Tải bản đầy đủ (.pdf) (134 trang)

Giáo dục bảo tồn tiếng mẹ đẻ cho học sinh dân tộc thiểu số các trường trung học cơ sở tỉnh quảng ninh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.4 MB, 134 trang )

..

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM

LÊ THỊ NHUNG

GIÁO DỤC BẢO TỒN TIẾNG MẸ ĐẺ CHO HỌC SINH
DÂN TỘC THIỂU SỐ CÁC TRƢỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ
TỈNH QUẢNG NINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

THÁI NGUYÊN - 2014

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

/>

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM

LÊ THỊ NHUNG

GIÁO DỤC BẢO TỒN TIẾNG MẸ ĐẺ CHO HỌC SINH
DÂN TỘC THIỂU SỐ CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ
TỈNH QUẢNG NINH

Chuyên ngành: Giáo dục học
Mã số: 60.14.01.01


LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. HÀ THỊ KIM LINH

THÁI NGUYÊN - 2014

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

/>

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng, số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là
trung thực và chưa hề được sử dụ

.

Tôi xin cam đoan rằng, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã
được cảm ơn và các thơng tin trích dẫn trong luận văn đều đã được chỉ rõ nguồn gốc.

Quảng Ninh, tháng 8 năm 2014
Tác giả luận văn

Lê Thị Nhung

XÁC NHẬN CỦA GIÁO VIÊN HƢỚNG DẪN

TS. Hà Thị Kim Linh

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu


iv

/>

LỜI CẢM ƠN
Với tấm lòng biết ơn sâu sắc, em xin bày tỏ lịng cảm ơn chân thành tới cơ giáo
TS. Hà Thị Kim Linh đã tận tình chỉ bảo, hướng dẫn, giúp đỡ em trong quá trình
nghiên cứu và hoàn thành luận văn.
Em xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu, Khoa sau đại học, các thầy cô giáo
khoa Tâm lý - Giáo dục, trường Đại học Sư phạm - Đại học Thái Nguyên, gia đình và
bạn bè đã tạo điều kiện thuận lợi, động viên, khích lệ em trong thời gian học tập và
thực hiện luận văn.
Em xin chân thành cảm ơn ban giám hiệu, thầy cô giáo và các em học sinh dân
tộcthiểu số trường trung học cơ sở tỉnh Quảng Ninh đã nhiệt tình giúp đỡ, tạo điều kiện
thuận lợi trong quá trình điều tra thực trạng, thu thập thông tin, số liệu phục vụ luận
văn.
Dù đã có nhiều cố gắng, song do điều kiện và thời gian hạn chế nên trong
luận văn của em chắc chắn khơng thể tránh khỏi thiếu sót. Em rất mong nhận được
sự chỉ bảo, đóng góp ý kiến của các thầy giáo, cơ giáo để luận văn của em được
hồn chỉnh hơn.
Quảng Ninh, tháng 8 năm 2014
Tác giả

Lê Thị Nhung

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

v

/>


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ............................................................................................... iv
LỜI CẢM ƠN ........................................................................................................ v
MỤC LỤC .......................................................................................................... vi
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ................................................................. ix
DANH MỤC CÁC BẢNG .................................................................................. x
DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ ................................................................................ xi
MỞ ĐẦU ............................................................................................................. 1
1. Lý do chọn đề tài ............................................................................................. 1
2. Mục đích nghiên cứu ....................................................................................... 3
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu ................................................................. 3
4. Giả thuyết khoa học ......................................................................................... 4
5. Nhiệm vụ nghiên cứu ...................................................................................... 4
6. Phạm vi nghiên cứu ......................................................................................... 4
7. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................. 4
8. Cấu trúc luận văn ............................................................................................. 5
Chƣơng 1.CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ GIÁO DỤC BẢO TỒNTIẾNG MẸ
ĐẺ CHO HỌC SINH TRUNG HỌC CƠ SỞNGƢỜI DÂN TỘC
THIỂU SỐ .......................................................................................................... 6
1.1. Vài nét về lịch sử nghiên cứu vấn đề............................................................ 6
1.1.1. Những nghiên cứu ở nước ngoài ........................................................... 6
1.1.2. Những nghiên cứu ở trong nước ............................................................ 8
1.2. Một số khái niệm cơ bản liên quan đến vấn đề nghiên cứu ....................... 12
1.2.1. Dân tộc thiểu số ................................................................................... 12
1.2.2. Bảo tồn tiếng mẹ đẻ ............................................................................. 13
1.2.3. Giáo dục bảo tồn tiếng mẹ đẻ .............................................................. 13
1.3. Chính sách về bảo tồn ngơn ngữ các dân tộc thiểu số ở Việt Nam và
một số nước trên thế giới ................................................................................... 14
1.3.1. Chính sách về vấn đề bảo tồn ngôn ngữ các dân tộc thiếu số ở

một số nước trên thế giới ............................................................................... 15

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

vi

/>

1.3.2. Chính sách về vấn đề bảo tồn ngơn ngữ các dân tộc thiểu số của
Đảng và Nhà nước ta ..................................................................................... 18
1.4. Giáo dục bảo tồn tiếng mẹ đẻ cho học sinh dân tộc thiếu số ..................... 21
1.4.1. Mối quan hệ giữa bảo tồn tiếng mẹ và phát huy các giá trị
văn hóa dân tộc ............................................................................................. 21
1.4.2. Đặc điểm giao tiếp bằng tiếng mẹ đẻ của học sinh người DTTS ........ 25
1.4.3. Giáo dục bảo tồn tiếng mẹ đẻ cho HSTHCS người DTTS.................. 27
Chƣơng 2.THỰC TRẠNG GIÁO DỤC BẢO TỒN TIẾNG MẸ
ĐẺCHO HỌC SINH TRUNG HỌC CƠ SỞ NGƢỜI DÂN TỘC
THIỂU SỐ HUYỆN BA CHẼ, TỈNH QUẢNG NINH ................................ 38
2.1. Khái quát về khảo sát thực trạng ................................................................ 38
2.1.1. Khái quát về huyện Ba Chẽ - tỉnh Quảng Ninh ................................... 38
2.1.2. Khái quát về GD cấp THCS huyện Ba Chẽ ......................................... 39
2.2. Mục đích, đối tượng, nội dung và phương pháp khảo sát .......................... 40
2.2.1. Mục đích khảo sát ................................................................................ 40
2.2.2. Đối tượng khảo sát ............................................................................... 41
2.2.3. Nội dung khảo sát ................................................................................ 41
2.2.4. Phương pháp khảo sát .......................................................................... 41
2.3. Kết quả khảo sát thực trạng bảo tồn tiếng mẹ đẻ cho học sinh DTTS
tại trường THCS huyện Ba Chẽ, Quảng Ninh ................................................... 42
2.3.1. Thực trạng nhận thức về giáo dục bảo tồn tiếng mẹ đẻ cho HS
THCS là người DTTS .................................................................................... 42

2.3.2. Thực trạng giáo dục bảo tồn tiếng mẹ đẻ cho HS người DTTS
trường THCS Thị Trấn và THCS Minh Cầm trên địa bàn huyện Ba Chẽ
- tỉnh Quảng Ninh .......................................................................................... 51
2.3.3. Thực trạng giao tiếp bằng tiếng DTTS của GV ở trường THCS
Thị Trấn và THCS Minh Cầm, huyện Ba Chẽ, tỉnh Quảng Ninh ................. 62
2.3.4. Thực trạng công tác giáo dục bảo tồn tiếng mẹ đẻ cho học sinh
DTTS ở trường THCS Thị Trấn và THCS Minh Cầm, huyện Ba Chẽ,
Quảng Ninh .................................................................................................... 64
2.4. Đánh giá thực trạng và nguyên nhân .......................................................... 80
2.4.1. Đánh giá chung về thực trạng .............................................................. 80
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

vii

/>

2.4.2. Nguyên nhân ........................................................................................ 81
Chƣơng 3.BIỆN PHÁP GIÁO DỤC BẢO TỒNTIẾNG MẸ ĐẺ CHO
HỌC SINH TRUNG HỌC CƠ SỞNGƢỜI DÂN TỘC THIỂU SỐ........... 83
3.1. Những nguyên tắc chỉ đạo đề xuất biện pháp ............................................ 83
3.1.1. Nguyên tắc đảm bảo tính mục đích ..................................................... 83
3.1.2. Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn ...................................................... 83
3.1.3. Nguyên tắc đảm bảo sự phù hợp với đối tượng giáo dục .................... 84
3.1.4. Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi ......................................................... 84
3.1.5. Nguyên tắc đảm bảo tính kế thừa và phát triển ................................... 85
3.1.6. Nguyên tắc đảm bảo tính đồng bộ ....................................................... 85
3.2. Biện pháp giáo dục bảo tồn tiếng mẹ đẻ cho học sinh người DTTS ở
trường THCS ..................................................................................................... 85
3.2.1. Hoàn thiện những điều kiện pháp lý về giáo dục bảo tồn tiếng mẹ
đẻ cho học sinh người DTTS ở trường THCS ............................................... 86

3.2.2. Tổ chức sinh hoạt chuyên đề giáo viên hướng tiếp cận nội dung
bảo tồn tiếng mẹ đẻ cho học sinh THCS là người DTTS .............................. 87
3.2.3. Đổi mới hình thức tổ chức HĐGDNGLL theo hướng giáo dục
bảo tồn tiếng mẹ đẻ cho HS người DTTS...................................................... 90
3.2.4. Phối hợp với giáo dục gia đình nhằm giáo dục bảo tồn tiếng mẹ
đẻ cho học sinh THCS là người DTTS .......................................................... 93
3.2.5. Truyền thông giáo dục bảo tồn tiếng mẹ đẻ cho học sinh THCS là
người DTTS ................................................................................................... 95
3.3. Mối quan hệ giữa các biện pháp ................................................................. 97
3.4. Khảo nghiệm về tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp .............. 98
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ............................................................... 102
TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................. 105
PHỤ LỤC

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

viii

/>

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Nội dung

STT

Từ viết tắt

1

Cán bộ giáo viên


CBGV

2

Cán bộ quản lý

CBQL

3

Dân tộc thiểu số

DTTS

4

Giáo dục

5

Giáo dục và Đào tạo

6

Giáo viên

7

Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp


8

Học sinh

9

Nhà xuất bản

10

Quỹ Nhi đồng Liên hiệp quốc

11

Trung học cơ sở

12

Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của

GD
GD & ĐT
GV
HĐGDNGLL
HS
NXB
UNICEF
THCS
UNESCO


Liên hiệp quốc

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

ix

/>

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 2.1.

Nhận thức về sự cần thiết giáo dục bảo tồn tiếng mẹ đẻcho
học sinh THCS là người DTTS ................................................... 42

Bảng 2.2.

Nhận thức về bảo tồn tiếng mẹ đẻ cho HS THCS là
người DTTS ......................................................................................... 44

Bảng 2.3.

Nhận thức về ý nghĩa của việc bảo tồn tiếng mẹ đẻ cho HS
người DTTS .......................................................................................... 45

Bảng 2.4.

Nhận thức về giáo dục bảo tồn tiếng mẹ đẻcho HS THCS
người DTTS ................................................................................. 47


Bảng 2.5.

Đánh giá về nhu cầu sử dụng tiếng mẹ đẻ trong giao
tiếpcủa HS DTTS ......................................................................... 51

Bảng 2.6.

Đánh giá của GV về nhu cầu sử dụng tiếng mẹ đẻtrong
giao tiếp của HS người DTTS ..................................................... 56

Bảng 2.7.

Thực trạng giao tiếp bằng tiếng mẹ đẻ của học sinh người DTTS ........ 58

Bảng 2.8.

Đánh giá của GV về giao tiếp bằng tiếng mẹ đẻcủa học
sinh người DTTS ......................................................................... 61

Bảng 2.9:

Thực trạng giao tiếp bằng tiếng DTTS của GV trường
THCS Thị Trấn và THCS Minh Cầm, huyện Ba Chẽ - tỉnh
Quảng Ninh .................................................................................. 62

Bảng 2.10:

Đánh giá về công tác giáo dục bảo tồn tiếng mẹ đẻ cho HS
người DTTS ở trường THCS Thị Trấn và THCS Minh Cầm ..... 65


Bảng 2.11.

Thực trạng hoạt động giáo dục bảo tồn tiếng mẹ đẻ cho HS
DTTS ở trường THCS ................................................................. 67

Bảng 2.12.

Thực trạng hoạt động giáo dục bảo tồn tiếng mẹ đẻ cho HS
DTTS ở trường THCS ................................................................. 72

Bảng 2.13.

Thực trạng hoạt động của GV trong giáo dục bảo tồn tiếng
mẹ đẻ cho học sinh người DTTS ................................................. 77

Bảng 3.2:

Kết quả trưng cầu ý kiến chuyên gia về mức độ cần thiếtvà
khả thi của các biện pháp đề xuất thực hiện công tác giáo dục
bảo tồn tiếng mẹ đẻ cho học sinh DTTS các trường THCS............. 99

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

x

/>

DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 3.1: Quan hệ giữa các biện pháp giáo dục bảo tồn tiếng mẹ đẻcho

học sinh DTTS các trường THCS tỉnh Quảng Ninh. ..................... 98

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

xi

/>

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Việt Nam là một quốc gia có 54 dân tộc anh em cùng chung sống, trong
đó các dân tộc thiểu số chiếm 13,8% tổng dân số cả nước. Mỗi một dân tộc có
nét đặc trưng văn hóa và ngơn ngữ riêng vì thế văn hóa và ngơn ngữ của nước
ta hết sức phong phú. Có thể nói, đó là một thế mạnh mà khơng phải quốc gia
nào cũng may mắn có được.
Ngơn ngữ là một di sản vô cùng quý báu của mỗi dân tộc. Bởi lẽ, ngôn
ngữ là sản phẩm kết tinh nhiều nhân tố (tư duy, phong tục, văn hóa, địa lý…)
của cộng đồng cư dân qua bao thế hệ. Ngôn ngữ của mỗi dân tộc không chỉ
đơn thuần là phương tiện để truyền tải thơng tin mà nó cịn là “hồn thiêng”
của mỗi dân tộc. Nó hàm chứa trong đó rất nhiều yếu tố huyền bí của văn hóa
và lịch sử mỗi dân tộc.
Trước tình hình hội nhập giữa các vùng miền trong nước, giữa các đất
nước trong cùng khu vực và trên thế giới thì việc biết nhiều ngơn ngữ ngồi
tiếng mẹ đẻ là cần thiết và vơ cùng hữu ích. Ai cũng có quyền sử dụng ngơn
ngữ của dân tộc khác nếu ngơn ngữ đó là cần thiết cho sự thành đạt nhưng đồng
thời một vấn đề đáng lo ngại đặt ra, đó là sự mai một tiếng mẹ đẻ trong thế hệ
trẻ. Người ta tính rằng, trong vịng 20 năm nay có tới 50% ngơn ngữ trên thế
giới không tồn tại như một sinh ngữ. Mà cứ một ngôn ngữ mất đi là tương
đương với một nền văn hóa có dấu hiệu bị tiêu vong.
Hiện nay, các chương trình của Nhà nước và của Bộ Giáo Dục và Đào Tạo

thực hiện đối với các vùng dân tộc miền núi chủ yếu tập trung vào giải quyết
các vấn đề an sinh xã hội (chính sách cộng điểm thi đại học cho học sinh dân
tộc thiểu số, mở các trường các trường dân tộc nội trú, miễn giảm học phí và
trợ cấp cho học sinh vùng núi khó khăn…) mà chưa chú ý sâu đến việc bảo tồn
và phát triển ngôn ngữ của từng dân tộc cụ thể. Một thực tế có thể nhận thấy ở
nước ta hiện nay là có khơng ít các bộ phận người dân tộc thiểu số chỉ muốn sử
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

1

/>

dụng tiếng Kinh mà bỏ tiếng mẹ đẻ của mình. Một số gia đình hoặc giáo viên
vùng cao dạy cho trẻ nói tiếng phổ thơng mà khơng dạy trẻ nói tiếng mẹ đẻ. Đó
là một điều vơ cùng nguy hiểm cho tương lai của chính đứa trẻ và của cả dân
tộc đó. Đứa trẻ lớn lên sẽ nói một ngơn ngữ hỗn tạp, lủng củng về ngữ pháp và
tất yếu sẽ dẫn đến cản trở các hoạt động giao tiếp và tư duy. Liên hợp quốc đã
khuyến cáo: các dân tộc thiểu số trên thế giới cần phải dạy cho con trẻ nắm
vững ngơn ngữ của dân tộc mình rồi mới học các ngơn ngữ khác.
Trước thực trạng đó, với sự hỗ trợ của UNICEF, Bộ Giáo dục và Đào tạo
đã và đang thực hiện một sáng kiến về giáo dục song ngữ dựa trên tiếng mẹ đẻ.
Triển khai giáo dục song ngữ trên tiếng mẹ đẻ đã đem lại kết quả tích cực, qua
đó trẻ em dân tộc được học bằng tiếng mẹ có kết quả học tập vượt trội so với
các bạn đồng lứa phải học bằng ngôn ngữ thứ hai, tức là tiếng Việt. Có rất
nhiều bằng chứng trên thế giới - hơn 1500 nghiên cứu đã được cơng bố, chứng
minh rằng một chương trình giáo dục song ngữ dựa trên tiếng mẹ đẻ được thiết
kế hợp lý giúp tăng cường đáng kể thành công trong học tập của học sinh. Từ
năm 2000, ngày 21-2 được tổ chức là ngay quốc tế tiếng mẹ đẻ.Thứ trưởng Bộ
Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Thị Nghĩa cho rằng “Tiếng mẹ đẻ là nguồn tài
nguyên của mỗi cộng đồng với chức năng to lớn của mình - chức năng giao

tiếp, chức năng thông tin, chức năng giáo dục. Tiếng mẹ đẻ góp phần cho sự
phát triển của mỗi cá nhân và cộng đồng. Ngôn ngữ là trung tâm của mọi hoạt
động của con người”. Phó Thủ tướng thường trực Nguyễn Sinh Hùng cũng đã
từng khẳng định rằng: ngôn ngữ, tiếng nói, chữ viết của các dân tộc thiểu số là
“chìa khóa” để mở cửa văn minh. Tiếng nói, chữ viết là nền tảng, là gốc của
mỗi dân tộc, là vốn quý của cộng đồng các dân tộc Việt Nam.
Quảng Ninh được ví như hình ảnh đất nước Việt Nam thu nhỏ. Dân số
tỉnh Quảng Ninh có 1.144.381 người với 22 thành phần dân tộc, trong đó 21
thành phần dân tộc thiểu số cư trú trên địa bàn rộng lớn (hơn 85% diện tích của
tỉnh). Cả tỉnh Quảng Ninh có 143.278 người dân tộc thiểu số, chiếm 12,53 dân
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

2

/>

số tồn tỉnh. Các địa phương có đồng bào dân tộc thiếu số cao là: Bình Liêu
(chiếm 95,8% dân số toàn huyện), Ba Chẽ (chiếm 79,8% dân số toàn huyện),
Tiên Yên (chiếm 47,2% dân số toàn huyện), tiếp đến là Hoành Bồ, Đầm Hà,
Hải Hà, Cẩm Phả, Vân Đồn. Về ngơn ngữ, các dân tộc Quảng Ninh đều có ngữ
hệ lớn như: nhóm ngơn ngữ Việt - Mường (dân tộc Kinh, Mường, Thổ), nhóm
ngơn ngữ Mơn - Khơ me (dân tộc Khơ me), nhóm ngơn ngữ Tày - Thái (dân
tộc Tày, Thái, Nùng, Sán Chay, Giáy), nhóm ngơn ngữ Hán - Tạng (dân tộc
Hoa, Ngái, Sán Dìu).
Mặc dù đã nhận được nhiều sự quan tâm, các chính sách của Đảng và Nhà
nước, các dự án nước ngoài nhằm thực hiện công tác giáo dục bảo tồn tiếng mẹ
đẻ cho học sinh là người dân tộc thiểu số, nhưng chủ yếu chỉ dừng lại ở bậc
Mầm non và Tiểu học mà chưa thực sự quan tâm, chú trọng để duy trì và phát
triển công tác giáo dục bảo tồn tiếng mẹ đẻ cho học sinh người dân tộc thiểu số
ở các cấp học cao hơn từ Trung học cơ sở trở lên.

Từ thực tiễn đó, tơi lựa chọn vấn đề “Giáo dục bảo tồn tiếng mẹ đẻ cho
học sinh dân tộc thiểu số các trường Trung học cơ sở tỉnh Quảng Ninh” làm
đề tài luận văn thạc sĩ.
2. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn hoạt động bảo tồn tiếng mẹ đẻ cho
học sinh người DTTS, đề tài đề xuất biện pháp giáo dục bảo tồn tiếng mẹ đẻ cho
học sinh dân tộc thiểu số ở một số trường Trung học cơ sở tỉnh Quảng Ninh.
3. Khách thể và đối tƣợng nghiên cứu
3.1. Khách thể nghiên cứu
Quá trình bảo tồn tiếng mẹ đẻ cho học sinh dân tộc thiểu số ở các trường
Trung học cơ sở tỉnh Quảng Ninh.
3.2. Đối tượng nghiên cứu
Giáo dục bảo tồn tiếng mẹ đẻ cho học sinh dân tộc thiểu số ở các trường
Trung học cơ sở tỉnh Quảng Ninh.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

3

/>

4. Giả thuyết khoa học
Đề xuất được hệ thống biện pháp giáo dục bảo tồn tiếng mẹ đẻ cho học
sinh dân tộc thiểu số sẽ góp phần bảo tồn được tiếng mẹ đẻ trong cộng đồng
người DTTS hiện nay, khắc phục được hiện tượng mai một tiếng nói của người
DTTS đồng thời bảo tồn được các giá trị văn hóa của tộc người.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
5.1. Xây dựng cơ sở lý luận về giáo dục bảo tồn tiếng mẹ đẻ cho học sinh
THCS người dân tộc thiểu số.
5.2. Đánh giá thực trạng giáo dục bảo tồn tiếng mẹ đẻ cho học sinh THCS
người DTTS ở một số trường Trung học cơ sở trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh.

5.3. Đề xuất một số biện pháp giáo dục bảo tồn tiếng mẹ đẻ cho học sinh
THCS người DTTS trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh.
6. Phạm vi nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu tổ chức giáo dục bảo tồn tiếng mẹ đẻ (tiếng
DTTS) cho học sinh là người DTTS trong phạm vi nhà trường.
Đề tài tập trung khảo sát trên GV và HS người DTTS tại trường THCS
Thị Trấn và trường THCS Minh Cầm, huyện Ba Chẽ - tỉnh Quảng Ninh.
7. Phƣơng pháp nghiên cứu
7.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận
Chúng tơi sử dụng nhóm phương pháp này nhằm thu thập các thông tin
khoa học, các tài liệu về những quan điểm xung quanh vấn đề; các chủ trương,
chính sách của Đảng và Nhà nước về việc bảo tồn tiếng DTTS. Ở đề tài này sử
dụng các phương pháp chủ yếu:
- Phương pháp phân tích và tổng hợp: Nhằm phân tích và tổng hợp các tài
liệu khoa học phục vụ cho việc nghiên cứu vấn đề.
- Phương pháp phân loại, hệ thống hóa lý thuyết: Nhằm sắp xếp các tài
liệu khoa học, văn bản chỉ đạo thành hệ thống lý luận logic chặt chẽ theo từng
mặt, từng đơn vị kiến thức, từng vấn đề khoa học.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

4

/>

7.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn, gồm:
- Phương pháp điều tra bằng anket:
Chúng tôi sử dụng anket (anket đóng và anket mở) để khảo sát trên GV,
CBQL và HS người DTTS nhằm thu thập thông tin phục vụ cho quá trình
nghiên cứu đề tài.
- Phương pháp quan sát:

Quan sát trực tiếp một sốhoạt độngcủa HS DTTS ở các trường THCS Thị
Trấn và THCS Minh Cầm.
- Phương pháp trò chuyện:
Trò chuyện với một số GV và HS DTTS tại 2 trường THCS Thị Trấn và
THCS Minh Cầm để thu thập thơng tin phục vụ cho q trình nghiên cứu đề tài.
7.3. Phương pháp thống kê toán học
Sử dụng phương pháp toán thống kê để xử lý những số liệu thu được
trong đề tài.
8. Cấu trúc luận văn
Luận văn gồm các phần:
-Phần mở đầu
-Phần nội dung:
Chương 1. Cơ sở lý luận về tổ chức hoạt động giáo dục bảo tồn tiếng mẹ
đẻ cho học sinh trung học cơ sở là người DTTS.
Chương 2. Thực trạng giáo dục bảo tồn tiếng mẹ đẻ cho học sinh DTTS
các trường THCS tỉnh Quảng Ninh.
Chương 3. Biện phápgiáo dục bảo tồn tiếng mẹ đẻ cho học sinh DTTS các
trường THCS tỉnh Quảng Ninh.
Ngoài ra luận văn cịn có phần kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và
phụ lục.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

5

/>

Chƣơng 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ GIÁO DỤC BẢO TỒN
TIẾNG MẸ ĐẺ CHO HỌC SINH TRUNG HỌC CƠ SỞ

NGƢỜI DÂN TỘC THIỂU SỐ
1.1. Vài nét về lịch sử nghiên cứu vấn đề
1.1.1. Những nghiên cứu ở nước ngồi
Hiện nay có khoảng 6000-7000 ngôn ngữ được sử dụng trên thế giới. Tuy
nhiên, chỉ có khoảng 300 ngơn ngữ là ngơn ngữ chính và được hơn 90% dân số
thế giới sử dụng rộng rãi. Theo Liên Hợp Quốc thì một nửa số ngơn ngữ của
lồi người hiện đang gặp nguy hiểm, và khu vực châu Á - Thái Bình Dương có
61% ngơn ngữ đang bị đe dọa. Vì vậy mà vấn đề bảo vệ ngôn ngữ dân tộc thiểu
số và sử dụng ngôn ngữ dân tộc thiểu số trong giáo dục là một vấn đề phổ biến
ở tất cả các quốc gia trên thế giới. Vấn đề này và các vấn đề liên quan được đề
cập nhiều trong các bài viết và sách gần đây.
Vấn đề bảo tồn tiếng dân tộc thiểu số ở Mỹ: trước những năm 1965, Mỹ
sử dụng chương trình giáo dục đơn ngữ, chỉ dạy duy nhất tiếng Mỹ mà khơng
có một chương trình tiếng nước ngồi hay tiếng dân tộc thiểu số nào được sử
dụng trong nhà trường nhằm hướng tới mục đích thống nhất quốc gia. Điều này
khiến các học sinh thiểu số gặp khó khăn về ngôn ngữ và là một trong những
nguyên nhân làm suy giảm chất lượng giáo dục cũng như bất đồng về chính trị
ở nước này. Từ thập niên 1970 đến nay và nhất là sau sự kiện 9-11-2001, nước
Mỹ xem việc đưa tiếng dân tộc thiểu số vào chương trình giáo dục là một biện
pháp để phát triển giáo dục và bình ổn an ninh quốc gia và có nhiều cơng trình
nghiên cứu về vấn đề này. Điển hình là ba tập “Handbook of American Indian
languages” (Cẩm nang về các ngôn ngữ bản xứ Mỹ) xuất bản vào các năm
1911, 1922 và 1938 của người sáng lập ngành nhân học Bắc Mỹ, Franz
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

6

/>

Boas (1858-1942). Trước nhu cầu cấp bách phải miêu tả các ngơn ngữ và nền

văn hố của người bản xứ Bắc Mỹ mà phần lớn có nguy cơ diệt vong, Franz
Boas trong cuốn sách trên đã lần đầu tiên phác thảo một phương pháp để nhà
nghiên cứu có thể điều tra và miêu tả các ngơn ngữ mà mình khơng quen biết,
đồng thời cũng cho thấy thông qua ngôn ngữ, nhà nghiên cứu có thể “đọc”
được nền văn hố của dân tộc nói ngơn ngữ ấy như thế nào. [32]
Về vấn đề bảo tồn tiếng dân tộc của người dân tộc thiểu số (DTTS) ở
Trung Quốc: Nhà nghiên cứu Kondrashkina nghiên cứu về vấn đề bảo tồn
tiếng dân tộc trên cơ sở nghiên cứu chính sách ngơn ngữ đối với người DTTS
ở trung Quốc dựa trên việc hệ thống các vấn đề về chính sách ngơn ngữ của
nhà nước Trung Hoa, mối liên hệ giữa chính sách ngơn ngữ và giáo dục song
ngữ như là sự cụ thể của chính sách bảo tồn tiếng mẹ đẻ của học sinh là người
DTTS. Trong cơng trình nghiên cứu tác giả cho thấy sự phát triển của hệ
thống chính sách đối với vấn đề bảo tồn và phát triển ngôn ngữ. Dựa trên các
cơng trình nghiên cứu về vấn đề bảo tồn và phát triển tiếng dân tộc của nhà
nước Trung Quốc chủ trương dạy học được tiến hành theo 2 mơ hình: Thứ
nhất, hoạt động dạy học cho học sinh được tiến hành bằng 2 thứ tiếng, giáo
viên dạy bằng tiếng Hoa và sử dụng tiếng dân tộc để giải thích. Tiếng Hoa là
ngơn ngữ chính cịn tiếng dân tộc được sử dụng nhằm giúp cho việc học tiếng
Hoa được tốt hơn. Thứ hai, học sinh học tiếng DTTS trước sau đó tiếng Hoa
được giới thiệu dần khi họ đã thành thạo ngôn ngữ của họ. Các nhà nghiên
cứu nhận thấy rằng: Học sinh nhận thấy dễ học hơn và cũng dễ diễn đạt hơn
bằng ngơn ngữ của mình (Shama Jiaga,1991). Kết quả nghiên cứu cũng đã chỉ
ra rằng vấn đề tiếng dân tộc cần được bảo tồn và phát huy không chỉ vì người
dân tộc thiểu số thơng thạo tiếng dân tộc của mình mà vì cơ hội tiếp nhận tri
thức, văn hóa cơng bằng trong điều kiện xã hội hiện nay, vấn đề đa dạng văn
hóa trong điều kiện hiện nay.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

7


/>

Vấn đề bảo tồn tiếng dân tộc ở một số nước trong khu vực:
Singapore là một đất nước đa ngôn ngữ trong đó có 75% dân số nói tiếng
Trung Quốc, 15% nói tiếng Melay và 7% nói tiếng Ấn Độ. Singapore đã thực
hiện rất thành công những vấn đề và chính sách ngơn ngữ như cơng bố 4 ngơn
ngữ là ngơn ngữ quốc gia chính thức (tiếng Anh, tiếng Trung Quốc, tiếng
Tamin và tiếng Melay).
Không giống với Singapore, Thái lan cũng là một nước đa ngôn ngữ
nhưng vấn đề thực hiện chính sách bảo tồn tiếng dân tộc ở Thái Lan lại rất đặc
thù trên cơ sơ quy định tiếng Thái được coi là ngơn ngữ quốc gia độc quyền,
cịn tiếng của dân tộc khác lại chỉ được sử dụng trong nội bộ tộc người.
L.N.Morev nghiên cứu về vấn đề bảo tồn tiếng dân tộc theo hướng tiếp cận
dưới các chính sách đối với vấn đề ngơn ngữ của quốc gia Thái Lan.
Tác giả Josph Lo Bianco quan niệm rằng: Đối với các nhóm văn hố có
truyền thống là văn hố giao tiếp bằng lời nói, ngơn ngữ lại cịn quan trọng hơn
như một kiến thức (duy nhất) của văn hố đó cùng với các giá trị truyền thống
của nó và cũng là hệ quả không thể thay thế được trong việc duy trì và phát
triển chính nền văn hố đó.
Có thể nhận thấy các chính sách tiếng dân tộc của các nước đều hướng tới
giải quyết mối quan hệ: văn hóa - ngơn ngữ. Q trình chuyển đổi, bảo tồn và
sự mất dần của ngôn ngôn ngữ tộc người gắn liền với các vấn đề như văn hóa,
ngơn ngữ tộc người, bản sắc văn hóa dân tộc. Các cơng trình chủ yếu tập trung
khai thác vấn đề bảo tồn tiếng dân tộc trên cơ sở tiếp cận về chính sách ngôn
ngữ đối với người dân tộc thiểu số, vấn đề giáo dục song ngữ mà tiếng dân tộc
như là tiếng mẹ đẻ cịn tiếng phổ thơng như là ngơn ngôn ngữ thứ 2.
1.1.2. Những nghiên cứu ở trong nước
Nghiên cứu về tiếng dân tộc và vấn đề bảo tồn tiếng dân tộc cho học sinh
phổ thông đã được nhiều tác giả quan tâm nghiên cứu.


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

8

/>

Tác giả Nguyễn Văn Lộc và các cộng sự đã nghiên cứu vấn đề bảo tồn
ngôn ngữ của dân tộc thiểu số trong mối quan hệ với bảo tồn và phát triển văn
hóa. Nhóm tác giả xây dựng được hệ thống cơ sở lý luận về bảo tồn và phát
triển văn hóa ngơn ngữ của dân tộc thiểu số, đánh giá thực trạng giáo dục bảo
tồn và phát triển văn hóa, ngơn ngữ của một số dân tộc thiểu số vùng Việt Bắc
trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp và kiến nghị về chính sách bảo tồn và phát
triển văn hóa, ngơn ngữ các dân tộc thiểu số miền núi phía Bắc Việt Nam.
Nhóm tác giả tiếp cận vấn đề nghiên cứu trên cơ sở của tiếp cận các vấn đề về
chính sách liên quan đến ngơn ngữ nói chung và ngơn ngữ của người dân tộc
thiểu số nói riêng. Cơng trình nghiên cứu cũng đã hệ thống được những đặc
trưng văn hóa cơ bản của người dân tộc Tày, Nùng, H’Mơng,… khu vực miền
núi phía Bắc trong sinh hoạt hàng ngày như về các phong tục, lễ tết phổ biến
trong năm, quan niệm của con người trong cuộc sống và lao động sản xuất.
Cơng trình nghiên cứu của tác giả Nguyễn Văn Lộc và nhóm tác giả là một
cơng trình nghiên cứu cơng phu về vấn đề bảo tồn và phát triển ngơn ngữ, văn
hóa một số DTTS ở Việt Bắc trên cơ sở hệ thống một cách đầy đủ các vấn đề
về chính sách bảo tồn, phát triển văn hóa, ngơn ngữ DTTS, các vấn đề về kinh
nghiệm của một số nước trên thế giới về bảo tồn và phát triển văn hóa, ngơn
ngữ các DTTS, đánh giá thực trạng công tác bảo tồn và phát triển ngơn ngữ,
văn hóa một số DTTS vùng Việt Bắc; Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến cơng
tác bảo tồn và phát triển văn hóa, ngơn ngữ của một số DTTS vùng Việt Bắc
hiện nay trên cơ sở đó đề xuất hệ thống giải pháp bảo tồn và phát triển ngơn
ngữ. Bên cạnh đó vấn đề đánh giá thực trạng công tác bảo tồn tiếng dân tộc của
người DTTS mới chỉ được các tác giả khai thác dưới góc độ tiến hành hệ thống

hóa các văn bản quy định việc dạy và học bằng tiếng DTTS, chưa đánh giá
được thực trạng việc thực thi những chính sách này về mặt hình thức thực hiện,
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

9

/>

nội dung và biện pháp thực hiện trong các cơ sở giáo dục và đào tạo. Nghiên
cứu của nhóm tác giả là những căn cứ lý luận và thực tiễn cho công tác bảo tồn
và phát triển tiếng dân tộc đối với các DTTS hiện nay. [13]
Nghiên cứu về dạy học song ngữ cho người DTTS, nghiên cứu về chính
sách ngơn ngữ cho người DTTS có Trần Trí Dõi với bài viết Bàn về cách thức
tổ chức giáo dục song ngữ trong nhà trường thuộc địa bàn ngôn ngữ Tày Nùng ở Việt Bắc Việt Nam, tác giả nhận định: “cảnh huống ngôn ngữ ở địa
bàn ngôn ngữ Tày - Nùng của Việt Bắc là cảnh huống ngôn ngữ đan xen”, vì là
địa bàn đa dân tộc cho nên giáo dục song ngữ ở khu vực này sẽ là giáo dục
tiếng phổ thông và giáo dục tiếng mẹ đẻ của các DTTS do đó “trong mơi
trường đa dân tộc, người dân có sự phân biệt mục đích tiếp nhận giáo dục tiếng
phổ thơng và mục đích tiếp nhận tiếng mẹ đẻ” [8]
Tác giả Trần Trí Dõi đề cập nghiên cứu vấn đề dạy tiếng dân tộc cho người
dân tộc thiểu số theo hướng tiếp cận các chính sách ngơn ngữ dân tộc thiểu số
Việt Nam, tác giả tập trung vào 2 vấn đề: Thứ nhất, phân tích những yếu tố thuộc
vào nội dung chính sách ngơn ngữ của vùng dân tộc thiểu số của nhà nước Việt
nam đã tác động thế nào đến sự phát triển bền vững của xã hội vùng dân tộc.
Thứ 2, tìm hiểu thực tế việc thực thi chính sách ngơn ngữ vùng dân tộc thiểu số
trong mối quan hệ biện chứng giữa sự phát triển kinh tế xã hội với trình độ sử
dụng ngơn ngữ của địa phương. Trên cơ sở đó tập trung làm rõ vai trị, những tác
động tích cực của chính sách ngôn ngữ của nhà nước Việt Nam đối với sự phát
triển kinh tế xã hội vùng DTTS của Việt Nam hiện nay.[9]
Bên cạnh đó cịn một số cơng trình khoa học khác của tác giả Trần Trí Dõi

quan tâm nghiên cứu như: Một vài nhận xét về giáo dục ngôn ngữ cho vùng
dân tộc miền núi ở Việt Nam trong chặng đường 55 năm qua, Kỉ yếu hội thảo
khoa học Kỉ niệm 55 năm cách mạng tháng tám và quốc khánh 2/9, Nxb Đại
học Quốc gia Hà Nội 2001, Tr 152- 159; Thực trạng giáo dục ngôn ngữ ở vùng
dân tộc miền núi ba tỉnh phía bắc Việt Nam những kiến nghị và giải pháp, Nxb
Đại học Quốc gia Hà Nội, 2004. Trong những nghiên cứu của mình, tác giả Trần
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

10

/>

Trí Dõi tiếp cận phân tích các chính sách ngơn ngữ đối với người DTTS trong
điều kiện hiện nay trên cơ sở những thuận lợi và hạn chế của việc thực thi các
chính sách ngơn ngữ hiện nay trên cơ sở khảo sát nhu cầu tiếp nhận tiếng mẹ đẻ
của người DTTS tại một số tỉnh khu vực miền núi phía Bắc Việt Nam. [7]
Đề cập đến bảo tồn tiếng dân tộc như là một vấn đề cấp bách trong xu thế
phát triển của xã hội ngày nay có tác giả Nguyễn Cao Thịnh với bài viết “Bảo
tồn ngôn ngữ dân tộc thiểu số vấn đề cấp bách trong xu thế hội nhập và phát
triển” [20]. Trong bài viết của mình tác giả Nguyễn Cao Thịnh đề cập đến vấn
đề bảo tồn tiếng dân tộc như một nhiệm vụ cấp bách cần thực thi trong giai
đoạn hiện nay, khi mà số lượng ngôn ngữ trên thế giới đang được thu hẹp dần
và Việt Nam không là ngoại lệ.
Tiếp xúc ngôn ngữ là chỗ dựa lý thuyết để nhà nghiên cứu Bùi Khánh Thế
bàn về các vấn đề về chính sách ngơn ngữ, tình hình song ngữ, ngơn ngữ văn hố
các dân tộc thiểu số, v.v. trong một loạt báo cáo khoa học: "Một vài cứ liệu về
song ngữ và vấn đề nghiên cứu song ngữ ở Việt Nam" (Tạp chí Ngơn ngữ, số
1/1979); "Ngơn ngữ văn hố các dân tộc thiểu số từ góc nhìn quan hệ ngơn ngữ
ở Việt Nam" (Giáo dục ngôn ngữ và sự phát triển văn hố các dân tộc thiểu số
phía Nam, 1993); "Problems of language contact in Vietnam (The main features

of language change)" (Pan-Asiatic Linguistics - Proceeding of 4th ISSL,
Bangkok, 1996); "Lý thuyết tiếp xúc ngôn ngữ và vấn đề tiếp xúc ngôn ngữ ở
Việt Nam (trường hợp TP. Hồ Chí Minh)" (Tiếp xúc ngôn ngữ ở Việt Nam,
2005); "Tiếp xúc ngôn ngữ và việc vận dụng tiêu chuẩn về đặc trưng ngôn ngữ
trong khi nghiên cứu các vấn đề dân tộc ở Việt Nam" (Tiếp xúc ngơn ngữ ở Việt
Nam, 2005); "Từ ngịi bút sắt đến chiếc máy tính và những vấn đề tiếp xúc ngơn
ngữ ở Việt Nam hiện nay" (Tạp chí Khoa học Xã hội, số 08 (96) - 2006).
Bên cạnh đó nghiên cứu về vấn đề bảo tồn tiếng dân tộc thiểu số cần phải
kể đến các cơng trình khoa học của các tác giả: Nguyễn Văn Khang, Nguyễn
Xuân Hòa, Hoàng Văn Hành, Bùi Thị Ngọc Diệp, Nguyễn Thế Thắng.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

11

/>

Nhìn chung, có nhiều cơng trình nghiên cứu về ngơn ngữ của người dân
tộc thiểu số, nhưng chủ yếu tiếp cận nghiên cứu trong lĩnh vực Ngơn ngữ học,
Văn hóa học, … Nghiên cứu bảo tồn tiếng dân tộc cho học sinh phổ thông là
người DTTS theo hướng tiếp cận nội dung, hình thức, biện pháp bảo tồn tiếng
dân tộc cho học sinh là người DTTS đến nay chưa được tập trung nghiên cứu
giải quyết một cách thỏa đáng.
1.2. Một số khái niệm cơ bản liên quan đến vấn đề nghiên cứu
1.2.1. Dân tộc thiểu số
Dân tộc thiểu số(DTTS) là một khái niệm được sử dụng phổ biến trên thế giới
hiện nay. Các học giả phương Tây cho rằng đây là một thuật ngữ thuộc chuyên
ngành dân tộc học (minority ethnic) dùng để chỉ những dân tộc có dân số ít.
Trong một số trường hợp, người ta đánh đồng ý nghĩa “dân tộc thiểu số”
với “dân tộc lạc hậu”, “dân tộc kém phát triển”, “dân tộc chậm tiến”, “dân tộc
chậm phát triển”… Điều đó có thể suất phát từ nhiều nguyên nhân như khoảng

cách về kinh tế, công nghệ… giữa các dân tộc, hoặc do sự chi phối bởi quan
điểm chính trị của các giai cấp cầm quyền. Nhưng trên thực tế, khái niệm “dân
tộc thiểu số” chỉ có ý nghĩa biểu thị sự tương quan về dân số giữa các dân tộc
trong một quốc gia.
Ở nước ta khi xác định thành phần tộc người (ethnos) - để chỉ các dân tộc
đa số và thiểu số (trong điều kiện quốc gia đa dân tộc), thường dựa vào 3 tiêu
chí: ngơn ngữ, văn hóa, ý thức tộc người. Theo quan điểm của chủ nghĩa Mac Lenin, tư tưởng Hồ Chí Minh và xuất phát từ nguyên tắc bình đẳng dân tộc, thì
khái niệm “dân tộc thiểu số” khơng mang ý nghĩa phân biệt địa vị, trình độ phát
triển của các dân tộc. Vận dụng quan điểm trên vào thực tế nước ta, Đảng Cộng
Sản Việt Nam luôn thể hiện một quan điểm nhất quán: Việt Nam là một quốc
gia thống nhất gồm có 54 dân tộc anh em. Trong đó có dân tộc Kinh chiếm

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

12

/>

86,2% dân số, và 53 dân tộc cịn lại có dân số chiếm 13,8% tổng dân số cả
nước, được quan niệm là “dân tộc thiểu số”.
Như vậy khái niệm DTTS dùng để chỉ những dân tộc có dân số ít,
chiếm tỷ trọng thấp trong mối tương quan so sánh về lượng dân số trong một
quốc gia đa dân tộc.
1.2.2. Bảo tồn tiếng mẹ đẻ
Bảo tồn là một thuật ngữ có nhiều cách định nghĩa nhưng có thể được hiểu
một cách đơn giản hóa rằng; bảo tồn nghĩa là sự lưu giữ lại.
Tiếng mẹ đẻ(mother tongue) đề cập đến khác biệt ngữ cảnh tùy theo các
tiêu chí định nghĩa sử dụng (Baker & Prys Jones 1998; Skutnabb - Kangas
1988, 16-18; UNESCO 2003b, 15). Các thuật ngữ như: ngôn ngữ thứ nhất (first
language), ngôn ngữ bản địa (vernacular language), bản ngữ (native language),

ngôn ngữ sử dụng tại nhà (home language) cũng được coi là tiếng mẹ đẻ.
Những người dùng song ngữ hoặc đa ngữ có thể nói vài tiếng mẹ đẻ. Tiếng mẹ
đẻ gồm ít nhất các trường hợp sau: (a) được học đầu tiên; (b) được xác định với
hoặc được người khác xác định là tiếng bản địa, phân biệt với bản ngữ của
người khác; (c) biết tốt nhất; (d) dùng nhiều nhất. Tiếng mẹ đẻ không đồng
nhất với ngôn ngữ của cộng đồng sắc tộc mà người nói hay cha mẹ họ thuộc
vào mà là ngơn ngữ được hình thành ở người nói từ nhỏ theo con đường học
hỏi những người xung quanh một cách tự nhiên.
Bảo tồn tiếng mẹ đẻ:
Chúng tôi hiểu bảo tồn tiếng mẹ đẻ là quá trình lưu giữ lại tiếng nói, chữ
viết của một cộng đồng người, một dân tộc nhằm đảm bảo sự đa dạng và phong
phú của ngơn ngữ cũng như văn hóa nhân loại.
1.2.3. Giáo dục bảo tồn tiếng mẹ đẻ
Giáo dục là một hiện tượng xã hội đặc biệt chỉ có ở con người. Giáo dục
nảy sinh tồn tại và phát triển cùng với sự phát triển của xã hội loài người nên có
thể coi giáo dục là một hiện tương phổ biến và vĩnh hằng, ở đâu có con người
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

13

/>

thì ở đó có giáo dục. Nét bản chất của hiện tượng giáo dục là sự truyền đạt và
lĩnh hội những kinh nghiệm xã hội, lịch sử giữa thế hệ trước cho thế hệ sau,
giữa những người có kinh nghiệm cho những người chưa có kinh nghiệm.
Giáo dục (theo nghĩa rộng) là một quá trình sư phạm tổng thể được tổ
chức một cách có mục đích, có kế hoạch nhằm hình thành và phát triển nhân
cách cho đối tượng được giáo dục, phát triển tối đa những tiềm năng (sức mạnh
thể chất và tinh thần) của con người. Như vậy, giáo dục là một bộ phận của quá
trình xã hội hình thành cá nhân con người, bao gồm những nhân tố tác động có

mục đích, có tổ chức của xã hội, do những người có kinh nghiệm, có chun
mơn gọi là nhà giáo dục, nhà sư phạm đảm nhận. Nơi tổ chức hoạt động giáo
dục một cách có hệ thống có kế hoạch chặt chẽ nhất là nhà trường. Với nghĩa
rộng như trên, giáo dục là một hoạt động tổng thể bao gồm giáo dục trí tuệ,
giáo dục đạo đức, giáo dục thể chất, giáo dục thẩm mỹ, giáo dục lao động do
nhà trường phụ trách trước xã hội.
Giáo dục (nghĩa hẹp) là một bộ phận của hoạt động giáo dục (nghĩa rộng),
là một q trình trong đó dưới vai trò chủ đạo của người giáo viên nhằm giúp
học sinh hình thành ý thức cá nhân, hay chuẩn mực xã hội, hình thành tình cảm,
niềm tin phù hợp với các chuẩn mực xã hội, hình thành hành vi, thói quen phù
hợp với chuẩn mực xã hội.
Giáo dục bảo tồn tiếng mẹ đẻlà một quá trình sư phạm do các lực lượng sư
phạm trong nhà trường đứng ra tổ chức nhằm mục đích duy trì, phát triển việc
sử dụng tiếng mẹ đẻ của học sinh người DTTS trong phạm vi trường học. Nói
khác đi, là q trình tổ chức các hoạt động giáo dục, các biện pháp khuyến
khích, khích lệ việc duy trì ngơn ngữ tộc người trong phạm vi nhà trường (đối
với những trường học ở vùng có đơng HS DTTS).
1.3. Chính sách về bảo tồn ngơn ngữ các dân tộc thiểu số ở một số nƣớc
trên thế giới và ở Việt Nam

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

14

/>

1.3.1. Chính sách về vấn đề bảo tồn ngơn ngữ các dân tộc thiếu số ở một số
nước trên thế giới
Các nhà ngơn ngữ học cho rằng mỗi năm có độ 12 ngơn ngữ trên thế giới
bị tiêu vong. Có tài liệu đưa ra tỷ lệ 50 % ngôn ngữ sẽ bị vắng bóng trong vịng

một thế kỷ, có thể sẽ có từ 2000 đến 3000 ngơn ngữ sẽ bị tiêu vong. Trong số
6500 ngôn ngữ đang được sử dụng khắp thế giới, chỉ còn lại khoảng 3500 4000 tiếng nói được truyền lại cho các thế hệ tiếp nối, số còn lại (2500 - 3000)
chỉ được truyền lại rất ít, hoặc khơng được truyền lại. Michael Krauss tiên đốn
rằng 90% ngôn ngữ thế giới sẽ bị biến mất vào cuối thế kỷ XXI. Vì vậy mà vấn
đề bảo vệ ngôn ngữ dân tộc thiểu số và sử dụng ngôn ngữ dân tộc thiểu số
trong giáo dục là một vấn đề phổ biến ở tất cả các quốc gia trên thế giới. [24]
Các chương trình về giáo dục song ngữ / đa ngữ (Bilingual / Multilingual
education), giáo dục song ngữ trên cơ sở tiếng mẹ đẻ (Mother tongue based Bilingual education) được hình thành và quan tâm chú trọng ở nhiều nước trên
thế giới với mục đích giúp học sinh thiểu số, bản địa chuyển tiếp vào chương
trình giáo dục chuẩn quốc gia và bảo tồn tiếng mẹ đẻ. Tuy nhiên mỗi nước có
một cách hiểu và áp dụng trong hồn cảnh cụ thể của mình với những tên gọi
và mơ hình khác nhau.
Tại Nga, vào các thế kỉ XIX và XX có một xu hướng mạnh mẽ là áp đặt
tiếng Nga cho các dân tộc khác nhau sống ở nước Nga đế chế. Chính sách Nga
hóa để lại ít dấu hơn dưới chế độ Xô Viết. Tuy nhiên các cơng trình nghiên cứu
xã hội cho thấy nhiều ngơn ngữ dân tộc chỉ được sử dụng thông tục mà thôi.
Không có mơn học nào ở phổ thơng trung học được dạy bằng ngôn ngữ của các
dân tộc. Đạo luật về ngôn ngữ ở Liên Bang Nga được thông qua năm 1990
tuyên bố rằng tất cả các ngôn ngữ là một phần di sản văn hóa, lịch sử, dân tộc
được Nhà nước bảo hộ. Các chương trình của Nhà nước bảo tồn và phát triển
ngôn ngữ của các dân tộc Nga đang được xem xét. Những chương trình này
ngồi những vấn đề khác còn liên quan đến việc xuất bản các tác phẩm văn học
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

15

/>

×