 832.708,2ha chiếm 36,8%
diện tích tồn lưu vực. [6]
2) Rừng:
Diện tích đất lâm nghiệp tỉnh Phú Thọ theo tính tốn khoảng 170.764,60 ha. Trong đó,
đất rừng sản xuất là 120.814,93 ha, đất rừng phòng hộ là 33.528,05 ha, đất rừng đặc
dụng là 16.421,63 ha. [5]

14


3) Khống sản:
Phú Thọ có nguồn tài ngun khống sản rất phong phú có giá trị về mặt kinh tế với
một số loại khoáng như cao lanh, fenspat, Quactit, Pyrit, đá vơi... Cao lanh có trữ
lượng khoảng 30 triệu tấn; Fenspat có trữ lượng khoảng 5 triệu tấn; Quactit trữ lượng
khoảng 10 triệu tấn, đá vôi 1 triệu tấn, Pyrit trữ lượng khoảng 1 triệu tấn, Tantalcum

trữ lượng khoảng 0,1 triệu tấn và nhiều cát sỏi. [7]
1.2.2.4 Đặc điểm khí tượng thủy văn
1) Mạng lưới sông suối
Sông Lô là phụ lưu tả ngạn (bên trái) của sơng Hồng, là dịng chính cấp 1 của sơng
Hồng, bắt nguồn từ núi cao trên 2000 m thuộc tỉnh Vân Nam - Trung Quốc, chảy
vào Việt Nam tại xã Thanh Thuỷ, huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang, Tuyên Quang nhập
vào sông Hồng tại Việt Trì - Phú Thọ. Điểm cuối là ngã ba Việt Trì, cịn gọi là ngã ba
Hạc. Phần đầu nguồn tại Trung Quốc có tên là Bàn Long Giang cịn phần chảy tại Việt
Nam có tên là sơng Lơ.
Lưu vực sơng Lô nằm giữa cánh cung Ngân Sơn, cánh cung Sông Gâm, dãy núi Tam
Đảo và dãy núi Con Voi. Hướng dốc chung theo hướng Tây Bắc - Đông Nam. Sông
Lô có chiều dài khoảng 470 km, phần thuộc lãnh thổ Việt Nam là 274 km. Diện tích
tồn lưu vực là 39.000 km2, diện tích lưu vực trong phạm vi nghiên cứu là 10.000 km2.
Độ cao trung bình lưu vực là 884m, độ dốc trung bình là 19,7 %. Mật độ sơng suối
trung bình là 0,98 km/ km2, mật độ giữa các vùng từ cấp thưa đến rất dày (từ 0,46 1,94 km/ km2 ). Phía Tây và Tây Bắc lưu vực sơng suối dày đến rất dày, phía Đơng và
Đơng Bắc sông suối thưa thớt hơn.
Sông Lô chảy qua địa phận tỉnh Phú Thọ từ Chí Đám - Đoan Hùng đến Bến Gót - Việt
Trì dài 73,5 km theo hướng Tây Bắc - Đông Nam gần như song song với sơng Hồng,
diện tích lưu vực trong tỉnh khoảng 10.000 km2, Sơng có 3 phụ lưu chính đó là
+ Sơng Gâm với chiều dài 297km, diện tích lưu vực 17.200km2 chảy vào sơng Lơ tại
phía thượng lưu của thị xã Tun Quang.
+ Sơng Chảy với chiều dài 303km, diện tích lưu vực 4.527km2 bắt nguồn từ vùng núi
Tây Côn Lĩnh chảy qua vùng núi cao tỉnh Hà Giang, Lào Cai, Yên Bái, Tuyên Quang
15


hợp với sông Lô tại xã Đông Khê, huyện Đoan Hùng tỉnh Phú Thọ là phụ lưu lớn nhất.
+ Sông Phó Đáy có nhiều phụ lưu nhỏ, đoạn trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang có chiều
dài 84km, đoạn trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc có chiều dài 41,5km chảy vào sông Lô tại
xã Sơn Đông (Lập Thạch) và xã Việt Xn (Vĩnh Tường) cách cầu Việt Trì 200m về

phía hạ lưu. [8]
Bảng 1.1 Các sơng có chiều dài lớn hơn 20 km trong vùng điều tra
Tên sông theo

STT

danh mục sông

Thuộc lưu vực sông

Đổ vào sông Cấp sông

1

Sông Chảy

Sông Chảy

Sông Lô

II

2

Sông Gâm

Sơng Gâm

Sơng Lơ


III

3

Sơng Phó Đáy

Sơng Chảy

Sơng Lơ

III

Ngồi ra, trong q trình khảo sát, điều tra trên địa bàn tỉnh cịn có các nhánh suối,
ngịi, hệ thống kênh mương đổ vào sơng Lơ như:
+ Ngịi Tế: Ngịi có chiều rộng 20 - 30m, uốn lượn, lộ đá gốc không liên tục, cuội, sỏi,
cát, sét. Độ sâu nước 0,2 - 0,5m, vận tốc dòng chảy v = 0,1m/s. Độ dốc lòng 2 – 5o.
Diện tích lưu vực khoảng 50 km2. Nước thải sinh hoạt của thị trấn Đoan Hùng và một
số xã lân cận thải ra chảy vào Ngòi Tế rồi chảy thẳng ra sơng Lơ. Nước Ngịi Tế có
màu đục, có mùi khó chịu, lưu lượng nước nhiều, đặc biệt là vào mùa mưa có khi nước
dâng lên cả mặt đường. [9]
+ Ngịi Rậm: Ngịi Rậm có, chiều dài 10,5km, rộng 4 - 15m, uốn lượn, lộ đá gốc không
liên tục, cuội, sỏi, cát, sét. Độ sâu nước 0,3 - 0,7m, vận tốc dịng chảy từ 0,7 - 1,5m/s.
Diện tích lưu vực khoảng 25 km2. Nước thải của khu vực xã Vụ Quang chủ yếu là
nước thải chăn nuôi và sinh hoạt được chảy vào ngịi Rậm. Nước Ngịi Rậm có màu
đục, có khi đen, bốc mùi hơi thối. [9]
+ Ngịi Dầu: Bắt nguồn từ xã Minh Tiến huyện Đoan Hùng nhập vào dịng sơng chính
tại xã Phú Mỹ huyện Phù Ninh tỉnh Phú Thọ. Diện tích lưu vực 34,4 km2, chiều dài 7
km. [9]
2) Khí hậu


16


Đặc điểm khí tượng: Vùng nghiên cứu nằm trong phân khu Đơng Bắc, Bắc Bộ, có khí
hậu nhiệt đới gió mùa, mùa đơng lạnh ít mưa và mùa hạ nóng ẩm mưa nhiều.
Đặc trưng khí hậu Phú Thọ thể hiện trên giá trị điển hình của một số yếu tố khí tượng
cơ bản sau đây:
+ Tổng số giờ nắng trong năm từ 1400 ÷ 1600h/năm, trong khi ở vùng Tây Bắc đạt tới
1800 ÷ 2100h/năm.
+ Nhiệt độ khơng khí trung bình năm tồn vùng 22 ÷23oC biên độ nhiệt độ chênh lệch
giữa ngày và đêm từ 10oC ÷ 12oC.
+ Lượng mưa bình qn năm từ 1500 ÷ 1800 mm, có xu hướng tăng dần từ Nam lên
Bắc và từ thung lũng sơng Hồng sang phía hữu ngạn sơng. [10]
3) Thủy văn
Dịng chảy sơng Lơ chịu ảnh hưởng của chế độ thuỷ văn vùng Việt Bắc, sơng suối
ngịi đổ vào tương đối nhiều. Chế độ dòng chảy bị tác động nên vào mùa mưa nước
thường dâng cao ở các con sông lớn. Đồng thời, do chặt phá rừng đầu nguồn nên khi
có mưa lượng nước dâng nhanh tạo ra lũ lớn gây thiệt hại về người và của cho nhân
dân. Các suối tuy nhiều nhưng trữ lượng ít và lịng suối hẹp nên thường có một số con
suối bị cạn vào mùa khơ. Chính đặc điểm này gây ra tình trạng lúc thừa nước gây lũ
lụt, lúc thiếu nước gây hạn hán, nơi thừa nước khơng dùng hết. Mơđun dịng chảy
trung bình năm của vùng từ 20 – 30 l/s/km2. Nơi có mơđun dịng chảy lớn nhất là
thượng lưu sơng Lơ 40 – 50 l/s/km2. Phù hợp với khí hậu, chế độ thủy văn chia làm hai
mùa rõ rệt đó là mùa lũ và mùa cạn
Mùa lũ trên sông Lô kéo dài 5 tháng (từ tháng 6 đến tháng 10), với tổng lượng dòng
chảy chiếm từ 67,1% (trạm Vụ Quang). Mùa khô chiếm phần lớn thời gian trong năm
(từ tháng 11 tới tháng 5 năm sau) nhưng tổng lượng dòng chảy lại chiếm một phần khá
khiêm tốn vào khoảng trên dưới 30%. Tháng có lượng dịng chảy lớn nhất là tháng 8
chiếm trên dưới 20% lượng dòng chảy cả năm. Tháng có lượng dịng chảy nhỏ nhất là
tháng 3 chỉ chiếm trên dưới 3% lượng dòng chảy cả năm. Các đặc trưng thủy văn luôn


17


×