Tải bản đầy đủ (.pdf) (99 trang)

Kinh tế lâm nghiệm ở huyện sơn động tỉnh bắc giang từ năm 2000 đến 2010

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.72 MB, 99 trang )

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

..

/>
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM

HOÀNG VĂN NAM

KINH TẾ LÂM NGHIỆP Ở HUYỆN SƠN ĐỘNG
TỈNH BẮC GIANG TỪ NĂM 2000 ĐẾN 2010

LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ

Thái Nguyên, 2013


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

/>
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM

HOÀNG VĂN NAM

KINH TẾ LÂM NGHIỆP Ở HUYỆN SƠN ĐỘNG
TỈNH BẮC GIANG TỪ NĂM 2000 ĐẾN 2010

Chuyên ngành: Lịch sử Việt Nam
Mã số: 60.22.03.13



LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: GS.TS. Nguyễn Ngọc Cơ

Thái Nguyên, 2013


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

/>
LỜI CẢM ƠN
Trước hết tác giả luận văn xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới các thày cô giáo
trong tổ Lịch Sử Việt Nam khoa Lịch Sử trường Đại học Sư phạm - Đại học Thái
Nguyên, Đặc biệt là thầy giáo hướng dẫn khoa học Giáo Sư - Tiến Sĩ Nguyễn Ngọc
Cơ đã chỉ bảo tận tình, động viên khích lệ tác giả trong suốt q trình học tập và hồn
thành luận văn.
Trong thời gian thực hiện luận văn, Tác giả đã nhận được sự giúp đỡ
nhiệt tình của tỉnh uỷ, UBND tỉnh Bắc Giang, Huyện Uỷ, UBND huyện Sơn
Động, cùng các ban ngành, đoàn thể trong huyện Sơn Động đã cung cấp tư
liệu, để tác giả hoàn thành luận văn. Tác giả xin chân thành cảm ơn sự giúp
đỡ quý báu đó .
Cuối cùng tác giả xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc tới gia đình, bạn bè,
đồng nghiệp đã động viên, giúp đỡ tác giả trong quá trình học tập và hoàn
thành luận văn.
Thái Nguyên, tháng 10 năm 2013
Ngƣời thực hiện

Hoàng Văn Nam



Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

/>
LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu,
kết quả nêu trong luận văn này là trung thực và chưa từng được ai công bố
trong bất kỳ cơng trình nào khác.

Ngƣời thực hiện

Hồng Văn Nam

XÁC NHẬN CỦA TRƢỞNG KHOA CHUYÊN MÔN


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

/>
MỤC LỤC
Trang
LỜI CẢM ƠN
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC .......................................................................................................... 0
DANH MỤC BIỂU ĐỒ, BẢNG BIỂU ............................................................ iii
MỞ ĐẦU ............................................................................................................. 1
1. Lí do chọn đề tài .............................................................................................. 1
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ............................................................................... 4
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu, nhiệm vụ của đề tài ..................................... 6
4. Nguồn tư liệu, phương pháp nghiên cứu ......................................................... 6

5. Đóng góp của luận văn .................................................................................... 7
6. Kết cấu luận văn .............................................................................................. 7
Chƣơng 1: KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH KINH TẾ - XÃ HỘI HUYỆN
SƠN ĐỘNG TRƢỚC NĂM 2000 ...................................................................... 9
1.1. Khái quát chung về huyện Sơn Động ........................................................... 9
1.1.1. Về vị trí địa lí và điều kiện tự nhiên .......................................................... 9
1.1.2. Tài nguyên thiên nhiên ............................................................................ 12
1.2. Đặc điểm kinh tế, xã hội ............................................................................. 14
1.2.1. Đặc điểm kinh tế ...................................................................................... 14
1.2.2. Đặc điểm xã hội và các di sản văn hóa .................................................... 16
1.3. Tình hình kinh tế lâm nghiệp huyện Sơn Động trước năm 2000 ............... 17
Tiểu kết chương 1 .............................................................................................. 19
Chƣơng 2: KINH TẾ LÂM NGHIỆP HUYỆN SƠN ĐỘNG TỪ NĂM
2000 ĐẾN 2010. ................................................................................................. 21
2.1. Bối cảnh lịch sử .......................................................................................... 21
2.2. Đường lối đổi mới của Đảng bộ và chính quyền tỉnh Bắc Giang nhằm phát
triển kinh tế lâm nghiệp giai đoạn từ năm 2000-2010 ...................................... 23

i


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

/>
2.3. Chuyển biến của ngành lâm ở huyện Sơn Động từ năm 2000-2010 ............... 25
2.3.1. Diện tích khoanh ni và bảo vệ rừng..................................................... 25
2.3.2. Phát triển rừng trồng mới ........................................................................ 31
2.3.3. Phát triển rừng phòng hộ ......................................................................... 35
2.3.4. Phát triển rừng đặc dụng .......................................................................... 38
2.3.5. Khai thác và chế biến lâm sản ................................................................. 43

2.3.6. Những thành tựu và hạn chế trong quá trình phát triển kinh tế lâm nghiệp
ở huyện Sơn Động. ............................................................................................ 49
Chƣơng 3: VỊ TRÍ, VAI TRỊ VÀ TÁC ĐỘNG CỦA KINH TẾ LÂM
NGHIỆP TỚI ĐỜI SỐNG KINH TẾ XÃ HỘI HUYỆN SƠN ĐỘNG........ 56
3.1. Kinh tế lâm nghiệp với công cuộc xóa đói giảm nghèo ............................. 56
3.2. Phát triển lâm nghiệp cải thiện môi sinh, môi trường, cảnh quan .............. 62
3.3. Kinh tế lâm nghiệp góp phần nâng cao ý thức bảo vệ thiên nhiên của
con người ............................................................................................................ 67
Tiểu kết chương 3 .............................................................................................. 71
KẾT LUẬN....................................................................................................... 74
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 80
PHỤ LỤC ẢNH

ii


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

/>
DANH MỤC BIỂU ĐỒ, BẢNG BIỂU
Thứ

Tên biểu đồ, bảng biểu

Trang

tự
1

Biểu đồ 2.3a : Sự chuyển dịch của diện tích rừng phịng hộ

qua từng giai đoạn

2

Biểu đồ 2.3b:Đất rừng và diện tích rừng đã gia cho các hộ gia
đình và các tổ chức quản lý

29

30

3

Biểu đồ 3.2a :Diện tích rừng trồng mới từ năm 2000 - 2005

32

4

Biểu đồ3.2b: Diện tích rừng trồng mới từ năm 2006 - 2010

32

5

Biểu đồ3.3: Sự biến động diện tích rừng phòng hộ theo từng
năm

6


Biểu đồ 3.4: Sự biến động diện tích rừng đặc dụng qua từng
năm

37

40

7

Bảng 1: Giá trị sản xuất lâm nghiệp giai đoạn 2000 - 2010

48

8

Bảng 2: Giá trị sản xuất lâm nghiệp giai đoạn 2006 - 2010

65

iii


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

/>
MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Rừng gắn bó mật thiết với lịch sử loài người, từ thủa xa xưa đời sống con
người hoàn toàn phụ thuộc vào rừng, con người sống bằng săn bắt, săn bắn và
hái lượm những sản phẩm tự nhiên của rừng. Rừng núi, hang động là nhà ở, là

nguồn cung cấp lương thực, thực phẩm cho con người nguyên thuỷ. Trong
nhiều thập kỉ qua, rừng được coi là một trong các nguồn tài nguyên vô cùng
quý giá, rừng cung cấp nguồn sản vật phục vụ đời sống con người như gỗ, củi
đốt, nhựa cây, nguyên vật liệu làm giấy...
Rừng giữ khơng khí trong lành: do chức năng quang hợp của cây xanh,
rừng là một nhà máy sinh học tự nhiên thường xun thu nhận cácbơníc và
cung cấp ơxy... Đặc biệt ngày nay khi hiện tượng nóng dần lên của trái đất do
hiệu ứng nhà kính, vai trị của rừng trong việc giảm lượng khí Cácbơníc là rất
quan trọng.
Rừng điều tiết nguồn nước, phịng chống lũ lụt và chống xói mịn: rừng
có vai trị điều hịa nguồn nước, giảm dịng chảy bề mặt của nước và làm tăng
lượng nước ngấm vào đất, vào tầng nước ngầm. Khắc phục được xói mịn đất,
hạn chế lắng đọng lịng sơng, lịng hồ, điều hịa được dịng chảy của các con
sơng, con suối (tăng lượng nước sông, nước suối vào mùa khô, giảm lượng
nước sơng suối vào mùa mưa).
Rừng bảo vệ độ phì nhiêu và bồi dưỡng tiềm năng của đất: ở vùng có đủ
rừng thì dịng chảy bị chế ngự, ngăn chặn được nạn bào mòn, nhất là trên đồi
núi dốc tác dụng ấy có hiệu quả lớn, nên lớp đất mặt khơng bị mỏng, mọi đặc
tính lý hóa và vi sinh vật học của đất khơng bị phá hủy, độ phì nhiêu được duy
trì. Rừng lại liên tục tạo chất hữu cơ. Điều này thể hiện ở qui luật phổ biến:
rừng tốt tạo ra đất tốt, và đất tốt nuôi lại rừng tốt.

1


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

/>
Rừng góp phần duy trì chất lượng và nguồn nước sạch. Hơn ¾ lượng
nước sạch trên thế giới bắt nguồn từ rừng, rừng có vai trị như cỗ máy điều hồ

tự nhiên làm cho mơi trường trong lành, bớt độc hại, rừng có khả năng hấp thụ,
lọc và hút bớt các khí độc hại, chống ơ nhiễm, làm sạch khơng khí, giảm tiếng
ồn, giúp tránh được những nguy hại cho sức khoẻ con người và tạo được quá
trình sinh thái bình thường cho sinh vật. Trong các cuộc kháng chiến chống
giặc ngoại xâm bảo vệ đất nước, rừng cũng giữ vai trò to lớn góp phần làm nên
thắng lợi vẻ vang của dân tộc ta. Vì vậy, hình ảnh của rừng cịn được nhà thơ
Tố Hữu ca ngợi qua những vần thơ:
“Nhớ khi giặc đến giặc lùng
Rừng cây núi đá ta cùng đánh Tây
Núi giăng thành lũy sắt giày
Rừng che bộ đội, rừng vây quân thù”.
Có thể nói, rừng là người bạn thân thiện với mọi người, mọi nhà. Từ ngôi
nhà nhỏ bé đến trang trí nội thất, đồ gia dụng, cơng cụ lao động,... Tất cả đều
không thể thiếu tài nguyên rừng.
Rừng là nguồn tài nguyên quý giá của đất nước, có khả năng tái tạo, nếu
được quản lý bảo vệ và khai thác đúng kĩ thuật thì nguồn tài ngun này khơng
bao giờ vơi cạn. Rừng là bộ phận quan trọng của mơi trường sinh thái, có tác
dụng điều hịa khí hậu, hạn chế lũ lụt, chống xói mịn, tái tạo và nâng cao độ
phì nhiêu của đất, hạn chế quá trình biến đổi khí hậu... Vì vậy, rừng được ví
như lá phổi của trái đất, có vai trị to lớn đối với sự phát triển kinh tế xã hội của
quốc gia, gắn liền với đời sống của nhân dân và sức sống của toàn dân tộc.
Hiểu rõ tầm quan trọng của rừng, trên con đường đổi mới đất nước,
Đảng và Nhà nước ta đã có những chính sách ưu tiên phát triển kinh tế lâm
nghiệp. Để góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế lâm nghiệp trên con đường
đổi mới theo định hướng của Đảng và Nhà nước, Đảng bộ và nhân dân các dân
tộc huyện Sơn Động, tỉnh Bắc Giang đã không ngừng đẩy mạnh phát triển kinh

2



Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

/>
tế lâm nghiệp nhằm năng cao chất lượng cuộc sống cho nhân dân và góp phần
đưa kinh tế huyện nhà ngày càng tiến nhanh và thu hẹp dần so với mặt bằng
chung của tỉnh.
Sơn Động là một huyện miền núi cao, nằm ở phía đông của tỉnh Bắc
Giang trên trục đường quốc lộ 31, cách thành phố Bắc Giang 80 km về phía
Đơng Bắc. Với diện tích là 844,32 km2, trong đó diện tích rừng tự nhiên
khoảng 34.682 ha. Là huyện có nhiều thành phần dân tộc cùng sinh sống, gồm
người Kinh, người Tày, người Nùng, Cao Lan, Sán Chí... Tồn huyện có 23
đơn vị hành chính ( trong đó có 21 xã và 02 thị trấn ). Dân số toàn huyện năm
2000 là 67.205 người, đến năm 2010 tăng lên 69.112 người [Nguồn: 44-tr.49,
45-tr.75]. Các vùng thung lũng đất đai mầu mỡ nằm chủ yếu ở thượng nguồn
sơng Lục Nam thích hợp cho việc canh tác cây lúa và các loại cây hoa màu.
Ngoài các loại cây lương thực và hoa màu là cây trồng chính, nhân dân các dân
tộc huyện Sơn Động cịn biết dựa vào địa hình đồi núi rộng lớn để phát triển
kinh tế lâm nghiệp. Trước năm 2000 đời sống của đại bộ phận nhân dân trong
huyện còn gặp nhiều khó khăn, tình trạng chặt phá, khai thác rừng bừa bãi, đốt
nương, làm rãy còn khá phổ biến. Đặc biệt, nạn du canh, du cư vẫn còn khá phổ
biến ở một số đồng bào dân tộc thiểu số trong huyện.
Để khắc phục những tồn tại, hạn chế cả địa phương, từ năm 2000 thực
hiện chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước về phát triển
kinh tế rừng, các cấp lãnh đạo huyện Sơn Động đã có những bước đi mới trong
quá trình phát triển kinh tế lâm nghiệp, cùng với đó là sự cần cù chịu khó trong
lao động của nhân dân các dân tộc huyện nhà. Vì vậy, đời sống của nhân dân
cũng từng bước được cải thiện, bộ mặt nông thôn miền núi Sơn Động đã thay
da đổi thịt từng ngày.
Vậy thành công của chương trình phát triển kinh tế lâm nghiệp của
huyện nhà là do đâu ? Trong q trình trồng rừng có những thuận lợi và khó

khăn gì ? Bài học rút ra từ trồng rừng trong những thập niên tiếp theo. Xuất

3


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

/>
phát từ những vấn đề thực tế như biến đổi khí hậu, các hiện tượng thiên tai, hạn
hán, lũ lụt thường xuyên diễn ra ở nước ta nói chung và huyện Sơn Động nói
riêng là tiếng chuông “cảnh tỉnh sinh thái”, là sự trả giá đắt của con người cho
nguồn tài nguyên rừng bị suy thoái.
Để cung cấp những kiến thức cơ bản về tác dụng của kinh tế lâm nghiệp,
tác dụng của rừng, tư vấn chọn nghề đối với học sinh dân tộc miền núi trong
những buổi hoạt động ngoại khoá là hết sức cần thiết, với lý do trên tôi đã chọn
đề tài “Kinh tế lâm nghiệp ở huyện Sơn Động tỉnh Bắc Giang từ năm 2000 đến
2010” làm đề tài luận văn Thạc sĩ lịch sử.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Đã có rất nhiều cơng trình nghiên cứu cá nhân, tập thể và các tổ chức
viết về đề tài kinh tế lâm nghiệp.
Kinh tế - xã hội của cả nước nói chung và các địa phương nói riêng ln
là vấn đề được các cấp lãnh đạo, các nhà khoa học, kinh tế và chính trị quan
tâm nghiên cứu dưới nhiều hình thức và nhiều góc độ khác nhau. Trong văn
kiện đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX của Đảng, có nêu lên hai nội dung rất
quan trọng, mang tính chất định hướng cho sự phát triển là “ Chiến lược phát
triển kinh tế - xã hội 2001 – 2010” và “ Phương hướng, nhiệm vụ, kế hoạch
phát triển kinh tế xã hội năm năm 2001 – 2005”. Ban chấp hành trung ương
Đảng: Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội.
Những bài viết, phát biểu của các nhà lãnh đạo:
- Lê Duẩn: Nắm vững đường lối cách mạng xã hội chủ nghĩa, tiến lên

xây dựng kinh tế địa phương vững mạnh (Nhà xuất bản Sự Thật, Hà Nội 1986).
- Nguyễn Văn Linh: Đổi mới sâu sắc và toàn diện trên mọi lĩnh vực hoạt
động ( Nhà xuất bản Sự Thật, Hà Nội 1992).
Những cơng trình nghiên cứu của các nhà khoa học:
- Trần Xuân Kiên: Các giải pháp kinh tế - xã hội Việt Nam thế kỷ XXI
(Nhà xuất bản Thanh Niên, Hà Nội 2003).

4


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

/>
- Nguyễn Mạnh Hùng: Kinh tế - xã hội Việt Nam hướng tới tăng trưởng,
hội nhập phát triển bền vững (Nhà xuất bản Thống Kê – Hà Nội 2004).
- Nguyễn Trần Quế: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế Việt Nam trong những
năm đầu thế kỷ XXI ( Nhà xuất bản Khoa Học Xã Hội – Hà Nội 2004).
Tất cả những cơng trình nêu trên đều nói đến kinh tế xã hội Việt Nam,
khi nói đến kinh tế các tác giả cũng đã đề cập đến kinh tế lâm nghiệp của nước
ta trong thời kỳ đổi mới. Phát triển kinh tế lâm nghiệp là vấn đề quan trọng
trong sự phát triển của đất nước nói chung. Ngồi những cơng trình nêu trên,
tỉnh Bắc Giang nói chung và huyện Sơn Động nói riêng, vấn đề kinh tế xã hội
còn được đề cập ở trong các báo cáo của các cơ quan Đảng, chính quyền địa
phương, các cơng trình nghiên cứu khoa học của nhiều tổ chức và cá nhân.
Trong đó đáng chú ý:
- Ủy ban nhân dân huyện Sơn Động: Chiến lược phát triển kinh tế - xã
hội giai đoạn 2000-2010.
- Ủy ban nhân dân huyện Sơn Động: Báo cảo tổng hợp quy hoạch tổng
thể kinh tế xã hội giai đoạn 2001-2010.
Tình hình kinh tế xã hội huyện Sơn Động giai đoạn 2000-2010, còn được

đề cập trong hệ thống niên giám của chi cục thống kê huyện Sơn Động.
Những cơng trình nghiên cứu và tài liệu nói trên, ở mức độ khác
nhau đã đề cập đến tình hình kinh tế - xã hội của huyện Sơn Động từ năm
2000 - 2010. Những cơng trình này nghiên cứu tổng hợp cả kinh tế - xã
hội, trong quá trình nghiên cứu có đề cập đến kinh tế lâm nghiệp, nhưng
chỉ giới hạn ở mức độ nghiên cứu chung chung, chưa cụ thể, mang tính
chất khái quát. Đề tài kinh tế lâm nghiệp ở huyện Sơn Động chưa có cơng
trình nào nghiên cứu chi tiết, cụ thể. Những cơng trình nghiên cứu và tài
liệu nói trên, chúng tơi vẫn đánh giá cao và coi đó là nguồn tư liệu tham
khỏa quan trọng cho chúng tôi thực hiện đề tài kinh tế lâm nghiệp huyện
Sơn Động 2000 – 2010.

5


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

/>
3. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu, nhiệm vụ của đề tài
3.1. Đối tƣợng nghiên cứu
Luận văn nghiên cứu về sự chuyển biến kinh tế lâm nghiệp và những
nguyên nhân thúc đẩy kinh tế lâm nghiệp huyện Sơn Động phát triển.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Về thời gian: đề tài được thực hiện trong thời gian 8 tháng. Từ tháng 7
năm 2012 đến tháng 3 năm 2013. Nghiên cứu một số cây trồng chủ yếu đem lại
năng suất cao tại huyện Sơn Động. Đánh giá hiệu quả trên cả 3 mặt ( kinh tế, xã
hội và môi trường ). Để làm sáng tỏ sự phát triển kinh tế lâm nghiệp huyện Sơn
Động, luận văn còn đề cập khái quát tình hình kinh tế - xã hội của huyện từ sau
công cuộc đổi mới của Đảng (1986) đến năm 2000.
Về khơng gian: tìm hiểu những xã, thị trấn có nền kinh tế lâm nghiệp

phát triển.
3.3. Nhiệm vụ nghiên cứu
Thứ nhất: Khái quát về huyện Sơn Động, điều kiện tự nhiên, vị trí địa lí,
tài nguyên thiên nhiên, thành phần dân tộc, tình hình kinh tế - xã hội của huyện
trước năm 2000.
Thứ hai: Nghiên cứu một cách hệ thống, toàn diện những chuyển biến về
kinh tế lâm nghiệp thúc đẩy sự phát triển về văn hoá, xã hội từ năm 2000 đến
2010. Qua đó rút ra những mặt mạnh của kinh tế lâm nghiệp và những hạn chế
tồn tại cần khắc phục.
4. Nguồn tƣ liệu, phƣơng pháp nghiên cứu
4.1. Các nguồn tƣ liệu
Thực hiện đề tài này ngồi việc khai thác các cơng trình nghiên cứu của
các tác giả đã công bố, chúng tôi sử dụng nhiều tài liệu tại địa phương (huyện
Sơn Động).

6


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

/>
4.2. Phƣơng pháp nghiên cứu.
Để thực hiện đề tài này, chúng tôi sử dụng chủ yếu là phương pháp lịch
sử và phương pháp lơgíc. Ngồi ra, cịn sử dụng nhiều phương pháp khác như
thống kê, so sánh và điều tra điền dã tại chỗ.
5. Đóng góp của luận văn
Trên cơ sở hiểu biết về tác dụng của rừng, ứng dụng vào thực tế góp
phần giúp học sinh và các tầng lớp nhân dân nâng cao sự hiểu biết về tác dụng
của việc trồng rừng và bảo vệ rừng. Đánh giá đúng thành tựu công cuộc phát
triển kinh tế xã hội của huyện Sơn Động, đồng thời chỉ ra những hạn chế trong

quá trình phát triển kinh tế lâm nghiệp địa phương.
Luận văn có thể làm tài liệu tham khảo cho Đảng bộ huyện Sơn Động
trong việc xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội. Đồng thời làm tư liệu giảng
dạy lịch sử địa phương, những buổi ngoại khoá, tư vấn nghề cho học sinh dân
tộc miền núi.
6. Kết cấu luận văn
Đề tài được chia làm 3 phần:
- Phần mở đầu.
- Phần nội dung:
Chương 1: Khái quát tình hình kinh tế - xã hội huyện Sơn Động trước
năm 2000.
Chương 2: Bước phát triển mới của kinh tế lâm nghiệp huyện Sơn Động
từ năm 2000 đến 2010.
Chương 3: Vị trí, vai trị và tác động của kinh tế lâm nghiệp đến tình
hình kinh tế xã hội huyện Sơn Động.
- Phần kết luận.
Ngoài ra, đề tài cịn có các mục: tài liệu tham khảo và phụ lục.

7


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

/>
BẢN ĐỒ HÀNH CHÍNH HUYỆN SƠN ĐỘNG

8


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu


/>
Chƣơng 1
KHÁI QT TÌNH HÌNH KINH TẾ - XÃ HỘI HUYỆN SƠN ĐỘNG
TRƢỚC NĂM 2000
1.1. Khái quát chung về huyện Sơn Động
1.1.1. Về vị trí địa lí và điều kiện tự nhiên
Sơn Động là một huyện miền núi, nằm ở phía Đơng của tỉnh Bắc Giang
trên vịng cung Đơng Sơn - Ngân Triều, có diện tích tự nhiên là 844,32 km2
(84.577 ha), bằng 22,12% diện tích tự nhiên của tỉnh Bắc Giang và là huyện có
diện tích tự nhiên lớn thứ hai trong tỉnh (sau huyện Lục Ngạn: 1.012 km2).
Huyện Sơn Động nằm trong toạ độ địa lý:
- Từ 1060 41’11” đến 1070 02’ 40” kinh độ Đông.
- Từ 210 08’ 46” đến 210 30’ 28” vĩ độ Bắc.
- Phía Đơng giáp các huyện Lộc Bình, Đình Lập của tỉnh Lạng Sơn.
- Phía Nam giáp các huyện Ba Chẽ, Hồng Bồ và Đơng Triều của tỉnh
Quảng Ninh.
- Phái Tây giáp các huyện Lục Ngạn, Lục Nam thuộc tỉnh Bắc Giang.
Huyện Sơn Động có 23 đơn vị hành chính, trong đó có 02 thị trấn và 21
xã, với nhiều thơn xóm và điểm dân cư nằm rải rác ở nhiều khu vực, huyện có
02 tuyến đường quốc lộ (gồm quốc lộ 279 và quốc lộ 31) và 02 tuyến tỉnh lộ
(gồm tỉnh lộ 291 và tỉnh lộ 293) chạy qua. Vì vậy, Sơn Động có điều kiện thuận
lợi giao lưu kinh tế, văn hoá với các huyện khác trong tỉnh, cũng như các tỉnh
lân cận, với Trung Quốc qua cửa khẩu tỉnh Quảng Ninh và Lạng Sơn.
* Đặc điểm địa hình
Sơn Động có địa hình đặc trưng của miền núi, bị chia cắt mạnh.
Hướng dốc từ Đông Bắc xuống Tây Nam, độ dốc khá lớn, đặc biệt là các xã
nằm ven dãy núi Yên Tử (bình qn trên 25 0). Huyện có độ cao trung bình
450 m, cao nhất là đỉnh núi Yên Tử 1068 m, đỉnh Bảo Đài 875 m và đỉnh Ba


9


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

/>
Nồi 862 m (đều thuộc dãy Yên Tử), thấp nhất là 52 m thuộc khu vực thung
lũng sơng Lục Nam. Ngồi ra huyện cịn có các cánh đồng nhỏ, hẹp nằm xen
kẽ với các dải đồi núi. Nói chung huyện Sơn Động nằm trong khu vực núi
cao, có đặc điểm địa hình, địa mạo khá đa dạng, cao hơn các khu vực xung
quanh, độ dốc lớn là đầu nguồn của sông Lục Nam, nên việc khai thác và sử
dụng đất đai phải gắn với phát triển rừng, bảo vệ đất, bảo vệ môi trường. Nó
có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với đời sống nhân dân trong huyện nói riêng
và cả khu vực hạ lưu nói chung.
* Đặc điểm khí hậu
Huyện Sơn Động nằm cách bờ biển Quảng Ninh không xa, nhưng do án
ngữ bởi dãy núi n Tử ở phía Đơng nên Sơn Động có đặc điểm khí hậu lục
địa miền núi. Hàng năm có 4 mùa: Xn, Hạ, Thu, Đơng. Mùa Xuân và mùa
Thu là hai mùa chuyển tiếp, khí hậu ơn hồ, mùa Hạ nóng và mùa Đơng lạnh.
Theo chế độ mưa có thể chia khí hậu của huyện thành 2 mùa:
- Mùa mưa từ tháng 4 đến tháng 9, hướng gió thịnh hành là gió Đơng
Nam, nhiệt độ cao nhất trung bình tháng là 32,90C, mưa nhiều, chiếm khoảng
85% lượng mưa cả năm, tập trung vào các tháng 7 và tháng 8 (trung bình tháng
8 là 304 mm).
- Mùa khô từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau, hướng gió thịnh hành là gió
Đơng Bắc, nhiệt độ thấp nhất trung bình tháng là 11,60C. Mùa này lượng mưa
ít, chiếm 15% lượng mưa của cả năm (tháng 01 lượng mưa trung bình chỉ đạt
15,2 mm), khí hậu khơ hanh, độ ẩm thấp, nhiệt độ xuống thấp, do ảnh hưởng
của gió mùa Đông Bắc, nên đã tác động trực tiếp đến sự sinh trưởng và phát
triển của một số cây trồng, vật ni.

Đặc điểm chính về khí hậu thời tiết của huyện như sau:
- Nhiệt độ trung bình hàng năm là 22,60C
- Nhiệt độ trung bình tháng cao nhất là 32,90C
- Nhiệt độ thấp tuyệt đối là -2,80C

10


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

/>
Biên độ giữa ngày và đêm không quá cao: từ 6,40C đến 9,90C.
Lượng mưa bình qn hàng năm 1.564 mm nhưng phân bố khơng đồng
đều. Huyện Sơn Động thuộc khu vực có lượng mưa trung bình của vùng, số
ngày mưa trung bình trong năm là 128 ngày, trong đó ngày có lượng mưa lớn
nhất thuộc mùa mưa, đạt 310,6 mm.
Lượng bốc hơi: trung bình hàng năm là 961,2 mm, tháng có lượng bốc
hơi cao nhất là tháng 5 (112,3 mm) và thấp nhất vào tháng 02 (61,8 mm).
Nắng: huyện Sơn Động nằm trong khu vực có lượng bức xạ trung bình
so với vùng khí hậu nhiệt đới. Số giờ nắng trung bình cả năm là 1.571 giờ, bình
quân số giờ nắng trong ngày đạt 4,3 giờ, tháng có giờ nắng cao nhất là tháng 7
(199 giờ), cho phép nhiều loại cây trồng sinh trưởng, phát triển và trồng được
nhiều vụ trong năm.
Độ ẩm không khí: trung bình cả năm là 81%, các tháng có độ ẩm cao
thường rơi vào mùa mưa, cao nhất là tháng 8 (86%), thấp nhất vào tháng 12
(77%) và tháng 1 (78%).
Chế độ gió, bão: huyện Sơn Động nằm trong khu vực chịu nhiều hưởng
của gió mùa, với hai hướng gió chính là gió mùa Đơng Bắc và gió mùa Đơng
Nam. Tốc độ gió trung bình là 1,1 m/s. Do nằm trong khu vực che chắn bởi
vịng cung Đơng Triều, nên huyện ít chịu ảnh hưởng của bão.

* Thuỷ văn
Chế độ thuỷ văn các sông ở huyện Sơn Động phụ thuộc chủ yếu vào chế
độ mưa và khả năng điều tiết của khu vực. Do đó, cùng với điều kiện, diễn biến
lượng mưa hàng tháng trong năm thì chế độ thuỷ văn trên các sông cũng thay
đổi theo. Sơn Động là thượng nguồn của sông Lục Nam, trên địa bàn huyện có
3 nhánh sơng chính gặp nhau ở xã n Định:
- Nhánh sông Cẩm Đàn bắt nguồn từ khu vực 2 xã Thạch Sơn và xã Phúc
Thắng, chảy theo hướng Bắc - Nam, dài 21 km, qua xã Cẩm Đàn và đổ về sơng
chính ở xã n Định.

11


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

/>
- Nhánh sơng Tuấn Đạo bắt nguồn từ hai xã Thanh Luận, Tuấn Mậu và
thị trấn Thanh Sơn, chảy qua địa bàn xã Tuấn Đạo dài 11 km.
- Nhánh sông An Châu bắt nguồn từ các xã Hữu Sản, An Lạc nơi có khu
rừng nhiệt đới tự nhiên Khe Rỗ, đây là nguồn sinh thuỷ lớn nhất của sơng Lục
Nam. Nhánh chính chảy trong địa phận huyện Sơn Động dài khoảng 40 km, từ
Khe Rỗ sông chảy theo hướng Đông Bắc - Tây Nam, đến địa phận xã Lệ Viễn
sông chảy theo hướng Đông - Tây về xã Yên Định gặp các nhánh sông Thanh
Luận và sông Cẩm Đàn rồi chảy sang đất Lục Ngạn.
Nhìn chung mật độ sơng suối của huyện khá dày, nhưng đa phần là đầu
nguồn, nên lịng sơng, suối hẹp, độ dốc lớn, lượng nước hạn chế, đặc biệt là
mùa khơ.
1.1.2. Tài ngun thiên nhiên
* Tài ngun đất
Đất được hình thành do hai nguồn gốc phát sinh gồm: Đất hình thành tại

chỗ do phong hố đá mẹ và đất hình thành do phù sa sơng suối bồi tụ, do đó có
thể chia đất của huyện Sơn Động thành các nhóm đất chính sau:
- Đất đỏ vàng trên phiến thạch sét (Fs), là loại đất có diện tích lớn nhất,
phân bổ ở hầu hết ở các xã trên địa bàn huyện. Loại đất này phân bổ trên các
vùng đồi núi, có độ dốc tương đối lớn, tầng lớp đất dày từ 0,3 m đến 1,0 m. Đất
có kết cấu tốt, khả năng giữ nước và giữ phân khá, thích hợp cho phát triển
ngành lâm nghiệp, nhiều khu vực thuận lợi cho trồng cây công nghiệp và cây
ăn quả.
- Đất vàng nhạt trên đá cát và đá dăm cuội kết (Fq), loại đất này có diện tích
nhỏ (khoảng 7.000 ha), nhưng khá tập trung phân bố ở các vùng núi cao và có độ
dốc thuộc các xã An Lạc, An Châu, Vĩnh Khương và Dương Hưu. Loại đất này chủ
yếu thích hợp cho phát triển rừng, một số diện tích có thể trồng cây ăn quả.
- Đất đỏ vàng biến đổi do trồng lúa nước(Fl), diện tích khoảng 3.500 ha,
tập trung thành các cánh đồng bằng phẳng, thuộc các xã Hữu Sản, Thạch Sơn,

12


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

/>
Yên Định, An Châu, An Lập... loại đất này có tầng khá dày thích hợp cho trồng
lúa. Tuy nhiên, do quá trình sử dụng chưa hợp lí, chủ yếu là khai thác mà
khơng chú ý đến bồi dưỡng đất, nên đất ngày càng bị bạc màu.
- Đất phù sa ngồi suối (Pj), diện tích khoảng 2.700 ha, phân bổ thành
các dải nhỏ ven suối trong huyện, tập trung nhiều ở các xã An Châu, n Định,
Cẩm Đàn, Bồng Am, Thạch Sơn, có địa hình bằng phẳng (độ dốc từ 0 đến 80).
Là loại đất chủ yếu trồng các loại cây lúa nước, rau màu và lương thực.
- Đất bạc màu trên phù sa cổ (B), diện tích nhỏ, tập trung ở vùng đồi núi
trọc thuộc các xã Bồng Am, Tuấn Đạo, TT Thanh Sơn, Thanh Luận, Vĩnh

Khương...
- Đất tím trên đất sét màu tím và đất dốc tụ, hai loại đất này chỉ có ở xã
Dương Hưu, phía Đơng Nam của huyện, là loại đất phân bổ kẹp giữa các núi
đồi, là sản phẩm dốc tụ thung lũng.
Như vậy, đặc điểm đất đai của huyện khá đa dạng, phong phú với nhiều loại
đất được phân bố ở các địa hình bằng phẳng và địa hình dốc, cho phép phát triển hệ
sinh thái nơng - lâm nghiệp. Đặc biệt, nên sử dụng hợp lí đất đai vừa tạo độ che phủ
tránh xói mịn, vừa trồng cây công nghiệp đem lại hiệu quả kinh tế cao.
* Tài nguyên rừng
Theo số liệu thống kê năm 2000, huyện Sơn Động có 39.125 ha rừng,
trong đó diện tích rừng tự nhiên có 34.682 ha, chiếm 88,64% diện tích đất có
rừng, diện tích rừng trồng là 4.443 ha chiếm 11,36% diện tích đất có rừng.
Rừng tự nhiên phân bổ chủ yếu ở các xã An Lạc, Dương Hưu, Vân Sơn, Hữu
Sản, Bồng Am, Tuấn Đạo... Đặc biệt là khu rừng : Khu bảo tồn thiên nhiên Khe
Rỗ (thuộc địa phận xã An Lạc), thảm thực vật rừng ở nơi đây vẫn cịn có độ che
phủ lớn (68%), chủ yếu là các loại cây bản địa và các loại gỗ quí như: Lim, Lát,
Pơmu, Sến, Táu, Dẻ... Tổng trữ lượng gỗ rừng tự nhiên của huyện khoảng
600.000 - 700.000 m3 [Nguồn: 37, tr:14,15].

13


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

/>
Diện tích rừng trồng ngày càng tăng, chủ yếu là các loại cây phù hợp với
đặc điểm của địa phương như: Keo tai tượng, Trám, Thông, Lát... Những năm
gần đây nhân dân đã chú ý đến việc trồng các loại cây ăn quả, trồng rừng kinh
tế theo chương trình 327, chương trình phủ xanh đất trống đồi núi trọc. Do đó,
thảm thực vật ở các vùng dự án rừng trồng ngày càng lớn.

Về động vật, trước đây khi diện tích rừng cịn lớn, rừng Sơn Động có rất
nhiều loại thú q hiếm như: Hổ, Báo, Hươu, Nai, Gấu... Hiện nay, do tình
trạng khai thác bừa bãi làm cho diện tích rừng bị thu hẹp và do con người săn
bắt trái phép, nên chỉ còn một số loài như: Khỉ, Nai, Lợn rừng, Tắc kè, Ong...
Đặc biệt là ở khu bảo tồn thiên nhiên Khe Rỗ cịn có lồi Vọoc Đen khoảng 60
con, đây là loài động vật quý hiếm ở Việt Nam cũng như trên thế giới.
* Tài nguyên nƣớc
- Nước mặt: Tài nguyên nước mặt của huyện bao gồm các sông suối và
hồ ao, trong đó sơng Lục Nam là sơng lớn nhất của huyện. Các sơng, suối đều
là đầu nguồn nên lịng sông nhỏ hẹp và độ dốc lớn, chênh lệch lưu lượng nước
giữa các mùa khá lớn. Mùa khô thường gây hạn hán, ảnh hưởng đến sản xuất
nông - lâm nghiệp. Trên địa bàn huyện Sơn Động cịn có 65 hồ, đập lớn nhỏ,
trong đó có 50 đập dâng các loại, nằm rải rác trong huyện cung cấp nước phục
vụ tưới tiêu cho sản xuất nông nghiệp và là nơi cung cấp nước chủ yếu cho các
nhà máy sản xuất nước sạch sinh hoạt cho nhân dân trong toàn huyện.
- Nước ngầm: Qua khảo sát sơ bộ cho thấy mực nước ngầm khá tốt, có
thể khai thác dùng cho sinh hoạt của nhân dân... Nhưng do địa hình cao, nên
mực nước ngầm khá sâu, việc tổ chức khoan, khai thác gặp nhiều khó khăn.
1.2. Đặc điểm kinh tế, xã hội
1.2.1. Đặc điểm kinh tế
Do vị trí, đặc điểm và tiềm năng của một huyện miền núi với nhiều khó
khăn, từ xa xưa nhân dân các dân tộc huyện Sơn Động sống chủ yếu dựa vào
rừng, nhất là đối với các xã vùng sâu, vùng xa có đồng bào dân tộc thiểu số

14


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

/>

định cư. Tuy là một huyện miền núi đặc biệt khó khăn, nhưng Sơn Động vẫn có
những cánh đồng bằng phẳng, mầu mỡ tập trung đông dân cư, thuận lợi cho
việc phát triển kinh tế nơng nghiệp. Bên cạnh đó, cùng với q trình cơng
nghiệp hóa - hiện đại hóa của đất nước, các ngành cơng nghiệp và thủ cơng
nghiệp cũng từng bước hình thành và góp phần mang lại thu nhập cho người
dân, đóng góp vào nền kinh tế của cả huyện. Với những ngành nghề truyền
thống như: mộc, rèn đúc kim loại, khai thác quặng... Tuy nhiên, trước năm
2000, các ngành này chưa được quan tâm phát triển đúng mức, bởi vậy hiệu
quả kinh tế chưa cao. Với nguồn tài nguyên khoáng sản khá phong phú, nguồn
lao động dồi dào, đó là những điều kiện thuận lợi cơ bản cho huyện Sơn Động
phát triển công nghiêp và thủ công nghiệp. Trong những năm gần đây, do tận
dụng được thế mạnh của địa phương, các ngành công nghiệp, thủ công nghiệp
và chế biến vật liệu đã có bước phát triển rõ rệt, nhiều đơn vị nhà máy đã đầu
tư trang thiết bị, máy móc cơng nghệ tiên tiến, mở rộng quy mơ, đầu tư vốn sản
xuất... Do đó, thu hút được số lượng lớn lao động địa phương tham gia và bước
đầu đem lại hiệu quả kinh tế, góp phần cải thiện đời sống cho nhân dân.
Huyện Sơn Động có các tuyến đường quốc lộ 31 và quốc lộ 279 chạy qua
và có địa giới hành chính tiếp giáp với các tỉnh Lạng Sơn và Quảng Ninh. Do vậy,
khá thuận lợi cho hoạt động giao lưu văn hóa và hàng hóa. Cùng với sự phát triển
của đất nước theo hướng cơng nghệp hóa, hiện đại hóa, cơ cấu kinh tế của huyện
Sơn Động cũng phát triển theo hướng tăng dần tỷ trọng các ngành công nghiệp,
tiểu thủ công nghiệp, thương mại và dịch vụ, giảm dần tỷ trọng các ngành kinh tế
nông - lâm nghiệp. Mặc dù vậy, trong những năm gần đây các ngành này vẫn giữ
vị trí - vai trị chủ đạo trong nền kinh tế của cả huyện.
Bước vào thời kì hội nhập, đặc biệt là thực hiện thắng lợi Nghị quyết
Đại hội lần thứ IX của Đảng. Đảng bộ và nhân dân các dân tộc huyện Sơn
Động cần tích cực đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu ngành theo hướng hợp lý
hóa, cùng với cả nước thực hiện thắng lợi sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện
đại hóa đất nước.


15


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

/>
1.2.2. Đặc điểm xã hội và các di sản văn hóa
Sơn Động là một huyện miền núi có bề dày văn hóa, có nhiều dân tộc
anh em cùng sinh sống, qua nhiều thế kỉ đã sát cánh bên nhau cùng phát triển
kinh tế xã hội, bảo về quê hương, đất nước. Đời sống văn hóa tinh thần của
cộng đồng các dân tộc huyện Sơn Động rất phong phú và đa dạng, chủ yếu là
văn hóa phi vật thể, văn hóa tinh thần giàu bản sắc của đồng bào các dân tộc
Tày, Nùng, Dao, Cao lan... Đặc biệt là vùng giao thoa văn hóa giữa miền núi và
miền xuôi đã tạo nên vườn hoa văn hóa đa sắc mầu.
Văn hóa tinh thần của cộng đồng dân tộc huyện Sơn Động được hình
thành từ truyền thống lịch sử dựng nước và giữ nước của các dân tộc trong
huyện, phản ánh quá trình chế ngự thiên nhiên, mối quan hệ giữa con người với
con người trong đời sống xã hội. Năm 1975, các nhà khảo cổ học đã tìm thấy
dấu tích cơng cụ đá cuội ở các xã Yên Định, An Châu có niên đại cách ngày
nay khoảng từ 1->2 vạn năm. Điều đó chứng tỏ từ thời tiền sử ở vùng đất Sơn
Động đã có con người sinh sống.
Tín ngưỡng tơn giáo chủ yếu là thờ cúng tổ tiên, thờ các vị thần, thờ
những người có cơng với làng nước. Mỗi tộc người đều có cách thể hiển khác
nhau, nhưng đều có điểm chung là hậu thế luôn nhớ về cội nguồn, về quê
hương, bản quán. Phật giáo có vị trí đáng kể trong đời sống văn hóa tinh thần
của các dân tộc trong huyện. Hệ thống Đình làng, đã góp phần làm nên thắng
lợi vĩ đại của cuộc cách mạng giải phóng dân tộc. Đình ở Sơn Động từng là nơi
hội họp chi bộ, kết nạp đảng viên... Ngồi ra, địa phương Sơn Động cịn là nơi
quy tụ rất nhiều anh hùng trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, nhiều người
con Sơn Động đã hy sinh trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ

xâm lược, đặc biệt là trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước, nhân dân các
dân tộc xã Dương Hưu đã lập thành tích: bắn rơi máy bay Mĩ, đã được Đảng và
Nhà nước phong tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân. Đó là
niềm tự hào của nhân dân các dân tộc huyện Sơn Động.

16


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

/>
1.3. Tình hình kinh tế lâm nghiệp huyện Sơn Động trƣớc năm 2000
Với đặc điểm là một huyện miền núi cao, Sơn Động có diện tích rừng tự
nhiên khá lớn (khoảng 34.682 ha), sản phẩm lâm sản cũng rất phong phú và đa
dạng, được phân bố khá đồng đều giữa các địa phương, trong đó diện tích lớn
nhất thuộc các xã ở khu vực phía Đơng và phía Nam của huyện như: An Lạc,
Dương Hưu, Tuấn Đạo, Tuấn Mậu, Long Sơn... Rừng Sơn Động có nhiều loại
cây gỗ q, như: Lim, Sến, Táu, Lát... Từ sau ngày đất nước thống nhất (năm
1975), cùng với cả nước, nhân dân các dân tộc huyện Sơn Động đã bắt tay vào
công cuộc xây dựng và phát triển kinh tế xã hội. Tuy nhiên, do hậu quả của
chiến tranh để lại, nên đời sống nhân dân còn gặp mn vàn khó khăn, một bộ
phận khơng nhỏ người dân trong huyện sống trực tiếp dựa vào rừng. Bởi vậy,
diện tích rừng khơng những khơng phát triển được, mà cịn bị tàn phá nặng nề
từ hoạt động kiếm kế sinh nhai của người dân.
Từ sau ngày tiến hành đổi mới đất nước (năm 1986), Đảng và Nhà nước
có nhiều chủ trương, chính sách phát triển kinh tế xã hội, nhằm nhằm đưa đất
nước từng bước thoát khỏi nghèo nàn, lạc hậu và từng bước cải thiện đời sống
cho nhân dân, trong đó, có chính sách phát triển kinh tế lâm nghiệp. Thực hiện
chủ trương của Đảng và Nhà nước, Đảng bộ và nhân dân các dân tộc huyện
Sơn Động đã đẩy mạnh sản xuất và phát triển ngành kinh tế dựa trên tiềm năng,

thế mạnh của quê hương. Trong thời gian này trên địa bàn toàn huyện đã trồng
mới gần 4.000 ha chủ yếu là các loại cây công nghiệp lâu năm như: Bạch Đàn,
Thông, Keo và cây công nghiệp ăn quả như Vải, Nhãn, Tre măng... đồng thời
tiếp tục triển khai và tiến hành giao đất, giao rừng cho các tổ chức, cá nhân có
nhu cầu nhận khốn, bảo vệ và kinh doanh sản xuất.
Từ năm 1996 - 1999, cơng tác trồng cây gây rừng, bảo vệ chăm sóc rừng
từng bước được chú trọng. Hạt kiểm lâm và Lâm trường Sơn Động đã kết hợp
với phịng nơng nghiệp huyện triển khai việc giao đất, giao rừng cho các tổ

17


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

/>
chức và hộ gia đình, cùng với đó là các trung tâm ươm và cung cấp giống cây
trồng cũng được thành lập và đi vào hoạt động. Vì vậy, trong vịng 4 năm
(1996-1999), tồn huyện đã trồng mới gần 12.000 ha rừng. Công tác bảo vệ và
chăm sóc rừng tiếp tục được củng cố và tăng cường, số vụ vi phạm liên quan
đến rừng ngày càng giảm. Hàng năm, huyện đều hoàn thành kế hoạch khai thác
lâm sản với giá trị trên 1 tỉ đồng. Chính sách giao đất giao rừng và phủ xanh đất
trống đồi trọc được thực hiện khá đồng bộ. Bên cạnh những kết quả đạt được ở
trên, trong quá trình thực hiện, ngành lâm nghiệp huyện Sơn Động vẫn còn gặp
khơng ít khó khăn và hạn chế: phong trào trồng cây gây rừng trong nhân dân
chưa phát triển mạnh, hiệu quả cịn thấp do hồn cảnh lúc bấy giờ đời sống
nhân dân cịn gặp rất nhiều khó khăn, nạn du canh du cư của đồng bào miền
núi, dẫn đến nạn phá rừng làm nương rẫy ngày càng trầm trọng thêm. Đáng chú
ý là nạn phá rừng bừa bãi của bọn lâm tặc có sự tiếp tay của một số cán bộ
kiểm lâm làm cho diện tích rừng phong hộ, rừng đặc dụng ngày càng bị thu
hẹp. Việc giao đất khoán rừng còn chạy theo số lượng, thiếu cụ thể, chưa mang

tính đồng bộ trong phát triển và xây dựng vốn rừng.
Trên đây là bức tranh kinh tế lâm nghiệp huyện Sơn Động trước năm 2000,
với những khó khăn đặc trưng của một huyện miền núi cao và những khó khăn
chung của đất nước trong giai đoạn đầu sau khi hoàn thành thống nhất đất nước, cả
nước đi lên chủ nghĩa xã hội và giai đoạn đất nước tiến hành mở cửa, chuyến sang
nền kinh tế thị trường. Sơn Động có điều kiện tự nhiên thuận lợi, nguồn tài nguyên
phong phú và đa dạng, cho phép mở rộng phát triển kinh tế. Tuy nhiên, những năm
qua phát triển sản xuất ở Sơn Động cịn mang tính tự túc, tự cấp, cơ sở kinh tế đơn
thuần chỉ là nông - lâm nghiệp, sản xuất cơng nghiệp, tiểu thủ cơng nghiệp chiếm vị
trí rất nhỏ trong nền kinh tế của tồn huyện. Đó là những khó khăn trở ngại cho việc
phát triển một nền kinh tế tồn diện theo hướng cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa nơng
nghiệp - nơng thơn trên địa bàn huyện Sơn Động.

18


×