Tải bản đầy đủ (.doc) (13 trang)

TIỂU LUẬN (TRIẾT học MAC LÊNIN 1) quan hệ GIỮA xã hội với TN và vấn đề bảo vệ môi TRƯỜNG HIỆN NAY ở VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (86.79 KB, 13 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
KHOA LÍ LUẬN CHÍNH TRỊ MÁC – LÊNIN

TIỂU LUẬN TRIẾT HỌC
QUAN HỆ GIỮA XÃ HỘI VỚI TỰ NHIÊN VÀ VẤN ĐỀ BẢO
VỆ MÔI TRƯỜNG HIỆN NAY Ở VIỆT NAM

Sinh viên:
Lớp:
GV hướng dẫn:

Hà Nội

1


MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU
1.Tính cấp thiết của đề tài
Con người là động vật cao cấp nhất trong sinh giới, ngôn ngữ và tư duy
chính là hai yếu tố phân biệt con người với các động vật khác.
Một trong những vấn đề khiến con người phải tư duy nhiều nhất, có lịch
sử lâu dài nhất chính là mối quan hệ giữa tự nhiên và xã hội. Tự nhiên và xã hội
là hai phạm trù triết học lớn, đồng thời cũng là những khái niệm rất gần gũi,
quen thuộc đối với con người. Con người vừa là sản phẩm của tự nhiên và xã
hội, vừa có những tác động khơng ngừng, làm biến đổi cả tự nhiên và xã hội.
Từ khi triết học ra đời đến nay, có rất nhiều quan điểm về mối quan hệ
này, nhưng nhìn chung đều theo hai hướng lớn. Theo quan điểm siêu hình, tự
nhiên và xã hội tồn tại độc lập, khơng hề có mối quan hệ biện chứng với nhau.
2




Đây là một quan điểm sai lầm.Qua thực tế cũng như những lí luận triết học được
đúc kết trong hàng ngàn năm cho thấy, tự nhiên và xã hội có quan hệ rất chặt chẽ
với nhau. Con người, tự nhiên và xã hội nằm trong một chỉnh thể thống
nhất,luôn tác động qua lại lẫn nhau. Tự nhiên là nền tảng ,lầ căn bản cho sự tồn
tại của con người, con người gây dựng nên xã hội dựa vào trình độ nhận thức, tư
duy của mình. Nhưng cũng chính con người cùng với xã hội của mình đã tác
động trở lại tự nhiên, mơi trường. Những biến đổi khí hậu, thiên tai như động
đất, núi lửa, sóng thần ...để lại cho con người rất nhiều hậu quả nặng nề. Bảo vệ
tự nhiên và môi trường đang là vấn đề nghị sự bức thiết của tồn cầu, trong đó
có Việt Nam.
2.Mục đích của đề tài
Tiểu luận “Quan hệ giữa xã hội với tự nhiên và vấn đề bảo về môi trường
hiện nay ở Việt Nam” nhằm nêu lại mối quan hệ biện chứng giữa tự nhiên và xã
hội, đồng thời có những liên hệ cần thiết tới vấn đề môi trường hiện nay ở Việt
Nam. Từ đó mong muốn có thể tác động tích cực về nhận thức của mỗi người về
quan hệ giữa tự nhiên và xã hội, có những hành động đúng đắn góp phần bảo vệ
mơi trường sống của chúng ta.

PHẦN NỘI DUNG
1.Cơ sở lí luận
1.1. Các khái niệm
Tự nhiên là tồn bộ thế giới vật chất vơ tận.
Con người và xã hội cũng là một bộ phận của tự nhiên.
Xã hội là hình thức vận động cao nhất của vật chất, lấy quan hệ của con người
cùng sự tác động lẫn nhau giữa người với người làm nền tảng. Theo Mác: “Xã
hội không phải gồm các cá nhân người. Xã hội biểu hiện tổng số mối liên hệ và
những quan hệ của các cá nhân với nhau”.
1.2.Mối quan hệ biện chứng giữa tự nhiên và xã hội

1.2.1.Xã hội – bộ phận của tự nhiên
3


Xã hội là toàn bộ thế giới vật chất tồn tại khách quan. Con người và xã
hội cũng là những bộ phận cấu thành tự nhiên.
Con người là một sinh vật của giới tự nhiên, đồng thời tự nhiên cũng là
nơi sinh sống của con người, là nơi cung cấp cho con người những điều kiện vật
chất để đảm bảo cho sụ sống. Tự nhiên là tiền đề cho sự tồn tại và phát triển của
con người.
Từ tiền đề quan trọng đó,con người tác động, khai thác và cải tạo tự
nhiên, đáp ứng nhu cầu tồn tại của mình. Lao động ra đời là sự tất yếu của lịch
sử. Lao động và ngơn ngữ chính là là những điểm cơ bản làm nên sự khác biệt
giữa con người với các động vật khác, làm nên tư duy, nhận thức, ý thức của con
người.
Sự hình thành con người kèm theo những mối quan hệ giữa người với
người đã góp phần quan trọng trong việc chuyển đổi cộng đồng người từ hình
thức bầy đàn sang một hình thức tiến bộ hơn, khác hẳn về chất, đó chính là xã
hội. Đó cũng chính là quá trình chuyển biến từ vận động sinh học sang vận động
xã hội. Như vậy xã hội cũng là sản phẩm của tự nhiên. Hoạt động của con người
trong xã hội khơng chỉ cải tạo chính bản thân con người mà cịn cải tạo chính
giới tự nhiên.
1.2.2. Tác động của xã hội đến tự nhiên
Xã hội tác động vào tự nhiên thông qua những hoạt động của con người.
Con người sử dụng những điều kiện tự nhiên để phục vụ cho hoạt động sống và
lao động sản xuất của mình. Cá hoạt động đó rất phong phú như khai thác
khoáng sản, đánh bắt thủy hải sản trên biển, khai thác lâm sản, đốt rừng, xả rác
thải ra ngồi mơi trường tự nhiên...Tự nhiên cũng biến đổi theo rất nhiều chiều
hướng khác nhau. Thực tế con người đang phải đối mặt với rất nhiều vấn đề của
tự nhiên như sự biến đổi khí hậu, hiện trạng Trái đất nóng lên, nước biển dâng...

Sự vươn lên mạnh mẽ của khoa học kĩ thuật, sự bùng nổ dân số khiến sự biến
4


đổi của tự nhiên càng mạnh mẽ hơn bao giờ hết. Những sự biến đổi này mang
thiên hướng tiêu cực hơn là tích cực, con người chính là sinh vật tàn phá thiên
nhiên khủng khiếp nhất.
Chính vì vậy, vấn đề đặt ra ở đây chính là trong q trình tác động đó, con
người cần phải khai thác, sử dụng hợp lí các nguồn tự nhiên, đi đơi với đó là cần
có những biện pháp bảo vệ tự nhiên. Nếu khơng tất yếu sẽ dẫn đến sự khủng
hoảng, mất cân bằng giữa hệ thống tự nhiên – xã hội. Tóm lại trong mối quan hệ
giữa tự nhiên và xã hội, để bảo vệ mơi trường, sự tồn tại của mình, chúng ta cần
những biện pháp khai thác hợp lí, đảm bảo khả năng tái sinh của tự nhiên, đảm
bảo cân bằng giữa tự nhiên và xã hội.
1.2.3. Những yếu tố tác động đến mối quan hệ giữa tự nhiên và xã hội
Trình độ phát triển của xã hội
Yếu tố xác định trình độ phát triển của xã hội chính là phương thức sản
xuất. Mỗi phương thức sản xuất sử dụng những cơng cụ lao động khác nhau,
quy định mục đích tiến hành sản xuất. Khi cơng cụ và mục đích sản xuất thay
đổi, tính chất của mối quan hệ giữa tự nhiên và xã hội cũng thay đổi.
Nhận thức của con người ngày càng nâng cao, trình độ khoa hoc kĩ thuật
phát triển, con người không chỉ coi tự nhiên là mơi trường sống mà cịn là đối
tượng chiếm hữu nhằm thu lợi nhuận, tất yếu dẫn đến hủy hoại tự nhiên. Chung
sống hịa bình với thiên nhiên, thay đổi cách đối xử với thiên nhiên chính là
nhiệm vụ của mỗi chúng ta.
Trình độ nhận thức và vận dụng các quy luận vào các hoạt động thực tiễn
Quan hệ giữa tự nhiên với con người bộc lộ thông qua các hoạt động của
con người, từ đó quyết định ý thức xã hội.

5



Nhận thức tốt đi kèm với những hành động đúng quy luật, con người vừa
đảm bảo một cuộc sống đầy đủ cho bản thân, chung sống hài hòa với thiên
nhiên, thuận lợi cho sự tồn tại và phát triển lâu dài của xã hội.
Nhận thức sai lầm, làm trái quy luật, chỉ biết khai thác, chiếm doạt những
cái sẵn có trong tự nhiên là nguyên nhân trực tiếp của việc phá vỡ sự cân bằng
tự nhiên và xã hội. Con người sẽ phải trả giá, đồng thời đứng trước nguy cơ của
sự diệt vong.
Nhận thức mới chỉ là tiền đề, yếu tố cốt lõi chính là hành động của chúng
ta. Với sự vươn lên mạnh mẽ của các phương thức sản xuất hiện đại, tiên tiến,
đó sẽ là nguồn trợ giúp đắc lực cho hoạt động thực tiễn của con người. Hãy hành
động vì thiên nhiên, đồng thời cũng là vì chính tương lai nhân loại.
1.2.4. Mơi trường- vấn đề của chúng ta
Mơi trường là tồn bộ những điều kiện sống xung quanh chúng ta. Môi
trường bao gồm môi trường tự nhiên và môi trường xã hội. Ở đây chúng ta chủ
yếu xét đến môi trường tự nhiên.
Mỗi cá thể người sinh ra đều có những nhu cầu riêng của nó, cần tiêu thụ
các nguồn tài nguyên thiên nhiên, đồng thời cũng gây ra những ảnh hưởng nhất
định đến môi trường. Khi dân số càng tăng cao, nhu cầu đối với tự nhiên càng
lớn, những nhu cấu thiết yếu của cuộc sống như thực phẩm, thuốc men, ăn mặc,
nước sạch ngày càng thiếu thốn. Rất nhiều vấn đề của môi trường nảy sinh như
ơ nhiễm đất, nước, khơng khí, cạn kiệt các nguồn tài nguyên thiên nhiên để đáp
ứng nhu cầu của con người. Áp lực lên môi trường là rất lớn trong khi khả năng
chịu đựng của môi trường là có hạn. Một quy luật thường gặp trong sinh học là:
khi số lượng cá thể trong một quần thể tăng lên đột biến thì sẽ xảy ra chết hàng
loạt một số lượng cá thể nhất định để lấy lại sự cân bằng đối với môi trường
sống, cân bằng với sức chịu đựng của môi trường. Nếu điều này xảy ra với quần
thể người thì đây quả là một thảm họa ghê gớm.
6



Để tránh nguy cơ đó, con người cần có những cách ứng xử văn minh đối
với môi trường, sử dụng và khai thác phải đi đôi với bảo vệ. Điều đó cũng có
nghĩa là đảm bảo sự cân bằng giữa tự nhiên và xã hội.
2.Vấn đề bảo vệ môi trường hiện nay ở Việt Nam
2.1. Khái quát về môi trường và các nguồn tài nguyên thiên nhiên ở Việt Nam
Tài nguyên đất: diện tích đất tự nhiên của Việt Nam vào khoảng 33 triệu
ha.Tiềm năng đất có khả năng canh tác nơng nghiệp vào khoảng 10-11 triệu ha,
trong đó mới chỉ sử dụng được 6,9 triệu ha đất nông nghiệp. Xói mịn, rửa trơi,
bạc màu, đất mặn, phèn, chua là những vấn đáng lưu ý. Tài nguyên nước của
Việt Nam khá dồi dào: lượng nược mặt sản sinh nội lãnh thổ là 32,5 tỷ m 3/năm,
nếu tính cả lượng nước từ các quốc gia lân cận đạt 889 tỷ m 3/năm, trữ lượng
tiềm năng nước ngầm đạt 48 tỷ m3/năm.
Tài nguyên khoáng sản: nước ta nằm trên hai vành đai tạo khống lớn của thế
giới là Thái Bình Dương và Địa Trung Hải. Việt Nam có hơn 3500 mỏ khống
sản với 80 loại khác nhau, trong đó mới chỉ có 270 mỏ được đưa vào khai thác
32 loại. Những khoáng sản chủ yếu như than đá, dầu mỏ, khí đốt, quặng sắt, bơ
xít...Đó là những nguồn tài ngun vơ giá, phục vụ cho sự phát triển công
nghiệp.
Tài nguyên biển: Việt Nam có vùng biển rộng trên 1 triệu km 2, với rất nhiều
tiềm năng kinh tế và độ đa dạng sinh học cao. Tuy nhiên, nước ta cũng là quốc
gia thường xuyên phải gánh chịu những hậu quả nặng nề từ những thảm họa
thiên nhiên trên biển như sóng thần, bão, biển động...
Tài nguyên rừng ở nước ta cũng rất phong phú và đa dạng với nhiều loại động
thực vật quý hiếm, là nguồn thực phẩm, dược phẩm, nguồn nguyên liệu cho
cơng nghiệp. Việt Nam có 7-8 triệu dân sống ở rừng, khoảng 18 triệu dân có
cuộc sống gắn bó với rừng.
7



Việt Nam được quốc tế công nhận là một trong những quốc gia có tính đa
dạng sinh học cao nhất trên thế giới, với nhiều kiểu rừng, đầm lầy, sông suối, rạn
san hô... tạo nên môi trường sống cho khoảng 10% tổng số loài chim và thú
hoang dã trên thế giới. Việt Nam được Quỹ Bảo tồn động vật hoang dã (WWF)
cơng nhận có 3 trong hơn 200 vùng sinh thái toàn cầu; Tổ chức bảo tồn chim
quốc tế (Birdlife) công nhận là một trong 5 vùng chim đặc hữu; Tổ chức Bảo tồn
thiên nhiên thế giới (IUCN) công nhận có 6 trung tâm đa dạng về thực vật. Hệ
sinh thái của Việt Nam rất phong phú, bao gồm 11.458 loài động vật, 21.017 loài
thực vật và khoảng 3.000 loài vi sinh vật, trong đó có rất nhiều lồi được sử
dụng để cung cấp vật liệu di truyền.
2.2. Vấn đề môi trường ở Việt Nam
Do chiến tranh tàn phá, sự gia tăng dân số nhanh, các hoạt động khai thác
tài nguyên thiên nhiên đã đưa đến nhưng hậu quả khá nặng nề cho môi trường
Việt Nam. Sự phát triển công nghiệp với những công nghệ kém thân thiện với
môi trường, sự thiếu hiểu biết của một bộ phận người dân cũng những biên pháp
bảo vệ môi trường thiếu hiệu quả khiến môi trường ô nhiễm ngày một nặng nề.
Năm 1943, Việt Nam có 13,3 triệu ha rừng, chiếm 43,8% diện tích đất.
Hiện nay cịn 8,5 triệu ha,chiếm23,8%. Tốc độ mất rừng của Việt Nam là
200000 ha/năm, trong đó 60000 ha do khai hoang, 50000 ha do cháy và 90000
do khai thác gỗ qua mức. Trữ lượng và chất lượng gỗ rừng đang bị suy giảm.
Việt Nam đang phải đối phó với thực trạng thiếu nước nghiêm trọng, đặc
biệt là vào mùa khô trong khi nhu cầu về nước sạch không ngừng ra tăng. Ơ
nhiễm nguồn nước ngầm, ơ nhiễm nguồn nước tại các con sông, kênh rạch và kĩ
thuật xử lí nước kém là những nguyên nhân cơ bản dẫn đến tình trạng trên.
Khai thác tài ngun khống sản bừa bãi, thiếu chiến lược lâu dài làm cho
nguồn tài nguyên bị suy giảm nhanh chóng. Đồng thời những hoạt động khai

8



thác này cũng là nguyên nhân của sự ô nhiễm mơi trường đất, nước, khơng khí
xung quanh khu vực khai thác.
Sự suy thoái đa dạng sinh học cũng là hâu quả tất yếu của sự ô nhiễm môi
trường. Rất nhiều loài động thực vật đứng trước nguy cơ tuyệt chủng, trong đo
nhiều loài được đưa vào Sách đỏ của thế giới cũng như Việt Nam.
Ơ nhiễm khơng khí, ơ nhiễm tiếng ồn, chất thải...cũng là những vấn đề
nóng của rất nhiều quốc gia.
Ngồi ra, Việt Nam cịn phải chịu hậu quả nặng nề của chiến tranh. Chất
độc màu da cam không chỉ tàn phá nặng nề môi trường nước ta mà còn để lại rất
nhiều di chứng tàn khốc đối với nhiều thế hệ người Việt Nam. Những căn bệnh
như ung thư, bệnh da liễu, lao, phổi ....do sống tại những vùng ô nhiễm môi
trường đang ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của người dân Việt Nam.
Nhìn chung chất lượng môi trường Việt Nam đang xấu đi nghiêm trọng.
Đã đến lúc chúng ta cần có những biện pháp hữu hiệu trước khi quá muộn. Bảo
vệ môi trường là nhiệm vụ cấp bách không chỉ của Việt Nam mà của toàn cầu.
2.3. Hành động của Việt Nam để bảo vệ môi trường hiện nay
Trong xu thế hành động của thế giới, Việt Nam cũng có những hành động của
mình:
- Từ năm 1981 Nhà nước đã cho tập hợp các trường đại học, các viện thành
lập Chương trình Quốc gia về Bảo vệ môi trường.
- Công tác môi trường ở nước ta được chia thành 3 giai đoạn:
+ Từ 1975-1980: Hồi phục.
+ Từ 1980-1990: Xử lí mơi trường trong phát triển sau chiến tranh.
+ Từ 1991 đến nay: Phát triển môi trường bền vững.
- Chiến lược quốc gia của Việt Nam về bảo vệ môi trường:
+ Bảo vệ các hệ sinh thái, hệ nông nghiệp, thủy sản, rừng.
+ Bảo vệ sự đa dạng sinh học.
+ Khuyến khích sử dụng năng lượng tiết chế, tiết kiệm.
+ Đảm bảo chất lượng cuộc sống cho cộng đồng.

9


+ Bảo vệ mơi trường có liên quan đến tồn cầu.
- Chương trình Quốc gia về phát triển bền vững có nội hoạt động theo 5
hướng:
+ Có luật lệ chính sách môi trường.
+ Xây dựng các cơ quan môi trường. Đầu năm1992, Bộ Khoa học Công
nghệ và Môi trường ra đời.
+ Khuyến cáo phải quan trắc, thông tin bảo vệ môi trường.
+ Xây dựng chiến lược phát triển bền vững cho các ngành và địa phương.
+ Đánh giá tác động mơi trường, tai biến mơi trường.
- Bảy chương trình hành động:
+ Quản lí xây dựng.
+ Quản lí tổng hợp lưu vực sơng.
+ Quản lí tổng hợp vùng ven biển, cửa sông..
+ Bảo vệ vùng đất ngập nước.
+ Bảo vệ đa dạng sinh học, các vườn quốc gia.
+ Kiểm sốt ơ nhiễm và xử lí phế thải.
- Hai chương trình hỗ trợ:
+ Giáo dục đào tạo.
+ Quản lí hợp tác quốc tế.
-

Luật Bảo vệ môi trường được Quốc hội thông qua vào năm 2005 đã cho

thấy sự cấp thiết của vấn đề bảo vệ môi trường Việt Nam.
Những biện pháp trên mới chỉ mang lại những hiệu quả bước đầu. Nhìn
chung, việc thực thi pháp luật về bảo vệ môi trường trong thời gian qua chưa
nghiêm túc, hiệu lực, hiệu quả kém. Trong hàng ngàn dự án đã được phê duyệt

báo cáo tác động môi trường, phần lớn không thực hiện đầy đủ các yêu cầu bảo
vệ môi trường. Một số doanh nghiệp đã có hệ thốngxử lí nước thải nhưng khơng
vận hành hoặc chỉ vận hành đối phó. Hiện nay có đến 70% các khu cơng nghiệp
khơng có hệ thống xử lí nước thải, 90% các cơ sở sản xuất kinh doanh thải nguy
hại còn rất tự phát, vi phạm quy định bảo vệ môi trường.

10


Còn rất nhiều điều chúng ta phải làm để duy trì chiến lược phát triển bền
vững của nước nhà. Mơi trường thực sự đang cần chúng ta.

KẾT LUẬN
Môi trường là một vấn đề lớn và cấp bách, nhưng giải quyết nó lại cần một
thời gian dài. Việc giải quyết này ảnh hưởng trực tiếp đến tương lai của chúng
ta.
Điều quan trọng ở đây là phải nhận thức đúng đắn môi quan hệ giữa tự
nhiên và xã hội. Đó chính là cơ sở lý thuyết quan trọng cho việc giải quyết vấn
đề môi trường hiện nay.

11


Nhận thức tốt là chưa đủ. Nhận thức phải đi đơi với những hành động thực
tế có hiệu quả. Để giải quyết vấn đề môi trường, chúng ta cần phải có một tư
duy dài hạn nhưng lại cần những hành động ngay từ bây giờ. Mỗi người chỉ cần
những hành động nhỏ bé và thiết thực như trồng cây, đổ rác đúng nơi quy định,
tắt các thiết bị điện không cần thiết ... là chúng ta đã và đang góp phần bảo vệ
môi trường.
“...Chẳng cần phải thất thông thái, cao siêu chúng ta cũng hiểu được rằng

không nên tàn phá thiên nhiên chỉ vì những món nợ trước mắt, bởi chúng ta
muốn con cháu chúng ta có một cuộc sống tốt đẹp hơn, trong một thế giới tốt
đẹp hơn...”

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Sách
Bộ giáo dục và đào tạo – Giáo trình những ngun lí cơ bản của chủ nghĩa
Mác-Lê Nin – Nhà xuất bản chính trị quốc gia – Hà Nội – 2009
2. Wed

12


- />- />vaconnguoi/tainguyendat.htm
- />- />- />%C3%A0m_g%C3%AC_%C4%91%E1%BB%83_b%E1%BA
%A3o_v%E1%BB%87_v%C3%A0_ph%C3%A1t_tri%E1%BB
%83n_t%C3%A0i_nguy%C3%AAn_r%E1%BB%ABng_Vi
%E1%BB%87t_Nam%3F
- />
-

13



×