Tải bản đầy đủ (.pdf) (120 trang)

Thực trạng và hiệu quả can thiệp bằng giáo dục truyền thông cải thiện hành vi xử lý phân của người tày tại huyện lục yên tỉnh yên bái

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.65 MB, 120 trang )

1
..

BỘ Y TẾ
TRƢỜNG ĐẠI HỌC Y – DƢỢC THÁI NGUYÊN

PHẠM VĂN THÀNH

THỰC TRẠNG VÀ HIỆU QUẢ CAN THIỆP
BẰNG GIÁO DỤC TRUYỀN THÔNG CẢI THIỆN
HÀNH VI XỬ LÝ PHÂN CỦA NGƢỜI TÀY TẠI
HUYỆN LỤC YÊN, TỈNH YÊN BÁI

LUẬN ÁN TỐT NGHIỆP BÁC SỸ CHUYÊN KHOA CẤP II
CHUYÊN NGÀNH Y TẾ CÔNG CỘNG

Thái nguyên, tháng 02 năm 2012


2
BỘ Y TẾ
TRƢỜNG ĐẠI HỌC Y – DƢỢC THÁI NGUYÊN

PHẠM VĂN THÀNH

THỰC TRẠNG VÀ HIỆU QUẢ CAN THIỆP
BẰNG GIÁO DỤC TRUYỀN THÔNG CẢI THIỆN
HÀNH VI XỬ LÝ PHÂN CỦA NGƢỜI TÀY
TẠI HUYỆN LỤC YÊN, TỈNH YÊN BÁI

Chuyên ngành: Y tế công cộng


Mã số: CK 62 72 76 01
LUẬN ÁN TỐT NGHIỆP BÁC SỸ CHUYÊN KHOA CẤP II

Hƣớng dẫn khoa học: GS-TS Đỗ Văn Hàm


3

LỜI CẢM ƠN
Đề tài“Thực trạng và hiệu quả can thiệp bằng giáo dục, truyền
thông cải thiện hành vi xử lý phân của ngƣời Tày tại huyện Lục Yên,
tỉnh Yên Bái” đƣợc triển khai thực hiện tại xã Vĩnh Lạc và Liễu Đô,
huyện Lục Yên tỉnh Yên Bái từ tháng 5/2009 đến tháng 10/2011, với sự
giúp đỡ của các thầy giáo, cô giáo Trƣờng Đại học Y – Dƣợc Thái
Nguyên, các ban, ngành, đoàn thể và ngƣời dân tại xã Vĩnh Lạc và
Liễu Đô.
Đề tài đã đƣợc triển khai đúng tiến độ và đạt kết quả tốt.
Thay mặt nhóm nghiên cứu, em chân thành cảm ơn các thầy
giáo, cô giáo Trƣờng Đại học Y – Dƣợc Thái Nguyên và đặc biệt cảm
ơn Thầy giáo, GS-TS Đỗ Văn Hàm đã tận tình giúp đỡ, hƣớng dẫn em
trong quá trình triển khai đề tài đạt mục tiêu đã đề ra.
Cảm ơn Trung tâm y tế dự phòng tỉnh Yên Bái, Trung tâm Y tế
huyện Lục Yên , Ủy ban nhân dân xã Vĩnh Lạc, Ủy ban nhân dân xã
Liễu đô, Trạm Y tế xã Vĩnh Lạc, Trạm y tế xó Liễu Đơ đã tạo điều kiện,
cử cán bộ tham gia thực hiện đề tài đảm bảo tiến độ.
Cảm ơn các cán bộ tham gia nhóm nghiên cứu và nhân dân hai
xã vĩnh Lạc và Liễu Đơ đã ủng hộ, tham gia tích cực để đề tài đạt kết
quả tốt.
Cuối cùng xin cảm ơn những ngƣời thân trong gia đình và bạn
bè, đồng nghiệp đã động viên giúp đỡ tơi trong q trình thực hiện đề

tài./.
Học viên

Phạm văn Thành


4

MỤC LỤC
Trang
DANH MỤC CÁC BẢNG

i

DANH MỤC BIỂU ĐỒ

ii

ĐẶT VẤN ĐỀ

1

Chƣơng 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU

3

1.1. Các khái niệm cơ bản

3


1.2 Tình hình xử lý phân người trên thế giới và Việt Nam

11

1.3. Các loại hình xử lý phân

12

1.4. Chính sách của Quốc tế và của Việt Nam về vệ sinh môi trường

14

1.5. Một số cách tiếp cận cải thiện hành vi xử lý phân người ở hộ
gia đình
1.6. Một số đặc điểm về văn hóa xã hội, phong tục, tập quán của
dân tộc Tày liên quan đến sức khỏe

15

23

Chƣơng 2. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

27

2.1. Đối tượng, địa điểm, thời gian nghiên cứu

27

2.2. Phương pháp nghiên cứu


29

2.3. Các nhóm chỉ số nghiên cứu:

33

2.4. Xây dựng mơ hình can thiệp

35

2.5. Kỹ thuật thu thập thông tin và công cụ phục vụ nghiên cứu

40

2.6. Sai số và phương pháp khống chế sai số

40

2.7. Phương pháp xử lý số liệu

41

2.8. Đạo đức trong nghiên cứu:

41

Chƣơng 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

42


3.1. Đặc điểm chung về kinh tế, xã hội của đối tượng nghiên cứu

42


5
3.2. Thực trạng kiến thức, thái độ và thực hành của đối tượng về xử
lý phân người

44

3.3. Kết quả của giải pháp can thiệp

54

Chƣơng 4. BÀN LUẬN

70

4.1. Về địa điểm, điều kiện kinh tế, xã hội của đối tượng nghiên cứu

70

4.2. Kiến thức, thái độ và thực hành của người dân về xử lý phân người

73

4.3. Kết quả cải thiện hành vi xử lý phân người


75

4.4. Cách tiếp cận can thiệp

78

KẾT LUẬN

84

KHUYẾN NGHỊ

85

TÀI LIỆU THAM KHẢO

86

PHỤ LỤC

91


6
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1. Tỷ lệ dân số được sử dụng nước sạch và hộ gia đình có
nhà tiêu HVS chia theo khu vực

Trang
11


Bảng 3.1. Phân bố đối tượng điều tra theo tuổi

42

Bảng 3.2. Phân bố đối tượng theo kinh tế

43

Bảng 3.3. Phân bố đối tượng theo phương tiện nghe, nhìn

43

Bảng 3.4. Nguồn truyền thơng về nhà tiêu và vệ sinh môi trường

43

Bảng 3.5. Tỷ lệ đối tượng kể đúng tên các bệnh có liên quan đến
phân người
Bảng 3.6. Tỷ lệ đối tượng nêu được đúng các cách phòng tránh
bệnh lây truyền từ phân sang người

44
45

Bảng 3.7. Tỷ lệ đối tượng biết được các loại nhà tiêu hợp vệ sinh

45

Bảng 3.8. Kiến thức về xử lý phân trẻ em của đối tượng


46

Bảng 3.9. Tỷ lệ đối tượng nêu đúng thời điểm cần rửa tay bằng xà phòng

47

Bảng 3.10. Nơi đi tiêu thường xuyên/loại nhà tiêu của gia đình đối tượng

48

Bảng 3.11. Thực hành sử dụng nhà tiêu theo Thông tư 15/2006/TT-BYT

48

Bảng 3.12. Đánh giá thực hành về xử lý phân người của đối tượng

49

Bảng 3.13. K.A.P về xử lý phân người của đối tượng

49

Bảng 3.14. Liên quan giữa kinh tế gia đình với kiến thức của người dân
về xử lý phân
Bảng 3.15. Liên quan giữa kinh tế gia đình với thực hành của người
dân về xử lý phân
Bảng 3.16. Liên quan giữa trình độ văn hóa với thực hành của
người dân về xử lý phân
Bảng 3.17. Liên quan giữa kiến và thực hành của người dân về xử

lý phân
Bảng 3.18. Kiến thức về xử lý phân người của học viên trước và
sau tập huấn
Bảng 3.19. Tổng hợp kết quả triển khai các hoạt động can thiệp

52
53
53
54
56
58


7
Bảng 3.20. Số lượng, tỷ lệ các loại nhà tiêu được xây mới và cải tạo
giai đoạn 2009 - 2011
Bảng 3.21. Kiến thức về xử lý phân người của đối tượng tại xã Vĩnh
lạc trước và sau can thiệp
Bảng 3.22. Kiến thức về xử lý phân người của đối tượng tại xã Liễu Đô
trước và sau can thiệp
Bảng 3.23. Tỷ lệ kiến thức tốt về xử lý phân người của 2 xã trước
và sau can thiệp

59
59
60
60

Bảng 3.24. Tỷ lệ thái độ tốt về xử lý phân người trước và sau can
thiệp

Bảng 3.25. Tình hình xây mới và cải tạo nhà tiêu trong nhóm can thiệp
tại xã Vĩnh Lạc
Bảng 3.26. Thay đổi về nơi đi tiêu thường xuyên/loại nhà tiêu của gia
đình đối tượng trước và sau can thiệp tại xã Vĩnh Lạc
Bảng 3.27. Thay đổi về nơi đi tiêu thường xuyên/loại nhà tiêu của
gia đình đối tượng trước và sau can thiệp tại xã Liễu Đô
Bảng 3.28. Thực hành sử dụng nhà tiêu theo Thông tư 15/2006/TT-BYT
của đối tượng sau can thiệp
Bảng 3.29. Thay đổi tỷ lệ thực hành tốt về xử lý phân người trước và sau
can thiệp
Bảng 3.30. Thay đổi K.A.P xử lý phân của đối tượng tại xã Liễu Đô
Bảng 3.31. Thay đổi K.A.P về xử lý phân người của đối tượng tại xã
Vĩnh Lạc
Bảng 3.32. Hiệu quả can thiệp

61
61
62
62
63
63
64
64
65


8
DANH MỤC BIỂU ĐỒ

Trang


Biểu đồ 3.1. Phân bổ đối tượng nghiên cứu theo giới

42

Biểu đồ 3.2. Phân bổ đối tượng điều tra theo trình độ văn hóa

42

Biểu đồ 3.3. Tỷ lệ đối tượng biết về các đường truyền bệnh từ
phân sang người

44

Biểu đồ 3.4. Tổng hợp kiến thức của đối tượng điều tra

46

Biểu đồ 3.5. Tổng hợp thái độ của đối tượng về xử lý phân người

47

Biểu đồ 3.6. Thực hành sử dụng nhà tiêu theo Thông tư 15/2006/TTBYT chia theo từng xã
Sơ đồ 3.1. Sơ đồ can thiệp giáo dục truyền thông, cải thiện hành vi
xử lý phân người tại xã Vĩnh Lạc, huyện Lục yên

49
55



9
NHỮNG TỪ VIẾT TẮT

:

BCĐ

: Ban chỉ đạo

CLTS

: Community led total sanitation

CTV

: Cộng tác viên

HGĐ

: Hộ gia đình

HVS

: Hợp vệ sinh

IDE

: International Development Enterprises

K.A.P


: Knowledge - Attitude - Practice

MTQG

: Mục tiêu quốc gia

NS&VSMTNT

: Nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn

SNV

: Sanitation Netherlands Vietnam

THCS

: Trung học cơ sở

TTV

: Truyền thông viên

TT-GDSK

: Truyền thông - giáo dục sức khỏe

TTYT

: Trung tâm Y tế


WB

: World Bank

WHO

: World Health Organization


10
ĐẶT VẤN ĐỀ
Theo ước tính của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), hiện nay vẫn có hơn
2 tỷ người trên thế giới đặc biệt là tại các nước chậm phát triển, đang phát
triển không được tiếp cận với nhà vệ sinh sạch sẽ [51], [52]. Ở Việt Nam,
theo báo cáo điều tra năm 2006 do Bộ Y tế và UNICEF Việt Nam tiến
hành: có 75% hộ gia đình khu vực nơng thơn Việt Nam có nhà tiêu, trong số
đó chỉ có 18% các hộ gia đình và khoảng 12% trường học ở nơng thơn có
nhà tiêu hợp vệ sinh (Theo tiêu chuẩn ban hành kèm theo Quyết định số
08/2005/QĐ-BYT ngày 11/3/2005 của Bộ Y tế). Ở khu vực miền núi phía
bắc tỷ lệ hộ gia đình có nhà tiêu hợp vệ sinh rất thấp, đặc biệt là tại vùng
cao, vùng đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống [12]. Theo báo cáo của Bộ
nông nghiệp và phát triển nông thơn Việt Nam, tính đến hết năm 2008, tỷ lệ
hộ gia đình khu vực nơng thơn trên tồn quốc có nhà tiêu hợp vệ sinh là
40% [8].
Tại Yên Bái, theo báo cáo của Sở Nông nghiệp và phát triển Nông
thôn (Cơ quan thường trực chương trình mục tiêu NS&VSMTNT tỉnh Yên
Bái) đến hết năm 2008, tỷ lệ hộ gia đình có nhà tiêu hợp vệ sinh mới đạt
30,55% và hàng năm chỉ có khoảng 2,5% nhà tiêu hợp vệ sinh được xây
mới [44].

Tại Yên Bái, một số tổ chức Quốc tế (UNICEF, Bánh mỳ thế giới,
WB, SIDA, Worldvision...) đã và đang thực hiện thử nghiệm một số cách
tiếp cận, hỗ trợ vệ sinh ở một số xã. Các chương trình này thường tập trung
theo hướng hỗ trợ trực tiếp cho người dân để họ xây nhà tiêu và kết hợp với
các hoạt động truyền thông giáo dục sức khoẻ. Các dự án này đã góp phần
cải thiện đáng kể điều kiện vệ sinh ở các xã thực hiện dự án nhưng không
gây được ảnh hưởng lớn do chỉ thực hiện ở quy mô nhỏ, thời gian ngắn và
khả năng duy trì và nhân rộng rất hạn chế sau khi kết thúc các hoạt động
của dự án.


11
Cộng đồng dân tộc Tày tại Yên Bái có khoảng 135.000 người, chiếm
18,2 % dân số toàn tỉnh, sống tập trung chủ yếu tại 5 huyện Lục Yên, Văn
Yên, Yên Bình, Trấn n, Văn Chấn. Về văn hóa xã hội người Tày khá tiến
bộ, nhưng vẫn cịn nhiều thói quen có hại cho sức khỏe như: thả rơng gia
súc gia cầm, sử dụng nước máng lần, không sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh…
Đây là những yếu tố có thể ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe con người.
Với mong muốn xây dựng cách tiếp cận can thiệp về vệ sinh phù hợp
với cộng đồng dân tộc Tày, có thể duy trì và nhân rộng ra các địa phương
khác, góp phần cải thiện tỷ lệ hộ gia đình sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh trên
địa bàn tỉnh, góp phần thực hiện thành công chiến lược quốc gia về vệ sinh
mơi trường đến năm 2020 của chính phủ, chúng tơi tiến hành đề tài: “Thực
trạng và hiệu quả can thiệp bằng giáo dục truyền thông cải thiện hành vi
xử lý phân của người Tày tại huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái” nhằm đáp
ứng các mục tiêu sau:
1. Mô tả thực trạng kiến thức, thái độ và thực hành của ngƣời Tày tại
2 xã Vĩnh Lạc và Liễu Đô huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái.
2. Đánh giá hiệu quả của giải pháp can thiệp bằng giáo dục truyền
thông cải thiện hành vi xử lý phân của ngƣời Tày tại huyện Lục Yên, tỉnh

Yên Bái.


12
Chƣơng 1:
TỔNG QUAN
1.1. Các khái niệm cơ bản
1.1.1. Hành vi của con người với giáo dục sức khoẻ
1.1.1.1. Khái niệm hành vi của con ngƣời
Hành vi của con người là một hành động, hay là tập hợp phức tạp của nhiều
hành động, mà những hành động này lại chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố
bên trong và bên ngoài, chủ quan cũng như khách quan. Các yếu tố tác động
đến hành vi của con người như: phong tục tập quán, thói quen, yếu tố di
truyền, văn hố - xã hội, kinh tế - chính trị... Chẳng hạn hành vi thực hiện
các qui định về vệ sinh môi trường, hành vi tôn trọng pháp luật... Mỗi hành
vi của một con người là sự biểu hiện cụ thể của các yếu tố cấu thành nên nó,
đó là các kiến thức, niềm tin, thái độ và cách thực hành của người đó trong
một tình huống hay trong một sự việc cụ thể nhất định nào đó [30], [46].
1.1.1.2. Hành vi sức khoẻ
Hành vi sức khỏe là hành vi của cá nhân, gia đình, cộng đồng tạo ra các yếu
tố tác động trực tiếp, hoặc gián tiếp đến sức khỏe của chính họ, có thể có lợi
hoặc có hại cho sức khỏe [30].
Theo ảnh hưởng của hành vi, chúng ta có thể phân ra 3 loại hành vi sức
khoẻ như sau:
- Những hành vi có lợi cho sức khoẻ
Đó là những hành vi giúp bảo vệ và nâng cao tình trạng sức khoẻ của con
người. Ví dụ: Làm chuồng ni gia súc, gia cầm cách xa nguồn nước sinh
hoạt, thực hiện ăn chín uống sơi, giữ gìn vệ sinh cá nhân và vệ sinh nơi
cơng cộng...
- Những hành vi có hại cho sức khỏe

Đó là những hành vi gây hại cho sức khoẻ. Ví dụ như: ăn gỏi thịt lợn, gỏi
cá, hút thuốc lá, thuốc lào, phóng uế bừa bãi, khơng rửa tay trước khi ăn...


13
- Những hành vi trung gian
Là những hành vi không có lợi cũng khơng có hại cho sức khoẻ hoặc chưa
xác định rõ. Ví dụ như đeo vịng bạc cho trẻ vào cổ hay cổ tay, cổ chân cho
trẻ em để kỵ gió. Với các loại hành vi này thì tốt nhất là khơng nên tác
động, trái lại có thể lợi dụng việc đeo vịng đó để hướng dẫn các bà mẹ theo
dõi sự tăng trưởng của con mình.
Giáo dục sức khoẻ nhằm tạo ra các hành vi sức khoẻ có lợi cho sức khoẻ mà
điều quan trọng nhất là tạo ra được các thói quen tốt, các hành vi lành
mạnh.
1.1.1.3. Hành vi môi trƣờng
Là những hành vi ảnh hưởng đến mơi trường như phóng uế bừa bãi; dùng
phân tươi để bón rau; uống nước lã; sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh, giữ gìn
nhà cửa, làng bản sạch sẽ...
1.1.1.4. Thành phần chủ yếu của hành vi
Hành vi sức khoẻ của con người chủ yếu thể hiện ở các thành phần như kiến
thức, thái độ, niềm tin và thực hành. Muốn làm thay đổi hành vi sức khoẻ
của đối tượng giáo dục sức khoẻ thì truyền thơng – giáo dục sức khoẻ phải
tác động vào các thành phần trên nhưng tùy từng mục tiêu cụ thể mà cần tác
động vào thành phần nào là chủ yếu. Trong các thành phần của truyền thơng
giáo dục sức khỏe thì q trình tác động làm thay đổi được thái độ của con
người đối với sức khoẻ là việc làm khó nhất.
1.1.1.5. Các yếu tố ảnh hƣởng đến hành vi nói chung
- Suy nghĩ và tình cảm. Với mỗi sự việc, vấn đề trong cuộc sống, mỗi người
chúng ta có thể có suy nghĩ và tình cảm khác nhau. Những suy nghĩ và tình
cảm của chúng ta lại bắt nguồn từ các hiểu biết, niềm tin, thái độ và quan

niệm về giá trị. Chính các kiến thức, niềm tin, thái độ và quan niệm về giá
trị đã dẫn đến những quyết định của mỗi người thực hành hành vi này hay
hành vi khác [30], [46].


14
- Kiến thức
Kiến thức hay hiểu biết của mỗi người được tích lũy dần qua q trình học
tập và kinh nghiệm thu được trong cuộc sống. Mỗi người có thể thu được
kiến thức từ thầy cô giáo, cha mẹ, bạn bè, đồng nghiệp, những người xung
quanh, sách vở và các phương tiện thơng tin đại chúng cung cấp. Từ đó
giúp con người có các suy nghĩ và tình cảm đúng đắn, có hành vi phù hợp
trước mỗi sự việc. Các kiến thức về bệnh tật, sức khỏe và bảo vệ, nâng cao
sức khỏe là điều kiện cần thiết để mọi người có cơ sở thực hành các hành vi
sức khỏe lành mạnh [30], [46].
- Niềm tin
Niềm tin là sản phẩm xã hội của nhận thức cá nhân kết hợp với các kinh
nghiệm thu được của cá nhân cũng như của nhóm hay cộng đồng trong cuộc
sống. Mỗi một xã hội đều hình thành và xây dựng niềm tin về tất cả các
khía cạnh của đời sống. Những niềm tin là một phần của cách sống con
người. Niềm tin có thể chỉ ra những điều được mọi người chấp nhận và
những điều khơng được người ta chấp nhận. Niềm tin có sức mạnh, nó ảnh
hưởng đến thái độ và hành vi của con người [30].
- Thái độ
Thái độ được coi là trạng thái chuẩn bị của cơ thể để đáp ứng với những
tình huống hay hồn cảnh cụ thể. Thái độ phản ánh những điều người ta
thích hoặc khơng thích, mong muốn hay không mong muốn, tin hay không
tin, đồng ý hay không đồng ý, ủng hộ hay ngăn cản....thái độ thường bắt
nguồn từ kiến thức, niềm tin và kinh nghiệm thu được trong cuộc sống,
đồng thời thái độ cũng chịu ảnh hưởng của những người xung quanh [30].

- Giá trị
Giá trị là các tiêu chuẩn có vai trị quan trọng tác động đến suy nghĩ và tình
cảm của con người. Một tiêu chuẩn nào đó được một người coi là có giá trị
với họ sẽ là động cơ thúc đẩy các hành động. Sức khỏe là một trong số các
giá trị quan trọng của mỗi người [30].


15
- Những ngƣời có ảnh hƣởng quan trọng
Sống trong xã hội, mỗi người đều có quan hệ và chịu ảnh hưởng của những
người xung quanh. Một trong các lý do làm cho các chương trình giáo dục
sức khỏe khơng thành cơng là nó trực tiếp nhằm vào các cá nhân mà do
không chú ý đến ảnh hưởng của những người khác. Thơng thường những
người có ảnh hưởng nhiều đối với chúng ta là cha mẹ, ông bà, anh em, vợ
chồng, thày cô giáo, bạn bè, người lãnh đạo, đồng nghiệp, những người có
nhiều kinh nghiệm, trình độ cao, kỹ năng đặc biệt [30].
- Nguồn lực
Để thực hành các hành vi nâng cao sức khỏe, phòng chống bệnh tật, cộng
đồng hay cá nhân cần có các điều kiện nhất định về nguồn lực. Nguồn lực
cho thực hiện hành vi bao gồm các yếu tố như thời gian, nhân lực, tiền, cơ
sở vật chất trang thiết bị. Nhiều cá nhân có đủ kiến thức, họ hiểu rất rõ nhu
cầu về nhà tiêu hợp vệ sinh cho bản thân và gia đình nhưng vì thiếu nguồn
lực nên họ khơng thực hiện được hành vi mong muốn [30], [46].
+ Thời gian
Thời gian là một trong các yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến hành vi của
con người. Có những hành vi cần có thời gian để thực hành hoặc để thay
đổi [30].
+ Nhân lực
Nhân lực đôi khi ảnh hưởng lớn đến hành vi sức khỏe của cộng đồng. Nếu
một cộng đồng nào đó có thể huy động nguồn nhân lực thì việc tổ chức các

hoạt động lao động phúc lợi cho cộng đồng sẽ được thực hiện dễ dàng. Ví
dụ như huy động nhân lực tổng vệ sinh đường làng, ngõ xóm, cải tạo các
nguồn cung cấp nước, xây dựng cơng trình vệ sinh công cộng... Các hoạt
động truyền thông giáo dục sức khỏe rất cần nguồn nhân lực từ cộng đồng
tham gia để tạo nên phong trào tác động đến thay đổi hành vi sức khỏe [30].
+ Tiền
Tiền cần thiết để thực hiện một số hành vi. Ở nông thôn nhiều người thiếu


16
tiền nên khơng xây dựng được các cơng trình vệ sinh [30].
- Cơ sở vật chất, trang thiết bị
Cơ sở vật chất trang thiết bị là các điều kiện cần thiết hỗ trợ cho thay đổi
một số hành vi sức khỏe [30].
- Yếu tố văn hóa
Nhiều yếu tố ảnh hưởng đến hành vi con người, các yếu tố này có thể rất
khác nhau giữa cộng đồng này với cộng đồng khác. Văn hoá là tổng hợp
của nhiều yếu tố bao gồm kiến thức, niềm tin, phong tục tập quán, nghệ
thuật, đạo đức, luật pháp, thói quen và tất cả những năng lực mà con người
thu được trong cuộc sống [30], [46].
Như vậy nhiều yếu tố ảnh hưởng đến sức khỏe nói chung và vệ sinh mơi
trường nói riêng như các hành động và hành vi thông thường chứ không
phải chỉ có thuốc men và các dịch vụ kỹ thuật y tế. Nghiên cứu đầy đủ các
yếu tố ảnh hưởng đến hành vi sức khỏe của con người là cần thiết để tránh
những thất bại khi thực hiện giáo dục sức khỏe.
1.1.2. Môi trường,ảnh hưởng của phân người tới môi trường và sức khỏe
1.1.2.1. Khái niệm về môi trƣờng
Theo Điều 1, Luật Bảo vệ Môi trường Việt Nam “Môi trường bao
gồm các yếu tố tự nhiên và yếu tố vật chất nhân tạo quan hệ mật thiết với
nhau, bao quanh con người, có ảnh hưởng tới đời sống, sản xuất, sự tồn tại,

phát triển của con người và thiên nhiên" [42]. Theo nghĩa rộng: Môi trường
là tổng hợp các điều kiện bên ngồi có ảnh hưởng đến một vật thể hay một
sự kiện. Đối với con người: môi trường sống là tổng hợp các điều kiện vật
lý, hoá học, kinh tế, xã hội bao quanh và ảnh hưởng đến sự sống, sự phát
triển của mỗi cá nhân và cả cộng đồng, môi trường bao gồm môi trường tự
nhiên và môi trường xã hội.
- Môi trƣờng tự nhiên: bao gồm các yếu tố như độ ẩm, nhiệt độ, ánh sáng,
bức xạ, nồng độ các chất hố học có trong đất, nước, khơng khí, các vi sinh
vật....


17
- Môi trƣờng xã hội: bao gồm các vấn đề chính trị, đạo đức, tơn giáo, văn
hố, pháp luật, phong tục, tập qn, văn hố ứng xử, chính sách...
Ngày nay, mơi trường hài hồ với sức khoẻ gắn liền với việc sử dụng hợp lý
tài nguyên, bảo vệ môi trường, phát triển bền vững, đảm bảo gắn chặt phát
triển kinh tế với bảo vệ môi trường và phát triển văn hố [42].
1.1.2.2 Ảnh hƣởng của phân ngƣời tới mơi trƣờng và sức khỏe
- Diễn biến, tồn tại của các tác nhân gây bệnh trong phân ngƣời
Trong phân người chứa nhiều tác nhân gây bệnh như các vi khuẩn, vi rút
gây bệnh và trứng giun sán. Các tác nhân này có thể sống nhiều ngày trong
đất, nước, thậm chí nhiều tháng như trứng giun sán, từ đó gây nhiễm qua
các loại rau, củ, quả ăn sống. Đường lây truyền các nguồn bệnh từ phân
sang người từ chân, tay bẩn, ruồi, nguồn nước bị ô nhiễm, nước thải, rác
thải, đất và thực phẩm…. Hầu hết các nguồn nước bề mặt đều bị ô nhiễm vi
sinh vật với mức độ khác nhau. Tỷ lệ nhiễm cao nhất là các bệnh nhiễm
trùng đường tiêu hóa và ký sinh trùng đường ruột… tỷ lệ nhiễm giun đũa ở
miền Bắc chiếm từ 50% - 95% dân số, miền trung từ 79 - 82%, miềm Nam
45 - 60%, Tây nguyên 10 – 25%. Tỷ lệ nhiễm giun đũa có xu hướng tăng ở
các tỉnh vùng núi và miền Nam. Tỷ lệ nhiễm giun tóc cũng rất khác nhau:

miềm Bắc tỷ lệ nhiễm từ 30 – 90%, miền Trung 18 – 80%, miền Nam 0 –
14%, tỷ lệ nhiễm giun móc dao động từ 30 – 68%, cá biệt có một số nơi lên
tới 80%, nơng thơn cao hơn thành thị. Tình trạng nhiễm phối hợp nhiều loại
giun là khá phổ biến [11], [39], .
- Các yếu tố ảnh hƣởng tới các tác nhân gây bệnh trong phân ngƣời là
Nhiệt độ, độ ẩm, dinh dưỡng, các vi sinh vật đối kháng khác, ánh sáng và
độ pH. Khi độ ẩm môi trường tăng, dưỡng chất trong chất hữu cơ phong
phú sẽ tạo điều kiện cho các tác nhân gây bệnh phát triển. Khi nhiệt độ môi
trường tăng, dưới tác động của ánh sáng mặt trời và tia cực tím, độ pH có
tính kiềm mạnh thì làm giảm thời gian tồn tại của các tác nhân gây bệnh.


18
- Ảnh hƣởng của phân ngƣời tới môi trƣờng và sức khỏe
Mỗi năm có khoảng 1,9 triệu trẻ em dưới 5 tuổi ở các quốc gia nghèo chết
do tiêu chảy. Chất lượng nước và vệ sinh kém là nguyên nhân chính dẫn đến
cái chết của 85% số trẻ này. Cải thiện chất lượng nước và điều kiện vệ sinh
có thể giảm 5000 trẻ em bị chết mỗi ngày do tiêu chảy. Nước là môi trường
truyền bệnh nguy hiểm do các bệnh lây truyền qua đường nước thường lây
lan nhanh và dễ gây ra các vụ dịch lớn. Năm 1990, WHO thơng báo có
khoảng 80% bệnh tật của con người có liên quan đến phân, nước; một nửa số
ca bệnh trên thế giới là các ca bệnh liên quan đến nước [27], [29].
1.1.2.3. Một số yếu tố ảnh hƣởng đến kiến thức, thái độ và thực hành của
ngƣời dân về xử lý phân ngƣời
- Phong tục, tập quán, thói quen của các tộc ngƣời
Việt Nam là một quốc gia nhiều dân tộc. Theo kết quả tổng điều tra dân số
toàn quốc 1999, cả nước có 54 dân tộc, mỗi dân tộc có tiếng nói, phong tục,
tập quán riêng, trong đó có những phong tục, tập quán ảnh hưởng đến sức
khoẻ [27], [33]. Ví dụ người dân ni gia súc ở gầm nhà sàn và gần nhà, sử
dụng nước sông, nước suối hoặc nước khe trong sinh hoạt và ăn uống, ít

tắm giặt, không sử dụng nhà tiêu [29]. Những phong tục, tập quán, thói
quen trên rất phổ biến, đã và đang ảnh hưởng rất lớn đối với sức khoẻ của
cộng đồng. Tập quán nuôi gia súc dưới gầm sàn hoặc ở gần nhà, không sử
dụng nhà tiêu, dùng phân tươi để bón ruộng và hoa màu. Phân súc vật, phân
người, khơng được thu gom và xử lý tốt, thải ra ngoài môi trường, trôi theo
nước mưa và gây ô nhiễm các nguồn nước [29]. Nguyên nhân quan trọng
gây ô nhiễm nguồn nước ăn uống và sinh hoạt của người dân miền núi phía
Bắc là do tập qn thả rơng gia súc, chất thải (phân) không được xử lý. Cần
thay đổi, cải thiện tập quán, thói quen vệ sinh của người dân là một trong
những vấn đề quan trọng và cấp bách nhất hiện nay. Để làm được điều đó
địi hỏi phải có sự tham gia của cộng đồng, sự kết hợp giữa các hoạt động


19
khác nhau của các đồn thể xã hội mà cơng tác giáo dục và truyền thơng có
một vai trị và ý nghĩa to lớn [30], [32].
- Điều kiện về địa lý, kinh tế, văn hoá, xã hội tại khu vực sống của ngƣời dân
Kinh tế của các tỉnh của khu vực miền núi nói chung cịn ở mức thấp, nền
kinh tế vẫn cịn mang tính tự túc, tự cấp, năng suất lao động xã hội chưa
cao. Thu nhập bình quân hàng năm khoảng 150 đến 300 kg thóc/người, mặc
dù nhiều chương trình xố đói giảm nghèo trong 10 năm qua đã cải thiện rõ
rệt đời sống của đại bộ phận dân cư, tuy nhiên thu nhập của người dân khu
vực này vẫn thấp so với cả nước: Năm 2006 GDP bình qn đạt 4.500.000đ
/người/năm, lương thực bình qn quy thóc đạt 455 kg/người. Số hộ nghèo
ở khu vực này vẫn chiếm một tỷ lệ cao (hộ dân tộc Tày: 6,9%, Sán Dìu:
13,55%, Mơng: 42,19%, Thái: 6,45%, Giáy: 21,6%, Mường: 14,47%), tỷ lệ
hộ ở nhà tạm (Tày: 17,48%, Sán Dìu: 30,12%, Mơng: 92,97%, Giáy:
35,6%) [48]. Đồng thời, văn hố xã hội ở khu vực này cũng chậm phát
triển. Trình độ học vấn của người dân còn ở mức thấp: trên 50,9% tiểu học,
từ cấp trung học cơ sở trở lên chỉ có 47,1%, tỷ lệ mù chữ cịn cao, vẫn cịn

nhiều xã, xóm bản chưa có điện lưới quốc gia. Họ thường phải vật lộn với
cuộc sống khắc nghiệt, với mưu sinh hàng ngày, nên không đầu tư cho bảo
vệ môi trường ở mức cần thiết. Thực trạng trên rõ ràng đã ảnh hưởng rất lớn
đến sự thay đổi những hành vi lành mạnh về sức khoẻ môi trường...[25].
- Sự quan tâm của chính quyền, các ban ngành, đồn thể về vệ sinh môi
trƣờng
Vấn đề nâng cao nhận thức cho cộng đồng và giải quyết vấn đề vệ sinh môi
trường bằng tăng cường truyền thông giáo dục sức khoẻ, năng cao kiến thức
và thái độ của người dân về vệ sinh mơi trường là hết sức cần thiết. Tuy
nhiên vì nhiều lý do khác nhau mà đến nay nội dung này ở nhiều nơi nhiều
chỗ còn chưa được quan tâm đúng mức vì vậy các chương trình vệ sinh mơi
trường chưa đạt hiệu quả mong muốn.


20
1.2 Tình hình xử lý phân ngƣời trên thế giới và Việt Nam
1.2.1 Tình hình xử lý phân người trên thế giới
Hiện có khoảng 58% dân số thế giới có cơng trình vệ sinh, trong đó
gần một nửa ở các nước đang phát triển. Tỷ lệ bao phủ nhà tiêu thấp nhất là
ở các nước vùng cận Sahara Châu phi (36%), và Nam á (37%). Ở một số
quốc gia như Afghanistan và Ethiopia, dưới 10% dân số tiếp cận được với
các cơng trình vệ sinh đúng tiêu chuẩn. Tại Đơng nam Á, tỷ lệ người dân
tiếp cận với nhà tiêu hợp vệ sinh cũng khác nhau: Cambodia 17%, Lào
30%, Đông Timor 33%, Indonesia: 55%, Philipin 72%, Myanma: 77%,
Thái lan: 99%, tính chung của cả khu vực là 67% , [39], [50].
1.2.2 Tình hình xử lý phân người tại Việt Nam
Tại Việt Nam, ngay từ những năm 60, Chính phủ, Bộ Y tế đã phát động
nhiều chương trình vệ sinh trong đó có việc xây dựng nhà tiêu để quản lý
phân người: như phong trào 3 dứt điểm, phong trào 5 dứt điểm…, kết hợp
với các chương trình truyền thơng đã làm cho tỷ lệ có nhà tiêu hộ gia đình

tăng đáng kể. Tuy nhiên trải qua thời gian các tiêu chí nhà tiêu có nhiều
thay đổi, các tiêu chí, u cầu về vệ sinh ngày càng cao vì vậy tỷ lệ nhà tiêu
hộ gia đình đạt các tiêu chí hợp vệ sinh còn thấp, đặc biệt là vùng sâu, vùng
cao, vùng đồng bào dân tộc thiểu số thì tỷ lệ tiếp cận các loại nhà tiêu đạt
tiêu chuẩn rất thấp. Theo báo cáo của Chương trình MTQG nước sạch và vệ
sinh môi trường nông thôn năm 2003, tỷ lệ hộ gia đình nơng thơn tiếp cận
với nước sạch và nhà tiêu hợp vệ sinh chia theo các khu vực như sau [6]:
Bảng 1.1. Tỷ lệ dân số đƣợc sử dụng nƣớc sạch và hộ gia đình có nhà
tiêu HVS chia theo khu vực
Khu vực
Miền núi phía Bắc

Tỷ lệ HGĐ có
Tỷ lệ dân số sử
nhà tiêu HVS (%) dụng nƣớc sạch (%)
23
39

Đồng bằng sông Hồng

47

50

Bắc Trung bộ

41

44



21
Duyên hải Miền trung

32

42

Tây Nguyên

24

36

Đông Nam bộ

46

53

Đồng bằng sông Cửu long

19

48

Theo báo cáo điều tra trong năm 2006 do Bộ Y tế và UNICEF Việt Nam tiến
hành, 75% hộ gia đình khu vực nơng thơn Việt Nam có nhà tiêu, trong số đó
chỉ có 18% hộ gia đình và khoảng 12% trường học ở nơng thơn Việt Nam có
nhà tiêu hợp vệ sinh theo tiêu chuẩn ban hành kèm theo Quyết định số

08/2005/QĐ-BYT ngày 11/3/2005 của Bộ Y tế. Tại khu vực miền núi phía bắc
tỷ lệ hộ gia đình có nhà tiêu hợp vệ sinh rất thấp, đặc biệt là tại vùng cao, vùng
đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống [12]. Theo báo cáo của Bộ nông nghiệp và
phát triển nơng thơn Việt Nam tính đến hết năm 2008, tỷ lệ hộ gia đình khu
vực nơng thơn trên tồn quốc có nhà tiêu hợp vệ sinh là 40% [8], hàng năm tỷ
lệ tăng tiếp cận đối với nhà tiêu hợp vệ sinh chỉ khoảng 5%.
1.2.3. Tình hình xử lý phân người tại Yên Bái
Yên Bái là tỉnh nằm trong khu vực miền núi phía bắc, tỷ lệ người dân được
tiếp cận với nước sạch và nhà tiêu hợp vệ sinh còn thấp so với các khu vực
khác trong cả nước. Đặc biệt tại hai huyện vùng cao Mù Cang Chải, Trạm
Tấu nơi có chủ yếu đồng bào H’Mơng sinh sống, tỷ lệ hộ gia đình có nhà
tiêu hợp vệ sinh <10%. Theo báo cáo của Sở Nông nghiệp và phát triển
Nơng thơn (cơ quan thường trực chương trình mục tiêu NS&VSMTNT tỉnh
Yên Bái) đến hết năm 2008, tỷ lệ hộ gia đình có nhà tiêu tồn tỉnh là 74,4%,
nhưng tỷ lệ nhà tiêu hợp vệ sinh mới đạt 30,55% và hàng năm chỉ có
khoảng 2,5% nhà tiêu hợp vệ sinh được xây mới [44].
1.3. Các loại hình xử lý phân ngƣời
1.3.2. Nguyên tắc xử lý phân người hợp vệ sinh
Nguyên tắc xử lý phân người tốt, phải giải quyết được 2 mục tiêu:
- Cách ly phân với môi trường bên ngồi, diệt trừ được mầm bệnh khơng


22
cho phát tán ra môi trường.
- Biến chất thải thành phân bón hữu cơ và an tồn khi sử dụng.
Nhà tiêu hợp vệ sinh phải đáp ứng được các yêu cầu: Không làm nhiễm bẩn
đất, nguồn nước xung quanh nơi xây dựng; khơng có mùi hơi; khơng thu
hút ruồi, nhặng; tạo điều kiện để phân nước thải phân hủy và diệt hết mầm
bệnh; thuận tiện khi sử dụng và được người dân chấp nhận, [39], [51].
1.3.3. Các hình thức xử lý phân

1.3.3.1. Phƣơng pháp ủ phân khô
Phương pháp này tiêu diệt được mầm bệnh nhờ sự phối hợp các yếu tố: Độ
ẩm thấp, ít chất dinh dưỡng và chất hữu cơ, pH cao. Việc làm khô, mất
nước trong thời gian dài sẽ giúp tiêu diệt mầm bệnh.
Ở Việt Nam hiện nay có 2 loại nhà tiêu dùng phương pháp ủ phân khô được
Bộ y tế công nhận hợp vệ sinh đó là: Nhà tiêu 2 ngăn ủ phân tại chỗ và nhà
tiêu chìm có ống thơng hơi [22], [37].
1.3.3.2. Phƣơng pháp xử lý phân ƣớt
Các phương pháp xử lý ướt (tự hoại) về cơ bản xử lý triệt để các mầm bệnh
có trong phân và khống hóa các chất hữu cơ. Nhờ có màng sinh học tạo
mơi trường yếm khí trong bể chứa, các vi khuẩn yếm khí phát triển và phân
hủy các chất hữu cơ. Các chất đặc có trọng lượng lớn sẽ lắng xuống và biến
thành mùn. Tại các bể lắng, các vi khuẩn gây bệnh và trứng giun sán ngâm
trong nước sẽ tiếp tục bị tiêu diệt [39], [51]. Ở Việt Nam loại nhà tiêu áp
dụng phương pháp này được bộ y tế công nhận hợp vệ sinh là nhà tiêu tự
hoại, bán tự hoại [22], [37].
1.3.3.3. Phƣơng pháp tự thấm
Với phương pháp này, bể chứa phân được xây chìm dưới đất, thành bể có
để nhiều lỗ để phân thấm ra vùng đất xung quanh và tự làm sạch theo thời
gian. Ở Việt Nam loại nhà tiêu áp dụng phương pháp này được bộ y tế công
nhận hợp vệ sinh là nhà tiêu thấm dội nước [22], [37].


23
1.4. Chính sách của Quốc tế và của Việt Nam về vệ sinh mơi trƣờng
1.2.3.1 Chính sách của Quốc tế. Liên Hiệp Quốc đã tuyên bố lấy thập niên
1981-1990 làm thập niên cấp nước và vệ sinh Quốc tế. Năm 1972, Liên Hiệp
Quốc cũng đã chính thức chọn ngày 05 tháng 6 hàng năm là ngày “Môi trường
thế giới”. Nước sạch và vệ sinh môi trường cũng là một trong những nội dung
trong mục tiêu thiên niên kỷ của Liên hợp quốc trong đó mục tiêu đến 2015:

giảm một nửa số người không được tiếp cận với nước sạch và vệ sinh thường
xuyên [1].
1.2.3.2. Chính sách của Việt Nam
Đảng và Nhà nước ta rất quan tâm đến bảo vệ môi trường nói chung và nước
sạch vệ sinh mơi trường nói riêng. Hàng loạt các chủ trương chính sách đã
được ban hành thể hiện rõ sự quan tâm của Đảng và Nhà nước đối với vấn đề
nâng cao chất lượng cuộc sống và bảo vệ môi trường [2], [42]:
- Luật bảo vệ môi trường số: 52/2005/QH11 ngày 29 tháng 11 năm 2005 [42].
- Quyết định số 124/1999/QĐ-TTg, phê duyệt chiến lược quốc gia về nước
sạch và vệ sinh môi trường nông thôn đến năm 2020; Quyết định số
237/1998/QĐ-TTg phê duyệt chương trình mục tiêu quốc gia về nước sạch
và vệ sinh môi trường nông thôn giai đoạn 1998 - 2005; Quyết định số
277/2006/QĐ-TTg ngày 11/12/2006 về việc phê duyệt Chương trình mục
tiêu quốc gia nước sạch và VSMT nông thôn giai đoạn 2006 - 2010 trong
đó đã xác định cụ thể mục tiêu, phương châm và nguyên tắc cũng như các
giải pháp thực hiện cơ bản [25], [4], [5].
- Tuần lễ quốc gia về nước sạch - vệ sinh môi trường (NS-VSMT) do Thủ
tướng Chỉnh phủ phát động hàng năm (từ 29/4 đến 05/6 hàng năm) đã trở
thành hoạt động truyền thống, được các cấp, các ngành, các đoàn thể trên cả
nước hưởng ứng mạnh mẽ với nhiều hoạt động phong phú, đa dạng góp
phần nâng cao nhận thức cho nhân dân các dân tộc trong cả nước về quản lý
sử dụng nguồn nước sạch, bảo vệ chất lượng môi trường sống trong việc
phát triển kinh tế - xã hội thực hiện mục tiêu phát triển thiên niên kỷ.


24
1.5. Một số cách tiếp cận cải thiện hành vi xử lý phân ngƣời ở hộ gia đình
Có rất nhiều cách tiếp cận can thiệp nhằm hạn chế tác hại do phân, chất thải
của người tới môi trường và sức khỏe, phổ biến hiện nay gồm nhóm các
cách tiếp cận chủ yếu sau đây:

1.5.1. Nhóm cách tiếp cận “cho khơng” (hỗ trợ 100% vật tư, kinh phí làm
nhà tiêu hộ gia đình)
Các cách tiếp cận này thường do các tổ chức quốc tế, các nhà tài trợ trong
nước thông qua các tổ chức đồn thể, chính quyền để hỗ trợ hộ gia đình tại
các vùng đặc biệt khó khăn, vùng đồng bào dân tộc ít người, vùng có thiên
tai, thảm họa [50], [51].
Đặc điểm chung của các cách tiếp cận này là:
- Thiên về mặt xây dựng: Hỗ trợ toàn bộ cơng trình theo ngun tắc
“chìa khóa trao tay”, người dân tiếp nhận và sử dụng.
- Ít quan tâm đến việc hướng dẫn người dân sử dụng bảo quản.
 Ƣu điểm của loại cách tiếp cận này là: độ bao phủ nhanh, đồng đều,
kỹ thuật xây dựng đồng nhất.
 Hạn chế của cách tiếp cận
- Chi phí quá lớn nên không thể nhân rộng, các cách tiếp cận loại này
thường chỉ được triển khai tại 1 xã hoặc vài thôn, nhóm hộ gia đình trong
một xã.
- Người dân thường khơng được tham gia vào việc lựa chọn loại nhà
tiêu cho mình.
- Ít quan tâm đến truyền thơng – giáo dục sức khỏe nên người dân ít
hiểu biết về lợi ích của nhà tiêu, cách sử dụng bảo quản nên việc sử dụng
thường không đúng cách, hiệu quả quản lý phân thấp, nhiều nơi người dân
khơng sử dụng.
- Tạo thói quen ỷ lại trông chờ tài trợ của người dân.
Với các hạn chế trên, cách tiếp cận “cho không” hiện nay hầu như
không được áp dụng tại các địa phương.


25
1.5.2. Nhóm cách tiếp cận “cho khơng một phần” (hỗ trợ một phần vật
tư, kinh phí làm nhà tiêu hộ gia đình), có thể hỗ trợ bằng tiền hoặc vật tư,

xi măng, sắt thép…
Là cách tiếp cận khá phổ biến, do các tổ chức quốc tế và trong nước hỗ trợ
cho các vùng khó khăn, vùng dân tộc thiểu số [51].
Đặc điểm chung của cách tiếp cận này là:
- Hỗ trợ một phần cho việc xây dựng cơng trình vệ sinh, người dân
góp một phần, đó là nhân cơng, những sản phẩm, vật liệu có sẵn tại địa
phương như: cát, sỏi, gỗ, tranh, tre công san tạo mặt bằng, vận chuyển…coi
như phần đối ứng của hộ gia đình.
- Việc triển khai thường thơng qua các chính quyền các cấp.
- Người dân được mời tham gia, bàn bạc và lựa chọn loại nhà tiêu
cho mình theo hướng dẫn của cán bộ quản lý dự án.
- Kết hợp truyền thông, giáo dục sức khỏe hướng dẫn người dân sử
dụng, bảo quản nhà tiêu.
 Ƣu điểm của cách tiếp cận này là:
- Cách tiếp cận này rất tốt đối với nhóm người nghèo, không đủ tiền
để làm nhà tiêu hợp vệ sinh. Độ bao phủ đồng đều cho một nhóm đối tượng,
kỹ thuật xây dựng đồng nhất.
- Người dân có đóng góp một phần tiền, công sức cho việc xây dựng,
được tham gia vào quá trình lựa chọn, xây dựng nên việc bảo quản, sử dụng
tốt hơn.
 Hạn chế của cách tiếp cận
- Chi phí hỗ trợ lớn nên khó có thể nhân rộng. Thường khi dự án kết
thúc thì cách tiếp cận cũng ngừng hoạt động.
- Tạo thói quen ỷ lại trơng chờ tài trợ cho khơng của người dân.
1.5.3. Nhóm cách tiếp cận can thiệp bằng giáo dục truyền thông để nâng
cao nhận thức, thay đổi thái độ, hành vi vệ sinh mơi trường nói chung và
xử lý phân nói riêng



×