Tải bản đầy đủ (.pdf) (100 trang)

Nghiên cứu sự phân bố về thành phần loài của lưỡng cư bò sát trong các môi trường sống ở khu bảo tồn thiên nhiên thần sa phượng hoàng tỉnh thái nguyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.44 MB, 100 trang )

..

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM

PHẠM ĐÌNH KHÁNH

NGHIÊN CỨU SỰ PHÂN BỐ VỀ THÀNH PHẦN LOÀI
CỦA LƢỠNG CƢ, BỊ SÁT TRONG CÁC MƠI TRƢỜNG SỐNG
Ở KHU BẢO TỒN THIÊN NHIÊN THẦN SA- PHƢỢNG HOÀNG
TỈNH THÁI NGUYÊN

LUẬN VĂN THẠC SĨ SINH HỌC

THÁI NGUYÊN - 2014
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

/>

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM

PHẠM ĐÌNH KHÁNH

NGHIÊN CỨU SỰ PHÂN BỐ VỀ THÀNH PHẦN LOÀI
CỦA LƢỠNG CƢ, BỊ SÁT TRONG CÁC MƠI TRƢỜNG SỐNG
Ở KHU BẢO TỒN THIÊN NHIÊN THẦN SA- PHƢỢNG HOÀNG
TỈNH THÁI NGUYÊN

Chuyên ngành: Sinh thái học
Mã số: 60.42.01.20



LUẬN VĂN THẠC SĨ SINH HỌC

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. Hoàng Văn Ngọc

THÁI NGUYÊN - 2014
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

/>

XÁC NHẬN

XÁC NHẬN

CỦA KHOA CHUYÊN MÔN

CỦA NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC

TS. Hồng Văn Ngọc

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

/>

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan số liệu, kết quả sử dụng trong luận văn là trung thực, do tôi thu
thập và xử lí. Đồng thời, luận văn này chưa từng được bảo vệ trước bất cứ một hội đồng
nào trước đây.
Thái Nguyên, tháng 8 năm 2014
Tác giả luận văn


Phạm Đình Khánh

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

/>i


LỜI CẢM ƠN
Trong q trình thực hiện luận văn, ngồi nỗ lực của bản thân, tôi đã nhận được sự
giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi của các thầy cơ trong khoa Sinh- Kĩ thuật nơng
nghiệp, Phịng Sau Đại học- Trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên, Ban quản lí và cán
bộ của các trạm kiểm lâm trong Khu bảo tồn thiên nhiên Thần Sa- Phượng Hoàng, Ủy
ban nhân dân các xã Thượng Nung, Thần Sa, Sảng Mộc, Nghinh Tường, Vũ Chấn cũng
như nhân dân địa phương trong quá trình thực địa. Tơi cũng nhận được sự góp ý về
chuyên môn của PGS.TS Lê Nguyên Ngật- trường ĐHSP Hà Nội. Tôi vô cùng biết ơn
về sự giúp đỡ quý báu đó. Đặc biệt, tơi xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc đến thầy giáo TS.
Hoàng Văn Ngọc đã cung cấp nhiều tư liệu tham khảo giá trị và trực tiếp hướng dẫn tơi
rất tận tình trong q trình thực hiện đề tài.
Tôi cũng xin cảm ơn sự động viên, ủng hộ nhiệt tình của gia đình và bạn bè.
Do thời gian nghiên cứu cịn ngắn cũng như trình độ bản thân của tơi cịn hạn chế,
luận văn khơng thể tránh khỏi những thiếu sót nhất định. Tơi rất mong nhận được sự
góp ý của các thầy, cơ giáo; các nhà nghiên cứu và bạn bè để đề tài hoàn chỉnh hơn!
Thái Nguyên, tháng 8 năm 2014
Tác giả luận văn
Phạm Đình Khánh

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

/>ii



MỤC LỤC

Trang
Trang bìa phụ
Lời cam đoan .................................................................................................................. i
Lời cảm ơn .....................................................................................................................ii
Mục lục .........................................................................................................................iii
Danh mục các kí hiệu viết tắt ....................................................................................... iv
Danh mục các bảng ........................................................................................................ v
Danh mục các hình ........................................................................................................ v
MỞ ĐẦU ...................................................................................................................... 6
1. Lý do chọn đề tài ...................................................................................................... 6
2. Mục tiêu .................................................................................................................... 8
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn .................................................................................. 8
4. Nội dung nghiên cứu................................................................................................. 8
Chƣơng 1. TỐNG QUAN TÀI LIỆU ........................................................................ 9
1.1. Lịch sử nghiên cứu LC, BS ở vùng Đơng Bắc ...................................................... 9
1.2. Tình hình nghiên cứu LC, BS ở khu vực nghiên cứu .......................................... 16
1.3 Đặc điểm các nhóm sinh thái của LC, BS phân theo nơi ở .................................. 17
1.3.1 Đặc điểm các nhóm sinh thái của LC phân theo nơi ở ...................................... 17
1.3.2 Đặc điểm các nhóm sinh thái của BS phân theo nơi ở ...................................... 18
Chƣơng 2. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ- XÃ HỘI KHU VỰC NGHIÊN CỨU ... 20
2.1 Vị trí địa lí, giới hạn.............................................................................................. 20
2.2 Đặc điểm tự nhiên ................................................................................................. 20
2.2.1 Địa hình.............................................................................................................. 20
2.2.2 Địa chất, khống sản .......................................................................................... 21
2.2.3 Thổ nhưỡng ........................................................................................................ 23
2.2.4 Khí hậu ............................................................................................................... 23

2.2.5 Thủy văn ............................................................................................................ 24
2.2.6 Sinh vật .............................................................................................................. 25
2.3 Đặc điểm kinh tế- xã hội ....................................................................................... 27
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

/>iii


2.3.1 Các vấn đề xã hội ............................................................................................... 27
2.3.2 Kinh tế................................................................................................................ 28
Chƣơng 3. ĐỐI TƢỢNG, ĐỊA ĐIỂM, THỜI GIAN, PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.. 29
3.1 Đối tượng nghiên cứu ........................................................................................... 29
3.2 Địa điểm ................................................................................................................ 29
3.3 Thời gian ............................................................................................................... 29
3.4 Thiết bị nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu ................................................. 29
3.4.1 Thiết bị nghiên cứu ............................................................................................ 29
3.4.2 Phương pháp nghiên cứu ................................................................................... 30
3.4.2.1 Phương pháp nghiên cứu ngoài thực địa ........................................................ 30
3.4.2.2 Phương pháp nghiên cứu trong phịng thí nghiệm ......................................... 33
3.4.2.3 Phương pháp kế thừa ...................................................................................... 35
3.4.2.4 Phương pháp xử lí số liệu ............................................................................... 35
Chƣơng 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN .................................... 36
4.1 Thành phần lồi lưỡng cư, bị sát ở khu vực nghiên cứu...................................... 36
4.2 Nhận xét về thành phần loài ................................................................................. 39
4.2.1 Sự đa dạng về thành phần phân loại học ........................................................... 39
4.2.2. So sánh với vùng Đông Bắc và cả nước ........................................................... 41
4.2.3 So sánh với các vùng lân cận ............................................................................. 42
4.3 Mơ tả đặc điểm hình thái, sinh thái của các loài LC, BS bổ sung cho KVNC ..... 43
4.4 Sự phân bố LC, BS ở KVNC ................................................................................ 50
4.4.1 Phân bố theo nơi ở ............................................................................................. 50

4.4.2 Phân bố theo hệ sinh thái ................................................................................... 54
4.5 Các loài lưỡng cư, bò sát quý hiếm ở khu vực nghiên cứu .................................. 60
4.6 Các nhân tố đe dọa khu hệ LC, BS và đề xuất hướng bảo tồn ............................ 62
4.6.1 Các nhân tố đe dọa ............................................................................................. 62
4.6.2 Đề xuất các giải pháp nhằm bảo tồn .................................................................. 63
KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ ........................................................................................ 69
TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................ 71
PHỤ LỤC
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

/>iv


DANH MỤC CÁC KÍ HIỆU VIẾT TẮT
BS

Bị sát

DC

Dân cư

đtg

Đồng tác giả

ĐVHD

Động vật hoang dã


HST

Hệ sinh thái

IUCN2014

Danh lục đỏ IUCN verson 2014.2

KBT

Khu bảo tồn

KBTTN

Khu bảo tồn thiên nhiên

KVNC

Khu vực nghiên cứu

LC

Lưỡng cư

NĐ32

Nghị định 32/2006/NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày 30/03/2006
về quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm.

NN


Nông nghiệp

SC

Sinh cảnh

SĐVN

Sách Đỏ Việt Nam, 2007. Phần Động vật.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

/>iv


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1 Các kiểu thảm thực vật trong các phân khu của KBT ................................. 26
Bảng 2.2 Thành phần ĐV có xương sống ở KBTTN Thần Sa- Phượng Hoàng ......... 26
Bảng 4.1 Danh sách thành phần loài LC, BS ở KVNC ............................................... 36
Bảng 4.2 Đa dạng bậc phân loại lưỡng cư ở KVNC ................................................... 40
Bảng 4.3 Đa dạng bậc phân loại bò sát ở KVNC ........................................................ 40
Bảng 4.4 So sánh số lượng của các bậc phân loại LC, BS ở KVNC với vùng Đông Bắc và cả nước..41
Bảng 4.5 So sánh thành phần loài LC, BS một số khu vực trong vùng Đông Bắc ..... 43
Bảng 4.6 Sự phân bố các bậc phân loại của LC, BS theo nơi ở .................................. 50
Bảng 4.7 Sự phân bố các bậc phân loại của LC, BS theo HST ................................... 54
Bảng 4.8 Danh sách các loài LC, BS quý hiếm ở KVNC ........................................... 61

DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 3.1 Bàn chân lưỡng cư khơng đi ..................................................................... 33

Hình 3.2 Số đo lưỡng cư khơng đi ........................................................................... 33
Hình 3.3 Tấm đầu của rắn............................................................................................ 34
Hình 3.4 Các loại vảy lưng ở rắn ................................................................................. 34
Hình 3.5 Cách đếm số hàng vảy thân .......................................................................... 34
Hình 3.6 Vảy bụng, vảy dưới đi và tấm hậu mơn .................................................... 34
Hình 3.7. Các tấm trên đầu ở thằn lằn (Mabuya) ........................................................ 35
Hình 3.8. Lỗ tai thằn lằn (theo Bourret R., 1943) ........................................................ 35
Hình 3.9. Mắt thằn lằn (theo Bourret R., 1943) ........................................................... 35
Biểu đồ 4.1 Số lượng của các bậc phân loại LC, BS ở KVNC, Đông Bắc và cả nước.................................42
Biểu đồ 4.2 Tỉ lệ số lồi lưỡng cư, bị sát phân bố ở từng nơi ở trong KVNC (%). ... 51
Biểu đồ 4.3 Tỉ lệ số lồi lưỡng cư, bị sát phân bố ở từng HST trong KVNC (%). .... 55

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

/>v


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Lưỡng cư, bò sát là những mắt xích quan trọng trong lưới thức ăn của các quần xã,
với số lượng loài rất phong phú và đa dạng, đã góp phần giữ trạng thái cân bằng sinh
học trong các quần xã đó. Chúng cịn là vật chỉ thị cho mơi trường nước do giai đoạn
nịng nọc của LC cũng như giai đoạn trưởng thành của nhiều lồi LC, BS phát triển
trong nước. Những lồi có đời sống chui luồn trong đất có tác dụng làm đất tơi, xốp;
tiêu diệt côn trùng và chuột gây hại; trở thành những lồi có ích cho nơng- lâm nghiệp.
Mặt khác, ở một mức độ nhất định, chúng cũng là động vật gây hại: các loài rắn độc đe
dọa sức khỏe, tính mạng con người và vật ni; có thể xâm hại ngành thủy sản do các
loài cá cũng là con mồi tự nhiên của nhiều LC, BS. LC, BS đều là những vật chủ trung
gian của nhiều lồi kí sinh. Ngoài giá trị khoa học; LC, BS từ lâu đã được con người sử
dụng làm thực phẩm, dược liệu, vật trang trí- động vật cảnh, trong kĩ nghệ da.

LC, BS đã thu hút sự quan tâm của giới nghiên cứu ngay từ thế kỉ XVII và ngày
càng có những phát hiện mới về chúng. Các nghiên cứu gần đây đãmở rộng đáng kể cả
về phạm vi và nội dung, làm gia tăng những hiểu biết của con người về thế giới động
vật hoang dã, đặc biệt khi nó được tiếp sức của ngành khoa học hiện đại Sinh học phân
tử.Theo thống kê trong Danh lục Đỏ IUCN 2014.2 [75], trên tồn thế giới đã có 6410
lồi LC và 4256 lồi BS được định tên. Với khí hậu nhiệt đới gió mùa nóng ẩm, thích
hợp với LC, BS nên Việt Nam là một trong các quốc gia có đa dạng sinh học LC, BS
cao nhất trên thế giới. Theo Thomas Ziegler và Nguyễn Quảng Trường, tính đến tháng
7/2010, Việt Nam có 181 lồi LC và 385 lồi BS được mơ tả [89]. Trong khi nhiều loài
mới vẫn tiếp tục được công bố, chúng ta cũng chứng kiến sự suy giảm cả về số lượng và
diện phân bố của những loài đã biết do các hoạt động xâm hại của con người như chặt
phá rừng, buôn bán động vật, thay đổi mục đích sử dụng đất lâm nghiệp.
Đặc điểm đáng chú ý của Khu bảo tồn thiên nhiên Thần Sa- Phượng Hoàng (huyện
Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên) là thảm thực vật rừng hiện cịn khá phong phú, tỉ lệ đất có
rừng là 97,6% diện tích; rừng tự nhiên đặc trưng & có giá trị đa dạng sinh học chiếm
34,7% diện tích KBTTN (2009). Ngoài hệ sinh thái rừng trên núi đất, giá trị bảo tồn
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

/>6


chính của KVNC là SC độc đáo rừng trên núi đá vơi với đa dạng lồi của nó, mà ở
nhiều nơi phân bố trên các vách núi dựng đứng, khó khăn để tiếp cận ngay cả với
người dân bản địa, hạn chế cho cơng tác khảo sát thành phần lồi. Tuy mật độ sơng
suối khá thưa, nhưng có một số khe nước, nhánh suối nhỏ có nước chảy thường xuyên
trong năm, tạo điều kiện thuận lợi cho sự cư trú của LC, kéo theo phân bố của các BS
săn mồi.
Với ý nghĩa sinh học và sinh thái như vậy, việc bảo tồn loài trong KBTTN Thần SaPhượng Hoàng là hết sức cấp bách trong bối cảnh biến đổi khí hậu và suy giảm đa dạng
sinh học đang diễn ra ở cấp độ tồn cầu. Dù vậy, do cơng tác bảo vệ rừng ít nhiều cịn
hạn chế và do nhu cầu mưu sinh của nhân dân địa phương, trong những năm vừa qua,

tình hình săn bắt động vật hoang dã vẫn diễn ra thường xuyên, tài nguyên thực vật bị
xâm hại dẫn tới phá hủy SC sống của động vật. Trong cả vùng lõi và vùng đệm của
KBT đều có DC sinh sống phân tán nên không thể tránh khỏi tác động tiêu cực. Việc sử
dụng thuốc trừ sâu NN ảnh hưởng tới hệ động vật nói chung, LC, BS nói riêng. DC
sống rải rác tạo ra sự phân mảnh khu sinh thái của động vật. Nạn khai thác vàng nhỏ lẻ
trái phép từng diễn ra, nay tập trung hơn dưới hình thức khai thác cát sỏi xả thải ra mơi
trường nhiều hóa chất độc hại. Việc khai thác khống sản này nếu không được chấm
dứt chắc chắn làm cấu trúc ổn định của rừng trong KBT từng bước bị phá vỡ, sẽ làm
suy giảm nghiêm trọng những giá trị bảo tồn của khu rừng. Nguy cơ trọc hóa rừng
trên núi đá khi đó là hiện hữu, trong khi việc phục hồi rất khó khăn. Để có những luận
điểm chắc chắn, thuyết phục nhằm kêu gọi đầu tư và đề xuất triển khai các biện pháp
tích cực bảo vệ KBT, cần nhiều hơn nữa các nghiên cứu rà soát khu hệ động, thực vật
trong KBT.
Bên cạnh đó, các khảo sát về LC, BS ở KBTTN Thần Sa- Phượng Hoàng được đề
cập tới nay vẫn cịn ít, trong khi một số lồi như Trăn đất đang có dấu hiệu biến mất.
Việc nghiên cứu SC, thành phần loài của LC, BS trong các SC và bổ sung các mơ tả
hình thái, sinh thái của chúng trở thành yêu cầu cấp thiết, làm cơ sở cho cơng tác bảo
tồn. Từ địi hỏi thực tế đó, tơi lựa chọn thực hiện đề tài: "Nghiên cứu sự phân bố về
thành phần lồi của lưỡng cư, bị sát trong các môi trường sống ở Khu bảo tồn thiên
nhiên Thần Sa- Phượng Hồng tỉnh Thái Ngun".
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

/>7


2. Mục tiêu
Nghiên cứu sự phân bố về thành phần lồi của LC, BS trong các mơi trường sống
ở KBTTN Thần Sa- Phượng Hồng, làm cơ sở cho cơng tác quản lí, bảo tồn và sử dụng
hợp lí nguồn tài nguyên LC, BS.
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn

Ý nghĩa khoa học: Kết quả của đề tài góp phần bổ sung dẫn liệu khoa học về sự
phân bố của các lồi LC, BS trong từng mơi trường sống của KBTTN Thần Sa- Phượng
Hồng; những mơ tả đặc điểm hình thái, sinh thái của các loài bổ sung cho KVNC, cập
nhật thêm khu vực phân bố cho các loài LC, BS này.
Ý nghĩa thực tiễn: Kết quả của đề tài góp phần cung cấp dữ liệu khoa học, làm
cơ sở cho việc quản lí, bảo tồn và phát triển các lồi LC, BS ở KVNC; bổ sung mẫu cho
phịng Bảo tàng sinh học khoa Sinh-KTNN trường ĐHSP Thái Nguyên.
4. Nội dung nghiên cứu
- Xác định thành phần loài, đánh giá tính đa dạng sinh học của LC, BS ở KVNC, mơ tả
các lồi bổ sung cho KVNC.
- Nghiên cứu sự phân bố về thành phần loài LC, BS theo nơi ở và theo sinh cảnh.
- Xác định các loài quý hiếm trong KVNC.
- Điều tra các yếu tố đe dọa làm suy giảm đa dạng LC, BS ở KVNC.
- Đề xuất các kiến nghị quản lí, bảo tồn đa dạng sinh học nói chung; LC, BS nói riêng ở
KVNC.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

/>8


Chƣơng 1
TỐNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Lịch sử nghiên cứu LC, BS ở vùng Đông Bắc
Theo Nguyen Van Sang et al. (2009), vùng địa lí Đơng Bắc của Việt Nam gồm 11
tỉnh: Hà Giang, Cao Bằng, Lào Cai, Yên Bái, Tuyên Quang, Bắc Kạn, Thái Nguyên,
Lạng Sơn, Phú Thọ, Bắc Giang, Quảng Ninh. Nghiên cứu LC, BS ở các tỉnh Đông Bắc
chia thành 3 hướng chính:
- Nghiên cứu về thành phần loài và phân loại. Đây là hướng nghiên cứu chủ đạo
từ khi những nhà nghiên cứu nước ngoài đầu tiên tới Việt Nam khảo sát LC, BS và vẫn

tiếp tục cho tới nay.
Theo Hoàng Văn Ngọc (2011) [40], tác giả Bourret R. từ 1933 đến 1944 đã viết 4
cuốn chuyên khảo về LC, BS Đông Dương (Việt Nam, Lào và Campuchia), gồm Les
Serpents de l’Indochine (Tome I, II) (1936) có mơ tá 105 lồi rắn ở miền Bắc Việt
Nam, Les Tortues de l’Indochine (1941) có mơ tả 17 lồi và phân loài rùa ở miền Bắc
Việt Nam và Les Batraciens de l’Indochine (1942) có mơ tả 59 lồi và phân lồi LC,
Les Lézards de l'Indochine (được xuất bản chính thức năm 2009), gồm 177 loài và
phân loài thằn lằn. Đây được coi là những tài liệu đầy đủ nhất về LC, BS ở giai đoạn
trước 1954 của Đông Dương. Địa điểm khảo sát trong các nghiên cứu của ông tập trung
ở miền Nam, trong khi vùng Đông Bắc chủ yếu ở các khu nghỉ mát (Mẫu Sơn, Tam
Đảo...), các khu đồn trú của lính Pháp (Ngân Sơn...). Các nghiên cứu LC, BS ngay sau
đó bị đình trệ khi cuộc kháng chiến chống Pháp nổ ra ở Việt Nam.
Vào thời kì miền Bắc bắt đầu xây dựng chủ nghĩa xã hội sau 1954, một số cán bộ
được Nhà nước cử đi đào tạo tại Liên Xô (cũ) trở về công tác tại các cơ quan như Đại
học (ĐH) Tổng hợp Hà Nội, ĐH Sư phạm Hà Nội, Viện Điều tra quy hoạch rừng...;
cùng với các cán bộ được đào tạo trong nước trở thành cán bộ chuyên sâu thực hiện
thống kê tài nguyên về LC, BS của đất nước và các địa phương, phục vụ cho sản xuất
và phát triển kinh tế. Theo Trần Kiên (1981), ở vùng Đông Bắc cũng có một số địa
điểm được nghiên cứu, như: Ghi nhận loài trăn đất (Python molurus) và ba ba gai
(Palea steindachneri) ở Đình Cả (Võ Nhai, Thái Nguyên) của Đào Văn Tiến (1962);
thu mẫu, xác định tổng cộng 74 loài BS và 34 loài LC ở Bắc Thái cũ (nay gồm Thái
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

/>9


Nguyên và Bắc Kạn) qua các đợt khảo sát của Nguyễn Văn Sáng (1967), Nguyễn Quốc
Thắng (1968), Đỗ Tước (1969), Kim Ngọc Sơn (1970), và một số chuyến hướng dẫn
thực địa sinh viên của trường ĐH Tổng hợp Hà Nội [22].
Nguyễn Văn Sáng và đtg công bố về thành phần loài: Rắn ở miền Bắc Việt Nam

(1981); thống kê được ở vùng núi n Tử có 19 lồi LC và 36 lồi bị sát trong đó có 3
lồi LC và 2 loài BS đặc hữu Việt Nam, 2 loài LC và 12 loài BS quý hiếm (2000) [54];
ở Hữu Liên (Lạng Sơn) có 20 lồi LC và 28 lồi BS (2000) [50]; thống kê LC, BS ở
Văn Bàn- Lào Cai từ 73 loài (bao gồm 34 loài BS và 39 lồi LC, trong đó có 16 lồi q
hiếm; bổ sung khu phân bố của Rắn lục mũi hếch Deinakistrodon acutus, Cóc mày phê
Brachytarsophrys feae, Ếch cây chân đỏ Rhacophorus bipunctatus, Ếch vân nam Paa
yunnanensis và loài rất hiếm gặp Rắn đai má Liopeltis frenatus ở đây) vào năm 2004
[49] lên 80 loài (38 loài BS, 42 loài LC) kèm theo phân chia theo dạng SC và độ cao
trong năm 2005 [53].
Lê Nguyên Ngật và đtg đã thống kê có 32 loài ếch nhái ở rừng Tam Đảo (1995)
[31]. Năm 2004, cơng bố thành phần lồi ở Hồ Núi Cốc gồm 18 lồi LC, 44 lồi BS
trong đó có 13 lồi ghi trong Sách Đỏ Việt Nam 2000, 3 loài trong Danh lục Đỏ IUCN
2000 [34], tới 2005 ghi nhận ở vùng này có 22 lồi LC, 49 lồi BS, xác định được 22
loài quý, hiếm; cùng nghiên cứu ở khu vực Thần Sa- Phượng Hoàng để bổ sung 16 loài
cho danh sách LC, BS ở Thái Nguyên, tổng kết danh sách này có 80 lồi [33]. Năm
2007, thống kê ở 3 huyện Chiêm Hóa, Nà Hang, Sơn Dương của Tuyên Quang có 97
lồi LC, BS (trong đó 43 lồi LC thuộc 8 họ, 3 bộ và 54 loài BS thuộc 14 họ, 2 bộ) với
22 loài quý, hiếm; bổ sung 48 loài so với danh lục 2005 [36]; thống kê Hà Giang có 86
lồi, gồm 49 lồi LC, 37 lồi BS (bổ sung 8 loài LC, 23 loài BS cho Hà Giang so với
danh lục 2005) [37]. Năm 2008, bổ sung Sơn Động (Bắc Giang) thuộc vùng núi Tây
Yên Tử vào khu phân bố đã biết của Thằn lằn cá sấu Shinisaurus crocodilusus là
Quảng Tây (Trung Quốc) và Quảng Ninh [38]. Hoàng Văn Ngọc, Lê Nguyên Ngật và
đtg (2009) đã bổ sung Na Hang (Tuyên Quang) vào khu phân bố của Thằn lằn tốt mã
bốn vạch Plestiodon quadrilineatus và Vị Xuyên (Hà Giang) vào khu phân bố của
Thằn lằn tốt mã tam đảo Plestiodon tamdaoensis [42], ghi nhận vùng phân bố mới của
thạch sùng đuôi dẹp Hemidactylus garnotii ở Hà Giang, Tuyên Quang và Chợ Đồn
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

/>10



(Bắc Kạn) [41].
Năm 1998, Amy Lathrop và đtg mô tả loài mới phát hiện cho khoa học Lepolalax
sungi ở Tam Đảo và Leptolalax nahangensis ở Tuyên Quang [76].
Hồ Thu Cúc và đtg (2000) [8] mô tả một vài đặc điểm hình thái, tập tính và phân
bố của 10 lồi Rhacophorus trong đó có các lồi ở vùng Đơng Bắc: Rhacophorus
calcaneus, Rhacophorus rainwardtii (được xác định lại thuộc Rhacophorus kio [83]),
Rhacophorus verrucosus (tên đồng danh của Kurixalus verrucosus). Năm 2001, tái
phát hiện, bổ sung khu phân bố và mô tả một số loài của giống ếch cây sần Theloderma:
Th. gordoni ở K'Bang (Gia Lai), Fansipan (Lào Cai) và núi Tam Đảo, Th. asperum
(Boulenger, 1886) ở Tam Đảo và Sa Pa, Th. bicolor có ở Sa Pa, đổi tên Rhacophorus
leprosus corticalis từng phát hiện ở Mẫu Sơn (Lạng Sơn) thành Th. corticale
(Boulenger, 1903) phát hiện lại ở núi Tam Đảo [7]. Theo Nguyen Van Sang (2009)
[83], bà cũng đã bổ sung nhiều lồi mới cho khoa học tại vùng Đơng Bắc Việt Nam như
Leptolalax nahangensis, Leptolalax sungi, Odorrana bacboensis, Rhacophorus
hoanglienensis, Sphenomorphus cryptotis, Sphenomorphus devorator.
Đặng Huy Phương và đtg, năm 2004 thống kê ở khu vực núi Tây Cơn Lĩnh, Hà
Giang có 18 loài BS, 33 loài LC [47], năm 2009 đã xác định ớ Hà Giang có 73 lồi LC,
BS, trong đó có 41 lồi LC và 32 lồi BS [46].
Raoul H. Bain và đtg, 2004 cơng bố ở Hà Giang có 36 loài LC, 16 loài BS; so với
nghiên cứu năm 2004 nói trên của Đặng Huy Phương bổ sung thêm 14 lồi LC, 8 lồi
BS; trong đó mơ tả 2 loài mới Rana iriodes và Rana tabaca, đưa ra ghi nhận vùng mới
của 8 loài và phân loài ở Hà Giang và phía đơng sơng Hồng [71].
Phạm Nhật và đtg (2004) thống kê được 69 loài ớ Ba Bể- Na Hang (dự án PARC) [44].
Wolfgang Böhme và đtg (2005) đã mơ tả một lồi cá cóc mới cho khoa học
Tylototriton vietnamensis (Urodela: Salamandridae) ở vùng đất thấp Lục Nam (Bắc
Giang), Cao Bằng, Nghệ An đôi lúc xuất hiện trên thị trường buôn bán sinh vật cảnh từ
miền Bắc Việt Nam nhưng chưa từng được mô tả [72].
Trần Thanh Tùng và đtg thống kê ở vùng núi Yên Tử thuộc Bắc Giang có 101 lồi
LC, BS (41 lồi LC, 60 lồi BS) (2006) [61]; lần lượt đưa ra các danh sách loài LC, BS

khác nhau ở khu vực núi Yên Tử theo các năm: 2007 với 123 loài kèm sự phân bố theo
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

/>11


SC và độ cao [39]; 2008 với 133 loài, trong đó có 37 lồi đặc hữu và q hiếm [62].
Nguyễn Quảng Trường và đtg đã ghi nhận 67 loài LC, BS (trong đó có 35 lồi ếch
nhái thuộc 7 họ, 2 bộ và 32 loài BS thuộc 10 họ, 2 bộ), bổ sung 4 loài LC, 6 loài BS so
với trước đó; trong đó có 15 lồi ếch nhái và bò sát quý hiếm ở Hà Giang, ghi nhận một
số loài hiếm gặp như: Paramesotriton deloustali ở Đá Đin, huyện Xí Mần, Tylototriton
asperrimus, Bombina microdeladigitora (=B. maxima), Amolops chapaensis, Rhacophorus
hoanglienensis và Ophisaurus harti ở Tây Côn Lĩnh (2006) [67]; ghi nhận vùng phân
bố mới cho loài Ateuchosaurus chinensis ở Vị Xun, Hà Giang (2008) [77], phát hiện và
mơ tả lồi mới cho khoa học Goniurosaurus huulienensis ở Lạng Sơn (2008) [83], mơ tả
lồi mới Gekko canhi ở Hữu Liên (Lạng Sơn) và Sa Pa [84], Tropidophorus boehmei ở núi
Fansipan, Sa Pa và Văn Bàn (Lào Cai) (2010)[81], Oligodon nagao ở Lạng Sơn, Cao
Bằng, Nam Trung Quốc (Quảng Tây) và Trung Lào (2012)[74], 1 lồi mới thuộc nhóm
Gekko japonicus ở Cao Bằng và Quảng Tây (Trung Quốc) (2013)[82].
Lê Xuân Cảnh và đtg, năm 2007 xác định có 47 lồi, gồm 17 lồi LC và 30 lồi
BS, trong đó 1 lồi LC, 14 loài BS quý hiếm và đề xuất các khu bảo vệ cấp quốc gia ở
Định Hóa và Võ Nhai, Thái Nguyên [6]. Năm 2013, đã thu thập cơ sở dữ liệu các lồi
động vật có nguy cơ bị đe dọa ở Việt Nam năm 2013, trong đó có 169 loài BS (gấp 3,84
lần so với 44 loài năm 2007) và 72 loài LC (gấp 5,54 lần so với 13 loài năm 2007), báo
động về đa dạng sinh học LC, BS ở nước ta nói chung và vùng Đơng Bắc nói riêng [5].
Trần Minh Hợi và đtg (2008) đã đưa ra danh lục LC, BS ở VQG Xuân Sơn (Phú
Thọ) gồm 27 loài LC và 44 loài BS (theo Nguyễn Lân Hùng Sơn, 2013 [55]). Trong
cơng trình của Nguyễn Văn Sáng, Nguyễn Quảng Trường (2009) cập nhật VQG này có
29 loài LC (8 họ, 3 bộ) và 48 loài BS (14 họ, 2 bộ)[52]. Nguyễn Lân Hùng Sơn và đtg
(2013) tiếp tục thu thập mẫu của 32 loài LC, BS để cung cấp cho Bảo tàng thiên nhiên

VQG Xuân Sơn , trong đó có 19 lồi LC ( thuộc 5 họ, 1 bộ) và 13 loài BS (thuộc 5 họ,
1 bộ), bổ sung cho các kết quả trước đó 11 loài LC và 6 loài BS, nâng tổng số loài LC,
BS xác định được lên thành 94 loài (40 loài LC, 54 loài BS). Nghiên cứu năm 2013 này
cũng mở rộng vùng phân bố của lồi cóc mày Leptolalax firthi lần đầu tiên được phát
hiện trong rừng thường xanh trên núi ở Kon Tum và Quảng Nam năm 2012 của Jodi J.
L. Rowley và đtg [55 ], [85].
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

/>12


Vũ Tiến Thịnh (2013) xác định được 11 loài BS quý hiếm ở KBT loài và SC Nam
Xuân Lạc (Bắc Kạn) gồm: Tắc kè Gekko gecko, Kỳ đà hoa Varanus salvator, Rắn ráo
thường Ptyas korros, Rắn hổ mang Naja atra, Rắn cạp nong Bungarus fasciatus, Rắn
cạp nia bắc Bungarus multicinctus, Rùa đất spengle Geoemyda spengleri và đặc biệt
quý hiếm là Trăn đất Python molorus, Rắn hổ mang chúa Ophiophagus hannah, Rùa
đầu to Platystemon megacephalum, Rùa sa nhân Cuora mouhoti [66].
Đặng Huy Huỳnh, Nguyễn Hữu Thắng (2013) đã khảo sát và tổng hợp tài liệu,
xác định ở khu vực Phia Oắc- Phia Đén (Cao Bằng) có 32 lồi LC và 49 lồi BS, trong
đó có 14 lồi LC, BS q hiếm [18].
Tóm lại, các tỉnh trong vùng Đơng Bắc đều đã được khảo sát về thành phần loài
LC, BS với một loạt các ghi nhận mới về loài và khu phân bố lồi qua các năm, tuy một
số tỉnh cịn ít được điều tra như Yên Bái, Quảng Ninh. Trong cuốn "Herpetofauna of
Vietnam" (2009) đã thống kê ở 11 tỉnh Đông Bắc có 110 lồi LC và 161 lồi BS đã
được mơ tả (khơng tính 3 lồi LC, 13 lồi BS ở Tam Đảo nhưng khơng đề cập cụ thể có
ở 11 tỉnh nêu trên), trong đó Thái Nguyên có 13 loài LC và 51 loài BS. Trong một bài
báo bổ sung cho cuốn sách này, Thomas Ziegler và đtg (2010) đã thống kê ở vùng
Đơng Bắc có thêm 2 lồi LC mới cho khoa học Odorrana geminata (Bain et al., 2009),
Theloderma lateriticum (Bain et al., 2009); 4 loài BS mới Protobothrops trungkhanhensis
(Orlov et al., 2009), Gekko canhi (Rösler et al., 2010), Scincella apraefrontalis

(Nguyen et al., 2010), Tropidophorus boehmei (Nguyen et al., 2010) được mơ tả (trong
tổng số 566 lồi của cả nước) và đề cập ghi nhận quốc gia mới của 1 loài LC
(Leptobrachium promustache), 2 loài BS (Scincella monticola và Amphiesmoides
ornaticeps) ở đây [89].
Trên cơ sở lập danh sách và bố sung loài mới ở các vùng trên toàn quốc các
nghiên cứu này còn phục vụ việc xuất bản các sách phục vụ cho nghiên cứu LC, BS,
góp phần xây dựng luận chứng kĩ thuật trong các hoạt động bảo tồn ở các KBTTN,
VQG và đánh giá tác động môi trường trong các dự án kinh tế liên quan.
- Hướng thứ hai về sinh học, sinh thái học, kí sinh trùng và chăn ni một số lồi
kinh tế. Theo Nguyễn Văn Sáng và đtg (2009) [51], trong thập niên 80-90 của thế kỷ
trước có các nghiên cứu về một số lồi có giá trị, như: khả năng ni tắc kè của Nguyễn
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

/>13


Văn Sáng (1988); cơ sở sinh học và sinh thái học của nghề rắn (rắn hổ mang, cạp nong,
cạp nia) của Hồng Nguyễn Bình (1991); sinh thái học của rắn hổ mang non nuôi trong
lồng của Trần Kiên, Lê Nguyên Ngật (1991); đặc điểm sinh học, sinh thái của rắn ráo
Ptyas korros trưởng thành của Đinh Thị Phương Anh (1994); kĩ thuật ni ba ba trơn
của Hồng Ngọc Q (1996), một số đặc điểm sinh thái của ếch đồng trong điều kiện
nuôi của Nguyễn Kim Tiến (1999). Trần Kiên, Lê Nguyên Ngật (1992) [20] công bố
nghiên cứu đặc điểm sinh trưởng của rắn hổ mang (Naja naja) non nuôi trong lồng.
Tanya L. Trépanier và đtg (1999) phân tích âm thanh tiếng kêu tán tỉnh và đánh dấu
lãnh thổ của Rhacophorus leucomystax (=Polypedates leucomystax) [86].
Sau đó, đối tượng ni và nghiên cứu được mở rộng hơn: Đặc điểm lột xác và
dinh dưỡng của tắc kè Gekko gecko trong điều kiện nuôi của Trần Kiên và Viêng Xay
(2000) [23]. Đặc điểm hình thái và sinh học của thằn lằn cá sấu (Shinisaurus crocodilusus
Ahl, 1930) tại vùng núi Yên Tử ở Bắc Giang trong điều kiện nuôi (2008)[38] của Lê
Nguyên Ngật và đtg. Mùa sinh sản của thạch sùng đuôi sần ở Vĩnh Phúc (2007) [26],

đặc điểm dinh dưỡng của rùa núi vàng và rùa sa nhân trong điều kiện nuôi bán tự nhiên
(2013) [27] của Ngô Thái Lan. Sinh trưởng và phát triển của Chẫu chàng xanh đốm
[25] của Lê Vũ khôi và đtg (2009). Quy trình ni Rồng đất của Ngơ Đắc Chứng
(2009) [11]. Đặc điểm sinh học của thạch sùng đuôi dẹp ở vùng Đông Bắc [41]; một số
đặc điểm sinh thái, sinh học và khóa định loại 3 lồi ếch Quasipaa ở Hà Giang [43] của
Hoàng Văn Ngọc và đtg (2009). Hình thái và tiếng kêu của lồi Cóc mắt bên Xenophrys
major (Boulenger, 1908) ở VQG Tam Đảo của Nguyễn Thị Thanh Hương và đtg
(2013) [19]. Thử nghiệm nuôi, cho giao phối và sinh sản thành công ở thằn lằn cá sấu
(mẫu ở KBTTN Tây Yên Tử) của Trần Đại Thắng và đtg (2013)[65].
Các đề tài về kí sinh trùng trên LC, BS cũng mới được quan tâm trong những năm
gần đây là cơ sở cho cơng tác phịng chống, giảm thiểu bệnh tật trên LC, BS chăn nuôi
và phòng bệnh truyền nhiễm ở người: Nguyễn Thị Lê và đtg nghiên cứu định loại được
12 lồi kí sinh ở thạch sùng đi sần, 5 lồi ở thằn lằn bóng đuôi dài tại Hà Nội, Yên
Bái, Tuyên Quang, Bắc Kạn (2005) [28]; sau đó tổng hợp tỉ lệ nhiễm và danh sách lồi
sán lá gồm 21 lồi kí sinh (KS) trên 9 loài LC và 28 loài KS trên 15 lồi BS ở các tỉnh
phía bắc, trong đó vùng Đơng Bắc có 15 lồi KS trên LC và 27 lồi KS trên BS, đồng
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

/>14


thời 3 lồi sán lá được mơ tả là lồi mới cho khoa học: Batrachotrema vietmamensis,
Pleurogenes longivitellaris Singhiatrema vietnamensis (2009) [29]. Định loại được 4
loài sán dây thuộc giống Oochoristica kí sinh ở thạch sùng đi sần Hemidactylus
frenatus của Trần Thị Bính và đtg (2005)[4]. Phát hiện tỉ lệ nhiễm giun trịn
(Nematoda) khá cao ở ở một số lồi ếch nhái tại Vườn quốc gia Tam Đảo và Xuân Sơn
(VD: chẫu 85%, cóc nhà 75%, ngóe 70%) và mơ tả 2 lồi kí sinh mới Aplectana
asiatica, Amplicaecum brumpti cho khu hệ giun tròn Việt Nam của Nguyễn Văn Đức
và đtg (2005) [16]. Lần đầu tiên phát hiện, mô tả 2 lồi sán lá đơn chủ kí sinh trên ba ba
trơn và rùa núi vàng ở Việt Nam, trong đó có một loài Polystomoides nghi ngờ là loài

mới cho khoa học của Phạm Ngọc Doanh (2007) [12]. Phát hiện, mô tả 3 lồi giun trịn
kí sinh ở thạch sùng đi sần và 3 lồi giun trịn ở thằn lằn bóng đi dài, trong đó mỗi
lồi thằn lằn có 1 lồi kí sinh Physaloptera nghi ngờ là loài mới của Nguyễn Thị Minh
và đtg (2007) [30]. Bài báo tổng hợp xác định tỉ lệ nhiễm và danh sách 45 lồi giun trịn
và 4 lồi giun đầu gai kí sinh trên 16 lồi bị sát phổ biến ở Việt Nam, trong đó mơ tả 3
lồi giun trịn mới bổ sung cho khoa học: Pharyngodon duci, Spauligodon vietnamenis
và Thelandros vietnamenis của Bùi Thị Dung và đtg (2009) [13].
Những nghiên cứu này mang tính ứng dụng, góp phần hỗ trợ cơng tác bảo tồn
nguồn gen, bảo tồn loài theo SC, vệ sinh dịch tễ, phát triển dược phẩm và sinh kế cho
người dân.
- Hướng thứ ba: nghiên cứu về sinh học phân tử. Đây là hướng nghiên cứu hiện
đại giúp phân tích sự sai khác di truyền nhằm xác định tên loài, thay đối taxon, sự tiến
hóa phân tử và mối quan hệ phát sinh chủng loại. Do chủ yếu có sự phân tích di truyền
giữa các quần thể có nhiều sai khác về hình thái hơn là về phân bố địa lí, các nghiên cứu
theo hướng này có tính khái qt trên phạm vi cả nước: Nguyễn Văn Cường và đtg
(1992) phân đoạn và xác định tính chất của các tiểu phần protein của nọc rắn hổ mang
[9]; Ngô Thị Kim, Đặng Tất Thế (2004) phân tích di truyền Rắn hổ mang (HM) vàngHM đen- HM núi [24]; Vogel Gernot (2006) sửa đổi tên quần thể rắn Xenochrophis chỉ
có ở Campuchia, Việt Nam, Tây Malaysia thuộc tổ hợp loài Xenochrophis piscator
thành loài Xenochrophis flavipunctatus [88]; Andre Ngo et al. (2006) nghiên cứu quan
hệ phát sinh loài của các loài ếch vùng thác nước ở Trung Quốc và Việt Nam thuộc chi
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

/>15


Amolops dựa vào hệ gen ti thể và đề xuất đặt Amolops chapaensis và Huia nasica vào
chi Odorrana [78]; Hoàng Văn Ngọc và đtg (2009) nghiên cứu đa dạng di truyền của
thạch sùng đuôi dẹp [41]; Nguyễn Quảng Trường và đtg nghiên cứu mối quan hệ di
truyền và định loại các lồi thuộc Họ cá cóc (2009) [68], sau đó khảo sát và cơng bố
lồi thằn lằn mới Hemiphyllodactylus zugi (Reptilia: Gekkonidae) ở Hạ Lang, Cao

Bằng (2013) [80], Oreolalax sterlingae ở Sa Pa (2013)- đại diện đầu tiên của chi
Oreolalax ở Việt Nam [79] dựa trên kết quả phân tích phân tử và so sánh hình thái.
Ngồi những hướng trên, cịn có các nghiên cứu về ứng dụng LC, BS trong y học:
Năm 1891, Albert Calmette nghiên cứu và chế tạo huyết thanh từ Rắn hổ mang đề phát
triển vaccine thích hợp trong mơi trường nhiệt đới ớ Viện Pasteur tại Sài Gịn [83],
Trần Kiên, Nguyễn Quốc Thắng (1980) mơ tà 31 loài rắn độc Việt Nam và hướng dẫn
cách điều trị và phòng tránh rắn độc cắn [21]. Nguyễn Hữu Đảng (2004) thống kê một
số lồi cóc, ếch, ba ba, đồi mồi... dùng làm thuốc [15].
1.2. Tình hình nghiên cứu LC, BS ở khu vực nghiên cứu
Năm 1962, Đào Văn Tiến khảo sát ở Đình Cả đã cơng bố 2 loài: Trăn đất (Python
molurus) và Ba ba gai (Trionyx steindachaneri).
Năm 2005, Lê Nguyên Ngật, Đoàn Văn Kiên và Hoàng Văn Ngọc nghiên cứu
thành phần loài LC, BS khu vực Thần Sa- Phượng Hoàng (phạm vi 2 xã Phú Thượng và
Thần Sa) lần đầu tiên đưa ra danh sách 31 loài LC, BS cho khu vực này gồm 7 loài LC
và 24 loài BS (6 loài thằn lằn, 13 loài rắn, 5 lồi rùa), trong đó có 16 lồi LC, BS quý
hiếm [33].
Báo cáo của BQL KBTTN Thần Sa- Phượng Hồng gứi Phịng bảo tồn thiên
nhiên (Cục bảo vệ mơi trường) (2008) đề cập khu hệ LC, BS ở KBTTN gồm 47 loài
thuộc 13 họ, 3 bộ [1].
Đỗ Tước, Đặng Thanh Long (2009) trong dự án xác lập lại KBTTN này ghi nhận
ở Thần Sa- Phượng Hồng có 11 lồi LC, 28 lồi BS, trong đó có 11 lồi BS ghi trong
Sách Đỏ Việt Nam 2007, 6 loài BS trong Nghị định 32/2006/NĐ-CP, chưa ghi nhận
loài LC quý hiếm hay đặc hữu nào [10].
Như vậy đến năm 2009, qua danh sách thành phần loài của các tài liệu đã ghi nhận
được xác thực bằng cơng tác thực địa, phân tích mẫu vật; KVNC có 49 lồi LC, BS,
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

/>16



gồm 13 lồi LC, 36 lồi BS. Những cơng bố trên chủ yếu là lập danh sách loài, xác định
những loài quý hiếm làm cơ sở cho việc xây dựng KBTTN. Những nghiên cứu về thành
phần lồi, hình thái, phân bố và các nhân tố đe dọa đến các loài LC và BS vẫn chưa thật
đầy đủ, cần bổ sung thêm qua cơng tác thực địa.
1.3 Đặc điểm các nhóm sinh thái của LC, BS phân theo nơi ở
1.3.1 Đặc điểm các nhóm sinh thái của LC phân theo nơi ở
Do có sự thích nghi riêng với các yếu tố của mơi trường mà người ta chia LC
thành 3 nhóm sinh thái. Tuy vậy sự phân chia này chỉ mang tính tương đối, vì trong
thực tế có nhiều lồi sống được trong 2 hay cả 3 nơi ở [32]:
- Nhóm LC ở nước: chủ yếu thuộc bộ LC Có đi (Caudata) và một số lồi LC
Khơng đi (Anura). Tuy nhiên, mức độ quan hệ với nước ở từng lồi có khác nhau.
Thường xun ở nước là các lồi cá cóc, chúng bơi được nhờ cử động của chiếc
đuôi dài và rộng trong khi 4 chi nhỏ được ép vào dọc thân. Sống ở nơi nước chảy,
chúng có đi lớn (Cá cóc khổng lồ- Megalobatrachus) hoặc chi có vuốt để bám vào
giá thể. Cá cóc có vuốt (Onichodactylus) ở suối nước chảy mạnh, nồng độ oxi cao chỉ
hô hấp bằng da do chúng khơng có phổi.
LC Khơng đi (Anura) thường xun sống trong nước có thể kể đến là Cóc nước
(Occidozyga lima), Nhái bám đá (Amolop ricketti) cũng ít khi lên cạn, chân sau của
chúng thường có màng bơi rộng hoặc đầu ngón chân có đĩa bám để bám vào đáy nước.
Một số lồi khác ít khi đi xa khỏi khu vực nước như Ếch suối (Rana nigrovittata), Ếch
xanh (Rana virida), Ếch vạch (Chaparana delacouri), Ếch nhẽo (Limnonectes kuhlii).
Đa số loài chỉ xuống nước sinh đẻ hoặc tránh kẻ thù.
- Nhóm LC sống ở đất, hang hốc tự nhiên và trên mặt đất: bao gồm hầu hết các
loài LC. Mối quan hệ của chúng đối với đất cũng khác nhau. LC Có đi chủ yếu ở
nước, thỉnh thoảng mới lên cạn, mặc dù có lồi đi xa nguồn nước hàng trăm mét, lại có
lồi đến mùa khơ hạn lại ở trong cỏ lá hoặc gốc cây nhiều tháng chờ mưa. Đa số LC
Khơng đi tạm trú trong những hang hốc có sẵn, một số lồi biết đào hang như Cóc
bùn (Pelobatidae) dùng chân sau ngắn đạp và ép phần sau thân vào đất mềm. LC không
chân chuyên đào hang trong đất nhờ chiếc đầu rắn chắc.
- Nhóm LC ở cây: chủ yếu ở bộ LC Không đuôi. Riêng họ Ếch cây (Rhacophoridae)

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

/>17


và họ Nhái bén (Hylidae) có tới 90% số lồi ở cây, chúng có đầu ngón chân mở rộng
thành đĩa kiểu giác bám, có tuyến dính, có sụn trung gian giữa 2 đốt đầu tiên của ngón
chân giúp chúng bám chặt vào cây, lá. Một số lồi có màng da rộng giữa các ngón chân
trước và chân sau, có tác dụng như một chiếc ô đỡ khi chúng nhảy từ cành này sang
cành khác hoặc từ cây xuống mặt đất.
1.3.2 Đặc điểm các nhóm sinh thái của BS phân theo nơi ở
BS có thể sống ở nước, trong hang, trên mặt đất, trên cây và vùng cát, sa mạc khơ
nóng. Tuy nhiên, ứng với mỗi loại mơi trường chỉ có một số lồi sinh sống. Mỗi lồi BS
chỉ có thể tồn tại trong những điều kiện nhất định của môi trường. Tùy theo nơi ở và
cách di chuyển, người ta chia BS thành 4 nhóm sinh thái [32]:
- Nhóm sống trên mặt đất: phần lớn BS có những đặc điểm thích nghi với việc di
chuyển và sống trên mặt đất như thân thuôn dài, chân khỏe và cân đối, đuôi dài và nhỏ
giúp chúng chạy nhanh trên mặt đất (các nhóm thằn lằn Lacerta, Amaga, Eumeces,
Eremias, Mabuya). BS chạy nhanh trên mặt đất nhờ giảm được ma sát bằng cách thu
nhỏ diện tích cơ thể tiếp xúc với đất, điều chỉnh khối lượng cơ thể đều trên 4 chân, bàn
chân hướng ra ngồi và hướng về phía trước, đầu gối ép sát thân, cơ thể dựa lên phần
trong của bàn chân nhiều hơn so với phần ngoài. Do vậy, một số lồi có ngón ngồi tiêu
giảm. BS thuộc đại Trung sinh có xu hướng chạy bằng 2 chi sau thì có 2 chi trước nhỏ
hoặc tiêu giảm. BS thuộc bộ Có vảy sống ở vùng cây cỏ rậm rạp có chi tiêu giảm hoặc
có kích thước nhỏ bé, số ngón giảm, một số thiếu hẳn chi (như Thằn lằn rắn
(Anguidae), Thằn lằn giun (Dibamidae) và rõ ràng nhất là Rắn (Serpentes), tuy một số
lồi rắn cịn di tích của chi sau).
Các lồi thằn lằn chạy nhanh như rồng đất, nhơng xanh thường có chi khỏe, đi
dài vừa phải. Khi gặp nguy hiểm, rồng đất chạy bằng cách tựa 2 chi sau vào đuôi để giữ
thăng bằng, 2 chi trước áp sát vào thân. Một vài loài BS nhảy bằng cách duỗi đồng thời

2 chi sau hất thân lên khỏi mặt đất.
Các loài rùa sống hoàn toàn trên cạn (rùa núi vàng, rùa núi viền) có mai cứng,
chân hình trụ phủ vảy lớn, bàn chân chắc và khỏe, khơng có màng da nối các ngón.
- Sống ở trên cây: Để leo nhanh lên cây, nhiều lồi nhơng, thằn lằn có chi khỏe,
ngón dài, có vuốt sắc giúp chúng bám chắc vào thân và cành cây. Tắc kè hoa có đi
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

/>18


dài quấn được vào cây, chi dài và mảnh, có 2 nhóm ngón đối nhau để cầm nắm. Ở họ
Tắc kè, mặt dưới ngón chân nở rộng, có nhiều nếp gấp da tạo thành những giác bám.
Nhông cánh (hay Thằn lằn bay) có màng da ở 2 bên thân, giúp chúng bay từ trên xuống
trong khoảng cách xa hàng chục mét.
Nhiều lồi rắn ở trên cây có thân nhỏ và dài, đuôi rất dài để quấn quanh cành cây
rồi quăng mình từ trên xuống, lúc đó xương sườn ở hai bên thân bạnh ra, bụng thót nhỏ
lại, vảy hai bên sườn nâng lên làm tăng sức cản của khơng khí, rắn lướt đi trong một
khoảng xa trong khơng khí.
- Nhóm sống trong đất: Số lồi có khả năng đào hang khơng nhiều. Những lồi
chun hóa thường có các gờ da cứng tạo thành góc cạnh, 2 mí mắt thường gắn với
nhau hoặc có gai trên mí, lỗ tai nhỏ có vảy che để ngăn đất lọt vào. Thằn lằn chân ngắn
có chi mảnh và ngắn. Thằn lằn giun thiếu chi, hình dạng giống giun đất, đi có gai
cứng giúp chúng tì vào giá thể để đẩy thân lên phía trước.
- Nhóm sống trong nước: Khác với LC, BS khơng chỉ sống trong các mơi trường
nước có độ muối giới hạn (sơng suối, ao hồ...) mà nhiều lồi cịn sống trong các biển và
đại dương (rùa biển, rắn biển, cá sấu nước mặn). Đây là hiện tượng thích nghi thứ sinh.
Tuy sống trong nước, chúng vẫn phải thở bằng phổi. Lỗ mũi ở phía trước hay mặt trên
của mõm nên chỉ cần nhô một chút đầu lên khỏi mặt nước là vẫn thở được bình thường
(nhóm rắn bồng). Ở cá sấu, ba ba, rắn bồng, các loài rắn biển...; mắt cũng chuyển lên
phía trên đầu. Rắn biển, cá sấu, kì đà có thể bơi nhanh trong nước bằng cách quẫy đi;

đi dẹp hai bên dạng mái chèo, mút đuôi tù; khi bơi thì chân áp sát vào thân. Các lồi
rùa nước ngọt (ba ba) có chân dẹp, có màng bơi giữa các ngón, số vuốt chân giảm,
thường là 3. Một số rùa biển như vích, đồi mồi, rùa da có chi trước dài và rộng hơn chi
sau, hình mái chèo, thiếu vuốt; có lồi bơi xa hàng nghìn km. Tất cả các lồi rùa nước
đều có xương mai tiêu giảm một phần làm nhẹ cơ thể.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

/>19


Chƣơng 2
ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ- XÃ HỘI KHU VỰC NGHIÊN CỨU
2.1 Vị trí địa lí, giới hạn
KBTTN Thần Sa - Phượng Hoàng được thành lập theo Quyết đinh số 3841/QĐ-UB
ngày 01/12/1999 [10], được xác lập lại theo Quyết định số 1604/QĐ-UBND, ngày
8/7/2009 của UBND tỉnh Thái Nguyên [2] nhằm phù hợp với quy chế quản lí rừng.
KBTTN này nằm ở phía bắc của huyện Võ Nhai, cách thành phố Thái Ngun 40 km
về phía Đơng Bẳc, có toạ độ địa lý: từ 21o45'12'' đến 21o56'30'' Bắc, từ 105o51'05" đến
106o08'38" Đơng. Phía Tây giáp huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Ngun. Phía Đơng giáp
huyện Bắc Sơn, tỉnh Lạng Sơn. Phía Bắc giáp huyện Na Rì, tỉnh Bắc Kạn. Phía Nam
giáp các xã còn lại cùa huyện Võ Nhai (Cúc Đường, La Hiên, Lâu Thượng...) [2].
KBTTN bao gồm phần diện tích rừng có giá trị bảo tồn lồi và SC nằm trên địa
bàn 6 xã phía Bắc và 01 thị trấn của huyện Võ Nhai, gồm hai khu: Khu I (khu Thần Sa)
nằm trong địa bản 5 xã: Thần Sa, Thượng Nung, Sảng Mộc, Nghinh Tường và Vũ
Chấn. Khu II (khu Phượng Hoàng): nằm trong địa bàn các xã Vũ Chấn, Phú Thượng và
thị trấn Đình Cả [10]. Qua nhiều lần quy hoạch, xác lập, phê duyệt số liệu giao rừng; tổng
diện tích tự nhiên hiện nay trong quản lí của KBTTN này là 48.913,66 ha. Đất quy hoạch
cho rừng đặc dụng (vùng lõi) là 17.477,37 ha (theo Quyết định 93/QĐ-UBND ngày
13/01/2011 của UBND tỉnh Thái Nguyên). Phần rừng đặc dụng này chủ yếu tập trung ở xã

Thần Sa với 5.972,6ha và ít nhất là trên địa bàn xã Sảng Mộc với 1.783,2ha. [2]
2.2 Đặc điểm tự nhiên
2.2.1 Địa hình
Địa hình của KBTTN này khá phức tạp, chủ yếu là đồi núi (núi đá chiếm gần 87 %
diện tích) [2], hình thành 2 vùng rõ rệt [69]:
- Vùng cao (vùng núi), gồm 6 xã: Nghinh Tường, Sảng Mộc, Thượng Nung, Cúc
Đường, Thần Sa, Vũ Chấn; địa hình chia cắt hiểm trở, đất rừng đa dạng với thành phần
cây, con phong phú. Nơi đây có khối núi đá vơi Thượng Nung đồ sộ nhất tỉnh Thái
Nguyên, rộng tới 300 km2, nhiều đỉnh có độ cao tuyệt đối từ 500 đến 600 mét, kéo dài
từ Thần Sa qua Nghinh Tường, đến Liêm Thuỷ (Na Rì, Bắc Kạn). Trong đó đỉnh núi
Khao Nao ở vị trí giáp ranh giữa Sảng Mộc và Nghinh Tường có độ cao tuyệt đối
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

/>20


886m. Khối núi này chạy theo hướng Đông Bắc- Tây Nam, thuộc phần phía nam của
cánh cung núi Ngân Sơn mà tận cùng là núi Lang Hít (Đồng Hỷ, Thái Nguyên). Dọc
phía bắc của quốc lộ 1B đoạn qua các địa phương La Hiên, Lâu Thượng, Đình Cả, Phú
Thượng có một dải địa hình karst với độ cao tuyệt đối phổ biến 200- 400m có liên hệ
với phần núi đá vơi tuổi Carbon- Permi phía nam cánh cung Bắc Sơn, trong đó một số
đỉnh núi dốc như Khao Keo (829m), Đình Cả (775m) [87]. Xen kẽ có những đồi đất
hình bát úp hoặc các sông, khe suối.
- Vùng thấp, gồm xã Phú Thượng và thị trấn Đình Cả; với địa hình thung lũng
tương đối bằng phẳng chạy dọc theo quốc lộ 1B, phía nam là một số khối karst thấp (độ
cao tuyệt đối trên 400m) [87] và đồi bát úp.
Như vậy, sự chênh lệch đai độ cao trong KVNC không quá lớn nên sự phân hóa
động vật theo đai độ cao khơng rõ nét. Tuy nhiên, một số núi có địa hình hiểm trở có thể
trở thành địa điểm lí tưởng trong việc bảo tồn loài đặc hữu hoặc quý hiếm.
2.2.2 Địa chất, khoáng sản

Địa tầng [64] cổ nhất ở khu vực là hệ tầng Thần Sa. Hệ tầng này phân bố ở hai
vùng, làm thành nhân của phức nếp lồi Bắc Thái- Hạ Lang. Mặt cắt chuẩn
(Lectotratotyp) của hệ tầng này dựa theo nhánh suối cạn phía bắc Bản Chấu (xã Sảng
Mộc), vùng Thần Sa, Thái Nguyên (x = 21o49’, y= 105o57’). Hệ tầng này chủ yếu gồm
trầm tích lục ngun ít nhiều có dạng nhịp, có lẫn carbonat và xen ít lớp cát kết hạt nhỏ,
đặc trưng cho khu vực Đông Bắc Việt Nam (Bắc Thái, Cao Bằng) chứa Bọ ba thùy mà
Phạm Kim Ngân gọi là hệ động vật Thần Sa để phân biệt với hệ động vật Chang Pung
cùng tuổi. Phần lớn hoá thạch Bọ ba thùy của hệ tầng Thần Sa khơng thuộc nhóm bám
đáy, kích thước nhỏ của bộ Miomera, điều này cùng với thành phần đá lục nguyên hạt
mịn chứng tỏ hệ tầng Thần Sa thuộc tướng biển sâu hơn so với hệ tầng Chang Phung.
Tại Thái Nguyên và Bắc Kạn, hệ tầng này phân bố ở tây nam Na Rì (Bắc Kạn) qua suối
Mỏ Đồng, Bản Rịa, Sảng Mộc, Khuổi Mèo (xóm Khuổi Mèo, xã Sảng Mộc) thành một
dải gần liên tục và ở thung lũng Thần Sa, Bồ Cu (Thái Nguyên). Tại Cao Bằng hệ tầng
lộ chủ yếu ở nếp lồi Bồng Sơn, ở Trà Lĩnh, Phục Hồ. Hệ tầng có thể được chia thành 2
phần dựa trên thành phần đá và hóa thạch:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

/>21


×