ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
PHẠM THẾ HIỀN
ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP
PHÁT TRIỂN BA KÍCH TRÊN ĐỊA BÀN
HUYỆN BA CHẼ, TỈNH QUẢNG NINH
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NÔNG NGHIỆP
Thái Nguyên, năm 2020
i
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
PHẠM THẾ HIỀN
ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP
PHÁT TRIỂN BA KÍCH TRÊN ĐỊA BÀN
HUYỆN BA CHẼ, TỈNH QUẢNG NINH
Ngành: Kinh tế nông nghiệp
Mã số: 8 62 01 15
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NÔNG NGHIỆP
Người Hướng dẫn khoa học: TS. Dương Hoài An
\
LỜI CAM ĐOAN
ii
Tôi xin cam đoan rằng số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này
là hoàn toàn trung thực, chưa từng được ai sử dụng trong bất kì cơng trình
nghiên cứu nào khác. Các thơng tin, trích dẫn trong luận văn đã được ghi rõ
nguồn gốc.
Thái Nguyên, tháng 10 năm 2020
Học viên
Phạm Thế Hiền
iii
LỜI CẢM ƠN
Trong q trình thực hiện đề tài tơi đã nhận được sự hướng dẫn, giúp
đỡ, động viên của nhiều cá nhân và tập thể. Tôi xin được bày tỏ sự cảm ơn
sâu sắc nhất tới tất cả các cá nhân và tập thể đã tạo điều kiện giúp đỡ tơi trong
suốt q trình học tập và nghiên cứu.
Tơi xin bày tỏ lời cảm ơn sâu sắc đến TS. Dương Hồi An đã tận
tình hướng dẫn tơi trong suốt quá trình thực hiện đề tài luận văn tốt nghiệp này.
Tôi xin trân trọng cảm ơn các thầy, cô giáo khoa Kinh tế và PTNT,
Phòng Đào tạo, Ban Giám hiệu - Trường Đại học Nông lâm đã tạo điều
kiện giúp đỡ tơi về mọi mặt trong q trình học tập và hồn thành luận văn
này. Tuy nhiên vì kiến thức chun mơn cịn hạn chế và bản thân vẫn chưa có
nhiều kinh nghiệm thực tiễn nên trong đề tài cịn nhiều thiếu xót, tơi rất mong
nhận được sự góp ý, chỉ bảo thêm của quý thầy cô để đề tài của tơi được hồn
thiện hơn.
Tơi xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, tháng 10 năm 2020
Học viên
Phạm Thế Hiền
iv
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ............................................................................................. i
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................. iii
MỤC LỤC ....................................................................................................... iv
DANH MỤC CÁC BẢNG ............................................................................ vii
TRÍCH YẾU LUẬN VĂN ............................................................................ vii
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài ................................................................................ 1
2. Mục tiêu nghiên cứu đề tài ............................................................................ 2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................................. 3
3.1. Đối tượng nghiên cứu và điều tra: ............................................................. 3
3.2. Phạm vi nghiên cứu:................................................................................... 3
4. Ý nghĩa của đề tài .......................................................................................... 3
4.1. Ý nghĩa khoa học........................................................................................ 3
4.2. Ý nghĩa thực tiễn ........................................................................................ 3
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI ....................................... 4
1.1. Cơ sở lý luận của đề tài .............................................................................. 4
1.1.1. Một số vấn đề cơ bản về hiệu quả kinh tế ............................................... 4
1.1.2 Cơ sở thực tiễn ......................................................................................... 8
1.2. Các yếu tố ảnh hưởng và nâng cao hiệu quả kinh tế sản xuất cây ba
kích Ba Chẽ ...................................................................................................... 9
1.2.1. Các yếu tố tự nhiên thuộc hệ sinh thái và mơi trường ............................ 9
1.2.2. Nhóm nhân tố kinh tế - xã hội ............................................................... 10
1.2.3. Nhóm nhân tố kỹ thuật .......................................................................... 12
1.2. Cơ sở thực tiễn ......................................................................................... 17
1.2.1. Kinh nghiệm nâng cao hiệu quả trồng ba kích tại các địa phương ....... 17
1.2.2. Bài học rút ra cho huyện Ba Chẽ .......................................................... 19
v
CHƯƠNG 2. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU ............................................................................................... 21
2.1. Khái quát về điều kiện tự nhiên – Kinh tế xã hội huyện Ba Chẽ............. 21
2.1.1. Vị trí địa lý và các yếu tố tự nhiên ........................................................ 21
2.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội ...................................................................... 26
2.2. Nội dung nghiên cứu ................................................................................ 30
2.2.1. Tình hình sản xuất ba kích của huyện Ba Chẽ ...................................... 30
2.2.2. Đánh giá hiệu quả của cây ba kích Ba Chẽ theo kết quả điều tra ......... 30
2.2.3. Đánh giá hiệu quả kinh tế và nâng cao hiệu quả kinh tế sản xuất cây ba
kích tại huyện Ba Chẽ ..................................................................................... 30
2.2.4. Đánh giá chung về tình hình sản xuất và nâng cao hiệu quả kinh tế sản
xuất cây ba kích tại huyện Ba Chẽ .................................................................. 30
2.3. Phương pháp nghiên cứu .......................................................................... 30
2.3.1. Phương pháp tiếp cận ............................................................................ 30
2.3.2. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu ..................................................... 30
2.2.3. Phương pháp thu thập dữ liệu và thông tin ........................................... 30
2.2.4. Phương pháp xử lý số liệu..................................................................... 34
2.3. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu ................................................................... 35
2.3.1. Nhóm chỉ tiêu thể hiện điều kiện, khả năng phát triển sản xuất
ba kích ............................................................................................................. 35
2.3.2. Nhóm chỉ tiêu phản ánh phát triển sản xuất ba kích theo chiều rộng ... 35
2.3.3. Nhóm chỉ tiêu phản ánh phát triển sản xuất ba kích theo chiều sâu ..... 35
2.3.4. Cách tính tốn một số chỉ tiêu cụ thể trong nghiên cứu này ................. 35
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN .................... 37
3.1. Tình hình sản xuất ba kích của huyện Ba Chẽ ......................................... 37
3.1.1. Khái quát cơ cấu sản xuất ba kích của huyện Ba Chẽ .......................... 37
3.1.2. Biến động diện tích, năng suất và sản lượng ba kích huyện Ba Chẽ giai
đoạn 2017 – 2019 ............................................................................................ 40
vi
3.2. Đánh giá hiệu quả của cây ba kích Ba Chẽ theo kết quả điều tra ............ 45
3.2.1. Tình hình chung của nhóm hộ nghiên cứu............................................ 45
3.2.2. Diện tích, năng suất, sản lượng ba kích của các hộ điều tra ................. 46
3.2.3. Tình hình đầu tư trong sản xuất cây ba kích tại huyện Ba Chẽ .................. 48
3.2.4. Kết quả và thu nhập từ sản xuất kinh doanh ba kích Ba Chẽ ............... 54
3.3. Đánh giá hiệu quả kinh tế và nâng cao hiệu quả kinh tế sản xuất cây ba
kích tại huyện Ba Chẽ ..................................................................................... 55
3.3.1. Đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất cây ba kích Ba Chẽ ....................... 55
3.3.2. Hiệu quả xã hội và môi trường sản xuất cây ba kích tại huyện Ba Chẽ 57
3.3.3. Những thuận lợi, khó khăn trong q trình sản xuất và nâng cao hiệu
quả kinh tế của ba kích tại huyện Ba Chẽ ....................................................... 58
3.4. Đánh giá chung về tình hình sản xuất và nâng cao hiệu quả kinh tế sản
xuất cây ba kích tại huyện Ba Chẽ .................................................................. 60
3.4.1. Những mặt đạt được .............................................................................. 60
3.4.2. Những mặt còn hạn chế......................................................................... 60
3.4.3. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả kinh tế của cây ba kích trên địa bàn
huyện Ba Chẽ .................................................................................................. 61
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ...................................................................... 67
1. Kết luận ........................................................................................................ 67
2. Kiến nghị đối với huyện Ba Chẽ ................................................................. 68
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 70
vii
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1. Tình hình sử dụng đất của huyện Ba Chẽ giai đoạn 2017-2019 .... 23
Bảng 2.2. Một số thông tin các xã trong vùng nghiên cứu ............................. 30
Bảng 2.3: Số hộ chọn điều tra tại 3 xã ............................................................ 30
Bảng 3.1: Cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp phân theo ngành của huyện
Ba Chẽ ............................................................................................................. 38
Bảng 3.2: Diện tích, sản lượng một số cây dược liệu chính ........................... 38
của huyện Ba Chẽ............................................................................................ 38
Bảng 3.3. Cây dược liệu phân theo các xã của huyện Ba Chẽ ...................... 40
Bảng 3.4 : Diện tích ba kích của huyện Ba Chẽ qua 3 năm 2017- 2019 ........ 41
Bảng 3.5: Diện tích, năng suất, sản lượng ba kích............................................... 42
của huyện Ba Chẽ 2017 - 2019 .......................................................................... 42
Bảng 3.6. Tình hình cơ bản của các hộ được điều tra năm 2019 .................... 46
Bảng 3.7. Diện tích, năng suất, sản lượng ba kích của các hộ điều tra........... 47
Bảng 3.8: Chi phí trồng mới và kiến thiết cơ bản cho 1 ha ba kích ....................... 49
ở huyện Ba Chẽ................................................................................................. 49
Bảng 3.9: Chi phí đầu vào cho 1 ha ba kích Ba Chẽ ở giai đoạn kinh doanh
năm 2019 ......................................................................................................... 52
Bảng 3.10: Kết quả sản xuất kinh doanh ba kích Ba Chẽ của các nhóm hộ
điều tra (tính trên 1 ha ba kích cho thu hoạch) ............................................... 54
Bảng 3.11: Hiệu quả kinh tế sản xuất cây ba kích của các nhóm hộ tại huyện
Ba Chẽ năm 2019 ............................................................................................ 56
Bảng 3.12: Các yếu tố của ma trận SWOT trong tình hình sản xuất ba kích Ba
Chẽ ở hộ nông dân .......................................................................................... 58
viii
TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Tên đề tài: Đánh giá hiệu quả và đề xuất giải pháp phát triển Ba kích
trên địa bàn huyện Ba Chẽ, tỉnh Quảng Ninh
Ngành đào tạo: Kinh tế nông nghiệp
Cơ sở đào tạo: Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên
1. Tính cấp thiết của đề tài
Việt Nam là nước có điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội thuận lợi nên
có nguồn tài nguyên dược liệu phong phú và đa dạng. Theo kết quả điều tra
nguồn tài nguyên dược liệu Việt Nam giai đoạn 2001 – 2005 của Viện dược
liệu (2006) cho biết Việt nam có 3.984 loài thực vật bậc cao, bậc thấp và nấm
lớn được dùng làm thuốc để chữa bệnh. Cũng theo Võ Văn Chi (2012) đã
thống kê ở Việt nam hiện có 4.700 loài thực vật làm thuốc ở nước ta. Trong đó có
khoảng 30% số lồi đặc hữu chỉ có ở Việt nam, khơng tìm thấy ở nơi khác.
Tuy nhiên, thực trạng hiện nay cho thấy các loại cây dược liệu trong tự
nhiên đang bị giảm cả về số lượng và chất lượng. Điều này xuất phát từ việc
khai thác bừa bãi, q mức của con người, những cây ít có giá trị hoặc chưa
được nghiên cứu sử dụng lại bị tàn phá nhường chỗ cho hoạt động sản xuất
nông nghiệp, công nghiệp; tri thức bản địa về khai thác, sử dụng và bảo tồn
các lồi cây hữu ích đang bị mai một do khơng được tư liệu hóa; đặc biệt là sự
biến đổi khí hậu, ơ nhiễm mơi trường đang diễn ra ngày một nguy hiểm.
Là một huyện miền núi của tỉnh Quảng Ninh, huyện Ba Chẽ là địa
phương có nhiều tiềm năng trong việc phát triển các cây dược liệu quý. Với
diện tích tự nhiên là 60.855,56 ha. Là huyện có thế mạnh về rừng và đất rừng
(rừng và đất rừng chiếm 90,8% diện tích tự nhiên); cộng thêm đặc điểm địa
hình hướng phơi, độ cao, khí hậu, thủy văn, tác động của con người kết hợp
với các đặc tính sinh thái của từng lồi đã tạo nên sự đa dạng của hệ thực vật
ix
tại huyện Ba Chẽ, đặc biệt là tài nguyên cây thuốc. Trong đó, Ba kích được
coi là lồi có giá trị sử dụng tốt nhất, mang lại giá trị kinh tế cao cho người dân.
Ba kích huyện Ba Chẽ có chất lượng tốt nhất tại Quảng Ninh có giá từ
1,5 – 1,7 triệu đồng/ kg khô (05 kg tươi được 01 kg khơ). Suốt một thời gian
dài, Ba kích mọc hoang, phân bổ nhiều ở vùng đồi núi thấp huyện Ba Chẽ, tuy
nhiên phần lớn là khai thác tự nhiên, bừa bãi thiếu khoa học nên số lượng Ba
kích cịn lại rất ít. Bên cạnh đó, diện tích phân bố tự nhiên của loài cây này
cũng bị thu hẹp do người dân phát nương, làm rẫy, thay thế rừng tự nhiên
bằng rừng trồng dẫn đến hệ lụy là rừng bị tàn phá và nghèo nàn thảm thực vật
dưới tán rừng khiến chi Ba kích lâm vào tình trạng gần như tuyệt chủng và
được đưa vào sách đỏ Việt nam cần được bảo vệ.
Xuất phát từ thực tiễn trên tôi tiến hành thực hiện luận văn: “Đánh giá
hiệu quả và đề xuất giải pháp phát triển Ba kích trên địa bàn huyện Ba
Chẽ, tỉnh Quảng Ninh” nhằm đóng góp các thơng tin cơ bản về hiệu quả
cũng như các đặc điểm sinh thái, sinh học của lồi Ba kích, từ đó góp phần
bảo tồn cũng như phát triển lồi cây thuốc quý này tại địa phương huyện Ba
Chẽ tỉnh Quảng Ninh.
2. Mục tiêu nghiên cứu đề tài
- Góp phần hệ thống hoá về cơ sở lý luận và thực tiễn về hiệu quả kinh
tế, nâng cao hiệu quả kinh tế sản xuất cây ba kích.
- Phân tích, đánh giá thực trạng sản xuất và hiệu quả kinh tế sản xuất
cây ba kích trên địa bàn huyện Ba Chẽ năm 2017 - 2019.
- Phân tích những thuận lợi, khó khăn trong việc sản xuất và nâng cao
hiệu quả cây ba kích.
- Đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế của
cây ba kích tại huyện Ba Chẽ.
x
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu và điều tra:
- Đối tượng nghiên cứu là các vấn đề liên quan đến phát triển cây Ba Kích,
hiệu quả kinh tế và các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế trong sản xuất cây ba
kích tại huyện Ba Chẽ
- Đối tượng điều tra là các hộ gia đình trồng ba kích tại huyện Ba Chẽ
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu những nội dung về phát triển cây Ba Kích tại huyện
Ba Chẽ
4. Những đóng góp mới của đề tài
Huyện Ba Chẽ là một huyện mà ngành trồng trọt được xem là ngành mũi
nhọn. Đã từ lâu các hộ gia đình vẫn áp dụng việc trồng xen nhiều loại cây với
nhau. Cây ba kích Ba Chẽ với những giá trị mà nó đem lại đã và đang ngày càng
được phát triển với số lượng và diện tích ngày càng tăng. Qua q trình điều tra,
khảo sát và kết quả phân tích được trình bày ở những chương trước, ta thấy tình
hình sản xuất của cây ba kích Ba Chẽ có một số điểm sau:
- Khái quát cơ cấu sản xuất ba kích của huyện Ba Chẽ
Trong những năm gần đây, thấy được hiệu quả kinh tế trồng ba kích cao
hơn hẳn một số cây trồng khác. Nhiều hộ nông dân đã mạnh dạn đầu tư chăm
sóc, phát triển cây ba kích, nhiều diện tích trồng cây lương thực: khoai, sắn... đã
được chuyển sang trồng ba kích. Có thể khẳng định cây ba kích ngày càng có vị
trí quan trọng trong kinh tế hộ. Đối với diện tích ba kích trồng mới tốc độ tăng
bình quân qua 3 năm 43,75%. Cụ thể năm 2018 diện tích ba kích trồng mới là
8 ha, tăng 4 ha tức là tăng 100% so với năm 2017. Nhưng đến năm 2019 diện
tích ba kích trồng mới giảm đạt 7 ha, giảm 1 ha tức là giảm lên 12,5% so với
năm 2018. Đối với diện tích ba kích kiến thiết cơ bản tốc độ tăng bình quân
qua 3 năm giảm 18,65%. Cụ thể năm 2017 diện tích ba kích kiến thiết cơ bản
là 16,9 ha; Năm 2018 là 12,45ha. Đến năm 2019 diện tích ba kích kiến thiết
xi
cơ bản là 18,27ha.
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Việt Nam là nước có điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội thuận lợi nên
có nguồn tài nguyên dược liệu phong phú và đa dạng. Theo kết quả điều tra
nguồn tài nguyên dược liệu Việt Nam giai đoạn 2001 – 2005 của Viện dược
liệu (2006) cho biết Việt Nam có 3.984 loài thực vật bậc cao, bậc thấp và nấm
lớn được dùng làm thuốc để chữa bệnh. Cũng theo Võ Văn Chi (2012) đã
thống kê ở Việt nam hiện có 4.700 lồi thực vật làm thuốc ở nước ta. Trong đó có
khoảng 30% số lồi đặc hữu chỉ có ở Việt nam, khơng tìm thấy ở nơi khác.
Là một huyện miền núi của tỉnh Quảng Ninh, huyện Ba Chẽ là địa
phương có nhiều tiềm năng trong việc phát triển các cây dược liệu quý. Với
diện tích tự nhiên là 60.855,56 ha. Là huyện có thế mạnh về rừng và đất rừng
(rừng và đất rừng chiếm 90,8% diện tích tự nhiên); cộng thêm đặc điểm địa
hình hướng phơi, độ cao, khí hậu, thủy văn, tác động của con người kết hợp
với các đặc tính sinh thái của từng lồi đã tạo nên sự đa dạng của hệ thực vật
tại huyện Ba Chẽ, đặc biệt là tài nguyên cây thuốc. Trong đó, Ba kích được
coi là lồi có giá trị sử dụng tốt nhất, mang lại giá trị kinh tế cao cho người dân.
Ba kích huyện Ba Chẽ có chất lượng tốt nhất tại Quảng Ninh có giá từ
1,5 – 1,7 triệu đồng/ kg khô (05 kg tươi được 01 kg khô). Suốt một thời gian
dài, Ba kích mọc hoang, phân bổ nhiều ở vùng đồi núi thấp huyện Ba Chẽ, tuy
nhiên phần lớn là khai thác tự nhiên, bừa bãi thiếu khoa học nên số lượng Ba
kích cịn lại rất ít. Bên cạnh đó, diện tích phân bố tự nhiên của lồi cây này
cũng bị thu hẹp do người dân phát nương, làm rẫy, thay thế rừng tự nhiên
bằng rừng trồng dẫn đến hệ lụy là rừng bị tàn phá và nghèo nàn thảm thực vật
dưới tán rừng khiến chi Ba kích lâm vào tình trạng gần như tuyệt chủng và
được đưa vào sách đỏ Việt Nam cần được bảo vệ.
Do vậy việc phát huy hiệu quả và nghiên cứu gây trồng cây Ba kích
đang được coi là hướng đi chủ đạo, góp phần bảo tồn, phát triển nguồn gen
2
dược liệu quý đồng thời giải quyết việc làm, tạo nguồn thu nhập cho người
dân. Biết được hiệu quả trên, một số cơ quan nghiên cứu đã có những thử
nghiệm bước đầu về nhân giống đối với cây Ba kích; Thực hiện Quyết định
số 1976/QĐ-TTg ngày 30/10/2013 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt
quy hoạch tổng thể phát triển dược liệu đến năm 2020 và định hướng đến
năm 2030 (ưu tiên phát triển Ba Kích), tỉnh Quảng Ninh đã chỉ đạo các cơ
quan chức năng tham mưu xây dựng Quy hoạch phát triển cây Ba Kích (Quy
hoạch vùng nguyên liệu; cơ sở sản xuất giống; cơ sở chế biến tiêu thụ sản
phẩm). Tuy nhiên, do tỉnh cịn thiếu thơng tin về thực trạng công nghệ sản
xuất giống, kỹ thuật trồng, vùng trồng nguyên liệu, chế biến, thị trường tiêu
thụ… nên đến nay tỉnh Quảng Ninh vẫn chưa xây dựng được Quy hoạch phát
triển bền vững cây Ba Kích. Để định hướng cho việc phát triển cây Ba Kích,
ngày 27/5/2014, Ủy ban nhân tỉnh Quảng Ninh đã ban hành công văn số
2802/UBND-NLN1 về việc tạm thời chấp thuận phương án vùng trồng Ba
Kích tập trung (Hồnh Bồ là 200 ha; Ba Chẽ là 616 ha).
Xuất phát từ thực tiễn trên tôi tiến hành thực hiện luận văn: “Đánh giá
hiệu quả và đề xuất giải pháp phát triển Ba kích trên địa bàn huyện Ba
Chẽ, tỉnh Quảng Ninh” nhằm đóng góp các thông tin cơ bản về hiệu quả
cũng như các đặc điểm sinh thái, sinh học của lồi Ba kích, từ đó góp phần
bảo tồn cũng như phát triển lồi cây thuốc quý này tại địa phương huyện Ba
Chẽ, tỉnh Quảng Ninh.
2. Mục tiêu nghiên cứu đề tài
- Góp phần hệ thống hoá về cơ sở lý luận và thực tiễn về hiệu quả kinh
tế, nâng cao hiệu quả kinh tế sản xuất cây ba kích.
- Phân tích, đánh giá thực trạng sản xuất và hiệu quả kinh tế sản xuất
cây ba kích trên địa bàn huyện Ba Chẽ năm 2017 - 2019.
- Phân tích những thuận lợi, khó khăn trong việc sản xuất và nâng cao
hiệu quả cây ba kích.
3
- Đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế của
cây Ba kích tại huyện Ba Chẽ.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu và điều tra:
- Đối tượng nghiên cứu là các vấn đề liên quan đến phát triển cây Ba Kích,
hiệu quả kinh tế và các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế trong sản xuất Ba
kích tại Ba Chẽ
- Đối tượng điều tra là các hộ gia đình trồng Ba kích tại huyện Ba Chẽ
3.2. Phạm vi nghiên cứu:
Phạm vi không gian
Về không gian: Huyện Ba Chẽ - Tỉnh Quảng Ninh
Phạm vi thời gian
Về thời gian: Thời gian tiến hành: Từ năm 2017 – năm 2019
Phạm vi nội dung
Đề tài nghiên cứu những nội dung về tình hình sản xuất, hiệu quả kinh
tế và các giải pháp phát triển cây Ba Kích tại huyện Ba Chẽ
4. Ý nghĩa của đề tài
4.1. Ý nghĩa khoa học
- Giúp cho học viên hoàn thiện hơn trong học tập và tạo mối quan hệ
giữa lý thuyết và thực tế.
- Làm quen với phương pháp tiếp cận mới giúp làm quen dần với cơng
việc của ngành nghề mình đang theo học. Nâng cao khả năng sử các phương
pháp nghiên cứu, tiếp cận, thu thập và xử lý thông tin.
4.2. Ý nghĩa thực tiễn
Là tài liệu tham khảo giúp huyện Ba Chẽ xây dựng quy hoạch phát triển
sản xuất cây ba kích. Bên cạnh đó đây cũng là tài liệu đối với các địa phương
có điều kiện tương tự.
4
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI
1.1. Cơ sở lý luận của đề tài
1.1.1. Một số vấn đề cơ bản về hiệu quả kinh tế
1.1.1.1. Các quan điểm khác nhau về hiệu quả kinh tế
Hiệu quả kinh tế là một phạm trù phản ánh mặt chất lượng của các hoạt
động kinh tế. Quá trình tăng cường lợi dụng các nguồn lực sẵn có phục vụ cho
lợi ích của con người, có nghĩa là nâng cao chất lượng của các hoạt động kinh
tế. Nâng cao hiệu quả kinh tế là một đòi hỏi khách quan của mọi nền sản xuất
xã hội xuất phát từ những nhu cầu vật chất của con người ngày càng tăng.
Yêu cầu của công tác quản lý kinh tế đòi hỏi phải nâng cao chất lượng của các
hoạt động kinh tế làm xuất hiện phạm trù hiệu quả kinh tế.
Xuất phát từ góc độ nghiên cứu khác nhau, các nhà kinh tế đưa ra nhiều
quan điểm khác nhau về hiệu quả kinh tế.
Quan điểm thứ nhất: Trước đây, người ta coi hiệu quả kinh tế là kết quả
đạt được trong hoạt động kinh tế. Ngày nay, quan điểm này khơng cịn phù
hợp, bởi vì nếu cùng một kết quả xuất phát từ hai mức chi phí khác nhau thì
theo quan điểm này chúng có cùng một hiệu quả.
Quan điểm thứ hai: Hiệu quả xác định bằng nhịp độ tăng trưởng sản
phẩm xã hội hoặc thu nhập quốc dân, hiệu quả kinh tế sẽ cao khi nhịp độ tăng
của các chỉ tiêu đó cao. Nhưng chi phí hoặc nguồn lực được sử dụng tăng
nhanh vì sao? Hơn nữa, điều kiện sản xuất hiện tại khác với năm trước, yếu tố
bên trong bên ngoài của nền kinh tế bị ảnh hưởng cũng khác nhau. Do đó,
quan điểm này chưa thỏa đáng.
Quan điểm thứ ba: Hiệu quả là mức độ hữu ích của sản phẩm đó được
sản xuất ra, tức là giá trị sử dụng chứ không phải là giá trị được đánh giá tồn
diện từ ba khía cạnh: Hiệu quả kinh tế, hiệu quả xã hội, hiệu quả môi trường.
5
Từ những quan điểm khác nhau về hiệu quả như trên ta thấy rằng hiệu
quả là một phạm trù trọng tâm và rất cơ bản của hiệu quả kinh tế và quản lý.
Hơn nữa việc xác định hiệu quả là vấn đề hết sức khó khăn và phức tạp về lý
luận và cả thực tiễn. Bản chất của hiệu quả xuất phát từ mục đích của sản xuất
và phát triển kinh tế xã hội là đáp ứng nhu cầu ngày càng cao về đời sống vật
chất và tinh thần của mọi thành viên trong xã hội. Muốn vậy, sản xuất không
ngừng phát triển cả về chiều rộng lẫn chiều sâu.
Quan điểm về hiệu quả trong điều kiện hiện nay là phải thoả mãn vấn
đề tiết kiệm thời gian, tài nguyên trong sản xuất mang lại lợi ích xã hội và bảo
vệ mơi trường. Chính vì vậy mà hiệu quả của một q trình nào đó cần được
đánh giá tồn diện cả ba khía cạnh: Hiệu quả kinh tế, hiệu quả xã hội và hiệu
quả mơi trường. Do đó khi xem xét hiệu quả kinh tế chúng ta phải xem xét
trên tất cả các góc độ để có cái nhìn tồn diện, chính xác, tùy theo mục đích và yêu
cầu nghiên cứu. (Đỗ Kim Chung, 2009)
1.1.1.2. Nội dung và bản chất hiệu quả kinh tế
Hiệu quả kinh tế là phạm trù kinh tế chung nhất, có liên qua trực tiếp đến
nền sản xuất hàng hóa và tất cả các phạm trù, các quy luật kinh tế khác.
Hiệu quả kinh tế được biểu hiện ở mức đặc trưng quan hệ so sánh giữa
kết quả đạt được và lượng chi phí bỏ ra.
Một giải pháp kỹ thuật quản lý có hiệu quả kinh tế cao là phương án đạt
được tương quan tối ưu giữa kết quả đem lại và chi phí đầu tư.
Từ khái niệm chung đó cần xác định tiêu chuẩn đánh giá hiệu quả kinh tế.
Đây là phần phức tạp, còn nhiều ý kiến chưa được thống nhất. Tuy nhiên nhiều
nhà kinh tế đều cho rằng tiêu chuẩn cơ bản và tổng quát khi đánh giá hiệu quả
kinh tế là mức độ đáp ứng nhu cầu xã hội và sự tiết kiệm lớn nhất về chi phí và
tiêu hao các tài nguyên.
Tiêu chuẩn hiệu quả kinh tế là các quan điểm, nguyên tắc đánh giá hiệu
quả kinh tế trong điều kiện cụ thể, trong giai đoạn nhất định. Việc nâng cao hiệu
6
quả kinh tế là mục tiêu chung và xuyên suốt trong mọi thời kỳ, tiêu chuẩn là lựa
chọn đánh giá bằng định lượng theo tiêu chuẩn đã lựa chọn ở từng giai đoạn.
Mỗi thời kỳ phát triển kinh tế - xã hội thì tiêu chuẩn đánh giá hiệu quả cũng
khác nhau.
Mặt khác tùy thuộc vào nội dung của hiệu quả mà có tiêu chuẩn đánh giá
hiệu quả kinh tế quốc dân và hiệu quả xí nghiệp. Vì vậy nhu cầu thì đa dạng,
thay đổi theo thời gian tùy thuộc vào trình độ khoa học kỹ thuật áp dụng vào
sản xuất. Mặt khác nhu cầu còn nhiều loại: nhu cầu tối thiểu, nhu cầu khả năng
thanh toán và nhu cầu theo ước muốn chung. Có thể coi thu nhập tối đa trên đơn
vị chi phí là tiêu chuẩn đánh giá hiệu quả kinh tế hiện nay.
Đối với tồn xã hội thì tiêu chuẩn đánh giá hiệu quả kinh tế là khả năng
thỏa mãn nhu cầu sản xuất và tiêu dùng của xã hội bằng của cải vật chất sản
xuất ra, trong nền kinh tế thị trường còn đòi hỏi yếu tố chất lượng và giá
thành đáp ứng khả năng cạnh tranh. Đối với doanh nghiệp hoặc tổ chức kinh
tế thì tiêu chuẩn đánh giá hiệu quả kinh tế phải là thu nhập tối đa trên chi phí
hoặc cơng lao động bỏ ra. (Đỗ Kim Chung, 2009)
1.1.1.3. Phân loại hiệu quả kinh tế
a, Phân loại theo nội dung và bản chất
Có thể xem xét hiệu quả kinh tế theo nhiều góc độ khác nhau tương đối sau:
Hiệu quả kinh tế là thể hiện mối tương quan đạt được về mặt kinh tế với
chi phí bỏ ra ra để đạt kết quả đó.
Hiệu quả xã hội: Phản ánh mối tương quan giữa kết quả đạt được tổng
hợp trong ở các lĩnh vực kinh tế và trong xã hội với các chi phí bỏ ra ðể ðạt
ðýợc kết quả ðó nhý: bảo vệ mơi trýờng, lợi ích cơng cộng, trật tự xã hội…
Hiệu quả phát triển: Thể hiện sự phát triển của công ty, của vùng, đây
là kết quả tổng hợp của nhiều yếu tố như tình hình đời sống, dân trí của cơng
dân, nhân dân, phát triển cơ sở hạ tầng, sự phát triển sản xuất của cả vùng…
Hoạt động kinh tế luôn ln nhằm đạt được mục đích kinh tế và mục
7
đích xã hội. Mục tiêu kinh tế và mục tiêu xã hội luôn gắn với nhau. Hiệu quả
kinh tế xem xét dưới góc độ là kết quả sản xuất gồm các chỉ tiêu kinh tế như
tổng giá trị sản phẩm, tổng chi phí, tổng sản lượng, thu nhập, lợi nhuận…Hiệu
quả xã hội được đánh giá thông qua các chỉ tiêu về giải quyết công ăn việc
làm, bảo vệ môi trường, an ninh chính trị xã hội… trong thời kỳ trước mắt
cũng như lâu dài.
Hiệu quả phát triển được đánh giá thông qua các chỉ tiêu về tốc độ phát
triển, mức độ tái sản xuất mở rộng, sự tăng trưởng về kinh tế xã hội.
Trong các loại hiệu quả thì hiệu quả kinh tế cho là quan trọng nhất và
quyết định nhất. Hiệu quả kinh tế chỉ được đánh giá đầy đủ và đúng đắn nhất
khi có sự liên kết hài hòa của hiệu quả xã hội và hiệu quả phát triển. (Đỗ Kim
Chung, 2009)
b, Phân loại hiệu quả kinh tế theo phạm vi đối tượng xem xét
Phạm trù này được đề cập đến mọi đối tượng của nền sản xuất xã hội
như các ngành địa phương, các ngành sản xuất đến một phương án sản xuất
hay một quyết định quản lý… Có thể phân loại phạm trù hiệu quả kinh tế theo
phạm vi và đối tượng xem xét như sau:
Hiệu quả kinh tế quốc dân: là hiệu quả kinh tế tính chung trong tồn bộ
nền sản xuất xã hội.
Hiệu quả kinh tế ngành là hiệu quả tính riêng cho từng ngành sản xuất
vật chất như ngành nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ…, trong nông nghiệp
được chia thành hiệu quả kinh tế cây công nghiệp, hiệu quả kinh tế cây lương
thực, hiệu quả kinh tế chăn nuôi gia súc, gia cầm…
Hiệu quả kinh tế theo vùng lãnh thổ: tính theo từng vùng, khu vực và
địa phương (từng tỉnh, từng huyện)…
Hiệu quả kinh tế của từng quy mô sản xuất - kinh doanh như hộ gia
đình, HTX, nơng trường quốc doanh, cơng ty, tập đoàn sản xuất.
Hiệu quả kinh tế của từng biện pháp kỹ thuật, từng yếu tố chi phí đầu tư
8
vào sản xuất như biện pháp giống, chi phí phân bón, chi phí bảo vệ thực vật…
c, Phân loại hiệu quả kinh tế theo các yếu tố tham gia vào quá trình sản xuất
- Hiệu quả sử dụng đất.
- Hiệu quả sử dụng lao động.
- Hiệu quả sử dụng vốn.
- Hiệu quả ứng dụng công nghệ.
- Hiệu quả sử dụng biện pháp kỹ thuật. (Đỗ Kim Chung, 2009)
1.1.2 Đặc điểm kinh tế, kỹ thuật sản xuất cây Ba kích
* Đặc điểm kinh tế cây ba kích
Đời sống kinh tế của cây Ba kích tương đối ngắn, khoảng 5 -7 năm là
có thể thu hoạch. Do vậy những biện pháp cơ bản trong khâu trồng mới: Chọn
giống, làm đất, bón phân, cải tạo đất cũng như các giải pháp về chính sách
kinh tế tác động đến cây ba kích là rất quan trọng, nếu làm tốt thì cây Ba kích
sẽ có khả năng làm cho năng suất cao, ổn định và chất lượng tốt.
* Ba kích cần lượng vốn đầu tư thấp
Vì thế để phát triển ba kích đạt chất lượng cao cần phải quan tâm, chú
trọng từ những khâu đầu tiên, áp dụng những chính sách đầu tư hợp lý, loại
bỏ dần những phong tục tập quán trồng Ba kích lạc hậu… Để tạo ra được
những sản phẩm hàng hóa có sức cạnh tranh cao, thu hút khách hàng và các
nhà đầu tư sản xuất trong và ngoài nước. Nếu coi cây Ba kích là cây trồng
mũi nhọn thì cần phải thực hiện theo hướng chun mơn hóa để nâng cao
năng suất, chất lượng sản phẩm Ba kích góp phần tăng thu nhập cải thiện đời
sống người dân trồng ba kích.
* Đặc điểm kỹ thuật cây Ba kích
Ba kích là cây dây leo bằng thân quấn, hóa gỗ ít, phân cành nhiều. Rễ
nạc dài, có nhiều ngấn giống ruột gà. Thân và cành lúc non có lơng, khi già thì
nhẵn. Lá có cuống ngắn, mọc đối, phiến lá thn hình bầu dục, nhọn hai đầu,
dài 6 - 14cm, rộng 3 - 6 cm. Lá kèm hình ống mỏng, ơm sát thân. Cụm hoa
9
dạng tán, mọc ở đầu cành, cuống cụm hoa dài 0,5 - 3cm, có nhiều lơng. Hoa
nhỏ màu trắng ngà, đài hình chén gồm những lá đài khơng bằng nhau. Nhị 4,
bầu hạ, thường có 2 ơ, vịi nhụy rất ngắn. Quả hạch hình cầu nhỏ, mọc rời hoặc
đính nhiều quả với nhau, khi chín màu đỏ cam. Hạt màu vàng, vỏ hạt nhám.
Ba kích là cây ưa ẩm và chịu bóng khi cịn nhỏ. Trong tự nhiên thường
mọc ở trong rừng thứ sinh phục hồi, các đồi cây bụi hoặc trên đất bỏ hoang lâu
ngày. Cây thường phân bố tự nhiên ở độ cao từ 300 - 900m, nơi có khí hậu
nhiệt đới gió mùa nóng ẩm, nhiệt độ trung bình 230C, lượng mưa trên
2000mm/năm. Ba kích có phân bố trên nhiều loại đất khác nhau như feralit đỏ
vàng, vàng đỏ, đất mùn trên núi; môi trường đất từ trung tính đến hơi chua. Cây
sinh trưởng mạnh trong mùa mưa ẩm, trong mùa đông thường rụng lá nhưng
không nhiều; ra hoa nhiều hàng năm, nhưng đậu quả ít và chu kỳ sai quả không
đều. Tái sinh từ hạt và chồi tốt.
Hình thái cây ba kích tím phân bố tại Quảng Ninh là cây dây leo, sống
nhiều năm, thân non màu tím, có lơng, cành non có cạnh. Lá mọc đối, cứng
nhọn, hình ngọn giáo thn dài 6-14cm, rộng 2,5-6cm, lúc non màu xanh, có
lơng dài ở mặt dưới, sau đó ít lơng và có màu trắng mốc; lá kèm hình ống.
Hoa nhỏ, màu trắng sau hơi vàng, 2-10 cánh hoa, 4 nhị, mọc thành cụm ở kẽ
lá, đầu cành. Quả trịn, khi chín màu đỏ, có tác dụng tốt cho sức khỏe con
người và xử dụng rộng rãi trong các ngành chế biến dược phẩm.
1.1.3. Các yếu tố ảnh hưởng và nâng cao hiệu quả kinh tế sản xuất cây
Ba kích Ba Chẽ
1.1.3.1. Các yếu tố tự nhiên thuộc hệ sinh thái và môi trường
Ở Việt Nam, thị trường cây dược liệu ngày càng sôi động với nhiều loại
cây thuốc được đầu tư phát triển. Tuy nhiên, chúng ta biết rằng, “đất nào cây
ấy”, mỗi loại cây trồng lại phù hợp với điều kiện sinh thái khác nhau.
Để nâng cao hiệu quả kinh tế của cây ba kích Ba Chẽ lâu dài thì trong quá
trình sản xuất các hộ nơng dân trên cơ sở tận dụng các mặt có lợi của địa phương
10
phải tích cực cung cấp chất dinh dưỡng, cải tạo chất lượng của đất trồng. Đất đai
là tư liệu sản xuất quan trọng đối với sản xuất nơng nghiệp nói chung và cây ba
kích Ba Chẽ nói riêng. Đất đai là yếu tố ảnh hưởng đến sản lượng, chất
lượng sản phẩm.
Các hộ gia đình trồng ba kích phải thay đổi suy nghĩ, có cái nhìn tổng
qt để có những định hướng phát triển rõ ràng, áp dụng các khoa học công
nghệ trên cơ sở bảo vệ hệ sinh thái và mơi trường. (Lê Lâm Bằng, 2008)
1.1.3.2. Nhóm nhân tố kinh tế - xã hội
a. Thị trường tiêu thụ
Kinh tế học đã chỉ ra 3 vấn đề kinh tế cơ bản: sản xuất cái gì? sản xuất
như thế nào? và sản xuất cho ai?. Câu hỏi sản xuất cái gì được đặt lên hàng
đầu, buộc người sản xuất phải trả lời cho được, để trả lời câu hỏi này người
sản xuất tìm kiếm thị trường, tức là xác định được nhu cầu có khả năng thanh
tốn của thị trường đối với hàng hoá mà họ sẽ sản xuất ra được người tiêu
dùng chấp nhận ở mức độ nào, giá cả có phù hợp hay khơng, từ đó hình thành
mối quan hệ giữa cung và cầu một cách toàn diện. Khi bắt tay vào sản xuất
sản phẩm thì người sản xuất phải xác định được quy trình sản xuất cụ thể, sản
xuất như thế nào để tiết kiệm tối đa chi phí sản xuất, các khâu trong quá trình
sản xuất và tiêu thụ phải có mối liên kết chặt chẽ với nhau. Cuối cùng là vấn
đề sản xuất cho ai? ở đây muốn đề cập tới khâu phân phối. Hàng hoá sản xuất
ra được tiêu thụ như thế nào? ai là người được hưởng lợi ích từ việc sản xuất
đó, cụ thể là bao nhiêu? Có như vậy mới kích thích được sự phát triển sản
xuất có hiệu quả.
Khi kinh tế càng phát triển, nhu cầu của con người ngày càng tăng thì
sản phẩm hàng hóa trên thị trường càng có tính cạnh tranh cao. Với điều kiện
tự nhiên thuận lợi cho ba kích phát triển, nhu cầu tiêu thụ ngày càng tăng thì
việc phát triển và đưa ba kích trở thành sản phẩm quan trọng trên cơ sở chính
sách kinh tế có tác dụng như địn bẩy mạnh mẽ, là một yêu cầu cấp bách trong
11
giai đoạn hiện nay.
b. Giá cả
Thực tế cho thấy rằng, thực hiện cơ chế thị trường, sự biến động của cơ
chế thị trường ảnh hưởng lớn đến đời sống của người sản xuất. Do đó, việc ổn
định giá cả và mở rộng thị trường tiêu thụ ba kích là hết sức cần thiết cho sản
phẩm ba kích góp phần vào sự nghiệp cơng nghiệp hố, hiện đại hố ngành
nơng nghiệp.
Để ổn định giá cả và mở rộng thị trường ba kích, một yếu tố cần thiết là
thị trường đầu ra. Cần có một đầu ra ổn định để ba kích phát huy hết giá trị
của một sản phẩm đã có thương hiệu, nâng cao hiệu quả kinh tế. Bên cạnh đó
thị trường đầu vào cũng ảnh hưởng hưởng tới kết quả sản xuất cây ba kích, đó
là: giá các yếu tố đầu vào như: giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, vốn
sản xuất và lao động,... có vai trị hết sức quan trọng trong việc phát triển sản
xuất, hình thành giá cả sản phẩm, là nhân tố trực tiếp làm thay đổi trạng thái
sản xuất, nâng cao chất lượng và khối lượng sản phẩm quả, gây tác động lớn
tới kết quả và hiệu quả kinh tế. (Lê Lâm Bằng, 2008)
c. Vốn
Trong sản xuất ba kích, vốn ln là yếu tố khơng thể thiếu và nó mang
tính quyết định đến kết quả và hiệu quả trong sản xuất. Hơn nữa, vốn giúp
cho các hộ sản xuất cây ba kích có điều kiện thâm canh, tăng năng suất, nâng
cao chất lượng sản phẩm, trên cơ sở đó mới có điều kiện giảm chi phí sản
xuất và nâng cao hiệu quả kinh tế. Trong giai đoạn kiến thiết cơ bản và giai
đoạn kinh doanh đều cần vốn để đầu tư sản xuất, mặt khác chu kỳ sản xuất ba
kích khơng q dài nên sự thu hồi vốn là khá nhanh, dẫn đến nơng hộ sẽ ít
gặp khó khăn về vốn. Do vậy muốn phát triển nhanh về diện tích, quy mơ
trồng cây ba kích địi hỏi phải có sự hỗ trợ của Nhà nước về vốn như: cho vay
với lãi suất ưu đãi, trợ giá cây giống, phân bón,...
d. Lao động
12
Con người là tác nhân quan trọng trong mọi quá trình sản xuất. Đặc biệt
trong sản xuất ba kích địi hỏi con người phải có kinh nghiệm sản xuất, trình
độ kỹ thuật, trình độ học vấn để áp dụng đúng kỹ thuật chăm sóc, bón phân,
phịng chống sâu bệnh hại nhằm tăng năng suất cũng như chất lượng ba kích .
Hơn thế, con người phải nắm bắt được nhu cầu thị trường để ra những quyết
định sản xuất hợp lý từ đó cung cấp được sản phẩm phù hợp với thị hiếu và
đáp ứng được nhu cầu của thị trường. Do vậy, người trồng ba kích phải có
kinh nghiệm sản xuất, nhạy bén và năng động.
e. Chính sách, pháp luật của Nhà Nước
Các chính sách của Đảng và Nhà nước đã đóng góp một phần quan
trọng vào thành tựu của đất nước nói chung, lĩnh vực nơng nghiệp nói riêng.
Tuy nhiên, cho đến nay chưa có chính sách ưu đãi riêng cho ngành hàng rau
quả. Sản xuất, chế biến và tiêu thụ rau, quả chỉ được hưởng những chính sách
dành cho ngành nơng nghiệp nói chung. Ví dụ như: Chính sách về đất đai,
Nghị quyết số 09/2000/NQ-CP, Nghị quyết 03/2000/NQ-CP, các chính sách
về tín dụng,… Nhìn chung, những chính sách khuyến khích phát triển sản
xuất đã tác động tích cực đến ngành nơng nghiệp, trong đó có ngành hàng rau
quả và tạo nên những bước biến đổi lớn, từng bước hình thành các vùng sản
xuất cây dược liệu tập trung.
Như vậy, các chính sách pháp luật của Nhà nước có ảnh hưởng rất lớn
để phát triển sản xuất và nâng cao hiệu quả sản xuất cây ba kích. (Lê Lâm
Bằng, 2008)
1.1.3.3. Nhóm nhân tố kỹ thuật
- Giống ba kích: Ba kích là loại cây trồng có chu kỳ sản xuất trung bình,
giống ba kích tốt có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với sản xuất. Do vậy, việc
nghiên cứu chọn, tạo và sử dụng giống tốt phù hợp cho từng vùng sản xuất được
các nhà khoa học và người sản xuất quan tâm từ rất sớm. Tuy giống ba kích Ba
Chẽ mang tính chất địa lý nhưng để sản phẩm đạt năng suất, chất lượng cao thì
13
người sản xuất phải chọn lựa giống cẩn thận, chọn giống có năng suất cao,
khơng sâu bệnh, ổn định, phẩm chất tốt. Bởi vậy chọn giống tại trung tâm giống
ba kích của huyện sẽ giúp người dân có những giống ba kích tốt và chọn lọc kỹ càng.
Ba kích có thể nhân giống từ hạt, hom và nuôi cấy mô
- Nhân giống từ hạt:
Theo Nguyễn Tập (2007), chọn cây mẹ lấy hạt và hom từ 3-5 tuổi trở
lên, cây sinh trưởng phát triển tốt, không sâu bệnh, ra hoa kết quả đều. Hàng
năm vào cuối tháng 10 - 11, khi quả đã chín đỏ thì tiến hành thu hái. Quả chín
thu hái về ủ 2-3 ngày cho mềm vỏ để chế biến lấy hạt, chà xát, đã bỏ phần thịt
quả và hạt lép, vớt ra phơi trong nắng nhẹ cho ráo vỏ sau đó gieo ngay. Trộn
hạt Ba kích với cát vàng theo tỷ lệ 1 hạt + 3 cát ủ trong túi vải và tưới ẩm
hàng ngày. Sau 17-25 ngày, hạt nứt nanh thì đem cấy vào bầu, tỷ lệ nảy mầm
đạt cao nhất tới 91%, sau 35-45 ngày cây mầm nhú lên khỏi mặt đất. Ngồi
ra, Ba kích cũng có thể nhân giống bằng phương pháp giâm hom, chọn những
cành bánh tẻ dưới 1 năm tuổi, cắt thành đoạn 6 - 8cm, chấm vào thuốc kích
thích ra rễ và cấy vào bầu. Tuy nhiên, thuốc kích thích ra rễ và nồng độ chưa
được tác giả nêu rõ.
Nguyễn Chiều (1999) đã nghiên cứu sản xuất giống cây ba kích từ hạt:
Quả chín đỏ hái về loại bỏ quả thối và tạp chất rồi ủ cho đến khi thịt quả chín
nhũn ra thì đãi lấy hạt. Loại bỏ hạt lép, hạt thối sau đó hong khơ hạt đến khối
lượng khơng đổi (1.000 hạt: 10g). Đem gieo thí nghiệm.
- Nhân giống từ hom:
Nguyễn Chiều (1999), Nghiên cứu sản xuất giống từ hom thân ba kích,
Các cơng thức thí nghiệm xử lý hom giống bằng chế phẩm của Trung tâm
Khoa học tự nhiên và Công nghệ Quốc gia – Viện Công nghệ sinh học. Kết
quả cho thấy hom không ra rễ chỉ sống tối đa 33 ngày, tỷ lệ hom ra rễ cao
nhất 48,75%. Những hom ra rễ tiếp tục cấy vào bầu sau 73 ngày mới có hom
đầu tiên ra chồi.