Tải bản đầy đủ (.pdf) (90 trang)

Lễ hội tịch điền đọi sơn, tỉnh hà nam và vai trò của nó đối với đời sống tinh thần của người dân

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.17 MB, 90 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI & NHÂN VĂN

-----------------------

NGUYỄN NGỌC DUNG

LỄ HỘI TỊCH ĐIỀN ĐỌI SƠN, TỈNH HÀ NAM
VÀ VAI TRỊ CỦA NĨ ĐỐI VỚI ĐỜI SỐNG
TINH THẦN CỦA NGƯỜI DÂN
Chuyên ngành: Tôn giáo học
Mã số: 8229009.01

LUẬN VĂN THẠC SĨ TÔN GIÁO HỌC
Chủ tịch hồi đồng:

Người hướng dẫn khoa học:

PGS.TS. TRẦN THỊ KIM OANH

TS. NGUYỄN THỊ TỐ UYÊN

Hà Nội - Năm 2020

1


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1
Chương 1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ LỄ HỘI CỔ TRUYỀN, LỄ HỘI TỊCH
ĐIỀN ĐỌI SƠN CỔ TRUYỀN VÀ KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH KINH TẾ –


XÃ HỘI XÃ TIÊN SƠN, TỈNH HÀ NAM ...................................................... 7
1.1. Một số vấn đề về lễ hội cổ truyền trong đời sống tinh thần làng xã. . 7
1.1.1. Lễ hội cổ truyền một biểu hiện của tín ngưỡng, tơn giáo. ................ 7
1.1.2. Vai trò của lễ hội cổ truyền trong đời sống tinh thần của làng xã
Việt nam. ................................................................................................... 13
1.1.3 Sơ lược về “Lễ hội Tịch Điền” ........................................................ 18
1.2. Sơ lược sự hình thành và quá trình phát triển của Lễ hội Tịch Điền
Đọi Sơn ........................................................................................................ 24
1.3. Khái quát tình hình hình Kinh tế - Xã hội tỉnh Hà Nam và xã Tiên Sơn
nơi diễn ra lễ hội .......................................................................................... 29
1.3.1.Vị trí địa lý ....................................................................................... 29
1.3.2. Đặc điểm kinh tế ............................................................................. 31
1.3.3. Đặc điểm xã hội .............................................................................. 34
Chương 2: LỄ HỘI TỊCH ĐIỀN ĐỌI SƠN PHỤC DỰNG VÀ VAI TRỊ,
CỦA NĨ VỚI ĐỜI SỐNG TINH THẦN CỦA NGƯỜI DÂN HÀ NAM .... 38
2.1. Lễ hội Tịch Điền Đọi Sơn ở Hà Nam qua phục dựng năm 2009 ......... 38
2.1.1. Bối cảnh phục dựng và kịch bản phục dựng lễ hội......................... 38
2.1.2. Chỉ đạo phục dựng hội sau khi có “kịch bản” ................................ 41
2.1.3. Hoạt động chuẩn bị cho lễ hội ........................................................ 44
2.2. Nội dung Lễ hội Tịch Điền Đọi Sơn ..................................................... 47
2.2.1.Các nghi lễ được tiến hành trong lễ hội ........................................... 47
2.2.2.Phần hội: .......................................................................................... 60

2


2.3.Vai trò, của lễ hội Tịch điền Đọi sơn đối với đời sống tinh thần của
người dân tỉnh Hà Nam và một số khuyễn nghị nhằm duy trì và phát huy giá
trị của lễ hội.................................................................................................. 66
2.3.1 Vai trò giá trị của lễ hội Tịch Điền Đọi Sơn.................................... 66

2.3.2. Một số tồn tại và khuyến nghị nhằm phát huy giá trị của lễ hội Tịch
Điền Đọi Sơn, Hà Nam. ............................................................................ 73
KẾT LUẬN ..................................................................................................... 77
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................ 79
PHỤ LỤC ẢNH .............................................................................................. 85

3


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Lễ hội truyền thống là một sinh hoạt tín ngưỡng dân gian, tơn giáo nổi
trội trong đời sống tâm linh của một cộng đồng. Trong di sản văn hóa dân tộc,
lễ hội nơng nghiệp gắn liền với tín ngưỡng nơng nghiệp như lễ cầu mùa, lễ
được mùa, lễ xuống đồng…Trong đó, lễ hội Tịch Điền là một lễ hội nông
nghiệp hội tụ những đặc điểm khá tiêu biểu của xã hội cổ truyền: là một lễ hội
dân gian nhưng được nâng cấp mang tính quan phương ở vị thế quốc gia,
được triều đình tổ chức, do đích thân nhà vua thực hiện nghi lễ, phản ánh tầm
quan trọng của nông nghiệp trong xã hội cổ truyền.
Lễ hội Tịch Điền – Hà Nam là lễ hội cổ truyền gắn liền với các triều
đại đầu tiên thời Tự chủ, “Đại Việt sử ký toàn thư” chép vào đầu xuân năm
987, vua Lê Đại Hành đích thân “cày Tịch Điền” tại Đọi Sơn tỉnh Hà Nam.
Việc vua Lê Đại Hành chọn Đọi Sơn, Hà Nam có nhiều lý do trong đó lý do
trước tiên biến vùng đất này thành “ruộng thiêng” quốc gia là do vị trí địa lý
của Đọi Sơn Hà Nam trong tương quan nằm liền kề giữa Kinh đô Hoa Lư và
vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng. Kinh đô Hoa Lư vị thế hiểm yếu thung
lũng nhỏ hẹp phù hợp với phòng thủ quân sự hơn là nơi cung cấp lương thực.
Trong khi Đọi Sơn, Hà Nam là vùng bán sơn địa mở, liền mạch, kết nối với
đồng bằng sông Hồng trù phú. Cầu mùa cho quốc thái dân an là chính sách
nơng nghiệp xuyên xuốt của các triều đại phong kiến. Tuy vậy, trải qua thăng

trầm của lịch sử, lễ hội Tịch Điền – Hà Nam chỉ còn lưu truyền trong sử sách,
trong dân gian, trong tâm trí người Đọi sơn Hà Nam.
Lễ hội Tịch Điền – Hà Nam được phục dựng từ năm 2009 trong bối
cảnh đất nước hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng về kinh tế, văn hóa. Hội
nhập nhưng khơng hịa tan, việc phục dựng lễ hội nằm trong mục tiêu tôn

1


vinh bảo tồn các giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể của dân tộc, gìn giữ và
phát huy bản sắc văn hóa dân tộc. Việc tổ chức lễ hội Tịch Điền hiện nay đã
phát huy truyền thống trọng nơng của dân tộc và thực hiện chính sách xây
dựng nông thôn mới chú trọng phát triển nông nghiệp, nông thôn, nông dân
củaĐảng, Nhà nước ta hiện nay
Lễ hội Tịch điền – Hà Nam đã được Viện Nghiên cứu Văn hóa Nghệ
thuật Việt Nam xây dựng kịch bản, được chính quyền hỗ trợ cũng như sự
tham gia của các chức sắc tôn giáo cụ thể là các vị sư sãi, phật tử chùa Long
Đọi. Việc tổ chức lễ hội Tịch điền trong những năm qua đã đáp ứng được nhu
cầu tâm linh, giao lưu văn hóa, kế thừa giá trị truyền thống và xây dựng
những giá trị văn hóa mới của người dân không chỉ tại Hà Nam mà có ý nghĩa
đối với nhân dân cả nước. Qua trường hợp lễ hội Tịch điền – Hà Nam, từ góc
độ tơn giáo học có nhiều vấn đề đặt ra, cần nghiên cứu về đời sống tinh thần
của người dân trong sự vận động, phát triển của Phật giáo dân gian trong xã
hội đương đại.
Có thể nói Lễ hội Tịch Điền Đọi Sơn là điểm nhấn văn hóa đầu năm đi
vào tâm thức của mọi người dân Việt Nam. Việc phục dựng thành cơng lễ hội
Tịch Điền Đọi Sơn có ý nghĩa to lớn về văn hóa, chính trị và đặc biệt là phát
triển kinh tế xã hội.
Từ những lý do trên, tôi chọn vấn đề “Lễ hội Tịch Điền Đọi Sơn, tỉnh
Hà Nam và vai trị của nó đối với đời sống tinh thần của người dân” làm

đề tài luận văn thạc sĩ của mình.
2. Tình hình nghiên cứu:
Có thể nói về vấn đề lễ hội nói chung và lễ hội Tịch điền nói riêng có
nhiều cơng trình nghiên cứu, tác giả tạm chia ra các nhóm cơng trình nhiên
cứu sau:

2


+ Nhóm cơng trình nghiên cứu về lễ hội hội, đặc biệt là lễ hội nông
nghiệp liên quan đến cuộc sống của con người trong mối quan hệ với môi
trường tự nhiên nên được rất nhiều nhà khoa học quan tâm. Tác phẩm của tác
giả Phan Kế Bính "Việt Nam phong tục" (1909), Nhà xuất bản Đồng Tháp là
cuốn chuyên khảo đầu tiên nói về phong tục, tập quán, lễ hội, lễ nghi, đình
đám…của người Việt Nam vào cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX, trong đó, tác
giả đã đề cập khá chi tiết đến các giá trị tín ngưỡng dân gian và đưa ra những
nhận xét về lễ hội truyền thống.
Cuốn “Lễ hội cổ truyền của người Việt ở Bắc bộ”, 1992, Nxb KHXH,
Hà Nội do Lê Trung Vũ chủ biên đã trình bày khá chi tiết về các vấn đề liên
quan trực tiếp đến lễ hội cổ truyền như: vị trí, nguồn gốc, lịch sử lễ hội của
người Việt ở Bắc bộ, trong đó có đề cập đến các lễ hội nông nghiệp.
Tác giả Nguyễn Mạnh Cường có cuốn “Văn hóa tín ngưỡng của một số
dân tộc trên đất nước Việt Nam”, Nxb Văn hóa thơng tin. Cuốn sách này là
sự chắt lọc cái hay cái đẹp, giá trị văn hóa tín ngưỡng của một số dân tộc tiêu
biểu trên mảnh đất Việt Nam: Thái, H’mông, Chăm, Khơ Me, Tày, Nùng…
nhấn mạnh sự kết hợp giữa những nét tín ngưỡng trong văn hóa lễ hội của
các dân tộc theo dịng lịch sử.
Trong cuốn “Tín ngưỡng và văn hóa tín ngưỡng” (2004) và “Những giá
trị văn hóa Việt Nam truyền thống” (2010), tác giả Ngô Đức Thịnh,
Nxb Khoa học xã hội, đã có những nét phác họa chung về tín ngưỡng dân

gian của các dân tộc ở Việt Nam. Cơng trình này đã phác họa một số loại hình
tín ngưỡng tiêu biểu và mối quan hệ giữa văn hóa tín ngưỡng với văn hóa
nghệ thuật dân gian, đồng thời chỉ ra những giá trị của tín ngưỡng đối với văn
hóa Việt Nam hiện nay. Qua đó làm giàu thêm những hiểu biết của chúng ta
về tín ngưỡng và văn hóa tín ngưỡng qua các lễ hội của nước nhà.

3


Tác giả Nguyễn Duy Hinh với cuốn “Tín ngưỡng thành hồng” (1996),
Nxb KHXH, Hà Nội đã phân tích một cách sâu sắc, hệ thống về nguồn gốc,
bản chất của tín ngưỡng thờ thành hoàng và rước thành hoàng trong một số lễ
hội đặc sắc, tiêu biểu.
+ Nhóm cơng trình nghiên cứu về lễ hội Tịch Điền gồm có:
Tác giả Nguyễn Xn Nghĩa với cơng trình “Lễ hội nơng nghiệp cổ
truyền ở người Khơme vùng đồng bằng sông Cửu Long”, Tạp chí Văn hóa
dân gian, 1987, số 4, tr.63-68, đã cho chúng ta thấy được những nét độc đáo
và đặc sắc trong lễ hội nông nghiệp của người Khơme từ xưa đến nay. Qua lễ
hội được tác giả khắc họa lại ta thấy nổi bật tinh thần đoàn kết cùng chung
sức, đồng lịng giúp đỡ nhau trong q trình canh tác, sản xuất nông nghiệp
của người Khơme ở vùng đồng bằng sông Cửu Long.
Các tác giả Phan Hữu Dật, Lê Ngọc Thắng, Lê Sĩ Giáo, Lâm Bá Nam
công bố cuốn “Lễ cầu mùa của các dân tộc ở Việt Nam”, 1993, Nxb Văn hóa
dân tộc, Hà Nội. Đây là kết quả của một cơng trình khoa học cấp Bộ đề cập
đến tục cầu mùa của người Kinh, các dân tộc vùng Việt Bắc, Đông Bắc, Tây
Bắc và Bắc Trung Bộ cũng như vùng Trường Sơn - Tây Ngun. Cơng trình
này đưa ra cái nhìn bao quát về lễ cầu mùa của các cư dân nông nghiệp ở các
vùng, miền trên. Và cũng nhờ đó mà chúng ta thêm hiểu biết về các lễ hội có
liên quan đến tục cầu mùa của nhân dân Việt Nam.
Tác giả Đàm Thị Hạnh với công trình nghiên cứu “Lễ hội Lồng

Tồng và ý nghĩa của nó trong đời sống văn hóa tín ngưỡng của người dân
huyện Định Hóa - tỉnh Thái Nguyên”, 2013, trường Đại học Sư Phạm Hà
Nội, Hà Nội. Cơng trình này đề cập đến nghi thức Tịch Điền của người
dân tộc Tày, bao gồm những điểm giống và có thêm những điểm khác so
với Tịch Điền của người Kinh. Tuy tác giả chỉ đề cập đến một vài nét
nghi thức Tịch Điền của dân tộc Tày nhưng qua đó chúng ta cũng phần

4


nào thấy được sự khác biệt độc đáo của nghi thức ở vùng miền này so với
những vùng miền khác.
+ Nhóm cơng trình nghiên cứu về lễ hội Tịch Điền Đọi Sơn.
Lễ cày Tịch Điền Đọi Sơn về bản chất nằm trong hệ thống các lễ nghi
nông nghiệp truyền thống của dân tộc Việt Nam. Khi Nhà nước phong kiến
tự chủ Đại Việt ra đời, các ông vua - mở đầu là vua Lê Hồn đã đích thân đi
cày, thể hiện tinh thần trọng nông, tôn vinh nông nghiệp, tôn vinh người nơng
dân và các giá trị văn hóa làng xã của các vương triều phong kiến.
Tác giả Bùi Thị Phương Thúy nghiên cứu cơng trình “Nghi lễ cày Tịch
điền Đọi Sơn huyện Duy Tiên tỉnh Hà Nam với phát triển du lịch”, 2011,
Văn hóa du lịch, Đại học dân lập Hải Phịng, Hải Phịng. Cơng trình đã đánh
giá vị trí của lễ hội Tịch điền Đọi Sơn trong hệ thống lễ nghi nông nghiệp của
người Việt ở vùng đồng bằng Bắc Bộ, đồng thời đề xuất, nêu một số kiến
nghị đối với việc tổ chức lễ hội này, từ đó phát huy và khai thác để phục vụ
cho việc phát triển du lịch Hà Nam.
Cơng trình nghiên cứu của tác giả Trần Thị Nhật Lệ, Nâng cao hiệu
quả công tác tổ chức và quản lý lễ hội Tịch Điền tại xã Đọi Sơn, huyện Duy
Tiên, tỉnh Hà Nam, 2013, Đại học Văn hóa Hà Nội, cung cấp một số thơng
tin về cơ sở ra đời, q trình hình thành, những đặc điểm cũng như tìm ra
những giá trị tiêu biểu và thực trạng của công tác tổ chức và quản lý lễ hội.

Các cơng trình nghiên cứu trên đã đề cập đến phần lý thuyết và trình
bày chung, phần nào đem đến cho chúng ta những nét khái quát cơ bản về Lễ
Hội Tịch Điền Đọi Sơn ở Hà Nam. Tuy nhiên có thể thấy các cơng trình trên
chỉ nghiên cứu lễ hội Tịch Điền Đọi Sơn dưới góc độ văn hóa, kinh tế, du
lịch, chứ chưa có cơng trình nghiên cứu lễ hội Tịch Điền Đọi Sơn nào dưới
góc độ tơn giáo học, đặc biệt là vai trị của nó đối với đời sống tinh thần của
người dân Hà Nam.

5


Chính vì vậy với việc lưa chọn đề tài: Lễ hội Tịch Điền Đọi Sơn
tỉnh Hà Nam và vai trò của nó đối với đời sống tinh thần của người
dân, tác giả mong muốn làm rõ vai trò của lễ hội Tịch Điền Đọi Sơn, Hà
Nam đối với đời sống tinh thần của người dân Hà Nam, từ đó đưa ra một số
khuyến nghị nhằm phát huy giá trị tốt đẹp và biện pháp nhằm hạn chế mặt
tiêu cực của lễ hội.
3. Mục đích nghiên cứu:
Khái qt q trình hình thành và phát triển của lễ hội Tịch Điền Đọi Sơn
Mô tả lễ hội Tịch Điền Đọi Sơn Hà Nam phụng dựng năm 2009, trên
cơ sở đó khái quát vai trò của lễ hội Tịch Điền Đọi Sơn, Hà Nam đối với
đời sống tinh thần của người dân Hà Nam, từ đó đưa ra một số khuyến
nghị nhằm phát huy giá trị tốt đẹp và biện pháp nhằm hạn chế mặt tiêu cực
của lễ hội.
4. Phạm vi nghiên cứu: Luận văn tập trung nghiên cứu
Giới hạn phạm vi nghiên cứu: địa bàn tình Hà Nam, tập trung phạm vi
huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam nơi diễn ra lễ hội Tịch Điền đặc biệt nơi có
chùa Long Đọi Sơn.
Thời gian tập trung nghiên cứu từ sau khi lễ hội Tích Điền được khôi
phục vào năm 2009 đến nay.

5. Phương pháp nghiên cứu:
Đề tài sử dụng các phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện
chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử kết hợp nghiên cứu liên ngành trong triết
học văn hóa, phương pháp lịch sử, phương pháp tơn giáo học với những
phương pháp cụ thể như sau: phân tích - tổng hợp, thống kê - so sánh, logic lịch sử,…
6. Kết cấu luận văn: Ngoài phần mở đầu và kết luận văn gồm 2
chương 5 tiết

6


Chương 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ LỄ HỘI CỔ TRUYỀN, LỄ HỘI TỊCH ĐIỀN
ĐỌI SƠN CỔ TRUYỀN VÀ KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH KINH TẾ – XÃ
HỘI XÃ TIÊN SƠN, TỈNH HÀ NAM
1.1. Một số vấn đề về lễ hội cổ truyền trong đời sống tinh thần
làng xã.
1.1.1.Lễ hội cổ truyền một biểu hiện của tín ngưỡng, tơn giáo.
Lễ hội cổ truyền là một biểu hiện của tín ngưỡng, tơn giáo, phản ánh
sinh hoạt văn hóa trong đời sống tinh thần một cộng đồng. Tuy nhiên, khơng
phải tín ngưỡng nào cũng có lễ hội. Các hình thức tín ngưỡng dân gian của
người Việt rất phong phú, bao quát toàn bộ đời sống cá nhân và cộng đồng.
Các nhà nghiên cứu đã phân loại các hình thức tín ngưỡng: Tín ngưỡng thờ
cúng tổ tiên (gia tộc, dịng họ, quốc gia, tơ tem giáo); Tín ngưỡng vịng đời
người (sinh đẻ, cưới xin, tang ma, thờ thần bản mệnh); Tín ngưỡng nghề
nghiệp (Tín ngưỡng nơng nghiệp, thờ tổ nghề…); Tín ngưỡng thờ thần
(Thành hồng làng, thổ công, thổ địa, đạo Mẫu, thờ các anh hùng dân tộc),
trong các hình thức tín ngưỡng trên chỉ có những tín ngưỡng nào được cả
cộng đồng chấp nhận mới có sự hiện diện của lễ hội.
Cũng từ thực tiễn lễ hội cổ truyền dân tộc cho thấy lễ hội là hành vi

thực hành tín ngưỡng tổng hợp, nó bao chứa các hình thức tín ngưỡng dân
gian khác như trong lễ hội tín ngưỡng thờ thần có thể bắt gặp tín ngưỡng vịng
đời người, tín ngưỡng nghề nghiệp, tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên… (như lý do
mở hội nhân ngày sinh, ngày hóa của thánh; vị thánh là tổ nghề, tổ dịng họ có
cơng lập làng…). Tính đại diện, vượt trội, bao quát chung cho hầu hết các
hình thức tín ngưỡng diễn ra trong lễ hội cổ truyền, cịn được bộc lộ qua cách

7


thức kết nối với thần linh như lời khấn, lễ vật dâng cúng, múa hát, nhạc cụ,
những người có phẩm chất đặc biệt được cộng đồng lựa chọn...
Lễ hội cổ truyền bao gồm lễ hội tín ngưỡng và lễ hội tôn giáo (trong
phạm vi luận văn nghiên cứu là Phật giáo). Theo GS Ngơ Đức Thịnh: Sự
phân biệt giữa tín ngưỡng và tơn giáo được căn cứ vào hình thức biểu hiện và
trình độ tổ chức, dù cả hai đều bắt nguồn từ niềm tin vào cái thiêng liêng của
con người. Ơng đưa ra so sánh: “ Tín ngưỡng chưa có hệ thống giáo lý, mà
chỉ mới có các huyền thoại, thần tích, truyền thuyết; Chưa thành hệ thống
thần điện cịn mang tính chất đa thần tản mạn; Cịn có sự hòa nhập nhất định
giữa thế giới thần linh và con người. Chưa mang tính cứu thế; Gắn với cá
nhân và cộng đồng làng xã, chưa thành giáo hội; Nơi thờ cúng và nghi lễ còn
phân tán và chưa thành quy ước chặt chẽ; Mang tính chất dân gian, sinh hoạt
của dân gian, gắn với đời sống nông dân”. Trong khi đó: “Tơn giáo đã có hệ
thống giáo lý, kinh điển thể hiện quan niệm vũ trụ và nhân sinh, truyền thụ
qua học tập ở các tu viện, thánh đường; Thần điện đã hình thành hệ thống
dưới dạng đa thần hay nhất thần giáo; Đã tách biệt thế giới thần linh và con
người, xuất hiện hình thức “cứu thế”; Tổ chức giáo hội, hội đồn khá chặt
chẽ, hình thành hệ thống giáo chức; Nơi thờ cúng riêng, nghi lễ thờ cúng chặt
chẽ (chùa, nhà thờ, thánh đường); Khơng mang tính dân gian, có chăng chỉ là
sự biến dạng theo kiểu dân gian hóa, như Phật giáo dân gian…”(Về tín

ngưỡng tín ngưỡng lễ hội cổ truyền, tr 15).
Sự phân biệt giữa tín ngưỡng và tơn giáo qua hình thức biểu hiện và
trình độ tổ chức cũng chính là cơ sở phân biệt lễ hội dân gian và lễ hội tôn
giáo từ đối tượng thờ, nghi lễ thờ cúng, nơi thờ tự (đình, miếu hoặc chùa).
Tuy nhiên, trong sự phát triển của văn hóa dân tộc, q trình Phật giáo một
tơn giáo lớn đồng hành cùng dân tộc đã hình thành nên Phật giáo dân gian một hình thức tơn giáo được dân gian hóa. Phật giáo dân gian hịa quyện, thực

8


hành các hình thức tín ngưỡng dân gian, tạo nên một dạng thức lễ hội tín
ngưỡng - tơn giáo gắn đạo pháp với dân tộc vì quốc thái dân an. Đặc điểm này
được bộc lộ qua lễ hội Tịch điền Đọi sơn Hà Nam, luận văn sẽ đi sâu phân
tích ở chương sau.
Cấu trúc lễ hội
Lễ hội là một hiện tượng lịch sử - xã hội được hình thành từ lâu đời,
mang trong mình những giá trị văn hóa độc đáo, mang bản sắc cộng đồng,
được tổ chức theo nghi thức trọng thể nhất nhằm tôn vinh những vị nhiên
thần, nhân thần có có cơng với nhân dân, đất nước... Đồng thời lễ hội là dịp
để con người giao tiếp, cố kết cộng đồng thông qua hoạt động vui chơi giải trí
mang nhiều ý nghĩa biểu tượng.
Lễ hội bao gồm 2 phần chính: phần lễ và phần hội chúng có mối liên hệ
chặt chẽ
* Phần lễ:
Theo Hán việt từ điển của Đào Duy Anh thì lễ bao gồm các nghĩa sau:
Chữ Lễ thường đi với những từ sau nhưng không có từ lễ hội: Lễ bái, tế
thần lễ bộ, lễ chế, lễ giáo, lễ mạo, lễ nghi, lễ nhạc lễ phép, lễ phục, lễ sinh, lễ
tân, lễ tiết, lễ tục, lễ văn, lễ vật [3 tr.498]
Chữ Hội thường gắn với: hội ẩm, hội binh, hội diện, hôi họp, hội đồng,
hội ý, hội kiến, hội minh, hội kiến, hội nghị, hội qn, hội trường, hội xã…

Trong đó khơng có từ hội lễ [3, tr388]
Phần lễ là phần gốc dễ chủ đạo, phần hội là phần phát sinh, tích hợp.
Trong lễ có hội, trong hội có lễ. Khơng có lễ thì khơng gọi là lễ hội nữa và gọi
là lễ hội thì lễ vẫn là yếu tố chính. Lễ được hình thành bởi: nhân vật được thờ,
hệ thống di tích nghi lễ, nghi thức thờ cúng như: tế, lễ, rước, xách, hèm,
huyền tích cảnh quang mang tính thiêng. Đồng thời, lễ cũng phản ánh những
nguyện vọng ước mơ chính đáng của con người. Lễ trong hội khơng đơn lẻ
mà có hệ thống liên kết, có trật tự và cùng hỗ trợ nhau.

9


* Phần hội:
Hội được cấu thành bởi những hình thức sinh hoạt vui chơi, không gian
thời gian, cảnh quang, môi trường, tâm lý hội và hành động hội, di tích lịch sử
văn hóa.
Tiếp cận theo hướng tín ngưỡng tơn giáo, nhìn từ lịch sử và đương đại
các sự kiện lễ hội đang diễn ra bao gồm cả truyền thống dân gian và các sáng
tạo mang tính bác học thì có khá nhiều quan niệm về lễ hội. luận văn xin tổng
hợp một số ý kiến về lễ hội như sau:
+ Một là, lễ hội là tổ hợp các yếu tố và hoạt động văn hóa đặc trưng của
cộng đồng, xoay quanh một trục ý nghĩa nào đó, nhằm tơn vinh và quảng bá
những giá trị nhất định.
+ Hai là, lễ hội là hình thức sinh hoạt văn hóa cộng đồng diễn ra trên
một địa bàn dân cư trong thời gian và không gian xác định: nhằm nhắc lại sự
kiện, nhân vật lịch sử hay huyền thoại; đồng thời là dịp thể hiện cách ứng xử
văn hóa, nhân vật lịch sử hay huyền thoại; và cũng là dịp thể hiện ứng xử văn
hóa của con người với thiên nhiên – thần thánh và con người trong xã hội.
+ Ba là, lễ hội là cuộc sống được tái hiện dưới hình thức một trò diễn
được thăng hoa, liên kết và quy tụ lai thành thế giới tâm linh của tư tưởng và

các biểu tượng, vượt trên thế giới hiện thực.
+ Bốn là, lễ hội là cuộc sống được tái hiện dưới hình thức tế lễ và vai
trị diễn, đó là cuộc sống lao động, chiến đấu của cộng đồng cư dân, khi nó
được thăng hoa, liên kết và quy tụ lại thành thế giới tâm linh, tư tưởng của các
biểu hiện vượt lên trên thế giới của phương tiện và điều kiện tất yếu.
Như vậy, lễ hội dù theo ý kiến nào thì đều được hiểu là một sự kiện văn
hóa mang tính cộng đồng, là hệ thống những hành vi nhằm biểu hiện sự tơn
kính của con người với thần linh, phản ánh những ước mơ của con người với
cuộc sống mà bản thân họ chưa có khả năng thực hiện.

10


Hoạt động lễ hội truyền thống là các bước tiến hành các sự việc xảy ra
trong phạm vi thời gian, khơng gian của lễ hội truyền thống theo một chu
trình định sẵn. Trong lễ hội, các lễ nghi tín ngưỡng, các phong tục tập quán,
các thể lệ và hình thức sinh hoạt của một cộng đồng được tái hiện một cách
rất sinh động.
Những hoạt động trong lễ:
+ Hoạt động nghi lễ là một hệ thống các hành vi được đặc cách hóa,
thẩm mỹ hóa đến cao độ, trở thành một thứ ngôn ngữ tượng trưng nhằm
truyền tải những ý niệm của cộng đồng trong giao tiếp với thần linh. Do được
quy tắc hóa và hình thức hóa một cách chặt chẽ nên hoạt động này không
dành cho tất cả mọi người mà có tính đại diện, đại biểu. Hoạt động nghi lễ có
sự tham gia của những động tác, lời nói do cá nhân, nhóm hay tập thể thực
hiện với sự phối hợp của âm thanh, đạo cụ diễn xướng, vũ đạo, ma thuật và
đồ hiến tế. Với tư cách tổ hợp những phương tiện mang ý nghĩa, nó biểu hiện
thái độ quy phục, tôn vinh và dâng hiến đối với thần linh và kèm ngay đó là
xin thần linh ban phát những điều mong muốn cho hạnh phúc đời thường. Sự
cầu xin đóng vai trị mục tiêu của hoạt động nghi lễ. Hệ thống nghi lễ đã trở

thành phong tục và ít thay đổi.
+ Hoạt động bán nghi lễ, là những hoạt động thể hiện theo một cách với
nghi lễ chinh thức mong muốn của cộng đồng mở hội. Có rất nhiều hoạt động
này mà dân gian gọi là trò. Mỗi trò đều biểu hiện dưới dạng vui chơi hay diễn
xướng, thi tài hay thi sức, có thể từ nguồn gốc sâu xa trong truyền thống, văn
hóa tín ngưỡng của cư dân nông nghiệp.
+ Các hoạt động thuần túy giải trí, cũng được xem là hoạt động phục vụ
nhu cầu của lễ hội truyền thống. Nó khơng liên quan tới nhu cầu tâm linh
nhưng lại tạo ra sự phấn khích, thậm chí là mục tiêu cá nhân hay nhóm trẩy
hội. Những trị giải trí thuần túy thường có sẵn trong kho tàng văn hóa của

11


cộng đồng như: trọi gà, bịt mắt bắt dê,… Việc tổ chức những trị này có thể
do phân cơng của cộng đồng, do ngẫu hứng của các cá nhân hay nhóm. Trị
chơi giải trí thuần túy góp phần tạo một cảm giác toàn cảnh về sự đầy đặn,
sầm uất, dư thừa. Như thể nó cũng nói lên niềm ao ước đời thường nhưng sâu
xa của con người về hạnh phúc bình dị trong cuộc sống.
+ Hoạt động dịch vụ, được hiểu như là hoạt động mua bán trong dịp lễ
hội. Trước đây thường là đồng quà, tấm bánh, sản vật đồng q, trị chơi có
thưởng.
Ngày nay tại nhiều lễ hội cổ truyền, hoạt động dịch vụ được coi là mục
tiêu khi phát triển thành lễ hội – du lịch. Hoạt động này ngày càng trở nên đa
dạng, đáp ứng đủ nhu cầu của du khách, thậm chí cịn làm cho không gian lễ
hội biến đổi về quy mô, màu sắc. Tuy nhiên nó cũng có thể làm biến dạng cả
khơng gian của lễ hội dân gian truyền thống, hoạt động này có thể nẩy sinh
nhiều bất cập
Như vậy có thể hiểu: Lễ hội là một sự kiện văn hóa được tổ chức mang
tính cộng đồng. Lễ hội là hoạt động tập thể và thường có liên quan đến tín

ngưỡng, tơn giáo. Con người xưa kia rất tin vào trời đất, thần linh. Các lễ hội
cổ truyền phản ánh hiện tượng đó. Tơn giáo rất có ảnh hưởng tới lễ hội. Tôn
giáo thông qua lễ hội để phô trương thanh thế, lễ hội nhờ có tơn giáo để thần
linh hóa những thứ trần tục. Nhưng trải qua thời gian, trong nhiều lễ hội, tính
tơn giáo dần giảm bớt và chỉ cịn mang nặng tính văn hóa. Lễ hội ở Việt Nam
bao giờ cũng hướng tới đối tượng thiêng liêng cần suy tơn là nhân thần hay
nhiên thần. Đó chính là hình ảnh hội tụ những phẩm chất cao đẹp nhất của
con người. Giúp con người nhớ về nguồn cội, hướng thiện và nhằm tạo dựng
một cuộc sống tốt lành, yên vui.

12


1.1.2.Vai trò của lễ hội cổ truyền trong đời sống tinh thần của làng
xã Việt nam.
Như trên đã phân tích lễ hội cổ truyền là một biểu hiện của tín ngưỡng,
tơn giáo, phản ánh sinh hoạt văn hóa trong đời sống tinh thần một cộng đồng.
Do đó, trong mục này luận văn làm rõ hơn vai trò của lễ hội cổ truyền trong
đời sống tinh thần của làng xã Việt nam. Trên cơ sở đó, nghiên cứu vai trị
của lễ hội Tịch điền Đọi sơn đối với đời sống tinh thần của người dân hiện
nay ở chương sau.
Theo từ điển Wikipedia: “Làng là một đơn vị cư trú và một hình thức tổ
chức xã hội quan trọng của nơng thơn Việt Nam. Suốt nhiều thế kỷ, làng là
đơn vị tụ cư cổ truyền lâu đời ở nông thôn người Việt”.
Phân tích sâu hơn về cấu trúc vật chất và tinh thần của làng xã ở việt
Nam, PGS.TS. Lê Thị Lan trong bài viết “Tư tưởng làng xã ở Việt Nam” cho
rằng: “Làng xã Việt Nam là khuôn khổ vật chất của văn hóa làng xã, được
hình thành từ rất lâu đời. Văn hóa làng xã và làng xã về mặt địa giới là hai
phương diện vật chất và tinh thần của một thực thể làng. Mỗi làng quê Việt
Nam đều có định dạng về mặt vật thể như địa vực, các kết cấu tiêu biểu, dân

cư, cách thức sinh sống và tổ chức quản lý làng... Trên cơ sở những thiết chế
vật chất làng xã cơ bản như vậy, một khn khổ văn hóa làng xã được hình
thành với những nét đặc trưng cơ bản về mặt tơn giáo, tín ngưỡng, về hệ giá
trị, về lối sống và phương thức sống chung, về sinh hoạt văn hóa, nghệ
thuật... các nhà nghiên cứu văn hóa đã xác quyết vai trị hạt nhân của văn hóa
làng làm nên bản sắc của văn hóa Việt Nam.”(Cập nhật 09:05 ngày
13/09/2018 Nguồn: Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam (số 3 - 2015))
Như vậy, trong mối quan hệ biện chứng giữa cái vỏ vật chất xác định
địa giới của làng và văn hóa làng, tín ngưỡng tơn giáo là một thành tố văn hóa
làng có tính đại diện, trở thành biểu tượng cho văn hóa làng từ cả hai phương

13


diện văn hóa vật chất/ vật thể qua cơ sở thờ tự như đình, chùa, miếu, nhà
thờ…và văn hóa tinh thần /phi vật thể qua các sinh hoạt tín ngưỡng tơn giáo
mà nổi trội là lễ hội làng.
Lễ hội có vai trò quan trọng trong đời sống tinh thần của làng. Nhận
diện lễ hội cổ truyền các nhà nhiên cứu đã đi đến sự thống nhất ở những nhận
định về vai trị của lễ hội trong đời sống văn hóa làng và trong đời sống văn
hóa dân tộc nói chung như sau:
Lễ hội là một trong những “hoạt động văn hoá cao”, “hoạt động văn
hoá nổi trội” trong đời sống con người. Hoạt động lễ hội là hoạt động của
cộng đồng hướng tới “xử lý” các mối quan hệ của chính cộng đồng đó. Hoạt
động này diễn ra với những hình thức và cấp độ khác nhau, nhằm thoả mãn và
phục vụ lợi ích đa dạng trước mắt và lâu dài của các tầng lớp người; thoả mãn
những nhu cầu của các cá nhân và tập thể trong môi trường mà họ sinh sống.
Môi trường của lễ hội truyền thống Việt Nam về cơ bản chính là nơng
thơn, làng xã Việt Nam. Lễ hội là môi trường thuận lợi mà ở đó các yếu tố
văn hố truyền thống được bảo tồn và phát triển. Những yếu tố văn hoá truyền

thống đó khơng ngừng được bổ sung, hồn thiện, vận hành cùng tiến trình
phát triển lịch sử của mỗi địa phương trong lịch sử chung của đất nước. Nó
chính là hệ quả của cả q trình lịch sử của khơng chỉ một cộng đồng người.
Đây chính là tinh hoa được đúc rút, kiểm chứng và hoàn thiện trong dọc dài
lịch sử của bất cứ một cộng đồng cư dân nào. Lễ hội có sức lơi cuốn, hấp dẫn
và trở thành nhu cầu, khát vọng của người dân cần được đáp ứng và thoả
nguyện qua mọi thời đại. Bản chất của lễ hội là sự tổng hợp và khái quát cao
đời sống vật chất, tinh thần của người dân trong xã hội ở từng giai đoạn của
lịch sử.
Lễ hội cổ truyền là những mốc đánh dấu chu trình đời sống sản xuất và
đời sống xã hội của mỗi cộng đồng người, mà một khi cái mốc mang tính lễ

14


nghi đó chưa được thực hiện thì các q trình sản xuất và q trình xã hội đó
sẽ bị đình trệ, sự sinh tồn và các quan hệ xã hội sẽ bị phá vỡ. Ví dụ, nếu người
Việt và người Tày chưa thực hiện nghi lễ “Hạ điền”, “Lồng tồng” thì việc
gieo hạt đầu mùa sẽ khơng thể thực hiện, đứa trẻ sinh ra nếu chưa được thực
thi nghi lễ “thổi tai”, đặt tên thì nó chưa thể trở thành con người, một chàng
trai đến tuổi trưởng thành mà chưa trải qua nghi lễ thành đinh, cấp sắc thì
chưa thể trở thành một thành viên thực sự của cộng đồng, một đôi nam nữ
thanh niên chưa làm lễ tơ hồng, lễ trình gia tiên thì khơng thể trở thành vợ
chồng, một người chết nếu chưa được thày Tào của người Tày chưa đến thực
hiện nghi lễ gọi hồn đưa hồn thì nghi lễ mai táng sẽ khơng được thực thi. Do
vậy, một nghi lễ, lễ hội bao giờ cũng mang tính chuyển tiếp của một chu trình
sản xuất vật chất hay xã hội nhất định.
Người ta có thể phân loại lễ hội cổ truyền theo thời gian các mùa trong
năm, trong đó quan trọng nhất là mùa xuân, mùa thu (xuân thu nhị kỳ), phân
chia theo phạm vi lớn nhỏ: Lễ hội làng, lễ hội vùng, lễ hội quốc gia. Phân loại

theo tính chất của lễ hội: Lễ hội nghề nghiệp (nông, ngư, nghề buôn…), lễ hội
tôn vinh anh hùng dân tộc, người có cơng với q hương, đất nước. Tuy
nhiên, lễ hội cổ truyền ở Việt Nam theo cách phân loại nào thì cũng ln gắn
với các tơn giáo tín ngưỡng cụ thể được gọi chung là lễ hội Phật giáo hoặc lễ
hội Tín ngưỡng dân gian…
Trong số hơn 7000 lễ hội cổ truyền của nước ta, xét về nguồn cội đều là
lễ hội nông nghiệp, quy mô ban đầu là hội làng. Tuy nhiên, trong tiến trình
lịch sử, các lễ hội nông nghiệp này dần biến đổi, làm phong phú hơn bằng
những nội dung lịch sử (nhất là lịch sử chống ngoại xâm), nội dung xã hội
(nhất là các quan hệ cộng đồng), nội dung văn hóa tạo nên diện mạo vô cùng
phong phú và đa dạng như ngày nay.

15


So với các loại lễ hội khác, lễ hội cổ truyền mang 3 đặc trưng cơ
bản sau:
+ Lễ hội cổ truyền gắn với đời sống tâm linh, tơn giáo tín ngưỡng, nó
mang tính thiêng, do vậy nó thuộc thế giới thần linh, thiêng liêng, đối lập với
đời sống trần gian, trần tục. Có nhiều sinh hoạt, trình diễn trong lễ hội nhìn bề
ngồi là trần tục, như các trị vui chơi giải trí, thi tài, các diễn xướng mang
tính phồn thực, nên nó mang tính “tục”, nhưng lại là cái trần tục mang tính
phong tục, nên nó vẫn thuộc về cái thiêng, như tơn sùng sinh thực khí mà hội
Trị Trám (Phú Thọ) là điển hình.
Tính tâm linh và linh thiêng của lễ hội quy định “ngôn ngữ” của lễ hội
là ngơn ngữ biểu tượng, tính thăng hoa, vượt lên thế giới hiện thực, trần tục
của đời sống thường ngày. Ví dụ, diễn xướng ba trận đánh giặc Ân trong Hội
Gióng, diễn xướng cờ lau tập trận trong lễ hội Hoa Lư, diễn xướng rước Chúa
gái (Mỵ Nương) trong Hội Tản Viên… Chính các diễn xướng mang tính biểu
tượng này tạo nên khơng khí linh thiêng, hứng khởi và thăng hoa của lễ hội.

+ Lễ hội cổ truyền thống là một sinh hoạt văn hóa mang tính hệ thống
tính phức hợp, một hiện tượng văn hóa dân gian tổng thể, bao gồm gần như
tất cả các phương diện khác nhau của đời sống xã hội của con người: sinh
hoạt tín ngưỡng, nghi lễ, phong tục, giao tiếp và gắn kết xã hội, các sinh hoạt
diễn xướng dân gian (hát, múa, trò chơi, sân khấu…), các cuộc thi tài, vui
chơi, giải trí, ẩm thực, mua bán… Khơng có một sinh hoạt văn hóa truyền
thống nào của nước ta lại có thể sánh được với lễ hội cổ truyền, trong đó chứa
đựng đặc tính vừa đa dạng vừa nguyên hợp này.
+ Chủ thể của lễ hội cổ truyền là cộng đồng, đó là cộng đồng làng,
cộng đồng nghề nghiệp, cộng đồng tôn giáo tín ngưỡng, cộng đồng thị dân và
lớn hơn cả là cộng đồng quốc gia dân tộc. Nói cách khác khơng có lễ hội nào
lại khơng thuộc về một dạng cộng đồng, của một cộng đồng nhất định. Cộng

16


đồng chính là chủ thể sáng tạo, hoạt động và hưởng thụ các giá trị văn hóa
của lễ hội.
Ba đặc trưng trên nó quy định tính chất, sắc thái văn hóa, cách thức tổ
chức, thái độ và hành vi, tình cảm của những người tham gia lễ hội, phân biệt
với các loại hình lễ hội khác như lễ hội sự kiện, các loại Festival...
Lễ hội cũng như bất cứ một hiện tượng văn hóa, xã hội nào cũng đều
chịu sự tác động bối cảnh kinh tế - xã hội đương thời và nó cũng phải tự thích
ứng biến đổi theo. Tuy nhiên, với loại hình lễ hội truyền thống thì ba đặc
trưng nêu trên là thuộc về bản chất, là yếu tố bất biến, là hằng số, chỉ có
những biểu hiện của ba đặc tính trên là có thể biến đổi, là khả biến để phù hợp
với từng bối cảnh xã hội. Khẳng định điều này có ý nghĩa lý luận và thực tiễn
đối với việc phục hồi, bảo tồn và phát huy lễ hội trong xã hội hiện nay. Việc
phục dựng, làm mất đi các đặc trưng trên của lễ hội cổ truyền thực chất là làm
biến dạng và phá hoại các lễ hội đó.

Như vậy, lễ hội truyền thống là hiện tượng lịch sử, hiện tượng văn hóa
có mặt ở Việt Nam từ lâu đời và có vai trị khơng nhỏ trong đời sống xã hội.
Những năm gần đây, trong bối cảnh cơng nghiệp hố, hiện đại hố, hội nhập
quốc tế của nước ta, văn hóa truyền thống nói chung, trong đó có lễ hội truyền
thống đã được phục hồi và phát huy, làm phong phú hơn đời sống văn hóa của
Việt Nam. Tuy nhiên, bên cạnh những mặt tích cực, tốt đẹp trong phục hồi và
phát huy lễ hội cổ truyền trong đời sống xã hội đương đại, thì cũng khơng ít
các vấn đề nảy sinh khiến xã hội cần phải nhìn nhận lại và tìm cách khắc phục
để những mặt tinh hoa của lễ hội cổ truyền được đẩy mạnh và phát huy, khắc
phục dần các hạn chế, tiêu cực. Và bao giờ cũng thế, mọi hành động của con
người đều bắt đầu từ nhận thức, chỉ khi chúng ta có nhận thức đúng về lễ hội
cổ truyền thì việc phục hồi và phát huy nó trong đời sống xã hội đương đại
mới mang lại hiệu quả mong muốn.

17


Hiện tại ở nước ta có nhiều loại lễ hội, bên cạnh lễ hội cổ truyền cịn có
Lễ hội mới, (lễ hội hiện đại, gắn với các sự kiện lịch sử hiện đại, cách mạng),
lễ hội sự kiện (gắn với du lịch quảng bá du lịch, Lễ hội nhân kỷ niệm những
năm chẵn thành lập thành phố, tỉnh, huyện)…, trong đó lễ hội cổ truyền có số
lượng nhiều nhất (khoảng trên 7000 lễ hội trong tổng số gần 9000 lễ hội),
phạm vi phân bố rộng (cả nông thôn, đô thị, vùng núi các dân tộc), có lịch sử
lâu đời nhất.
1.1.3 Sơ lược về “Lễ hội Tịch Điền”
Hạ điền hay tịch điền đều chỉ lễ cày ruộng đầu năm nói chung nhưng
tùy cách tiến hành lễ mà có tên gọi khác nhau.
Theo Hán - Việt Từ điển của Đào Duy Anh, Hạ điền là “lễ cúng Thần
Nông ngày đầu năm để bắt đầu công việc nhà nông” - dân gian thường gọi là
lễ Xuống đồng, lễ Ra đồng (do chữ Hạ điền nghĩa là xuống ruộng); Tịch điền

là “ ruộng của vua tự mình ra cày” (Tịch nghĩa là giẫm, xéo) [3, tr 54]
Và như thế, lễ cày - đường cày đầu tiên diễn ra ở nhiều nơi gọi là Hạ
điền; nếu diễn ra ở ruộng do chính nhà vua đích thân xuống cày để làm
gương và lấy may đầu năm cho dân chúng thì gọi là Tịch điền. Cánh đồng
dưới chân núi Đọi (xã Đọi Sơn) thuộc trường hợp thứ hai. Đây chính là nơi,
Vua Lê Đại Hành đích thân xuống ruộng cày và khai sinh ra lễ Tịch điền đầu
tiên ở nước ta.
Lễ Tịch điền thường được tổ chức vào mùa xuân. Bộ Khâm định Đại
Nam Hội điển sự lệ gồm 262 quyển có quyển số 81 dành viết riêng về cày
ruộng Tịch điền gồm có các chương: Điền lệ cày ruộng Tịch điền, công việc
cày ruộng Tịch điền, lời chúc cho lúa tốt…
Theo Việt Sử lược - cuốn sử có niên đại sớm nhất của nước ta, năm
Đinh Hợi, niên hiệu Thiên Trù năm thứ 7 (987), Vua Lê Đại Hành cày ruộng
Tịch điền ở Đọi Sơn, được một lọ vàng, cày ở núi Bà Hối được một lọ nữa,

18


vua đặt tên đất đó là ruộng Kim Ngân” [ 80, tr.57]. Đại Việt sử ký Tồn thư
do Ngơ Sĩ Liên biên soạn vào thế kỷ XV chép về sự kiện này cụ thể hơn :
“Đinh Hợi, năm thứ 8 (niên hiệu Thiên Phúc) năm 987, mùa xuân vua cày
ruộng ở núi Đọi, được một chĩnh nhỏ vàng, lại cày ở núi Bàn Hải được một
chĩnh bạc, vì thế đặt tên là ruộng Kim Ngân” [44 tr.229]. Đại Nam nhất thống
chí – bộ quốc chí của nhà Nguyễn chỉ ghi nhận Lê Đại Hành cày tịch điền ở
núi Long Đọi bắt được một lọ vàng cốm nên được gọi là Kim Điền, chứ
khơng nói đến cày ở núi Bà Hối hay Bàn Hải [44, tr.310].
Như vậy các cuốn sử cũ đều ghi chép Lê Đại Hành là ông vua đầu tiên
dưới chế độ phong kiến Việt Nam tiến hành lễ cày Tịch điền nhằm mục đích
khuyến khích sản xuất nơng nghiệp. Từ đó, hàng năm vào đầu xn nhà vua
đích thân ra đồng cày ruộng, cầu được mùa và các triều đại sau đó đều duy trì

nghi lễ cày Tịch điền với các hình thức khác nhau.
Mục đích của lễ hội Tịch Điền chính là một lễ hội nhằm cầu cho quốc
thái dân an, mùa màng bội thu, đồng thời tuyên truyền, giáo dục các tầng lớp
nhân dân, đặc biệt là thế hệ trẻ, lịng biết ơn tiền nhân, tích cực phát triển sản
xuất nông nghiệp.
Nghi lễ Tịch Điền được miêu tả chi tiết, sâu sắc nhất trong các thư tịch
lịch sử của triều Nguyễn. Đại Nam thực lục chính biên có ghi: “Vua tay phải
cầm cày, tay trái cầm roi, kỳ lão và nông phu đều hai người dắt trâu, thị vệ hai
người đỡ cày. Ca sinh hát bài “Hoa từ”, nhạc sinh múa cờ màu; nhã nhạc cử
nhạc. Phủ Thừa Thiên bưng thùng lúa đi theo. Hoàng tử cùng quan bộ Hộ đều
cử một người theo sau vãi lúa. Vua cày ba đường đi ba đường lại xong, ngự
lên đài Quan canh. Các quan ở dưới đài chia hai bên đứng hầu. Các hồng tử,
và thần cơng theo cày, đều đội mũ vàng mặc áo đỏ, cầm cày cầm roi cày năm
đường đi năm đường lại, kế đến văn võ đại thần chín người, văn đội mũ văn
cơng, võ đội mũ hở đầu, đều mặc áo lam, cùng cầm cày cầm roi cày chín

19


đường đi chín đường lại. Đều dùng thuộc lại kinh huyện đi theo sau bưng
thùng lúa vãi lúa. Lễ xong, vua ngự điện cụ phục, thay mặc long bào rộng tay,
lên kiệu. Đại nhạc, nhã nhạc đều nổi. Các quan lại ở trong cửa phường quỳ
tống”. [44, tr21]
Sử cũ ghi lại, sau lễ Tịch điền đầu tiên vào năm 988, năm sau - năm
988 Lê Đại Hành cùng văn võ bá quan cày ruộng ở Đọi Sơn, ở Bàn Hải bắt
được chum bạc; vì thế những thửa ruộng này được gọi là Kim Ngân điền.
Thời Lý, lễ Tịch điền được tổ chức long trọng hơn và là một trong
những ngày hội chính của đất nước; các ơng vua nhiều lần đích thân xuống
khởi cày Tịch điền. Đầu tiên là Vua Lý Thái Tông. Đã hai lần đi cày ruộng
Tịch điền :

+ Lần một, tháng Tư, năm Nhâm Thân, niên hiệu Thiên Thành thứ năm
(năm 1032), Vua ngự đến Tín Hương ở Đỗ Động Giang, cày ruộng Tịch điền.
Xuống chiếu đổi ruộng ấy làm ruộng Ứng Thiên [36 tr.287 - 288].
+ Tháng Hai, năm Thông Thụy thứ năm (Mậu Dần, 1038), Vua cày
ruộng ở Bố Hải, sai quan lại chọn đất xây đàn cúng tế. Vua làm lễ tế Thần
Nông cầu cho được mùa lúa tốt, không bị thiên tai làm hư hại, rồi tự cầm cày
cày ruộng. Các quan tả hữu có người can rằng : “Đó là việc của nơng phu, bệ
hạ cần gì làm thế” ? Vua nói : “Trẫm khơng tự cày thì lấy gì làm xơi cúng, lấy
gì cho thiên hạ noi theo ?”. Nói xong vua đẩy cày 3 lần rồi thôi. Sử gia Ngô Sĩ
Liên đã bàn về sự kiện này : “Lý Thái Tơng khơi phục lễ cổ, tự mình cày
ruộng Tịch điền để nêu gương cho thiên hạ, trên thì để cúng tơn miếu, dưới
thì để ni mn dân, cơng hiệu trị nước dẫn đến của giàu dân đông, nên thay
!” [44, tr. 294].
Không chỉ cày Tịch điền, vào tháng Tư năm Canh Ngọ (năm 1030),
Vua ngự ra ruộng ở xứ Ô Lộ (nay chưa rõ ở đâu) xem nhân dân gặt, nhân đó
đổi tên ruộng ấy là Vĩnh Hưng [36 tr. 287].

20


Đến đời Trần, do bận việc giữ nước chống ngoại bang nên lễ cày Tịch
điền khơng duy trì theo lệ của triều Lý, nhà vua không thân hành ra làm lễ
Tịch diền, mà sai quan lại đắp đàn Xã tắc để cúng tế.
Thời Lê Sơ, các vua vẫn chú trọng nghi lễ cày tịch điền và khác với
thời Lý - Trần, các ông vua thường phải ra các địa phương cách Thăng Long
rất xa để cày tịch điền thì thời Lê, nghi lễ này được tổ chức ngay sát Kinh
thành. Tại xã Hồng Mai, huyện Thanh Đàm (nay là phường Bạch Mai, quận
Hai Bà Trưng), vào mùa Đông năm Giáp Thìn niên hiệu Hồng Đức (năm
1484) đã xây dựng một khu để mỗi năm nhà vua cùng triều thần đến tế Thần
Nơng, sau đó cày Tịch điền. Khu Tịch điền này gồm ba bộ phận:

- Hành điện (điện vua ở) gồm 5 gian 2 chái và một dãy 3 gian nhà bếp.
- Đài Quan canh (để vua xem việc cày ruộng) ở giữa, cao 5 thước, rộng
36 thước;
- Đàn Tiên nông cao 7 thước, rộng 36 thước. Bốn mặt của khu tịch điền
đều đắp tường đất, có cửa để đi ngựa vào
- Hằng năm vào tháng trọng xuân, vua và các quan ra cúng tế Thần
Nông và làm lễ Tịch điền. Nhà vua đích thân cầm cày cày ruộng. Thời Lê Trịnh, chúa Trịnh ra tế thay vua rồi sai quan cày ruộng.
Đến triều Nguyễn, lễ Tịch điền được quy định cụ thể, tổ chức quy mô
hơn. Minh Mạng được mệnh danh là vị hồng đế của nhà nơng. Năm Minh
Mạng thứ 9, dự lễ Tịch điền, sau khi đích thân cày 3 đường, nhà vua xúc động
nói rằng: “Việc cày cấy khó khăn hơn các nghề khác sao…Nên giáng ân chỉ
trù chọn năm Minh Mạng thứ 10 trừ bớt 3 phần 10 thuế lúa má…”. Rồi Vua
xuống Chiếu dụ : “…Từ khi Trẫm lên ngôi, luôn luôn nghĩ đến an dân, nên
quan tâm đến việc chính này (cày ruộng Tịch điền)…Vua định ngày lễ Tịch
điền tháng Hai…Và phải xây tại ruộng Tịch điền các dinh thự Quan Canh
(nhìn cày), Cụ Phục (mặc áo), đàn Tiên Nông, kho lúa dự trữ để cúng thờ

21


(thần Thương)…”. Giống lúa cấy trên ruộng Tịch điền được chọn để cho loại
gạo ngon dùng vào việc tế lễ, đặc biệt là tế Thần Nông và Thần Xã Tắc.
Rồi Vua đề thơ rằng :
Ta cày ba đường thì chưa thấy mệt
Quan cày chín đường thì mồ hơi đầm đìa
Mới biết người nông phu nhọc nhằn thế nào khi cày hàng
ngàn mẫu.
Minh Mạng đã ban dụ chỉnh đốn lại các nghi lễ cổ truyền. Lễ Tịch
điền được giao cho bộ Lễ phụ trách. Ruộng Tịch điền gồm 12 mẫu
(60.000m2), nằm ở trong Kinh thành, ở bờ bắc Ngự Hà. Ở đây có đàn Thần

Nơng, có đài Quan Canh - để nhà vua ngự xem cày, có hệ thống nhà làm việc,
nhà kho. Trước lễ Tịch điền quan Phủ doãn Thừa Thiên chịu trách nhiệm
chuẩn bị đầy đủ cày, bừa, thóc giống và lễ vật. Trước đó vài ngày, các quan
mời vua ra tập cày trước. Sáng sớm ngày hành lễ, đám rước vua đi hành lễ
đầy đủ nghi thức của hồng đế xuất cung. Phường bát âm ln cử khúc
nghinh xuân, tiếp giá. Mở đầu lễ Tịch điền là nghi thức quán tẩy (rửa tay).
Tiếp theo là nghi thức hiến tửu (dâng rượu). Lễ tất, nhạc nổi lên. Quan bộ Lễ
dẫn vua sang nhà Cụ Phục thay áo, đổi khăn, rồi ra ruộng cày.
Vua cày xong ba luống thì trao cày cho quan Phủ doãn và quan thượng
thư bộ Hộ. Sau đó nhà vua ngự đến đài Quan Canh chứng kiến các quan chức
hoàng thân cày tiếp. Các hoàng thân, hoàng tử cày mười luống, quan văn võ
đại thần gồm chình người cày 18 luống. Phần cịn lại dành cho các chức sắc,
bô lão sở tại. Mọi người cày xong, vua lên kiệu về cung ban yến cho các
quan. Mùa lúa chín, quan Phủ dỗn Thừa Thiên trơng coi việc gặt hái cùng
với một quan thuộc bộ Hộ. Lúa gặt về được lựa giống để gieo vào lễ Tịch
điền mùa sau. Số còn lại được sử dụng cho tế lễ trong Đại Nội, tế giao, tế thần
linh và lăng miếu. Ý nghĩa của lễ hội Tịch điền được vua Thiêụ Trị thể hiện

22


×