Tải bản đầy đủ (.pdf) (101 trang)

Hình tượng tác giả trong thơ lưu quang vũ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (822.63 KB, 101 trang )

..

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM

KIỀU THỊ LIÊN

HÌNH TƢỢNG TÁC GIẢ
TRONG THƠ LƢU QUANG VŨ

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGƠN NGỮ VÀ VĂN HĨA VIỆT NAM

Thái Ngun - 2015
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN

/>i


Lời cam đoan
Tôi xin cam đoan đề tài luận văn khoa học: “Hình tượng tác giả trong
thơ Lưu Quang Vũ” với các số liệu, kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung
thực và chƣa từng đƣợc ai công bố trong bất cứ cơng trình nào khác, hồn tồn
là cơng trình nghiên cứu của tơi.

Tác giả luận văn
Kiều Thị Liên

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN

/>ii



Lời cảm ơn
Để hồn thành luận văn này tơi xin chân thành cảm ơn :
Ban Giám hiệu, Ban Chủ nhiệm Khoa Ngữ văn, Khoa Sau đại học
trường Đại học Sư Phạm - Đại học Thái Nguyên.
Các thầy, cô giáo ở Viện Văn học, trường Đại học Sư phạm I Hà Nội,
trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn Hà Nội, trường Đại học Sư Phạm
Thái Nguyên đã trực tiếp giảng dạy tơi trong suốt khố học.
Đặc biệt tơi xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS. Lưu Khánh
Thơ, người đã tận tình hướng dẫn, động viên, giúp đỡ tơi trong suốt q trình
hồn thành luận văn.
Cuối cùng tơi xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè, đã ln ở bên
động viên, khích lệ, tạo điều kiện và giúp đỡ tơi trong suốt q trình học tập và
nghiên cứu.
Tác giả luận văn
Kiều Thị Liên

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN

/>iii


MỤC LỤC
Trang phụ bìa

Trang

Lời cam đoan ...................................................................................................... i
Lời cảm ơn .........................................................................................................ii
Mục lục ........................................................................................................... iii

MỞ ĐẦU ......................................................................................................... 01
1. Lí do chọn đề tài .......................................................................................... 01
2. Lịch sử vấn đề ............................................................................................. 02
3. Phm vi nghiờn cu .................................................................................... 05
4. Mục đích nghiên cứu ...................................................................... 05
5. Phƣơng pháp nghiên cứu ............................................................................ 05
6. Đóng góp của luận văn ................................ 06
7. Cấu trúc của luận văn ................................................................................. 06
NộI DUNG ...................................................................................................... 07
Chng 1: KHáI NIệM HìNH TƯợNG TáC GIả Và HàNH TRìNH
SáNG TáC CủA LƯU QUANG Vũ ............................................................. 07
1.1. Khái niệm hình t-ợng tác giả

........................................... 07

1.2. Hành trình sáng tác và hình t-ợng tác giả trong
thơ L-u Quang Vũ ................................. 10
1.2.1. Vài nét về cuộc đời L-u Quang Vũ ............. 10
1.2.2. Hành trình sáng tác của L-u Quang Vị ....... 12
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN

/>iv


1.2.3. Hình t-ợng tác giả trong thơ L-u Quang Vũ . 20
Chng 2: các cấp độ thể hiện hình t-ợng tác giả trong
thơ L-u Quang Vũ .................................. 24
2.1. Con ng-ời cá nhân .............................. 24
2.1.1. Khái niệm con ng-ời cá nhân ............................................. 24
2.1.2. Con ng-ời cá nhân trong thơ L-u Quang Vũ..... 25

2.2. Cái tôi tình yêu

........................................................................ 29

2.2.1. Khái niệm cái tôi và cái tôi tình yêu ........ 29
2.2.2. Cái tôi tình yêu trong thơ L-u Quang Vũ ................ 30
2.3. Hình t-ợng ng-ời lính trong thơ L-u Quang Vũ ... 42
Chng 3: nghệ thuật thể hiện hình t-ợng tác giả trong
thơ L-u Quang vũ .................................. 50
3.1. Hình ảnh biểu t-ợng
.....................................................
.......................... 50
3.1.1. Khái niệm biểu t-ợng.......................... 50
3.1.2. Một số biểu t-ợng tiêu biểu trong thơ L-u Quang
Vũ .................................................................................................................... 51
3.2. Giọng điệu ..................................... 68
3.2.1. Khái niệm giọng điệu .............................................................. 68
3.2.2. Giọng điệu thơ L-u Quang Vũ................... 69
3.3. Ngôn ngữ ...................................... 76
3.3.1. Khái niệm ngơn ngữ ....................................................................... 76
3.3.2. Ngơn ngữ th¬ L-u Quang Vị ...................... 76
3.4. ThĨ th¬ .................................................................................................. 81
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN

/>v


3.4.1. ThĨ th¬ tù do ................................ 82
3.4.2. Mét sè thĨ thơ khác ....................... 85
KT LUN..................................................................................................... 90

TI LIU THAM KHO ........................................................................... 92

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN

/>vi


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Lƣu Quang Vũ một tác giả thành công trên nhiều thể loại nhƣ làm thơ,
viết truyên ngắn và sáng tác kịch. Hầu nhƣ ở lĩnh vực nào trong hoạt động nghệ
thuật ông cũng gặt hái đƣợc nhiều thành công nhất định. Ngay từ thời niên
thiếu ông đã sớm bộc lộ năng khiếu hội họa, đồng thời cũng bộc lộ cốt cách của
một thi sĩ tài hoa. Con đƣờng sự nghiệp của ông đã khởi đầu từ thơ và kết thúc
là kịch. Từ năm 1980, ông đã đƣợc biết đến với tƣ cách là một nhà viết kịch nói
Việt Nam. Tháng 9 năm 2000, Lƣu Quang Vũ đã đƣợc tặng giải thƣởng Hồ Chí
Minh về văn học nghệ thuật. Bên cạnh thơ và kịch, truyện ngắn của ông đã
tạo đƣợc nét riêng để lại dấu ấn khó qn trong lịng ngƣời đọc.
Dù đạt đƣợc vinh quang trên lĩnh vực sân khấu, nhƣng với Lƣu Quang
Vũ thơ cũng có một vị trí quan trọng trong cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của
ông. Lƣu Quang Vũ là một tài thơ “thuộc loại bẩm sinh”, ông đến với thơ ở độ
tuổi đẹp nhất trong cuộc đời. Từ Hƣơng cây - Bếp Lửa (1968), Mây trắng
của đời tôi (1989), Bầy ong trong đêm sâu (1993), đến tuyển thơ Gió và
tình u thổi trên đất nƣớc tơi (2013), thơ của ông đã chiếm đƣợc biết bao
trái tim ngƣời đọc. Trong các sáng tác Lƣu Quang Vũ viết nhiều về quê hƣơng,
đất nƣớc, nhân dân, tình yêu, ở đề tài nào thơ ông cũng gợi sức quyến rũ. Nên
chúng ta mới hiểu, mặc dù kịch là nơi đã đƣa Lƣu Quang Vũ đến vinh quang
nhƣng theo nhƣ nhiều ngƣời thì thơ mới là sự đam mê lớn nhất, nơi ông kí thác
nhiều nhất. Ơng thƣờng nói với bạn bè là ông thích làm thơ hơn viết kịch, thành
công trong thơ đem lại cho ông niềm vui nhiều hơn trong kịch. Có lẽ, thơ là một

thể loại bộc lộ sâu sắc diện mạo tâm hồn con ngƣời, nhất là con ngƣời đa tài nhƣ
ông. Thơ Lƣu Quang Vũ từ khi xuất hiện cho đến nay vẫn còn làm xao xuyến thi
đàn và những ngƣời yêu thơ.

1


Chọn “Hình tượng tác giả trong thơ Lưu Quang Vũ” làm đề tài nghiên
cứu. Chúng tôi mong muốn đem đến một cái nhìn hệ thống, tồn diện về con
ngƣời cũng nhƣ con đƣờng sự nghiệp thơ ca Lƣu Quang Vũ, trên cơ sở đó
khẳng định vị trí và đóng góp của ông trên nền thơ ca Việt Nam hiện đại.
1. Lịch sử vấn đề
2.1. Những bài nghiên cứu chung khái quát về tác giả Lƣu Quang Vũ.
Theo thời gian, có rất nhiều bài nghiên cứu về Lƣu Quang Vũ đƣợc
đăng tải trên các báo, và đƣợc tập hợp trong tuyển tập Lƣu Quang Vũ về tác gia
tác phẩm. Lƣu Quang Vũ đã đƣợc giới sân khấu đánh giá là một gƣơng mặt
mới, đáng chú ý, năm 1985 ông “Đã được giới báo chí gọi là “Cây Bút Vàng”
của kịch trường Việt Nam” [49, tr.17]. Điều đáng chú ý, là bên cạnh việc khẳng
định những thành tựu của Lƣu Quang Vũ - một nhà viết kịch tài hoa, đã đƣợc
đánh giá là một cây bút tiêu biểu của nền thơ ca Việt Nam. Tháng 9 năm 2000,
ông đã đƣợc tặng giải thƣởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật.
Trong bài Sức sáng tạo của một tài năng Lý Hoài Thu đã khẳng định:
“Với hành trình sáng tác hơn 20 năm, khoảng thời gian chưa dài nhưng Lưu
Quang Vũ thực sự là một tài năng, một cá tính độc đáo trong dòng thơ Việt
Nam hiện đại nửa cuối thế kỉ XX” [49, tr.25].
Cái tên Lƣu Quang Vũ, đã lập tức thu hút sự chú ý của các nhà phê bình
danh tiếng. Hoài Thanh bằng một dự cảm tinh tƣờng đã gọi Lƣu Quang Vũ là
“Một cây bút nhiều triển vọng” [49, tr.57].
Lý Hoài Thu đã nhận định về Lƣu Quang Vũ trong bài Sức sáng tạo của
một tài năng : “Một hiện tượng nghệ thuật độc đáo của văn học Việt Nam chặng

cuối thế kỷ XX. Ơng là hình mẫu nghệ thuật tiêu biểu về tài năng và sức sáng tạo”
[49, tr.54].
Khi tập thơ đầu tay Hƣơng Cây - Bếp Lửa in chung cùng Bằng Việt ra
đời năm 1968, đã thu hút sự chú ý của các nhà phê bình. Lƣu Quang Vũ đã

2


đƣợc ghi nhận là “một trong những đỉnh cao của thơ ca chống Mỹ, và vẫn là
một hồn thơ được nhiều người ưu ái nhất”.
Tác giả Nguyễn Việt Chiến đánh giá về Lƣu Quang Vũ: “Tôi coi anh
là một nhà thơ “sáng giá” nhất trong thế hệ các nhà thơ những năm bảy
mươi” [49, tr.201].
Qua các bài nghiên cứu, đánh giá nhận xét về cuộc đời cũng nhƣ nghệ
thuật thơ ca Lƣu Quang Vũ. Chúng tôi thấy rằng, các tác giả đã có những đóng
góp nhất định trong việc phát hiện ra những nét tiểu biểu, đặc sắc trong con
ngƣời Lƣu Quang Vũ. Đây chính là những gợi dẫn đầy q báu, góp phần định
hƣớng cho chúng tơi nghiên cứu đề tài “Hình tượng tác giả trong thơ Lưu
Quang Vũ”.
2.2. Những bài nghiên cứu về thơ Lƣu Quang Vũ.
Mỗi tác phẩm của Lƣu Quang Vũ ra đời, đã gây đƣợc sự chú ý không
chỉ bạn đọc mà cả giới phê bình, và các bài viết của các nhà nghiên cứu đã
đánh giá cao tài năng và những đóng góp của Lƣu Quang Vũ với thơ ca Việt
Nam hiện đại.
Thơ Lƣu Quang Vũ, thể hiện sâu sắc diện mạo tâm hồn ông cũng nhƣ
mọi sự đƣợc mất trong cuộc đời ông. Qua thơ ông ngƣời đọc phát hiện ra một
Lƣu Quang Vũ khác, một Lƣu Quang Vũ không chỉ mạnh mẽ đến quyết liệt
trƣớc những vấn đề của đời sống xã hội mà còn rất tinh tế, sâu sắc trong những
cảm nhận về thế giới con ngƣời. Vũ Quần Phƣơng đã nhận xét một cách sâu
sắc về ông: “Đọc thơ anh cảm giác anh viết kịch để sống với mọi người, và thơ

để sống với riêng mình” [48, tr.34].
Tác giả Bích Thu trong bài Những bài thơ sống với thời gian đã nhận
định: “Thơ của Vũ lôi cuốn người đọc không ở sự chau chuốt lời lẽ, ngôn từ
với những kĩ xảo, ngõn nghề mà chính ở một hồn thơ đắn đuối mà chân thành,
giản dị, nồng nàn, da diết. Anh làm thơ như là một sự kí thác gửi gắm, như một
sự tự bộc lộ những gì đã có trong lòng anh” [48, tr.101].

3


Lý Hoài Thu trong bài Sức sáng tạo của một tài năng đã khẳng định:
“Lưu Quang Vũ trước hết là con người thơ ca. Chất thơ là nhân tố chính trong
cấu trúc tâm hồn và cá tính nghệ sĩ của ông. Nó có sức lan tỏa mạnh mẽ sang
các thể loại khác và dệt nên đặc trưng nổi bật nhất trong phong cách nghệ
thuật của Lưu Quang Vũ” [49, tr.54].
Khi tập thơ đầu tay Hƣơng cây - Bếp lửa (in chung với Bằng Việt) ra
đời, Lê Đình Kỵ với sự nhạy cảm sắc sảo của một cây bút phê bình thơ tài hoa
đã nhận ra: “Thơ Lưu Quang Vũ có một điệu tâm hồn riêng và khơng thiếu tâm
tình, một tâm tình sâu sắc, tự nhiên khơng rứt ra được, nó như có tự bao giờ và
được đem san sẻ cho các bài thơ” [49, tr.73].
Với tựa đề Những bài thơ “viển vông cay đắng u buồn” viết trong
những năm tháng chiến tranh, Vƣơng Trí Nhàn đã thể hiện sự cảm nhận sâu
sắc về những bài thơ trong tập thơ Bầy ong trong đêm sâu của Lƣu Quang Vũ.
Tác giả nhận xét: “Tiếp nối vào những vần thơ rất mơ mộng rất trong sáng của
anh trong Hương cây, những vần thơ sau đây cho thấy một Lưu Quang Vũ
khác, Vũ của dằn vặt, đau xót, lầm lỡ, cơ đơn, mà cũng là vũ của những tha
thiết muốn vượt lên trên mọi mệt mỏi, hoài nghi để sống, để tồn tại. Hai chặng
khác nhau nhưng đều là của một con người thống nhất” [48, tr.64].
Khi đọc tập thơ Mây trắng của đời tôi ,Vũ Quang Vinh trong bài viết Đọc
Mây trắng của đời tôi nhớ Lƣu Quang Vũ, đã khẳng định Lƣu Quang Vũ là một

nhà thơ tài năng. Vũ Quang Vinh nhận xét: “Điều đáng quý nhất trong thơ Lưu
Quang Vũ không nằm trong kĩ xảo trau chuốt ngôn từ mà chính là một hồn thơ
chân thành, da diết. Sức nói, sức gợi, sức cảm của thơ anh chính bắt nguồn từ đó”
[48, tr.96].
Nguyễn Thị Minh Thái đã rất tinh tế sau khi đọc thơ Lƣu Quang Vũ và
nhận ra: “Thơ là nơi ẩn náu cuối chót của chàng thi sĩ buồn này. Thơ Lưu
Quang Vũ là tất cả sự hàm ơn và trang trải riêng tư của tâm hồn chàng với đời
sống” [49, tr.108].

4


Mặc dù đã có nhiều bài viết, nghiên cứu về thơ Lƣu Quang Vũ nhƣng
vẫn chƣa có đề tài nào nghiên cứu một cách hệ thống, tồn diện về “Hình
tượng tác giả trong thơ Lưu Quang Vũ”. Do vậy, chúng tôi chọn và nghiên cứu
đề tài này mong muốn chỉ ra những nét đặc trƣng tiêu biểu trong thơ ca Lƣu
Quang Vũ với thế hệ các nhà thơ cùng thời. Khẳng định Lƣu Quang Vũ nhƣ
một gƣơng mặt tiêu biểu của thời kì thơ ca kháng chiến chống Mỹ, cũng nhƣ
thơ ca của thế kỉ XX.
3. Phạm vi nghiên cứu
Nghiên cứu “Hình tượng tác giả trong thơ Lưu Quang Vũ” luận vặn tập
chung khảo sát chủ yếu trong các tập thơ:
Hƣơng cây - Bếp lửa, in chung với Bằng Việt - Nxb Văn học, 1968.
Mây trắng của đời tôi - Nxb. Tác phẩm mới, 1989.
Bầy ong trong đêm sâu - Nxb. Hội nhà văn, 1993.
Gió và tình u thổi trên đất nƣớc tôi - Nxb. Hội nhà văn, 2013.
4. Mục đích nghiên cứu
Trong luận văn này, chúng tơi tìm hiểu những thành tựu trong sự nghiệp
sác tác của Lƣu Quang Vũ. Đặc biệt, đi sâu nghiên cứu một cách hệ thống và
tồn diện hình tƣợng tác giả trong thơ Lƣu Quang Vũ. Từ đó, nhìn nhận rõ hơn

sự sáng tạo và đặc điểm tƣ duy nghệ thuật Lƣu Quang Vũ. Thấy đƣợc giá trị
của hình tƣợng tác giả, trong việc góp phần làm nên phong cách độc đáo của
nhà thơ tài hoa nhƣng bạc mệnh này.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu.
- Phƣơng pháp tiếp cận hệ thống.
- Phƣơng pháp thống kê, khảo sát.
- Phƣơng pháp so sánh, đối chiếu.
- Phƣơng pháp phân tích, tổng hợp.

5


6. Đóng góp của luận văn
Qua việc tìm hiểu tồn bộ sự nghiệp thơ ca Lƣu Quang Vũ, luận văn là
cơng trình nghiên cứu, khảo sát hình tƣợng tác giả trong thơ Lƣu Quang Vũ một
cách hệ thống, toàn diện và chỉ ra đƣợc những nét đặc trƣng độc đáo trong phong
cách thơ Lƣu Quang Vũ. Trên cơ sở đó, chúng tơi hi vọng đóng góp một phần nhỏ
bé vào việc nghiên cứu thơ Lƣu Quang Vũ, khẳng định giá trị đích thực cùng
những đóng góp của Lƣu Quang Vũ trong nền văn học Việt Nam hiện đại. Luận
văn là tài liệu tham khảo hữu ích cho những độc giả quan tâm, yêu thích thơ Lƣu
Quang Vũ.
7. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, nội dung của luận văn đƣợc triển
khai gồm ba chƣơng:

Chương 1: Khái niệm hình tượng tác giả và hành trình sáng tác của
Lưu Quang Vũ.
Chương 2: Các cấp độ thể hiện hình tượng tác giả trong thơ Lưu
Quang Vũ.
Chương 3: Nghệ thuật thể hiện hình tượng tác giả trong thơ Lưu

Quang Vũ.

6


NéI DUNG
Chƣơng 1: KHÁI NIỆM HÌNH TƢỢNG TÁC GIẢ VÀ HÀNH TRÌNH
SÁNG TÁC CỦA LƢU QUANG VŨ
1.1.

Khái niệm hình tƣợng tác giả
Tác giả là ngƣời sáng tạo, khai sinh ra tác phẩm vì vậy dấu ấn của các tác

giả trong tác phẩm hiện lên rất rõ. Việc nghiên cứu tác phẩm giúp chúng ta
khám phá hình tƣợng tác giả, tìm hiểu cảm xúc, quan niệm của ngƣời nghệ sĩ
về con ngƣời và cuộc sống.
Có thể nói, tác giả là một trong những khái niệm cơ bản đƣợc sử dụng
nhiều nhất trong lịch sử văn học và phê bình văn học. Theo Trần Đình Sử:
“Tác giả là trung tâm tổ chức nội dung và hình thức cái nhìn nghệ thuật trong
tác phẩm, là người mang cảm quan thế giới đặc thù và là trung tâm tổ chức lại
ngôn từ theo nguyên tác nghệ thuật. Do vậy, hình tượng tác giả, kiểu tác giả là
những phạm trù của thi pháp học hiện đại” [38, tr.126]. Chính vì vậy, tác giả
nói chung và hình tƣợng tác giả nói riêng thật sự là những vấn đề quan trọng,
thiết yếu.
Tìm hiểu tác giả trong nghiên cứu văn học nhƣ một khái niệm của thi
pháp học, là nghiên cứu ngƣời xây dựng đƣợc ngôn ngữ nghệ thuật mới, có
phong cách riêng, có giọng điệu riêng, có bộ mặt riêng trong thể loại, có hệ
thống hình ảnh biểu tƣợng, đặc trƣng riêng. Đó chính là ngƣời nghệ sĩ ln
hiện hình trong tác phẩm văn chƣơng.
Theo Trần Đình Sử: “Hình tượng tác giả là hình tượng được sáng tạo ra

trong tác phẩm theo nguyên tắc tự biểu hiện cảm nhận về thế giới thẩm mĩ đỗi với
thế giới xung quanh. Nó khơng chỉ là sự phản ánh cái tôi của tác giả vào tác
phẩm thể hiện tương quan giữa người sáng tạo ra văn học và bản thân văn học
mà còn là vấn đề của cấu trúc nghệ thuật, sự thể hiện của chủ thể. Hình tượng tác
giả thể hiện chủ yếu ở cái nhìn riêng độc đáo, nhất quán, có ý nghĩa tư tưởng, đạo

7


đức, thẩm mĩ; giọng điệu tác giả thâm nhập cả vào giọng điệu nhân vật; và ở sự
miêu tả có hình dung của tác giả đối với chính mình” [38, tr.13].
Hình tƣợng tác giả là phạm trù thi pháp quan trọng, giúp chúng ta hiểu
sâu hơn về tác giả cũng nhƣ tác phẩm. Hình tƣợng tác giả có tính chất loại hình
sâu sắc, nhƣng cũng mang đậm cá tính tác giả. Theo Từ điển thuật ngữ văn
học: “Hình tượng tác giả là phạm trù thể hiện cách tự ý thức của tác giả về vai
trò xã hội và vai trò văn học của mình trong tác phẩm, một vai trị được người
đọc chờ đợi. Cơ sở tâm lý của hình tượng tác giả là hình tượng cái tơi trong
nhân cách mỗi người thể hiện trong giao tiếp. Cơ sở nghệ thuật của hình tượng
tác giả trong văn học chính là tính chất gián tiếp của văn bản nghệ thuật: văn
bản của tác phẩm bao giờ cũng là lời của người trần thuật, người kể chuyện
hoặc nhân vật trữ tình. Nhà văn xây dựng một văn bản đồng thời với việc xây
dựng ra hình tượng người phát ngơn văn bản ấy với một giọng điệu nhất định”
[12, tr.149]. Định nghĩa trên đã bám sát vấn đề cái tôi, cái tôi trong nhân cách
cũng nhƣ cái tôi trong nghệ thuật. Cái tôi trong nhân cách của tác giả góp phần
lớn vào khả năng, năng lực tự ý thức, tự đánh giá vai trò của cá nhân đối với
cuộc sống con ngƣời. Cái tơi đó là cấu trúc phần tự giác, tự ý thức của nhân
cách, đó chính là trung tâm tinh thần, là cơ sở hình thành những tình cảm xã
hội của con ngƣời xác định mặt cá tính của nhân cách. Cái tôi về sự tự ý thức
về chủ thể, về các vấn đề đời sống cá nhân với tƣ cách là một cá tính là điều
khơng thể thiếu trong tác phẩm văn học. Từ cái tơi nhân cách hình thành nên

cái tôi nghệ thuật. Nhƣ vậy, sự tự ý thức của tác giả trong tác phẩm chính là hạt
nhân của hình tƣợng tác giả.
Hình tƣợng tác giả, cũng là một hình tƣợng đƣợc sáng tạo ra trong tác phẩm
nhƣ hình tƣợng nhân vật nhƣng theo một nguyên tắc khác: “Nếu hình tượng nhân
vật xây dựng theo nguyên tắc hư cấu, được miêu tả theo một quan niệm nghệ thuật
về con người và theo tính cách nhân vật, thì hình tượng tác giả được thể hiện theo
nguyên tắc tự biểu hiện sự cảm nhận và thái độ thẩm mĩ đối với thế giới nhân vật”
[38, tr.37].

8


Đối với quan niệm về khái niệm hình tƣợng tác giả nói trên, Trần Đình
Sử là ngƣời đã góp phần quan trọng trong việc làm rõ khái niệm này. Theo
Trần Đình Sử “Hình tượng tác giả cũng giống như hình tượng nhân vật đều là
những sáng tác nghệ thuật trong tác phẩm văn học, song chúng khác nhau ở
nguyên tắc sáng tạo. Nếu hình tượng nhân vật được sáng tạo theo nguyên tắc
hư cấu, được miêu tả theo quan niệm nghệ thuật về con người và theo tính cách
nhân vật, thì hình tượng tác giả được hiểu theo nguyên tắc tự biểu hiện sự cảm
nhận và thái độ thẩm mĩ đối với thế giới nhân vật. Nhu cầu tự biểu hiện mình là
nhu cầu rất tự nhiên của con người tiến bộ. Trong giao tiếp, người ta có nhu
cầu tự biểu hiện mình như người phát hiện, người khám phá cái mới, người có
nhãn quan cấp tiến, có cá tính nghệ sĩ … điều đõ đã trở thành nhu cầu quy ước
đối với người đọc” [38, tr.107].
Hình tƣợng tác giả trong văn học, là cái đƣợc biểu hiện trong tác phẩm
văn học một cách đặc biệt. Các nhà nghiên cứu, đã cho rằng hình tƣợng tác giả
là yếu tố quyết định nên phong cách nhà văn. Nhà thơ Đức I.WGớt đã nhận xét:
“Mỗi nhà văn, bất kể muốn hay không đều miêu tả chính mình trong tác phẩm
của mình một cách đặc biệt. Có nghĩa là nhà văn biểu hiện cảm nhận của mình
về thế giới, cách suy nghĩ, ngơn ngữ và cách diễn đạt của mình. Cảm nhận đó

thành trung tâm tổ chức tác phẩm và sự thống nhất của tác phẩm về phong
cách học” [38, tr.35]. A.Chichêrin cũng cho rằng: “Hình tượng tác giả được
sáng tạo ra như hình tượng nhân vật. Đây là sự chân thật nghệ thuật, khơng
phải là chân lí của sự kiện, mà là chân lí của ý nghĩa của tư duy như chân lí
của thơ ca” [37, tr.107]. M.Bakhtin thì cho rằng tác giả nằm ngoài thế giới
nhân vật, tiếp xúc với mặt ngoài của biểu hiện nhân vật: “Tác giả nên ở trên
đường ranh giới của thế giới do anh ta sáng tạo ra … lập trường của tác giả có
thể xách định qua cách mà anh ta miêu tả bề ngoài thế giới đó” [38, tr.129].
Nhƣ vậy, tác giả hiện diện tại hình thức tác phẩm nhƣ là một nguyên tắc thẩm
mĩ tạo hình cho thế giới nghệ thuật.

9


Có thể nói, vấn đề hình tƣợng tác giả đã đƣợc tiếp cận ở nhiều góc độ
trong lý luận văn học, và là một vấn đề đang đƣợc nghiên cứu. Có ngƣời xem
hình tƣợng tác giả biểu hiện ở phƣơng diện ngơn ngữ, có ngƣời thì lại xem hình
tƣợng tác giả biểu hiện trên tất cả các yếu tố: từ cách quan sát, cách suy nghĩ,
đến giọng điệu lời văn. Giọng điệu thì lại có giọng điệu ngƣời trần thuật, giọng
điệu nhân vật.
Qua các ý kiến của các nhà nghiên cứu, có thể thấy hình tƣợng tác giả
là một phạm trù quan trọng trong nghiên cứu văn học. Nó khơng chỉ là sự
phản ánh tác giả vào trong tác phẩm, hay sự tƣơng quan giữa con ngƣời sáng
tạo ra văn học và văn học, còn là vấn đề của cấu trúc nghệ thuật, sự thể hiện
của chủ thể. Chúng ta có thể hiểu theo cách khác, hình tƣợng tác giả trong
sáng tác biểu hiện trên các phƣợng diện cơ bản sau: Cái nhìn riêng, độc đáo,
nhất qn có ý nghĩa tƣ tƣởng, đạo đức thẩm mỹ; giọng điệu của tác giả
thâm nhập vào cả giọng điệu nhân vật và ở sự miêu tả; sự tự thể hiện của tác
giả thành hình tƣợng.
1.2. Hành trình sáng tác và hình tượng tác giả trong thơ Lưu Quang Vũ

1.2.1. Vài nét về cuộc đời Lƣu Quang Vũ
Lƣu Quang Vũ sinh ngày 17/04/1948, là con trai nhà viết kịch Lƣu
Quang Thuận và bà Vũ Thị Khánh. Lƣu Quang Vũ sinh ra tại thôn Gia Điền, xã
Thiệu Cơ, huyện Hạ Hòa, tỉnh Phú Thọ; quê gốc ở Hải Châu, thành phố Đà
Nẵng. Suốt cuộc đời Lƣu Quang Vũ sống và gắn bó với Hà Nội. Ông đã bộc lộ
năng khiếu về văn học nghệ thuật từ thuở còn thơ bé, năm 1961 khi mới 13 tuổi
ông đã giành giải thƣởng của thành phố về văn và họa.
Năm 1965, Lƣu Quang Vũ xung phong vào bộ đội đƣợc biên chế về binh
chủng phịng khơng khơng qn. Đây là giai đoạn có những đổi thay lớn về
cuộc đời Lƣu Quang Vũ, ông làm rất nhiều thơ. Những bài thơ đầu của Lƣu
Quang Vũ trong Hƣơng Cây in chung với Bằng Việt trong tập Hƣơng Cây Bếp Lửa khi ông 20 tuổi, sớm bộc lộ một giọng thơ ngọt ngào, đằm thắm, thiết

10


tha với đất nƣớc, giàu mơ mộng và khát vọng. Thơ Lƣu Quang Vũ mang cảm
xúc, hơi thở mới, tiêu biểu cho một thế hệ trẻ háo hức lên đƣờng cứu nƣớc.
Năm 1970, Lƣu Quang Vũ xuất ngũ. Lúc này ông đã có vợ là diễn viên
điện ảnh Tố Uyên và con trai Lƣu Minh Vũ. Lƣu Quang Vũ đã gặp nhiều trắc
trở trong cuộc sống, nhƣng ông vẫn tiếp tục viết truyện và làm thơ. Rồi cuộc
sống gia đình tan vỡ, cuộc đời ông sang một ngã rẽ và thơ ông cũng chuyển
giọng, thành một nốt trầm chứa bao đau đớn, u buồn của đời riêng cũng nhƣ
thời cuộc. Những bài thơ Lƣu Quang Vũ viết từ những năm 1970 đến 1973
đƣợc tuyển chọn và in vào tập Bầy ong trong đêm sâu (1993) cho ngƣời đọc
thấy một Lƣu Quang Vũ khác - một Lƣu Quang Vũ đầy dằn vặt, đau xót, cơ
đơn, trăn trở, hồi nghi, có lúc chán nản đến tuyệt vọng. Đến tập thơ Mây
trắng của đời tôi Lƣu Quang Vũ viết những năm tám mƣơi đƣợc xuất bản năm
(1989) do tự tay tác giả chuẩn bị, nhƣng sau khi ông qua đời mới đến đƣợc với
bạn đọc, đánh dấu một chặng đƣờng mới của ông. Cảm xúc vẫn tài hoa, tinh tế,
nhƣng suy nghĩ sâu hơn, giàu chất khái quát và chất tạo hình. Đặc biệt là tuyển

thơ Gió và tình u thổi trên đất nƣớc tơi (2010) với hơn 100 thi phẩm có thể
xem nhƣ tuyển tập thơ Lƣu Quang Vũ đầy đủ, công phu và kỹ lƣỡng nhất cho
đến thời điểm này. Qua tập sách, ngƣời đọc có thể thấy đƣờng thơ Lƣu Quang
Vũ đƣợc thể hiện tƣơng đối rõ nét, từ những trong trẻo đầu tiên của những
ngày Hƣơng cây đầy say mê, náo nức cho đến những linh cảm, những lo âu
ban đầu về cuộc đời, rồi bi kịch vỡ mộng của con ngƣời đã từng mang trong
mình nhiều khát vọng, ƣớc mơ trƣớc cuộc sống hiện thực trần trụi. Lƣu Quang
Vũ vẫn sống hết mình, yêu hết mình cái cuộc đời đầy gió bụi, lắm đắng cay
này, vẫn gắn bó cả đời mình với “đất nước đàn bầu” dầu khơng nguôi quằn
quại, dằn vặt bởi những ngang trái, đớn đau.
Năm 1973, đánh dấu một sự kiện quan trọng trong cuộc đời Lƣu Quang
Vũ, ông kết hôn với nhà thơ Xuân Quỳnh. Gắn bó cuộc đời với Xn Quỳnh, ơng

11


khơng chỉ gắn bó với một ngƣời bạn đời mà cịn có một ngƣời bạn thơ, cùng nhau
vƣợt qua khó khăn, lận đận và xác định hƣớng đi đúng cho cuộc đời mình.
Năm 1978, Lƣu Quang Vũ làm biên tập ở tạp chí sân khấu. Đến năm
1979, cuốn Diễn viên sân khấu của Lƣu Quang Vũ (in chung với Xuân Quỳnh
và Vƣơng Trí Nhàn) đƣợc xuất bản. Cũng trong năm này, kịch bản đầu tay
Sống mãi với tuổi 17 của ông ra đời và đƣợc Nhà Hát Tuổi trẻ dàn dựng, tham
gia hội diễn sân khấu toàn quốc đƣợc trao huy chƣơng vàng. Những năm tiếp
theo, Lƣu Quang Vũ có những bƣớc đi phi thƣờng trong lĩnh vực sân khấu.
Ngày 29/08/1988, Lƣu Quang Vũ - Xuân Quỳnh và con trai Lƣu Quỳnh
Thơ đột ngột qua đời trong một tai nạn giao thông khủng khiếp. Lƣu Quang Vũ
kết thúc cuộc đời ở tuổi bốn mƣơi. Nhƣng độc giả vẫn không quên và vẫn nhắc
tới Lƣu Quang Vũ, tới thơ, kịch và di cảo của ơng.
1.2.2. Hành trình sáng tác của Lƣu Quang Vũ
1.2.2.1. Thơ Lƣu Quang Vũ

Lƣu Quang Vũ làm thơ bắt đầu từ năm 1958 đến năm 1968 ông đã ra
mắt bạn đọc với tập Hƣơng cây - Bếp lửa (in chung với Bằng Việt). Tập thơ
đã “làm xao động tâm hồn của những người trẻ tuổi bởi chất tươi mát ngọt
ngào và những hồi niệm đẹp đẽ về tình yêu cuộc sống.” Chỉ với hơn 20 bài
thơ đầu tay Lƣu Quang Vũ thực sự đã có một “điệu tâm hồn riêng”, kịp định
hình một phong cách thơ trẻ trung, sôi nổi, mê đắm, tràn ngập niềm yêu đời và
yêu cuộc sống. Trong tập thơ, Lƣu Quang Vũ đã có những cảm nhận thật sâu
sắc và vô cùng trong trẻo, tinh tế về quê hƣơng đất nƣớc. Viết về quê hƣơng đất
nƣớc một đề tài muôn thuở, nhƣng ông đã góp đƣợc tiếng nói riêng của mình
“một tiếng nói nhỏ nhẹ và sâu”. Lƣu Quang Vũ đã để tâm hồn mình hịa theo
bƣớc đi của năm tháng trên đất nƣớc kì diệu. Một đất nƣớc mn sắc mn
hƣơng của thiên nhiên, một đất nƣớc khơng khí rộn ràng đầy thanh sắc trong
đêm lên đƣờng ra trận, một đất nƣớc với khơng khí xây dựng, nhựa sống đang

12


trào dâng rực rỡ. Bên cạnh đó, cịn là những tình cảm mến thƣơng với tuổi thơ,
với mẹ, với những rung động ngọt ngào trong tình u của ơng.
Đầu thập kỉ 70, khi đất nƣớc bƣớc vào giai đoạn cuối của cuộc kháng
chiến chống Mỹ, cũng là khoảng thời gian ghi dấu một bƣớc ngoặt mới đầy
biến động trong cuộc đời Lƣu Quang Vũ, là giai đoạn “gian khó, cơ đơn đến
cùng cực” gắn liền với những vần thơ “viển vông cay đắng u buồn”. Năm
1970, Lƣu Quang Vũ ra khỏi quân đội, trở về, không nghề nghiệp, không việc
làm, hạnh phúc gia đình tan vỡ. Tất cả những điều này, ơng đều dồn vào thơ.
Vì vậy, thơ Lƣu Quang Vũ có một giọng điệu khác, hồn tồn khác biệt với
giọng điệu chung của thời đại. Những sáng tác của ông trong giai đoạn này,
đƣợc tập hợp lại trong tập thơ Bầy ong trong đêm sâu. Đƣợc giới phê bình
đánh giá là những tác phẩm có giá trị, mang tinh thần hiện thực, làm phong phú
thêm sắc màu diện mạo thơ ca kháng chiến chống Mỹ nói riêng và thơ ca Việt

Nam hiện đại nói chung.
Tập thơ Mây trắng của đời tôi, đƣợc Lƣu Quang Vũ viết vào những
năm tám mƣơi. Là giai đoạn nhà thơ vƣợt qua khủng hoảng của cuộc đời,
những sáng tác trong Mây trắng của đời tôi ông viết ấm áp hơn, vui tƣơi hơn,
cái ấm áp đời thƣờng dễ thân với mọi ngƣời, nhƣng mạch thơ Lƣu Quang Vũ
không hề đứt nối; giai đoạn trƣớc kiến tạo cho giai đoạn sau. Sức mạnh của câu
thơ yêu đời đƣợc bắt đầu từ câu thơ mất mát. Ở giai đoạn này, ngòi bút của Lƣu
Quang Vũ vừa đề cập đến vấn đề nhỏ nhặt trong cuộc sống sinh hoạt hàng
ngày, nhƣ bài: Thằng Mý, Nhà chật, Buổi chiều đón con … vừa vƣơn tới
những vấn đề rộng lớn về quê hƣơng đất nƣớc, về ƣớc mơ khát vọng của con
ngƣời tới một thế giới tốt đẹp nhƣ bài: Đất nƣớc đàn bầu, Gió và tình u
thổi trên đất nƣớc tôi …
Bên cạnh Hƣơng cây - Bếp lửa (in chung với Bằng Việt), Mây trắng
đời tôi, Bầy ong trong đêm sâu thì Gió và tình u thổi trên đất nƣớc tơi
với hơn 100 thi phẩm có thể coi nhƣ một tuyển tập thơ trọn vẹn, công phu nhất

13


về hồn thơ đắm say Lƣu Quang Vũ. Qua tuyển thơ, ngƣời đọc có thể thấy
đƣờng thơ Lƣu Quang Vũ đƣợc thể hiện tƣơng đối rõ nét, từ những trong trẻo
đầu tiên của những ngày Hƣơng cây đầy say mê, náo nức cho đến những linh
cảm, những lo âu ban đầu về cuộc đời, rồi bi kịch vỡ mộng của con ngƣời đã
từng mang trong mình nhiều khát vọng, ƣớc mơ trƣớc cuộc sống hiện thực trần
trụi. Gió và tình yêu thổi trên đất nƣớc tôi mang đến cho độc giả một thế giới
tinh thần đầy phong phú của Lƣu Quang Vũ. Đó là nơi ơng thể hiện nhiều sắc
màu tình yêu: tình yêu với thành phố nơi mình sinh ra và lớn lên, tình u đơi
lứa, tình u với đất nƣớc, quê hƣơng, tình yêu bạn bè, đồng loại. Nhà thơ Vũ
Quần Phƣơng có nhận xét: “Đây là một tập thơ hay, có lẽ hay nhất trong các
tập của Lưu Quang Vũ. Tôi đọc và sửng sốt, đây là một Lưu Quang Vũ khác,

một Lưu Quang Vũ mà bạn bè cịn ít biết tới. Ở đây anh cơ đơn hơn, cay đắng
hơn và nhiều ý nghĩ của anh bế tắc quá. Nhưng cũng chính ở đây anh viết thực
chân thành, trái tim trần trụi nhoi nhóp đập sau nét chữ mảnh mai như chữ con
gái - chưa bao giờ tôi thấy thơ Lưu Quang Vũ chân thành đến tàn nhẫn với
chính mình như ở tập này.” [55, tr.356].
Dõi theo chặng đƣờng thơ Lƣu Quang Vũ, thơ Lƣu Quang Vũ cũng là
đời Lƣu Quang Vũ. Và một điều dễ nhận thấy, dƣờng nhƣ đối với ông niềm
đam mê thơ ca cịn lớn hơn cả kịch trƣờng. Ơng lặng lẽ miệt mài sáng tạo để có đƣợc
những vần thơ đích thực với nghệ thuật đắm chìm cùng thời gian, sống trong lòng
bạn đọc. Lƣu Quang Vũ xứng đáng là một gƣơng mặt đầy cá tính, độc đáo của nền
thơ ca Việt Nam hiện đại.
1.2.2.2. Truyện ngắn Lƣu Quang Vũ
“Truyện ngắn Lưu Quang Vũ là những truyện ngắn mang dư vị thơ. Và
những truyện ngắn hàm chứa nhiều chất kịch” [49, tr.231].
Đứng ở thời điểm cuối bảy mƣơi, đầu tám mƣơi mà nhìn lại, khi hào
quang chiến thắng hƣớng về tƣơng lai của dân tộc có phần nhạt đi trƣớc các

14


khó khăn và thử thách của đời sống, truyện của Lƣu Quang Vũ vừa mang nét
giao thoa của hai âm điệu, vừa đang nhích dần và chạm đến một gian đoạn mới.
Có thể thấy dễ dàng, trong văn xi của Lƣu Quang Vũ lúc này là sự tiếp
tục của Hƣơng cây. Hƣơng cây man mác tình quê hƣơng, tình ngƣời. Đọc Thị
trấn ven sông chúng ta thấy Lƣu Quang Vũ nói đƣợc nhiều điều, qua nhân vật
tơi của truyện. Đó là sự ghi nhận cái giờ khắc trƣởng thành, từ tuổi thơ qua tuổi
trẻ mà vƣợt lên thành ngƣời lớn của một thế hệ. Cái tuổi hai mƣơi vào đời
tƣởng vơ tƣ mà sớm có ý thức về trách nhiệm, sớm giàu có lên trong tình u
đất đai, với đồng loại và thời cuộc của nhân vật truyện, phải chăng cũng là sự
hóa thân của chính tác giả - lúc này cũng vào tuổi hai mƣơi, đang bƣớc vào đời

lính và làm thơ, những bài thơ đến từ Hƣơng cây của đất quê, của vƣờn nhà.
Những truyện ngắn Trang viết đầu tay, Ngƣời đƣa thƣ, Một chuyện ở
biên giới … đã đánh giá cao ý thức chính trị ở Lƣu Quang Vũ, “một ý thức hồn
nhiên, nó là sản phẩm của tuổi trẻ biết tự giác gắn số phận cá nhân với nhân
dân và đất nước” [49, tr.233].
Lƣu Quang Vũ có những truyện ngắn viết về đời sống xung quanh, về
những con ngƣời Lƣu Quang Vũ gặp thƣờng ngày, về mối quan hệ riêng biệt,
về những nỗi lớn lao hạnh phúc. Lê Minh Khuê cho rằng: “Truyện ngắn của
anh khi đó là có bản sắc riêng. Anh viết những truyện thường ngày vào thời
gian văn học thiên về cổ vũ.” [49, tr.241].
Nhƣng từ những năm (1975 - 1985) truyện ngắn của Lƣu Quang Vũ đã
“là tiếng nói của những người thường gặp, khơng to tát khơng lên gân, ai cũng
có thể tìm thấy chút riêng mình trong đó” [49, tr.241].
Hai tập truyện ngắn Ngƣời kép đóng hổ và Mùa hè đang đến, tập hợp
những truyện ngắn của Lƣu Quang Vũ đã đăng rải rác trên các báo và tạp chí từ
trƣớc đến nay. Nhƣng hầu nhƣ Lƣu Quang Vũ không viết về những gì “quyết
liệt” của cuộc sống. Những truyện ngắn của ông là những kỉ niệm về một miền

15


quê, về tuổi trẻ đầy ƣớc mơ khát vọng, về những con ngƣời bình thƣờng đã và
đang “làm nên” cuộc sống.
Đọc truyện ngắn Lƣu Quang Vũ, chúng ta thấy ông có một cách viết giản
dị, một cách kể chuyện dung dị và điềm đạm, lôi cuốn thấm sâu vào tâm trí
ngƣời đọc. Những truyện Đêm giao thừa năm ấy, Ngƣời kép đóng hổ, Đứa
con, Anh Thình đã để lại cho ngƣời đọc những ấn tƣợng khó quên, xúc động
đến nao lịng trƣớc tình đời, tình ngƣời đang tỏa sáng trong những con ngƣời
nhƣ anh Kép Hổ, cô Đào Nhƣ, anh Thình, mà những mất mát đắng cay của
cuộc đời vẫn không dập tắt đƣợc ở họ, những niềm khát khao vƣơn tới một cái

gì tốt đẹp hơn, hạnh phúc hơn.
Trong truyện ngắn của mình, Lƣu Quang Vũ đã khắc họa những bức
chân dung của những con ngƣời trong cuộc sống thƣờng ngày, với nhiều dáng
vẻ khác nhau, khá đa dạng và phong phú. Viết về những con ngƣời đáng quý,
những con ngƣời sống hết mình và sống có trách nhiệm với cuộc đời, để cho
mỗi tri thức của mình, mỗi việc làm của mình phải đem đến một cái gì đó, làm
thay đổi cuộc sống, làm cho cuộc sống tốt đẹp hơn, có ý nghĩa hơn trong
Trang viết cuối cùng, Ngƣời chiếu đèn, Một đêm của Giáo sƣ Tƣờng,
Ngƣời đƣa thƣ, Bạn già …; bên cạnh đó là những con ngƣời tầm thƣờng nhƣ
anh chàng Hiến trong Mùa hè đang đến, Bân trong Con ngƣời nhũn nhặn, Y
trong Anh Y, mới nhìn có vẻ nhƣ họ đáng u và đáng khâm phục đấy bởi vì
họ biết lấy lịng mọi ngƣời và có một vài uy tín nào đó nhƣng thực chất lại là
những kẻ bất tài vô dụng, đang là những con sâu ẩn trong đám lá xanh làm cho
cây đời héo đi, chùng xuống.
Có những truyện, Lƣu Quang Vũ viết về những con ngƣời của nghề nghiệp,
đó là: nghề viết, nghề thuốc, nghề giáo, nghề báo, nghề chiếu đèn … trong những
truyện Ngƣời kép đóng hổ, Ngƣời chiếu đèn, Trang viết cuối cùng, Một đêm
của Giáo sƣ Tƣờng, Đêm Giao thừa năm ấy … Qua những truyện ngắn đó, Lƣu
Quang Vũ muốn gửi đến bạn đọc một thông điệp: “Con người ta phải ràng buộc

16


với một cái gì, phải có ích với một ai đó chứ!” Hoa xuyến chi. Tất cả các truyện
của Lƣu Quang Vũ, đều khẳng định những con ngƣời nghề nghiệp với đức tính
đáng quý nhất là sự say mê, say với nghề đến mức có thể hi sinh mình.
Qua những trang viết của Lƣu Quang Vũ, ta nhận thấy: “Ngòi bút của
Lưu Quang Vũ không ồn ào”, truyện ngắn của Lƣu Quang Vũ “là những lời
nhắc nhở chúng ta phải có trách nhiệm với những gì mình đang sống, nếu cứ
bàng quan, ghẻ lạnh và tùy hứng thì rồi hạnh phúc sẽ trôi tuột đi trong niềm

hối tiếc. Hạnh phúc chỉ đến với những ai biết gìn giữ và phấn đấu cho nó”
[49, tr.245].
1.2.2.3. Kịch Lƣu Quang Vũ
Lƣu Quang Vũ làm thơ, viết truyện ngắn, viết báo, ở lĩnh vực nào ông
cũng gặt hái đƣợc những thành công nhất định. Từ thơ và chất thơ trong văn
xuôi, rồi từ chất văn xuôi của đời sống, đầu những năm tám mƣơi, Lƣu Quang
Vũ đã chuyển sang một thể loại khác đó là kịch.
Kịch là nơi Lƣu Quang Vũ có thể bộc lộ trực tiếp hơn những khám
phá và nhận thức của mình, là nơi ơng có thể đóng góp đƣợc một cách trực
tiếp và tích cực hơn cho cuộc sống. Có nhà phê bình đã nói rằng: “Lưu
Quang Vũ làm thơ để sống cho riêng mình và viết kịch là để sống cho mọi
người” [49, tr.277].
Lƣu Quang Vũ đến với sân khấu vào lúc sân khấu đang có những địi hỏi
khẩn thiết. Những năm cuối thập niên bảy mƣơi của thế kỉ XX, đất nƣớc ta vừa
trải qua cuộc chiến tranh tàn khốc và đang phải đối mặt với những khó khăn
của cuộc sống mới. Chiến tranh vừa đi qua, cuộc sống hịa bình ào tới. Thế
nhƣng cuộc sống mới đâu có bình lặng, xã hội nổi lên nhiều vấn đề phức tạp:
kinh tế suy thoái, những thế lực thù địch tấn cơng từ nhiều phía, cơ chế quan liêu
bao cấp để lại, những hậu quả hết sức nặng nề trên mọi lĩnh vực của đời sống
chính trị - xã hội. Hiện thực cuộc sống phức tạp bội phần ấy, đã dội vào đời sống
văn học nghệ thuật những con sóng dữ dội và mới mẻ. Giữa lúc ấy sự cởi mở về

17


mặt chính trị, và đƣờng lối xã hội là một động lực lớn thúc đẩy sự phát triển của
văn học. Đổi mới là nhu cầu tất yếu để nói lên sự thật của đời sống, đề cập tới
những vấn đề mà xã hội quan tâm. Trong khơng khí đổi mới, mẫn cảm nghệ sĩ
và ý thức công dân đã thôi thúc Lƣu Quang Vũ sáng tác nên những vở kịch chứa
đựng nhiều vấn đề nóng bỏng, gay cấn của đời sống xã hội.

Chọn cho mình con đƣờng viết kịch, Lƣu Quang Vũ đã tìm ra con đƣờng
ngắn nhất để đến với cơng chúng khán giả, để có dịp bộc lộ tình cảm, cảm xúc
của mình. Mỗi vở kịch của ơng gắn với những số phận, những cảnh đời khác
nhau, có niềm vui nỗi buồn, có khổ đau hạnh phúc. Lƣu Quang Vũ gửi gắm
trong đó những tâm tƣ, tình cảm, lẽ sống, lẽ làm ngƣời, cả những dự cảm về sự
sống và cái chết.
Trong khoảng gần mƣời năm, Lƣu Quang Vũ sáng tác đƣợc hơn năm
mƣơi vở kịch – một khối lƣợng tác phẩm đồ sộ khiến nhiều ngƣời kinh ngạc.
Ông đƣợc đánh giá là “Nhà viết kịch xuất sắc của thời kì hiện đại” [49, tr.278].
Trong hội diễn sân khấu tồn quốc năm 1980, Lƣu Quang Vũ cịn là một
tác giả trẻ và mới thì đến năm 1985, “Hiện tượng Lưu Quang Vũ là một phát
hiện hiếm thấy. Tám vở kịch của anh tham gia hội diễn thì sáu vở kịch được
tặng giải thưởng Huy chương vàng, hai Huy chương bạc. Đây là con số kỷ lục.
Sự xuất hiện rực rỡ của một tài năng mới đã gây được sự chú ý đặc biệt trong
dư luận” [49, tr.319].
Kịch Lƣu Quang Vũ khai thác nhiều đề tài, đi vào khám phá mọi mặt của
đời sống và con ngƣời. Căn cứ vào cốt truyện của kịch bản, có thể phân chia,
sắp xếp kịch Lƣu Quang Vũ ra nhiều loại:
- Loại dựa vào một số tích cũ của văn học dân gian rồi viết lại nhƣ: Lời
nói dối cuối cùng, Ơng vua hóa hổ, Nàng Si Ta, Đam San, Đơi đũa kim
giao, Hồn Trƣơng Ba da hàng thịt …
- Loại dựa vào một cốt truyện văn học để chuyển tải thành kịch nhƣ:
Hẹn ngày trở lại, Đơi dịng sữa mẹ, Chết cho điều chƣa có …

18


- Loại sáng tác về đề tài hiện đại: Mùa hạ cuối cùng, Thủ phạm là
ai, Cô gái đội mũ nồi xám, Tôi và chúng ta, Khoảnh khắc và vô tận,
Bệnh sĩ …

Kịch Lƣu Quang Vũ là tiếng nói phản ánh cuộc sống đang diễn ra với một
hiện thực tƣơi mới, gần gũi. Lƣu Quang Vũ có khả năng biến những chi tiết đời
thƣờng thành điểm nhìn nghệ thuật để tăng thêm sự hấp dẫn cho tác phẩm.
Trong sáng tác của mình, Lƣu Quang Vũ viết về nhiều khía cạnh khác
nhau trong cuộc sống. Từ đề tài công nghiệp trong Tôi và chúng ta, Khoảnh
khắc và vô tận, Quyền đƣợc hạnh phúc, Nếu anh không đốt lửa; đến đề tài
nông nghiệp trong Bệnh sĩ; từ ngành y tế trong Nguồn sáng trong đời, Vi
khuẩn Han - xen; đến ngành giáo dục trong Mùa hạ cuối cùng, Tin ở hoa
hồng; từ hậu phƣơng đến tiền tuyến trong Lời thề thứ chín, Điều khơng thể
mất từ chiến tranh đến hịa bình, từ thành thị đến nông thôn … tất cả đều đƣợc
hiện lên trong kịch Lƣu Quang Vũ với một ý nghĩa xã hội sâu sắc.
Trong số kịch của Lƣu Quang Vũ, những vở khai thác trực tiếp từ cốt
truyện dân gian tuy khơng nhiều nhƣng hầu hết các vở kịch đó đều đạt hiệu quả
nghệ thuật tƣơng đối cao. Vở kịch Hồn Trƣơng Ba da hàng thịt, là một vở
tiêu biểu nhất. Mặc dù đƣợc viết từ năm 1984 nhƣng đến năm 1987, trong
khơng khí đổi mới, mới đƣợc ra mắt cơng chúng. Vở kịch khơng chỉ nói đến sự
hịa hợp và ý thức đạo lý về phần hồn và phần xác con ngƣời, mà còn đề cao
cuộc đấu tranh cho sự hồn thiện nhân cách con ngƣời. Khơng chỉ đề cập đến
chuyện của một thời đại, mà còn đề cập đến chuyện của mn đời. Đó là triết
lý nhân sinh về lẽ sống, lẽ làm ngƣời. Cuộc sống chỉ có giá trị khi con ngƣời
đƣợc sống đúng là mình, đƣợc sống trong một thể thống nhất. Vở kịch Hồn
Trƣơng Ba da hàng thịt, khơng chỉ nói đến đời sống một cá nhân mà còn đặt
ra những vấn đề của đời sống xã hội.
Lƣu Quang Vũ, là một trong những tác giả mở đầu cho đề tài đổi mới.
Kịch Lƣu Quang Vũ, là một tiếng nói trẻ trung của một tấm lòng tha thiết với

19



×