Tải bản đầy đủ (.pdf) (112 trang)

Nghiên cứu đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý hệ thống cấp nước cho chi nhánh cấp nước thị xã vĩnh châu tỉnh sóc trăng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.1 MB, 112 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

`

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THUỶ LỢI

THẠCH HOÀNG LINH

NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU
QUẢ QUẢN LÝ HỆ THỐNG CẤP NƯỚC CHO CHI NHÁNH
CẤP NƯỚC THỊ XÃ VĨNH CHÂU–TỈNH SÓC TRĂNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ

Tp.HCM
I – 2019


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THUỶ LỢI

THẠCH HOÀNG LINH

NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU
QUẢ QUẢN LÝ HỆ THỐNG CẤP NƯỚC CHO CHI NHÁNH
CẤP NƯỚC THỊ XÃ VĨNH CHÂU–TỈNH SÓC TRĂNG



LUẬN VĂN THẠC SĨ

Chuyên ngành: KỸ THUẬT CƠ SỞ HẠ TẦNG
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS ĐOÀN THU HÀ

Tp.HCM – 2019
II


LỜI CAM ĐOAN
Họ và tên: THẠCH HOÀNG LINH
Ngày sinh: 06/10/1984
Cơ quan công tác: Trung tâm Nước sạch và Vệ sinh mơi trường nơng thơn
tỉnh Sóc Trăng.
Tác giả đề tài: “Nghiên cứu đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả, quản
lý hệ thống cấp nước cho chi nhánh cấp nước thị xã Vĩnh Châu, tỉnh Sóc
Trăng”.
Học viên lớp cao học: 25CTN12-CS2
Chuyên ngành: Kỹ thuật cơ sở hạ tầng
Mã số: 17813045
Tôi xin cam đoan cơng trình này là cơng trình nghiên cứu thực sự của cá
nhân học viên dưới sự hướng dẫn khoa học của PGS.TS Đoàn Thu Hà. Tất cả
các nội dung tham khảo đều được trích dẫn nguồn đúng theo quy định.
Tôi xin chịu trách nhiệm về nội dung và lời cam đoan này.
Học viên thực hiện luận văn

Thạch Hoàng Linh

III



LỜI CẢM ƠN
Luận văn thạc sỹ với đề tài“Nghiên cứu đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu
quả, quản lý hệ thống cấp nước cho chi nhánh cấp nước thị xã Vĩnh
Châu, tỉnh Sóc Trăng”.được hồn thành dưới sự hướng dẫn của PGS.TS
Đoàn Thu Hà.
Em xin chân thành gửi lời cảm ơn sâu sắc đến quý Thầy Cô Bộ môn Cấp
Thoát nước-Trường Đại học Thủy lợi, đặc biệt là PGS.TS Đồn Thu Hà. Cơ đã
tận tình hướng dẫn, bổ sung cho em những kiến thức quý báu về GIS và mơ hình
hình thủy lực chun ngành cấp nước từ lý thuyết đến thực tiễn đã giúp em hoàn
thành đề tài luận văn.
Bên cạnh đó, em cũng xin chân thành gửi lời cảm ơn đến phía lãnh đạo
Trung tâm Nước sạch và Vệ sinh mơi trường nơng thơn tỉnh Sóc Trăng đã tạo
điều kiện cho em thu thập những dữ liệu quan trọng và số liệu cần thiết để em có
thể hoàn thành đề tài này.
Với những nỗ lực và cố gắng của bản thân trong quá trình thực hiện đề tài
cũng khó tránh khỏi những sai sót và khuyết điểm trong q trình thực hiện
luận văn. Chính vì vậy những ý kiến đóng góp từ Thầy Cơ và kiến thức được
trang bị trong quá trình học tập tại Trường sẽ là nền tảng, hành trang quý báu
giúp em hoàn thiện hơn chuyên môn nghiệp vụ phục vụ công tác tại đơn vị góp
phần hồn thành nhiệm vụ chung của Đơn vị về thực hiện cấp nước sạch sinh
hoạt cho người dân nơng thơn tỉnh Sóc Trăng.
Em xin chân thành cảm ơn.
Sóc Trăng, ngày

tháng

năm 2019


Học viên thực hiện

Thạch Hồng Linh
IV


MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................................................ 1
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN ..................................................................................................... 3

1.1 Tổng quan về khu vực nghiên cứu .......................................................................3
1.1.1 Giới thiệu về vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của huyện Vĩnh
Châu ......................................................................................................................... 3
1.1.2 Hiện trạng quản lý, vận hành hệ thống tuyến ống truyền dẫn nước sạch
huyện Vĩnh Châu .....................................................................................................3
1.1.3 Những ưu điểm và hạn chế trong công tác quản lý, vận hành hệ thống tuyến
ống truyền dẫn nước sạch huyện Vĩnh Châu tại Trung tâm Nước sạch và Vệ sinh
môi trường nông thôn tỉnh Sóc Trăng ...................................................................13
1.1.4 Những vấn đề đặt ra cần nghiên cứu ........................................................... 14
1.1.5 Tính thực tiễn của đề tài ..............................................................................15
1.2 Tổng quan về việc ứng dụng Epanet và mô hình thủy lực trong quản lý và vận
hành mạng lưới tuyến ống truyền dẫn nước sạch ...................................................... 16
1.2.1 Các khái niệm liên quan ...............................................................................16
1.2.2 Tình hình nghiên cứu trong nước về mơ hình thủy lực trong quản lý và vận
hành mạng lưới tuyến ống cấp nước .....................................................................17
CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ THỰC TIỄN ........................................................... 20

2.1 Lựa chọn phần mềm thủy lực .............................................................................20
2.1.1 Một số phần mềm mô phỏng thủy lực đang được ứng dụng........................ 20
2.1.2 So sánh tính năng phần mềm thủy lực......................................................... 23

2.1.3 Lựa chọn phần mềm ..................................................................................... 26
2.2 Các thành phần vật lý và phi vật lý của mạng lưới cần khai báo khi chạy mơ
hình ............................................................................................................................ 26
2.2.1 Mối nối (Juction) .......................................................................................... 26
2.2.2 Bể chứa (Reservoirs) ....................................................................................27
2.2.3 Ống nước (Pipe) ........................................................................................... 27
2.2.4 Máy bơm (Pump).......................................................................................... 28
2.2.5 Van (Valves) ................................................................................................ 29
2.3 Các cơng thức tính tốn trong mơ hình .............................................................. 29
2.3.1 Xác định lưu lượng trên đường ống ............................................................. 29
2.3.2 Cơng thức tính năng lượng dịng chảy/cột áp. .............................................30
V


2.3.3 Tổn thất thủy lực .......................................................................................... 31
2.3.4 Cơng thức tính tốc độ phản ứng trong đường ống. ......................................34
2.4 Cơ sở thực tiễn .....................................................................................................35
2.4.1 Kinh nghiệm quản lý hệ thống cấp nước ở Singapore Error! Bookmark not
defined.
2.4.2 Kinh nghiệm quản lý hệ thống cấp nước ở Phần Lan Error! Bookmark not
defined.
2.4.3 Kinh nghiệm quản lý cấp nước ở Bình Dương. ..........................................35
2.4.4 Kinh nghiệm quản lý cấp nước của Công ty cổ phần cấp nước Bà Rịa-Vũng
Tàu. ........................................................................................................................ 41
CHƯƠNG 3. ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP MỞ RỘNG MẠNG LƯỚI CẤP NƯỚC VÀ ỨNG
DỤNG EPANET MƠ HÌNH THỦY LỰC TRONG QUẢN LÝ MẠNG LƯỚI ..................... 44

3.1 Khảo sát, thu thập dữ liệu để thực hiện mô phỏng .............................................44
3.1.1 Dữ liệu thu thập được trong quá trình khảo sát ............................................44
3.1.2. Cập nhật hệ thống mạng lưới cấp nước thể hiện vào bản đồ số ..................44

3.2 Mô phỏng trên phần mềm thủy lực hiện trạng hệ thống cấp nước huyện Vĩnh
Châu ........................................................................................................................... 45
3.2.1 Khai báo các thông số đầu vào ....................................................................45
3.2.2 Kết quả mô phỏng trên Epanet. ....................................................................65
3.2.3 Nhận xét........................................................................................................46
3.3 Đề xuất các giải pháp kỹ thuật để mở rộng mạng lưới cấp nước cho huyện Vĩnh
Châu ........................................................................................................................... 79
3.3.2 Kết quả mô phỏng kiểm nghiệm giải pháp mở rộng mạng lưới cấp nước
huyện Vĩnh Châu. ..................................................................................................80
3.4 Đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý cấp nước cho Chi nhánh cấp
nước Vĩnh Châu. ........................................................................................................81
3.4.1 Giải pháp quản lý mạng lưới cấp nước ........................................................ 81
3.4.2 Tích hợp ứng dụng hệ thống thơng tin địa lý Gis quản lý mạng lưới: ........85
3.4.3 Đề xuất giải pháp về nhân sự, cải cách cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý hệ
thống cấp nước của Chi nhánh cấp nước Vĩnh Châu ............................................87
3.4.4 Đề xuất giải pháp về cơ chế chính sách đào tạo năng lực đội ngũ cán bộ
quản lý ...................................................................................................................87
3.4.5 Đề xuất giải pháp về cơ chế chính sách nâng cao chất lượng dịch vụ khách
hàng ....................................................................................................................... 90
VI


3.4.6 Xã hội hóa, nâng cao nhận thức và sự tham gia của cộng đồng trong công
tác quản lý hệ thống cấp nước ở Chi nhánh cấp nước huyện Vĩnh Châu .............91
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .................................................................................................. 94

Kết luận...................................................................................................................... 94
Kiến nghị ...................................................................................................................94
TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................................ 96


VII


DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1 Sơ đồ huyện Vĩnh Châu
Hình 1.2 Phân bố dân số các xã
Hình 1.3 Sơ đồ tổ chức Trung tâm Nước sạch và VSMTNT
Hình 1.4 Sơ đồ hiện trạng cấp nước Chi nhánh nước sạch huyện Vĩnh Châu
Hình 3.1 Sơ đồ vạch tuyến Vĩnh Hiệp
Hình 3.2 Kết quả epanet tại các nút
Hình 3.3 Kết quả epanet lưu lượng các đoạn ống
Hình 3.4 Sơ đồ Vĩnh Châu
Hình 3.5 Sơ đồ vạch tuyến Vĩnh Châu
Hình 3.6 Sơ đồ thủy lực Vĩnh Châu
Hình 3.7 Thủy lực giờ Max
Hình 3.8 Giải pháp mở rộng ,nối mạng lưới cấp nước Vĩnh Châu với Vĩnh Hiệp

VIII


DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1 Các mơ hình thủy lực trên thế giới
Bảng 2.1 So sánh phần mềm EPANET và WaterCAD/WaterGEMS
Bảng 2.2 Các cơng thức tính tổn thất cột nước trong ống chảy đầy
Bảng 2.3 Các hệ số nhám cho ống
Bảng 2.4 Bảng tra hệ số tổn thất cục bộ
Bảng 3.1 Xác định lưu lượng dọc đường
Bảng 3.2 Lưu lượng tại các Nút
Bảng 3.3 Kết quả thủy lực chạy Epanet đoạn ống mới giờ dùng nước lớn nhất
Bảng 3.4 Kết quả thủy lực chạy Epanet tại các nút đoạn ống mới giờ dùng nước lớn nhất

Bảng 3.5 Vận tốc quy định trong các đường ống
Bảng 3.6 Kết quả thủy lực giờ dùng nước lớn nhất khi có cháy tại các đoạn ống
Bảng 3.7 Kết quả thủy lực giờ dùng nước lớn nhất khi có cháy tại các nút
Bảng 3.8 Thủy lực giờ Max tại các nút
Bảng 3.9 Thủy lực giờ Max tại các đoạn ống
Bảng 3.10 Thủy lực giờ Max có cháy tại nút
Bảng 3.11 Thủy lực giờ Max có cháy tại các đoạn ống

IX


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

Từ viết tắt

Tiếng Anh

Tiếng Việt

CTCN

Cơng trình cấp nước

TCNTT

Trạm cấp nước tập trung

VSMTNT

Vệ sinh môi trường nông thơn


AutoCAD

Computer Aided Design

Thiết kế được hỗ trợ của máy tính
Cơ sở dữ liệu

CSDL
GPS

Global Positioning System

Hệ thống định vị toàn cầu

WaterGEMS

Water Geographic

Phần mềm thủy lực WaterGEMS

Engineering
Modeling Systems

X


PHẦN MỞ ĐẦU
Mục đích của Đề tài:
- Lựa chọn được giải pháp mở rộng mạng lưới cấp nước huyện Vĩnh Châu;

- Ứng dụng phần mềm Epanet để quản lý mạng lưới đường ống cấp nước huyện Vĩnh
Châu;
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: điều kiện tự nhiên và đặc điểm kinh tế xã hội huyện Vĩnh
Châu; mạng lưới truyền dẫn nước sạch đang hoạt động tại huyện Vĩnh Châu do Trung
tâm Nước sạch và Vệ sinh môi trường nơng thơn tỉnh Sóc Trăng quản lý.
Phạm vi nghiên cứu: phạm vi nghiên cứu của đề tài là Epanet ứng dụng phần mềm
thủy lực để phục vụ quản lý, vận hành mạng cấp nước nước sạch trên địa bàn huyện
Vĩnh Châu của Trung tâm Nước sạch và Vệ sinh mơi trường nơng thơn tỉnh Sóc
Trăng, mà cụ thể là thiết lập được một hệ thống có khả năng mơ phỏng áp lực, lưu
lượng nước. Từ kết quả mô phỏng phần mềm thủy lực đưa ra đề xuất giải pháp quản lý
và mở rộng, phát triển mạng lưới cấp nước huyện Vĩnh Châu.
Nội dung nghiên cứu
- Tổng quan về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của huyện Vĩnh Châu, tỉnh Sóc
Trăng.
- Thu thập thơng tin, phân tích đánh giá hiện trạng tình hình quản lý và vận hành mạng
tuyến ống truyền dẫn nước sạch tại huyện Vĩnh Châu.
- Đánh giá khả năng cung cấp và nhu cầu sử dụng nước sinh hoạt của người dân huyện
Vĩnh Châu ở hiện tại và tương lai.
- Nghiên cứu, tìm hiểu ứng dụng mơ hình thủy lực EPANET trong việc mơ phỏng thủy
lực, chuẩn hóa và xây dựng dữ liệu mạng tuyến ống truyền dẫn nước sạch.
- Đề xuất giải pháp mở rộng mạng lưới cấp nước huyện Vĩnh Châu và đề xuất các giải
pháp quản lý vận hành.

1


Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp thu thập và đánh giá thông tin;
- Phương pháp phân tích, tổng hợp;

- Phương pháp thống kê và xử lý số liệu;
- Phương pháp ứng dụng Epanet;
- Phương pháp sử dụng mơ hình;
- Phương pháp nghiên cứu thực tiễn .
- Ngoài ra, sử dụng phương pháp thực nghiệm để kiểm chứng hiệu quả của mơ hình và
các phương pháp lý thuyết về quản lý.
Kết quả dự kiến đạt được:
- Đánh giá được hiện trạng và dự báo nhu cầu sử dụng nước sinh hoạt của người dân
huyện Vĩnh Châu;
- Chuẩn hóa và xây dựng dữ liệu về mạng tuyến ống truyền dẫn nước sạch huyện Vĩnh
Châu.
- Đề xuất được giải pháp mở rộng mạng lưới cấp nước huyện Vĩnh Châu và quản lý
mạng lưới đường ống;
- Xây dựng mơ hình quản lý và vận hành trên phần mềm thủy lực trong kiểm soát áp
lực, lưu lượng nước.
- Kết quả của đề tài nghiên cứu góp phần bổ sung tài liệu tham khảo khi thực hiện đầu
tư xây dựng các công trình cấp nước huyện Vĩnh Châu trong thời gian tới.

2


CHƯƠNG 1
1.1
1.1.1

TỔNG QUAN

Tổng quan về khu vực nghiên cứu
Giới thiệu về vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của huyện Vĩnh
Châu


1.1.2 Vị trí địa lý

Hình 1. Bản đồ hành chính Thị xã Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng
Phạm vi thực hiện luận văn thiết kế hệ thống cấp nước khu vực trung tâm thị xã
Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng; bao gồm phường 1, phường 2 và phường vĩnh
Phước; thị xã Vĩnh Châu có bờ biển dài 43 km, nằm cách trung tâm thành phố
Sóc Trăng 35 km về hướng Đông; cách trung tâm thành phố Bạc Liêu 28 km về
hướng Tây, có địa giới hành chính như sau:
- Phía Đơng và Nam giáp: Biển đơng;
- Phía Tây giáp: Tỉnh Bạc Biêu;
- Phía Bắc giáp: Huyện Mỹ Xuyên, huyện Trần Đề;
3


1.1.3 Đặc điểm địa hình.

Vĩnh Châu là Vùng đất ven biển đơng được hình thành qua q trình bồi
lấp, lấn biển tự nhiên. Địa hình tương đối bằng phẳng, cao độ trung bình thấp,
hướng đổ dốc khơng rõ rệt xen kẽ với các giồng cát cao là nơi tập trung dân cư
sinh sống.
1.1.4 Đặc điểm khí hậu.

Khu vực thị xã Vĩnh Châu nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, có hai mùa rỏ rệt
là mùa mưa và mùa nắng. Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11, mùa nắng từ tháng
12 đến tháng 4 năm sau. Mùa mưa ấm áp, gió thịnh hành theo hướng Đơng Bắc từ Biển thổi vào nên có nhiều mưa và mây.
a/ Gió: Khu vực thị xã Vĩnh Châu có hai hướng gió chính.
* Gió Tây - Nam: từ tháng 5 đến tháng 11.
* Gió Đông - Nam: từ tháng 1 đến tháng 4.
Riêng hai tháng 11 & 12 hướng gió chính khơng trùng với hướng gió thịnh

hành.
Tốc độ gió trung bình cấp 2 và cấp 3. Tốc độ gió trung bình cả năm là
3,83m/s, cao nhất (tháng 8) 4,5m/s, thấp nhất (tháng 1) 2,3m/s.
* Nhìn chung khu vực hầu như khơng bị ảnh hưởng của gió bão.
b/ Mưa: Mùa mưa bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 11. Lượng mưa nhiều nhất
tập trung vào các tháng 8, 9, 10 (chiếm 43,6% lượng mưa cả năm).
- Lượng mưa trung bình năm:

1.949 mm.

- Lượng mưa tối đa:

2.711mm.

- Lượng mưa tối thiểu:

1.533 mm.

- Số ngày mưa trung bình hàng năm:

162 ngày.

- Lượng mưa tối đa trong ngày:

177 mm.

- Lượng mưa tối đa trong tháng:

603 mm.


c/ Nhiệt độ khơng khí: nhiệt độ cao tuyệt đối vào các tháng trước mùa mưa.
- Nhiệt độ bình quân trong năm:

27,5oC.
4


- Nhiệt độ cực đại tuyệt đối:

40oC.

- Nhiệt độ cực tiểu tuyệt đối:

13,8oC.

Tháng có nhiệt độ thấp nhất trong năm là tháng 1: 21oC.
Tháng có nhiệt độ cao nhất trong năm là tháng 4: 28,8oC.
d/ Độ ẩm:
- Độ ẩm trung bình cả năm là:

79,5%.

- Độ ẩm cực tiểu tuyệt đối:

20%.

- Độ ẩm cực đại tuyệt đối:

86,8%.


e/ Lượng bốc hơi:
- Lượng bốc hơi bình quân năm: 1350,5mm.
- Lượng bốc hơi bình quân ngày: 3,7mm.
- Lượng bốc hơi lớn nhất ngày:

13,8mm.

f/ Giông, bão: Bão không gây ảnh hưởng lớn đối với đất liền, đơi khi có
giơng lớn cộng với mưa làm nước sông dâng lên cao gây úng lụt đột xuất ở
những khu vực địa hình thấp trũng.
1.1.5 Đặc điểm Thủy văn.

Khu vực thị xã Vĩnh Châu có chế độ thủy văn chịu ảnh hưởng lớn của thủy triều
sông Hậu, chế độ bán nhật triều, biên độ triều trung bình 2m.
- Mực triều cao nhất:

H = + 1,35m.

- Mực triều thấp nhất:

H = - 1,80M.

Theo số liệu quan trắc thủy văn tại trạm Sóc Trăng, mực nước cao nhất
(Hmax) và mực nước thấp nhất (Hmin) tương ứng với tầng suất (P) khác nhau,
như sau:
Bảng 1.1. Quan trắc mực nước tại trạm Đại Ngãi, tỉnh Sóc Trăng.
P

1%


10%

25%

50%

75%

99%

Hmax.

1,53

1,45

1,40

1,36

1,31

1,22

Hmin.

-1,58

-1,93


-2,09

-2,23

-2,24

-2,50

Theo số liệu thủy văn mực nước trên sông Mỹ Thanh từ năm 1977 - 2006
5


- Mực nước sông cao nhất: H= + 2.08.
- Mực nước sông thấp nhất: H= - 2.35
1.1.6

Địa chất thủy văn.

Theo tài liệu nghiên cứu của Liên đoàn địa chất 8, khu vực nghiên cứu có 3
tầng nước ngầm có thể khai thác được là:
* Tầng 1: 20 - 80 m.
* Tầng 2: 80 - 120 m.
* Tầng 3: 200 - 400 m.
Hiện nay tầng 2 là tầng cung cấp nước sinh hoạt cho nhân dân, đây là tầng
bán áp, nước có chất lượng tương đối tốt, có khả năng khai thác cơng nghiệp.
1.2

ĐIỀU KIỆN KINH TẾ XÃ HỘI.

1.2.1 Diện tích và phân chia hành chính.

Tổng diện tích tự nhiên của toàn thị xã là 473,13 km2, tương đương 47.313,32
ha, gồm 04 phường và 06 xã: Phường 1, phường 2, phường Vĩnh Phước, phường
Khánh Hịa, xã Hịa Đơng, xã Vĩnh Hiệp, xã Vĩnh Hải, xã Lạc Hòa, xã Vĩnh Tân
và xã Lai hịa.
Hiện tại các phường, xã đều có đường giao thơng liên hồn thuận tiện
trong sinh hoạt, giao thương hàng hóa trong khu vực, là động lực thúc đẩy phát
triển kinh tế xã hội của địa phương.
Trung tâm thị xã đặt tại Khóm 1, Phường 1 thị xã Vĩnh Châu là nơi tập
trung đông dân cư sinh sống, gồm 03 dân tộc chính là Kinh, Khơme, Hoa.
1.2.2. Dân số và mật độ dân số.
Dân số hiện trạng toàn thị xã 166.245 người. (theo số liệu chi cục thống kê thị
xã) với tổng số hộ: 36.937 hộ. Mật độ dân số là 351 người/km2. Cơ cấu thành thị
và nông thôn: Thành thị chiếm tỷ lệ 44,08 %, Nông thôn tỷ lệ 55,92 %. Số lao
động trong độ tuổi làm việc chiếm 63,30% dân số.

6


Bảng 1.2. Phân bố dân số trong mỗi phường, xã.
STT

Tên xã, phường

Số hộ

Số dân

Ghi chú

1


Phường 1

3.223

18.462

Vùng dự án

2

Phường 2

4.896

20.349

Vùng dự án

3

Phường Vĩnh Phước

5.218

21.875

Vùng dự án

4


Phường Khánh Hịa

2.622

10.776

5

Xã Hịa Đơng

2.745

10.115

6

Xã Vĩnh Hiệp

1.885

9.537

7

Xã Vĩnh Hải

4.581

21.123


8

Xã Lạc Hòa

3.285

16.440

9

Xã Vĩnh Tân

3.538

15.361

10

Xã Lai Hòa

4.944

22.207

Tổng cộng

36.937 hộ

166.245

người

Các xã, phường: Xã Hịa Đơng, Vĩnh Hiệp, Vĩnh Hải, Lạc Hòa, Vĩnh Tân, Lai
Hòa và phường Khánh Hòa; mật độ dân số thưa, địa bàn dân cư nông thôn ở
cách xa, người dân sử dụng nguồn nước do các trạm cấp nước tập trung của
Trung tâm nước sạch nông thôn khai thác, quản lý và các giếng khoan hộ gia
đình.
Riêng các phường trung tâm thị xã như: Phường 1, Phường 2, Phường Vĩnh
Phước. Hệ thống cấp nước hiện có cũng xây dựng đã lâu, trang thiết bị cũ kỹ, lạc
hậu, tỉ lệ thất thoát cao. Để đảm bảo đủ sản lượng nước phục vụ nhu cầu sinh
hoạt nước sạch cho người dân, giảm tỉ lệ thất thoát nước theo nghị định của
chính phủ.
Do đó hướng tới cần có phương án đầu tư xây dựng mới hệ thống cấp nước khu
vực trung tâm thị xã, các vùng ven lân cận là cần thiết phù hợp qui hoạch chung
của địa phương.
7


=> Tổng dân số hiện trạng khu trung tâm thị xã (3 phường) là: 60.686
(người).
Theo cơng thức tính dân số: Pt = P(1+)t .Trong đó:
- Pt: Dân số năm dự báo. 2030.
- Po: Dân số năm điều tra. 2015.
- : Hệ số tăng trưởng dân số. 1,05%.
- t: Số năm dự báo. 15 năm.
=> Thay số ta có: Pt = 60686 × (1+1,05)15 = 70979,55.
* Dự báo dân số tăng trưởng đến năm 2030 là: 70.980 (người) .
1.2.2 Tình hình phát triển kinh tế xã hội.
Công tác y tế.


Bệnh viện đa khoa luôn được quan tâm đầu tư, nâng cấp sửa chữa hàng
năm, qui mơ trên 250 gường bệnh, ngồi ra cịn có 3 phịng khám đa khoa khu
vực và 10 trạm y tế xã/phường, các trạm y tế đều có bác sĩ và được cơng nhận
đạt "10 chuẩn quốc gia về y tế"; các hoạt động dịch vụ y tế cộng đồng được thực
hiện hiệu quả. tỉ lệ phát triển dân số và trẻ em suy dinh dưỡng được giảm dần
theo từng năm.
Hiện trạng vùng dự án qui hoạch có:
- 01 Bệnh viện đa khoa khu vực,
- 01 Trạm y tế ,
- 07 Tổ y tế khóm.
Với quan điểm chăm sóc sức khoẻ ban đầu cho nhân dân, cơng tác y tế từng bước
được củng cố và phát triển cả về số lượng lẫn chất lượng từ các khóm đến trạm y
tế đều có các hoạt động thực hiện chương trình chăm sóc sức khoẻ ban đầu, phát
hiện dịch sớm, khám chữa bệnh ngày một nâng cao, vận động nhân dân thực hiện

8


các biện pháp kế hoạch hố gia đình, khơng để dịch bệnh lớn xảy ra trên địa bàn
thị xã.
Công tác dân số kế hoạch hố gia đình được quan tâm chỉ đạo bằng mọi biện
pháp và hình thức, tuyên truyền và lồng ghép, thực hiện các cuộc vận động giao
ước thi đua, hạn chế mức thấp nhất số người sinh con thứ 3, tỷ lệ tăng dân số còn
khoảng 1,1%.
+ Công tác giáo dục.
Được sự quan tâm chỉ đạo của Thị uỷ - UBND thị xã cùng sự nỗ lực của đội ngũ
thầy giáo, cô giáo và sự cố gắng học tập của học sinh, trong những năm qua chất
lượng dạy và học tại các trường đã từng bước được nâng lên. tồn khu vực có:
- 01 Trường Trung học phổ thông, với 970 học sinh;
- 01 Trường Trung học cơ sở, với 1260 học sinh;

- 02 Trường Tiểu học 1, 2; với (852 +570) = 1422 học sinh;
- 02 Trường Mẫu giáo, với 630 học sinh;
- 01 Trường Dân tộc nội trú, với 572 học sinh;
- 01 Trung tâm dạy nghề và giáo dục thường xuyên, với 300 học sinh.
Thực hiện xã hội hoá giáo dục đạt kết quả tốt, hội đồng giáo dục, hội cha mẹ học
sinh, quỹ khuyến học được duy trì hoạt động thường xun. Cơng tác động viên,
khen thưởng đội ngũ giáo viên và học sinh có thành tích cao trong giảng dạy và
học tập được tổ chức đều hàng năm nhằm động viên, khuyến khích tinh thần dạy
và học của q thầy cơ và các em học sinh.
+ Điều kiện kinh tế khu vực dự án
Khu vực trung tâm thị xã có nền kinh tế đa dạng, chủ yếu là sản xuất tiểu thủ
công nghiệp, làng nghề, kinh doanh, dịch vụ và nuôi trồng, đánh bắt thủy sản,
trồng trọt chủ yếu là hành tím và cây ăn quả như Nhãn, xoài..., tỷ lệ hộ nghèo
trong khu vực giảm dần, thu nhập bình quân đầu người tăng cao hàng năm.

9


1.2.3

Hiện trạng quản lý, vận hành hệ thống tuyến ống truyền dẫn nước sạch
huyện Vĩnh Châu

a. Tổng quan về Trung tâm Nước sạch và VSMTNT tỉnh Sóc Trăng
Trung tâm Nước sạch và Vệ sinh mơi trường nơng thơn tỉnh Sóc Trăng là đơn vị sự
nghiệp công lập trực thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Trung tâm được
thành lập theo Quyết định số 239/QĐ-UBND ngày 19/11/2010 của Chủ tịch UBND
tỉnh Sóc Trăng. Trung tâm là đơn vị sự nghiệp có thu, tự chủ và tự chịu trách nhiệm về
tài chính, tự đảm bảo 100% chi phí hoạt động thường xuyên theo Nghị định số
43/2006/NĐ-CP ngày 25 tháng 4 năm 2006 của Chính phủ quy định quyền tự chủ, tự

chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với
đơn vị sự nghiệp công lập; nay là Nghị định số 16/2015/NĐ-CP, ngày 14/02/2015 của
Chính phủ quy định cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập.
Chức năng, nhiệm vụ của Trung tâm được ban hành theo Quyết định số 504/QĐTCNN ngày 20/12/2010, điều chỉnh tại Quyết định số 390/QĐ-SNN ngày 30/5/2016 và
927/QĐ-SNN ngày 31/10/2016 của Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Sóc
Trăng về việc Ban hành Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức
của Trung tâm Nước sạch và Vệ sinh môi trường nông thôn thuộc Sở Nông nghiệp và
PTNT; Chức năng, nhiệm vụ chính của Trung tâm là: Tham gia xây dựng quy hoạch,
kế hoạch, cơ chế chính sách lĩnh vực Nước sạch và VSMTNT; Thực hiện các Dự án
lĩnh vực Nước sạch và VSMTNT được cấp thẩm quyền phê duyệt; Thực hiện các dịch
vụ: phân tích chất lượng nước, khảo sát thiết kế, giám sát thi công, sữa chữa, cung cấp
các sản phẩm vật tư thiết bị ngành nước và VSMTNT; Quản lý vận hành, khai thác các
cơng trình cấp nước tập trung nơng thơn trên địa bàn tồn tỉnh.
Về tổ chức bộ máy Trung tâm gồm: Ban Giám đốc; 07 phịng chức năng: Tổ chức –
Hành chính, Kế tốn – Tài vụ, Kế hoạch – Truyền thông, Quản lý cấp nước, Kinh
doanh và Hợp tác quốc tế, Kỹ thuật, Kiểm nghiệm chất lượng nước; 10 chi nhánh cấp
nước huyện/thị xã. Tổng số cán bộ viên chức, người lao động của Trung tâm đến cuối
năm 2017 là 178 người, trong đó trình độ chun mơn: thạc sĩ 01 người, đại học 65
người, cao đẳng 07 người, trung cấp và trình độ khác 105 người.

10


Về quản lý, vận hành, khai thác các cơng trình CNTT trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng hiện
nay đang được quản lý vận hành từ 2 đơn vị là Trung tâm Nước sạch và Vệ sinh môi
trường nông thôn và Cơng ty TNHH MTV cấp nước Sóc Trăng. Trung tâm Nước quản
lý 142 cơng trình cấp nước ở nơng thơn, Cơng ty Cấp nước quản lý các cơng trình cấp
nước ở các địa bàn phường, thị trấn tập trung đông dân cư.
Trong số 142 cơng trình do Trung tâm đang quản lý có 80 CTCN có cơng suất thiết kế
từ 480 – 960 m3/ngày đêm, cịn lại 64 CTCN có công suất nhỏ 168 m3/ngày đêm. Tất

cả các CTCN do Trung tâm quản lý đều khai thác nguồn nước dưới đất, chất lượng
nước cấp đạt theo QCVN 02:2009 của Bộ Y tế. Tổng chiều dài tuyến ống cấp nước
trên 1.648 km. Tỷ lệ người dân nông thôn sử dụng nước từ các CTCN là 51% tương
đương khoảng 663.000 người. Có 82/tổng số 92 xã, thị trấn có cơng trình cấp nước
sạch tập trung, đạt 89%.
Các Cơng trình CNTT tại Trung tâm Nước sạch và VSMTNT ở các huyện cụ thể :
 Huyện Châu Thành có cơng suất thiết kế 5.832 với số hộ được cung cấp nước sạch
là 10.556 hộ .
 Huyện Kế Sách công suất 6.432 ,số hộ 6.831 hộ .
 Huyện Cù Lao Dung công suất 2.880 ,số hộ 2.118 hộ
 Huyện Long Phú công suất 4.848 ,số hộ 6.673 hộ.
 Huyện Ngã Năm công suất 4.368 ,số hộ 5.007 hộ.
 Huyện Thạnh Trị có cơng suất 4.393 ,số hộ 2.842 hộ
 Huyện Trần Đề công suất 7.296 ,số hộ sử dụng 10.370 hộ.
 Huyện Mỹ Xuyên công suất 4.176 ,số hộ 6.728 hộ.
 Huyện Mỹ Tú công suất 8.064 ,số hộ 10.915 hộ.
 Huyện Vĩnh Châu công suất 8.058 ,số hộ 10.884 hộ.
 Thành Phố Sóc Trăng công suất 1.344 ,số hộ 1.116 hộ.

11


Giám đốc

Các Phó giám đốc

Phịng Tổ
chức Hành chính

P.Kế hoạch

– Truyền
thơng

Phịng kế
tốn - tài
vụ

Phịng
Quản lý
cấp nước

Phịng kiểm
nghiệm chất
lượng nước

Phịng
Kỹ
thuật

Chi nhánh
cấp nước
các huyện

Các trạm
cấp nước
Hình 1.3 Sơ đồ tổ chức Trung tâm Nước sạch và VSMTNT
b. Hiện trạng mạng lưới cấp nước của Trung tâm Nước sạch và VSMTNT và của
Chi nhánh nước sạch huyện Vĩnh Châu
Mạng lưới cấp nước sạch tại các CTCN do Trung tâm Nước sạch và VSMTNT tỉnh
Sóc Trăng quản lý bao gồm các loại ống nhựa có đường kính từ 60mm, 76mm,

90mm, 114mm, 140mm, 168mm, 200mm, 220mm, 250mm. Tổng chiều dài đường
ống 1.648 km trải rộng trên địa bàn 82 xã, phường, thị trấn thuộc tỉnh Sóc Trăng.
Trên địa huyện Vĩnh Châu hiện có 14 cơng trình cấp nước tập trung do Trung tâm
Nước sạch và Vệ sinh mơi trường nơng thơn tỉnh Sóc Trăng quản lý vận hành, phục vụ
cấp nước sạch cho 10.884 hộ, trong đó:
+ Trạm cấp nước tại Thị Xã Vĩnh Châu phục vụ cấp nước cho 1.302 hộ thuộc: thị xã
Vĩnh Châu, Phường Vĩnh Phước, Phường Khánh Hòa, Phường 2 Vĩnh Châu,Xã Vĩnh

12


Hiệp …và các xã trên địa bàn huyện. Đoạn ống ngang của Phường Khánh Hòa ,Vĩnh
Hiệp và trung tâm huyện dài 120.669 m, với 2613 hộ đang sử dụng.

Trạm cấp nước
Vĩnh Châu
CS 40 m3/ngđ

Trạm cấp nước
Vĩnh Hiệp
CS 40 m3/ngđ

Hình 1.4 Sơ đồ hiện trạng cấp nước Chi nhánh nước sạch Vĩnh Châu
1.2.4

Những ưu điểm và hạn chế trong công tác quản lý, vận hành hệ thống tuyến
ống truyền dẫn nước sạch huyện Vĩnh Châu tại Trung tâm Nước sạch và Vệ
sinh mơi trường nơng thơn tỉnh Sóc Trăng

1.2.5


Đối với việc quản lý dữ liệu mạng cấp nước

a. Quản lý dữ liệu mạng cấp nước trên CAD
Dữ liệu mạng cấp nước hầu hết được quản lý và lưu trữ bản vẽ trên AutoCAD nên khó
khăn trong việc liên kết, chuyển dữ liệu. Độ chính xác về kích thước của đường ống
rất cao tuy nhiên độ chính xác về vị trí đường ống chưa tốt. Nguyên nhân là do vị trí
ống được cập nhật so với các mốc như làn đường, nhà dân… nên khi có sự thay đổi
mốc thì độ chính xác khơng cịn nữa. Dữ liệu khơng gian đường ống chưa được
cập nhật thường xuyên nên độ chính xác bị giảm theo thời gian.
b. Dữ liệu mạng cấp nước quản lý trên file Excel

13


Dữ liệu về thời gian khởi cơng và hồn thành cơng trình, nguồn vốn đầu tư, chiều dài
tuyến ống truyền dẫn được quản lý trên file excel. Một số khác vẫn còn thiếu cần phải
tiến hành kiểm tra và bổ sung theo file Excel.
c. Quản lý dữ liệu mạng cấp nước trên giấy
Nguồn dữ liệu được sử dụng trong công tác quản lý và vận hành trạm cấp nước, mạng
lưới cấp nước tại Trung tâm Nước sạch và VSMTNT tỉnh Sóc Trăng bằng tài liệu giấy
rất phổ biến. Nguồn dữ liệu này đã cũ và xuất hiện nhiều hư hỏng. Thêm vào đó, việc
lưu trữ dữ liệu ở dạng giấy là nguyên nhân khiến các dữ liệu dễ bị thất lạc, khó kiểm
tra, việc trích xuất thơng tin khi cần không kịp thời.
Mô phỏng bằng phần mềm thủy lực.
Hiện nay Trung tâm Nước sạch và VSMTNT tỉnh Sóc Trăng sử dụng phần mềm thủy
lực Epanet trong việc mô phỏng thủy lực trên mạng lưới đường ống, tuy nhiên mơ
hình chỉ được vẽ phác họa tương đối trên phần mềm, vị trí khơng gian khơng chính
xác so với thực tế. Ngồi ra, việc mô phỏng thủy lực trên mạng lưới đường ống bằng
phần mềm thủy lực Epanet vẫn chưa được sử dụng phổ biến tại Trung tâm và Huyện

Vĩnh Châu nói chung.
1.2.6

Những vấn đề đặt ra cần nghiên cứu

Trong quá trình phát triển hệ thống cấp nước nơng thơn tỉnh Sóc Trăng, nhiều cơng
trình cấp nước, đặc biệt là các cơng trình cấp nước tại huyện Vĩnh Châu đến nay hồ sơ
thiết kế, bản vẽ tuyến ống bị thất lạc; các cơng trình di dời, nâng cấp mở rộng mạng
đường ống do nhiều bộ phận lưu trữ khác nhau chưa được thống nhất quản lý. Do đó,
gặp nhiều khó khăn trong công tác quản lý mạng lưới đường ống khi tiếp tục đầu tư
nâng cấp, mở rộng.
Mặt khác, trước quá trình phát triển đơ thị hóa của huyện Vĩnh Châu, nhu cầu sử dụng
nước sạch sinh hoạt của người dân ngày càng tăng, do đó cần thiết mở rộng về quy mô
mạng lưới cấp nước cho hệ thống cấp nước huyện Vĩnh Châu. Tuy nhiên việc mở rộng
mạng lưới cấp nước sẽ đồng thời kéo theo sự phức tạp trong công tác quản lý.

14


Trên cơ sở đánh giá hiện trạng, trong thời gian tới Trung tâm Nước sạch và Vệ sinh
môi trường nông thơn tỉnh Sóc Trăng cần phải nâng cao cơng tác quản lý mạng lưới
đường ống cấp nước theo hướng áp dụng công nghệ thông tin trong quản lý, quy hoạch
phát triển mạng lưới cấp nước, ngày càng phổ biến và sử dụng hiệu quả, không chỉ đối
với Trung tâm Nước sạch và VSMTNT tỉnh Sóc Trăng mà cả các Đơn vị cấp nước
nơng thơn tỉnh khác. Bên cạnh đó, ứng dụng các mơ hình thủy lực hiện có nhằm mục đ
ích giúp các cán bộ quản lý, thiết kế, mơ hình hóa, định hướng phát triển mạng lưới
cấp nước nhằm phục vụ công tác quản lý vận hành hiệu quả, tiết kiệm chi phí đầu tư,
quản lý. Sự kết hợp ứng dụng Epanet xây dựng mơ hình thủy lực được xem là xu hư
ớng mới trong công tác quản lý của các đơn vị ngành cấp nước hiện nay.
1.2.7


Tính thực tiễn của đề tài

Xuất phát từ những yêu cầu đặt ra cần nghiên cứu trong quản lý mạng cấp nước như
đã nêu trên, đề tài “Nghiên cứu đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả, quản lý
hệ thống cấp nước cho chi nhánh cấp nước thị xã Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng” sẽ
góp một phần khơng nhỏ trong việc đáp ứng, giải quyết yêu cầu đã đặt ra. Đó là góp
phần nâng cao tỷ lệ người dân nơng thơn được sử dụng nước sạch, thực hiện hoàn
thành chỉ tiêu 17.1 nông thôn mới, nâng cao năng lực, hiệu quả trong quản công tác
quản lý mạng lưới đường ống cấp nước đảm bảo nguồn nước sạch cung cho người dân.
Trong nghiên cứu này, đề tài đề cập vấn đề cập nhật nhằm số hóa và xây dựng lại tồn
bộ mạng cấp nước chính xác, sau đó với dữ liệu mạng lưới này, tiến hành thực hiện
mô phỏng thủy lực trên phần mềm WaterGEMS và đưa ra so sánh và lựa chọn phần
mềm tối ưu, hiệu quả nhất cho việc mô phỏng mạng cấp nước. Thực hiện tích hợp
GIS với phần mềm thủy lực được lựa chọn, nhằm tạo ra một hệ thống thống nhất góp
phần hạn chế việc quản lý rời rạc, chưa có hệ thống trong mạng lưới, giúp cho việc
quản lý dễ dàng hơn, cũng như rút ngắn thời gian cập nhật dữ liệu mạng lưới và truy
cập thông tin mạng lưới thông qua các thiết bị thông minh một cách nhanh chóng.
Với mục tiêu gắn liền với thực tiễn, kết quả của mơ hình này sẽ được sử dụng để theo
dõi diễn biến thủy lực tại các trạm huyện Vĩnh Châu do Trung tâm Nước sạch và

15


×