Tải bản đầy đủ (.pdf) (138 trang)

Giải pháp tăng cường công tác hướng nghiệp cho học sinh phổ thông trên địa bàn huyện gia lâm, thành phố hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.66 MB, 138 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

TRẦN THU TUYẾN

GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC HƯỚNG NGHIỆP
CHO HỌC SINH PHỔ THÔNG TRÊN ĐỊA BÀN
HUYỆN GIA LÂM, THÀNH PHỐ HÀ NỘI

Ngành:

Quản lý kinh tế

Mã số:

60 34 04 10

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Nguyễn Thị Minh Hiền

NHÀ XUẤT BẢN HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP - 2018


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiên
cứu được trình bày trong luận văn là trung thực, khách quan và chưa từng dùng để bảo
vệ lấy bất kỳ học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được cám
ơn, các thơng tin trích dẫn trong luận văn này đều được chỉ rõ nguồn gốc.
Hà Nội, ngày… tháng… năm 2017
Tác giả luận văn

Trần Thu Tuyến



i


LỜI CẢM ƠN
Trong thời gian thực hiện luận văn tốt nghiệp tôi đã nhận được sự quan tâm và
giúp đỡ của nhiều cá nhân và tập thể. Trước tiên tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến
quý thầy, cô trong Khoa Kinh tế và phát triển nông thôn, Học viện Nơng nghiệp Việt
Nam cùng tồn thể các thầy, cô đã trực tiếp giảng dạy, giúp đỡ tôi trong suốt thời gian
học tại Học Viện Nông Nghiệp Việt Nam. Đặc biệt tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành và
sâu sắc nhất tới cô PGS.TS. Nguyễn Thị Minh Hiền, người đã trực tiếp và tận tình giúp
đỡ tơi trong suốt q trình nghiên cứu để hồn thành bài luận văn này.
Tôi xin chân thành cảm ơn Sở Giáo dục và Đào tạo Thành phố Hà Nội, Ủy ban
nhân dân Huyện Gia Lâm cùng các cơ quan đơn vị của Huyện, các trường THPT, các
em học sinh phổ thông, các phụ huynh... đã nhiệt tình giúp đỡ tơi trong việc thu thập số
liệu và những thông tin cần thiết cho việc nghiên cứu đề tài.
Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn đối với tất cả các tập thể, các cá nhân, các đồng
nghiệp, bạn bè và những người thân đã chỉ bảo, giúp đỡ, động viên, khích lệ tơi trong
suốt quá trình học tập và nghiên cứu khoa học.
Một lần nữa xin trân trọng tỏ lòng biết ơn tới tất cả những cơ quan, đơn vị và các
cá nhân sự giúp đỡ đã dành cho bản thân tôi.
Luận văn này mới chỉ là kết quả bước đầu, bản thân tôi hứa sẽ nỗ lực, cố gắng
nhiều hơn nữa.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày… tháng… năm 2017
Tác giả luận văn

Trần Thu Tuyến

ii



MỤC LỤC
Lời cam đoan ..................................................................................................................... i
Lời cảm ơn ........................................................................................................................ ii
Mục lục ........................................................................................................................... iii
Danh mục chữ viết tắt ...................................................................................................... vi
Danh mục bảng ............................................................................................................... vii
Danh mục sơ đồ, biểu đồ ................................................................................................. ix
Danh mục hộp ................................................................................................................... x
Trích yếu luận văn .......................................................................................................... xi
Thesis abstract................................................................................................................ xiii
Phần 1. Mở đầu ............................................................................................................... 1
1.1.

Tính cấp thiết của đề tài ...................................................................................... 1

1.2.

Mục tiêu nghiên cứu ........................................................................................... 3

1.2.1.

Mục tiêu chung ................................................................................................... 3

1.2.2.

Mục tiêu cụ thể ................................................................................................... 3

1.3.


Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ...................................................................... 3

1.3.1.

Đối tượng nghiên cứu ......................................................................................... 3

1.3.2.

Phạm vi nghiên cứu ............................................................................................ 3

1.4.

Câu hỏi nghiên cứu ............................................................................................. 3

1.5.

Đóng góp của đề tài ............................................................................................ 4

1.5.1.

Về lý luận............................................................................................................ 4

1.5.2.

Về thực tiễn......................................................................................................... 4

Phần 2. Cơ sở lý luận và thực tiễn về công tác hướng nghiệp cho học sinh phổ
thông .................................................................................................................. 5
2.1.


Cơ sở lý luận về công tác hướng nghiệp cho học sinh phổ thông ...................... 5

2.1.1.

Khái niệm ........................................................................................................... 5

2.1.2.

Đặc điểm của hướng nghiệp cho học sinh phổ thông ....................................... 10

2.1.3.

Vai trị của hướng nghiệp cho học sinh phổ thơng ........................................... 11

2.1.4.

Nội dung nghiên cứu giải pháp tăng cường hướng nghiệp cho học sinh phổ
thông ................................................................................................................. 13

2.1.5.

Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác hướng nghiệp cho học sinh phổ thông .... 17

iii


2.2.

Cơ sở thực tiễn về công tác hướng nghiệp cho học sinh phổ thông ................. 27


2.2.1.

Giải pháp cho công tác hướng nghiệp cho học sinh phổ thông của các nước trên
thế giới .............................................................................................................. 27

2.2.2.

Giải pháp cho công tác hướng nghiệp cho học sinh phổ thông ở nước ta ............ 32

2.2.3.

Các nghiên cứu có liên quan đến đề tài ............................................................ 36

Phần 3. Đặc điểm địa bàn và phương pháp nghiên cứu ........................................... 39
3.1.

Đặc điểm địa bàn nghiên cứu ........................................................................... 39

3.1.1.

Điều kiện tự nhiên của huyện gia lâm .............................................................. 39

3.1.2.

Điều kiện kinh tế - xã hội của huyện gia lâm ................................................... 40

3.2.

Phương pháp nghiên cứu .................................................................................. 46


3.2.1.

Phương pháp chọn điểm nghiên cứu ................................................................ 46

3.2.2.

Phương pháp thu thập số liệu ........................................................................... 46

3.2.3.

Phương pháp xử lý số liệu ................................................................................ 49

3.2.4.

Phương pháp phân tích ..................................................................................... 49

3.2.5.

Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu ............................................................................ 50

Phần 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận ................................................................... 51
4.1.

Thực trạng công tác hướng nghiệp cho học sinh phổ thông trên địa bàn huyện
gia lâm, thành phố hà nội.................................................................................. 51

4.1.1.

Các bên có liên quan trong công tác hướng nghiệp .......................................... 51


4.1.2.

Hướng nghiệp qua các môn học ....................................................................... 51

4.1.3.

Hướng nghiệp thông qua lao động sản xuất và học nghề phổ thông ................ 56

4.1.4.

Hướng nghiệp thông qua hoạt động giáo dục hướng nghiệp............................ 57

4.1.5.

Hướng nghiệp thơng qua hoạt động ngoại khóa khác ...................................... 59

4.1.6.

Kết quả công tác hướng nghiệp cho học sinh phổ thông trên địa bàn huyện gia
lâm, hà nội ........................................................................................................ 61

4.1.7.

Đánh giá chung về công tác hướng nghiệp cho học sinh phổ thông trên địa bàn
huyện gia lâm, thành phố hà nội ....................................................................... 68

4.2.

Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác hướng nghiệp cho học sinh phổ thông trên

địa bàn huyện gia lâm, thành phố hà nội .......................................................... 71

4.2.1.

Đội ngũ nhân lực cho công tác hướng nghiệp .................................................. 71

4.2.2.

Hệ thống thông tin và truyền thông .................................................................. 75

4.2.3.

Cơ sở vật chất kỹ thuật, khoa học công nghệ ................................................... 77

iv


4.2.4.

Sự phối hợp giữa gia đình, nhà trường và các tổ chức xã hội .......................... 79

4.2.5.

Chính sách của nhà nước và quy định của địa phương, nhà trường ................. 80

4.2.6.

Công tác dự báo nhân lực, chiến lược phát triển nguồn nhân lực .................... 81

4.3.


Định hướng và giải pháp tăng cường công tác hướng nghiệp cho học sinh
phổ thông trên địa bàn huyện gia lâm ............................................................ 86

4.3.1.

Định hướng công tác hướng nghiệp cho học sinh phổ thông ........................... 86

4.3.2.

Giải pháp tăng cường công tác hướng nghiệp cho học sinh phổ thông trên địa
bàn huyện gia lâm, thành phố hà nội ................................................................ 88

Phần 5. Kết luận và kiến nghị.................................................................................... 105
5.1.

Kết luận........................................................................................................... 105

5.2.

Kiến nghị ........................................................................................................ 106

Tài liệu tham khảo ........................................................................................................ 108
Phụ lục ........................................................................................................................ 111

v


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt


Nghĩa tiếng Việt



Cao đẳng

CNH - HĐH

Cơng nghiệp hóa - hiện đại hóa

CSGD

Cơ sở giáo dục

CSSX

Cơ sở sản xuất

CTHN

Công tác hướng nghiệp

ĐH

Đại học

GD

Giáo dục


GDHN

Giáo dục hướng nghiệp

GDPT

Giáo dục phổ thông

GDTX

Giáo dục thường xuyên

GV

Giáo viên

HĐGDNGLL

Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp

HĐGDNPT

Hoạt động giáo dục nghề phổ thông

HĐHN

Hoạt động hướng nghiệp

HS


Học sinh



Lãnh đạo

NPT

Nghề phổ thông

PHHS

Phụ huynh học sinh

PLHS

Phân luồng học sinh

PP

Phương pháp

PPDH

Phương pháp dạy học

QL

Quản lý




Quy định

QLHN

Quản lý hướng nghiệp

TCCN

Trung cấp chuyên nghiệp

THCS

Trung học cơ sở

THPT

Trung học phổ thông

TTKTTH-HN

Trung tâm kĩ thuật tổng hợp – hướng nghiệp

TVHN

Tư vấn hướng nghiệp

XHCN


Xã hội chủ nghĩa

XHH

Xã hội hóa

vi


DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1. Kiến thức và kĩ năng cần có của giáo viên phụ trách hướng nghiệp ........... 18
Bảng 3.1. Tình hình biến động dân số và lao động của huyện Gia Lâm qua 3
năm (2013-2015) .......................................................................................... 41
Bảng 3.2. Tình hình phát triển kinh tế ở huyện Gia Lâm qua 3 năm ........................... 45
Bảng 3.3. Chọn điểm nghiên cứu trên địa bàn Huyện Gia Lâm .................................. 46
Bảng 3.4. Đối tượng, số mẫu phân phối và nôi dung khảo sát ..................................... 48
Bảng 3.5

Mức độ ảnh hưởng khi xét theo điểm trung bình......................................... 50

Bảng 4.1. Đánh giá có liên quan của học sinh phổ thơng về hoạt động tích hợp
nội dung hướng nghiệp vào các môn học trên địa bàn huyện Gia Lâm....... 54
Bảng 4.2. Số lượng giáo viên dạy nghề cho học sinh phổ thông trên địa bàn
Huyện Gia Lâm năm học 2016-2017 ........................................................... 56
Bảng 4.3. Nhận thức của giáo viên về tầm quan trọng của môn nghề phổ thông
trên địa bàn Huyện Gia Lâm ........................................................................ 57
Bảng 4.4. Các chủ đề trong hoạt động giáo dục hướng nghiệp cho học sinh trên
địa bàn Huyện Gia Lâm ............................................................................... 58
Bảng 4.5. Các hoạt động hướng nghiệp do Đoàn thanh niên các trường phổ

thông tổ chức trên địa bàn Huyện Gia Lâm ................................................. 59
Bảng 4.6. Các hình thức hướng nghiệp của gia đình trên địa bàn huyện Gia Lâm ...... 60
Bảng 4.7. Đánh giá của học sinh phổ thơng về vai trị của công tác hướng
nghiệp trên địa bàn Huyện Gia Lâm ............................................................ 61
Bảng 4.8. Ý kiến của học sinh phổ thông về mục đích của cơng tác hướng
nghiệp trong nhà trường ............................................................................... 62
Bảng 4.9. Lý do chọn ngành nghề của học sinh phổ thông .......................................... 63
Bảng 4.10. Bảng đánh giá mức độ hứng thú tìm hiểu nghề nghiệp của học sinh
phổ thơng trên địa bàn Huyện Gia Lâm ....................................................... 64
Bảng 4.11. Mức độ hiểu biết về nghề nghiệp của học sinh phổ thông trên địa
bàn Huyện Gia Lâm ..................................................................................... 65
Bảng 4.12. Xu hướng chọn nghề của học sinh phổ thông trên địa bàn huyện Gia
Lâm 2016 – 2017 ......................................................................................... 66

vii


Bảng 4.13. Xu hướng chọn bậc học của học sinh phổ thông trên địa bàn Huyện
Gia Lâm năm 2016 - 2017 ........................................................................... 67
Bảng 4.14. Xu hướng chọn nghề theo bậc học của học sinh phổ thông trên địa
bàn Huyện Gia Lâm 2016 – 2017. ............................................................... 68
Bảng 4.15. Đánh giá của CB, GV về hiệu quả của công tác hướng nghiệp tại
các trường THPT trên địa bàn Huyện Gia Lâm ........................................... 69
Bảng 4.16. Đánh giá của CB, GV về mức độ chú trọng của công tác hướng
nghiệp tại các trường THPT trên địa bàn Huyện Gia Lâm .......................... 69
Bảng 4.17. Tổng hợp đánh giá về sự ảnh hưởng của cán bộ quản lý ............................. 72
Bảng 4.18. Tổng hợp đánh giá về sự ảnh hưởng của cán bộ phụ trách công tác
hướng nghiệp. .............................................................................................. 73
Bảng 4.19. Tổng hợp đánh giá về sự ảnh hưởng của phụ huynh học sinh ..................... 74
Bảng 4.20. Đánh giá sự ảnh hưởng của các thông tin hướng nghiệp cho học sinh

phổ thông trên địa bàn Huyện Gia Lâm ....................................................... 75
Bảng 4.21. Đánh giá sự ảnh hưởng của các nguồn thông tin hướng nghiệp .................. 76
Bảng 4.22. Tổng hợp đánh giá về sự ảnh hưởng của cơ sở vật chất .............................. 77
Bảng 4.23. Tổng hợp đánh giá sự ảnh hưởng của yếu tố khoa học công nghệ
trong công tác hướng nghiệp........................................................................ 78
Bảng 4.24. Tổng hợp đánh giá ảnh hưởng của sự phối hợp, kết hợp giữa các gia
đình, nhà trường và các tổ chức xã hội. ....................................................... 79
Bảng 4.25. Dự báo cầu lao động theo 3 nhóm ngành cấp I............................................ 81
Bảng 4.26. Dự báo cầu lao động theo nhóm ngành cấp I............................................... 82
Bảng 4.27. Dự báo nhu cầu lao động qua đào tạo .......................................................... 83

viii


DANH MỤC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ
Sơ đồ 4.1.

Bộ máy tổ chức hoạt động hướng nghiệp ở các trường phổ thông
trên địa bàn Huyện Gia Lâm ................................................................... 51

Sơ đồ 4.2.

Bộ máy tổ chức hoạt động hướng nghiệp ............................................... 91

Biểu đồ 4.1.

Thực trạng giáo viên tích hợp nội dung hướng nghiệp vào các môn
học trên địa bàn huyện Gia Lâm ............................................................. 52

Biểu đồ 4.2.


Lượng thời gian giáo viên tích hợp nội dung hướng nghiệp vào
môn học trên địa bàn huyện Gia Lâm ..................................................... 53

Biểu đồ 4.3.

Đánh giá của học sinh về mức độ thực hiện thường xuyên lồng
ghép kiến thức nghề nghiệp vào môn học ............................................... 55

ix


DANH MỤC HỘP
Hộp 4.1. Các nghề phổ thông được hướng nghiệp trên địa bàn huyện Gia Lâm ......... 56
Hộp 4.2. Ý kiến của BGH Trường THPT Cao Bá Quát về hướng nghiệp thông qua
tổ chức xã hội ................................................................................................. 60

x


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Tên tác giả: Trần Thu Tuyến
Tên luận văn: “Giải pháp tăng cường công tác hướng nghiệp cho học sinh phổ thông
trên địa bàn Huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội”
Ngành: Quản lý kinh tế

Mã số: 60 34 04 10

Cơ sở đào tạo: Học Viên Nông Nghiệp Việt Nam
Hướng nghiệp cho học sinh phổ thông là bước khởi đầu quan trọng của quá

trình phát triển nguồn nhân lực. Đối với huyện Gia Lâm, Thành phố Hà Nội là một
trong những huyện có tốc độ đơ thị hóa nhanh, đang chuyển đổi mạnh mẽ cơ cấu kinh
tế, phát triển công nghiệp – nông nghiệp – dịch vụ nên nhu cầu đào tạo, phát triển
nguồn nhân lực tăng cao. Hiện nay, công tác hướng nghiệp cho học sinh phổ thông
trên địa bàn huyện Gia Lâm đã được các trường trung học phổ thông quan tâm và đã
đạt được một số kết quả nhất đinh, nhưng còn nhiều hạn chế, kết quả chưa cao, chưa
đáp ứng được nhu cầu phát triển kinh tế xã hội, nguồn nhân lực ở địa phương. Mục
tiêu nghiên cứu chính là xác định, đánh giá thực trạng công tác hướng nghiệp cho học
sinh phổ thông trên địa bàn huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội; trên cơ sở đó, đề xuất
các giải pháp tăng cường cơng tác hướng nghiệp cho học sinh phổ thông trên địa bàn
huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội. Đối tượng nghiên cứu của đề tài là giải pháp tăng
cường công tác hướng nghiệp cho học sinh phổ thông trên địa bàn huyện Gia Lâm,
thành phố Hà Nội.
Để tiến hành phân tích đề tài sử dụng phương pháp chọn điểm nghiên cứu,
phương pháp thu thập số liệu, phân tích và xử lý số liệu với phương pháp thống kê mô
tả và phương pháp chuyên gia. Số liệu thứ cấp bao gồm: tình hình các trường thực hiện
cơng tác hướng nghiệp, trường nào đã thực hiện hướng nghiệp qua môn học, thông qua
lao động sản xuất và học nghề, qua hoạt động giáo dục nghề nghiệp, qua hoạt động
ngoại khóa khác,... đã được thu thập thông qua nguồn tài liệu: Sở Giáo dục và Đào tạo
Hà Nội, số liệu thống kê, báo cáo, kế hoạch của các trường THPT... Số liệu sơ cấp được
thu thập thông qua khảo sát 7 trường bao gồm khối trường cơng lập và khối trường
ngồi cơng lập. Các đối tượng khảo sát chính là các giáo viên và giáo viên phụ trách
công tác hướng nghiệp (120), các cán bộ quản lý (10), hội phụ huynh (07), học sinh
cuối cấp (360). Các nội dung khảo sát tập trung vào thực trạng cơng tác hướng nghiệp,
các thuận lợi, khó khăn trong công tác hướng nghiệp, và một số đề xuất định hướng,
giải pháp nâng cao công tác hướng nghiệp cho học sinh trên địa bàn Huyện Gia Lâm,
thành phố Hà Nội.

xi



Nghiên cứu phân tích, xác định, đánh giá thực trạng công tác hướng nghiệp cho
học sinh phổ thông ở huyện Gia Lâm nhận thấy những kết quả đạt được: Các em đã có
những hiểu biết tốt về hướng nghiệp đồng thời cũng đã có những định hướng đúng đắn,
tích cực trong việc chọn ngành nghề cho bản thân. Đó là xuất phát từ sự phù hợp giữa
nghề với sở thích, năng lực và nhu cầu của bản thân. Đây là một trong những nét tích
cực trong cơng tác hướng nghiệp cho học sinh phổ thông trên địa bàn Huyện Gia Lâm.
Các em học sinh đã dần lựa chọn học trung cấp thay vì chọn con đường học Cao đẳng,
đại học nhất là ở các nhóm cơng nghệ kỹ thuật. Tuy nhiên, vẫn còn tồn tại một số hạn
chế: Nhận thức chưa đầy đủ, đúng đắn về công tác hướng nghiệp, học sinh không hiểu
biết về những thông tin rất chủ yếu, quan trọng và cần thiết của nghề đối với xã hội và
với cá nhân người học, hành nghề. Nghiên cứu đã chỉ ra các yếu tố ảnh hưởng chủ yếu
đến công tác hướng nghiệp cho học sinh phổ thông trên địa bàn huyện Gia Lâm bao
gồm yếu tố: đội ngũ nhân lực cho công tác hướng nghiệp, hệ thống thông tin và truyền
thông, cơ sở vật chất kỹ thuật, khoa học công nghệ...Công tác hướng nghiệp cho học
sinh phổ thơng trên địa bàn huyện Gia Lâm có nhiều thuận lợi, tuy nhiên vẫn còn các
mặt tồn tại cũng như hạn chế.
Qua phân tích, xác định, đánh giá thực trạng và các yếu tố ảnh hưởng nghiên
cứu đề xuất một số giải pháp chủ yếu tăng cường công tác hướng nghiệp cho học sinh
phổ thông trên địa bàn Huyện Gia Lâm trong thời gian tới là: nâng cao nhận thức và
trách nhiệm của các bên trong công tác hướng nghiệp, phát triển đội ngũ tư vấn hướng
nghiệp hiệu quả, tăng cường mạng lưới thông tin và truyền thông, đa dạng hóa nội dung
và phương pháp tư vấn hướng nghiệp, mở rộng liên kết giữa Nhà trường và các bên có
liên quan, xã hội hóa trong hướng nghiệp. Từ đó, kết luận và kiến nghị đến Sở Giáo dục
và Đào tạo Hà Nội, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội Hà Nội, các trường Đại học,
Cao đẳng, Trung cấp, các công ty, doanh nghiệp, các trường THPT trên địa bàn Huyện
Gia Lâm nhằm thực hiện công tác hướng nghiệp hiệu quả trong thời gian tới.

xii



THESIS ABSTRACT
Name: Trần Thu Tuyến
Title: Solutions to enhance vocational guidance for high school students in Gia Lam
district, Ha Noi province
Major: Economics Management

Code: 60 34 04 10

University: Vietnam National University of Agriculture
Objective
Vocational guidance for high school students is important process in human
resource development. Gia Lam district, Hanoi is one of the districts with rapid
urbanization speed, the economic structure and developing the industry-agricultureservice are strongly transforming. Therefore, the demand of training and development
of the human resource is rising. Nowadays, vocational guidance for high school
students has been interested in some high schools with the good results, but still many
limitations, the results do not meet the needs of socio-economic development and local
human resources. The research topic has theoretical and practical of enhancing
vocational guidance for high school students as a scientific basis for the implementation
of solutions and strategies for vocational guidance for high school students in Gia Lam
district, Ha Noi province.
Methodology
Collection the secondary data through reports, statistics, news, books, magazines,
the judgment, the assessment of economic experts, and so on. Besides, the primary data
was collected by interview the officers in 7 schools in Gia Lam district. Interview 120
teachers, 10 managers, 360 students. The method of disaggregated information,
comparative, statistical described, and graphs were used in analysis database.
Result and Recommendation
The result show the assess the current situation of vocational guidance for high
school students in Gia Lam district. They have good knowledge of vocational guidance

and positive in choosing the industry for themselves. The suitability of the profession
with hobbies and abilities. This is one of the positive features in vocational guidance for
high school students in Gia Lam district. Students chose to pursue intermediate education
rather than college, especially in technical groups. However, still exist some limitations:
Inadequate and perception of vocational guidance, students are not knowledgeable about
the necessary information of the profession to society and individual.

xiii


This research show that the factors affect to vocational guidance for high school
students in Gia Lam district included: human resources for vocational guidance,
communication system, technical facilities, science and technology…. The solutions to
improve the quality of vocational guidance for high school in Gia Lam district such as:
improve awareness and responsibilities of the parties in vocational guidance,
development of manager in vocational guidance, strengthen information and
communication networks, socialization in vocational guidance. Leading to
recommendations to Hanoi Department of Education and Training, Hanoi Department
of Labor - Invalids and Social Affairs, universities, colleges, secondary schools,
companies, enterprises, schools.

xiv


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Ở nước ta, Đảng và Nhà nước luôn khẳng định quan điểm coi con người là
trung tâm của sự phát triển, của công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Hiện
nay, trong điều kiện đẩy mạnh cơng nghiệp hóa và hội nhập quốc tế, phát triển
nhân lực được coi là một trong ba khâu đột phá của chiến lược chuyển đổi mơ

hình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước; đồng thời, phát triển nhân lực trở
thành nền tảng phát triển bền vững và tăng lợi thế cạnh tranh quốc gia (Đặng
Xuân Hoan, 2015). Để đạt được mục tiêu trên, nước ta cần một lực lượng lao
động có đủ trình độ năng lực, thích ứng và bắt kịp nhanh với q trình sản xuất
địi hỏi cơng nghệ cao, áp lực lớn và thích ứng với việc thay đổi nghề nghiệp,
điều kiện làm việc theo yêu cầu của quá trình sản xuất trong mọi lĩnh vực của đời
sống xã hội, nhất là khi cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang tới gần. Tại Diễn
đàn Kinh tế Thế giới (2016), các nhà kinh tế và khoa học đã cảnh báo, trong cuộc
Cách mạng công nghiệp 4.0, thị trường lao động sẽ bị thách thức nghiêm trọng,
có sự thay đổi lớn giữa cung và cầu lao động cũng như cơ cấu lao động địi hỏi
người lao động phải thích ứng nhanh với sự thay đổi của sản xuất nếu không sẽ
bị dư thừa, bị thất nghiệp. Vì thế, nếu lực lượng lao động ở nước ta không chiếm
hữu được tri thức, không sáng tạo và sử dụng được thông tin trong mọi lĩnh vực
thì khơng thể thành cơng trong sự cạnh tranh quyết liệt của thị trường.
Hướng nghiệp cho học sinh phổ thơng là bước khởi đầu quan trọng của
q trình phát triển nguồn nhân lực. Trong giáo dục, hướng nghiệp với bản chất
là hệ thống các biện pháp tiến hành trong và ngồi nhà trường để giúp học sinh
phổ thơng có kiến thức về nghề nghiệp và có khả năng lựa chọn nghề nghiệp trên
cơ sở đánh giá năng lực bản thân và nắm được định hướng phát triển kinh tế xã
hội cũng như nhu cầu nhân lực của địa phương, đất nước trong từng thời kỳ.
Công tác hướng nghiệp có vai trị quan trọng, sẽ góp phần tác động và làm
chuyển biến nhận thức của học sinh trong việc lựa chọn nghề nghiệp; điều này
dẫn tới sự cân đối hay bất cân đối nguồn nhân lực giữa các ngành. Nếu thực hiện
tốt thì học sinh sẽ được đào tạo nghề theo đúng khả năng và năng lực cũng như
năng khiếu của mình, để sau khi được đào tạo người lao động sẽ rất dễ dàng
trong việc tìm kiếm việc làm, việc làm có hiệu quả, có năng suất lao động cao,
giảm tỉ lệ thất nghiệp và góp phần tích cực và có hiệu quả vào việc phân cơng và

1



sử dụng hợp lý nguồn nhân lực. Tuy nhiên, do việc thực hiện chưa đồng bộ, công
tác hướng nghiệp mang tính hình thức, chưa thiết thực, tính chất chun nghiệp
cịn hạn chế, đa số giáo viên, cán bộ quản lý, nhân viên và học sinh chưa nhận
thức, quán triệt đầy đủ được tầm quan trọng của giáo dục hướng nghiệp; cơ sở
vật chất, trang thiết bị và đội ngũ hướng nghiệp còn thiếu về số lượng, chưa đáp
ứng về chất lượng nên chưa phát huy được hiệu quả như mục tiêu đề ra. Mặt
khác, hệ thống giáo dục nghề nghiệp và thị trường lao động chưa phát triển lành
mạnh; cơ chế, chính sách về thực hiện hoạt động hướng nghiệp còn bất cập,
chậm đổi mới; nhận thức về tầm quan trọng của giáo dục hướng nghiệp của các
cơ quan, ban ngành, đồn thể, cộng đồng xã hội và gia đình học sinh chưa được
thực sự quan tâm.
Và hậu quả là theo nhiều cuộc khảo sát cho thấy tỷ lệ học sinh chọn sai
ngành học chiếm khoảng 60%, chỉ có 5% học sinh có hiểu biết về ngành chọn
học, 20% có hiểu biết tương đối đầy đủ và 75% thiếu hiểu biết về nghề bản thân
chọn học (Trần Anh Tuấn, 2017). Theo khảo sát của Trung tâm Dự báo nhu cầu
nhân lực và Thơng tin thị trường lao động (2016) thì “chỉ có khoảng 80% sinh
viên sau khi tốt nghiệp tìm được việc làm, cịn 20% tìm việc rất khó khăn hoặc
khơng tìm được việc làm phải chuyển đổi ngành học hoặc làm những cơng việc
thấp hơn trình độ đào tạo”.
Gia Lâm là vùng kinh tế trọng điểm ở phía đơng thủ đơ Hà Nội, một trong
những huyện có tốc độ đơ thị hóa nhanh trên địa bàn thành phố Hà Nội, đang
chuyển đổi mạnh mẽ cơ cấu kinh tế, phát triển công nghiệp - nông nghiệp - dịch
vụ, nhu cầu đào tạo phát triển nguồn nhân lực tăng cao. Trên địa bàn Huyện Gia
Lâm, công tác hướng nghiệp được thực hiện trong nhà trường cũng đã được quan
tâm và đã thu được một số kết quả nhất định, nhưng nhìn chung vẫn còn nhiều
hạn chế nên chưa đạt kết quả cao, chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển kinh tế xã hội của địa phương. Bên cạnh đó, chưa có những nghiên cứu một cách bài bản
về thực trạng cơng tác hướng nghiệp và giải pháp để góp phần nâng cao hiệu quả
công tác hướng nghiệp cho học sinh phổ thông trên địa bàn. Với những vấn đề
thực tiễn trên, việc nghiên cứu giải pháp tăng cường công tác hướng nghiệp một

cách hiệu quả, chất lượng cho học sinh phổ thông là quan trọng và cần thiết đối
với sự phát triển nguồn nhân lực nên tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Giải pháp
tăng cường công tác hướng nghiệp cho học sinh phổ thông trên địa bàn huyện
Gia Lâm, thành phố Hà Nội”.

2


1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1. Mục tiêu chung
Xác định, đánh giá thực trạng công tác hướng nghiệp cho học sinh phổ
thông trên địa bàn huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội; đề xuất các giải pháp tăng
cường công tác hướng nghiệp cho học sinh phổ thông trên địa bàn huyện Gia
Lâm, thành phố Hà Nội.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về công tác hướng nghiệp cho
học sinh phổ thông.
- Đánh giá thực trạng công tác hướng nghiệp cho học sinh phổ thông trên
địa bàn huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội.
- Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến cơng tác hướng nghiệp cho học sinh
phổ thông trên địa bàn huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội.
- Định hướng và một số giải pháp tăng cường nâng cao hiệu quả công
tác hướng nghiệp cho học sinh phổ thông trên địa bàn Huyện Gia Lâm, thành
phố Hà Nội.
1.3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là giải pháp tăng cường công tác hướng
nghiệp cho học sinh phổ thông trên địa bàn huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội.
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi không gian: Đề tài tiến hành nghiên cứu trên địa bàn huyện Gia

Lâm, thành phố Hà Nội.
- Phạm vi thời gian: Số liệu được nghiên cứu từ năm 2013 đến 2017. Đề
tài được thực hiện từ tháng 09 năm 2016 đến tháng 10 năm 2017.
- Phạm vi nội dung: Nghiên cứu các vấn đề lý luận và thực tiễn về cơng tác
hướng nghiệp, phân tích thực trạng cơng tác hướng nghiệp, các yếu tố ảnh hưởng
đến công tác hướng nghiệp và định hướng giải pháp tăng cường công tác hướng
nghiệp cho học sinh phổ thông trên địa bàn huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội.
1.4. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
- Cơng tác hướng nghiệp là gì? Vai trị, vị trí, nhiệm vụ, đặc điểm của
cơng tác hướng nghiệp?

3


- Thực trạng về công tác hướng nghiệp trên địa bàn Huyện Gia Lâm diễn
ra như thế nào?
- Có những yếu tố nào ảnh hưởng? Yếu tố nào thúc đẩy? Yếu tố nào cản
trở? đến công tác hướng nghiệp cho học sinh phổ thông trên địa bàn huyện Gia
Lâm, thành phố Hà Nội.
- Kinh nghiệm nâng cao công tác hướng nghiệp ở các địa phương trên thế
giới và cả nước như thế nào?
- Định hướng phát triển công tác hướng nghiệp như thế nào?
- Các giải pháp tăng cường công tác hướng nghiệp cho học sinh phổ thông
trên địa bàn huyện Gia Lâm trong thời gian tới là gì?
1.5. ĐĨNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI
1.5.1. Về lý luận
- Trên cơ sở phân tích, hệ thống hóa và kế thừa các lý thuyết về hướng
nghiệp, công tác hướng nghiệp, luận văn đã bổ sung và làm sáng tỏ thêm khái
niệm về hướng nghiệp, công tác hướng nghiệp trong trường phổ thông trong thời
kỳ hiện nay; góp phần bổ sung cho lý thuyết về giáo dục hướng nghiệp ở THPT

của Việt Nam hiện nay.
- Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác hướng nghiệp trong trường phổ
thông trong thời kỳ hiện nay
- Đề xuất định hướng các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động hướng
nghiệp cho học sinh phổ thông đáp ứng yêu cầu hiện nay.
1.5.2. Về thực tiễn
- Phân tích, làm rõ thực trạng công tác hướng nghiệp cho học sinh phổ
thông trên địa bàn Huyện Gia Lâm hiện nay.
- Xác định được các yếu tố ảnh hưởng đến các hoạt động hướng nghiệp
trong nhà trường phổ thông.
- Kinh nghiệm về công tác hướng nghiệp trên thế giới và ở nước ta hiện nay.
- Định hướng các giải pháp tăng cường công tác hướng nghiệp cho học
sinh phổ thông trên địa bàn Huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội.

4


PHẦN 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CÔNG TÁC HƯỚNG
NGHIỆP CHO HỌC SINH PHỔ THÔNG
2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÔNG TÁC HƯỚNG NGHIỆP CHO HỌC
SINH PHỔ THÔNG
2.1.1. Khái niệm
2.1.1.1. Khái niệm hướng nghiệp
Thuật ngữ hướng nghiệp xuất hiện trên thế giới cách đây hàng trăm năm
nhưng cho đến nay vẫn còn rất nhiều người hiểu chưa đúng hoặc chưa đầy đủ.
Có người nghĩ đơn giản hướng nghiệp là hướng dẫn, quyết định việc chọn ngành,
nghề cho học sinh chuẩn bị tốt nghiệp phổ thơng; có người cho rằng đây là quá
trình định hướng cho các em lựa chọn những ngành, nghề có giá trị trong xã hội.
Có người lại cho rằng hướng nghiệp là cơng việc dành riêng cho nhà trường và
chỉ có nhà trường mới làm được hướng nghiệp… Vậy, hướng nghiệp bắt nguồn

từ đâu? Và hiểu về hướng nghiệp như thế nào cho đúng?
Theo K. Platơnơp (1978) cho rằng: “Hướng nghiệp đó là hệ thống
các biện pháp tâm lý, giáo dục, y học nhằm giúp cho con người đi vào cuộc sống
thông qua việc lựa chọn cho mình một nghề nghiệp vừa đáp ứng nhu cầu xã hội
vừa phù hợp với hứng thú, năng lực của bản thân”.
Thực tế, có nhiều cách hiểu khác nhau về “Hướng nghiệp”. Theo các lĩnh
vực khác nhau thì Hướng nghiệp có các khái niệm khác nhau. Các nhà tâm lý học
cho rằng hướng nghiệp được hiểu là hệ thống các biện pháp sư phạm, y học giúp
cho thế hệ trẻ chọn nghề có tính đến nhu cầu của xã hội và năng lực bản thân.
Còn các nhà kinh tế học thì cho rằng đó là những mối quan hệ kinh tế giúp cho
mỗi thành viên trong xã hội phát triển năng lực đối với lao động và đưa họ vào
một lĩnh vực hoạt động cụ thể, phù hợp với việc phân tích lao động xã hội. Theo
quan điểm của các nhà giáo dục học thì hướng nghiệp là một hoạt động của các
tập thể sư phạm, của các cán bộ thuộc các cơ quan, xí nghiệp khác nhau được
tiến hành với mục đích giúp HS chọn nghề đúng đắn phù hợp với năng lực, thể
lực và tâm lý của cá nhân với nhu cầu kinh tế - xã hội. Hướng nghiệp là một bộ
phận cấu thành của quá trình giáo dục - học tập trong nhà trường.
Mặt khác, có thể xem xét khái niệm hướng nghiệp dưới góc độ xã hội và
dưới góc độ giáo dục phổ thơng:

5


Theo Phạm Tất Dong (2004) thì dưới góc độ xã hội, có thể nói rằng hướng
nghiệp là cơng việc mà tồn xã hội có trách nhiệm tham gia. Trong những điều
kiện lý tưởng, trẻ em cần được hướng nghiệp liên tục và thường xuyên bằng
nhiều hình thức, bằng nhiều con đường. Nếu xã hội biết tận dụng câu lạc bộ, nhà
văn hố, rạp chiếu phim, đài phát thanh, truyền hình, nhà xuất bản, thư viện…
vào công tác hướng nghiệp, tác dụng hướng dẫn chọn nghề đối với trẻ em sẽ rất
lớn. Những cơ quan, những tổ chức nói trên có nhiệm vụ làm cho thế hệ trẻ hiểu

được nội dung, tính chất, đặc điểm, điều kiện cơng tác của mình, giúp cho họ tìm
hiểu những nghề nghiệp, chun mơn mà mình cần tuyển chọn. Cuối cùng những
cơ quan, những cơ sở sản xuất phải tiến hành tuyển chọn người trên cơ sở
nguyện vọng và dự định nghề nghiệp của họ. Chúng ta đang phấn đấu để cho trẻ
em được chọn nghề theo hứng thú, sở thích và cũng mong muốn chúng ngày
càng nhận thức sâu sắc nghĩa vụ lao động, nhu cầu nhân lực mà xã hội đặt ra. Do
đó, hướng nghiệp phải là công việc được xã hội quan tâm đặc biệt. Không nên để
cho trẻ em chọn nghề một cách tự phát, cũng không nên để cho số phận nghề
nghiệp của mỗi HS, mỗi thanh thiếu niên phụ thuộc vào những gì hết sức ngẫu
nhiên. Hướng nghiệp là quá trình dẫn dắt thế hệ trẻ đi vào thế giới nghề nghiệp,
giúp cho họ phát huy được hết năng lực lao động trong thế giới đó, có được cuộc
sống thoả mãn với lao động nghề nghiệp.
Theo Phạm Tất Dong (2004) thì dưới góc độ GDPT: Trong trường phổ
thơng, Hướng nghiệp là một hình thức hoạt động dạy của thầy và hoạt động học
của trò. Với tư cách là hoạt động dạy của thầy, HN được coi như là công việc của
tập thể GV, tập thể sư phạm, có mục đích GD HS trong việc chọn nghề, giúp các
em tự quyết định nghề nghiệp tương lai trên cơ sở phân tích khoa học về năng
lực, hứng thú của bản thân và nhu cầu nhân lực của các ngành sản xuất trong xã
hội. Với cách hiểu này, hướng nghiệp là sự tác động của một hệ thống những
biện pháp tác động của nhà trường, gia đình và xã hội, trong đó nhà trường đóng
vai trị chủ đạo nhằm hướng dẫn và chuẩn bị cho thế hệ trẻ sẵn sàng đi vào lao
động ở các ngành nghề, tại những nơi xã hội đang cần phát triển, đồng thời phù
hợp với hứng thú, năng lực cá nhân.
Ở nước ta, cũng có nhiều quan điểm khác nhau về hướng nghiệp. Theo Từ
điển Giáo dục học (2001) định nghĩa “Hướng nghiệp là hệ thống các biện pháp
giúp đỡ HS làm quen tìm hiểu nghề, lựa chọn, cân nhắc nghề nghiệp với nguyện
vọng, năng lực, sở trường của mỗi người, với nhu cầu và điều kiện thực tế khách
quan của xã hội”.

6



Theo Mạc Văn Trang (1993) định nghĩa “Hướng nghiệp là quá trình tuyên
truyền, hướng dẫn cho đối tượng hiểu biết về thế giới nghề nghiệp, thị trường lao
động và đặc điểm của cá nhân; trên cơ sở đó họ có thể lựa chọn học nghề, tìm
việc làm phù hợp với nguyện vọng, hồn cảnh, năng lực của cá nhân” (trích dẫn
bởi Lê Hồng Minh, 2010).
Theo Phạm Tất Dong (2004) thì “Hướng nghiệp là một hệ thống tác động
của xã hội về GD, về y học, kinh tế học nhằm giúp thế hệ trẻ chọn được nghề vừa
phù hợp với hứng thú, năng lực, nguyện vọng, sở trường của cá nhân, vừa đáp
ứng nhu cầu nhân lực của các lĩnh vực sản xuất trong nền kinh tế quốc dân”.
Theo Nguyễn Văn Hộ (2006) thì xem “Hướng nghiệp là sự tác động của
một tổ hợp các lực lượng xã hội, lấy sự chỉ đạo của một hệ thống sư phạm làm
trung tâm vào thế hệ trẻ, giúp cho các em quen biết với một số ngành nghề phổ
biến để khi tốt nghiệp ra trường, các em có thể lựa chọn cho mình một cách có ý
thức nghề nghiệp tương lai”.
Về văn bản quy phạm pháp luật thì theo Điều 3- Nghị định 75/2006/NĐCP Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều Luật Giáo dục thì
“Hướng nghiệp trong giáo dục là hệ thống các biện pháp tiến hành trong và ngồi
nhà trường để giúp HS có kiến thức về nghề nghiệp và có khả năng lựa chọn
nghề nghiệp trên cơ sở kết hợp nguyện vọng, sở trường của cá nhân với nhu cầu
sử dụng lao động của xã hội”. Khái niệm trên cho thấy: Thực chất của hướng
nghiệp không phải là sự quyết định nghề mà là giúp các em có được những hiểu
biết cần thiết về bản thân, về thế giới nghề nghiệp xung quanh, về những yếu tố
ảnh hưởng/tác động tới bản thân trong việc chọn nghề để lựa chọn nghề phù hợp
và giải quyết thỏa đáng mối quan hệ giữa cá nhân với nghề, giữa cá nhân với xã
hội. Hướng nghiệp là giáo dục sự lựa chọn nghề một cách có chủ đích nhằm đảm
bảo cho các em hạnh phúc trong lao động nghề nghiệp, lao động đạt hiệu suất
cao và cống hiến được nhiều nhất cho xã hội. Hướng nghiệp không chỉ được thực
hiện trong nhà trường bởi các thầy, cô giáo mà hướng nghiệp được tiến hành tại
gia đình và cộng đồng với sự tác động, hỗ trợ của các cơ quan, đoàn thể, tổ chức

xã hội, đặc biệt là cha mẹ HS.
Hiện nay, có một số quan điểm mới về hướng nghiệp. Có thể kể đến như
sau: “Hướng nghiệp (Orientation Professionnelle) là một quá trình liên tục giúp
đỡ mọi người suốt cả cuộc đời để họ thực hiện được dự án cá nhân cũng như
nghề nghiệp của mình bằng cách xác định những mong muốn và năng lực của

7


mình thơng qua thơng tin và tư vấn về thực tế thế giới công việc, sự phát triển của
nghề nghiệp, thị trường lao động, thực tiễn kinh tế và nhu cầu trong đào tạo”.
Hướng nghiệp là một q trình, khơng chỉ diễn ra ở một thời điểm của cuộc đời mà
diễn ra trong suốt đời người. Mục đích khơng chỉ giúp con người lựa chọn nghề
nghiệp phù hợp mà còn hỗ trợ con người vượt qua khó khăn, thích ứng với hồn
cảnh của một xã hội phát triển và có nhiều thay đổi, phát huy được tối đa năng lực
của mình để đạt được thành cơng trong nghề nghiệp, xây dựng được cuộc sống tốt
đẹp cho bản thân. Hướng nghiệp hiện nay là hướng đến thế giới việc làm, không
chỉ hướng đến một nghề mà hướng đến một nhóm nghề và rộng hơn. Con người
phải linh hoạt, đa dạng, có khả năng thích ứng cao… trong thế giới nghề nghiệp để
có thể dễ dàng chuyển việc (trích dẫn bởi Lê Thị Thu Thủy, 2013).
Như vậy, tuỳ thuộc vào đặc trưng của từng lĩnh vực hoạt động khoa học
mà có những quan điểm khác nhau khi xem xét về khái niệm hướng nghiệp. Tuy
nhiên, dù xem xét dưới góc độ nào thì về bản chất hướng nghiệp là một hoạt
động giáo dục trong và ngồi Nhà trường phổ thơng, giúp học sinh tìm hiểu nghề
nghiệp, giúp cá nhân lựa chọn nghề, phát huy tối đa năng lực của bản thân cũng
như đáp ứng được nhu cầu nhân lực với sự tham gia đồng bộ của nhiều bộ phận
xã hội nhằm giải quyết hợp lý lực lượng lao động dự trữ có sẵn của đất nước.
2.1.1.2. Khái niệm giáo dục hướng nghiệp
Theo Phạm Tất Dong (2004) thì giáo dục hướng nghiệp trong nhà trường
phổ thơng là hình thức hoạt động của thầy và trị, có mục đích giáo dục học sinh

trong việc chọn nghề, giúp các em tự quyết định nghề nghiệp tương lai trên cơ sở
phân tích có khoa học về năng lực, hứng thú của bản thân và nhu cầu nhân lực
của các ngành sản xuất trong xã hội. Trong trường phổ thông, giáo dục hướng
nghiệp là một bộ phận của giáo dục toàn diện. Giáo dục hướng nghiệp là hoạt
động được thực hiện bởi GV và HS và được tiến hành qua nhiều hình thức giáo
dục hướng nghiệp khác nhau nhưng tập trung vào thực hiện mục đích giúp cho
HS lựa chọn nghề vừa đáp ứng nhu cầu phát triển KT-XH vừa phù hợp với
nguyện vọng, năng lực, thể lực của HS để các em phát huy được khả năng bản
thân trong cuộc sống nghề nghiệp. Do vậy, giáo dục hướng nghiệp trong trường
phổ thông không phải là nhằm quyết định nghề cho mỗi cá nhân mà là điều chỉnh
động cơ, hứng thú nghề nghiệp của thế hệ trẻ, giúp các em giải quyết việc chọn
nghề cho tương lai một cách có ý thức ngay khi cịn ngồi trên ghế nhà trường
(trích dẫn theo Lê Thị Thanh Thủy, 2013).

8


Như vậy: giáo dục hướng nghiệp khẳng định vai trò của hướng nghiệp đối
với thanh niên, học sinh trong trường phổ thông. Là giúp các em chọn được nghề
phù hợp với năng lực, sở thích, hứng thú, nhu cầu nhân lực của xã hội, địa
phương, khuyến khích kết hợp hướng nghiệp trong nhà trường với lao động sản
xuất, tham quan, thực tập ở các nhà máy, xí nghiệp nhằm nâng cao nhận thức của
học sinh về nghề.
2.1.1.3. Khái niệm công tác hướng nghiệp
Theo Điều 4, Chương II, Quy định về công tác hướng nghiệp, tư vấn việc
làm trong các cơ sở giáo dục đại học và trung cấp chuyên nghiệp (Ban hành kèm
theo Quyết định số 68/2008/QĐ-BGD ĐT ngày 09 tháng 12 năm 2008 của Bộ
trưởng Bộ giáo dục và Đào tạo) thì nội dung cơng tác hướng nghiệp như sau:
- Tư vấn, giới thiệu về ngành, chuyên ngành đào tạo của nhà trường, cơ
hội tìm việc làm sau khi tốt nghiệp cho đối tượng tuyển sinh của nhà trường.

- Tổ chức các hoạt động tư vấn về phương pháp học tập, nội dung, đặc
điểm của ngành, nghề và trình độ đang được đào tạo; các vấn đề về chính sách,
pháp luật của Nhà nước liên quan đến ngành, nghề được đào tạo cho người học
của nhà trường.
- Tổ chức câu lạc bộ hướng nghiệp, hoạt động ngoại khoá, giao lưu với
đơn vị sử dụng lao động, giúp người học bổ sung kiến thức thực tế và các kỹ
năng cần thiết để hồ nhập với mơi trường làm việc sau khi tốt nghiệp.
Do đó, theo Nguyễn Thị Thái (2014) thì: “Công tác hướng nghiệp cần
giúp cho học sinh hiểu được hệ thống nghề nghiệp trong xã hội, phương hướng
phát triển nền kinh tế quốc dân nói chung và của địa phương nói riêng nhằm xác
định cho bản thân trách nhiệm, nghĩa vụ sẵn sàng tham gia vào lao động sản
xuất. Trên cơ sở của sự hiểu biết nghề nghiệp và nền kinh tế quốc dân, của địa
phương, những đòi hỏi khách quan của hoàn cảnh, biết đối chiếu với sự phát
triển, sự năng lực, sở trường, tình trạng tâm sinh lý sức khỏe của bản thân để điều
chỉnh động cơ lựa chọn nghề. Tạo ra những điều kiện cần thiết về cơ sở vật chất,
về các mối quan hệ xã hội và ý thức cầu tiến bộ của học sinh để các em tích cực
tham gia các hình thức lao động kỹ thuật do nhà trường tổ chức, nâng cao ý thức
và thái độ lao động, có dịp thử sức mình trong hồn cảnh thực tiễn, từ đó kết luận
về sự phù hợp nghề nghiệp của bản thân. Phải làm cho mỗi học sinh có được tính
chủ động trong lựa chọn nghề, có khả năng tự quyết định được con đường nghề
nghiệp tương lai của mình”.

9


2.1.2. Đặc điểm của hướng nghiệp cho học sinh phổ thông
- Hướng nghiệp là hoạt động giáo dục:
+ Được hợp thành bởi nhiều hoạt động hướng nghiệp (HĐHN) khác nhau.
Mỗi HĐHN có mục tiêu, nội dung và cách thức thực hiện khác nhau. Kết quả
công tác hướng nghiệp là tổng hợp các kết quả thực hiện của từng HĐHN và

được thể hiện ở năng lực hướng nghiệp mà HS đạt được sau quá trình được
hướng nghiệp.
+ Được đưa vào kế hoạch dạy học ở cấp THCS và THPT, gồm hoạt động
giáo dục hướng nghiệp, hoạt động giáo dục nghề phổ thơng (HĐGDNPT), hoạt
động tích hợp nội dung hướng nghiệp vào các mơn học và hoạt động tham quan,
ngoại khóa. Do vậy, hướng nghiệp không chỉ là trách nhiệm của GV hướng dẫn
HĐGDHN và HĐGDNPT mà còn là trách nhiệm của tồn bộ tập thể sư phạm
trong nhà trường;
+ Khơng chỉ được tiến hành trong nhà trường phổ thơng mà cịn được tiến
hành ở các cơ sở giáo dục khác như Trung tâm dạy nghề, Trung tâm giáo dục
thường xuyên, Trung tâm kỹ thuật tổng hợp – hướng nghiệp (nay sát nhập chung
là Trung tâm giáo dục nghề nghiệp – giáo dục thường xuyên).
+ Không chỉ được tiến hành bởi các lực lượng cán bộ, giáo viên và học
sinh trong nhà trường mà còn được tiến hành và hỗ trợ bởi các tác nhân khác
ngoài nhà trường như: Sở GD & ĐT; Sở và Phòng Lao động – Thương binh và
Xã hội; Hội Liên hiệp phụ nữ; cha mẹ HS; tổ chức cộng đồng xã hội,…
+ Kết quả đạt được của công tác hướng nghiệp trong giáo dục chịu sự chi
phối của nhiều yếu tố như: mục tiêu, nội dung, phương pháp hướng nghiệp, các
nguồn lực cho hướng nghiệp, sự phối hợp, hỗ trợ của các tác nhân tham gia hướng
nghiệp trong và ngồi nhà trường … Yếu tố đóng vai trị quyết định và mang tính
“đột phá” là các tác nhân tham gia hướng nghiệp trong và ngoài nhà trường.
- Theo Phạm Mạnh Hà (2009) thì hoạt động hướng nghiệp bao giờ cũng
hướng tới một cá nhân cụ thể với đầy đủ với các đặc điểm nhân cách, thể chất,
hoàn cảnh, điều kiện gia đình cụ thể, qua đó định hướng cho cá nhân lựa chọn 1
nghề có trong một bối cảnh xã hội cụ thể qua đó giúp cá nhân vừa phát triển
được nhân cách, đảm bảo được cuộc sống gia đình đồng thời vừa đóng góp được
cho sự phát triển chung của xã hội. Đích cuối cùng của hoạt động hướng nghiệp
là giúp cá nhân phát triển được tối đa khả năng, năng lực của bản thân, đảm bảo
cho sự phát triển nghề nghiệp của cá nhân đó.


10


×