Tải bản đầy đủ (.pdf) (117 trang)

Tìm hiểu thiên nhiên trong quốc âm thi tập và ức trai thi tập của nguyên trãi từ góc nhìn sinh thái

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.67 MB, 117 trang )

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN



..

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

LÊ THỊ THẢO

TÌM HIỂU THIÊN NHIÊN TRONG
“QUỐC ÂM THI TẬP” VÀ “ỨC TRAI THI TẬP”
CỦA NGUN TRÃI TỪ GĨC NHÌN SINH THÁI
Chun ngành: Văn học Việt Nam
Mã số: 60 22 01 21

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGƠN NGỮ
VÀ VĂN HĨA VIỆT NAM
Người hướng dẫn khoa học: TS. Trần Hải Yến

Thái Nguyên, năm 2015
i


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN



LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả


nghiên cứu nêu trong luận văn là trung thực và nội dung này chưa từng được
cơng bố trong bất kỳ cơng trình nghiên cứu nào trước đó.

Thái Nguyên, tháng 09 năm 2015
TÁC GIẢ

Lê Thi Tha
̣
̉o

XÁC NHẬN CỦA GV HƯỚNG DẪN

XÁC NHẬN CỦA KHOA NGỮ VĂN

TS. Trần Hải Yế n

ii


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN



LỜI CẢM ƠN
Bằng sự kính trọng và lịng biết ơn sâu sắc, tôi xin chân thành cảm ơn TS.
Trần Hải Yế n - người đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ tơi trong suốt q trình
thực hiện luận văn.
Tơi xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu, các thầy cô giáo khoa Ngữ
văn, khoa Sau đại học trường Đại học Sư phạm – Đại học Thái Nguyên đã
hỗ trợ và tạo điều kiện thuận lợi cho tơi trong q trình học tập, nghiên cứu

tại trường.
Cuối cùng, tơi xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc tới gia đình, bạn bè đã
động viên, quan tâm, chia sẻ và tạo điều kiện giúp tơi hồn thành tốt luận
văn này.
Thái Ngun, tháng 09 năm 2015
TÁC GIẢ

Lê Thi Tha
̣
̉o

iii


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN



DANH MỤC VIẾT TẮT
STT

Từ viế t tắ t

Từ đầ y đủ

1

Nxb

Nhà xuất bản


2

UTTT

Ức Trai thi tâ ̣p

3

QATT

Quố c âm thi tâ ̣p

iv


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN



MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN................................................................................................ i
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................... iii
DANH MỤC VIẾT TẮT .................................................................................. iv
MỤC LỤC ......................................................................................................... iv
MỞ ĐẦU ............................................................................................................. 1
1. Lý do chọn đề tài .......................................................................................... 1
2. Lịch sử vấn đề ............................................................................................... 1
3. Đố i tươ ̣ng và pha ̣m vi nghiên cứu ................................................................ 4
4. Ý nghiã khoa ho ̣c và thực tiễn của đề tài nghiên cứu ................................... 4

5. Phương pháp nghiên cứu .............................................................................. 4
6. Kế t cấ u đề tài ................................................................................................ 5
NỘI DUNG ......................................................................................................... 6
Chương 1 ............................................................................................................ 6
NHỮNG VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI .............................................. 6
1.1. Giản lươ ̣c về phê bình sinh thái và những khả năng của nó trong nghiên
cứu văn học Việt Nam ......................................................................................... 6
1.2. Thiên nhiên trong đời sống tinh thần Việt Nam thời trung đại .................. 13
1.3. Hai thi tập và những chặng đời của Nguyễn Trãi ...................................... 19
Tiểu kết ............................................................................................................. 23
Chương 2 .......................................................................................................... 24
MÔI TRƯỜNG THIÊN NHIÊN TRONG QATT VÀ UTTT ..................... 24
2.1. Hệ sinh vật trong QATT và UTTT ............................................................. 24
2.2. Những chuyể n vâ ̣n của thế giới tự nhiên .................................................... 39
2.3. Nơi chố n trong thơ Nguyễn Traĩ ................................................................ 47
Tiểu kết ............................................................................................................. 63
Chương 3 .......................................................................................................... 64
TRIẾT LÍ MƠI SINH CỦA NGUYỄN TRÃI .............................................. 64
3.1. Thiên nhiên – một môi sinh thuần khiết, lý tưởng ..................................... 64
3.2. Thiên nhiên - chuẩ n mực đa ̣o đức, thẩ m mỹ .............................................. 68
3.3. Thiên nhiên - đố i tươ ̣ng tu ̣ng ca, thưởng ngoa ̣n ......................................... 72
Tiể u kế t ............................................................................................................. 80
KẾT LUẬN....................................................................................................... 81
TÀ I LIỆU THAM KHẢO............................................................................... 83
PHỤ LỤC ......................................................................................................... 87
[1] BẢNG THỐNG KÊ THỰC VẬT, ĐỘNG VẬT VÀ ĐỊA DANH TRONG
UTTT .................................................................................................................. 87
[2] BẢNG THỐNG KÊ THỰC VẬT, ĐỘNG VẬT VÀ ĐỊA DANH TRONG
QATT.................................................................................................................. 96


iv


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN



[3] THỚNG KÊ TỪ “QUÊ” TRONG QATT .................................................. 109

v


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN



MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Nguyễn Trãi là một tác gia lớn của văn học Việt Nam. Đươ ̣c coi là người
mở đầ u cho nền thi ca cổ điể n Viê ̣t Nam, thơ của Nguyễn Trãi đã đươ ̣c nhiề u
nhà nghiên cứu tìm hiểu. Mảng thơ về thiên nhiên của Nguyễn Trãi cũng nằm
trong số đó. Tin
̀ h yêu thiên nhiên, mố i tri kỷ giữa tác giả và thiên nhiên, giá tri ̣
thẩ m mỹ đạo đức qua hin
̀ h ảnh thiên nhiên là những kế t luâ ̣n đươ ̣c nhiề u nhà
nghiên cứu rút ra. Đó là kế t quả của phương thức tiế p cận thiên nhiên từ góc
nhiǹ chủ đề /đề tài.
Phê bình sinh thái - Phê bình bàn về mố i quan hệ giữa văn ho ̣c và môi
trường - là mô ̣t trong những hướng nghiên cứu mới của phê bình văn ho ̣c. Kế
thừa những kết luận của các nhà nghiên cứu đi trước, vận dụng lí thuyết mới,

chúng tơi sẽ khảo sát la ̣i mảng sáng tác về thiên nhiên của Nguyễn Trãi theo
cách hình dung thiên nhiên như mô ̣t môi sinh của thi nhân. Cụ thể hơn, theo
hướng tiế p câ ̣n phê bình văn ho ̣c sinh thái, thiên nhiên trong thơ của Nguyễn
Trãi sẽ đươ ̣c tìm hiể u trong mố i quan hê ̣ tương tác với quan niêm
̣ của tác giả về
vũ tru ̣, quan niê ̣m đa ̣o đức và mỹ ho ̣c của ông về hê ̣ sinh thái.
2. Lịch sử vấn đề
Nguyễn Trãi là tác gia có tầm ảnh hưởng lớn đến nền văn học Việt. Trong
kho tàng tác phẩm mà Nguyễn Trãi để lại thì UTTT (Ức Trai thi tập) và QATT
(Quố c âm thi tập) là hai thi tập xuất sắc thể hiện được tài năng và nhân cách
của tác giả. Trong QATT và UTTT thì thơ thiên nhiên chiếm phần phong phú
nhất và đa dạng. Vì vậy mà bên cạnh rất nhiều cơng trình nghiên cứu về hai tập
thơ nói chung, có một số chuyên luận, phê bình đã đề cập đến thiên nhiên trong
thơ của Nguyễn Trãi với tư cách là đố i tươ ̣ng nghiên cứu chính. Có thể kể đến
một số tác giả như: Bùi Văn Nguyên, Pha ̣m Luâ ̣n, Đinh Gia Khánh, Nguyễn

1


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN



Huê ̣ Chi, Trầ n Đình Sử…Những bài viế t của các tác giả này đươ ̣c in trong cuố n
Nguyễn Traĩ về tác gia và tác phẩ m của Nhà xuấ t bản Giáo du ̣c, năm 2007.
Trong Pha ̣m vi luâ ̣n văn, chúng tôi chỉ phân tích những tác giả và bài viế t có
liên quan trực đế n nô ̣i dung nghiên cứu. Cu ̣ thể là bài viế t của các tác giả Mai
Trân, Nguyễn Thiên Thụ, Đặng Thanh Lê, N.I. Niculin, Lã Nhâm Thìn, Phạm
Luận.
Trong bài viết “Thiên nhiên trong thơ Nguyễn Trãi”, tác giả Nguyễn Thiên

Thụ đã trình bày rất khúc triết về vai trị của thiên nhiên trong thơ của Nguyễn
Trãi. Thiên nhiên vừa là nguồn mỹ cảm vừa là người bạn thân của thi nhân
đồng thời cũng là biểu tượng của chân thiện mỹ. Với viê ̣c chỉ ra và phân tích
những hình ảnh thiên nhiên quen thuộc thường được các nhà nho ưa dùng để
thể hiện quan điểm đạo đức của người quân tử: Nhân-nghĩa-lễ-trí-tín (như tùng
-trúc-cúc-mai); hay triết lý Lão giáo và Phật giáo (được thể hiện qua bài Hồng
tinh, Hịe, Mộc cận, Lão hạc, Miêu…). Nguyễn Thiên Thụ khẳ ng đinh:
̣ Nguyễn
Traĩ không đi chệch khỏi khuynh hướng: “văn dĩ tải đạo, thi dĩ ngơn chí” của
văn học Viê ̣t cổ . Bên ca ̣nh đó, “Tả cảnh ngu ̣ tình” cũng là điể m dễ nhâ ̣n qua
các bài thơ viế t về thiên nhiên của Nguyễn Traĩ [16, 778].
Đă ̣t thiên nhiên của Nguyễn Traĩ trong dòng văn ho ̣c yêu nước, nhà nghiên
cứu Đă ̣ng Thanh Lê nhâ ̣n đinh:
̣ “Thơ thiên nhiên của Nguyễn Trãi kết tinh khá
đầy đủ những khuynh hướng thẩm mỹ của văn hóa cổ Việt Nam đối với đề tài
này: nhãn quan tơn giáo của nhà Phật, tâm trạng thốt ly của nhà nho, truyề n
thố ng yêu nước anh hùng và cảm hứng nhân đạo chủ nghiã của nhân dân lao
động, của dân tộc Viê ̣t Nam” [16, 798]. Đă ̣c biêt,̣ tác giả đã chỉ ra những nét
bút hùng tráng của Nguyễn Traĩ khi miêu tả thiên nhiên qua những điạ danh
lich
̣ sử gắ n liề n với những trâ ̣n thắ ng lớn của dân tô ̣c. Tuy nhiên điạ danh đươ ̣c
tác giả tâ ̣p trung chủ yế u trong tác phẩ m “Bình Ngô đa ̣i cáo” và “Ba ̣ch Đằ ng
hải khẩ u” chứ chưa khảo sát trong UTTT và QATT.
2


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




Trong ć n “Thơ Nơm đường luật”, tác giả Lã Nhâm Thìn đã có sự thớ ng
kê cũng như phân tích khá tỉ mỉ về hê ̣ thố ng đề tài, chủ đề thiên nhiên của các
tác giả thơ Nôm, mà người giữ vi ̣ trí “khai sơn phá tha ̣ch” là Nguyễn Traĩ . Tác
giả đã chỉ ra những điể m khác biê ̣t giữa thơ thiên nhiên trong thơ chữ Hán và
thơ chữ Nôm của các tác giả nói chung và Nguyễn Traĩ nói riêng. Tác giả cũng
chỉ ra những loài đô ̣ng vật, thực vâ ̣t chưa từng xuấ t hiê ̣n trong thơ ca trước đó
(niề ng niễng, đòng đong, núc nác, mồ ng tơi, muố ng, mùng, đậu kê, bèo…) để
khẳ ng đinh
̣ phong cách bình di,̣ đậm tính dân tô ̣c trong thơ thiên nhiên của Ức
Trai. Nhà nghiên cứu Lã Nhâm Thìn đánh giá rấ t cao thơ thiên nhiên trong
QATT của Nguyễn Traĩ : “Những bức tranh thiên nhiên của Nguyễn Trãi
phong phú và nhiều tới mức phòng tranh thiên nhiên không đủ chỗ trưng bày,
nhà thơ đã phải treo sang cả những phòng tranh dành cho mảng đề tài khác”
[27, 57]. QATT cũng là nơi chấ t trữ tình, chấ t thi si ̃ của Nguyễn Traĩ đươ ̣c bô ̣c
lô ̣ đâ ̣m nét nhấ t. Hoă ̣c: “Thơ thiên nhiên là một thể tài độc lập của thơ ca, lấy
thiên nhiên làm đối tượng thẩm mỹ chủ yếu thông qua miêu tả cảnh vật để bộc
lộ tâm tình” [30]. Nói cách khác, theo nhà nghiên cứu Lã Nhâm Thìn thiên
nhiên là tiǹ h yêu rô ̣ng lớn của Ngyễn Trãi; đồ ng thời hiǹ h ảnh đó đã đươ ̣c
Nguyễn Traĩ thể hiê ̣n theo đúng tinh thần “tả cảnh ngụ tình” truyền thống [27].
Có thể thấ y các cơng trình đi trước đã khẳ ng đinh
̣ đươ ̣c: tiǹ h yêu thiên
nhiên, sự hòa cảm với thiên nhiên cũng như vai trò đă ̣c biêṭ của thiên nhiên
trong viêc̣ truyề n tải tư tưởng và là phương tiê ̣n để bày tỏ, bô ̣c lô ̣ cảm xúc, tâm
tư của Nguyễn Traĩ . Đă ̣c biêṭ đă ̣t hai thi tâ ̣p ở thế đố i sánh thì nhâ ̣n thấ y rõ ràng:
khi miêu tả thiên nhiên, Nguyễn Trãi đã “trung hòa” được hai phương diện
tưởng như đối cực với: thiên nhiên trong UTTT là thiên nhiên hùng vĩ, hồnh
tráng, với những địa danh nởi tiếng gắn với lịch sử hào hùng của dân tộc với
những hình ảnh ước lệ, quen thuộc qua đó thấy tâm hồn cao rộng, khống đạt,
phong tình và tinh tế; còn thiên nhiên trong QATT là thiên nhiên mang phong


3


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN



vị dân tộc, phong vị đồng quê với những hình ảnh giản dị, mộc mạc lần đầu
tiên xuất hiện trong thơ ca cổ điể n. Có thể nói, những tiế p câ ̣n đó đã cha ̣m đế n
thiên nhiên với tư cách mô ̣t môi trường số ng, nhưng về căn bản đó vẫn là cách
nhiǹ thiên nhiên như mô ̣t đề tài.
3. Đố i tươ ̣ng và pha ̣m vi nghiên cứu
- Đối tượng của đề tài là những thi phẩ m viế t về thiên nhiên hoặc mang
hình ảnh của thế giới tự nhiên trong hai thi tâ ̣p QATT và UTTT của
Nguyễn Traĩ .
- Pha ̣m vi vấ n đề : Viê ̣c khảo sát này sẽ tập trung tìm hiể u thiên nhiên như
một môi trường số ng và sự tác đô ̣ng qua lại giữa thiên nhiên và tác giả.
- Pha ̣m vi tư liê ̣u: Chúng tố i sử du ̣ng các bài thơ trong hai công trình sau:
Quố c âm thi tập - Nguyễn Trãi, phiên âm và chú giải, của nhà nghiên
cứu Pha ̣m Luận, Nxb Giáo du ̣c – Hà Nô ̣i, năm 2012.
Ngũn Trãi toàn tập, Nxb Văn hóa thơng tin – Hà Nô ̣i, năm 2011.
4. Ý nghiã khoa ho ̣c và thư ̣c tiễn của đề tài nghiên cứu
Mu ̣c đích của chúng tôi khi thưc̣ hiê ̣n đề tài nà y là tìm hiể u thiên nhiên
trong hai tâ ̣p thơ của Nguyễn Trãi từ cách nhìn của Phê bình sinh thái.
Hướng đi nà y hứ a he ̣n mở ra cách hiể u mới cho những tác phẩm văn ho ̣c đã
trở thành kinh điển của nề n văn ho ̣c cổ ; đồ ng thời đưa la ̣i những bài học, gơ ̣i
ý cho viê ̣c bảo vê ̣ và ta ̣o lâ ̣p ý thức về một môi sinh tố t đe ̣p cho con người
cả về vâ ̣t chấ t và tinh thầ n. Đó chính là những đóng góp mà chúng tơi hy
vo ̣ng có thể mang lại sau khi thưc̣ hiện đề tài nà y.
5. Phương pháp nghiên cứu

Để giải quyế t tố t mu ̣c tiêu của công trình, trong quá trình thực hiê ̣n
chúng tôi tiế n hành kế t hơ ̣p các phương pháp sau:
4


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN



- Phương pháp văn ho ̣c sử.
- Phương pháp hê ̣ thố ng-cấ u trúc
- Phương pháp phân tích tổ ng hơ ̣p.
- Phương pháp so sánh.
- Phương pháp thố ng kê, phân loa ̣i.
- Phương pháp Phê biǹ h sinh thái trong văn ho ̣c
6. Kế t cấ u đề tài
Ngoài phầ n Mở đầ u, Kế t luâ ̣n, Tài liêụ tham khảo, luận văn “Tim
̀ hiểu
thiên nhiên trong Quố c âm thi tập và Ức Trai thi tập của Nguyễn Trãi từ góc
nhìn sinh thái” gồm 3 chương:
Chương 1: Những vấ n đề liên quan đế n đề tài
Chương 2: Môi trường thiên nhiên trong QATT và UTTT
Chương 3: Triế t lí môi sinh của Nguyễn Traĩ

5


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




NỢI DUNG

Chương 1
NHỮNG VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
1.1. Giản lươ ̣c về phê bình sinh thái và những khả năng của nó trong
nghiên cứu văn học Việt Nam
Con người vốn có nguồn gốc tự nhiên. Trải qua q trình tiến hóa, con
người đã dần thốt khỏi giới tự nhiên để trở thành một cá thể độc lập. Đó cũng
là quá trin
̀ h biế n đổi mố i quan hê ̣ con người-tự nhiên.
Ở thời kì đầu, vì chưa hiểu rõ về sự vận hành của trời đất, quy luật của
các hiện tượng tự nhiên cũng như sống hoàn toàn phụ thuộc vào tự nhiên nên
con người ngun thủy ln nhìn tự nhiên bằng ánh mắt khiếp sợ và thành kính.
Thần thoại suy nguyên với ý thức hệ thần linh chủ nghĩa hồn tồn phù hợp với
việc phản ánh trình độ tư duy, khả năng phân tích và cung cách ứng xử của con
người với tự nhiên thời kì đó.
Dầ n dầ n quá trình lao động sản xuất giúp con người ngày mô ̣t hiểu rõ
hơn về tự nhiên. Thay vì việc khiếp sợ tự nhiên, con người học cách chung
sống hài hịa với tự nhiên.
Có thể nói, con người thời cở trung đại khơng tách rời mình ra khỏi tự
nhiên là do con trong thời kì đó cịn sống chủ yếu vào nơng nghiệp, họ chưa
nhìn nhận tự nhiên như là một đối tượng để khai thác, chiếm hữu mà chủ yếu
sống hài hòa trong quan hệ “nhất thể”. Văn học trung đại với mảng sáng tác
đồng quê đã thể hiện rõ quan hệ “thiên nhân tương dữ”, “thiên địa vạn vật nhất
thể” đó.

6



Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN



Sự xuất hiện bước đầ u của khoa học kĩ thuật ở thời kì Phục hưng, chính
thức đánh dấu bước phát triển nhảy vọt của con người trong việc khai phá thiên
giới. Cho phép con người thoát khỏi nỗi sơ ̣ haĩ thế giới thầ n linh; cho phép con
người nhin
̀ ra những khả năng của chính mình và đă ̣t mình vào trung tâm của
các giá tri.̣ Cách ứng xử với tự nhiên cũng theo đó mà thay đởi. Tuy nhiên chỉ
đế n thế kỷ Ánh sáng, khi tư duy lý tính lên ngôi, do khoa học kỹ thuâ ̣t phát triể n
thêm một bước thì mố i quan hê ̣ con người-tự nhiên mới thực sự có biế n đổ i lớn.
Con người coi thiên nhiên là khách thể mà mình có thể chiếm lĩnh, trinh phục
và thống trị.
Gurevits đã viết rất thuyết phục như sau: Sự phát triển của dân cư thành
thị với mọt phong cách tư duy mới, duy lí hơn bắt đầu làm biến đởi cách cảm
thụ thiên nhiên truyền thống. Con người sống trong những điều kiện của văn
minh đơ thị đã hình thành ít phụ thuộc hơn vào những nhịp độ của tự nhiên, nó
tách mình ra khỏi tự nhiên dứt khốt hơn, nó bắt đầu quan hệ với tự nhiên như
là với khách thể [9, 96].
Nhưng càng ngày, thực tế càng cho thấy, sự tác động của con người lên
thế giới tự nhiên đã dẫn đến hàng loạt những hiện tượng biến đổi đang có nguy
cơ đe dọa đến chính sự tồn tại của con người. Đó chính là “sự trả thù của giới
tự nhiên” với sự tàn phá khốc liệt của con người.
Sống cách chúng ta hàng trăm năm, Ănghen đã sớm nhận ra được vị trí
cũng như những sai lầm của con người trong mối quan hệ với tự nhiên: Chúng
ta hoàn tồn khơng thống trị được giới tự nhiên như một kẻ xâm lược đi thống
trị một dân tộc khác. Bởi lẽ: Chúng ta nằm trong lòng giới tự nhiên và tất cả sự
thống trị của chúng ta đối với tất cả các sinh vật khác là chúng ta nhận thức
được các quy luật của giới tự nhiên và có thể sử dụng được những quy luật đó

một cách chính xác. Và quan trọng hơn cả là con người “không nên quá tự hào

7


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN



về những lần thắng lợi của chúng ta với giới tự nhiên. Bởi vì, cứ mỗi lần ta đạt
được thắng lợi là một lần giới tự nhiên trả thù lại chúng ta” [14, 187].
Nguy cơ sinh thái được xem là một trong những đe dọa nghiêm trọng
nhất đối với sự sống của con người ở thế kỉ XX được đưa lên bàn nghị sự. Cốt
lõi của vấn đề nằm ở chỗ, nguy cơ sinh thái có nguồn gốc khơng phải ở bản
thân hệ sinh thái mà chính là ở hệ thống văn hóa của con người. Cụ thể là ở
cách ứng xử, cách tương tác của con người với môi trường thiên nhiên. Đây là
nguyên do dẫn đến sự ra đời của khoa sinh thái học mà phê bình sinh thái là
một bộ phận cấu thành.
Sinh thái học (Ecology) được hình thành từ giữa những năm 30 của thế
kỉ XX. Thuật ngữ này có nguồn gốc từ chữ Hy Lạp, bao gồm hai phần là
“Oikos” chỉ nơi sinh sống và “Logos” là học thuyết. Sinh thái học được hiểu
theo nghĩa hẹp là khoa học về nơi ở. Phát triển rộng ra là khoa học nghiên cứu
mối quan hệ giữa sinh vật với môi trường xung quanh. Như vậy sinh thái học là
học thuyết về nơi sinh sống của sinh vật, là môn học về quan hệ tương hỗ sinh
vật và môi trường hay chính là khoa học về mơi sinh (Environmental Biology)
[14, 18]. Vai trị của mơn khoa học này nhanh chóng được khẳng định ở cả lí
luận và thực tiễn. Cụ thể là:
Về lí luận: sinh thái học giúp con người hiểu biết sâu hơn về bản chất
của sự sống trong mối tương tác với các yếu tố của môi trường. Từ đó, tạo ra
nguyên tắc và định hướng cho các hoạt động của con người với thiên nhiên để

phát triển nền văn minh ngày càng hiện đại.
Về thực tiễn: sinh thái học giúp nâng cao năng suất, hạn chế, tiêu diệt
dịch bệnh, bảo vệ đời sống sinh vật, khai thác hợp lí tài nguyên thiên nhiên,
đảm bảo cho sự phát triển bền vững của sinh vật (trong đó có con người).

8


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN



Hệ sinh thái được cấu thành bởi sinh thái học tự nhiên và sinh thái học
nhân văn. Con người trong hệ sinh thái tự nhiên được nghiên cứu về nguồn gốc,
sự thích nghi cũng như sự tương tác của con người với các yếu tố tự nhiên. Con
người trong hệ sinh thái nhân văn được nghiên cứu ở mối quan hệ qua lại và sự
tác động lẫn nhau giữa con người với nhau trong môi trường sống và giữa môi
trường xã hội và mơi trường tự nhiên. Tính nhân văn của mơi trường được thể
hiện ở dấu ấn của con người ảnh hưởng lên thế giới tự nhiên.
Đến những năm 70 của thế kỉ, trước cuộc khủng hoảng sinh thái mang
tính tồn cầu, Chủ nghĩa Sinh thái đã được ra đời đánh dấu mốc bởi Tuyên
ngôn môi trường nhân loại. Tuyên ngôn được Hội nghị môi trường Liên Hợp
Quốc thông qua năm 1972 với nội dung chính nói về nguy cơ của cuộc khủng
hoảng mơi trường chưa từng có trong lịch sử nhân loại. Tiếp đó khi khái niệm
“deep ecology” – “sinh thái học sâu” được Naess phát minh ra thì vấn đề về
sinh thái tinh thần của con người đã có một tư tưởng sâu sắc. Từ đó Sinh thái
học được xuyên qua rất nhiều những nhánh nghiên cứu nhỏ: triết học sinh thái,
chính trị sinh thái, luân lí học sinh thái, tâm lí học sinh thái , nhân loại nhân văn
sinh thái… Người đầ u tiên đươ ̣c coi là ho ̣c giả phê bình sinh thái là Chery
Glotfelty. Bà đã đưa ra mô ̣t đinh

̣ nghiã về phê bình văn ho ̣c sinh thái và đươ ̣c
nhiề u người chấp nhâ ̣n là: “phê bình bàn về mối quan hệ giữa văn học và tự
nhiên” [34]. Chery Glotfelty đã trở thành học giả đầu tiên được mang danh hiệu
“giáo sư mơi trường”.
Như vâ ̣y, Phê bình văn ho ̣c sinh thái là sự kết hợp giữa Sinh thái học với
Văn học nghệ thuật giống như Phê bình Văn hóa học hay Phê bình Phân tâm
học. Nhưng “Phê bình sinh thái không phải đem phương pháp nghiên cứu sinh
thái học, sinh vật hóa học, tốn học hoặc phương pháp nghiên cứu của bất kì
khoa học tự nhiên nào khác vào phân tích văn học, “nó chỉ dẫn nhập quan
niệm cơ bản nhất của triết học sinh thái vào phê bình văn học mà thôi” [34].
9


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN



Mă ̣t khác, khái niê ̣m Phê bình văn ho ̣c sinh thái cũng mă ̣c nhiên xác đinh
̣ đố i
tươ ̣ng của nó là văn học sinh thái.
Ở thời kì đầu của phê bình văn ho ̣c sinh thái thì các tác phẩm được coi là
Văn học sinh thái là những tác phẩm miêu tả phong cảnh tự nhiên, hay sự gắn
kết của con người với nơi chốn qua đó thể hiện tình yêu thiên nhiên của tác giả.
Nhưng qua quá trình phát triển, thấy rõ được vai trị của phê bình sinh thái
trong việc thay đởi cũng như tái hình thành quan hệ hòa hợp giữa con người với
tự nhiên thì nơ ̣i hàm của văn học sinh thái được mở rộng. Văn học sinh thái có
thể hiểu là những tác phẩm văn học viết về mối quan hệ giữa con người với
môi trường, cách con người tương tác với môi trường, và về nguy cơ sinh thái
do phương thức tác động khơng tương thích của con người đế n môi trường
số ng... Cách hiểu này cho phép những tác phẩm thoạt nhìn khơng có hình

tượng con người hay khơng miêu tả về tự nhiên nhưng chỉ cần có căn nguyên
văn hóa tư tưởng dẫn đến nguy cơ sinh thái, chỉ cần có ảnh hưởng đến quan hệ
giữa con người với tự nhiên có thể “gia nhâ ̣p” vào văn học sinh thái.
Như vậy, phê bình văn ho ̣c sinh thái được ra đời trước yêu cầu cấp thiết
của nguy cơ khủng hoảng môi trường sinh thái, và có nhiê ̣m vu ̣ phân tích các
tác phẩm văn chương và đưa ra cảnh báo về môi trường. Bằng cách phân tích
các diễn ngơn về thiên nhiên và mơi trường để tác động đến tâm thức cũng như
điều chỉnh nhận thức của con người. Khắc phục những ngộ nhận về môi trường
để từ đó có những hành động đúng đắn hơn, hướng đến sự phát triển bền vững.
Đồng thời và quan trọng hơn cả là xây dựng một chủ nghĩa nhân văn mới mà ở
đó con người biết nghe tiếng nói của thiên nhiên ta ̣o ra mô ̣t mố i quan hê ̣ hài
hòa cho con người và tự nhiên. Ngoài ra, phê bình văn ho ̣c sinh thái cũng góp
phần giúp cho các tác phẩm văn học của quá khứ được nhìn nhận mới mẻ và
đầy đủ hơn.

10


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN



Trong những năm gần đây, ở Việt Nam, phê bình sinh thái đã được các
nhà nghiên cứu phê bình văn ho ̣c bước đầu tiếp cận thông qua một số các bản
dịch để thu hoạch những điểm căn bản với tư cách là một phương pháp lí
thuyết mới của lí luận phê bình. Phê biǹ h sinh thái gầ n đây đã đươ ̣c giới thiêụ
vào đời số ng học thuâ ̣t Viê ̣t Nam qua mô ̣t số bản dich,
̣ như: Văn chương và môi
trường của Lawrence Buell, Ursula K. Heise, Karen Thornber (Nguyễn Hạnh
Quyên dịch, Trần Hải Yến hiệu đính), Những tương lai của phê bình sinh thái

và văn học Phê bình sinh thái của tác giả Karen Thornber (Hải Ngọc dịch) [34],
Phê bình sinh thái - Khuynh hướng văn học mang tính cách tân và Phê bình
sinh thái-Cội nguồn và phát triển của ho ̣c giả Trung Quố c Đồ ng Khánh Biń h
(Đỗ Văn Hiểu dich)
̣ [1],[2]. Hoă ̣c những nhìn nhâ ̣n ban đầ u như: tham luâ ̣n của
Trần Hải Yến “Nghiên cứu, phê bình hiện đại và di sản văn hóa: nhìn từ cách
Sinh thái học tìm lại tam giáo” trình bày ta ̣i Hơ ̣i thảo Phát triển văn học Việt
Nam trong bối cảnh đổi mới và hội nhập quốc tế (tháng 5/2014), Phê bình sinh
thái – Nhìn từ lí thuyết giải cấu trúc của Nguyễn Thị Tịnh Thy [31]. Bên cạnh
đó là xự suất hiện của những bài viết mang tính thực hành, sử dụng lí thuyết
Phê bình sinh thái vào tìm hiểu các tác phẩm cụ thể như: Bước đầu tìm hiểu
truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp từ điểm nhìn phê bình sinh thái của Đặng Thái
Hà. Trong bài viết, tác giả đã phát hiện và trình bày những phản ứng cụ thể của
diễn ngôn văn học đương đại của Nguyễn Huy Thiệp trước thực trạng môi
trường. Mọi xem xét trong bài viết được bắt đầu từ sự đối sánh những cách
“phản ứng”, “kiến tạo”, “trình hiện” trong văn xi Nguyễn Huy Thiệp với
chính hệ thống phân cấp nhị nguyên luận đã trở thành cố hữu. Qua đó đưa ra
một cái nhìn chung nhất về sự dịch chuyển của hệ giá trị trong tiến trình đởi
mới văn học, được mang lại từ sự thức nhận các vấn đề sinh thái [7].
Tiếp nữa là bài viết Những ngọn gió Hua Tát của Nguyễn Huy Thiệp
nhìn từ lí thuyết phê bình sinh thái của tác giả Vũ Minh Đức [5]. Tác giả tiến

11


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN



hành đọc tập truyện Những ngọn gió Hua Tát của Nguyễn Huy Thiệp với mong

muốn khám phá thêm về tác giả tác phẩm qua đó tác giả thấy được giá trị tích
cực của Phê bình sinh thái, và sự cần thiết trong việc tìm hiểu và phát triển, áp
dụng lí thuyết này trong nghiên cứu văn học với mục tiêu định hướng cho văn
học hướng tới nhiệm vụ bức thiết đối với đời sống: góp phần gìn giữ sự cân
bằng của mơi trường sinh thái [5]. Gần đây nhất là bài viết Biến đổi môi trường
sống – nhân tố thúc đẩy không gian văn hóa mới trong thơ Tú Xương của tác
giả Dương Thu Hằng [8]. Trong nghiên cứu này, sử dụng lí thuyết Phê bình
sinh thái vào phân tích tác phẩm văn học trung đại. Đặc biệt lại là với Tú
Xương, một tác giả rất ít thơ viết về thiên nhiên. Hình ảnh thiên nhiên gần như
vắng bóng trong thơ ơng. Tác giả bài viết đã một lần nữa tái khẳng định địa hạt
rộng mở của văn học sinh thái.
Có thể thấ y so với các khuynh hướng nghiên cứu văn học khác thì phê
bình văn ho ̣c sinh thái vẫn là một khuynh hướng nghiên cứu mới, có sự phát
triển rất đa dạng trong các lĩnh vực và đặc biệt là khơng bị gị bó, khn ép
trong bất kỳ một phương pháp đơn lẻ nào. Học giả Timothy Clark đã nhận định:
“Phê bình sinh thái đã tạo được một khu vực hoạt động rất năng động, chưa
đánh giá hết được, nơi các vấn đề, các chuyên ngành học thuật chính trị giao
cắt nhau. Sức mạnh tiềm tàng của nó khơng phải chỉ như một nhánh phê bình
văn học khác, được đặt bên trong những biên giới thiết chế đã có sẵn mà ở chỗ
nó là một cách tiếp cận mang tính khiêu khích cả trong việc phân tích văn học
lẫn những vấn đề vừa động hiện, vừa che khuất lẫn nhau của khoa học, đạo đức,
chính trị và thẩm mỹ [34]. Như vậy, hiện tại Phê bình sinh thái vẫn còn ở trạng
thái “trăm hoa đua nở”. Đây vừa là khó khăn, thách thức nhưng đồng thời cũng
tạo cơ hội để các nhà nghiên cứu phê bình khám phá và thử nghiệm. Không chỉ
nền văn học phương Tây mà cả nền văn học phương Đông cũng sẽ là một mảnh
đất hứa hẹn khai phá được nhiều nguồn lợi cho Phê bình sinh thái.

12



Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN



1.2. Thiên nhiên trong đời sống tinh thần Việt Nam thời trung đại
Ở thời kì trung đại Việt Nam, con người sống chủ yếu bằng nông nghiệp
nên phải dựa vào thiên nhiên để tồn tại và phát triển. Bởi thế họ luôn sống hòa
hợp với thiên nhiên. Tra ̣ng thái và nguyên tắ c chi phố i mố i quan hê ̣ này đươ ̣c
thể hiê ̣n rấ t rõ trong hệ thố ng tư tưởng của Phâ ̣t giáo, Nho giáo và Đa ̣o giáo ba hệ tư tưởng đă ̣c biê ̣t quan trọng đố i với các hoa ̣t đô ̣ng tinh thầ n, trong đó có
văn chương nghê ̣ thuâ ̣t của con người Đông Á thời trung đa ̣i.
Trước hế t là Phâ ̣t giáo: đây là hê ̣ tư tưởng, tơn giáo có vị trí tối trọng ở
Việt Nam với nhánh Thiền tông. Khả năng dung hịa với những tín ngưỡng, tơn
giáo khác giúp cho Phật giáo Thiền tơng có số lượng mơn đệ đơng đảo nhất. Tư
tưởng chủ đạo của Phật giáo là dạy con người hướng thiện, số ng yên vui trong
thực tại. Triết học Phật giáo coi các hiện tượng trong vũ trụ này là tương tác và
tương hỗ nhau. Kinh Tạp a hàm đưa ra khái niê ̣m “Duyên khởi” và định nghĩa
là: Cái này có nên cái kia có, cái này sinh nên cái kia sinh…cái này không nên
cái kia không, cái này diệt nên cái kia diệt [25]. Trong đó, Duyên là điều kiện
và nguyên nhân của cái kia. Như vậy, mọi sự vật đều do điều kiện và nguyên
nhân mà tồn tại, và biến mất khi điều kiện và nguyên nhân mất đi: Có nhân có
duyên tập thành thế gian, có nhân có duyên thế gian tập thành, có nhân có
duyên diệt thế gian, có nhân có duyên thế gian diệt [25]. Mọi vật đều “vô
thường” (luôn luôn vận động biến đổi) trong vũ trụ và tồn tại trong mối quan hệ
nhân-quả. Tất cả các sự vật đề u là q trình ln thay đởi khơng ngừng và tồn
tại nhờ vào nhân duyên.
Phật giáo cũng là tôn giáo đặc biệt khơng cơng nhận có một đấng tối cao
chi phối đời sống của con người, không ban phúc hay giáng họa cho ai mà
trong cuộc sống mỗi người phải tuân theo luật Nhân – Quả. Nhân là nguyên
nhân, Quả là kết quả, quả báo. Như vậy con người làm việc thiện thì được


13


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN



hưởng phúc cịn làm việc ác thì phải chịu báo ứng. Nếu mọi vật trong vũ trụ
đều nương tựa vào nhau thì cũng đều chịu sự chi phối của luật Nhân – Quả.
Con người giống như bao sinh vật khác là một thành phần của thế giới tự
nhiên. Là “cái này” trong trường hợp này nhưng cũng là “cái kia” trong trường
hợp khác. Con người không thể tồn tại tách biệt với thiên nhiên mà phải có sự
quan hệ gắn bó khăng khít. Như đã nói, Dun khởi là một q trình biến đổi
không ngừng và phụ thuộc vào nhân duyên nên con người là một thành phần
phải tham gia vào sự biến đởi đó và tham gia với mục đích tối thượng phải là
duy trì mối quan hệ hài hịa, nương tựa vào nhau.
Mô ̣t quan niê ̣m khác cũng có vai trò quan tro ̣ng trong tư tưởng của Phật
giáo là quan điểm bình đẳng phở biến thơng qua ý niê ̣m: “Chúng sinh tuy
khơng giống nhau nhưng đều có phật tính”. Sự bình đẳng bao gồm cả bình
đẳng giữa người với người, giữa người với sinh loài khác, giữa người với vâ ̣t
cảnh. Có thể nói khái quát là mọi vật tồn tại trong vũ trụ (có sinh mệnh hay
khơng có sinh mệnh) đều bình đẳng với nhau bởi giá trị tồn tại ở bên trong, ở
Phật tính. Quan điểm Bình đẳng phổ biến của Phật giáo có thể coi là nguyên tắ c
cân bằng của hệ sinh thái [25].
Bàn về mối quan hệ giữa con người với thiên nhiên được đề cập trong
Phật giáo không thể bỏ qua chủ trương “Phá ngã chấp, đoạn tham dục” của đạo
Phật. Giáo luật được xây dựng xuất phát từ thực tế điều hành Tăng đàn với
những quy định, điều cấm nhằm hướng mọi người tới Chân – Thiện – Mỹ để
giác ngộ và giải thoát. Chi tiế t hóa điề u này, Phâ ̣t giáo đưa ra khái niê ̣m “Ngũ
giới” và “Thập thiện”. Điều đáng nói là cả “Ngũ giới” và “Thập thiện” đều đề

cập đến nguyên tắ c đầu tiên là: Không sát sinh. Đây vừa coi là điều cấm vừa
coi là đạo đức. “Ngã chấp” được coi là nguồn gốc của mọi điều ác, là căn
nguyên của mọi sự sai lầm vì vậy mà phải “phá”. “Tham dục” cũng là nguyên

14


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN



nhân căn bản khiến chúng sinh đau khở vì vậy mà phải “đoạn”. Như vậy có thể
coi việc “khơng sát sinh” là chuẩn mực đạo đức quan trọng hàng đầu của Phật
giáo. Đặt trong mối quan hệ với thuyết Duyên khởi và luật nhân - quả thì quan
điểm của Phật giáo về mối quan hệ của con người với sinh vật càng trở nên
sáng rõ. Bên cạnh việc không sát sinh ăn chay niệm phật thì việc phóng sinh,
hộ sinh ln được đạo Phật khuyến khích đề cao.
Như vậy, theo cái nhìn của Phật giáo về mối quan hệ với con người và tự
nhiên: Con người trước tiên là một phần của thế giới tự nhiên. Con người vừa
là “quả” của tự nhiên vừa là “nhân” tham gia vào quá trình biến đổi của tự
nhiên. Con người giống như tất cả các thành phần khác của tự nhiên phải có
trách nhiệm và nghĩa vụ trong việc bảo vệ và duy trì trạng thái cân bằng của tự
nhiên thông qua cách ứng xử bình đẳng và hịa hợp.
Trong nền văn học trung đại Việt Nam, thơ ca thời Lý chủ yế u là thơ
Phật giáo. Trong thơ Thiền, thiên nhiên có vai trị vô cùng quan trọng trong
việc phát biểu các triết lý Thiền. Bởi lẽ các thi sĩ Thiền thường không mấy khi
phát biểu triết lý và quan niệm Phật giáo bằng những lời lẽ khô khan, trực tiếp.
Họ gián tiếp thông qua thiên nhiên để bày tỏ những “bùng vỡ giác ngộ tâm
phật”. Tuy nhiên vẫn có những tài năng vượt thốt ra khỏi chức năng đó để
sinh tạo những tác phẩm nghệ thuật đặc biệt. Tiêu biểu như “Cáo tật thị chúng”

của Mãn Giác thiền sư:
Xuân khứ bách hoa lạc,
Xuân đáo bách hoa khai.
Sự trục nhãn tiền quá,
Lão tùng đầu thượng lai.
Mạc vị xuân tàn hoa lạc tận,

15


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN



Đình tiền tạc dạ nhất chi mai.
Dich
̣ nghiã :
Xuân qua trăm hoa rụng,
Xuân tới trăm hoa cười.
Trước mắt việc đi mãi,
Trên đầu già đến rồi.
Đừng tưởng xuân tàn hoa rụng hết,
Đêm qua sân trước một nhành mai.
Hình ảnh thiên nhiên mà thiền sư lựa chọn là hình ảnh một nhành mai
thanh cao, tao nhã. “Và nếu như cái lý trí mà nhà thơ Mãn Giác hướng tới là
nhằm “biểu hiện tinh thần vơ úy và phi cứu cánh của đạo Phật” thì hình
tượng cành mai tươi đẹp trong thơ đã phơi bày tất cả sự đam mê, ham sống
của con người giữa thế giới hữu hạn, đầy siêu thốt và bí ẩn như thực lại
như hư” [11, 57].
Được hỏi về một vấn đề chính trị quốc gia rất trừu tượng nhưng nhà sư

Pháp Thuận đã trả lời nhà vua Lê Đại Hành bằng những câu thơ rất dung dị,
tự nhiên
Quốc tộ như đằng lạc,
Nam thiên lí thái bình.
Vơ vi cư điện các,
Xứ xứ tức đao binh.
(Quốc tộ )
Dich
̣ nghiã

16


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN



Vận nước như dây leo quấn qt,
Trời Nam mở nền thái bình.
Hãy dùng phép vơ vi ở nơi cung đình,
Thì mọi chốn đều dứt hết đao binh.
Nhà sư ví vận nước như cây đằng lạc sum suê, vững chãi, cũng có
nghiã là nề n thái bình của xã tắc mãi mãi dài lâu. Như vậy, hai tác phẩ m trên
cho thấy thiên nhiên có mô ̣t vai trò nghệ thuâ ̣t rấ t quan tro ̣ng trong văn
chương Phâ ̣t giáo nhưng sư ̣ tồ n ta ̣i trong tra ̣ng thái tư ̣ thân thì ít có .
Sang thời Trần, văn chương tiếp tục phát triển với những điều kiện mới
là sự tham gia của đội ngũ trí thức nhà Nho. Sự dung hòa tam giáo và không
khí đánh giă ̣c, thắ ng giă ̣c ngoa ̣i xâm là điều kiện để văn chương đời Trần phát
triển. “Trong thời Thịnh Trần, tâm hồn các thi sĩ luôn mở rộng để giao cảm với
non sông đất nước, dân tộc và thời đại. Do đó mà lời ca say sưa của những tâm

hồn hịa đồng niềm vui chung của dân tộc trong cơng cuộc xây dựng đất nước,
trong các kỳ tích lừng lẫy làm nên “hào khí Đơng A” một thời” [9,78].
Tuy nhiên, bắ t đầ u từ đây Nho giáo dầ n chiế m liñ h đươ ̣c đời số ng tinh
thầ n người Đa ̣i Viê ̣t. Nho giáo vố n là ho ̣c thuyết đa ̣o đức đề cao việc “tu thân”
để đảm bảo tôn ti trật tự, thứ bậc trong xã hội. Nói cách khác, mố i quan tâm của
Nho giáo là trật tự xã hô ̣i con người. Tuy nhiên con người, hay xã hô ̣i của loài
người, khơng thể nằ m ngồi những tương tác với thế giới ngoài nó. Đó là vũ tru ̣,
là thế giới tự nhiên. Vì vậy dầ n dà Nho giáo cũng mở rô ̣ng hê ̣ thố ng triế t lý của
mình, dung nạp các triế t thuyế t khác, và đế n thế kỉ XI thì có mô ̣t thế giới quan
hoàn chỉnh.
Trong bô ̣ ba thiên-đia-nhân
mà Nho giáo thường đề câ ̣p, nhân (con người)
̣
là khách thể của hai yế u tố còn la ̣i - thuộc thế giới tự nhiên. Trong quan hê ̣ chủ

17


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN



khách này, con người đươ ̣c “trời che, đấ t chở” con người phải kính sơ ̣ trời đấ t,
tức là quan hê ̣ bấ t bình đẳ ng. Thế nhưng, Nho giáo la ̣i đưa ra mô ̣t quan niê ̣m
khác “thiên-nhân tương cảm, thiên nhân tương dữ” khẳ ng đinh
̣ sự tương tác của
con người với thế giới bên ngoài. Như vâ ̣y, trong cách nhìn nhâ ̣n mố i quan hê ̣
này, quan niê ̣m Nho giáo đã thể hiêṇ tính lưỡng phân. Tự nhiên vừa là khách
thể tồn tại bên ngoài con người, nhưng đồng thời con người lại tương cảm với
thiên nhiên bởi trạng thái “trung hòa”. Đỗ Duy Minh mô ̣t ho ̣c giả gố c Hoa nổ i

tiế ng trong bài viế t “Tính liên tu ̣c của tồ n ta ̣i” cho rằng “trung” là một trạng
thái của “tâm” – tuyệt đối bình lặng trước những tác động của bên ngoài, đi vào
mỗi con người tạo nên được sự thống nhất thiên-địa-nhân thì lúc đó “hịa” xuất
hiện. Nghiã là, dù giữa con người và thiên-địa ln có một khoảng cách nhất
định song con người khơng tách khỏi tự nhiên mà cần hịa hợp với thiên nhiên.
Có thể thấ y, dù đề cao trật tự thứ bậc nhưng Nho giáo cũng luôn hướng
tới sự hài hịa giữa âm dương, ngũ hành. Vì vậy trong quan hệ với thiên nhiên,
nguyên lí “thiên địa vạn vật nhất thể” luôn được thể hiện trong suy nghĩ và thực
hành.
Cuối cùng là Đạo giáo: Trước tiên sự xuấ t hiêṇ của Đa ̣o giáo đươ ̣c coi
như một phản ứng với Nho giáo với chủ trương xuất thế - vô vi. Tuy nhiên, về
vũ trụ quan thì Đạo giáo lại gặp gỡ Nho giáo ở quan niệm “trung hòa”. Trung
hòa là trạng thái cân bằng của trời-đất, là trật tự của tự nhiên. Laõ Tử trong Đa ̣o
Đức kinh đã trình bày: Trời-đất lại có gốc rễ từ âm-dương, hai yếu tố chính để
tạo nên mn lồi trong vũ trụ. Trật từ này, vịn chủn hóa này sẽ chỉ bất ổn,
rối loạn khi con người có những hành vi bất thiện.
Như vậy, “trung hòa” là khái niệm then chốt của cả Đạo giáo và Nho
giáo. Cả hai đề u coi “trung hòa” là sự hài hòa giữa con người với trời và đất,
thiên-địa-nhân có chung bản ngun là “khí” vì vậy mà thiên-địa-nhân nhất thể

18


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN



là vốn có của tự nhiên, sự trung hịa là một trật tự của tự nhiên, con người có
thể làm cho nó tốt lên hoặc xấu đi tùy thuộc vào hành vi thiện hay ác của mình.
Tuy nhiên, nế u Nho giáo coi Trung hòa là trạng thái con người tạo nên giữa

mình và thiên-địa, vì vậy, con người vẫn ln có một khoảng cách nhất định
với trời-đất, thì Đạo giáo la ̣i nhấ n ma ̣nh vi ̣ trí tiên khởi, vai trò chuẩ n mực của
tự nhiên đố i với mo ̣i hoa ̣t đô ̣ng của con người (nhân vi). Vì vậy mà Lão Tử chủ
trương con người phải “vơ vi”, khơng làm gì trái với tự nhiên: “người bắt
chước đất, đất bắt chước trời, trời bắt chước đạo, đạo bắt chước tự nhiên”. Như
vậy con người trong Đạo giáo không đươ ̣c nhấ n ma ̣nh ở khả năng kết nối thiênđịa như trong Nho giáo mà chỉ nên làm theo lẽ tự nhiên. Nhưng đế n Trang Tử,
với quan niê ̣m “tề vâ ̣t” – coi va ̣n vâ ̣t là ngang bằ ng nhau, nhìn sự hữu ha ̣n của
nhân sinh trong tương quan với sự vô ha ̣n của ta ̣o hoá, tư tưởng Đa ̣o giáo đã
đươ ̣c bổ sung thêm tính chấ t phóng túng, đă ̣c biê ̣t là những ý niê ̣m ban đầ u cho
sự thoả mañ nhân du ̣c. Từ đó, quan hê ̣ thiên-nhân cũng có mô ̣t bước chuyể n
đô ̣c đáo so với tư tưởng Nho gia. Đó là sự tìm kiế m an la ̣c, thái đô ̣ thưởng
ngoa ̣n, thâ ̣m chí là hưởng thu ̣ cảch sắ c tự nhiên của con người.
Từ các dẫn chứng trên, chúng tôi nhâ ̣n thấ y điể m riêng khác của tam
giáo trong quan niê ̣m về sinh thái tập trung ở quan niê ̣m về vi ̣thế và vai trò của
con người trong mố i quan hê ̣ với thế giới bên ngoài. Còn chỗ gă ̣p nhau của ba
hệ tư tưởng là ở việc trao cho thiên nhiên một vi ̣ trí đă ̣c biê ̣t quan tro ̣ng trong
đời sống của muôn loài. Đồ ng thời, con người phải thiết lâ ̣p và duy trì mố i
quan hê ̣ hài hòa với thiên nhiên vì sự tồn ta ̣i của chiń h bản thân mình. Đó chiń h
là Đa ̣o đức sinh thái mà cả Phâ ̣t giáo, Nho giáo và Đa ̣o giáo đều hướng con
người đi tới.
1.3. Hai thi tập và những chặng đời của Nguyễn Trãi

19


×