Tải bản đầy đủ (.pdf) (169 trang)

Nghiên cứu văn kiện ngoại giao của triều đình nhà nguyễn việt nam gửi triều đình nhà thanh trung quốc giai đoạn 1802 1885

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.22 MB, 169 trang )

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
..

HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
*********

HOÀNG PHƢƠNG MAI

NGHIÊN CỨU VĂN KIỆN NGOẠI GIAO
CỦA TRIỀU ĐÌNH NHÀ NGUYỄN (VIỆT NAM)
GỬI TRIỀU ĐÌNH NHÀ THANH (TRUNG QUỐC)
GIAI ĐOẠN 1802 - 1885

LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGỮ VĂN

HÀ HỘI, 2014


VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM

HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
*********

HOÀNG PHƢƠNG MAI

NGHIÊN CỨU VĂN KIỆN NGOẠI GIAO
CỦA TRIỀU ĐÌNH NHÀ NGUYỄN (VIỆT NAM)
GỬI TRIỀU ĐÌNH NHÀ THANH (TRUNG QUỐC)
GIAI ĐOẠN 1802 - 1885
Chuyên ngành: Hán Nôm
Mã số: 62 22 40 01



LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGỮ VĂN
Người hướng dẫn khoa học:
1. PGS Trần Nghĩa
2. PGS. TS Nguyễn Thị Oanh

HÀ HỘI, 2014
1


LỜI CẢM ƠN
Trước tiên, tôi xin chân thành bày tỏ lời cảm ơn chân thành
tới hai thày hướng dẫn khoa học là PGS. Trần Nghĩa và PGS. TS
Nguyễn Thị Oanh đã tận tình hướng dẫn và chỉ bảo cho tơi những
kiến thức hết sức q báu, động viên tơi hồn thành Luận án này.
Tôi cũng xin được bày tỏ lời cảm ơn sâu sắc tới Ban Lãnh
đạo Viện Nghiên cứu Hán Nôm, các thày cô trong Học viện Khoa
học xã hội, Bộ môn Hán Nôm – Khoa Văn học trường
ĐHKHXH&NV, Viện Nghiên cứu Hán Nôm, cùng các cô chú và
các anh chị đồng nghiệp đã hết lòng dạy bảo, chia sẻ kinh nghiệm,
tạo mọi điều kiện thuận lợi để tôi có thể học tập, nghiên cứu và
hồn thành Luận án.
Nhân đây, tôi cũng xin được gửi lời cảm ơn tới tồn thể bạn
bè và người thân trong gia đình, những người đã hỗ trợ, chia sẻ,
động viên, tạo điều kiện cho tơi để tơi cố gắng hồn thành Luận án.
Hà Nội, ngày 18 tháng 03 năm 2014.
Tác giả Luận án

Hoàng Phương Mai


2


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận án “Nghiên cứu văn kiện ngoại
giao của triều đình nhà Nguyễn (Việt Nam) gửi triều đình
nhà Thanh (Trung Quốc) giai đoạn 1802 - 1885” là kết quả
làm việc, nghiên cứu của riêng tôi.
Tôi xin cam đoan Luận án đã được tiến hành một cách
nghiêm túc.
Tôi xin cam đoan rằng kết quả của các nhà nghiên cứu
đi trước đã được tiếp thu một cách chân thực, cẩn trọng, có
trích nguồn dẫn cụ thể trong Luận án.
Hà Nội, ngày 18 tháng 03 năm 2014.
Tác giả Luận án

Hoàng Phương Mai

3


QUY ƢỚC VIẾT TẮT

- CBTN: Châu bản triều Nguyễn
- ĐNTL: Đại Nam thực lục
- KĐĐNHĐSL: Khâm định Đại Nam hội điển sự lệ
- QTCBTY: Quốc triều chính biên tốt yếu
- TTLTQG I: Trung tâm lưu trữ Quốc gia I
- TVQG: Thư viện Quốc gia
- TVVS: Thư viện Viện Sử học

- TVVV: Thư viện Viện Văn học
- TTL: Thanh thực lục
- VNCHN: Viện Nghiên cứu Hán Nôm
- VTTKHXH: Viện Thông tin Khoa học xã hội

4


MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU ............................................................................................................................

1

PHẦN NỘI DUNG .........................................................................................................................

9

Chƣơng 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài Luận án ..............................

9

1.1 Tình hình nghiên cứu ..................................................................................................................

9

1.2 Cơ sở lý thuyết của đề tài ...........................................................................................................

22

1.3 Các khái niệm và thuật ngữ liên quan .........................................................................................


22

Tiểu kết chương 1 .............................................................................................................................

25

Chƣơng 2: Khái quát tình hình giao thiệp giữa triều đình nhà Nguyễn và triều đình nhà
Thanh giai đoạn 1802 – 1885 .........................................................................................................

26

2.1 Thời điểm mở đầu và kết thúc mối quan hệ giữa triều đình nhà Nguyễn với triều đình nhà
Thanh ................................................................................................................................................

26

2.1.1 Thời điểm mở đầu ..................................................................................................................

26

2.1.2 Thời điểm kết thúc ..................................................................................................................

26

2.2 Tình hình giao thiệp giữa triều đình nhà Nguyễn và triều đình nhà Thanh giai đoạn 1802 –
1885 ..................................................................................................................................................

29


2.2.1 Tình hình giao thiệp thơng qua sứ bộ bang giao .....................................................................

29

2.2.2 Tình hình giao thiệp thơng qua sứ thần, phái viên đi cơng cán ..............................................

45

2.2.3 Tình hình giao thiệp thơng qua đường dịch trạm ....................................................................

56

Tiểu kết chương 2 .............................................................................................................................

60

Chƣơng 3: Khảo sát nguồn tƣ liệu văn kiện ngoại giao của triều đình nhà Nguyễn gửi triều
đình nhà Thanh giai đoạn 1802 – 1885 .........................................................................................

61

3.1 Công việc biên soạn và lưu trữ văn kiện ngoại giao của triều đình nhà Nguyễn giai đoạn
1802 – 1885 ....................................................................................................................................

61

3.2 Hiện trạng văn kiện ngoại giao của triều đình nhà Nguyễn gửi triều đình nhà Thanh giai
đoạn 1802 – 1885 ............................................................................................................................

62


3.2.1 Văn kiện ngoại giao trong Châu bản triều Nguyễn .................................................................

63

3.2.2 Văn kiện ngoại giao trong thư tịch Hán Nôm .........................................................................

74

3.2.3 Văn kiện ngoại giao trong Sử tịch ..........................................................................................

98

3.3 Đánh giá tổng quan về tình hình văn kiện ngoại giao của triều đình nhà Nguyễn gửi triều
đình nhà Thanh giai đoạn 1802 – 1885.

100

Tiểu kết chương 3

103

Chƣơng 4: Giá trị nguồn văn kiện ngoại giao của triều đình nhà Nguyễn gửi triều đình nhà
Thanh giai đoạn 1802 – 1885 ........................................................................................................

105

4.1 Phản ánh đường lối đối ngoại của triều đình nhà Nguyễn đối với triều đình nhà Thanh giai
đoạn 1802 – 1885 .............................................................................................................................


105

4.1.1 Thiết lập và duy trì mối quan hệ bang giao vốn có từ các triều đại trước ..............................

105

4.1.2 Trao đổi nhằm giải quyết các vấn đề song phương .................................................................

115

5


4.1.3 Trao đổi nhằm giải quyết các vấn đề đa phương ...................................................................

128

4.2 Thể hiện sự phong phú về thể loại và ngơn từ của văn kiện ngoại giao triều đình nhà Nguyễn
gửi triều đình nhà Thanh giai đoạn 1802 – 1885 ................................................................

135

4.2.1 Về mặt thể loại ........................................................................................................................

135

4.2.2 Về mặt ngôn ngữ và văn tự .....................................................................................................

143


Tiểu kết chương 4 .............................................................................................................................

147

PHẦN KẾT LUẬN .........................................................................................................................

149

Tài liệu tham khảo
Danh mục các cơng trình đã cơng bố có liên quan đến đề tài Luận án
PHẦN PHỤ LỤC
Phụ lục 1: Bảng thống kê hoạt động trao trả tội phạm, giặc cướp người Thanh ..............................

1

Phụ lục 2: Danh mục văn kiện ngoại giao trong Châu bản triều Nguyễn ........................................

5

Phụ lục 3: Bảng đối chiếu văn kiện ngoại giao của sứ bộ Phạm Thế Trung ....................................

13

Phụ lục 4: Bảng đối chiếu văn kiện ngoại giao của sứ bộ Lý Văn Phức ..........................................

15

Phụ lục 5: Bảng đối chiếu văn kiện ngoại giao của sứ bộ Lê Tuấn ..................................................

17


Phụ lục 6: Danh mục văn kiện thống kê từ nhóm trước tác của sứ thần (Bảng 1) ..........................

21

Phụ lục 7: Bảng đối chiếu các văn kiện trong Bang giao lục A.691/2q3 và HN.220/3 ...................

27

Phụ lục 8: Danh mục văn kiện ngoại giao từ nhóm văn bản bang giao (Bảng 2) ............................

30

Phụ lục 9: Danh mục văn kiện ngoại giao từ nhóm văn bản hành chính (Bảng 3) ..........................

34

Phụ lục 10: Danh mục văn kiện ngoại giao từ nhóm văn bản thơ văn (Bảng 4) .............................

35

Phụ lục 11: Danh mục văn kiện ngoại giao từ nhóm văn bản sử học (Bảng 5) ................................

38

Phụ lục 12: Kết hợp bảng 1 và bảng 2 .............................................................................................

39

Phụ lục 13: Bảng 1 - 2 kết hợp bảng 3 .............................................................................................


47

Phụ lục 14: Bảng 1 – 2 - 3 kết hợp bảng 4 ......................................................................................

55

Phụ lục 15: Bảng thống kê việc các vua nước ta cử sứ giả sang Trung Quốc cầu phong ................

65

PHỤ LỤC DỊCH VĂN KIỆN

6


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Hiện nay, nhân loại đang vận động và phát triển trong xu thế hội nhập, tăng
cường các mối quan hệ trên mọi lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, v.v…
Trong xu thế đó, rõ ràng việc xây dựng các mối quan hệ đối ngoại mang tính chiến
lược, bền vững ln là một trong những mục tiêu và hành động quan trọng đối với
bất kỳ một quốc gia, dân tộc, thời đại, thể chế chính trị nào. Mặc dù chế độ phong
kiến đã lùi vào quá khứ, Việt Nam hiện nay đang phát triển mối quan hệ với nhiều
quốc gia, dân tộc và vùng lãnh thổ trên thế giới; song những trang sử cũ vẫn chứa
đựng những giá trị nhất định cần tham khảo, kế thừa và phát huy. Vì vậy, việc tìm
hiểu lịch sử dân tộc nói chung và lịch sử đối ngoại nói riêng, cũng tức là tìm về
những giá trị mà các thế hệ cha ông đi trước đã gìn giữ, chọn lọc và gửi gắm cho

7





giữa triều đình nhà Thanh và nhà Nguyễn nói riêng. Tuy nhiên, cách thức tiếp cận
tư liệu và quan điểm đánh giá vấn đề chắc hẳn có sự khác biệt so với Việt Nam.
Trong khi đó, tình hình nghiên cứu trong nước có phần chưa tương xứng với
nguồn tư liệu hiện có.
Vấn đề đặt ra ở đây là hiện nay tại các tàng thư lớn của nước ta, chúng ta
hiện đang lưu giữ một lượng lớn thư tịch Hán Nôm của các triều đại phong kiến
Việt Nam, trong đó tư liệu về triều Nguyễn chiếm số lượng lớn hơn cả. Vậy thì
bản thân nguồn tư liệu đó viết gì về mối quan hệ của triều đình nhà Nguyễn với
triều đình nhà Thanh – một trong hai đối tượng quan hệ ngoại giao lớn nhất thời
bấy giờ? Phương thức giao thiệp chủ yếu giữa hai triều đình là gì? Cơ quan nào
chịu trách nhiệm trong các vấn đề giao thiệp? Trải qua thời gian, hiện còn bao
nhiêu văn kiện ngoại giao được biên soạn gửi triều đình nhà Thanh cịn sót lại
trong kho lưu trữ tư liệu về triều đình nhà Nguyễn? Kho thư tịch Hán Nôm ghi
chép về nguồn tư liệu này như thế nào, có bao nhiêu văn kiện rải rác trong đó,
những văn kiện ấy gồm những loại gì, giao thiệp về việc gì? Các nguồn tư liệu đó
cho biết các vị vua triều Nguyễn đã lựa chọn đường lối ngoại giao như thế nào
trong mối quan hệ với triều đình nhà Thanh?
Đó là những vấn đề mà Luận án cần được đi sâu khảo sát, nghiên cứu một
cách có hệ thống nhằm tìm ra câu trả lời thỏa đáng.
1. 3. Các khái niệm và thuật ngữ liên quan
Để có thể xác lập được hệ thống các khái niệm và thuật ngữ phù hợp cho đề
tài nghiên cứu, Luận án xin nêu một số thuật ngữ có liên quan:
- Bang giao: Theo Từ điển Hán Việt, “Bang giao: sự giao thiệp giữa nước
này với nước khác”. Theo Từ nguyên, “Bang giao: quan hệ giữa nước này với
nước khác. Theo Chu lễ. Thu quan đại hành nhân: “Phàm bang giao giữa các
nước chư hầu, tức là hàng năm thăm hỏi lẫn nhau”.

- Đối ngoại: Theo Từ điển Hán Việt: “Đối ngoại: Đối với người ngoài, nước
ngoài”.
- Ngoại giao: Theo Từ điển Hán Việt: “Ngoại giao: việc giao tế và giao thiệp
nước này với nước khác (diplomatie)”. Theo Từ nguyên: “1. Xưa chỉ việc nhân

28


thần gặp riêng chư hầu. 2. Việc giao tế với bằng hữu, người ngoài” 2. Theo Trung
văn đại từ điển: “”3
- Tơng phiên: Theo Từ ngun: “Tơng phiên: hồng tộc nhận phân phong.
Phiên có nghĩa là che chắn bảo vệ”4.
- Văn kiện: Theo Từ điển Hán Việt: “Văn kiện: Thư từ, hoặc công văn”.
- Văn thư
Qua các bộ thư tịch lịch sử của Trung Quốc cũng như những cơng trình
nghiên cứu về lịch sử mối quan hệ Trung Việt của các học giả Trung Quốc và một
số học giả nước ngồi, chúng ta nhận thấy thuật ngữ “tơng phiên” được sử dụng
khá phổ biến. Trong khi đó, thư tịch lịch sử Việt Nam thường gọi mối quan hệ đó
là “bang giao”, chẳng hạn: Lịch triều hiến chương loại chí có mục Bang giao chí,
Khâm định Đại Nam hội điển sự lệ cũng có mục Bang giao, sách Đại Nam thực
lục thường dùng từ “bang giao”, các triều đại phong kiến Việt Nam đều gọi đó là
quan hệ “bang giao” chứ không khi nào gọi là quan hệ “tông phiên”. Thêm nữa,
giới học thuật cũng thường sử dụng thuật ngữ “bang giao” để chỉ mối quan hệ
giữa nước ta với nước khác trong lịch sử.
Do vậy, trong Luận án này, nghiên cứu sinh sử dụng một số thuật ngữ sau:
- Quan hệ bang giao: chỉ mối quan hệ liên quan đến các hoạt động như: cầu
phong – sách phong, tiến cống, đi sứ, chúc mừng, tiếng hương, v.v…
- Văn kiện ngoại giao: chỉ các loại tấu, biểu, thư, công văn, thiếp, bẩm, v.v…
được dùng để giao thiệp giữa hai triều đình.
- Đường lối đối ngoại: chỉ sách lược của triều đình nhà Nguyễn trong việc xử

lý các mối quan hệ với nước ngoài trên mọi phương diện.

2

辭原。第一冊, tr650

3

Trung văn đại từ điển, tập 8, tr.3186

4

辭原。第二冊,tr815

29


Tiểu kết chƣơng 1
Do có vị trí địa lý sát cạnh nhau, với mối quan hệ địa – chính trị đặc biệt, mối
quan hệ giữa Việt Nam và Trung Quốc đã trải qua hàng ngàn năm lịch sử, gắn liền
cùng với sự thăng trầm của từng triều đại phong kiến ở mỗi quốc gia. Đến triều
Nguyễn, mối quan hệ giữa hai triều đình phát triển theo hướng vừa kế thừa truyền
thống bang giao cũ, lại vừa buộc phải thay đổi do các nhân tố tác động từ bên
ngoài. Mối quan hệ giữa Việt Nam và Trung Quốc qua các thời kỳ lịch sử nói
chung, dưới triều Nguyễn nói riêng khơng chỉ là mối quan tâm của học giả trong
nước, của học giả Trung Quốc mà cịn ln thu hút một lượng đông đảo các học
giả đến từ nhiều quốc gia, khu vực trên thế giới. Tuy nhiên, việc đánh giá mối
quan hệ này xuất phát từ góc độ văn kiện ngoại giao của triều đình nhà Nguyễn
gửi cho triều đình nhà Thanh qua các nguồn tư liệu cơ bản nhất của Việt Nam
như: Châu bản triều Nguyễn, thư tịch Hán Nơm, sử tịch triều Nguyễn và triều

Thanh thì hầu như chưa có cơng trình nào đi sâu khảo sát và nghiên cứu một cách
có hệ thống.
Vì vậy, Luận án chọn đề tài Nghiên cứu văn kiện ngoại giao của triều đình
nhà Nguyễn (Việt Nam) gửi triều đình nhà Thanh (Trung Quốc) giai đoạn 1802 –
1885 nhằm khảo sát và nghiên cứu giá trị của những văn kiện ngoại giao của triều
đình nhà Nguyễn gửi triều đình nhà Thanh hiện cịn lưu giữ trong kho Châu bản
triều Nguyễn tại TTLTQGI và các loại thư tịch Hán Nôm lưu giữ tại các tàng thư
lớn ở Hà Nội như: kho sách VCNHN, TVQGHN, TVVSH, TVVVH, các bộ sử
lớn của triều đình nhà Nguyễn và triều đình nhà Thanh.
Luận án sử dụng các phương pháp phương pháp thống kê định lượng,
phương pháp văn bản học Hán Nôm, phương pháp luận sử học và phương pháp
nghiên cứu văn học nhằm đạt được các mục tiêu nghiên cứu chính như: cung cấp
tư liệu tương đối chuẩn xác về tình hình giao thiệp chung giữa triều Nguyễn và
triều Thanh, về tình hình văn kiện ngoại giao của triều đình nhà Nguyễn gửi triều
đình nhà Thanh hiện cịn, phục vụ giới nghiên cứu và những người quan tâm,
đồng thời góp phần vào việc tìm hiểu về lịch sử đối ngoại của triều Nguyễn nói
riêng, lịch sử triều Nguyễn – triều đại phong kiến cuối cùng cũng là lịch sử của
giai đoạn tương đối gần với thời đại của chúng ta nói chung.

30


CHƢƠNG 2
KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH GIAO THIỆP GIỮA TRIỀU ĐÌNH NHÀ
NGUYỄN VÀ TRIỀU ĐÌNH NHÀ THANH GIAI ĐOẠN 1802 - 1885
2.1. Thời điểm mở đầu và kết thúc mối quan hệ giữa triều đình nhà
Nguyễn với triều đình nhà Thanh
2.1.1. Thời điểm mở đầu
Sau khi đóng ở Sài Gịn năm Mậu tuất (1778), mặc dù quyền lớn đã thuộc về
mình, song mãi đến ngày Quý Mão, tháng giêng năm Canh Tý (1780), Nguyễn

Ánh lên ngôi vương sau khi quần thần nhiều lần nài nỉ [78, tr.208]. Rồi mãi đến
tháng 5 năm Nhâm Tuất (1802), ông mới đặt niên hiệu là Gia Long, chính thức lập
nên vương triều nhà Nguyễn. Tuy nhiên, tư liệu lịch sử cho thấy vua Gia Long đã
có ý thức trong việc tạo dựng mối quan hệ với triều đình nhà Thanh từ trước thời
điểm đó.
Sách ĐNTL cho biết, tháng 6 năm 1798, Nguyễn Ánh sai lấy Hàn lâm viện
Thị học Ngô Nhân Tĩnh làm Tham tri Bộ Binh, đem quốc thư theo thuyền buôn
người Thanh sang Quảng Đông để hỏi thăm tin tức vua Lê. Nhân Tĩnh đến nơi,
nghe được tin vua Lê đã chết, bèn trở về [78, tr.370]. Sau đó một thời gian, tháng
7 năm 1801, vua sai Triệu Đại Sĩ5 đi Quảng Đông. Đại Sĩ là người nước Thanh
sang buôn, bị giặc biển Tề Ngôi cướp bắt, quân ta đánh phá giặc biển nên bắt
được. Vua thấy kinh đô cũ đã khôi phục được, bèn đem tình hình trong nước gửi
thư cho Tổng đốc Lãng Quảng. Đại Sĩ xin đi, vua bèn sai đi [78, 459].
Tuy nhiên, có vẻ hầu như những liên lạc bước đầu đó khơng mang lại kết quả.
Mãi đến tháng 5 năm Nhâm Tuất, vua cùng với bầy tôi bàn định việc thông sứ với
nước Thanh. Vua tôi thống nhất chọn Trịnh Hồi Đức, Ngơ Nhân Tĩnh và Hồng
Ngọc Uẩn mang sắc ấn nhà Thanh phong cho nhà Tây Sơn, cùng bọn giặc biển
người Thanh là Lương Văn Canh, Phàn Văn Tài, Mạc Quan Phù sang giao nộp
cho triều đình nhà Thanh vào tháng 5 năm Gia Long nguyên niên (1802) và được
triều đình nhà Thanh tiếp nhận. Vậy là hoạt động giao thiệp giữa triều đình nhà
Nguyễn và triều đình nhà Thanh bắt đầu hình thành kể từ đó.
2.1.2. Thời điểm kết thúc

5

Có lẽ là Nhậm, vì húy tên Tự Đức nên sách chép là Sĩ (Nguyên chú).

31



Mối quan hệ giữa triều đình nhà Nguyễn và triều đình nhà Thanh về sau chịu
ảnh hưởng và chi phối bởi nước thứ ba, đó chính là nước Pháp.
Theo các nguồn tư liệu lịch sử, mối quan hệ giữa triều đình nhà Nguyễn với
Pháp cũng như mối quan hệ giữa triều đình nhà Thanh với Pháp ngày càng phức
tạp và có chiều hướng bất lợi cho hai triều đình phong kiến này. Các mối quan hệ
đó hình thành và diễn biến theo cả một quá trình với chuỗi những sự kiện đan xen
khó thể tách rời. Trong khn khổ Luận án, chúng tơi khơng đi sâu phân tích tồn
bộ các nguyên nhân và hệ quả trong mối quan hệ ba bên đầy phức tạp này, mà chỉ
xin kể ra đây những sự kiện tiêu biểu nhất dẫn đến việc chấm dứt mối quan hệ
giữa triều đình nhà Nguyễn và triều đình nhà Thanh, cũng đồng thời là cái kết của
mối quan hệ vốn có từ hàng ngàn năm trước đây giữa các triều đại phong kiến của
Việt Nam và Trung Quốc. Điều đó thể hiện rõ nét trong các bản Hịa ước, Thương
ước được ký kết giữa triều đình nhà Nguyễn với Pháp và giữa triều đình nhà
Thanh với Pháp.
* Ngày 27 tháng giêng năm Tự Đức 27 (tức ngày 15 tháng 3 năm 1874),
triều đình nhà Nguyễn ký kết với Pháp bản hòa ước mà sau này sử sách gọi đó là
bản Hịa ước Giáp Tuất gồm 22 điều khoản [123, A.27/61, 7b - 14b, q50], trong
đó có 2 điều khoản mang nội dung như sau:
Điều khoản thứ 2: “Vua nước Đại Pháp biết rõ vua nước Đại Nam giữ quyền
tự chủ, không theo phục nước nào, nên vua nước Đại Pháp tự hứa giúp đỡ, lại ước
định nếu như nước Đại Nam có giặc và nước ngồi đến xâm nhiễu, mà vua nước
Đại Nam có tư xin giúp cho, thì vua nước Đại Pháp lập tức tùy cơ mà giúp đỡ
[…]”.
Điều khoản thứ 3: “Vua nước Đại Nam nên đền đáp tình hứa giúp ấy, ước
định nếu có giao thơng với các nước ngồi thì phải góp ý với nước Đại Pháp. Nếu
từ trước có giao thiệp đi lại thông sứ với nước nào, nay nên theo như cũ, không
nên đổi khác, […]. Khi nào cùng với nước nào định thương ước thì báo trước cho
triều đình Đại Pháp biết”. [123, A.27/61, 8a, q50, k4]
Với hai điều khoản này, Pháp vừa muốn gạt bỏ vai trò của Trung Quốc lại
vừa muốn nắm rõ tình hình giao thiệp của triều đình nhà Nguyễn với các nước

khác mà ở đây chủ yếu là Trung Quốc.

32


* Ngày 23 tháng 7 năm Tự Đức 36, tức ngày 25 tháng 8 năm 1883, đại diện
của triều đình nhà Nguyễn là Trần Đình Túc và Nguyễn Trọng Hợp đã ký kết với
đại diện nước Pháp là J. Hardmand bản Hiệp ước Quý Mùi hay còn gọi là Hòa ước
Harmand gồm 27 điều khoản, trong đó có 1 điều khoản đáng chú ý như sau:
- Điều khoản 1: “Nước Việt Nam công nhận và thừa nhận quyền bảo hộ của
chính phủ Pháp đối với nước Nam trên mọi phương diện pháp luật, ngoại giao
châu Âu, nghĩa là nước Pháp sẽ chủ trì mọi việc giao thiệp của nước Nam với tất
cả các nước khác, bao gồm cả Trung Quốc. Triều đình nước Nam sẽ chỉ giao thiệp
về ngoại giao với các nước nói trên qua sự mơi giới của nước Pháp mà thơi”.
Tháng 11 năm đó, triều đình nhà Nguyễn định lấy viên Hộ lý tuần phủ Lạng
Bình Lã Xuân Oai sung chức Hậu mệnh chánh sứ, Án sát Lạng Sơn là Hồng
Xn Phùng làm Phó, mang tờ biểu đệ sang nước Thanh, lại xin đợi khi nào
đường thủy, đường bộ đều thông mới sai cống sứ sang. Sau đó, vì quan Pháp địi
ta tuyệt giao với nước Thanh nên không sai sứ đi nữa [123, A.27/66, 25a, q1, k5].
* Ngày 13 tháng 5 năm Kiến Phúc thứ nhất (tức ngày 6 tháng 6 năm 1884),
tại kinh đô Phú Xn, đại diện của triều đình nhà Nguyễn là Tồn quyền đại thần
Phạm Thận Duật, Phó tồn quyền đại thần Tôn Thất Phiên [123, A.27/66, 7b, q4,]
và Dự thương Phụ chính đại thần Nguyễn Văn Tường đã ký kết với đại diện của
nước Pháp là Jules Patenơtre bản Hịa ước Giáp Thân 1884 hay cịn gọi là Hịa
ước Patenơtre gồm 19 điều khoản, trong đó có điều khoản liên quan sau:
- Điều khoản 1: Nước Đại Nam tự nhận nước Đại Pháp bảo hộ, nghĩa là nước
Đại Nam có giao thiệp với nước nào thì nước Đại Pháp giúp đỡ cơng việc, và nhân
dân nước Đại Nam có ở nước ngồi thì Đại Pháp cũng giúp đỡ. [123, A.27/66, 5a,
q4, k5].
Cùng với các điều khoản khác trong bản Hòa ước này, Pháp đã xác lập vai

trò “nước Bảo hộ” trên lãnh thổ Việt Nam, khơng cho phép triều đình nhà Nguyễn
trực tiếp giao thiệp với triều đình nhà Thanh.
Về phía triều đình nhà Thanh, nước Pháp cũng buộc họ ký kết bản Hiệp ước
Thiên Tân vào ngày 27 tháng 4 năm Quang Tự 11, tức ngày 9 tháng 6 năm 1885
tại Thiên Tân với 10 điều khoản thì có đến 8 điều khoản (trừ điều khoản 8 và điều
khoản 9) liên quan trực tiếp đến mối quan hệ giữa triều đình nhà Nguyễn và triều

33


đình nhà Thanh, chấm dứt sự hiện diện cũng như sự can thiệp, thậm chí cả mối
quan hệ bang giao vốn có giữa hai triều đình phong kiến này.
Như vậy, bằng sự vượt trội về tiềm năng kinh tế, chính trị và quân sự, nước
Pháp đã hoàn tất việc cắt đứt mối quan hệ giữa triều đình nhà Nguyễn và triều
đình nhà Thanh vào năm 1885. Do đó, mặc dù vương triều nhà Nguyễn và nhà
Thanh còn tồn tại đến đầu thế kỷ XX, song trong bản Luận án này, chúng tôi tập
trung nghiên cứu mối quan hệ giữa hai triều đình phong kiến Nguyễn – Thanh
trong khoảng thời gian từ năm 1802 đến năm 1885, đồng thời đặt trọng tâm là
những văn kiện ngoại giao của triều đình nhà Nguyễn gửi triều đình nhà Thanh
giai đoạn 1802 – 1885.
2.2. Tình hình giao thiệp giữa triều đình nhà Nguyễn và triều đình nhà
Thanh giai đoạn 1802 - 1885
Trước khi đi vào vấn đề chính, chúng tơi xin phác thảo tình hình giao thiệp
cũng như các phương thức trao đổi văn kiện giữa hai bên triều đình, nói cách khác
là giới thiệu bối cảnh ra đời của những văn kiện ngoại giao mà Luận án sẽ tiến
hành nghiên cứu ở những chương tiếp theo.
Qua khảo sát tư liệu lịch sử, chúng tơi nhận thấy, việc giao thiệp giữa hai
triều đình Nguyễn - Thanh thường diễn ra theo một số phương thức tiêu biểu sau:
- Cử sứ bộ hoặc phái viên sang sứ
- Gửi thư từ, cơng văn theo đường dịch trạm

Ngồi hai phương thức giao thiệp chủ yếu đó, cũng có trường hợp nhờ sứ bộ
hoặc phái viên triều đình phía kia chuyển giúp, hoặc sử dụng phương thức gửi
điện tín như Lý Hồng Chương mời đại thần nước ta đến Thiên Tân năm Tự Đức
35 [123, A.27/65, 29a, q68, k4], song những trường hợp như thế là hãn hữu hoặc cá
biệt.
2.2.1. Tình hình giao thiệp thơng qua các sứ bộ bang giao
2.2.1.1. Sứ bộ nhà Nguyễn sang sứ nhà Thanh
Từ trước đến nay đã có khá nhiều học giả quan tâm tìm hiểu và đưa ra số liệu
cụ thể về các đoàn sứ bộ triều Nguyễn sang Thanh. Tuy nhiên, số liệu thống kê
giữa các học giả có sự chênh lệch đáng kể và có những điểm chưa chuẩn xác.
Trong chương này, Luận án tiến hành tìm hiểu về những chuyến đi sứ, đi công cán
trên cơ sở kế thừa phương pháp nghiên cứu của những người đi trước, đặc biệt là
34


phương pháp khảo cứu của Trần Đức Anh Sơn [90]. Dưới đây là kết quả khảo sát
của Luận án:
ĐNTL ghi chép 26 phái đồn sứ bộ sau (chúng tơi lấy tên của viên chánh sứ
làm đại diện cho sứ bộ): 1. Trịnh Hoài Đức, 2. Lê Quang Định, 3. Lê Bá Phẩm, 4.
Nguyễn Hữu Thận, 5. Vũ Trinh, 6. Nguyễn Du, 7. Hồ Cơng Thuận, 8. Nguyễn
Xn Tình, 9. Ngơ Vị, 10. Hồng Kim Hốn, 11. Hồng Văn Quyền, 12. Nguyễn
Trọng Vũ, 13. Hoàng Văn Đản, 14. Trần Văn Trung, 15. Phạm Thế Trung, 16. Lý
Văn Phức, 17. Trương Hảo Hợp, 19. Bùi Quỹ, 19. Phan Tĩnh, 20. Phan Huy Vịnh,
21. Phạm Chi Hương, 22. Lê Tuấn, 23. Nguyễn Hữu Lập, 24. Phan Sĩ Thục, 25.
Bùi Ân Niên, 26. Nguyễn Thuật. Ngồi ra, ĐNTL cịn ghi nhận thơng tin về những
phái đồn sứ bộ bị đình hỗn khơng thực hiện được chuyến đi vì nhiều lý do chủ
quan lẫn khách quan. Với mỗi một sứ bộ, ĐNTL thường ghi chép các yếu tố sau:
họ tên của từng vị sứ thần trong sứ bộ, chức tước và phẩm hàm trước khi đi sứ,
đổi bổ hoặc thăng thụ khi cắt cử đi sứ, nhiệm vụ được giao. Tuy nhiên, lối ghi
chép đó khơng hồn tồn nhất qn, đặc biệt là chỉ số thông tin về thời điểm đi sứ

và nhiệm vụ được giao. Về thời điểm đi sứ, có trường hợp ghi chép thời điểm cắt
cử sứ bộ, song cũng có trường hợp ghi chép thời điểm sứ bộ chuẩn bị khởi hành.
Về nhiệm vụ được giao, có 6/26 trường hợp ĐNTL khơng ghi chép mục đích sứ bộ
được phái sang Thanh để giao thiệp về việc gì, đó là các sứ bộ: Hồ Cơng Thuận,
Ngơ Vị6, Hồng Văn Đản, Trần Văn Trung, Phạm Thế Trung, Trương Hảo Hợp.
KĐĐNHĐSL ghi chép về 19 đoàn sứ bộ sau: 1. Trịnh Hoài Đức, 2. Lê Quang
Định, 3. Lê Bá Phẩm, 4. Nguyễn Hữu Thận, 5. Vũ Trinh, 6. Nguyễn Du, 7. Hồ
Công Thuận, 8. Nguyễn Xn Tình, 9. Ngơ Vị, 10. Hồng Văn Quyền, 11. Hồng
Kim Hốn, 12. Nguyễn Trọng Vũ, 13. Hồng Văn Đản, 14. Trần Văn Trung, 15.
Phạm Thế Trung, 16. Lý Văn Phức, 17. Trương Hảo Hợp, 18. Bùi Quỹ, 19. Phan
Tĩnh. Mỗi sứ bộ, KĐĐNHĐSL thường ghi tên tuổi, chức tước của các thành viên
sứ bộ, sứ mệnh được giao phó.
QTCBTY ghi chép về 10 sứ bộ sau: 1. Trịnh Hoài Đức, 2. Lê Quang Định, 3.
Lê Bá Phẩm, 4. Nguyễn Hữu Thận, 5. Hồ Công Thuận, 6. Trần Bá Kiên, 7. Lê
Tuấn, 8. Phan Sĩ Thục, 9. Bùi Ân Niên, 10. Nguyễn Thuật. Điều dễ nhận thấy là ở
Nguyên tên là Ngơ Thì Vị, một tác gia – sứ thần tiêu biểu đương thời, vì kiêng húy nên bỏ bớt chữ Thì.
Xét thấy trong văn kiện giao thiệp giữa hai triều đình, tên ơng được kê khai trong danh sách sứ bộ là Ngô
Vị; hơn nữa, ĐNTL và TTL cũng đều chép tên ông là Ngô Vị, do vậy chúng tôi vẫn để nguyên tên ông là
Ngô Vị trong danh sách sứ thần, đồng thời kèm thêm chú thích là Ngơ Thì Vị.
6

35


QTCBTY, cách ghi chép về các sứ bộ không thống nhất: có sứ bộ ghi tên cả ba vị
sứ thần, có sứ bộ lại chỉ ghi tên một viên Chánh sứ, có sứ bộ ghi kèm chức tước
của sứ thần, có sứ bộ khơng ghi.
Riêng ĐNLT được biên soạn theo từng mục truyện về sự tích và cơng trạng
của những nhân vật tiêu biểu thời Nguyễn, đã cho thấy có 53 nhân vật từng được
cử đi sứ sang Thanh, trong đó có 48 người giữ vai trị chánh phó sứ, 5 người là

hành nhân hoặc thư ký sứ bộ.
Trước tình trạng có sự khơng thống nhất giữa các bộ chính sử triều Nguyễn,
chúng tôi đã tiến hành đối chiếu thông tin giữa các bộ sách, sau đó tham chiếu
thơng tin liên quan trong trước tác của các sứ thần và thông tin từ sách sử nhà
Thanh. Các bước thống kê và đối chiếu cụ thể xin xem thêm bài Về những phái
đoàn sứ bộ triều Nguyễn đi sứ Yên Kinh – Trung Quốc [53].
Sau khi tổng hợp các nguồn thông tin về các đoàn sứ bộ triều Nguyễn đi sứ
Yên Kinh qua một số bộ sách sử tiêu biểu của Việt Nam và Trung Quốc, Luận án
xin khái quát một vài điểm như sau:
- Về số lượng phái đoàn sứ bộ: Theo ĐNTL, tháng giêng năm Giáp Tý niên
hiệu Gia Long năm thứ 3, triều Nguyễn bắt đầu thực hiện định lệ triều cống nhà
Thanh: “Theo lệ bang giao cũ thì cứ 2 năm thì cống 1 lần, 4 năm một lần sai sứ
sang cống. Trước ta gửi thư sang Thanh, người Thanh đưa thư trả lời nói việc tuế
cống lấy năm Quý Hợi bắt đầu lễ cống 2 năm Quý Hợi và Ất Sửu” [123, A.27/7,
4a, q23]. Về sau thời hạn triều cống có thay đổi: theo KĐĐNHĐSL, triều đình nhà
Nguyễn định lệ triều cống: “Lệ sang sứ nhà Thanh cứ 4 năm sai sứ đi 1 lần” [124,
VHv.1570/20, 1a]. Còn TTL cho biết: “Từ trước đến nay, nước Việt Nam 2 năm

một lần cống, bốn năm sai sứ sang chầu một lần…. Từ nay về sau Việt Nam, Lưu
Cầu, Tiêm La đều đổi thành 4 năm sai sứ sang triều cống một lần”7. “Nay đổi 4
năm một lần cống, cống vật tiến cống cũng nên giảm đi một lượt” [153, TTTL,
q328, tr2]. Ngoài ra, mỗi vị vua lên ngôi đều cử sứ bộ sang cầu phong, vua đời
trước mất thì vua kế vị sai sứ sang báo tang, hay sau mỗi dịp nhà Thanh sai Khâm
sứ sang sách phong cho vua mới và làm lễ tế vua đã mất, triều đình đều phái sứ bộ
sang tạ ơn, hoặc có khi sai sứ sang mừng thọ vua nhà Thanh.

7

Thanh thực lục, Tuyên Tông thực lục, q320, tr37.


36


Qua các nguồn tư liệu lịch sử triều Nguyễn cho thấy, ĐNTL là bộ sử ghi chép
đầy đủ thông tin nhất về các phái đoàn sứ bộ triều Nguyễn sang Yên Kinh – Trung
Quốc thực hiện sứ mệnh bang giao. Như vậy, triều đình nhà Nguyễn đã phái 26
đồn sứ bộ đi sứ bang giao, trong đó thời Gia Long cử 8 sứ bộ, thời Minh Mệnh
cử 7 sứ bộ, thời Thiệu Trị cử 2 sứ bộ, thời Tự Đức cử 9 sứ bộ. Nếu căn cứ vào
những định lệ nêu trên, đáng lý ra trong hơn 80 năm trị vì với vai trị tự chủ, triều
đình nhà Nguyễn đã phái cử nhiều hơn con số 26 sứ bộ sang Thanh, song vì có
những sứ bộ kiêm nhiệm hai ba nhiệm vụ cùng lúc hoặc bị đình hỗn vì một số lý
do khác nhau cho nên số lượng sứ bộ dừng lại ở con số đó.
- Về số người và thành phần sứ bộ: Thời Gia Long, thành phần sứ bộ gồm 3
sứ thần, 3 lục sự, 9 hành nhân, 15 tùy tùng. Đến năm Minh Mệnh năm thứ 6, nước
ta tiếp được tờ tư của nước Thanh nói: hai đoàn sứ thần cùng sang, mỗi đoàn là 20
người. Vậy là đến đây đổi định lệ thành: 3 viên sứ thần, 8 hành nhân và 9 tùy tùng,
cộng mỗi sứ bộ là 20 người” [124, VHv.1570/20, 1a].
Theo kết quả khảo sát của Luận án, triều Nguyễn đã cử 72 vị sứ thần sang sứ
nhà Thanh, trong đó có một số vị đi sứ hai lần, tiêu biểu như: Ngô Vị, Nguyễn
Đức Hoạt, Phạm Chi Hương, Phan Huy Chú, Nguyễn Trọng Vũ, Trương Hảo Hợp.
Ngoài những vị trong sứ bộ, chúng tôi cũng được biết thêm thông tin về một số vị
cũng tham gia vào các phái đoàn đi sứ nhưng họ chỉ giữ vai trò là thư ký, lục sự
hoặc hành nhân, tiêu biểu như: Lâm Đề, Ngô Bá Nhân, Nguyễn Đình Thi, Nguyễn
Văn Đơng, Phạm Hữu Nghi; hành nhân Hồ Đăng Tuân, Hoàng Văn Sưởng, tùy
tùng Nguyễn Long [124, VHv.1570/20, 11a].
- Về chức tước và cương vị của các sứ thần: Ba vị sứ thần trong sứ bộ gồm 1
vị Chánh sứ, 1 vị Giáp phó sứ và 1 vị Ất phó sứ. Các vị này đều là những bậc đại
quan, có tài ứng đối. Qua số liệu thống kê cho thấy, sứ thần là người Bộ Lễ chiếm
số lượng đơng đảo nhất, tiếp đó là Hàn lâm viện, Bộ Lại, v.v… Người giữ vai trò
Chánh sứ thường là Thượng thư, Tả Thị lang, Hữu Thị lang hoặc Cần chánh điện

Học sĩ. Thêm một đặc điểm nữa dễ nhận thấy là phần lớn các vị sứ thần trong sứ
bộ thường được đổi bổ hoặc gia hàm chức tước trước khi sang sứ.
- Về nhiệm vụ được giao: Như chúng tơi đã đề cập trên đây, triều đình nhà
Nguyễn thường phái sứ bộ sang Thanh vì những mục đích sau: tiến cống, cầu
phong, tạ ơn, báo tang, chúc mừng v.v… Có những sứ bộ chỉ đảm trách duy nhất
37


một nhiệm vụ, song cũng có khơng ít sứ bộ phải đảm đương hai nhiệm vụ cùng
một chuyến đi, chẳng hạn sứ bộ Lê Bá Phẩm vừa sang tạ ơn nhà Thanh phong
vương cho vua Gia Long vừa nộp cống, hoặc như sứ bộ Nguyễn Thuật vừa sang
tuế cống vừa chuyển tờ sớ nói về tình hình giặc Thanh ở biên giới nước ta. Vì vậy,
rất khó để phân định một cách rạch rịi rằng nhiệm vụ nào là chính, nhiệm vụ nào
là phụ; sứ bộ nào sang tiến cống còn sứ bộ nào chỉ sang báo tang v.v… Do vậy,
chúng tôi chọn cách thống kê số lượt sứ bộ đi sứ vì mục đích gì, sứ bộ nào kiêm
nhiệm hai sứ mệnh cùng chuyến đi thì tính đó như hai lượt sang sứ; còn sứ bộ nào
sang tiến cống gộp cho hai hoặc ba lần lệ cống trước đó thì cũng chỉ tính là 1 lượt
sang tuế cống mà thơi. Khi đó, chúng ta có được kết quả về việc các triều đại vua
nhà Nguyễn đã lần lượt cử sứ bộ sang Trung Hoa với các sứ mệnh như sau:
Triều đại

Số
sứ
bộ

Nhiệm vụ sang sứ
Cáo

Cầu


Chúc

ai

phong

mừng

Tạ ơn

Tuế

Trị an Khác

cống

Gia Long

8

0

1

2

1

5


1

1

Minh Mệnh

7

1

1

1

1

4

0

0

Thiệu Trị

2

1

1


0

1

0

0

0

Tự Đức

9

1

1

0

1

6

3

0

Tổng cộng


26

3

4

3

4

15

4

1

Hầu như trong mỗi chuyến đi sứ, các vị sứ thần đều được các vị vua nhà
Nguyễn căn dặn tìm hiểu dân tình, phong tục, tình hình nước Thanh, mối quan hệ
giữa triều đình nhà Thanh với các nước khác, đặc biệt là với các nước phương Tây
như Anh, Pháp, Bồ Đào Nha, v.v…
- Về thời điểm đi sứ: TTL cho biết: Tháng 5 năm Hàm Phong 2, vua Thanh
dụ quân cơ đại thần rằng: “Trâu Minh Hạc tấu tập việc nước Việt Nam thỉnh thị
sẵn nhật kỳ tiến quan của kỳ cống chính năm sau. Nước Việt Nam bấy lâu dự vào
hàng phiên phong, sang năm lệ đến kỳ cống, nên lệnh cho sứ thần ấy tới cửa
khuyết bày tỏ lòng thành. Cho phép nội trong tháng 5 năm Hàm Phong 3 tới kinh.

38


Cịn ngày tháng tiến quan thì giao cho Lao Sùng Quang liệu định, rồi báo cho

nước ấy lo liệu”8.
Như vậy, giữa thời điểm tuyển lựa và giao trọng trách cho sứ bộ với thời
điểm sứ bộ lên đường thực hiện nhiệm vụ thường cách nhau một khoảng thời gian
nhất định. Sau khi chọn lựa sứ bộ, Bộ Lễ còn phải tiến hành một số thủ tục cơ bản
sau: tư sang tỉnh Quảng Tây, nhờ chuyển đạt tới Yên Kinh hỏi xem sứ bộ định
sang vào khoảng thời gian cụ thể nào đó, giao thiệp về việc nào đó có phù hợp
khơng. Nếu được thì triều đình nhà Thanh gửi thư lại phúc đáp rằng có thể sang
được, cịn nếu khơng phù hợp thì trả lời rằng nên hỗn lại hoặc thơi khơng cần
sang nữa vì lý do nào đó. Rồi Bộ Lễ còn phải tư sang Quảng Tây hỏi về ngày
tháng mở cửa quan, tư cho Bắc Thành chuẩn bị tư trang, vật phẩm, v.v… Nhìn
chung, khoảng thời gian chuẩn bị này tương đối dài, tối thiểu cũng phải mất chừng
ngót hai tháng, tối đa có khi lên đến hàng năm trời.
- Về quãng thời gian thực hiện chuyến đi sứ: Thơng thường các đồn sứ bộ
thường thực hiện chuyến đi sứ trong khoảng thời gian là hơn một năm, cũng có
trường hợp mất gần hai năm như sứ bộ Nguyễn Hữu Lập, Bùi Ân Niên hoặc
Nguyễn Thuật. Cá biệt có trường hợp do tình hình loạn lạc bất ổn ảnh hưởng đến
chuyến hành trình khiến sứ bộ mất gần ba năm mới về tới nơi như sứ bộ Phan Huy
Vịnh. Trái lại, cũng có sứ bộ hồn thành nhiệm vụ chỉ trong chưa đầy một năm
như sứ bộ Hoàng Văn Đản.
Trong cuốn Như Thanh nhật ký 如 清 日 記 ghi chép về chuyến đi sứ của sứ
bộ Lê Tuấn, ngoài các phần ghi chép chi tiết khác, tác giả còn ghi ngay ở đầu sách
mục gọi là “Hành trình tốt yếu” (Khái qt về cuộc hành trình) với nội dung như
sau: “Ngày mồng 1 tháng 8 năm Tự Đức thứ 21 (tức năm Thanh Đồng Trị thứ 7)
mở cửa quan. Ngày 29 tháng giêng năm nay tới Yên Kinh. Theo đường bộ: Từ
Nam Quan đến thành châu Ninh Minh đi mất 2 ngày. Theo đường thủy như sau:
Từ thành châu Ninh Minh đến bến sông thành phủ Ngô Châu tổng cộng mất 30
ngày, đi đường 19 ngày, dừng đỗ 11 ngày. Từ phủ thành Ngô Châu đến bến sông
thành tỉnh Quảng Tây tổng cộng 24 ngày, đi 18 ngày, dừng đỗ 4 ngày […] Tổng
cộng chuyến đi từ Nam Quan đến Yên Kinh là 181 ngày, trên đường lưu trú 64
8


Thanh thực lục, Văn Tông thực lục, q62, tr.6-7.

39


ngày, thực đi 117 ngày” [126, 2a – 3a]. Có thể xem đây như một ví dụ về thời gian
đi sứ.
- Về hành trình sang sứ: TTL cho biết: “Việt Nam sai sứ sang kinh tiến cống,
từ thời Khang Hy đã bàn định cho đi theo đường bộ […]”[153, TTTL, q158, tr39].
Hầu như các bộ sách sử triều Nguyễn không ghi chép cụ thể về hành trình sang sứ
của các đồn sứ bộ triều Nguyễn. Để tìm hiểu thơng tin về vấn đề này, chúng tôi
căn cứ vào một số quyển nhật ký của các sứ bộ hiện đang được lưu giữ tại
VNCHN. Mặc dù số lượng nhật ký còn lại khá khiêm tốn so với con số các sứ bộ
đã từng đi sứ Yên Kinh, song chúng ta cũng có thể phần nào hình dung ra chặng
đường mà các sứ bộ đã đi qua:
Sứ bộ Lê Tuấn ghi chép về hành trình của mình qua các địa điểm chính sau:
Bắc Ninh – Lạng Sơn – qua cửa quan – phủ Thái Bình – phủ Nam Ninh – phủ
Tầm Châu – phủ Ngơ Châu – phủ Bình Lạc – tỉnh thành Quảng Tây – phủ Hành
Châu – tỉnh thành Hồ Nam – hồ Động Đình – phủ Nhạc Sơn – tỉnh thành Hồ Bắc
– phủ Hán Dương – phủ Vệ Huy – tỉnh thành Trực Lệ - Yên Kinh [132].
Qua khảo sát trước tác của các sứ thần cho thấy, hầu như các sứ bộ triều
Nguyễn đi sứ Yên Kinh đều đi theo đường bộ, khởi hành từ kinh đô Phú Xuân,
qua thành Thăng Long đóng gói hành lý, tới Lạng Sơn chờ mở cửa ải, rồi sang đất
Trung Quốc, đi qua các tỉnh rồi tới điểm dừng chân cuối cùng là kinh đô Yên
Kinh nhà Thanh. Riêng sứ bộ Trịnh Hồi Đức đi theo đường biển tới Quảng Đơng,
rồi mới tiếp tục hành trình từ đây tới Yên Kinh.
- Về những sứ bộ bị đình hỗn: Ngồi những phái đoàn sứ bộ triều Nguyễn
đi sứ sang Thanh đã hoàn thành sứ mệnh trở về, các tư liệu lịch sử cịn ghi nhận
thêm thơng tin về 6 sứ bộ khác phải đình hỗn chuyến sang sứ vì nhiều lý do khác

nhau.

TT

Tên sứ bộ
1 Hồng Kim Hốn
Phan Huy Thực
Vũ Du
2 Nguyễn Đình Tân

T điểm
cắt cử

Lý do bị đình hỗn


Người Thanh cho là nước ta đang có
tang, báo hỗn sang cống, chờ kỳ sau sang
nộp một thể. [123, A.27/2, 2a, q12, k2]

10 MM21

Sứ bộ này và sứ bộ Hoàng Tế Mĩ sang

12
MM2
(1821)

40



Phan Tĩnh

năm mới đi, nhưng đến cuối năm thì vua
mất nên cả 2 sứ bộ đều dừng lại đợi lệnh,
không đi nữa. Năm sau triều đình phái sứ
bộ khác. [123, A.27/42, 32b, q218, k2]

(1840)

Trần Huy Phác
3 Hoàng Tế Mĩ
Bùi Nhật Tiến
Đặng Huy Thuật9
4 Hoàng Tế Mĩ
Bùi Nhật Tiến
Trương Hảo Hợp
5 Phan Huy Vịnh
Trần Tiễn Thành
Lê Đức
6 Hoàng Thiện Trường
Văn Đức Khuê

3 – TT2
Dự định cử sứ bộ này sang Thanh tạ ơn,
(1842)
nhưng sau tiếp được tin nhà thanh báo rằng
để đến kỳ cống chính thức lần sau sang một
thể, nên không phải đi nữa [123, A.27/45,
26a, q18, k3]

8 – TĐ2
Triều đình định phái sứ bộ này sang đáp
(1849)
tạ, nhưng vua Thanh thấy sứ thường sang
ln, nên hỗn lại [123, A.27/51 34b, q4,
k4]
11
TĐ13
(1860)



Vì tình hình Lưỡng Quảng chưa yên ổn,
nhà Thanh báo lưu lại lần sau sẽ sang cống
[123, A.27/56, 35b, q23, k4]

Nguyễn Huy Kỷ

Sau quá trình khảo sát và đối chiếu thơng tin, chúng tơi lập bảng khái lược
tình hình đi sứ của các phái bộ triều Nguyễn, gồm các mặt sau đây:
- Thời điểm đi sứ: chia thành 2 mục: (1) là thời điểm sứ thần được cắt cử, (2)
là thời điểm sứ bộ khởi hành. Ở đây, vì cách ghi chép của các sách không thống
nhất, nên cách phân chia của chúng tôi cũng chỉ mang ý nghĩa tương đối, trong
mỗi trường hợp cần căn cứ vào xuất xứ thông tin kèm theo.
- Tên sứ bộ: ghi đầy đủ tên của cả 3 vị sứ thần trong sứ bộ bằng tiếng Việt và
chữ Hán, theo thứ tự lần lượt từ Chánh sứ, Giáp phó sứ rồi đến Ất phó sứ.
- Chức vụ của từng sứ thần trước khi đi sứ và được thăng bổ khi đi sứ: mục
nào có thơng tin gì thì ghi vào mục đó, nếu khơng có thơng tin hoặc khơng có thay
đổi gì thì để trống.
- Nhiệm vụ: ghi vắn tắt sứ mệnh được giao.

- Nguồn sử liệu ghi chép thông tin về sứ bộ: ghi rõ nơi ghi chép về sứ bộ
trong các bộ sử viết bằng chữ Hán hiện đang được lưu giữ tại VNCHN và TVQG
cũng như trong Thanh thực lục.
- Thời điểm sứ bộ ở Yên Kinh: thông tin được trích dẫn từ TTL. Tuy nhiên có
trường hợp TTL chỉ ghi chép một hoạt động của sứ bộ ở Yên Kinh, song cũng có

9

Ban đầu lấy Trương Hảo Hợp, sau Hợp bị tội, lấy Đặng Huy Thuật thay.

41


trường hợp ghi chép 2 – 3 hoạt động khác nhau của sứ bộ, khi đó chúng tơi chọn
thời điểm tiêu biểu là chiêm cận vua nhà Thanh hoặc trình quốc thư.
- Thời điểm sứ bộ về nước: ghi thời điểm kèm theo xuất xứ thông tin.

42


×