Tải bản đầy đủ (.docx) (106 trang)

Năng lực thông tin của sinh viên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (981.18 KB, 106 trang )

HỌC VIỆN QUẢN LÝ GIÁO DỤC
____________

____________

BÁO CÁO TỔNG KẾT
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA SINH VIÊN

THỰC TRẠNG NĂNG LỰC THÔNG TIN CỦA SINH
VIÊN HỌC VIỆN QUẢN LÝ GIÁO DỤC
Mã số đề tài: CSV.2019-29.02
Chuyên ngành: Quản lý giáo dục
Sinh viên thực hiện: Vũ Văn Liêm

Hà Nội , tháng 7/2020

HỌC VIỆN QUẢN LÝ GIÁO DỤC
____________

____________


BÁO CÁO TỔNG KẾT
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA SINH VIÊN

THỰC TRẠNG NĂNG LỰC THÔNG TIN CỦA SINH
VIÊN HỌC VIỆN QUẢN LÝ GIÁO DỤC
Mã số đề tài: CSV.2019-29.02
Chuyên ngành: Quản lý giáo dục
Sinh viên thực hiện: Vũ Văn Liêm
Dân tộc: Kinh


Lớp, khoa: K11B-QLGD, Quản lý

Giới tính: Nam
Năm thứ: 3/Số năm

đào tạo: 04
Ngành học: Quản lý giáo dục
Người hướng dẫn: ThS. Nguyễn Thanh Thủy

Hà Nội , tháng 7/2020


MỤC LỤC
PHỤ LỤC

3


HỌC VIỆN QUẢN LÝ GIÁO DỤC
THÔNG TIN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI
1. Thông tin chung
Tên đề tài: Thực trạng năng lực thông tin của sinh viên Học viện Quản lý giáo dục
Sinh viên thực hiện: Vũ Văn Liêm
Lớp: K11B-QLGD
Khoa: Quản lý
Năm thứ: 3 - Số năm đào tạo: 04
Người hướng dẫn: ThS. Nguyễn Thanh Thủy
2. Mục tiêu đề tài
Hệ thống hóa cơ sở lý luận về năng lực thông tin của sinh viên.
Mô tả, đánh giá biểu hiện năng lực thông tin và các yếu tố ảnh hưởng đến năng

lực thông tin của sinh viên Học viện Quản lý giáo dục.
Đề xuất một số kiến nghị nhằm phát triển năng lực thông tin cho sinh viên Học
viện Quản lý giáo dục.
3. Tính mới và sáng tạo
Tính đến thời điểm hiện tại, đây là cơng trình đầu tiên nghiên cứu về vấn đề
“Thực trạng năng lực thông tin của sinh viên Học viện Quản lý giáo dục”.
Sử dụng kết hợp 2 phương pháp nghiên cứu chính gồm: phương pháp nghiên cứu
tài liệu và phương pháp nghiên cứu thực tiễn, trong phương pháp nghiên cứu thực tiễn
gồm: phương pháp điều tra bằng bảng hỏi; phương pháp phỏng vấn sâu; phương pháp
thống kê mô tả và phương pháp thống kê suy luận. Nhằm đánh giá được cách khách
quan nhất năng lực thông tin của sinh viên đề tài đã sử dụng phương pháp điều tra
bằng bảng hỏi ngang qua bộ câu hỏi trắc nghiệm. Bên cạnh đó, phương pháp thống kê
suy luận cũng được sử dụng nhằm đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực thông
tin của sinh viên. Kết quả sau khi phân tích đảm bảo độ chính xác và độ tin cậy cao.
4. Kết quả nghiên cứu
Trong phần tổng quan tình hình nghiên cứu, tác giả đã xây dựng được cơ sở lý
luận cho đề tài gồm: khái niệm năng lực thông tin của sinh viên; những biểu hiện năng
lực thơng tin của sinh viên; vai trị của năng lực thông tin đối với sinh viên và các yếu
tố ảnh hưởng đến năng lực thông tin của sinh viên.
Tác giả đã xây dựng 23 câu hỏi để đánh giá biểu biện năng lực thông tin của sinh
viên Học viện Quản lý giáo dục. Ban đầu, tác giả đưa ra 4 giả thuyết đánh giá từng
biểu hiện năng lực thông tin, nội dung các giả thuyết như sau: Giả thuyết 1 (GT1):
Năng lực nhận dạng nhu cầu thông tin của sinh viên Học viện Quản lý giáo dục đạt ở
mức trung bình khá; Giả thuyết 2 (GT2): Năng lực tìm kiếm thơng tin của sinh viên

4


Học viện Quản lý giáo dục đạt ở mức khá; Giả thuyết 3 (GT3): Năng lực đánh giá,
trình bày thơng tin của sinh viên Học viện Quản lý giáo dục đạt ở mức trung bình khá;

Giả thuyết 4 (GT4): Hiểu biết vấn đề sở hữu trí tuệ, sử dụng và phổ biến thông tin của
sinh viên Học viện Quản lý giáo dục đạt ở mức khá. Trên cơ sở kết quả thu được, tác
giả đã khẳng định tính chính xác của GT2 và GT4, đồng thời bác bỏ và phát biểu lại
GT1 và GT3. GT1 được phát biểu lại như sau: Năng lực nhận dạng nhu cầu thông tin
của sinh viên đạt ở mức trung bình; GT3 được phát biểu như sau: Năng lực đánh giá,
trình bày thơng tin của sinh viên đạt ở mức trung bình.
Mơ hình ban đầu đưa ra 5 yếu tố ảnh hưởng đến năng lực thông tin của sinh viên
Học viện quản lý giáo dục. Kết quả nghiên cứu cho thấy có 4/5 yếu tố ảnh hưởng đến
năng lực thơng tin của sinh viên đó là: “Động cơ của sinh viên”; “Văn hóa nhà
trường”; “Phương pháp giảng dạy, đánh giá của giảng viên” và “Công tác thư viện, sự
hỗ trợ của cán bộ thư viện”, yếu tố “Sự sẵn có thiết bị cơng nghệ thơng tin không ảnh
hưởng đến năng lực thông tin của sinh viên”.
Từ kết quả nghiên cứu, tác giả đề xuất một số kiến nghị cho lãnh đạo Học viện,
cán bộ thư viện, giảng viên và sinh viên để góp phần phát triển năng lực thông tin cho
sinh viên Học viện Quản lý giáo dục.
5. Đóng góp về mặt kinh tế - xã hội, giáo dục và đào tạo, an ninh, quốc
phòng và khả năng áp dụng của đề tài:
Kết quả nghiên cứu của đề tài là cơ sở để lãnh đạo Học viện Quản lý giáo dục
đưa ra chính sách; cán bộ thư viện, giảng viên và sinh viên có những hành động cụ thể
giúp phát triển năng lực thông tin cho sinh viên Học viện Quản lý giáo dục.

5


Nhận xét của người hướng dẫn về những đóng góp khoa học của sinh viên
thực hiện đề tài (phần này do người hướng dẫn ghi):
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................

.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
Hà Nội, ngày 13 tháng 7 năm 2020
Giảng viên hướng dẫn

ThS. Nguyễn Thanh Thủy

6


NATIONAL ACADEMY OF EDUCATION MANAGEMENT
INFORMATION RESEARCH RESULTS OF THE TOPIC
1. General information
Project title: " Current Situation of information literacy of students’ of the
Academy of Educational Management".

Student: Vu Van Liem
Class: K11B-QLGD
Major: Management
Third- years student; years of training: 4
Instructor: MSc. Nguyen Thanh Thuy
2. The aim of topic
Systematize theoretical basis of information literacy of students.
Assessing the expression of information literacy and the factors affecting the
information literacy of students’ of the Academy of Educational Management.
Give recommendations to improve information literacy for student’s Academy.
3. Novelty and creativity
Up to the present time, this is the first project investigating "Current Situation of

information literacy of students’ of the Academy of Educational Management".
Using four research methods including: document research; sociological
investigation research (multiple-choice, questionnaire); Descriptive statistical and
explored elemental. The topic uses the multiple-choice method to have an objective
view of the student's information literacy. In addition, factor analysis methods are also
used to evaluate the factors affecting student's information literacy. The results ensure
that the information is exact and high reliability.
4. Research results
In the overview of the research, the author has established a basic theoretical for
the topic. This includes the concept of information literacy; expression of students’
information literacy; the role of information literacy for students and the factors
affecting students’ information literacy.
The author has established 23 questions to evaluate the expression of students’
information literacy. Firstly, the author exposed four suppositions to evaluate each
expression of information literacy, the contents of the hypotheses are: Hypothesis
1(H1) : The ability to identify demand information of Academy student reach right
level; Hypothesis 2(H2) : The ability find information of Academy student rather
useful; Hypothesis 3(H3) : The skills evaluation and presentation of the student is not
high level; Hypothesis 4(H4) : Understanding intellectual property issues, using and

7


disseminating information of student’ Academy is at a reasonably good level. Based on
the results, the author has confirmed the accuracy of H2 and H4, and rejected and reexpressed H1 and H3. H1 is stated: the ability of student to identify demand
information is at an average level. H3 is stated: Students' assessment and presentation
skills are at an average level.
First, the model proposed five factors affecting the information literacy of
students' Academy. The results show that there are 4/5 factors affecting students'
information literacy: "Motivations of students"; "School culture"; "Teaching method,

teacher's evaluation" and "Library work and the support of librarians", the factor
"Availability of information technology equipment" does not affect information
literacy of student".
From the research results, the author gives some recommendations for Academy
leaders, librarians, lecturers and students to improving information capacity for
students of the National Academy of education Management.
5. Contributing to socio-economic issues, education and training, security
and defense, the applicability of the topic:
The research results of the topic are the basis for leading the National Academy
of Education Management exposes policies to improve the information capacity for
students of the National Academy of Education Management.
Ha Noi, July 13, 2020
Chairman Of Topic

Vu Van Liem
HỌC VIỆN QUẢN LÝ GIÁO DỤC
THƠNG TIN VỀ SINH VIÊN
CHỊU TRÁCH NHIỆM CHÍNH THỰC HIỆN ĐỀ TÀI

I. SƠ LƯỢC VỀ SINH VIÊN

Ảnh

Họ và tên: Vũ Văn Liêm
Sinh ngày: 19/10/1999
Nơi sinh: TT. Ninh Cường, huyện Trực Ninh, tỉnh Nam Định
Lớp: K11B-QLGD
Khóa: 11
Khoa: Quản lý


8


Địa chỉ liên hệ: 136b Kim Hoa, P. Phương Liên, Q. Đống Đa, Tp. Hà Nội
Điện thoại: 0345163443
Email:
II. QUÁ TRÌNH HỌC TẬP
* Năm thứ 1:
- Ngành học: Quản lý giáo dục
- Khoa: Quản lý
- Kết quả, xếp loại học tập: 2.79, Khá
- Thành tích: Học bổng khuyến khích học tập học kỳ I; Học bổng khuyến khích
học tập học kỳ II.
* Năm thứ 2:
- Ngành học: Quản lý giáo dục
- Khoa: Quản lý
- Kết quả, xếp loại học tập: 3.55, Giỏi
- Thành tích: Học bổng khuyến khích học tập học kỳ II.
* Năm thứ 3:
- Ngành học: Quản lý giáo dục
- Khoa: Quản lý
- Kết quả, xếp loại học tập học kỳ I: 3.77, Xuất sắc
- Thành tích: Học bổng khuyến khích học tập học kỳ I.
Hà Nội, ngày 13 tháng 7 năm 2020
Xác nhận của Học viện
Sinh viên chịu trách nhiệm chính
thực hiện đề tài

Vũ Văn Liêm
DANH MỤC CÁC BẢNG


DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 1: Kết quả kiểm tra hiểu biết thuật ngữ năng lực thông tin
Biểu đồ 2: Thống kê kết quả kiểm tra năng lực thông tin
Biểu đồ 3: Kết quả kiểm tra năng lực nhận dạng nhu cầu thông tin
Biểu đồ 4: Kết quả kiểm tra năng lực tìm kiếm thơng tin
Biểu đồ 5: Kết quả kiểm tra năng lực đánh giá, trình bày thông tin
Biểu đồ 6: Kết quả kiểm tra năng lực hiểu biết vấn đề sở hữu trí tuệ, sử dụng và phổ
biến thông tin
Biểu đồ 7: Kết quả kiểm tra năng lực thông tin

9


DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ

DANH MỤC CÁC HÌNH

10


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Viết tắt
CB QLGD
CBTV
CNTT
GD&ĐT
HVQLGD
KTTT
KH QLGD

NCKH
NLTT
QLGD
SV HVQLGD
TT&TL
TT&TV

Thuật ngữ đầy đủ
Cán bộ Quản lý giáo dục
Cán bộ thư viện
Công nghệ thông tin
Giáo dục và Đào tạo
Học viện Quản lý giáo dục
Kiến thức thông tin
Khoa học Quản lý giáo dục
Nghiên cứu khoa học
Năng lực thông tin
Quản lý giáo dục
Sinh viên Học viện Quản lý giáo dục
Thông tin và tư liệu
Thông tin và thư viện

11


MỞ ĐẦU
1. Tổng quan tình hình nghiên cứu
Vấn đề NLTT tuy khơng mới nhưng vẫn là vấn đề nóng, đang được các nhà
khoa học, các chuyên gia quan tâm và dày cơng nghiên cứu.
Những cơng trình nghiên cứu về lịch sử hình thành khái niệm

Spitzer, Eisenberg và Lowe (1998) đã khẳng định khái niệm NLTT, nguyên
nghĩa là “Information Literacy” được Paul Zurkowski, Chủ tịch Hội công nghiệp
thông tin Mỹ đưa ra năm 1974 là khái niệm đầu tiên về NLTT [54]. Trong khái niệm
ông đã đề cập đến khả năng sử dụng thông tin cách hiệu quả và hợp pháp. Từ năm
1987 khái niệm về NLTT bắt đầu được mở rộng, năm 1989 Hiệp hội các thư viện Đại
học và thư viện nghiên cứu Mỹ (ACRL) đã đưa ra khái niệm NLTT một cách cụ thể
hơn, trong đó chỉ ra các biểu hiện của người có NLTT đó là: nhận biết thời điểm cần
thông tin, định vị, thẩm định và sử dụng thông tin một cách hiệu quả. Trong nghiên
cứu của mình, tác giả Breivik cũng đã xây dựng một khái niệm mới về NLTT. Một số
cơng trình nghiên cứu khác cũng đưa ra khái niệm về NLTT như: của McKie, Cheek
và các cộng sự trong cuốn “Năng thực thông tin cho thế kỷ 21”; của Joan M. Reitz
trong Từ điển về Khoa học TT&TV (2004); của Hiệp hội thư viện Hoa Kỳ; của
Alexandria Proclamation; của Đại học Cornell; của Hiệp hội thư viện hoàng gia Anh;
của UNESCO (2005); của SCONUL (Society of College, National and University
Library);....
Khi chuyển thể sang tiếng Việt thuật ngữ đã được dịch theo nhiều cách khác
như: Nghiêm Xuân Huy với cách hiểu “Năng lực thông tin” trong bài viết “Phát triển
năng lực thông tin ở các cơ quan thông tin thư viện” đăng trong kỷ yếu hội thảo “Tăng
cường dịch vụ thông tin phục vụ nghiên cứu giáo dục trong thời đại số hóa” do viện
Khoa học giáo dục Việt Nam phối hợp với Đại học bang St. Jose (Hoa Kỳ) tổ chức,
2011; Trần Thị Quý cùng cách hiểu trong cuốn sách “Năng lực thông tin của sinh viên
– yếu tố quyết định đến thành công của việc sử dụng và xây dựng học liệu mở”, Nxb
ĐHQGHN, 10/2015; Cao Minh Kiểm với cách dịch “Hiểu biết thơng tin” trong bài
viết “Hiểu biết thơng tin: tình hình và một số đề xuất” đăng trên Tạp chí TT&TL,
2006; Huỳnh Thị Trúc Phương dịch là “Kỹ năng thông tin” trong bài viết “Xây dựng
và triển khai chương trình đào tạo kỹ năng thông tin cho độc giả tại đại học Cần Thơ”
đăng trên tạp chí thư viện Việt Nam, 2011; Tại hội thảo “Kiến thức thông tin –
Infomation literacy” do trường ĐHKHXH&NV, ĐHQGHN phối hợp với Ủy ban

12



Thường trực Khu vực Châu Á – Châu Đại dương của Liên hiệp Quốc tế các hội thư
viện (IFLA-RSCAO) tổ chức ngày 20/02/2006 tại Hà Nội đã sử dụng thuật ngữ “Kiến
thức thông tin”; Lê Văn Viết với cùng cách hiểu trong bài viết “Đẩy mạnh công tác
nghiên cứu và phổ biến kiến thức thông tin ở Việt Nam” đăng trong tạp chí TT&TL,
2008; Trương Đại Lượng cùng cách hiểu trong bài viết “Vai trò của thư viện trong
việc phổ biến kiến thức thơng tin” đăng trên tạp chí thư viện Việt Nam, 2010; trong khi
đó Nguyễn Hữu Viêm lại dịch là “Thông thạo thông tin” trong bài viết đăng trên tạp
chí thư viện Việt Nam, 2015; trường Đại học Huế lại dịch là “Phổ cập thông tin”
đăng trên website trung tâm học liệu, Đại học Huế, 2006;...[9, 26, 12, 23, 35, 15, 34].
Những cơng trình nghiên cứu về vai trị của năng lực thơng tin đối với sinh
viên
Luận văn “Phát triển kiến thức thông tin cho sinh viên trường Đại học Hà Nội”
tác giả Nguyễn Thị Ngà đã đưa ra bộ ba vai trị của NLTT gồm: cơng cụ quan trọng
trong việc học tập và học tập suốt đời; đổi mới phương pháp dạy – học; nâng cao chất
lượng hoạt động nghiên cứu khoa học [19].
Luận văn “Năng lực thông tin của sinh viên trường Đại học Luật Hà Nội” của
tác giả Lê Thị Nga đã đề cập đến ba vai trò của NLLL là: giúp sinh viên làm chủ các
nguồn thơng tin/ sử dụng thơng tin có hiệu quả; rèn luyện cho sinh viên khả năng học
tập và nâng cao năng lực nghiên cứu khoa học [18].
Bài viết “Vai trò của NLTT với sinh viên Đại học” của tác giả Trần Dương có đề
cập đến bốn vai trị của NLTT đối với sinh viên: nâng cao chất lượng học tập; nâng cao
chất lượng nghiên cứu khoa học; phát triển kỹ năng mềm và tăng sự hiểu biết về các
lĩnh vực trong cuộc sống [4].
Tác giả Nghiêm Xuân Huy trong bài viết “Vai trị của kiến thức thơng tin đối
với cán bộ nghiên cứu khoa học” đã chỉ ra ba vai trị của NLTT gồm: làm chủ nguồn
thơng tin/sử dụng thông tin hiệu quả; nâng cao đạo đức nghiên cứu/đạo đức nghề
nghiệp; tăng cường hiệu quả trong nghiên cứu khoa học [8].
Một số cơng trình nghiên cứu khác như: “Các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả

học tập của sinh viên” của nhóm tác giả Detlor, Julien, Serenko và Booker; “Hiểu biết
thông tin trong thời đại kỹ thuật số” của nhóm tác giả Welsh và Wright; tác giả Vũ Thị
Nha với bài dịch “Lồng ghép kiến thức thông tin vào môn học ở bậc Đại học thông
qua mối quan hệ giữa thư viện và giảng viên”; “Vai trò của kiến thức thông tin trong
giáo dục- đào tạo từ giác độ thư viện” của tác giả Nguyễn Thị Việt Bắc; “Tăng
cường kiến thức thông tin cho sinh viên – giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo trong

13


các trường Đại học” của tác giả Tô Thị Hiền; “Đẩy mạnh công tác nghiên cứu và đào
tạo kiến thức thông tin ở Việt Nam” của tác giả Lê Văn Viết. Đặc biệt các cơng trình
nghiên cứu đề cập trong hội thảo quốc tế về NLTT tổ chức năm 2006 tại trường
ĐHKHXH&NV, ĐHQGHN như: "Bước đầu giới thiệu Information Literacy vào đổi
mới phương pháp dạy/học và công tác nghiên cứu khoa học tại Đại học Huế" của tác
giả Huỳnh Đình Chiến; "Các yếu tố ảnh hưởng đến giáo dục kiến thức thông tin trong
các nước đang phát triển ở châu Á" của Garry Gorman và Dan Dorner, "Cơ hội để cán
bộ thư viện trở thành người đào tạo kiến thức thơng tin" của Russel Bowden; “Tìm
hiểu kiến thức thơng tin và vai trị của kiến thức thơng tin trong giáo dục đào tạo” của
tác giả Vũ Quỳnh Nhung; "Hiểu biết thơng tin: tình hình và một số đề xuất" của tác giả
Cao Minh Kiểm [5, 35, 56].
Hầu hết các bài viết đều đề cập, nhấn mạnh đến vai trò của NLTT xoay quanh
bốn khía cạnh: nâng cao chất lượng học tập; nâng cao chất lượng nghiên cứu khoa
học; đáp ứng nhu cầu thông tin thường ngày và phát triển các kỹ năng mềm.
Những cơng trình nghiên cứu về biểu hiện năng lực thông tin của sinh viên
Theo ALA: Các mô hình biểu hiện NLTT được đưa ra để đánh giá các kỹ năng,
năng lực thơng tin, nó chỉ ra rằng các phương pháp đánh giá thích hợp liên quan tới
các chiến lược sử dụng thông tin của các cơ quan thơng tin thư viện đó [33].
Trong kho tài liệu mở Jisc thì cho rằng NLTT được biểu hiện qua bốn khả năng:


-

Khả năng thành thạo các kỹ năng về công nghệ thông tin và truyền thông;
Khả năng thành thạo thông tin trong môi trường số;
Khả năng phát triển và tự học các kỹ năng trong môi trường số;
Khả năng thông tin về truyền thông và dữ liệu; khả năng tự học, hợp tác và sáng tạo
trong môi trường số [55].

14


Hình 1: Biểu hiện năng lực thơng tin theo Jisc
Nguồn: />Patrica Senn Breivik chỉ ra NLTT được biểu hiện qua các kỹ năng:

-

Kỹ năng về máy tính;
Kỹ năng tìm kiếm trên thư viện;
Kỹ năng truyền thông;
Kỹ năng mạng;
Kỹ năng đồ họa;
Kỹ năng tư duy biện chứng [59].
Tổ chức hoạt động giảng dạy và tiếp cận các kỹ năng về công nghệ thông tin
Big6 đã đưa ra một khung chuẩn các biểu hiện NLTT gồm 6 thành phần:

-

Xác định nhiệm vụ;
Chiến lược tìm kiếm thơng tin;
Vị trí và truy cập;

Sử dụng thông tin;
Tổng hợp;
Đánh giá thông tin.

15


Hình 2: Biểu hiện năng lực thơng tin theo Big6
Nguồn: />Viện hiến chương nghề nghiệp TT&TV Anh (CILIP) đưa ra mơ hình này với
tám thành phần cơ bản sau:

-

Nhu cầu thơng tin;
Các nguồn lực sẵn có;
Làm thế nào để tìm kiếm thông tin;
Làm thế nào để đánh giá kết quả;
Làm thế nào khai thác kết quả;
Đạo đức và trách nhiệm sử dụng;
Làm thế nào để giao tiếp hoặc chia sẻ thông tin;
Làm thế nào để quản lý các nguồn thông tin tìm được.

Hình 3: Biểu hiện năng lực thơng tin theo CILIP
Nguồn: />Trong bài viết “Nội dung của kiến thức thơng tin” đăng trong tạp chí TT&TL
năm 2006, tác giả Trần Mạnh Tuấn đã chỉ ra biểu hiện KTTT của sinh viên ở ba khía
cạnh là:

- Kỹ năng năng xác định các nguồn/hệ thống thông tin;
16



- Kỹ năng khai thác các nguồn/hệ thống thông tin;
- Kỹ năng lựa chọn thông tin và hành vi khai thác sử dụng thông tin [30].
“Nghiên cứu và phát triển chương trình đào tạo năng lực thơng tin cho sinh
viên trong kỷ nguyên số” của nhóm tác giả Đỗ Văn Hùng, Lê Thị Nga, Nguyễn Bích
Thủy đăng trong tạp chí TT&TL năm 2018, nhóm tác giả đã tiếp cận các biểu hiện của
NLTT qua mơ hình bảy trụ cột NLTT chia thành năm cấp độ do SCONUL (2011) đề
xuất, theo đó các biểu hiện gồm:

-

Biết nhận ra nhu cầu thơng tin;
Biết các cách khác nhau để đáp ứng nhu cầu thơng tin;
Biết xây dựng các chiến lược tìm tin;
Biết định vị và truy cập được thông tin;
Biết so sánh và đánh giá thông tin
Biết tổ chức, sử dụng và truyền đạt thông tin một cách đúng đắn;
Biết tổng hợp và phát triển thông tin tạo ra tri thức mới [7].
Từ bảy cấp độ trên, SCONUL đã quy chuẩn thành năm cấp độ để đánh giá gồm:
chưa có năng lực, cơ bản, nâng cao, thành thạo và chuyên gia.
Theo UNESCO, người có NLTT là người có 12 khả năng do 3 ba yếu tố cấu
thành: truy cập và tìm kiếm; hiểu biết và đánh giá; sáng tạo và sử dụng. Các khả năng
đó gồm:

- Xác định và trình bày được bản chất, vai trị và phạm vi của thơng tin trong những
nguồn khác nhau;
- Tìm và xác định được thơng tin mình cần đến;
- Đánh giá, truy cập được thơng tin một cách có hiệu quả, hợp đạo lý như là nhà cung
cấp thơng tin;
- Tìm và lưu giữ tạm thời được thông tin bằng nhiều phương pháp và công cụ khác

nhau;
- Hiểu được sự cần thiết của thông tin cho bản thân và xã hội;
- Đánh giá, phân tích, so sánh, trình bày và áp dụng những tiêu chuẩn thiết yếu để xác
định được giá trị của thơng tin tìm được và các nguồn chứa thơng tin đó, cũng như xác
định được vị trí, giá trị của nhà cung cấp thơng tin đó trong xã hội;
- Đánh giá và xác thực được các thông tin thu thập được và các nguồn tin tương ứng;
- Tổng hợp và tổ chức được các thông tin đã thu thập được;
- Tạo ra những thơng tin mới, tri thức mới với những mục đích khác nhau, theo cách
thức đổi mới, hợp đạo đức và sáng tạo;
- Trao đổi, phổ biến được thông tin, tri thức theo cách có đạo đức, hợp pháp và có hiệu
quả, sử dụng các kênh và các cơng cụ thích hợp;

17


- Cùng nhà cung cấp thông tin truyền bá các yếu tố đạo đức, pháp luật đối với việc sử
dụng thông tin đối với các cộng đồng khác nhau trong xã hội;
- Kiểm sốt được tác động của các thơng tin, tri thức được sáng tạo nên theo như cách
mà nhà cung cấp thông tin [32].
Viện NLTT Úc và New Zealand thì cho rằng một người có NLTT là người có
mười khả năng:

-

Nhận dạng được nhu cầu thơng tin của bản thân;
Xác định được phạm vi của thông tin mà mình cần;
Thẩm định thơng tin và nguồn của chúng một cách tích cực và hiệu quả;
Phân loại, lưu trữ, vận dụng và tái tạo nguồn thông tin được thu thập hay tạo ra;
Biến nguồn thông tin được lựa chọn thành cơ sở tri thức;
Sử dụng thông tin vào việc học tập, tạo tri thức mới, giải quyết vấn đề và ra quyết định


một cách có hiệu quả;
- Nắm bắt được các khía cạnh kinh tế, pháp luật, chính trị và văn hóa trong việc sử dụng
thơng tin;
- Truy cập và sử dụng các nguồn thông tin hợp pháp và hợp đạo đức;
- Sử dụng thông tin và tri thức để thực hiện các quyền công dân và trách nhiệm xã hội;
- Trải nghiệm NLTT như một phần của học tập độc lập cũng như tự học suốt đời [37].
Tại Việt Nam, tác giả Trương Đại Lượng (2015) trong luận án của mình đã đưa
ra bốn biểu hiện của NLTT gồm: khả năng nhận dạng nhu cầu thông tin; khả năng tìm
kiếm thơng tin; khả năng đánh giá và khai thác thông tin; hiểu biết về pháp lý và đạo
đức liên quan đến truy cập, sử dụng và chia sẻ thông tin. Luận văn “Phát triển kiến
thức thông tin cho sinh viên trường Đại học Y tế Cộng đồng” của tác giả Đinh Thị
Phương Thúy đưa ra các biểu hiện: kỹ năng nhận dạng nhu cầu thơng tin; kỹ năng tìm
kiếm thông tin; kỹ năng đánh giá thông tin; kỹ năng sử dụng và trao đổi thông tin
trong học tập và nghiên cứu. Tác giả Nguyễn Thị Ngà trong nghiên cứu của mình đưa
ra sáu biểu hiện của NLTT gồm: khả năng nhận biết nhu cầu thơng tin; khả năng tìm
kiếm thơng tin một cách hiệu quả, chính xác; khả năng đánh giá thơng tin và q trình
tìm kiếm thơng tin; khả năng quản lý thông tin thu thập được và thông tin phát sinh;
ứng dụng thông tin trong việc học tập và sáng tạo tri thức mới; nắm bắt được các khía
cạnh kinh tế [13, 31, 19].
Hầu hết các cơng trình đều phân tích biểu hiện NLTT của sinh viên dựa trên bốn
khía cạnh chính gồm:

- Năng lực nhận dạng nhu cầu thơng tin;
- Năng lực tìm kiếm thơng tin;
- Năng lực đánh giá, trình bày thơng tin;
18


- Năng lực hiểu biết vấn đề sở hữu trí tuệ, sử dụng và phổ biến thơng tin.

Những cơng trình nghiên cứu về mối quan hệ giữa năng lực thông tin với
giáo dục Đại học
Tác giả Nghiêm Xuân Huy trong bài viết “Năng lực thông tin với giáo dục Đại
học” đã khẳng định trong bối cảnh môi trường số hiện nay, nhiều trường Đại học ở
Việt Nam đã quan tâm đến phát triển NLTT cho sinh viên - xem đó là một trong những
kỹ năng mềm quan trọng trang bị cho sinh viên trước khi tốt nghiệp [54]. Theo đó, các
trường Đại học có vai trị rất quan trọng trong việc hình thành và phát triển NLTT cho
sinh viên, tạo sự khác biệt và khẳng định được năng lực sinh viên giữa các trường.
Trong bài viết “Đào tạo năng lực thông tin cho sinh viên Đại học ở Việt Nam:
thực trạng và giải pháp” tác giả Trần Dương đã nêu ra việc phát triển NLTT nên và
cần được thực hiện một cách bài bản thơng qua các khóa đào tạo, huấn luyện với
chương trình, nội dung hồn chỉnh và do những người có trình độ chun nghiệp đảm
trách mà đứng đầu là lãnh đạo các nhà trường [57].
Cùng với rất nhiều nghiên cứu khác như: “Đổi mới nội dung, chương trình
phương pháp đào tạo ngành TT&TV - yếu tố quan trọng để nâng cao kiến thức thông
tin cho học viên” của tác giả Trần Thị Quý; Bài viết “Đào tạo năng lực thông tin – xu
hướng thiết yếu cho các thư viện công cộng” của tác giả Trịnh Khánh Vân; Bài “Vài
suy nghĩ về trang bị kiến thức thông tin cho sinh viên trong các trường Đại học Việt
Nam” của tác giả Nguyễn Văn Hành; Bài “Phát triển năng lực thông tin ở các cơ quan
thông tin thư viện” của tác giả Nghiêm Xuân Huy.
Hầu hết các bài viết đều nêu bật vai trò quan trọng của NLTT đối với sinh viên
trong môi trường số và nhấn mạnh ảnh hưởng của giáo dục Đại học đến sự hình thành
và phát triển NLTT cho sinh viên. Theo đó khẳng định sự cần thiết của việc đưa nội
dung giảng dạy NLTT vào chương trình học bậc Đại học.
Những cơng trình nghiên cứu về các yếu tổ ảnh hưởng đến năng lực thông
tin cho sinh viên
Trong luận án của mình, tác giả Saidatul đã chia ra ba cấp độ ảnh hưởng đến
việc phát triển NLTT gồm: cấp độ cá nhân; cấp độ tổ chức và cấp độ văn hóa, xã hội.
Trong đó cấp độ cá nhân gồm: hiệu trưởng; giáo viên và cán bộ thư viện [49].
Tác giả Varlejs & Stec (2014) cho rằng giáo viên, cán bộ thư viện và nhận thức

của sinh viên tác động thuận chiều đến việc phát triển NLTT cho sinh viên [58].
Trong nghiên cứu của mình, tác giả Rebecca (2012) đã chỉ ra ba yếu tố ảnh
hưởng đến NLTT của sinh viên gồm: nhân khẩu học (tuổi tác, giới tính, quê hương);

19


nhận thức của sinh viên về vai trò, tầm quan trọng của NLTT và phương pháp học tập
của sinh viên [59].
Nhóm tác giả Detlor, B., Julien, H., Willson, R., Serenko, A., & Lavallee, M.
(2011) chỉ ra ba yếu tố ảnh hưởng đến việc phát triển NLTT cho sinh viên gồm: môi
trường học tập; chiến lược phát triển NLTT của nhà trường và yếu tố nhân khẩu học
của sinh viên [42]. Đồng quan điểm, tác giả Martin (2011) trong bài viết ‘Điều tra các
yếu tố ảnh hưởng đến NLTT của sinh viên” và nhóm tác giả Godbey, Ladd, Fabbi
(2014) trong bài viết “Giảng viên giảng dạy: một nghiên cứu về các yếu tố tác động
đến NLTT của sinh viên” đã cho rằng các yếu tố về nhân khẩu học của sinh viên có ảnh
hưởng lớn đến việc phát triển NLTT cho sinh viên [48, 45].
Luận văn “Năng lực thông tin của sinh viên trường Đại học khoa học xã hội và
nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội” của tác giả Nguyễn Hồng Minh đã đề cập đến
bảy nhân tố ảnh hưởng đến NLTT của sinh viên gồm: nhận thức của các bên liên quan;
nội dung chuyên đề “Năng lực thông tin” giảng dạy cho sinh viên; phương pháp giảng
dạy và đánh giá của giảng viên; cơ sở vật chất, hạ tầng cơng nghệ thơng tin; trình độ
của đội ngũ cán bộ thông tin thư viện; sự phối hợp giữa giảng viên và cán bộ trung tâm
TT&TV; mơi trường văn hóa của nhà trường. Trong đó, tác giả đã đặc biệt nhấn mạnh
đến nhân tố phương pháp giảng dạy và đánh giá của giảng viên [17].
Trong luận văn của mình, tác giả Lê Thị Nga đã đưa ra năm yếu tố ảnh hưởng
đến NLTT gồm: chính sách về phát triển NLTT; nhận thức của các bên liên quan;
NLTT và phương pháp giảng dạy của giảng viên; NLTT của cán bộ thư viện và sự hỗ
trợ của thư viện; phương pháp học tập của sinh viên. Tác giả đã phân tích và chỉ ra yếu
tố nhận thức của các bên liên quan đặc biệt là của cấp lãnh đạo đóng vai trị quan trọng

nhất [18].
Luận văn “Năng lực thông tin của người dùng tin tại Viện thông tin khoa học xã
hội, Viện hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam” tác giả Ngô Thu Ngọc đã đưa ra sáu yếu
tố tác động đến NLTT của sinh viên gồm: nhận thức của các bên liên quan; hoạt động
đào tạo người dùng tin tại Viện; cơ sở vật chất và hạ tầng công nghệ thông tin; nguồn
tài nguyên thông tin; hệ thống sản phẩm và dịch vụ thơng tin - thư viện; trình độ học
vấn của đội ngũ cán bộ TT&TV [20].
Tác giả Trương Đại Lượng trong bài viết “Một số nhân tố ảnh hưởng tới việc
phát triển kiến thức thông tin cho sinh viên” đã nêu ra sáu nhân tố ảnh hưởng: văn hóa
nhà trường; động cơ của sinh viên; trình độ cán bộ thư viện; phương pháp giảng dạy
của giảng viên; sự phối hợp giữa cán bộ thư viện với giảng viên; công nghệ thông tin.

20


Tác giả đã cho rằng các nhân tố đều có tác động qua lại lẫn nhau, nhân tố này có sự
ảnh hưởng và ràng buộc của nhân tố kia và ngược lại [14].
Trong bài viết: “Nghiên cứu và phát triển chương trình đào tạo năng lực thơng
tin cho sinh viên trong kỷ nguyên số” Nhóm tác giả Đỗ Văn Hùng, Lê Thị Nga,
Nguyễn Bích Thủy (2018) đã chỉ ra năm yếu tố ảnh hưởng đến NLTT cho sinh viên
gồm: chính sách phát triển NLTT của nhà trường; nhận thức của các bên liên quan;
phương pháp giảng dạy của giảng viên; phương pháp học tập của sinh viên và NLTT
của cán bộ thư viện [7].
Một số nghiên cứu khác cũng đề cập đến các yếu tố ảnh hưởng đến việc phát
triển NLTT cho sinh viên như: “ Đổi mới công tác đào tạo kiến thức thông tin tại Đại
học Thái Nguyên” của tác giả Hà Tố Lâm; “Kiến thức thông tin – lượng kiến thức cần
thiết cho người dùng tin trong hệ thống giáo dục Đại học ở Việt Nam hiện nay” và
“Đổi mới nội dung, chương trình phương pháp đào tạo ngành TT&TV - yếu tố quan
trọng để nâng cao kiến thức thông tin cho học viên”; của tác giả Trần Thị Quý [28, 25,
24].

Như vậy, trong khuôn khổ nhà trường có thể tổng hợp các yếu tố ảnh hưởng đến
NLTT của sinh viên trong bảng sau:
Bảng 1: Các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực thông tin của sinh viên
ST
T

Các yếu tố ảnh hưởng

1

Động cơ của sinh viên

2

Công nghệ thông tin

Nguồn
Trương Đại Lượng (2014); Lê Thị Nga (2018); Đỗ
Văn Hùng, Lê Thị Nga, Nguyễn Bích Thủy (2018)
Trương Đại Lượng (2014); Ngô Thu Ngọc

(2019); Nguyễn Hồng Minh (2017)
Detlor, B., Julien, H., Willson, R., Serenko, A., &

3

Văn hóa nhà trường

Lavallee, M. (2011); Saidatul A. I.(2014);
Trương Đại Lượng (2014);

Godbey, S., Ladd, S., & Fabbi, J. (2014); Trương

4

5

Phương pháp giảng dạy,

Đại Lượng (2014); Nguyễn Hồng Minh (2017);

đánh giá của giảng viên

Lê Thị Nga (2018); Đỗ Văn Hùng, Lê Thị Nga,

Công tác thư viện và sự

Nguyễn Bích Thủy (2018)
Trương Đại Lượng (2014); Nguyễn Hồng Minh

hỗ trợ của cán bộ thư

(2017); Lê Thị Nga (2018); Đỗ Văn Hùng, Lê

viện

Thị Nga, Nguyễn Bích Thủy (2018); Ngơ Thu

21



ST
T

Các yếu tố ảnh hưởng

Nguồn

Ngọc (2019)
Nguồn: Tác giả tổng hợp
Những cơng trình nghiên cứu về việc phát triển năng lực
thơng tin cho sinh viên
Đã có rất nhiều đề tài/tham luận nghiên cứu về việc phát triển NLTT cho sinh
viên. Tác giả xin điểm qua một số cơng trình nghiên cứu:
Tác giả Trương Đại Lượng trong luận án “Phát triển kiến thức thông tin cho
sinh viên các trường đại học ở Việt Nam” đã nêu ra giải pháp để phát triển NLTT cho
sinh viên là xây dựng mơ hình phát triển thơng qua các tiêu chí:

-

Nâng cao nhận thức về phát triển kiến thức thơng tin;
Ban hành chính sách và cơ chế về phát triển kiến thức thông tin cho sinh viên đại học;
Đề xuất chuẩn kiến thức thông tin cho sinh viên;
Tăng cường trang bị kiến thức và kỹ năng cần thiết liên quan đến phát triển kiến thức

thông tin cho cán bộ thư viện và giảng viên;
- Đảm bảo kiến thức thơng tin là một trong các tiêu chí đánh giá chất lượng đầu ra đối
với sinh viên;
- Xây dựng chương trình kiến thức thơng tin cho sinh viên bao gồm cả kiến thức, kỹ
năng thư viện và kỹ năng phát triển tư duy;
- Đảm bảo sự phối hợp giữa cán bộ thư viện và giảng viên trong việc phát triển kiến

thức thông tin cho sinh viên;
- Đảm bảo mối quan hệ biện chứng giữa dạy học, kiểm tra đánh giá và phát triển kiến
thức thông tin cho sinh viên [13].
Trong nghiên cứu của mình, tác giả Nguyễn Thị Ngà đã đưa ra ba tiêu chí phát
triển NLTT cho sinh viên đó là: xây dựng nội dung kiến thức thông tin cho sinh viên;
triển khai tập huấn kiến thức thơng tin cho sinh viên và nâng cao vai trị của cán bộ thư
viện. Tác giả Nguyễn Hồng Minh chỉ ra mười giải pháp để phát triển NLTT cho sinh
viên; cịn tác giả Lê Thị Nga thì đưa ra bộ tiêu chí sáu giải pháp phát triển NLTT cho
sinh viên [19, 17, 18].
Luận văn “Phát triển kiến thức thông tin cho sinh viên trường Đại học Bách
khoa Hà Nội” của tác giả Nguyễn Ngọc Sơn (2011); luận văn “Phát triển kiến thức
thông tin cho sinh viên trường Đại học Y tế công cộng” của tác giả Đinh Thị Phương
Thúy (2013); luận văn “Phát triển năng lực thông tin cho sinh viên Học viện An ninh
nhân dân” của tác giả Lê Văn Trung (2016);[27, 31, 32].... Cũng đưa ra các giải pháp
phát triển NLTT cho sinh viên.

22


Nghiên cứu về NLTT của sinh viên được cho là vấn đề có ý nghĩa vơ cùng quan
trọng và cần thiết, chính vì vậy đã có nhiều tác giả quan tâm nghiên cứu với nhiều
cách tiếp cận và hướng nghiên cứu khác nhau. Song chưa có cơng trình nào nghiên
cứu về NLTT của sinh viên Học viện Quản lý giáo dục. Vì vậy, việc tác giả lựa chọn
đề tài này làm vấn đề nghiên cứu là thực sự cần thiết và khơng trùng lặp với các cơng
trình nghiên cứu khoa học trước đó.
Để giải quyết các nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài, tác giả đã kế thừa những
cơng trình nghiên cứu của các tác giả đi trước kết hợp với nghiên cứu thực tế để làm rõ
thực trạng năng lực thơng tin của SV HVQLGD, trên cơ sở đó đề xuất một số kiến
nghị nhằm phát triển NLTT cho SV HVQLGD.
2. Tính cấp thiết của đề tài

Tại Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI đã ban hành
Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 về “Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục
và đào tạo, đáp ứng u cầu cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị
trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế”. Theo đó đã đưa ra quan
điểm chỉ đạo: “Đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học theo hướng hiện đại; phát
huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kỹ năng của người học;
khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc. Tập trung dạy cách học,
cách nghĩ, khuyến khích tự học, tạo cơ sở để người học tự cập nhật và đổi mới tri
thức, kỹ năng, phát triển năng lực. Chuyển từ học chủ yếu trên lớp sang tổ chức hình
thức học tập đa dạng, chú ý các hoạt động xã hội, ngoại khóa, nghiên cứu khoa học.
Đẩy mạnh ứng dụng cơng nghệ thông tin và truyền thông trong dạy và học”. Đối với
giáo dục Đại học đổi mới theo hướng hiện đại, phù hợp với từng ngành, nhóm ngành
đào tạo và việc phân tầng của hệ thống giáo dục Đại học. Tập trung phát triển năng
lực các năng lực cốt lõi như: sáng tạo, kỹ năng thực hành, đạo đức nghề nghiệp và hiểu
biết xã hội, giúp người học dần tiếp cận trình độ khoa học và cơng nghệ tiên tiến của
thế giới [1].
Trước những yêu cầu đổi mới đòi hỏi người học cần phải có phương pháp và
cách thức học tập phù hợp, hướng đến học tập suốt đời. Một thuật ngữ liên quan đến
cách thức học tập và học tập suốt đời đã được đề cập đến đó là năng lực thông tin.
Năng lực thông tin gắn liền với việc đảm bảo khả năng “học tập suốt đời” - một
trong những mục tiêu tối thượng của giáo dục. Năm 1988, Hiệp hội thư viện Đại học
và thư viện nghiên cứu Hoa Kỳ (ACRL) cho rằng: “Người có NLTT là người học được

23


cách thức học tập (learning to learn)” tức là người có thể thực hiện hoạt động học tập
ở nhiều bối cảnh sống và làm việc khác nhau [52]. Đây cũng là mục tiêu quan trọng
của giáo dục: đào tạo ra nguồn nhân lực có khả năng thích ứng nhanh và hiệu quả với
nhiều bối cảnh công việc khác nhau.

Năng lực thơng tin là năng lực then chốt, nó cần thiết trong việc nghiên cứu bất
kỳ lĩnh vực nào. Đó là điều kiện tiên quyết cho phép sinh viên tham gia một cách chủ
động và có phê phán vào nội dung học tập và mở rộng việc nghiên cứu, trở thành
người có khả năng tự định hướng, tự kiểm sốt tốt hơn quá trình học của mình. Theo
Crebert và đồng tác giả (2011) một sinh viên được trang bị NLTT tốt sẽ đọc nhiều hơn,
biết tranh luận bằng cách sử dụng thơng tin từ nhiều nguồn và ở nhiều góc độ khác
nhau, biết sử dụng dẫn chứng để bảo vệ ý kiến của mình, có thể kết nối các ý tưởng và
các khái niệm, biết phân tích và tổng hợp thơng tin, có thể trích dẫn thơng tin một cách
thống nhất và chính xác, đánh giá được mức độ tin cậy và giá trị của từng thông tin,
quản lý và tổ chức thông tin cách hệ thống và hiệu quả [53].
Khi mà các trường Đại học ngày càng có xu hướng lồng ghép việc phát triển và
đánh giá các kỹ năng vào việc đào tạo thì NLTT cịn có vai trị cung cấp thông tin đa
chiều, sâu sắc giúp cho việc phát triển các kỹ năng khác. Như vậy, NLTT đã trở lên
như một vấn đề tối quan trọng trong việc đào tạo sinh viên.
Học viện Quản lý giáo được đánh giá là môi trường học tập năng động, sáng
tạo. Với sứ mạng đào tạo cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng yêu cầu
nâng cao chất lượng và hiệu quả của hệ thống giáo dục, phục vụ trong nhiều lĩnh vực
đặc biệt với ngành mũi nhọn phục vụ trong lĩnh vực giáo dục, nghiên cứu. Với quan
điểm giáo dục lấy người học làm trung tâm, lấy chất lượng đào tạo bồi dưỡng làm cốt
lõi. Trong suốt quá trình phát triển, Học viện đã không ngừng chú trọng đổi mới
phương pháp dạy và học theo hướng tiếp cận năng lực người học, nâng cấp cơ sở vật
chất, trang bị cho người học những kỹ năng căn bản và cần thiết. Năm 2014, Học viện
Quản lý giáo dục đã chuyển từ hình thức đào tạo niên chế sang hình thức đào tạo tín
chỉ. Tiếp cận theo phương thức đào tạo này, Học viện Quản lý giáo dục đã nhấn mạnh
đến việc phát triển khả năng tự học, tự nghiên cứu của sinh viên,... Mặc dù đã từng
bước quan tâm đến một số khía cạnh của NLTT nhưng chưa cụ thể hóa và chưa đề cập
đến việc phát triển NLTT cho sinh viên. Vì vậy vấn đề NLTT dường như cịn rất mới
mẻ đối với SV HVQLGD.
Với mong muốn đánh giá được cách khách quan, chính xác NLTT của SV
HVQLGD để từ đó tác giả đề xuất một số kiến nghị cho cán bộ Quản lý, những nhà

hữu quan cũng như SV HVQLGD, giúp cán bộ quản lý HVQLGD có những chính

24


sách để phát triển năng lực thông tin cho SV, giúp SV HVQLGD đáp ứng được yêu
cầu học tập ngày càng cao và chuẩn bị sẵn sàng cho khả năng học tập suốt đời. Tác giả
đã lựa chọn đề tài: “Thực trạng năng lực thông tin của sinh viên Học viện Quản lý
giáo dục” để tiến hành nghiên cứu.
3. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu lý luận và thực trạng năng lực thông tin của SV HVQLGD; nhận
diện, xác định các yếu tố ảnh hưởng đến NLTT của SV HVQLGD. Từ đó đề xuất một
số kiến nghị với các bên hữu quan nhằm phát triển năng lực thông tin cho SV
HVQLGD, giúp sinh viên đáp ứng yêu cầu học ngày càng cao và chuẩn bị sẵn sàng
đáp ứng yêu cầu học tập suốt đời.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
Hệ thống hóa cơ sở lý luận về NLTT của sinh viên.
Khảo sát, mô tả, đánh giá thực trạng NLTT và đánh giá các yếu tố ảnh hưởng
đến NLTT của SV HVQLGD.
Đề xuất một số kiến nghị với các bên hữu quan nhằm phát triển NLTT cho SV
HVQLGD.
5. Khách thể, đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Khách thể, đối tượng nghiên cứu:
Khách thể nghiên cứu: Năng lực thông tin của sinh viên.
Đối tượng nghiên cứu: Năng lực thông tin của sinh viên Học viện Quản lý giáo dục.
Phạm vi nghiên cứu
Không gian nghiên cứu: Học viện Quản lý giáo dục - Số 31 Phan Đình Giót,
phường Phương Liệt, quận Thanh Xn, Tp. Hà Nội.
Nội dung nghiên cứu: biểu hiện và các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực thông tin
của sinh viên Học viện Quản lý giáo dục trong học tập.

6. Giả thuyết và mơ hình nghiên cứu
Từ nghiên cứu tổng quan có thể đưa ra 9 giả thuyết sau:
Về biểu hiện năng lực thơng tin (6 mức độ: kém; yếu; trung bình; trung bình
khá; khá; tốt)
Giả thuyết 1 (GT1): Năng lực nhận dạng nhu cầu thông tin của SV HVQLGD
đạt ở mức trung bình khá.
Giả thuyết 2 (GT2): Năng lực tìm kiếm thơng tin của SV HVQLGD đạt ở mức khá.
Giả thuyết 3 (GT3): Năng lực đánh giá, trình bày thơng tin của SV HVQLGD
đạt ở mức trung bình khá.
Giả thuyết 4 (GT4): Năng lực hiểu biết vấn đề sở hữu trí tuệ, sử dụng và phổ
biến thông tin của SV HVQLGD đạt ở mức khá.
Về các yếu tố ảnh hưởng đến việc phát triển năng lực thông tin

25


×