Tải bản đầy đủ (.pdf) (76 trang)

Xây dựng đường các bon cơ sở cho trạng thái thảm thực vật cây bụi có nguồn gốc sau canh tác nương rẫy ở huyện phú bình tỉnh thái nguyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (685.51 KB, 76 trang )

..

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM

NGUYỄN THỊ LAN

XÂY DỰNG ĐƢỜNG CÁC BON CƠ SỞ
CHO TRẠNG THÁI THẢM THỰC VẬT CÂY BỤI
CÓ NGUỒN GỐC SAU CANH TÁC NƢƠNG RẪY
Ở HUYỆN PHÚ BÌNH, TỈNH THÁI NGUYÊN

LUẬN VĂN THẠC SĨ SINH HỌC

THÁI NGUYÊN - 2014
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

/>

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM

NGUYỄN THỊ LAN

XÂY DỰNG ĐƢỜNG CÁC BON CƠ SỞ
CHO TRẠNG THÁI THẢM THỰC VẬT CÂY BỤI
CÓ NGUỒN GỐC SAU CANH TÁC NƢƠNG RẪY
Ở HUYỆN PHÚ BÌNH, TỈNH THÁI NGUYÊN
Chuyên ngành: Sinh thái học
Mã số: 60.42.01.20


LUẬN VĂN THẠC SĨ SINH HỌC

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS. TS. Nguyễn Thế Hưng

THÁI NGUYÊN - 2014
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

/>

LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi cùng với sự
hướng dẫn khoa học của PGS.TS. Nguyễn Thế Hưng. Các số liệu, kết quả
nghiên cứu nêu trong luận văn là hoàn toàn trung thực. Nếu sai tơi chịu hồn
tồn trách nhiệm
Tác giả

Nguyễn Thị Lan

i


LỜI CẢM ƠN
Luận văn này được hoàn thành tại trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên
theo chương trình đào tạo cao học Sinh học hệ chính quy, chuyên ngành Sinh
thái học, khóa 20 (2012-2014).
Trước hết, tác giả xin bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc đến PGS.TS Nguyễn Thế
Hưng người hướng dẫn khoa học và gia đình, đã trực tiếp hướng dẫn, tận tình giúp
đỡ, truyền đạt những kiến thức quý báu và dành những tình cảm tốt đẹp cho tác giả
trong suốt quá trình thực hiện luận văn này.
Trong q trình thực hiện và hồn thành luận văn, tác giả nhận được sự

quan tâm, giúp đỡ của Ban giám hiệu, Khoa Sau đại học và các thầy, cô giáo
khoa Sinh Trường Đại học Sư phạm, bạn bè đồng nghiệp. Nhân dịp này, tác giả
xin chân thành cảm ơn về sự giúp đỡ hiệu quả đó.
Xin cảm ơn sự giúp đỡ của xã Tân Thành, các cơ quan, ban ngành của
huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên và một số hộ dân trồng rừng trên địa bàn
nghiên cứu đã tạo điều kiện giúp đỡ tác giả trong việc thu thập số liệu ngoại
nghiệp để thực hiện luận văn này.
Do thời gian và kinh nghiệm còn hạn chế nên luận văn này cịn nhiều
thiếu sót. Tác giả mong nhận được những ý kiến đóng góp q báu của các
thầy, cơ giáo, các nhà khoa học cùng bạn bè đồng nghiệp để luận văn này được
hoàn thiện hơn.
Xin trân trọng cảm ơn!
Thái Nguyên, ngày

tháng

Tác giả

Nguyễn Thị Lan

ii

năm 2014


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN ....................................................................................................... ii
MỤC LỤC............................................................................................................ iii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ..................................................................... iv

DANH MỤC CÁC BẢNG ..................................................................................... v
DANH MỤC CÁC HÌNH ..................................................................................... vi
MỞ ĐẦU .............................................................................................................. 1
Chƣơng 1:TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ............................................. 3

1.1. Một số khái niệm cơ bản liên quan đến sự hấp thụ các bon và dự án
CDM trong Lâm nghiệp ............................................................................ 3
1.2. Nghiên cứu về sinh khối và năng suất của thảm thực vật....................... 7
1.2.1. Trên thế giới ........................................................................................... 7
1.2.2. Ở Việt Nam .......................................................................................... 10
1.3. Nghiên cứu về khả năng tích lũy các bon/hấp thụ CO2 của thảm thực vật . 13
1.3.1. Trên thế giới ......................................................................................... 13
1.3.2. Ở Việt Nam .......................................................................................... 16
1.4. Triển vọng thực hiện dự án CDM trong ngành lâm nghiệp ở Việt Nam 20
Chƣơng 2:MỤC TIÊU, ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNGVÀ PHƢƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU ................................................................................................... 22

2.1. Mục tiêu nghiên cứu ................................................................................ 22
2.2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ........................................................... 22
2.3. Nội dung nghiên cứu ............................................................................... 23
2.4. Phương pháp nghiên cứu ......................................................................... 23
2.4.1. Quan điểm và cách tiếp cận của đề tài ................................................. 23
2.4.2. Phương pháp nghiên cứu cụ thể ........................................................... 24
Chƣơng 3:ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ - XÃ HỘIVÙNG
NGHIÊN CỨU ................................................................................................... 28

3.1. Điều kiện tự nhiên của vùng nghiên cứu ................................................ 28
iii



3.1.1. Vị trí địa lý ........................................................................................... 28
3.1.2. Địa hình ................................................................................................ 28
3.1.3. Khí hậu thuỷ văn .................................................................................. 29
3.1.4. Điều kiện đất đai .................................................................................. 30
3.2. Đặc điểm kinh tế- xã hội của vùng nghiên cứu. ..................................... 30
Chƣơng 4:KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN .................................. 33

4.1. Sinh khối của thảm cây bụi ..................................................................... 33
4.1.1. Sinh khối tươicủa thảm cây bụi ........................................................... 33
4.1.2. Sinh khối khô của thảm cây bụi ........................................................... 43
4.2. Hàm lượng các bon và khả năng tích lũy CO2 trong thảm cây bụi ........ 53
4.2.1. Hàm lượng các bon tích lũy trong sinh khối của thảm cây bụi ........... 53
4.2.2. Lượng CO2 được hấp thụ trong sinh khối của thảm cây bụi ............. 55
4.3. Xây dựng đường các bon cơ sở ............................................................... 57
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ............................................................................ 60

Kết luận .......................................................................................................... 60
Kiến nghị ........................................................................................................ 61
TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................. 62

iv


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
CDM

: Cơ chế phát triển sạch (Clean Development Mechanism)

CERs


: Chứng chỉ giảm phát thải được chứng nhận
(Certified Emission Reductions)

CS

: Hàm lượng các bon

EB-CDM

: Ban điều hành về CDM (Executive Board)

FAO

: Tổ chức nông lương thế giới

IPCC

: Ủy ban liên chính phủ về biến đổi khí hậu
(The Intergovermental Panel on Climate Change)

Q

: Lượng CO2 hấp thụ

ÔTC

: Ơ tiêu chuẩn

UNFCCC


: Cơng ước chống biến đổi khí hậu toàn cầu
(United Nation Framework Convention on Climate Change)

iv


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng1.1. Dự đốn phát thải khí nhà kính tính tương đươngkhí CO2 đến
năm 2030 (triệu tấn) .....................................................................................20
Bảng 4.1. Sinh khối tươi phần trên mặt đất của thảm cây bụi ởnăm bỏ hóa
thứ 2 .................................................................................................................33
Bảng 4.2. Sinh khối tươi phần trên mặt đấtcủa một số loài ưu thế ở thảm
cây bụi bỏ hóa sau nương rẫy 2 năm .......................................................35
Bảng 4.3. Sinh khối tươi phần trên mặt đất của thảm cây bụiở năm bỏ hóa
thứ 3 .................................................................................................................35
Bảng 4.4. Sinh khối tươi phần trên mặt đất của một số loài ưu thế ở thảm
cây bụi bỏ hóa sau nương rẫy 3 năm .......................................................37
Bảng 4.5. Sinh khối tươi phần trên mặt đất của thảm cây bụi ởnăm bỏ hóa
thứ 4 .................................................................................................................37
Bảng 4.6. Sinh khối tươi phần trên mặt đất của một số lồi ưu thế ở thảm
cây bụi bỏ hóa sau nương rẫy 4 năm ......................................................39
Bảng 4.7. Sinh khối tươi phần trên mặt đất của thảm cây bụi ở năm bỏ hóa
thứ 5 .................................................................................................................40
Bảng 4.8. Sinh khối tươi phần trên mặt đất của một số loài ưu thế ở thảm
cây bụi bỏ hóa sau nương rẫy 5 năm .......................................................41
Bảng 4.9. Tổng sinh khối tươi phần trên mặt đất của thảm cây bụi ....................42
Bảng 4.10. Sinh khối khô phần trên mặt đất của thảm cây bụi ở năm bỏ
hóa thứ 2 .........................................................................................................43
Bảng 4.11. Sinh khối khô phần trên mặt đất của một số lồi ưu thế ở thảm
cây bụi bỏ hóa sau nương rẫy 2 năm .......................................................45

Bảng 4.12. Sinh khối khô phần trên mặt đất của thảm cây bụi ở năm bỏ
hóa thứ 3 .........................................................................................................45
Bảng 4.13. Sinh khối khô phần trên mặt đất của một số loài cây ưu thế ở
thảm cây bụi bỏ hóa sau nương rẫy 3 năm .............................................46

v


Bảng 4.14. Sinh khối khô phần trên mặt đất của thảm cây bụi ở năm bỏ
hóa thứ 4 .........................................................................................................48
Bảng 4.15. Sinh khối khô phần trên mặt đất của một số lồi ưu thế ở thảm
cây bụi bỏ hóa sau nương rẫy 4 năm .......................................................48
Bảng 4.16. Sinh khối khô phần trên mặt đất của thảm cây bụi ở năm bỏ
hóa thứ 5 .........................................................................................................49
Bảng 4.17. Sinh khối khô phần trên mặt đất của một số loài cây ưu thế ở
thảm cây bụi bỏ hóa sau nương rẫy 5 năm .............................................51
Bảng 4.18. Tổng sinh khối khô phần trên mặt đất của thảm cây bụi ....................52
Bảng 4.19. Trữ lượng các bon tích lũy trong sinh khối phần trên mặt đất
của các trạng thái thảm cây bụi .................................................................53
Bảng 4.20. Tỷ lệ (%) trữ lượng các bon tích lũy trong sinh khối phần trên
mặt đất của các trạng thái thảm cây bụi ..................................................55
Bảng 4.21. Lượng CO2 được hấp thụ trong sinh khối phần trên mặt đất
của các trạng thái thảm cây bụi .................................................................56
Bảng 4.22. Tỷ lệ (%) hàm lượng CO2 được hấp thụ trong sinh khối phần
trên mặt đất của các trạng thái thảm cây bụi..........................................57
Bảng 4.23. Kết quả tính tốn đường các bon cơ sở ...................................................58

vi



DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 2.1: Sơ đồ các bước tiến hành nghiên cứu của đề tài ............................... 24
Hình 4.1. Cấu trúc sinh khối tươi của thảm cây bụi ở năm bỏ hóa thứ 2.......... 34
Hình 4.2. Cấu trúc sinh khối tươi của thảm cây bụi ở năm bỏ hóa thứ 3.......... 36
Hình 4.3. Cấu trúc sinh khối tươi của thảm cây bụi ở năm bỏ hóa thứ 4.......... 38
Hình 4.4. Cấu trúc sinh khối tươi của thảm cây bụi ở năm bỏ hóa thứ 5.......... 40
Hình 4.5. Biều đồ về tổng sinh khối tươi phần trên mặt đất của thảm cây bụi
sau các năm bỏ hóa ............................................................................ 42
Hình 4.6. Cấu trúc sinh khối khô của thảm cây bụi ở năm bỏ hóa thứ 2 .......... 44
Hình 4.7. Cấu trúc sinh khối khơ của thảm cây bụi ở năm bỏ hóa thứ 3 .......... 46
Hình 4.8. Cấu trúc sinh khối khơ của thảm cây bụi ở năm bỏ hóa thứ 4 .......... 48
Hình 4.9. Cấu trúc sinh khối khơ của thảm cây bụi ở năm bỏ hóa thứ 5 .......... 50
Hình 4.10. Biểu đồ về tổng sinh khối khô phần trên mặt đất của thảm cây bụi
sau các năm bỏ hóa ............................................................................ 52
Hình 4.11. Trữ lượng các bon tích lũy trong sinh khối phần trên mặt đất của các
trạng thái thảm cây bụi ...................................................................... 54
Hình 4.12. Hàm lượng CO2 được hấp thụ trong sinh khối của các trạng thái
thảm cây bụi sau canh tác nương rẫy ................................................ 56
Hình 4.13. Hàm lượng các bon tích lũy trong sinh khối phần trên mặt đất của
thảm cây bụi theo số năm bỏ hóa ...................................................... 57
Hình 4.14. Đường các bon cơ sở cho quá trình diễn thế của thảm thực vậtsau
canh tác nương rẫy ............................................................................ 59

vi


MỞ ĐẦU
Sự gia tăng nhanh chóng nồng độ khí nhà kính trong khí quyển gồm CO2,
CH4, N2O, HFCs, PFCs, FS6, trong đó chủ yếu là khí CO2, được coi là một
trong những nguyên nhân chính dẫn đến sự biến đổi khí hậu. Nguồn gây phát

sinh khí nhà kính chủ yếu do việc sử dụng năng lượng từ việc đốt cháy nhiên
liệu, sản xuất cơng nghiệp (khai thác khống sản, sản xuất hóa chất,…), sản
xuất nơng lâm nghiệp (sử dụng phân bón,…), hoạt động giao thơng vận tải và
các ngun nhân khác (cháy rừng, công nghiệp làm lạnh..)
Nhằm hạn chế sự gia tăng khí nhà kính và sự ấm lên của trái đất, Công
ước khung của Liên Hiệp Quốc về biến đổi khí hậu (UNFCCC) đãđược soạn
thảo và thơng qua tại Hội nghị Liên Hiệp Quốc về Môi trường và Phát triển
năm 1992 và chính thức có hiệu lực vào tháng 3/1994. Tính đến tháng 5/2004,
có 188 quốc gia đã phê chuẩn Công ước này. Để thực hiện công ước này, Nghị
định thư Kyoto đãđược soạn thảo và thông qua năm 1997. Nghị định này là cơ
sở pháp lý cho thực hiện việc cắt giảm khí nhà kính thơng qua các cơ chế khác
nhau, trong đó cơ chế phát triển sạch(CDM) là cơ chế „mềm dẻo‟ nhất và có
liên quan trực tiếp tới các nước đang phát triển.
Tính đến ngày 31/10/2012, có 4.920 dự án Cơ chế phát triển sạch đã được
Ban chấp hành quốc tế về CDM (EB) cho đăng ký, bao gồm các dự án về năng
lượng chiếm 71,71%, các dự án xử lý chất thải chiếm 12,41%, các dự án về
trồng rừng và tái trồng rừng chiếm 0,71% và các loại dự án khác chiếm
15,17%. Tổng tiềm năng giảm phát thải ước tính của các dự án này khoảng
2,17 tỷ tấn CO2. Chứng chỉ giảm phát thải khí nhà kính được chứng nhận
(CERs) từ các dự án trên đã được EB cấp cho các nước đang phát triển, được
cụ thể trong Chỉ thị số 2009/29/EC ngày 23/04/2009. Theo Chỉ thị này Liên
minh Châu Âu sẽ chỉ mua CERs của các dự án CDM thực hiện tại các nước
đang phát triển trong đó có Việt Nam đã được đăng ký thành công trước ngày
31/12/2012.

1


Hiện nay, ở Việt Nam đã có nhiều các hoạt động dự án CDM được EB
cho đăng ký, phân loại theo lĩnh vực như: Sản xuất năng lượng (nguồn năng

lượng tái tạo/nguồn năng lượng khơng tái tạo) có 152 dự án, xử lý loại bỏ rác
thải 21 dự án, các lĩnh vực công nghiệp chế tạo, phát thải từ nhiên liệu (nhiên
liệu rắn, dầu và khí), nơng nghiệp, trồng rừng và tái trồng rừng mới chỉ có 1 dự
án. Trong đó, hoạt động trồng rừng và tái trồng rừng được coi là các hoạt động
sử dụng đất phù hợp nhất trong CDM.
Tuy nhiên một trong những yêu cầu nghiêm ngặt trong các dự án trồng
rừng/tái trồng rừng theo cơ chế phát triển sạch (CDM) là phải xác định được
đường các bon cơ sở (thực chất là trữ lượng các bon của các trạng thái thảm
thực vật trước khi trồng rừng/tái trồng rừng) nhằm đưa ra các cơ sở khoa học
để chứng minh được „lượng CO2 được hấp thụ tăng thêm so với lượng CO2 thu
nạp được bởi các dự án CDM‟. Do vậy việc nghiên cứu trữ lượng các bon trong
sinh khối thảm tươi cây bụi - một trong những bể chứa các bon chủ yếu được
tiến hành nhằm cung cấp cơ sở khoa học cho việc xác định đường các bon cơ
sở trong việc thiết kế và triển khai các dự án CDM ở Việt Nam.
Ở Thái Nguyên, hầu hết các nghiên cứu về lâm học và sinh thái học chỉ
tập trung vào nghiên cứu đặc điểm cấu trúc và tái sinh tự nhiên của thảm thực
vật; khả năng hấp thụ CO2 của một số loại rừng trồng và rừng tự nhiên, đề xuất
giải pháp trồng rừng, tái trồng rừng tối ưu. Tuy nhiên, cho đến nay, chưa có
cơng trình nào nghiên cứu về đường các bon cơ sở.
Xuất phát từ thực tế đó, chúng tơi thực hiện đề tài “Xây dựng đường các
bon cơ sở cho trạng thái thảm thực vật cây bụi có nguồn gốc sau canh tác
nương rẫy ở huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên” nhằm cung cấp cơ sở khoa
học cho việc xác định tính hiệu quả về mặt môi trường trong triển khai các dự
án trồng rừng/tái trồng rừng ở huyện Phú Bình, tỉnhThái Nguyên.

2


Chƣơng 1


TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Một số khái niệm cơ bản liên quan đến sự hấp thụ các bon và dự án
CDM trong Lâm nghiệp
Cơ chế phát triển sạch - Clean Development Mechanism (CDM)
Cơ chế phát triển sạch là một trong ba cơ chế được đề ra bởi Nghị định
thư Kyoto gồm: Cơ chế đồng thực hiện; mua bán phát thải và cơ chế phát triển
sạch. Theo IPCC, trong hai thập kỷ tới ước tính tổng mức phát thải khí nhà
kính của các nước đang phát triển sẽ vượt tổng mức phát thải của các nước phát
triển. Chính vì vậy ngồi việc đạt được mức giảm thải đã cam kết của các nước
phát triển, làm thế nào để giảm được sự gia tăng phát thải khí nhà kính ở các
nước đang phát triển là một vấn đề được đặc biệt quan tâm.
Cơ chế phát triển sạch cho phép các nước phát triển có được các mức giảm
phát thải được chứng nhận từ việc thực hiện các dự án giảm phát thải khí nhà
kính ở các nước đang phát triển. Mức giảm các bon được chứng nhận do các dự
án CDM tạo ra, được gọi là đơn vị giảm phát thải được chứng nhận (CERs).
Mục đích của cơ chế phát triển sạch là hỗ trợ các nước đang phát triển đạt
được phát triển kinh tế bền vững trong khi vẫn đóng góp cho mục tiêu lớn lao
của Cơng ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu, ngoài ra hỗ trợ các
nước phát triển thực hiện được mục tiêu giảm phát thải khí nhà kính của mình.
Nếu thực hiện cơ chế phát triển sạch khơng những đóng góp vào giảm phát thải
khí nhà kính ở các nước đang phát triển mà còn tạo điều kiện cho các nước phát
triển nhận được lợi ích từ các dự án CDM như: chuyển giao công nghệ tiên
tiến, đầu tư tài chính giúp cho các nước đang phát triển đạt được sự phát triển
bền vững.
Những lợi ích cho các bên tham gia dự án CDM ở nước chủ nhà là: Cơ hội
có được nguồn tài chính bổ sung; cơ hội được chuyển giao công nghệ thân
thiện với môi trường và tiết kiệm năng lượng; cơ hội phát triển nguồn nhân lực.

3



Lợi ích mà các bên tham gia dự án ở các nước đầu tư là: Có được các đơn
vị giảm phát thải hoặc hấp thụ các bon (CERs); cơ hội tìm được những triển
vọng đầu tư mới ở các nước đang phát triển; tạo ra thị trường cho các công
nghệ tiến bộ và thân thiện với mơi trường.
Những lợi ích mà các nước đang phát triển có được khi tham gia dự án
CDM: Đạt được phát triển bền vững nhanh ở khu vực dự án hoặc quốc gia; có
được các lợi ích bổ sung như kiểm sốt ơ nhiễm mơi trường; cải thiện hiệu quả
sử dụng năng lượng, nguyên liệu từ các dự án giảm phát thải khí nhà kính; tăng
đầu tư nước ngồi; đẩy mạnh chuyển giao cơng nghệ và phát triển nguồn nhân
lực; góp phần vào mục tiêu chung của Công ước khung của Liên hợp quốc về
biến đổi khí hậu.
Những giá trị có thể mang lại cho các nước đầu tư là: Có được các đơn vị
giảm phát thải CERs; tăng cường mối quan hệ hữu nghị song phương bằng
cách cung cấp viện trợ để đạt được sự phát triển bền vững ở các nước đang phát
triển; góp phần vào mục tiêu chung của Cơng ước khung của Liên hợp quốc về
biến đổi khí hậu.
Rừng:
Theo Cẩm nang lâm nghiệp Việt Nam (2006) [1], rừng là một quần xã
sinh vật, trong đó cây rừng (gỗ hoặc tre nứa) chiếm ưu thế. Quần xã sinh vật
phải có một diện tích đủ lớn và có mật đỗ cây nhất định để giữa quần xã sinh
vật với môi trường, giữa các thành phần của quần xã sinh vật có có mối quan
hệ để hình thành hồn cảnh rừng khác với hồn cảnh bên ngồi. Như vậy định
nghĩa này thiên về mơ tả các tính chất sinh thái chung hơn là đưa ra các tiêu chí
định lượng cụ thể để xác định thế nào là một rừng.
Trong luật bảo vệ phát triển rừng có định nghĩa (2004): Rừng là một hệ
sinh thái bao gồm quần thể thực vật, động vật rừng, vi sinh vật rừng, đất rừng
và các yếu tố môi trường khác, trong đó cây gỗ, tre nứa hoặc hệ thực vật đặc
trưng là thành phần chính có độ che phủ của tán rừng từ 0,1 trở lên. Rừng gồm


4


rừng trồng và rừng tự nhiên trên đất rừng sản xuất, đất rừng phòng hộ, đất rừng
đặc dụng. Theo định nghĩa này đã nêu rõ tổ thành loài cây, độ che phủ tối thiểu
cần đạt của rừng.
Theo FAO (2002) [31], Rừng là những diện tích đất lớn hơn 0,5 ha, có cây
gỗ bao phủ ít nhất 10% diện tích, mà trước đây không phải là đất nông nghiệp
hoặc đất đô thị. Ở định nghĩa này, rừng được xác định bởi hai yếu tố là sự có
mặt của cây gỗ và lịch sử sử dụng đất khơng phải có mục đích khác như nơng
nghiệp hoặc đơ thị. Các cây này có khả năng đạt đến chiều cao tối thiểu là 5m ở
khu vực đó khi trưởng thành. Các khu vực rừng đang phục hồi mà chưa đạt
được các tiêu chuẩn như độ che phủ chưa tới 10% và chiều cao cây chưa đạt
5m cũng được coi là rừng, bởi vì những diện tích này có triển vọng thành rừng
dù tạm thời do tác động của con người hay thiên nhiên nó chưa phải là quần thể
thực vật. Thuật ngữ này đặc biệt cịn bao gồm rừng giống, vườn giống, những
phần khơng thể thiếu của rừng khác như đường rừng, băng cản lửa và các đám
trống nhỏ; công viên quốc gia, khu bảo tồn và các khu rừng chức năng khác như
rừng phục vụ nghiên cứu, rừng lịch sử, rừng văn hóa, rừng thờ cúng, rừng chắn
gió với diện tích lớn hơn 0,5ha và có một bề rộng tối thiểu 20m; rừng trồng chủ
yếu sử dụng cho mục đích sản xuất lâm nghiệp bao gồm cả rừng cao su, rừng sồi
lấy vỏ. Thuật ngữ bao gồm các cây gỗ được trồng với mục đích chính để sản
xuất nơng nghiệp như cây ăn quả hay các hệ thống lâm nghiệp kết hợp.
Theo UNFCCC (2001) [42], Rừng là một khu vực có diện tích tối thiểu
là 0,05 ha mà ít nhất 10-30% diện tích được bao phủ bởi những cây (gỗ) có
khả năng đạt đến chiều cao từ 2-5m trở lên khi thành thục. Rừng có độ che
phủ của tầng cây gỗ và thảm tươi cao được gọi là rừng kín, các rừng cịn lại là
rừng mở. Rừng tự nhiên non và tất cả các loại rừng trồng có độ che phủ chưa
đạt đến 10-30% tổng diện tích hoặc chiều cao của cây chưa đạt đến 2-5m cũng
được coi là rừng, bởi vì do tác động của con người hoặc các nguyên nhân tự

nhiên khác một số khu vực khơng có đủ độ che phủ của cây, chúng sẽ hình
thành nên rừng sau đó.
5


Trồng rừng:
Có hai thuật ngữ tiếng anh để chỉ khái niệm “trồng rừng” trong tiếng việt
đó là “Afforestation - trồng mới rừng” và “Reforestation - tái trồng rừng”. Sự
khác biệt ở hai thuật ngữ này chỉ là lịch sử sử dụng đất trước khi hoạt đồng
trồng rừng diễn ra. Trong khi “Afforestation” để chỉ hoạt động trồng rừng trên
đất không có rừng bao phủ trong khoảng thời gian dài cịn “Reforestation” đề
cập hoạt động trồng rừng như một phần của một chuỗi sản xuất lâm nghiệp
tương đối liên tục.
Tái trồng rừng - Reforestation:
Theo UNFCCC (2001) [42]., tái trồng rừng là hoạt đồng trồng, gieo hạt
thẳng hoặc thúc đẩy tái sinh hạt tự nhiên của con người nhằm phục hồi rừng ở
các khu vực trước đây là rừng nhưng đã bị chuyển thành đất khơng có rừng.
Định nghĩa này, tái trồng rừng là sự chuyển đổi của đất nguyên khởi có rừng che
phủ, nhưng sau đó chuyển thành đất khơng có rừng, hoạt động tái trồng rừng là
hoạt động trồng rừng được thực hiện trên đất trống này. Thay đổi sử dụng đất là
yếu tố cốt lõi trong thuật ngữ của UNFCCC. Cũng theo khái niệm này, tái sinh
rừng sau khi rừng tạm thời bị mất độ che phủ không được tính là hoạt động tái
trồng rừng, bởi vì nó khơng bao hàm sự chuyển đổi về sử dụng đất.
Theo FAO (2002) [31], tái trồng rừng là tạo rừng trồng trên đất khơng có
rừng tạm thời, đất này vẫn đang được xếp loại là rừng (đất rừng). Theo khái
niệm này, hoạt động trồng rừng là có chủ định nhằm phục hồi lại trạng thái che
phủ của rừng, khi độ che phủ tạm thời bị giảm xuống dưới ngưỡng 10% do tác
động của con người hoặc tự nhiên. Kết quả của hoạt động tái trồng rừng là một
rừng trồng.
Tái trồng rừng - Afforestation:

Theo UNFCCC (2002)[42], Trồng mới rừng là hoạt động trồng, gieo
thẳng hạt hoặc thúc đẩy tái sinh hạt tự nhiên của con người nhằm tạo thành
rừng các khu vực mà khơng có rừng bao phủ trong thời gian ít nhất là 50 năm.

6


Theo FAO (2002) [31], Trồng mới rừng là tạo rừng trồng trên đất mà cho
đến trước khi trồng rừng không được xếp hạng là rừng (đất rừng).
1.2. Nghiên cứu về sinh khối và năng suất của thảm thực vật
1.2.1. Trên thế giới
Mặc dù rừng chỉ che phủ 21% diện tích bề mặt đất, nhưng sinh khối thực
vật của nó chiếm đến 75% so với tổng sinh khối thực vật trên cạn. Lượng các
bon hấp thụ bởi rừng chiếm 47% tổng lượng các bon trên trái đất, nên việc
chuyển đổi đất rừng thành các loại hình sử dụng đất khác có tác động mạnh mẽ
đến chu trình các bon trên hành tinh. Những nghiên cứu hiện nay đã hướng vào
các nhân tố có ảnh hưởng đến q trình tích lũy và phát thải các bon của lớp
thảm thực vật rừng. Các hoạt động lâm nghiệp và sự thay đổi phương thức sử
dụng đất, đặc biệt là sự suy thoái rừng nhiệt đới là một nguyên nhân quan trọng
làm tăng lượng CO2 trong khí quyển, ước tính khoảng 1,6 tỷ tấn/năm trong
tổng số 6,3 tỷ tấn khí CO2/năm được phát thải ra do các hoạt động của con
người. Do đó, rừng có ý nghĩa rất lớn trong việc hạn chế quá trình biến đổi khí
hậu tồn cầu.
Nghiên cứu về sinh khối và năng suất rừng là những vấn đề đã được rất
nhiều tác giả quan tâm nghiên cứu từ những năm 1840 trở về trước. Cho đến
nay, với việc áp dụng thành tựu khoa học như hóa phân tích, hóa thực vật và
đặc biệt là vận dụng nguyên lý tuần hoàn vật chất trong thiên nhiên, các nhà
khoa học đã thu được những thành tựu đáng kể. Tiêu biểu cho lĩnh vực này có
thể kể tới một số tác giả sau:
Riley G.A (1944) [38] đã tổng kết quá trình nghiên cứu và phát triển sinh

khối rừng.
Lieth H. (1964) [36] đã thể hiện năng suất trên toàn thế giới bằng bản đồ
năng suất, đồng thời với sự ra đời của chương trình sinh học quốc tế (IBP)
(1964) và chương trình sinh quyển con người (MAB) (1971) đã tác động mạnh
7


mẽ tới việc nghiên cứu sinh khối. Những nghiên cứu trong giai đoạn này tập
trung vào các đối tượng đồng cỏ, savan, rừng rụng lá, rừng mưa thường xanh.
Dajoz (1971) đã tính tốn năng suất sơ cấp của một số hệ sinh thái và thu
được kết quả như sau: mía ở Châu Phi đạt 67 tấn/ha/năm; rừng nhiệt đới thứ
sinh ở Yangambi đạt 20 tấn/ha/năm; savana cỏ Mỹ (Penisetum purpureum)
Châu phi đạt 30 tấn/ha/năm; đồng cỏ tự nhiên ở Fustuca đạt từ 10,5-15,5
tấn/ha/năm; đồng cỏ tự nhiên Deschampia và Trifolium ở vùng ơn đới là 23,4
tấn/ha/năm; cịn sinh khối của Savana cao Andropgon (cỏ ghine) lả 5.00010.000 kg/ha/năm; rừng thứ sinh 40-50 tuổi ở Ghana đạt 362.369 kg/ha/năm
(Dẫn theo Dương Hữu Thời, 1992).
Canell. M.G.R (1982) [28] đã công bố công trình “Sinh khối và năng suất
sơ cấp rừng thế giới) trong đó tập hợp 600 cơng trình được xuất bản về sinh
khối khô thân, cành, lá và một số thành phần, sản phẩm sơ cấp của hơn 1.200
lâm phần thuộc 46 nước trên thế giới.
Khi nghiên cứu về sinh khối, phương pháp xác định có ý nghĩa rất quan
trọng vì nó liên quan đến độ chính xác của kết quả nghiên cứu, đây cũng là vấn
đề được nhiều tác giả quan tâm. Trong những điều kiện khác nhau, mỗi tác giả
áp dụng phương pháp nghiên cứu khác nhau, trong đó có thể kể đến một số
nghiên cứu sau:
Aruga và Maidi (1963) đưa ra phương pháp “chlorophyll” để xác định
sinh khối thông qua hàm lượng chlorophyll trên một đơn vị diện tích mặt đất.
Đây là một chỉ tiêu biểu thị khả năng của hệ sinh thái hấp thụ các tia bức xạ
hoạt động quang tổng hợp.
Năng suất sơ cấp tuyệt đối là lượng chất hữu cơ tích lũy trong cơ thể thực

vật trong một đơn vị thời gian trên một đơn vị diện tích, lượng vật chất này mới
thực sự có ý nghĩa đối với đời sống con người. Từ đó, Woodwell. G.M (1965)
và Whitaker. R.H (1968) [41]đã đề ra phương pháp “thu hoạch” để nghiên cứu
năng suất sơ cấp tuyệt đối.
8


Sinh khối rừng có thể xác định nhanh chóng dựa vào mối liên hệ giữa sinh
khối với kích thước cây hoặc của từng bộ phận theo dạng hàm toán học nào đó.
Phương pháp này được sử dụng phổ biến ở Bắc Mỹ và Châu Âu (Whitaker,
1966). Tuy nhiên do khó khăn trong việc thu hoạch hệ rễ của cây rừng, nên
phương pháp này chủ yếu dùng để xác định sinh khối của bộ phận trên mặt đất.
Edmonton. Et. Al (1968) đưa ra phương pháp oxygen nhằm định lượng
oxygen tạo ra trong quá trình quang hợp của thực vật màu xanh. Từ đó tính ra
được năng suất và sinh khối rừng.
Đáng chú ý trong những năm gần đây các phương pháp nghiên cứu định
lượng, xây dựng các mơ hình dự báo sinh khối cây rừng đã được áp dụng thông
qua các mối quan hệ giữa sinh khối cây với các nhân tố điều tra cơ bản, dễ đo
đếm như đường kính ngang ngực, chiều cao cây,… giúp cho việc dự đoán sinh
khối được nhanh hơn, đỡ tốn kém hơn.
Cơng trình nghiên cứu tương đối tồn diện và có hệ thống về lượng các
bon hấp thụ của rừng được thực hiện bởi Ilic (2000) và Mc Kenzie (2001).
Theo Mc Kenzie (2001) [37], các bon trong hệ sinh thái rừng thường tập trung
ở bốn bộ phận chính là thảm thực vật cịn sống trên mặt đất, vật rơi rụng, rễ cây
và đất rừng. Việc xác định lượng các bon trong rừng thường được thực hiện
thông qua xác định sinh khối rừng.
Cây bụi và tầng cây dưới tán của rừng đóng góp một phần quan trọng
trong tổng sinh khối rừng. Có nhiều phương pháp ước tính sinh khối cho cây
bụi và cây tầng dưới trong hệ sinh thái cây gỗ (Catchpole và Wheeler, 1992).
Các phương pháp bao gồm: (1) lấy mẫu toàn bộ cây; (2) phương pháp kẻ theo

đường; (3) phương pháp mục trắc; (4) phương pháp lấy mẫu kép sử dụng tương
quan. Trong đó phương pháp lấy mẫu tồn bộ cây thường được áp dụng nhiều.
Các nhà sinh thái rừng dành sự quan tâm đặc biệt đến nghiên cứu sự khác
nhau về sinh khối rừng ở các vùng sinh thái. Tuy nhiên, việc xác định đầy đủ
sinh khối rừng không dễ dàng, nhất là sinh khối của hệ rễ trong đất rừng nên để

9


làm sáng tỏ vấn đề trên đòi hỏi nhiều nghiên cứu sâu hơn nữa. Hệ thống lại có
ba cách tiếp cận để xác định sinh khối rừng như sau:
Cách tiếp cận thứ nhất: Dựa vào mối liên hệ giữa sinh khối rừng với kích
thước của cây hoặc của từng bộ phận cây theo dạng hàm tốn học nào đó.
Hướng này phổ biến ở Bắc Mỹ và Châu Âu. Tuy nhiên, khó khăn của hướng
này là ở việc thu thập rễ cây rừng. Do đó, hướng này chỉ áp dụng để xác định
sinh khối của bộ phận trên mặt đất (Grier, 1989; Reichel, 1991; Burton V.
Barner, 1998) (dẫn theo Võ Đại Hải, 2009) [6].
Cách tiếp cận thứ hai: Đo trực tiếp quá trình sinh lý điều khiển cân bằng
các bon trong hệ sinh thái. Cách này gồm các phương pháp đo cường độ quang
hợp và hô hấp cho từng thành phần trong hệ sinh thái rừng (lá, cành, thân, rễ)
sau đó suy ra lượng CO2 tích lũy trong tồn bộ hệ sinh thái. Các nhà sinh thái
rừng thường sử dụng cách tiếp cận này để dự tính tổng sản lượng nguyên hơ
hấp của hệ sinh thái và sinh khối hiện có của nhiều dạng rừng trồng hỗn giao ở
Bắc Mỹ (Botkim, 1970; Woodwell, 1970) (dẫn theo Võ Đại Hải, 2009) [6].
Cách tiếp cận thức ba: Phương pháp phân tích hiệp phương sai dịng xốy
đã cho phép định lượng sự thay đổi của lượng CO2 theo mặt thẳng đứng của tán
rừng. Căn cứ vào tốc độ gió, hướng gió, nhiệt độ và số liệu CO2 theo mặt phẳng
đứng sẽ được sử dụng để dự đoán lượng các bon đi vào và đi ra khỏi hệ sinh
thái rừng theo định kỳ từng giờ, từng ngày, từng năm. Kỹ thuật này đã áp dụng
thành công ở rừng thứ sinh Harward-Massachusetts. Tổng lượng các bon tích

lũy dự đốn theo phương pháp phân tích hiệp phương sai dịng xốy là 3,7
megagram/ha/năm. Tổng lượng các bon hơ hấp của toàn bộ hệ sinh thái vào
ban đêm là 7,4 megagram/ha/năm, nghĩa là tổng lượng các bon đi vào hệ sinh
thái rừng là 11,1 megagram/ha/năm (Wofsy, 1993) (dẫn theo Võ Đại Hải,
2009) [6].
1.2.2. Ở Việt Nam
Nghiên cứu về sinh khối và năng suất rừng ở Việt Nam được tiến hành
vào những năm 1980, những cơng trình nghiên cứu này đã đạt được những kết
quả có ý nghĩa, có thể kể tới một vài cơng trình sau:
10


Nguyễn Hồng Trí (1986) [21]với cơng trình “Góp phần nghiên cứu sinh
khối và năng suất quần xã Đước Đôi (Rhizophora apiculata) ở Cà Mau - Minh
Hải” đã áp dụng phương pháp “cây mẫu” để nghiên cứu năng suất, sinh khối
một số quần xã rừng Đước Đôi (Rhizophora apiculata) ven biển Minh Hải,
đóng góp quan trọng về mặt lý luận và thực tiễn đối với hệ sinh thái rừng ngập
mặn ven biển nước ta. Hà Văn Tuế (1994) cũng trên cơ sở áp dụng phương
pháp “cây mẫu” nghiên cứu năng suất sinh khối một số quần xã rừng trồng
nguyên liệu giấy tại vùng trung du tỉnh Vĩnh Phúc.
Lê Hồng Phúc (1996) [10]thực hiện cơng trình nghiên cứu “Đánh giá sinh
trưởng, tăng trưởng, sinh khối và năng suất rừng Thông ba lá (Pinus
keysiaRoyle ex Gordon) vùng Đà Lạt - Lâm Đồng” đã tìm ra quy luật tăng
trưởng sinh khối, cấu trúc thành phần tăng trưởng sinh khối thân cây, tỷ lệ giữa
sinh khối tươi và khô của các bộ phân thân, cành, lá, rễ, lượng rơi rụng, tổng
sinh khối cá thể và quần thể rừng Thơng ba lá. Bên cạnh đó, Nguyễn Ngọc
Lung và Ngơ Đình Quế (2000) cũng đã tiến hành nghiên cứu về động thái, kết
cấu sinh khối và tổng sinh khối cho lồi cây này.
Vũ Văn Thơng (1998) [20] khi tiến hành nghiên cứu cơ sở xác định sinh
khối cây cá thể và lâm phần Keo lá tràm (Accia auriculiformis Cum) tại tỉnh

Thái Nguyên đã giải quyết được một số vấn đề thực tiễn đặt ra, đáng chú ý là
đã nghiên cứu và xây dựng mơ hình xác định sinh khối Keo lá tràm, lập các
bảng tra sinh khối tạm thời phục vụ cho công tác điều tra kinh doanh rừng.
Đặng Trung Tấn (2001) [18]đã nghiên cứu sinh khối rừng Đước, kết quả
đã xác định được tổng sinh khối khô của rừng Đước ở Cà Mau là 327 m3/ha,
tăng trưởng sinh khối bình quân hàng năm là 9.500 kg/ha.
Kể từ khi cơ chế phát triển sạch được thông qua và thực sự trở thành một
cơ hội mới cho ngành lâm nghiệp thì những nghiên cứu về sinh khối rừng ở
nước ta bắt đầu nhận được sự quan tâm đặc biệt của các nhà khoa học, có thể
kể đến một số kết quả sau:
11


Nguyễn Ngọc Lung và Nguyễn Tường Vân (2004) [9] đã sử dụng biểu
quá trình sinh trưởng và biểu sinh khối để tính tốn sinh khối rừng. Kết quả cho
thấy: Tính theo biểu quá trình sinh trưởng (Nguyễn Ngọc Lung, Đào Công
Khanh, 1999), trữ lượng thân cây cả vỏ 1 ha lúc 60 tuổi là 586 m3/ha (phần cây
sống) thì Biomass thân cây khơ tuyệt đối là: 586 × 0,532 = 311,75 tấn. Sinh
khối tồn rừng đạt 311,75 × 1,3736 = 428,2 tấn. Nếu tính tốn theo biểu Sinh
khối thì giá trị này là 434,2 tấn. Sai số giữa biểu quá trình sinh trưởng và biểu
sản lượng là 1,4% đây là mức sai số có thể chấp nhận được.
Nguyễn Tuấn Dũng (2005) [3], rừng trồng Thơng Mã Vĩ thuần lồi 20
tuổi có tổng sinh khối tươi là 321,7-495,4 tấn/ha, tương đương với lượng sinh
khối khô là 173,4-266,2 tấn/ha. Rừng Keo lá tràm trồng thuần lồi 15 tuổi có
tổng sinh khối tươi là 251,1-433,7 tấn/ha, tương đương với lượng sinh khối
khô thân là 132,2-223,4 tấn/ha.
Võ Đại Hải (2009) [5]khi nghiên cứu về sinh khối ở bốn loại rừng trồng
cho kết quả sau: Rừng trồng Thông mã vĩ từ 5-30 tuổi sinh khối đạt từ 21,12315,05 tấn/ha; rừng trồng Thông nhựa từ 5-45 tuổi có sinh khối từ 20,79174,72 tấn/ha; rừng trồng Keo lai từ 1-7 tuổi có sinh khối đạt từ 4,09-138,13
tấn/ha; rừng trồng Bạch đàn Urophylla từ 1-7 tuổi có sinh khối từ 5,67-117,92
tấn/ha. Ngoài ra tác giả thiết lập các phương trình tương quan giữa sinh khối

với các nhân tố điều tra lâm phần đường kính thân, chiều cao vút ngọn, tuổi
lâm phần, mối quan hệ giữa sinh khối tươi và sinh khối khô, sinh khối trên mặt
đất và dưới mặt đất theo các cấp đất.
Vũ Tấn Phương (2006) [11]khi nghiên cứu về sinh khối cây bụi thảm tươi
tại Đà Bắc - Hịa Bình; Hà Trung, Thạch Thành, Ngọc Lặc - Thanh Hóa cho kết
quả sau: Sinh khối tươi biến động rất khác nhau giữa các loại thảm tươi, cây
bụi: Cỏ Lau lách có sinh khối tươi cao nhất khoảng 104 tấn/ha, tiếp đến là trảng
cây bụi cao 2-3m có sinh khối tươi đạt khoảng 61 tấn/ha. Các loại cỏ như cỏ lá
tre, có tranh và cỏ chỉ có sinh khối biến động khoảng 22-31 tấn/ha. Về sinh
12


khối khơ: Lau lách có sinh khối khơ cao nhất 40 tấn/ha; cây bụi cao 2-3 m là 27
tấn/ha; cây bụi cao dưới 2m và tế guột đạt 20 tấn/ha; cỏ lá tre là 13 tấn/ha; cỏ
tranh 10 tấn/ha; cỏ chỉ, cỏ lông lợn là 8 tấn/ha.
Đặng Thịnh Triều (2010) [22]khi nghiên cứu sinh khối rừng trồng Thông
mã vĩ và Thông nhựa đưa ra kết quả: Tổng sinh khối của rừng trồng Thông mã
vĩ từ 1-9 tuổi đạt 20,6-313,43 tấn/ha, rừng trồng Thông nhựa là 22,58-192,12
tấn/ha. Tác giả đã xây dựng được bảng tra lượng sinh khối của cây cá thể
Thông mã vĩ và Thông nhựa theo nhân tố điều tra đường kính ngang ngực thân
cây và chiều cao vút ngọn theo từng cấp đất và chung cho các cấp đất.
Ngồi ra cịn một số cơng trình nghiên cứu khác về sinh khối rừng như:
Nguyễn Dương Thụy (1991) với công trình “nghiên cứu sinh khối rừng Đước
tại Cần Giờ”, Nguyễn Văn Bé (1999) thực hiện cơng trình “nghiên cứu sinh
khối rừng Đước tại tỉnh Bến Tre”,…
1.3. Nghiên cứu về khả năng tích lũy các bon/hấp thụ CO2 của thảm thực vật
1.3.1. Trên thế giới
Trên cơ sở các phương pháp tiếp cận về xác định sinh khối rừng nêu trên,
các nhà khoa học đã nghiên cứu khả năng hấp thụ các bon cho các đối tượng
cây rừng khác nhau và thu được những kết quả có tính khoa học. Một vài cơng

trình nghiên cứu tiêu biểu có thể kể đến sau:
Để nghiên cứu lượng các bon hấp thụ, các mẫu thứ cấp đã được dùng để
phân tích hàm lượng các bon theo phương pháp đốt cháy (Rayment và
Higginsin, 1992). Mẫu thứ cấp được đốt cháy bằng oxy tinh khiết trong môi
trường nhiệt độ cao và chuyển toàn bộ các bon thành CO2, sau đó CO2 được
tách ra bằng máy dị của dòng Heli tinh khiết. Các loại oxit khác (Nitơ, lưu
huỳnh,…) được tách ra từ dịng khí. Hàm lượng các bon được tính tốn bằng
phương pháp khơng tán sắc của vùng quang phổ hồng ngoại. Phân tích hàm
lượng các bon bằng hai phương pháp phép sắc ký của dịng khí và quang phổ
khối (Gifford, 2000). Sử dụng phương pháp đốt lò có thể phân tích được hàm
13


lượng Nitơ oxit cùng với hàm lượng CO2 và có thể phân tích thêm các loại
khống để tăng cường thêm giá trị của số liệu.
Năm 1980, Brown và cộng sự đã sử dụng cơng nghệ GIS dự tính lượng
các bon trung bình trong rừng nhiệt đới Châu Á là 144 tấn/ha trong phần sinh
khối và 148 tấn/ha trong lớp đất mặt với độ sâu 1m, tương đương với 42- 43 tỷ
tấn các bon trong toàn châu lục. Năm 1991, Houghton R.A đã chứng minh
lượng các bon trong rừng nhiệt đới Châu Á là 40 - 250 tấn/ha, trong đó 50 120 tấn/ha ở phần thực vật và đất (dẫn theo Phạm Xuân Hoàn, 2005) [7].
Năm 1986, Paml. C.A và cộng sự [32]cho rằng lượng các bon trung bình
trong sinh khối phần trên mặt đất của rừng nhiệt đới Châu Á là 185 tấn/ha và
biến động từ 25-300 tấn/ha. Kết quả nghiên cứu của Brown (1997) cho thấy
rừng nhiệt đới Đông Nam Á có lượng sinh khối trên mặt đất 50-430 tấn/ha và
trước khi có tác động của con người thì các trị số tương ứng là 350-400 tấn/ha.
Brown và Pearce (1994) [26]đưa ra các số liệu đánh giá lượng các bon và
tỷ lệ thất thoát đối với rừng nhiệt đới. Theo đó một khu rừng nguyên sinh có
thể hấp thụ được 280 tấn/ha và sẽ giải phóng 200 tấn các bon/ha nếu di chuyển
thành du canh du cư và giải phóng nhiều hơn các bon một chút nếu được
chuyển thành đồng cỏ hay đất nơng nghiệp. Rừng trồng có thể hấp thụ 115 tấn

các bon và con số này giảm từ 1/3 đến 1/4 khi rừng chuyển đổi sang canh tác
nông nghiệp.
Năm 1995, Murdiyarso D [32]đã nghiên cứu và đưa ra những dẫn liệu
rừng Indonesia có lượng các bon hấp thụ từ 161-300 tấn/ha trong phần sinh
khối trên mặt đất. Tại Philippines, năm 1999 Lasco R cho biết ở rừng tự nhiên
thứ sinh có 86-201 tấn các bon/ha trong phần sinh khối trên mặt đất, ở rừng già
con số đó 185-260 tấn các bon/ha. Tại Thái Lan, Noopragop K (1998) đã xác
định được lượng các bon trong sinh khối trên mặt đất là 72-182 tấn/ha. Ở
Malaysia, lượng các bon trong rừng biến động từ 100-160 tấn/ha và tính cả
trong sinh khối và đất là 90-780 tấn/ha (Abu Bakar, 1997).
14


Brown và các cộng sự (1996) [27]đã ước lượng được tổng lượng các bon
mà hoạt động trồng rừng trên thế giới có thể hấp thu tối đa trong vịng 50 năm
(1995-2000) là khoảng 60-70 Gt các bon, với 70% ở rừng nhiệt đới, 20% rừng
ôn đới, 5% ở rừng cực bắc (Cairns et al., 1997) [29]. Tính tổng lượng rừng
trồng có thể hấp thu được 11-15% tổng lượng các bon phát thải từ nguyên liệu
hóa thạch trong thời gian tương đương (Brown, 1997).
Năm 1999, một nghiên cứu về lượng phát thải các bon dự trữ trong sinh
quyển được Malhi, Baldocchi thực hiện. Theo các tác giả này, thì sự phát thải
từ các hoạt động của con người (như đốt cháy nhiên liệu hóa thạch…) tạo ra
7,1 ± 1,1 Gt các bon/năm đi vào khí quyển, cịn lại 46% cịn lại trong khí
quyển, trong đó có 2,0 ± 0,8 Gt các bon/năm được chuyển vào đại dương và
1,8 ± 1,6 Gt các bon/năm được dữ trong bề mặt các bon trái đất (dẫn theo Võ
Đại Hải, 2009) [6].
Năm 2000, ở Indonesia đã nghiên cứu khả năng hấp thụ các bon của rừng
thứ sinh, hệ thống cây nông lâm nghiệp kết hợp và hệ thống cây lâu năm trung
bình là 2,5 tấn/ha/năm và nghiên cứu điều kiện xung quanh với các loài cây:
khả năng tích lũy các bon biến động từ 0,5-12,5 tấn/ha/năm, rừng quế 7 tuổi

tích lũy 4,49-7,19kg các bon/ha…[19]
Nghiên cứu sự biến động các bon sau khai thác rừng của một số nhà khoa
học đã cho thấy rằng:
Lượng sinh khối và các bon của rừng nhiệt đới Châu Á bị giảm khoảng
22-67% sau khai thác (Lasco, 2002) [39].
Tại Philipines, ngay sau khi khai thác lượng các bon bị mất là 50%, so với
rừng thành thục trước khai thác ở Indonesia là 38-75% (Lasco, 2002) [39].
Phương thức khai thác cũng có ảnh hưởng rõ rệt tới mức thiệt hại do khai
thác hay lượng các bon bị giảm. Bằng việc áp dụng phương thức khai thác
giảm thiểu (RIL) tác động ở Sabah (Malaysia) sau khai thác một năm, lượng
sinh khối đã đạt 44-67% so với trước khai thác. Lượng các bon trong lâm
15


×