Tải bản đầy đủ (.pdf) (117 trang)

Liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm chuối trên địa bàn huyện gia lâm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (956 KB, 117 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

NGUYỄN VIẾT THẮNG

LIÊN KẾT TRONG SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ
SẢN PHẨM CHUỐI TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN GIA LÂM

Ngành:

Phát triển nông thôn

Mã số:

8620116

Người hướng dẫn khoa học:

PGS.TS Quyền Đình Hà

NHÀ XUẤT BẢN HỌC VIỆN NƠNG NGHIỆP - 2019


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiên
cứu được trình bày trong luận văn này là hồn tồn trung thực, khách quan và chưa từng
được sử dụng để bảo vệ lấy bất kỳ học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được
cảm ơn, các thơng tin trích dẫn trong luận văn đều được ghi rõ nguồn gốc.
Hà Nội, ngày 08 tháng 10 năm 2019
Tác giả luận văn


Nguyễn Viết Thắng

i


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hồn thành luận văn, tơi đã nhận được
sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của các thầy cơ giáo, sự giúp đỡ, động viên của bạn bè,
đồng nghiệp và gia đình.
Nhân dịp hồn thành luận văn, cho phép tơi được bày tỏ lịng kính trọng và biết
ơn sâu sắc tới PGS.TS.Quyền Đình Hà đã tận tình hướng dẫn, dành nhiều công sức, thời
gian và tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài.
Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn chân thành tới Ban Giám đốc, Ban Quản lý đào tạo, Bộ
môn Phát triển nông thôn, Khoa Kinh tế và Phát triển nông thơn - Học viện Nơng
nghiệp Việt Nam đã tận tình giúp đỡ tơi trong q trình học tập, thực hiện đề tài và hồn
thành luận văn.
Tơi xin chân thành cảm ơn tập thể lãnh đạo, cán bộ viên chức của các cơ quan
Huyện ủy, UBND Huyện Gia Lâm, Đảng ủy, UBND xã Kim Sơn, Hợp tác xã dịch vụ
nông nghiệp xã Kim Sơn, xã Lệ Chi, xã Đặng Xá đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho tôi
trong suốt quá trình thực hiện đề tài.
Xin chân thành cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè, đồng nghiệp đã tạo mọi điều
kiện thuận lợi và giúp đỡ tôi về mọi mặt, động viên khuyến khích tơi hồn thành luận văn./.
Hà Nội, ngày 08 tháng 10 năm 2019
Tác giả luận văn

Nguyễn Viết Thắng

ii



MỤC LỤC
Lời cam đoan ....................................................................................................................................... i
Lời cảm ơn ..........................................................................................................................................ii
Mục lục .............................................................................................................................................iii
Danh mục bảng..................................................................................................................................vi
Danh mục sơ đồ, hình ......................................................................................................................vii
Trích yếu luận văn .......................................................................................................................... viii
Thesis abstract .................................................................................................................................... x
Phần 1. Mở đầu ............................................................................................................................... 1
1.1.

Tính cấp thiết của đề tài ...................................................................................... 1

1.2.

Mục tiêu nghiên cứu ........................................................................................... 2

1.2.1.

Mục tiêu chung ................................................................................................... 2

1.2.2.

Mục tiêu cụ thể ................................................................................................... 2

1.3.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ...................................................................... 2

1.3.1.


Đối tượng nghiên cứu, khảo sát .......................................................................... 2

1.3.2.

Phạm vi nghiên cứu ............................................................................................ 2

1.4.

Ý nghĩa khoa học và những đóng góp mới của đề tài ........................................ 3

Phần 2. Cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn về liên kết trong sản xuất và tiêu thụ
chuối .................................................................................................................................... 4
2.1.

Cơ sở lý luận ....................................................................................................... 4

2.1.1.

Các khái niệm cơ bản ......................................................................................... 4

2.1.2.

Đặc điểm tự nhiên, kinh tế kỹ thuật sản phẩm chuối.......................................... 8

2.1.3.

Các loại hình liên kết, đặc điểm và vai trò của liên kết trong sản xuất và
tiêu thụ sản phẩm chuối .................................................................................... 13


2.1.4.

Nội dung nghiên cứu liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm chuối ........ 17

2.1.5.

Các yếu tố ảnh hưởng đến liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm chuối ....... 21

2.2.

Cơ sở thực tiễn .................................................................................................. 25

2.2.1.

Kinh nghiệm liên kết trong sản xuất và tiêu thụ một số loại nông sản trên
thế giới .............................................................................................................. 25

2.2.2.

Kinh nghiệm liên kết trong sản xuất và tiêu thụ nông sản tại một số địa
phương .............................................................................................................. 29

iii


2.2.3.

Kinh nghiệm rút ra cho liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm chuối
trên địa bàn huyện Gia Lâm ............................................................................. 33


Phần 3. Phương pháp nghiên cứu...............................................................................................35
3.1.

Đặc điểm địa bàn nghiên cứu ........................................................................... 35

3.1.1.

Điều kiện tự nhiên ............................................................................................ 35

3.1.2.

Điều kiện kinh tế - xã hội ................................................................................. 38

3.2.

Phương pháp nghiên cứu .................................................................................. 41

3.2.1.

Phương pháp chọn điểm nghiên cứu ................................................................ 41

3.2.2.

Phương pháp điều tra thu thập thông tin .......................................................... 41

3.2.3.

Phương pháp xử lý thơng tin và phân tích số liệu ............................................ 42

3.2.4.


Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu ............................................................................ 43

Phần 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận .................................................................................46
4.1.

Thực trạng liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm chuối địa bàn
huyện Gia Lâm ................................................................................................. 46

4.1.1.

Khái quát tình hình sản xuất, tiêu thụ chuối trên địa bàn huyện Gia Lâm ....... 46

4.1.2.

Thực trạng liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm chuối trên địa bàn
huyện gia lâm.................................................................................................... 51

4.2.

Các yếu tố ảnh hưởng đến liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm
chuối trên địa bàn huyện Gia Lâm.................................................................... 72

4.2.1.

Cơ chế chính sách của Nhà nước ...................................................................... 72

4.2.2.

Các cấp chính quyền địa phương ...................................................................... 73


4.2.3.

Sự hiểu biết về liên kết của các tác nhân .......................................................... 75

4.2.4.

Thị trường sản xuất và tiêu thụ chuối ............................................................... 78

4.2.5.

Phân tích SWOT trong liên kết sản xuất và tiêu thụ chuối trên địa bàn
huyện Gia Lâm ................................................................................................. 79

4.3.

Định hướng và giải pháp thúc đẩy liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản
phẩm chuối trên địa bàn huyện Gia Lâm .......................................................... 83

4.3.1.

Định hướng đẩy mạnh liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm chuối
trên địa bàn huyện Gia Lâm ............................................................................. 83

4.3.2.

Giải pháp đẩy mạnh liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm chuối
trên địa bàn huyện Gia Lâm ............................................................................. 84

iv



Phần 5. Kết luận và kiến nghị ......................................................................................................92
5.1.

Kết luận............................................................................................................. 92

5.2.

Kiến nghị .......................................................................................................... 93

Tài liệu tham khảo ............................................................................................................................96
Phụ lục ............................................................................................................................................98

v


DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1.

Tình hình phát triển kinh tế của huyện Gia Lâm ....................................... 39

Bảng 3.2.

Tổng hợp dữ liệu thứ cấp ........................................................................... 41

Bảng 3.3.

Tổng hợp số lượng mẫu điều tra ................................................................ 42


Bảng 4.1.

Kết quả sản xuất chuối huyện Gia Lâm giai đoạn 2016 -2018.................. 47

Bảng 4.2.

Hình thức tổ chức sản xuất chuối trên địa bàn huyện Gia Lâm ................ 48

Bảng 4.3.

Địa điểm bán chuối của các hộ điều tra ..................................................... 50

Bảng 4.4.

Hình thức liên kết giữa các hộ sản xuất chuối tại huyện Gia Lâm ............ 52

Bảng 4.5

Tình hình liên kết trong cung ứng giống chuối của hộ sản xuất ............... 53

Bảng 4.6.

Tình hình liên kết trong cung ứng phân bón trong sản xuất chuối ............ 54

Bảng 4.7.

Tình hình liên kết trong cung ứng vốn ...................................................... 55

Bảng 4.8.


Thông tin chung về người sản xuất ........................................................... 56

Bảng 4.9

Nội dung liên kết giữa người sản xuất với người sản xuất ........................ 57

Bảng 4.10. Tình hình liên kết với các đơn vị cung ứng dịch vụ kỹ thuật của các
hộ sản xuất chối trên địa bàn huyện Gia Lâm ........................................... 58
Bảng 4.11. Chi phí sản xuất chuối của hộ .................................................................... 59
Bảng 4.12. So sánh hiệu quả giữa các hộ..................................................................... 60
Bảng 4.13. Cách thức liên kết giữa người thu gom với người thu gom ...................... 61
Bảng 4.14. Cách thức liên kết giữa người sản xuất với tác nhân tiêu thụ.................... 61
Bảng 4.15. Nội dung liên kết giữa người sản xuất với người thu gom ........................ 62
Bảng 4.16. Thông tin người thu gom chuối (*) ........................................................... 64
Bảng 4.17. Nội dung liên kết của người sản xuất với các tác nhân tiêu thụ ................ 64
Bảng 4.18. Cách thức liên kết giữa người thu gom và doanh nghiệp .......................... 65
Bảng 4.19. Nội dung liên kết giữa người thu gom với doanh nghiệp .......................... 66
Bảng 4.20. Lợi ích trong sản xuất và tiêu thụ chuối đối với hộ liên kết và hộ
không liên kết ............................................................................................ 67
Bảng 4.21. Lợi ích liên kết trong sản xuất và tiêu thụ chuối của các tác nhân
khác liên quan ............................................................................................ 68
Bảng 4.22. Hiểu biết của các tác nhân về vấn đề liên kết ............................................ 76
Bảng 4.23. Kết hợp điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức của liên kết trong
sản xuất và tiêu thụ chuối Gia Lâm ........................................................... 82

vi


DANH MỤC SƠ ĐỒ, HÌNH
Sơ đồ 2.1. Liên kết ngang trong sản xuất và tiêu thụ nông sản ..................................... 13

Sơ đồ 4.1. Kênh tiêu thụ sản phẩm chuối tại huyện Gia Lâm ....................................... 49
Sơ đồ 4.2. Liên kết giữa người sản xuất và người sản xuất trong sản xuất và tiêu
thụ chuối....................................................................................................... 51
Sơ đồ 4.3. Mạng lưới thu gom chuối trên địa bàn huyện Gia Lâm ............................... 63
Hình 3.1. Bản đồ hành chính huyện Gia Lâm – Thành phố Hà Nội ............................ 35

vii


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Tên tác giả: Nguyễn Viết Thắng
Tên đề tài:“Liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm chuối trên địa bàn huyện Gia Lâm”.
Chuyên ngành: Phát triển nông thôn; Khoa: Kinh tế và PTNT;

Mã số: 8620116

Tên cơ sở đào tạo: Học viện Nơng nghiệp Việt Nam
Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở đánh giá thực trạng liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm chuối
trên địa bàn huyện Gia Lâm, từ đó đề xuất một số giải pháp thúc đẩy liên kết trong sản
xuất và tiêu thụ sản phẩm chuối trong thời gian tới.
Phương pháp nghiên cứu
Đề tài sử dụng các phương pháp thu thập thông tin thứ cấp từ các báo cáo, kế
hoạch, đài, báo, ti vi; thông tin sơ cấp từ các đối tượng bao gồm các đối tượng tham gia
liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm chuối trên địa bàn huyện Gia Lâm. Sử dụng
các phương pháp tổng hợp thông tin như thống kê mô tả, thống kê so sánh bằng các
cơng cụ word và excel.
Kết quả chính và kết luận
Thiết lập mối liên kết giữa sản xuất và tiêu thụ sản phẩm chuối là một trong
những nhiệm vụ đặc biệt quan trọng của các cấp chính quyền huyện Gia Lâm, nhằm

nâng cao năng suất chất lượng sản phẩm chuối và hỗ trợ các hộ trồng chuối trong khâu
tiêu thụ sản phẩm, mang lại hiệu quả kinh tế cao từ việc trồng chuối trên địa bàn huyện.
Luận văn đã đưa ra được các kết quả nghiên cứu chính như sau:
Đã nêu lên thực trạng liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm chuối trên địa
bàn huyện Gia Lâm.
Các yếu tố ảnh hưởng đến liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm chuối trên
địa bàn huyện Gia Lâm bao gồm yếu tố thị trường, cơ chế chính sách, các cấp chính
quyền địa phương, sự hiểu biết của người dân
Các giải pháp chính:
- Giải pháp nâng cao năng lực của người sản xuất – doanh nghiệp – nhà khoa
học: Để tiếp tục phát triển và nâng cao hiệu quả mơ hình liên kết giải pháp quan trọng
và trước hết là nâng cao năng lực của các chủ thể tham gia liên kết trên cơ sở đó tạo
thuận lợi để vận hành các mối liên kết của mơ hình liên kết chuối an toàn cho xuất khẩu.

viii


- Giải pháp về hồn thiện cơ chế chính sách liên kết trong sản xuất và tiêu thụ
nông sản.
Nhà nước với vai trò định hướng, tổ chức, dẫn dắt và tạo môi trường thuận lợi
để các nhà tham gia liên kết. Ban hành các cơ chế, chính sách phù hợp để huy động sự
tham gia của các thành phần kinh tế tham gia ngày càng mạnh mẽ vào mơ hình và các
quan hệ liên kết sản xuất trong nông nghiệp, trọng tâm là liên kết 4 nhà.
- Giải pháp về nâng cao hiệu quả tổ chức, triển khai mơ hình liên kết: Việc tổ
chức, triển khai mơ hình liên kết trong nông nghiệp là giải pháp rất quan trọng, hiệu quả
triển khai và áp dụng vào thực tiễn mơ hình liên kết phụ thuộc rất lớn vào các phương
thức tác động của nhà doanh nghiệp để bảo đảm mối quan hệ liên kết, nhất là doanh
nghiệp chế biến gắn với vùng sản xuất.
- Giải pháp về nâng cao chất lượng hoạt động của các HTX, tổ hợp tác. Để
HTX, tổ hợp tác thực sự làm cầu nối tiêu thụ hàng nông sản bằng hợp đồng ký kết giữa

nông dân và doanh nghiệp phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội của Việt Nam.
Từ kết quả nghiên cứu, tác giả cũng đưa ra một số kiến nghị đối với cơ quan
quản lý nhà nước các cấp, đặc biệt là huyện Gia Lâm, các xã có diện tích trồng chuối
trong thời gian tới.

ix


THESIS ABSTRACT
Mastercandidate: Nguyen Viet Thang
Thesis title: Linkages in producing and consuming the banana product in Gia Lam
district, Hanoi city.
Major: Rural Development

Code: 8620116

Educational organization: Vietnam National University of Agriculture (VNUA)
Research Objectives
To propose solutions to enhance the linkage in producing and consuming the
banana product in Gia Lam district, Hanoi city base on assessing the status and
analyzing the effecting factors.
Materials and Methods
The research collected the secondary data from reports, statistics yearbooks, etc.
The primary data came from interviewing stakeholders in the linkages. The author used
Microsoft word and Microsoft excel to process the collected information and analyzed by
some methods such as descriptive statistical method and comparative statistical method.
Main findings and conclusions
The study clearly articulates the concepts, principles, contents, and affecting factors
of linkage of producing and consuming the agricultural product. At the same time, the study
has reviewed the experiences from some cases in the world and Vietnam.

The study has evaluated the status of linkage in producing and consuming the
banana product in Gia Lam district, Hanoi city. Besides, the thesis has also analyzed the
factors affect the improvement of the linkage in producing and consuming the banana
product in Gia Lam district, Hanoi city such as: development policies of local
government; market factors; people’s knowledge.
Base on the results of evaluating the situation and analyzing some impact
factors, the thesis proposed some solutions to enhance the linkage in producing and
consuming the banana production Gia Lam district, Hanoi in the future: (1)
Strengthening the capacity of producers, firms, and scientists in order to continue
developing and improving the efficiency of the model of linkages. Based on that, it
facilitates the operation of the safe banana linkages toward export; (2) To perfect the
associated mechanisms and policies in agricultural production and consumption: The
State, with the role of orienting, organizing, guiding and creating a favorable
environment, needs to promulgate mechanisms and policies. It is suitable to mobilize
the participation from all sectors in agriculture activities, with a focus on 4-house

x


linkages; (3) Enhance the efficiency of organizing and implementing linkage models
with importance role of enterprises; (4) Improving the quality of operations of
cooperatives and production groups, thereby helping cooperatives and production
groups really become a bridge to consume agricultural products through the signing of
contracts between farmers and firms.
From the results of the study, the author also made some recommendations to the
State management agencies at all levels, especially Gia Lam district in the near future.

xi



PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Sản xuất nơng nghiệp nước ta vẫn là ngành nghề chính của người dân Việt
Nam. Sản xuất nông nghiệp không những phải đảm bảo thỏa mãn nhu cầu về
lương thực, thực phẩm cho tiêu dùng trong nước, mà còn phục vụ xuất khẩu ra
thị trường thế giới. Vì vậy, sản xuất nơng nghiệp đóng vai trị hết sức quan trọng
trong sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội và xóa đói giảm nghèo ở nước ta. Nếu
trước đây sản phẩm nông sản chính đem lại thu nhập chủ yếu cho người nông
dân là các cây lương thực và các cây hoa màu như: lúa, ngơ, đậu tương, lạc...
Ngày nay nhờ có kinh nghiệm lâu năm trong sản xuất, xác định được tiềm năng
trong tương lai nhiều loại cây ăn quả đã và đang mang lại hiệu quả kinh tế cao
cho các hộ nông dân ở các địa phương đồng thời trở thành cây trồng đặc trưng
của mỗi vùng ở Việt Nam. Một trong số cây ăn quả đã và đang mang lại hiệu quả
kinh tế cao trong những năm gần đây là cây chuối. Chuối là loại cây trồng có mặt
khắp mọi miền trên đất nước ta, từ Bắc đến Nam, đồng bằng cũng như miền núi,
ở đâu và mùa nào cũng có chuối. Chuối đối với người Việt Nam là rau, là quả, là
lương thực, thực phẩm. Chuối dễ thích nghi với điều kiện tự nhiên khí hậu nhiệt
đới gió mùa của nước ta. Cây chuối là cây có thời gian sinh trưởng ngắn, mức
đầu tư không cao, dễ trồng, thích nghi với mọi thời tiết, ít bị sâu bệnh, do vậy
khơng tốn cơng chăm sóc nhưng mang lại hiệu quả cao.
Huyện Gia Lâm có vị trí nằm ven sơng Đuống và sông Hồng tạo điều kiện
thuận lợi cho phát triển các loại cây ăn quả đặc biệt là cây chuối. Đây có thể xem
là cây trồng đã mang lại sự khởi sắc trong nền kinh tế nông nghiệp của huyện Gia
Lâm trong trong thời gian qua. Tuy nhiên, quá trình sản xuất và tiêu thụ chuối
của các hộ nơng dân trên địa bàn huyện Gia Lâm vẫn còn tồn tại những khó khăn
như chưa có quy hoạch phát triển cụ thể, kỹ thuật cịn thủ cơng, sự đầu tư trang
thiết bị phục vụ sản xuất cịn mang tính tự phát dẫn đến sự phân bố không đều,
người dân chưa thực sự làm chủ được công nghệ dẫn đến năng suất chưa cao.
Mặt khác, trong khâu tiêu thụ, người nông dân cịn gặp nhiều khó khăn như bị
các cơ sở thu mua chuối ép giá hoặc đối mặt với tình trạng chuối thu hoạch về

nhưng khơng tìm được đầu ra. Vì vậy thiết lập mối liên kết giữa sản xuất và tiêu
thụ sản phẩm chuối là một trong những nhiệm vụ đặc biệt quan trọng của các cấp

1


chính quyền huyện Gia Lâm, nhằm nâng cao năng suất chất lượng sản phẩm
chuối và hỗ trợ các hộ trồng chuối trong khâu tiêu thụ sản phẩm, mang lại hiệu
quả kinh tế cao từ việc trồng chuối trên địa bàn huyện. Xuất phát từ vấn đề trên,
chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “Liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản
phẩm chuối trên địa bàn huyện Gia Lâm”.
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1. Mục tiêu chung
Trên cơ sở đánh giá thực trạng liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm
chuối trên địa bàn huyện Gia Lâm, từ đó đề xuất một số giải pháp thúc đẩy liên
kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm chuối trong thời gian tới.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về liên kết trong sản xuất
và tiêu thụ sản phẩm chuối.
- Đánh giá thực trạng liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm chuối
trên địa bàn huyện Gia Lâm.
- Phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản
phẩm chuối trên địa bàn huyện Gia Lâm.
- Đề xuất một số giải pháp tăng cường liên kết trong sản xuất và tiêu thụ
sản phẩm chuối trên địa bàn huyện Gia Lâm trong thời gian tới.
1.3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.3.1. Đối tượng nghiên cứu, khảo sát
Đối tượng nghiên cứu là những vấn đề lý luận và thực tiễn về liên kết trong
sản xuất và tiêu thụ sản phẩm chuối trên địa bàn huyện Gia Lâm.
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu

1.3.2.1. Về nội dung
Đề tài nghiên cứu thực trạng liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm
chuối trên địa bàn một số xã huyện Gia Lâm, từ đó đề xuất giải pháp thúc đẩy
liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm chuối trên địa bàn huyện Gia Lâm
trong thời gian tới.
1.3.2.2. Về không gian
Đề tài tiến hành nghiên cứu thực trạng liên kết trong sản xuất và tiêu thụ

2


sản phẩm chuối trên địa bàn các xã Đặng Xá, Kim Sơn, Lệ Chi.
1.3.2.3. Về thời gian
- Số liệu thứ cấp được thu thập trong 3 năm 2016, 2017, 2018. Số liệu sơ
cấp được điều tra thu thập năm 2019 và tổng hợp năm 2019.
- Thời gian thực hiện đề tài: từ ngày 15/10/2018 đến ngày 30/10/2019.
1.4. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA ĐỀ TÀI
- Về mặt lý luận: Luận văn đã góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận và
thực tiễn về liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm chuối.
- Về mặt thực tiễn: Việc liên kết trong sản suất và tiêu thụ sản phẩm có ý
nghĩa quan trọng đối với các hộ sản xuất, các doanh nghiệp và nền kinh tế. Việc
liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm chuối giúp cho các hộ nông dân
trồng chuối được hỗ trợ về giống, vốn, kỹ thuật, đảm bảo thị trường tiêu thụ làm
tăng thu nhập và việc làm; giúp cho các doanh nghiệp có nguồn cung ổn định,
chất lượng cao. Đề tài liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm chuối trên địa
bàn huyện Gia Lâm đã đánh giá được thực trạng liên kết trong sản xuất và tiêu
thụ chuối, phân tích được các yếu tố ảnh hưởng đến liên kết trong sản xuất và
tiêu thụ chuối, tìm ra được các hạn chế, nguyên nhân của hạn chế để đề xuất giải
pháp thúc đẩy liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm chuối trên địa bàn
huyện Gia Lâm trong thời gian tới.


3


PHẦN 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN
VỀ LIÊN KẾT TRONG SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ CHUỐI
2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1.1. Các khái niệm cơ bản
2.1.1.1. Khái niệm về liên kết
Liên kết xuất phát từ tiếng Anh “integration” mà trong hệ thống thuật ngữ
kinh tế nó có nghĩa là sự hợp nhất, sự phối hợp hay sát nhập của nhiều bộ phận
thành một chỉnh thể. Trước đây khái niệm này được biết đến với tên gọi là nhất
thể hoá và gần đây mới gọi là liên kết. Sau đây là một số quan điểm về liên kết:
The từ điển Thuật ngữ kinh tế học của Viện nghiên cứu và phổ biến tri
thức bách khoa thì “liên kết là hình thức hợp tác phối hợp hoạt động do các đơn
vị kinh tế tự nguyện tiến hành nhằm thúc đẩy sản xuất kinh doanh phát triển theo
hướng có lợi nhất trong khuôn khổ pháp luật của nhà nước”. Mục tiêu là tạo ra
mối liên kết ổn định thông qua các hoạt động kinh tế hoặc các quy chế hoạt động
để tiến hành phân công sản xuất, khai thác tốt các tiềm năng của các đơn vị tham
gia liên kết để tạo ra thị trường tiêu thụ chung và bảo vệ lợi ích cho nhau.
David W. Pearce (1999), trong từ điển kinh tế học hiện đại cho rằng liên
kết thị trường chỉ tình huống khi mà các khu vực khác nhau của một nền kinh tế
thường là khu vực công nghiệp và nông nghiệp hoạt động phối hợp với nhau một
cách có hiệu quả và phụ thuộc lẫn nhau, là một yếu tố của quá trình phát triển.
Điều này thường đi kèm với sự tăng trưởng bền vững.
Tác giả Phạm Thị Minh Nguyệt (2006), cho rằng: “Liên kết chính là
những phương thức hoạt động của các hình thức hợp tác kinh tế, liên kết phát
triển ngày càng phong phú, đa dạng theo sự phát triển của hợp tác kinh tế, tất cả
các mối quan hệ kinh tế được hình thành giữa hai hay nhiều đối tác với nhau dựa
trên những hợp đồng đã ký kết với những thoả thuận nhất định gọi là liên kết”.

Theo ThS. Hồ Quế Hậu (2013) thì liên kết trong kinh tế thị trường và hội
nhập kinh tế là sự chủ động nhận thức và thực hiện mối liên hệ kinh tế khách
quan giữa các chủ thể trong nền kinh tế xã hội, nhằm thực hiện mối quan hệ phân
công và hợp tác lao động để đạt tới lợi ích kinh tế xã hội chung.
Theo quyết định số 38/1989/QĐ- HĐBT ngày 4 tháng 4 năm 1989 của
Hội đồng Bộ trưởng về liên kết trong sản xuất lưu thông và dịch vụ và các văn

4


bản của nhà nước thì liên kết được hiểu là những hình thức phối hợp hoạt động
do các đơn vị kinh tế tiến hành để cùng nhau bàn bạc và đề ra các chủ trương,
biện pháp có liên quan đến cơng việc sản xuất kinh doanh của mình nhằm thúc
đẩy sản xuất theo hướng có lợi nhất
Như vậy liên kết là sự phối hợp của hai hay nhiều chủ thể nhằm phản
ánh mối quan hệ về hợp tác và phân cơng lao động trong q trình sản xuất và
tiêu thụ của các ngành, các địa phương, các thành phần kinh tế…trên cơ sở tự
nguyện nhằm thúc đẩy sản xuất kinh doanh theo hướng có lợi nhất. Liên kết
trong sản xuất và tiêu thụ có thể diễn ra và thu hút sự tham gia của tất cả các
chủ thể kinh tế có nhu cầu thuộc mọi thành phần kinh tế mà không bị giới hạn
bởi phạm vi địa lý.
2.1.1.2. Khái niệm sản xuất
Nhìn chung, sản xuất mang ý nghĩa là quá trình tạo ra của cải vật chất cho
xã hội, quá trình đó đã sử dụng sức lao động và các cơng cụ lao động để tạo ra
hàng hóa, dịch vụ mua bán trên thị trường hoặc phục vụ cho một đơn vị nào đó.
Sản xuất là q trình phối hợp và điều hòa các yếu tố đầu vào (tài nguyên
hoặc các yếu tố sản xuất) để tạo ra sản phẩm hàng hóa hoặc dịch vụ (đầu ra.. Nếu
giả thiết sản xuất sẽ diễn biến một cách có hệ thống với trình độ sử dụng đầu vào
hợp lý, người ta mơ tả mối quan hệ giữa đầu vào và đầu ra bằng một hàm sản
xuất Q = F (X1, X2, … Xn).

Trong đó Q là biểu thị số lượng một loại sản phẩm nhất định X1, X2, Xn
là lượng của một yếu tố đầu vào nào đó được sử dụng trong quá trình sản xuất
(Nguyễn Thanh Liêm, 2011).
2.1.1.3. Khái niệm tiêu thụ
* Khái niệm
Tiêu thụ là quá trình thực hiện giá trị cũng như giá trị sử dụng của hàng hoá.
Trong q trình tiêu thụ, hàng hố chuyển dịch từ hình thái hiện vật sang hình thái
giá trị và vịng chu chuyển vốn được hình thành (Nguyễn Xuân Quang, 2007).
Tiêu thụ sản phẩm được coi là giai đoạn cuối cùng của quá
trình sản xuất kinh doanh, là yếu tố quyết định đến sự tồn tại và phát triển
của doanh nghiệp cũng như người sản xuất. Do đó hoạt động tiêu thụ sản phẩm
được cấu thành bởi các yếu tố:

5


+ Chủ thể kinh tế tham gia là người bán và người mua.
+ Đối tượng là sản phẩm hàng hoá và tiền tệ.
+ Thị trường là nơi gặp gỡ giữa người bán và người mua.
Doanh nghiệp tiêu thụ hàng hoá phải thông qua thị trường, thị trường
được coi là một nơi mà người mua và người bán tự mình tìm đến với nhau để
thoả mãn nhu cầu của hai bên.
Chức năng của thị trường bao gồm chức năng thừa nhận, chức năng thực
hiện, chức năng điều tiết, chức năng thông tin.
Quy luật của Thị trường bao gồm quy luật cung cầu, quy luật giá trị, quy
luật cạnh tranh, quy luật giá trị thặng dư (Nguyễn Xuân Quang, 2007).
Kênh tiêu thụ sản phẩm
* Kênh tiêu thụ
Kênh tiêu thụ sản phẩm hay kênh phân phối sản phẩm là sự kết hợp giữa
người sản xuất, người tiêu dùng và giới trung gian để chuyển giao quyền sở hữu

đối với một hàng hoá cụ thể hay một dịch vụ nào đó từ người sản xuất đến người
tiêu dùng.
Kênh tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp: Việt Nam là nước có nhiều loại
hàng nơng sản đáp ứng thị trường trong và ngoài nước. Tuy nhiên, chất lượng
nơng sản của nước ta hiện nay cịn thấp, giá thành sản xuất cao, công nghệ bảo
quản chế biến chưa đáp ứng được yêu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu…
dẫn đến hiện tượng ứ đọng, không tiêu thụ được, giá cả bấp bênh và bị ép giá gây
thiệt hại không nhỏ cho người sản xuất kinh doanh và các doanh nghiệp. Để tạo
dựng vị thế trên thị trường trong nước và thế giới cần có nhiều giải pháp, các giải
pháp này phải được giải quyết đồng bộ có lựa chọn, có mục tiêu, có bước đi vững
chắc, trong đó lựa chọn kênh tiêu thụ nơng sản phẩm trong thị trường tiêu thụ
đóng vai trị rất quan trọng.
a. Chức năng của kênh tiêu thụ
Nhờ có mạng lưới kênh tiêu thụ mà người sản xuất khắc phục được những
khó khăn về thời gian, địa điểm, khoảng cách trong quá trình tiêu thụ sản phẩm.
Các thành viên kênh phải thực hiện các chức năng chủ yếu sau:
- Nghiên cứu thu thập thông tin cần thiết để lập kế hoạch và tạo ra những
điều kiện thuận lợi cho việc trao đổi hàng hoá, dịch vụ.

6


- Thiết lập mối quan hệ với khách hàng mới.
- Hồn thiện hàng hóa về chất lượng, chủng loại, mẫu mã.
- Thoả thuận giá cả với người mua.
- Tổ chức lưu thông, vận chuyển, bảo quản và dự trữ hàng hố.
- Nghiên cứu và đề ra những biện pháp phịng chống nhằm giảm bớt rủi ro
về mọi hoạt động của kênh tiêu thụ.
b. Phân loại kênh tiêu thụ
Trên thực tế có nhiều loại kênh tiêu thụ khác nhau. Các kênh tiêu thụ của sản

phẩm do tính chất của sản phẩm đó quy định và tình hình phát triển thị trường ở mỗi
vùng, mỗi quốc gia quy định. Căn cứ vào mối quan hệ giữa doanh nghiệp với người
tiêu dùng cuối cùng, có hai hình thức tiêu thụ như sau:
Kênh tiêu thụ trực tiếp: Người sản xuất trực tiếp phân phối hay bán các
sản phẩm làm ra cho tận tay người tiêu dùng, không qua trung gian. Kênh tiêu
thụ trực tiếp thường xảy ra ở quy mô sản xuất nhỏ, người sản xuất gần người tiêu
thụ và sản phẩm tươi sống khó bảo quản.
Kênh tiêu thụ gián tiếp: là kênh có trung gian tham gia. Trung gian là cầu
nối giữa người sản xuất và người tiêu dùng, các loại trung gian bao gồm: người thu
gom, đại lý, HTX tiêu thụ, các cửa hàng, người bán lẻ, người bán buôn, siêu thị, các
công ty, các tổng công ty, các công ty và các tổng cơng ty xun quốc gia. Thơng
qua vai trị của các trung gian phân phối, người sản xuất và doanh nghiệp có thể đẩy
mạnh tiêu thụ sản phẩm, rút ngắn chu kỳ sản xuất, có điều kiện tập trung vào sản
xuất và nâng cao chất lượng sản phẩm.
2.1.1.4. Khái niệm về liên kết trong sản xuất và tiêu thụ nông sản
Chuỗi giá trị nông nghiệp (Agricultural value chain) được sử dụng từ khi
bắt đầu thiên niên kỷ mới, chủ yếu bởi những người làm trong lĩnh vực phát triển
nông nghiệp ở các nước đang phát triển. Mặc dù không có một định nghĩa chính
thức được sử dụng, nó thường đề cập đến tồn bộ chuỗi hàng hố và dịch vụ cần
thiết cho sản phẩm nông nghiệp để di chuyển từ nông trại đến khách hàng cuối
cùng hay khách hàng đơn thuần.
Chuỗi giá trị ám chỉ đến một loạt những hoạt động cần thiết để mang một
sản phẩm (hoặc một dịch vụ) từ lúc cịn là khái niệm, thơng qua các giai đoạn sản

7


xuất khác nhau đến người tiêu dùng cuối cùng và vứt bỏ sau khi đã sử dụng (
Kaplinsky 1999; Kaplinsky và Morris 2001). Một chuỗi giá trị tồn tại khi tất cả
những người tham gia trong chuỗi đều hoạt động để tạo ra tối đa giá trị trong

toàn chuỗi. Chuỗi giá trị theo nghĩa rộng là một phức hợp những hoạt động do
nhiều người tham gia khác nhau thực hiện (người sản xuất sơ cấp, người chế
biến, thương nhân, người cung cấp dịch vụ v.v…) để biến nguyên liệu thô thành
thành phẩm được bán lẻ. Chuỗi giá trị theo nghĩa rộng bắt đầu từ hệ thống sản
xuất nguyên vật liệu và chuyển dịch theo các mối liên kết với các đơn vị sản
xuất, kinh doanh, lắp ráp, chế biến v.v… Chuỗi giá trị bao gồm các chức năng
trực tiếp như sản xuất hàng hóa cơ bản, thu gom, chế biến, bán sỉ, bán lẻ, cũng
như các chức năng hỗ trợ như cung cấp vật tư nguyên liệu đầu vào, dịch vụ tài
chính, đóng gói và tiếp thị (Sonja Vermeulen et al., 2008). Khái niệm chuỗi giá
trị bao gồm cả các vấn đề về tổ chức và điều phối, chiến lược và mối quan hệ
quyền lực của các tác nhân khác nhau trong chuỗi. Chuỗi giá trị còn gắn liền với
các khía cạnh xã hội và mơi trường. Việc thiết lập (hoặc sự hình thành) các chuỗi
giá trị có thể gây sức ép đến nguồn tài nguyên thiên nhiên (như nước, đất đai), có
thể làm thối hóa đất, mất đa dạng sinh học hoặc gây ô nhiễm. Đồng thời, sự phát
triển của chuỗi giá trị có thể ảnh hưởng đến các mối ràng buộc xã hội và tiêu
chuẩn truyền thống. Cách tiếp cận của chuỗi giá trị theo nguyên tắc là xem xét
từng tác nhân tham gia trong chuỗi và quan hệ một bước tiến, một bước lùi, bắt
đầu từ sản xuất nguyên vật liệu cho đến người tiêu dùng cuối cùng.
Theo tôi, liên kết trong sản xuất và tiêu thụ nơng sản là biểu hiện sự hợp
tác, nó phản ánh mối quan hệ về hợp tác và phân công lao động trong các q
trình sản xuất và tiêu thụ nơng sản trong các đơn vị kinh tế, các thành phần kinh
tế. Liên kết trong sản xuất và tiêu thụ nông sản là hợp tác, phối hợp giữa các chủ
thể kinh tế trên cơ sở tự nguyện nhằm thúc đẩy sản xuất kinh doanh theo hướng
có lợi nhất. Liên kết kinh tế trong sản xuất và tiêu thụ có thể diễn ra và thu hút sự
tham gia của tất cả các chủ thể kinh tế có nhu cầu thuộc mọi thành phần kinh tế
và không bị giới hạn bởi phạm vi địa lý.
2.1.2. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế kỹ thuật sản phẩm chuối
2.1.2.1. Đặc điểm tự nhiên của cây chuối
Chuối là tên gọi các loài cây thuộc chi Musa, trái của nó là trái cây được
ăn rộng rãi nhất. Chuối được trồng ở ít nhất 107 quốc gia. Việt Nam là một quốc


8


gia với khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa rất thích hợp để trồng chuối quanh năm với
nhiều giống chuối quý như: chuối tiêu, chuối ngự, chuối bom… Chuối là loại cây
ăn quả nhiệt đới, ngắn ngày, dễ trồng và cho sản lượng khá cao cùng với giá trị
dinh dưỡng cao với hàm lượng vitamin phong phú như vitamin A, B1, B2, C.
Thân giả của chuối cao từ 2,2- 2,6 m, đường kính 17,9-18,3 cm, thời gian từ
trồng đến thu hoạch là từ 10-11 tháng, buồng quả hình trụ có 9 nải, 168 quả.
Khối lượng buồng trung bình 20,4 kg, cho năng suất cao từ 45-50 tấn/ha.
Tác dụng của chuối: chữa táo bón, giảm huyết áp cao và phịng trúng gió,
tăng khả năng miễn dịch, giúp điều trị các bệnh về tâm lý, ngăn ngừa thiếu máu
và các bệnh về da… (Trần Danh Sửu và cs., 2017)
2.1.2.2. Đặc điểm kinh tế kỹ thuật sản xuất chuối
* Giá trị cây chuối
- Giá trị kinh tế
Chuối là loại quả có giá trị dinh dưỡng cao và giá thành rẻ nên chuối được
tiêu thụ với số lượng lớn trên thế giới. Bên cạnh tiêu thụ quả tươi, sản phẩm
chuối có thể là nguyên liệu sản xuất ra bột chuối và chuối sấy khô. Bột chuối là
loại sản phẩm có giá trị kinh tế cao, với giá xuất khẩu từ 1500 – 2300 USD/tấn
(năm 2011). Chuối sấy là một sản phẩm cho năng lượng cao, khối lượng nhẹ, dễ
dàng vận chuyển và bảo quản.
Chuối là một trong những loại cây đem lại rất nhiều sản phẩm có giá trị từ quả
chuối cho đến thân cây, lá chuối hay bắp chuối. Theo đề án quy hoạch phát triển rau
quả và hoa, cây cảnh đến năm 2010, tầm nhìn 2020 của Bộ Nơng nghiệp và Phát triển
nông thôn (2006), chuối được nhiều địa phương chọn làm cây trồng chủ lực.
Theo ông Vũ Mạnh Hải (2008), chuối là loại cây trồng có giá trị kinh tế
cao. Hàng năm kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Quốc chiếm tỷ lệ
lớn và không bị cảnh được mùa, mất giá. Chuối có thể được coi là cây chủ lực

mà các tỉnh nên quan tâm. Không chỉ là xuất khẩu quả chuối, mà những năm gần
đây một lượng lá chuối được xuất khẩu sang thị trường thế giới như Thái Lan,
Mỹ thu về một nguồn ngoại tệ lớn cho đất nước.
Xác định cây chuối là một trong những cây ăn quả mang lại giá trị kinh tế
cao, cho thu nhập quanh năm, vốn đầu tư ít nên người dân ở nhiều địa phương
trên cả nước đã tập trung mở rộng diện tích, trong đó có một số địa phương như:
Lào Cai, Đồng Nai, Chuối cịn được nơng dân nhiều địa phương trồng xen canh,

9


như xã Quang Trung, huyện Thống Nhất, tỉnh Đồng Nai trồng xen canh hơn
1.200 ha. Chuối được trồng khá đa dạng như chuối bom, chuối sứ, chuối ngọc
nữ, chuối chà bột và chuối cau. Nhiều hộ dân cho rằng, trồng chuối ít lo mất
mùa, gần đây các tiểu thương đến tận vườn mua (Vũ Mạnh Hải, 2008).
Nhiều địa phương trồng chuyên canh cây chuối. Gần 600 ha chuối móc
tập trung ở một số xã huyện Khoái Châu tỉnh Hưng Yên đang vào mùa thu
hoạch. Chuối móc năng suất bình qn 250 kg/sào, cao gấp đơi chuối tiêu bình
thường, bình qn thu lãi trên 100 triệu đồng/ha, gấp khoảng 4 lần trồng lúa (Vũ
Mạnh Hải, 2008).
So với nhiều loại cây trồng khác, tồn bộ sản phẩm của cây chuối có thể
làm lương thực, thực phẩm, thức ăn gia súc, thuốc nhuộm, cơng nghiệp chế biến
thực phẩm (làm rượu, mứt) và vì lý do đó trong sản xuất kinh doanh, việc sản xuất
quả tươi gặp trở ngại thì cũng dễ dàng sử dụng sản phẩm chuối vào những mục
đích khác với trang thiết bị yêu cầu không cao như chuối sấy khô, làm bột, ủ chua
(Vũ Mạnh Hải, 2008).
- Giá trị dinh dưỡng
Chuối là loại cây ăn trái rất được ưa chuông trên thế giới. Ở một số quốc
gia, đặc biệt là các nước có khí hậu nhiệt đới, cận nhiệt đới, trái chuối là món ăn
chính trong thực đơn của họ (Vũ Mạnh Hải, 2008).

Trong quả chuối có một lượng vitamin khá lớn, đặc biệt là các vitamin
nhóm A và C. Tùy thuộc vào giống, hàm lượng vitamin có thể thay đổi, các
giống chuối ăn được thường giàu vitamin C và B6, cịn các giống chuối trong
nhóm chuối nấu lại giàu vitamin A (Vũ Mạnh Hải, 2008).
Chuối là loại quả có giá trị dinh dưỡng cao, thể hiện khi ăn 100g thịt quả
cho mức năng lượng 110 – 120 calo. Trong khi đó, 100g táo chỉ cho mức năng
lượng 64 calo, 100g cam cho 53 calo... Mặt khác, các thành phần dinh dưỡng trong
quả chuối được cơ thể hấp thụ nhanh. Vì vậy, chuối được coi là loại quả lý tưởng
cho người già, sức khỏe yếu, suy dinh dưỡng, mệt mỏi... Ngồi ra, quả chuối
cũng có vị trí đặc biệt trong khẩu phần ăn giảm mỡ, Cholesteron và muối Natri
(Vũ Mạnh Hải, 2008).
Đối với người Việt Nam, từ xưa tới nay chuối mang lại nhiều lợi ích thiết
thực và rất gần gũi với cuộc sống, cây chuối được trồng rất phổ biến trong vườn
của mỗi người dân ở nông thôn. Quả chuối là một loại thức ăn quý cho người ở

10


bất kể lứa tuổi nào. Hoa chuối và thân cây chuối non cũng là một thứ rau tốt, củ
chuối cũng ăn được, thân chuối già dùng làm thức ăn gia súc, lá chuối dùng để
gói bánh. Hạt của giống chuối hột được ngâm với rượu là vị thuốc chữa bệnh sỏi
thận và tiểu đường... Chuối xanh cịn có tác dụng diệt nấm, làm se. Quả Chuối
chín nhuận tràng, chống scorbut và làm dịu. Chuối chín thúc đẩy sự lên da non
của các vết thương tổn của ruột trong viêm ruột kết có loét. Lá non dùng băng bó
để làm dịu vết bỏng, vết cháy. Ở Ấn Độ, thân và củ Chuối dùng chữa rối loạn về
máu và trị bệnh hoa liễu còn nhựa cây được dùng trị bệnh đau về thần kinh như
icteria và động kinh, trị lỵ và tiêu chảy và làm nước giải khát khi bị thổ tả (Vũ
Mạnh Hải, 2008).
Đặc điểm kinh tế kỹ thuật
- Đặc điểm kỹ thuật

Ở nước ta, khí hậu bốn mùa đều phù hợp cho chuối phát triển, từ Bắc
đến Nam, đồng bằng cũng như miền núi, ở đâu và mùa nào cũng có chuối.
chuối phù hợp với địa hình cao ráo lẫn đồng bằng bởi tính ưa nước tuy nhiên
chịu hạn kém, vì vậy cần bố trí chăm sóc phù hợp để cho ra năng suất cao
(Nguyễn Ngọc Kiểm, 1993).
- Điều kiện sinh thái
Nhiệt độ:Chuối sinh trưởng và phát triển thuận lợi trong phạm vi 25350C. Khi nhiệt độ giảm đến 10oC thì quả chuối nhỏ, phẩm chất kém, sinh trưởng
chậm. Chuối sợ rét và sương muối, khi gặp sương muối kéo dài lá chuối sẽ xám
lại và héo khô. Như vậy, ở nước ta, nhất là các tỉnh miền Nam, Nam Trung bộ,
bình quân nhiệt độ hàng năm lớn hơn 240C, nên có lượng nhiệt rất tốt cho chuối
phát triển (Nguyễn Ngọc Kiểm, 1993).
Nước: Hàm lượng nước trong các bộ phận cây chuối rất cao, trong thân
già 92,4%, trong rễ 96%, trong lá 82,6% và trong quả 96%. Độ bốc hơi của lá rất
lớn, dưới ánh nắng mặt trời, sức tiêu hao nước của chuối từ 40-50mg/dm2/phút.
Với giống chuối mật mốc, cần từ 15-20 lít nước/ngày tuỳ theo trời râm hay trời
nắng, vào mùa đông ở nước ta thường khô hanh, ít mưa nên cần có biện pháp
tưới ẩm để cung cấp đủ nước cho chuối (Nguyễn Ngọc Kiểm, 1993).
Ánh sáng: Chuối có khả năng thích ứng trong phạm vi cường độ ánh sáng
tương đối rộng. Cho nên lượng ánh sáng ở điều kiện nước ta cũng cho phép cây
chuối sinh trưởng và phát triển tốt (Nguyễn Ngọc Kiểm, 1993).

11


- Điều kiện về giống
Hình thức nhân giống chuối chủ yếu là nhân giống vơ tính. Người ta
thường dùng loại chồi con để trồng. Chồi con được hình thành từ những mầm ngủ
mọc trên thân ngầm của chuối, thường có 2 loại chồi con: Chồi con đuôi chiên và
chồi con lá rộng. Theo nhiều kinh nghiệm, loại chồi con đuôi chiên được sử dụng
trồng tốt nhất, nó được sinh ra khoảng tháng 4 đến tháng 6. Trong điều kiện đầy đủ

ánh sáng, nhiệt độ thích hợp, loại chồi non này sinh ra rất nhanh, tốc độ sinh trưởng
rất mạnh, chồi này rất sung sức, khi trồng mau bén rễ, tốc độ hồi sinh nhanh, sinh
trưởng mạnh và mau ra buồng, sản lượng cao (Vũ Công Hậu, 2000).
- Điều kiện đất đai
Chuối là loại cây dễ trồng, yêu cầu về đất không quá nghiêm khắc. Tốt
nhất đối với chuối là đất thịt nhẹ, đất pha cát, đất phù sa (tốt hơn cả), đất thống
có cấu tượng tốt và độ xốp cao. Về hóa tính đất, chuối rất cần các chất khống
trong đất như N, P, K, Ca, Mg, trong đó hai yếu tố chính là N và K.
Chuối mọc bình thường trong đất có pH từ 4,5-8, tốt nhất trong khoảng 67,5. Trường hợp đất quá chua hoặc quá kiềm có thể gây ra hiện tượng thiếu vi
lượng trong đất, ảnh hưởng đến sinh trưởng của chuối (Vũ Công Hậu, 2000).
- Thời vụ
Đối với khí hậu nước ta, chuối có thể trồng quanh năm đều sống được, vì
vậy về mặt thời vụ không yêu cầu nghiêm ngặt lắm. Đối với các giống chuối gịn,
chuối lá mật, chuối ngự,… có thể trồng được vụ xuân (tháng 2-3 âm lịch), nhưng
với chuối tiêu thì phải trồng vụ thu (tháng 6-7 âm lịch) và cây sẽ ra hoa vào tháng
6-8 năm sau, đến tháng 9-11 thu hoạch, lúc này năng suất, phẩm chất chuối tiêu
rất tốt. Vì vậy mà trong dân gian cũng đã có kinh nghiệm ăn chuối: vào mùa
nóng thì nên ăn chuối gịn, chuối lá, cịn vào mùa rét thì ăn chuối tiêu ngon hơn
(Vũ Cơng Hậu, 2000).
- Phân bón, chăm sóc
Đạm (N), Lân (P), Kali (K) đều rất cần thiết bón cho chuối, ảnh hưởng
đến năng suất chuối, K liên quan đến sự phát triển chiều cao và P có tác dụng tạo
phẩm chất quả tốt, chống sâu bệnh. Lượng bón phân tuỳ thuộc vào sản lượng thu
hoạch. Đối với nước ta, qua các thí nghiệm cho thấy liều lượng N, P, K thích hợp
bón cho 1 cây chuối tiêu trong 1 năm ở đất phù sa ven sông là: 100-200g N
nguyên chất, 20-40g P nguyên chất, 250-300g K. Hàm lượng chất hữu cơ trong

12



đất trồng chuối nhất thiết phải đạt 3-4% là tốt, nếu thấp hơn phải bón phân hữu
cơ. Đối với chuối thường bón 30-50kg phân chuồng cho một gốc một năm. Có
thể phủ cỏ, vỏ cà phê, mùn cưa, lá thơng,…một lớp dày 30-40cm quanh gốc
chuối để dần thành mùn và giữ ẩm cho đất cũng rất tốt. Hoặc có thể trồng cây
phân xanh để tạo chất hữu cơ cho đất. Nên nhớ vào các tháng 7-8-10 sau khi
trồng là giai đoạn bón thúc quan trọng, giúp nâng cao năng suất và phẩm chất
chuối. Chuối có nhu cầu nước cao, chịu hạn kém, cho nên cần lưu ý tưới nước đủ
cho chuối. Một nghiên cứu đã cho biết một cây chuối có diện tích bộ lá 13,5m2
cần 50-70kg nước để thốt nước trong một phút. Mùa mưa không nên đi lại, cày
xới trong vườn chuối. Và quan trọng phải theo dõi sâu hại chuối và có cách
phịng trừ hiệu quả (Vũ Cơng Hậu, 2000).
2.1.3. Các loại hình liên kết, đặc điểm và vai trò của liên kết trong sản xuất
và tiêu thụ sản phẩm chuối
2.1.3.1. Các loại hình liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm chuối
Về mặt hình thức, liên kết kinh tế phải là sự hợp tác và phối hợp giữa các đơn
vị kinh tế. Theo Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nơng nghiệp nơng thơn
(2006), liên kết có thể theo chiều ngang và liên kết theo chiều dọc:
a. Liên kết ngang

Nông dân

Nông dân

Nông
dân/HTX

Nông dân

Nông dân


Sơ đồ 2.1: Liên kết ngang trong sản xuất và tiêu thụ nơng sản
Là hình thức liên kết mà trong đó mỗi tổ chức hay cá nhân tham gia là

13


×