Tải bản đầy đủ (.pdf) (101 trang)

Thực trạng tổ chức và hoạt động phòng chống hiv aids tại huyện sơn dương tỉnh tuyên quang giai đoạn 2008 2010 đề xuất một số giải pháp can thiệp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.38 MB, 101 trang )

1
..

ĐẶT VẤN ĐỀ
Đại dịch HIV/AIDS xuất hiện từ năm 1981 tại Mỹ và nhanh chóng lan
khắp tồn cầu. Dịch khơng chỉ ảnh hưởng đến tính mạng, sức khoẻ của con
người mà còn gây tác hại lớn đến phát triển kinh tế, văn hố, xã hội và nịi
giống [22]. Đến nay, HIV/AIDS đã thực sự trở thành hiểm hoạ khôn lường
với những diễn biến phức tạp và nghiêm trọng. Hàng năm trên thế giới có
hàng triệu người tiếp tục nhiễm HIV, hàng triệu người chết do AIDS, trong đó
chủ yếu ở độ tuổi thanh niên. Hơn 20 năm qua, đại dịch HIV/AIDS vẫn tiếp
tục phát triển, lan rộng và khó kiểm soát, đặc biệt ở các nước đang phát triển.
Theo dự báo của Tổ chức Y tế thế giới, trong thế kỷ XXI, số người nhiễm đều
gia tăng ở tất cả các châu lục, trong đó khu vực Châu Á và Đông Nam Á sẽ là
châu lục bị ảnh hưởng nặng nề nhất [34].
Tại Việt Nam, trường hợp nhiễm HIV đầu tiên được phát hiện năm
1990 ở Thành phố Hồ Chí Minh. Số nhiễm HIV được phát hiện liên tục tăng,
luỹ tích số nhiễm HIV trên tồn quốc tính đến 31/12/2005 là 104.111, bệnh
nhân AIDS: 17.289, chết do AIDS: 10.071. Trong đó đối tượng nhiễm chủ
yếu ở lứa tuổi trẻ đang trong độ tuổi lao động (20-39): 79,0% [1], [48], [39].
Cho đến nay việc ngăn chặn đại dịch HIV/AIDS vẫn còn gặp nhiều khó
khăn do chưa tìm được thuốc đặc trị đặc hiệu và vác xin phịng bệnh [3], [6].
Chính vì vậy biện pháp quan trọng trong cơng tác phịng chống AIDS vẫn là
hạn chế sự lan truyền HIV ra cộng đồng.
Đảng và Nhà nước ta đã sớm nhận thấy nguy cơ của đại dịch HIV/AIDS,
xác định cơng tác phịng, chống HIV/AIDS là nhiệm vụ trọng tâm, cấp bách
và lâu dài. Nhiều chủ trương, chính sách của Đảng, văn bản pháp luật của
Nhà nước đã được ban hành cùng với các giải pháp đồng bộ và các hoạt động
ưu tiên phù hợp từng giai đoạn [4]. Đồng thời tích cực thực hiện cam kết quốc



2

tế, tăng cường hợp tác đa phương, song phương, mở rộng hợp tác với các
nước trong khu vực và trên thế giới trong phòng, chống HIV/AIDS, tập trung
vào các biện pháp phòng, chống lây nhiễm cũng như các tiếp cận, chăm sóc
và điều trị đối với người có nhiễm HIV/AIDS [6].
Sơn Dương là một huyện trung du thuộc phía Nam tỉnh Tuyên Quang,
trường hợp phát hiện đầu tiên nhiễm HIV vào tháng 12 năm 2001 tại thôn
Thanh Sơn, xã Hợp Hồ; từ đó cho tới nay số nhiễm HIV/AIDS hàng năm
vẫn tiếp tục tăng nhanh, không chỉ ở thị trấn mà còn xuất hiện gia tăng ở các
bản vùng sâu, vùng xa ở nơi mà đại đa số đồng bào dân tộc thiểu số sinh
sống. Mặc dù đã có nhiều nỗ lực trong cơng tác phịng chống nhưng tính đến
ngày 31/12/2010 số người nhiễm HIV/AIDS ở Sơn Dương theo số liệu báo
cáo đã lên tới 263 người, trong đó 153 người chuyển sang giai đoạn AIDS,
122 người đã tử vong do AIDS [52]. Tuy nhiên đây mới chỉ là số liệu báo
cáo, con số phát hiện chắc chắn chưa phản ánh đúng tình hình thực trạng
nhiễm HIV ở huyện Sơn Dương. Xuất phát từ vấn đề trên chúng tôi tiến hành
nghiên cứu đề tài “Thực trạng tổ chức và hoạt động phòng chống HIV/
AIDS tại huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 2008 – 2010; đề
xuất một số giải pháp can thiệp” với các mục tiêu nghiên cứu sau :
1) Mô tả thực trạng tổ chức và hoạt động phòng chống HIV/AIDS tại
huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 2008 – 2010.
2) Phân tích một số yếu tố ảnh hưởng đến kết quả thực hiện hoạt động
phòng chống HIV/AIDS tại huyện Sơn Dương tỉnh Tuyên Quang.
3) Đề xuất một số giải pháp can thiệp nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện
cơng tác phịng chống HIV/AIDS tại huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang.


3


Chƣơng 1
TỔNG QUAN
1.1. Tình hình phịng chống HIV/AIDS
1.1.1. Tình hình dịch HIV/AIDS trên thế giới
Trên thế giới, HIV/AIDS đã trở thành đại dịch, mối hiểm hoạ đối với
nhân loại. Cơ sở của nhận định này là tình hình nhiễm HIV/AIDS trên thế
giới. Kể từ ca nhiễm HIV được phát hiện đầu tiên tại Mỹ năm 1981, cho đến
nay loài người đã trải qua 30 năm đối phó với một đại dịch quy mơ lớn, phức
tạp, tính đến cuối năm 2009, có 33,3 triệu người đang bị nhiễm HIV, tỷ lệ
người nhiễm HIV trong nhóm tuổi 15-49 là 0,8%. Riêng năm 2009 ước tính
có 2,6 triệu người nhiễm mới HIV và 1,8 triệu người tử vong do AIDS. So
sánh với năm 1999, số người nhiễm mới HIV đã giảm 21%. Báo cáo của
UNAIDS cũng ghi nhận đến cuối năm 2009 đã có 33 nước có số ca nhiễm
mới giảm, trong đó 22 nước khu vực cận Saharan, Châu Phi. Tuy nhiên hiện
vẫn còn 7 nước tỷ lệ nhiễm mới tăng trên 25% khi so sánh giữa năm 1999 và
2009 [11], [28], [45], [65].
Căn cứ theo số liệu của UNAIDS ( tổ chức AIDS của Liên hợp quốc) thì
đến cuối năm 2007, số người nhiễm HIV cịn sống trên tồn cầu là khoảng
33,2 (30,6 – 26,1) triệu người, giảm 16% so với con số ước tính cơng bố năm
2006 là 39,5 triệu (34,7 – 47,1 triệu), trong đó phụ nữ là 15,4% triệu (13,9 –
16,6 triệu), trẻ em dưới 15 tuổi 2,5 triệu (2,2 – 2,6 triệu) đang sống chung với
HIV/AIDS, HIV phân bố ở khắp các châu lục [43,], [64] (trừ Châu Nam cực).
Có thể nói ở đâu có người cư trú thì ở đó có mặt HIV. Cận sa mạc Sahara
Châu Phi là nơi có số người nhiễm cao nhất (22,5 triệu người), tiếp theo là
khu vực Nam và Đông Á (4,0 triệu người); Nam Á Thái Bình Dương hiện
được dự đoán sẽ là nơi lây lan HIV/AIDS nhanh nhất trong những năm tới (vì


4


đại bộ phận các nước ở khu vực là những quốc gia nghèo; dân số đơng; sự
định hình trong lối sống chưa bền vững; có nơi sản xuất thuốc phiện nổi tiếng
thế giới, đó là vùng “tam giác vàng” [30], [42], [67], [68], [69].
Tại Châu Phi, cận Sahara Châu Phi là khu vực chịu ảnh hưởng nặng nề
nhất trong dịch HIV/AIDS toàn cầu. Hơn 2/3 (68%) tổng số người nhiễm HIV
đang sống tại khu vực này, trong năm 2007 đã có trên ¾ (76%) tổng số ca tử
vong do AIDS. Ước tính khoảng 22,5 triệu (20,9 – 24,3 triệu người) sống
chung với HIV ở vùng cận Sahara Châu phi, không giống các khu vực khác,
đa số người nhiễm HIV cận Sahara Châu Phi 61% là phụ nữ. Cuối năm 2007
có những quốc gia tỷ lệ nhiễm HIV/AIDS trong dân số lên đến 15 – 20%; đặc
biệt vùng Botswana và Suaziland tỷ lệ này lên đến trên 35% [70], [71], [72],
[82].
Ở Đơng Âu và Trung Á, ước tính khoảng 1,6 triệu (1,2 – 2,1 triệu) người
đang sống chung với HIV, so với 630.000 trong năm 2001, tăng gấp 150%.
Đặc biệt gần 90% số ca nhiễm HIV mới tại khu vực này là từ hai quốc gia
Cộng hoà liên bang Nga (66%) và Ucraina (21%). Nguyên nhân chính lây
nhiễm tại khu vực này vẫn là tiêm chích ma tuý (62%) và quan hệ tình dục
khơng an tồn (37%) [14], [48], [69].
Vùng Caribe, ước tính khoảng 230.000 – 270.000 người hiện đang sống
chung với HIV. Cộng hoà Dominica và Haiti là hai quốc gia có số người
nhiễm cao nhất. Dịch lan truyền ở vùng Caribe chủ yếu là do quan hệ tình dục
khác giới, nhiều nơi tập trung trong nhóm phụ nữ hành nghề mại dâm và cũng
là đường lây tình dục khác giới trong cộng đồng [44], [76], [77], [78].
Châu Mỹ La tinh có khoảng 1,6 – 1,9 triệu người đang sống chung với
HIV, dịch tập trung trong nhóm nghiện chích ma tuý và tình dục đồng giới
nam. Tình dục đồng giới nam khơng an tồn là ngun nhân chính nhiễm HIV


5


tại Bolivia, Chi Lê, Ecuador và Peru. Khoảng 1/3 số người nhiễm tại Châu
Mỹ la tinh đang sống tại Brazin [64], [71].
Khu vực Bắc Mỹ, Tây và Trung Âu, ước tính có khoảng 2,1 triệu người
đang sống chung với HIV. Không giống khu vực khác, đại đa số người sống
chung với HIV tại những nước này khi cần đã được điều trị bởi thuốc ARV
đúng chuẩn nên vẫn sống khoẻ mạnh và sống lâu hơn so với bất cứ nơi nào
khác. Báo cáo về dịch tễ cho biết có sự gia tăng lây nhiễm HIV ở Mỹ, Tây và
Trung Âu. Tại Bắc Mỹ ước tính số mắc mới trong những năm gần đây là
trong nhóm người Mỹ gốc Phi; có 1,3 triệu người sống chung với HIV cao
hơn năm 2001 chỉ có 1,1 triệu. Hơn nữa Tây và Trung Âu có khoảng 760.000
sống chung với HIV cịn năm 2001 là 620.000 [42], [74], [81].
Tại châu Á, ước tính có khoảng 4,9 triệu người đang bị nhiễm HIV
trong năm 2009. Hầu hết dịch tại các quốc gia đã có dấu hiệu chững lại;
khơng có quốc gia nào trong khu vực có dịch toàn thể. Thái Lan là nước duy
nhất trong khu vực có tỷ lệ hiện nhiễm gần 1% và xét một cách tổng thể, dịch
ở nước này cũng có dấu hiệu chững lại. Tỷ lệ hiện nhiễm HIV trong số người
trưởng thành là 1,3% trong năm 2009, và tỷ lệ nhiễm mới đã giảm xuống còn
0,1%. Tại Cam-pu-chia, tỷ lệ hiện nhiễm ở người trưởng thành giảm xuống
còn 0,5% trong năm 2009, giảm từ 1,2% trong năm 2001 [66]. Song tỷ lệ hiện
nhiễm HIV lại đang gia tăng ở những quốc gia vốn có tỷ lệ hiện nhiễm thấp
như Bangladesh, Pakistan (nơi tiêm chích ma túy là hình thái lây truyền HIV
chính) và Philippin. Về hình thái nhiễm mới HIV ở châu Á, năm 2009 có
360.000 người mới nhiễm HIV, thấp hơn 20% so với 450.000 người năm
2001. Tỷ lệ nhiễm mới giảm hơn 25% tại các nước Ấn Độ, Nepal và Thái Lan
trong các năm từ 2001 đến 2009. Dịch cũng chững lại tại Malaysia và Sri
Lanka trong khoảng thời gian này. Tỷ lệ nhiễm mới tăng 25% ở Bangladesh


6


và Philippin từ 2001 đến 2009 dù dịch tại các nước này vẫn ở mức thấp [66],
[72], [73].
Hình thái lây truyền HIV tại châu Á vẫn chủ yếu tập trung ở nhóm người
tiêm chích ma túy, người bán dâm, khách làng chơi, và nam quan hệ tình dục
đồng giới. Các hình thái nhiễm mới có thể rất khác nhau tại những quốc gia
rộng lớn như Ấn Độ. Khoảng 90% số người nhiễm mới HIV tại Ấn Độ được
cho là đã lây nhiễm từ việc quan hệ tình dục khơng an tồn, song việc thường
xun có 2 hoặc hơn 2 người sử dụng chung bơm kim tiêm mới là hình thái
lây truyền HIV chính tại các bang vùng Đơng Bắc của quốc gia này [55],
[77], [78], [79].
1.1.2. Tình hình nhiễm HIV/AIDS tại Việt Nam
Dịch HIV/AIDS đã xảy ra ở phần lớn các khu vực địa lý khác nhau trên
toàn quốc, thời gian xuất hiện và hình thái dịch ở các khu vực địa lý cũng
khác nhau rất lớn. Dịch HIV có thể xảy ra NG HƢỚNG DẪN PHỎNG VẤN SÂU
Đối tượng phỏng vấn sâu: Thành viên Ban chỉ đạo phòng chống tội
phạm, phòng chống HIV/AIDS và tệ nạn ma tuý, mại dâm huyện Sơn Dương
và một số xã trọng điểm tham gia phịng chống HIV/AIDS.
Nội dung
Ơng (bà) cho biết tình hình hoạt động phịng chống HIV/AIDS của
huyện hiện tại có đáp ứng được yêu cầu thực tế của địa phương?

Ông (bà) cho biết tình hình cơ sở vật chất, trang thiết bị, vật tư của đơn
vị có đáp ứng được nhu cầu chun mơn hoạt động phịng chống HIV/AIDS
khơng?

Ơng (bà) cho biết tình hình biên chế cán bộ của đơn vị có đáp ứng cho
các hoạt động phịng chống HIV/AIDS của địa phương?

Ơng (bà) cho biết tình hình triển khai xã hội hố cơng tác phịng chống
HIV/AIDS của huyện có đáp ứng được u cầu của chương trình phịng

chống HIV/AIDS?


97

Ơng (bà) cho biết tình hình trình độ chun mơn của cán bộ y tế tham gia
hoạt động phòng chống HIV/AIDS của đơn vị có đáp ứng nhu cầu của
chương trình phịng chống HIV/AIDS?

Ơng (bà) cho biết tình hình kinh tế, xã hội, địa lý có ảnh hưởng gì đến
các hoạt động phịng chống HIV/AIDS?

Ơng (bà) cho biết tình hình nhận thức về phòng chống HIV/AIDS của
người dân trên địa bàn huyện?

Ơng (bà) cho biết các hoạt động truyền thơng kiến thức phịng chống
HIV/AIDS; những khó khăn thuận lợi gì ảnh hưởng đến hoạt động phịng
chống HIV/AIDS?

Ơng (bà) cho biết những khó khăn, thuận lợi và đề xuất giải pháp gì
trong q trình thực hiện hoạt động phịng chống HIV/AIDS của huyện?


98

P3
BẢNG HƢỚNG DẪN THẢO LUẬN NHĨM TRỌNG TÂM
VỚI BCĐ PHỊNG CHỐNG HIV/AIDS HUYỆN HOẶC XÃ
Hành chính
1. Họ và tên người hướng dẫn:...................................................

2. Họ và tên người thư ký:.........................................................
3. Địa điểm:................................................; Thời gian.....................
4. Thành viên
TT

Họ và tên

Địa chỉ

1
2
3
4
5
6
....
15
Nội dung
1) Tình hình nguồn lực, tổ chức và hoạt động chƣơng trình phịng
chống HIV/AIDS của huyện Sơn Dƣơng -Tuyên Quang ra sao?
- Tổ chức:
+ Nhân lực: Số lượng, chất lượng ra sao?
+ Cơ sở vật chất, trang thiết bị: Nhà cửa, trang thiết bị làm việc, hậu
cần...như thế nào?
+ Kinh phí: Các nguồn thu, chi ra sao?
- Hoạt động:
+ Các hoạt động diễn ra như thế nào


99


+ Kết quả hoạt động ra sao
2. Tình hình thực hiện cácc hoạt động phòng chống HIV/AIDS ở các
xã hiện nay
- Tổ chức:
+ Nhân lực: Số lượng, chất lượng ra sao?
+ Cơ sở vật chất, trang thiết bị: Nhà cửa, trang thiết bị làm việc, hậu
cần...như thế nào?
+ Kinh phí ra sao?
- Hoạt động:
+ Hoạt động như thế nào?
+ Kết quả hoạt động ra sao?
3. Thách thức khó khăn trong việc tổ chức thực hiện các hoạt động
phòng chống HIV/AIDS ở huyện Sơn Dƣơng hiện nay nhƣ thế nào?
- Tổ chức.
- Nguồn lực.
- Hoạt động.
5. Giải pháp nào để nâng cao chất lƣợng thực hiện hoạt động phòng
chống HIV/AIDS ở huyện Sơn Dƣơng.
- Tổ chức.
- Nguồn lực.
- Hoạt động.
(Thư ký có thể tốc ký hoặc ghi âm, và chụp một số ảnh làm tư liệu)
Ngày

tháng

năm 2011



100

P.4
BẢNG HƢỚNG DẪN THẢO LUẬN NHÓM
CÁC ĐỐI TƢỢNG NGUY CƠ VÀ ĐỐI TƢỢNG NHIỄM HIV/AIDS
Mục tiêu
- Tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng đến công tác phát hiện, quản lý, điều trị
bệnh nhân HIV/AIDS và tuyên truyền kiến thức phòng chống HIV/AIDS đến
cộng đồng.
- Xây dựng giải pháp nâng cao hiệu quả phòng chống HIV/AIDS.
Tổ chức:
- Đối tượng
+ Nhân viên đang phục vụ tại các nhà nghỉ.
+ Đối tượng nhiễm HIV/AIDS đang được quản lý hồ sơ tại Trung tâm Y
tế.
Nội dung
Các ơng (bà) cho biết có lý do khó khăn gì trong khi phát hiện bệnh của
mình?

Các ơng (bà) cho biết có lý do khó khăn gì trong q trình tiếp cận các
dịch vụ xét nghiệm tự nguyện?

Các ơng (bà) cho biết có lý do khó khăn gì của bệnh nhân HIV/AIDS về
nhu cầu điều trị ARV và điều trị hỗ trợ?


101

Các ơng (bà) cho biết những khó khăn và đề nghị của các đối tượng nguy
cơ và các đối tượng nhiễm HIV/AIDS đối với các cơ quan chức năng?


Các ông (bà) có đề xuất gì nhằm làm giảm khó khăn trong phịng chống
HIV/AIDS hiện nay?

Các ơng (bà) cho biết trình độ chun mơn của cán bộ y tế hoạt động
phịng chống HIV/AIDS có đáp ứng nhu cầu về quản lý, phát hiện, tun
truyền về HIV/AIDS?

Các ơng (bà) có đề xuất gì trong q trình thực hiện phịng chống
HIV/AIDS cho phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương?



×