Tải bản đầy đủ (.docx) (16 trang)

Môn địa lý du lịch: Huyện Bảo Yên tỉnh Lào Cai

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (105.71 KB, 16 trang )

Đề tài: Khái quát về địa phương mình đang sinh sống. Thực trạng hoạt động
và quản lí tại địa phương. Điểm mạnh, hạn chế, cơ hội và thách thức trong
công tác tổ chức và quản lí tại địa phương. Trình bày một số phải pháp bền
vững trong công tác tổ chức, quản lí du lịch tại địa phương.
Bài làm
1. Vị trí địa lý:
Huyện Bảo n là cửa ngõ phía đơng của tỉnh Lào Cai, cách thành phố Lào
Cai 75 km, cách Hà Nội 263 km. Có diện tích tự nhiên 827,91 km 2 , kéo dài từ
2205’ đến 22030’ vĩ độ bắc, từ 104015’ đến 104037’ kinh đông. Độ cao trung bình
của huyện từ 300 đến 400m so với mực nước biển. Điểm cao nhất là 1.120m trên
dãy núi Con Voi (thuộc xã Long Khánh), điểm thấp nhất là 50m, độ dốc bình qn
tồn huyện từ 30 – 350.
- Phía đông nam giáp huyện Lục Yên - tỉnh Yên Bái.
- Phía đơng giáp huyện Quang Bình - Tỉnh Hà Giang
- Phía tây nam giáp huyện Văn Yên - tỉnh Yên Bái
- Phía bắc giáp huyện Bảo Thắng và Bắc Hà - tỉnh Lào Cai
- Phía tây bắc giáp huyện Văn Bàn - tỉnh Lào Cai.
2. Địa hình:
Địa hình Bảo Yên khá phức tạp, nằm trong hai hệ thống núi lớn là Con Voi
và Tây Côn Lĩnh chảy theo hướng Tây Bắc – Đơng Nam, cao ở phía bắc, thấp dần
1


về phía nam. Nằm giữa hai hệ thống núi này là hai con sông lớn, sông Hồng và
sông Chảy. Sông Hồng (xưa gọi là sông Nhĩ Hà) chảy qua 3 xã Cam cọn, Kim Sơn,
Bảo Hà với tổng chiều dài 35 km, lưu lượng dịng chảy khá lớn. Sơng Chảy (cịn
gọi là sồng Trơi) chảy theo hướng đơng bắc – tây nam, có độ dốc lớn, dịng chảy
xiết, là thượng nguồn chính của thuỷ điện Thác Bà, có nhiều thác gềnh ở phía bắc.
Đoạn sơng Chảy chảy qua 8 xã và thị trấn Phố Ràng của huyện chiều dài 50 km.
3. Dân số:
Dân số huyện Bảo Yên năm 2009 là 76.274 người (Số liệu 31/12/2009),


trong đó:
- Tổng số hộ: 17.060 hộ
- Số người trong độ tuổi lao động: 45.928 người chiếm 60,21%
- Mật độ dân số bình quân: 92 người/km2
Cư trú tại 17 xã và 1 thị trấn; chia thành 3 khu vực: Các xã ven sông Hồng
gồm Bảo Hà, Kim Sơn, Cam Cọn; các xã ven sông Chảy gồm Điện Quan, Thượng
Hà, Minh Tân, Tân Dương, Yên Sơn, thị trấn Phố Ràng, Lương sơn, Long Phúc,
Long Khánh, Việt Tiến; các xã vùng thượng huyện gồm Tân Tiến, Nghĩa Đô, Vĩnh
Yên, Xuân Hoà.
* Thành phần dân tộc:
Theo tổng điều tra dân số và nhà ở, tính đến thời điểm 01/4/2009, tồn huyện
có 15 dân tộc cùng sinh sống; Các dân tộc sống trên địa bàn đều có một đặc trưng
văn hố riêng, song trong q trình lao động, sản xuất và chống ngoại xâm, các dân

2


tộc trong huyện đã hình thành nên tình đồn kết keo sơn, gắn bó, tạo ra sự thống
nhất trong đặc trưng văn hoá của cộng đồng các dân tộc Bảo Yên.
- Dân tộc Kinh chiếm 32,56 %
- Dân tộc Tày chiếm

31,93 %

- Dân tộc Dao chiếm 22,16 %
- Dân tộc Mông chiếm 8,61 %
- Dân tộc Nùng chiếm 1,96 %.
- Dân tộc Phù Lá

1,1 %


- Dân tộc Giáy chiếm

1,09 %.

- Các dân tộc khác chiếm 0,69 %
4. Khí hậu:
Khí hậu Bảo Yên mang đặc trưng của khí hậu nhiệt đới nóng, hình thành hai
tiểu vùng khí hậu: Đơng Bắc và Tây Bắc. Nhiệt độ trung bình trong năm của huyện
là 21,50C. Tháng nóng nhất là 39,40C, tháng có nhiệt độ thấp nhất là 3,7 0C. Lượng
mưa trung bình là 1.440 mm đến 2.200 mm, tổng số giờ nắng trong năm là 1.300 1.600 giờ. Tài nguyên đất đai, khí hậu và khống sản trong lịng đất đã tạo điều
kiện thuận lợi để Bảo Yên có thể phát triển kinh tế nơng - lâm - cơng nghiệp tồn
diện.
5. Về thổ nhưỡng:

3


Do ảnh hưởng của cấu tạo địa chất nên phần lớn đất đai Bảo Yên là loại đất
Pheralít màu đỏ vàng phát triển trên nền đá Gráp điệp thạch mi ca. Địa hình Bảo
n có sự chia cắt mạnh, có núi cao, khe vực sâu và thung lũng hẹp. Các nhà khoa
học xếp Bảo Yên vào loại vùng đồi nhỏ hơn 300 – 400m và 400 – 500m. Vành đai
vùng đồi nhỏ hơn 300 – 400m chiếm phần lớn diện tích thung lũng các sơng suối
lớn như thung lũng sơng Chảy. Các vành đai vùng đồi núi thấp 400 – 500m có địa
hình chia cắt mạnh, núi cao, sườn dốc, khe sâu vực thẳm, thung lũng hẹp, bậc
thang nhỏ đất bồi tụ, nhìn chung khơng lớn, diện tích hẹp, phân bố rải rác; bồn địa
tương đối bằng phẳng tạo nên những cánh đồng rộng lớn ở vùng Nghĩa đô, Vĩnh
Yên, Xn Hồ, Bảo Hà, Kim Sơn, Cam Cọn.
Diện tích tự nhiên của huyện rộng, song chủ yếu là rừng và đất rừng chiếm hơn
70% diện tích tự nhiên của huyện, với diện tích che phủ hiện nay là 51% (năm

2009). Hiện ở Bảo Yên còn tồn tại ba kiểu rừng chủ yếu, đó là; Rừng nguyên
sinh tập trung tại đầu nguồn và trên vành cao dãy núi Con Voi, có nhiều lâm sản
quý hiếm; Rừng giữa hiện nay đã được giao đến họ gia đình và các tập thể, việc
khai thác kết hợp với trồng mới và tu bổ đã trở thành vành đai rừng phòng
hộ; Rừng cỏ tranh, lau lách, cây bụi ở vùng thấp, hiện nay đang được phát triển các
loại cây ăn quả, cây nguyên liệu. Bên cạnh nguồn tài nguyên thiên nhiên dồi dào,
rừng Bảo Yên cịn có các loại chim, thú và một số loại thuốc nam quý. Đất tự nhiên
ở Bảo Yên có khả năng trồng các loại cây công nghiệp và cây ăn quả.
6. Đơn vị hành chính:
Huyện có 01 thị trấn và 17xã: Thị trấn Phố Ràng; xã Bảo Hà, Kim Sơn,
Cam Cọn, Điện Quan, Thượng Hà, Minh Tân, Tân Dương, Yên Sơn, Lương sơn,
Long Phúc, Long Khánh, Việt Tiến, Tân Tiến, Nghĩa Đơ, Vĩnh n, Xn Hồ.

4


Trong khi du lịch Sa Pa, Bắc Hà tạm trầm lắng do nhiều đợt rét đậm, rét hại kéo
dài từ sau Tết Nguyên đán Nhâm Thìn, thì huyện Bảo Yên - cửa ngõ của Lào Cai lại đón lượng khách tham quan du lịch tăng đột biến.
Theo ông Giàng Seo Vần - Phó Chủ tịch UBND huyện Bảo Yên: Năm 2012
đánh dấu sự gia tăng kỷ lục của du lịch huyện Bảo Yên với sự có mặt của trên 4
vạn lượt khách, tăng gấp 3 lần 2009 - trước khi diễn ra "Năm du lịch Bảo Yên"
được tổ chức cấp tỉnh tháng 6/2009. Lượng khách đến Bảo Yên, chủ yếu tham gia
lễ hội và du lịch tâm linh Đền Bảo Hà, Đền Phúc Khánh, tham quan thành cổ Nghị
Lang, di tích lịnh sử đồn Phố Ràng.
Mùa Xuân này, du khách đã hài lịng hơn khi dự án các cơng trình phụ trợ Đền Bảo
Hà trị giá hàng chục tỷ đồng được UBND huyện Bảo Yên, cùng các đơn vị thi
công đẩy nhanh tiến độ. Nhiều phương án đảm bảo vệ sinh môi trường, an ninh trật
tự, tránh ùn tắc giao thông được chuẩn bị chu đáo, nhằm tạo điều kiện tốt nhất cho
khách hành hương đến với khu danh thắng Đền Bảo Hà.
Bảo Yên là vùng đất nên thơ nằm trải rộng giữa hai dịng sơng. Thị trấn

huyện lỵ phố Ràng nằm giữa một bên là sông Hồng đỏ nặng phù sa, bên hữu là
sông Chảy nước trong xanh. Bảo n hiện có 5 di tích lịch sử, trong đó có 2 di tích
được xếp hạng cấp Quốc gia. Các di tích này đều gắn với giai đoạn lịch sử phồn
thịnh của quê hương, hằng năm đón hàng chục vạn du khách cả nước đến tham
quan, du lịch. Miền quê này còn nhiều vùng đất rất hấp dẫn khách du lịch như: khu
căn cứ địa cách mạng Việt Tiến, hồ cá Phố Ràng, Thác Xa Tân Tiến... là những
điểm du lịch sinh thái lý tưởng. Dưới là dịng sơng Chảy hiền hòa, thơ mộng, trên
bờ là những vườn cây ăn trái đa dạng, với cam sành Tân Tiến, Việt Tiến, khoai sọ
tím Lệ Phố ngọt bùi ăn một lần nhớ mãi.
Từ Đoan Hùng, ngược theo quốc lộ 70 đến Phố Ràng, rẽ theo quốc lộ 279 về
hướng Tây Nam khoảng 25km là đến Đền Bảo Hà. Rẽ phải theo hướng Đông Bắc
chừng 25km là đến khu du lịch sinh thái và du lịch cộng đồng nổi tiếng Nghĩa Đô.
5


Nếu như đến Bảo Hà du khách bị "lạc" vào miền du lịch tâm linh thì tại Nghĩa Đơ,
du khách sẽ đến với miền ẩm thực được thưởng thức những món ăn đặc sản mang
đậm bản sắc của đồng bào Tày, tận hưởng khơng khí trong lành, thỏa sức ngắm
nhìn những mái nhà sàn ẩn hiện trong rừng cọ và rặng tre thấp thống làng Việt và
nơng thơn vùng cao. Từ sau năm 2010, nhất là từ khi tuyến quốc lộ 279 thông sang
quốc lộ 2 sang huyện Bắc Quang, tỉnh Hà Giang thì lượng khách đã tăng lên đáng
kể. Theo ơng Ma Đình Cư - Phó chủ tịch UBND xã Nghĩa Đô, từ đầu năm đến nay,
lượng khách du lịch qua địa bàn xã tăng mạnh so với cùng kỳ 2010. Hiện xã đang
lập kế hoạch trình UBND huyện Bảo Yên, Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch Lào
Cai nâng cấp một số di tích lịch sử thuộc địa phận Nghĩa Đô, nâng cấp cơ sở hạ
tầng đường về các thôn bản, khôi phục các guồng Cọn nước mang đậm bản sắc
Tày, Thái ở con suối Nghĩa Đô cũng như mở mang các điểm dịch vụ ẩm thực, nhà
nghỉ đủ tiện nghi đón khách lưu giữ dài ngày.
Ơng Ma Thanh Sợi - một bậc cao niên, danh nhân văn hóa nổi tiếng về lĩnh
vực sưu tầm văn hóa dân gian dân tộc Tày cho rằng, muốn du lịch Bảo n thật sự

phát triển ổn định thì chính quyền và các ngành chức năng cần làm nổi bật truyền
thống văn hóa giàu bản sắc dân tộc, sớm trùng tu, tơn tạo các di tích, phát huy giá
trị văn hóa truyền thống. Có đường giao thơng tốt rồi, việc tiếp theo là phải có văn
hóa du lịch và dịch vụ. Về cơ sở hạ tầng, nếu huyện Bảo Yên có thêm những nhà
nghỉ ở Bảo Hà, thị trấn Phố Ràng và đường giao thông từ thị trấn Phố Ràng ra Bảo
Hà được sửa chữa, nâng cấp thì lượng khách đến tham quan du lịch sẽ tăng cao
hơn nhiều.
DU LỊCH; Huyện Bảo Yên có điểm du lịch tâm linh cực kỳ hấp dẫn du
khách thập phương . Đó là đền Bảo Hà (Đền ơng Hồng Bảy) là khu di tích lịch sử
văn hóa quốc gia, được xây dựng trên sườn đồi Cấm, thuộc xã Bảo Hà, huyện Bảo
Yên, tỉnh Lào Cai. Nhìn từ xa, đền Bảo Hà rất uy nghi và tĩnh mặc. Phong cảnh
6


thiên nhiên nơi đây cũng thật hữu tình: trên bến, dưới thuyền, xung quanh là núi
rừng bao la, rộng lớn xanh mướt một màu. Đền Bảo Hà lưng tựa vào núi, mặt
hướng theo dịng nước sơng Hồng và nơi đây cịn có sự kết hợp hài hồ giữa cảnh
quan thiên nhiên với kiến trúc văn hóa truyền thống của dân tộc Việt Nam theo
thuyết phong thủy. Đền thờ “thần vệ quốc” Hoàng Bẩy, vị anh hùng miền sơn cước
đánh giặc phương Bắc bảo vệ dân làng. Đây là địa chỉ thu hút du khách thập
phương đông nhất đến với huyện Bảo Yên. Truyền thuyết kể rằng, vào cuối đời Lê
niên hiệu Cảnh Hưng (1740 - 1786 ) khắp vùng Qui Hóa gồm Châu Thủy Vĩ và
Châu Văn Bàn (thuộc Lào Cai bây giờ) luôn bị giặc phương Bắc tràn sang cướp
phá, khắp vùng loạn lạc, cư dân điêu tàn. Trước cảnh đau thương tang tóc ấy, tướng
Hồng Bẩy được triều đình giao trọng trách khởi binh dẹp loạn vùng biên ải. Đội
quân của ông tiến dọc sông Hồng đánh đuổi quân giặc, giải phóng Châu Văn Bàn
và củng cố xây dựng Bảo Hà thành căn cứ lớn. Trong một trận chiến đấu không
cân sức, ông đã anh dũng hy sinh, thi thể ông trôi theo sông Hồng tới Bảo Hà thì
dạt vào bờ. Nhân dân trong vùng đã vớt, an táng thi thể ông và lập đền thờ tại đây
để ghi nhớ công đức to lớn của ông. Truyền thuyết cũng kể rằng ơng hồng Bảy

khơng chỉ là một tướng tài binh lược mà còn là một tay chơi nổi tiếng, thứ gì ăn
chơi ơng đều biết cả cho nên những đồ cúng hàng mã thường có cả bàn đèn hút
thuốc phiện, nhưng ngày nay cũng bị cấm vì tượng trưng cho ma tuý Ai muồn có
một năm làm ăn gặp nhiều may mắn, tốt lành thì đầu năm nhất định phải đi lễ đền
Ơng Hồng Bảy ở Bảo Hà.
7. Môi trường cư trú của người H’mông Lềnh ở Bảo Yên – Lào Cai.
Địa bàn cư trú của người H’mông ở Bảo Yên – Lào Cai chủ yếu là vùng rẻo cao
hiểm trở, khô cằn, họ chọn những nơi rẻo cao hẻo lánh để cư trú với lý do: Sau
những lần di chuyển thiên di, lang thang, gặp được vùng đất chưa có người cai
quản và định cư tạm bợ.
7


Người H’mơng nói chung và người H’mơng Lềnh ở Bảo Yên – Lào Cai nói
riêng đều sống trong khung cảnh vùng cao heo hút trên đỉnh đồi..

8. Đời sống kinh tế của người H’mông Lềnh ở Bảo Yên – Lào Cai
 Đời sống kinh tế
Địa bàn cư trú của người H’mơng là vùng dẻo cao hiểm trở, khó khăn, khơ
cạn, nương rẫy có độ dốc lớn, diện tích đất trồng trọt khơng nhiều. Ở Bảo n tổng
diện tích đất tự nhiên tồn huyện là 5.498.000ha, trong đó đất sản xuất nơng nghiệp
chỉ có 870.718ha.
Cây trồng và cây lương thực chính của người H’mơng là cây ngơ. Ngồi ra,
cịn có lúa và cây lương thực phụ khác như: Khoai, dong giềng, sắn, đậu tương,
tam giác mạch, đậu hà lan, đậu răng ngựa,... người H’mơng canh tác trên 2 loại
nương chính, nương ln canh và nương quản canh. Do diện tích đất hạn hẹp nên
người H’mơng có kỹ thuật thâm canh, xen canh khá cao.
Trước kia người H’mông độc canh cây ngô là chính, cịn ngày nay do sự
phát triển của khoa học kỹ thuật, một số địa phương đã phá thế độc canh cây ngô,
từ trồng trọt một vụ sang trồng 2 vụ trong năm, họ thường trồng và thu hoạch

nhiều loại cây, đậu tương, bí ngơ, dưa chuột thu trước, ngô thu sau. Tận dụng đất
đai ở khe núi, lèn đá, người H’mông trồng khoai, dong giềng, sắn. Lương thực phụ
này chủ yếu dùng trong chăn ni, đơi khi nó cũng trở thành lương thực chính khi
giáp hạt đối với một số gia đình đơng người, nghèo khó.
Người H’mơng ít trồng lúa nước vì họ ở vùng núi cao, hiếm nước, hiếm đất
đai và do tập tục lâu đời, họ thích lám nương và ưa dùng ngơ làm lương thực
chính. Hiện nay một số người H’mông ở vùng cao di dân xuống vùng thấp, nơi có
8


điều kiện canh tác ruông nước thuận lợi. Song họ vẫn khơng thích trồng lúa nước
bằng trơng ngơ. Do vây, họ khơng có kinh nghiệm trong canh tác và năng suất lúa
còn thấp, chỉ đạt 1.2 đến 1.3 tấn/ha.
Do đặc điểm khí hậu và thổ nhưỡng, người H’mơng cịn trồng nhiều cây
dược liệu khác. Trông các loại dược liệu được trồng, đáng chú ý là cây thảo quả,
cây đỗ trọng, cây tam thất, cây Lanh. Nương lanh thường đươc người H’mơng
trồng ở nơi đất tốt nhất, phân tro bón đầy đủ nhất, kỹ thuật chăm sóc cũng cẩn
thận, tỷ mỷ. Sự quan tâm tới cây lanh, ngoài giá trị về kinh tế nó cịn mang ý nghĩa
biểu trưng cho cuộc sống tinh thần của tộc người.
Nói đến cây trồng của người H’mơng cịn phải nói đến cây thuốc phiên.
Trước đây thuốc phiện là cây trồng mà người H’mông dựa vào đó để chống lại sự
đói nghèo truyền kiếp, nhưng cũng chính cây này là vịng kim cơ vơ hình trói buộc
giữ người H’mơng trong cảnh đói nghèo triền miên. Hiện nay người H’mông đã bỏ
trồng cây thuốc phiện, thay vào đó là các loại cây khác như cải dầu, xuyên khung,
thảo quả,...
- Sản phẩm chăn nuôi chủ yếu phục vụ cho gia đình, làm thức ăn và đồ
cúng. Do vậy, tuy có nhiều gia cầm có giá trị kinh tế cao, sinh sản và phát triển tốt
nhưng nó vẫn chưa trở thành hàng hóa và nguồn lợi chính. Kinh tế chăn nuôi của
người H’mông là tự cung tự cấp.
Vật nuôi của người H’mơng gồm bị, ngựa,dê là chủ yếu. Giống bị của

người H’mơng là giống bị to, một số ít bò đực được dùng vào việc cày kéo, còn
chủ yếu là nuôi để giết thịt. Ngựa của người H’mông không những dùng để cưỡi,
thồ, và còn dùng để làm cảnh, họ cưỡi ngựa rất tài, dong ngựa cũng rất giỏi, những
ngày chợ phiên, lễ hội thanh niên người H’mông thường tổ chức đua ngựa. Tuy
vậy, nhưng ngựa ở vùng H’mông cũng khơng nhiều, có nhà khơng ni ngựa vì
9


điều kiện kinh tế gia đình khó khăn khơng đủ tiền mua ngựa, hơn nữa nuôi ngựa
cũng rất tốn kém vì ngồi ăn cỏ, ngựa cần có thêm thức ăn tinh bột như; ngô, đậu,
gạo,...
Dê là con vật nuôi rất phổ biến của các gi đình người H’mơng. Số lượng dê
cịn được ni nhiều hơn lơn vì dê ít bị dịch bệnh, dê cái mỗi năm đẻ 2 lứa (mỗi
lứa 1 – 3 con), dê con chỉ sau 3 – 5 tháng tuổi cũng đã nặng từ 10 – 20kg. Dê là
loại động vật thích chạy nhảy, rất hợp với vùng núi đá cao, thức ăn của dê chủ yếu
là cây cỏ nên rất sẵn, dê có thể ăn những lá rất độc với người như lá ngón. Người
H’mơng mổ dê để đãi khách như người Kinh mổ gà vậy.
Gia cầm ni trong nhà người H’mơng cịn có gà, vịt, ngan, ngỗng. Họ
nuôi chủ yếu để đáp úng nhu cầu thực phẩm chứ khơng nhằm mục đích để bán.
Người H’mơng có những giống gà rất to, khơng kém gì gà lai kinh tế như giống gà
ở bản Tổng Kim, Vĩnh Yên, Bảo Yên.
Sản xuất thủ công nghiệp như dệt, da, thêu, làm đồ da, đồ gỗ, xoe giấy,
trang sức bằng bạc, rèn súng kíp, nơng cụ, đồ dùng bằng sắt,... Tuy chỉ là những
việc làm lúc rảnh rỗi nhưng cũng đã đạt đến trình độ khá cao. Đặc biệt, nghề dệt
vải lanh truyền thống của dân tộc H’mông hiện nay đã bắt đầu đem lại hiệu quả
kinh tế khá cao cho bà con. Theo ông Sùng Mý Quả, chủ nhiệm hợp tác xã dệt
lanh thôn Hợp Tiến, xã Vĩnh Yên huyện Bảo Yên thì thu nhập từ làm lanh lớn
nhiều lần, khoảng 10 lần so với trồng cây ngô. Trong một năm nếu trồng ngơ trên
diện tích 400m2 có thể thu được tối đa là 70kg ngơ(khoảng 150 nghìn), trong khi
đó nếu trồng lanh trên diện tích đó đem dệt vải, nếu có thị trường tiêu thụ có thể

thu đựơc 1.7 đến 1.9 triệu đồng. Việc phát triển nghề này là hướng đi có triển vọng
nhằm tạo thêm thu nhập và việc làm cho người dân.

10


9. Đời sống vật văn hóa của người H’mơng Lềnh ở huyện Bảo Yên – Lào
Cai.
 Văn vóa vật chật
* Nhà ở:
Nhà ở của người H’mông chủ yếu là nhà đất, phổ biến là nhà ba gian, hai
chái. Nhà người H’mông ở Bảo Yên – Lào Cai được làm khá chắc chắn vì đã biết
dùng mộng. Mái lợp tranh, ngối âm dương hoặc bằng ván xẻ (gỗ thông). Tường
vách thường bằng ván xẻ, bằng liếp nứa, cỏ tranh.
* Trang phục:
Y phục của người H’mông là cội nguồn lịch sử, văn hóa xã hội từ bao đời
nay. Ở Bảo Yên hiện nay người H’mông vẫn mặc những trang phục truyền thống
của mình. Trang phục người đàn ơng H’mơng ở Bảo n rất đơn giản, được làm
bằng vải lanh, vải thô nhuộm đen hoặc chàm. Áo cổ tròn và cứng, tay hẹp có 3 túi
và cài khuy ngang. Cổ áo cao từ 2 đến 3 cm, độn dày, may chặn, chỉ may tạo dáng
hoa văn và cứng. Ở người H’mông Lềnh tay áo có viền thêm các màu khác. Quần
cổ truyền của đàn ông người H’mông ở nơi đây là quần cạp lá tọa, ống rộng để hợp
với điều kiện đi lại, leo trèo ở vùng núi đá. Cạp quần to xong khơng luồn dải rút
mà chỉ vấn rút. Quần cũng có màu đen hoặc chàm. Con trai H’mông trước kia đi
dày cỏ, dép quai dọc qua ngón cái. Hiện nay họ đi dép cao su và giày vải.
Đối với y phục đơn giản của đàn ơng thì y phục của phụ nữ H’mơng rất cầu
kì và sặc sỡ màu sắc. Bởi giữa cảnh tĩnh mịch, hoang vu của thiên nhiên nơi đây, ta
bắt gặp những cô gái H’mông đi chợ, đi bộ với những bộ váy áo, khăn, vịng ơ sặc
11



sỡ, lóng lánh vịng khun, nổi bật lên giữa cái âm của rừng núi, làm cho cảnh sắc
thiên nhiên bỗng sinh động và ấm áp. Trong các phiên chợ vùng núi thường có
cảnh cơ gái H’mơng mặc váy trắng tuyền, tay áo ghép nhiều màu, yếm cổ hoa phô
sau gáy. Người H’mơng cịn dùng các vật trang sức như dùng bạc, cườm, tua thêm
màu sặc sỡ để gắn trên mặt vải, dùng các đồ trang sức đeo như các loại dây
chuyền: xà tích, hoa tai, nhẫn... Bởi thế bộ trang phục của người H’mơng khơng
chỉ giàu màu sắc mà cịn vang lên những âm thanh theo nhịp bước vốn mạnh mẽ
của những cô gái H’mông.
Y phục lộng lẫy của người phụ nữ H’mông Lềnh là một trong những bộ
trang phục vừa đẹp vừa độc đáo, tăng thêm chất thẩm mỹ vốn đa dạng trong trang
phục cổ truyền các dân tộc Việt Nam.
* Ẩm thực:
Lương thực chính của người H’mơng ở huyện Bảo yên – Lào Cai chủ yếu
là ngô, được chế biến thành hai loại dùng trong bữa ăn hàng ngày là mèn mén và
làm bánh trong những ngày lễ tết, hội hè.
Mèn mén được là từ ngô say bằng cối đá thành bột nhỏ, nhào nước cho tơi
xốp, cho vào chõ đồ khi hơi tỏa đề trên mặt chõ thì đổ ra nia và xoa đều trên mặt
nia. Sau đó lại cho vào chõ đồ lần thứ hai cho đến lúc chín. Đồng bào thường đồ
một lần ăn cả ngày. Việc chế biến ngô ra thành mèn mén cũng mất nhiều công sức.
Thức ăn hàng ngày thường thấy ở người H’mơng gồm rau cải, bí đỏ, đậu. Ngày
mùa, lễ tết thì có thịt gà, dê, lợn, bị. Thịt lợn, bị có thể ướp thành thịt lạ treo trên
bếp làm thức ăn dần, có thể làm chua. Người H’mơng thích nấu thức ăn ninh nhừ,
ít khi sào sáo. Gia vị chủ yếu là ớt và gừng. Nếu khơng có khách mọi người trong
gia đình thường ngồi cũng một mâm, ăn uống bình đẳng, song ở những nhà đơng

12


người, hay có khách thì chủ gia đình, đàn ơng ăn trước sau đó mới tới đàn bà con

gái.
Nhìn chung cách thức ăn uống của người H’mông ở huyện Bảo yên – Lào
Cai đơn giản, song cũng có một số qui định như: Con dâu không được ngồi gần bố
chồng. Bát uống nước hay ống điếu của con dâu khi đưa cho bố mẹ phải cháng lại
hoặc con trai trong nhà giả vờ đưa miệng vào ống điếu hút rồi mới đưa cho bố, mẹ.
Món ăn phổ biến mà người H’mơng hay dùng trong mọi ngày giỗ, tết đó là
thắng cố. Món này thường băm thịt to cả xương, lịng hầm nhừ trong chảo, ở các
chợ vùng cao người ta làm thắng cố từ nhiều ngày trước đó, ninh, nấu qua đêm, khi
ăn múc ra bát, ăn nóng. Nguyên liệu làm món Thắng cố chủ yếu là dê, bị, ngựa.
* Phương tiện vận chuyển
Việc chọn phương tiện vận chuyển luôn phụ thuộc vào địa hình nơi đồng
bào cư trú. Người vùng cao nói chung và đồng bào dân tộc H’mơng nói riêng, đã
lựa chọn phương tiện vận chuyển đồ vật là chiếc gùi nan tre, dùng hai quai khoác
qua vai. Chiếc gùi được sản xuất bằng kỹ thuật thủ công, khi dùng gùi đơi tay lao
động được giải phóng.
Thơng thường, hàng ngày đi làm nương, trên lưng ai cũng có chiếc gùi.
Mỗi gia đình thường có nhiều kích cỡ gùi to, nhỏ khác nhau. Người đi làm sử
dụng loại gùi nào là tùy thuộc vào lứa tuổi, sức khỏe và công việc cần vận chuyển.
Để vận chuyển một khối lượng đồ vật nặng, di chuyển đi xa, người H’mông hay
dùng ngựa thồ. Một con ngựa thồ có thể thồ trên lưng được khoảng 80 kg, đi trên
đường mòn núi đá rất dẻo dai, rất “chuyên nghiệp”.


Văn hóa tinh thần.

13


Tiếng nói: Mỗi dân tộc đều có tiếng nói riêng của dân tộc mình làm
phương tiện giao tiếp trong cộng đồng dân tộc. Riêng tiếng nói của dân tộc

H’mơng từ lâu đã được đồng bào vùng cao sử dụng làm phương tiện giao tiếp
chung trên vùng cao.
Chữ viết: Người H’mông được nhà nước xây dựng bộ chữ Latinh từ năm
1961. Ngày nay chữ H’mông Latinh được sử dụng trong giáo dục, bậc tiểu học.
Tín ngưỡng: Trong truyền thống văn hóa dân tộc, dân tộc H’mông tin vào
đa thần, quan niệm vạn vật hữu linh. Các thần linh gồm nhiều thần và nhân thần.
Các thần linh đều có tác động đến cuộc sống con người. Đồng bào cho rằng có một
số gia đình có con ma ngũ hải chun làm hại người. Biểu hiện sự tồn tại của con
ma ngũ hải là khi người có ma ngũ hải có điều gì bức xúc với người khác, thì con
ma ngũ hải của nó sẽ đến “cắn xé” gây ốm đau cho người đó. Tín ngưỡng đa thần
được thể hiện tập trung nhất là thờ cúng tổ tiên và các nghi lễ liên quan đến chu kỳ
đời người, các lễ hội dân gian như cúng rừng, cầu mưa,...
Lễ hội: Dân tộc nào cũng có lễ hội riêng của mình, để giải tỏa những căng
thẳng trong lao động cơ bắp mệt nhọc, mạng lại sự thoải mái trong cuộc sống tinh
thần. Một số lễ hội tiêu biểu của dân tộc này là: lễ tết nă mới, lễ “nào xồng”, lễ
“gầu tào” của người H’mông.
Người H’mông tổ chức lễ tết năm mới vào cuối tháng Bò (trâu), đầu tháng
Hổ, trùng với tết năm mới dương lịch. Trong dịp tết năm mới, đồng bào dân tộc
người H’mơng có tục các gia đình thỏa thuận, lần lượt mổ lợn để anh em họ hàng
và người trong bản, ăn cỗ tết. Sau khi ăn cỗ xong mỗi người còn được ột miếng thịt
mang về nhà. Một nét đặc trưng cho việc đón tết của người H’mơng là chiều 30 tết
các gia đình mổ gà, chuẩn bị cho việc đón năm mới. Khi mổ gà người ta lấy tiết gà
bơi vào giấy bản, rồi dán giấy bản đó lên đó lên tường (chỗ thờ), thay cho miếng
14


giấy bản dán từ năm trước. Năm mới được tính từ khi con gà cất tiếng gáy đầu tiên.
Sau tiếng gà gáy, người ta cầm theo vài tờ giấy bản, đi ra giếng lấy nước, đặt giấy
bản ở gần giếng, rồi lấy nước về nhà nấu cơm. Nồi cơm đó gọi là cơm năm mới.
Lễ “Nào xồng” – ăn thề, được tổ chức vào tháng giêng, ngày Thìn, tại bìa

rừng đầu nguồn. Đây là nghi lễ mang tính tâm linh, nhưng lại bàn việc rất thiết
thực cho cuộc sống của đồng bào. Mỗi gia đình chỉ một người con trai dự lễ nào
xồng.
Lễ “Gầu Tào” – cầu tự: Vợ, chồng lấy nhau lâu năm mà chưa có con, hoặc
đơi vợ, chồng đã có con, sau làm lễ gầu tào, nay làm lễ trả ơn. Lễ gầu tào được tổ
chức tại một bãi đất rộng trong làng. Gầu tào thường được tổ chức vào ngày 2-3
tết. Trước đó, vào cuối tháng chạp, người chủ tổ chức gầu tào đã cắm cây tre to(cây
nêu), trên ngọn treo mảnh vải đen, hoặc vải đỏ. Báo hiệu cho dân làng biết nơi đây
sẽ tổ chức gầu tào. Trong lễ gầu tào, ngoài việc của thầy cúng thực hiện các nghi lễ
tâm linh, nhiều người đến dự lễ gầu tào, tổ chức vui chơi thoải mái.


Văn hóa xã hội
Người H’mơng ở huyện Bảo n – Lào Cai thuộc nhóm H’mơng Hoa

(HMơngz Lềnh). Loại hình tổ chức xã hội của họ theo dòng họ (xểnh), làng bản.
Người H’mơng thường sống theo làng cịn được gọi là do, có địa phận cư trú riêng,
đất canh tác riêng, khu rừng và bãi chăn thả riêng. Dò bao gồm nhiều hộ gia đình
sinh sống. Làng thường ở vùng quy mơ khơng lớn, mỗi làng chỉ bao gồm một số
dịng họ nhất định, dân cư ở làng bản cổ truyền chủ yếu là một tộc người. Tính
cộng đồng làng ln được đề cao trong mối quan hệ xã hội và cộng đồng tơn giáo
tín ngưỡng mỗi làng. Bên cạnh bộ máy quản lý hành hiện nay cịn có bộ máy tự
quản, trong đó vai trị của những người già, người có uy tín hết sức quan trọng, họ
là những người có trách nhiệm đứng ra giải quyết mâu thuẫn trong làng và quản lý
việc thực hiện cơng ích, thực hiện hương ước của mỗi làng như:
15


Bảo vệ trật tự an ninh của làng, phòng chống trộm cướp.
Bảo vệ những cơng trình, khu vực cơng cộng của làng trường học, khu rừng

cấm,mở đường giao thông xuống xã, liên thôn,liên bản.
Xây dựng các điều khoản tương trợ, giúp đỡ nhau giữa các gia đình như ma
chay, cưới xin , làm nhà mới…
Xây dựng các điều khoản bảo vệ mùa màng, không thả rông gia súc khi người
dân vào vụ mùa, quản lý canh tác,…
Như ta đã biết người H’mơng sống chủ yếu ở rẻo cao, nếu có xuống thấp thì
cũng là vùng núi cao của rẻo giữa. Làng bản của đồng bào tùy thuộc vào điều kiện
canh tác và thế đất nên diện mạo khác nhau. Có làng nhà cửa rất tập trung, hầu như
nhà nọ liền với nhà kia, có làng nhà cửa lại rất thưa thớt các nhà trong làng thường
không theo một quy hoạch nào mà tùy ý của chủ nhân. Người H’mơng ít xen ghép
với các cư dân của các dân tộc khác trong mỗi làng thường các dòng họ sống quây
quần bên nhau trên một khu đất nhất định.
Mỗi dòng họ được xem như một đơn vị cố kết cộng đồng, huyết thống theo cha
(gia đình phụ hệ).Có thể căn cứ theo một số tiêu chí sau để nhận biết được dịng họ
của mình, đó là việc thờ cúng tổ tiên, được tính từ thế hệ con đến ơng tổ là 5 đời:
phà tu (con), phà chí (cha), phà dờ (ơng), dờ công (cụ), dờ súa (kỵ)

16



×