Tải bản đầy đủ (.pdf) (136 trang)

Nghiên cứu đề xuất quy trình bảo trì cho công trình nhà đa năng trường cao đẳng kỹ thuật công nghiệp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.02 MB, 136 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT
TRƢỜNG ĐẠI HỌC THỦY LỢI

NGUYỄN THẾ LINH

NGHIÊN CỨU CÁC GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC QUẢN
LÝ CHẤT THẢI NGUY HẠI TẠI CÁC KHU CƠNG NGHIỆP TỈNH THÁI
NGUN

Chun ngành:

Khoa học mơi trường

Mã số:

60440301

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC

PGS.TS. BÙI QUỐC LẬP

HÀ NỘI, NĂM 2018

i


LỜI CẢM ƠN
Trước hết, tơi xin bày tỏ lịng biết ơn chân thành và sâu sắc tới PGS.TS. Bùi
Quốc Lập đã tận tình hướng dẫn giúp tơi hồn thành luận văn đúng yêu cầu đề ra.
Tôi xin chân thành cảm ơn Khoa Môi trường Trường Đại học Thủy Lợi và cùng


các thầy, cô giáo đã dạy dỗ và truyền đạt những kiến thức bổ ích cho tơi trong suốt
q trình học tập.
Tôi xin chân thành cảm ơn tập thể lãnh đạo và cán bộ Cục Quản lý chất thải và
Cải thiện môi trường, Chi cục Bảo vệ môi trường tỉnh Thái Nguyên, Sở Tài nguyên và
Môi trường tỉnh Thái Nguyên, các bạn bè đồng nghiệp đã tạo điều kiện thuận lợi, giúp
đỡ tơi hồn thành luận văn.
Do cịn nhiều hạn chế về mặt thời gian khảo sát thực tế, kinh nghiệm cũng như
các điều kiện nghiên cứu nên chắc chắn luận văn sẽ có những thiếu sót nhất định. Tơi
mong nhận được những ý kiến đóng góp quý báu từ phía các thầy cơ giáo, các nhà
khoa học và các đồng nghiệp để hồn thiện luận văn của mình.
Cuối cùng tôi xin cảm ơn sự động viên to lớn về thời gian, vật chất và tinh thần
mà gia đình và bạn bè đã dành cho tơi, trong q trình thực hiện luận văn này.

Xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày tháng 04 năm 2018

TÁC GIẢ LUẬN VĂN

Nguyễn Thế Linh

ii


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu nêu
trong luận văn là trung thực, không sử dụng số liệu của tác giả khác khi chƣa đƣợc
công bố hoặc chƣa đƣợc sự đồng ý. Những kết quả nghiên cứu của tác giả chƣa từng
đƣợc công bố trong bất kỳ một công trình nào khác.
Hà Nội, ngày


tháng 4 năm 2018

TÁC GIẢ LUẬN VĂN

Nguyễn Thế Linh

iii


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN .................................................................................................................i
LỜI CAM ĐOAN ........................................................................................................ iii
DANH MỤC BẢNG ................................................................................................... vii
MỞ ĐẦU ......................................................................................................................... 1
CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ CTNH VÀ QUẢN LÝ CTNH ............................... 6
1.1. Giới thiệu chung về CTNH .................................................................................... 6
1.1.1. Các khái niệm về chất thải và CTNH .................................................... 6
1.1.2. Các tính chất và thành phần nguy hại của CTNH ................................ 8
1.1.3. Nguồn gốc và phân loại CTNH .......................................................... 10
1.1.4 Tác động và ảnh hưởng của CTNH đến con người và môi trường......12
1.1.5 Quản lý chất thải nguy hại ...................................................................13
1.2 Tình hình quản lý CTNH trên thế giới và ở Việt Nam ......................................14
1.2.1. Công tác quản lý chất thải nguy hại ở một số nước trên thế giới ....... 14
Tình hình quản lý CTCNNH trên thế giới ..................................................... 14
1.2.2. Tình hình quản lý CTNH tại Việt Nam ................................................ 17
1.2.3 Công nghệ xử lý CTNH đang được áp dụng tại Việt Nam [9]............. 23
CHƢƠNG 2. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG PHÁT SINH VÀ QUẢN LÝ .............. 28
CHẤT THẢI NGUY HẠI TẠI CÁC KHU CÔNG NGHIỆP .................................28
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THÁI NGUYÊN .................................................................28
2.1 Giới thiệu khu vực nghiên cứu ............................................................................. 28

2.1.1 Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên ....................................... 28
2.1.2 Đặc điểm kinh tế - xã hội .....................................................................30
2.1.3 Khái quát về các khu công nghiệp, cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh
Thái Nguyên ............................................................................................................ 37
2.1.4 Dự báo tình hình phát triển các KCN trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên
đến năm 2030 .......................................................................................................... 41
2.2 Quản lý CTNH tại các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên......... 43
iv


2.3. Thực trạng phát sinh CTNH tại các khu công nghiệp ......................................45
2.4 Về hiện trạng công tác quản lý CTNH của tỉnh ................................................. 48
2.4.1 Hiện trạng quản lý chất thải nguy hại tại các KCN ............................. 48
2.4.2 Hiện trạng năng lực thu gom, vận chuyển CTNH trên địa bàn tỉnh ....50
2.4.3 Thực trạng xử lý CTNH trên địa bàn tỉnh ............................................ 54
2.3.4. Công tác quản lý nhà nước về CTNH trên địa bàn ............................. 66
2.3.5 Thực trạng tuân thủ pháp luật của các cơ sở sản xuất về quản lý chất
thải nguy hại trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên .......................................................... 71
2.3.6 Hiện trạng và hiệu quả của các chính sách trong công tác quản lý
CTNH tại tỉnh Thái Nguyên .................................................................................... 72
CHƢƠNG 3. ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP TĂNG CƢỜNG QUẢN LÝ CHẤT
THẢI NGUY HẠI........................................................................................................ 74
3.1. Đánh giá các thuận lợi và khó khăn, bất cập ..................................................... 74
3.2 Nguyên nhân những tồn tại, hạn chế ...................................................................76
3.2.1 Nguyên nhân khách quan .....................................................................76
3.2.2 Nguyên nhân chủ quan ......................................................................... 77
3.3 Cơ sở đề xuất các giải pháp .................................................................................. 77
3.3.1 Cơ sở căn cứ pháp lý ............................................................................ 77
3.3.2 Cơ sở thực tiễn: .................................................................................... 78
3.4 Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý CTNH ....................... 79

3.4.1 Giải pháp tăng cường đối với các KCN ................................................ 79
3.4.2 Giải pháp tăng cường cho bộ phận thu gom, vận chuyển, xử lý. ........... 85
3.4.3 Giải pháp tăng cường cho các cơ quan quản lý nhà nước .................... 88
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ..................................................................................... 91
TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................................... 93

v


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Bộ TN&MT

: Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng

BVMT

: Bảo vệ môi trƣờng

CTNH

: Chất thải nguy hại

QLCTNH

: Quản lý chất thải nguy hại

KCN

: Khu công nghiệp


CCN

: Cụm công nghiệp

CHN

: Chủ hành nghề quản lý chất thải nguy hại

CNT

: Chủ nguồn thải

QCVN

: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trƣờng.

Sở TN&MT

: Sở Tài nguyên và Môi trƣờng

CTCNNH

: Chất thải công nghiệp nguy hại

vi


DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1 Mối nguy hại của CTNH lên con người và môi trường .................................12
Bảng 1.2 Thống kê Công nghệ xử lý CTNH ở Việt Nam ............................................... 26

Bảng 2.1. Toàn cảnh dân số và lao động tỉnh Thái Nguyên ......................................... 31
Bảng 2.2 Dự báo dân số tỉnh Thái Nguyên đến năm 2020 ........................................... 32
Bảng 2.3. Số lượng cơ sở sản xuất công nghiệp phân theo địa bàn ............................. 37
Bảng 2.4. Các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên ...................................40
Bảng 2.5. Các cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên ..................................40
Bảng 2.6. Các loại chất thải nguy hại theo nhóm ngành sản xuất................................ 47
Bảng 2.7 Danh mục quản lý CTNH tại các KCN tỉnh Thái Nguyên ............................. 48
Bảng 2.8 Đánh giá về công tác quản lý CTNH tại một số KCN ...................................49
Bảng 2.9. Danh sách các CHN đóng trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên ........................... 51
Bảng 2.10 Thống kê CHN đóng trên tỉnh, thành khác có thu gom, vận chuyển CTNH
trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên ....................................................................................... 52
Bảng 2.11. Số lượng CTNH phát sinh, xử lý hàng năm trên địa bàn tỉnh .................... 54
Bảng 2.12. Năng lực và công nghệ xử lý CTNH các CHN của.....................................56

vii


DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1. Vị trí Thái Ngun trong vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc ......................... 29
Hình 2.2. Phân bố các KCN, CCN tập trung tại Thái Nguyên. ....................................39
Hình 2.3 Biển cảnh báo và quy trình hướng dẫn lưu giữ CTNH ..................................55
Hình 2.4 Hệ thống lị đốt CTNH tại Cơng ty Cổ phần mơi trường Việt Xn Mới....... 58
Hình 2.5. Hệ thống chưng cất dầu tại Hợp tác xã Thương Mại và Dịch vụ Phúc Lợi .60
Hình 2.6. Thiết bị xử lý bóng đèn thải của Cơng ty cổ phần mơi trường Việt Xn Mới
....................................................................................................................................... 61
Hình 2.7. Dây chuyền phá dỡ chất thải điện tử tại Công ty TNHH Dịch vụ Mơi trường
Anh Đăng ....................................................................................................................... 62
Hình 2.8. Quy trình xử lý bình ắc quy ........................................................................... 63
Hình 2.9. Quy trình tái chế chì thải ............................................................................... 63
Hình 2.10. Hệ thống súc rửa thùng phuy ......................................................................65

Hình 2.11. Mơ hình thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn công nghiệp tỉnh Thái
Ngun. .......................................................................................................................... 67
Hình 3.1 Đề xuất mơ hình phân loại CTR tại các KCN ................................................ 81
Hình 3.2 Mục tiêu phân loại CTR tại nguồn phát sinh ................................................. 83

viii


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Thuật ngữ chất thải nguy hại (CTNH) đƣợc pháp quy hóa chính thức ở nƣớc ta từ
khi Nghị định 155/1999/NĐ-CP ngày 16 tháng 7 năm 1999 về việc ban hành quy chế
quản lý chất thải nguy hại chính thức đƣợc ban hành. Thuật ngữ này dần trở nên quen
thuộc sau khi một loạt các văn bản hƣớng dẫn và triển khai đƣợc ban hành trong các năm
tiếp theo, với các mốc quan trọng đánh dấu sự phát triển và trƣởng thành là năm 2006 với
Thông tƣ số 12/2006/TT-BTNMT ngày 26 tháng 12 năm 2006 về hƣớng dẫn điều kiện
hành nghề và thủ tục lập hồ sơ, đăng ký, cấp phép hành nghề, mã số quản lý CTNH và
Quyết định 23/2006/QĐ-BTNMT ban hành Danh mục CTNH kèm theo. Tiếp đó là thời
điểm năm 2011 với sự ra đời của Thông tƣ số 12/2011/TT-BTNMT ngày 14 tháng 4 năm
2011 quy định về quản lý CTNH trong đó đã tích hợp hai văn bản nêu trên và đƣợc thiết kế
theo hƣớng tinh giảm thủ tục hành chính theo Đề án 30 của Thủ tƣớng chính phủ. Cho đến
khi Luật Bảo vệ môi trƣờng năm 2014 bắt đầu có hiệu lực, một lần nữa Thơng tƣ
12/2011/TT-BTNTM ngày 14 tháng 4 năm 2011 đƣợc thay thế bằng Thông tƣ số
36/2015/TT-BTNMT ngày 30 tháng 6 năm 2015. Đây là văn bản chủ chốt hiện đang đƣợc
sử dụng để áp dụng rộng rãi trên cả nƣớc về quản lý CTNH. Cùng với sự ra đời của Luật
Bảo vệ môi trƣờng năm 2014, Nghị định số 38/2015/NĐ-CP của Chính phủ về quản lý
chất thải và phế liệu và Thông tƣ số 36/2015/TT-BTNMT cùng với một hệ thống các văn
bản liên quan là các Tiêu chuẩn, Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia…Chính từ sự phát triển của
các văn bản hƣớng dẫn và sự nỗ lực triển khai trong toàn ngành tài nguyên nên công tác
quản lý CTNH đã đạt đƣợc những kết quả ban đầu rất đáng ghi nhận trên toàn quốc.

Tuy nhiên, trong thực tế quản lý, một vấn đề dễ nhận thấy là sự phát triển không
đồng đều giữa các vùng miền cũng nhƣ các địa phƣơng trong công tác quản lý CTNH.
Điều này phụ thuộc rất lớn vào sự phát triển kinh tế, xã hội của từng địa phƣơng. CTNH
tập trung phát sinh chủ yếu tại các Vùng kinh tế trọng điểm trong cả nƣớc và tƣơng ứng
với nó là tại các tỉnh thành thuộc Vùng kinh tế trọng điểm. Cùng với sự phát triển mạnh
việc cơng nghiệp hóa tại các tỉnh thành nằm trong Vùng kinh tế trọng điểm thì lƣợng phát
1


sinh CTNH tại địa phƣơng đó càng tăng cao và diễn biến phức tạp, đòi hỏi cơ sở vật chất
để quản lý CTNH cũng nhƣ Cơ quan quản lý nhà nƣớc về CTNH tại địa phƣơng phải
đƣợc xây dựng và vận hành khoa học, đáp ứng với nhu cầu phát triển nhanh và mạnh của
lƣợng CTNH phát sinh. Trong thực tiễn, dù cùng đƣợc xây dựng và vận hành theo các
quy định về quản lý CTNH tại Thông tƣ 36/2015/TT-BTNMT, tuy nhiên, việc quản lý và
áp dụng ở các địa phƣơng cũng có những đặc điểm rất riêng tùy theo mức độ phát triển
và nhu cầu quản lý của từng địa phƣơng. Có thể đơn cử ra các địa phƣơng phát triển
mạnh về cơng nghiệp nhƣ Thành phố Hồ Chí Minh, các tỉnh Long An, Đồng Nai, Bình
Dƣơng (thuộc vùng kinh tế trọng điểm phía Nam…) hay Hƣng Yên, Hải Dƣơng, Hà Nội,
Hải Phịng….thuộc vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc. Tại các tỉnh này vai trò và mức độ
yêu cầu về quản lý CTNH của các cơ quan quản lý đã và đang đƣợc thể hiện rõ rệt. Có
thể nói Cơ quan quản lý về mơi trƣờng ở các địa phƣơng này lớn mạnh hơn hẳn về quy
mô tổ chức cũng nhƣ kinh nghiệm quản lý và tiềm lực phát triển so với các địa phƣơng
kém phát triển về kinh tế và công nghiệp khác của cả nƣớc. Sự phát triển, kinh nghiệm
xây dựng và quản lý CTNH tại các địa phƣơng này sẽ là những bài học quý báu và là mơ
hình hay để học tập và rút kinh nghiệm trong việc quản lý CTNH của các địa phƣơng
khác nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế xã hội của các địa phƣơng cũng nhƣ cả
nƣớc trong tƣơng lai gần.
Thái Nguyên là một tỉnh ở Đông Bắc Việt Nam, tiếp giáp với thủ đô Hà Nội và là
tỉnh nằm trong quy hoạch vùng thủ đô Hà Nội. Thái Nguyên là một trung tâm kinh tế - xã
hội lớn của khu vực Đông Bắc hay cả Vùng trung du và miền núi phía Bắc. Thái Nguyên

hiện đang đƣợc nghiên cứu để trở thành vùng kinh tế trọng điểm Bắc thủ đô Hà Nội.
Hiện nay, chất thải nguy hại phát sinh trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên tập trung chủ yếu tại
các Khu công nghiệp lớn, các nhà máy xí nghiệp sản xuất cơng nghiệp nhƣ: KCN n
Bình, KCN Điền Thụy, KCN Sông Công, KCN Lƣu Xá, các nhà máy sản xuất linh kiện
điện tử, khai thác và chế biến khoáng sản, luyện kim, vật liệu xây dựng…
Hiện trên tồn tỉnh Thái Ngun có trên 2500 cơ sở sản xuất công nghiệp hoạt
động theo Luật doanh nghiệp, đã quy hoạch 06 KCN (4/6 KCN đã đi vào hoạt động), 32
cụm cơng nghiệp. Theo đó, nguồn chất thải rắn nói chung và CTNH nói riêng trên địa
2


bàn tỉnh Thái Nguyên phát sinh ngày càng nhiều và đa dạng về chủng loại, đang là áp lực
rất lớn trong công tác quản lý môi trƣờng của tỉnh, đặc biệt là từ khi tập đoàn Samsung
đầu tƣ vào địa bàn tỉnh Thái Nguyên. Theo báo cáo quản lý CTNH của Sở Tài nguyên và
Môi trƣờng năm 2016, riêng Công ty Samsung Electronics Việt Nam Thái Nguyên đã
phát sinh lƣợng CTNH chiếm khoảng 2/3 lƣợng CTNH phát sinh trong toàn tỉnh.
Mặt khác, vấn đề lập kế hoạch quản lý chất thải nguy hại trở nên vô cùng bức thiết
trong giai đoạn phát triển kinh tế, xã hội hiện nay. Thông qua việc lập kế hoạch giúp cho
hoạt động quản lý của nhà nƣớc đối với vấn đề này đạt hiệu quả cao. Qua đó ngằn ngừa,
hạn chế việc gia tăng số lƣợng chất thải nguy hại vào môi trƣờng, giảm thiểu những ảnh
hƣởng bất lợi của nó đối với sức khỏe con ngƣời cũng nhƣ môi trƣờng sống.
Từ những nhu cầu thực tiễn nêu trên, cho thấy đề tài “Nghiên cứu các giải pháp
tăng cƣờng công tác quản lý CTNH tại các KCN tỉnh Thái Nguyên” là nghiên cứu cần
thiết, sẽ cung cấp cái nhìn tồn diện về cơng tác quản lý CTNH tại tỉnh Thái Nguyên để
từ đó đƣa ra các đánh giá nhằm tăng cƣờng đƣợc năng lực quản lý công nghiệp nguy hại
trên địa bàn tỉnh hƣớng tới mơ hình quản lý CTNH hiệu quả có thể nhân rộng trong cả
nƣớc.
2. Mục tiêu của đề tài:
- Đánh giá hiện trạng phát sinh và thực trạng quản lý CTNH (thu gom, vận
chuyển, xử lý của các chủ nguồn thải, chủ hành nghề quản lý CTNH cũng nhƣ công tác

quản lý nhà nƣớc) CTNH từ hoạt động sản xuất công nghiệp tại khu vực nghiên cứu.
- Đề xuất các giải pháp tăng cƣờng công tác quản lý CTNH từ hoạt động sản xuất
công nghiệp cho khu vực nghiên cứu.
3. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu của đề tài:
Đối tượng nghiên cứu:
- CTNH phát sinh từ các hoạt động công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.
- Công tác quản lý CTNH tại các KCN trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.
Phạm vi nghiên cứu:
3


- Các cơ sản xuất cơng nghiệp có phát sinh CTNH tại khu công nghiệp trên địa
bàn tỉnh Thái Nguyên
- Cơ sở dữ liệu, số liệu của nghiên cứu đƣợc thu thập trong khoảng từ năm 2015
tới nay.
4. Cách tiếp cận và phƣơng pháp nghiên cứu
Cách tiếp cận: Trên cơ sở điều tra, khảo sát tình hình thực tế quản lý và xử lý
CTNH tại các cơ sở chủ nguồn thải, cơ sở chủ vận chuyển, chủ xử lý chất thải nguy hại
trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên đƣa ra các đánh giá về thực trạng công tác quản lý CTNH
tại các KCN; đánh giá những tồn tại, khó khăn bất cập trong công tác quản lý CTNH tại
khu vực nghiên cứu, từ đó đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản
lý CTNH.
Đề tài sử dụng các phƣơng pháp nghiên cứu, cụ thể nhƣ sau:
Phương pháp điều tra, khảo sát
Phƣơng pháp này nhằm nắm bắt tình hình chung liên quan đến đề tài nghiên cứu
thu thập các thông tin số liệu liên quan đến chất thải nguy hại của tỉnh Thái Nguyên nhƣ:
điều tra, khảo sát thực địa tại khu công nghiệp, cơ sở của một số chủ vận chuyển, chủ xử
lý CTNH tại tỉnh Thái Nguyên. Phƣơng pháp này sẽ giúp xây dựng cơ sở thực tiễn cho đề
xuất giải pháp hiệu quả.
Phương pháp kế thừa

Phƣơng pháp này đƣợc thực hiện trên cơ sở kế thừa, phân tích và tổng hợp các
nguồn tài liệu, tƣ liệu, số liệu thơng tin có liên quan một cách có chọn lọc, từ đó đánh giá
chúng theo yêu cầu và mục đích nghiên cứu. Trong luận văn sử dụng phƣơng pháp này
để lựa chọn các thông tin, dữ liệu từ các số liệu, báo cáo, của Chi cục Bảo vệ môi trƣờng
tỉnh Thái Nguyên; kế thừa các thông tin về công nghệ xử lý tại các biên bản kiểm tra điều
kiện hành nghề đối với một số đơn vị hành nghề khác mà học viên không trực tiếp tới
khảo sát tại tỉnh Thái Nguyên, kế thừa một số kết quả phân tích về cơng nghệ xử lý
CTNH do Tổng cục Môi trƣờng đã nghiên cứu trƣớc đây.
4


Phương pháp phân tích tổng hợp
Thu thập, tổng hợp và phân tích các tài liệu sẵn có trong nƣớc và quốc tế về
CTNH để xây dựng cơ sở lý luận và đánh giá tình hình thực tế. Bên cạnh đó nghiên cứu
các hồ sơ đăng ký hành nghề của các cơ sở xử lý CTNH do Tổng cục Môi trƣờng cấp
phép và các tài liệu có liên quan đến cơng nghệ xử lý chất thải của các chủ xử lý CTNH.
Xử lý số liệu một cách định lƣợng. Ở giai đoạn đầu, tiến hành tổng hợp, thu thập
các tài liệu có liên quan phục vụ các số liệu trong luận văn. Tiến hành thống kê số liệu
dựa trên các hồ sơ đăng ký hành nghề quản lý CTNH và báo cáo quản lý CTNH định kỳ
của các đơn vị hành nghề quản lý CTNH đã đƣợc cấp phép, các báo cáo quản lý CTNH
của tỉnh Thái Nguyên, các nguồn tài liệu, tƣ liệu và số liệu thông tin trong nƣớc khác.
7. Cấu trúc của Luận văn:
- Chƣơng 1. Tổng quan về chất thải nguy hại và quản lý chất thải nguy hại
- Chƣơng 2. Đánh giá thực trạng phát sinh và quản lý CTNH tại các KCN trên địa
bàn tỉnh Thái Nguyên.
- Chƣơng 3. Đề xuất các giải pháp tăng cƣờng quản lý CTNH
- Kết luận và kiến nghị;
- Tài liệu tham khảo.

5



CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ CTNH VÀ QUẢN LÝ CTNH
1.1. Giới thiệu chung về CTNH
1.1.1. Các khái niệm về chất thải và CTNH
Cơ quan Thống kê Liên hợp Quốc (United Nations Statistics Division – UNSD,
1997) đƣa ra một định nghĩa đầy đủ và chi tiết về chất thải: “Chất thải là những vật chất
khơng phải là sản phẩm chính yếu (tức là không phải sản phẩm sản xuất dành cho thị
trường) mà người phát sinh ra chúng khơng có bất kỳ một mục đích sử dụng nào khi sản
xuất, chuyển hóa hoặc sử dụng chúng, và người đó muốn thải bỏ/tiêu hủy chúng. Chất
thải có thể phát sinh từ quá trình khai thác ngun liệu thơ, chế biến ngun liệu thô thành
sản phẩm trung gian và sản phẩm cuối cùng, tiêu thụ sản phẩm cuối cùng, và các hoạt
động khác của con người. Những chất dư thừa được tái chế hoặc tái sử dụng ngay tại nơi
phát sinh thì khơng tính là chất thải”.
Cộng đồng châu Âu (EU), trong Chỉ thị Khung về Chất thải (75/442/EC, đã sửa
đổi), chất thải đƣợc định nghĩa là vật mà ngƣời nắm giữ chúng thải bỏ, có ý thải bỏ hoặc
đƣợc yêu cầu phải thải bỏ. Khi một chất hoặc một vật đã trở thành chất thải, nó sẽ vẫn là
chất thải cho đến khi đƣợc thu hồi hồn tồn và khơng cịn gây bất cứ một mối nguy hại
tiềm tàng nào đối với môi trƣờng và sức khỏe con ngƣời.
Theo Luật Bảo vệ môi trƣờng (BVMT) năm 2005, “Chất thải là vật chất ở thể rắn,
lỏng, khí đƣợc thải ra từ sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, sinh hoạt hoặc hoạt động khác”.
Theo định nghĩa mới nhất tại Luật BVMT số 55/2014/QH13 ngày 23 tháng 6 năm 2014
và có hiệu lực từ ngày 01.01.2015 thì chất thải là vật chất đƣợc thải ra từ sản xuất, kinh
doanh, dịch vụ, sinh hoạt hoặc hoạt động khác. [1]
CTNH là chất thải chứa yếu tố độc hại, phóng xạ, lây nhiễm, dễ cháy, dễ nổ, gây
ăn mịn, gây ngộ độc hoặc có đặc tính nguy hại khác.
Quản lý chất thải là q trình phịng ngừa, giảm thiểu, giám sát, phân loại, thu
gom, vận chuyển, tái sử dụng, tái chế và xử lý chất thải.
6



Nhƣ vậy ta có thể thấy đƣợc định nghĩa hay các khái niệm liên quan tới chất thải,
CTNH, quản lý chất thải hiện nay của nƣớc ta đã càng ngày càng chặt chẽ, cụ thể, quy định
rõ các đối tƣợng bị quản lý, các hoạt động đƣợc phép của từng khái niệm.
Mỗi quốc gia có những khái niệm về CTNH cũng nhƣ danh mục và các quy định
liên quan khác nhau. Nhƣng nhìn chung việc định nghĩa và phân loại đều dựa trên tính
chất nguy hại và sử dụng bảng mã CTNH để phân loại và định tên CTNH.
Theo Liên hiệp Châu Âu, tại Chỉ thị Hội đồng số 91/689/EEC, định nghĩa CTNH
là chất thải đƣợc xác định thuộc danh sách tại Phụ lục I và II, và có ít nhất một đặc tính
nhƣ trong Phụ lục III của Chỉ thị. Đây là cách định nghĩa khá tƣơng đồng với định nghĩa
của Công ƣớc Basel về ngăn ngừa việc vận chuyển CTNH xuyên biên giới và các hoạt
động tiêu hủy chúng mà Việt Nam là thành viên từ năm 1995.
Cục BVMT Mỹ (US EPA, 2010), định nghĩa CTNH là “Chất thải có tính chất
nguy hiểm hoặc nguy hiểm tiềm tàng đối với mơi trƣờng và sức khỏe con ngƣời. CTNH
có thể ở dạng rắn, lỏng, khí hoặc bùn. Chúng có thể là sản phẩm thƣơng mại bị thải bỏ
nhƣ dung dịch tẩy rửa hoặc thuốc bảo vệ thực vật (BVTV), hoặc là phụ phẩm của quá
trình sản xuất”.
Theo Luật BVMT 2005: “CTNH là chất thải chứa yếu tố độc hại, phóng xạ, dễ
cháy, dễ nổ, dễ ăn mịn, dễ lây nhiễm, gây ngộ độc hoặc đặc tính nguy hại khác”.
Theo Luật BVMT 2014: “CTNH là chất thải chứa yếu tố độc hại, phóng xạ, lây
nhiễm, dễ cháy, dễ nổ, gây ăn mịn, gây ngộ độc hoặc có đặc tính nguy hại khác”.
Định nghĩa trong Luật BVMT 2014 và Luật BVMT 2005 khơng thay đổi về khái
niệm CTNH, nhƣ vậy nhìn chung, khái niệm CTNH hiện nay đã phản ánh, bao hàm đầy
đủ bản chất của CTNH và phù hợp trong điều hiện nay qua thời gian dài. Vì vậy, ta thống
nhất sử dụng định nghĩa của Luật BVMT 2014 làm định nghĩa chung cho khái niệm
CTNH trong luận án. Đồng thời, cũng trong phạm vi của luận án, CTNH đƣợc đề cập là
CTNH phát sinh từ hoạt động trong các khu công nghiệp ở dạng rắn, bùn.

7



1.1.2. Các tính chất và thành phần nguy hại của CTNH
Định nghĩa của Luật BVMT 2005, Luật BVMT 2014 đã cụ thể các tính chất của
CTNH, đó là “độc hại, phóng xạ, dễ cháy, dễ nổ, dễ ăn mịn, dễ lây nhiễm, gây ngộ độc
hoặc đặc tính nguy hại khác”. Tại Thông tƣ số 36/2015/TT-BTNMT ngày 30 tháng 6
năm 2015 của Bộ TN&MT Quy định về Quản lý CTNH, các tính chất nguy hại chính
đƣợc cụ thể tại Phụ lục 1: [2]
- Tính dễ nổ(Kí hiệu N): Các chất thải ở thể rắn hoặc lỏng mà bản thân chúng có thể
nổ do kết quả của phản ứng hoá học (tiếp xúc với ngọn lửa, bị va đập hoặc ma sát), tạo ra
các loại khí ở nhiệt độ, áp suất và tốc độ gây thiệt hại cho môi trƣờng xung quanh.
- Tính dễ cháy(Ký hiệu C): Bao gồm:
 Chất thải lỏng dễ cháy: Các chất thải ở thể lỏng, hỗn hợp chất lỏng hoặc chất
lỏng chứa chất rắn hòa tan hoặc lơ lửng, có nhiệt độ chớp cháy thấp theo QCKTMT về
ngƣỡng CTNH.
 Chất thải rắn dễ cháy: Các chất thải rắn có khả năng tự bốc cháy hoặc phát lửa
do bị ma sát trong các điều kiện vận chuyển.
 Chất thải có khả năng tự bốc cháy: Các chất thải rắn hoặc lỏng có thể tự nóng lên
trong điều kiện vận chuyển bình thƣờng, hoặc tự nóng lên do tiếp xúc với khơng khí và
có khả năng bốc cháy.
 Chất thải tạo ra khí dễ cháy: Các chất thải khi tiếp xúc với nƣớc có khả năng tự
cháy hoặc tạo ra khí dễ cháy.
- Tính oxi hố (Ký hiệu OH): Các chất thải có khả năng nhanh chóng thực hiện
phản ứng oxy hóa tỏa nhiệt mạnh khi tiếp xúc với các chất khác, có thể gây ra hoặc góp
phần đốt cháy các chất đó.
- Tính ăn mịn(Ký hiệu AM): Các chất thải thơng qua phản ứng hóa học gây tổn
thƣơng nghiêm trọng các mô sống hoặc phá hủy các loại vật liệu, hàng hóa và phƣơng

8



tiện vận chuyển. Thơng thƣờng đó là các chất hoặc hỗn hợp các chất có tính axit mạnh
hoặc kiềm mạnh theo QCKTMT về ngƣỡng CTNH.
- Có độc tính (Ký hiệu Đ): Bao gồm:
 Gây kích ứng: Các chất thải khơng ăn mịn có các thành phần nguy hại gây sƣng
hoặc viêm khi tiếp xúc với da hoặc màng nhầy.
 Gây hại: Các chất thải có các thành phần nguy hại gây các rủi ro sức khỏe ở mức
độ thấp thông qua đƣờng ăn uống, hô hấp hoặc qua da.
 Gây độc cấp tính: Các chất thải có các thành phần nguy hại gây tử vong, tổn
thƣơng nghiêm trọng hoặc tức thời cho sức khỏe thông qua đƣờng ăn uống, hô hấp hoặc
qua da.
 Gây độc từ từ hoặc mãn tính: Các chất thải có các thành phần nguy hại gây ảnh
hƣởng xấu cho sức khỏe một cách từ từ hoặc mãn tính thơng qua đƣờng ăn uống, hơ hấp
hoặc qua da.
 Gây ung thư: Các chất thải có các thành phần nguy hại có khả năng gây ra hoặc
tăng tỉ lệ mắc ung thƣ thông qua đƣờng ăn uống, hô hấp hoặc qua da.
 Gây độc cho sinh sản: Các chất thải có các thành phần nguy hại có khả năng gây
tổn thƣơng hoặc suy giảm khả năng sinh sản của con ngƣời thông qua đƣờng ăn uống, hô
hấp hoặc qua da.
 Gây đột biến gien: Các chất thải có các thành phần nguy hại gây ra hoặc tăng tỷ
lệ tổn thƣơng gen di truyền thông qua đƣờng ăn uống, hơ hấp hoặc qua da.
 Sinh khí độc: Các chất thải có các thành phần mà khi tiếp xúc với khơng khí hoặc
với nƣớc sẽ giải phóng ra khí độc, gây nguy hiểm đối với ngƣời và sinh vật..
- Có độc tính sinh thái (Ký hiệu ĐS): Các chất thải có các thành phần nguy hại gây tác
hại nhanh chóng hoặc từ từ đối với môi trƣờng và các hệ sinh vật thơng qua tích lũy sinh
học.
9


- Lây nhiễm (Ký hiệu LN): Các chất thải có vi sinh vật hoặc độc tố sinh học gây
nhiễm trùng hoặc bệnh tật cho ngƣời và động vật.

Các chất thải có thể gây ra các tác hại ngay lập tức hoặc từ từ đối với mơi trƣờng, thơng
qua tích luỹ sinh học và/ hoặc tác hại đến các hệ sinh vật.
Việc xác định tính nguy hại cũng nhƣ danh mục CTNH ở nƣớc ta dựa trên những
tham khảo tại Phụ lục của EU cũng nhƣ các quy định của Công ƣớc Basel về CTNH phù
hợp với tình hình và đặc điểm của Việt Nam. Do đó việc phân loại và phân định hiện nay
có những nét tƣơng đồng với những tính chất và danh mục CTNH của thế giới.
1.1.3. Nguồn gốc và phân loại CTNH
* Nguồn gốc CTNH
Khi nền kinh tế phát triển thì nhu cầu về các hoạt động của con ngƣời cũng tăng
theo. Chất thải nguy hại phát sinh cùng với những hoạt động của con ngƣời.
Các CTNH phát sinh ra từ:
- Các hoạt động công nghiệp.
- Các hoạt động nông nghiệp.
- Các hoạt động thƣơng mại.
- Công sở, cửa hiệu, trƣờng học.
- Bệnh viện, các phòng khám và điều trị của bác sĩ, của nha sĩ.
- Một số ít từ sinh hoạt đơ thị.
Ở Việt Nam, chất thải nguy hại đƣợc thải ra từ nhiều nguồn khác nhau: công
nghiệp, nông nghiệp, giao thông vận tải, bùn thải, y tế, các hóa chất tồn lƣu sau chiến
tranh, trong chất thải rắn sinh hoạt... Một số ngành công nghiệp điển hình có phát sinh
chất thải nguy hại có thể kể đến nhƣ: cơng nghiệp hóa chất và thuốc bảo vệ thực vật,
công nghiệp chế biến dầu mỏ, công nghiệp luyện kim, ngành xi mạ, ngành sản xuất xây
dựng, ngành điện tử và ắc quy, ngành sản xuất giày dép, ngành dệt nhuộm, ngành thuộc
da, ngành sản xuất giấy, ngành sản xuất điện... với các loại chất thải phát sinh nhƣ: Kim
10


loại nặng: Cd, Pb, As, Hg, Cr, hơi dung môi hữu cơ, keo dán gỗ, formaldehyde... [3]
* Phân loại CTNH
CTNH có thể đƣợc phân loại theo hai cách cơ bản là theo đặc tính và theo nguồn

phát sinh. Tuy nhiên, việc phân loại theo đặc tính gặp nhiều khó khăn bởi một CTNH có
thể có nhiều hơn một đặc tính nguy hại. Do đó, cách thức phân loại theo nguồn phát sinh
(theo danh mục) là cách thức phổ biến hơn trên thế giới.
Tại Hoa Kỳ, CTNH đƣợc phân thành các loại sau :
- CTNH đã đƣợc đƣa vào danh mục: những chất thải đã đƣợc EPA xác định là
CTNH, đƣợc đƣa vào danh mục và công bố rộng rãi. Các danh mục bao gồm:
 Danh mục F (CTNH từ những nguồn không đặc thù): danh mục này nhằm giúp
xác định CTNH từ các q trình cơng nghiệp và sản xuất thơng thƣờng, ví dụ nhƣ dung
mơi đã sử dụng để tẩy rửa hoặc khử dầu mỡ.
 Danh mục K (CTNH từ những nguồn đặc thù): danh mục này nhằm giúp xác
định CTNH từ các ngành công nghiệp đặc thù nhƣ lọc dầu hoặc sản xuất thuốc BVTV.
CTNH thuộc danh mục này có thể là một số loại bùn và nƣớc thải từ các quá trình sản
xuất và xử lý thuộc các ngành công nghiệp đặc thù này.
 Danh mục U (các sản phẩm hóa chất thƣơng mại bị thải bỏ): danh mục này bao
gồm các sản phẩm hóa chất thƣơng mại đặc thù khi đƣợc đƣa vào tình trạng khơng sử
dụng. Một số loại thuốc BVTV hoặc dƣợc phẩm có thể trở nên nguy hại khi bị thải bỏ.
- CTNH theo đặc tính: các chất thải khơng nằm trong các danh sách nêu trên nhƣng
thể hiện một hoặc hơn một tính chất nguy hại nhƣ là dễ cháy, ăn mịn, phản ứng hoặc độc.
- CTNH đã đƣợc công nhận: ắc quy, thuốc BVTV, thiết bị chứa thủy ngân (nhƣ
nhiệt kế) và các loại bóng đèn (nhƣ là đèn huỳnh quang).
- CTNH hỗn hợp: những chất thải vừa có tính phóng xạ vừa có các tính chất nguy hại.

11


Đối với EU, Công ước Basel và nước ta, việc phân loại CTNH đƣợc chia thành
các nhóm ký hiệu dựa theo nguồn phát sinh. Cụ thể, tại Thông tƣ số 36/2015/TTBTNMT, CTNH đƣợc phân loại thành các nhóm dựa trên nhóm nguồn, dịng thải chính,
cụ thể thành 19 dịng thải chính
1.1.4 Tác động và ảnh hưởng của CTNH đến con người và mơi trường
Do các đặc tính của CTNH (dễ cháy, dễ nổ, ăn mịn, phản ứng, độc hại...) có thể tác

động xấu đến sức khỏe con ngƣời, các sinh vật, nền kinh tế - xã hội, môi trƣờng tự nhiên.
Các tác động đó có thể chia làm hai loại chính: tác động tức thời và tác động lâu dài.
Bảng 1.1 Mối nguy hại của CTNH lên con người và mơi trường
Nhóm

Tên nhóm

Nguy hại đối với ngƣời
tiếp xúc

Nguy hại đối với môi
trƣờng

1

Chất thải dễ bắt lửa, Hỏa hoạn, gây bỏng
dễ cháy

Gây ơ nhiễm khơng khí.
Các thể này ở thể rắn khi
cháy có thể sinh ra các
sản phẩm độc hại.

2

Chất ăn mịn

Ăn mịn, gây phỏng, hủy Ơ nhiễm khơng khí và
hoại cơ thể khi tiếp xúc
nƣớc gây hƣ hại vật liệu


3

Chất thải dễ nổ

Gây tổn thƣơng đến sức Phá hủy công trình. Sinh
khỏe do sức ép, gây bỏng, ra các chất ô nhiễm môi
dẫn đến tử vong
trƣờng đất, nƣớc, không
khí

4

Chất thải dễ oxy Gây cháy nổ khi xảy ra Gây ô nhiễm nƣớc, đất
hóa
phản ứng hóa học. Ảnh
hƣởng đến da, sức khỏe

5,6

Chất độc

Ảnh hƣởng mãn tính và cấp Gây ơ nhiễm nƣớc, đất
tính đến sức khỏe

7

Chất lây nhiễm

Lan truyền bệnh


Mơt vài hậu quả về mơi
trƣờng
(Nguồn: Đặng Thị Bích Hồng, 2013) [4]

Sự phát thải các thành phần chất thải nguy hại ra mơi trƣờng bên ngồi có thể
12


thơng qua các q trình bay hơi, lan truyền theo dịng nƣớc, thấm. Nƣớc mặt bị ơ nhiễm
kéo theo sự ô nhiễm của đất, không khí. CTNH đƣợc chôn lấp ở những bãi rác khơng hợp
vệ sinh rị rỉ gây ô nhiễm môi trƣờng.
1.1.5 Quản lý chất thải nguy hại
Theo khoản Luật Bảo vệ mơi trƣờng 2014, thì: “Quản lý chất thải là q trình
phịng ngừa, giảm thiểu, giám sát, phân loại, thu gom, vận chuyển, tái sử dụng, tái chế và
xử lý chất thải”. Theo quy định trên, quản lý CTNH có những đặc điểm sau: - Trách
nhiệm quản lý chất thải thuộc về cơ quan Nhà nƣớc có thẩm quyền quản lý CTNH và các
tổ chức, cá nhân có liên quan. Các cơ quan Nhà nƣớc có trách nhiệm quản lý CTNH
trong phạm vi chức năng luật định. Các tổ chức, cá nhân có trách nhiệm quản lý CTNH là
những chủ thể có những hoạt động liên quan trực tiếp đến CTNH nhƣ: chủ nguồn thải,
chủ thu gom, vận chuyển, xử lý, tiêu hủy.
- Nội dung quản lý CTNH là các hoạt động mà các cơ quan Nhà nƣớc về bảo vệ
môi trƣờng và các tổ chức cá nhân có liên quan phải thực hiện. Cụ thể là: Các cơ quan
Nhà nƣớc có trách nhiệm xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật về quản lý CTNH,
thanh tra, kiểm tra, phát hiện và xử lý kịp thời những sai phạm ... Các tổ chức, cá nhân có
liên quan phải tiến hành những hoạt động phân loại, thu gom, vận chuyển, xử lý CTNH.
Quy trình quản lý CTNH đƣợc thực hiện theo 5 giai đoạn. Đó là:
Giai đoạn 1: Quản lý nguồn phát sinh CTNH. Đây là việc tiến hành các biện pháp
để quản lý CTNH ngay tại chính nguồn phát sinh ra chất thải đó. Kiểm sốt CTNH tại
nguồn là một công việc khá phức tạp. Cách thông thƣờng nhất đƣợc nhiều quốc gia sử

dụng để giải quyết những vấn đề trên là tiến hành thủ tục đăng kí cấp giấy phép đối với
các chủ nguồn thải CTNH, đặc biệt là trong nghành công nghiệp.
Giai đoạn 2: Phân lập, thu gom và vận chuyển CTNH. Giai đoạn này đƣợc thực
hiện bằng việc phân loại, thu gom toàn bộ CTNH tại tất cả các nguồn phát sinh ra chúng.
Sau khi tiến hành việc thu gom, chất thải sẽ đƣợc vận chuyển đến khu xử lý và thải bỏ
hoặc đến trạm trung chuyển hay đến nơi lƣu giữ tạm thời.

13


Giai đoạn 3: Xử lý trung gian. Giai đoạn này đƣợc tiến hành bởi những phƣơng
pháp xử lý khác nhau nhƣ: xử lý cơ học, xử lý hóa học, sinh học và nhiệt... nhằm làm
giảm khối lƣợng CTNH, giảm thiểu hoặc loại bỏ độc tính để phù hợp hơn với khâu thải
bỏ cuối cùng.
Giai đoạn 4: Chuyên chở CTNH đi xử lý trực tiếp. CTNH sau khi xử lý trung
gian sẽ đƣợc vận chuyển bằng những phƣơng tiện chuyên dụng đến nơi xử lý cuối cùng
của quy trình.
Giai đoạn 5: Thải bỏ chất thải. Những phần chất thải khi không còn đƣợc tái chế
và tái sử dụng sẽ đƣợc thải bỏ bằng những cách thức khác nhau nhƣ: chôn lấp hoặc thiêu
đốt.
Việc quản lý CTNH có thể đƣợc thực hiện bằng nhiều công cụ nhƣ: Kinh tế, pháp
lý, kỹ thuật... Trong đó cơng cụ pháp lý đƣợc coi là phƣơng tiện hiệu quả hàng đầu trong
công tác quản lý CTNH, thông qua việc ban hành các văn bản quy phạm pháp luật và hệ
thống các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về mơi trƣờng.
1.2 Tình hình quản lý CTNH trên thế giới và ở Việt Nam
1.2.1. Công tác quản lý chất thải nguy hại ở một số nước trên thế giới
Tình hình quản lý CTCNNH trên thế giới
Cơng tác quản lý chất thải rắn nói chung và CTNH nói riêng đƣợc tất cả các nƣớc
trên thế giới quan tâm, tuy nhiên tùy theo mức độ quan tâm,khả năng tài chính cùng với
trình độ cơng nghệ mà hiệu quả đạt đƣợc ở ở những mức khác nhau. Các nƣớc Châu Âu

(Anh, Pháp, Đức, Bỉ, Hà Lan .), Bắc Mỹ và các nƣớc phát triển khác, nhiều nƣớc thu gom
và xử lý đƣợc trên 90% chất thải tạo thành. Ngƣợc lại, hầu hết các nƣớc đang phát triển
đều gặp khó khăn trong việc quản lý chất thải rắn nói chung bao gồm cả chất thải sinh
hoạt và chất thải công nghiệp. Tỷ lệ chất thải rắn đƣợc thu gom để vận chuyển đến địa
điểm xử lý thƣờng là rất thấp (<70%) do đó một lƣợng lớn chất thải rắn khơng đƣợc kiểm
sốt, đƣợc thải bỏ bừa bãi gây ô nhiễm môi trƣờng nghiêm trọng [5].
* Quản lý CTNH tại Ấn Độ
14


CTNH chủ yếu đƣợc thải vào đất và nƣớc, hoặc đổ tại bãi rác công cộng. Hiện
nay đã đầu tƣ xây dựng thiết bị xử lý bằng phƣơng pháp chôn lấp với vốn đầu tƣ từ
WB/IFC và đẩy mạnh kêu gọi đầu tƣ từ thành phần kinh tế tƣ nhân. Xử lý CTNH bằng
các cơ sở xử lý hóa phối hợp hữu cơ tập trung và đốt chất thải hữu cơ trong lị xi măng;
chất thải vơ cơ lỏng nói chung đƣợc thải vào nƣớc. Một số ít CTNH đƣợc xử lý tại chỗ tại
các cơ sở sản xuất.
* Quản lý CTNH tại Srilanca
Hiện tại khơng có quy trình quản lý chất thải nguy hại chuyên dụng.Thông thƣờng
CTNH đƣợc đổ vào bãi rác không chống thấm. Hiện nay đang xây dựng hố chôn rác vệ
sinh cho các chất thải đô thị. Một chiến lƣợc quản lý chất thải nguy hại đang đƣợc dự báo
bởi ERM (do WB tài trợ). Nhìn chung, chất thải nguy hại tại Srilanca cũng chƣa đƣợc
quan tâm đúng mức.
* Quản lý CTNH tại Singapore
Để giải quyết chất thải nguy hại đã có giải pháp cơng nghệ trình độ thấp để xử lý
hóa lý, thu hồi dung mơi hữu cơ và lị đốt trong nhiều năm, chủ yếu dùng thiết bị cũ, hệ
thống tiên tiến hiện đại đã đƣợc đề nghị nhƣng chƣa đƣợc thực hiện. Hiện tại chất thải
đƣợc phân loại, một phần đƣợc tái chế, phần còn lại đƣợc đƣa vào 4 nhà máy thiêu hủy.
Hiện tại đã xây dựng nhà máy thứ 5 với công suất 2500 tấn/ngày để xử lý chất thải. Hệ
thống xử lý đƣợc MARPOL phê duyệt bao gồm cả lò đốt sẽ góp phần giải quyết chất thải
nguy hại Singapore. Nhiệt lƣợng trong quá trình thiêu hủy đƣợc thu hồi để chạy máy phát

điện. Công nghệ thiêu hủy chất thải đang đƣợc thay thế bằng các công nghệ hiện đại hơn,
đảm bảo đƣợc các tiêu chuẩn về môi trƣờng. Dầu cặn, sơn thừa đƣợc tái chế sử dụng thì
các nhà máy xí nghiệp phải chịu chi phí xử lý chúng. Việc thu gom chất thải hầu hết do
các công ty tƣ nhân đảm nhận, nhà nƣớc hỗ trợ tiền xây dựng nhà máy xử lý thiêu hủy
chất thải. Các công ty thu gom chất thải đều chuyển sang hình thức cổ phần hóa, Bộ Mơi
trƣờng giám sát chặt chẽ việc quản lý chất thải trên phạm vi toàn quốc. Hàng tháng,
ngƣời dân có nghĩa vụ đóng góp phí thu chất thải tùy theo diện tích sử dụng đất của từng
hộ.
15


* Quản lý CTNH tại Malaysia
Tại đây đã xây dựng cơ sở xử lý CTNH tập trung từ năm 1995 - 1996, đây là cơ
sở xử lý với công nghẹ hiện đại vận hành trên cơ sở thu hồi vốn hoàn toàn. CTNH đƣợc
liệt kê và chứa riêng trong những ngăn kín của hố chơn rác tại bãi chơn lấp chờ xử lý sau.
* Quản lý CTNH tại HongKong
Cơ sở xử lý CTNH tập trung đƣợc xây dựng từ năm 1987 đến năm 1993. Với hệ
thống thu gom vận chuyển và thiết bị xử lý hiện đại, công nghệ chủ yếu là xử lý nhiệt và
xử lý hóa/lý đã xử lý đƣợc hầu hết lƣợng chất thải nguy hại tại Hong Kong. Tại đây
ngƣời ta cũng đã tiến hành nghiên cứu và đề xuất quy chế chung về sự tiêu hủy chất thải,
nhất là chất thải rắn nguy hại đã gớp phần nâng cao chất lƣợng quản lý chất thải nói
chung và CTNH nói riêng tại HongKong.
* Quản lý CTNH tại Thụy Điển
Hiện khơng có các số liệu thống kê chính xác về số lƣợng các hệ thống thu nhận
và lƣu giữ trung gian CTNH nhƣng nhiều nhà máy hoạt động theo cả sự quản lý tƣ nhân
và cả sự quản lý của chính quyền địa phƣơng. Theo sắc lệnh về đổ thải chính quyền địa
phƣơng có nhiệm vụ tổ chức việc thu nhận và đổ CTNH. Họ thƣờng lập ra một trung tâm
thu nhận ở các bãi rác của địa phƣơng, Ngồi ra, họ cịn có nhiệm vụ thỏa thuận với
những nhà xây dựng ở địa phƣơng, ngƣời bán lẻ sơn và các trạm xăng…để đảm bảo rằng
những ngƣời nay sẽ chấp nhận giữ lại phế thải. Những thỏa thuận này nhằm tập hợp một

lƣợng chất thải lớn để tiết kiệm chi phí vận chuyển. Những cơng việc này do hệ thống thu
gom chất thải của địa phƣơng đảm nhiệm. Quy mô của các trạm thu nhận chất thải rất đa
dạng, từ những kho lớn tới những bể lớn với dung tích hàng ngàn m 3 đến những trạm lƣu
động nhỏ dƣới hình thức các container có khóa. Hình thức thứ hai đã trở nên ngày càng
phổ biến và thƣờng đƣợc sử dụng cho các chiến dịch thu gom CTNH từ hộ gia đình. Các
phƣơng tiện lƣu động chỉ lƣu lại hiện trƣờng vài ngày theo quy định của pháp luật về bảo
vệ môi trƣờng.
* Quản lý CTNH tại Pháp
16


Các CTNH nói riên và chất thải nói chung chỉ đƣợc tiêu hủy khoảng 40%, số còn
ại chƣa đƣợc xử lý hợp vệ sinh. Hiện tại hàng năm có tới khoảng 20 triệu tấ CTNH
không đƣợc xử lý đã chất đống ở những nơi hoang vu và khơng có ngƣời khai thác.
Nogaif ra do phí lƣu giữ chất thải ở Pháp khá rẻ nên các nƣớc láng giềng đã không do dự
mang chất thải của quốc gia mình sang đổ ở các bãi chất thải tại Pháp. Tại đây có
khoảng hơn 20.000 bãi chất thải hoang và tình trạng đổ thải bừa bãi nhƣ vậy đang đƣợc
Chính phủ Pháp tìm mọi cách chấm dứt.
* Quản lý CTNH tại Hà Lan
Việc xử lý chất thải của Hà Lan có sự tham gia tổng lực của chính quyền, xã hội
xũng nhƣ các cơ quan chuyên ngành. CTNH đƣợc xử lý bằng nhiều cách khác nhau,
trong đó phần lớn đƣợc thiêu hủy, một phần đƣợc tái chế. Trƣớc đây, hà Lan tiến hành
thiêu hủy CTNH ở ngoài biển, nhƣng từ những năm 1990 trở lại đây, Hà Lan đã tập trung
xử lý CTNH tại 5 khu vực trên phạm vi toàn quốc, thƣờng do các xí nghiệp tƣ nhân với ự
tham gia của nhiều công ty tiến hành dƣới sự giám sát của các cơ quan chun mơn.
Hàng năm, Hà Lan có tới hơn 20 triệu tấn chất thải, 60% trng số này đƣợc đổ ở các bãi
chứa, phần còn lại đƣợc đƣa vào các lò thiêu hủy hoặc tái chế. Để bảo bệ mơi trƣờng,
Chính phủ Hà Lan đã đề ra mục tiêu giảm khối lƣợng chất thải hàng năm để giảm chi phí
xử lý. Cơng nghệ xử lý CTNH chủ yếu đƣợc áp dụng là thiêu hủy, nhiệt năng do các lò
thiêu hủy sinh ra sẽ đƣợc hòa nhập vào mạng lƣới năng lƣợng chung của đất nƣớc. Ngoài

ra Hà Lan còn đạt đƣợc bƣớc chuyển biến lớn trong việc mở rộng chƣơng trình giáo dục
trong trƣờng học, trong các xí nghiệp công nghiệp và những ngƣời nội trợ về những sự
cần thiết phải đảm bảo môi trƣờng sống đƣợc trong sạch ở nhiều nơi, các chất thải đƣợc
phân loại ngay từ nguồn phát sinh nhất là đối với CTNH. Việc thiêu hủy CTNH đƣợc tiến
hành ở những lò đốt hiện đại với kỹ thuật mới nhất, hoặc việc tổ chức sản xuất đƣợc ứng
dụng những quy trình đăc biệt nhằm tạo ra nguồn nguyên liệu mới, thuận lợi cho công
việc chế biến.
1.2.2. Tình hình quản lý CTNH tại Việt Nam
Tình hình phát sinh
17


×