Tải bản đầy đủ (.pdf) (118 trang)

Tỉnh hòa bình trong công cuộc vận động cách mạng và khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền 1930 1945

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.41 MB, 118 trang )

..

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
-----------------------------------------------

NGUYỄN THUỲ CHI

NGUYỄN THUỲ CHI

TỈNH HOÀ BÌNH TRONG CƠNG CUỘC VẬN ĐỘNG
CÁCH MẠNG VÀ KHỞI NGHĨA VŨ TRANG GIÀNH
TỈNH HỒ BÌNH
TRONG
CHÍNH
QUYỀNCƠNG
(1930 –CUỘC
1945) VẬN ĐỘNG

CÁCH MẠNG VÀ KHỞI NGHĨA VŨ TRANG
GIÀNH CHÍNH QUYỀN (1930 – 1945)
Chuyên ngành: LỊCH SỬ VIỆT NAM
Mã số: 60.22.54

LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ

LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ

Người hướng dẫn khoa học: TS. Hoàng Ngọc La



Thái Nguyên - 2009

Thái Nguyên - 2009
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên




ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
------------------------

NGUYỄN THUỲ CHI

TỈNH HỒ BÌNH TRONG CƠNG CUỘC VẬN ĐỘNG
CÁCH MẠNG VÀ KHỞI NGHĨA VŨ TRANG
GIÀNH CHÍNH QUYỀN (1930 – 1945)

Chuyên ngành: LỊCH SỬ VIỆT NAM
Mã số: 60.22.54

LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ

Người hướng dẫn khoa học: TS. Hoàng Ngọc La

Thái Nguyên - 2009
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên





Mục lục
Mở đầu………………………………………………………………………

1

1

Lý do chọn đề tài…………………………………………………………….

1

2

Lịch sử nghiên cứu vấn đề…………………………………………………... 3

3

Đối tượng, phạm vi nghiên cứu và nhiệm vụ của đề tài…………………….. 5

4

Nguồn tài liệu, phương pháp nghiên cứu……………………………………

5

5

Đóng góp của luận văn………………………………………………………


6

6

Cấu trúc luận văn…………………………………………………………….

6

Chương 1

Khái quát về tỉnh Hồ Bình trước năm 1930………………………………

7

1.1

Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên……………………………………………… 7

1.1.1

Vị trí địa lý…………………………………………………………………... 7

1.1.2

Điều kiện tự nhiên…………………………………………………………...

1.2

Đặc điểm cư dân và văn hoá………………………………………………… 13


1.2.1

Đặc điểm cư dân……………………………………………………………..

13

1.2.2

Đặc điểm văn hoá, xã hội……………………………………………………

23

1.3

Truyền thống yêu nước của nhân dân các dân tộc tỉnh Hồ Bình trước năm
1930…………………………………………………………………………

Chương 2

9

28

Quá trình vận động cách mạng tiến tới khởi nghĩa vũ trang giành chính
quyền (1930 – 3/1945)………………………………………………………

33

2.1


Cơ sở Đảng đầu tiên được thành lập………………………………………...

33

2.2

Vượt qua khủng bố, đẩy mạnh xây dựng lực lượng và đấu tranh cách mạng
(1931-1939)………………………………………………………………….

2.3

34

Công cuộc chuẩn bị lực lượng tiến tới khởi nghĩa vũ trang giành chính
quyền (1939-3/1945)………………………………………………………...

38

2.3.1

Bối cảnh lịch sử và chủ trương mới của Đảng………………………………

38

2.3.2

Công cuộc chuẩn bị lực lượng………………………………………………. 43

Chương 3


Xây dựng chiến khu chống Nhật tiến lên tổng khởi nghĩa tháng Tám
năm 1945…………………………………………………………………….

69

3.1

Tình hình sau ngày Nhật đảo chính Pháp……………………………………

69

3.2

Xây dựng và đẩy mạnh mọi hoạt động trên chiến khu Quang Trung……….. 76

3.3

Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945……………………………………… 89
Kết luận……………………………………………………………………...

101

Tài liệu tham khảo………………………………………………………….

107

Phụ lục………………………………………………………………………

113


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên




PHỤ LỤC

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên




TỈNH HỒ BÌNH TRONG CƠNG
CUỘC VẬN ĐỘNG CÁCH MẠNG
VÀ KHỞI NGHĨA VŨ TRANG
GIÀNH CHÍNH QUYỀN
(1930 – 1945)

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên




Lời cảm ơn
Em xin bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc tới TS. Hồng Ngọc La
đã nhiệt tình hướng dẫn và giúp đỡ em trong quá trình nghiên
cứu đề tài này.
Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong khoa
Lịch sử, Sở văn hố thơng tin tỉnh Hồ Bình, Ban tun giáo

tỉnh Hồ Bình, Phịng tun giáo Thành ủy Hồ Bình đã tạo
điều kiện cho em trong suốt quá trình nghiên cứu đề tài.
Em xin chân thành bày tỏ lịng cảm ơn tới gia đình, bạn bè,
người thân đã tạo điều kiện giúp đỡ em trong suốt thời gian qua
để hồn thành đề tài này.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên




MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Cách mạng tháng Tám là sự kiện vĩ đại trong lịch sử dựng nước và giữ
nước của dân tộc Việt Nam. Nó đã đập tan hai xiềng nô lệ Nhật – Pháp và chế
độ phong kiến tồn tại hàng ngàn năm, dựng lên nước Việt Nam dân chủ cộng
hoà, một nhà nước thực sự của dân, do dân và vì dân.
Với thắng lợi của Cách mạng tháng Tám, nước ta thực sự bước vào một
trang sử mới, từ một nước thuộc địa trở thành một nước độc lập, nhân dân ta
từ thân phận nô lệ trở thành chủ nhân của nước nhà. Cách mạng tháng Tám
đánh dấu bước nhảy vọt trong tiến trình lịch sử của dân tộc Việt Nam, mở ra
một kỉ nguyên mới - kỉ nguyên độc lập tự do gắn liền với chủ nghĩa xã hội.
Cách mạng tháng Tám là thắng lợi đầu tiên của một nước nhược tiểu tự giải
phóng mình khỏi ách ngoại bang, đã cổ vũ mạnh mẽ tinh thần đấu tranh của
nhân dân các nước thuộc địa trên thế giới. Thắng lợi của Cách mạng tháng
Tám là kết quả của sự kết hợp đúng đắn lí luận chủ nghĩa Mác – Lênin về
chiến tranh cách mạng với thực tiễn cách mạng Việt Nam. Thành tựu đó
khơng những là bài học kinh nghiệm lịch sử quý báu của chúng ta mà cịn
đóng góp vào kho tàng cách mạng giải phóng dân tộc trên thế giới.
Hơn 60 năm đã trôi qua, nhưng ý nghĩa và bài học kinh nghiệm của

Cách mạng tháng Tám vẫn còn giữ nguyên giá trị lịch sử của nó. Cách mạng
tháng Tám đã thể hiện sức mạnh to lớn của khối đoàn kết toàn dân, khả năng
cách mạng, tính chủ động và sáng tạo của các địa phương trong cả nước.
Nhân dân các dân tộc tỉnh Hồ Bình có truyền thống u nước đấu
tranh chống giặc ngoại xâm, bảo vệ quê hương đất nước. Ngay từ những năm
đầu khi thực dân Pháp xâm lược tỉnh Hồ Bình, nhân dân Hồ Bình đã đứng
lên khởi nghĩa đánh đuổi bọn xâm lược, bảo vệ quê hương để giành lại nền

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

1




độc lập. Đặc biệt, dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam, truyền
thống đánh giặc cứu nước được phát huy cao độ, nhân dân các dân tộc Hồ
Bình đã tiến hành cuộc vận động cách mạng và khởi nghĩa vũ trang giành
chính quyền ở Hồ Bình (1930 – 1945).
Hồ Bình là mảnh đất có chiều dày lịch sử, ánh sáng cách mạng của
Đảng đến với nhân dân các dân tộc trong tỉnh khá sớm. Dưới sự lãnh đạo của
Đảng, phong trào cách mạng ở Hồ Bình được xây dựng và ngày càng phát
triển mạnh mẽ, nhanh chóng hồ nhịp với phong trào cách mạng chung trong
cả nước, với đỉnh cao là thắng lợi của cuộc Cách mạng tháng Tám năm 1945.
Cuộc khởi nghĩa giành chính quyền tháng Tám 1945 ở Hồ Bình là một bộ
phận khăng khít khơng thế tách rời công cuộc vận động Cách mạng tháng
Tám trong cả nước. Nghiên cứu cuộc vận động cách mạng và khởi nghĩa vũ
trang giành chính quyền ở Hồ Bình có ý nghĩa lí luận và thực tiễn to lớn, làm
phong phú thêm hình thái vận động Cách mạng tháng Tám ở Việt Nam.
Tỉnh Hồ Bình là một trong những tỉnh có vị trí vai trị quan trọng

trong q trình chuẩn bị lực lượng góp phần thắng lợi trong Cách mạng tháng
Tám năm 1945. Thông qua việc nghiên cứu và tìm hiểu lịch sử cuộc vận động
cách mạng và khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền ở Hồ Bình (1930 –
1945), góp phần làm sáng rõ truyền thống yêu nước của nhân dân các dân tộc
trong tỉnh, về sự sáng tạo của Đảng trong việc sử dụng và kết hợp các hình
thức bạo lực cách mạng để giành chính quyền về tay nhân dân.
Từ những lí do trên tơi quyết định chọn: “Tỉnh Hồ Bình trong cơng
cuộc vận động cách mạng và khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền (1930
– 1945)” làm đề tài luận văn thạc sĩ của mình.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

2




2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Tìm hiểu về cơng cuộc vận động cách mạng và khởi nghĩa vũ trang
giành chính quyền ở Hồ Bình là một vấn đề khoa học thu hút sự quan tâm
của giới nghiên cứu Trung ương cũng như địa phương.
Trong nhiều thập kỉ qua, đã có nhiều cơng trình nghiên cứu, nhiều cuốn
sách, bài viết, hồi kí… được cơng bố về các vấn đề liên quan tới Cách mạng
tháng Tám ở Hồ Bình.
Liên quan tới đề tài là các văn kiện của Đảng Cộng sản Việt Nam bao
gồm: Văn Kiện Đảng (1930- 1945), các chủ trương, chỉ đạo về cách mạng của
Hồ Chí Minh, Trường Chinh. Các Nghị quyết của Đảng bộ tỉnh Hồ Bình từ
1930 – 1945. Đó là những tài liệu có tính định hướng làm cơ sở cho việc
nghiên cứu đề tài.
Cuộc vận động của nhân dân tỉnh Hồ Bình được đề cập đến trong các

sách: Tổng khởi nghĩa tháng Tám, Lịch sử Việt Nam (1930 – 1945), Lịch sử
quân đội. Và thu hút sự quan tâm của nhiều cơ quan, các nhà nghiên cứu khoa
học lịch sử xã hội nhân văn.
Ở Trung ương, năm 1957, Trần Văn Giàu biên soạn cuốn “Từ cách
mạng tháng Mười đến Cách mạng tháng Tám”; Trần Huy Liệu và Văn Tạo
biên soạn “Tổng khởi nghĩa tháng Tám - tập 12”.
Trong những năm 60, Tạp chí Nghiên cứu Lịch sử đã cơng bố nhiều bài
viết có giá trị bàn về Cách mạng tháng Tám. Viện Sử học biên soạn “Cách
mạng tháng Tám: Tổng khởi nghĩa ở Hà Nội và các địa phương - quyển I”
(Nxb Sử học, 1960); Văn Tạo, Thành Thế Vỹ, Nguyễn Cơng Bình biên soạn
“Lịch sử Cách mạng tháng Tám” (Nxb Sử học, 1960); Ban nghiên cứu lịch
sử Đảng Trung ương biên soạn “Tìm hiểu tính chất và đặc điểm của Cách
mạng tháng Tám” (Nxb Sự Thật, 1963); Viện Lịch sử Đảng biên soạn cuốn

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

3




“Tổng khởi nghĩa tháng Tám 1945” (Nxb Sự Thật, 1985)… và nhiều cơng
trình nghiên cứu khác có liên quan.
Những năm gần đây, nhiều cơng trình nghiên cứu có giá trị lớn về cuộc
vận động Cách mạng tháng Tám được công bố, như: “Cách mạng tháng Tám
một số vấn đề lịch sử” năm 1995, Gs. Văn Tạo chủ biên; năm 1999 Hội thảo
quốc tế về Việt Nam được tổ chức tại Hà Nội, trong đó có nhiều cơng trình
nghiên cứu về Cách mạng tháng Tám. Nhiều báo cáo khoa học có giá trị được
tuyển chọn và in thành sách “Việt Nam trong thế kỉ XX”; “Cách mạng tháng
Tám nhứng sự kiện” của tác giả Trần Hữu Đính và Lê Trung Dũng, năm

2000; Kỷ yếu hội thảo khoa học “Kỷ niệm 55 năm Cách mạng tháng Tám và
Quốc khánh 2-9 (1945 – 2000)” do tập thể tác giả Trường Đại học Khoa học
Xã hội và Nhân văn biên soạn… Các tác phẩm trên ít nhiều có đề cấp tới cuộc
vận động Cách mạng tháng Tám ở Hồ Bình. Ngồi ra cịn có hàng trăm bài
báo, tạp chí, thơng tin khoa học cũng nghiên cứu các vấn đề mà đề tài quan
tâm.
Ở địa phương, có các cơng trình khoa học: “Lịch sử Đảng bộ tỉnh Hồ
Bình” - tập 1 của Tỉnh Uỷ Hồ Bình, xuất bản năm 1993; “Hồ Bình lịch sử
kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mĩ (1945 – 1975)” của Bộ chỉ
huy qn sự tỉnh Hồ Bình, xuất bản năm 1999; “Lịch sử cuộc kháng chiến
chống thực dân Pháp (1945- 1954)”, tập 2 của Viện lịch sử quân sự Việt
Nam, xuất bản năm 1986; “Địa chí Hồ Bình” của Tỉnh uỷ - Hội đồng nhân
dân - Uỷ ban nhân dân tỉnh Hồ Bình, xuất bản năm 2005; “Hồi ký cách
mạng Hồ Bình” của Ban tun giáo tỉnh uỷ Hồ Bình, xuất bản năm 2005.
Ngồi các cơng trình nói trên cịn có Lịch sử cách mạng của Đảng bộ nhân
dân các huyện, thị: Thị xã Hồ Bình, Lương Sơn, Kỳ Sơn, Kim Bôi, Đà Bắc,
Mai Châu, Lạc Sơn, Lạc Thuỷ, Yên Thuỷ, Tân Lạc. Các sách viết về lịch sử
các ngành, các tổ chức xã hội như: phụ nữ, qn đội, cơng an, thanh niên, anh

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

4




hùng lực lượng vũ trang,… cũng lần lượt được biên soạn và xuất bản, trong
đó ít nhiều có liên quan đến thời kỳ Cách mạng tháng Tám 1945.
Các cơng trình trên đã đề cập đến công cuộc vận động cách mạng và
khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền ở Hồ Bình ở những mức độ khác

nhau. Song, cho đến nay vẫn chưa có cơng trình khoa học nào nghiên cứu
riêng và trình bày một cách có hệ thống về vấn đề này. Tơi đánh giá cao
những cơng trình trên và coi đó là nguồn tài liệu q giá giúp tơi trong q
trình thực hiện đề tài: “Tỉnh Hồ Bình trong công cuộc vận động cách
mạng và khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền (1930 – 1945)”.
3. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu và nhiệm vụ của đề tài
3.1. Đối tượng nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu về Công cuộc vận động
cách mạng và khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền ở Hồ Bình (1930 –
1945).
3.2. Phạm vi nghiên cứu: Để làm rõ về Công cuộc vận động cách mạng
và khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền ở Hồ Bình (1930 – 1945), đề tài
còn đề cập điều kiện tự nhiên, con người và truyền thống đấu tranh của nhân
dân các dân tộc trong tỉnh.
3.3. Nhiệm vụ nghiên cứu: Luận văn nghiên cứu về truyền thống đấu
tranh của nhân dân các dân tộc tỉnh Hồ Bình. Trình bày một cách có hệ
thống Công cuộc vận động cách mạng và khởi nghĩa vũ trang giành chính
quyền ở Hồ Bình (1930 – 1945). Từ đó, khẳng định rõ vị trí, vai trị của nhân
dân các dân tộc trong cuộc vân động Cách mạng tháng Tám năm 1945, góp
phần thắng lợi vào thắng lợi của Cách mạng tháng Tám năm 1945.
4. Nguồn tài liệu, phƣơng pháp nghiên cứu
4.1. Nguồn tư liệu:
Thực hiện đề tài này, tôi tham khảo và sử dụng các tài liệu sau: các văn
kiện Đảng, Chỉ thị, Nghị quyết, Lịch sử Đảng bộ các địa phương; các cơng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

5





trình nghiên cứu của Trung ương, địa phương liên quan đến đề tài; các cơng
trình nghiên cứu của các nhà khoa học đã được công bố, các bài viết đăng trên
tạp chí… là những nguồn tài liệu quý báu giúp tôi nghiên cứu vấn đề đã được
đặt ra trong đề tài.
4.2. Phương pháp nghiên cứu:
Để thực hiện đề tài này, tôi sử dụng phương pháp lịch sử là chủ yếu, kết
hợp phương pháp lơgíc. Các phương pháp phân tích, so sánh, tổng hợp, cũng
được sử dụng để làm sáng tỏ nội dung đề tài. Ngồi ra, tơi cịn sử dụng
phương pháp điều tra, khảo sát.
5. Đóng góp của luận văn
Luận văn trình bày một cách có hệ thống q trình chuẩn bị lực lượng
cách mạng và tiến tới khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền ở Hồ Bình.
Luận văn góp phần làm rõ truyền thống yêu nước, đấu tranh cách mạng
của qn và dân các dân tộc Hồ Bình trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng
các dân tộc, quê hương, đất nước.
Luận văn làm rõ vị trí của tỉnh Hồ Bình trong cuộc vận động Cách
mạng tháng Tám của cả nước, Luận văn cịn có thể dùng làm tài liệu tham
khảo để nghiên cứu, giảng dạy và học tập lịch sử địa phương ở các trường
chuyên nghiệp và trường phổ thơng.
6. Cấu trúc luận văn
Ngồi phần mở đầu, kết luận, Luận văn được kết cấu thành 3 chương:
Chƣơng 1. Khái qt về tỉnh Hồ Bình trƣớc năm 1930
Chƣơng 2. Q trình vận động cách mạng tiến tới khởi nghĩa
vũ trang giành chính quyền (1930 – 3/1945)
Chƣơng 3. Xây dựng chiến khu chống Nhật tiến lên tổng
khởi nghĩa tháng Tám (3-8/1945)
Luận văn cịn có phần phụ lục.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


6




Chƣơng 1
KHÁI QT VỀ TỈNH HỒ BÌNH TRƢỚC NĂM 1930
1.1. VỊ TRÍ ĐỊA LÝ, ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN

1.1.1. Vị trí địa lý
Hồ Bình là tỉnh miền núi, nằm ở cửa ngõ vùng Tây Bắc của Tổ quốc,
có vị trí địa lý quan trọng của vùng chuyển tiếp từ đồng bằng lên miền núi, là
điểm trung chuyển sức hút ảnh hưởng chính trị, kinh tế, văn hố, xã hội với
một trung tâm lớn - Thủ đơ Hà Nội.
Tỉnh Hồ Bình có diện tích tự nhiên 4.662,53 km2, nằm trong giới hạn
20019’ – 21008’ vĩ bắc và 104048’ - 105050’ kinh đông, phía bắc giáp với tỉnh
Phú Thọ, phía đơng giáp với tỉnh Hà Tây (cũ), phía tây giáp với tỉnh Sơn La,
phía nam giáp với tỉnh Ninh Bình, Hà Nam và Thanh Hố (xem phụ lục 1),
[66, tr.3].
Tỉnh Hồ Bình được thành lập từ ngày 22-6-1886, khi chính quyền
thực dân Pháp ký nghị định cắt các vùng đất có nhiều đồng bào Mường cư trú
thuộc các tỉnh Hưng Hoá, Sơn Tây, Hà Nội và Ninh Bình để thành lập một
tỉnh mới gọi là tỉnh Mường. Vào thời kì này, tỉnh Mường có bốn phủ: Vàng
An, Lương Sơn, Lạc Sơn và Chợ Bờ. Tỉnh lỵ đặt tại Chợ Bờ. Từ đó đến năm
1896, tỉnh lỵ và tổ chức hành chính của tỉnh Mường có nhiều thay đổi. Tỉnh lỵ
đặt tại chợ Bờ ít lâu thì chuyển về Phương Lâm. Nhưng vì ở đây thường bị
ngập lụt nên lại chuyển lên chợ Bờ. Sau cuộc tấn công bất ngờ của nghĩa quân
Đốc Ngữ vào chợ Bờ đêm 29 rạng ngày 30-1-1891, thực dân Pháp hoảng sợ
chuyển lỵ sở đi chỗ khác. Ngày 5-9-1896, tỉnh lỵ tỉnh Mường được chuyển về

đóng tại làng Vĩnh Diệu xã Hồ Bình, phía tả ngạn sơng Đà, đối diện với
Phương Lâm. Từ đó tỉnh Mường được gọi là tỉnh Hồ Bình. Trong qua trình
thực dân Pháp tiến hành bình định, có thời gian chúng lập đạo quan binh Mỹ

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

7




Đức, bao gồm cả Kỳ Sơn, Lương Sơn và Lạc Thuỷ nằm trong tỉnh Mường
(Đạo quan binh Mỹ Đức lập ngày 15-1-1890). Sau đó chuyển Mỹ Đức, Lạc
Thuỷ về Hà Đông (đến ngày 20-10-1908, Lạc Thuỷ lại chuyển về Hà Nam).
Khi thực dân Pháp tách tỉnh Hưng Hoá thành các tỉnh Phú Thọ, Sơn La và
Tuyên Quang thì các châu Thanh Sơn cắt chuyển về Phú Thọ, châu Mộc,
châu Yên, châu Phù Yên chuyển về Sơn La. Đến năm 1896, tỉnh Hồ Bình
chính thức gồm có 4 châu là Lương Sơn, Kỳ Sơn, Lạc Sơn và Mai Đà. Lạc
Thuỷ thuộc về châu Lạc Sơn đến tháng 10-1908 thì chuyển về Hà Nam.
Từ năm 1896, địa giới của tỉnh Hồ Bình về cơ bản đã được ổn định.
Đến tháng 1-1953, châu Lạc Thuỷ cùng một số xã thuộc Nho Quan (Ninh
Bình) được chuyển về Hồ Bình. Sau năm 1954, các châu chuyển thành đơn
vị hành chính cấp huyện và việc tổ chức hành chính các huyện có một số thay
đổi: Huyện Lương Sơn tách thành 2 huyện: Lương Sơn, Kim Bôi (1959);
huyện Mai Đà tách thành 2 huyện: Đà Bắc, Mai Châu (10-1957); huyện Lạc
Thuỷ tách thành 2 huyện: Yên Thuỷ và Lạc Thuỷ (8-1964); huyện Lạc Sơn
tách thành 2 huyện: Lạc Sơn và Tân Lạc (15-10-1957). Đến tháng 8-1964,
tỉnh Hoà Bình có 10 huyện thị đó là: Lương Sơn, Kỳ Sơn, Tân Lạc, Lạc Sơn,
Mai Châu, Đà Bắc, Lạc Thuỷ, n Thuỷ, Kim Bơi và thị xã Hồ Bình.
Mùa xn năm 1976, trong khơng khí cả nước sơi nổi tiến lên xây dựng

chủ nghĩa xã hội, hai tỉnh Hồ Bình và Hà Tây sát nhập thành tỉnh Hà Sơn
Bình. Năm 1991, Kì họp thứ 8 Quốc hội khố VIII đã quyết định điều chỉnh
địa giới và chia tỉnh Hà Sơn Bình thành hai tỉnh Hà Tây và Hồ Bình.
Ngày 1-10-1991, tỉnh Hồ Bình được tái lập và chính thức đi vào hoạt
động. Ngày 21-12-2001 huyện Kỳ Sơn được chia thành 2 huyện: Kỳ Sơn và
Cao Phong. Ngày 27-10-2006, Chính phủ ra Nghị định số 126/2006/NĐ-CP
thành lập thành phố Hồ Bình trực thuộc tỉnh Hồ Bình. Hiện nay, tồn tỉnh
có 214 xã, phường, thị trấn [13, tr.8]. Tỉnh lỵ của Hoà Bình hiện nay là Thành

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

8




Phố Hồ Bình, cách Hà Nội 76 km. Đường quốc lộ số 6 đi qua Hồ Bình dài
125 km, nối liền Hà Nội, đồng bằng Bắc Bộ với Tây Bắc và Thượng Lào. Các
tuyến đường 12, 15, 21 đã nối liền Hồ Bình với các tỉnh Ninh Bình, Thanh
Hố, Hà Nam.
1.1.2. Điều kiện tự nhiên
Núi rừng Hồ Bình có địa thế, địa hình khá hiểm trở, chia cắt thành hai
tiểu vùng. Tiểu vùng thứ nhất, trải dài từ Đà Bắc qua Tân Lạc, Lạc Sơn, Mai
Châu nối với miền núi thượng du Thanh Hố. Đó là vùng núi cao nối tiếp
giữa dãy Hoàng Liên Sơn và giải Trường Sơn. Vùng này có độ cao trung bình
400 – 500 mét, có nhiều nhọn núi cao, rừng rậm. Tiểu vùng thứ hai, bao gồm
các huyện từ Kỳ Sơn, Lương Sơn xuống đến Lạc Thuỷ. Đây là vùng núi thấp
có độ cao trung bình là 100 mét, chủ yếu là núi đá vơi, nhiều hang động và
rừng tái sinh, đồi cỏ. Địa hình rừng núi trong tỉnh chia cắt bởi nhiều thung
lũng, hàng trăm con suối lớn nhỏ. Xen giữa các rặng núi, có những thung lũng

trải rộng, kéo dài thành những cách đồng tương đối bằng phẳng và các triền
ven sông.
Do vị trí địa thế, địa hình có nhiều đặc điểm nên Hồ Bình trở thành
một địa bàn cơ động chiến lược ở Bắc Bộ, là cửa ngõ của vùng Tây Bắc, là
hậu cứ bảo vệ thành phố Hà Nội và đồng bằng Bắc Bộ. Địa hình địa thế hiểm
trở tạo nên lợi thế trong việc xây dựng căn cứ, một thế đất “tiến có thể đánh,
lui có thể giữ”. Thực tiễn trong tiến trình lịch sử, núi rừng Hồ Bình đã từng
nhiều lần là căn cứ dấy binh, là địa bàn hoạt động chống xâm lăng, chống
triều đình phong kiến thối nát. Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp
(1946 – 1954), Hồ Bình đã từng là hậu cứ của chiến trường Liên khu Ba, là
hành lang giao thông chiến lược giữa Liên khu Ba, Liên khu Bốn với Việt
Bắc, Tây Bắc.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

9




Tỉnh Hồ Bình thuộc khí hậu nhiệt đới gió mùa, có bốn mùa xn, hạ,
thu, đơng như các tỉnh miền Bắc Việt Nam, tuy nhiên, rõ rệt hơn cả là sự thể
hiện hai mùa theo chế độ mưa ẩm trong năm là mùa mưa và mùa khơ. Với khí
hậu như vậy có thể nói đã tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển nền kinh tế
nông nghiệp, lâm nghiệp, trồng trọt… của nhân dân trong tỉnh. [66, tr.28].
Ở địa bàn miền núi, nông – lâm nghiệp là tiềm năng kinh tế quan trọng
hàng đầu của tỉnh, đặc biệt là tiềm năng về lâm nghiệp. Từ xa xưa, rừng là tài
ngun q giá nhất của Hồ Bình với nhiều loại gỗ quý có giá trị kinh tế, giá
trị sử dụng cao như các loại tứ thiết dùng trong xây dựng, như các loại lim,
sến tấu, chò chỉ, de, lát hoa…dùng trong nghề mộc dân dụng. Ngồi cịn rất

nhiều loại bương, tre, nứa, song, mây…; nhiều loại cây công nghiệp, cây ăn
quả, cùng những đặc sản rừng quý như nấm hương, mộc nhĩ, măng, cánh
kiến… Trong rừng Hồ Bình có nhiều cây thuốc quý, theo điều tra bước đầu
có tới 400 cây thuốc, trong đó có quế, sa nhân, hồi sơn, hà thủ ơ, ngũ gia bì,
thổ phục linh,v.v.. Trước đây trong rừng cịn có nhiều lồi thú từ gà lơi, sóc,
khỉ, sóc bay, trăn đến hươu, nai, hoẵng, gấu, báo, hổ và xa xưa cịn có voi.
Hồ Bình nằm trong khu vực giáp ranh của ba khu hệ động vật của miền Bắc
là khu hệ Tây Bắc, khu hệ Trường Sơn Bắc và khu hệ Đông Bắc, hệ động vật
của rừng Hồ Bình khá đa dạng.
Đất đai cày cấy, trồng trọt của Hồ Bình khơng nhiều. Trước Cách
mạng tháng Tám 1945, diện tích cấy lúa chỉ có 4.500 ha vì chủ yếu dựa vào
điều kiện tự nhiên. Từ sau Cách mạng tháng Tám 1945 đến nay, sau nhiều
năm nỗ lực làm thuỷ lợi, cải tạo đồng ruộng, khai phá đất đai, diện tích cấy
lúa nước đã tăng lên 28.000 ha, song cũng chỉ mới bằng 7% diện tích nơng –
lâm nghiệp tồn tỉnh. Tuy nhiên, cơ cấu đất đai nơng nghiệp vẫn tạo cho Hồ
Bình có điều kiện cấy lúa nước, gieo trồng lúa nương và một số cây lương
thực khác như ngơ, khoai, sắn và có điều kiện phát triển nhiều loại hoa màu,

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

10




cây cơng nghiệp, cây ăn quả có giá trị như các loại đậu, lạc, mía, chè, trẩu,
mai, sấu, cam, quýt…
Đáng chú ý là Hồ Bình có điều kiện phát triển chăn ni, đặc biệt là
chăn ni trâu, bị đàn với số lượng lớn. Trước năm 1945, Hồ Bình là một
trong những nguồn cung cấp sức kéo cho các tỉnh đồng bằng, cung cấp trâu,

bị thịt cho Hà Đơng, Hà Nội, Hải Phòng, v.v.. Theo thống kê của thực dân
Pháp, năm 1932, Hồ Bình bán cho Hà Đơng 603 con trâu, 685 con bị [31,
tr.10].
Về khống sản, trong lịng đất Hồ Bình chứa nhiều khống sản q
như: than, kẽm, vàng, đá vôi… Đáng chú ý là than mỡ Kim Bôi tuy trữ lượng
không lớn nhưng là loại rất cần cho công nghiệp luyện kim; vàng sa khống,
một kim loại q, có rải rác tại nhiều địa bàn trong tỉnh. Đá vôi, đá xanh… rất
dồi dào, trữ lượng lớn là nguồn nguyên liệu có giá trị trong cơng nghiệp xây
dựng, làm cầu, đường giao thơng.
Nước khống, nước nóng cũng là nguồn tài ngun q, được phân bố
ở vùng Hạ Bì, Sào Báy (Kim Bơi), Q Hố (Lạc Sơn). Có thể nói, bên cạnh
các loại khoảng sản khác, thuộc phạm vi tỉnh Hoà Bình cịn xuất hiện nhiều
điểm nước khống, nước nóng. Nhìn chung, nguồn nước khống, nước nóng
có triển vọng phát triển về lĩnh vực kinh tế, du lịch, chữa bệnh và giải khát
[66, tr. 17-18].
Hồ Bình có nhiều sơng suối nên nguồn thuỷ điện rất phong phú, có
điều kiện phát triển thuỷ điện nhỏ trên phạm vi rộng. Đặc biệt là là nguồn
năng lượng của sông Đà rất lớn. Trước đây thực dân Pháp cũng rất muốn khai
thác nguồn năng lượng này. Năm 1925, chúng đã thăm dò lập đề án xây dựng
thuỷ điện sơng Đà tại thị xã Hồ Bình nhưng khơng thực hiện được vì vấp
phải nhiều khó khăn không khắc phục được. Từ năm 1979, với sự giúp đỡ to
lớn của Liên Xơ, cơng trình thuỷ điện trên sơng Đà được khởi cơng xây dựng.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

11





Đây là cơng trình thuỷ điện lớn nhất vùng Đơng Nam Á, với 8 tổ máy có tổng
cơng suất là 1,92 triệu kw, sản lượng điện hàng năm là 8,16 tỷ kw/giờ (Xem
phụ lục 2).
Sơng suối ở Hồ Bình và nhất là nguồn thuỷ điện hàng năm mang lại
nguồn thuỷ sản đáng kể. Ngay tại các vùng cao, lợi dụng nước chảy tự nhiên,
đồng bào Dao, Thái vẫn có thể ni thả cá ao có kết quả tốt.
Có hệ thống sơng suối nhiều, thường dốc và ngắn, có bốn hệ thống
sơng chính: sơng Đà, sơng Bơi, sơng Bưởi và sơng Bùi. Trong đó, đáng chú ý
nhất là sơng Đà.
Sơng Đà là nhánh lớn của sông Hồng, bắt nguồn từ núi Nguỵ Sơn của
tỉnh Vân Nam – Trung Quốc, có cao độ đầu nguồn là 1.500m. Diện tích lưu
vực sơng đến đầu mối thuỷ điện Hồ Bình là 51.700 km2, chiếm 31% lưu vực
sơng Hồng, nhưng về tổng lượng nước thì lại chiếm 49% tổng lượng nước của
sông Hồng.
Núi rừng và bàn tay lao động của nhân dân các dân tộc đã tạo nên nhiều
cảnh quan kỳ thú như: Núi đá Cột Cờ (Tân Lạc), hang Can (Kỳ Sơn), hang
Trại (Lạc Sơn), hang Đồng Nội (Lạc Thuỷ)…với những dấu tích của nền văn
hố Hồ Bình nổi tiếng, những bản làng đẹp của đồng bào Thái (bản Lác Mai
Châu), của đồng bào Mường (Bản Đầm, thành phố Hồ Bình), v.v.. Suối
nước khống Mớ Đá (Kim Bôi) vừa là điểm du lịch vừa là nơi điều dưỡng và
là nguồn nguyên liệu phong phú để sản xuất nước giải khát có giá trị. Đặc biệt
cơng trình thuỷ điện Hồ Bình “cơng trình thế kỷ” và hồ thuỷ điện cịn có
nhiều cảnh quan tươi đẹp hấp dẫn, có Hoa động sơn, có bãi tắm Bờ… Những
cảnh quan trên cùng với những sản phẩm thủ công mang đậm mầu sắc văn
hoá của các dân tộc trong tỉnh như: hàng thổ cẩm, những đặc sản địa phương
như rượu cần Hồ Bình… đã thể hiện một tiềm năng phong phú của nền du
lịch Hồ Bình.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


12




Bên cạnh những tiềm năng lớn, đa dạng như đã nêu ở trên, điều kiện tự
nhiên cũng mạng lại cho Hồ Bình khơng ít khó khăn, trở ngại. Trước hết là
giao thông không thuận lợi. Dưới thời thực dân, phong kiến, ngồi một vài
trục đường giao thơng lớn (đường 6, 12, 15) hầu như khơng có mạng lưới
giao thơng liên xã, liên huyện. Ngày nay, sau nhiều chục năm xây dựng, hệ
thống giao thông nội tỉnh, giao lưu với các tỉnh xung quanh đã phát triển vượt
bậc. Song giao thông của Hồ Bình vẫn cịn nhiều khó khăn, nhất là trong
mùa mưa lũ, một số vùng cao, vùng sâu, việc đi lại và vận chuyển bằng xe cơ
giới cũng gặp nhiều trắc trở. Tiếp đó là diện tích đất trồng cây lương thực,
nhất là trồng lúa rất ít, phần lớn là ruộng bậc thang hàng năm thường bị lũ
quét trong mùa mưa bão, điều kiện thâm canh để tự túc về lương thực rất khó
khăn. Trước Cách mạng tháng Tám 1945, trình độ sản xuất của nhân dân các
dân tộc trong tỉnh rất thấp, lại bị đế quốc, phong kiến áp bức bóc lột nặng nề
nên Hồ Bình là một tỉnh miền núi còn nghèo nàn và lạc hậu. Nên ngay từ xa
xưa con người đã sớm có mặt, tận dụng những thuận lợi của tự nhiên để phát
triển, đồng thời cũng phải vật lộn với những khó khăn của nó để tồn tại.
Chính trong qua trình đó, lịch sử và con người Hồ Bình đã sớm xây dựng
được những truyền thống tốt đẹp.
1.2. ĐẶC ĐIỂM CƢ DÂN VÀ VĂN HỐ
1.2.1. Đặc điểm cƣ dân
Hồ Bình là một tỉnh miền núi nằm trong vùng Tây Bắc Việt Nam.
Phía bắc và tây bắc giáp tỉnh Phú Thọ và Sơn La, phái đông và đông nam giáp
tỉnh Hà Tây (cũ) và Hà Nam, phía nam và phía tây nam giáp tỉnh Ninh Bình
và Thanh Hố. Vị trí này khiến Hồ Bình trở thành đầu mối giao thông quan
trọng, nối liền các tỉnh thuộc vùng Tây Bắc với vùng đồng bằng sông Hồng,

Đông Bắc và Bắc Trung Bộ. Hiện nay, tỉnh Hồ Bình có 11 huyện thị, trong
đó có hai huyện vùng cao, cịn lại đều là những huyện miền núi.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

13




Do những điều kiện thuận lợi về vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên, cách
đây hàng vạn năm, đất Hồ Bình được con người cổ xưa chọn làm nơi sinh
sống. Cho tới hiện nay, nhiều bằng chứng khảo cổ học về dấu tích cư trú của
lồi người trong thời cổ đại như những công cụ bằng đá đẽo dùng để chặt cây,
đào đất hay bắt thú; những mảnh gốm thơ sơ… đã được tìm thấy ở nhiều nơi
trên địa bàn trong tỉnh. Các tài liệu lịch sử học, dân tộc học cũng đã chứng
minh được, hàng trăm năm trước, đây là một trung tâm dân cư quan trọng:
con người đã mở mang, khai phá đất Hồ Bình.
Ngày nay, Hồ Bình là một trong các tỉnh ở miền núi phía Bắc có nhiều
dân tộc thiểu số sinh sống. Theo số liệu tổng điều tra dân số tháng 4 năm
1999, trên địa bàn tỉnh Hồ Bình có 15 dân tộc sinh sống (nếu tính các dân tộc
có tổng số dân từ hàng chục người trở lên). Tuy nhiên, các dân tộc có dân số
đáng kể ở Hồ Bình có 6 dân tộc: Mường, Kinh, Thái, Tày, Dao, H’Mông
chiếm 99,92% tổng số dân của toàn tỉnh. Các sắc thái dân tộc đã trở thành cư
dân quan trọng mà khi nhắc tới Hồ Bình, chúng ta khơng thể bỏ qua được
[66, tr.107].
Người Mường
Trước đây tên gọi của người Mường là Mol, Mual, Moan, Mó… có
nghĩa là người. Hiện nay, Mường là tên gọi chính thức. Ngày xưa, Mường là
một từ chỉ khu vực hành chính tương đương một châu, huyện hay một xã lớn

như Mường Bi, Mường Vang, Mường Thàng, Mường Động. Trải qua một
thời gian dài, Mường đã trở thành tên gọi chính thức của một dân tộc.
Dựa trên những kết quả của nhiều cơng trình nghiên cứu về ngơn ngữ,
khảo cổ học, dân tộc học, các nhà nghiên cứu đã nhận định rằng, dân tộc
Mường và dân tộc Việt trước đây mấy ngàn năm có chung một tổ tiên là
người Lạc Việt, chủ nhân của nền văn hố Đơng Sơn rực rỡ ở Việt Nam.
Nghiên cứu các đặc điểm nhân chủng học, người ta cho rằng người Việt và

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

14




người Mường có nhiều đặc điểm giống nhau. Các nhà ngôn ngữ cũng phát
hiện được tiếng Mường và tiếng Việt cổ xa xưa chỉ là một. Suốt thời kỳ Bắc
thuộc, sự phân ly thành hai dân tộc diễn ra bởi chính sách áp bức, bóc lột của
bọn đơ hộ phong kiến ngoại tộc. Người Việt ở vùng đồng bằng phải sống
chung với bọn giặc phong kiến nước ngoài nhưng họ lại có điều kiện tiếp xúc
và học tập những tinh hoa của các nền văn hoá lớn như Trung Quốc, Ấn Độ,
Chiêm Thành, trải qua hàng ngàn năm, họ trở thành người Kinh hiện nay.
Người Mường chính là một bộ phận của người Việt cổ sống ở vùng rừng núi
lâu ngày cho nên trong đời sống sản xuất cũng như trong tập quán sinh hoạt
đồng bào vẫn bảo lưu những nét văn hoá cổ. Nhiều tục lệ của người Việt khi
xưa như ở nhà sàn, ăn cơm nếp hay nhà có người chết thì phải giã cối làm
hiệu lệnh, vẫn còn tồn tại trong xã hội người Mường ngày nay.
Trong hoạt động kinh tế, bao đời nay, người Mường sống chủ yếu bằng
sản phẩm nông nghiệp, khai phá ruộng nương để trồng trọt và chăn nuôi.
Các sản phẩm hoa màu như ngô, khoai, sắn và các loại rau đậu thường

được người Mường trồng trên nương. Trước kia, người Mường thường sản
xuất với kỹ thuật canh tác lạc hậu và các giống cây trồng có áp dụng các biện
pháp khoa học kỹ thuật, gieo trồng các giống mới về lúa, ngô và hoa màu có
năng xuất cao.
Trong sản xuất gia đình, chăn ni cũng là nguồn thu nhập đáng kể.
Ngồi chăn nuôi các gia súc, gia cầm truyền thống như trâu, bị, gà, lợn, ngan,
ngỗng ngày nay nhiều hộ gia đình người Mường cịn ni dê, bị lai, bị sữa
và ni ong lấy mật…
Trong đời sống văn hoá, người Mường ở Hồ Bình vẫn bảo lưu được
nhiều yếu tố truyền thống mang đậm tính chất tự nhiên và đậm đà bản sắc dân
tộc: Ăn: đặc trưng nhất trong ẩm thực Mường là các món đồ. Người Mường
thường đồ cơm tẻ, cơm nếp, rau, cá, đồ các loại rau thập cẩm như rau má, rau

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

15




dều, rau muống, lá và quả đu đủ non… Đồ uống: Từ xưa người Mường có
thói quen uống nước lã được lấy từ mạch nước nguồn bằng ống buông hoặc
ống tre. Nhà ở: họ chủ yếu ở các thung lũng, ven chân núi. Họ cư trú thành
từng xóm với những nóc nhà sàn xinh xắn. Dân gian Mường có câu: “ăn cơm
đồ, ở nhà gác, nước vác, lợn thui, trâu gõ mõ, chó leo thang, áo một gang
quần một ống…”. Đó chính là đặc trưng nếp sống của người Mường (xem
phụ lục 3), [73, tr.58, 60,75].
Người Mường khơng có chữ viết, chính vì vậy, trong suốt q trình lịch
sử của người Mường, văn học dân gian, cụ thể là văn học truyền miệng, là
loại hình nghệ thuật duy nhất và hiện là một bộ phận quan trọng trong văn học

cổ truyền của Hồ Bình. Hiện nay, tiếng phổ thơng được dùng phổ biến trong
cộng đồng người Mường, thậm chí, nhiều người Mường khơng nói được tiếng
Mường. Có lẽ vì thế, người Mường và người Kinh sống đan xen và dễ hoà
đồng trong sinh hoạt và sản xuất.
Nghệ thuật dân gian của người Mường ở Hồ Bình phát triển phong
phú, đa dạng, có nhiều điểm độc đáo và đặc sắc khơng thấy ở nơi khác. Các
loại hình như múa dân gian, múa bơng, múa xúc tép, múa vật… có nội dung
phản ánh đời sống sinh hoạt và sản xuất cũng như tâm tư tình cảm của người
Mường nên được nhiều người ưa thích. Nhạc cụ có sáo, kèn, nhị và ngồi ra
người Mường cịn có tục lệ đánh cồng chiêng, trống đồng và đánh đuống (giã
cối). Trong âm nhạc và nghệ thuật đánh cồng và bộ cồng Mường là một hình
thức nghệ thuật và nhạc cụ có vị trí quan trọng.
Đến với người Mường vào những ngày hội, ngày vui hay những ngày
tết, chúng ta có dịp được thưởng thức rượu cần. Đó là một tập qn sinh hoạt
điển hình, mang đặc trưng Mường mà đồng bào vẫn cịn duy trì cho tới ngày
nay (xem phụ lục 4).

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

16




Ngơi nhà truyền thống của người Mường ở Hồ Bình cũng mang
những đặc trưng độc đáo riêng của văn hoá ở. Trước kia, người Mường cũng
thường ở nhà sàn. Trong kiến trúc nhà truyền thống, ngôi nhà người Mường
được làm bằng những vật liệu sẵn có như tre, gỗ, nứa, lá. Cách bố trí mặt
bằng cũng phản ánh được đời sống văn hoá xã hội của người Mường (xem
phụ lục 3). Ngày nay có một bộ phận người Mường chủ yếu ở gần thị trấn, thị

tứ chuyển sang ở nhà đất. Ngồi ra cịn có loại hình nhà trung gian nửa sàn,
nửa đất, trong đó phân bố nửa sàn là nơi nghỉ ngơi, nửa đất là nơi làm bếp núc
và để làm kho chứa lương thực…
Người Mường là dân tộc có truyền thống đấu tranh bất khuất chống
giặc ngoại xâm. Xã hội Mường trước năm 1945 được chia thành hai đẳng cấp
rõ rệt: đẳng cấp thống trị là lang đạo và phìa tạo, chánh quản, thống lý với các
họ đại diện là Đinh, Quách, Bạch, Xa, Hà, Hoàng; tầng lớp bị trị là đông đảo
nhân dân lao động các dân tộc Hồ Bình. Người Mường phải sống dưới ách
thống trị bóc lột của cả chế độ thực dân và quan lại ở địa phương. Dưới sự
lãnh đạo của Đảng và Hồ chủ tịch, đồng bào dân tộc Mường ở Hoà Bình đã
đồn kết với các dân tộc khác chống lại ách thực dân phong kiến, đánh đuổi
đế quốc, xoá bỏ chế độ lang đạo, phìa tạo và làm chủ được mảnh đất của
mình. Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, đồng bào Mường đã góp
sức người, sức của cùng cả nước đưa cuộc kháng chiến đến thắng lợi hoàn
toàn.
Sự phân bố dân cư Mường ở Hồ Bình gắn liền liền với nguồn gốc lịch
sử, môi trường tự nhiên của khu vực cũng như tập quán sản xuất và sinh hoạt
của dân tộc Mường. Là chủ nhân lâu đời của mảnh đất Hồ Bình, ngay từ thời
xa xưa, người Mường đã cư trú ở khắp các huyện thị trên địa bàn tỉnh, nhưng
mức độ phân bố không đồng đều cả về số lượng dân và mật độ phân bố. Ở
Hoà Bình, người Mường tập trung ở những khu vực có địa hình thấp, độ cao

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

17




trung trình là 300m, nơi mà trước kia là các trung tâm trù phú nhất của người

Mường ở Hồ Bình với những cái tên như Mường Bi, Mường Vang, Mường
Thàng, Mường Động.
Dân tộc Kinh
Tại Hồ Bình, người Kinh có số lượng đứng thứ hai sau người Mường.
Đất Hồ Bình vẫn được coi là quê hương của người Mường. Người Kinh tới
Hồ Bình muộn hơn, rải rác vào nhiều thời điểm khác nhau. Trong đó có hai
thời điểm quan trọng nhất là từ nửa sau thế kỷ XVIII và những năm 60 của
thế kỷ XX, khi Đảng và Chính phủ đề ra chủ trương phát triển kinh tế xã hội
miền núi, một bộ phận đồng bào Kinh ở vùng xuôi đã lên miền núi tỉnh Hồ
Bình xây dựng đời sống [66, tr.119].
Trong sản xuất và đời sống, người Kinh ở Hoà Bình khơng có sự khác
biệt lớn với người Kinh ở đồng bằng sông Hồng. Mặc dù vậy, do đặc điểm tự
nhiên của khu vực chi phối cộng với sự giao lưu văn hố với dân tộc Mường
nên họ cũng có những nét đặc trưng tiêu biểu giống và khác với người Kinh
trong cả nước.
Tại Hồ Bình, người Kinh ở khu vực nông thôn sinh sống bằng nghề
làm ruộng lúa nước, chăn ni, trồng vườn. Trong sản xuất họ có rất nhiều
kinh nghiệm như thâm canh, tăng vụ lúa nước để đạt được năng suất và sản
lượng cao. Dựa vào những thuận lợi về điều kiện tự nhiên cùng với truyền
thống vốn có trong lao động và sản xuất, người Kinh ở Hồ Bình đã biết kết
hợp nghề nơng với cá nghề thủ công khác. Họ cũng biết phát huy thế mạnh
của nguồn nguyên liệu sẵn có trên địa bàn tỉnh để phát triển các ngành nghề
sản xuất vật liệu xây dựng như khai thác cát, sỏi, đá, làm gạch, nung vôi, sản
xuất xi măng phục vụ cho sự phát triển công nghiệp xây dựng của địa
phương. Sống ở khu vực rừng núi, họ cũng biết khai thác các nguồn tài
nguyên sẵn có trong rừng để phục vụ cho đời sống, biết trồng và bảo vệ rừng.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

18





Ở khu vực đô thị, người Kinh tham gia vào nhiều ngành kinh tế quan
trọng của tỉnh. Lao động là người Kinh hiện nay đang làm trong các doanh
nghiệp nhà nước cả trung ương và địa phương khá đông, nhất là trong các
ngành mũi nhọn của tỉnh như công nghiệp sản xuất và phân phối điện, khí đốt
và nước; cơng nghiệp chế biến; thương mại và du lịch; giáo dục, y tế. Người
Kinh ở Hồ Bình là lực lượng quan trọng trong quá trình xây dựng và phát
triển kinh tế của tỉnh.
Trong đời sống văn hố, người Kinh ở Hồ Bình cũng giữ được nét
truyền thống như người Kinh trong cả nước. Về văn hoá ăn, từ lâu cơm gạo
vẫn là món ăn chính của người Kinh, ngồi ra cịn có cá, thịt và các loại rau
mà họ trồng được từ sản xuất nơng nghiệp. Người Kinh có phong tục thờ
cúng tổ tiên từ rất sớm và đặc biệt tôn thờ các vị anh hùng dân tộc [66,tr.121].
Dân tộc Thái
Ở Hồ Bình, người Thái cư trú tập trung ở huyện Mai Châu. Theo các
tài liệu về lịch sử, văn hoá và dân tộc học, người Thái ở Mai Châu thuộc
ngành Thái trắng, tổ tiên của họ từng sống trên vùng đất Mường Khước, Pước
Hà thuộc huyện Bắc Hà tỉnh Lào Cai. Họ đến Hồ Bình tương đối sớm, cách
đây khoảng 600 – 700 năm, tức là vào đầu thế kỷ XIV. Sau thời gian này, một
số người Thái cũng di chuyển rải rác theo luồng di cư đông tây của các dân
tộc thiểu số. Có thể nói, rất hiếm huyện nào có sự tập trung dân cư hơn nửa
thiên niên kỷ trong một thung lũng hùng vĩ và nên thơ như thế.
Người Thái ở Hồ Bình chủ yếu là cư dân nông nghiệp, làm ruộng
nước ở miền thung lũng, nằm giữa những dãy núi đá cao. Bằng cách khai thác
các thung lũng, tận dụng phù sa của các con sông trong vùng, đồng bào ở đây
đã tạo nên những cánh đồng màu mỡ như Mường Pa, Mai Thượng, Mai Hạ
(Mai Châu). Cũng như người Thái ở Việt Nam, họ rất giỏi thiết lập các hệ

thống thuỷ lợi nhỏ để ruộng có nước, với sự kết hợp bốn biện pháp mương

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

19




×