Tải bản đầy đủ (.pdf) (157 trang)

Nghiên cứu cơ sở khoa học thành lập bản đồ môi trường đất cấp tỉnh phục vụ quản lý và bảo vệ môi trường đất lấy hải dương làm địa bàn nghiên cứu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.09 MB, 157 trang )

-1..

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI
**********

NGUYỄN NGỌC ÁNH

NGHIÊN CỨU CƠ SỞ KHOA HỌC
THÀNH LẬP BẢN ĐỒ MÔI TRƯỜNG ĐẤT CẤP TỈNH
PHỤC VỤ QUẢN LÝ VÀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
ĐẤT
(LẤY HẢI DƯƠNG LÀM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU)

CHUYÊN NGÀNH: ĐỊA LÝ TỰ NHIÊN
MÃ SỐ: 62.44.02.17

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC
1. GS.TS. Phạm Ngọc Hồ
2. PGS.TS Lê Huỳnh
HÀ NỘI - 2014


-2-

MỞ ĐẦU
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Theo Luật Bảo vệ môi trƣờng năm 2012, các cơ quan nhà nƣớc, tổ chức, hộ
gia đình, cá nhân trong nƣớc, ngƣời định cƣ ở nƣớc ngồi, tổ chức, cá nhân nƣớc
ngồi có hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam cần tuân thủ các quy định trong Luật,


đặc biệt cần cam kết bảo vệ môi trƣờng mọi lúc, mọi nơi trên lãnh thổ Việt Nam. Vì
vậy, việc quản lý mơi trƣờng có hiệu quả, giám sát thực hiện các cam kết bảo vệ
môi trƣờng một cách chặt chẽ là nhiệm vụ cấp thiết hiện nay.
Trên thế giới, quỹ đất sản xuất đang bị suy thối nghiêm trọng do nhiều
ngun nhân khác nhau nhƣ: xói mịn, rửa trơi, bạc màu, nhiễm mặn, nhiễm phèn,
biến đổi khí hậu dẫn đến sa mạc hóa hoặc do con ngƣời đang khai thác quá mức,
làm biến đổi và ô nhiễm mơi trƣờng đất. Tổng diện tích đất bị sa mạc hóa trên thế
giới lên tới 103,520 triệu hecta [6, tr74], tổng diện tích đất bị thối hóa trên thế giới
năm 2005 lên tới 1.214 triệu hecta [25, tr11] mà nguyên nhân chủ yếu là do phá
rừng (43%), chăn thả quá mức (29%), canh tác không hợp lý (24%), các nguyên
nhân khác chỉ chiếm (4%) [25, tr11]. Thực trạng này không ngoại lệ đối với Việt
Nam, dù đƣợc khẳng định đất đai là tài nguyên vô cùng quý giá, là tƣ liệu sản xuất
đặc biệt, là thành phần quan trọng hàng đầu của môi trƣờng sống… song việc khai
thác, sử dụng, quản lý và bảo vệ nguồn tài nguyên này vẫn chƣa đƣợc chú trọng
đúng mức, nhiều khi còn thiếu hợp lý. Minh chứng cho điều này là diện tích đất
chịu tác động mạnh bởi hoang mạc hóa lên đến 7,85 triệu hecta chiếm tới 23,7%
tổng diện tích đất tự nhiên của cả nƣớc [6, tr75]. Bên cạnh đó, do ảnh hƣởng của
chiến tranh, một khu vực đất khá rộng lớn ở nƣớc ta bị nhiễm chất độc điôxin, các
vùng chuyên canh cây lƣơng thực đang dần bị ô nhiễm bởi lƣợng tồn dƣ chất bảo vệ
thực vật, một số nơi khác thì ngƣời dân sống du canh, du cƣ, sử dụng và khai thác
kiệt quệ chất đất rồi di chuyển tới nơi khác định cƣ, mà khơng tính đến việc bổ sung
lại dinh dƣỡng cho đất nhằm sử dụng đất lâu dài và bền vững, hoặc các hoạt động


-3-

sản xuất của ngƣời dân đang làm gia tăng mức độ suy thoái CLMT đất, hoặc đất đai
đang ngày đêm bị nhiễm mặn, nhiễm phèn, thối hóa… suy giảm nghiêm trọng về
CLMT đất… Trƣớc thực trạng đáng báo động về sự suy giảm CLMT đất, thì các
cơng trình nghiên cứu nhằm đánh giá, xác định vị trí, cũng nhƣ mức độ suy thối

của mơi trƣờng đất ở mỗi địa phƣơng là việc làm rất cần thiết hiện nay. Qua đó trực
quan hóa, mơ hình hóa các mức độ suy thối trên bản đồ, tạo ra những cơng cụ hữu
dụng góp phần quản lý và bảo vệ môi trƣờng đất một cách hợp lý nhất.
Tại thông tƣ số 17/2011/TT-BTNMT ra ngày 8 tháng 6 năm 2011 đã quy định
khá đầy đủ quy trình kĩ thuật thành lập bản đồ mơi trƣờng, làm căn cứ khoa học cho
công tác thành lập các bản đồ mơi trƣờng: khơng khí, nƣớc mặt lục địa, nƣớc biển.
Nhƣng với mơi trƣờng đất thì đang cịn khá mới mẻ, bởi nghiên cứu môi trƣờng đất là
nghiên cứu mối tƣơng quan tổng hợp và tác động qua lại nhiều chiều của các thành
phần trong đất, khiến cho việc xây dựng một quy trình kĩ thuật dành riêng cho đất gặp
nhiều khó khăn, song nó rất mới mẻ, tạo ra những ý nghĩa thiết thực khi nghiên cứu
vấn đề này. Tác giả luận án kỳ vọng sẽ đóng góp một phần vào cơng tác xây dựng
hồn chỉnh Quy trình kĩ thuật thành lập bản đồ môi trƣờng đất, điều mà hiện nay các
địa phƣơng, cũng nhƣ Bộ Tài nguyên và Mơi trƣờng đang rất cần có những nghiên
cứu về cơ bản, về quy trình để xây dựng các bản đồ mơi trƣờng đất.
Việt Nam đang trong q trình nghiên cứu và hoàn thiện cơ sở khoa học cho
các vấn đề liên quan đến đánh giá môi trƣờng. Luật Bảo vệ mơi trƣờng có ghi rõ về
cơng tác đánh giá môi trƣờng chiến lƣợc, đánh giá tác động môi trƣờng. Song cơng
tác đánh giá hiện đang gặp nhiều khó khăn khi hệ thống TCQG về các chỉ tiêu đánh
giá còn thiếu, các căn cứ khoa học để so sánh, đánh giá CLMT, đặc biệt là mơi
trƣờng đất cịn chƣa đầy đủ, các phƣơng pháp đánh giá chƣa thống nhất… Tác giả
đã cố gắng thu thập và ứng dụng các tiêu chuẩn đã đƣợc quy định, hoặc giới thiệu
qua các công trình nghiên cứu để áp dụng vào địa bàn nghiên cứu với 11 chỉ tiêu
đánh giá. Tuy số chỉ tiêu chƣa nhiều song đủ để ứng dụng tốt phƣơng pháp đánh giá
đƣợc CLMT đất bằng chỉ tiêu chất lƣợng môi trƣờng đất tổng cộng (TSQI) vào
đánh giá CLMT đất ở Hải Dƣơng.


-4-

Mơi trƣờng đất có thể coi là một hệ sinh thái mở khá hoàn chỉnh, nên dễ

dàng tƣơng tác với các yếu tố tự nhiên, nhân tạo và cấu thành những thay đổi về đặc
điểm, tính chất và thành phần của chúng, hệ quả là CLMT đất bị biến đổi. Sự biến
đổi này có thể kiểm sốt đƣợc nếu chúng ta hiểu rõ và có những ngun tắc, cách
thức thích hợp khi tác động vào mơi trƣờng đất, có chiến lƣợc bảo vệ môi trƣờng
một cách khoa học, phù hợp với điều kiện phát triển của Việt Nam. Bên cạnh đó cần
nhanh chóng nghiên cứu, khảo sát và đánh giá CLMT đất ở tất cả các địa phƣơng,
hoàn chỉnh bức tranh về mơi trƣờng đất tồn quốc, tạo ra những công cụ thực sự
mạnh, phục vụ quản lý và bảo vệ môi trƣờng. Một trong những công cụ hiệu quả là
sử dụng GIS với hạt nhân là hệ thống bản đồ môi trƣờng đất để đánh giá, dự báo,
định hƣớng, giám sát sử dụng tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trƣờng.
Đối với Hải Dƣơng, kể từ khi thực hiện CNH-HĐH tới nay, các hoạt động sản
xuất công nghiệp, nông nghiệp đƣợc đầu tƣ, mở rộng, đã tạo ra khơng ít những tổn
hại tới mơi trƣờng nhƣ: việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất làm thu hẹp diện tích
đất nơng nghiệp, áp lực ngày càng cao về khả năng sản xuất của đất, việc sử dụng quá
mức các hóa chất bảo vệ thực vật đã và đang làm mất cân bằng sinh thái, suy giảm
CLMT sống, môi trƣờng đất ngày một ơ nhiễm, suy thối; Trong khi đó các nguồn
phát sinh chất thải ngày một gia tăng và thiếu sự kiểm sốt: Mặt khác, khí hậu đang
biến đổi theo chiều hƣớng khắc nghiệt hơn tạo ra những hệ quả nhƣ: khơ hạn, lũ lụt,
mƣa gió thất thƣờng v.v… đang làm cho môi trƣờng đất ngày một thay đổi. Hải
Dƣơng là tỉnh thuộc vùng đồng bằng, không tiếp giáp với biển, bao gồm cả địa hình
đồng bằng và đồi núi, có sự thay đổi mạnh về cơ cấu kinh tế, cơ cấu sử dụng đất và
môi trƣờng đất. Việc nghiên cứu đánh giá CLMT đất ở Hải Dƣơng là rất cần thiết, nó
khơng chỉ giúp làm tốt cơng tác quản lý và bảo vệ mơi trƣờng đất, mà cịn góp phần
thúc đẩy phát triển KT-XH ở địa phƣơng. Hải Dƣơng vừa thực hiện xong dự án “Quy
hoạch môi trường tỉnh Hải Dương giai đoạn 2006 - 2020”, đây là cơng trình mà tác
giả đã tham gia và kế thừa nguồn cơ sở dữ liệu để thực hiện luận án.
Đất là một hợp phần quan trọng của tự nhiên, nó kết hợp với thủy quyển, khí
quyển, sinh quyển, thạch quyển và nhân sinh quyển tạo nên một chỉnh thể thống



-5-

nhất của địa lý tự nhiên. Nghiên cứu môi trƣờng đất và thành lập các bản đồ CLMT
đất là nhiệm vụ quan trọng của nghiên cứu Địa lý tự nhiên.
2. MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
2.1. Mục đích nghiên cứu
Xác định cơ sở khoa học thành lập bản đồ môi trƣờng đất cấp tỉnh, phục vụ
quản lý và bảo vệ mơi trƣờng đất, góp phần hồn thiện quy định quy trình kỹ thuật
thành lập bản đồ mơi trƣờng đất, làm căn cứ hỗ trợ xây dựng bộ TCQG về môi
trƣờng đất của Việt Nam. Đồng thời ứng dụng phƣơng pháp chỉ số chất lƣợng môi
trƣờng tổng cộng (TEQI) để thành lập các bản đồ CLMT đất ở Hải Dƣơng.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Tổng quan các hƣớng nghiên cứu về thành lập bản đồ chuyên đề và đánh
giá CLMT đất phục vụ quản lý và bảo vệ môi trƣờng đất.
- Nghiên cứu cơ sở khoa học của việc thành lập các bản đồ chuyên đề môi
trƣờng đất, đề xuất quy trình cơng nghệ thành lập bản đồ mơi trƣờng đất cấp tỉnh.
- Xây dựng kế hoạch và tiến hành thu thập hệ thống tài liệu, số liệu, mẫu đất
từ các phẫu diện trên địa bàn tỉnh Hải Dƣơng. Xử lý số liệu, tính tốn các thơng số
phục vụ việc xác định chỉ số tổng hợp đánh giá CLMT đất.
- Thành lập các bản đồ: bản đồ mạng lƣới các điểm thu mẫu đất, bản đồ
CLMT đất chuyên lúa, bản đồ CLMT đất chuyên lúa - mầu và tổ hợp ra bản đồ
CLMT đất trồng cây lƣơng thực tỉnh Hải Dƣơng tỷ lệ 1:100.000.
- Đề xuất các giải pháp trong quản lý và bảo vệ môi trƣờng đất của tỉnh Hải
Dƣơng, góp phần thúc đẩy phát triển KT-XH theo định hƣớng phát triển bền vững.
3. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
3.1. Đối tƣợng nghiên cứu
- Các nhân tố phát sinh, q trình hình thành và suy thối đất.
- Các tiêu chí để đánh giá CLMT đất và nguyên tắc, phƣơng pháp phản
ánh CLMT đất lên bản đồ.



-6-

- Quy trình kĩ thuật thành lập bản đồ CLMT đất cấp tỉnh, có ứng dụng GIS
và quan trắc khảo sát thực địa.
- Đặc điểm môi trƣờng đất và cách thức phản ánh trên bản đồ CLMT đất tỉnh
Hải Dƣơng.
3.2. Giới hạn phạm vi nghiên cứu
- Giới hạn về phạm vi lãnh thổ nghiên cứu: nghiên cứu cơ sở khoa học
cho việc thành lập bản đồ môi trƣờng đất cấp tỉnh (địa phƣơng), áp dụng vào tỉnh
Hải Dƣơng làm khu vực nghiên cứu.
- Giới hạn về nội dung nghiên cứu:
+ Vì Hải Dƣơng có diện tích đất nơng nghiệp rất lớn, chiếm tới 63,83%
tổng diện tích đất tự nhiên [65], trong đó chủ yếu là đất trồng lúa và đất trồng lúa
– màu, gọi chung là đất trồng cây lƣơng thực. Do đó tác giả tập trung nghiên cứu
đánh giá CLMT đất trồng cây lƣơng thực, không nghiên cứu các vùng đất chuyên
trồng cây công nghiệp, cây ăn quả lâu năm và các vùng đất khác nhƣ: núi đá, đất
thổ cƣ, đất chuyên dùng và đất ngập nƣớc....
+ Luận án không nghiên cứu phát triển các phƣơng pháp đánh giá CLMT đất
theo chỉ tiêu riêng lẻ mà áp dụng phƣơng pháp đánh giá CLMT tổng hợp sử dụng chỉ
số CLMT tổng cộng (TEQI) của tác giả Phạm Ngọc Hồ [83], để xây dựng chỉ số
CLMT đất tổng cộng (TSQI), có tính đến trọng số cho các chỉ thị của các nhóm chỉ tiêu
về chất lƣợng đất (nhóm tổng số và nhóm dễ tiêu…) và nhóm ơ nhiễm kim loại.
+ Ngun tắc, phƣơng pháp và quy trình các bƣớc thành lập bản đồ CLMT
đất tỉnh Hải Dƣơng năm 2010 đƣợc lựa chọn với tỷ lệ 1:100.000.
- Giới hạn về nguồn tư liệu và thời gian nghiên cứu: nguồn tƣ liệu đƣợc sử
dụng từ các nguồn có độ tin cậy cao nhƣ: các văn bản pháp quy của Nhà nƣớc; các
tài liệu do các bộ, ban ngành biên soạn; các sách, tài liệu tham khảo đƣợc xuất bản
có giấy phép; các bài báo đã đƣợc đăng tải trên các tạp chí khoa học; các luận án đã
đƣợc bảo vệ; số liệu đƣợc thu thập trực tiếp trên địa bàn tỉnh Hải Dƣơng thông qua

dự án Quy hoạch môi trường tỉnh Hải Dương 2006 – 2020, do UBND tỉnh chủ trì,
các dữ liệu số đƣợc Sở Tài nguyên và Môi trƣờng Hải Dƣơng cung cấp, các


-7-

webside chính thống của tỉnh, các bộ, ban ngành liên quan. Các nguồn tài liệu cũ và
không rõ xuất xứ sẽ không đƣợc sử dụng để tham khảo cho luận án. Các đối tƣợng,
sự vật, hiện tƣợng đƣợc tiếp cận và nghiên cứu trong giai đoạn từ năm 2000 đến
2010, một số nội dung đƣợc cập nhật tới năm 2012.
4. CÁC QUAN ĐIỂM VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
4.1. Các quan điểm nghiên cứu
4.1.1. Quan điểm nguồn gốc phát sinh đất
Đất đƣợc hình thành từ đá gốc dƣới sự tác động tổng hợp của nhiều yếu tố cả
tự nhiên và xã hội, nên khi nghiên cứu về đất cũng nhƣ môi trƣờng đất cần tiến
hành nghiên cứu nguồn gốc và sự hình thành của chúng. Tức là làm rõ các yếu tố
phát sinh và các nhân tố hình thành đất, quá trình hình thành của từng loại đất.
Đồng thời phải làm rõ các nhân tố tác động làm biến đổi CLMT đất trong suốt quá
trình hình thành đất. Quan điểm nguồn gốc phát sinh rất cần thiết nhằm giúp ngƣời
nghiên cứu nhận định rõ đặc điểm của từng loại đất ở từng địa phƣơng cụ thể. Luận
án áp dụng quan điểm này để nghiên cứu đặc điểm phát sinh đất ở Hải Dƣơng, làm
căn cứ đánh giá CLMT đất ở địa phƣơng này.
4.1.2. Quan điểm hệ thống
Môi trƣờng đất là một hệ sinh thái khá hồn chỉnh, ở đó các hợp phần có
quan hệ chặt chẽ với nhau, hình thành và tác động qua lại với nhau tạo nên một thể
thống nhất nhƣ một hệ thống, vì vậy khi nghiên cứu phải xem xét môi trƣờng đất là
một thể thống nhất. Đối với mỗi địa phƣơng môi trƣờng đất đƣợc xem nhƣ một bức
tranh phản ánh những nét tổng thể của các hoạt động cả về tự nhiên và KT-XH, nơi
đã ghi dấu những biến đổi, những tổn hại và hậu quả của các quá trình khai thác tài
nguyên thiên nhiên, các hoạt động sản xuất kinh tế, các hoạt động sinh hoạt của

ngƣời dân.
4.1.3. Quan điểm lịch sử
- Trong quá trình hình thành và phát triển của mỗi địa phƣơng đều gắn chặt
với lịch sử phát triển của hệ thống tự nhiên và KT - XH. Đất ở các tỉnh cũng vậy,
đƣợc hình thành và phát triển gắn chặt với sự hình thành, phát triển, đặc điểm địa


-8-

hình và đặc điểm sử dụng đất trên mỗi đơn vị đất, khu vực đất hoặc vùng đất có
cùng mục đích sử dụng. Sự tổng hợp của các yếu tố này giữ vai trò quan trọng trong
việc định hƣớng biến đổi CLMT đất của mỗi địa phƣơng.
- Căn cứ vào bản chất của sự hình thành đất, cấu tạo, loại đất, chất đất…, kết
hợp với mục đích, hình thức, nhu cầu sử dụng đất của mỗi địa phƣơng, có thể nhận
định đƣợc diễn biến thay đổi CLMT đất ở trong địa bàn nghiên cứu. Quan điểm lịch
sử đóng vai trị quan trọng trong nghiên cứu đánh giá CLMT đất, bởi mọi hoạt động
diễn ra trên đất đều để lại những dấu tích nhất định.
- Bên cạnh đó, việc thành lập bản đồ môi trƣờng đất là việc làm khá mới đối
với các tỉnh, nó gắn chặt với q trình phát triển về cơ sở lý luận đánh giá CLMT
đất và khả năng ứng dụng công nghệ thông tin trong nhiệm vụ trực quan hóa các
yếu tố vơ hình, các yếu tố khó khái quát trên địa bàn rộng lớn, nhằm thể hiện chúng
một cách trực quan hơn, sinh động hơn và có thể định lƣợng đƣợc.
- Hải Dƣơng là tỉnh có bề dày lịch sử, gắn chặt với lịch sử hình thành và
phát triển của vùng văn hóa sơng Hồng, với đầy đủ các quá trình thành tạo đất tự
nhiên và nhân tạo. Chính vì vậy, mà đặc điểm mơi trƣờng đất ở Hải Dƣơng gắn
chặt với quá trình thành tạo tự nhiên và sử dụng đất của ngƣời dân nơi đây. Đây là
căn cứ quan trọng để tác giả nghiên cứu về môi trƣờng đất ở Hải Dƣơng.
4.1.4. Quan điểm tổng hợp lãnh thổ
Môi trƣờng đất ở mỗi địa phƣơng là một bộ phận trong chỉnh thể lãnh thổ,
tạo nên một không gian sống nhất định. Nghiên cứu môi trƣờng đất trên địa bàn của

tỉnh cần nhìn nhận theo quan điểm tổng hợp lãnh thổ với sự tác động qua lại giữa
các bộ phận cấu thành môi trƣờng nhƣ: mơi trƣờng đất, mơi trƣờng nƣớc, mơi
trƣờng khơng khí, mơi trƣờng nhân văn… các bộ phận này gắn bó chặt chẽ với
nhau, ảnh hƣởng lẫn nhau và cùng nhau chi phối tạo nên một hệ sinh thái động. Vì
vậy, khi tiếp cận khu vực nghiên cứu cần tuân theo quan điểm tổng hợp, tránh nhìn
nhận phiến diện, tạo ra những kết quả phản ánh kém thực tế về môi trƣờng. Quan
điểm tổng hợp lãnh thổ là một trong các quan điểm chủ đạo trong quá trình nghiên
cứu và thực hiện luận án.


-9-

4.1.5. Quan điểm phát triển bền vững
Phát triển bền vững là quan điểm phổ biến bao trùm lên toàn bộ quá trình
khai thác lãnh thổ và phát triển KT-XH hiện nay. Vận dụng quan điểm này vào
nghiên cứu sẽ giúp chúng ta có đƣợc cái nhìn tổng quan theo định hƣớng khai thác
lãnh thổ một cách tối đa, hiệu quả mà ít làm tổn hại đến mơi trƣờng nhất. Bên cạnh
đó, cần có giải pháp nhằm tái tạo, khơi phục những tổn hại mơi trƣờng nói chung và
mơi trƣờng đất nói riêng, xây dựng mơi trƣờng sống tối ƣu cho ngƣời dân và xã hội.
4.2. Các phƣơng pháp nghiên cứu
4.2.1. Phương pháp thống kê, phân tích và tổng hợp tài liệu
Áp dụng phƣơng pháp nghiên cứu này giúp tác giả tiếp cận với những kết
quả nghiên cứu đã có, cập nhật những thành quả khoa học mới liên quan đến vấn đề
nghiên cứu trong nƣớc và trên thế giới. Phƣơng pháp này đƣợc tiến hành thông qua
3 bƣớc:
- Thứ nhất là thống kê các tài liệu có liên quan đến nội dung của luận án. Các
tài liệu thu thập đƣợc hệ thống hóa theo đề cƣơng và nội dung nghiên cứu của luận
án. Cụ thể gồm: Nguồn tài liệu thành văn về địa bàn nghiên cứu nhƣ: các báo cáo
đánh giá về môi trƣờng, các báo cáo quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch phát triển
lãnh thổ các giai đoạn; Các báo cáo thực trạng nguồn tài nguyên thiên nhiên của

tỉnh, các văn bản pháp lý, quy định, hƣớng dẫn sử dụng, khai thác và bảo vệ tài
nguyên thiên nhiên của tỉnh; Các bản đồ chuyên đề qua các thời kỳ, ở các quy mô
khác nhau nhƣ: cấp tỉnh, cấp khu vực, cấp vùng, cấp toàn quốc hoặc cấp lớn hơn.
Ví dụ: ở Hải Dƣơng, cần có các bản đồ thể hiện tỉnh Hải Dƣơng trong vùng đồng
bằng sông Hồng, vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ...; Các nguồn tƣ liệu về mẫu đất
cùng các kết quả phân tích mẫu đất trên địa bàn toàn tỉnh; Các tài liệu hƣớng dẫn và
sử dụng phần mềm để thành lập bản đồ…
- Thứ hai là tiến hành phân loại, phân tích, đánh giá mức độ chính xác, nhận
định tầm quan trọng cho quá trình nghiên cứu của luận án.
- Cuối cùng là bƣớc tổng hợp tài liệu, đánh giá khả năng sử dụng của các tài
liệu, dữ liệu, tổng hợp thông tin, tri thức hình thành cơ sở khoa học cho luận án.


- 10 -

Có thể nói, đây là nhóm các phƣơng pháp quan trọng đƣợc sử dụng trong
suốt quá trình thực hiện luận án.
4.2.2. Phương pháp bản đồ và hệ thống thông tin địa lý (GIS)
- Bản đồ là công cụ đa năng, vừa là nguồn tài liệu cung cấp thông tin đầu
vào, vừa là cơng cụ để phân tích, so sánh, mơ hình hóa và lập phƣơng án cho
tƣơng lai, vừa là công cụ hiển thị sản phẩm nghiên cứu. Nghiên cứu bằng bản đồ
là một phƣơng pháp không thể thiếu trong các cơng trình nghiên cứu địa lý hiện
nay. Sử dụng bản đồ là một phƣơng tiện tối ƣu để tiếp cận lãnh thổ nghiên cứu
một cách toàn diện và bao quát nhất. Nghiên cứu cơ sở khoa học của việc thành
lập bản đồ mơi trƣờng đất là tìm hiểu và xây dựng các căn cứ khoa học, biện
chứng cho tính đúng đắn của của cơng tác thành lập bản đồ mơi trƣờng đất nói
chung và bản đồ mơi trƣờng đất cấp tỉnh nói riêng. Các căn cứ khoa học là lý luận
về bản đồ học, bản đồ chuyên đề cấp tỉnh (hay còn gọi là bản đồ chuyên đề địa
phƣơng). Qua đó sử dụng kiến thức, số liệu, dữ liệu, thậm chí là bản đồ để thành
lập ra các bản đồ mới phù hợp với mục đích thành lập cũng nhƣ đáp ứng mục đích

nghiên cứu. Sử dụng bản đồ để xác định vị trí địa lý, gắn kết các sự vật, hiện
tƣợng theo không gian. Sử dụng bản đồ để đo tính, nội suy các thơng tin, mơ hình
hóa lại các đối tƣợng, sự vật, hiện tƣợng trên bề mặt đất lên mặt phẳng. Sử dụng
bản đồ nhƣ là một công cụ để so sánh, đánh giá các hiện tƣợng tự nhiên và KTXH. Sử dụng bản đồ để lƣu trữ, bảo quản các kết quả nghiên cứu tại các thời điểm
khác nhau, bên cạnh đó sử dụng bản đồ để trực quan hóa các kết quả nghiên cứu.
- Ứng dụng GIS kết hợp với các phần mềm chun dụng là phƣơng tiện chính
trong q trình thực hiện luận án. Khi nghiên cứu, hầu hết các thông tin cần thiết đều
đƣợc số hóa, lƣu trong cơ sở dữ liệu, xử lý và hiển thị ở các dạng bản đồ, đồ họa nhờ
máy tính thơng qua các phần mềm GIS và phần mềm chuyên dụng. Các thông tin ấy
gồm dữ liệu về thuộc tính và dữ liệu khơng gian, chúng đƣợc tổng hợp, phân tích,
phân loại, quản lý bởi hệ thống thông tin địa lý. Khi tiếp cận hệ thống GIS cho phép
chúng ta chiết xuất thông tin để tạo ra các sản phẩm khoa học khác nhau nhƣ: bảng số
liệu, biểu đồ, sơ đồ và đặc biệt là các bản đồ đảm bảo khoa học, trực quan và hữu ích.


- 11 -

Trong luận án, phƣơng pháp GIS đƣợc vận dụng để chuẩn hóa, phân loại,
phân tích các lớp dữ liệu về thổ nhƣỡng, hiện trạng sử dụng đất, các mẫu đất, các
thông tin về cơ sở hạ tầng, hành chính… của địa phƣơng. Thực hiện chồng xếp các
lớp dữ liệu, thực hiện các phép tính khơng gian, xây dựng các bản đồ chuyên đề.
Một số phần mềm trong hệ thống thông tin địa lý đƣợc sử dụng trong luận án
nhƣ: ArcGIS 10, MapInfo 11… các phần mềm có thể tích hợp, liên kết trao đổi dữ
liệu một cách thuận lợi, đồng bộ.
4.2.3. Phương pháp khảo sát thực địa
Khảo sát thực địa là cách thức thu thập, bổ sung tài liệu, số liệu, tìm hiểu thực tế
sử dụng đất trên phạm vi toàn tỉnh, các nguồn phát sinh chất thải, việc thực hiện các
quy định về môi trƣờng của ngƣời dân, đặc biệt hơn nữa là thu thập hệ thống mẫu đất
trên địa bàn toàn tỉnh theo đúng tiêu chuẩn Việt Nam. Tùy thuộc vào mỗi địa phƣơng
mà xây dựng các tuyến khảo sát cho phù hợp. Đối với Hải Dƣơng, tác giả luận án sử

dụng phƣơng pháp này nhằm thu thập tài liệu và mẫu đất phục vụ nghiên cứu. Thành
phố Hải Dƣơng đƣợc chọn làm trung tâm, là nơi xuất phát của các tuyến thu thập mẫu.
Các tuyến đƣợc thiết kế căn cứ vào bản đồ thổ nhƣỡng, bản đồ hiện trạng sử dụng đất,
bản đồ hành chính và địa bàn thực tế của tỉnh. Thời gian tiến hành thu thập mẫu đƣợc
tiến hành vào tháng 7 năm 2007 với 104 mẫu trên tổng số 52 vị trí phẫu diện trên toàn
tỉnh Hải Dƣơng (phụ lục 1). Ngoài ra, tác giả cịn thu thập các thơng tin về quá trình sử
dụng đất, phƣơng pháp canh tác, chế độ chăm sóc cây trồng trên đất, cũng nhƣ năng
suất của từng loại cây trồng để biết đƣợc hiệu quả sử dụng đất.
4.2.4. Phương pháp điều tra xã hội học
Điều tra xã hội học là cách thức tiếp cận trực tiếp ngƣời dân địa phƣơng, thu
thập các thông tin thực tế về quá trình và hiệu quả sử dụng đất, những thuận lợi, khó
khăn trong q trình sử dụng đất, xu thế sử dụng đất cũng nhƣ công tác bảo vệ môi
trƣờng đất, thông qua phỏng vấn trực tiếp, sử dụng bảng hỏi hoặc thu thập các số
liệu tại các địa bàn sản xuất nhƣ hộ gia đình, thơn, xã... ở mỗi địa phƣơng. Thông


- 12 -

tin này rất quan trọng trong quá trình kiểm định lại kết quả nghiên cứu, từ đó đƣa ra
những kết luận, khuyến nghị khoa học và hợp lý.
5. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA LUẬN ÁN
- Ý nghĩa khoa học

Các kết quả nghiên cứu của luận án góp phần hồn thiện cơ sở lý luận của
cơng tác thành lập bản đồ chuyên đề đánh giá CLMT đất bằng chỉ tiêu môi trƣờng
đất tổng cộng cấp tỉnh, có thể ứng dụng rộng rãi để các địa phƣơng trong cả nƣớc áp
dụng thành lập các bản đồ môi trƣờng đất.
- Ý nghĩa thực tiễn
Những kết quả nghiên cứu đƣợc trình bày trong luận án, các bản đồ, kết quả
phân tích là những luận cứ khoa học quan trọng phục vụ đắc lực cho công tác tổ

chức lãnh thổ, khai thác, giám sát khai thác, sử dụng và bảo vệ môi trƣờng. Các đề
xuất, khuyến nghị của luận án đƣa ra góp phần giúp các cấp lãnh đạo làm tốt công
tác quản lý và bảo vệ môi trƣờng đất ở địa phƣơng mình theo định hƣớng phát triển
bền vững.
6. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN
- Phƣơng pháp đánh giá CLMT đất bằng chỉ số chất lƣợng môi trƣờng
đất tổng cộng (TSQI) đã góp phần hồn thiện phƣơng pháp đánh giá CLMT đất
và xây dựng khung cơ sở khoa học thành lập bản đồ môi trƣờng đất cấp tỉnh, đáp
ứng nhu cầu nghiên cứu, đánh giá tài nguyên đất cấp tỉnh, phục vụ công tác quản lý
và bảo vệ mơi trƣờng đất ở Việt Nam.
- Xây dựng quy trình kĩ thuật thành lập bản đồ môi trƣờng đất cấp tỉnh
để có thể áp dụng cho các địa phƣơng nhau khi nghiên cứu thành lập bản đồ
môi trƣờng đất.
7. LUẬN ĐIỂM BẢO VỆ
- Luận điểm 1: Cơ sở khoa học thành lập bản đồ môi trƣờng đất tỉnh Hải
Dƣơng đƣợc xây dựng bằng việc ứng dụng GIS kết hợp với các phƣơng pháp


- 13 -

nghiên cứu thực tiễn để đảm bảo tính chính xác, góp phần hồn thiện cơ sở lý luận
thành lập bản đồ môi trƣờng.
- Luận điểm 2: Ứng dụng phƣơng pháp đánh giá CLMT đất bằng chỉ số chất
lƣợng môi trƣờng đất tổng cộng trong thành lập bản đồ CLMT đất tỉnh Hải Dƣơng
thể hiện tính khoa học và tính thực tiễn cao.
8. CẤU TRÚC VÀ QUY TRÌNH THỰC HIỆN LUẬN ÁN
8.1. Cấu trúc luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận và phụ lục, phần nội dung luận án gồm 3 chƣơng:
Chƣơng 1: Cơ sở khoa học thành lập bản đồ môi trƣờng đất.
Chƣơng 2: Thành lập bản đồ môi trƣờng đất tỉnh Hải Dƣơng, phục vụ quản

lý và bảo vệ môi trƣờng đất.
Chƣơng 3: Chất lƣợng môi trƣờng đất và bảo vệ môi trƣờng đất tỉnh
Hải Dƣơng
Luận án trình bày với 156 trang, 30 bảng số liệu và 27 hình ảnh trong đó có
8 bản đồ. Trong phần phụ lục đƣợc trình bày với 16 bảng số liệu phản ánh toàn bộ
hệ thống số liệu phục vụ thành lập bản đồ và đánh giá CLMT đất tỉnh Hải Dƣơng
năm 2010.
8.2. Quy trình thực hiện luận án
- Xác định rõ các cơ sở khoa học của công tác thành lập bản đồ môi trƣờng
đất cấp tỉnh. Các căn cứ gồm: Tìm hiểu kĩ về phƣơng pháp nghiên cứu khoa học;
Cơ sở khoa học về bản đồ học; Cơ sở lý luận về đất; Cơ sở lý luận về môi trƣờng
đất; Cơ sở lý luận về phƣơng pháp đánh giá CLMT đất; Các căn cứ khoa học trong
công tác quản lý và bảo vệ môi trƣờng cấp tỉnh.
- Công tác thu thập tài liệu, số liệu phục vụ nghiên cứu thành lập bản đồ môi
trƣờng đất bao gồm:
+ Các tài liệu, báo cáo khoa học liên quan đến các cơ sở lý luận nêu trên và
các thông tin về quy hoạch lãnh thổ nghiên cứu.Thu thập các văn bản pháp quy,


- 14 -

các quy định trong Tiêu chuẩn kĩ thuật Quốc gia về môi trƣờng đất, các chất độc
hại bị thải vào đất…,
+ Thu thập hệ thống các bản đồ phản ánh lãnh thổ nghiên cứu và vùng lân
cận: bản đồ hành chính, bản đồ địa hình, bản đồ hiện trạng sử dụng đất, bản đồ thổ
nhƣỡng, bản đồ đơn vị đất, bản đồ quy hoạch sử dụng đất,
+ Kế thừa kết quả phân tích của hệ thống mẫu đất trên khu vực nghiên cứu từ
dự án mà tác giả trực tiếp tham gia.
- Tìm hiểu về cơng nghệ, phƣơng pháp thành lập bản đồ, thực hành sử dụng
công nghệ thành lập bản đồ và hệ thống thông tin địa lý.

- Tiến hành biên tập các bản đồ.
- Đóng gói sản phẩm, nhận định CLMT đất ở Hải Dƣơng, tiến hành đánh giá
CLMT đất của tỉnh. Sử dụng bản đồ trong quản lý và bảo vệ mơi trƣờng đất. Q
trình nghiên cứu đƣợc khái quát trong hình I sau đây (trong đó các ơ màu vàng là
kết quả mới của luận án):


15
Thu thập tài liệu
BĐ Hành chính
Hải Dương
1:100.000

BĐ Địa hình
Hải Dƣơng
1:50.000

BĐ Đất
Hải Dƣơng
1: 50.000

BĐ HTSD đất
Hải Dƣơng
1:100.000

BC QHSD Đất
Hải Dƣơng

CHIẾN LƢỢC
PT KT-XH

CỦA HẢI DƢƠNG

CSKH về Đất và MT đất

Tổng
quan

THU THẬP MẪU ĐẤT
PP nghiên
cứu MT đất

vấn
đề
nghiên
cứu

Phân tích các
nhân tố TN,
KT-XH tác
động tới hình
thành, phát
triển đất và biến
đổi CLMT đất

PP đánh giá
CLMT

NỘI DUNG ĐĐ
MT CẤP TỈNH


PHÂN TÍCH MẪU ĐẤT

CSDL MT ĐẤT
TỈNH HẢI DƢƠNG

HOẠT ĐỘNG
KT-XH

CÁC NGUỒN
PHÁT THẢI

CSKH VỀ BĐ MƠI TRƢỜNG

PP thành lập BĐ
Mơi trƣờng đất cấp
tỉnh

CNTT và GIS

QUY TRÌNH KĨ THUẬT
TLBĐ MT ĐẤT

BẢN ĐỒ CLMT ĐẤT
HẢI DƢƠNG 1:100.000

XUẤT BĐ VÀ DỮ LIỆU
ĐÁNH GIÁ CLMT ĐẤT HẢI DƢƠNG

ĐỊNH HƢỚNG QUẢN LÝ VÀ
BẢO VỆ MÔI TRƢỜNG ĐẤT

HẢI DƢƠNG

Hình I: Sơ đồ quá trình nghiên cứu cơ sở khoa học thành lập bản đồ môi trƣờng đất cấp tỉnh, ứng dụng TLBĐ CLMT
đất tỉnh Hải Dƣơng, phục vụ quản lý và bảo vệ môi trƣờng đất.


- 16 -

NỘI DUNG
CHƢƠNG 1
CƠ SỞ KHOA HỌC THÀNH LẬP BẢN ĐỒ MÔI TRƢỜNG ĐẤT
1.1. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU VỀ CHẤT LƢỢNG MÔI TRƢỜNG ĐẤT
VÀ THÀNH LẬP BẢN ĐỒ MƠI TRƢỜNG ĐẤT

1.1.1. Trên thế giới
Để kiểm sốt CLMT đất, J.Dumanski và C.Pieri (2000) đã khẳng định tầm
quan trọng của việc xác định các chỉ số phản ánh CLMT đất, đặc biệt là chất hữu cơ
trong đất. Bên cạnh đó, cịn nhấn mạnh đến sự cân bằng dinh dƣỡng trong đất, qua
đó lƣu ý tới các nhân tố ảnh hƣởng tới sự cân bằng này nhƣ: độ dày tầng đất, độ
dốc, thảm thực vật, các mục đích sử dụng đất… từ đó có biện pháp bảo vệ đất phù
hợp. Các bản đồ đƣợc thành lập với những chỉ tiêu riêng lẻ, để phản ánh chất lƣợng
môi trƣờng đất, điều này đã tạo nên một hệ thống lớn các bản đồ rời rạc, gây ra sự
lãng phí và hiệu quả sử dụng không cao [78].
- Phƣơng pháp chỉ số CLMT của Mỹ do nhà khoa học W.R. Ott (1978) [86]
giới thiệu và đƣợc sử dụng khá phổ biến để đánh giá CLMT thành phần (khơng khí,
nƣớc và đất). Phƣơng pháp này đã tính đến trọng số Wi, nhằm điều hịa thang đánh
giá, nhƣng trọng số này lại tự cho điểm theo ý kiến của chuyên gia, nên mang nặng
tính chủ quan, dẫn tới kết quả đánh giá thiếu khách quan. Ví dụ, thang đánh giá của
phƣơng pháp này tự quy định là 5 cấp (rất xấu, xấu, trung bình, tốt và rất tốt) mới chỉ
cho mơi trƣờng nƣớc mặt, cịn đối với mơi trƣờng đất khơng có hƣớng dẫn cụ thể.

- Phƣơng pháp dùng hệ thống cho điểm từ 1 đến 4 để phân hạng đánh giá
CLMT của Bỉ. Phƣơng pháp này cũng mới đề cập đến CLMT nƣớc mặt, chƣa đề
cập đến đánh giá CLMT đất.
- Phƣơng pháp đánh giá chất lƣợng môi trƣờng bằng chỉ số chất lƣợng môi
trƣờng (EQI) ứng dụng để đánh giá chất lƣợng đối với từng thành phần mơi trƣờng
(khơng khí, nƣớc và đất) đƣợc bắt đầu từ những năm 80 của thế kỷ XX (Liên Xô,
Canada, Mỹ) và ngày càng đƣợc phát triển, ứng dụng rộng rãi trên thế giới. Tƣ


- 17 -

tƣởng chủ đạo của phƣơng pháp này là xem ở một điểm không gian khảo sát chịu
tác động đồng thời bởi n thơng số có giá trị Ci . Vì vậy, tiêu chí đánh giá CLMT tại
mỗi điểm

ứng với thời điểm t đƣợc biểu thị bằng một chỉ tiêu tổng hợp P. Phƣơng

pháp này đã lập đƣợc các biểu đồ hoặc các đồ thị biểu diễn sự biến đổi của P theo
và có ƣu điểm là dễ nhận xét, phân tích đánh giá về bức tranh phân bố tổng quát của
CLMT trên miền không gian khảo sát tại thời điểm t. Kết quả của phƣơng pháp này
là căn cứ quan trọng trong xây dựng các bản đồ chuyên đề về hiện trạng của từng
môi trƣờng thành phần (không khí, nƣớc, đất), đảm bảo độ tin cậy và tối ƣu về mặt
kinh tế. (Ví dụ, để xây dựng bản đồ hiện trạng của một thành phần nào đó bao gồm
30 chỉ tiêu, cần phải xây dựng 30 bản đồ chuyên đề riêng lẻ tƣơng ứng, trong khi đó
dùng chỉ số chất lƣợng mơi trƣờng đất thì chỉ cần xây dựng 1 bản đồ là đủ). Ngoài
ra, nếu sử dụng chỉ số chất lƣợng môi trƣờng đất tổng cộng sẽ rất thuận lợi trong
việc xây dựng các mơ hình tính tốn, dự báo CLMT đối với từng thành phần mơi
trƣờng [32].
- Về mặt ứng dụng trong các cơng trình nghiên cứu cụ thể đối với đất đã
mang lại hiệu quả khoa học và kinh tế cao. Ví dụ nhƣ:

+ Cơng trình “Đánh giá chất lượng đất hồn thổ bằng hệ thống chuyên gia
logic mờ” của nhóm tác giả M. Kaufmann, S. Tobias, R. Schulin đăng tải trên tạp chí
khoa học Geoderma. Đây là cơng trình có cơ sở khoa học, có ý nghĩa thiết thực trong
nghiên cứu mơi trƣờng đất, song lại ít đƣợc sử dụng rộng rãi trên thế giới,
+ Cơng trình “Đánh giá chất lượng đất thơng qua các chỉ số ở cấp vi mô thuộc
vùng trồng ngô ở phía Bắc nước Ý”, đăng tải trên tạp chí Ecological Indicators, năm
2009 do nhóm tác giả G.P.Aspetti, R. Boccelli, D. Ampollini, A.M. Del Re, E. Capri,
+ Cơng trình nghiên cứu “Tác động của q trình ơxi hóa hóa học tới chất
lượng của đất” đăng trên tạp chí khoa học Khí tƣợng, quyển 72 số 2 (5/2008) trang
282-298, của tập thể tác giả C. Sirguey cùng các cộng sự,
+ Mạng lƣới quản lý đất dốc vùng nhiệt đới khu vực Đông Nam Á, đƣợc
FAO tài trợ đã nghiên cứu và cơng bố trong 2 cuốn sách: “Độ phì của đất” (2000)


- 18 -

và “Gạo – Rối loạn dinh dưỡng và quản lý dinh dưỡng” (2001). Trong đó, quy định
ngƣỡng tối thiểu của một số chỉ tiêu hóa học thơng thƣờng cho môi trƣờng đất. Cụ
thể: pHH2O< 4,5; pHKCL: 4,2; C(%): 4,2; P < 200ppm; CEC < 10mc/kg; K+dt< 0,2
mc/kg; Ca2+< 0,5mc/kg [68]. Nhóm đất nào có chỉ số dƣới các ngƣỡng này sẽ nảy
sinh nhiều vấn đề về môi trƣờng. Bên cạnh đó, các cơng trình này cịn nghiên cứu
sâu về thành phần hóa học của đất, tỷ lệ của các ion trong đất quyết định tới chất
đất, nhƣng chƣa đƣa ra đƣợc cách thức đánh giá tổng thể các thành phần hóa học
trong đất. Điều này rất hữu ích khi thành lập bản đồ CLMT đất một cách tổng hợp,
thay vì đánh giá theo các thành phần riêng lẻ,
+ Các nghiên cứu đánh giá CLMT đất theo hàm lƣợng các kim loại nặng
trong đất là hƣớng nghiên cứu quan trọng, bởi hàm lƣợng các kim loại nặng quyết
định nhiều tới khả năng gây độc cho đất, qua đó góp phần hồn thiện cơng tác đánh
giá CLMT đất.
+ Một số nƣớc trên thế giới đã nghiên cứu và công bố các ngƣỡng cho phép lớn

nhất (MAS – Maximal Allowable Standard) hàm lƣợng các kim loại trong đất. Cụ thể
đƣợc tổng hợp trong bảng sau đây:
Bảng 1.1. Ngưỡng tối đa cho phép hàm lượng các kim loại nặng trong đất ở
một số quốc gia trên thế giới (đơn vị ppm).
Kim loại nặng

Áo

Canada

Balan

Nhật

Anh

Đức

1.

Cu

100

100

100

125


50 (100)

50 (200)

2.

Zn

300

400

300

250

150 (300)

300 (600)

3.

Pb

100

200

100


400

50 (100)

500 (1000)

4.

Cd

5

8

3

-

1 (3)

2 (5)

5.

Hg

5

0,3


5

-

2

10 (50)

Stt

Nguồn dẫn theo [62].


- 19 -

Một nghiên cứu ở Anh về kim loại nặng trong đất đã đƣa ra những quy định
chi tiết đối với các nguyên tố kim loại nặng, theo mức độ ô nhiễm (bảng 1.2).
Bảng 1.2. Phân loại đất ô nhiễm kim loại nặng dùng trong cải tạo đất ở Anh,
(đơn vị ppm).
Kim loại nặng
(tổng số)
Cu

Ô nhiễm
loại 1
100-200

Ô nhiễm
loại 2
200-500


Ô nhiễm
loại 3
500-2.500

Ô nhiễm nặng dị
thường loại B
>2.500

Zn

250-500

500-1.000

1.000-5.000

>5.000

Pb

500-1.000

1.000-2.000

2.000-10.000

> 10.000

Cd


1-3

3-10

10-50

>50

Hg

1-3

3-10

10-50

>50
Nguồn dẫn theo [62].

Đây là thông tin quan trọng để tham khảo khi nghiên cứu ở địa bàn các nƣớc
lân cận hoặc cùng vĩ độ với nƣớc Anh.
- Tổ chức Mạng lƣới quản lý đất dốc vùng nhiệt đới khu vực Đông Nam Á
đã nghiên cứu và quy định thang đánh giá cụ thể hơn cho từng đối tƣợng cây trồng
trong bảng sau đây:
Bảng 1.3. Thang đánh giá cho các loại cây trồng chính, năm 2001.
Cây trồng
1. Cây có hạt
2. Cây có củ
- Sắn

- Khoai lang
3. Cây họ đậu
- Lạc
- Đậu tương
4. Rau
5. Cây ăn quả
6. Cây cơng nghiệp
7. Mía
8. Cây làm thức ăn gia súc

Ca2+ trao đổi (me/100g)
Nghèo
TB
Cao
5
10
20

Mg2+ trao đổi (me/kg)
Nghèo
TB
Cao
2
5
10

3
3

5

10

10
20

2
2

8
8
5
8
8
5
8

10
10
10
10
10
10
10

30
30
30
30
20
20

30

2
2
2
2
2
2
2

3
4

4
4

4
8
4
8
5
8
4
10
5
10
4
6
4
8

Nguồn dẫn theo[62].


- 20 -

Kết quả này đƣợc áp dụng khá rộng rãi cho các nƣớc khu vực Đông Nam Á
và cũng đƣợc tham khảo ở Việt Nam.
Ngồi ra, cịn nhiều cơng trình nghiên cứu về đánh giá CLMT đất ở các quốc
gia khác nhau, mỗi cơng trình có những thành cơng nhất định. Song mỗi một quốc gia
lại có những đặc điểm riêng nên cần có cách tiếp cận khác nhau. Điều này mở ra
những nhiệm vụ mới cho việc nghiên cứu đánh giá CLMT ở Việt Nam.
- Một hƣớng nghiên cứu khác là việc nghiên cứu hiện trạng sử dụng đất và đi
sâu phân tích những tác động của quá trình sản xuất, sinh hoạt, các hoạt động của đời
sống kinh tế tới tài nguyên môi trƣờng đất, gắn với sự biến đổi khí hậu và ảnh hƣởng
tới mơi trƣờng. Một số cơng trình có nghiên cứu thành lập các bản đồ phản ánh kết
quả nghiên cứu, song hầu hết các cơng trình đi sâu nghiên cứu cơ sở lý luận thành lập
bản đồ môi trƣờng đất, đặc biệt là theo địa phƣơng. Một số cơng trình nghiên cứu lĩnh
vực này nhƣ:
+ Năm 2009, Kanok, N. Yimyam, B. Rerkasem đƣa ra vấn đề chuyển đổi
mục đích sử dụng đất ở khu vực miền núi Đơng Nam Á , vai trị của kiến thức cá
nhân và kĩ năng bản địa trong quản lý rừng [82]. Qua đó khẳng định chuyển đổi
mục đích sử dụng đất cần đặt vấn đề bảo vệ và nâng cao chất lƣợng đất lên hàng
đầu, bên cạnh đó cần thƣờng xun duy trì làm giàu cho đất, lựa chọn các loại cây
phù hợp khi canh tác, đặc biệt là vấn đề bảo vệ môi trƣờng đất phụ thuộc chủ yếu
vào ngƣời bản địa sinh sống và làm việc ở đó. Điều này cũng là những gợi ý hữu
ích cho việc sử dụng đất đai hợp lý ở vùng miền núi Đông Nam Á này,
+ Năm 2007, các nhà khoa học D. Geneletti, S. Bagli, P. Napolitano và
A.Pistocchi đã đƣa ra giải pháp không gian cho đánh giá môi trƣờng chiến lƣợc
trong quy hoạch sử dụng đất. Công trình này nghiên cứu sâu về hiện trạng sử dụng
đất, gắn với không gian để phục vụ cho công tác quy hoạch sử dụng đất, có ứng

dụng vào một địa phận cụ thể [77],
+ Năm 2009, J. Chazal và D.A. Rounsevell đã một lần nữa đề cập đến những
hậu quả của biến đổi khí hậu kết hợp với việc sử dụng chƣa hợp lý tài nguyên đất sẽ
làm biến đổi cơ cấu loài, ảnh hƣởng nghiêm trọng đến đa dạng sinh học,


- 21 -

+ Tác giả K. Davor, K. Branko (2009) đã trình bày những ảnh hƣởng của quá
trình quy hoạch sử dụng đất tới phát triển KT-XH, tới cuộc sống của ngƣời dân, tới
chất lƣợng môi trƣờng đất và công cuộc bảo vệ mơi trƣờng. Cơng trình đƣợc giới
thiệu trên tạp chí ngun vật liệu Hazardour [77].
Các cơng trình trên đây thƣờng đặt vấn đề chung hoặc cho từng khu vực cụ
thể, nên việc áp dụng cho các lãnh thổ khác, đặc biệt là ở Việt Nam – một quốc gia
vùng nhiệt đới cận xích đạo với điều kiện về con ngƣời, cơng cụ nghiên cứu cịn
nhiều hạn chế nên gặp rất nhiều khó khăn.
- Hƣớng nghiên cứu ứng dụng hệ thống thông tin địa lý và các nguồn dữ liệu
quan trắc để xây dựng mơ hình phục vụ những mục đích nhất định trong quản lý, quy
hoạch, đánh giá tài nguyên thiên nhiên và đặc biệt là tài nguyên môi trƣờng đất...
- Cũng vào năm 2009, nhà khoa học C. Aubrecht và cộng sự đã giới thiệu
cơng trình về tích hợp quan sát Trái đất và khoa học GIS để mơ hình hóa các chức
năng mới từ việc sử dụng đất đơ thị [70]. Cơng trình này đã mở ra hƣớng mới, đi
sâu nghiên cứu về giám sát và quản lý tài nguyên thiên nhiên ở quy mô rộng lớn.
Qua đó, mở ra những ứng dụng mới, nhanh, mạnh, trong các giải pháp về không
gian và bản đồ. Tuy nhiên, cũng gợi mở nhiều cho các cơng trình nghiên cứu cấp
quốc gia và nhỏ hơn.
Hiện nay, theo tìm hiểu của tác giả chƣa có cơng trình nào đề xuất cơ sở
khoa học riêng cho thành lập bản đồ môi trƣờng đất, cũng nhƣ bản đồ môi trƣờng
đất cấp tỉnh. Tuy nhiên, trong các cơng trình cụ thể liên quan đến môi trƣờng,
đánh giá môi trƣờng, bản đồ đất, ô nhiễm mơi trƣờng thì rất nhiều. Các bản đồ

đƣợc thành lập ít nhiều đã phản ánh đƣợc CLMT đất, nhƣng chỉ đóng vai trị minh
họa cho các kết quả nghiên cứu cụ thể.
1.1.2. Ở Việt Nam

1.1.2.1. Hƣớng nghiên cứu cơ sở lý luận bản đồ học chuyên đề và ứng dụng
- Bản đồ học chuyên đề là khoa học có lịch sử phát triển từ lâu, đƣợc hình
thành và phát triển gắn với sự phát triển của các lĩnh vực nghiên cứu chuyên ngành.
Ở Việt Nam bản đồ cũng đƣợc hình thành và phát triển gắn liền với lịch sử phát


- 22 -

triển của đất nƣớc, song về khoa học thƣờng phát triển sau so với các nƣớc phát
triển trên thế giới. Do vậy, đƣợc kế thừa và tiếp thu khá nhiều các thành tựu khoa
học của thế giới, trong đó có bản đồ học. Hầu hết các giáo trình, sách tham khảo về
bản đồ, đƣợc biên dịch, kế thừa và phát triển có sáng tạo của các nhà khoa học Việt
Nam, phù hợp với điều kiện lịch sử nƣớc nhà. Đánh dấu mốc lịch sử phát triển về
bản đồ là bộ bản đồ thời Nguyễn “An Nam đại quốc họa đồ”, cơng trình đã khẳng
định một Việt Nam bất khuất trên bản đồ thế giới.
Trong giai đoạn từ năm 1980 đến 1990 ở nƣớc ta đã triển khai một số đề tài
nghiên cứu khoa học trọng điểm cấp Nhà nƣớc để nghiên cứu những cơ sở lý luận
rất cơ bản của bản đồ học ở Việt Nam trong từng lĩnh vực nhƣ: bản đồ địa hình, bản
đồ giáo khoa, bản đồ chun đề, các cơng trình ứng dụng ảnh vệ tinh trong thành
lập bản đồ, các cơng trình nghiên cứu về công nghệ chế bản và in bản đồ…
Đây là những cơng trình nghiên cứu mang tính chất vận dụng và hoàn chỉnh
cơ sở lý luận Bản đồ học vào điều kiện thực tế ở Việt Nam. Các đề tài đã đƣợc
nghiệm thu và ứng dụng có hiệu quả ở nƣớc ta trong hơn 30 năm qua.
- Bản đồ học chuyên đề là khoa học nghiên cứu sâu hơn, cụ thể hơn các vấn
đề tự nhiên và KT-XH. Tác giả Lê Huỳnh và Lê Ngọc Nam (2001), “Bản đồ
chuyên đề” đã trình bày cơ sở lý luận về bản đồ học chuyên đề, đề cập tới nguyên

tắc thành lập một số bản đồ cụ thể nhƣ: bản đồ địa chất, thổ nhƣỡng, thực vật, dân
cƣ, nông nghiệp, du lịch… Tuy nhiên, khi nghiên cứu thành lập bản đồ cho các
chuyên đề sâu, cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa nhà bản đồ và các nhà khoa học
chuyên môn.
+ Sự kết hợp giữa các khoa học liên ngành để tạo nên những thành quả khoa
học nổi bật đƣợc thể hiện rõ nhất trong cơng trình Atlas Quốc gia Việt Nam, đó là
một chƣơng trình nghiên cứu khoa học trọng điểm cấp Nhà nƣớc, chủ nhiệm chƣơng
trình là cố giáo sƣ Nguyễn Văn Chiển. Đây là thành tựu khoa học – công nghệ về
Bản đồ học lớn nhất Việt Nam từ trƣớc đến nay, thu hút gần 300 nhà khoa học tham
gia, đã đƣợc Nhà nƣớc trao tặng Giải thƣởng Hồ Chí Minh về Khoa học và cơng
nghệ. Ý nghĩa của cơng trình khoa học này đã đƣợc Đại tƣớng Võ Nguyên Giáp nêu


- 23 -

trong bài viết đề dẫn: “Atlas quốc gia Việt Nam là một cơng trình khoa học tổng hợp,
tồn diện, dựng lên một bức tranh tổng thể của đất nước, một bộ chuyên khảo địa lý
tổng hợp lớn bằng ngôn ngữ bản đồ, mang nhiều ý nghĩa khoa học và thực tiễn”.
+ Năm 2000, Hội Khoa học đất Việt Nam đã công bố những tƣ liệu cơ bản
về Đất Việt Nam, NXB Nơng nghiệp, trong đó có bảng chú giải bản đồ đất tỷ lệ
1:1.000.000. Cuốn sách đã khái quát đƣợc tình hình nghiên cứu, phân loại điều tra
đất trên thế giới và ở Việt Nam. Trên thế giới đã tổng quan theo 3 giai đoạn: giai
đoạn giữa thế kỉ XIX trở về trƣớc, giai đoạn nửa sau của thế kỉ XIX đến giữa thế kỉ
XX và giai đoạn nửa cuối thế kỉ XX.
- Sự thành công ấy đƣợc tiếp tục phát huy trong những năm đầu của thế kỷ
XXI, thể hiện rõ trong các cơng trình nghiên cứu thành lập các bản đồ và các tập
bản đồ thể hiện lãnh thổ Việt Nam về các chủ đề nhƣ:
+ Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng đã ban hành thông tƣ số 03/2011/TTBTNMT, quy định nội dung thành lập bản đồ địa chất khoáng sản chi tiết và thiết
kế, bố trí các dạng cơng việc đánh giá khống sản. Vào cuối năm 2012 Bộ Tài
nguyên và Môi trƣờng ban hành Thông tƣ số 23/2012/TT-BTNMT về “Quy chuẩn

kỹ thuật Quốc gia về lập bản đồ địa chất khoáng sản 1:50.000 phần đất liền”. Mới
nhất là thông tƣ số 2/2013/TT-BTNMT, Quy định việc lập bản đồ hiện trạng, bản
vẽ mặt cắt hiện trạng khu vực được phép khai thác khoáng sản, thống kê, kiểm kê
trữ lượng khoáng sản [12,14,15]. Đây là những căn cứ khoa học quan trọng để
quản lý tài nguyên, khoáng sản và thành lập các bản đồ địa chất, đồng thời góp
phần làm rõ đặc điểm tài nguyên đất tại các khu vực nghiên cứu. Cơng trình “Bản
đồ Địa chất Việt Nam tỷ lệ 1:1.000.000” thể hiện một cách chi tiết, đầy đủ về địa
chất Việt Nam và phần thềm lục địa, là sản phẩm khoa học của ngành Địa chất
Việt Nam hiện nay.
+ Cơng trình thành lập “Tập bản đồ Nông nghiệp Việt Nam” đã mô tả tổng
điều tra nông thôn, nông nghiệp và thủy sản năm 2001 do Quỹ Sáng kiến Chính sách
chăn ni vì ngƣời nghèo (PPLP), Cục chăn nuôi Thú y (AGAL), Tổ chức Nông
lƣơng quốc tế (FAO) và Vụ Thống kê nông, lâm, thủy sản, Tổng cục thống kê Việt


- 24 -

Nam (GSO) thực hiện. Ngƣời chịu trách nhiệm biên tập M. Epprecht và R. Timothy.
+ Các căn cứ khoa học quy định công tác thành lập bản đồ địa hình ở Việt
Nam đã đƣợc quy định thành Quy phạm thành lập bản đồ địa hình chuẩn tỷ lệ
1:100.000, 1:50.000 và 1:25.000. Nhờ đó đã tạo ra sự thống nhất về cơ sở dữ liệu
bản đồ địa hình trong cả nƣớc. Đây cũng là nguồn dữ liệu đầu vào quan trọng cho
hầu hết các cơng trình nghiên cứu về địa lý, mơi trƣờng hiện nay.
+ Cùng với đó là công tác thành lập hệ thống các bản đồ địa chính đã đƣợc
Bộ Tài ngun và Mơi trƣờng ban hành nhiều thông tƣ, quyết định, các văn bản
hƣớng dẫn cụ thể là Quy phạm thành lập bản đồ địa chính ở các tỷ lệ từ 1:10.000
đến 1:200 [10]. Đây là căn cứ khoa học quan trọng để thống nhất thành lập hệ thống
bản đồ địa chính, góp phần thống nhất cơ sở dữ liệu địa chính trong cả nƣớc, phục
vụ đắc lực cho công cuộc quản lý đất đai ở nƣớc ta.
+ Về giao thơng có “Tập bản đồ giao thông Việt Nam”, do tiến sĩ Lê Phƣớc

Dũng cùng cộng sự chỉ đạo biên tập nội dung và đƣợc NXB Bản đồ ấn hành năm 2006.
- Các cơng trình đi sâu nghiên cứu phản ánh các vấn đề của từng địa phƣơng,
thƣờng đƣợc UBND tỉnh hoặc sở chuyên ngành đứng ra chủ trì thực hiện nhƣ:Atlas
Đồng Nai - cơng trình có sự tham gia của trên 100 nhà khoa học, cán bộ, chuyên
gia, tiến hành thành lập Atlas Đồng Nai. Atlas Đồng Nai gồm 146 bản đồ phù hợp
với 15 chƣơng chuyên đề từ tổng quan đến quy hoạch. Trong đó, chƣơng đất đai có
số lƣợng bản đồ nhiều nhất (20 bản đồ) thể hiện rõ đặc điểm thổ nhƣỡng, đặc trƣng
nơng hóa của các loại đất chính, hiện trạng sử dụng đất của toàn tỉnh và các huyện
trong tỉnh… Thành quả này là thể hiện sự hiểu biết sâu sắc về cơ sở khoa học của
bản đồ, ứng dụng tinh tế vào nghiên cứu phản ánh toàn diện các mặt từ tự nhiên đến
KT - XH của tỉnh Đồng Nai. Điều này cũng mở ra một số hƣớng nghiên cứu về Hải
Dƣơng mà luận án đang nghiên cứu.
- Ngoài ra, còn một số luận án tiến sĩ nghiên cứu thành lập bản đồ ứng dụng
trong đời sống, KT - XH nhƣ: luận án tiến sĩ ngành Địa lý Tự nhiên “Đánh giá tổng
hợp môi trường sinh thái phục vụ quy hoạch sử dụng đất theo hướng phát triển bền
vững tỉnh Bắc Giang” của Tiến sĩ Đỗ Văn Thanh; luận án tiến sĩ Địa lý “Nghiên cứu


- 25 -

xây dựng bản đồ thối hóa đất tỉnh Đắk Lắk và Đắk Nông phục vụ sử dụng bền
vững tài nguyên đất”, của tiến sĩ Lƣu Thế Anh,… các luận án này ít nhiều cũng đã
vận dụng cơ sở khoa học của bản đồ vào giải quyết những vấn đề thực tế của đề tài
trong quy hoạch, sử dụng hợp lý tài nguyên hoặc trong giảng dạy địa lý.
- Ở Việt Nam, trong những năm gần đây mới bắt đầu tiếp cận các chỉ số CLMT
để đánh giá tổng hợp CLMT của từng thành phần mơi trƣờng (khơng khí, nƣớc và đất)
dựa trên các chỉ số của Mỹ và một số nƣớc khác. Cụ thể:
+ Đối với môi trƣờng nƣớc, năm 2010 Tổng cục Môi trƣờng ban hành sổ tay
hƣớng dẫn “Phương pháp đánh giá chất lượng nước bằng chỉ số WQI (Water
Quality Index)”. Tuy nhiên, phƣơng pháp này có hạn chế là các thơng số cịn hữu

hạn (9 thông số), thang đánh giá cố định, không phụ thuộc vào số các thông số khảo
sát n, nên không thuận lợi cho việc áp dụng vào thực tế khi n > 9. Mặt khác, phƣơng
pháp này mắc phải hiệu ứng “ảo”, nghĩa là chỉ số tính đƣợc khơng phù hợp với thực
tế, vì trong chỉ số WQI cịn chứa các số hạng lấy trung bình cộng và trung bình
nhân. Ngồi ra, phƣơng pháp này mới chỉ áp dụng cho nƣớc mặt lục địa, còn nƣớc
ngầm và nƣớc ven biển chƣa đề cập tới.
+ Đối với mơi trƣờng khơng khí, năm 2011, Tổng cục Môi trƣờng dùng chỉ
số AQI (Air Quality Index) để đánh giá chất lƣợng khơng khí dựa trên chuỗi số liệu
quan trắc liên tục (các trạm quan trắc tự động). Phƣơng pháp này đơn giản, nhƣng
vẫn còn hạn chế (nhƣ quy định tiêu chuẩn cho phép PM10 trung bình giờ bằng tiêu
chuẩn cho phép trung bình giờ của bụi (TSP) và chƣa tính đến trọng số của từng
thơng số khảo sát. Ngoài ra, phƣơng pháp tiến hành lấy max (AQIi) và thang đánh
giá tự quy định, nên kết quả tính tốn trong một số trƣờng hợp sẽ sai lệch với thực
tế. Mặt khác AQI chỉ áp dụng đƣợc cho số liệu quan trắc tự động, không áp dụng
cho số liệu quan trắc định kỳ).
+ Cục Kiểm sốt ơ nhiễm, TCMT Việt Nam (năm 2011) ứng dụng công
thức trung bình cộng của AQIi để khoanh vùng ơ nhiễm khơng khí cho các đơ thị
Việt Nam, trong đó có tính đến trọng số của các thông số i, nhƣng trọng số tự


×