Tải bản đầy đủ (.pdf) (153 trang)

Đánh giá chất lượng đất và hiện trạng sử dụng đất sau khai thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh thái nguyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.68 MB, 153 trang )

..

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

BÙI THANH HẢI

ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG ĐẤT VÀ HIỆN TRẠNG
SỬ DỤNG ĐẤT SAU KHAI THÁC KHOÁNG SẢN
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THÁI NGUYÊN

LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC NƠNG NGHIỆP

Thái Ngun - 2010
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên




ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

BÙI THANH HẢI

ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG ĐẤT VÀ HIỆN TRẠNG SỬ
DỤNG ĐẤT SAU KHAI THÁC KHOÁNG SẢN TRÊN
ĐỊA BÀN TỈNH THÁI NGUYÊN
CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI
MÃ SỐ: 606216

LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP



NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. ĐẶNG VĂN MINH

Thái Nguyên, 2010
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên




LỜI CAM ĐOAN
Tơi cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả số
liệu nêu trong luận văn là trung thực và chƣa từng đƣợc ai cơng bố trong bất kỳ
cơng trình nào.
Tác giả luận văn

Bùi Thanh Hải

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên




LỜI CẢM ƠN
Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban giám hiệu, các Thầy giáo, Cô giáo của
Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tơi
trong q trình học tập và hồn thành khố học.
Để hoàn thành Luận văn này, em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới
PGS.TS. Đặng Văn Minh người thầy đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ em trong
quá trình thực hiện và hồn thành luận văn tốt nghiệp.
Tơi xin trân trọng cảm ơn Lãnh đạo Sở Tài nguyên và Môi trường, Chi

cục Bảo vệ môi trường đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tơi trong tồn bộ khố
học.
Xin trân trọng cảm ơn Phịng Quản lý Tài ngun khống sản, Phịng
đăng ký đất đai, Phịng Tài ngun và Mơi trường huyện Đồng Hỷ, Phịng Tài
ngun và Mơi trường huyện Phú Lương, Phịng Tài ngun và Mơi trường
huyện Đại Từ, UBND thị trấn Trại Cau, UBND xã Phấn Mễ, UBND xã Hà
Thượng đã giúp đỡ tơi trong q trình thu thập số liệu và hoàn thành luận văn.
Xin gửi lời cảm ơn tới gia đình, anh, chị, em, bạn bè, đồng nghiệp đã
động viên giúp đỡ tôi trong quá trình học tập, nghiên cứu và hồn thành luận
văn này.
Xin chân thành cảm ơn.
Thái nguyên, tháng 10 năm 2010
Tác giả
Bùi Thanh Hải

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên




MỤC LỤC
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Lời cảm ơn
Mục lục
Danh mục các chữ viết tắt
Danh mục các bảng
Danh mục các hình vẽ

Trang


MỞ ĐẦU ......................................................................................................... 1
1. Đặt vấn đề .................................................................................................... 1
2. Mục tiêu của đề tài ....................................................................................... 3
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài ...................................................... 3
CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN ............................................................................ 5
1.1. Tài nguyên đất và tầm quan trọng của đất đai đối với phát triển kinh tế - xã
hội .................................................................................................................... 5
1.2. Hoạt động khai thác khoáng sản trên thế giới và các vấn đề liên quan đến sử
dụng đất, thối hố đất ..................................................................................... 8
1.3. Tình hình khai thác khoáng sản tại Việt Nam ............................................ 13
1.3.1. Quặng sắt ........................................................................................ 19
1.3.2. Bơ xít .............................................................................................. 19
1.3.3. Quặng titan ..................................................................................... 20
1.3.4. Quặng thiếc..................................................................................... 21
1.3.5. Quặng đồng .................................................................................... 22
1.3.6. Quặng kẽm chì ................................................................................ 22
1.4. Hoạt động khai thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên ................ 24
1.4.1. Thực trạng hoạt động khai thác quặng chì kẽm ............................... 26
1.4.2. Thực trạng hoạt động khai thác quặng sắt ....................................... 27
1.4.3. Thực trạng hoạt động khai thác than ............................................... 29
CHƢƠNG 2. NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................... 30
2.1. Đối tƣợng nghiên cứu của đề tài ................................................................ 30
2.2. Phạm vi nghiên cứu đề tài ......................................................................... 30
2.3. Nội dung và phƣơng pháp nghiên cứu ....................................................... 30
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên





2.3.1. Nội dung nghiên cứu....................................................................... 30
2.3.2. Phƣơng pháp nghiên cứu ................................................................ 30
CHƢƠNG 3. KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN ....................................................... 34
3.1. Đặc điểm phân bố và hiện trạng khai thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh Thái
Nguyên ............................................................................................................. 34
3.1.1. Điều kiện tự nhiên .......................................................................... 34
3.1.2. Phân bố điểm mỏ, điểm khoáng sản trên địa bàn tỉnh ..................... 38
3.1.3. Hiện trạng khai thác mỏ .................................................................. 45
3.2. Hiện trạng quản lý và sử dụng đất sau khai thác khống sản tại Thái Ngun
tính đến năm 2009 ............................................................................................ 46
3.3. Đánh giá chất lƣợng đất và khả năng sử dụng cho sản xuất nông lâm nghiệp
tại các khu vực sau khai thác khoáng sản tại Thái Nguyên ............................... 47
3.3.1. Các nguyên nhân tác động tới mơi trƣờng đất trong hoạt động khai
thác khống sản ................................................................................................ 47
3.3.2. Hiện trạng chất lƣợng môi trƣờng đất tại các khu vực khai thác
khoáng sản ....................................................................................................... 48
3.3.3. Đánh giá khả năng sử dụng đất sau khai thác khoáng sản cho mục
đích nơng lâm nghiệp ....................................................................................... 69
3.4. Đề xuất giải pháp cải tạo môi trƣờng đất và quy hoạch, quản lý sử dụng đất
sau khai thác khoáng sản .................................................................................. 71
3.4.1. Giải pháp về quản lý ....................................................................... 71
3.4.2. Giải pháp về công nghệ ................................................................... 71
3.4.3. Giải pháp khắc phục ô nhiễm KLN trong đất .................................. 72
3.4.4. Quản lý, quy hoạch sử dụng đất sau khai thác khoáng sản .............. 73
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .......................................................................... 75
1. Kết luận ........................................................................................................ 75
2. Kiến nghị ...................................................................................................... 75
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên




DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

BTNMT
BVTV
CP
DT
GDP
KLN
KSVN
KT-KT
QCCP
QCVN
TCVN
TDMN
TL
TNDB
TNHH NN MTV
UBND

:Bộ Tài nguyên và Mơi trƣờng
:Bảo vệ thực vật
:Cổ phần
:Diện tích
:Tổng thu nhập quốc nội
:Kim loại nặng

:Khoáng sản Việt Nam
:Kinh tế - Kỹ thuật
:Quy chuẩn cho phép
:Quy chuẩn Việt Nam
:Tiêu chuẩn Việt Nam
:Trung du miền núi
:Trữ lƣợng
:Tài nguyên dự báo
:Trách nhiệm hữu hạn nhà nƣớc một thành viên
:Uỷ ban nhân dân

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên




DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang

Bảng 1.1. Diện tích rừng và đất rừng bị thu hẹp, thoái hoá ở một số mỏ .......... 15
Bảng 1.2. Mức độ ô nhiễm đất nông nghiệp do khai thác mỏ .......................... 16
Bảng 1.3. Biến động độ che phủ rừng khu vực Hòn Gai - Cẩm Phả ................ 16
Bảng 1.4. Diện tích khai trƣờng, bãi thải và diện tích đổ thải ra biển ............... 17
Bảng 1.5. Sản lƣợng khai thác chì kẽm qua các năm ....................................... 26
Bảng 1.6. Sản lƣợng khai thác chì kẽm tại một số mỏ ..................................... 27
Bảng 2.1. Các vị trí lấy mẫu đất ....................................................................... 32
Bảng 2.2. Các chỉ tiêu và phƣơng pháp phân tích mẫu đất ................................ 33
Bảng 3.1. Đặc điểm khí hậu tỉnh Thái Nguyên ................................................ 35
Bảng 3.2. Đặc trƣng hình thái các sông lƣu vực Sông Cầu .............................. 36
Bảng 3.3. Hiện trạng sử dụng đất trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên ..................... 38

Bảng 3.4. Danh sách các mỏ và diện tích hồn thổ .......................................... 46
Bảng 3.5. Hiện trạng chất lƣợng mơi trƣờng đất tại khu vực mỏ sắt Trại Cau .. 49
Bảng 3.6. Hiện trạng chất lƣợng môi trƣờng đất tại khu vực mỏ than Phấn Mễ .....59
Bảng 3.7. Hiện trạng chất lƣợng môi trƣờng đất tại khu vực mỏ thiếc Đại Từ .......66
Bảng 3.8. Biểu hiện tác động do hoạt động khai thác khoáng sản tới đất và cây
trồng ................................................................................................................. 69
Bảng 3.9. Các loại cây trồng, cây hoang dại mọc trên vùng đất sau khai thác ... 70

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên




DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang

Hình 3.1. Vị trí tỉnh Thái Ngun trong vùng Đơng Bắc.........................................34
Hình 3.2. Bản đồ hành chính tỉnh Thái Nguyên .......................................................34
Hình 3.3. Biểu đồ thể hiện pH của đất khu vực mỏ sắt Trại Cau .............................50
Hình 3.4. Biểu đồ thể hiện hàm lƣợng OM tổng số trong đất khu vực khu vực mỏ
sắt Trại Cau...............................................................................................................51
Hình 3.5. Biểu đồ thể hiện hàm lƣợng NTS trong đất khu vực mỏ sắt Trại Cau ........52
Hình 3.6. Biểu đồ thể hiện hàm lƣợng PTS trong đất khu vực mỏ sắt Trại Cau .........53
Hình 3.7. Biểu đồ thể hiện hàm lƣợng KTS trong đất khu vực mỏ sắt Trại Cau ........54
Hình 3.8. Biểu đồ thể hiện hàm lƣợng As tổng số trong đất khu vực mỏ sắt Trại Cau ..55
Hình 3.9. Biểu đồ thể hiện hàm lƣợng Pb tổng số trong đất khu vực mỏ sắt Trại Cau...56
Hình 3.10. Biểu đồ thể hiện hàm lƣợng Cd tổng số trong đất khu vực mỏ sắt Trại Cau 57
Hình 3.11. Biểu đồ thể hiện hàm lƣợng Zn tổng số trong đất khu vực mỏ sắt Trại Cau 57
Hình 3.12. Biểu đồ thể hiện độ pH của đất trong khu vực mỏ than Phấn Mễ .........60
Hình 3.13. Biểu đồ thể hiện hàm lƣợng OM trong đất khu vực mỏ than Phấn Mễ ......61

Hình 3.14. Biểu đồ thể hiện hàm lƣợng NTS trong đất khu vực mỏ than Phấn Mễ ......61
Hình 3.15. Biểu đồ thể hiện hàm lƣợng PTS trong đất khu vực mỏ than Phấn Mễ ......62
Hình 3.16. Biểu đồ thể hiện hàm lƣợng KTS trong đất khu vực mỏ than Phấn Mễ ......63
Hình 3.17. Biểu đồ thể hiện hàm lƣợng Pb trong đất khu vực mỏ than Phấn Mễ .....64
Hình 3.18. Biểu đồ thể hiện hàm lƣợng Cd trong đất khu vực mỏ than Phấn Mễ .....64
Hình 3.19. Biểu đồ thể hiện hàm lƣợng Zn trong đất khu vực mỏ than Phấn Mễ .....65
Hình 3.20. Biểu đồ thể hiện độ pH của đất trong khu vực mỏ thiếc Đại Từ ...........67
Hình 3.21. Biểu đồ thể hiện hàm lƣợng chất hữu cơ, dinh dƣỡng trong đất khu vực
mỏ thiếc Đại Từ ........................................................................................................67
Hình 3.22. Biểu đồ thể hiện hàm lƣợng As trong đất khu vực mỏ thiếc Đại Từ .......68
Hình 3.23. Biểu đồ thể hiện hàm lƣợng Pb trong đất khu vực mỏ thiếc Đại Từ........68
Hình 3.24. Biểu đồ thể hiện hàm lƣợng Cd trong đất khu vực mỏ thiếc Đại Từ .......68
Hình 3.25. Biểu đồ thể hiện hàm lƣợng Cu trong đất khu vực mỏ thiếc Đại Từ .......68

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên




MỞ ĐẦU
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Thái Nguyên là tỉnh nằm ở vùng trung du miền núi Bắc Bộ, có diện tích
3.541,1 km2. Tỉnh có địa hình đa dạng: phía Bắc, Tây Bắc và Đơng Bắc có
nhiều dãy núi cao (ở các huyện Định Hóa, Đại Từ, Võ Nhai), các huyện,
thành phố Thái Ngun, thị xã Sơng Cơng ở phía Nam có địa hình gị đồi và
đồng bằng tương đối bằng phẳng.
Thái Ngun là tỉnh khơng có sơng lớn nhưng có nhiều sông suối nhỏ
và nhiều hồ chứa. Đây là nguồn cung cấp nước cho sinh hoạt, thuỷ lợi và thủy
sản chính cho các địa phương trong tỉnh. Trên địa bàn tỉnh, tài nguyên khoáng
sản rất phong phú và đa dạng: nhiều mỏ kim loại màu, kim loại đen, mỏ than,

mỏ đá, mỏ sét đã, đang được khai thác hoặc sẽ được khai thác trong tương lai.
Và tài nguyên khoáng sản là một trong những thế mạnh của tỉnh Thái Nguyên
trong sự phát triển kinh tế của tỉnh.
Trong những năm gần đây, kinh tế tỉnh Thái Nguyên đạt tốc độ phát
triển cao (tổng GDP 8-14%/năm). Sự tăng trưởng đó có một phần khơng nhỏ
sự đóng góp của ngành cơng nghiệp khai thác và chế biến khoáng sản. Theo
quy hoạch phát triển từ nay đến 2020 tốc độ tăng trưởng GDP của Thái
Nguyên đến 12-15%/năm cao hơn mức tăng trung bình của cả nước (89%/năm), trong đó, ngành cơng nghiệp khai thác và chế biến khống sản đóng
góp một tỷ trọng lớn trong sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh [29].
Thái Nguyên là một trong những tỉnh có trữ lượng khoáng sản lớn nhất
ở Việt Nam, đặc biệt là các khoáng sản phục vụ cho ngành luyện kim và chế
biến vật liệu xây dựng như sắt, chì, kẽm, titan, than, đá, sét,...Với tiềm năng
lớn về khoáng sản, trên địa bàn tỉnh có rất nhiều cơ sở khai thác, chế biến
khống sản từ quy mô nhỏ đến lớn và đây là một trong những ngành chiếm
dụng diện tích đất sử dụng lớn.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên

1




Khai thác khống sản là q trình con người bằng phương pháp khai
thác lộ thiên hoặc hầm lị đưa khống sản từ lòng đất phục vụ phát triển kinh
tế - xã hội. Các hình thức khai thác bao gồm: khai thác thủ công, khai thác
quy mô nhỏ và khai thác quy mơ vừa.
Q trình khai thác khống sản thường qua ba bước: mở cửa mỏ, khai
thác và đóng cửa mỏ. Tất cả các công đoạn khai thác đều tác động đến tài
ngun và mơi trường đất.

Trong q trình khai thác bằng cơ giới hoặc thủ cơng địi hỏi các thiết
bị cho hầm lò, cho sàng tuyển, xăng dầu cho các đầu máy điêzen, toa goòng,
các loại xe vận tải, các loại máy gạt hay hố chất,... đều có tác động đến môi
trường đất. Hơn nữa, công nghệ khai thác hiện nay chưa hợp lý, đặc biệt các
mỏ kim loại và các khu mỏ đang khai thác hầu hết nằm ở vùng núi và trung
du. Vì vậy, việc khai thác khống sản trước hết tác động đến rừng và đất rừng
xung quanh vùng mỏ, gây ra suy thối mơi trường.
Khai thác khống sản đã làm thu hẹp đáng kể diện tích đất nông lâm
nghiệp và ảnh hưởng đến sản xuất như: chiếm dụng đất nông, lâm nghiệp để
làm khai trường.
Trong những năm gần đây, tốc độ khai thác, mở mỏ đã tăng đáng kể,
một phần đóng góp lớn cho sự tăng trưởng kinh tế xã hội của Thái Nguyên,
nhưng mặt khác lại gây các tác động không nhỏ tới môi trường. Nhiều khu
vực sau khai thác, chế biến đã làm biến đổi nặng nề bề mặt địa hình; thảm
thực vật bị suy thối; tốc độ rửa trơi, xói mịn tăng nhanh; môi trường nước,
đất bị xáo trộn và ô nhiễm các kim loại nặng, các chất độc hại…
Với khối lượng chất thải rắn khổng lồ phát sinh từ các cơ sở khai thác
khoáng sản đã là một trong những nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường đất,
môi trường nước. Hơn thế nữa việc sử dụng đất với mục đích khai trường,
chứa bùn thải, đất đá thải làm mất đi một diện tích lớn đất nơng nghiệp, lâm

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên 2




nghiệp ảnh hưởng không nhỏ tới đời sống của nhân dân địa phương bị mất đất
và nhiều mỏ sau khi kết thúc khai thác, công tác cải tạo phục hồi mơi trường
khơng được thực hiện triệt để gây khó khăn cho việc sử dụng đất có hiệu quả
sau khai thác.

Đứng trước vấn đề đó, đề tài “Đánh giá chất lượng đất và hiện trạng
sử sụng đất sau khai thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên” được
lựa chọn với mục đích đánh giá được chất lượng đất và hiện trạng sử dụng đất
sau khai thác khoáng sản tại các khu vực khai thác khoáng sản trên địa bàn
tỉnh Thái Nguyên, các tồn tại trong việc quản lý sử dụng đất sau khai thác
khoáng sản, nguyên nhân và đề xuất các giải pháp để sử dụng có hiệu quả
diện tích đất sau khai thác khoáng sản.
2. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI
a/ Mục tiêu chung
Đánh giá chất lượng đất và hiện trạng sử dụng đất sau khai thác khoáng
sản tại tỉnh Thái Nguyên nhằm xác định thực trạng sử dụng đất, các vấn đề
tồn tại trong việc quản lý, sử dụng đất sau khai thác khống sản. Trên cơ sở
đó đề xuất các giải pháp quy hoạch, quản lý sử dụng đất có hiệu quả sau hoạt
động khai thác khống sản.
b/ Mục tiêu cụ thể
- Đánh giá quy mơ diện tích đất, hiện trạng sử dụng đất sau khai thác
khoáng sản tại địa bàn Thái Nguyên.
- Đánh giá chất lượng đất tại các khu vực sau khai thác khoáng sản.
- Đánh giá tình hình quản lý và sử dụng đất sau khai thác khoáng sản
3. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
Đề tài “Đánh giá chất lượng đất và hiện trạng sử sụng đất sau khai
thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên” mang ý nghĩa lớn trong việc

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên 3




cải tạo, sử dụng có hiệu quả diện tích đất trong các khu vực khai thác khoáng
sản trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.

Ý nghĩa khoa học: đề tài tạo cơ sở khoa học và thực tiễn, đề xuất và xây
dựng các giải pháp quy hoạch sử dụng đất trong và sau q trình khai thác
khống sản của tỉnh Thái Ngun. Xây dựng cơ sở khoa học, lập luận chứng
cho việc cải tạo sử dụng đất ở các mỏ. Đề xuất cơ chế áp dụng và quản lý tài
nguyên trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.
Ý nghĩa thực tiễn: Đề tài góp phần tạo cơ chế quản lý, sử dụng đất trong
khai thác tài nguyên thiên nhiên.
Ý nghĩa xã hội: Ngoài nâng cao giá trị, hiệu quả sử dụng đất tại các khu
vực khai thác khống sản, đề tài có ý nghĩa lớn trong việc đảm bảo sự phát
triển bền vững trong hoạt động khai thác khoáng sản và việc sử dụng đất tại
các khu vực khai thác khống sản.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên 4




CHƢƠNG 1.
TỔNG QUAN
1.1. TÀI NGUYÊN ĐẤT VÀ TẦM QUAN TRỌNG CỦA ĐẤT ĐAI
ĐỐI VỚI PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
Khi cuộc sống con người phát triển, cũng là khi tài nguyên đất được
khẳng định rõ ràng về chức năng và vai trị của nó. Đất là vật thể tự nhiên có
q trình phát sinh và phát triển riêng, chịu tác động của nhiều yếu tố. Đất
không phải là một "vật chết" mà đất ở "thể sống", luôn biến đổi. Học thuyết
Mac - Lênin đã khẳng định: "Đất là đối tượng lao động và là tư liệu sản xuất
không thể thay thế được". Luật Đất đai 1993 cũng khẳng định: "Đất đai là tài
nguyên quốc gia vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất đặc biệt, là thành phần
quan trọng hàng đầu của môi trường sống, là địa bàn phân bố các khu dân cư,
xây dựng các cơ sở kinh tế, văn hoá, xã hội, an ninh và quốc phòng" [13].

Đất đai là điều kiện tồn tại và phát triển của con người và các sinh vật
khác nhau trên trái đất. Trong tiến trình lịch sử của xã hội loài người, con người
và đất đai ngày càng gắn liền chặt chẽ với nhau. Đất đai trở thành nguồn của
cải vơ tận của con người, con người dựa vào đó tạo nên của cải ni sống
mình. Đất đai ln là thành phần quan trọng hàng đầu của môi trường sống.
Không có đất đai thì khơng có bất kì một ngành sản xuất nào, khơng có một
q trình lao động nào diễn ra, khơng thể có sự tồn tại của lồi người (Nguyễn
Khắc Thái Sơn, 2007) [17].
* Đối với con người, đất đai có những chức năng chủ yếu sau đây:
- Chức năng sản xuất: Đất đai là cơ sở cho rất nhiều hệ thống phục vụ
cuộc sống con người. Qua quá trình sản xuất, đất đai cung cấp lương thực, thực
phẩm và rất nhiều sản phẩm khác cho con người sử dụng trực tiếp hay gián tiếp
cho trồng trọt, chăn nuôi.
- Chức năng môi trường sống: Đất đai là môi trường sống của hầu hết
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên 5




các sinh vật, là nơi diễn ra tất cả các hoạt động của chúng.
- Chức năng cân bằng sinh thái: Đất đai giúp hình thành một trạng thái
cân bằng về năng lượng thông qua sự phản xạ, hấp thụ và chuyển đổi năng
lượng phóng xạ từ mặt trời và tuần hồn khí quyển địa cầu.
- Chức năng chứa đựng và cung cấp các loại tài nguyên khác: Đất đai
chứa đựng các loại tài ngun như khống sản, rừng, nước...Từ đó, nó cung cấp
các loại tài nguyên này cho con người khai thác, sử dụng trong quá trình sống.
- Chức năng đệm và điều hoà các chất độc hại: Đất đai có khả năng tiếp
nhận, gạn lọc, là mơi trường đệm và làm thay đổi hình thái của các chất độc hại.
- Chức năng bảo tồn, bảo tàng lịch sử: Đất đai là trung gian để bảo vệ, bảo
tồn các chứng tác lịch sử, văn hố của lồi người, là nguồn thơng tin về các điều

kiện khí hậu, thời tiết trong quá khứ và cả về sử dụng đất đai trong quá khứ.
- Chức năng vật mang sự sống: Đất đai tạo ra không gian cho sự chuyển
vận của con người, cho đầu tư, sản xuất, cho sự dịch chuyển của động, thực vật
ở các vùng khác nhau trên trái đất.
- Chức năng phân dị lãnh thổ: Sự thích hợp của đất đai về các chức năng
chủ yếu nói trên thể hiện rất khác nhau ở các vùng khác nhau trên lãnh thổ của
mỗi quốc gia nói riêng và trên tồn trái đất nói chung nên mỗi phần lãnh thổ sẽ
mang những đặc tính tự nhiên, kinh tế, xã hội rất đặc thù [17].
* Vai trò của tài nguyên đất đối với con người, sinh vật và sự phát triển
kinh tế - xã hội:
Theo Lê Văn Khoa (2004) [10], vai trò của đất đai đối với con người và
sinh vật thể hiện ở hai mặt sau:
- Mặt trực tiếp: Đất đai là nơi tồn tại và sinh sống của con người và sinh
vật, là nền móng, địa bàn cho mọi hoạt động sống, nơi thiết đặt các hệ thống
nông, lâm nghiệp để sản xuất ra lương thực, thực phẩm nuôi sống con người và
mn lồi.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên 6




- Mặt gián tiếp: Đất là nơi tạo môi trường sống cho con người và sinh vật
trên trái đất. Đồng thời thơng qua cơ chế điều hồ của đất, nước, khí hậu, khí
quyển,... đã tạo ra các điều kiện mơi trường khác nhau giúp cho con người và
sinh vật tồn tại và phát triển.
Trên quan điểm sinh thái và môi trường, đất được xem như là một vật
thể sống vì nó chứa nhiều loại sinh vật sống, từ sinh vật bậc thấp đến sinh vật
bậc cao. Cũng vì bản tính "sống" của đất mà đất được xem như nguồn tài
nguyên tái tạo và vô cùng quý giá. Đất là một vật thể sống vì vậy nó cũng tn

theo quy luật của sự sống, phát sinh, phát triển, thoái hoá và già cỗi. Cũng như
vậy, tùy vào cách ứng xử của con người đối với đất mà làm cho đất có thể trở
nên phì nhiêu, màu mỡ, cho năng suất cây trồng cao hoặc ngược lại.
Cũng trên quan điểm nhìn nhận vấn đề các nhà khoa học cũng cho rằng
đất là vật mang. Đất ln mang trên nó các hệ sinh thái, khi con người tác động
vào đất là khi các hệ sinh thái này bị tác động. Do đó muốn đất có khả năng sản
xuất cao thì hệ sinh thái trong nó phải bền vững, muốn vậy con người phải có
cách khai thác nguồn lực đất đai một cách hợp lý.
Đất là một vật mang, lại được đặc trưng bởi tính chất độc đáo mà khơng vật
thể tự nhiên nào có được, đó là độ phì nhiêu. Độ phì nhiêu của đất được thể hiện
qua hàm lượng chất dinh dưỡng chứa trong đất (NPK, các hợp chất mùn, khả
năng giữ nước của đất...), đây là các tiêu chí quan trọng để đánh giá chất lượng đất
đai. Đối với các hệ sinh thái, độ phì nhiêu giúp cho chúng tồn tại và phát triển.
Đối với sự phát triển kinh tế - xã hội, tài ngun đất cũng đóng vai trị vơ
cùng quan trọng:
- Đất đai là một tư liệu sản xuất đặc biệt: Trong những điều kiện vật chất
cần thiết cho hoạt động sản xuất và đời sống của con người thì đất đai là điều
kiện đầu tiên và là nền tảng tự nhiên của bất kì một quá trình sản xuất nào. Đất
là tư liệu sản xuất chính khơng thể thay thế được của một số ngành sản xuất

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên 7




như nông nghiệp, lâm nghiệp. Mác cho rằng, đất là một phịng thí nghiệm vĩ
đại, là kho tàng cung cấp các tư liệu lao động, vật chất, là vị trí để định cư, là
nền tảng của tập thể.
- Đất đai là nguồn nguyên liệu của một số ngành: Đất đai là nguyên liệu
sản xuất của một số ngành như làm gạch ngói, đồ gốm, xi măng...Đất đai là địa

điểm để đặt máy móc, kho tàng, bến bãi, nhà xưởng và là chỗ đứng cho người
công nhân trong sản xuất công nghiệp.
- Đất đai là môi trường sống: Đối với đời sống, đất là nơi trên đó con
người xây dựng nhà cửa, các cơng trình làm chỗ ở và nơi tiến hành các hoạt
động văn hoá, là nơi phân bố các vùng kinh tế, khu dân cư....hầu hết mọi của
cải của con người đều lấy từ đất.
- Đất đai là một bộ phận quốc gia: Dưới góc độ chính trị - pháp lý, đất
đai là một bộ phận không thể tách rời khỏi lãnh thổ quốc gia, gắn liền với lãnh
thổ quốc gia. Tôn trọng chủ quyền quốc gia trước hết thể hiện ở tôn trọng lãnh
thổ quốc gia (Nguyễn Khắc Thái Sơn, 2007) [17].
Như vậy, đất đai có vai trị rất quan trọng đối với hoạt động sống của con
người và sinh vật, trực tiếp ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất và gián tiếp ảnh
hưởng đến cuộc sống của con người. Do đó, chúng ta phải có những giải pháp
phù hợp trong quá trình quản lý và sử dụng đất đai, để đảm bảo mục tiêu phát
triển bền vững trong mục tiêu phát triển kinh tế xã hội hiện nay.
1.2. HOẠT ĐỘNG KHAI THÁC KHOÁNG SẢN TRÊN THẾ
GIỚI VÀ CÁC VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN SỬ DỤNG ĐẤT, THOÁI
HOÁ ĐẤT
Hoạt động khai thác khoáng sản đã phát triển mạnh từ thập kỷ trước ở
nhiều quốc gia giàu tài nguyên như Nga, Mỹ, Australia, Campuchia,
Indonesia, Phillipines, Trung Quốc, Ấn Độ, ... nhằm đáp ứng nhu cầu ngày
càng gia tăng nguyên liệu khống của thế giới như quặng sắt, chì, kẽm, thiếc,

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên 8




than đá, đồng và các loại khoáng sản khác,... Mặc dù khai thác khoáng sản là
nguồn thu quan trọng, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của nhiều quốc gia, nhưng

ngành này cũng gắn liền với những tác động môi trường và xã hội nghiêm
trọng, đặc biệt là hiện tượng mất đất canh tác, xói lở, suy thối tài ngun
rừng và nguồn nước. Do đặc thù, nên ngành khai thác khoáng sản là ngành sử
dụng diện tích đất rất lớn, mặt khác đa số các mỏ đều nằm dưới những cánh
rừng và thủy vực có chức năng tạo sinh kế cho người dân. Hoạt động khai
thác khoáng sản dẫn đến suy thoái tài nguyên đất, tài nguyên rừng, tài nguyên
nước,... là rất lớn [25].
Các phương pháp khai mỏ hiện nay như nổ mìn hoặc khoan đều rất thơ
sơ và khơng hề có nỗ lực nào nhằm khơi phục lại những khu vực đã khai thác
do chi phí hồn ngun thường cao hơn nhiều so với giá trị khống sản. Tác
động mơi trường tiêu cực từ khai mỏ thường xảy ra ngay trong chính bản thân
q trình khai thác và các hoạt động liên quan như dọn mặt bằng mỏ, vận
chuyển và chế biến quặng. Suy thối rừng và ơ nhiễm nước do khai thác
khống sản khơng chỉ tác động đến hệ sinh thái mà còn tác động đến sinh kế
của người dân sống phụ thuộc vào nguồn tài nguyên này.
Điều đáng tiếc là các cơng ty khai khống ở các nước đang phát triển
trên thế giới đều rất ít quan tâm đến tác động mơi trường. Trong khi đó, bản
thân chính phủ các quốc gia này lại thiếu năng lực hành chính - kỹ thuật cũng
như ý chí chính trị để quản lý và kiểm soát hiệu quả lĩnh vực này. Vấn đề này
lại càng trở nên trầm trọng hơn bởi một thực tế là thoả thuận khai thác khoáng
sản giữa chính phủ và các doanh nghiệp cịn thiếu minh bạch và nỗ lực nhằm
kiểm soát nghiêm minh các hoạt động khai khống cịn bị làm ngơ do sức hấp
dẫn lợi nhuận mang lại. Những khu vực bị tàn phá do khai thác thường bị bỏ
quên và tổn hại môi trường hầu như không thể ngăn chặn được [25], [26].
Sự phát triển của các ngành khai thác khống sản khơng đồng bộ với

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên 9





biện pháp bảo vệ môi trường, cải tạo phục hồi mơi trường đã để lại những hậu
quả suy thối mơi trường tại các khu vực khai thác khoáng sản:
- Một diện tích lớn đất nơng nghiệp, lâm nghiệp trước đây bị chiếm
dụng cho mục đích khai thác khống sản vẫn để hoang hoá sau khi khai thác.
- Tầng đất mặt bị xáo trộn gây khó khăn cho việc hồn thổ, phục hồi
môi trường sau khai thác.
- Cân bằng nước khu vực bị phá vỡ, gia tăng các hiện tượng trượt lở,
bồi lấp, tích tụ các chất rắn do sự biến đổi chế độ thuỷ văn của dòng chảy mặt
và dòng chảy ngầm.
- Làm suy thoái thảm thực vật, suy giảm diện tích rừng, cạn kiệt trữ
lượng gỗ,...
Phá rừng
Khai thác khống sản là một trong những ngun nhân chính dẫn đến
tình trạng phá rừng và suy thối rừng, vì những khống sản có giá trị thương
mại thường được tìm thấy dưới lòng đất, bên dưới những cánh rừng. Hoạt
động khai mỏ theo kiểu hầm lị với quy mơ lớn có thể dẫn đến suy thoái rừng
nghiêm trọng do phải đốn sạch rừng để lấy mặt bằng khai thác. Cơ sở hạ tầng
được xây dựng cho khai thác tạm thời như đường xá, hầm mỏ, đập cũng tác
động đến môi trường. Một số lượng lớn gỗ còn được sử dụng để làm trụ
chống hầm mỏ, hay trong trường hợp khai thác dưới sâu, gỗ được sử dụng
như nguyên liệu để phục vụ hoạt động khai thác [25].
Suy thoái rừng do khai thác khống sản cịn có những tác động khác
như làm suy giảm năng suất môi trường tự nhiên, tạo ra nhiều rủi ro như lũ
lụt, lở đất, các dạng thời tiết bất thường và các thảm họa thiên nhiên khác cho
cộng đồng địa phương.
Tiêu dùng nước và gây ô nhiễm nguồn nước
Khoáng sản thường được phát hiện ở những khu vực gần thượng nguồn

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên 10





hoặc kênh dẫn nước của các dịng sơng. Do đó, hoạt động khai khống có thể
đe dọa đáng kể đến sơng và nguồn nước theo một số cách khác nhau.
Ơ nhiễm kim loại nặng xuất hiện khi một số kim loại (như asen, coban,
đồng, chì và bạc) từ các quặng được khai thác hoặc từ các hầm mỏ thoát ra và
hịa tan trong nước. Q trình ơ nhiễm xuất hiện khi các chất hóa học, như
xyanua được sử dụng để tách các khoáng chất cần thiết ra khỏi quặng, bị rò rỉ
hoặc ngấm từ các khu mỏ ra các nguồn nước gần đó. Nhiều khi, để tiết kiệm
chi phí, các cơng ty khai thác khống sản có thể cịn chủ tâm đổ thải vào các
thủy vực.
Hiện tượng ô nhiễm và lắng đọng trầm tích ở các sơng và biển do khai
thác khống sản cũng có thể đe dọa đến đa dạng sinh học trong các thủy vực,
đe dọa đến sức khỏe của người dân gần đó và xa hơn nữa là làm ảnh hưởng
đến các cộng đồng sống phụ thuộc vào nguồn nước. Các chất thải có thể làm
bẩn các nguồn nước dự trữ khác như các túi nước ngầm. Xói lở từ các mái
dốc khơng có rừng bao phủ làm các con sông đầy ắp bùn phù sa và làm tăng
khả năng lũ lụt. Khai thác khoáng sản gần các lưu vực sơng, đặc biệt là mỏ
than hầm lị càng làm tăng thêm những nguy cơ tai nạn do bị ngập lụt.
Độc chất xyanua và thủy ngân được sử dụng trong q trình tuyển vàng
đã gây ra ơ nhiễm nước mặt và nguồn nước ngầm ở các quốc gia như
Campuchia, Myanmar và Philipines [25]. Việc sử dụng hóa chất không đúng
tiêu chuẩn gây ra những thiệt hại lớn cho mơi trường và có thể dẫn tới những
tác động nguy hại cho sức khỏe cộng đồng và các hệ sinh thái.
Nhu cầu tiêu thụ nước quá lớn của hoạt động khai thác khoáng sản
cũng gây ảnh hưởng đến nguồn cung cấp nước. Ở Ấn Độ, từ 2005 - 2006, ước
tính 77 triệu tấn nước đã được sử dụng để khai thác quặng sắt; lượng nước
cung cấp đủ cho nhu cầu sinh hoạt của hơn 3 triệu người. Tại mỏ khai thác

than non Neyveli ở Tamil Nadu, 40 triệu lít nước được bơm và thải ra hàng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên 11




ngày. Phần lớn tại các khu vực khai khoáng ở Ấn Độ, người dân đều nhận
thấy sự khan hiếm nước nghiêm trọng do khai thác khoáng sản. Cộng đồng
địa phương ở Philipines lo sợ rằng ô nhiễm và hiện tượng lắng đọng trầm tích
ở các con sơng do khai thác khống sản có thể làm suy giảm nguồn nước,
giảm năng suất lúa gạo và thủy sản.
Tác động của việc đốn gỗ
Khai thác gỗ trái phép, phát triển đồn điền cây cơng nghiệp (như cọ
dầu, cao su) và khai thác khống sản đã và đang dẫn tới vấn nạn mất rừng ở
nhiều quốc gia Châu Á. Trong những năm gần đây, nhận thức của các nhà
hoạch định chính sách, nơng dân và cộng đồng nói chung về tác động do suy
thối rừng đối với nguồn nước, đặc biệt là hiện tượng lũ lụt, đã được nâng cao
hơn.
Rừng và nước
Rừng góp phần giữ ổn định nguồn cấp nước, giảm thiểu nguy cơ hạn
hán cũng như lũ lụt. Rừng còn giúp cân bằng dòng chảy cố định cho các hệ
sinh thái và các trung tâm đô thị. Theo các chuyên gia về tài nguyên thiên
nhiên ở Thái Lan và Philipines, hiện đang diễn ra tình trạng thiếu nước trong
mùa khơ và lũ lụt trong suốt mùa mưa ở ngay trong chính các vùng rừng. Họ
cho rằng có hiện tượng này một phần do suy thối rừng và tác động của biến
đổi khí hậu.
Suy thối rừng có thể làm gia tăng nguy cơ lũ lụt. Phá rừng làm tăng lũ
lụt vào mùa mưa do tầng thổ nhưỡng khơng có lớp thực bì che phủ, khơng thể
giữ được nước được như khi cịn rừng. Hàng năm, hàng ngàn người ở

Bangladesh phải di chuyển khỏi nơi cư trú vì xói lở ven sơng do rừng ở
thượng nguồn bị chặt hạ để lấy gỗ. Do mật độ dân số cao, những người dân
này khơng có nhiều sự lựa chọn, vì vậy họ thường bị đẩy ra sống ở các khu
vực khơng an tồn vùng ven biển.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên 12




Khai thác gỗ thường tác động đến tài nguyên nước. Hoạt động chế biến
gỗ, cũng tương tự như quá trình chế biến khống sản, đều có nhu cầu nước
cao và có khả năng làm ơ nhiễm sơng suối.
Vai trị của tài nguyên nước
Nước là tài nguyên bị tác động nhiều nhất từ khai thác tài nguyên rừng
và khoáng sản. Như đã trình bày ở trên, khai thác khống sản làm ô nhiễm
nguồn nước, khai thác gỗ làm suy giảm khả năng cung cấp nước do mất rừng
- yếu tố đảm bảo cân bằng nước cho toàn lưu vực. Đây là mối quan tâm đặc
biệt bởi nước đang ngày càng trở thành một món hàng khan hiếm trên thế
giới, do sức ép từ dân số, các cơng trình thủy lợi, hay tính bất thường của khí
hậu do ảnh hưởng của hiện tượng nóng lên tồn cầu.
1.3. TÌNH HÌNH KHAI THÁC KHỐNG SẢN TẠI VIỆT NAM
Việt Nam là quốc gia có nguồn tài nguyên khoáng sản đa dạng, phong
phú với gần 5.000 mỏ và điểm quặng của khoảng 60 loại khoáng sản khác
nhau. Những năm gần đây, vấn đề ô nhiễm môi trường nghiêm trọng do tình
trạng hoạt động khai thác khống sản đang là vấn đề bức xúc diễn ra trên
khắp cả nước. Một thực tế không thể phủ nhận rằng, khơng dễ dàng kết hợp
hài hồ giữa phát triển kinh tế - xã hội với bảo vệ môi trường, khai thác và sử
dụng một cách hiệu quả tài nguyên thiên nhiên, nhất là đối với nước ta, trong
giai đoạn đầu của thời kỳ cơng nghiệp hố, hiện đại hố, khi mà nền kinh tế

về cơ bản vẫn phải dựa vào nguồn tài nguyên thiên nhiên vốn có hạn. Tuy
vậy, nếu chúng ta quản lý tốt hoạt động khai thác khoáng sản và khai thác
nước ngay từ khâu cấp phép thì tác động của nó tới mơi trường phần nào sẽ
đựơc giảm thiểu và hiệu quả khai thác, sử dụng sẽ được tăng lên [30].
Hiện trạng khai thác khoáng sản ở Việt Nam:
Từ khi đất nước ta hồn tồn giải phóng, cơng tác điều tra địa chất và
tìm kiếm thăm dị khống sản mới được triển khai trên quy mơ tồn lãnh thổ

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên 13




Việt Nam. Trong công tác điều tra cơ bản, bằng việc lập bản đồ địa chất
khoáng sản tỷ lệ 1/50.000, đã phát hiện thêm nhiều vùng, điểm mỏ có triển
vọng lớn. Kết quả của công tác điều tra, khảo sát, thăm dị địa chất cho thấy,
Việt Nam có tiềm năng khống sản khá phong phú, đa dạng. Nhiều khống
sản có trữ lượng lớn như bơxit, quặng sắt, đất hiếm, apatít,… chủng loại
khoáng sản đa dạng.
Khai thác khoáng sản là quá trình con người bằng phương pháp khai
thác lộ thiên hoặc hầm lị đưa khống sản từ lịng đất phục vụ phát triển kinh
tế - xã hội. Các hình thức khai thác bao gồm: khai thác thủ công, khai thác
quy mô nhỏ và khai thác quy mơ vừa.
Q trình khai thác khoáng sản thường qua ba bước: mở cửa mỏ, khai
thác và đóng cửa mỏ. Như vậy, tất cả các cơng đoạn khai thác đều tác động
đến tài nguyên và môi trường đất.
Trong quá trình khai thác bằng cơ giới hoặc thủ cơng địi hỏi các thiết
bị cho hầm lị, cho sàng tuyển, xăng dầu cho các đầu máy điezel, toa goòng,
các loại xe vận tải, các loại máy gạt hay hố chất,... đều có tác động đến mơi
trường đất. Hơn nữa, công nghệ khai thác hiện nay chưa hợp lý, đặc biệt các

mỏ kim loại và các khu mỏ đang khai thác hầu hết nằm ở vùng núi và trung
du. Vì vậy, việc khai thác khống sản trước hết tác động đến rừng và đất rừng
xung quanh vùng mỏ.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên 14




Bảng 1.1. Diện tích rừng và đất rừng bị thu hẹp, thoái hoá ở một số mỏ
TT
1

2

3
4

Tên mỏ, khu khai thác
Khu khai thác Antimoan Mậu Duệ
(Hà Giang)
Khai thác vàng antimoan Chiêm Hoá
(Tuyên Quang)
Khai thác

DT đất LN bị

25

> 720


2
218

5

Khai thác than Thái Nguyên

671

6

Khai thác barit Ao Sen-Thượng Ấm

150

7

Khai thác Vonfram - Thiện Kế

25

8

Các mỏ kim loại khác ở Thái
Nguyên, Bắc Kạn

hoá
trồng, đất rừng bị đào phá, xáo
trộn


(Tuyên Quang)
Nguyên)

Đất rừng bị đào phá và bỏ hoang
Thu hẹp rừng tự nhiên và rừng

mangan Chiêm Hoá

Khai thác thiếc Bắc Lũng (Thái

Mức độ suy thoái

phá (ha)

960

9

Khai thác vàng

114,5

10

Khai thác đá

91

11


Khu khai thác ở Quỳ Hợp Nghệ An

85

12

Khu khai thác Quỳ Châu

200

Đất đồi bị đào phá, hoang hoá
Đất đồi bị đào phá, thu hẹp rừng
nguyên sinh
Rừng và đất rừng bị thu hẹp để
làm khai trường, bãi thải
Đất đồi hoang hoá do đào phá
Rừng tự nhiên bị thu hẹp, đất đồi
hoang bị đào phá
Rừng và đất rừng bị thu hẹp để
làm khai trường, bãi thải
Đất rừng bị sử dụng làm khai
trường và đá, cát thải bừa bãi
Đất rừng bị thu hẹp do mở rộng
làm khai trường
Rừng tự nhiên, rừng trồng bị phá,
đào bới
Rừng tự nhiên, rừng trồng bị phá,
đào bới


Nguồn: Nguyễn Đức Quý (1996), Tạp chí Hoạt động Khoa học, số 4, Hà Nội

Khai thác khoáng sản đã làm thu hẹp đáng kể diện tích đất nơng lâm
nghiệp và ảnh hưởng đến sản xuất như: chiếm dụng đất nơng, lâm nghiệp để
làm khai trường.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên 15




Bảng 1.2. Mức độ ô nhiễm đất nông nghiệp do khai thác mỏ
DT đất
TT

Tên mỏ, khu khai thác

LN bị

Mức độ suy thối

phá (ha)
1

Mỏ than Núi Hồng

274

2


Mỏ than Khánh Hồ

100

3

4

5

Các mỏ vàng ở Bắc Kạn,

114.5

Thái Nguyên

Chiếm dụng đất để làm khai trường, bãi thải và
thải nước thải làm ô nhiễm đất mông nghiệp
Chiếm dụng đất để làm khai trường, bãi thải và
thải nước thải làm ô nhiễm đất mông nghiệp
Chiếm dụng đất để làm khai trường, bãi thải gây
ô nhiễm đất

Các mỏ ở huyện Quỳ Hợp-

145

Đất nông nghiệp bị ô nhiễm do lắng bùn, cát

Nghệ An


29

Thiếu nước, suy giảm năng suất

Các mỏ ở huyện Quỳ

193.8

Châu-Nghệ An

Đất nông nghiệp bị đào bới, bỏ hoang, thiếu nước

Nguồn: Nguyễn Đức Quý (1996), Tạp chí Hoạt động Khoa học, số 4, Hà Nội

Hiện nay trong khu vực Hịn Gai - Cẩm Phả có khoảng 30 mỏ than lớn,
nhỏ đang hoạt động, bình quân khoảng 2.000ha, có 1 mỏ với tổng diện tích là
175km2, chiếm 28,7% tổng diện tích đất tự nhiên của thành phố Hạ Long và thị
xã Cẩm Phả. Ở Hòn Gai, Nam đường 18A (Cẩm Phả) trong giai đoạn 1970 1997, các hoạt động khai thác than đã làm mất khoảng 2.900ha (trung bình mỗi
năm mất 100 - 110ha) đất rừng các loại, trong đó khoảng 2.000ha bị mất do mở
vỉa, đổ đất đá thải. Độ che phủ rừng tự nhiên từ 33,7% năm 1970 giảm xuống
6,7% (1985) và 4,7% (1997).

Bảng 1.3. Biến động độ che phủ rừng khu vực Hòn Gai - Cẩm Phả
Loại rừng

Năm

Rừng tự nhiên
Rừng trồng + Rừng

tự nhiên

1970

1985

1997

33,7

6,7

4,7

40,6

14,5

14,4

Nguồn: Trần Yêm, Luận án Tiến sĩ, 2000

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên 16




×