Tải bản đầy đủ (.pdf) (93 trang)

Nông thôn việt nam thời mạc 1527 1529

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (997.75 KB, 93 trang )

..

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM

NGUYỄN THỊ TỐ LOAN

NÔNG THÔN VIỆT NAM THỜI MẠC
(1527 - 1592)

LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ

Thái Nguyên, 2013


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM

NGUYỄN THỊ TỐ LOAN

NÔNG THÔN VIỆT NAM THỜI MẠC
(1527 - 1592)

CHUYÊN NGÀNH: LỊCH SỬ VIỆT NAM
Mã số: 60.22.03.13

LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ
NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS NGUYỄN THỊ PHƢƠNG CHI

Thái Nguyên, 2013




LỜI CẢM ƠN
Tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc nhất đến PGS. TS
Nguyễn Thị Phương Chi đã tận tình hướng dẫn và động viên tinh thần cho tác
giả trong q trình hồn thành luận văn.
Tác giả xin cảm ơn các thầy giáo, cô giáo trong khoa Lịch sử trường
ĐHSP Thái Nguyên, Phòng tư liệu Viện sử học Việt Nam, Thư viện Quốc
gia… đã tạo điều kiện để tác giả hoàn thành luận văn.
Tác giả cũng xin bày tỏ lòng cảm ơn chân thành đến gia đình, bạn bè,
đồng nghiệp đã động viên giúp đỡ tác giả trong q trình học tập và hồn
thành luận văn này.
Tác giả xin cảm ơn những đánh giá, nhận xét của Hội đồng khoa học
bảo vệ luận văn.
Thái Nguyên, tháng 8, năm 2013
Tác giả

Nguyễn Thị Tố Loan

i
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

/>

LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan cơng trình nghiên cứu: Nông thôn Việt Nam thời Mạc
(1527 – 1592), dưới sự hướng dẫn của PGS.TS Nguyễn Thị Phương Chi là
kết quả nghiên cứu của cá nhân tôi. Các số liệu nêu trong luận văn là trung
thực. Những chỗ sử dụng kết quả nghiên cứu của các tác giả khác đều được
tác giả trích dẫn rõ ràng.

Tơi xin chịu trách nhiệm trước Hội đồng chấm luận văn và Nhà trường
về sự cam đoan này.
Thái Nguyên, tháng 8 năm 2013
Tác giả

Nguyễn Thị Tố Loan

XÁC NHẬN CỦA TRƢỞNG KHOA CHUN MƠN

ii
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

/>

MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa
Lời cảm ơn ............................................................................................................ i
Lời cam đoan ........................................................................................................ ii
Mục lục ................................................................................................................ iii
MỞ ĐẦU ............................................................................................................. 1
CHƢƠNG 1. CẤU TRÚC CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI Ở NƠNG THƠN
THỜI MẠC ........................................................................................................ 8
1.1. Bối cảnh chính trị, xã hội Đại Việt thời Mạc .............................................8
1.2. Tổ chức chính quyền ở nơng thơn. ...........................................................12
1.3. Tổ chức Hội ở nông thôn: ........................................................................16
1.4. Các tầng lớp xã hội ở nông thôn ..............................................................21
CHƢƠNG 2. KINH TẾ Ở NÔNG THÔN THỜI MẠC ............................... 29
2.1. Chế độ ruộng đất của làng xã ở nông thôn thời Mạc ...............................29
2.2. Sản xuất nông nghiệp và đời sống nông dân. ...........................................34

2.3. Nghề thủ công và buôn bán nhỏ. ..............................................................41
2.4. Giao thông và phương tiện đi lại. .............................................................52
CHƢƠNG 3. VĂN HÓA Ở NÔNG THÔN THỜI MẠC ............................. 55
3.1. Phong tục, tập quán và tín ngưỡng, tơn giáo ở nơng thơn .......................55
3.2. Nghệ thuật và giáo dục ở nông thôn.........................................................62
3.3. Nhà ở, ăn, mặc của người dân ở nông thôn ..............................................71
KẾT LUẬN ....................................................................................................... 76
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 79
PHỤ LỤC .......................................................................................................... 85

iii
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

/>

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Nông thôn Việt Nam với 74,8% dân số, 72% lực lượng lao động xã hội,
tạo ra 40% GDP của cả nước, là nơi phân bố hầu hết các nguồn tài nguyên
thiên nhiên, nơi sinh sống của 54 dân tộc trong cộng đồng các dân tộc Việt
Nam. Vì vậy, phát triển nơng thơn có vai trị hết sức quan trọng và có ý nghĩa
chiến lược đối với sự phát triển kinh tế nói chung của đất nước.
Xuất phát từ đặc điểm và vai trò của nơng thơn Việt Nam, Tại Đại hội
đại biểu tồn quốc lần thứ X (tháng 4/2006) và Hội Nghị lần thứ Bảy, Ban
Chấp hành Trung ương khóa X (tháng 8/2008) đã khẳng định vị trí chiến lược
của nơng nghiệp, nơng dân, nông thôn trong sự nghiệp phát triển kinh tế cũng
như giữ vững an ninh quốc phòng đất nước. Tại đại hội đại biểu toàn quốc lần
thứ XI của Đảng (tháng 1/2011) đã tiếp tục đưa ra những quan điểm chỉ đạo
đối với vấn đề nông nghiệp, nông dân, nông thôn.
Như vậy, có thể nói rằng cùng với nơng nghiệp và nơng dân, nơng

thơn là một trong những yếu tố có tầm quan trọng đặc biệt, đảm bảo cho sự
phát triển bền vững của xã hội. Nông thôn là địa bàn chiến lược của cả nước –
nơi có rất nhiều dân tộc khác nhau sinh sống. Đây còn là thị trường rộng lớn
cung cấp nguyên liệu và tiêu thụ thụ sản phẩm của nền kinh tế, nguồn nhân
lực và nguồn tích lũy cho cơng nghiệp hóa, phát triển kinh tế. Mặt khác, nơng
thơn cịn là nơi chiếm đại đa số nguồn tài ngun, đất đai, khống sản, động
thực vật . Ngồi ra, vai trị của nơng thơn cịn thể hiện trong việc giữ gìn và tơ
điểm cho mơi trường sinh thái của con người, tạo ra sự gắn bó hài hịa giữa
con người với thiên nhiên. Có thể nói rằng xã hội nông thôn ổn định và phát
triển là nền tảng, là gốc ổn định và phát triển đất nước. Ngày nay cơng cuộc
phát triển nơng thơn ngày càng được chính phủ các nước khắp thế giới, nhất
là các nước đang phát triển đặc biệt quan tâm.

1


Là đối tượng nghiên cứu của khoa học lịch sử, nông thôn là khu vực
chứa đựng những yếu tố như kinh tế, chính trị...... Nơi khơi nguồn và lưu giữ
những giá trị văn hóa của dân tộc.
Ra đời và tồn tại trong một thời gian không dài so với các vương triều
trước, nhưng Mạc đã để lại dấu ấn trong lịch sử dân tộc bằng những đóng góp
tiến bộ trên nhiều phương diện “Góp phần quan trọng trong việc ổn định tình
hình chính trị - xã hội trong nước cũng như tái lập quan hệ bang giao với nhà
Minh” [66]. Đời sống nhân dân ổn định, xã tắc yên bình trong thời gian trị vì
của hai vị vua đầu vương triều.
Xuất phát từ nhận thức về vai trị của nơng thôn trong quá khứ và hiện
tại, tôi lựa chọn đề tài “Nông thôn Việt Nam thời Mạc (1527 – 1592)” làm
đề tài luận văn thạc sĩ của mình.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Từ năm 1986 cùng với công cuộc cải cách mở cửa đất nước theo chủ

trương của Đảng, các nhà nghiên cứu lịch sử đã nhìn nhận và đánh giá khách
quan hơn về triều Mạc. Cụ thể, bắt đầu từ đây đã có nhiều cuộc hội thảo khoa
học, trong đó các nhà nghiên cứu lịch sử đã có cái nhìn cởi mở và khách quan
hơn về vương triều này. Cũng từ đây, nhiều vấn đề về chính trị, kinh tế, văn
hóa – giáo dục của nhà Mạc đã được sáng tỏ. Vị trí, vai trị của nhà Mạc trong
lịch sử cũng dần được trả lại đúng với vị trí của nó.
Từ năm 1991, có nhiều bài đăng trên tạp chí Nghiên cứu lịch sử bàn về
nhà Mạc như thể chế chính trị, kinh tế, văn hóa giáo dục hay các cơng trình
nghiên cứu về vương triều Mạc.
Về chính trị - xã hội: Trong cuốn Vương triều Mạc 1527 – 1592 (1995),
Nxb Khoa học xã hội có bài Chế độ quân chủ thời Mạc (1527 – 1592) và thể
chế chính trị đương thời của PTS. Trần Thị Vinh. Tác giả Đặng Kim Ngọc
với bài: Một số biện pháp của nhà Mạc trong việc xây dựng đất nước.

2


Nguyễn Đức Nhuệ có bài Vài nét về đời sống nhân dân trong thời nội chiến
Lê – Mạt. PGS Chu Quang Trứ có bài nghiên cứu Hiểu về xã hội Mạc qua
mấy phát hiện về Mỹ thuật Mạc ở xứ Đơng trong cuốn Nhà Mạc và dịng họ
Mạc trong lịch sử, Viện sử học và Hội đồng Khoa học Lịch sử Thành phố Hải
Phòng (1996).
Về kinh tế: Cũng trong cuốn Vương triều Mạc 1527 – 1592 (1995),
Nxb Khoa học Xã hội, TS Đỗ Đức Hùng có bài: Một vài nét về tình hình
ruộng đất và kinh tế nơng nghiệp dưới thời Mạc (thế kỉ XVI) Trong đó tác giả
đã khái qt chính sách ruộng đất dưới thời Mạc và tình hình kinh tế nơng
nghiệp thế kỉ XVI. Đặc biệt, tác giả Vũ Duy Mền trong bài Một số vấn đề
làng xã thời Mạc đã đề cập khá tỉ mỉ đến tình hình ruộng đất làng xã và tổ
chức hành chính và xã hội nơi làng xã. Tác giả Trần Thị Vinh trong cuốn
Nhà Mạc và dòng họ Mạc trong lịch sử, Viện sử học và Hội đồng Khoa học

Lịch sử Thành phố Hải Phịng (1996) có bài Nhà Mạc đối với nền kinh tế
công thương nghiệp ( thế kỉ XVI – thế kỉ XVII). Trong bài viết này, tác giả đã
phân tích khá rõ nét nguyên nhân cũng như những biểu hiện của sự phát triển
công thương nghiệp dưới thời Mạc. Ngồi ra trong cuốn sách này cịn có bài
viết Chính sách kinh tế của nhà Mạc qua tư liệu điền dã của tác giả Mạc Hữu
Họa – Mạc Văn Viên. Bên cạnh đó có một số bài viết của PGS.PTS Đỗ Văn
Ninh và Nguyễn Đức Nhuệ về vấn đề tiền tệ và công thương nghiệp thời Mạc
trong cuốn Vương triều Mạc 1527 – 1592 (1995), Nxb khoa học xã hội.
Về văn hóa giáo dục: Có các bài nghiên cứu Mấy vấn đề tri thức thời
Mạc của PGS Lê Văn Lan. Vương triều Mạc và văn chương thế kỉ XVI của
Nguyễn Hữu Sơn trong cuốn Nhà Mạc và dòng họ Mạc trong lịch sử, Viện
sử học và Hội đồng Khoa học Lịch sử Thành phố Hải Phịng (1996). Tình
hình Giáo dục thi cử thời Mạc của Nguyễn Hữu Tâm đăng trong cuốn Vương
triều Mạc 1527 – 1592, ( 1995), Nxb khoa học xã hội.

3


Ngồi ra trong các cuốn Nhà Mạc và dịng họ Mạc trong lịch sử của
Viện sử học và Hội đồng Khoa học Lịch sử Thành phố Hải Phòng xuất bản
năm 1996; Mạc Đăng Dung và Vương triều Mạc của Hội Khoa học Lịch sử
Việt Nam công bố năm 2000.... cũng có một số chuyên đề đề cập tới các các
vấn đề như chính trị . kinh tế, văn hóa...
Tác giả Đinh Khắc Thuân đã có rất nhiều bài viết đề cập một cách toàn
diện và sâu sắc về các vấn đề chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội – giáo dục
thời nhà Mạc; Luận án Tiến sĩ Ngữ văn Văn bia thời Mạc và đóng góp của nó
trong nghiên cứu Lịch sử Việt Nam thế kỉ XVI (2001); Văn bia thời Mạc
(2010), Nxb Hải Phịng; Góp phần nghiên cứu lịch sử triều Mạc ở Việt Nam
(2012), Nxb khoa học xã hội. Đặc biệt trong cuốn Lịch sử triều Mạc qua thư
tịch và văn bia (2001), Nxb khoa học xã hội. Qua tác phẩm này, tác giả đã

trình bày một cách chi tiết và cụ thể từ những đánh giá về Mạc Đăng Dung
cho đến tổ chức chính quyền ở trung ương và địa phương, cùng những hoạt
động kinh tế và văn hóa nơi làng xã.
Tác giả Nguyễn Văn Sơn với Luận án Phó tiến sĩ Khảo cổ học Di tích
thời Mạc vùng Dương Kinh (Hải Phịng) Nxb Khoa học xã hội Hà Nội (1997)
cũng đã tái hiện lại hoạt động kinh tế, thương mại diễn ra tại vùng đất này.
Đặc biệt, trong luận văn thạc sĩ Kinh tế Đại Việt thời Mạc (1527 – 1592) của
Phan Đăng Thuận đã đề cập một cách chi tiết về hoạt động kinh tế thời Mạc
như tình hình sở hữu ruộng đất, hoạt động thủ công nghiệp, thương nghiệp,
tiền tệ.... Trong luận văn thạc sĩ Giáo dục, khoa cử thời Mạc từ năm 1527 đến
năm 1592 của tác giả Tô Ngọc Hằng đã tái hiện lại một cách chân thực về chế
độ giáo dục khoa cử thời kì này. Sự phát triển của giáo dục, khoa cử dưới thời
Mạc đã thể hiện sự quan tâm của nhà nước phong kiến đối với sự phát triển
chung của đất nước. Góp phần đào tạo, bồi dưỡng nhân tài cũng như gìn giữ
và phát huy truyền thống hiếu học, tôn sư trọng đạo tốt đẹp của dân tộc.

4


Trong năm 2010 đã có một cuộc hội thảo tiếp tục đề cập tới các vấn đề
của nhà Mạc như Vương triều Mạc trong lịch sử Việt Nam (Hội Sử học Hà
Nội) cuộc hội thảo với sự tham gia của hơn 50 chuyên gia trong lĩnh vực sử
học và văn hóa đã được tổ chức tại Trung tâm thành cổ Hà Nội, ngay trên nền
điện Kính Thiên xưa. Đa phần, các tham luận đều tập trung phân tích những
ảnh hưởng khá tích cực của vương triều nhà Mạc tới xã hội Việt Nam giai
đoạn thế kỷ XV, XVI trên nhiều lĩnh vực như văn hóa nghệ thuật, giáo dục,
kinh tế, quân sự... Dù còn nhiều hạn chế, tư duy kinh tế của nhà Mạc cũng đã
tạo nên nhiều thành quả tương đối tích cực trong đời sống xã hội và gián tiếp
thúc đẩy sự phát triển của một nền nghệ thuật nhà Mạc có phong cách riêng
(chủ yếu ở các lĩnh vực kiến trúc và điêu khắc).

Nhìn chung, từ những 80 trở lại đây đã có nhiều cuộc hội thảo, nhiều
cơng trình nghiên cứu về vương triều Mạc trên các khía cạnh kinh tế, bang
giao, làng xã, giáo dục.....nhưng chưa có cơng trình nào nghiên cứu một cách
cụ thể và tồn diện về nơng thơn thời Mạc. Tuy vậy, những cơng trình nghiên
cứu trên thực sự là những tư liệu q báu và bổ ích cho tơi trong q trình
thực hiện đề tài luận văn của mình.
3. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu.
3.1. Đối tƣợng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là nhằm tái hiện lại một cách chân
thực và khách quan nơng thơn thời Mạc. Trong đó bao gồm các yếu tố về
chính trị - xã hội, kinh tế và văn hóa. Qua đó góp phần lý giải một cách
khách quan những vấn đề liên quan đến nhà Mạc nói riêng và đến lịch sử dân
tộc thời kì này nói chung.
3.2. Phạm vi nghiên cứu.
Về nội dung: Trong phạm vi đề tài: Nông thôn Việt Nam thời Mạc luận
văn sẽ đi tìm hiểu khai thác ở các khía cạnh chính trị- xã hội, kinh tế, văn hóa
ở nông thôn thời Mạc.

5


Về thời gian: Từ khi triều Mạc thành lập (năm1527) đến khi bị nhà Hậu
Lê đánh bật khỏi Thăng Long (năm 1592).
Về không gian:
- Phạm vi đất nước Việt Nam thời Mạc bao gồm khu vực Bắc bộ và
toàn bộ khu vực từ Quảng Nam trở ra Bắc (nhưng trên thực tế nhà Mạc chỉ
quản lý từ Thanh Hóa trở ra)
- Phạm vi xung quanh kinh thành Thăng Long mà người dân sinh sống
chủ yếu bằng nghề nơng thì vẫn thuộc phạm vi nghiên cứu của đề tài. Còn
kinh thành Thăng Long không thuộc phạm vi nghiên cứu của đề tài tuy nhiên

những mối quan hệ đặc biệt là quan hệ giao lưu buôn bán giữa người nông
dân với kinh thành thì chúng tơi vẫn tiến hành nghiên cứu ở khía cạnh kinh tế
của khu vực nơng thơn thời kì này.
4. Nguồn tƣ liệu và phƣơng pháp nghiên cứu
4.1. Nguồn tƣ liệu
Tư liệu chung: Lịch triều hiến chương loại chí, Phan Huy Chú (1961),
Tập 3, Nxb Sử học, Hà Nội.
Đại việt sử kí tồn thư, Tập 2 (2004), Nxb Văn hóa thơng tin, Hà Nội
Đại việt thơng sử ( 2007), Lê Qúy Đơn, Nxb Văn hóa thơng tin.
Đại cương lịch sử Việt Nam (1999), Trương Hữu Quýnh, Nxb Giáo
dục, Hà Nội.
Các tác phẩm nghiên cứu của các nhà khoa học, các luận văn thạc sĩ đã
công bố, xuất bản, các bài báo đã được đăng trên các Tạp chí Nghiên cứu lịch
sử, tạp chí Dân tộc học.
Các cơng trình nghiên cứu về vương triều Mạc.
4.2. Phƣơng pháp nghiên cứu
Để thực hiện đề tài này, chúng tôi sử dụng chủ yếu phương pháp lịch sử
và phương pháp lôgic, kết hợp với phương pháp khai thác tư liệu thành văn.

6


5. Đóng góp của luận văn
- Luận văn bước đầu giới thiệu một cách khái quát và về nông thôn nhà
Mạc ( 1527 – 1592). Góp thêm cái nhìn về tình hình kinh tế, văn hóa –xã hội,
tư tưởng – tơn giáo. Trên cơ sở đó sẽ có những đánh giá khách quan về
vương triều Mạc và những đóng góp của vương triều này đối với tiến trình
phát triển của lịch sử dân tộc.
- Luận văn còn là nguồn tài liệu tham khảo cho việc dạy học lịch sử
Việt Nam thế kỉ XVI.

6. Bố cục của luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Phụ lục và Tài liệu tham khảo, nội dung
luận văn được cấu thành bởi 3 chương:
Chƣơng 1: CẤU TRÚC CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI Ở NƠNG THƠN
THỜI MẠC
Chƣơng 2: KINH TẾ Ở NÔNG THÔN THỜI MẠC
Chƣơng 3: VĂN HĨA Ở NƠNG THƠN THỜI MẠC

7


CHƢƠNG 1
CẤU TRÚC CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI Ở NƠNG THƠN THỜI MẠC
1.1. Bối cảnh chính trị, xã hội Đại Việt thời Mạc
Sau thời kì phát triển và ổn định của nhà nước Lê sơ thế kỉ XV, đặc biệt
từ thời vua Lê Thánh Tông. Đến đầu thế kỉ XVI chế độ chính trị và xã hội Lê
sơ lâm vào khủng hoảng sâu sắc. Vua quan ăn chơi sa đọa, quan lại địa
phương ra sức hoành hành, sách nhiễu nhân dân. Ruộng đất công ngày càng
thu hẹp, nhà nước không quan tâm tới sản xuất nông nghiệp dẫn tới mất mùa
đói kém, đời sống nhân dân khổ cực, từ đó dẫn tới các cuộc nổi dậy của nơng
dân. Có thế thấy rằng xã hội Đại Việt cuối thời Lê sơ đang ở trong tình trạng
rối loạn. Chính quyền nhà Lê khơng cịn đảm nhận được vai trị quản lí đất
nước. Trong bối cảnh chính trị, xã hội đó đã xuất hiện một thế lực mới trong
triều đình nhà Lê – đứng đầu là Mạc Đăng Dung.
Vốn xuất thân trong một gia đình làm nghề chài lưới ở Kiến An (Hải
Phịng), từ khi trúng Đơ lực sĩ, có cơng dẹp loạn. Mạc Đăng Dung được giữ
những vị trí quan trọng trong triều đình và dần thâu tóm quyền lực trong tay.
Lợi dụng sự suy yếu của triều đình nhà Lê, năm 1527 Mạc Đăng Dung đã ép
vua Lê nhường ngôi và lập ra nhà Mạc.
Nhà Mạc tồn tại với tư cách là một vương triều từ 1527 đến 1592, gồm

65 năm, trải qua các phổ hệ từ Mạc Đăng Dung, Mạc Đăng Doanh, Mạc Phúc
Hải, Mạc Phúc Nguyên đến Mạc Mậu Hợp từ khi Mạc Đăng Dung lên làm
vua đến khi nhà Mạc bị nhà Trịnh đánh đổ (1592). Nét nổi bật của tình hình
Đại Việt thời kì này là sự tồn tại song song hai hệ thống chính quyền: Nhà
Mạc (Bắc triều) và nhà Hậu Lê (Nam triều) giành nhau trong suốt một thời
gian dài đã làm cho đất nước lâm vào tình trạng nội chiến. Ra đời trong bối
cảnh như vậy, nhà Mạc một mặt phải lo đối phó với các cựu thần nhà Lê (phía
Nam), mặt khác phải đương đầu với âm mưu xâm lược của nhà Minh (phía

8


Bắc). Không những thế lúc này các thế lực, phe phái tranh giành quyền lực,
đánh giết lẫn nhau, khởi nghĩa nơng dân nổ ra ở nhiều nơi, lịng người ly tán.
Ra đời trong hồn cảnh đặc biệt như vậy, địi hỏi Mạc Đăng Dung và
triều đình nhà Mạc phải có những chính sách và biện pháp tích cực nhằm đưa
đất nước tránh được cuộc xâm lược của phong kiến phương Bắc cũng như
bình ổn tình hình trong nước, thúc đẩy nền kinh tế ổn định và phát triển. Sau
khi được thành lập, về cơ bản nhà Mạc vẫn duy trì tổ chức nhà nước như thời
Lê “ Đất 13 lộ thì cứ chiếu theo tên cũ” [25, tr. 623].
Tổ chức chính quyền
Ở trung ương : Đứng đầu là vua, giúp việc là các quan đại thần như
Tam thái, Tam thiếu, ngồi ra nhà Mạc cịn trọng dụng một số quan lại thời
Lê (không chống đối nhà Mạc) như Nguyễn Quốc Hiển làm Phị mã Thái bảo
Lâm Quốc cơng, Mạc Quốc Trinh làm Thái sư Lân Quốc cơng, Nguyễn Thì
Ung làm thiếu bảo Thơng Quốc cơng, Mạc Đình Khoa làm Tả đô đốc Khiêm
quận công. Các cơ quan như Lục bộ, Ngự sử đài, Hàn lâm viện.. vẫn giữ
nguyên, chức năng khơng có gì thay đổi.
Ở địa phương: Các đơn vị hành chính về cơ bản cũng giống như thời Lê:
Đạo, phủ, huyện (châu), tổng, xã. (Thời Mạc xuất hiện thêm đơn vị Tổng).

Qn đội: Do đất nước ln trong tình trạng chiến tranh, nên nhà Mạc
rất chú trọng xây dựng lực lượng quân đội mạnh để bảo vệ chính quyền. Nhà
Mạc vẫn duy trì Ngũ phủ qn thời Lê; Đơng quân, Tây quân, Nam quân, Bắc
quân và Trung quân. Lấy kinh đô Thăng Long làm trung tâm, nhà Mạc đặt
Trung qn, cịn bốn trấn quanh kinh đơ là Hải Dương, Sơn Tây, Sơn Nam và
Kinh Bắc đặt bốn quân còn lại lấy tên theo phương vị. Người đứng đầu Ngũ
phủ đều do các tước vương tài giỏi họ Mạc như Khiêm vương Mạc Kính Điển
đảm nhiệm..
Năm 1528 Mạc Đăng Dung sai phị mã lâm quốc cơng Nguyễn Quốc
Hiển và một số đại thần trong triều sửa đổi lại binh chế. Nhà Mạc tổ chức lại

9


các vệ và ty quân sự. Cả nước chia thành 4 vệ, ngồi 2 vệ Cẩm Y và Kim Ngơ
có từ trước, lập thêm 2 vệ là Hưng Quốc và Chiêu Vũ. 4 vệ quân chủ lực gồm:
Vệ Hưng Quốc gồm binh lính xứ Hải Dương:
Vệ Cẩm Y gồm binh lính xứ Sơn Tây:
Vệ Kim Ngơ gồm binh lính xứ Kinh Bắc và vệ Chiêu Vũ gồm binh lính
xứ Sơn Nam. “Chia bổ các ty, mỗi ty đặt một viên Chỉ huy sứ, một viên Chỉ
huy Đồng tri, 1 viên chỉ huy thiêm sự, 10 viên Trung hiệu, 1.100 viên trung sĩ
chia làm 22 phiên thay nhau túc trực. Nếu có cơng lao, thì bổ lên các chức
thiên hộ, thống chế, quản lĩnh, trung úy”. [25]. Vì chú ý tới xây dựng lực
lượng quân đội nên bính lính thời Mạc khá đơng, có lúc qn nhà Mạc lên tới
10 vạn trong những lần giao tranh với quân Trịnh.
Luật pháp: Dưới thời Mạc có bộ luật Hồng Đức Thiện Chính thư
(khơng rõ niên đại cụ thể và tên tác giả). Có nhiều ý kiến cho rằng đây là bộ
luật được biên soạn dưới thời vua Lê Thánh Tơng vì bộ luật gồm khoảng 80
điều mục, ghi chép các lệ lệnh về ruộng đất, hôn nhân, quy chế để
tang…được ban hành dưới thời Hồng Đức. Tuy vậy, qua nhận định của các

nhà nghiên cứu: Đinh Khắc Thuân, Trần Thị Kim Anh, luật sư Vũ Văn Mậu
và nhà nghiên cứu người Mỹ John Whitmore đã chứng minh Hồng Đức Thiện
Chính là bộ luật được biên soạn dưới thời Mạc (1541 - 1564) trên cơ sở tập
hợp, ghi chép và bổ sung vào các điều luật tiêu biểu có từ thời Hồng Đức làm
thành bộ luật phục vụ cho vương triều của mình.
Đối ngoại : Nhìn chung trong quan hệ với nhà Minh, nhà Mạc ln tìm
giải pháp thương lượng tạm thời với nhà Minh, tránh thế “Lưỡng đầu thọ
địch” để lo đối phó với thế lực của cựu thần nhà Lê. Trước việc nhà Minh cho
người sang dọa dẫm, mặt khác nhà Mạc lo sợ trước lực lượng của cựu thần
nhà Lê, nhà Mạc đã thỏa hiệp với nhà Minh, đem vàng, bạc châu báu lên đút
lót để được yên ổn.

10


“Mùa đông tháng 11, năm 1540, Mạc Đăng Dung cùng với cháu là
Văn Minh và bề tôi là bọn Nguyễn Như Quế, Đỗ Thế Khanh, Đặng Văn Trị,
Lê Thuyên, Nguyễn Tổng, Tô Văn Tốc, Nguyễn Kinh Tế, Dương Duy Nhất,
Bùi Trí Vĩnh qua trấn Nam Quan, mỗi người đều cầm thước, buộc dây vào cổ,
đi chân khơng đến bị rạp ở mạc phủ nước Minh, dập đầu quỳ dâng tờ biểu
xin hàng, biên hết đất đai quân dân quan chức trong nước để xin xử phân,
nộp các động Tê Phù, Kim Lặc, Cổ Sâm, Liễu Cát, An Lương, La Phù thuộc
châu Vĩnh An trấn Yên Quảng xin cho nội thuộc, lệ vào Khâm Châu, lại xin
ban chính sóc, cho ấn chương và cẩn thận che chở giữ gìn để đợi đổi định.
Lại sai Văn Minh và bọn Nguyễn Văn Thái, Hứa Tam Tỉnh mang biểu đầu
hàng đến Yên Kinh”. [25, tr. 621]. Hành động này của nhà Mạc đã gây nên sự
bất bình trong quan lại và dân chúng khiến nhà Mạc rơi dần vào thế cô lập.
Tuy vậy, việc làm trên cũng giúp nhà Mạc tránh được một cuộc chiến khơng
cân sức, có thời gian hịa bình để ổn định tình hình trong nước.
Kết cấu xã hội: Trong xã hội thời Mạc, sự phân hóa xã hội ngày càng

sâu sắc.
Tầng lớp địa chủ, quan lại. Địa chủ nắm trong tay phần lớn ruộng đất,
lấy ruộng đất tư làm cơ sở để tiến hành bóc lột địa tơ đối với nông dân. Quan
lại bao gồm “Phần lớn là nho sĩ quan liêu, qúy tộc dòng họ chỉ chiếm một số
rất ít, cịn lại một số nhỏ và khơng có vai trị gì nhiều lắm, đó là tầng lớp trí
thức cũ của nhà Lê”. [75, tr. 33]. Nhìn chung trong thời gian đầu nhà Mạc có
sử dụng một số quan lại của nhà Lê trong bộ máy chính quyền, nhưng về sau
thì dè dặt dần. Nhà Mạc đã chú ý thơng qua khoa cử để bổ sung vào bộ máy
quan lại. Đội ngũ quan chức thời Mạc là những tri thức Nho sĩ được chọn
chủ yếu thông qua khoa cử. Nhà Mạc đã có những chính sách để khuyến
khích và đề cao việc học như dựng bia đá ghi tên người trúng tuyển, cho sửa
lại nhà Quốc Tử Giám, Mạc Đăng Doanh đến thăm nhà Thái học. Tuy nhiên,
ý thức đào tạo một tầng lớp sĩ phu quan liêu chỉ được thực hiện tốt trong thời

11


gian trị vì của những vị vua đầu vương triều. Càng về sau, do chính sách hậu
đãi của nhà Mạc chưa triệt để, nửa vời nên dẫn tới tình trạng “ Tầng lớp quan
liêu mới không đủ làm cơ sở vững chắc cho nhà Mạc”. [75, tr. 60].
Tầng lớp lao động: Cũng như xã hội dưới các triều đại phong kiến
trước đó, đại bộ phận nhân dân thời Mạc là nhân dân lao động, đó là những
nơng dân tự canh, tá điền, thợ thủ công, tiểu thương. Nông dân là tầng lớp xã
hội đông đảo nhất. Thợ thủ công gồm một số công tượng và chủ yếu là thợ
thủ công trong làng xã, thương nhân ở địa phương. Nếu như dưới thời Lê
quốc sách của nhà nước là “ trọng nông ức thương”, thương nhân là tầng lớp
xã hội bị coi rẻ hơn cả, bị gán cho những tính cách "phi nghĩa", "bất nhân",
thương nhân bị đưa xuống hàng cuối của bậc thang xã hội, thì thời Mạc người
thợ thủ công và buôn bán không những không bị xem nhẹ mà cịn được đề cao .
Nhìn chung, đời sống nhân dân tuy cịn gặp khó khăn nhất định như

chiến tranh, đói kém, thiên tai, mất mùa, nhưng dưới thời Mạc ta thấy khơng
có một cuộc khởi nghĩa nơng dân nào. Điều đó đã chứng tỏ chính sách đúng
đắn và hợp lí đối với kinh tế của các vị vua nhà Mạc.
1.2. Tổ chức chính quyền ở nơng thơn.
Tổ chức chính quyền cấp đạo, phủ, huyện (châu), tổng, xã.
Ra đời trong bối cảnh chính trị - xã hội tương đối phức tạp, nên về cơ
bản chính quyền trung ương nhà Mạc được xây dựng và củng cố trên cơ sở
của nhà nước thời Lê Sơ. Bộ máy quân chủ chuyên chế trung ương tập quyền
tiếp tục được duy trì. Bên cạnh, các cơ quan ở trung ương. Ở địa phương, các
đơn vị hành chính vẫn duy trì như thời Lê.
Đạo: Là đơn vị hành chính cao nhất ở địa phương dưới thời Mạc, cả
nước “ có 13 đạo lộ” [68, tr. 158], ngồi Đạo cịn có 1 phủ ở trung đơ là
Phụng Thiên Phủ.
Danh sách 13 đạo thừa tuyên thời Mạc [66].

12


Đạo Hải Dương: Gồm 4 phủ với 18 huyện, tương đương với địa phận
các tỉnh Hải Dương, Hải Phòng và một số huyện thuộc Hưng Yên và Quảng
Ninh ngày nay.
Đạo Kinh Bắc: Gồm có 4 phủ, 20 huyện bao gồm địa của các tỉnh Bắc
Ninh và một số huyện thuộc các tỉnh Bắc Giang, Hưng Yên, Lạng Sơn và Hà
Nội ngày nay.
Đạo Sơn Tây: Gồm 6 phủ, 24 huyện, tương đương với địa phận của
tỉnh Hà Tây, và một số huyện của tỉnh Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Tun Quang,
Hịa Bình và thành phố Hà Nội.
Đạo Sơn Nam: Gồm 11 phủ, 42 huyện tương đương địa phận các tỉnh
Hà Nam, Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình và một số huyện của Hưng n,
Hà Tây, Hịa Bình và Hà Nội ngày nay.

Đạo Lạng Sơn: Có 1 phủ, 7 châu tương đương địa phận tỉnh Lạng Sơn
và một số huyện của tỉnh Bắc Giang ngày nay.
Đạo Ninh Sóc: (Thái Nguyên) có 3 phủ 8 huyện và 7 châu, tương
đương địa phận các tỉnh Thái Nguyên, Bắc Kạn, cùng một số huyện thuộc
Cao Bằng, Lạng Sơn và Vĩnh Phúc ngày nay.
Đạo Hưng Hóa: Có 3 phủ, 4 huyện và 17 châu, tương đương với địa
phận các tỉnh Lai Châu, Sơn La, Yên Bái và một số huyện của Lào Cai, Phú
Thọ ngày nay.
Đạo Tuyên Quang: Có 1 phủ, 1 huyện và 5 châu, tương đương địa phận
tỉnh Tuyên Quang, cùng một số huyện thuộc tỉnh Hà Giang, Cao Bằng và Yên
Bái ngày nay.
Đạo An Bang: (sau là An Quảng) có 1 phủ, 3 huyện tương đương địa
phận thuộc tỉnh Quảng Ninh và một số huyện thuộc Hải Phịng ngày nay.
Đạo Thanh Hoa: Có 4 phủ, 16 huyện và 4 châu tương đương địa phận
tỉnh Thanh Hóa ngày nay.

13


Đạo Nghệ An: Có 9 phủ, 25 huyện và 2 châu, tương đương địa phận
tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh ngày nay.
Đạo Thuận Hóa: Có 2 phủ, 8 huyện và 4 châu, tương đương địa phận
các tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế và một số huyện thuộc
Quảng Nam ngày nay.
Đạo Quảng Nam: Có 3 phủ, 9 huyện tương đương địa phận thuộc
Quảng Nam, Quảng Ngãi và Bình Định ngày nay.
Phủ Phụng Thiên (trước đó là Trung đơ phủ) nằm ở kinh đô Thăng
Long, bao gồm hai huyện Vĩnh Xương (sau là Thọ Xương, nay thuộc địa
phận quận Ba Đình, Hà Nội) và Quảng Đức sau là Vĩnh Thuận (nay thuộc
quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) [66].

Mỗi đạo gồm 3 bộ phận (Tam ty), Thừa ty, Đô ty, Hiến ty tương ứng
với thời Lê. Thừa ty phụ trách việc dân sự; Đô ty phụ trách việc quân sự và
Hiến ty lo việc giám sát, hình ngục ở địa phương.
Phủ: Đơn vị hành chính sau đạo, có nguồn gốc từ Trung Quốc, bắt đầu
được sử dụng từ thời Lý. Mỗi đạo thường gồm vài phủ trở lên, duy có đạo
Tuyên Quang gồm 1 phủ n Bình. Phủ này quản lí tất cả các châu, huyện
trong địa hạt đạo Tuyên Quang. Tuy là một đơn vị hành chính, nhưng phủ
khơng có quyền lực của một cấp chính quyền, như khơng can dự những việc
kiện tụng ruộng đất. Chức năng chủ yếu của phủ là chăm lo việc học hành, thi
cử. Phủ thực sự là đơn vị trung gian giúp đạo quản lí vùng lãnh thổ châu,
huyện rộng lớn.
Huyện: Huyện cũng là một đơn vị hành chính có từ lâu đời và được sử
dụng cho đến tận ngày nay. Chức năng của huyện là quản lí các việc chính sự,
quân sự và kiện tụng, trong đó chịu trách nhiệm và có quyền lực đặc biệt quan
trọng trong việc quản lí đất đai, thuế khóa, nhân đinh.
Tương đương với đơn vị Huyện ở đồng bằng, ở nơng thơn miền núi có
đơn vị Châu. Đây cũng là đơn vị xuất hiện khá sớm ở Trung Quốc, dưới thời

14


Đường châu là đơn vị hành chính khá lớn: Cụ thể là dưới thời Đường nước ta
bị chia thành 12 châu cai quản 50 huyện, như châu Phong có 5 huyện, châu
Diễn có 7 huyện [1]. Như đã nói ở trên, ở nước ta châu tương đương với
huyện và được sử dụng ở miền núi. Do vậy, chức năng của châu cũng giống
như chức năng của huyện. Thông qua văn bia và sách Đại Việt sử ký toàn thư
ta biết được một số châu dưới thời Mạc như châu Man, châu Thu Vật, châu
Đại Man, châu Vĩnh An.
Xã: Đơn vị hành chính cấp cơ sở. Dưới xã là thơn (ở nơng thơn vùng
đồng bằng). Ở nơng thơn miền núi có có đơn vị Động (sách, nguồn); Trong

Đại Việt sử ký tồn thư đã có nhắc tới đơn vị Động: “Năm 1540, Mạc Đăng
Dung cùng….. nộp các động Tê Phù, Kim Lặc, Cổ Sâm, Liễu Cát, An Lương,
La Phù của châu Vĩnh An…”[25, tr. 621].
Ngồi các đơn vị hành chính là Đạo, phủ, huyện, xã. Dưới thời Mạc
còn xuất hiện thêm đơn vị Tổng, đây là đơn vị hành chính độc đáo, đơn vị
trung gian giữa huyện và xã. Nhằm mục đích tăng cường sự quản lí của nhà
nước đối với cấp cơ sở. Trong Văn bia xã Tứ kì khắc năm 1574 đã ghi lại 11
Tổng của huyện đó là Tổng: Xuân Cát, Động Hàm, Kim Đới, Văn Thị, Lật
Khê, Kim Thanh, Yên Tử Hạ, Tân Duy, Cẩm Khê, Tự Tân, Xn Úc [66].
Tổng có nhiệm vụ giúp huyện đơn đốc việc thu thuế và cơng dịch ở xã. Ngồi
ra tổng cịn có chức năng tổ chức lễ hội. Có thể nói rằng sự xuất hiện của
Tổng là một nét riêng trong tổ chức hành chính nước ta thời phong kiến, điều
đó bắt nguồn từ nhu cầu sinh hoạt tín ngưỡng, tôn giáo cộng đồng ngày một
mở rộng cùng với sự phát triển ngày càng cao của làng xã. Sự hiện diện của
cấp tổng thời Mạc thể hiện ý muốn can thiệp sâu thêm một bước của chính
quyền trung ương đối với làng xã và người nông dân.
Tương đương với đơn vị Tổng ở đồng bằng, ở nông thôn miền núi gọi
là Đơ. Đơ được hình thành trên cơ sở liên kết các động lại với nhau. Vùng
biên giới Đông Bắc, vốn có ba "đơ" là Như Tích, Thời La và Chiêm Lãng với

15


7 "động" là Chiêm Lãng, Thời La, Tư Lẫm, Liễu Cát, Cổ Sâm, Kim Lặc và
La Phù. Trong đó, các động Tư Lẫm, La Phù, Liễu Cát và Kim Lặc thuộc
"đơ" Như Tích; cịn các động Cổ Sâm, Chiêm Lãng thuộc "đô" Chiêm Lãng;
động Thời La cũng là đô Thời La [25].
1.3. Tổ chức Hội ở nông thôn:
Thời Mạc xuất hiện khá nhiều Hội nhằm làm việc thiện, khuyến khích
học tập ở nông thôn.

Hội thiện: Tổ chức ra để làm việc thiện. “Các bia dựng trong các chùa,
miếu cho biết hội Thiện khá phát triển. Từ các vương hầu, tôn thất, quan lại
tại vị hoặc hưu quan đến thường dân trong các làng xã đều đua nhau làm
việc thiện”. [75, tr. 136-137]. Biểu hiện của sự phát triển Hội thiện thời Mạc
đó là việc cúng ruộng, tiền… để xây dựng, tu tạo chùa, miếu, hay xây mới
hoặc tu sửa đường sá, cầu cống…
Văn bia thời Mạc đã ghi lại khá nhiều sự việc này: Thiện sĩ Diệu Giác,
Chí Thiện, Quảng Đạt Huyền Sơn, phát lòng Bồ đề, rủ tay phương tiện, qun
góp vật liệu, mời thợ khởi cơng, sửa cũ thành mới chùa Cự Linh thôn Tam Cử
xã Hồng Lục huyện Gia Phú; Cung nhân của Hiến Tông cùng các Vương
công, qúy nhân, sĩ thứ và thái ông lão bà, thiện nam tín nữ cùng qun góp tu
sửa chùa Động Ngọ ( Thanh Hà - Hải Dương) ; Bia chùa Đại Bi cho biết :
Thiện sĩ các thôn Thượng Lang, Quỳnh Cơi xã Ngọc Lâm huyện Tứ Kì, phủ
Hạ Hồng tô tượng phật, tu sửa nhà tiền đường, hậu diện và thềm bậc chùa
Đại Bi; Nguyễn Hữu Nguyên và vợ là Đào thị Đĩnh cùng các bạn hữu của
các xã Cao Xá, Lôi Xá, Uông Hạ, Hùng Thắng, An Tráng và dân thơn góp
tiền tu sửa chùa Cổ Linh (Cẩm Giàng Hải Dương) … Bên cạnh việc quyên
góp tiền để tu sửa, xây dựng lại chùa nhiều người còn cúng ruộng . Qua văn
bia ta biết được Tín chủ học Nguyễn (Thanh Hà – Nam sách) cúng vào chùa 1
sào 8 thước ruộng ở xứ Đồng Xoài làm ruộng hương hỏa ; Nguyễn Thị Ngọc

16


Nha, trung quận phu nhân cúng ruộng 5 sào [68, tr 44 - 196). Ngồi ra cịn
góp tiền của để xây dựng, làm mới cầu cống…
Về nguyên nhân phát triển của Hội thiện, theo nhà nghiên cứu Vũ Duy
Mền là có lẽ do tác động của hồn cảnh xã hội thực tại. Chiến tranh Lê – Mạc
tàn khốc, kéo dài, thiên tai thường xuyên xảy ra, khiến dân chúng mất niềm
tin và tìm đến cửa Phật mong được che chở hoặc cầu xin điều thiện. Vì vậy

nhiều người khơng tiếc tiền của, ruộng vườn “công đức” vào chùa để mong
“báo ứng” về sau.
Hội Tư văn: Hội tư văn khá phổ biến vào thời Lê và đã bắt đầu phát
triển mạnh ở thời Mạc . Đây là tổ chức của các Nho sĩ, đề cao nhà Nho và
khuyến khích việc học hành thi cử ở địa phương. Hội này vừa có trách nhiệm
thắp hương ở đền thờ Khổng Tử và các Tiên hiền (Văn chỉ); vừa có nhiệm vụ
tổ chức các đợt bình văn thơ, giảng kinh sách. Văn bia Tiên hiền huyện Tân
Minh (nay thuộc huyện Tiên Lãng, Hải Phòng) khắc năm 1574, cho biết rằng
“ hộ bộ thượng thư giao cho huyện quan, cấp ba sào ruộng ở xứ Đống Gà để
dựng đền Tiên Hiền cho tiện thờ cúng” [68, tr. 167]. chỉ riêng Hội Tư Văn
huyện Tân Minh (Hải Phịng) tính đến năm 1574 đã có gần 200 thành viên
của 11 tổng; trong đó bao gồm quan lại đương chức, người đỗ đạt và Nho sinh
sống ở làng. Hội này cũng quy định tế lễ vào ngày 25 tháng 2 hàng năm. Sự
hoạt động và phát triển của Hội Tư Văn hàng huyện cho thấy phần nào khơng
khí học tập ở Hải Phòng bấy giờ.
Giáp: Tên gọi giáp có nguồn gốc từ Trung Quốc. Giáp vốn là một đơn
vị hành chính ở nước ta dưới thời thuộc Đường và đến thời Trần, tuy nhiên
đến thời Mạc đơn vị giáp đã trở thành một tổ chức xã hội tự nguyện của quần
chúng nông dân làng xã.
Giáp được đặt tên theo hướng đông, tây, trung, nam (bia chùa Nghiêm
Quang , bia chùa Phúc Duyên và quán Viên Dương) hoặc theo số thứ tự: nhị,

17


tam, lục, thất (bia chùa Hưng Khánh, bia đình xã Trừng Hồi, Huyện Thái
Ninh, Thái Bình).. Đơi khi giáp được đặt tên theo cách kết hợp phương hướng
hoặc phương hướng và số thứ tự: Giáp tây nhất (bia chùa Pháp Vân): Giáp
Tây Nam, giáp Tây Bắc, giáp Đông Nam, giáp Đông Bắc (bia chùa Tư Phúc).
Trong bia quán Viên Dương, tên của giáp được gọi theo tên thôn: Giáp Thạch

Tỉnh. Trong bia chùa Ứng Xá thì tên giáp được đặt gọi là “ Ứng Tự, Ứng Tây,
Ngoại Đông, giáp Ngoại Tây, giáp Trung Đông, giáp Trung Tây, giáp Áng
Đông, giáp Áng Tây, giáp Áng Bắc”. [69, tr. 159]. Như vậy tùy theo từng
làng xã tên giáp có thể được gọi theo phương hướng, số thứ tự hoặc kết hợp
giữa phương hướng với số thứ tự. Cũng có thể gọi tên địa danh của thơn hay
xóm. Đấy chính là những cách đặt tên giáp phổ biến nhất thời Mạc cũng như
sau này.
Bảng 1.1 GIÁP THỜI MẠC QUA VĂN BIA [69], [75]

Tên giáp

Thành

Số họ

viên

Thuộc xã/ thôn

Kim Uyên

2



La

Uyên,

Ngọc Tỉnh


2

Thượng Phúc ( nay thuộc

CẩmĐường

1

Thường Tín – Hà Nội)

Lan Đình

2

Năm/ số
bia

Huyện 1538/136

Văn Khê

18

1

Thơn Kiều Trì, Huyện 1544/B60

Thọ Khê


30

2

Thanh Oai

Phú Khê

18

3

quận Hà Đông – Hà Nội)

Phúc Khê

26

4

Tây Nam

31

1

Thơn Sơn Đồng, Xã Sơn 1545/B166

Chính


26

1

Đồng, Huyện Quỳnh Cơi (

Đông

30

2

Nay thuộc Quỳnh Giao,

Tây Bắc

21

2

Huyện Quỳnh Phụ, Tỉnh

18

(nay thuộc


Đơng Nam 16

1


Thái Bình)

Đơng Bắc
Trung

29

3

Thơn

Cự

Linh,

Xã 1562/B113

Đơng

32

2

Phường Để (Nay thuộc xã

Đơng

32


1

Phường Để, huyện Trực

Trung Tây 34

3

Ninh, Tỉnh Nam Định)

Tây
Đông

31

2

Thôn Mĩ Long, xã Hội 1570/B76

Trung

30

2

Xuyên (Nay thuộc huyện

Nam

40


4

Gia Lộc, tỉnh Hải Dương)

Nhất

36

1( Phạm)

Thơn Thượng Liên Đơng, 1585/B16

Nhị

50

2

xã Trừng Hồi (nay thuộc

Tam

56

3 (Phạm,

huyện Thái Thụy, Tỉnh

Nguyễn, Lưu)


Thái Bình)

Nhị

28

8 (Đàm, Lê,

1589/B53

Vũ, Đỗ,
Nguyễn, Đào,
Bùi, Trịnh
Xã Liêu Hạ, huyện Đường
Hào ( nay thuộc huyện Mĩ
Hào, Tỉnh Hưng Yên)
Tam

7

3 (Đỗ, Vũ, Đàm

Lục

7

3 (Nguyễn, Đỗ,
Bùi)


Thất

12

4( Đạm Thị An)

Thạch Tỉnh 22

2

Xã Thượng Đoan, huyện 1589/B161

Đông

26

3

Đan Phượng ( nay thuộc

Tây

23

2

Hà Nội)

Trung


34

4

19


Dựa vào bảng trên ta thấy số lượng thành viên trong một giáp khác
nhau, trong một giáp gồm nhiều thành viên thuộc nhiều họ khác nhau. Ví dụ
như giáp nhị 28 người thuộc các họ Đàm, Lê, Vũ Đỗ, Nguyễn, Đào, Bùi,
Trịnh. Xã Liêu Hạ gồm 4 giáp nhị, tam, lục, thất, trong đó đều có mặt các
thành viên của họ Đỗ, họ Đàm, họ Vũ có mặt trong các giáp nhị, tam, thất. Xã
Trừng Hồi có 3 giáp Nhất, Nhị, Tam, trong đó có 2 giáp đều có mặt họ
Phạm. Giáp là tổ chức của nam giới, do vậy hầu hết các giáp đều ghi họ và
tên nam giới. Riêng giáp thất ghi tên nữ giới là Đàm Thị An.
Căn cứ vào thông tin trên ta thấy rằng, giáp không phải là tổ chức của
những thành viên cùng một dòng họ mà gồm nhiều họ khác nhau. Được thành
lập trên cơ sở cụm dân cư hoặc dòng họ, gồm nhiều lứa tuổi, giới tính, quyền
lợi và nghĩa vụ khác nhau. Nhiệm vụ của giáp là làm việc thiện ở chúa quán “
Phù sinh tống tử”. Xã Cối Xuyên gồm các thôn Đức Phong, Đức Phong Tây,
Mỹ Long cùng các giáp Đơng, Trung, Nam góp tiền làm lại hướng mới chùa
Nghiêm Quang. Các giáp cùng với nhân dân xã Thụy Ứng, Thượng Phúc, Hà
Tây quyên góp để trùng tu chùa Ưng Xá ; Quan viên ba giáp: giáp Nhất, giáp
Nhị, giáp Tam thơn Thượng Liên Đơng, xã Trừng Hồi, huyện Thanh Lan
dựng đình mới; Tí chủ các giáp (110 vị) xã Vuân Ổ, Tiên Du, Từ Sơn cùng
các tín sãi bỏ tiền đúc chuông chùa Hồng Phúc ; Các giáp Nhị, Tam, Lục,
Thất cùng Hội chủ quan viên hương trưởng xã Liêu Hạ, Huyện Đường Hào,
phủ Thượng Hồng, đúc lại chuông đồng, làm gác chuông và thềm đá chùa
Hưng Khánh ; Các giáp Thạch Tỉnh, Đông, Tây, Trung cùng các quận chúa,
phu nhân và nhân dân trong xã Thượng Thụy “ phát khởi lòng lành, chuẩn bị

vật liệu, tu sửa tịa thượng điện, lại tơ tượng phật ở đấy và làm nhà hậu đường
như một tòa báu” ; Các giáp Tây Nam, Chính Đơng, Tây Bắc, Đơng Nam
cùng các tín chủ thôn Sơn Đồng và đại sĩ các xã đúc chuông chùa Tư Phúc
[68, tr. 142 – 313].

20


×