Tải bản đầy đủ (.pdf) (105 trang)

Thực trạng tổ chức và hoạt động y tế trường học tại huyện hữu lũng tỉnh lạng sơn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.45 MB, 105 trang )

1
..

GI O Ụ V
OT O
I HỌ TH I NGUY N
TRƢỜNG

Y TẾ

I HỌ Y ƢỢ

KIM NGỌ THỦY

THỰ TR NG
TỔ HỨ V HO T
NG Y TẾ TRƢỜNG HỌ
T I HUYỆN HỮU LŨNG TỈNH L NG SƠN
Chuyên ngành: Y tế công cộng
Mã số: 62 72 76 01

LUẬN VĂN HUY N KHOA ẤP II
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. Nguyễn Thị Quỳnh Hoa

THÁI NGUYÊN - NĂM 2016


2

GI O Ụ V
OT O


I HỌ TH I NGUY N
TRƢỜNG

Y TẾ

I HỌ Y ƢỢ

KIM NGỌ THỦY

THỰ TR NG
TỔ HỨ V HO T
NG Y TẾ TRƢỜNG HỌ
T I HUYỆN HỮU LŨNG TỈNH L NG SƠN
Chuyên ngành: Y tế công cộng
Mã số: 62 72 76 01

LUẬN VĂN HUY N KHOA ẤP II
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. Nguyễn Thị Quỳnh Hoa

THÁI NGUYÊN - NĂM 2016


3
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

- BHYT :

Bảo hiểm y tế

- CSSK:


Chăm sóc sức khỏe

- CSSKBĐ:

Chăm sóc sức khỏe ban đầu

- CSSKND:

Chăm sóc sức khỏe nhân dân

- GD&ĐT:

Giáo dục và Đào tạo

- GDSK:

Giáo dục sức khỏe

- HS:

Học sinh

- KSK:

Khám sức khỏe

- MN:

Mầm non


- TCYTTG:

Tổ chức y tế Thế giới

- TH:

Tiểu học

- THCS:

Trung học cơ sở

- THPT:

Trung học phổ thông

- TTB:

Trang thiết bị

- TTYT:

Trung tâm y tế

- YTHĐ:

Y tế học đường

- YTTH:


Y tế trường học


4
MỤ LỤ
ẶT VẤN Ề......................................................................................................................................................................... 1
hƣơng 1: TỔNG QUAN T I LIỆU ....................................................................................................... 3
1.1. Tổng quan về y tế trường học............................................................................................................... 3
1.1.1. Lịch sử và khái niệm về y tế trường học ...................................................................... 3
1.1.2. Mơ hình tổ chức hoạt động Y tế trường học ........................................................... 6
1.1.3. Nội dung và nhiệm vụ của YTTH ....................................................................................... 7
1.1.4. Các cơ sở xây dựng trường học nâng cao sức khỏe ở Việt Nam ... 11
1.2. Các nghiên cứu về thực trạng y tế trường học................................................................ 12
1.2.1. Trên thế giới ............................................................................................................................................ 12
1.2.2. Tại Việt Nam .......................................................................................................................................... 19
1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động YTTH ................................................................... 21
1.4. Sơ lược đặc điểm huyện Hữu Lũng tỉnh Lạng Sơn................................................... 23
hƣơng 2: ỐI TƢỢNG V PHƢƠNG PH P NGHI N ỨU ...................... 25
2.1. Đối tượng, địa điểm, thời gian nghiên cứu ........................................................................ 25
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu.................................................................................................................... 25
2.1.2. Địa điểm nghiên cứu ...................................................................................................................... 25
2.1.3. Thời gian nghiên cứu ..................................................................................................................... 25
2.2. Phương pháp nghiên cứu ....................................................................................................................... 25
2.2.1. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................................................... 25
2.2.2. Cỡ mẫu, chọn mẫu nghiên cứu............................................................................................ 26
2.2.3. Chỉ tiêu nghiên cứu .......................................................................................................................... 27
2.3. Phương pháp thu thập số liệu............................................................................................................ 30
2.4. Đạo đức trong nghiên cứu .................................................................................................................... 31
2.5. Xử lý số liệu........................................................................................................................................................ 31



5
hƣơng 3: KẾT QUẢ NGHI N ỨU................................................................................................ 32
3.1. Thực trạng về tổ chức, hoạt động y tế trường học tại huyện Hữu Lũng .......... 32
3.1.1. Tổ chức ......................................................................................................................................................... 32
3.1.2. Thực trạng hoạt động về y tế trường học ................................................................. 33
3.2. Một số yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động y tế trường học tại huyện Hữu
Lũng - Tỉnh Lạng Sơn .......................................................................................................................................... 43
3.3. Đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động y tế trường học
giai đoạn 2015 - 2020 ............................................................................................................................................ 50
hƣơng 4:

N LUẬN .......................................................................................................................................... 53

4.1. Thực trạng về tổ chức và hoạt động y tế trường học trong các trường
phổ thông tại huyện Hữu Lũng - tỉnh Lạng Sơn ...................................................................... 53
4.1.1. Tổ chức y tế trường học .............................................................................................................. 53
4.1.2. Thực trạng hoạt động về y tế trường học ................................................................. 54
4.2. Phân tích một số yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động y tế trường học tại
huyện Hữu Lũng tỉnh Lạng Sơn ................................................................................................................ 58
4.2.1. Nhân lực thực hiện hoạt động y tế trường học ................................................... 58
4.2.2. Kinh phí dành cho YTTH còn rất hạn hẹp ............................................................. 59
4.2.3. Trang thiết bị, cơ sở vật chất ................................................................................................. 60
4.2.4. Cơ chế chính sách.............................................................................................................................. 61
4.2.5. Cơ chế phối hợp liên ngành .................................................................................................... 62
4.3. Đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động y tế trường học
giai đoạn 2015 - 2020 ............................................................................................................................................ 63
KẾT LUẬN ........................................................................................................................................................................... 65
KHUYẾN NGHỊ ............................................................................................................................................................. 67

T I LIỆU THAM KHẢO .................................................................................................................................. 68


6
ANH MỤ

ẢNG

Bảng 3.1. Triển khai văn bản của địa phương ................................................................................... 33
Bảng 3.2. Các hoạt động tại Phòng GD&ĐT ..................................................................................... 34
Bảng 3.3.Các hoạt động tại TTYT huyện .............................................................................................. 34
Bảng 3.4. Các hoạt động do Nhà trường tổ chức triển khai ............................................... 35
Bảng 3.5. Hoạt động của cán bộ YTTH về nhiệm vụ của y tế trường học tại huyện
Hữu Lũng- tỉnh Lạng Sơn............................................................................................................... 36
Bảng 3.6. Tỷ lệ các trường thực hiện chương trình YTTH ................................................. 37
Bảng 3.7. Khả năng thực hiện tư vấn cho học sinh về y tế trường học của
YTTH tại các trường của huyện Hữu Lũng - tỉnh Lạng Sơn................. 37
Bảng 3.8. Khả năng thực hiện khám sức khoẻ định kỳ cho học sinh của YTTH
tại các trường của huyện Hữu Lũng - tỉnh Lạng Sơn..................................... 38
Bảng 3.9. Khả năng thực hiện sơ cấp cứu cho học sinh của YTTH tại các
trường của huyện Hữu Lũng - tỉnh Lạng Sơn .................................................... 38
Bảng 3.10. Khả năng thực hiện lập hồ sơ sức khoẻ cho học sinh của YTTH tại
các trường của huyện Hữu Lũng - tỉnh Lạng Sơn ......................................... 39
Bảng 3.11. Khả năng thực hiện chăm sóc sức khoẻ học sinh của YTTH tại các
trường của huyện Hữu Lũng - tỉnh Lạng Sơn .................................................... 39
Bảng 3.12. Khả năng thực hiện truyền thông giáo dục sức khoẻ cho học sinh của
YTTH tại các trường của huyện Hữu Lũng - tỉnh Lạng Sơn ..........................40
Bảng 3.13. Khả năng thực hiện khám phát hiện cong vẹo cột sống cho học sinh
của YTTH tại các trường của huyện Hữu Lũng - tỉnh Lạng Sơn .............40
Bảng 3.14. Khả năng thực hiện khám phát hiện cận thị học đường cho học sinh

của YTTH tại các trường của huyện Hữu Lũng - tỉnh Lạng Sơn .............41
Bảng 3.15. Nội dung các em học sinh được YTTH tuyên truyền tại trường học ....42
Bảng 3.16. Biên chế của cán bộ YTTH tại huyện Hữu Lũng - Tỉnh Lạng Sơn.......44


7
Bảng 3.17. Số năm công tác của cán bộ y tế trường học ....................................................... 44
Bảng 3.18. Ảnh hưởng của chuyên môn cán bộ YTTH và việc xây dựng kế
hoạch hoạt động hàng năm ..................................................................................................... 46
Bảng 3.19. Ảnh hưởng của chuyên môn cán bộ và việc thực hiện tư vấn sức
khỏe cho học sinh ............................................................................................................................. 46
Bảng 3.20. Kinh phí hoạt động y tế trường học tại huyện Hữu Lũng, tỉnh
Lạng Sơn .................................................................................................................................................... 47
Bảng 3.21. Đề xuất giải pháp nâng cao hoạt động y tế trường học ............................ 52


8
ANH MỤ HÌNH

Hình 3.1. Tỷ lệ theo giới tính của cán bộ YTTH tại huyện Hữu Lũng .................. 43
Hình 3.2. Trình độ chun mơn của cán bộ YTTH ..................................................................... 43
Hình 3.3. Cơ sở vật chất dành cho hoạt động YTTH.......................................................................... 47


9
ANH MỤ H P

Hộp 1. Phối hợp hoạt động YTTH ................................................................................................................. 41
Hộp 2. Về nhân lực hoạt động YTTH ........................................................................................................ 45
Hộp 3. Về tài chính cho hoạt động y tế trường học ..................................................................... 48

Hộp 4. Về cơ sở vật chất - trang thiết bị - thuốc ............................................................................. 49
Hộp 5. Về vai trị và các hoạt động ảnh hưởng tới cơng tác YTTH .......................... 49
Hộp 6. Đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt độngYTTH ................... 50


1
ẶT VẤN Ề
Trong những năm qua Đảng và Nhà nước ta đã có rất nhiều chính sách
quan tâm đầu tư phát triển cho giáo dục, coi “Giáo dục là quốc sách hàng
đầu", trong đó cơng tác chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khỏe cho học sinh
là một trong những nội dung quan trọng và luôn là mối quan tâm hàng đầu
của toàn xã hội.
Nghị quyết số 46-NQ/TW ngày 23/02/2005 của Bộ Chính trị về việc
bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân trong tình hình mới đã chỉ
rõ “cần củng cố, phát triển cơ sở y tế trong các trường học trong cả nước, bố
trí đầy đủ và nâng cao năng lực chuyên môn cho cán bộ y tế trong các trường
học, cải thiện điều kiện vệ sinh môi trường học tập, đồng thời bảo đảm cơ bản
nguồn lực cho các hoạt động y tế các trường học”. Trong những năm qua,
thực hiện Luật Bảo vệ sức khỏe nhân dân, Luật Giáo dục, Luật Bảo vệ, chăm
sóc và giáo dục trẻ em, ngành y tế và ngành Giáo dục đã cùng các Bộ, ngành,
Ủy ban nhân dân các cấp nỗ lực phối hợp chỉ đạo tổ chức thực hiện công tác y
tế trường học và thu được một số kết quả nhất định.
“Tuy nhiên, công tác y tế trong các trường học vẫn còn tồn tại nhiều
khó khăn, bất cập, mạng lưới cán bộ y tế trong các trường học thiếu về số
lượng, chưa đảm bảo về chất lượng, …; điều kiện giáo dục và chăm sóc sức
khỏe cho học sinh, sinh viên chưa đảm bảo do thiếu cơ sở vật chất, trang thiết
bị và kinh phí hoạt động. Sự phối hợp giữa các Bộ, ngành liên quan trong
cơng tác chăm sóc sức khỏe học sinh, sinh viên chưa chặt chẽ” [7].
Theo Quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo y tế trường học gồm 6 nội
dung hoạt động là: Quản lý và chăm sóc sức khỏe trong nhà trường; Tuyên

truyền, giáo dục, tư vấn các vấn đề liên quan đến sức khỏe cho học sinh, giáo
viên, cán bộ, nhân viên nhà trường và cha mẹ học sinh. vận động học sinh


2
tham gia bảo hiểm y tế tự nguyện; Tổ chức thực hiện vệ sinh học đường, vệ
sinh mơi trường, phịng chống các dịch bệnh, bệnh, tật học đường, đảm bảo
vệ sinh an tồn thực phẩm, phịng chơng tai nạn thương tích, phịng chống
HIV/AIDS, các bệnh xã hội và thực hiện các hoạt động khác về y tế trường
học; Phối hợp với cơ sở y tế, các đơn vị liên quan tại địa phương, các đơn vị,
tổ chức, đoàn thể trong trường triển khai, thực hiện các hoạt động y tế trường
học và các hoạt động y tế khác, xây dựng mơi trường trường học lành mạnh,
an tồn; Tổ chức thực hiện sự chỉ đạo của ngành y tế địa phương về chuyên
môn, nghiệp vụ; Sơ kết, tổng kết và báo cáo kết quả công tác y tế trường học
theo quy định [2]. Tuy nhiên việc thực hiện các nội dung này ở các trường
học hiện nay còn chưa đồng nhất và nhiều bất cập. Câu hỏi nghiên cứu là các
hoạt động nào về Y tế trường học đang được tổ chức và thực hiện như thế
nào? Hoạt động nào tốt, hoạt động nào chưa tốt cần phải cải thiện? Những
yếu tố nào ảnh hưởng đến việc tổ chức và hoạt động của y tế trường học? Cần
phải làm gì để đảm bảo công tác y tế trường học thật sự hiệu quả ?
Xuất phát từ lý do trên, chúng tôi nghiên cứu đề tài “Thực trạng tổ
chức và hoạt động y tế trƣờng học tại huyện Hữu Lũng tỉnh Lạng Sơn”
nhằm mục tiêu:
1. Đánh giá thực trạng tổ chức và hoạt động y tế trường học tại huyện
Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn năm 2015.
2. Phân tích một số yếu tố ảnh hưởng và đề xuất giải pháp hoạt động y
tế trường học tại huyện Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn giai đoạn 2016 - 2020.


3

Chƣơng 1
TỔNG QUAN T I LIỆU
1.1. Tổng quan về y tế trƣờng học
1.1.1. Lịch sử và khái niệm về y tế trường học
Trường học từ lâu đã được coi là một môi trường quan trọng để nâng
cao sức khỏe và phát triển xã hội cho học sinh. Tại nhiều quốc gia, các trường
học công đầu tiên thường do các nhà thờ, các tổ chức từ thiện sáng lập nhằm
xã hội hóa cơng tác chăm sóc trẻ em (khi bố mẹ các em phải đi làm việc ở các
thành phố lớn). Về sau, giáo dục sức khỏe được giới thiệu trong các trường
học, lúc đầu do các cán bộ y tế nhằm phịng ngừa bệnh tật. Khi đó, trường học
được coi là nơi để chuyển tải các thông điệp về sức khỏe và thực hiện các
chương trình y tế dự phịng cho học sinh. Sau đó, cách tiếp cận nâng cao sức
khỏe trường học thay đổi theo các bối cảnh giáo dục.
Theo Viện sức khỏe nghề nghiệp và Môi trường - Bộ Y tế YTTH là
một lĩnh vực thuộc chuyên ngành Y học dự phòng nghiên cứu tác động của
điều kiện sống, sinh hoạt và học tập lên cơ thể học sinh, trên cơ sở đó xây
dựng và triển khai các biện pháp can thiệp phù hợp nhằm bảo vệ và nâng cao
sức khoẻ, đảm bảo các điều kiện thuận lợi cho các em học sinh phát triển một
cách toàn diện [32].
Hiện nay trên thế giới và Việt Nam có rất nhiều tên gọi khác nhau về y
tế trường học. Tại Việt Nam, các thuật ngữ được sử dụng là y tế trường học,
vệ sinh trường học, sức khỏe học đường, sức khỏe trường học và trường học
nâng cao sức khỏe. Tuy nhiên, văn bản chính thức thống nhất về tên gọi y tế
trường học để dễ sử dụng còn chưa đầy đủ.
Trên thế giới, thuật ngữ trường học nâng cao sức khỏe được sử dụng ở
các nước châu Âu, châu Á khu vực Thái bình dương và châu Mỹ Latin. Thuật


4
ngữ này được sử dụng có nghĩa tương tự như các thuật ngữ: chương trình Y tế

trường học phối hợp (coordinated school health programs), trường học khỏe
mạnh (healthy schools), nâng cao sức khỏe trường học (school health
promotion), trường học nâng cao sức khỏe (health promoting schools- HPS)
và y tế trường học tồn diện (comprehensive school health). Khái niệm này
mơ tả cách tiếp cận tồn diện (comprehensive approach) có sự phối hợp liên
ngành và các nhà giáo dục nhằm nâng cao sức khỏe, phát triển xã hội và giáo
dục thông qua trường học [50], [54]
Khái niệm về nâng cao sức khỏe dựa vào trường học được phát triển
khác nhau tại các châu lục trên thế giới. Tại Châu Âu, y tế trường học được
gọi là trường học nâng cao sức khỏe (Young & Williams, 1989). Với sự hỗ
trợ của Ủy ban và Hội đồng Châu Âu, Mạng lưới châu Âu về trường học nâng
cao sức khỏe (viết tắt là ENHPS) được thành lập và hiện nay thực hiện ở trên
43 quốc gia tại châu lục này. Tại Bắc Mỹ, khái niệm Giáo dục Sức khỏe
trường học toàn diện (Comprehensive School Health Education) được sử
dụng rộng rãi từ những năm 1980 khi áp dụng cách tiếp cận dựa vào khung
chương trình (curriculum-focused approach). Sau đó, khái niệm này được mở
rộng vào những năm 1990 với cách tiếp cận toàn diện hơn (giải quyết nhiều
vấn đề sức khỏe bởi nhiều tổ chức, đơn vị ở nhiều cấp độ khác nhau) qua thực
hiện chương trình Y tế trường học phối hợp (coordinated school health
programs) [Kolbe 1993, TCYTTG 1991]. Khu vực Tây Thái Bình Dương của
Tổ chức Y tế thế giới phát triển “Hướng dẫn trường học nâng cao sức khỏe”
cho 32 đơn vị thành viên từ năm 1995 [TCYTTG 1996]. Các mơ hình tương
tự cũng được phát triển như trường học nâng cao sức khỏe (Health Promoting
Schools HPS), Sức khỏe trường học phối hợp (Coordinated School Health
CSH) tại châu Mỹ Latin, Bắc Mỹ, Nam Mỹ, Trung Đông, Châu Á và châu
Phi. Tuy nhiên, cho tới nay, y tế trường học hay nâng cao sức khỏe trường


5
học là gì vẫn chưa được hiểu rõ ràng và điều này có ảnh hưởng lớn tới hiệu

quả và tính bền vững của các mơ hình y tế trường học. Năm 1997, nhóm
chuyên gia TCYTTG đã tổng kết một số điều hiểu chưa rõ về khái niệm này.
Đó là: YTTH là một kết quả (một trường học khỏe mạnh), một cách tiếp cận
toàn diện (nhấn mạnh vào sự tham gia của các đơn vị khác nhau nhằm giải
quyết các vấn đề sức khỏe khác nhau ở các cấp độ), mang lại nhiều giá trị
(dựa trên cách nhìn nhận tồn diện về sức khỏe), một chương trình dự phịng
các vấn đề cụ thể (các can thiệp phối hợp nhằm phòng ngừa một vấn đề cụ
thể) hoặc sự phối hợp các chương trình và dịch vụ (nhằm giải quyết các vấn
đề sức khỏe hay nâng cao sức khỏe nói chung) [55], [56]. Rõ ràng, các hiểu
biết về các lĩnh vực này đã dẫn đến việc đo lường sự thành công và chiến lược
về YTTH khác nhau.
Gần đây, có nhiều bằng chứng về tính hiệu quả và bền vững của các
chính sách và chương trình về nâng cao sức khỏe và giáo dục, và các hiểu biết
về trường học cũng được chú ý hơn, người ta đã thấy có mối liên quan giữa
hoạt động thể dục thể chất với kết quả học tập của học sinh [51]. Các hiểu biết
này đặt ra các nhu cầu xây dựng năng lực hệ thống, các tổ chức, các nhà
chun mơn để thực hiện các chương trình y tế trường học. Hơn nữa, hoạt
động chính của trường học là dạy học, chứ không phải là y tế, vì vậy chúng ta
khơng thể coi trường học đơn thuần là nơi tiếp nhận các thông điệp và tài liệu
về sức khỏe [44].
Các nghiên cứu và chính sách về YTTH hiện nay tập trung nhiều vào
mơ hình cải tiến, thay đổi hệ thống và các yếu tố thực tiễn như các đặc trưng
cá nhân, gia đình và xã hội có ảnh hưởng tới môi trường trường học (hoặc
nâng cao hoặc bất lợi cho sức khỏe). Chính vì vậy, các chương trình và chính
sách hiện nay thường lặp đi lặp lại (iterative) hơn là theo chỉ thị, hướng dẫn
(directive) và nghiên cứu hay đánh giá mơ hình YTTH hiện nay thường bao


6
gồm nhiều mặt (multi-layered) hơn là chỉ tập trung vào những can thiệp đang

kiểm sốt (controlled) và thường khơng bền vững (nonsustainable) [47], [48].
1.1.2. Mơ hình tổ chức hoạt động Y tế trường học [33]
1.1.2.1. Tại Trung ương
Tại Bộ Y tế: Cục Y tế dự phòng Việt Nam thực hiện chức năng quản lý nhà
nước về lĩnh vực y tế trường học. Các cán bộ chuyên trách của cục là đầu mối để
triển khai thực hiện các quy định, chính sách liên quan đến y tế trường học.
Trực thuộc Bộ Y tế có các Viện nghiên cứu với chức năng nghiên cứu
khoa học, tham mưu cho Bộ Y tế về các vấn đề chuyên môn, chỉ đạo chuyên
môn đối với tuyến dưới.
Tại Bộ Giáo dục và Đào tạo: Vụ Công tác học sinh, Sinh viên có chức
năng quản lý nhà nước về lĩnh vực giáo dục thể chất và chăm sóc sức khoẻ
cho học sinh sinh viên trong các trường học.
1.1.2.2. Tại các tỉnh:
- Ở mỗi tỉnh đã thành lập Ban chỉ đạo liên ngành về y tế trường học
gồm đại diện lãnh đạo của Sở Y tế, Sở GD&ĐT, Bảo hiểm xã hội tỉnh và các
cán bộ theo dõi về YTTH tại các Sở Y tế, Sở GD&ĐT. Ở quận, huyện đã
thành lập Ban chỉ đạo YTTH do đồng chí Phó chủ tịch UBND huyện là
trưởng Ban, đại diện Trung tâm y tế huyện, Phòng Giáo dục huyện và một số
ban ngành khác làm uỷ viên. Tại tuyến xã, Ban chỉ đạo YTTH là đại diện của
lãnh đạo UBND xã, Trạm y tế xã, Ban giám Hiệu nhà trường và một số cán
bộ chuyên trách khác.
- Tại Sở GD&ĐT: có một cán bộ phụ trách giáo dục thể chất đảm
nhiệm cơng tác YTTH cho tồn ngành, phối hợp với ngành y tế trong quá
trình hoạt động.
- Tại Trung tâm YTDP tỉnh có khoa Sức khoẻ Cộng đồng, chịu trách
nhiệm quản lý công tác YTTH của ngành y tế tại tỉnh, lập kế hoạch, thực hiện


7
các hoạt động, tập huấn cho cán bộ làm công tác YTTH, hướng dẫn chuyên

môn, đồng thời kiểm giám sát các điều kiện đảm bảo vệ sinh học đường trong
các trường học thuộc địa bàn tỉnh. Định kỳ báo cáo kết quả hoạt động về Cục
Y tế dự phòng Việt Nam.
- Phịng Giáo dục - Đào tạo huyện có 01 cán bộ phụ trách về YTTH,
kết hợp với cán bộ chuyên trách của ngành Y tế để thực hiện và giám sát các
hoạt động về YTTH.
- Trung tâm Y tế huyện có cán bộ y tế chuyên trách về YTTH có nhiệm
vụ: lập kế hoạch, triển khai các hoạt động, tham gia khám sức khoẻ cho học
sinh các trường, phân loại sức khoẻ, tuyên truyền giáo dục về sức khoẻ, báo
cáo các kết quả cho Ban chỉ đạo.
- Tại các trường học có cán bộ y tế tham gia các hoạt động tuyên truyền
giáo dục về sức khoẻ, sơ cấp cứu ban đầu cho học sinh, phối hợp với cán bộ y tế
xã và các đơn vị y tế để khám, phân loại sức khoẻ và quản lý sức khỏe học sinh.
Các cán bộ chuyên trách được tập huấn về chuyên môn, nghiệp vụ y tế
trường học để thực hiện tốt các hoạt động về YTTH.
1.1.3. Nội dung và nhiệm vụ của YTTH
1.1.3.1. Nội dung Y tế trường học
Theo Bộ Y tế mơ hình trường học nâng cao sức khỏe gồm năm nội
dung cơ bản. Các nội dung này liên quan và hỗ trợ lẫn nhau, đó là: Các chính
sách nâng cao sức khỏe trong trường học; Đảm bảo cơ sở vật chất Trường học
nâng cao sức khỏe; Xây dựng môi trường học tập lành mạnh và các dịch vụ
chăm sóc sức khỏe học sinh [5]. Cụ thể các nội dung này như sau:
- Các chính sách nâng cao sức khoẻ trong trường học
Căn cứ theo các văn bản quy phạm pháp luật, các hướng dẫn, văn bản
chỉ đạo của tuyến trên, các kế hoạch phát triển kinh tế xã hội và điều kiện cụ
thể của địa phương, nhà trường cụ thể hóa thành các kế hoạch, quy định, cam


8
kết bằng văn bản để triển khai thực hiện. Có thể lồng ghép một số nội dung

trong cùng một văn bản hoạc riêng từng nội dung. Các văn bản này được phê
duyệt hay ký kết và phổ biến tới toàn thể các em học sinh, thầy cô giáo, cán
bộ, nhân viên nhà trường và cha mẹ học sinh để cùng phối hợp triển khai thực
hiện. Một số nội dung đang được chỉ đạo thực hiện trong các trường là:
+ Xây dựng trường học thân thiện - học sinh tích cực.
+ Phòng chống các bệnh truyền nhiễm và HIV/AIDS.
+ Phòng chống bệnh không lây nhiễm, bệnh tật phổ biến ở học sinh.
+ Phòng chống ngộ độc thực phẩm, đảm bảo ATVSTP.
+ Phịng chống tai nạn thương tích.
+ Đảm bảo dinh dưỡng hợp lý.
+ Phòng chống tác hại thuốc lá, rượu bia, ma túy.
+ Tăng cường hoạt động thể lực.
+ Củng cố phòng y tế và đảm bảo nguồn lực YTTH.
+ Cơ chế phối hợp giữa nhà trường – gia đình - cộng đồng.
- Đảm bảo cơ sở vật chất Trường học nâng cao sức khỏe
Cơ sở vật chất của nhà trường phải đáp ứng các yêu cầu theo Quy định
về vệ sinh trường học ban hành kèm theo Quyết định số 1221/2000/QĐ-BYT
và Điều lệ của trường tiểu học, Điều lệ trường THCS, THPT và trường phổ
thơng có nhiều cấp học. Bao gồm:
+ Đảm bảo các yêu cầu về quy hoạch xây dựng trường.
+ Đảm bảo yêu cầu vệ sinh phòng học, phịng học bộ mơn.
+ Cung cấp đủ nước uống, nước sinh hoạt.
+ Có đủ nhà vệ sinh đảm bảo các yêu cầu vệ sinh.
+ Đảm bảo cơ sở vật chất cho học sinh nội trú, bán trú.
+ Đảm bảo cơ sở vật chất cho nhà ăn, nhà bếp, căng tin.


9
- Xây dựng môi trường học tập lành mạnh
+ Chương trình giảng dạy phù hợp: thực hiện nghiêm chỉnh theo

Chương trình giáo dục của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
+ Xây dựng mối quan hệ tốt giữa thầy cô giáo và học sinh: Thực hiện
tốt “Quy chế dân chủ trong hoạt động của nhà trường”, phát huy tính chủ
động, tích cực, sáng tạo của học sinh trong học tập và các hoạt động xã hội.
tạo sự bình đẳng, khơng phân biệt đối xử giữa học sinh trong nhà trường ….
+ Xây dựng mối quan hệ tốt giữa học sinh với học sinh: Xây dựng được
các tập thể lớp đoàn kết, tích cực giúp đỡ nhau trong học tập, tích cực tham
gia vào các phong trào thể thao, văn hóa, văn nghệ của trường. Học sinh
không cãi cọ, đánh nhau ở trong cũng như ở ngoài trường.
+ Xây dựng mối quan hệ giữa nhà trường và cộng đồng: Xây dựng mối
liên kết chặt chẽ giữa nhà trường với gia đình học sinh, chính quyền, các cơ
quan y tế và với các tổ chức chính trị, xã hội ở địa phương.
- Truyền thông giáo dục sức khỏe
Xuất phát từ thực tiễn và những kiến thức mà học sinh học được ở các
cấp học bậc học, nhà trường xây dựng kế hoạch giáo dục sức khỏe cho các em
học sinh với nội dung phù hợp, bao gồm:
+ Giáo dục vệ sinh cá nhân
+ Giáo dục vệ sinh môi trường
+ Giáo dục về dinh dưỡng và an toàn vệ sinh thực phẩm
+ Giáo dục kỹ năng phịng chống dịch bệnh, tai nạn thương tích và các
tệ nạn xã hội
+ Giáo dục phòng chống các yếu tố nguy cơ của bệnh không lây nhiễm
- Các dịch vụ chăm sóc sức khỏe học sinh
+ Tổ chức khám sức khỏe định kỳ và phân loại sức khỏe học sinh
+ Chăm sóc sức khỏe học sinh và sơ cấp cứu


10
+ Nâng cao năng lực cán bộ y tế
+ Tổ chức thực hiện các chương trình y tế tại trường học

+ Tư vấn sức khỏe (phòng chống bệnh tật, sức khỏe tâm thần ...
1.1.3.2. Nhiệm vụ của cán bộ y tế trường học [1]
- Tham mưu cho Hiệu trưởng nhà trường trong việc xây dựng kế hoạch
chỉ đạo và tổ chức thực hiện công tác y tế hàng năm.
- Theo dõi và khám sức khoẻ định kỳ cho học sinh
- Sơ cấp cứu và xử lý các trường hợp tai nạn thương tích và bệnh tật khi
xảy ra ở trường học.
- Tổ chức các biện pháp giữ gìn vệ sinh, góp phần bảo vệ mơi trường
trường học xanh-sạch-đẹp.
- Kiểm tra vệ sinh an toàn các cơ sở học tập, phương tiện đồ dùng dạy
học, nhà ăn, ký túc xá, các cơng trình vệ sinh, nước sạch.
- Triển khai các chương trình dự án về giáo dục chăm sóc sức khoẻ, vệ
sinh môi trường ở trong nhà trường.
- Quản lý sổ y bạ và các tài sản của phòng, trạm y tế.
- Tham gia đánh giá tình trạng sức khoẻ của học sinh, sinh viên.
Trong nghiên cứu này sẽ bám sát 5 nội dung và 8 nhiệm vụ trên để mô
tả thực trạng YTTH tại địa điểm nghiên cứu.
1.1.3.3. Quyền lợi của cán bộ y tế trường học [1]
• Được hưởng chế độ đãi ngộ theo chính sách hiện hành quy định cho
cán bộ y tế cơ sở hoặc hưởng chế độ hợp đồng thỏa thuận giữa nhà trường với
bản thân.
• Được tham dự các lớp huấn luyện, bồi dưỡng chuyên mơn để nâng
cao trình độ nghiệp vụ.
• Được tham gia các đề tài nghiên cứu khoa học, phát huy sáng kiến để
cải tiến, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác


11
• Được tham gia các buổi sinh hoạt và các hoạt động khác như cán bộ,
giáo viên nhà trường

• Được mời giảng mơn sức khỏe, tham gia tun truyền phịng dịch
bệnh cho học sinh, sinh viên và cán bộ giáo viên tồn trường về các chủ đề
chăm sóc, bảo vệ sức khỏe
• Được xét khen thưởng theo qui định hiện hành của ngành Giáo dục và
Đào tạo và ngành Y tế
1.1.4. Các cơ sở xây dựng trường học nâng cao sức khỏe ở Việt Nam [5]
Có một thực tế phổ biến là Y tế, giáo dục có mối liên quan chặt chẽ.
Các trường học tạo ra một môi trường NCSK và nâng cao chất lượng giáo
dục. Trường học là môi trường xã hội quan trọng cung cấp một môi trường
giáo dục, trong đó trẻ em trải qua các giai đoạn phát triển thể chất, xã hội và
tinh thần khác nhau. Những thời gian xung quanh tuổi dậy thì là dễ bị tổn
thương nhất trong cuộc sống của một người trẻ tuổi, đòi hỏi sự chú ý đặc biệt
và nhạy cảm. Phát triển lối sống lành mạnh và những hành vi hỗ trợ sức khỏe
thường bắt đầu ở trường học, cùng với nhận thức liên quan đến môi trường.
Khoảng thời gian trẻ em có mặt ở trường thay đổi từ 25 đến 45 giờ một tuần
kéo dài ít nhất là 10 năm. Khoảng thời gian này chiếm một phân khúc lớn
trong cuộc sống của một cá nhân và bất cứ điều gì trẻ học được trong thời
gian này đều có tác động đối với phần cuộc sống còn lại của trẻ. Vì vậy, để
chuẩn bị cho cá nhân hợp tác tích cực trong phát triển cuộc sống lành mạnh
sau này, cần phát triển hành vi hỗ trợ sức khỏe và cải thiện kỹ năng sống
trong trẻ em tuổi đến trường. Với mục đích này, học sinh cần được thơng tin,
giáo dục để làm quen, nhận thức với các vấn đề về sức khỏe, môi trường, phát
triển và chất lượng cuộc sống. Đồng thời, cần tạo ra các hoạt động, cơ sở vật
chất và môi trường để cho phép trẻ em thực hành kiến thức, kỹ năng và phát
triển hành vi hỗ trợ sức khỏe.


12
Chỉ thị 23/2006/CT-TTg ngày 12 tháng 7 năm 2006 của Thủ tướng
Chính phủ đã đánh giá về cơng tác y tế trong các trường học hiện nay như sau

[7]: Mạng lưới y tế trường học từng bước được củng cố, các Trung tâm y tế
dự phịng tỉnh đã có cán bộ theo dõi công tác y tế trong các trường học. Một
số chương trình phịng chống bệnh tật đã và đang được đưa vào một số trường
học như: phòng chống HIV/AIDS, phòng chống Sốt xuất huyết, phòng chống
Sốt rét, phòng chống giun sán, phòng chống Suy dinh dưỡng, phòng chống tai
nạn thương tích, an tồn vệ sinh thực phẩm, chăm sóc răng miệng... nhằm bảo
vệ và nâng cao sức khoẻ cho học sinh, sinh viên.
Tuy nhiên, công tác y tế trong các trường học vẫn cịn tồn tại nhiều khó
khăn, bất cập. Mạng lưới cán bộ y tế trong các trường học thiếu về số lượng,
chưa đảm bảo chất lượng, hiện trên 80% số trường học trong cả nước chưa có
cán bộ y tế chuyên trách; điều kiện giáo dục và chăm sóc sức khoẻ cho học
sinh, sinh viên chưa đảm bảo do thiếu cơ sở vật chất, trang thiết bị và kinh phí
hoạt động. Sự phối hợp giữa các Bộ, ngành liên quan trong cơng tác chăm sóc
sức khoẻ học sinh, sinh viên chưa chặt chẽ. Các khó khăn tồn tại nêu trên đã
dẫn đến sự gia tăng một số bệnh tật ở lứa tuổi học đường như cận thị, cong
vẹo cột sống, các bệnh về răng miệng, nhiễm giun sán, đặc biệt có những
bệnh khơng được phát hiện và điều trị kịp thời đã gây ảnh hưởng lớn đến sự
phát triển về thể chất và tinh thần của học sinh, sinh viên.
1.2. ác nghiên cứu về thực trạng y tế trƣờng học
1.2.1. Trên thế giới
Cho tới nay đã có một số nghiên cứu thực trạng y tế trường học trên thế
giới. Hầu hết các nghiên cứu tập trung vào mô tả thực trạng y tế trường học
nhằm xây dựng mơ hình y tế trường học.[54]
Nghiên cứu của tác giả Lee A – Trung Quốc năm 2007 [45], [46] các
vấn đề phát hiện ở học sinh phổ thông bao gồm các vấn đề về tinh thần, thói


13
quen ăn uống khơng có lợi cho sức khỏe, ít hoạt động thể chất và các hành vi
có nguy cơ dẫn tới những tai nạn thương tích có chủ đích và khơng có chủ

đích cho học sinh và các tỷ lệ này đều cao hơn ở các học sinh THCS. Kết quả
nghiên cứu cũng chỉ ra rằng thiếu các chính sách y tế ở trường học và các dịch
vụ y tế không sẵn sàng tiếp cận cho học sinh và giáo viên, và thiếu các nhân
viên được đào tạo về nâng cao sức khỏe. Tác giả cũng nhấn mạnh sự thành
cơng của mơ hình YTTH phù thuộc rất nhiều vào hiểu biết của giáo viên về
mơ hình này. Năm 2001, Tổ chức PAHO tiến hành một nghiên cứu trên 19
nước Mỹ Latin đánh giá thực trạng và xu hướng mô hình trường học nâng cao
sức khỏe trong khu vực nhằm xây dựng các chương trình hoạt động giáo dục
và nâng cao sức khỏe ở các cấp độ khác nhau (cấp vùng, cụm và quốc gia).
Kết quả nghiên cứu này đã cung cấp các thông tin về lập kế hoạch quốc gia và
xây dựng chính sách, cơ chế điều phối liên ngành để hỗ trợ nâng cao sức khỏe
tại trường học, cách thành lập và sự tham gia của các mạng lưới quốc gia và
quốc tế về YTTH và mức độ chia sẻ thơng tin chiến lược này. Để mơ hình y
tế trường học thành cơng thì nhất thiết phải có sự tham gia của toàn xã hội,
nhằm huy động các nguồn lực và vật lực cần thiết để thực hiện nâng cao sức
khỏe trong các trường học [43].
Một số nghiên cứu trên thế giới cho kết luận là công tác y tế trường học
có sự khác biệt theo vùng (nơng thôn và thành thị). Nghiên cứu của Noriko
Yoshimura và cộng sự gần đây ở Lào [54] tại 138 trường phổ thông vùng
thành thị, ngoại ô và nông thôn thông qua tiến hành phỏng vấn học sinh lớp 5,
hiệu trưởng, người bán hàng rong, cộng đồng và quan sát môi trường trường
học cho thấy có sự khác biệt rõ rệt về y tế trường học giữa các khu vực này.
Các trường ở khu vực thành thị và ngoại ơ có điểm số cao hơn các trường ở
nông thôn về kỹ năng sống và sức khỏe cá nhân, môi trường trường học khỏe
mạnh và phịng, chống bệnh thơng thường. Tuy nhiên các trường ở vùng nông


14
thơn và ngoại ơ lại có kết quả tốt hơn các trường ở thành thị về một số câu hỏi
có liên quan đến quan hệ đối tác giữa trường học và cộng đồng.

Từ thế kỉ thứ 19 nhiều nước ở châu Âu đã có những chủ trương và
phương pháp thực hiện y tế trường học. Các nhà nghiên cứu tập trung vào
việc thống kê xây dựng trường sở và bắt đầu đưa ra những tiêu chuẩn vệ sinh
trong lĩnh vực này. Năm 1877 giáo sư Babinski đã cho xuất bản cuốn sách
giáo khoa về vệ sinh học, giáo sư nhãn khoa Breslauer, giáo sư Herman Cohn
từ năm 1864 đã nghiên cứu sự tăng nhanh bệnh cận thị học đường có liên
quan đến chiếu sáng.
Trong những năm cuối thế kỉ thứ 19 hệ thống y tế trường học đã phát
triển và các bác sĩ, y tá học đường với nhiệm vụ khám sức khỏe đinh kì và
khám chuyên khoa. Trọng tâm cơng tác y tế trường học là phịng chống bệnh
dịch và tổ chức quản lí cơng tác tiêm chủng.
Đến thế kỉ 20 đã có sự cộng tác chặt chẽ giữa bác sĩ học đường với các
cơ sở phòng lao và đã đánh dấu một bước tiến bộ theo đường lối dự phòng. Từ
năm 1960 người ta đã phát hiện ra hiện tượng gia tốc phát triển cơ thể trẻ em ở
lứa tuổi học đường. Những cơng trình nghiên cứu về sự mệt mỏi của trẻ em
trong học tập đã được trình bày tại hội nghị quốc tế ở Tây Ban Nha và sự thống
nhất tổ chức y tế trường học và vệ sinh học đường cũng được đề cập tới.
Nhằm đẩy mạnh công tác y tế trường học, năm 1995, Tổ chức Y tế thế
giới đã xây dựng sáng kiến y tế trường học toàn cầu (Global School Health
Initiatives) nhằm tăng số lượng các “trường học nâng cao sức khỏe” (HealthPromotion Schools). Sáng kiến này nhằm mục đích nâng cao sức khỏe cho
học sinh, cán bộ trường học, gia đình và thành viên của cộng đồng thông qua
trường học. Mục tiêu của sáng kiến này là phối hợp sự nỗ lực của hai ngành y
tế và giáo dục trong việc nâng cao sức khỏe cho học sinh dựa vào trường học
[41]. Mặc dù có nhiều định nghĩa khác nhau tùy thuộc vào nhu cầu và hoàn


15
cảnh của mỗi nước, một trường học nâng cao sức khỏe được hiểu là trường
học có mơi trường khỏe mạnh để sinh hoạt, học tập và làm việc. Mơ hình
trường học nâng cao sức khỏe và sáng kiến YTTH toàn cầu được xây dựng

dựa trên cách tiếp cận toàn diện. Cơ sở để tổ chức Y tế thế giới xây dựng ra
sáng kiến này là dựa vào tuyên ngôn Ottawa về nâng cao sức khỏe (1986),
tuyên bố Jakarta tại Hội nghị quốc tế lần thứ 4 về nâng cao sức khỏe (1997)
và đề xuất của nhóm chuyên gia TCYTTG về giáo dục và nâng cao sức khỏe
trường học toàn diện (1995). Các thành phần chính của mơ hình bao gồm:
khung chương trình, danh tiếng của trường học, mơi trường thể chất, các
chính sách và hoạt động trường học, các dịch vụ YTTH và quan hệ giữa
trường học-gia đình-xã hội. Mơ hình trường học nâng cao sức khỏe đã được
chấp nhận trên toàn thế giới, đã và đang được áp dụng từ những năm 1990 ở
nhiều nước trên thế giới như Úc (1997), Mỹ (2005), Hồng Kông (2001), Lào
(2006) và Việt Nam (2001)….
Các nghiên cứu đánh giá về mơ hình trường học nâng cao sức khỏe
(health promoting school viết tắt là HPS) cho thấy mơ hình này thực sự có tác
động tốt tới việc nâng cao sức khỏe cho học sinh. Mơ hình đã góp phần nâng
cao sức khỏe, phịng ngừa bệnh tật từ đó giảm gánh nặng bệnh tật cho học
sinh, đặc biệt là những bệnh lây nhiễm, tăng cường kết quả học tập và quan hệ
giữa trường học-xã hội/cộng đồng và nhà trường-gia đình tốt hơn . Nhìn
chung, y tế trường học góp phần nâng cao hiệu quả về cả sức khỏe và kết quả
học tập của học sinh. [37]
Nghiên cứu của các tác giả Lee A – Trung Quốc [46] cho thấy cách tiếp
cận mơ hình nâng cao sức khỏe trường học thực sự có hiệu quả trong việc
nâng cao sức khỏe, từ các hoạt động thể chất đến thói quen ăn uống và sức
khỏe tinh thần. Bên cạnh đó, các trường học tham gia mơ hình này đã có
những thay đổi đáng kể về văn hóa, tổ chức có lợi cho việc nâng cao sức


16
khỏe. Các trường học tham gia mơ hình YTTH đều báo cáo là có các chính
sách YTTH tốt hơn, có sự tham gia của cộng đồng nhiều hơn và có môi
trường vệ sinh tốt hơn các trường học không tham gia mơ hình này. Hơn nữa,

học sinh của các trường có mơ hình YTTH có các hành vi sức khỏe tốt hơn học
sinh các trường khác [38]. Mơ hình nâng cao sức khỏe trường học có khả năng
lồng ghép với hệ thống chăm sóc sức khỏe ban đầu, giúp cho các dịch vụ y tế
dành cho trẻ em thực hiện trong trường học nhiều hơn và tập trung cho các em
hơn. Một mơ hình mới liên kết giữa mơ hình YTTH và một số thành tố của
chăm sóc sức khỏe ban đầu có thể được xây dựng nhằm cung cấp các dịch vụ
về nâng cao sức khỏe và phòng ngừa bệnh tật thân thiện với học sinh hơn.
Bên cạnh đó, các mơ hình YTTH khác cũng được xây dựng và phát
triển gồm chương trình “y tế trường học phối hợp” tại Mỹ, mơ hình phần
thưởng trường học khỏe mạnh tại Phần Lan, mơ hình phần thưởng trường học
khỏe mạnh tại Hồng Kông năm 2001 và mạng lưới YTTH quốc tế tại Canada
năm 2005. Nhìn chung, các mơ hình này tập trung nhiều vào làm thế nào để
thực hiện giáo dục và nâng cao sức khỏe trong trường học [42], [43].
Trung tâm giáo dục và nâng cao sức khỏe của Hồng Kơng, Trung quốc
đã tiến hành thực hiện mơ hình phần thưởng trường học khỏe mạnh vào năm
2001 (the Hong Kong Healthy Schools Award (HKHSA)). Mơ hình phần
thưởng trường học khỏe mạnh tại Hồng Kông (The Hong Kong Healthy
Schools Award Scheme HKHSA) nhằm mục đích nâng cao năng lực cán bộ,
giáo dục cha mẹ, huy động sự tham gia của toàn bộ cộng đồng, và tăng cường
sự phối hợp liên ngành nhằm nâng cao sức khỏe cho học sinh, cha mẹ, giáo
viên, và cộng đồng. Khái niệm mơ hình này rất phù hợp với các tài liệu
nghiên cứu về hiệu quả và phát triển xây dựng trường học. Nghiên cứu của
tác giả Lee A năm 2007 cho thấy các trường học áp dụng mơ hình này đạt các
tiêu chuẩn trường học nâng cao sức khỏe cao hơn và cách tiếp cận toàn bộ


×