Tải bản đầy đủ (.docx) (112 trang)

(Luận văn thạc sĩ file word) Nghiên cứu đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng lựa chọn nhà thầu thi công xây lắp dự án xử lý tổng thể khu vực kè Thanh Am và sạt lở đầu cầu Đuống

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (789.66 KB, 112 trang )

LỜI CẢM ƠN

Đầu tiên, tác giả xin trân thành cảm ơn PGS.TS. Lê Văn Hùng người đã tận
tình hướng dẫn tác giả trong quá trình nghiên cứu, thực hiện luận văn và những ý
kiến chuyên môn quý báu của các thầy cơ giáo trong Khoa Cơng trình, Bộ mơn
Cơng nghệ và quản lý xây dựng.
Tác giả cũng xin cảm ơn các thầy, cô giáo Trường Đại học Thủy lợi đã
hướng dẫn và giúp đỡ tác giả trang bị những kiến thức cần thiết trong quá trình học
tập tại truờng, cảm ơn các đồng chí Lãnh đạo ban QLDA kè cứng hóa bờ sơng
Hồng, các đồng nghiệp đã giúp đỡ, cung cấp số liệu, tài liệu cần thiết liên quan để
tác giả thực hiện luận văn.
Do trình độ, kinh nghiệm cũng như thời gian nghiên cứu còn hạn chế nên
Luận văn khơng tránh khỏi những thiếu sót, tác giả rất mong được sự quan tâm,
đóng góp ý kiến của các thầy cơ giáo và q độc giả./.

Hà Nội, ngày

tháng

năm 2015

Tác giả

Hà Đức Thành


LỜI CAM ĐOAN

Tác giả xin cam đoan toàn bộ luận văn này là sản phẩm nghiên cứu của cá
nhân. Các số liệu, kết quả trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai cơng
bố. Tất cả các trích dẫn đã được chỉ rõ nguồn gốc.



Hà Nội, ngày

tháng
Tác giả

năm 2015

Hà Đức Thành


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC HÌNH VẼ
MỞ ĐẦU................................................................................................................... 1
1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI......................................................................... 1
2. MỤC ĐÍCH CỦA ĐỀ TÀI.................................................................................... 3
3. CÁCH TIẾP CẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.................................... 3
4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU....................................................... 4
5. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ Ý NGHĨA THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI...................4
6. KẾT QUẢ DỰ KIẾN ĐẠT ĐƯỢC....................................................................... 5
7. NỘI DUNG CỦA LUẬN VĂN............................................................................ 5
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠNG TRÌNH VÀ
CƠNG TÁC LỰA CHỌN NHÀ THẦU CỦA DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG...............6
1.1. Tổng quan dự án đầu tư xây dựng cơng trình.................................................... 6
1.1.1. Khái niệm Dự án đầu tư xây dựng cơng trình...................................................... 6
1.1.2. Phân loại dự án đầu tư xây dựng cơng trình......................................................... 6
1.1.3. Trình tự thực hiện dự án đầu tư xây dựng cơng trình........................................... 6

1.2. Quản lý dự án đầu tư xây dựng cơng trình.......................................................... 7
1.2.1 Khái niệm quản lý và quản lý đầu tư..................................................................... 7
1.2.2 Khái niệm quản lý dự án....................................................................................... 7
1.3. Tổng quan pháp luật về đấu thầu ở Việt Nam qua các thời kỳ............................ 8
1.3.1 Pháp luật về đấu thầu............................................................................................ 8
1.3.2. Giai đoạn trước khi có Quy chế Đấu thầu ban hành kèm theo Nghị định số
43/1996/NĐ-CP của Chính phủ ngày 16/7/1996 về ban hành Quy chế đấu thầu...........9


1.3.3. Giai đoạn áp dụng Quy chế đấu thầu ban hành kèm theo Nghị định
43/1996/NĐ- CP của Chính phủ ngày 16/7/1996 về ban hành Quy chế đấu thầu và
Nghị định số 93/1997/NĐ-CP của Chính phủ ngày 23/8/1997
10
1.3.4. Giai đoạn áp dụng Quy chế đấu thầu ban hành kèm theo Nghị định số
88/1999/NĐ- CP của Chính phủ ngày 1/9/1999 về ban hành quy chế đấu thầu; Nghị
định số 14/2000/NĐ-CP của Chính phủ ngày 5/5/2000; Nghị định số 66/2003/NĐ-CP
của Chính phủ ngày 12.6.2003
10
1.3.5. Giai đoạn áp dụng Luật đấu thầu ngày 29.11.2005 và các Nghị định hướng dẫn thi
hành..................................................................................................................... 12
1.3.5. Giai đoạn áp dụng Luật Đấu thầu số 43/2013/QH13 ngày 26/11/2013 của Quốc
hội và các Nghị định hướng dẫn thi hành (Giai đoạn hiện hành)
.....................................................................................................................................
13
1.4. Lý luận chung về đấu thầu................................................................................ 13
1.4.1. Khái niệm, đặc điểm, phân loại đấu thầu....................................................... 13
1.4.1.1. Khái niệm đấu thầu........................................................................................... 13
1.4.1.2. Đặc điểm đấu thầu........................................................................................... 14

1.4.2. Phân loại đấu thầu.............................................................................................. 15

1.4.2.1. Theo hình thức lựa chọn nhà thầu............................................................... 15
1.4.2.2. Theo phương thức đấu thầu........................................................................ 15
1.4.2.3. Theo nội dung đấu thầu.............................................................................. 16
1.4.2.4. Theo quốc tịch của nhà thầu....................................................................... 16

1.4.3. Phân tích, so sánh một số điểm mới trong Luật đấu thầu năm 2013...................17
1.5. Một số cách tiếp cận công tác đấu thầu và lựa chọn nhà thầu trên thế giới......19
1.5.1. Phương pháp đấu thầu kín trong mua sắm chính phủ ở Hoa Kỳ........................19
1.5.2. Vương quốc Anh thành lập cơ quan dịch vụ mua sắm Chính phủ.....................21
Bảng 1.1 Kết quả thực hiện mua sắm tập trung tại cơ quan dịch vụ mua sắm công ở Anh
..................................................................................................................................................... 22 1.5.3.
Quản lý đấu thầu của Hàn Quốc .................................................................................. 22


1.5.4. Kinh nghiệm đấu thầu của Ngân hàng Thế giới (WB).......................................23
1.5.5. Kinh nghiệm đấu thầu của Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB)....................24
CHƯƠNG 2: CÔNG TÁC LỰA CHỌN NHÀ THẦU XÂY LẮP.....................26
2.1. Những lý luận cơ bản về đấu thầu xây lắp........................................................ 26
2.1.1. Khái niệm, đặc điểm đấu thầu xây lắp................................................................ 26
2.1.2. Các nguyên tắc cơ bản trong đấu thầu xây lắp................................................... 27
2.1.3. Phạm vi và đối tượng áp dụng đấu thầu xây lắp................................................. 28
2.1.3.1 Phạm vi áp dụng....................................................................................... 28
2.1.3.2. Đối tượng áp dụng.................................................................................. 29
2.2. Công tác đấu thầu xây lắp trong xây dựng cơ bản tại Việt Nam.......................29
2.2.1. Bối cảnh kinh tế, quản trị của Việt Nam............................................................. 29
2.2.2. Hoạt động đấu thầu trên toàn quốc trong những năm gần đây........................30
2.2.3. Hoạt động đấu thầu xây lắp........................................................................ 31
2.2.3.1. Hình thức, phương thức đấu thầu............................................................ 31
2.2.4. Trình tự thực hiện đấu thầu......................................................................... 36
2.2.5. Thực trạng công tác đấu thầu xây lắp......................................................... 38

2.3. Vai trị, tính tất yếu của đấu thầu xây lắp.......................................................... 41
2.4. Những vấn đề liên quan trong đấu thầu thi cơng xây lắp.................................. 43
2.4.1. Tính cơng khai, minh bạch......................................................................... 43
2.4.2. Tuân thủ yêu cầu cạnh tranh, công bằng và hiệu quả.......................................... 43
2.4.3. Tiếp nhận và giải quyết các khiếu nại, thực thi pháp luật trong đấu thầu............44
2.5. Những tồn tại cần khắc phục trong đấu thầu thi công xây lắp..........................44
2.5.1 Về thống văn bản quy phạm pháp luật........................................................ 44
2.5.2. Về năng lực tổ chức thực hiện.................................................................... 45
2.5.2.1. Chất lượng, năng lực của các bên liên quan trong đấu thầu cịn hạn chế......45
2.5.2.2 Một số cơng việc trong q trình thực đấu thầu vẫn còn nhiều bất cập............45
2.5.2.3. Hành vi tiêu cực trong đấu thầu xây lắp.......................................................... 46


2.5.3. Các vấn đề tồn tại hậu công tác đấu thầu............................................................ 48
CHƯƠNG 3: ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG LỰA CHỌN NHÀ
THẦU XÂY LẮP CHO DỰ ÁN XỬ LÝ TỔNG THỂ KHU VỰC KÈ THANH AM VÀ
SẠT LỞ ĐẦU CẦU ĐUỐNG............................................................................................ 50
3.1. Giới thiệu chung về dự án Xử lý tổng thể khu vực kè Thanh Am và sạt lở đầu
cầu Đuống............................................................................................................... 50
3.1.1. Phạm vi nghiên cứu...................................................................................... 50
3.1.2. Loại, cấp cơng trình:..................................................................................... 50
3.1.3. Địa điểm xây dựng............................................................................................. 50
3.1.4. Mục tiêu đầu tư................................................................................................... 50
3.1.5. Nhiệm vụ của dự án............................................................................................ 50
3.1.6. Quy mô đầu tư và giải pháp xây dựng................................................................ 51
3.1.7. Tổng dự tốn xây dựng cơng trình..................................................................... 52
3.1.8. Nguồn vốn.......................................................................................................... 52
3.2.1 Các giai đoạn tổ chức thực hiện lựa chọn nhà thầu.....................................53
3.2.2 Tình hình thực hiện cơng tác lựa chọn nhà thầu của dự án......................... 54
3.2.3 Giới thiệu về gói thầu thi cơng xây lắp....................................................... 55

3.2.4. Tóm tắt q trình đấu thầu......................................................................... 56
3.3. Những kết quả đạt được, những tồn tại, hạn chế trong công tác quản lý đấu thầu
của dự án................................................................................................................. 70
3.3.1. Những kết quả đạt được................................................................................ 70
3.3.1.1. Tổ chức thực hiện đúng trình tự thủ tục quy định của pháp luật......................70
3.3.1.2. Về lực lượng cán bộ tham gia hoạt động lựa chọn nhà thầu........................70
3.3.2. Một số tồn tại, hạn chế....................................................................................... 71
3.3.2.1. Về xây dựng tiêu chí đánh giá hồ sơ dự thầu................................................... 71
3.3.2.2. Chất lượng đồ án thiết kế bản vẽ thi cơng cịn bộc lộ một số sai sót...............71
3.3.2.3. Hạn chế trong cập nhật, thực hiện các văn bản pháp luật về lựa chọn nhà thầu
71


3.3.2.4. Hạn chế trong tổ chức thực hiện và công tác kiểm tra giám sát....................72
3.4. Đề xuất một số giải pháp nâng cao chất lượng lựa chọn nhà thầu xây lắp dự án
Xử lý tổng thể khu vực kè Thanh Am và sạt lở đầu cầu Đuống..............................73
3.4.1. Xây dựng, hoàn thiện tiêu chí lựa chọn nhà thầu xây lắp phù hợp hơn..............73
3.4.1.1. Tiêu chí đánh giá về kỹ thuật........................................................................... 73
3.4.1.2. Tiêu chí đánh giá tổng hợp......................................................................... 85
3.4.2. Sử dụng tổ chức tư vấn chuyên nghiệp trong lựa chọn nhà thầu........................86
3.4.3. Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ thực hiện cơng tác lựa chọn nhà thầu.....87
3.4.4. Sử dụng hình thức đấu thầu qua hệ thống mạng đấu thầu quốc gia....................88
3.4.5. Tăng cường chặt chẽ công tác quản lý, giám sát sau đấu thầu........................88
3.4.6. Nâng tỷ trọng áp dụng hình thức đấu thầu đấu thầu rộng rãi trong lựa chọn nhà thầu
..................................................................................................................................................... 90
3.4.7. Hoàn chỉnh hệ thống văn bản pháp luật về đấu thầu...........................................90
Kết luận chương 3................................................................................................. 91
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ............................................................................... 92
1. Những kết quả đã đạt được.................................................................................. 92
2. Những tồn tại trong quá trình thực hiện luận văn................................................ 93

3. Kiến nghị............................................................................................................. 93
TÀI LIỆU THAM KHẢO..................................................................................... 94
PHỤ LỤC............................................................................................................... 95
Phụ lục 1: Bảng Kế hoạch đấu thầu dự án Xử lý tổng thể khu vực kè Thanh Am và
sạt lở đầu cầu Đuống
.................................................................................................................................
95
Phụ lục 2. Bảng đánh giá về kỹ thuật............................................................................... 97


KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT DÙNG TRONG LUẬN VĂN
BXD:

Bộ Xây dựng

BKH&ĐT: Bộ Kế hoạch và Đầu tư
CP:

Chính phủ

DAĐT:

Dự án đầu tư

HSMT :

Hồ sơ mời thầu

HSYC:


Hồ sơ yêu cầu

HSDT :

Hồ sơ dự thầu

HSĐX :

Hồ sơ đề xuất

HSMQT: Hồ sơ mời quan tâm
HSMST: Hồ sơ mời sơ tuyển
HSĐXKT: Hồ sơ đề xuất kỹ thuật
HSĐXTC: Hồ sơ đề xuất tài chính
UBND: Ủy ban nhân dân.
NĐ:

Nghị định

QĐ:

Quyết định

QH:

Quốc hội

TCĐG :

Tiêu chuẩn đánh giá


TCVN:

Tiêu chuẩn Việt Nam

TT:

Thông tư


DANH MỤC HÌNH VẼ
Hình 2.1. Sơ đồ các bước thực hiện lựa chọn nhà thầu........................................... 37
Hình 3.1. Khu vực nghiên cứu của dự án............................................................ 51
DANH MỤC BẢNG BIỀU
Bảng 1.1 Kết quả thực hiện mua sắm tập trung tại cơ quan dịch vụ mua sắm công ở Anh
..................................................................................................................................................... 22
Bảng 2.1. Chỉ số kinh tế của Việt Nam, giai đoạn 2007 – 2010............................... 29
Bảng 2.2. Số liệu thống kê hoạt động đấu thầu mua sắm công ở Việt Nam................31
Bảng 3.1. Kế hoạch đấu thầu gói thầu................................................................. 56
Bảng 3.2. Kết quả kiểm tra tính hợp lệ HSĐXKT....................................................... 59
Bảng 3.3. Kết quả đánh giá tính hợp lệ HSĐXKT....................................................... 59
Bảng 3.4. Kết quả đánh giá đánh giá về năng lực tài chính và kinh nghiệm HSĐXKT60
Bảng 3.5. Kết quả đánh giá đánh giá về năng lực kỹ thuật HSĐXKT........................61
Bảng 3.6. Bảng đánh giá về kỹ thuật................................................................... 65
Bảng 3.7. Kiểm tra về tính hợp lệ của HSĐXTC......................................................... 66
Bảng 3.8. Đánh giá về tính hợp lệ của HSĐXTC........................................................ 67
Bảng 3.9. Kết quả sửa lỗi..................................................................................... 67
Bảng 3.10. Kết quả hiệu quả chỉnh sai lệch......................................................... 67
Bảng 3.11. Kết quả đánh giá về tài chính............................................................ 68
Bảng 3.12 Kết quả đánh giá tổng hợp.................................................................. 68



1

MỞ ĐẦU
1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Trong q trình đổi mới và hội nhập toàn cầu, Việt Nam đã, đang và tiếp tục
phấn đấu để đạt được những thành tựu trong phát triển kinh tế. Nền kinh tế đang
trên đà phát triển mạnh mẽ, chúng ta đang ở trong giai đoạn đẩy mạnh cơng nghiệp
hố, hiện đại hố đất nước theo định hướng XHCN, phấn đấu đến năm 2020 đưa
Việt Nam, về cơ bản trở thành một nước công nghiệp. Để có thể đạt mục tiêu trên,
Việt Nam đang hết sức nỗ lực, tranh thủ nắm bắt, tận dụng mọi nguồn lực từ bên
ngoài, phát huy nội lực bên trong để xây dựng, kiến thiết cơ sở hạ tầng đất nước.
Tuy nhiên, thực tiễn cho thấy việc quản lý nguồn vốn thực hiện đầu tư xây dựng cơ
bản sao cho thiết thực, tiết kiệm, hiệu quả luôn là vấn đề không đơn giản, luôn
thường trực khả năng xảy ra thất thốt, lãng phí từ mọi khâu trong q trình triển
khai thực hiện.
Với tình hình thực tế giai đoan hiện nay (từ năm 2009-2015), đất nước đang
nằm vào vòng suy thoái chung của thế giới, nguồn vốn đầu tư phát triển suy giảm
trầm trọng. Vì vậy vấn đề quản lý sử dụng có hiệu quả, tiết kiệm và bền vững nguồn
vốn thực hiện các dự án đầu tư phát triển mà thực tiễn đang đặt ra lại càng trở nên
cấp thiết.
Trong quy trình triển khai thực hiện đầu tư dự án xây dựng (đối với cơng
trình với nguồn vốn có nguồn gốc từ ngân sách quốc gia) theo pháp luật hiện hành
thì khâu lựa chọn các nhà thầu thi cơng xây dựng được đánh giá là khâu hết sức
quan trọng trong việc quyết định tới chất lượng, tiến độ, hiệu quả.. của dự án đầu tư.
Trong thực tế, công tác này thực hiện chưa thực sự hiệu quả, vì vậy những hạn chế
đều lần lượt bộc lộ khi bước vào giai đoạn thi cơng xây dựng. Nhiều cơng trình để
xẩy ra sự cố, tai nạn, và việc chậm tiến độ đang dần trở thành một hiện tượng phổ
biến, xuất hiện khơng hiếm, ngay cả ở một số cơng trình trọng điểm từ cấp trung

ương tới các địa phương, với nguyên nhân sâu xa đều bắt nguồn từ hạn chế về năng
lực của các “nhà thầu”. Điều này đặt ra câu hỏi thường trực đối với các cấp quản lý,
với cấp quyết định đầu tư, chủ đầu tư là làm sao có thể lựa chọn được các nhà thầu


thi cơng xây dựng có đủ năng lực thực hiện tốt nhất những cơng việc trong chu trình
của dự án?
Theo Luật Đấu thầu số 43/2013/QH13 ngày 26/11/2013 định nghĩa: "Đấu
thầu là quá trình lựa chọn nhà thầu để ký kết và thực hiện hợp đồng cung cấp dịch
vụ tư vấn, dịch vụ phi tư vấn, mua sắm hàng hóa, xây lắp; lựa chọn nhà đầu tư
để ký kết và thực hiện hợp đồng dự án đầu tư theo hình thức đối tác cơng tư, dự án
đầu tư có sử dụng đất trên cơ sở bảo đảm cạnh tranh, công bằng, minh bạch và
hiệu quả kinh tế". Trong đó:
+ Nhà thầu gồm nhà thầu trong nước là tổ chức được thành lập theo pháp luật
Việt Nam hoặc cá nhân mang quốc tịch Việt Nam tham dự thầu; và nhà thầu nước
ngoài là tổ chức được thành lập theo pháp luật nước ngoài hoặc cá nhân mang quốc
tịch nước ngoài tham dự thầu tại Việt Nam.
+ Lựa chọn nhà thầu là một quá trình từ việc lập kế hoạch, tổ chức thực hiện
lựa chọn, đánh giá hồ sơ dự thầu và thương thảo hợp đồng; Thẩm định, phê duyệt
và công khai kết quả lựa chọn nhà thầu và hoàn thiện, ký kết hợp đồng.
Như vậy, lựa chọn nhà thầu trong xây dựng là một q trình thực hiện để đạt
được mục đích là Bên mới thầu tìm kiếm, đánh giá và so sánh các phương án tổ
chức trên cùng một phương diện (về kỹ thuật hay tài chính) hay là sự hài hoà giữa
các phương diện để xác định được một Nhà thầu phù hợp nhất thực hiện các nội
dung công việc của gói thầu báo cáo Chủ đầu tư xem xét quyết định trên cơ sở đảm
bảo mục tiêu cạnh tranh, công bằng, minh bạch và hiệu quả kinh tế.
Ngày 05/4/2007, UBND thành phố Hà Nội có Quyết định số 1254/QĐUBND về việc phê duyệt nhiệm vụ chuẩn bị đầu tư dự án Xử lý tổng thể khu vực
Kè Thanh Am và sạt lở đầu Cầu Đuống. Mục tiêu của dự án án là xử lý triệt để sự
cố sạt, trượt, lún bờ sông khu vực thượng và hạ lưu cầu Đuống, đảm bảo an toàn đê
điều kết hợp với giao thơng và khơng làm ảnh hưởng đến khả năng thốt lũ, giao

thơng thủy, các cơng trình đã có trong khu vực.
Để thực hiện đầu tư xây dựng cơng trình Xử lý tổng thể khu vực Kè Thanh
Am và sạt lở đầu Cầu Đuống theo đúng các mục tiêu đã đề ra và đảm bảo được các


tiêu chí về chất lượng, mỹ thuật, tiến độ, quy mơ và đến giá thành xây dựng cơng
trình thì việc lựa chọn các đơn vị thực hiện dự án nói chung là rất quan trọng. Trong
đó, việc lựa chọn nhà thầu thi cơng xây lắp thực hiện dự án có năng lực kinh
nghiệm, đáp ứng các tiêu chí về kinh tế - kỹ thuật cũng là một trong các công tác
mấu chốt, là cơ sở để đảm bảo chất lượng cơng trình trong suốt q trình thực hiện
dự án và cho đến khi dự án được đưa vào sử dụng, vận hành. Do đó việc “Nghiên
cứu, đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng lựa chọn nhà thầu thi công xây lắp dự án
Xử lý tổng thể khu vực kè Thanh Am và sạt lở đầu cầu Đuống” có ý nghĩa cao về
thực tiễn lẫn và lý luận.
2. MỤC ĐÍCH CỦA ĐỀ TÀI
Nghiên cứu giải pháp nhằm nâng cao chất lượng lựa chọn các nhà thầu thực
hiện các gói thầu thi công xây lắp thuộc dự án Xử lý tổng thể khu vực kè Thanh Am
và sạt lở đầu cầu Đuống.
3. CÁCH TIẾP CẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Cách tiếp cận
- Tiếp cận từ tổng thể đến chi tiết (tiếp cận hệ thống): Trước tiên tiếp cận,
tổng hợp các kết quả đã nghiên cứu về công tác đấu thầu xây dựng nằm trong sự chi
phối tổng thể của hệ thống chính sách pháp luật của nhà nước, qui luật phát triển
kinh tế xã hội Việt Nam. Sau đó mới đi đến nghiên cứu các chi tiết, cụ thể trong
phạm vi hẹp đối với dự án.
- Tiếp cận toàn diện, đa ngành đa lĩnh vực: Xem xét đầy đủ các yếu tố phát
triển khi nghiên cứu đề tài bao gồm các lĩnh vực xây dựng, kinh tế xã hội, …;
- Tiếp cận thực tế và kế thừa: đề tài sử dụng các kết quả nghiên cứu có liên
quan gần đây, các chính sách mới nhất về quản lý xây dựng của các cơ quan quản lý
các cấp về xây dựng cơng trình và kế thừa những thành tựu thực tế những thời gian

qua.
3.2. Phương pháp nghiên cứu


- Phương pháp phân tích so sánh: Thu thập các tài liệu, văn bản pháp luật liên
quan đến lĩnh vực đầu tư xây dựng, đấu thầu; tài liệu liên quan đến Dự án Xử lý
tổng thể khu vực kè Thanh Am và sạt lở đầu cầu Đuống vv..
- Phương pháp chuyên gia: Tham khảo, xin ý kiến, trao đổi với giáo viên
hướng dẫn, các chuyên gia có kinh nghiệm thực tế nhằm đánh giá và đưa ra các giải
pháp phù hợp.
4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
4.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các chỉ tiêu kinh tế-kỹ thuật liên quan đến
công tác lựa chọn nhà thầu, hình thức, phương thức lựa chọn nhà thầu và các yếu tố
ảnh hưởng đến công tác lựa chọn nhà thầu xây lắp (trọng tâm là đơn vị thi cơng xây
lắp cơng trình) thực hiện dự án Xử lý tổng thể khu vực kè Thanh Am và sạt lở đầu
cầu Đuống.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Đề tài tiến hành nghiên cứu q trình lựa chọn nhà thầu thi cơng xây lắp dự
án để thỏa mãn các điều kiện mời thầu của bên mời thầu về kinh tế - kỹ thuật, đảm
bảo chất lượng xây dựng cơng trình.
5. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ Ý NGHĨA THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
5.1. Ý nghĩa khoa học của đề tài
Luận văn góp phần hệ thống hóa những cơ sở lý luận cơ bản về lựa chọn nhà
thầu; ý nghĩa, vai trò và tầm quan trọng của việc đưa ra giải pháp tăng cường chất
lượng cơng tác đầu tư xây dựng cơng trình xây dựng.
5.2. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài
Đề tài đề xuất ra một số giải pháp nâng cao chất lượng công tác lựa chọn nhà
thầu xây lắp thực hiện các gói thầu thi cơng xây dựng thuộc giai đoạn thực hiện dự
án Xử lý tổng thể khu vực kè Thanh Am và sạt lở đầu cầu Đuống. Mặt khác, đề tài

giúp nâng cao chất lượng cơng trình xây dựng trong suốt quá trình thực hiện xây
dựng dự án và đảm bảo các tiêu chí về kinh tế – kỹ thuật.


6. KẾT QUẢ DỰ KIẾN ĐẠT ĐƯỢC
- Đánh giá thực trạng công tác lựa chọn nhà thầu thi công xây lắp các dự án
xây dựng hiện nay.
- Đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng lựa chọn nhà thầu thực hiện các gói
thầu thi cơng xây lắp thuộc giai đoạn thực hiện dự án Xử lý tổng thể khu vực kè
Thanh Am và sạt lở đầu cầu Đuống.
7. NỘI DUNG CỦA LUẬN VĂN


CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠNG TRÌNH
VÀ CƠNG TÁC LỰA CHỌN NHÀ THẦU CỦA DỰ ÁN
ĐẦU TƯ XÂY DỰNG
1.1. Tổng quan dự án đầu tư xây dựng cơng trình
1.1.1. Khái niệm Dự án đầu tư xây dựng cơng trình
Dự án đầu tư (DAĐT) xây dựng cơng trình là tập hợp các đề xuất có liên
quan đến việc sử dụng vốn để tiến hành hoạt động xây dựng để xây dựng mới, sửa
chữa, cải tạo cơng trình xây dựng nhằm phát triển, duy trì, nâng cao chất lượng
cơng trình hoặc sản phẩm, dịch vụ trong thời hạn và chi phí xác định. Ở giai đoạn
chuẩn bị dự án đầu tư xây dựng, dự án được thể hiện thông qua Báo cáo nghiên cứu
tiền khả thi đầu tư xây dựng, Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng hoặc Báo
cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng [10].
Trong DAĐT phải tập hợp, đề xuất những giải pháp tối ưu nhằm sử dụng có
hiệu quả các yếu tố đầu vào để thu được đầu ra phù hợp với những mục tiêu cụ thể.
Đầu vào là lao động, nguyên vật liệu, đất đai, tiền vốn..đầu ra là các sản phẩm dịch
vụ hoặc là sự giảm bớt đầu vào. Sử dụng đầu vào được hiểu là sử dụng các giải
pháp kỹ thuật công nghệ, biện pháp tổ chức quản trị và các luật lệ…

1.1.2. Phân loại dự án đầu tư xây dựng cơng trình
Phân loại dự án đầu tư xây dựng cơng trình
Dự án đầu tư xây dựng cơng trình được phân loại như sau [6]:
Theo quy mơ và tính chất, cơng trình chính của dự án gồm: Dự án quan trọng
quốc gia; các dự án nhóm A, B,C.
Dự án chỉ yêu cầu lập báo cáo kinh tế kỹ thuật.
Theo nguồn vốn đầu tư, bao gồm: Dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước;
dự án sử dụng vốn nhà nước ngoài ngân sách; dự án sử dụng vốn khác.
1.1.3. Trình tự thực hiện dự án đầu tư xây dựng cơng trình
Trình tự của dự án đầu tư xây dựng cơng trình được chia làm 3 giai đoạn
(quy định tại Khoản 1 Điều 50 của Luật Xây dựng năm 2014 [10] và chi tiết tại
khoản 1 Điều 6 Nghị định 59/2015/NĐ-CP [6]), cụ thể:


(1) Giai đoạn chuẩn bị dự án gồm các công việc: Tổ chức lập, thẩm định, phê
duyệt Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi (nếu có); lập, thẩm định, phê duyệt Báo cáo
nghiên cứu khả thi hoặc Báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng để xem xét,
quyết định đầu tư xây dựng và thực hiện các công việc cần thiết khác liên quan đến
chuẩn bị dự án;
(2) Giai đoạn thực hiện dự án gồm các công việc: Thực hiện việc giao đất
hoặc thuê đất (nếu có); chuẩn bị mặt bằng xây dựng, rà phá bom mìn (nếu có); khảo
sát xây dựng; lập, thẩm định, phê duyệt thiết kế, dự toán xây dựng; cấp giấy phép
xây dựng (đối với cơng trình theo quy định phải có giấy phép xây dựng); tổ chức
lựa chọn nhà thầu và ký kết hợp đồng xây dựng; thi công xây dựng công trình; giám
sát thi cơng xây dựng; tạm ứng, thanh tốn khối lượng hồn thành; nghiệm thu cơng
trình xây dựng hồn thành; bàn giao cơng trình hồn thành đưa vào sử dụng; vận
hành, chạy thử và thực hiện các công việc cần thiết khác;
(3) Giai đoạn kết thúc xây dựng đưa cơng trình của dự án vào khai thác sử
dụng gồm các cơng việc: Quyết tốn hợp đồng xây dựng, bảo hành cơng trình xây
dựng.

1.2. Quản lý dự án đầu tư xây dựng cơng trình
1.2.1 Khái niệm quản lý và quản lý đầu tư
Quản lý nói chung là sự tác động có mục đích của chủ thể quản lý vào các
đối tượng quản lý để điều khiển đối tượng nhằm đạt được mục tiêu đề ra.
Quản lý đầu tư chính là sự tác động liên tục, có tổ chức, có định hướng q
trình đầu tư (bao gồm cơng tác chuẩn bị đầu tư, thực hiện đầu tư và vận hành kết
quả đầu tư cho đến khi thanh lý tài sản do đầu tư tạo ra) bằng một hệ thống đồng bộ
các biện pháp nhằm đạt được hiện quả kinh tế xã hội cao trong điều kiện cụ thể xác
định và trên cơ sở vận dụng sáng tạo những quy luật kinh tế khách quan nói chung
và quy luật vận động đặc thù của đầu tư nói riêng.
1.2.2 Khái niệm quản lý dự án
Quản lý dự án là việc áp dụng những hiểu biết, kỹ năng, công cụ, kỹ thuật
vào hoạt động dự án nhằm đạt được những yêu cầu và mong muốn từ dự án. Quản


lý dự án cịn là q trình lập kế hoạch tổng thể, điều phối thời gian, nguồn lực và
giám sát quá trình phát triển của dự án từ khi bắt đầu đến khi kết thúc nhằm đảm
bảo cho dự án hoàn thành đúng thời hạn, trong phạm vi ngân sách được duyệt và
đạt được các yêu cầu đã định về kỹ thuật và chất lượng sản phẩm dịch vụ, bằng
những phương pháp và điều kiện tốt nhất cho phép.
Từ sự nghiên cứu của tác giả, dễ hiểu nhất, theo tài liệu Hướng dẫn về những
kiến thức cốt lõi trong Quản lý dự án (A Guide to the Project Management Body of
Knowledge - PMBOK Guide) [8] thì: “Quản lý dự án là việc áp dụng các
kiến thức, kỹ năng, công cụ và kỹ thuật vào các hoạt động của dự án nhằm đạt
được các mục tiêu đã đề ra“.
Trong các nghiệp vụ quản lý dự án nói chung, nội dung quản lý đấu thầu là
một nội dung hết sức quan trọng thực hiện trong bước thực hiện đầu tư của dự án,
tác giả sẽ trình bày cụ thể tại các phần tiếp theo của luận văn. Để có cái nhìn tổng
thể, trước khi vào chi tiết lý luận cơ bản về đấu thầu – lựa chọn nhà thầu, luận văn
trình sẽ bày tổng quan pháp luật đấu thầu ở Việt Nam qua các thời kỳ từ trước tới

nay.
1.3. Tổng quan pháp luật về đấu thầu ở Việt Nam qua các thời kỳ
1.3.1 Pháp luật về đấu thầu
Pháp luật về đấu thầu bao gồm tổng hợp các quy phạm pháp luật điều chỉnh
các quan hệ xã hội phát sinh giữa các chủ thể trong quá trình tổ chức đấu thầu, thực
hiện hợp đồng đấu thầu và quá trình cơ quan Nhà nước thực hiện chức năng quản lý
nhà nước về đấu thầu. Pháp luật về đấu thầu bao gồm những nhóm quy định cơ bản
sau:
- Điều kiện áp dụng đấu thầu.
- Quyền, nghĩa vụ của các chủ thể tham gia đấu thầu.
- Quy trình đấu thầu.
Xuất phát từ yêu cầu quản lý nhà nước trong lĩnh vực đầu tư xây dựng, Nhà
nước ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về đấu thầu đi liền với quá trình
hình thành và phát triển của hệ thống pháp luật về đấu thầu.


Tại Việt Nam, đấu thầu và pháp luật đấu thầu nói chung thực sự hình thành
từ khi nền kinh tế chuyển đổi sang cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
Tuy nhiên trước đó cũng có những yêu cầu làm tiền đề cho việc ban hành pháp luật
đấu thầu sau này.
1.3.2. Giai đoạn trước khi có Quy chế Đấu thầu ban hành kèm theo Nghị định
số 43/1996/NĐ-CP của Chính phủ ngày 16/7/1996 về ban hành Quy chế đấu
thầu
* Giai đoạn từ năm 1945 – 1946:
Trong những ngày đầu mới thành lập nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, Chủ
tịch Hồ Chí Minh đã lưu ý Chính phủ nước Việt Nam cần phải hết sức tiết kiệm và
phải lựa chọn những vật phẩm từ nguồn cung cấp thích hợp nhất để khơng lãng phí
của cải của nhân dân.
Mặc dù khái niệm đấu thầu chưa hình thành tuy nhiên việc Chủ tịch Hồ Chí
Minh lưu ý là tiền đề cho hoạt động đấu thầu sau này.

* Giai đoạn từ năm 1946 - 1986
Giai đoạn này cũng có một số văn bản liên quan đến việc lựa chọn người bán
khi bán các tài sản công, tuy nhiên do đặc thù của nền kinh tế kế hoạch hóa tập
trung, chủ thể của nền kinh tế là các doanh nghiệp quốc doanh được Nhà nước
thành lập và tài sản thuộc sở hữu Nhà nước. Các doanh nghiệp này khơng có quyền
chủ động trong hoạt động kinh doanh, mọi hoạt động của doanh nghiệp đều theo kế
hoạch của Nhà nước và mọi cơng trình xây dựng đều được thực hiện theo chỉ tiêu,
pháp lệnh. Nhà nước chỉ định các đơn vị thực hiện xây lắp theo kế hoạch hoặc căn
cứ vào mối quan hệ giữa các đơn vị đó với cơ quan có thẩm quyền.
* Giai đoạn từ năm 1986 -1996:
Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI năm 1986 đã đưa đất nước
bước vào thời kỳ kinh tế thị trường định hướng Xã hội chủ nghĩa. Trong nền kinh tế
mới này cạnh tranh là tất yếu, thuật ngữ “đấu thầu” đã xuất hiện tại Việt Nam và
các văn bản pháp luật về đấu thầu xây lắp đã hình thành và hồn thiện cùng với quá
trình xây dựng và phát triển của hệ thống pháp luật về đấu thầu.


Đầu năm 1990, Bộ Xây dựng ban hành “Quy chế đấu thầu trong xây dựng”
Kèm theo Quyết định số 24/BXD-VKT ngày 12/2/1990 nhưng trong văn bản này
chưa quy định rõ ràng về điều kiện áp dụng cũng như quy trình đấu thầu xây lắp.
Ngày 7/3/1994, Thủ tướng Chính phủ ra Quyết định số 92/QĐ-TTg ngày
7/3/1994 về tăng cường quản lý chống lãng phí, thất thốt và tiêu cực trong đầu tư
và xây dựng. Theo đó các dự án dùng vốn Nhà nước đều phải thông qua đấu thầu,
kết quả đấu thầu có vốn đầu tư trên 10 triệu USD phải thông qua Hội đồng xét thầu
quốc gia thẩm định để trình Thủ tướng Chính phủ xem xét và phê duyệt.
Ngay sau Quyết định số 92/QĐ-TTg của Thủ tướng ngày 7/3/1994 về tăng
cường quản lý chống lãng phí, thất thốt và tiêu cực trong đầu tư và xây dựng, ngày
30/3/1994, Bộ Xây dựng ban hành “Quy chế đấu thầu xây lắp” kèm theo Quyết
định số 06/BXD-VKT ngày 17/3/1994, Quyết định này thay thế cho Quyết định
24/BXD-VKT ngày 12/2/1990 trước đây. Đây là văn bản được coi là quy chế đầu

tiên quy định về đấu thầu.
1.3.3. Giai đoạn áp dụng Quy chế đấu thầu ban hành kèm theo Nghị định
43/1996/NĐ-CP của Chính phủ ngày 16/7/1996 về ban hành Quy chế đấu thầu
và Nghị định số 93/1997/NĐ-CP của Chính phủ ngày 23/8/1997
Năm 1996, Chính phủ ban hành Nghị định số 43/1996/NĐ-CP của Chính phủ
ngày 16/7/1996 về quy chế đấu thầu. Văn bản này mang tính pháp lý cao hơn và
phạm vi điều chỉnh rộng hơn so với các Quy chế đấu thầu trước đây, theo đó “gói
thầu” lần đầu tiên đã trở thành đối tượng quản lý trong công tác đấu thầu.
Quy chế đấu thầu ban hành kèm theo Nghị định 43/1996/NĐ-CP của Chính
phủ ngày 16/7/1996 quy định điều kiện đấu thầu và quy trình đấu thầu chặt chẽ hơn
đã khiến cho việc thực thi pháp luật đấu thầu nói chung và đấu thầu xây lắp nói
riêng đạt hiệu quả hơn. Tuy nhiên cùng với tiến trình phát triển của nền kinh tế thì
nó cũng khơng tránh khỏi những bất cập.
1.3.4. Giai đoạn áp dụng Quy chế đấu thầu ban hành kèm theo Nghị định số
88/1999/NĐ-CP của Chính phủ ngày 1/9/1999 về ban hành quy chế đấu thầu;


Nghị định số 14/2000/NĐ-CP của Chính phủ ngày 5/5/2000; Nghị định số
66/2003/NĐ-CP của Chính phủ ngày 12.6.2003
Năm 1999 Chính phủ ban hành Nghị định số 88/1999/NĐ-CP ngày 1/9/1999
về quy chế đấu thầu thay thế cho Nghị định số 43/1996/NĐ-CP ngày 16/7/1996 về
quy chế đấu thầu.
Năm 2000 Chính phủ ban hành Nghị định số 14/2000/NĐ-CP ngày 5/5/2000
sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế đấu thầu kèm theo Nghị định số
88/1999/NĐ-CP của Chính phủ ngày 1/9/1999 về quy chế đấu thầu và Nghị định số
14/2000/NĐ-CP của Chính phủ ngày 5/5/2000.
Hai văn bản trên ra đời đã điều chỉnh lĩnh vực đấu thầu rõ ràng hơn cơ chế
cũ, phương pháp đánh giá hồ sơ dự thầu khoa học hơn, chuẩn mực hơn …
Năm 2003, Chính phủ ban hành Nghị định số 66/2003/NĐ-CP ngày
12/6/2003 sửa đổi, bổ sung Quy chế đấu thầu ban hành kèm theo Nghị định số

88/1999/NĐ-CP của Chính phủ ngày 1/9/1999 về quy chế đấu thầu và Nghị định số
14/2000/NĐ-CP của Chính phủ ngày 5/5/2000, với 45% số điều sửa đổi, bổ sung,
Nghị định này đã tăng cường tính cạnh tranh, cơng bằng, minh bạch trong đấu thầu,
đảm bảo hiệu quả kinh tế của dự án, tăng cường một bước công tác thanh tra, quản
lý hoạt động đấu thầu và thực hiện hợp đồng, nâng cao công tác quản lý thông tin
về đấu thầu.
Năm 2003, tại kỳ họp thứ 4 Quốc hội khóa XI đã thơng qua Luật Xây dựng,
Luật này có hiệu lực kể từ ngày 1/7/2004 thay cho Quy chế quản lý đầu tư xây dựng
được ban hành kèm theo Nghị định số 52/1999/NĐ-CP của Chính phủ ngày
8/7/1999 về quy chế quản lý đầu tư xây dựng. Trong Luật xây dựng 2003 có riêng
Chương 16 quy định về lựa chọn nhà thầu và hợp đồng xây dựng. Luật này ra đời
đã thực sự là bước tiến cơ bản trong công tác quản lý Nhà nước về đấu thầu, tạo cho
hoạt động đấu thầu ngày càng phù hợp với xu thế hội nhập hiện nay.
Năm 2005, Chính phủ ban hành Nghị định số 16/2005/NĐ-CP của Chính phủ
ngày 7/2/2005 quy định về Quy chế quản lý đầu tư xây dựng.


Như vậy trong giai đoạn này pháp luật đấu thầu nói chung và pháp luật đấu
thầu xây lắp nói riêng đã có sự phát triển về chất lượng, hồn thiện hơn so với giai
đoạn trước, điều đó cũng thể hiện ở thực tiễn áp dụng gặp ít bất cập hơn.
1.3.5. Giai đoạn áp dụng Luật đấu thầu ngày 29.11.2005 và các Nghị định
hướng dẫn thi hành
Trong những giai đoạn trước Luật đấu thầu 2005 có hiệu lực, đã có nhiều văn
bản pháp luật điều chỉnh lĩnh vực đấu thầu nói chung, đấu thầu xây lắp nói riêng,
nhưng chỉ là quy định tại những văn bản dưới luật. Năm 2005, tại kỳ họp thứ 8,
Quốc hội khóa XI đã thơng qua Luật đấu thầu, Luật này có hiệu lực kể từ ngày
1/4/2006 đã tạo hành lang pháp lý cho các hoạt động đấu thầu sử dụng nguồn vốn
Nhà nước. Văn bản này có giá trị pháp lý cao nhất về đấu thầu nhằm tạo ra sự thống
nhất trong quy trình đấu thầu các dự án có sử dụng vốn Nhà nước.
Năm 2006, Chính phủ ban hành các văn bản:

Nghị định số 111/2006/NĐ-CP ngày 29/9/2006 của Chính phủ hướng dẫn thi
hành Luật đấu thầu và lựa chọn nhà thầu theo Luật Xây dựng.
Nghị định số 112/2006/NĐ-CP ngày 29/9/2006 của Chính phủ về sửa đổi bổ
sung một số điều Nghị định số 16/2005/NĐ-CP của Chính phủ về quản lý dự án đầu
tư xây dựng cơng trình.
Thơng tư số 13/2006/TT-BXD ngày 29/11/2006 của Bộ Xây dựng về việc
hướng dẫn thủ tục xuất nhập khẩu hàng hóa của nhà thầu trong nước và nhà thầu
nước ngoài quy định tại Nghị định số 111/2006/NĐ-CP ngày 29/9/2006 của Chính
phủ hướng dẫn thi hành Luật đấu thầu và lựa chọn nhà thầu theo Luật Xây dựng.
Năm 2007, Bộ Xây dựng ban hành Thông tư số 02/2007/TT-BXD ngày
14/02/2007 về việc hướng dẫn một số nội dung về lập, thẩm định, phê duyệt dự án
đấu tư xây dựng cơng trình, giấy phép xây dựng và tổ chức quản lý dự án đầu tư xây
dựng cơng trình quy định tại Nghị định số 16/2005/NĐ-CP ngày 07/02/2005 và
Nghị định số 112/2006/NĐ-CP ngày 29/9/2006 của Chính phủ.
Trong thời gian áp dụng Nghị định số 111/2006/NĐ-CP ngày 29/9/2006 của
Chính phủ hướng dẫn thi hành Luật đấu thầu và lựa chọn nhà thầu theo Luật Xây


dựng, về phía cơ quan Nhà nước cũng như các chủ thể khác tham gia đấu thầu thấy
văn bản này vẫn cịn một số bất cấp. Ngày 5/5/2008, Chính phủ đã ban hành Nghị
định số 58/2008/NĐ-CP hướng dẫn thi hành Luật đấu thầu và lựa chọn nhà thầu
theo Luật Xây dựng. Nghị định này sớm được thay thế bởi Nghị định số
85/2009/NĐ-CP ngày 15/10/2009. Qua đây nhiều bất cập của Nghị định
58/2008/NĐ-CP đã được sửa đổi.
1.3.5. Giai đoạn áp dụng Luật Đấu thầu số 43/2013/QH13 ngày 26/11/2013 của
Quốc hội và các Nghị định hướng dẫn thi hành (Giai đoạn hiện hành)
Sau hơn bảy năm có hiệu lực, Luật đấu thầu 2005 đã bộc lộ nhiều hạn chế, lạc
hậu, không theo kịp sự biến đổi, xu thế tồn cầu hóa của quá trình phát triển kinh tế
đất nước và trên thế giới, việc ban hành các nghị định mới điều chỉnh, bổ sung về
đấu thầu khơng cịn là giải pháp hợp lý. Vì vậy yêu cầu phải xây dựng lại Luật đấu

thầu mới trên cơ sở kế thừa Luật đấu thầu năm 2005, có sự tiếp thu cập nhật, điều
chỉnh phù hợp. Luật Đấu thầu số 43/2013/QH13 ngày 26/11/2013 của Quốc hội
2013 ra đời, thay thế Luật đấu thầu 2005.
Sau khi Luật đấu thầu 2013 có hiệu lực, Chính phủ đã ban hành nghị định số
63/2014/NĐ-CP ngày 26/6/2014 về quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật
Đấu thầu về lựa chọn nhà thầu. Đồng thời, các bộ Kế hoạch và đầu tư, Xây dựng..
cũng đang khẩn trương xây dựng và ban hành các thông tư hướng dẫn chi tiết thi
hành dưới Luật.
Chi tiết cơ sở lý luận về đấu thầu trình bày tại nội dung tiếp theo.
1.4. Lý luận chung về đấu thầu
1.4.1. Khái niệm, đặc điểm, phân loại đấu thầu
1.4.1.1. Khái niệm đấu thầu

Đấu thầu theo Từ điển Tiếng Việt là: đọ công khai, ai nhận làm, nhận bán
với điều kiện tốt nhất thì được giao làm hoặc bán hàng (phương thức giao làm cơng
trình hoặc mua hàng)1.

1

Từ điển Tiếng Việt phổ thông. Viện ngôn ngữ học NXB Hồ Chí Minh 2002, tr 270


Đấu thầu còn được hiểu là Đấu giá để thầu2
Từ điển kinh doanh của Anh (Longman Dictionary of Business) không nêu rõ
đấu thầu là gì mà chỉ giải thích đấu thầu mua sắm là việc sử dụng các phương pháp
hoặc nỗ lực đặc biệt để nhận được hay mua được.
- Theo Luật đấu thầu số 43/2013/QH13 ngày 25/11/2013, một số thuật ngữ
liên quan đến đấu thầu được định nghĩa như sau:
+ "Đấu thầu" là quá trình lựa chọn nhà thầu để ký kết và thực hiện hợp đồng
cung cấp dịch vụ tư vấn, dịch vụ phi tư vấn, mua sắm hàng hóa, xây lắp; lựa chọn

nhà đầu tư để ký kết và thực hiện hợp đồng dự án đầu tư theo hình thức đối tác cơng
tư, dự án đầu tư có sử dụng đất trên cơ sở bảo đảm cạnh tranh, công bằng, minh
bạch và hiệu quả kinh tế.
+ "Đấu thầu qua mạng" là đấu thầu được thực hiện thông qua việc sử dụng hệ
thống mạng đấu thầu quốc gia.
+ "Đấu thầu quốc tế" là đấu thầu mà nhà thầu, nhà đầu tư trong nước, nước
ngoài được tham dự thầu.
+ "Đấu thầu trong nước" là đấu thầu chỉ có nhà thầu, nhà đầu tư trong nước
được tham dự thầu.
Tóm lại ta có thể hiểu khái qt “đấu thầu chính là quá trình lựa chọn nhà
thầu, nhà đầu tư đáp ứng được các yêu cầu của bên mời thầu hoặc yêu cầu của
chủ dự án trên cơ sở cơ sở bảo đảm cạnh tranh, công bằng, minh bạch và hiệu
quả kinh tế“
1.4.1.2. Đặc điểm đấu thầu

Đấu thầu là một quá trình chủ đầu tư lựa chọn được một nhà thầu đáp ứng
các u cầu của mình. Đấu thầu có thể được coi là một giai đoạn tiền hợp đồng,
được sử dụng với mục đích lựa chọn đối tác, nhà thầu, nhà đầu tư phù hợp, đảm bảo
hiệu quả kinh tế của dự án. Sau khi việc đấu thầu hồn tất thì việc kí kết hợp đồng
sẽ là bước tiếp theo. Căn cứ để ký kết hợp đồng là kết quả đấu thầu, việc ký kết hợp

2

Từ điển Tiếng Việt, Vĩnh Tịnh, NXB Lao Động 2006, tr 318


đồng xây dựng phải phù hợp với kết quả đấu thầu cũng như đáp ứng được cơ bản
các tiêu chí đã được bên mời thầu đưa ra.
Pháp luật coi đấu thầu hàng hoá, dịch vụ là hoạt động thương mại là vì nó
cũng có những dấu hiệu cơ bản của một hoạt động thương mại:

- Các nhà thầu có tư cách thương nhân khi thực hiện hoạt động dự thầu;
- Hoạt động đấu thầu được thực hiện nhằm mục tiêu lợi nhuận hoặc nhằm
thực hiện các chính sách kinh tế-xã hội;
- Đối tuợng của đấu thầu hàng hoá, dịch vụ là các loại hàng hố thương mại
được phép lưu thơng và các dịch vụ thương mại được phép thực hiện theo quy định
của pháp luật;
- Quyền và nghĩa vụ của các bên trong quan hệ đấu thầu được xác lập thơng
qua những hình thức pháp lí nhất định do pháp luật quy định.
1.4.2. Phân loại đấu thầu
1.4.2.1. Theo hình thức lựa chọn nhà thầu

Đấu thầu được chia làm 8 hình thức [5]:
+ Đấu thầu rộng rãi;
+ Đấu thầu hạn chế;
+ Chỉ định thầu;
+ Chào hàng cạnh tranh;
+ Mua sắm trực tiếp;
+ Tự thực hiện;
+ Lựa chọn nhà thầu trong trường hợp đặc biệt (người có thẩm quyền trình
Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định phương án lựa chọn);
+ Tham gia thực hiện của cộng đồng;
Nội dung, trường hợp áp dụng từng hình thức lựa chọn nhà thầu trình bày
chi tiết tại Mục 2.2.3.1- Chương 2.
1.4.2.2. Theo phương thức đấu thầu

Phương thức đấu thầu được chia làm 4 loại [5] :
- Đấu thầu một giai đoạn một túi hồ sơ;


- Đấu thầu một giai đoạn hai túi hồ sơ;

- Đấu thầu hai giai đoạn một túi hồ sơ.
- Đấu thầu hai giai đoạn hai túi hồ sơ.
Nội dung, trường hợp áp dụng từng phương thức lựa chọn nhà thầu trình bày
chi tiết tại Mục 2.2.3.1- Chương 2.
1.4.2.3. Theo nội dung đấu thầu

Đấu thầu được chia làm 2 loại [9]:
(1) Lựa chọn nhà thầu thực hiện các nội dung trong chu trình thực hiện của
dự án:
+ Lựa chọn nhà thầu cung cấp dịch vụ tư vấn;
+ Lựa chọn nhà thầu cung cấp dịch vụ phi tư vấn;
+ Lựa chọn nhà thầu cung cấp hàng hóa;
+ Lựa chọn nhà thầu xây lắp.
(2) Lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư:
+ Theo hình thức đối tác cơng tư (PPP- public-private-partner), (hình thức
đầu tư được thực hiện trên cơ sở hợp đồng giữa cơ quan nhà nước có thẩm
quyền và nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án để thực hiện, quản lý, vận hành dự án kết
cấu hạ tầng, cung cấp dịch vụ cơng), dự án đầu tư có sử dụng đất;
+ Trong lĩnh vực dầu khí.
1.4.2.4. Theo quốc tịch của nhà thầu

Đấu thầu được chia làm 2 loại [9]:
Đấu thầu trong nước: là đấu thầu mà chỉ có nhà thầu, nhà đầu tư trong nước
được tham dự thầu.
Đấu thầu quốc tế: là đấu thầu mà nhà thầu, nhà đầu tư trong nước, nước ngồi
được tham dự thầu.
Trong đó, “nhà thầu trong nước là tổ chức được thành lập theo pháp luật
Việt Nam hoặc cá nhân mang quốc tịch Việt Nam tham dự thầu ” ; “Nhà thầu nước
ngoài là tổ chức được thành lập theo pháp luật nước ngoài hoặc cá nhân mang
quốc tịch nước ngoài tham dự thầu tại Việt Nam” [9].



×