Tải bản đầy đủ (.pdf) (103 trang)

Nghiên cứu ảnh hưởng của biện pháp canh tác đến năng suất và chất lượng giống chè kim tuyên tại phú thọ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1014.88 KB, 103 trang )

...

..

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

NGÔ VĨNH HÙNG

NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA BIỆN PHÁP
CANH TÁC ĐẾN NĂNG SUẤT VÀ
CHẤT LƯỢNG GIỐNG CHÈ KIM TUYÊN
TẠI PHÚ THỌ

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC CÂY TRỒNG

Thái Nguyên - 2013


1
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

NGÔ VĨNH HÙNG

NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA BIỆN PHÁP
CANH TÁC ĐẾN NĂNG SUẤT VÀ
CHẤT LƯỢNG GIỐNG CHÈ KIM TUYÊN
TẠI PHÚ THỌ
Chuyên ngành: Khoa học cây trồng
Mã số


: 60.62.01.10

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC CÂY TRỒNG

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Nguyễn Hữu Hồng

Thái Nguyên - 2013


i
LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan bản luận văn "Nghiên cứu ảnh hưởng của biện pháp
canh tác đến năng suất và chất lượng giống chè Kim Tuyên tại Phú Thọ" là cơng
trình nghiên cứu của riêng tơi và chưa được cơng bố ở bất kỳ cơng trình nào.
Tơi xin hồn tồn chịu trách nhiệm về bản luận văn này.

Tác giả

Ngơ Vĩnh Hùng


ii

LỜI CẢM ƠN
Thực hiện đề tài "Nghiên cứu ảnh hưởng của biện pháp canh tác đến năng
suất và chất lượng giống chè Kim Tuyên tại Phú Thọ", tôi xin chân thành cảm ơn
Ban Giám hiệu trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, Phòng quản lý đào tạo
khoa Sau Đại học, các giáo sư, phó giáo sư, tiến sĩ và các giảng viên trực tiếp
tham gia giảng dạy lớp cao học K19A Trồng trọt đã quan tâm và tạo mọi điều

kiện giúp đỡ tơi hồn thành khố học.
Tơi xin được bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến PGS.TS. Nguyễn Hữu
Hồng, người hướng dẫn khoa học đã tận tình giúp đỡ tôi trong việc định hướng
đề tài cũng như trong suốt q trình nghiên cứu, viết luận văn.
Tơi cũng xin trân trọng cảm ơn Lãnh đạo, đội ngũ cán bộ Viện Khoa học
Kỹ thuật Nơng Lâm nghiệp miền núi phía Bắc đã tạo mọi điều kiện thuận lợi,
giúp tơi có những tư liệu để hoàn thành luận văn này.
Do điều kiện thời gian và phạm vi nghiên cứu có hạn, luận văn khơng
tránh khỏi những thiếu sót, tác giả luận văn kính mong nhận được sự chỉ dẫn và
góp ý thêm của các thầy giáo, cô giáo và các bạn đồng nghiệp để luận văn được
hoàn thiện hơn.

Thái Nguyên, tháng 8 năm 2013
Tác giả luận văn

Ngô Vĩnh Hùng


iii
MỤC LỤC
Trang
Lời cam đoan..................................................................................................... i
Lời cảm ơn ....................................................................................................... ii
Mục lục ...........................................................................................................iii
Danh mục từ viết tắt ........................................................................................ iv
Danh mục bảng biểu ......................................................................................... v
Danh mục hình ................................................................................................ vi
MỞ ĐẦU ......................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài ................................................................................ 1
2. Mục đích, yêu cầu......................................................................................... 2

2.1. Mục đích.................................................................................................... 2
2.2. Yêu cầu...................................................................................................... 2
3. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn .......................................................... 2
3.1. Ý nghĩa khoa học ....................................................................................... 2
3.2. Ý nghĩa thực tiễn ....................................................................................... 3
Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU............................................................. 4
1.1. Tổng quan nghiên cứu về sử dụng phân bón cho chè ................................. 4
1.1.1. Cơ sở khoa học việc sử dụng phân bón cho chè ...................................... 4
1.1.2. Nguyên tắc bón phân cho chè.................................................................. 5
1.1.3. Tình hình nghiên cứu về phân bón cho chè ............................................. 5
1.1.3.1. Tình hình nghiên cứu về phân bón cho chè trên Thế giới ..................... 5
1.1.3.2. Tình hình nghiên cứu phân bón cho chè trong nước ............................. 9
1.1.4. Tình hình sử dụng phân bón cho chè..................................................... 12
1.1.4.1. Sử dụng phân đạm cho chè................................................................. 12
1.1.4.2. Sử dụng phân lân cho chè .................................................................. 13
1.1.4.3. Sử dụng phân Kali cho chè................................................................. 14
1.1.4.4. Sử dụng phân hữu cơ cho chè ............................................................ 15
1.1.4.5. Một số nguyên tố vi lượng ................................................................. 17


iv
1.1.4.6. Vai trị của phân bón qua lá đối với năng suất và chất lượng chè ....... 18
1.2. Tổng quan nghiên cứu về kỹ thuật và thời vụ thu hái chè......................... 20
1.2.1. Cơ sở khoa học xác định biện pháp, kỹ thuật hái................................... 20
1.2.1.1. Ảnh hưởng của hái búp đến sinh trưởng phát dục và sản lượng của cây ..... 20
1.2.1.2. Quan hệ giữa hái chè và phẩm chất .................................................... 21
1.2.1.3. Tương quan giữa chỉ số diện tích lá với sản lượng chè ....................... 22
1.2.2.Quy cách hái chè.................................................................................... 22
1.2.2.1 Đối với chè trong thời kỳ kiến thiết cơ bản: ........................................ 22
1.2.2.2. Đối với chè kinh doanh ...................................................................... 22

1.2.2.3. Đối với chè đốn đau và đốn trẻ lại...................................................... 23
1.2.2.4. Yêu cầu kỹ thuật hái........................................................................... 23
1.2.3. Nghiên cứu về kỹ thuật và thời vụ thu hái chè ...................................... 23
1.3. Một số kết quả nghiên cứu nổi bật trong sản xuất chè tại Việt Nam ......... 25
1.4. Giống chè Kim Tuyên.............................................................................. 30
1.4.1. Nguồn gốc ............................................................................................ 30
1.4.2. Đặc điểm............................................................................................... 30
Chương 2 ....................................................................................................... 31
NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........................................ 31
2.1. Vật liệu nghiên cứu.................................................................................. 31
2.2. Phạm vi nghiên cứu ................................................................................. 31
2.3. Nội dung nghiên cứu................................................................................ 31
2.3.1. Nội dung nghiên cứu............................................................................. 31
2.3.2. Các công thức nghiên cứu ..................................................................... 31
2.4. Các chỉ tiêu theo dõi và phương pháp nghiên cứu .................................... 34
2.4.1. Các chỉ tiêu về năng suất chè ................................................................ 34
2.4.2. Các chỉ tiêu về chất lượng..................................................................... 35
Chương 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN .................................................... 38


v
3.1. Ảnh hưởng của thời tiết, khí hậu tới sinh trưởng phát triển của cây Chè
trong thời gian nghiên cứu .............................................................................. 38
3.2. Nghiên cứu ảnh hưởng của thời vụ, kỹ thuật thu hái đến chất lượng giống
chè Kim Tuyên ............................................................................................... 40
3.2.1. Ảnh hưởng của thời vụ thu hái đến chất lượng giống chè Kim Tuyên... 40
3.2.1.1. Ảnh hưởng của các thời vụ thu hái đến một số chỉ tiêu sinh hóa của sản
phẩm chè xanh chế biến từ giống chè Kim Tuyên........................................... 41
3.2.1.2. Ảnh hưởng của các thời vụ thu hái đến kết quả thử nếm cảm quan sản
phẩm chè xanh chế biến từ nguyên liệu giống chè Kim Tuyên ....................... 44

3.2.2. Ảnh hưởng của kỹ thuật thu hái đến năng suất và chất lượng giống chè
Kim Tuyên...................................................................................................... 47
3.2.2.1. Ảnh hưởng của kỹ thuật thu hái đến năng suất giống chè Kim tuyên . 47
3.2.2.2. Ảnh hưởng của kỹ thuật thu hái đến chất lượngchè xanh chế biến từ
nguyên liệu giống chè Kim tuyên ................................................................... 50
3.2.2.3. Hạch toán kinh tế của thí nghiệm ảnh hưởng của kỹ thuật thu hái ...... 54
3.3. Nghiên cứu ảnh hưởng của phân bón đến năng suất, chất lượng chè xanh
chế biến từ nguyên liệu giống chè Kim tuyên ................................................. 55
3.3.1. Ảnh hưởng của một số loại phân bón đa lượng đến năng suất và chất
lượng giống chè Kim Tuyên ........................................................................... 55
3.3.1.1. Ảnh hưởng của một số loại phân bón đa lượng đến năng suất giống chè
Kim tuyên....................................................................................................... 56
3.3.1.2. Ảnh hưởng của một số loại phân bón đa lượng đến chất lượng giống
chè Kim tuyên ................................................................................................ 58
3.3.1.3. Hạch toán hiệu quả kinh tế của một số loại phân bón đa lượng đối với
chè Kim Tuyên ............................................................................................... 63
3.3.2. Ảnh hưởng của một số loại phân bón hữu cơ vi sinh đến năng suất và
chất lượng chè xanh chế biến từ nguyên liệu giống chè Kim Tuyên ............... 63


vi
3.3.2.1. Ảnh hưởng của một số loại phân bón hữu cơ vi sinh đến năng suất
giống chè Kim tuyên....................................................................................... 65
3.3.2.2. Ảnh hưởng của một số loại phân bón hữu cơ vi sinh tới chất lượng chè
xanh chế biến từ nguyên liệu giống chè Kim Tuyên ....................................... 67
3.3.2.3. Hạch toán hiệu quả kinh tế của một số loại phân bón hữu cơ vi sinh đối
với chè Kim Tuyên ......................................................................................... 70
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ........................................................................... 71
1. Kết luận ...................................................................................................... 71
2. Đề nghị ....................................................................................................... 72

TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 73
PHỤ LỤC


iv
DANH MỤC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT
STT

TỪ, CỤM TỪ

VIẾT TẮT

1

Năng suất lý thuyết

NSLT

2

Năng suất thực thu

NSTT

3

Trung bình

TB


4

Khơng khí

KK

5

Nhận xét

NX

6

Cơng thức

CT

7

Nhắc lại

NL

8

Khoa học kỹ thuật

KHKT


9

Tổ chức Lương thực và Nông
nghiệp Liên Hợp Quốc

FAO

10

Tổ chức Thương mại Thế giới

WTO

11

Phát triển nông thôn

PTNT


v
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1: Các yếu tố đóng góp vào tăng năng suất cây trồng tại Trung Quốc... 6
Bảng 1.2: Hàm lượng một số nguyên tố khoáng trong chè (% chất tro) ............ 8
Bảng 1.3: Hàm lượng N trong chè nguyên liệu (% chất khô) ............................ 9
Bảng 1.4: Sử dụng phân bón và năng suất cây trồng ở Việt Nam.................... 10
Bảng 1.5: Liều lượng và thời kỳ bón phân đạm .............................................. 13
Bảng 1.6: Định mức bón phân cho chè kinh doanh ở Liên Xô cũ.................... 15
Bảng 1.7: Hàm lượng nước, tanin, chất hòa tan trong lá chè ........................... 21
Bảng 1.8: Hái chừa hợp lý cho năng suất cao.................................................. 25

Bảng 2.1: Mức độ quan trọng của từng chỉ tiêu đánh giá ................................ 36
Bảng 2.2: Xếp hạng mức chất lượng theo điểm tổng số .................................. 37
Bảng 3.1: Diễn biến thời tiết, khí hậu tại Phú Thọ năm 2012-2013 ................. 39
Bảng 3.2. Ảnh hưởng của thời vụ thu hái đến một số chỉ tiêu hóa học trong sản
phẩm chè chế biến từ nguyên liệu giống chè Kim Tuyên .............. 41
Bảng 3.3. Ảnh hưởng của thời vụ thu hái đến chất lượng chè Kim Tuyên
(phương pháp thử nếm) ................................................................. 45
Bảng 3.4. Ảnh hưởng của kỹ thuật thu hái đến năng suất chè ......................... 48
Bảng 3.5. Ảnh hưởng của kỹ thuật thu hái đến chất lượng chè Kim Tuyên..... 51
Bảng 3.6. Ảnh hưởng của công thức thu hái đến chất lượng chè Kim Tuyên
(phương pháp thử nếm) ................................................................. 53
Bảng 3.7. Sơ bộ hạch toán hiệu quả kinh tế của biện pháp thu hái .................. 54
Bảng 3.8. Ảnh hưởng của phân bón đa lượng đến năng suất chè..................... 56
Bảng 3.9. Ảnh hưởng của phân bón đa lượng đến chất lượng chè Kim Tuyên 60
Bảng 3.10: Kết quả đánh giá cảm quan và thử nếm chè .................................. 62
Bảng 3.11. Sơ bộ hạch toán hiệu quả kinh tế của phân bón đa lượng đối với chè
Kim Tuyên .................................................................................... 63
Bảng 3.12. Ảnh hưởng của phân bón hữu cơ đến năng suất chè...................... 65
Bảng 3.13. Ảnh hưởng của phân bón hữu cơ đến chất lượng chè Kim Tuyên . 67
Bảng 3.14. Ảnh hưởng của cơng thức phân bón vi sinh đến chất lượng chè Kim
Tuyên (phương pháp thử nếm) ...................................................... 69
Bảng 3.15. Sơ bộ hạch toán hiệu quả kinh tế của phân bón hữu cơ đối với chè
Kim Tuyên .................................................................................... 70


vi
DANH MỤC HÌNH
Hình 3.1. Biểu đồ ảnh hưởng của kỹ thuật thu hái đến mật độ búp chè ........... 48
Hình 3.2. Biểu đồ ảnh hưởng của kỹ thuật thu hái đến khối lượng búp chè..... 49
Hình 3.3. Biểu đồ ảnh hưởng của kỹ thuật thu hái đến năng suất .................... 50

Hình 3.4. Biểu đồ ảnh hưởng của phân bón đa lượng đến khối lượng búp ...... 57
Hình 3.5. Biểu đồ ảnh hưởng phân bón đa lượng đến mật độ búp chè............. 57
Hình 3.6. Biểu đồ ảnh hưởng phân bón đa lượng đến năng suất chè ............... 58
Hình 3.7. Biểu đồ ảnh hưởng phân bón hữu cơ đến khối lượng búp chè ......... 65
Hình 3.8. Biểu đồ ảnh hưởng phân bón hữu cơ đến mật độ búp chè................ 66
Hình 3.9. Biểu đồ ảnh hưởng phân bón hữu cơ đến năng suất chè .................. 66


1

MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài
Cây chè có tên khoa học là Camellia sinensis O.Kuntze. Cây chè và các
sản phẩm của chè đã được các dân tộc trên thế giới biết đến và sử dụng từ lâu
đời. Chè là một thức uống lý tưởng và có nhiều giá trị về dược liệu. Uống chè
đã trở thành tập tục và là nhu cầu văn hoá mang đậm bản sắc của các dân tộc.
Trong dân gian người dân sử dụng chè làm vị thuốc chữa tả lị, sỏi thận,
đau dạ dày và trở thành thức uống giải khát phổ thông cho mọi tầng lớp nhân
dân. Ngày nay con người đã sản xuất nhiều loại chè có tác dụng giải nhiệt, an
thần, chè lợi mật, chè chữa thận… Khoa học hiện đại đã đi sâu nghiên cứu
bản chất cây chè và đã phát hiện ra hàng trăm hoạt chất quý trong chè. Thành
phần hoá học chủ yếu của lá chè là Tanin chiếm 20 - 35%, cafein chiếm 2,5%.
Trong lá chè còn chứa nhiều loại vitamin A, B, K, PP, đặc biệt có rất nhiều
vitamin C. Chính vì vậy chè có tác dụng tốt trong phòng và chữa bệnh đường
ruột, chống nhiễm khuẩn (nhờ Tanin), có tác dụng lợi tiểu (do Teofilin,
Teobromin), kích thích tiêu hố mỡ, chống béo phì, chống sâu răng, hơi
miệng. Chất Catechin trong chè cịn có chức năng phịng ngừa phóng xạ, ung
thư, phịng bệnh huyết áp cao, chống lão hố.
Kim tun là giống chè lai có nguồn gốc từ Trung Quốc có chất lượng

tốt, là nguyên liệu chế biến chè xanh chất lượng cao, tuy nhiên năng suất
không cao. Đánh giá những nguyên nhân gây nên hiệu quả sản xuất chè thấp
thì chủ yếu là do mức đầu tư thâm canh thấp, vẫn áp dụng các kỹ thuật canh
tác cũ, lạc hậu trong khi điều kiện tự nhiên sinh thái vùng chè có nhiều thay
đổi, tình hình kinh tế và thị trường chè cũng biến đổi nhiều. Bên cạnh đó các
biện pháp kỹ thuật áp dụng vào sản xuất nhằm nâng cao năng suất và đảm bảo
chất lượng của giống chè được nghiên cứu đã lâu khơng cịn phù hợp với tình


2

hình sản xuất chè thương phẩm hiện nay. Xuất phát từ yêu cầu thực tiễn trên
chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu ảnh hưởng của biện
pháp canh tác đến năng suất và chất lượng giống chè Kim Tuyên tại Phú
Thọ”.
2. Mục đích, yêu cầu
2.1. Mục đích
Nghiên cứu ảnh hưởng của thời vụ thu hái, kỹ thuật thu hái đến chất lượng
giống chè Kim Tuyên.
Nghiên cứu và đánh giá một số sản phẩm phân bón thích hợp nhằm nâng
cao năng suất và chất lượng giống chè Kim Tuyên tại Phú Thọ.
2.2. Yêu cầu
- Đánh giá ảnh hưởng của thời vụ, kỹ thuật thu hái đến chất lượng chè
Kim Tuyên: đánh giá kết quả phân tích một số chỉ tiêu hóa học và đánh giá
kết quả thử nếm cảm quan sản phẩm chè xanh chế biến từ nguyên liệu giống
chè Kim Tuyên.
+ Nghiên cứu ảnh hưởng của kỹ thuật thu hái đến năng suất và đánh giá
hiệu quả kinh tế của kỹ thuật thu hái trong sản xuất chè Kim Tuyên.
- Nghiên cứu ảnh hưởng của phân bón đến năng suất, chất lượng chè từ đó
chọn ra loại phân bón hiệu quả nhất áp dụng cho giống chè Kim Tuyên.

+ Về chất lượng: đánh giá kết quả phân tích một số chỉ tiêu hóa học và
đánh giá kết quả thử nếm cảm quan sản phẩm chè thử nếm.
+ Về năng suất: đánh giá các chỉ tiêu cấu thành năng suất như mật độ
búp, khối lượng búp, năng suất lý thuyết và năng suất thực thu.
+ Đánh giá hiệu quả kinh tế khi sử dụng các loại phân bón trong sản
xuất chè Kim Tuyên.
3. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn
3.1. Ý nghĩa khoa học


3

Kết quả của đề tài sẽ bổ sung tài liệu khoa học cho công tác nghiên cứu
khoa học, giảng dạy tập huấn ở địa phương. Kết quả nghiên cứu của đề tài là
cơ sở xây dựng quy trình kỹ thuật thâm canh mới trong sản xuất giống chè
Kim Tuyên.
3.2. Ý nghĩa thực tiễn
Kết quả nghiên cứu của đề tài là căn cứ để nâng cao năng suất, chất lượng
chè thương phẩm và hiệu quả kinh tế cho người dân sản xuất giống chè Kim
Tuyên.


4

Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1. Tổng quan nghiên cứu về sử dụng phân bón cho chè
1.1.1. Cơ sở khoa học việc sử dụng phân bón cho chè
Cây chè có khả năng hút dinh dưỡng liên tục trong chu kỳ phát dục hàng

năm cũng như trong chu kỳ phát dục cả đời sống của nó. Mặc dù trong điều
kiện ở nước ta về mùa Đông cây chè tạm ngừng sinh trưởng nhưng vẫn yêu
cầu lượng dinh dưỡng tối thiểu, do đó cần cung cấp đầy đủ dinh dưỡng để cây
sinh trưởng, cho năng suất và chất lượng tốt.
Trên cây chè có hai quá trình sinh trưởng sinh dưỡng và sinh trưởng
sinh thực song song tồn tại. Đây là hai quá trình mâu thuẫn và tranh chấp dinh
dưỡng với nhau. Vì vậy muốn cho chè có sản lượng búp cao thì phải sử dụng
phân bón hợp lý để hạn chế sinh trưởng sinh thực đối với cây chè thu hái búp,
hoặc hạn chế sinh trưởng sinh dưỡng với cây chè thu hoạch quả giống.
Khả năng thích ứng với điều kiện dinh dưỡng của cây chè rất rộng rãi.
Nó có thể sống ở nơi đất rừng màu mỡ mới khai phá và cũng có thể sống ở
những nơi đất nghèo dinh dưỡng mà vẫn cho năng suất nhất định tuy nhiên
muốn nâng cao năng suất chè cần phải bón phân đầy đủ [8].
Để đạt được năng suất cao cây chè đã lấy đi trong đất một nguồn
dinh dưỡng là: N: 375kg, P2O5: 75kg, 112 - 115kg K2O. Đối tượng thu
hoạch chè là búp và lá non, mỗi năm thu hoạch trung bình 5 - 10 tấn/ha và
ngồi ra, đất cịn bị rửa trơi xói mịn làm tiêu hao một phần dinh dưỡng. Vì
thế, lượng dinh dưỡng trong đất mất đi khá nhiều, nếu khơng bổ sung kịp cho
đất thì cây trồng sẽ sinh trưởng kém và cho năng suất thấp.
Bón phân cho chè trong thời kỳ sản xuất có ảnh hưởng trực tiếp đến
sinh trưởng, sản lượng và phẩm chất của chè. Xây dựng một quy trình bón


5

phân hợp lý cho chè cần phải căn cứ vào điều kiện đất đai cũng như điều kiện
ngoại cảnh và đặc điểm sinh lý của cây.
1.1.2. Nguyên tắc bón phân cho chè
Ảnh hưởng của phân bón đối với cây chè là rất lớn, muốn sử dụng phân
bón hợp lí, cần dựa vào các nguyên tắc sau:

+ Phân tích hàm lượng dinh dưỡng có trong đất.
+ Căn cứ tình hình sinh trưởng và tuổi cây.
+ Dựa vào điều kiện khí hậu thời tiết.
+ Bón phối hợp cân đối giữa các loại phân bón.
1.1.3. Tình hình nghiên cứu về phân bón cho chè
1.1.3.1. Tình hình nghiên cứu về phân bón cho chè trên Thế giới
Trong một nửa thế kỷ trở lại đây những cơng trình nghiên cứu khoa học
và cơng nghệ sản xuất chè đã có những tiến bộ to lớn, theo đà phát triển
nhanh chóng và mạnh mẽ của nền khoa học Thế giới.
Các tác giả Lin Xinjiong, Guo Zhuan, Zhou Qinghui, Zhang Wenjin
(Viện nghiên cứu Chè -Viện hàn lâm Khoa học nông nghiệp Phúc Kiến Trung Quốc. 1991) [23] khi nghiên cứu ảnh hưởng của bón phân đến năng
suất, chất lượng chè đã kết luận: bón phân có thể đẩy mạnh sự sinh trưởng của
cây chè, tăng năng suất và cải thiện chất lượng nguyên liệu chè búp tươi.
Năng suất nguyên liệu chè búp tươi cao, hàm lượng acid amin, polyphenol,
catechin, đường tổng số trong nguyên liệu chè búp tươi thích hợp, chất lượng
chè thành phẩm tốt nhất… có thể đạt được khi cung cấp các loại phân đạm,
lân, kali… với liều lượng và tỷ lệ hợp lý. Hiệu quả việc bón phân kali đến
chất lượng sản phẩm chè rõ ràng hơn so với bón đạm và bón lân. Do vậy, việc
bón tăng tỷ lệ phân kali trong hỗn hợp phân bón đạm - lân - kali cho vùng
nguyên liệu chế biến chè là việc vô cùng quan trọng.


6

Những nghiên cứu của Cuaxanop (1954) T.C. Mgaloblisvili (1966) đều
khẳng định bón phân lân trên nền N, K làm tăng hàm lượng catechin trong
búp chè, có lợi cho phẩm chất.
Bảng 1.1: Các yếu tố đóng góp vào tăng năng suất cây trồng
tại Trung Quốc
STT


Yếu tố

% đóng góp

1

Phân bón

40,0

2

Giống cây trồng

30,0

3

Bảo vệ thực vật

20,0

4

Cơ giới hóa

10,0

(Nguồn: Dõngin FENG, 2010 [20])

Các tác giả Ruan Jiannyun, Wu Xun, Hardter (Viện nghiên cứu chè
thuộc Viện Hàn lâm Khoa học nông nghiệp Hàng Châu - Trung Quốc và Viện
nghiên cứu Kali quốc tế - Thụy sỹ, 1997) [24] khi nghiên cứu ảnh hưởng của
Kali va Magie đến năng suất và chất lượng chè đã kết luận: bón bổ sung Kali
và Magie làm năng suất chè búp tươi tăng đáng kể, tỷ lệ tăng đạt 9 - 38% sau
2 năm thử nghiệm. Hàm lượng acid amin tự do và cafein trong nguyên liệu
chè tươi cũng tăng. Hàm lượng polyphenol trong nguyên liệu búp thu từ vườn
chè bón kali tăng nhưng trong nguyên liệu búp thu từ vườn chè bón Mg giảm
rõ ràng. Tỷ lệ Polyphenol/acid amin tự do trong nguyên liệu lấy từ vườn chè
bón cả Kali và Mg đều giảm, điều này có lợi cho chất lượng chè. Một số hợp
chất thơm quan trọng (nerolidol..) đều tăng. Điều này cho thấy, việc bổ sung
Kali và Magie có tác dụng cải thiện đặc tính hương thơm của sản phẩm. Chất
lượng chè thương phẩm có mối tương quan chặt chẽ với hàm lượng Mg trong
nguyên liệu búp. Bón bổ sung Kali và Mg sẽ là một biện pháp nơng học có
hiệu quả nhằm nâng cao chất lượng chè thành phẩm đặc biệt là đối với cây
chè trồng trong điều kiện đất thiếu Kali và Mg dễ tiêu.


7

Các tác giả RUAN Jian-yun, WU Xun (Viện Nghiên Cứu Chè- Viện
Hàn Lâm Khoa Học Nông Nghiệp Trung Quốc- Hàng Châu- Trung Quốc,
2003) [26] trong báo cáo tổng kết kết quả nghiên cứu thử nghiệm với phân
Kali và Mg trên các loại hình chè khác nhau, thực hiện ở đa dạng các vùng
chè khác nhau của Trung Quốc đã xác định: Khi phân tích các mẫu đất điển
hình lấy từ các vùng chè khác nhau cho thấy, hơn nửa số mẫu đất phân tích
có biểu hiện thiếu K và Mg; K và Mg không đáp ứng được so với yêu cầu của
cây chè trong điều kiện sản xuất hiện tại. Bón K và Mg làm tăng năng suất
đáng kể của một số sản phẩm chè chính: chè xanh, chè đen và chè ôlong; hàm
lượng các chất acid amin tự do, polyphenols, cafein cũng như theaflavin và

thearubigin tăng đáng kể. Bón Kali làm tăng đặc tính chống chịu với điều kiện
hạn và dịch bệnh. Các thử nghiệm đồng ruộng đã chỉ ra rằng, bón phân KCl có
hiệu quả tương tự như bón phân K2SO4. Xét tồn diện, cân bằng dinh dưỡng
(bao gồm cả K và Mg) là biện pháp quan trọng để cải thiện khả năng sản xuất
chè ôlong. Khuyến cáo chung cho việc áp dụng tỉ lệ bón K và Mg là phải dựa
trên kết quả đánh giá tình trạng K và Mg trong đất.
Các tác giả ZHANG Wen jin, YANG Ru xin, CHEN Chang song,
ZHANG Ying gen (Viện Nghiên Cứu Chè- Viện Hàn Lâm Khoa Học Nông
Nghiệp Phúc Kiến- Trung Quốc, 2000) [25] khi nghiên cứu ảnh hưởng của
phân bón đến khả năng sản xuất và chất lượng chè đã kết luận: bón phân hữu
cơ kết hợp với phân vơ cơ có thể thúc đẩy cây chè sinh trưởng nhanh, tăng
khả năng cho năng suất và nâng cao chất lượng chè. Tỷ lệ bón kết hợp tốt
nhất là 3N: 1P: 3K: 3 phân hữu cơ hoặc 2N: 2P: 2K: 3 phân hữu cơ. Hiệu quả
của N, P, K và phân hữu cơ ở các giai đoạn sinh trưởng khác nhau của cây
chè là khác nhau. Các tác giả Tu Lian Jian, Li Xiufeng, Zhan Quanning, Wu
Zhongxing, Lin Xiaoduan, Wu Conghui, Shun Zhonghuan, Chen Xuebo (Đại
Học Nông Lâm Nghiệp Phúc Kiến - Trung Quốc, 2006) [28] khi nghiên cứu


8

ảnh hưởng của việc bón phân hữu cơ đến năng suất và chất lượng chè đã kết
luận: Bón 10kg phân hữu cơ (phân thỏ) + 20g vi sinh vật (trên diện tích 50m2)
có thể cải thiện được năng suất chè, ảnh hưởng tích cực đến hiệu quả kinh tế
và các hợp chất hóa học có ý nghĩa đối với sản phẩm chè.
Các nghiên cứu về kỹ thuật thâm canh hay công nghệ chế biến đều đi
sâu, phát triển lên một trình độ mới, do đó đã nâng cao một cách rõ rệt về
năng suất và chất lượng chè. Theo Eden (1958) trong búp chè non có 4,5% N;
1,5% P2O5 và 1,2 - 2,5% K2O. Những kết quả nghiên cứu của Jolemuanu cho
thấy nhu cầu dinh dưỡng khoáng của cây chè rất lớn.

Theo số liệu của G.S. Goziaxivili (1949) bón K2O trên đất đỏ với liều
lượng 80 - 320kg/ha có thể làm tăng sản 28 - 55% so với đối chứng chỉ bón
N, P. Những nghiên cứu của A.D. Makharobitze (1948) cho thấy phẩm chất
ngun liệu trong các cơng thức bón phân khác nhau được xếp theo thứ tự
sau: P, K, N và khơng bón. Những kết quả nghiên cứu của Liên Xô cũ, nếu
hàm lượng Kali trong lá dưới 0,5%, dấu hiệu thiếu Kali biểu hiện rõ rệt, trên
1% thì cây sinh trưởng bình thường. Hàm lượng K2O 15mg/100g đất là thiếu
Kali, nếu trên 15mg/100g đất cây sinh trưởng bình thường.
Bảng 1.2: Hàm lượng một số nguyên tố khoáng trong chè (% chất tro)
Loại

CaO

MgO

K2O

P2O5

Chè chế biến ở Xrilanca

7,8

7,2

31,7

13,5

Chè chế biến ở Trung Quốc


8,9

6,0

30,3

13,7

Chè chế biến ở Trakvi (Liên Xô)

8,1

7,7

30,6

14,5

Lá chè tươi Gruzia (Liên Xô)

9,7

8,7

38,9

19,0

Lá chanh


63,0

5,7

15,0

Lá cam quýt

66,1

4,3

11,6


9

Bảng 1.3: Hàm lượng N trong chè nguyên liệu (% chất khơ)
Dạng đạm

Protein N

Nhóm chè
Tổng số

Hịa tan

x 6,25


Ấn Độ

4,42

1,82

27,6

Trung Quốc

4,52

1,55

28,25

Gruzia

5,08

2,66

35,50

Theo tài liệu của Trung Quốc nếu thu hoạch 7,5 tấn búp/ha, cần phải
cung cấp N: 37,5 kg, P2O5: 75kg và K2O: 112 - 150 kg. Ngoài ra cần chú ý
rằng, hàng năm trọng lượng cành lá đốn cũng xấp xỉ bằng trọng lượng búp và
lá non đã thu hoạch và theo Daraxeli thì lượng đạm bị rửa trơi thường bằng
1/3 tổng lượng đạm bón vào đất [5].
Từ những dẫn liệu trên đây, cho thấy rằng cây chè có những đặc điểm

dinh dưỡng khác với một số cây trồng khác, nhu cầu về dinh dưỡng khống
của cây chè rất lớn. Vì vậy, cần xét từng điều kiện cụ thể để xây dựng chế độ
bón phân hợp lý cho chè.
1.1.3.2. Tình hình nghiên cứu phân bón cho chè trong nước
Theo số liệu thống kê, năng suất và sản lượng các cây trồng chính tại
Việt Nam có mối quan hệ chặt chẽ với lượng phân bón sử dụng. Lượng phân
bón của Việt Nam năm 2010 thuộc loại cao trên thế giới tuy nhiên chúng ta có
hệ số sử dụng đất đạt gần 2 lần, do vậy thực chất dinh dưỡng bón cho cây
trồng cũng chỉ khoảng 200 kg N + P2O5 + K2O/ha/vụ [21].


10

Bảng 1.4: Sử dụng phân bón và năng suất cây trồng ở Việt Nam
Đơn vị: 1000 tấn N + P2O5 + K2O
Năm

Tiêu thụ phân bón

Năng suất cây trồng (tấn/ha)

Tồn cầu

Việt Nam

Lúa

Ngô

Cà phê


Chè

1961

31.182

89

1,34

1965

47.003

78

1,90

1970

69.308

311

2,01

1975

91.399


330

2,12

1,15

1980

116.720

155

2,08

1,10

2,01

1985

129.490

469

2,78

1,48

2,43


1990

137.829

560

3,19

1,55

0,77

2,41

1995

129.681

1.224

3,68

2,11

1,16

2,71

2000


135.198

2.267

4,24

2,75

1,42

3,58

2005

161.358

1.985

4,89

3,60

1,56

4,51

2010

163.500


2.582

5,34

4,11

1,98

6,42

2011

172.600

2.935

5,53

4,29

2,04

7,03

2012

176.600

2.774


5,66

4,32

1,97

7,80

566

3.116

422

375*

255**

388***

2012
vs
1961,
%
Ghi chú: * so với năm 1975; ** so với năm 1990; *** so với năm 1980.
Theo Đỗ Văn Ngọc (Viện KHKT nơng lâm nghiệp miền núi phía Bắc,
2005) [19], bón phân NPK tỷ lệ 3:1:1 (35N/ tấn sản phẩm), kết hợp bón Mg
và thay một phần đạm vơ cơ bằng đạm hữu cơ, có ảnh hưởng rất tốt đến năng
suất và chất lượng chè. Nghiên cứu một số giải pháp tạo nguồn hữu cơ cho

chè cho thấy: “dùng 100 P2O5 + 30N/ha cây cốt khí cho năng suất xanh cao


11

nhất. Dùng 20 tấn cành lá cây cốt khí bón cho chè sản xuất kinh doanh, so với
bón 20 tấn phân chuồng cho năng suất tương đương.
Nghiên cứu của Phạm Văn Chương và cs (2007) cho thấy: bón phân
hữu cơ sinh học kết hợp với sử dụng phân bón lá, thuốc bảo vệ thực vật sinh
học và hệ thống tưới phun có tác dụng nâng cao năng suất và chất lượng chè
nguyên liệu. Với lượng bón cho 1 ha, 10-15 tấn phân hữu cơ sinh học, 36 lít
phân bón lá có thể giảm 40% đạm và 33% lân supe làm tăng năng suất chè từ
(19-34%). Bón phân hữu cơ sinh học không những tăng năng suất và hiệu quả
sản xuất chè mà cịn góp phần nâng cao chất lượng thương phẩm của chè. Lãi
thuần của 1 ha sản xuất chè với mức đầu tư như trên đạt được từ 10.483.000 14.640.000 đồng/ha/năm, so với đối chứng chỉ thu lãi thuần là 5.267.000
đồng/ha/năm.
Theo Chu Xuân Ái và cộng sự (2003), Lê Đình Giang (2008) khi trồng
xen cây phân xanh trên đồi chè kiến thiết cơ bản và tận dụng chất xanh bón
cho chè sẽ góp phần tăng năng suất chè và cải thiện được lý tính của đất.
Trong những biện pháp giữ ẩm, biện pháp tủ ẩm bằng chất hữu cơ là biện
pháp có hiệu quả nhất. Vì vậy, với những nương chè khi trồng mới nên tiến
hành trồng xen các loại cây phân xanh họ đậu vừa có tác dụng cải tạo đất
chống xói mịn vừa có một lượng chất hữu cơ đáng kể để tủ gốc chè giữ ẩm
khi trồng mới và suốt thời kỳ kiến thiết cơ bản.
Phan Thanh Huyền và cs (2010), sau 3 năm nghiên cứu đã tìm ra tổ hợp
phân bón: 300 kg N + 150 kg P2O5 + 150 kg K2O/ha/năm là công thức bón
phân cân đối, hợp lý, vừa cho hiệu quả kinh tế cao vừa tiết kiệm được phân
bón, năng suất đạt 12,81 tấn chè búp tươi/ha, lợi nhuận đạt trên 50 triệu đồng.
Nhu cầu về đạm của cây chè trên vùng đất nghiên cứu rất lớn, quyết định rõ
rệt đến năng suất chè và tình trạng thiếu đạm là một trong những yếu tố hạn



12

chế của đất đỏ vàng trên đá sét ở Thái Ngun. Việc bón N, P, K và S trong
thí nghiệm không ảnh hưởng đến các chỉ tiêu về chất lượng chè.
1.1.4. Tình hình sử dụng phân bón cho chè
1.1.4.1. Sử dụng phân đạm cho chè
Trong cây, hàm lượng đạm tập trung nhiều nhất ở các bộ phận non như
búp và lá non, đạm có ảnh hưởng rõ rệt đến sinh trưởng của cây và có ảnh
hưởng trực tiếp đến năng suất. Đối với cây chè, phân N làm tăng năng suất
chè, kích thích cho mầm và búp sinh trưởng khoẻ, nếu bón N đầy đủ sẽ làm
tăng phẩm chất chè. Cây chè thiếu đạm thì lượng N trong lá biến động từ 2,2 2,4%, trong búp non khoảng 3 - 3,5%. Cây chè đủ Đạm thì hàm lượng N trong
lá từ 2,9 - 3,4%, trong búp từ 4,7 - 5%. Thiếu đạm cây sinh trưởng kém, lá
nhỏ, búp nhỏ và búp bị mù nhiều, do đó năng suất thấp. Yêu cầu về đạm thay
đổi tùy theo loại đất tuổi của cây và năng suất của vườn chè [13]. Tài liệu của
trại thí nghiệm chè Phú Hộ - Phú Thọ cho thấy bón đạm đầy đủ, sản lượng
búp chè tăng 2 - 2,5 lần so với đối chứng khơng bón. Theo M.L Bziava (1973)
liều lượng đạm tăng, sản lượng búp sẽ tăng, song để đạt được năng suất 10
tấn/ha bón 200 kg N/ha cho hiệu quả kinh tế cao nhất.
Nghiên cứu khi bón phân đạm cho chè, nhiều tài liệu ở nước ngoài như
Nhật Bản, Ấn Độ, Xrilanca... đều cho rằng bón đạm khơng hợp lý, bón q
nhiều hoặc bón đơn độc đều làm giảm chất lượng chè (đặc biệt là đối với
nguyên liệu dùng để chế biến chè đen). Những cơng trình nghiên cứu của Liên
Xơ cho thấy liều lượng đạm 300kg/ha thì hàm lượng tanin, cafein và vật chất
hịa tan trong búp chè đều cao, có lợi cho phẩm chất, song nếu vượt quá giới
hạn trên thì phẩm chất chè giảm thấp. Khi bón nhiều đạm hàm lượng protein ở
trong lá tăng lên. Protein kết hợp với tanin thành các hợp chất khơng tan vì thế
lượng tanin trong chè bị giảm đi. Mặt khác khi bón nhiều đạm, hàm lượng
ancaloit trong chè tăng lên làm cho chè có vị đắng [21].



13

Trong điều kiện ở nước ta, liều lượng và thời kỳ bón đạm được quy
định như sau (theo quy trình của Bộ Nông nghiệp 1975).
Bảng 1.5: Liều lượng và thời kỳ bón phân đạm
Loại chè
Năng suất búp dưới 6

Liều lượng

Số lần

N/ha (kg)

bón

80 - 120

3-5

Từ tháng 1 đến tháng 9

120 - 160

3-5

Từ tháng 1 đến tháng 9


160 - 200

4-6

Từ tháng 1 đến tháng 10

Thời gian bón

tấn/ha
Năng suất búp 6 tấn - 10
tấn/ha
Năng suất búp 10 tấn/ha

Ghi chú: Bón sâu 6 - 8 cm theo tán chè vào lúc đất có độ ẩm 70 - 80%, lấp
đất kín
1.1.4.2. Sử dụng phân lân cho chè
Phân lân tạo cho bộ rễ phát triển tốt, nâng cao phẩm chất, đồng thời có
hiệu lực lâu dài với việc tăng năng suất búp. Cây chè thiếu lân sẽ có hàm
lượng lân trong lá khoảng 0,27 - 0,28%, trong búp từ 0,50 - 0,70%. Ở cây chè đủ
lân trong lá có từ 0,33 - 0,39%, trong búp khoảng 0,86%. Theo các tài liệu
nghiên cứu của Liên Xô cũ, bón lân có ảnh hưởng tăng năng suất và phẩm
chất búp chè rõ rệt. J. Đimitrôva (1965) cho rằng hiệu quả của phân lân được
nâng lên một cách rõ rệt trên đất đã được bón N, K. Ngược lại hiệu quả của
phân lân thấp không những do lân bị cố định trong đất mà còn do đất thiếu N,
K. Một đặc điểm cần chú ý là hiệu quả về sau của lân kéo tới 20 - 25 năm.
Trên đất đỏ (Liên Xô) hiệu quả về sau của lân thường cao hơn những năm
bón trực tiếp. Theo nghiên cứu của F. H. Urusatze thì hiệu quả trực tiếp của 3
năm bón lân với liều lượng 120 - 960kg/ha trên nền N, K là tăng sản lượng



14

búp 5 -30% so với đối chứng bón N, K. Song hiệu quả tăng sản bình quân
trong 21 năm về sau là 60 - 78%.
Ở nước ta, việc nghiên cứu hiệu quả của phân lân đối với năng suất và
phẩm chất búp được triển khai cịn ít. Song kết quả sơ bộ rút ra từ thí nghiệm
10 năm bón phân N, P, K cho chè tại trại thí nghiệm chè Phú Hộ cho thấy:
trên cơ sở bón 100 kgN/ha, bón thêm 50kg P2O5 qua từng năm khơng có sự
chênh lệch gì đáng kể về năng suất, nhưng từ năm thứ 7 trở đi bội thu tăng
dần một cách rõ rệt và để chúng qua 10 năm thì supe lân tỏ ra có hiệu lực chắc
chắn và đáng tin cậy. Bình quân 10 năm 1kg P2O5 đã làm tăng được 3,5kg
búp chè.
Theo quy trình của Bộ Nơng nghiệp: đối với chè đang kinh doanh thì 3
năm bón phân lân một lần vào tháng 11 - 12 với liều lượng 100kg P2O5/ha.
1.1.4.3. Sử dụng phân Kali cho chè
Phân Kali làm tăng tính chống chịu của cây, đồng thời tăng năng suất và
phẩm chất chè. Thiếu K ở cây chè cần được phát hiện sớm để bón phân khác
khác phục kịp thời, vì việc phục hồi sinh trưởng khó khăn hơn là thiếu các
nguyên tố khác.
Trên những nương chè mới trồng, bón phân Kali khơng có hiệu quả vì
trên những loại đất mới khai phá hàm lượng K2O trong đất đủ cho yêu cầu
sinh trưởng phát triển của cây (20 - 25mg K2O/100 gam đất) ở những nơi
thường xuyên bón N, K với liều lượng cao trong nhiều năm, đất trở nên thiếu
Kali thì hiệu quả việc bón K2O rất rõ rệt. Kết quả sử dụng phân Kali cho
những nương chè sản xuất ở ta rất rõ rệt. Kali có ảnh hưởng tốt đến sinh
trưởng và sản lượng búp.
Tùy theo năng suất, lượng Kali bón cho chè kinh doanh được quy định
cụ thể như sau:
Loại đạt năng suất búp tươi dưới 6tấn/ha, bón 40 - 60 kg K2O/ha.



×