Tải bản đầy đủ (.pdf) (150 trang)

Cuộc vận động cách mạng tháng tám ở tỉnh tuyên quang 1939 1945

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.43 MB, 150 trang )

..

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

MAI ANH TUẤN

CUỘC VẬN ĐỘNG CÁCH MẠNG THÁNG TÁM
Ở TỈNH TUYÊN QUANG (1939 - 1945)

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC LỊCH SỬ

THÁI NGUYÊN, NĂM 2011
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên




ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

MAI ANH TUẤN

CUỘC VẬN ĐỘNG CÁCH MẠNG THÁNG TÁM
Ở TỈNH TUYÊN QUANG (1939 - 1945)

Chuyên ngành: Lịch sử Việt Nam
Mã số: 60.22.54

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC LỊCH SỬ


Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Nguyễn Cảnh Minh

THÁI NGUYÊN, NĂM 2011
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên




MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
Chương 1. KHÁI QUÁT VỀ TỈNH TUYÊN QUANG TRƯỚC NĂM 1939 .. 11
1.1. Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên. ........................................................... 11
1.1.1. Vị trí địa lý. ................................................................................... 11
1.1.2. Điều kiện tự nhiên. ........................................................................ 12
1.2. Tuyên Quang qua các thời kỳ lịch sử................................................... 18
1.3. Đặc điểm kinh tế, văn hóa, xã hội và chính sách cai trị của thực dân Pháp. .. 19
1.3.1. Đặc điểm kinh tế. .......................................................................... 19
1.3.2. Đặc điểm văn hóa .......................................................................... 22
1.3. Đặc điểm xã hội và chính sách cai trị của thực dân Pháp. ................... 23
1.4. Dân cư - Truyền thống đấu tranh của nhân dân các dân tộc tỉnh
Tuyên Quang trước năm 1939 .................................................................... 30
1.4.1. Dân cư ........................................................................................... 30
1.4.2. Truyền thống đấu tranh của nhân dân các dân tộc tỉnh Tuyên Quang. 31
Tiểu kết ........................................................................................................ 35
Chương 2. QUÁ TRÌNH VÂN ĐỘNG CÁCH MẠNG TIẾN TỚI KHỞI
NGHĨA GIÀNH CHÍNH QUYỀN Ở TUYÊN QUANG (1939-1945) ...... 37
2.1. Tình hình thế giới, trong nước và Tuyên Quang trong những năm
(1939 - 1945) ............................................................................................... 37
2.1.1. Tình hình thế giới. ......................................................................... 37

2.1.2. Tình hình trong nước..................................................................... 37
2.1.3. Tình hình Tuyên Quang trong những năm (1939-1945) .............. 42
2.2. Chủ trương của Đảng và sự hình thành, phát triển phong trào cách
mạng ở Tuyên Quang (1939 - 1945) ........................................................... 44

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên




2.2.1. Chủ trương của Đảng, truyền bá chủ nghĩa Mác và sự thành lập
chi bộ Đảng đầu tiên 1940 ...................................................................... 44
2.2.2. Ban cán sự Đảng tỉnh thành lập và sự phát triển phong trào cách
mạng (1940 - 1941) ................................................................................. 49
2.3. Công cuộc chuẩn bị lực lượng tiến tới khởi nghĩa vũ trang giành
chính quyền từ (1941 - 1945) ...................................................................... 51
2.3.1. Bối cảnh lịch sử và chủ trương mới của Đảng ............................. 51
2.3.2. Xây dựng căn cứ địa, phát triển cơ sở cách mạng ....................... 53
2.3.3. Xây dựng lực lượng cách mạng, tổ chức, tập dượt quần chúng đấu
tranh ......................................................................................................... 58
Tiểu kết ........................................................................................................ 75
Chương 3. KHỞI NGHĨA GIÀNH CHÍNH QUYỀN Ở TUYÊN QUANG
(TỪ 10/3/1945 ĐẾN 22/8/1945) .................................................................... 77
3.1. Đẩy mạnh cao trào kháng Nhật cứu nước, thời cơ khởi nghĩa ............ 77
3.2. Khởi nghĩa giành chính quyền ở các châu, huyện ............................... 79
3.3. Xây dựng chiến khu, chiến đấu bảo vệ khu giải phóng ..................... 101
3.4. Giải phóng thị xã Tuyên Quang-cách mạng tháng Tám thành cơng
tồn tỉnh ..................................................................................................... 106
Tiểu kết. ..................................................................................................... 113
KẾT LUẬN .................................................................................................. 115

TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................... 122
PHỤ LỤC ...........................................................................................................

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên




1

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Lịch sử địa phương là một bộ phận rất quan trọng của lịch sử dân tộc, là
hình ảnh thu nhỏ của đất nước về một phương diện, một vấn đề lịch sử nào
đó, góp phần biểu hiện sinh động, cụ thể cho lịch sử dân tộc. Việc nghiên cứu
lịch sử địa phương sẽ góp phần làm sáng rõ, bổ sung, làm phong phú thêm
lịch sử dân tộc. Vì vậy việc nghiên cứu lịch sử địa phương là rất quan trọng
và cần thiết cho công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc nói chung, cho cơng
tác sử học nói riêng.
Dân tộc Việt Nam có truyền thống văn hiến lâu đời đã viết nên bao
trang sử vẻ vang, hào hùng với những chiến cơng chói lọi chống giặc ngoại
xâm để giành và giữ nền độc lập dân tộc. Cách mạng tháng Tám là một sự
kiện trọng đại, một bước ngoặt vĩ đại trong lịch sử dân tộc Việt Nam. Nó đã
đập tan hai xiềng xích nô dịch thực dân, phong kiến lập nên nước Việt Nam
dân chủ cộng hịa - nhà nước cơng nơng đầu tiên ở Đông Nam Á. Mở ra một
kỷ nguyên mới, kỷ nguyên độc lập, tự do, tiến lên chủ nghĩa xã hội.
Thắng lợi của Cách mạng tháng Tám là thắng lợi vĩ đại của một dân tộc
nhược tiểu đã tự giải phóng mình khỏi ách thống trị của ngoại bang, nó cổ vũ
to lớn tinh thần đấu tranh giải phóng của các dân tộc thuộc địa trên thế giới.
66 năm đã qua nhưng ý nghĩa và bài học lịch sử của cách mạng tháng

Tám vẫn còn nguyên giá trị. Thắng lợi của cách mạng tháng Tám là thắng lợi
vô địch của sức mạnh đại đoàn kết toàn dân dưới ánh sáng của chủ nghĩa
Mác-Lênin, sự lãnh đạo đúng đắn, sáng suốt, tài tình của Đảng-Bác Hồ, khả
năng cách mạng và tính chủ động, sáng tạo của các địa phương trong cả nước.
Tuyên Quang là một tỉnh miền núi phía bắc Việt Nam có vị trí chiến
lược đặc biệt quan trọng cả về kinh tế, chính trị, quân sự, an ninh quốc phòng.
Với bề dày lịch sử là “phiên trấn”bảo vệ cho “kinh trấn” nhân dân Tuyên
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên




2

Quang vốn có truyền thống yêu nước nồng nàn, đấu tranh kiên cường bất
khuất. Ngay từ khi thực dân Pháp xâm lược nhân dân Tuyên Quang đã đồng
lòng, đồng sức đứng lên đánh đuổi quân xâm lược. Cánh đồng Hòa Mục (xã
Thái Long-Yên Sơn) mãi là chiến thắng huy hoàng, là mốc son lịch sử, niềm
tự hào của người dân Tuyên Quang trong đấu tranh chống Pháp xâm lược,
đồng thời nó là vết nhơ mn thủa, là nỗi kinh hồng khiếp đảm của quân
viễn chinh xâm lược Pháp. Ngay từ rất sớm phong trào yêu nước cách mạng
chống Pháp ở Tuyên Quang đã phát triển rầm rộ. Đặc biệt dưới ánh sáng của
chủ nghĩa Mác và sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam truyền thống
đánh giặc yêu nước nơi đây càng được phát huy cao độ. Hòa chung với phong
trào cách mạng cả nước phong trào cách mạng ở Tuyên Quang ngày càng
được xây dựng, củng cố, phát triển, mở rộng vững chắc.
Cách mạng tháng Tám ở Tuyên Quang năm 1945 là một bộ phận khăng
khít của cách mạng tháng Tám trong cả nước. Quá trình vận động cách mạng
tiến tới khởi nghĩa giành chính quyền ở Tuyên Quang thời kỳ(1939-1945) là
một thời kỳ lịch sử hết sức quan trọng, thể hiện sự lãnh đạo đúng đắn, sáng

suốt, nhạy bén, linh hoạt cũng như tinh thần yêu nước nồng nàn đấu tranh bất
khuất của Đảng bộ, nhân dân các dân tộc tỉnh Tuyên Quang trong sự nghiệp
đấu tranh giải phóng dân tộc. Nhân dân các dân tộc Tuyên Quang một lòng
chung với đảng, quyết tâm theo Đảng theo Bác Hồ, vượt qua mn trùng gian
khổ hi sinh. Tích cực xây dựng lực lượng, chuẩn bị về mọi mặt để tiến tới
khởi nghĩa giành chính quyền, góp phần làm nên thắng lợi huy hoàng của
cách mạng tháng Tám trên phạm vi cả nước. Cách mạng tháng Tám ở Tuyên
Quang vừa mang những đặc điểm chung của cách mạng cả nước vừa mang
những đặc điểm riêng của phong trào cách mạng ở địa phương.
Cách mạng tháng Tám ở Tuyên Quang thắng lợi đã để lại nhiều bài học
kinh nghiệm quý báu không chỉ đối với công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên




3

quốc nói chung, cho sự nghiệp xây dựng phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội an
ninh quốc phịng tỉnh Tun Quang nói riêng. Hơn sáu thập kỷ đã trơi qua, đã
có nhiều cơng trình nghiên cứu, nhiều cuốn sách, nhiều tài liệu viết về lịch sử
đấu tranh cách mạng của Đảng bộ nhân dân các dân tộc Tuyên Quang dưới
nhiều góc độ, khía cạnh khác nhau. Nhưng cho đến nay vẫn chưa có một cơng
trình nghiên cứu chun sâu nào trình bày tồn diện, có hệ thống về q trình
vận động cách mạng tháng Tám ở Tuyên Quang giai đoạn (1939-1945).
Do vậy việc nghiên cứu, tìm hiểu quá trình vận động cách mạng tiến tới
khởi nghĩa giành chính quyền ở Tuyên Quang (1939-1945) là hết sức cần
thiết. Nó vừa có ý nghĩa khoa học, vừa có giá trị thực tiễn to lớn, nhất là trong
công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc xã hội chủ nghĩa Việt Nam hiện nay.

Qua đó góp phần làm rõ hơn về Cách mạng tháng Tám, về quá trình
vận động cách mạng tháng Tám ở Tuyên Quang, về tinh thần yêu nước đánh
giặc cứu nước kiên cường của nhân dân Tuyên Quang cũng như sự lãnh đạo
đúng đắn, sáng suốt, nhạy bén, tài tình của Trung ương Đảng, Đảng bộ tỉnh
trong việc khéo kết hợp, sử dụng các hình thức đấu tranh cách mạng, khởi
nghĩa giành chính quyền về tay nhân dân. Đồng thời là tài liệu giảng dạy lịch
sử địa phương, góp phần khơi dậy tinh thần yêu nước, niềm tự hào dân tộc,
giáo dục các thế hệ trẻ nhớ về cội nguồn, biết ơn ông cha đã chẳng quản hy
sinh gian khổ vì độc lập tự do của tổ quốc. Biết kế thừa, giữ gìn và phát huy
truyền thống hào hùng của dân tộc.
Chính vì những lý do đó chúng tơi quyết định chọn đề tài “Cuộc vận
động cách mạng tháng Tám ở Tuyên Quang (1939-1945)” làm đề tài luận
văn thạc sĩ khoa học lịch sử của mình.
2. Lịch sử vấn đề
Tìm hiểu về quá trình vận động cách mạng tháng Tám ở Tuyên Quang
(1939-1945) là một vấn đề khoa học từ lâu đã thu hút được sự quan tâm của
Đảng–nhà nước, của các ban nghiên cứu cũng như giới sử học nói chung, các
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên




4

cấp lãnh đạo tỉnh Tuyên Quang, các đồng chí lão thành cách mạng đã trực
tiếp hoạt động cách mạng ở Tuyên Quang nói riêng.
Hơn 6 thập kỷ qua, đã có nhiều các cơng trình nghiên cứu, nhiều các
cuốn sách, bài viết, hồi ký, tư liệu được công bố về các vấn đề có liên quan
đến cách mạng tháng Tám ở Tuyên Quang.
Dưới góc độ lịch sử dân tộc, lịch sử Đảng... cuộc vận động Cách mạng

tháng Tám ở Tuyên Quang đã được đề cập nhiều ở nhiều khía cạnh khác nhau
trong các cuốn sách: Lịch sử Việt Nam (1930-1945), Tổng khởi nghĩa tháng
Tám, lịch sử quân đội, lịch sử các chuyên nghành…qua các tác phẩm của
Viện nghiên cứu lịch sử trung ương, Viện lịch sử Đảng Trung ương, các ban
nghiên cứu lịch sử Đảng ở địa phương cũng như sự quan tâm của các cơ quan
ban ngành, các học giả, các nhà nghiên cứu… Trong đó có thể kể qua một số
tác phẩm như: Năm 1957 Gs Trần Văn Giàu biên soạn cuốn “Từ cách mạng
tháng Mười đến cách mạng tháng Tám”.
Năm 1960 Gs Văn Tạo, Thành Thế Vỹ, Nguyễn Cơng Bình biên soạn
“Lịch sử cách mạng tháng Tám.” Nxb Sử học - Hà Nội.
Năm 1963 Ban nghiên cứu lịch sử Đảng trung ương xuất bản cuốn:
“Tìm hiểu tính chất và đặc điểm của cách mạng tháng Tám”. Nhà xuất bản Sự
thật-Hà Nội. Năm 1966, Ban nghiên cứu lịch sử quân đội thuộc Tổng cục
chính trị xuất bản cuốn Thời kỳ hình thành các lực lượng vũ trang cách mạng
(1930-1945) Nxb Quân đội nhân dân-Hà Nội-1966
Năm 1970 Ban nghiên cứu lịch sử Đảng Trung ương xuất bản cuốn:
“Cách mạng tháng Tám năm 1945”. Nhà xuất bản Sự thật-Hà Nội-1970. Cuốn
sách gồm 189 trang trình bày một cách hệ thống cơng cuộc chuẩn bị tiến tới
khởi nghĩa giành chính quyền, về cao trào kháng Nhật cứu nước, về tính chất,
ý nghĩa và bài học kinh nghiệm của Cách mạng tháng Tám. Trong đó có đề
cập đến q trình vận động cách mạng tháng Tám ở Tuyên Quang.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên




5

Năm 1985 Viện lịch sử Đảng biên soạn cuốn “Tổng khởi nghĩa tháng

Tám 1945” Nxb Sự thật-Hà Nội-1985 từ trang 156 đến trang 159 cũng đã
khái quát quá trình khởi nghĩa giành chính quyền ở Tuyên Quang.
Năm 1985 Nguyễn Anh Dũng viết cuốn sách :“Đấu tranh vũ trang
trong cách mạng tháng Tám.” Nhà xuất bản Khoa học xã hội. Sách có 254
trang phân tích rõ chủ trương, đường lối đấu tranh chính trị, quân sự đúng
đắn, sáng tạo của đảng ta trong cách mạng tháng Tám. Tác phẩm đã đề cập
nhiều đến quá trình chuẩn bị mọi mặt cho cách mạng tháng Tám ở Tuyên
Quang. Năm 1995 Viện lịch sử Đảng biên soạn cuốn “Lịch sử Cách mạng
tháng Tám 1945” Nxb Chính trị quốc gia-Hà Nội. Sách gồm 295 trang trình
bày quá trình xây dựng Đảng, xây dựng mặt trận dân tộc thống nhất, lực
lượng vũ trang phát động khởi nghĩa từ khởi nghĩa từng đến tổng khởi nghĩa
(1939-1945). Công trình đã đề cập đến nhiều lĩnh vực của quá trình khởi
nghĩa giành chính quyền trong cách mạng tháng Tám ở Tun Quang .
Ngồi ra cịn phải kể đến các bài viết đăng trên các tạp chí, các bài viết
của các giáo sư sử học, nhà nghiên cứu, các hồi ký, tùy bút… như tạp chí
nghiên cứu lịch sử số 4 năm 1985, số 4 năm 1988, số 4 năm 1995, số 3,4,5
năm 1997, tạp chí nghiên cứu lịch sử quân sự số 1 năm 1982…
Những năm gần đây rất nhiều các cơng trình nghiêu cứu lớn có giá trị
về Cách mạng tháng Tám được công bố: năm 1995 Gs Văn Tạo chủ biên
cuốn “Cách mạng tháng Tám một số vấn đề lịch sử”, năm 1999 một cuộc hội
thảo lớn được tổ chức ở Hà Nội đã công bố nhiều báo cáo khoa học có giá trị
được tuyển chọn in thành sách “Cách mạng tháng Tám những sự kiện”; “Việt
Nam trong thế kỷ XX”... Năm 2000 trường Đại học khoa học xã hội và nhân
văn xuất bản cuốn kỷ yếu khoa học “Kỷ niệm 55 năm Cách mạng tháng Tám
và quốc khánh 2-9 (1945-2000).
Năm 2005 Nhà xuất bản chính trị quốc gia xuất bản 2 cuốn sách “Cách
mạng tháng Tám trong tiến trình lịch sử dân tộc” và “Cách mạng tháng Tám
một sự kiện vĩ đại của thế kỷ XX”.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên





6

Tất cả các tác phẩm đều đã nêu lên những nét cơ bản nhất về cách
mạng tháng Tám -1945 ở Việt Nam và ít nhiều có đề cập tới q trình vận
động cách mạng tháng Tám ở Tuyên Quang.
Ở địa phương có các cơng trình như: Năm 1990 Bộ tư lệnh quân khu 2
xuất bản cuốn“Tây Bắc lịch sử kháng chiến chống thực dân Pháp(1945-1954).
Năm 1994 Bộ chỉ huy quân sự tỉnh Tuyên Quang xuất bản “Tuyên
Quang lịch sử kháng chiến chống thực dân Pháp (1945-1954) sơ thảo”. Cuốn
sách khái qt tồn bộ q trình hình thành, củng cố, phát triển lực lượng
cách mạng về mọi mặt cũng như quá trình khởi nghĩa từng phần giành thắng
lợi thành lập chính quyền cách mạng các châu, phủ và toàn tỉnh năm 1945.
Năm 1995 Ban chấp hành Đảng bộ Đảng cộng sản Việt Nam tỉnh
Tuyên Quang biên soạn, “Lịch sử Đảng bộ tỉnh Tuyên Quang (1940-1954) tập 1” Ban tuyên giáo tỉnh ủy Tuyên Quang xuất bản.
Năm 2000 Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Tuyên Quang biên soạn “Lịch
sử Đảng bộ tỉnh Tuyên Quang (1940-1975) do Nhà xuất bản Chính trị quốc
gia Hà Nội xuất bản năm 2000. Đây là hai cuốn giới thiệu tồn bộ q trình
hình thành và phát triển của Đảng bộ Tuyên Quang và phong trào cách mạng,
xây dựng, củng cố lực lượng, chuẩn bị về mọi mặt tiến tới khởi nghĩa giành
chính quyền trong tồn tỉnh năm 1945.
Năm 2000 Nhà xuất bản văn hóa dân tộc-Hà Nội xuất bản cuốn “Tuyên
Quang thủ đô kháng chiến”. Nhà xuất bản văn hóa dân tộc - Hà Nội.
Năm 2000 Đảng ủy-Bộ chỉ huy quân sự tỉnh Tuyên Quang, xuất bản:
Biên niên sự kiện và tư liệu -Lịch sử công tác Đảng, cơng tác chính trị của lực
lượng vũ trang Tun Quang (1940-1975). Năm 2004 Trung tâm UNESSCO
Tân Trào–Hà Nội: biên soạn cuốn: Tuyên Quang thời tiền khởi nghĩa, NxbVăn hoá Dân tộc - Hà Nội. Tiếp đó năm 2006 Đảng ủy, Bộ Chỉ huy quân sự


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên




7

tỉnh Tuyên Quang xuất bản cuốn: Lịch sử Khu căn cứ địa Tân Trào (19411954), Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội.
Các cuốn lịch sử Đảng bộ các huyện Yên Sơn, n Bình, Hàm n,
Chiêm Hóa, Na Hang, Sơn Dương và lịch sử Đảng bộ thị xã Tuyên Quang đã
cung cấp nhiều tư liệu quý về quá trình xây dựng lực lượng cách mạng, chuẩn
bị mọi mặt tiến tới khởi nghĩa giành chính quyền ở các phủ, huyện và tỉnh lỵ
giai đoạn (1939-1945).
Ngồi ra cịn nhiều các bài báo, hồi ký, tùy bút của các vị lãnh đạo cách
mạng lão thành viết về cách mạng tháng Tám ở Tuyên Quang.
Đó là những tư liệu rất quý giá giúp chúng tôi nghiên cứu đề tài này.
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu, nhiệm vụ đề tài.
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Luận văn tập trung nghiên cứu tồn bộ q trình vận động cách mạng
tháng Tám ở Tuyên Quang. Từ quá trình chuẩn bị về mọi mặt để tiến tới khởi
nghĩa giành chính quyền như: xây dựng căn cứ địa cách mạng, xây dựng lực
lượng chính trị, lực lượng vũ trang tổ chức tập dượt quần chúng đấu tranh giai
đoạn (1939-1945) và khởi nghĩa giành chính quyền trong tồn tỉnh năm 1945.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Về không gian: Tỉnh Tuyên Quang trong mối quan hệ với cách mạng cả
nước.
Về thời gian: Giới hạn trong những năm (1939-1945). Đây là giai đoạn
lịch sử đầy biến động, giai đoạn chuẩn bị tích cực về mọi mặt để tiến tới khởi
nghĩa giành chính quyền ở Tuyên Quang, khởi nghĩa giành chính quyền thắng
lợi trong tồn tỉnh và mối quan hệ với cách mạng cả nước.

3.3. Nhiệm vụ của đề tài
Làm rõ vị trí chiến lược của Tuyên Quang trong cách mạng tháng Tám.
Phân tích làm nổi bật các yếu tố thiên thời, địa lợi, nhân hòa, những thuận lợi
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên




8

và khó khăn về vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, dân cư và truyền thống đấu
tranh đã ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình xây dựng, phát triển lực lượng mọi
mặt, xây dựng căn cứ địa, xây dựng chiến khu ở Tuyên Quang (1939-1945).
Từ đó dựng lại bức tranh toàn cảnh, hệ thống về cuộc vận động cách
mạng tháng Tám (1939-1945), khởi nghĩa giành chính quyền năm 1945 của
nhân dân các dân tộc tỉnh Tuyên Quang. Rút ra những đặc điểm, ý nghĩa, tính
chất và bài học kinh nghiệm.
4. Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu
4.1. Nguồn tư liệu:
Để hồn thành đề tài này, chúng tơi sử dụng nhiều nguồn tài liệu khác
nhau: Các văn kiện Đảng, Nhà nước; các bài nói, bài viết của Chủ tịch Hồ Chí
Minh và các vị lãnh đạo Đảng-nhà nước trong thời kì Cách mạng tháng Tám.
Các chỉ thị, nghị quyết của TW Đảng, Xứ ủy Bắc Kỳ-Phân khu Nguyễn
Huệ, Tỉnh ủy Tuyên Quang và Thị ủy Tuyên Quang, Huyện ủy các huyện Sơn
Dương, Yên Sơn, Hàm Yên, Chiêm Hóa, Na Hang, Yên Bình được lưu trữ tại
tỉnh, tại các huyện, ở Trung tâm Lưu trữ Quốc gia III, bộ phận Lưu trữ Thơng
tin; Phịng Lịch sử Đảng thuộc Ban Tun giáo Tỉnh ủy Tuyên Quang, Bảo
tàng tỉnh Tuyên Quang, Bảo tàng Tân Trào... Nguồn tư liệu này giúp chúng
tơi có quan điểm, phương hướng, cách nhìn nhận, đánh giá một cách đúng đắn
vai trò của Tuyên Quang trong cuộc vận động cách mạng tháng Tám 1945.

Các cơng trình nghiên cứu về lịch sử Đảng bộ tỉnh Tuyên Quang, lịch
sử Đảng bộ các huyện, thị: Thị xã Tuyên Quang, huyện Sơn Dương, n Sơn,
Hàm n, Chiêm Hóa, Na Hang, n Bình.
Các cuốn sách, các cơng trình khoa học của các nhà nghiên cứu Lịch
sử, các kỉ yếu hội thảo khoa học đã được cơng bố.
Ngồi ra cịn có các nguồn tài liệu thu thập được qua công tác điều tra
điền dã - nghiên cứu các căn cứ địa cũ, các hầm hào, nhà kho, cơng xưởng,
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên




9

các địa danh nơi ăn ở hoạt động của các cơ quan, các nhà lãnh đạo cách mạng,
các khu di tích lịch sử, các bia chiến thắng, bia di tích. Các tư liệu truyền
miệng, bút kí, hồi kí, lời kể của các vị lãnh đạo cách mạng, cán bộ lão thành
cách mạng, tướng lĩnh quân đội, dân quân, du kích những người đã trực tiếp
ghi những trang vàng chói lọi, những chiến công hiển hách cho tỉnh Tuyên
Quang trong giai đoạn (1939-1945) cũng được chúng tôi đặc biệt quan tâm.
4.2. Phương pháp nghiên cứu:
Trong quá trình sưu tầm tư liệu chúng tôi đặc biệt chú ý khâu giám
định, xác minh, sàng lọc, xử lí tư liệu để đảm bảo độ tin cậy cũng như tính
khách quan, khoa học cho đề tài.
Để thực hiện yêu cầu của đề tài, chúng tôi sử dụng phương pháp lịch sử
kết hợp với phương pháp lơgíc, đây là hai phương pháp nghiên cứu chủ yếu.
Ngồi ra, chúng tơi cịn kết hợp sử dụng các phương pháp phân tích, tổng
hợp, thống kê, so sánh, đối chiếu, phân tích, và khảo sát điền dã... để thu thập
xử lí thơng tin nhằm đảm bảo tính chính xác, khách quan, khoa học.
5. Đóng góp của luận văn.

Là cơng trình đầu tiên trình bày hệ thống, chân thực, khoa học và toàn
diện về tỉnh Tuyên Quang trong cuộc vận động cách mạng tháng Tám tiến tới
khởi nghĩa giành chính quyền thắng lợi giai đoạn (1939- 1945).
Làm rõ đặc điểm, tính chất của cuộc vận động cách mạng, khởi nghĩa
giành chính quyền năm 1945 ở Tuyên Quang, ý nghĩa thắng lợi và bài học
kinh nghiệm. Từ kết quả của quá trình nghiên cứu, Luận văn góp phần giải
thích một cách khoa học, vì sao Tun Quang lại được Trung ương Đảng,
Chính phủ, Chủ tịch Hồ Chí Minh chọn làm trung tâm của An tồn khu Trung
ương, thủ đơ khu giải phóng nơi tập trung đầu não cách mạng cả nước.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên




10

Đồng thời luận văn là tài liệu giảng dạy lịch sử địa phương ở trường
phổ thơng, góp phần giáo dục truyền thống cách mạng cho thế hệ trẻ, bổ sung
và làm phong phú nguồn tư liệu cho lịch sử dân tộc.
6. Bố cục của luận văn.
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, Phụ lục, Luận văn
gồm ba chương:

Chương 1
Khái quát về tỉnh Tuyên Quang trước năm 1939.
Chương 2
Quá trình vân động cách mạng tiến tới khởi nghĩa giành
chính quyền (1939-1945).
Chương 3

Khởi nghĩa giành chính quyền ở Tuyên Quang
(Từ 10/3/1945 đến22/8/1945).

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên




11

Chương 1
KHÁI QUÁT VỀ TỈNH TUYÊN QUANG TRƯỚC NĂM 1939
1.1. Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên.
1.1.1. Vị trí địa lý.
Tuyên Quang là một tỉnh miền núi nằm ở phía Bắc tổ quốc Việt Nam,
có vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng cả về chính trị, kinh tế, an ninh quốc
phòng. Tuyên Quang nằm giữa tọa độ địa lí từ 21029’ đến 22042’ vĩ Bắc và
104050’ đến 105036’ kinh Đơng. Phía bắc giáp tỉnh Hà Giang từ xã Bạch Xa
huyện Hàm Yên đến xã Sinh Long huyện Na Hang có ranh giới dài 151 km.
Phía nam giáp tỉnh Phú Thọ từ xã Ninh Lai huyện Sơn Dương đến xã An Khê
huyện Yên Sơn có ranh giới dài 80 km. Phía đơng giáp các tỉnh Bắc Kạn và
Thái Ngun từ xã Thượng Giáp huyện Na Hang đến xã Thiện Kế huyện Sơn
Dương có ranh giới dài 171 km. Phía đơng bắc giáp tỉnh Cao Bằng; phía tây
giáp tỉnh n Bái từ xã Chân Sơn huyện Yên Sơn đến xã Yên Hương huyện
Hàm Yên có ranh giới dài 80 km. Tính chiến lược cơ động được thể hiện rõ từ
Tuyên Quang có thể xi về Hà Nội và các tỉnh đồng bằng Bắc bộ, sang Thái
Ngun ở phía đơng, sang Yên Bái và các tỉnh Tây bắc, ngược lên Cao Bằng,
Bắc Cạn, Hà Giang đến biên giới Việt-Trung một cách dễ dàng. [14.tr13].
Trong cách mạng tháng Tám năm 1945 Tuyên Quang được Trung ương
Đảng, Bác Hồ chọn làm trung tâm của cách mạng cả nước, Tân Trào được

chọn làm thủ đơ khu giải phóng. Lãnh đạo nhân dân cả nước đẩy mạnh cao
trào kháng Nhật cứu nước tiến tới khởi nghĩa giành chính quyền trong tồn
quốc tháng tám năm 1945. Tại Tân Trào-thủ đơ khu giải phóng đã diễn ra
nhiều sự kiện lịch sử trọng đại gắn liền với vận mệnh dân tộc: Hội nghị toàn
quốc của Đảng quyết định chủ trương lãnh đạo tồn dân Tổng khởi nghĩa
giành chính quyền, bầu ra Ủy ban khởi nghĩa toàn quốc; Quốc dân Đại hội tại
đình Tân Trào thành lập Ủy ban dân tộc giải phóng tức Chính phủ lâm thời do
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên




12

Hồ Chí Minh làm chủ tịch. Từ mảnh đất Tuyên Quang anh hùng đoàn quân
cách mạng theo bản quân lệnh số 1 tiến về giải phóng Thái Nguyên, Hà Nội
và các địa phương khác, giành chính quyền về tay nhân dân, làm chủ đất
nước, làm chủ vận mệnh dân tộc.
Trong suốt tiến trình cách mạng từ ngày đầu vận động đến tổng khởi
nghĩa giành chính quyền tháng Tám năm 1945, nhân dân các dân tộc Tun
Quang ln đồn kết, sắt son, dũng cảm, kiên cường vượt qua muôn trùng
gian khổ, hy sinh theo Đảng, theo Bác Hồ làm tròn nhiệm vụ thiêng liêng.
Vừa xây dựng, bảo vệ an toàn khu-khu giải phóng, bảo vệ trung ương Đảng,
Bác Hồ, các cơ quan đầu não của cách mạng. Vừa xây dựng hậu phương vững
mạnh đảm bảo thóc khơng thiếu một cân, qn khơng thiếu một người. Góp
phần to lớn, quan trọng vào thắng lợi của cách mạng tháng Tám trên phạm vi
cả nước, viết lên những trang sử hào hùng với bao chiến cơng chói lọi làm
rạng rỡ tinh thần u nước nồng nàn, chiến đấu dũng cảm, kiên cường, mưu
trí, sáng tạo của quân, dân các dân tộc Tuyên Quang. Phát huy những thành
quả cách mạng đã đạt được nhân dân các dân tộc Tuyên Quang luôn luôn

phấn đấu, nỗ lực, cống hiến hết mình cho sự nghiệp cách mạng xứng đáng là
mảnh đất anh hùng-thành đồng của tổ quốc.
1.1.2. Điều kiện tự nhiên.
Tun Quang có diện tích tự nhiên tồn tỉnh là 5820 km2, trong đó
rừng núi chiếm 4/5 (73,2%), đất nơng nghiệp chiếm 20%, cịn lại 6,8% là các
loại đất khác. Toàn bộ thổ nhưỡng Tuyên Quang dễ bị xói mịn, phần lớn đất
đai khơng thấm nước, có đất sét và cấu thành granít, có nơi có đá vơi, đá xít.
Khu vực phía bắc có nhiều ngọn núi cao trên 1000 m: Trạm Chu, Pia Phương,
Pia Héc, Khuổi Ma, Khuổi Phầy, Thanh Tương...thuộc các huyện Na Hang,
Chiêm Hóa, Hàm n. Phía đơng nối với với dãy Tam Đảo là núi Thanh Sơn,
núi Lịch, núi Hồng. Phía nam là những dãy đồi xen kẽ núi đá có vách đứng
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên




13

sừng sững như những bức tường thành tự nhiên bao bọc, vừa tạo thành những
thung lũng kín đáo hiểm trở, thuận lợi cho việc xây dựng kho tàng, giữ gìn
lực lượng, phát triển chiến tranh du kích. Trong lịng núi có nhiều hang động,
có hang chứa được hàng trăm người, thuận lợi cho hoạt động của chiến tranh
du kích, khi cần thiết có thể dùng làm kho tàng hoặc nơi trú quân.[14,tr 13].
Tuyên Quang chịu ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới gió mùa. Lượng
mưa trung bình lớn, độ ẩm cao. Một năm chia làm hai mùa rõ rệt và hay thay
đổi thất thường: Mùa mưa, nóng từ tháng 4 đến tháng 9, nhiệt độ trung bình
280C; mùa khơ, rét từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau, nhiệt độ trung bình là
160C, có khi xuống dưới 100C. Điều kiện khí hậu trên là một thuận lợi cho các
loại thực vật phát triển rất phong phú. Tuy nhiên hay bị lốc mạnh, lũ to, sương
muối và chịu ảnh hưởng của gió mùa đơng bắc. Điều kiện khí hậu, thủy sinh,

và rừng núi của tỉnh cũng là tác nhân gây các bệnh lao phổi, sốt rét, thấp
khớp, bướu cổ... Trong tiến trình cách mạng rừng Tuyên Quang với đủ loại
gỗ, mây, tre, nứa...vừa là chỗ trú ẩn an tồn kín đáo vừa có khả năng đáp ứng
một cách nhanh chóng, kịp thời việc xây dựng nhà ở, lán, trại cho các cơ quan
và đơn vị bộ đội đóng quân.
Với đặc trưng của một tỉnh miền núi cho nên địa hình Tuyên Quang rất
đa dạng và phức tạp, bị chia cắt lớn bởi hệ thống sơng ngịi dày đặc, núi đồi
trùng điệp, thung lũng sâu và phân chia thành hai vùng rõ rệt. Vùng cao phía
bắc rộng 291.497 ha chiếm 50,3% diện tích tồn tỉnh, độ cao trung bình là
600 m so với mặt nước biển. Bao gồm toàn bộ huyện Na Hang, 11 xã của
huyện Chiêm Hóa, 3 xã thuộc huyện Yên Sơn, 2 xã thuộc huyện Hàm Yên và
32 bản khác. [14,tr 13]. Dân cư thưa thớt chủ yếu là đồng bào dân tộc ít
người, kinh tế chủ lực là các nguồn lợi từ rừng, cây lương thực, chăn nuôi đại
gia súc, gia cầm. Giao thơng đi lại cịn khó khăn, trình độ mọi mặt cịn thấp so
với các vùng khác. Vùng thấp ở phía nam tỉnh chiếm 49,7% diện tích tồn
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên




14

tỉnh gồm các vùng đồi núi thấp, các soi bãi rộng, màu mỡ cùng các thung lũng
lớn như: thung lũng Tun Quang có sơng Lơ chảy qua, thung lũng Sơn
Dương có sơng Phó Đáy chảy qua, thung lũng n Bình có sơng Chảy chảy
qua...Đây là vùng đất giàu tiềm năng kinh tế nhất tỉnh, giao thông khá phát
triển, dân cư tập trung đông đúc, chủ yếu là người Kinh, Tày, Cao lan...với
trình độ dân trí cao hơn. Kinh tế mũi nhọn là cây lương thực, cây công
nghiệp, chăn nuôi buôn bán và khai thác khoáng sản.
Núi đồi Tuyên Quang chiếm 73,2% diện tích tồn tỉnh chịu sự chi phối

lớn bởi các dãy núi cao như : dãy Tam Đảo ở phía nam và dãy Cao Khánh ở
phía bắc, dãy Ba Xứ...và nhiều đỉnh núi cao như đỉnh Chặm Chu (1587 m),
núi Là (942 m). Núi đồi Tuyên Quang phần lớn được bao phủ bởi một thảm
thực vật nhiệt đới khá dày và phong phú về chủng loại. Thiên nhiên đã ưu đãi
cho Tuyên Quang một nguồn tài nguyên khoáng sản giàu có. Trên rừng có
nhiều loại gỗ quý như : đinh, lim, quế, lát, nghiến, sa nhân, táu, pơmu và bạt
ngàn tre, nứa, song, mây…cùng các loại cây dược liệu quý hiếm như: thục, sa
nhân, quế, sâm, bakích, trầm hương, thiên niên kiện cùng các loài thú quý như
hổ, báo, gấu, nhím, hươu, nai, sơn dưong, lợn rừng, tê giác, tắc kè, trăn, rắn,
têtê, voọc mũi hếch...các đặc sản như: mật ong, nấm hương, mộc nhĩ...
Lòng đất Tuyên Quang chứa nhiều khống sản: quặng sắt, vàng, thiếc,
chì, đồng, kẽm, barit, pisit, ăngtimoan, mănggan, cao lanh, than đá..., thiên
nhiên có sẵn các loại cát, sỏi, đá vơi, đất chịu lửa... Đó là nguồn khoáng sản
quý giá giúp cho ngành khai thác mỏ và sản xuất vật liệu xây dựng của tỉnh
phát triển, đồng thời đóng góp quan trọng cho nền cơng nghiệp nước ta, đặc
biệt là cơng nghiệp quốc phịng.
Nằm trên vịng cung Ngân Sơn, Tun Quang có rất nhiều sơng suối,
các dịng sơng đều chảy theo hướng Tây Bắc-Đơng Nam. Lớn nhất là sông Lô
và sông Gâm. Bắt nguồn từ Vân Nam (Trung Quốc), sau khi xuyên dọc địa
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên




15

phận Hà Giang, sông Lô chảy qua Tuyên Quang, xuôi về Phú Thọ hợp với
sơng Hồng tại Việt Trì. Đây là đường thủy duy nhất nối Tuyên Quang với Hà
Giang, thủ đô Hà Nội và các tỉnh trung du, đồng bằng Bắc Bộ. Sông Gâm
cũng bắt nguồn từ Trung Quốc, chảy qua Cao Bằng, Hà Giang rồi đổ vào Na

Hang, Chiêm Hóa hợp với sơng Lơ ở ngã ba Hịn Lau (Yên Sơn) cách thị xã
Tuyên Quang 10 km. Đây là đường thủy nối tỉnh lỵ với các huyện Chiêm
Hóa, Na Hang. Hai con sông này rộng và sâu tàu xuồng loại nhỏ có thể đi lại
dễ dàng, thuận lợi cho việc cơ động lực lượng và vận chuyển hàng hóa. Bên
cạnh đó có các sơng nhỏ: sơng Phó Đáy (Sơn Dương), sơng Năng (Na Hang),
sơng Chảy (n Sơn-n Bình) cùng hàng trăm ngòi lạch: ngòi Bắc Nhụng,
ngòi Cổ Linh, ngòi Chinh, ngòi Quẵng...tạo thành một mạng lưới dày đặc.
Đây cũng là nguồn thủy sinh không thể thiếu trong đời sống nhân dân các dân
tộc. Ngoài giá trị kinh tế, sơng ngịi ở Tun Quang có vai trị quan trọng trên
lĩnh vực quân sự, giao thông vận tải.
Núi cao, vực sâu, rừng rậm nối tiếp nhau tạo thành những hành lang
bao bọc lấy nội địa. Nhìn tổng thể, địa thế đó tạo cho Tuyên Quang ưu thế
riêng. Về quân sự, Tuyên Quang hội tụ các yếu tố cần thiết của một căn cứ
chiến lược. Đồng thời, Tuyên Quang có khả năng xây dựng một nền kinh tế tự
cấp tự túc, đảm bảo cung cấp về hậu cần cho cách mạng.
Tuyên Quang có hệ thống đường bộ khá phát triển: Quốc lộ 2 (Hà NộiHà Giang, dài hơn 300 km) đi qua địa bàn tỉnh 90 km là con đường huyết
mạnh nối Tuyên Quang với Hà Giang và các tỉng biên giới; Đường 13A
(Quốc lộ 37), từ Bờ Đậu- Thái Nguyên đi qua huyện Sơn Dương, Yên Sơn
sang Yên Bái, dài 63 km. Đây là con đường duy nhất chạy từ đơng sang tây,
là trục đường giao thơng quan trọng có tính chất quốc tế nối liền biên giới
Việt-Lào với biên giới Việt-Trung. Trong chiến tranh đường 13A là con
đường huyết mạch, cơ động lực lượng, vận chuyển vũ khí, lương thực, thực
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên




16

phẩm từ đông bắc sang tây bắc. Quốc lộ 2C từ thị xã Vĩnh Yên - Sơn Dương Thị xã Tuyên Quang, dài 91 km; Quốc lộ 279 qua địa bàn huyện Chiêm Hoá

và Na Hang, dài 96 km. Đường 174 và đường 176 từ Km 31 (Thái Sơn-Hàm
Yên) qua Chiêm Hóa lên Na Hang và từ đó có thể lên Hà Giang hoặc sang
Cao Bằng. Trong cách mạng, hệ thống quốc lộ, tỉnh lộ không những đảm bảo
giao thông, phục vụ sản xuất, mà cịn có tác dụng cơ động chiến đấu, chi viện
chiến trường.[14 tr13,14,15,16].
Ngoài ra, trong nội địa có một hệ thống giao thơng đường mịn xun
rừng, chằng chịt, dọc ngang nối liền các huyện, xã, thôn bản với nhau. Theo
những con đường mòn ấy, từ Tuyên Quang đi lên hướng bắc đến Bắc Kạn,
Cao Bằng, hoặc tạt sang các huyện Bắc Quang, Vị Xuyên (Hà Giang), ra biên
giới Việt – Trung thuận tiện. Phía đơng, vượt các dãy núi Khao Niều, Bản Lá,
Khau Nhì, núi Hồng, Khau Lán tới các huyện Đại Từ, Định Hóa (Thái
Nguyên) và xuôi về các tỉnh Bắc Giang, Bắc Ninh, Hà Nội. Từ Tuyên Quang
xuống phía nam dọc theo chân núi Hồng, Tam Đảo về Lập Thạch (Vĩnh
Phúc), sang Phù Ninh, Tam Nông, Thanh Thủy (Phú Thọ), xuống Sơn Tây
hoặc ngược lên Hịa Bình và về các tỉnh đồng bằng thuận lợi. Theo hướng tây,
từ Tuyên Quang có thể sang Yên Bái và các tỉnh Tây Bắc dễ dàng. Những con
đường này vừa tạo nên sự linh hoạt, cơ động trong tác chiến, vừa là yếu tố
góp phần quyết định sự giao lưa phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh
quốc phịng thời bình.
Với vị trí chiến lược cơ động, từ Tun Quang có thể thơng thương với
các địa phương trong căn cứ địa Việt Bắc, với các tỉnh miền xuôi và cả nước.
Sơn Dương, Yên Sơn cùng với các huyện Định Hóa, Chợ Đồn tạo thành thế
chân kiềng với nhiều lợi thế liên hoàn hỗ trợ nhau trong tác chiến cũng như
trong phát triển kinh tế-xã hội.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên





17

Từ Sơn Dương, theo Quốc lộ 13A vượt qua đèo Khế tới Huyện Đại Từ
(Thái Nguyên), hoặc ngược lên thị xã Tuyên Quang sang Yên Bái, đi Cò Nòi
(Sơn La). Từ trung tâm huyện lị Sơn Dương, theo Quốc lộ 2C, vượt qua đèo
Khuôn Do về Lập Thạch, gặp Quốc lộ 2 ở thị xã Vĩnh Yên. Từ Sơn Dương có
thể vượt đèo De sang Định Hóa (Thái Nguyên). Đèo Khế, đèo De, đèo Khn
Do, sơng Lơ, sơng Phó Đáy là những bước trường thành thiên nhiên hiểm trở,
che chắn cho huyện Sơn Dương và ATK Tân Trào. Chính vì thế mà Tân
Trào-Sơn Dương đã vinh dự được Đảng-Bác Hồ chọn làm thủ đơ khu giải
phóng, trung tâm đầu não cách mạng của cả nước.
Chính điều kiện địa lí tự nhiên như vậy đã tạo thành thế “thiên hiểm”
ngăn cản sự tiến cơng và đóng giữ của địch, hạn chế tới mức tối đa uy lực vũ
khí và phương tiện chiến tranh hiện đại của kẻ thù. Ngược lại, Tuyên Quang
lại là địa bàn có điều kiện thuận lợi để xây dựng thành An toàn khu của Trung
ương. Huyện Sơn Dương, Yên Sơn với địa thế hiểm yếu, là nơi “dễ phịng
thủ, khó tấn cơng”. Khi bị tấn cơng, lực lượng cách mạng có thể chốt giữ, tổ
chức những cuộc chiến đấu chặn đánh để bảo toàn lực lượng; hoặc có thể
nhanh chóng di chuyển lực lượng, kho tàng, cơ quan ra các vùng xung quanh.
Từ Sơn Dương, Yên Sơn có thể xuất phát tiến cơng địch ở những nơi khác,
khi thắng có thể tiến về châu thổ sơng Hồng, khi lui, lại về dựa vào địa thế
rừng núi đứng chân an tồn. Nhìn một cách tổng thể vị thế và điều kiện tự
nhiên của Tuyên Quang mặc dù gây khơng ít khó khăn trong q trình đi lên
của tỉnh, nhưng lại tạo ra những ưu thế riêng mà chỉ Tuyên Quang mới có
nhất là về mặt quân sự Tuyên Quang nơi hội tụ đầy đủ các yếu tố cần thiết
của một căn cứ chiến lược, cơ động, vững chắc cả trong chiến tranh giải
phóng lẫn chiến tranh bảo vệ tổ quốc.
Trong lịch sử dân tộc, Tuyên Quang luôn là một địa bàn có vị trí chiến
lược quan trọng, là thủ phủ của một vùng “An biên” che chắn cho kinh đơ
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên





18

Thăng Long về phía Bắc. Tấm bia đá trên núi Thổ Sơn còn ghi:
“An biên viễn hải ưu kim bạc
“Tuyên thành vạn cổ án Thăng Long”
Dịch nghĩa:
Vùng an biên xa biển có nhiều vàng bạc
Thành Tuyên Quang đời đời che chắn Thăng Long. [26 tr 16].
1.2. Tuyên Quang qua các thời kỳ lịch sử.
Tuyên Quang xưa (bao gồm cả Hà Giang) thuộc bộ Vũ Định của nhà
nước Văn Lang. Trải qua các triều đại Đinh, Lê, Lí, Trần, Lê Sơ, Tuyên
Quang thuộc châu Tuyên Quang, thừa Tuyên Quang, phủ Tuyên Hóa, trấn
Minh Quang. Theo Đại Nam Nhất Thống Chí tỉnh Tuyên Quang xưa “ Đông
tây cách nhau 251 dặm, nam bắc cách nhau 384 dặm, phía đơng đến địa giới
châu Bạch Thơng tỉnh Thái Ngun 103 dặm, phía tây đến địa giới huyện
Trấn Yên và châu Thủy Vĩ tỉnh Hưng Hóa 148 dặm, phía nam đến địa giới
các huyện Hùng Quan và Sơn Dương tỉnh Sơn Tây 37 dặm, phía bắc đến địa
giới phủ Khai Hóa tỉnh Vân Nam nước Thanh 347 dặm, phía đơng nam đến
địa giới tỉnh Thái Nguyên 74 dặm, phía tây nam đến địa giới tỉnh Hưng Hóa
74 dặm, phía đơng bắc đến địa giới nước Thanh 222 dặm, phía tây bắc đến địa
giới tỉnh Hưng Hóa và địa giới nước Thanh 229 dặm ; từ tỉnh lị đi về phía
nam đến Kinh thành 1.399 dăm”. [ 43, tr 333 ].
Ngày 31-5-1884 thực dân Pháp chiếm đóng Tuyên Quang. Đầu thế kỉ
XX, chúng chia Tuyên Quang thành hai tỉnh Tuyên Quang và Hà Giang.
Tuyên Quang gồm 6 châu: Sơn Dương, Yên Sơn, Yên Bình, Hàm Yên,
Chiêm Hóa, Na Hang, với 194 xã. Sau cách mạng tháng Tám 1945 Tuyên

Quang là tỉnh thuộc Liên khu Việt Bắc cả về hành chính và quân sự. Các
châu, phủ, huyện được đổi thành 6 huyện: Sơn Dương, Yên Sơn, Yên Bình,

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên




19

Hàm Yên, Chiêm Hóa, Na Hang và thị xã Tuyên Quang. [13, tr 15,16].
Là mảnh đất có lịch sử lâu đời Tuyên Quang từ xa xưa đã có sự tồn tại
của con người. Tại Bình Ca, An Tường, An Khang huyện Yên Sơn các nhà
khảo cổ học đã tìm thấy những di vật của người nguyên thủy như: rìu đá, mũi
giáo, hóa thạch xương trâu...thuộc thời kỳ đá mới. Tại n Bình cũng tìm
thấy những cơng cụ sản xuất bằng đá đủ thời kỳ, có cả khuân đúc tiền, trống
đồng và nhiều công cụ bằng đồng khác. Qua các hiện vật đó có thể kết luận
rằng cách đây hàng vạn năm, các bộ tộc người cổ đã từng cư trú dọc triền
sông Lô, sông Chảy. Trải qua hàng ngàn năm sinh sống, chinh phục cải tạo tự
nhiên đã hun đúc lên những đức tính tốt đẹp của người dân Tuyên Quang như:
cần cù chịu thương chịu khó, mưu trí sáng tạo, dũng cảm kiên cường trong lao
động, sản xuất cũng như trong chiến đấu bảo vệ quê hương đất nước.
1.3. Đặc điểm kinh tế, văn hóa, xã hội và chính sách cai trị của thực dân Pháp.
1.3.1. Đặc điểm kinh tế.
Là một tỉnh miền núi đất rộng người thưa, rừng núi chiếm đại bộ phận
(4/5 diện tích cả tỉnh), đất đai canh tác ít chiếm 20% tổng diện tích tồn tỉnh,
trong đó phân bố khơng đồng đều, lại bị chia cắt mạnh bởi các con sông, dãy
núi, chịu sự chi phối của khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm cùng khơng khí lạnh
Đơng bắc tràn về do vậy Tun Quang có một hệ thảm động thực vật rất
phong phú với muôn ngàn chủng loại muông thú cây cỏ. Cùng hệ thống sơng

ngịi chằng chịt cung cấp nguồn nước dồi dào đó là những điều kiện lý tưởng
cho sự phát triển một nền kinh tế đa ngành nghề theo cơ cấu nông, lâm
nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, công nghiệp chế biến-dịch vụ, du lịch...Nhất là
trong nơng nghiệp có sự xen canh các loại cây lương thực (lúa, ngô, khoai,
sắn, lạc, vừng, đậu, đỗ...với hai loại hình trồng lúa là lúa nước và lúa nương
phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng khí hậu từng vùng. Đặc biệt là phát triển
chăn nuôi đại gia súc (trâu, bị, dê, ngựa... xen lẫn chăn ni các loại gia
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên




20

cầm), trồng các cây công nghiệp và dược liệu như: ( mía, chè, cà phê, lạc, đỗ,
dâu tằm, quế, xả, sa nhân ...), cùng các cây ăn quả có giá trị kinh tế cao như:
(cam, quýt, vải, nhãn, na, hồng, bưởi, dứa...) cũng như xây dựng một nền kinh
tế hàng hóa năng động theo cơ chế thị trường. Bằng bàn tay khối óc, bằng tài
năng, trí tuệ và sức lực của mình bền bỉ suốt hành ngàn năm lịch sử nhân dân
các dân tộc Tuyên Quang đã không ngừng chinh phục, biến đổi, cải tạo tự
nhiên. Trải qua bao năm tháng gian khổ đồng bào các dân tộc nơi đây đã phủ
lên bạt ngàn rừng núi hoang vu lớp lớp vịng ruộng bậc thang xanh rờn lúa,
ngơ, khoai, sắn, biến những đầm bãi, gò rừng thành những cánh đồng, ao hồ,
ruộng vườn tốt tươi phục vụ cuộc sống con người. Qua bao thế hệ cần cù lao
động, đúc rút kinh nghiệm, từ xa xưa nhân dân các dân tộc Tuyên Quang đã
tạo ra nhiều của ngon vật lạ được người người ưu chuộng, yêu thích. Vải hoa
xanh với mật ong vàng đã trở lên nổi tiếng cả nước, trong Dư địa chí Nguyễn
Trãi đã ca ngợi: “Phúc Yên (tức Hàm Yên và Yên Sơn nay) có vải hoa xanh
và mật ong vàng...Người thổ dân dệt vải vàng ánh, nhuộm hoa xanh trông rất
đẹp. Ong vàng rất sạch, nhả mật rất ngọt...Sáp hoa là thứ sáp nấu với hoa núi

rất thơm ...”( 93 tr 209-300). Với đôi tay khéo léo, giàu trí sáng tạo và trình độ
cảm nhận thẩm mỹ tinh tế, người dân bản địa không chỉ tự làm được các vật
dụng thiết yếu cho cuộc sống mà còn tạo nên những tuyệt tác nghệ thuật,
những hoa văn độc đáo, tinh sảo trên mây, song, gỗ, nứa, trên vải vóc, y phục,
đồ trang sức...
Hoạt động thương mại trao đổi buôn bán tại Tuyên Quang khá tấp nập,
bên cạnh thương nhân bản xứ, tư sản Pháp cịn có thương nhân người Hoa
thường xun đem hàng hóa sang trao đổi bn bán, (ở khu phố Xn Hịa có
cả một khu người Hoa ở bn bán) tuy nhiên do chính sách bóc lột và chính
quyền thực dân ln tìm mọi cách kìm hãm, chèn ép, nhũng nhiễu, vơ vét vì
thế hoạt động thương mại ngày càng thu hẹp.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên




21

Là chủ nhân của vùng đất giàu tài nguyên khoáng sản cùng tiềm năng
to lớn về nông, lâm nghiệp nhân dân Tuyên Quang đã sớm khai thác các thế
mạnh về rừng, khai thác chế biến khoáng sản, cây lương thực, cây công
nghiệp, cây dược liệu và chăn nuôi gia súc gia cầm phát triển kinh tế tạo dựng
cuộc sống ấm no hạnh phúc. Nhận biết được tiềm năng to lớn đó ngay từ ngày
đầu cai trị Tuyên Quang thực dân Pháp đã đẩy mạnh khai thác, vơ vét khoáng
sản, lâm thổ sản nơi đây, các mỏ than Tuyên Quang, kẽm Tràng Đà, kẽm
Đầm Hồng, thiếc Sơn Dương, vàng, ăng timon Chiêm Hóa...đã bị Pháp khai
thác cạn kiệt. Rừng là một thế mạnh và do lâm sản có vị trí kinh tế quan trọng
nên việc khai thác, chuyên chở, chế biến lâm sản là một nghề nổi bật thu lợi
nhuận lớn, tư sản Pháp gần như độc chiếm. Tại thị trường lâm sản Việt Trì
năm 1944, riêng Tuyên Quang đã chiếm tới 60 % tổng số lâm sản từ các nơi

đến. Đồng thời thực dân Pháp đua nhau đi cướp đất lập đồn điền, các địa chủ
cường hào địa phương cũng đua nhau lấn đất cướp dân lập đồn điền trang trại,
hàng trăm hàng chục trang trại, đồn điền lớn nhỏ mọc lên như nấm khắp miền
trên toàn dải đất Tuyên Quang. Có những đồn điền rộng hàng ngàn ha như:
Roayđơba, Raphanh, Anbe, Đơmơngpada, Rêmơy, Rivie, Đắclachiê...Cùng
với việc duy trì các thủ đoạn bóc lột của chế độ phong kiến, thổ ty, thực dân
Pháp còn thực hiện triệt để phương thức bóc lột vơ cùng tàn bạo, dã man, tinh
vi, nặng nề của chủ nghĩa tư bản. Hai kiểu bóc lột đó cùng đan xen tồn tại và
được sủ dụng tàn bạo như hai chiếc thịng lọng thít chặt lấy đời sống vốn đã
cơ hàn của nhân dân. Thực dân Pháp còn bắt đồng bào đào vàng đãi ngọc, vào
rừng sâu săn sừng tê, ngà voi...
Bên cạnh nền kinh tế chính là nông, lâm nghiệp các nghề thủ công
buôn bán cũng phát triển mạnh mẽ. Đặc biệt là nghề khai thác, chế biến lâm
thổ sản, sơn tràng, săn bắn, chài lưới...đã có nhiều phường săn, phường chài,
thợ sơn tràng nổi tiếng.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên




×