Tải bản đầy đủ (.pdf) (74 trang)

Nghiên cứu tính đa dạng và một số đặc điểm sinh thái khu hệ nấm lớn vườn quốc gia chư yang sin tỉnh đắk lắk

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (7.3 MB, 74 trang )

..

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM
VIỆN SINH THÁI VÀ TÀI NGUYÊN SINH VẬT

PHẠM THỊ HÀ GIANG

NGHIÊN CỨU TÍNH ðA DẠNG VÀ MỘT SỐ
ðẶC ðIỂM SINH THÁI KHU HỆ NẤM LỚN VƯỜN
QUỐC GIA CHƯ YANG SIN, TỈNH ðẮK LẮK

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC

HÀ NỘI – 2014


VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM
VIỆN SINH THÁI VÀ TÀI NGUYÊN SINH VẬT
__________

PHẠM THỊ HÀ GIANG

NGHIÊN CỨU TÍNH ðA DẠNG VÀ MỘT SỐ
ðẶC ðIỂM SINH THÁI KHU HỆ NẤM LỚN VƯỜN
QUỐC GIA CHƯ YANG SIN, TỈNH ðẮK LẮK
Chuyên ngành : Thực vật học
Mã số

: 60 42 01 11

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC



HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
TS. NGUYỄN ðĂNG HỘI

HÀ NỘI – 2014


LỜI CAM ðOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết
quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng ñược ai cơng bố trong bất kỳ
cơng trình nào khác.
Tơi xin cam đoan rằng các thơng tin trích dẫn trong luận văn ñều ñã chỉ rõ nguồn gốc.
Tác giả

Phạm Thị Hà Giang


LỜI CẢM ƠN
ðể hoàn thành luận văn, bên cạnh sự nỗ lực cố gắng của bản thân tơi cịn nhận
được rất nhiều sự giúp đỡ của các thầy cơ, bạn bè đồng nghiệp trong và ngồi nước.
Qua đây tơi xin chân thành cảm ơn Cơ sở ñào tạo sau ðại học, Viện Sinh thái và Tài
nguyên sinh vật, Viện Hàn lâm Khoa học và Cơng nghệ Việt Nam đã tạo mọi điều
kiện thuận lợi để tơi hồn thành chương trình đào tạo thạc sỹ.
Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc tới Tiến sĩ Nguyễn ðăng Hội ñã tận tình
giúp đỡ, tạo điều kiện về thời gian để hướng dẫn tơi trong suốt q trình học tập và
thực hiện luận văn.
Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới TSKH Alexandrova A.V., giảng viên
Trường ðại học Tổng hợp Moscow đã hướng dẫn, giúp đỡ tơi trong q trình thu mẫu
ngồi thực địa và cung cấp nhiều tài liệu khoa học.
Xin chân thành cảm ơn Lãnh ñạo, ñồng nghiệp Viện Sinh thái Nhiệt ñới Trung

tâm Nhiệt ñới Việt - Nga ñã tận tình giúp ñỡ trong suốt thời gian qua.
Cuối cùng, tơi xin bày tỏ lịng cảm ơn sâu sắc tới gia đình và bạn bè đã tạo mọi
điều kiện giúp đỡ tơi hồn thành luận văn.

Hà Nội, ngày tháng năm 2014
Tác giả

Phạm Thị Hà Giang


MỤC LỤC
MỞ ðẦU........................................................................................................................................................ 1
Chương 1 - TỔNG QUAN TÀI LIỆU ........................................................................................................... 3
1.1. Giới thiệu chung về nấm ......................................................................................................... 3
1.1.1. Vị trí giới nấm .................................................................................................................. 3
1.1.2. Hệ thống giới nấm ............................................................................................................ 4
1.1.3. Hệ thống phân loại ngành nấm Túi (Ascomycota) .......................................................... 5
1.1.4. Hệ thống phân loại ngành nấm ðảm (Basidiomycota) .................................................... 5
1.2. Các vấn đề nghiên cứu có liên quan ........................................................................................ 6
1.2.1. Nghiên cứu về đa dạng thành phần lồi nấm lớn trên thế giới ......................................... 6
1.2.2. Nghiên cứu về ña dạng thành phần loài nấm lớn ở Việt Nam ......................................... 8
1.2.3. Nghiên cứu về mối quan hệ và ảnh hưởng của các yếu tố sinh thái đến tính đa dạng và
phân bố của nấm lớn trên thế giới .............................................................................................11
1.2.4. Nghiên cứu về mối quan hệ và ảnh hưởng của các yếu tố sinh thái đến tính đa dạng và
phân bố của nấm lớn ở Việt Nam..............................................................................................13
Chương 2 - ðỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...................... 15
2.1. ðối tượng ...............................................................................................................................15
2.2. Phạm vi nghiên cứu ................................................................................................................15
2.3. Nội dung nghiên cứu ..............................................................................................................15
2.5. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................................................15

Chương 3 - KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN .................................................................................................. 18
3.1. Khái quát ñặc ñiểm ñiều kiện tự nhiên VQG Chư Yang Sin .................................................18
3.1.1. Vị trí địa lý ......................................................................................................................18
3.1.2. Khí hậu , thủy văn ...........................................................................................................18
3.1.3. ðịa hình, thổ nhưỡng, thảm thực vật...............................................................................19
3.2. ðặc ñiểm ña dạng thành phần loài khu hệ nấm lớn VQG Chư Yang Sin ..............................22
3.3. Giá trị tài nguyên nấm lớn VQG Chư Yang Sin ....................................................................32

i


3.4. Ảnh hưởng của một số yếu tố sinh thái và địa hình đến tính đa dạng khu hệ nấm lớn VQG
Chư Yang Sin ................................................................................................................................36
3.5. Một số giải pháp quản lý, bảo tồn và sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên nấm lớn VQG Chư
Yang Sin........................................................................................................................................50
3.5.1. Cơ sở ñề xuất giải pháp ...................................................................................................50
3.5.2. Một số giải pháp quản lý, bảo tồn và sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên nấm lớn VQG
Chư Yang Sin. ...........................................................................................................................50
KẾT LUẬN .................................................................................................................................................. 52
KIẾN NGHỊ ................................................................................................................................................. 53
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................................................ 54
PHỤ LỤC ..................................................................................................................................................... 59

ii


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1. Thành phần loài nấm lớn VQG Chư Yang Sin theo các sinh cảnh ............. 23
Bảng 2. Cấu trúc các taxon của khu hệ nấm lớn VQG Chư Yang Sin. .................... 30
Bảng 3: Sự phân bố các loài nấm lớn tại VQG Chư Yang Sin trên các giá thể........ 31

Bảng 4: Giá trị sử dụng của các loài nấm lớn tại VQG Chư Yang Sin .................... 34
Bảng 5: Phân bố các loài nấm lớn theo sinh cảnh tại VQG Chư Yang Sin .............. 36
Bảng 6: Nhiệt ñộ trung bình tại các sinh cảnh VQG Chư Yang Sin .............................. 37
Bảng 8: Phân bố của nấm lớn theo thành phần thảm rụng trong rừng hỗn giao lá
rộng – lá kim ............................................................................................................. 46
Bảng 9: Sự tương ñồng về thành phần loài nấm lớn giữa các sinh cảnh .................. 49

iii


DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1. Hệ thống phân loại giới nấm . ........................................................................ 4
Hình 2: Bản đồ hiện trạng rừng VQG Chư Yang Sin ............................................... 22
Hình 3: Lồi Ophiocordyceps nutans kí sinh trên bọ xít .......................................... 32
Hình 4: Lồi Ophiocordyceps formicarum kí sinh trên kiến .................................... 32
Hình 5: Lồi Ophiocordyceps sphecocephala kí sinh trên ong ................................ 32
Hình 6: Lồi Phallus indisiatus ................................................................................ 33
Hình 7: Lồi Boletelus emodensis ............................................................................. 33
Hình 8: Lồi nấm độc Amanita hemibapha .............................................................. 34
Hình 9: Lồi Tremella fuciformic trên thân gây gỗ cịn sống ..................................36
Hình 10: Lồi Lentinula edodes ................................................................................ 35
Hình 11: Lồi Microporus xanthopus trên cành cây khơ.......................................... 35
Hình 13: Lồi Agaricus moelleri tại rừng thơng trong điều kiện khí hậu khơ, nóng 39
Hình 14: Lồi Russula lilacea tại sinh cảnh rừng lùn trong ñiều kiện khí hậu mát, ẩm 40
Hình 15: ðộ ẩm trung bình theo ngày tại các sinh cảnh nghiên cứu ........................ 42
Hình 16: Sinh cảnh rừng thơng và thảm rụng ở độ cao 850m .................................. 43
Hình 17: Lồi Sparassis latifolia trên gốc thơng ...................................................... 43
Hình 18 : Lồi Auriscalpium sp. trên quả thơng ....................................................... 44
Hình 19 : Lồi Mycena sp. trên quả thơng ................................................................ 44
Hình 20: Sinh cảnh rừng lá rộng và lớp thảm rụng của nó ....................................... 44

Hình 21: Sinh cảnh rừng hỗn giao lá rộng – lá kim và lớp thảm rụng của nó .......... 45
Hình 22: Sinh cảnh rừng lùn ở độ cao 2.140m ......................................................... 46
Hình 23: Lồi R. emetica tại rừng lùn, ñộ cao 2100m .............................................. 47

iv


MỞ ðẦU
Nấm lớn (Macro fungi) bao gồm những nấm có thể sinh bào tử (cơ quan sinh
bào tử thường gọi là quả thể), kích thước từ 4mm trở lên, có thể nhìn thấy bằng mắt
thường, sinh sản ở những nơi nóng và ẩm thấp. Nấm lớn có ý nghĩa rất quan trọng
trong đời sống của con người, chúng có vai trò thực tiễn trong nền kinh tế, khoa học
và vai trị quan trọng trong q trình phân hủy chất hữu cơ trong tự nhiên. Nhiều
lồi giàu chất dinh dưỡng được dùng làm thực phẩm (Termitomyces albuminosus,
Macrocybe gigantean), chúng chứa nhiều protein, axit amin, các chất khoáng và
vitamin A, B, C, D, E... [44, 47]. Một số lồi được ứng dụng trong cơng nghiệp
dược phẩm, dùng để điều chế các hoạt chất ñiều trị bệnh như: Các chế phẩm từ nấm
Linh Chi (Ganoderma) ñược dùng ñể hỗ trợ ñiều trị nhiều bệnh: gan, tiết niệu, tim
mạch, ung thư, AIDS [19, 23, 25, 36, 41]. Ngoài giá trị về thực phẩm, dược phẩm
của nấm lớn, các lồi nấm hoại sinh có vai trị quan trọng trong chu trình tuần hồn
vật chất và năng lượng trong thiên nhiên. Khơng có nấm, chu trình tuần hồn vật
chất sẽ bị mất một mắt xích quan trọng trong việc phân huỷ chất hữu cơ. “Nấm có
thể phân giải các chất hữu cơ phức tạp thành các chất đơn giản, có thể đồng hố các
chất đơn giản thành các chất phức tạp. Do đó, nó là yếu tố quan trọng làm tăng độ
phì nhiêu của đất” [6, 17].
Bên cạnh những lợi ích của nấm kể trên, một số lồi nấm độc có thể gây
ngộ độc, đơi khi gây chết người như: Amanita muscaria, Amanita phalloides...
Các nấm hoại sinh trên gỗ gây mục phá huỷ gỗ rừng, gỗ xây dựng và các cơng
trình kiến trúc, gây thiệt hại nghiêm trọng.
Việt Nam là một trong những quốc gia có ña dạng sinh học cao trên thế giới

với khoảng 12.000 lồi thực vật bậc cao và 3.000 lồi động vật có xương sống,
trong đó có nhiều lồi đặc hữu. Cấu trúc ñịa chất ñộc ñáo, ñịa lý thủy văn ña dạng,
khí hậu nhiệt đới gió mùa, những kiểu sinh thái khác nhau... đã góp phần tạo nên sự
đa dạng của khu hệ nấm Việt Nam [14]. Nếu ước tính số lồi nấm có thể có trên
lãnh thổ Việt Nam gấp 6 lần số lồi thực vật bậc cao thì có thể lên tới 72.000 loài.

1


ðiều đó có nghĩa là khoảng 97% số lồi nấm hiện có ở Việt Nam cịn chưa được
phát hiện, định tên và nghiên cứu ứng dụng [14].
Khí hậu ảnh hưởng trực tiếp ñến sự phát triển và phân bố của sinh vật, chủ
yếu thơng qua nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng. ðối với thực vật vùng núi, ñộ cao và
hướng sườn cũng ảnh hưởng ñến sự phân bố của chúng. Sự phân bố của các loài
nấm hoại sinh trên thực vật (cành cây khô, lá rụng, thảm mục) phụ thuộc rất lớn vào
sự phân bố của thực vật. Do đó, nó cũng chịu ảnh hưởng trực tiếp của nhiệt độ, ñộ
ẩm, ánh sáng, ñộ cao và hình thái ñịa hình.
Cho đến nay, hầu hết các cơng trình nghiên cứu đều tập trung vào nghiên cứu
cơ bản và ñưa ra các khóa phân loại nấm bằng hình ảnh cũng như các mơ tả cụ thể
để phân biệt nấm ăn và nấm độc, rất ít cơng trình nghiên cứu về ảnh hưởng của các
yếu tố sinh thái ñến sự ña dạng và phân bố nấm lớn.
Vườn Quốc gia Chư Yang Sin (VQG Chư Yang Sin) là một trong những
viên ngọc hiếm hoi cịn xót lại trong hệ thống các khu bảo tồn thiên nhiên của Việt
Nam. Theo thống kê mới nhất về ña dạng sinh học, VQG Chư Yang Sin hiện có 887
lồi thực vật bậc cao có mạch, thuộc 591 chi, 140 họ, trong đó 55 lồi trong Sách đỏ
Việt Nam, 26 lồi trong Sách đỏ thế giới. Về động vật, bước đầu ghi nhận 64 lồi thú
thuộc 24 họ; 258 loài chim thuộc 14 bộ và 53 họ; 81 loài cá; 248 loài bướm [31].
Cũng như nhiều VQG và Khu bảo tồn thiên nhiên khác của Việt Nam, các
nghiên cứu về ña dạng sinh học và sinh thái nấm lớn vẫn chưa được thực hiện.
Xuất phát từ những lí do trên, chúng tơi thực hiện đề tài “Nghiên cứu tính

đa dạng và một số ñặc ñiểm sinh thái khu hệ nấm lớn Vườn Quốc gia Chư Yang
Sin, tỉnh ðắk Lắk”
Mục tiêu:
- Xác định được tính đa dạng thành phần lồi và giá trị sử dụng của các loài
nấm lớn ở VQG Chư Yang Sin.
- Bước ñầu ñánh giá ñược ảnh hưởng của một số yếu tố sinh thái đến tính ña
dạng các loài nấm lớn tại VGQ Chư Yang Sin.

2


Chương 1 - TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Giới thiệu chung về nấm
Giới nấm có khoảng 1,5 triệu lồi nhưng mới chỉ 5% trong số đó được mơ tả.
Trong 15 năm trở lại đây, mỗi năm có 1.700 lồi mới được cơng bố. Khoảng 80.000
lồi nấm đã được các nhà phân loại học phát hiện và mô tả, tuy nhiên mức ñộ thực
sự về tính ña dạng của giới nấm vẫn là điều bí ẩn [38, 45].
1.1.1. Vị trí giới nấm
Dựa vào khả năng di chuyển của sinh vật, Linnaeus (1735) ñã chia tất cả các
sinh vật sống (nhìn thấy bằng mắt thường) vào một trong hai giới: Thực vật
(Vegetabilia) hoặc ðộng vật (Animalia). Vì vậy, nấm được coi như là thực vật vì
chúng khơng có khả năng di chuyển [42].
Các nhà phân loại học từ năm 1735 tới 1969 vẫn cho rằng nấm nằm trong
thực vật. Năm 1969, Robert H. Whittaker ñã ñề xuất hệ thống phân loại 5 giới gồm
Khởi sinh (Monera), Nguyên sinh (Protista), Nấm (Mycota: chỉ bao gồm các loại
nấm), Thực vật (Metaphyta) và ðộng vật (Metazoa). ðây là lần ñầu tiên nấm ñược
coi là một giới ñộc lập trong sinh giới do có sự khác biệt với giới thực vật về
phương thức hấp thụ chất dinh dưỡng và sinh sản [54].
Woese và cs (1977, 1990), ñã ñưa ra hệ thống phân loại 3 lãnh giới: Sinh vật
nhân thực (Eukaryote), Vi khuẩn (Eubacteria) và Vi khuẩn cổ (Archaebacteria).

Giới Nấm, Thực vật và ðộng vật thuộc lãnh giới nhân thực (Eukaryote) dựa trên
các kết quả nghiên cứu phân tích trình tự ssrARN [55, 56].
Hệ thống phân loại 6 giới là sự kết hợp giữa hệ thống phân loại 5 giới cổ
ñiển và hệ thống 3 lãnh giới của Woese và cs. Hệ thống 6 giới bao gồm: giới
Archaebacteria , Vi khuẩn (Bacteria), Nguyên sinh (Protista), Nấm (Fungi), Thực vật
(Planta), ðộng vật (Animalia) ñã trở thành tiêu chuẩn phân loại trong nhiều cơng
trình nghiên cứu.

3


Như vậy, tuy có nhiều quan niệm khác nhau trong các hệ thống phân loại,
nhưng giới nấm ñã ñược các nhà khoa học cơng nhận là một giới độc lập và ổn
định.
1.1.2. Hệ thống giới nấm
Chưa có một hệ thống phân loại nấm nào được cơng nhận là tiêu chuẩn và
những tên gọi thường thay ñổi ở các ñơn vị phân loại khác nhau, thậm chí ở cấp
ngành [49]. Một lồi nấm có thể có nhiều tên khoa học dựa trên vịng đời và
phương thức sinh sản. Dù vậy, những nỗ lực của những nhà nghiên cứu nấm ñang
ñược thực hiện để có thể thiết lập và khuyến khích việc sử dụng một danh pháp ổn
ñịnh và duy nhất [32]. Hệ thống phân loại nấm ñược sử dụng theo hệ thống phân
loại 2 tên của Linnaeus.

Hình 1. Hệ thống phân loại giới nấm [42].
4


Trải qua nhiều thay đổi và bổ sung, hồn thiện, ngày nay giới Nấm bao gồm các
ngành:


Chytridiomycota,

Zygomycota,

Glomeromycota,

Ascomycota



Basidiomycota [34].
1.1.3. Hệ thống phân loại ngành nấm Túi (Ascomycota)
Nấm lớn hay nấm quả thể thường chỉ những loài nấm thuộc 2 ngành
Ascomycota và Basidiomycota.
Nấm Túi Ascomycota là ngành lớn nhất, chiếm 75% giới nấm hiện biết. Theo ðỗ
ðức Quế, tác giả Saccardo ñã cơng bố những hiểu biết đầu tiên về nấm túi năm 1905. Về
sau, có rất nhiều cơng trình nghiên cứu về nấm túi ñược thực hiện. Nhiều hệ thống phân
loại nấm túi ñược ñề xuất. Nhưng cho tới hiện nay sự phân chia ngành nấm túi thành
các nhóm nhỏ hơn vẫn chưa thực sự thống nhất [24].
Lumbsch và Huhndorf (2007) ñã tổng kết và ñưa ra hệ thống phân loại trong ngành
nấm Túi bao gồm ba phân ngành [43]: (1) Phân ngành Taphrinomycotina, gồm 4 lớp
Neolectomycetes, Pneumocystidomycetes, Schizosaccharomycetes và Taphrinomycetes;
(2) Phân ngành Saccharomycotina gồm 1 lớp Saccharomycetes; (3) phân ngành
Pezizomycotina gồm 10 lớp Arthoniomycetes, Dothideomycetes, Eurotiomycetes,
Laboulbeniomycetes, Lecanoromycetes, Leotiomycetes, Lichinomycetes, Orbiliomycetes,
Pezizomycetes và Sordariomycetes. Hệ thống phân loại này, ñã ñược nhiều nhà khoa học
công nhận và áp dụng vào nhiều công trình nghiên cứu.
1.1.4. Hệ thống phân loại ngành nấm ðảm (Basidiomycota)
Ngành nấm ðảm Basidiomycota là ngành lớn thứ 2 trong giới nấm, với khoảng
23.000 lồi đã được mơ tả, trong đó đa số là các lồi nấm rừng.

Cơ thể nấm dạng sợi phân nhánh, dinh dưỡng ñộc lập và sinh sản hữu tính
bằng bào tử đảm.
Theo quan điểm hiện đại, nấm ðảm ñược chia thành 3 ngành phụ:
Puciniomycotina, Ustilaginomycotina, Agaricomycotina với 16 lớp, 52 bộ, 117
họ, 1589 chi, 31515 loài. Chúng bao gồm hầu hết các loại nấm lớn có giá trị làm

5


thực phẩm, dược phẩm cùng nhiều lồi có hại gây bệnh cho cây trồng và con
người. Nấm ðảm là nhóm nấm có ý nghĩa khoa học và kinh tế rất lớn [15].
1.2. Các vấn đề nghiên cứu có liên quan
1.2.1. Nghiên cứu về đa dạng thành phần lồi nấm lớn trên thế giới
Giới nấm là một trong những giới sinh vật có ý nghĩa rất lớn trong đời sống
của con người. Từ xưa, con người đã biết lợi ích và tác hại của nấm. Vì vậy, việc
nghiên cứu chúng để phát huy mặt lợi và ngăn ngừa tác hại ñã ñược tiến hành trong
nhiều thế kỷ qua.
Vào thế kỉ thứ IV trước Công nguyên, hai nhà bác học người Hy Lạp là
Théophraste và Aristote ñã ñề cập ñến nấm Cục (Tuberaceae) và nấm Tán
(Agaricaceae) trong nghiên cứu của mình. ðến thế kỉ thứ I sau Công nguyên, nhà tự
nhiên học người La Mã Pline ñã ñề cập ñến nhiều nấm sống trên gỗ trong các
nghiên cứu của mình. Pline là người đầu tiên phân loại nấm dựa vào hình dạng
ngồi và giá trị kinh tế của nấm. Ông chia nấm thành hai nhóm: nấm ăn và nấm độc.
Từ đó con người bắt ñầu chú ý ñến giá trị kinh tế của nấm và sử dụng chúng rộng
rãi trong ñời sống. Thời kì này, Nấm học chưa phát triển. Tuy nhiên vẫn có một số
cơng trình đã cơng bố, tiêu biểu như Linnaeus (1753) trong cơng trình về các lồi
thực vật “Species plantarum” ñã ñề cập ñến nấm lỗ và sử dụng tên Boletus cho tất
cả các nấm có bào thể dạng ống hay lỗ [47].
Từ cuối thế kỷ XVIII ñến thể kỷ XIX là thời kỳ có nhiều cơng trình nghiên
cứu về nấm, những tác giả nổi tiếng tiêu biểu phải kể ñến là: Bulliard (1791, 1813,

1815), Fries (1821, 1830, 1832, 1838), Saccardo (1888), Karsten (1881, 1889),
Patouillard (1890-1928) [47].
Fries (1821) cơng bố cơng trình hệ thống nấm “Systema Mycologicum”
trong đó công bố hai chi nấm Lỗ là Polyporus và Daedalea; sau đó (1838) ơng giới
thiệu tiếp các chi: Cyclomyces, Favolus, Hexagona, Lenzites và Trametes. Peter
Karsten (1881) là người ñầu tiên phân chia các chi trong họ Polyporaceae dựa vào
các ñặc ñiểm hiển vi và ñặc ñiểm hình thái, màu sắc quả thế [47]. Từ ñây mở ra giai

6


ñoạn mới trong phân loại: phân loại dựa vào cả các đặc điểm hình thái ngồi và cấu
trúc hiển vi. Tuy nhiên, các hệ thống phân loại trong giai ñoạn này (thế kỉ XVIIIXIX) là hệ thống có tính khiên cưỡng vì sự phân định ranh giới họ nấm ðảm chỉ
dựa vào kiểu bào thể (hymenophore). Vì vậy, Patouillard (1900) là người ñầu tiên
nhận ra rằng hệ thống này là khơng tự nhiên và đã thực hiện sự phân loại các nấm
ðảm tự nhiên hơn [47]. Murrill (1902,1905) đã có cùng quan điểm với Karsten, ơng
đã mơ tả nhiều chi trên cơ sở các lồi nhiệt đới và á nhiệt đới với cơng trình về họ
Polyporacea ở Bắc Mỹ.
Như vậy, ở thời kỳ này, các nghiên cứu chủ yếu ñi sâu vào hệ thống phân
loại nấm. Tuy nhiên, quá trình ñịnh loại mới chỉ dừng lại ở các ñặc ñiểm hình thái
và một số đặc điểm hiển vi.
Trong những năm ñầu thế kỷ XX nhiều tiêu chuẩn mới ñã ñược sử dụng
trong phân loại như: các phản ứng hoá học, hệ sợi nấm, kiểu gây mục, đặc điểm
ni cấy [35]; Theo Revarder (1993) thì Armes (1913) là người đầu tiên nhận thấy
rằng sợi nấm rất quan trọng ñối với sự nghiên cứu nấm Lỗ, sau đó Corner (1933) đã
mơ tả hệ sợi nấm. Từ đó, các nhà Nấm học sử dụng sợi nấm là một tiêu chuẩn ñể
phân loại. Sự khám phá của Corner là một bước quan trọng ñối với sự phân loại
chính xác nấm [47].
Vào cuối thế kỉ XX, Nấm học phát triển mạnh mẽ và trở thành một ngành khoa
học, một trong những ngành mũi nhọn ñược con người quan tâm rất nhiều. Nhiều cơng

trình nghiên cứu về nấm xuất hiện ở nhiều khu vực khác nhau trên thế giới. ðặc biệt,
trong 30 - 40 năm qua, một số chi mới đã được mơ tả dựa vào các ñặc ñiểm hiển vi,
xem xét lại nhiều chi cũ ñể chắc chắn rằng chúng ñược chấp nhận với những tiêu chuẩn
phân loại hiện ñại. Kết quả là các nhà nấm học đã hình thành một hệ thống phân loại
khá ổn ñịnh ở Châu Âu, Bắc Mỹ như hệ thống của Domanski (1960), Jahn (1963),
Ryvarden (1976-1978), Gilbertson & Ryvarden (1986, 1987, 1993, 1994) [35, 36, 47,
48]. Trong thế kỉ XX, có nhiều cơng trình đã được cơng bố, tiêu biểu: khi nghiên cứu
nấm ở Trung Quốc (1964), Teng đã mơ tả 2.400 loài, 601 chi [51]. Pavlich (1976)
nghiên cứu nấm Ascomycetes và Basidiomycetes ở Peru với cơng trình “Ascomycetes

7


y Basidiomycetes del Peru” [46].
Từ ñầu thế kỉ XX cho ñến nay, nghiên cứu về nấm ñã có sự phát triển vượt
bậc, ngồi những nghiên cứu về đa dạng thành phần lồi, các tác giả đã đi sâu theo
hướng ứng dụng nhân nuôi, chiết tách các hoạt chất từ những nấm dược liệu quý,
nhiều loài nấm dùng làm thực phẩm có giá trị cũng được nghiên cứu cụ thể. Phân
loại nấm khơng chỉ dựa vào đặc điểm hình thái mà cịn quan tâm đến nhiều đặc
điểm hiển vi: cấu trúc sợi, hình dạng và kích thước bào tử... Sử dụng kỹ thuật ADN
để giải trình tự gen bổ sung nhiều lồi mới cho khoa học.
Năm 2007, dữ liệu về đa dạng sinh học và phân bố nấm lớn ñược Gregory và
cs biên soạn cho một số khu vực ñịa lý trên thế giới. Nấm lớn ñược xác ñịnh ở ñây
bao gồm các loài thuộc ngành nấm Túi Ascomycetes và nấm ðảm Basidiomycetes
do có thể dễ dàng quan sát quả thể của chúng. Trong 21.679 lồi nấm lớn đã ghi
nhận, có 37% số lồi tìm thấy ở vùng ơn đới Châu Á. Khoảng 35.000 lồi nấm lớn
chưa được định danh [37].
Những nghiên cứu về ña dạng nấm lớn trên thế giới vẫn còn nhiều hạn chế,
việc phân loại còn gặp nhiều trở ngại, rất ít nhà nghiên cứu chuyên sâu về nấm ñược
ñào tạo bài bản, số lượng nghiên cứu ñược cơng bố cịn ít hơn nhiều so với nghiên

cứu về động vật và thực vật. Vì vậy, đây cũng chính là khó khăn và thách thức lớn
đối với những nhà nghiên cứu nấm sau này.
1.2.2. Nghiên cứu về ña dạng thành phần loài nấm lớn ở Việt Nam
Phạm Hoàng Hộ (1953) là người Việt Nam đầu tiên có cơng trình nghiên cứu
về nấm trong cơng trình “Cây cỏ miền Nam Việt Nam” [12]. Trong tài liệu này, ơng
đã mơ tả vắn tắt 48 chi, 31 loài nấm.
Việc nghiên cứu nấm thực sự ñược bắt ñầu vào năm 1954, tuy nhiên cịn
chưa được chú trọng so với nghiên cứu về động vật và thực vật. Từ sau năm 1980
nhiều cơng trình nghiên cứu về nấm lớn được cơng bố. Trước hết phải kể ñến những
nghiên cứu về ña dạng thành phần loài nấm lớn tại các khu vực cụ thể. Tiêu biểu
trong số đó, năm 1981 Trịnh Tam Kiệt mơ tả 116 loài nấm thường gặp ở Việt Nam
[13]. Trần Văn Mão năm 1984 đã cơng bố 239 lồi nấm phá hoại gỗ ở vùng Thanh
8


Nghệ Tĩnh [20]. Năm 2008, Ngô Anh nghiên cứu sự ña dạng về giá trị tài nguyên
của khu hệ nấm lớn ở Thừa Thiên Huế, ñã xác ñịnh ñược 404 loài thuộc 137 chi,
55 họ, 28 bộ, 4 lớp trong 3 ngành: Myxomycota, Ascomycota và Basidiomycota.
Trong đó, nhóm có ích gồm 65 loài nấm ăn, 65 loài nấm dược liệu, 29 loài nấm
cộng sinh với thực vật, 160 loài nấm hoại sinh trên đất. Nhóm nấm có hại gồm: 10
lồi nấm độc, 160 lồi nấm hoại sinh phá huỷ gỗ rừng, 14 lồi nấm hoại sinh phá
huỷ các cơng trình kiến trúc, 41 lồi nấm kí sinh gây bệnh ở thực vật [4]. Tuy
nhiên, trong tự nhiên vai trò phân hủy của nấm là quan trọng nhất, khơng có nấm
chu trình vật chất trong tự nhiên khơng thực hiện được. Nguyễn Phương Thảo và
cs (2013) đã ghi nhận 72 lồi nấm thuộc 25 họ và 13 bộ của 3 ngành tại VGQ Bù
Gia Mập, tỉnh Bình Phước [29]. Theo điều tra, khảo sát sơ bộ tại khu hệ nấm lớn
tại VQG Cát Tiên, hiện nay có khoảng hơn 370 lồi nấm lớn thuộc 128 chi, 45 họ
và 22 bộ ñã ñược ghi nhận tại ñây [30].
Những nghiên cứu về nấm lớn trên địa bàn Tây Ngun cịn rất hạn chế,
ngồi nghiên cứu của Lê Bá Dũng năm 2003 mô tả đặc điểm, cấu trúc 300 lồi

nấm lớn [10], Tơn Thất Minh ghi nhận 65 lồi nấm dưới tán rừng thơng tỉnh Lâm
ðồng, trong đó 30 lồi nấm ăn, 35 lồi nấm độc (2 lồi nằm trong Sách đỏ Việt
Nam) thuộc 23 chi, 14 họ, 6 bộ [21].
Năm 2011, Trịnh Tam Kiệt tái bản cuốn “Nấm lớn ở Việt Nam” (tập 1)
đã mơ tả rất chi tiết khoảng 320 lồi nấm lớn ở Việt Nam [15]. Tập 2 xuất bản
năm 2012 ñã bổ sung thêm gần 600 loài. ðến nay ñã mơ tả chi tiết hơn 900 lồi
nấm lớn trên lãnh thổ Việt Nam [16].
Ngồi các nghiên cứu về đa dạng thành phần loài nấm lớn tại các VQG và
Khu bảo tồn thiên nhiên, nhiều tác giả ñi sâu nghiên cứu thành phần lồi của các
đơn vị phân loại trên lồi như chi, họ, bộ. Tiêu biểu trong số đó phải kể ñến,
nghiên cứu của Phan Huy Dục về “Kết quả bước ñầu ñiều tra bộ Agaricales Clements
trên một số ñịa ñiểm thuộc ñồng bằng Bắc Bộ Việt Nam”. Trong công trình này, tác giả
đã nêu danh lục 56 lồi thuộc bộ Agaricales [7]. 5 năm sau, ơng đã bổ sung vào danh
lục các lồi trong bộ Agaricales khu vực đồng bằng Bắc Bộ lên thành 113 lồi, trong
đó có 15 loài mới ghi nhận cho khu hệ nấm miền Bắc Việt Nam [9].

9


ðàm Nhận (1996) đã nghiên cứu thành phần lồi và một số ñặc ñiểm sinh
học họ nấm Linh chi Ganodermataceae Donk ở Việt Nam [23] đã mơ tả được 37
lồi. Năm 1998, “Dẫn liệu bước ñầu về họ Hymenochaetaceae Donk ở Thừa Thiên
Huế” Ngơ Anh và Lê Thức đã mơ tả 39 lồi, trong đó 10 lồi mới ghi nhận cho khu
hệ nấm Việt Nam [1]. Hội nghị Sinh học Tồn quốc ở Hà Nội, Ngơ Anh “Nghiên
cứu họ nấm Linh chi (Ganodermataceae) ở Thừa Thiên Huế” [2], đã mơ tả được
35 lồi thuộc 2 chi Ganoderma và Amauroderma, trong đó 10 lồi mới ghi nhận
cho khu hệ nấm Việt Nam. Năm 2014, trong nghiên cứu ña dạng và ñặc ñiểm sinh
học của nấm Túi họ Xylariaceae ở Mường Phăng – ðiện Biên và Cúc Phương –
Ninh Bình, ðỗ ðức Quế đã mơ tả chi tiết 114 lồi tại hai khu vực nghiên cứu, tác
giả ñã bổ sung 4 chi, 100 loài mới ghi nhận cho khu hệ nấm Việt Nam. Trong 49

lồi được phân tích trình tự ADN có 5 lồi có trình tự lần đầu tiên cơng bố cho
khoa học [24].
Bên cạnh những nghiên cứu ña dạng thành phần lồi nấm lớn các khu hệ, các
tác giả đi sâu nghiên cứu vai trị của nấm lớn đối với ñời sống con người: làm thực
phẩm, dược phẩm, cách nhận biết nấm ăn và nấm độc. Tiêu biểu là cơng trình của Lê
Văn Liễu, tác giả đã mơ tả chi tiết 118 lồi nấm ăn và nấm độc ở rừng [18]. Năm 1994,
Phan Huy Dục trong cơng trình “Một số lồi nấm hoang dại được dùng làm thực
phẩm ở Việt Nam”, đã xác định được 16 lồi [8].
Những lồi nấm lớn có giá trị dinh dưỡng cao và những lồi có tác dụng
dược liệu được nghiên cứu cụ thể hơn về đặc điểm sinh học, thành phần hóa học,
khả năng nhân ni trong điều kiện nhân tạo, mang lại hiệu quả kinh tế cao. ðặc
biệt, chi nấm Ganoderma ñược nhiều tác giả quan tâm nghiên cứu bởi khả năng ứng
dụng trong y dược. Lê Xuân Thám nghiên cứu ñặc ñiểm sinh học và q trình hấp
thu khống của nấm Linh chi Ganoderma lucidum (Leys. ex Fr.) Karst, bằng kỹ
thuật hạt nhân [25]. Ngô Anh mô tả trong bài báo “Nghiên cứu họ nấm Linh chi
(Ganodermataceae) ở Thừa Thiên Huế” 35 lồi thuộc 2 chi Ganoderma và
Amauroderma [2]; Nguyễn Thị Chính và cộng sự (1995), ñã xác ñịnh ñược một số
hoạt chất có giá trị chữa bệnh và cơng bố trong cơng trình “Nghiên cứu một số hoạt
10


chất sinh học và tác dụng chữa bệnh của nấm Linh Chi (Ganoderma lucidum)” [5].
Q trình nghiên cứu đa dạng thành phần lồi nấm lớn, rất nhiều lồi mới
đã được phát hiện và mơ tả, trong đó nhiều lồi có giá trị về dinh dưỡng và dược liệu.
Lê Xuân Thám ñã bổ sung cho khu hệ nấm Việt Nam loài Ganoderma trenganuense
thuộc họ Linh chi Ganodermataceae [26]. Năm 2009, Lê Xuân Thám và cộng sự phát
hiện ñại diện ñầu tiên của chi Humphreya Stey. thuộc họ Linh chi mới ñược phát hiện
ở VQG Cát Tiên [28]. Lê Xuân Thám và cộng sự nghiên cứu sự phân hóa sinh địa
học của nấm Hương (Lentinula edodes) và loài mới – Bạch kim hương (Lentinula
platinedodes sp.nov.) phát hiện ở Cát Tiên, miền Nam Việt Nam [28].

Cho đến nay đã có khá nhiều cơng trình nghiên cứu của các tác giả trong và
ngồi nước về khu hệ nấm lớn Việt Nam. Tuy nhiên, chuyên gia ñầu ngành trong lĩnh
vực nghiên cứu nấm lớn ở Việt Nam còn rất khiêm tốn so với các chuyên gia nghiên
cứu về động, thực vật. ðây chính là lỗ hổng lớn, vừa là thách thức, vừa là cơ hội cho
những nhà nghiên cứu nấm lớn sau này.
1.2.3. Nghiên cứu về mối quan hệ và ảnh hưởng của các yếu tố sinh thái đến tính
đa dạng và phân bố của nấm lớn trên thế giới
Bên cạnh những nghiên cứu về ña dạng cũng như vai trò của nấm lớn ñối với
đời sống con người, trên thế giới cũng đã có những cơng trình nghiên cứu về mối
quan hệ giữa nhiệt ñộ, ñộ ẩm với sự phân bố và thành phần lồi nấm trong tự nhiên.
Bisset và Parkinson (1979) đã chỉ ra rằng, nhiệt ñộ, ñộ ẩm, nồng ñộ kali trong ñất và
ñộ pH là các yếu tố vô sinh quan trọng nhất ảnh hưởng ñến sự phân bố và thành
phần lồi nấm đất từ các sinh cảnh sống khác nhau trên núi cao. Các tác giả kết luận
rằng, sự khác biệt về thành phần loài giữa các sinh cảnh liên quan đến khả năng
thích ứng của mỗi lồi. Ở độ cao 2.840m, rất ít lồi được tìm thấy. Các lồi ưu thế
tại sinh cảnh ñồng cỏ dễ bị hạn hán thích hợp với độ ẩm đất thấp. Nhiệt độ và ñộ ẩm
thay ñổi theo mùa ảnh hưởng ñến thành phần loài nấm trong mỗi sinh cảnh. Các
loài Chrusosporium pannorum và Penicillium janthinellum thích nghi với nhiệt độ
và độ ẩm thấp. Trong khi đó các lồi Cylindrocarpon didymum, Gliocladium
deliquescens, Fusarium merisinoides, Penicillum steckii sinh trưởng và phát triển
tốt ở nhiệt ñộ và ñộ ẩm cao [32].

11


ðộ ẩm và nhiệt ñộ là hai yếu tố sinh thái rất quan trọng trong việc xác ñịnh
sự phân bố của nấm. Các nghiên cứu ñã chỉ ra rằng, ña số các lồi nấm tăng trưởng
tối ưu ở nhiệt độ 20-300C. Lồi ưa nhiệt có thể tăng trưởng ở mức 50oC hoặc cao
hơn, nhưng không thể phát triển ở nhiệt ñộ dưới 30oC. Mặc dù nhiệt ñộ tối ưu cho
sự phát triển của hầu hết các loài nấm ở trên 20oC, một số lượng lớn các lồi có thể

phát triển ở nhiệt ñộ gần hoặc dưới 0oC. Rõ ràng, yếu tố nhiệt độ khơng những ảnh
hưởng đến sinh trưởng, phát triển mà cịn ảnh hưởng đến sự phân bố các loài nấm
khác nhau [32].
Jean và cs (2010) cũng chỉ ra rằng, nhiệt độ có tác động lớn đến sự hình
thành quả thể nấm lớn trong tự nhiên. Nhiệt ñộ thúc ñẩy hoặc làm chậm quá trình
hình thành quả thể nấm. Vào mùa hè, trong điều kiện nhiệt độ thích hợp, từ 22280C là ñiều kiện thuận lợi ñể bào tử nấm sinh trưởng và phát triển. Ngoài ra,
thành phần loài thực vật cũng ảnh hưởng ñến sự ña dạng các lồi nấm vì chúng tạo
ra mơi trường sống và nguồn năng lượng cho hầu hết các loài nấm, mỗi loài nấm
sinh trưởng và phát triển trên một hoặc một số giá thể thực vật ñặc trưng [39].
John và cộng sự (2010) cũng khẳng ñịnh, nhiệt ñộ là một trong những yếu tố
phi sinh học quan trọng nhất ảnh hưởng ñến sự phân bố và sinh trưởng của nấm. Dựa
vào khả năng thích nghi với ngưỡng nhiệt độ thích hợp của từng lồi, các tác giả đã
chia nấm ra làm hai loại: nấm ưa nhiệt là những loài sinh trưởng và phát triển ở nhiệt
ñộ từ 20-500C; nấm chịu nhiệt là những lồi có khả năng sinh trường và phát triển ở
nhiệt độ dưới 200C nhưng cũng có thể tìm thấy ở nơi có nhiệt độ 40-500C hoặc nhiệt
độ cao hơn. ðiều thú vị là nấm ưa nhiệt và chịu nhiệt có mặt ở khắp nơi trong đất, khi
gặp điều kiện thích hợp bào tử sẽ sinh trưởng và phát triển. ðây chính là chìa khóa để
phát hiện các lồi nấm bằng việc sử dụng nhiệt độ ủ thích hợp [39]. Tuy nhiên, các nghiên
cứu chủ yếu tập trung vào mối tương quan giữa nhiệt ñộ và ñộ ẩm tới sự sinh trưởng và phát
triển của vi nấm trong đất, cịn các nghiên cứu ñối với nấm lớn rất hạn chế.
Tsui và cộng sự (1998) ñã ñề cập về tác ñộng của yếu tố con người ñến sự ña
dạng nấm ở vùng nhiệt ñới. Nạn phá rừng, hoạt ñộng khai thác gỗ trái phép và các
hoạt động sản xuất nơng nghiệp, làm suy giảm thành phần lồi thực vật, đây cũng là
nguyên nhân quan trọng ảnh hưởng tới mức ñộ ña dạng nấm [52].

12


Như vậy, sự phân bố của nấm lớn không chỉ phụ thuộc vào điều kiện tự
nhiên, địa hình, khí hậu mà cịn bị tác động bởi con người thơng qua các hoạt ñộng

sản xuất. Tuy nhiên, các nghiên cứu về những ảnh hưởng này cịn khiêm tốn, chưa
đánh giá được cụ thể mức ñộ ảnh hưởng tại mỗi vùng sinh thái. Vì vậy, cần phải có
những nghiên cứu sâu hơn về vấn ñề này.
1.2.4. Nghiên cứu về mối quan hệ và ảnh hưởng của các yếu tố sinh thái ñến tính
đa dạng và phân bố của nấm lớn ở Việt Nam
Các yếu tố sinh thái có vai trị hết sức quan trọng ñến sự sinh trưởng, phát
triển của sinh vật nói chung và nấm lớn nói riêng. Chính vì vậy, ñể tìm hiểu mối
quan hệ giữa các yếu tố sinh thái và sự xuất hiện các loài nấm rất cần thiết.
Khi nghiên cứu về thành phần loài nấm lớn ở Thừa Thiên Huế, Ngơ Anh đã
đề cập đến sự phân bố của nấm lớn trong các sinh cảnh. Theo đó, sự phân bố của
nấm phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: địa hình, đất đai, khí hậu, loại thảm thực vật,
loài cây chủ... Các yếu tố này liên quan chặt chẽ với nhau. Trong nghiên cứu này,
tác giả ñã chỉ ra rằng, trong các hệ nấm lớn thì hệ nấm lớn ở vùng núi có thành phần
lồi phong phú và ña dạng nhất. ðộ cao, ñất ñai, thảm thực vật, khí hậu (nhiệt độ,
độ ẩm, lượng mưa) ở vùng núi rất phù hợp cho nhiều loài nấm sinh trưởng và phát
triển. Trong hệ nấm lớn vùng núi, có sự khác biệt về thành phần loài giữa hệ nấm
vùng rừng cây lá rộng và hệ nấm vùng rừng cây lá kim. Ở vùng đồi, thành phần lồi
nấm lớn rất nghèo, do ñất chua và hàm lượng mùn thấp nên thảm thực vật chủ yếu
là cây bụi có độ che phủ kém, ñộ chiếu sáng cao, ñộ ẩm thấp, nhiệt ñộ cao, bốc hơi
nước mạnh... Vì vậy, điều kiện sinh thái ở đây khơng phù hợp cho nhiều lồi nấm
sinh trưởng và phát triển. Thành phần lồi của hệ nấm vùng đồng bằng rất phong
phú, do hoạt động của canh tác (có cả bón phân hữu cơ, phân xanh) của con người
và sự bồi lắng của phù sa nên thành phần ñất màu mỡ, hàm lượng mùn cao, thảm
thực vật ña dạng. Tạo nên hệ nấm phong phú về thành phần loài và ña dạng về
phương thức sống. Hệ nấm mọc ở vùng cát ven biển và ñất ngập mặn nghèo về
thành phần lồi. Do ở sinh cảnh này, địa hình chủ yếu là bãi cát, giữ nước kém, bốc
hơi nước nhanh, thảm thực vật nghèo, độ mặn cao. Do đó, chỉ có một số ít lồi nấm
13



lớn thích nghi được với điều kiện khắc nghiệt mới phân bố ở ñây [3]. Nghiên cứu ñã
chỉ ra ñược sự phân bố của nấm lớn phụ thuộc rất lớn vào điều kiện địa hình, thổ
nhưỡng, khí hậu... Tuy nhiên, chưa nêu ñược cụ thể sự phụ thuộc của các loài nấm
lớn với các yếu tố sinh thái cụ thể, chưa có số liệu quan trắc về nhiệt độ, độ ẩm tại
từng sinh cảnh.
Nguyễn ðại Nguyên và cộng sự (2013) khi nghiên cứu “ðặc ñiểm các yếu tố
sinh thái và phân bố của họ nấm Ganodermataceae Donk ở khu vực Tây Ngun”
đã tiến hành tìm hiểu ảnh hưởng của 4 yếu tố sinh thái chủ yếu: nhiệt ñộ, ñộ ẩm, ñộ
cao và cường ñộ chiếu sáng ñến sự xuất hiện của các lồi nấm họ Ganodermataceae
Donk. Nghiên cứu đã cho thấy, cả 4 yếu tố ñều ảnh hưởng rõ rệt ñến sự xuất hiện và
phân bố các loài nấm trong họ Ganodermatacea Donk. Tần số xuất hiện các loài tỷ
lệ nghịch với cường ñộ ánh sáng và nhiệt ñộ, tỷ lệ thuận với ñộ ẩm và ñộ cao so với
mặt nước biển [22]. Tuy nhiên, nghiên cứu mới chỉ dừng lại ở mối tương quan giữa
một số yếu tố sinh thái với sự phân bố của họ nấm Ganodermatacea Donk, chưa
khái quát ñược ảnh hưởng của nhân tố sinh thái ñến sự phân bố của các loài nấm
trong họ khác.
Các nghiên cứu về ảnh hưởng của ñộ ẩm và nhiệt ñộ ñến sự sinh trưởng và
phát triển của nấm lớn ở Việt Nam phần lớn trong nghiên cứu ứng dụng ni trồng
những lồi có giá trị, trong điều kiện nhân tạo, có thể điều khiển được các yếu tố
mơi trường trong giới hạn cho phép. Hiện nay, nghề trồng nấm ở Việt Nam rất phát
triển, nhiều tài liệu, sách chuyên khảo về kỹ thuật trồng nấm được xuất bản. Theo
đó, nhiệt ñộ tối ưu cho nấm sinh trưởng và phát triển từ 20-280C, độ ẩm khơng khí
85-95%. Tuy nhiên, mỗi loài nấm sinh trưởng và phát triển tốt nhất ở ngưỡng nhiệt
ñộ khác nhau, và mỗi giai ñoạn phát triển nhu cầu về nhiệt ñộ và ñộ ẩm cũng khác
nhau. Ví dụ: Nấm Linh chi Ganoderma lucidum nhiệt độ thích hợp cho giai đoạn
ni sợi từ 20-300C, giai đoạn quả thể từ 22-280C; độ ẩm khơng khí 80-95%. Nấm
rơm Volvariella volvacea là lồi ưa thống khí, phát triển tốt nhất ở nhiệt độ 30320C, độ ẩm khơng khí 80%... [18].

14



Chương 2 - ðỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU
2.1. ðối tượng
Các loài nấm lớn tại VQG Chư Yang Sin, tỉnh ðắk Lắk.
2.2. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi khơng gian: Khu vực phía đơng VQG Chư Yang Sin, tỉnh ðắk Lắk.
- Phạm vi khoa học: Tập trung vào nghiên cứu sự đa dạng thành phần lồi nấm lớn;
mối quan hệ và ảnh hưởng của một số yếu tố sinh thái và địa hình đến tính đa dạng
và phân bố của nấm lớn theo sinh cảnh tại VQG Chư Yang Sin.
2.3. Nội dung nghiên cứu
1. Khảo sát ñiều kiện tự nhiên VQG Chư Yang Sin; sơ bộ đánh giá sự phân hóa sinh
cảnh theo khơng gian.
2. Nghiên cứu đa dạng thành phần lồi khu hệ nấm lớn VQG Chư Yang Sin.
3. Xác ñịnh giá trị sử dụng của các loài nấm ghi nhận tại khu vực nghiên cứu.
4. Bước ñầu ñánh giá mối quan hệ và ảnh hưởng của một số yếu tố sinh thái đến
tính đa dạng của nấm lớn tại VQG Chư Yang Sin (nhiệt ñộ, ñộ ẩm, ñộ cao).
5. Một số giải pháp khai thác và sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên nấm lớn VQG
Chư Yang Sin.
2.4. ðịa ñiểm và thời gian nghiên cứu
- ðịa điểm nghiên cứu: Khu vực phía đơng của VQG Chư Yang Sin, ñộ cao từ 600
– 2.200m.
- Thời gian: Cuối mùa khơ, đầu mùa mưa giai đoạn 2 năm (15 ngày trong tháng
4/2013 và 15 ngày trong tháng 5/2014).
2.5. Phương pháp nghiên cứu
* Phương pháp kế thừa.
* Phương pháp ñiều tra, khảo sát thực ñịa:
- Phân chia sinh cảnh: ðể thuận tiện cho việc ñiều tra và thu mẫu, dựa vào sự

15



phân hóa của địa hình, độ cao và thảm thực vật, chúng tôi tạm chia khu vực nghiên
cứu thành 4 sinh cảnh chính, gồm:
1) Rừng lá kim ưu thế Thơng 3 lá Pinus khasiya (rừng thơng), (độ cao 600 - 1000m;
tọa ñộ N 12026.701’; E 108020.445’) là một kiểu rừng rất đặc trưng của VQG. ðịa
hình dốc trung bình, nhiều khu vực khá thoải. Cấu trúc gồm 3 tầng: Tầng chính là
Thơng 3 lá, cao 30 - 40m, độ che phủ <30%. Tầng cây gỗ (tầng 2) rất ít thuộc họ
Fabaceae, chiều cao cây từ 20 – 25m. Tầng cây bụi chủ yếu là dương xỉ và cỏ cao
0,5 – 1m, mọc thành từng cụm khơng liên tục, độ che phủ thấp. Vật rơi rụng chủ
yếu là lá và quả thơng, ngồi ra rất ít lá rộng và lá dương xỉ. ðộ dày thảm rụng khá
mỏng, thường từ 0,3 – 0,5cm.
2) Rừng á nhiệt ñới cây lá rộng thường xanh (rừng lá rộng) (ñộ cao 1000 -1500m;
tọa ñộ N 12024.109’; E 108021.165’) với ưu thế là các loài thuộc họ Dẻ
(Fagaceae), họ Ngọc lan (Magnoliaceae), họ Re (Lauraceae), họ Bứa
(Clusiaceae)…với chiều cao tầng tán thường từ 20-30m và giảm dần khi lên các ñai
cao hơn.
3) Rừng á nhiệt ñới hỗn giao cây lá rộng, lá kim (rừng hỗn giao) (ñộ cao 1.500 1.900m; tọa ñộ N 12024.301’; E 108023.151’) với ưu thế cây lá kim thuộc về loài
Pơ mu (Fokienia hodginsii), Thông 5 lá (Pinus dalatensis), Du sam (Keteleeria
evelyniana); cây lá rộng thuộc về các loài thuộc Dẻ (Fagaceae), Ngọc lan
(Magnoliaceae), Re (Lauraceae)…
4) Rừng lùn trên núi cao (rừng lùn) (ñộ cao 1.900 – 2.200m; tọa ñộ N 12024.821’;

E 108024.347’) chủ yếu các loài thuộc họ Ericaceae như ðỗ quyên
(Rhododendron), các loài thuộc họ Dẻ (Fagaceae), Chè (Theaceae), Ngọc lan
(Magnoliaceae), Hồi (Illiaceae)… Mật độ cây 250 – 270 cây/ơ 30x30m.
- Khảo sát thực ñịa: Tại các sinh cảnh tiến hành khảo sát theo tuyến có lặp lại.
Tại sinh cảnh rừng thơng, điều tra lặp lại 4 lần.
+ Thu mẫu: Theo sinh cảnh, ở các giai ñoạn phát triển khác nhau (nấm non,
trưởng thành, già). Quan sát, mô tả màu sắc, kích thước, hình dạng, sinh cảnh… và

chụp lại bằng máy ảnh. Dùng dao lấy nguyên vẹn cả cây nấm ra khỏi giá thể (kể cả
phần tiếp xúc: ñất, mùn, gỗ hay côn trùng).
16


+ Xử lý mẫu: Phơi khô hoặc sấy khô ở nhiệt ñộ 60 - 80oC, trong ñiều kiện thực
ñịa sử dụng hạt hút ẩm Silicagel làm khô mẫu.
+ ðặt thiết bị ño nhiệt - ẩm tự ñộng EL – USB – 2 - LCD tại các ñiểm ñại diện
của các sinh cảnh nghiên cứu.
Thiết bị ño nhiệt - ẩm ñược che bởi tấm nilon tránh nước mưa. Treo thiết bị lên
cành cây ở ñộ cao khoảng 4-5m. ðặt chế ñộ ño theo thời gian 5 phút ño 1 lần.
* Phương pháp nghiên cứu trong phịng thí nghiệm
- Mẫu vật được phân tích theo các phương pháp của Teng (1964) [52], Trịnh
Tam Kiệt (1981) [14]: Soi tìm bào tử trên kính hiển vi, mơ tả hình dạng, màu sắc,
kích thước bào tử kết hợp với phương pháp hình thái giải phẫu so sánh của Teng
(1964) [52], Trịnh Tam Kiệt (1981, 2011, 2012) [14,16,17], Lê Văn Liễu (1977)
[18], Lê Bá Dũng (2003) [10] ñể phân loại.
- Bảo quản quả thể nấm làm tập mẫu: Mẫu vật thu được sau khi xử lí sơ bộ
ngồi thực địa được xử lí khơ tiếp theo trong phịng thí nghiệm, sau đó bảo quản
trong túi nilon có khóa miệng cùng hạt Silicagel.
* Xử lí số liệu
- Sử dụng phần mềm Excel 2007 ñể xử lý số liệu thu ñược.
+ Chỉ số tương ñồng (Index of similarity hay Sorensen’s Index – SI) (1948)
SI = 2C/(A+B)
Trong đó:
C là số loài xuất hiện ở cả 2 quần thể A và B
A là số loài của quần thể A
B là số loài của quần thể B

17



×