Tải bản đầy đủ (.pdf) (193 trang)

Đổi mới quản lý nhà nước về giao thông đô thị tại thành phố hà nội trong thời kỳ hội nhập và phát triển

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.14 MB, 193 trang )

GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
..

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ - HÀNH CHÍNH
QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH

HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH

NGUYỄN THỊ THANH THỦY

ĐỔI MỚI QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ GIAO THÔNG
ĐÔ THỊ TẠI THÀNH PHỐ HÀ NỘI TRONG THỜI KỲ
HỘI NHẬP VÀ PHÁT TRIỂN

LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN LÝ HÀNH CHÍNH CƠNG

HÀ NỘI - 2013


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ - HÀNH CHÍNH
QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH
HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH

NGUYỄN THỊ THANH THỦY

ĐỔI MỚI QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ GIAO THÔNG
ĐÔ THỊ TẠI THÀNH PHỐ HÀ NỘI TRONG THỜI KỲ
HỘI NHẬP VÀ PHÁT TRIỂN

Chun ngành: Quản lý hành chính cơng
Mã số: 62 34 82 01



LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN LÝ HÀNH CHÍNH CƠNG

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS. Phạm Kim Giao

HÀ NỘI - 2013


i
LỜI CẢM ƠN

Tác giả xin trân trọng bày tỏ lòng biết ơn tới:
- Lãnh đạo Học viện Hành chính, Khoa Sau đại học và các đơn vị khác
trong Học viện Hành chính đã giúp đỡ, tạo điều kiện về thủ tục và cơ sở vật
chất cho quá trình thực hiện luận án.
- PGS.TS. Phạm Kim Giao đã hướng dẫn tận tình trong suốt quá trình
làm luận án.
- Các Giáo sư, Phó giáo sư, các nhà khoa học, các đồng nghiệp đã đóng
góp nhiều ý kiến quý báu để luận án được hoàn thành.
Một lần nữa tác giả xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, tháng năm 2013
TÁC GIẢ LUẬN ÁN
NGUYỄN THỊ THANH THỦY


ii
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận án tiến sĩ với đề tài “Đổi mới quản lý nhà nước
về giao thông đô thị tại thành phố Hà Nội trong thời kỳ hội nhập và phát

triển” là cơng trình khoa học do tôi đề xuất và nghiên cứu. Các tư liệu được
sử dụng trong luận án là trung thực, có nguồn gốc và trích dẫn rõ ràng. Các
kết quả nghiên cứu nêu trong luận án chưa có ai cơng bố trong bất kỳ cơng
trình nghiên cứu khoa học nào.
TÁC GIẢ LUẬN ÁN
NGUYỄN THỊ THANH THỦY


iii
MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN .................................................................................................... i
LỜI CAM ĐOAN ............................................................................................. ii
MỤC LỤC ........................................................................................................ iii
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ........................................................................ v
DANH MỤC BẢNG ........................................................................................ vi
DANH MỤC HÌNH ........................................................................................ vii
PHẦN MỞ ĐẦU ............................................................................................... 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI ..... 7
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỔI MỚI QUẢN LÝ
NHÀ NƯỚC VỀ GIAO THÔNG ĐÔ THỊ..................................................... 20
1.1. Một số khái niệm liên quan ................................................................... 20
1.2. Những vấn đề chung của quản lý nhà nước về giao thông đô thị ......... 23
1.3. Bối cảnh hội nhập phát triển và sự cần thiết phải đổi mới quản lý nhà
nước về giao thông đô thị ............................................................................. 31
1.4. Đổi mới quản lý nhà nước về giao thông đô thị theo hướng quản lý giao
thông đô thị bền vững nhằm đáp ứng yêu cầu của bối cảnh hội nhập và phát
triển ............................................................................................................... 38
1.5. Kinh nghiệm quản lý giao thông đô thị bền vững tại một số thành phố
lớn trên thế giới ............................................................................................ 52
Kết luận chương 1 ........................................................................................ 61

Chương 2: THỰC TRẠNG GIAO THÔNG ĐÔ THỊ VÀ QUẢN LÝ NHÀ
NƯỚC VỀ GIAO THÔNG ĐÔ THỊ TẠI THÀNH PHỐ HÀ NỘI................ 63
2.1. Giới thiệu khái quát về thành phố Hà Nội ............................................ 63
2.2. Thực trạng giao thông đô thị tại thành phố Hà Nội và những vấn đề
đặt ra ..................................................................................................... 68
2.3. Thực trạng quản lý nhà nước về giao thông đô thị tại thành phố Hà Nội .. 78


iv
2.4. Những hạn chế và những vấn đề đặt ra trong quản lý giao thông đô thị
tại thành phố Hà Nội .................................................................................... 97
Kết luận chương 2 ...................................................................................... 104
Chương 3: ĐỔI MỚI QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ GIAO THÔNG ĐÔ THỊ
TẠI THÀNH PHỐ HÀ NỘI THEO HƯỚNG BỀN VỮNG TRONG THỜI
KỲ HỘI NHẬP VÀ PHÁT TRIỂN .............................................................. 105
3.1. Những căn cứ của đề xuất đổi mới quản lý nhà nước về giao thông đô
thị tại thành phố Hà Nội ............................................................................. 105
3.2. Đổi mới quản lý nhà nước về giao thông đô thị tại thành phố Hà Nội
theo hướng quản lý giao thông đô thị bền vững ........................................ 117
3.3. Giải pháp thực hiện đổi mới quản lý nhà nước về giao thông đô thị tại
thành phố Hà Nội theo hướng quản lý giao thông đô thị bền vững ........... 124
3.4. Bàn luận về kết quả nghiên cứu .......................................................... 138
Kết luận chương 3 ...................................................................................... 143
KẾT LUẬN ................................................................................................... 145
DANH MỤC CÁC CƠNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ .......... 147
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................... 148
PHỤ LỤC ...................................................................................................... 159
Phụ lục số 1 ................................................................................................ 160
Phụ lục số 2 ................................................................................................ 163
Phụ lục số 3 ................................................................................................ 183



v
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
ALS

Hệ thống cấp phép khu vực

BRT

xe buýt vận chuyển nhanh, khối lượng lớn

GIS

Hệ thống quản lý thông tin địa lý

GTCC

giao thông công cộng

GTĐT

giao thông đô thị

GTVT

giao thơng vận tải

HCNN


hành chính nhà nước

HĐND

Hội đồng nhân dân

ITS

Hệ thống giao thông thông minh

KT - XH

kinh tế - xã hội

LRT

vận tải đường sắt nhẹ

ODA

nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức

PLGT

pháp luật giao thông

PPPs

quan hệ đối tác công - tư


QLNN

quản lý nhà nước

QPPL

quy phạm pháp luật

TN - MT

Tài nguyên - Môi trường

UBND

Ủy ban nhân dân


vi
DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1: Các nguồn tài chính tiềm năng cho hệ thống ................................. 45
Bảng 2.1: Mạng lưới giao thông đường bộ thành phố Hà Nội (2010) .......... 68
Bảng 2.2: Các tuyến đường sắt đi qua thành phố Hà Nội (2010) ................... 69
Bảng 2.3: Giao thông đường thủy thành phố Hà Nội (2010) ......................... 70
Bảng 2.4: Bến xe khách tại thành phố Hà Nội (2010) .................................... 71
Bảng 2.5: Bến xe tải tại thành phố Hà Nội (2010).......................................... 72
Bảng 2.6: Số lượng các điểm đỗ xe và diện tích tại các quận và huyện trung
tâm thành phố Hà Nội (2010) ......................................................................... 73
Bảng 2.7: Tỷ lệ các loại phương tiện giao thông chính tại Hà Nội qua các năm ... 74
Bảng 2.8: Tóm tắt về các cơ quan quản lý nhà nước và việc thực hiện các nội
dung QLNN về GTĐT tại thành phố Hà Nội ................................................. 83

Bảng 3.1: Một số dự án hạ tầng giao thông tiêu biểu ở Hà Nội ................... 116


vii
DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1: Bốn trụ cột của giao thơng đơ thị bền vững .................................... 42
Hình 1.2: Sự kết hợp tối ưu trong việc thành lập cơ quan quản lý hiệu lực cho
quy hoạch sử dụng đất và giao thông giao thơng đơ thị ................................. 43
Hình 1.3: Một số hình ảnh về hệ thống đường bộ ở Tokyo ............................ 53
Hình 1.4: Tokyo, nơi tất cả các trung tâm đô thị đều nằm xung quanh các nhà
ga đa phương tiện. ........................................................................................... 54
Hình 1.5: Hệ thống thu phí giao thơng điện tử (ERP) trên đường phố ở
Singapore ......................................................................................................... 57
Hình 1.6: Cầu Nam Phố - Nanpu, biểu tượng cho một Thượng Hải phát triển
khơng ngừng .................................................................................................... 59
Hình 2.1: Một số hình ảnh về thành phố Hà Nội ............................................ 63
Hình 2.2: Bản đồ hành chính thành phố Hà Nội năm 2008 ............................ 66
Hình 2.3: Số lượng ô tô, xe máy đăng ký ở Hà Nội qua các năm .................. 74
Hình 2.4: Sự chen lấn khiến tình trạng ùn tắc giao thơng mỗi lúc một kéo
dài trên đường. ................................................................................................ 76
Hình 2.5: Nguyên nhân gây tai nạn giao thơng theo các nhóm ..................... 77
Hình 2.6: Phân loại nguyên nhân do con người gây ra theo tỷ lệ % .............. 78
Hình 2.7: Một đoạn tuyến đường bộ vành đai 3 trên cao ở Hà Nội ............... 92
Hình 2.8: Cầu vượt nhẹ tại nút giao thông Chùa Bộc - Tây Sơn .................... 93
Hình 2.9: Phối cảnh đường sắt đơ thị tại Hà Nội ............................................ 95
Hình 2.10: Tắc đường, một vấn nạn thường xuyên xảy ra ở các tuyến đường
chính của Hà Nội ............................................................................................. 99
Hình 3.1: Cầu Thanh Trì, một cây cầu lớn bắc qua sông Hồng được xây dựng
bằng nguồn vốn ODA của Nhật Bản. ........................................................... 117



1
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong những thập kỷ cuối của thế kỷ XX, đường lối Đổi mới đúng đắn
do Đảng Cộng sản khởi xướng đã đưa Việt Nam thốt ra khỏi tình trạng trì
trệ, lạc hậu của và đạt được những thành tích đáng khâm phục trong phát triển
kinh tế. Tuy nhiên, mặc dù đã trải qua hơn 25 năm thực hiện Đổi mới nhưng
Việt Nam hiện nay vẫn đứng trong hàng ngũ các nước có trình độ phát triển
thấp so với các nước trong khu vực và cịn phải đối mặt với rất nhiều vấn đề
khó khăn cần giải quyết để tiếp tục phát triển bền vững.
Những thành tựu phát triển kinh tế kéo theo nhu cầu phát triển các lĩnh
vực khác trong xã hội. Ở phạm vi toàn quốc gia và trong từng địa phương,
trách nhiệm của Nhà nước và chính quyền các địa phương là phải làm sao cho
sự phát triển trên tất cả các lĩnh vực đảm bảo tính hài hịa, hợp lý.
Trong phạm vi các thành phố cũng vậy, một khi chỉ quá chú trọng đến
phát triển kinh tế mà chưa quan tâm đúng mức đến sự phát triển các lĩnh vực
khác thì sẽ dẫn đến hậu quả là phải đối mặt với những vấn đề gây cản trở sự
tăng trưởng kinh tế của thành phố. Các thành phố ở Việt Nam, đặc biệt là các
thành phố lớn như Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh hiện đang gặp phải sự
mất cân đối trong rất nhiều lĩnh vực của đời sống KT - XH, một trong những
lĩnh vực mất cân đối nghiêm trọng nhất là GTĐT.
Bên cạnh đó, vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế ngày càng được
nâng lên thể hiện thông qua sự hội nhập ngày càng sâu, rộng vào tiến trình
phát triển chung của thế giới. Sự hội nhập quốc tế có tác động đến tất cả các
lĩnh vực đời sống KT - XH của đất nước nói chung cũng như của các đơ thị
nói riêng, trong đó có lĩnh vực GTĐT. Ngồi tác động tích cực là đưa Việt
Nam hòa chung vào nhịp độ phát triển chung của thế giới để tận dụng những
cơ hội cho phát triển thì tác động tiêu cực của hội nhập quốc tế là có thể làm
trầm trọng thêm những vấn đề vốn có của đất nước.



2
Tại các thành phố lớn của Việt Nam, một trong những biểu hiện thể hiện
tác động tiêu cực của hội nhập quốc tế là sự mất cân đối nghiêm trọng giữa
cung và cầu về giao thơng. Tình trạng này làm cho chất lượng cuộc sống của
người dân thành phố bị giảm sút đáng kể.
Trong thời gian qua, mặc dù với sự cố gắng của các cơ quan QLNN,
nhiều giải pháp đã được đề xuất và thực hiện nhưng nhìn chung các giải pháp
cịn mang tính tình thế, chưa giải quyết được tận gốc nguyên nhân phát sinh ra
sự mất cân đối trong GTĐT và kết quả là tình hình GTĐT ở các thành phố lớn
của Việt Nam ngày càng trở nên căng thẳng với những biểu hiện như ách tắc
và tai nạn giao thơng gia tăng. Tình trạng này dẫn tới hậu quả là gây lãng phí
tiền bạc của xã hội và ơ nhiễm mơi trường sống.
Thực trạng đó địi hỏi chính quyền các thành phố lớn phải tiếp cận cơng
tác QLNN về GTĐT theo một cách khác để có thể xem xét lại một cách toàn
diện hoạt động QLNN về GTĐT, từ đó phân tích và tìm kiếm các cách thức
để giải quyết vấn đề GTĐT một cách căn bản và triệt để hơn. Có như vậy mới
làm cho các thành phố này đảm nhiệm được chức năng là trung tâm tăng
trưởng kinh tế của một đất nước cơ bản được cơng nghiệp hố, hiện đại hố
vào năm 2020. Với ý tưởng như vậy, đề tài “Đổi mới quản lý nhà nước về
giao thông đô thị tại thành phố Hà Nội trong thời kỳ hội nhập và phát
triển” sẽ nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn, đề xuất một cách tiếp cận
mới đối với QLNN về GTĐT để từ đó xây dựng luận cứ lý luận và thực
tiễn làm cơ sở để tìm kiếm giải pháp quản lý, góp phần gợi ý cho Nhà nước
và chính quyền thành phố Hà Nội cũng như các thành phố lớn khác của
Việt Nam giải quyết được những vấn đề về GTĐT đang đặt ra, tạo ra sự
phát triển tương xứng các lĩnh vực KT - XH của Thành phố, từ đó hướng
tới sự phát triển bền vững trong tương lai, trở thành trung tâm vững chắc
cho quá trình xây dựng và phát triển đất nước theo hướng cơng nghiệp hóa,

hiện đại hóa.


3
2. Mục đích nghiên cứu
Việc nghiên cứu đề tài nhằm mục đích xây dựng luận cứ lý luận và thực
tiễn làm cơ sở đề xuất định hướng đổi mới QLNN về GTĐT tại thành phố Hà
Nội, giúp giải quyết được một cách cơ bản những vấn đề GTĐT đang và sẽ
đặt ra tại thành phố Hà Nội nói riêng và các thành phố lớn của Việt Nam nói
chung trong bối cảnh hội nhập và phát triển.
3. Nội dung nghiên cứu
Với mục đích trên, đề tài tập trung thực hiện những nội chính sau đây:
- Hệ thống hóa lý thuyết QLNN về GTĐT.
- Phân tích sự ảnh hưởng của bối cảnh hội nhập và phát triển đến GTĐT
nói chung và GTĐT tại thành phố Hà Nội nói riêng.
- Nghiên cứu quản lý GTĐT bền vững - cách tiếp cận mới về QLNN về
GTĐT.
- Nghiên cứu kinh nghiệm quản lý GTĐT bền vững của một số thành
phố lớn trên thế giới.
- Phân tích, đánh giá thực trạng QLNN về GTĐT tại thành phố Hà Nội
và xác định những vấn đề cần giải quyết.
- Xây dựng và hệ thống hóa những luận cứ lý luận và thực tiễn làm cơ sở
đề xuất đổi mới QLNN về GTĐT tại thành phố Hà Nội trong thời kỳ hội nhập
và phát triển theo hướng quản lý GTĐT bền vững.
- Đề xuất nội dung đổi mới QLNN về GTĐT theo hướng quản lý GTĐT
bền vững cho thành phố Hà Nội trong thời kỳ hội nhập phát triển và những
giải pháp để thực hiện.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận án là hoạt động quản lý nhà nước về giao

thông đô thị.


4
4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi về nội dung: cách tiếp cận và nội dung, giải pháp đổi mới
QLNN về GTĐT theo hướng phát triển bền vững.
- Phạm vi về không gian: thành phố Hà Nội.
- Phạm vi về thời gian: từ năm 2000 đến 2020.
5. Phương pháp nghiên cứu
5.1. Cơ sở phương pháp luận
Luận án được nghiên cứu dựa trên các quan điểm phương pháp luận
sau đây:
- Chủ nghĩa duy vật biện chứng: xem xét hoạt động QLNN về GTĐT
trong sự vận động và chịu ảnh hưởng của những yếu tố tác động từ bối cảnh
thực tiễn.
- Chủ nghĩa duy vật lịch sử: xem xét hoạt động QLNN về GTĐT trong
những điều kiện cụ thể và khi những điều kiện thay đổi thì cần phải thay đổi
hoạt động quản lý.
- Quan điểm hệ thống: xem xét QLNN về GTĐT trong mối quan hệ
mang tính hệ thống giữa các yếu tố tạo thành hoạt động quản lý, gắn kết
chúng với nhau trên cơ sở hướng tới mục tiêu chung là tạo dựng được hệ
thống GTĐT bền vững.
5.2. Phương pháp nghiên cứu cụ thể
Trong quá trình nghiên cứu luận án, tác giả luận án sử dụng một số
phương pháp nghiên cứu cụ thể như sau:
- Phương pháp phân tích và xử lý thông tin: nghiên cứu các tài liệu lý
thuyết, các văn bản hiện hành liên quan đến GTĐT, đến QLNN, QLNN về
GTĐT để hệ thống hóa lý luận QLNN về GTĐT. Phương pháp này cũng được
sử dụng để phân tích các số liệu thống kê và tình hình thực tiễn để đánh giá

hạn chế của hoạt động QLNN về GTĐT tại thành phố Hà Nội và xác định
những vấn đề cần phải giải quyết.


5
- Phương pháp tổng hợp: nghiên cứu và liên kết các mặt, các bộ phận
của thông tin liên quan sự tác động tới GTĐT và hoạt động QLNN về GTĐT
trong thời kỳ hội nhập và phát triển để luận giải sự cần thiết phải đổi mới
QLNN về GTĐT theo hướng quản lý GTĐT bền vững.
- Phương pháp hệ thống hóa: sắp xếp các tri thức của đối tượng nghiên
cứu trong luận án - hoạt động QLNN về GTĐT đã được phân tích và tổng
hợp theo một cấu trúc nhất định nhằm tạo trình bày một cách hệ thống lý
thuyết QLNN về GTĐT, giúp cho sự hiểu biết QLNN về GTĐT đầy đủ và sâu
sắc hơn.
- Phương pháp thống kê: sử dụng các số liệu thống kê để phân tích và
làm rõ các xu hướng vận động của những vấn đề có liên quan để lập luận
nhằm minh chứng cho những nhận xét và kết luận của tác giả.
6. Đóng góp mới của luận án
6.1. Về lý luận
Luận án góp phần làm sáng tỏ về phương diện lý luận trong khoa học
quản lý hành chính nhà nước thơng qua:
- Hệ thống hóa lý thuyết QLNN về GTĐT với các nội dung: xây dựng
khái niệm QLNN về GTĐT, chủ thể quản lý, đối tượng quản lý, phương pháp
quản lý, công cụ quản lý, biện pháp quản lý, nhiệm vụ quản lý và các hoạt
động quản lý.
- Phân tích sự tác động của bối cảnh hội nhập và phát triển tới GTĐT và
QLNN về GTĐT.
- Luận giải về xu hướng tất yếu của đổi mới QLNN về GTĐT theo
hướng quản lý GTĐT bền vững.
- Xây dựng khái niệm GTĐT bền vững và khái niệm quản lý GTĐT

bền vững.
- Khái quát hóa một số mơ hình quản lý GTĐT bền vững đã được các
nhà nghiên cứu đề xuất.


6
- Xây dựng luận cứ thực tiễn từ bài học kinh nghiệm về quản lý GTĐT
bền vững của một số thành phố lớn trên thế giới.
- Xây dựng luận cứ lý luận cho đổi mới QLNN về GTĐT theo hướng
phát triển bền vững.
6.2. Về thực tiễn
Luận án có những đóng góp sau đây:
- Kết quả nghiên cứu của luận án sẽ làm cơ sở cho đổi mới căn bản cách
tiếp cận về QLNN về GTĐT tại thành phố Hà Nội, từ đó có những định
hướng và giải pháp để giải quyết một cách hệ thống và toàn diện những vấn
đề GTĐT đang đặt ra tại thành phố Hà Nội cũng như tại các thành phố lớn
của Việt Nam trong thời kỳ hội nhập và phát triển.
- Những luận cứ lý thuyết và thực tiễn được trình bày trong luận án có
thể được sử dụng trong nghiên cứu, giảng dạy khối kiến thức quản lý hành
chính nhà nước và đặc biệt là khối kiến thức cơ sở ngành QLNN về đô thị cho
đào tạo đại học hành chính hệ chính quy.
7. Kết cấu luận án
Ngoài các phần: Mở đầu, Tổng quan các cơng trình nghiên cứu liên quan
đến đề tài, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo và Phụ lục, luận án gồm 3
chương chính sau đây:
Chương 1:

Cơ sở lý luận và thực tiễn của đổi mới quản lý nhà nước về
giao thông đô thị


Chương 2:

Thực trạng giao thông đô thị và quản lý nhà nước về giao
thông đô thị tại thành phố Hà Nội

Chương 3:

Đổi mới quản lý nhà nước về giao thông đô thị tại thành phố
Hà Nội theo hướng quản lý giao thông đô thị bền vững trong
thời kỳ hội nhập và phát triển


7
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
Trong những thập kỷ cuối của thế kỷ XX, quá trình hội nhập quốc tế làm
cho các nước đang phát triển, đặc biệt là các nước ở khu vực châu Á được gia
nhập vào nền kinh tế thế giới và trở thành khu vực kinh tế năng động nhất thế
giới với tốc độ tăng trưởng kinh tế cao và tăng liên tục. Sự phát triển kinh tế
kéo theo tốc độ đô thị hóa gia tăng với đặc trưng chủ yếu tại các thành phố
lớn của những nước này là sự tập trung quá mức dân số. Điều đó đã và đang
gây áp lực đối với hệ thống hạ tầng tại các thành phố lớn, đặc biệt là đối với
hạ tầng GTĐT. Những vấn đề về GTĐT diễn ra hàng ngày tại các thành phố
của những quốc gia trong khu vực như: ùn tắc và tai nạn giao thông, ô nhiễm
môi trường do khí thải từ các phương tiện giao thơng,… đã và đang trở thành
nguy cơ đe dọa đến sự phát triển bền vững của các thành phố.
Chính vì thế mà có rất nhiều tổ chức và tác giả trên thế giới cũng như ở
trong nước nghiên cứu về vấn đề quản lý GTĐT tại các thành phố của những
nước đang phát triển nhằm giúp chính phủ các nước này cũng như chính
quyền các thành phố giải quyết các vấn đề GTĐT. Sau đây là một số cơng

trình có liên quan đến đề tài luận án:
1. Các cơng trình nghiên cứu quản lý giao thông đô thị trên thế giới
Các nghiên cứu của các tác giả trên thế giới về quản lý GTĐT tập trung
vào hai nhóm vấn đề sau:
Nhóm thứ nhất, các nghiên cứu về giải pháp tổng thể để giải quyết các
vấn đề GTĐT.
Trong luận án tiến sĩ có tên “Traffic Management in Motorcycle
Dependent Cities” (Quản lý giao thông trong các thành phố phụ thuộc xe
máy) của tác giả Khuất Việt Hùng, với mục tiêu mong muốn đạt được là
thành phố sống tốt với hệ thống giao thông bền vững, tác giả đưa ra khái niệm


8
quản lý giao thông trong các thành phố phụ thuộc xe máy. Đây là một cách
tiếp cận nhằm giải quyết các vấn đề giao thông trong ngắn hạn trong khi các
giải pháp về hạ tầng giao thông và giao thông bằng các phương tiện vận tải
khối lượng lớn là các giải pháp lâu dài.
Các biện pháp được đề cập đến trong luận án là thiết lập và áp dụng hệ
thống đánh giá đa tiêu chí, trong đó tính hiệu quả của biện pháp được đánh
giá bằng mức độ đạt được của 4 mục tiêu chiến lược cho hệ thống giao
thông bền vững là: (1) đảm bảo nhu cầu đi lại trong đơ thị, (2) đảm bảo an
tồn giao thơng, (3) bảo vệ môi trường, (4) phát triển đô thị và kinh tế của
vùng lãnh thổ [69].
Trong tài liệu với tiêu đề “A model of urban transport management”
(Mơ hình quản lý GTĐT), tác giả Paolo Ferrari đã đề xuất một mô hình quản
lý giao thơng để giải quyết vấn đề GTĐT. Trong mơ hình này, tất cả các loại
hình GTCC và giao thông cá nhân đều bị quản lý bởi hệ thống kiểm sốt
của chính quyền như: trả tiền sử dụng đường, giá vé đi lại, các dịch vụ giao
thông đặc thù [80]. Có thể tìm thấy ở nghiên cứu này những luận điểm cả
về lý thuyết và thực tiễn để xây dựng các giải pháp cho vấn đề GTĐT tại

Việt Nam.
Cũng nhằm hướng tới các giải pháp chung cho vấn đề GTĐT, các tác giả
Sutanto Soehodho, Akimasa Fujiwara, Tetsuro Hyodo, Cresencio Jr.
Montalbo đã trình bày một cơng trình nghiên cứu có tựa đề “Transprtation
Issues and Future Condition in Tokyo, Jakarta, Manila and Hiroshima” (Các
vấn đề về giao thông và điều kiện trong tương lai Tokyo, Jakarta, Manila and
Hiroshima). Trong tài liệu này, các tác giả đã thảo luận về các vấn đề GTĐT
tại 4 thành phố ở châu Á là Tokyo, Jakarta, Manila and Hiroshima. Những ý
kiến tập trung vào xem xét nền tảng KT - XH hoặc nhân khẩu học. Đây là
những yếu tố kích hoạt chủ yếu cho hệ thống giao thông ở các đô thị [85].
Bài học rút ra được từ các thành phố khác nhau này có thể là những kinh
nghiệm tốt để chia sẻ cho hoạt động phát triển GTĐT tại các thành phố.


9
Trong những năm gần đây, trước sự gia tăng áp lực về những vấn đề
GTĐT tại các thành phố lớn của các nước đang phát triển, đã có một số cơng
trình nghiên cứu gợi ý thay đổi mang tính nền tảng cho quản lý GTĐT, đó là
thay đổi cách tiếp cận về quản lý GTĐT theo hướng bền vững. Một số cơng
trình tiêu biểu đó là:
- Bài viết có tựa đề “The Four Pillars of Sustainable Urban
oTransportation” (Bốn trụ cột của GTĐT bền vững) do tác giả Christopher
Kenedy và cộng sự nghiên cứu cho thấy rằng, ngày nay, mọi người đều đã
nhận ra tính khơng bền vững của GTĐT và sử dụng đất tại các thành phố. Vấn
đề đặt ra là cần phải làm thế nào để tiến tới một tương lai bền vững hơn, đặc
biệt là để có nhiều bên liên quan tham gia vào hệ thống đô thị phức tạp. Theo
quan điểm của các tác giả, để đạt được sự bền vững của GTĐT cần phải thiết
lập được 4 trụ cột phù hợp, đó là: quản lý sử dụng đất và giao thông hiệu quả;
nguồn vốn cấp hiệu quả, công bằng và ổn định; đầu tư cơ sở hạ tầng chiến
lược; và chú ý tới thiết kế của khu vực xung quanh [68].

- Năm 2006, tác giả Todd Goldman và Roger Gorman đã viết bài báo có
tựa đề “Sustainable urban transport: Four innovative directions” (GTĐT bền
vững: 4 hướng đổi mới) đăng trên tạp chí Technology in Society số 28
(2006). Bài viết đã chỉ ra rằng, những nỗ lực để xác định và thực hiện quan
điểm bền vững trong bối cảnh đô thị thường rơi vào một trong 2 xu hướng
hành động: hoặc coi GTĐT bền vững như là chính sách mang tính giải pháp
hoặc coi GTĐT bền vững như là chính sách mang tính mục đích. Các tác giả
cho rằng, để thành cơng, chính sách GTĐT bền vững cần phải tránh sai lầm
thơng thường của chính sách giao thơng là bỏ qua hệ thống lớn hơn mà trong
đó diễn ra các hoạt động giao thông. Mục tiêu của GTĐT bền vững có thể đạt
được bởi một số đổi mới trong GTĐT. Các tác giả đã xác định ra 4 lĩnh vực
đổi mới là: Sự đi lại kiểu mới, Thành phố hậu cần vận tải (logistics ), Hệ
thống quản lý thông minh và Thành phố đáng sống [64].


10
- Nhận thấy việc đầu tư với nguồn vốn khổng lồ vào hoàn thiện và nâng
cấp hạ tầng GTĐT tại các thành phố thường là kém hiệu quả, Ngân hàng Phát
triển châu Á (ADB) đã cơng bố cơng trình nghiên cứu có tên Changing
Course - A New Paradigm for Sustainable Urban Transport (Thay đổi hướng
đi - một mơ hình mới cho GTĐT bền vững) vào năm 2009. Cơng trình này đã
lý giải về sự cần thiết phải có một cách thức mới và xác định các vấn đề liên
quan về quản lý, về tài chính, về giao thơng, và về chính sách sử dụng đất.
Cách thức mới này bao gồm 5 thành tố cơ bản: chính sách giao thơng dựa
trên cơ sở thực tiễn, coi quy hoạch sử dụng đất như là một phần của giải pháp,
cầu về giao thông cần phải được quản lý theo cung về giao thông, các quy
hoạch và dự án phải có tầm nhìn rộng, hiệu quả của chính sách cần phải được
những người hưởng lợi nhận biết được. Theo cách thức mới này, các sáng
kiến của ADB về GTĐT cho tương lai cũng sẽ giúp xây dựng năng lực để đẩy
nhanh những thay đổi tích cực [55].

Nhóm thứ hai, các nghiên cứu về những giải pháp để giải quyết các vấn
đề riêng biệt trong GTĐT.
Quản lý ùn tắc giao thông
Tài liệu của tổ chức Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) với
tựa đề “Managing Urban Traffic Congestion” (Quản lý ùn tắc GTĐT) được
cơng bố năm 2007 gợi mở định hướng chính sách và các khuyến nghị khuyến
nghị quản lý ùn tắc giao thông dựa trên việc sử dụng đất hiệu quả và các biện
pháp tài chính liên quan tới các loại phí sử dụng hạ tầng GTĐT [78].
Ngồi ra, các giải pháp quản lý ùn tắc GTĐT cũng được đề cập tới tại
các tài liệu khác với việc giải quyết nhiều vấn đề GTĐT mà ùn tắc giao thông
chỉ là một trong số đó.
Quản lý cầu về giao thơng
Bài trình bày của tác giả Manfred Breithaupt thuộc Tổ chức GTZ có tựa
đề “Transport Demand Management - Part 1(Road Pricing and Congestion


11
Charging)” (Quản lý nhu cầu giao thông - phần 1 (Phí sử dụng đường và phí
ùn tắc) tại Hội nghị EST tổ chức ngày 17-3-2008 tại Singapore đã phân tích
các vấn đề về GTĐT mà các nước đang phát triển phải đối mặt và gợi mở ra
hướng giải quyết bằng cách quản lý cầu về giao thông. Các giải pháp cụ thể
được tác giả đề xuất để quản lý cầu về giao thông là: sử dụng đất, hạn chế
phương tiện giao thông trong khu vực trung tâm, thuế nhiên liệu, trả phí sử
dụng đường,…[73].
Cuốn sách có tên Quản lý nhu cầu giao thông là tài liệu giảng dạy của
các tác giả Andrea Broaddus, Todd Litman, Gopinath Menon đã được dịch
sang tiếng Việt được xuất bản năm 2009 tại Cộng hòa Liên bang Đức đã trang
bị cơ sở lý luận và có nhiều ví dụ minh họa cho quản lý nhu cầu giao thơng,
cách thức lựa chọn chính sách vận tải một cách hiệu quả cũng như các biện
pháp thực hiện chính sách này. Đồng thời chính sách sử dụng đất cũng được

đề cập tới nhằm tạo ra các cộng đồng dân cư dễ tiếp cận và lựa chọn các hình
thức vận tải phù hợp [32].
Một công cụ quản lý nhu cầu giao thông đã được áp dụng rất thành công
ở Singapore được tác giả Foo Tuan Seik từ Trường Quản lý Xây dựng và
Bất động sản thuộc Trường Đại học Quốc gia Singapore trình bày trong tài
liệu có tựa đề “An effective demand management instrument in urban
transport: the Area Licensing Scheme in Singapore” (Công cụ quản lý nhu
cầu giao thông hiệu quả: Hệ thống cấp phép khu vực ở Singapore) năm 1997
[61]. Trong nghiên cứu này, tác giả đã thảo luận về hiệu lực của hệ thống
ALS và sự phát triển của hệ thống này theo trình tự thời gian; phân tích tác
động tích cực của hệ thống này đối với vấn đề ùn tắc giao thông.
Mới đây, Ủy ban Châu Âu (EC) đã cơng bố một cơng trình nghiên cứu
trong cuốn sách có tên Innovation in urban mobility: Policy making and
planning (Đổi mới về cách thức đi lại: xây dựng chính sách và quy hoạch).
Theo quan điểm của các tác giả cuốn sách, để đưa những xu hướng đi lại ngày


12
nay vào con đường phát triển bền vững thì cần tư duy lại vấn đề đi lại trong
đô thị một cách tồn diện [60]. Điều này có nghĩa là, các nhà quản lý đơ thị
cần thi hành các chính sách GTĐT bền vững và tích hợp để tối ưu hóa việc sử
dụng tất cả các loại hình giao thơng trong mạng lưới đối với cả vận chuyển
hành khách và hàng hóa.
Nguồn tài chính cho GTĐT
Các giải pháp quản lý về cầu giao thông giúp cho hoạt động giao thông
được diễn ra hài hịa với chi phí hợp lý và khai thác hạ tầng giao thông hiệu
quả. Tuy nhiên, trong quá trình phát triển của các đơ thị cũng cần quan tâm
tới nhu cầu phát triển hạ tầng giao thông. Yêu cầu đối với hạ tầng giao thông
là hiện đại, phù hợp với quy mô và sự phân bố dân cư và các khu chức năng
của đô thị. Nhu cầu này địi hỏi một nguồn tài chính rất lớn mà nếu chỉ lấy từ

ngân sách nhà nước và ngân sách của chính quyền đơ thị thì khơng bao giờ có
thể đáp ứng được. Do vậy, các giải pháp cho vấn đề tài chính GTĐT cũng
được nhiều tác giả đề cập tới.
Một trong những nghiên cứu đó là bài viết có tên “A Robust Solution for
Urban Transportation Infrastructure and Service Development: Private
Sector Participation” (Giải pháp thiết thực cho phát trển hạ tầng và dịch vụ
GTĐT: Sự tham gia của khu vực tư) đăng trên tạp chí Asian Journal of Civil
Engineering (Building and Housing) Vol. 6, No. 3 (2005). Tác giả bài viết đề
xuất sự tham gia của khu vực tư (PSP) như là một giải pháp có ý nghĩa cho
phát triển hạ tầng và dịch vụ giao thông. Quan điểm này khẳng định sự cần
thiết và vai trò của khu vực tư tham gia vào đổi mới GTĐT [71]. Mặc dù giải
pháp PSP có cả mặt tích cực và tiêu cực nhưng nếu được áp dụng, nó sẽ là
giải pháp cho nhiều vấn đề GTĐT cả trong hiện tại và tương lai. Nó được coi
như là một phương tiện để gia tăng nguồn vốn và hồn thiện quản lý.
Nghiên cứu phân tích tài chính được trình bày trong báo cáo có tên
“Study on Urban Transport Development” (Nghiên cứu về phát triển GTĐT)


13
do PADECO Co. LTD thực hiện theo hợp đồng với WB vào năm 2000 cũng
là nghiên cứu về giải pháp tài chính cho vấn đề GTĐT nhưng có bổ sung
thêm các giải pháp về thể chế. Trong báo cáo này, các tác giả tập trung
nghiên cứu, phân tích về quản lý GTĐT tại các thành phố tiêu biểu ở châu Á
là: Tokyo, Kobe, Nagoya, Hamamatshu, Bangkok, Manila, Seoul, Singapore
và Đài Loan [89]. Qua các tình huống nghiên cứu này, các tác giả đã phân
tích những vấn đề cụ thể về tài chính cho GTĐT, thể chế và quản lý GTĐT,
GTĐT và đói nghèo, an tồn giao thơng và mơi trường. Từ đó, rút ra các bài
học về quản lý GTĐT.
Áp dụng công nghệ thông tin trong quản lý GTĐT
Hiện nay, công nghệ thông tin được ứng dụng rộng rãi trong tất cả các

lĩnh vực của đời sống xã hội. Vì vậy, vấn đề sử dụng các công cụ áp dụng
công nghệ thông tin trong quản lý và giải quyết vấn đề GTĐT cũng được đặt
ra. Có 3 nghiên cứu tiêu biểu đề cập đến khía cạnh này đó là: (1) bài viết có tên
“Urban Transport and Local Governance in Asia Developing Countries”
(GTĐT và chính quyền địa phương ở các nước đang phát triển châu Á); (2)
nghiên cứu có tên “State-of-the-art of urban traffic management policies and
technologies” (Nghệ thuật quản lý của Nhà nước trong các chính sách và cơng
nghệ quản lý GTĐT), (3) bài viết có tên “Multi-Agent System for Modeling
Transport Systems” (Hệ thống Hỗ trợ điều hành hệ thống giao thông).
Trong nghiên cứu thứ nhất “Urban Transport and Local Governance in
Asia Developing Countries”, các tác giả đã phân tích việc sử dụng hệ thống
quản lý thông tin địa lý (GIS) trong quản lý GTĐT. Thông qua điều tra việc đi
lại bằng hệ thống GIS, nghiên cứu chỉ ra rằng mơ hình hành vi giao thơng tại
các khu vực phát triển thưa thớt cũng khác với những hành vi đó trong các
khu vực phát triển trước đây. Các điều tra đã đưa ra những bức tranh rõ ràng
để hiểu rõ mối quan hệ giữa các mơ hình giao thơng của dân cư và nhu cầu
của họ để phát triển các dịch vụ vận tải [56].


14
Một công cụ hiện đại khác áp dụng trong quản lý GTĐT - hệ thống giao
thông thông minh (ITS) được nghiên cứu tại tài liệu “State-of-the-art of urban
traffic management policies and technologies”. Đây là cơng cụ đóng vai trị
quan trọng trong quản lý GTĐT. Nó được coi là giải pháp tiềm năng đối với
nhiều vấn đề của đô thị [66].
Việc áp dụng hệ thống Hỗ trợ Điều hành (SSO) trong quản lý GTĐT
được trình bày tại nghiên cứu thứ 3 về áp dụng công nghệ thông tin giúp cho
các nhà quản lý thực thi công việc tốt hơn. SSO cho phép theo dõi kịp thời
mạng lưới GTĐT giúp hỗ trợ theo dõi và kiểm sốt giao thơng [58].
Giải pháp mang tính thể chế

Bài viết với tựa đề “Institutional Frame-Work for Urban Transport”
(Khung thể chế cho GTĐT) của Bộ Phát triển Đơ thị (Ấn Độ) đã phân tích về
tình hình GTĐT tại Ấn Độ và những vấn đề đặt ra liên quan đến thể chế.
Đồng thời tài liệu cũng xem xét kinh nghiệm của một số thành phố như
Singapore, Hongkong, Bangkok, London, Bogota,…cũng như phân tích vai
trị của các cơ quan nhà nước trong quản lý GTĐT. Từ đó, xây dựng nên
khung thể chế để quản lý GTĐT [76].
Một nghiên cứu nữa bổ sung thêm vào các giải pháp mang tính thể chế là
tài liệu “Experience in Urban Traffic Management and Demand Management
in Developing Countries” (Kinh nghiệm quản lý giao thông và quản lý nhu
cầu giao thông tại các nước đang phát triển) được công bố năm 2000 của tác
giả John A Cracknell. Qua kinh nghiệm về quản lý giao thông và quản lý cầu
về giao thông tại các thành phố của các nước đang phát triển chú trọng đến
khía cạnh thể chế để phát triển bền vững; xác định các vấn đề ảnh hưởng tới
quy hoạch thành công và các yếu tố thực hiện quản lý giao thông và quản lý
nhu cầu giao thông của các dự án từ Ngân hàng; gợi ý các chính sách quản lý
giao thơng và quản lý cầu về giao thông [67].


15
Tài liệu này đã đề cập đến khá nhiều vấn đề mang tính chất lý luận liên
quan đến GTĐT như: vai trị của quản lý giao thơng, kỹ thuật quản lý giao
thông, thể chế quản lý giao thông, đào tạo nguồn nhân lực cho quản lý giao
thông, quản lý giao thơng với an tồn đường phố, quản lý giao thơng và đói
nghèo và các xu hướng quản lý giao thơng.
Kinh nghiệm quản lý GTĐT
Có nhiều tài liệu nghiên cứu về kinh nghiệm của các nước trong quản lý
GTĐT, những kinh nghiệm này là những bài học tốt để có thể học tập và vận
dụng vào điều kiện thực tiễn của mỗi thành phố.
Tác giả Mohinder Singh từ Cơ quan quản lý Quy hoạch đất giao thơng

Singapore trình bày nghiên cứu dưới tựa đề “Urban Transport Planning and
Management: Best Practices – Land Transport in Singapore” (Quy hoạch và
quản lý GTĐT: kinh nghiệm tốt nhất là biện pháp sử dụng đất giao thơng ở
Singapore”. Tác giả đã trình bày cách làm của Singapore khi thực hiện quy
hoạch giao thơng tích hợp với sử dụng đất [84]. Chính nhờ cách làm này mà
Singapore đã giải quyết được vấn nạn GTĐT và trở thành một đất nước có hệ
thống GTĐT hiện đại hàng đầu thế giới. Đây là bài học rất có ý nghĩa đối với
các thành phố lớn ở Việt Nam trong tình hình hiện nay.
Bổ sung thêm vào kinh nghiệm quản lý GTĐT tại thành phố của các
nước đang phát triển và các nước châu Á là tài liệu có tên “Transport
Problems Facing Large Cities” (Các thành phố lớn đối mặt với những vấn đề
giao thông” của các tác giả Tom Edwards và Stewart Smith công bố năm
2008. Nội dung của bài nghiên cứu này là bài học kinh nghiệm từ các thành
phố lớn ở châu Âu có so sánh với một thành phố của châu Á là Tokyo. Sự
thực hành tốt nhất chính sách GTĐT từ các thành phố trên thế giới được xác
định trước hết từ GTCC, sau đó là giảm ùn tắc giao thông [86]. Kinh nghiệm
quốc tế chỉ ra rằng, ùn tắc giao thông chỉ được giải quyết tốt nhất với sự kết
hợp của việc khuyến khích và khơng khuyến khích.


16
2. Các cơng trình nghiên cứu quản lý giao thơng đô thị ở Việt Nam
Tại Việt Nam, tuy vấn đề GTĐT là một trong những vấn đề ngày càng
trở nên nóng bỏng ở 2 thành phố lớn nhất cả nước là Hà Nội và thành phố Hồ
Chí Minh nhưng cho đến nay, chưa có một nghiên cứu nào thật sự tồn diện
dưới góc độ QLNN về vấn đề này. Do vậy, hiện nay chưa có cơng trình
nghiên cứu nào giúp cho Chính phủ và chính quyền của các thành phố này đề
ra những giải pháp có tầm chiến lược, kết hợp được cả khía cạnh kỹ thuật và
khía cạnh quản lý trong giải quyết các vấn đề GTĐT.
Đóng góp nhiều nhất vào những nỗ lực cải thiện GTĐT của Hà Nội là

các dự án của các tổ chức quốc tế như Ngân hàng Hợp tác Quốc tế Nhật Bản
(JBIC), Cơ quan hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) và Ngân hàng Thế giới
(WB). Tài liệu của các dự án từ các tổ chức này cung cấp những luận cứ khoa
học và thực tiễn và cũng có những đề xuất giải pháp nhưng những giải pháp
này phần nhiều mang tính kỹ thuật.
Ngồi ra, cịn một số cơng trình nghiên cứu cung cấp những cơ sở lý
luận về GTĐT và một số vấn đề liên quan - những kiến thức cần phải nắm
vững đối với mọi tác giả khi nghiên cứu vấn đề GTĐT. Có thể kể đến một số
cơng trình nghiên cứu như:
- Cuốn sách Giao thông đô thị và quy hoạch đường phố của tác giả Lâm
Quang Cường, Trường Đại học Xây dựng xuất bản năm 1993 [33].
- Cuốn sách Vấn đề tổ chức phát triển giao thông đô thị tại thành phố
Hồ Chí Minh của tác giả Nguyễn Văn Tài do Nhà xuất bản Trẻ ấn hành năm
1993 [4].
- Cuốn Quy hoạch mạng lưới giao thông của tác giả Vũ Thị Vinh do Nhà
xuất bản Xây dựng ấn hành năm 2001 [54].
- Cuốn Quy hoạch giao thông vận tải và thiết kế cơng trình giao thơng
vận tải (tái bản lần thứ 2) của tác giả Nguyễn Xuân Trục do Nhà xuất bản
Giáo dục phát hành năm 2005 [51].


×